Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 90 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: GÓP NHẶT LÁ RỪNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 61 of 86: Đă gửi: 26 December 2010 lúc 10:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   16. ĐỂ LÀM CHI ?


   Giang nguyệt chiếu,
     Tùng phong suy
   Vĩnh dạ thanh tiêu
       Hà sở vi

   (Trên sông trăng chiếu
   Lao xao gió thổi cụm tùng
     Đêm trường tịch mịch
        Để làm chi?)

                   HUYỀN GIÁC





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 62 of 86: Đă gửi: 01 January 2011 lúc 7:28am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   LỜI BÀN

   "Để làm chi?" Ấy là câu hỏi về Mục Đích vậy. Và hỏi về mục đích là một nếp nghĩ tự bao giờ đă hằng có trong tâm trí loài người. Mục đích chi phối đời sống con người đến độ mọi hành vi đều được giải thích bằng "mục đích" của nó. Mọi hành vi phải giải thích được, tức là phải trả lời cho thông câu hỏi: để làm chi ?

   MỤC ĐÍCH cuối cùng được gọi là CỨU CÁNH. Cái "cứu cánh" đó khi được giải thích cho "thông" th́ có quyền được vận dụng mọi PHƯƠNG TIỆN được thấy là ÁC! Do đó mà đă có câu: " CỨU CÁNH BIỆN MINH CHO PHƯƠNG TIỆN". Lợi hại vậy thay!

   Trở lại với cuộc sống thực tiễn, trong việc giáo dục đào tạo con người th́ vấn đề xác định MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO hẳn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đó là vấn đề: HỌC ĐỂ LÀM G̀? Mở rộng ra đến tầm vóc một kiếp nhân sinh th́ là vấn đề: SỐNG ĐẨ LÀM CHI? Xem tiểu sử những bậc anh hùng hào kiệt th́ được biết rằng những vị ấy "SỐNG MỘT L̉NG V̀ NƯỚC, V̀ DÂN". Cao cả vậy thay! Tuy vậy, tự hỏi: Biết đâu chiếc áo ấy quá rộng cho đại đa số nhân dân? Và biết đâu cuộc sống c̣n có cái ǵ khác hơn nữa, bao la hơn nữa, thông thoáng hơn nữa?







__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 63 of 86: Đă gửi: 02 January 2011 lúc 1:12am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Trong khi hoài nghi như vậy, ta bắt gặp cái nghi của đại sư Huyền Giác (Trung Quốc, 655-713). Một đêm trường tịch mịch, cụm tùng gió thổi phất phơ, và trên sông lấp lánh ánh trăng soi...! Trước cảnh tượng đó trong tuệ giác của đại sư bỗng bật lên câu hỏi, thật đột ngột: ..."Để làm chi"? Những cảnh tượng bày ra, tuyệt vời là thế, ấy là "để làm chi" ?

   Câu hỏi đột ngột, mà cũng phi thường. Bởi v́ nó giống như thể là một thứ ánh sáng mới, mở toang cái khuôn khổ của một nếp cũ tư duy. Dưới h́nh thức là một câu hỏi, nhưng thực chất đó là một CÁI THẤY - THẤY rằng: ...ĐÂU CÓ ĐỂ LÀM CHI! Hóa ra là:

   Trăng chiếu là tự nhiên mà chiếu;
   Gió thổi là tự nhiên mà thổi;
   Đêm dài là tự nhiên mà dài!
   Đâu có để làm chi!

   Mà đâu chỉ có trăng, với gió, với đêm...! Ḱa là non xa xa, với nước xa xa. Và xa, thật xa hơn nữa là những dăy thiên hà mênh mông! Hỏi là "để làm chi" ư? NÀO ĐÂU CÓ ĐỂ LÀM CHI! Những thứ ấy đă vượt ra xa khỏi những khuôn khổ tư duy tù túng của con người!





