Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 87 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện tâm linh - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1141 of 1146: Đă gửi: 23 April 2011 lúc 11:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



5. CHỈ MỘT THẦN CHÚ MANI LÀ ĐỦ

Ngày nay, hầu hết những người theo đạo Phật đều được nghe đến thuật ngữ “thần chú”. Mỗi vị Phật và đại Bồ Tát đều có lưu xuất thần chú riêng, tùy theo nguyện lực của ḿnh.

Trong rất nhiều thần chú, người ta thường nghe nhắc đến thần chú “Om mani padme hum”. Đây gọi là thần chú “Lục tự đại minh” hay gọi nôm na là thần chú sáu âm, thần chú sáu chữ, và cách gọi chuẩn xác nhất là thần chú Mani...

Người Tây Tạng đọc chú này là “Om mani peme hung”. Ở nước ta, trước đây người Phật tử thường đọc theo âm Hán-Việt là “Án ma ni bát di hồng”.

Cho dù mỗi dân tộc có cách đọc khác nhau, nhưng ai nấy đều biết đó là thần chú lưu xuất từ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có lẽ quen thuộc nhất với câu thần chú này là người dân Tây Tạng.

Ở đó, từ thuở nhỏ các em bé chập chững tập nói đă bắt đầu đọc thần chú “Om mani padme hum”. Người lớn th́ luôn luôn tâm niệm câu thần chú này. Họ c̣n khắc nó trên vách đá, trên cây, trên tường, làm bánh xe xoay thần chú...

Người Tây Tạng tin rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là vị thần bảo hộ của Xứ Tuyết này, nên câu thần chú “Om mani padme hum” từ lâu đă trở thành quen thuộc và thân thiết đối với họ. Có nhiều người dân Tây Tạng chọn câu thần chú này làm pháp môn tu tập cho cả đời ḿnh.

Từ khi nhập đạo cho đến lúc lâm chung, họ thường xuyên tŕ niệm “Om mani padme hum”, hoặc rơ tiếng hoặc niệm thầm, hoặc ngâm nga trầm bổng theo nhịp điệu.

Trong sách này, chúng ta chỉ đề cập đến Lục tự đại minh thần chú (thần chú Mani) làm ṇng cốt trong sự tu tập. Sở dĩ có sự lựa chọn này là v́ đức Phật Thích-ca đă xác quyết rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có nhân duyên sâu dày với chúng ta.

Nhờ đó mà Ngài dễ hóa độ chúng ta bằng những phương tiện thiện xảo của Ngài, trong đó có thần chú Lục tự đại minh. Nhờ vào thần chú này, hành giả chúng ta sẽ dễ dàng tương thông với thần lực từ cảnh giới thù thắng của Ngài với sức gia tŕ vô dụng công.

Sau đây là bằng chứng xác thực được trích ra từ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, phẩm thứ 12: Thấy, nghe đều được lợi ích:

“Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: ‘Ông có đại nhân duyên với thế giới Ta-bà. Nếu hàng trời, rồng, hoặc kẻ nam, người nữ, hoặc thần hoặc quỷ, cho đến các chúng sanh tội khổ trong Lục đạo, nghe danh hiệu của ông, thấy h́nh tượng của ông, mến tưởng đến ông, khen ngợi ông, th́ những chúng sanh ấy đều ở nơi Đạo Vô Thượng quyết chẳng c̣n thối chuyển, thường được sanh vào cơi người, cơi trời, hưởng đủ sự vui vi diệu; khi nhân quả sắp thành thục liền được Phật thọ kư cho.’”

Kinh điển có ghi rằng Bồ Tát Quán Thế Âm đă phát khởi 12 đại nguyện, trong đó nguyện rằng bất cứ ai tŕ niệm thần chú của Ngài, thiền định về sắc tướng Ngài, niệm danh hiệu của Ngài, đều sẽ tránh được 15 loại ác tử, c̣n được 15 loại thiện sanh, và giờ phút lâm chung Ngài sẽ cùng Thánh chúng đến đón rước về cơi Tây phương Cực lạc của Đức A-mi-đà Phật.

Trong kinh Pháp Hoa cũng có dạy rằng, chỉ cần thốt lên danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc đảnh lễ Ngài một lần thôi, cũng tương đương với việc lễ lạy và cúng dường Hằng hà sa số chư Phật.

Trong Mật kinh “Đại Bi Quán Tự Tại Thập Nhất Diện Thần Chú” có ghi rơ:

“Đối với chúng sanh bị giam cầm, thần chú của Ta sẽ là mái ấm, một nơi che chở, một chốn nương thân, một người bạn lữ của họ. Cho dù là loài quỷ dữ ăn thịt người và hung tợn đi nữa, nghe thần chú này cũng phải hồi tâm cảnh tỉnh.

Họ sẽ được dẫn dắt về nơi tối thượng và hoàn toàn Giác ngộ. Theo đó th́ hộ chú của Ta có một thần lực vô biên. Hành giả nào biết tŕ tụng thần chú này, dù chỉ