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 64 of 86: Đă gửi: 04 January 2011 lúc 4:27am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Cái nói là " vượt ra khỏi những khuôn khổ tư duy tù túng của con người " đó không có nghĩa là không liên hệ với thân tâm con người. Con người đâu có thể ở bên ngoài vũ trụ ! V́ vậy mà có liên hệ với cái vũ trụ chứa đựng vô số những dăy thiên hà mênh mông !

   Nói như thế có phải là nói năng theo kiểu văn chương, theo đà tưởng tượng? Không phải thế ! Đó là tri kiến khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại cho biết rằng dưới dạng SÓNG, mỗi nguyên tử trong mỗi người và vật trên hành tinh nầy vươn xa đến toàn vũ trụ. Ngược lại th́ SÓNG của mỗi nguyên tử từ các thiên hà xa xăm cách đây hàng tỉ năm ánh sáng đă và đang lan truyền đến mỗi người chúng ta, mỗi vật thể, mỗi hạt cát trên hành tinh nầy.

   Cuộc sống là như vậy! CUỘC SỐNG VỐN MÊNH MÔNG! Đứng trước cuộc sống đó ta không chỉ có cái "TÂM TÍNH TOÁN" để khám phá, để t́m hiểu, theo sự đ̣i hỏi của lư trí.

   Cái tâm tính toán chỉ với tới những thứ hữu hạn. Ngoài cái tâm tính toán đó ta c̣n có cái "TÂM THIỀN ĐỊNH". Tâm thiền định có khả năng cảm nhận và chiêm ngắm cái vô hạn. Cái vô hạn đó là cái huyền nhiệm ẩn vi. Cũng là cái diệu kỳ! Đứng trước cái diệu kỳ đó, tâm không hỏi: ĐỂ LÀM CHI ?





   

__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 65 of 86: Đă gửi: 04 January 2011 lúc 2:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   17. ĐƠN GIẢN LÀ PHẬT


     Suốt đời tôi đă cố gắng
   để trở thành giống Chúa Ki-tô.
   Nhưng bây giờ th́ tôi ngộ ra:
     cứ đơn giản là Chúa Ki-tô.


   LỜI BÀN

   Đó là lời của một tu sĩ Ki-tô giáo. Và hiển nhiên ông là một bậc lăo thành. Duy có điều nầy hẳn nhiều người muốn biết: Do cơ duyên nào mà ông đă chuyển sang một bước ngoặt phi thường như vậy? Đáp: ấy là sau khi ông tham dự một khóa Thiền. Ông không tham gia khóa Thiền để theo Thiền đạo. Ông tham gia khóa Thiền là để hiểu rơ thêm về đạo của ḿnh. Và trong thực tế th́ đó quả là một duyên may: ông đă "ngộ"! Ông NGỘ ra rằng cố gắng để trở thành Chúa Ki-tô là con đường đi không đến. Con đường có thể đi và đến là: cứ đơn giản là Chúa Ki-tô, ngay ở đây và bây giờ!

   Hành trạng của vị tu sĩ kia dễ khiến nhớ lại mục đích tu hành của nhiều tu sĩ Phật đạo: tu để thành Phật! Một suy nghĩ như vậy là đúng, hay không đúng? Thiền sư Bankei (Nhật Bản, 1622-1693) đă có câu trả lời chắc nịch:

   THAY V̀ CỐ GẮNG ĐỂ THÀNH PHẬT, HĂY ĐƠN GIẢN LÀ PHẬT!




   

__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 66 of 86: Đă gửi: 05 January 2011 lúc 7:34am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Câu nói của Thiền sư nghe ra có vẻ mới. Tuy vậy nó không mới. Nó đơn giản là một điểm cơ bản trong tri kiến Phật học. Tri kiến đó phát biểu: MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH. Thiền sư Bankei gọi Phật tánh đó là BẤT SINH, hoặc TÂM BẤT SINH, hoặc là TÂM PHẬT BẤT SINH. "Bất Sinh", có nghĩa là tự nhiên có, không hề do ai tạo tác. Dù vậy, cái Bất Sinh ấy vốn tiềm ẩn, ví như một mầm ngủ ở cỏ cây. V́ vậy mà cũng được gọi là "Chủng Tử Phật".

   Vấn đề là làm sao để thức động cái "MẦM NGỦ" đó. Trong quá tŕnh phát triển đạo Phật đă thấy ra nhiều phương pháp khác nhau, cũng tức là nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn như là con đường Tịnh Độ và con đường Thiền.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 67 of 86: Đă gửi: 05 January 2011 lúc 6:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Tri kiến của Thiền sư Bankei chỉ ra một Thiền pháp thật đơn giản, thật trực tiếp, và có tính tức thời. Làm thế nào? Thiền sư đáp: AN TRÚ TRONG BẤT SINH. Nói là "an trú", nhưng không hề là trầm hư hay tịch mịch. Trái lại, đó là một Thiền pháp thật sống động. Thiền sư nói, đại lược:

   Một hành giả an trú trong Bất Sinh khi đi ngủ th́ đi ngủ với Bất Sinh, khi tỉnh giấc th́ tỉnh giấc với Bất Sinh; khi đi th́ đi với Bất Sinh, khi đứng th́ đứng với Bất Sinh, ...

   Theo cách đó th́ người ấy làm ǵ cũng giống như Phật làm. Nói cách khác th́ những việc đó chính là những thị hiện diệu dụng của Tâm Phật Bất Sinh. Nói một cách khác nữa th́ hành giả kia chính là một vị Phật sống.

   Ở đây một vấn đề liền được đặt ra: ta phải biết "Bất Sinh" là thế nào rồi mới có thể đi, hoặc đứng với Bất Sinh, phải không ?





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 68 of 86: Đă gửi: 13 January 2011 lúc 8:58am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Vấn đề đặt ra như vậy thật hợp lư! Tuy vậy, "hợp lư" th́ chẳng qua là một đặc điểm của tư tưởng. Mà tư tưởng th́ chỉ có thể "nắm bắt" được cái h́nh ảnh phóng chiếu của sự vật qua lăng kính của tâm trí. Nói một cách cụ thể th́ ở đây tư tưởng không giúp tiếp cận sự thật. Ở đây tư tưởng đang lăm le chiếm chỗ của BẤT SINH để rồi dẫn hành giả đi ṿng vào con đường của thế giới tư duy trừu tượng. Ấy là lấy cái ẢO để thay cho cái THỰC. Do đó mà hăy nói với tư tưởng khi nó mon men xuất hiện ở đây: Ở đây, xin TƯ TƯỞNG HĂY ĐỨNG XÊ RA!

   "TƯ TƯỞNG HĂY ĐỨNG XÊ RA"! Để cho Bất Sinh tự nhiên vận hành trong hành vi đi ngủ hay tỉnh thức; để cho Bất Sinh tự nhiên vận hành trong hành vi đi, đứng, hay nằm, ngồi. Nói một cách khác th́ giờ đây hành giả không c̣n là cái tôi chủ thể của hành vi để nói "tôi đứng" hay "tôi đi". Hành giả trở thành chứng nhân chăm chỉ theo dơi hành vi "Phật đứng" hay "Phật đi". Bởi cớ sao? Bởi v́ cho dù hành giả không biết Tâm Bất Sinh ra sao, nhưng Tâm Bất Sinh th́ BIẾT - BIẾT ĐI như Phật đi, BIẾT ĐỨNG như Phật đứng.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 69 of 86: Đă gửi: 13 January 2011 lúc 4:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Tuy vậy, bảo rằng "TƯ TƯỞNG HĂY ĐỨNG XÊ RA" th́ việc đó vẫn không phải là việc dễ dàng! Bởi v́ "tư tưởng", tự bao giờ, đă đồng nhất với "cái ta"! Thiền sư Bankei đă thấy rơ điều đó, v́ thế mà người đă bày ra cách "BA MƯƠI NGÀY AN TRÚ TRONG BẤT SINH". Người nói, đại loại:

   Hăy khởi sự an trú trong Bất Sinh ba mươi ngày. Rồi từ đó về sau quư vị sẽ luôn an trú trong Bất Sinh. Như vậy quư vị sẽ là những vị Phật sống trong hiện tại.

   Cơ bản giáo pháp của Thiền sư Bankei là vậy. Thay v́ cố gắng THÀNH PHẬT, hăy đơn giản LÀ PHẬT ngay từ hôm nay. Theo ḍng tri kiến đó, hành giả không cần phải thay đổi ǵ trong công phu hành tŕ của ḿnh cả. Nếu trước đây ḿnh ngồi thiền th́ nay cứ tiếp tục ngồi thiền. Nếu trước đây niệm Phật, tŕ chú th́ nay cứ tiếp tục niệm Phật, tŕ chú. Chỉ có thêm một chút xíu, mà cũng có nghĩa là bớt đi một chút xíu! "THÊM" là từ nay NGỒI THIỀN NHƯ CHÍNH PHẬT NGỒI THIỀN; từ nay NIỆM PHẬT TR̀ CHÚ NHƯ LÀ CHÍNH PHẬT NIỆM PHẬT TR̀ CHÚ. "BỚT" là từ nay không c̣n nũa "CÁI TA" ngồi thiền hay "CÁI TA" niệm Phật tŕ chú. V́ như lời Thiền sư Bankei nói : "CÁI TA HĂY ĐỨNG XÊ RA"!

   Bằng cách ấy th́ Phật hiện tiền trong sát-na của từng hơi thở. Phật hiện tiền trong sát-na của từng câu niệm Phật tŕ chú. Ấy là Phật ngồi thiền! Ấy là Phật niệm Phật tŕ chú! "ĐƠN GIẢN LÀ PHẬT" ! Chớ hiểu lầm rằng "TA LÀ PHẬT"! Bởi v́ "CÁI TA ĐĂ ĐỨNG XÊ RA"! Nên hiểu là: HĂY ĐỂ CHO PHẬT THỊ HIỆN TRONG HÀNH VI NGỒI THIỀN. Và HĂY ĐỂ CHO PHẬT THỊ HIỆN TRONG HÀNH VI NIỆM PHẬT TR̀ CHÚ!







__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 70 of 86: Đă gửi: 18 January 2011 lúc 7:21am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen


PHỤ LUC 1


                         NH̀N LẠI LÁ RỪNG


   "Lá Rừng" được nhặt một cách ngẫu nhiên, không có định ư trước. Nay ngừng nhặt, bày ra xem th́ thấy đó là những lá "Rừng Thiền". Tạm phân loại th́ có thể đọc trên những hàm ư sau: Ngôn ngữ Thiền, cảnh Thiền, tâm Thiền, hành Thiền, sống Thiền.

   1. NGÔN NGỮ THIỀN có thể thấy trong các bài:

   * "Thơ hài cú", cho thấy ngôn ngữ Thiền được đặc biệt thể hiện trong thơ hài cú. Hài cú không vẽ vời hoa mỹ, đơn sơ như tranh thủy mặc mà lung linh sinh động, diễn tả vận động của thiên nhiên.

   * "Tâm điểm của Thiền", cho thấy ngôn ngữ Thiền thường sử dụng chữ "Không", hoặc "Không biết". "Không" / "Không biết" chỉ về cái "Một" ẩn vi, cái huyền, suối nguồn của vạn vật. Trong Đạo học "Nó" cũng được gọi là "Đạo", tức là CON ĐƯỜNG VẬN HÀNH, cũng gọi là ḍng chảy của cái MỘT huyền vi. Thiền đạo cốt là thảnh thơi ḥa nhập vào D̉NG CHẢY đó.





Sửa lại bởi nguyen nguyen : 18 January 2011 lúc 7:27am


__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 71 of 86: Đă gửi: 18 January 2011 lúc 11:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   2.THIỀN CẢNH có thể thấy trong các bài

   * "Mênh Mênh Mông Mông", cho thấy một nét của cảnh giới Thiền. Ấy là mênh mông! Đó cũng là cảnh giới của "Không", chỉ về cái mênh mông vô hạn. Từ đó mà có từ "biển Thiền". Mênh mông vô hạn, nhưng mà trong đó tất cả đều thông suốt. Trang tử diễn tả bằng từ " Đại Thông".

   * "Mộng chăng? Thực chăng?" cho thấy thêm một nét đặc biệt nữa của cảnh giới Thiền "như mộng, như huyễn"! Tuy vậy tính như mộng, như huyễn đó không có ư nghĩa tiêu cực.

   * "Thấy sự vật như-chúng-là", chỉ cho thấy một cách nh́n để thấy Thiền cảnh. Ấy là nh́n xuyên qua cái tên, xuyên qua khái niệm. Ấy là nh́n sự vật để thấy sư vật sống động lung linh trong cuộc "Đại thông" !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 72 of 86: Đă gửi: 20 January 2011 lúc 8:35am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Học đọc thơ t́nh", nói rằng Phật đạo không chỉ chứa đựng trong kinh kệ. Phật đạo c̣n phải được thấy, dưới h́nh thức thật sinh động, tươi tắn, trử t́nh, trong hiện tiền của mưa, gió, tuyết sáng, trăng trong. Ấy là trực tiếp thấy cái diệu kỳ.

   * Bài "Tôi chẳng dấu ông điều ǵ", nối tiếp ư bài "học đọc thơ t́nh", cho rằng Phật pháp biểu thị khắp nơi nơi! Đâu chỉ riêng ở cành tre dài hay ngắn; đâu chỉ riêng ở tiếng chó sủa hay vô số ánh sao trời!

   * Bài "Trúc xanh hoa vàng", bày ra Thiền cảnh. Nhưng thực ra Thiền cảnh chỉ xuất hiện trước Thiền tâm. Đảo lại, khi Thiền tâm thấy thông suốt th́ thấy mọi Thiền cảnh đều là thị hiện của toàn chân.






__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 73 of 86: Đă gửi: 20 January 2011 lúc 4:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   3. THIỀN TÂM có thể thấy rơ nét trong các bài

   * Bài "Ryokan và kẻ trộm", cho thấy cái tâm của Thiền tăng Ryokan. Đó là cái tâm xả kỷ tuyệt vời! Hơn thế nữa, đó là cái tâm "thấy trăng"! Thấy trăng thanh tịnh, mênh mông! cũng có nghĩa là cái tâm kia cũng thanh tịnh , mênh mông!

   * Bài " Thế à ?", cho thấy Thiền tâm nơi Thiền sư Bạch Ẩn. Đó là cái tâm nhẫn nhục ba-la-mật. Bên trong cái tâm nhẫn nhục đó có thể thấy có đủ cả trí tuệ, từ bi, cũng như đại hùng đại lực.

   * Bài "Vạn vật ḥa một điệu", cho thấy Thiền tâm trong trạng thái thanh tịnh, rộng mở, an nhiên, tự tại. Ấy là đă thấy vạn vật ḥa trong cái Một vậy.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 74 of 86: Đă gửi: 21 January 2011 lúc 3:41am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Chung ánh trăng vàng", cho thấy tâm của bậc giác ngộ có cái đức nay thường được gọi là "bao dung tôn giáo". Khi lên đến đỉnh cao tri kiến th́ cho dù xuất phát từ khởi điểm nào, và đi theo lộ tŕnh nào, hành giả đều có cơ may thấy và ngắm cùng "chung ánh trăng vàng" - ánh trăng của Đạo Lớn mênh mông!

   * Bài "T́m xuân", chỉ ra một nét thật thú vị của Thiền tâm. Đó là cái tâm "vô ư". Ngẫm lại th́ thấy ra rằng giữa trời đất bao la th́ cái "ư" giới hạn cái thấy vậy!

   Có nghĩa rằng ta không thấy cái ǵ ngoài cái "ư" của ḿnh!


   * Bài "Tuyệt học vô vi", cho thấy Thiền tâm của người đắc pháp bất-nhị, tức là người đă vượt lên cái thấy nhị biên. Thấy nhị biên th́ chẳng hạn như thấy CÓ ĐƯỢC CÓ MẤT, CÓ PHẢI CÓ QUẤY. Vượt lên bằng cách "BUÔNG" cả đôi bên.






__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 75 of 86: Đă gửi: 21 January 2011 lúc 7:46am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Tiếng vô thanh", chỉ ra độ nhạy cảm của Thiền tâm. Độ nhạy cảm đó khiến cho Thiền tăng nghe được "tiếng vô thanh". Cũng theo cách đó mà Bồ Tát nhạy cảm đối với cái khổ của chúng sanh đó chăng?

   * Bài "Không lời không dây", bằng những h́nh tượng khác, cũng chỉ ra độ tinh tế của Thiền tâm. Tinh tế, Thiền tâm đọc được sách không lời và nghe được tiếng nhạc của đàn không dây.

   * Bài "Thiền không nghiêm chỉnh", có phần gợi nhớ nguồn gốc Lăo Trang của Thiền. "Không nghiêm chỉnh", v́ là xuất phát từ phản ứng của một số Thiền giả muốn bẻ găy bệnh h́nh thức đó chăng? Tuy vậy, chân Thiền th́ thong dong, an nhiên tự tại. An nhiên tự tại mà nghiêm chỉnh, hay an nhiên tự tại mà không nghiêm chỉnh. Không làm ra vẻ vậy.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 76 of 86: Đă gửi: 31 January 2011 lúc 3:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Trinh nguyên vầng trăng sáng", gợi nhớ câu : "Hốt phùng thiên đễ nguyệt", cho thấy cái tâm của bậc Thiền giả có chứng ngộ. Đó là cái tâm trí huệ. Xuyên qua những hiện tượng thấy như đa đoan, như hỗn độn, Thiền giả thấy huyền cảnh mênh mông! Như thể là qua vầng trăng sáng mà thấy. Cũng có thể là vầng trăng sáng ở đây được dùng như là một h́nh ảnh tượng trưng cho Thể Tánh nhất như.

   * Bài "Để làm chi", cho thấy chiều kích vô hạn của Thiền tâm. Thiền tâm không bị hạn định trong những khuôn khổ của tư tưởng. Thiền tâm thấy sự vật như-chúng-là, tức là thấy sự vật là như chúng tự nhiên là như vậy, không biết đến những tính toan của con người.

   * Bài " Tấm ḷng trẻ thơ", cho thấy tiến tŕnh trưởng thành của tâm: từ cái tâm vô phân biệt thời thơ ấu, kinh qua cái tâm phân biệt tính toán, để rồi trở về với tâm vô phân biệt.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 77 of 86: Đă gửi: 04 February 2011 lúc 3:28am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   4. HÀNH THIỀN tức là thực hành Thiền định, là vấn đề hàng đầu trong Thiền học. Bởi cớ sao? Bởi v́ qua hành Thiền mà tâm hiện tiền hợp nhất với bản tâm thanh tịnh. Các bậc thầy đều qua con đường nầy. Tuy vậy, phép thực hành th́ không rập khuôn. Hành Thiền được thấy trong các bài.

   * Bài "Tỉnh thức", là chính lời Phật tổ dạy các đệ tử về phép thực hành Thiền định. Thật giản dị, mà thực căn bản. Và cũng thật là hiệu quả trong việc gọi trở về cái tâm lưu lạc. Để Thiền giả sống trong HIỆN TIỀN thường thường an lạc.

   * Bài "Thực hành Thiền định", đi sâu vào một số điểm cơ bản của việc hành thiền. Điều quan trọng nhất là đính chánh một quan niệm sai lầm khá phổ biến : Thiền định để đạt mục đích giác ngộ thành Phật. Phải thấy rằng hành thiền là sự thể hiện của bản tánh, gọi là Phật tánh, vốn tự nhiên thanh tịnh.





   

__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 78 of 86: Đă gửi: 06 February 2011 lúc 4:04pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Tạc tượng Phật", nói về sự thành tựu Phật tánh. Đây là thứ công phu liên tục và không có điểm dừng. Đây cũng là chỗ người xưa nói là mỗi ngày mỗi mới. Đây cũng chính là sự sống: sống Thiền.

   * Bài "Chúng sinh tức là Phật", đơn giản là nhắc lại một chân lư cơ bản: CHÚNG SINH VỐN CÓ PHẬT TÁNH. Tuy vậy, giữa Phật tánh tiềm thể và Phật tánh hiện thể có một khoảng cách. Khoảng cách đó dù là mỏng tanh - chỉ bằng khoảng cách giữa niệm trước với niệm sau - cũng có khả năng là kiên cố như "tường thép bảy lớp"! Bài nầy nhắc lại phương pháp làm cho bức tường thép đó tan chảy: "BUÔNG"! Buông trọn vẹn vào biển cả tâm Phật đại bi.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 79 of 86: Đă gửi: 11 February 2011 lúc 9:24am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Bài "Hăy tin nơi cái đầu của ḿnh", có ư nói: đừng sao chép của người khác. Dĩ nhiên là có thể học ở những bậc giác ngộ, như thể là để khơi mối. Nhưng mà mỗi người phải trở về với chính ḿnh, thấy Phật tánh nơi chính ḿnh đang vận động. Và quy phục sự vận động cụ thể đó. Ấy là "KIẾN TÁNH CŨNG LÀ SUẤT TÁNH".

   * Bài "Chướng ngại tại tâm", có ư cải chánh lại một quan niệm sai lầm vốn có, cho rằng cảnh ồn ào làm trở ngại việc tu. V́ thế mà đi t́m nơi vắng vẻ.

   "Chướng ngại tại tâm", ấy là cốt ở đặc điểm nào của tâm? Cốt tại "Tâm viên ư mă" đó chăng? Vậy th́ cột cái tâm đó lại, bằng công thức: "CHÚ TÂM, CHÚ TÂM VÀ CHÚ TÂM" !

   * Bài " Đơn giản là Phật", có nội dung là Thiền đốn ngộ. Tuy vậy cũng không hẳn là vượt quá tầm lĩnh hội của một hành giả b́nh thường. Điều quan trọng là hành giả thấy tâm an lạc khi thực hành Thiền định. Tâm an lạc đó là dấu chỉ cho thấy rằng hành giả đang đi đúng đường.





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 80 of 86: Đă gửi: 16 February 2011 lúc 12:09am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   5. SỐNG THIỀN Thiền chỉ có ư nghĩa và sinh lực khi có "sống Thiền". Có thể thấy một số nét về sống Thiền trong các bài:

   * Bài "Lắng nghe", chỉ ra hai thứ bậc của "LẮNG NGHE". Thông thường th́ là lắng nghe người hoặc vật ḿnh tiếp xúc để hiểu sâu, cảm thông và đáp ứng. Khi lắng nghe đủ sâu th́ tự nhiên phát tâm từ bi. Ở bậc cao hơn là lắng nghe ư huyền, để nghe thấy sự vật NHƯ-CHÚNG-LÀ.

   * Bài "Bà lăo và ông sư", chỉ ra rằng trong sống Thiền ta không nên theo pháp "đoạn diệt", tức là không sử dụng nguồn năng lượng vốn có để đè nén cái "bất tịnh"! Thay v́ thế nên tập trung nguồn năng lượng kia để nuôi dưỡng mầm từ bi và trí tuệ vốn có.






__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 

<< Trước Trang of 5 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 1.2578 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO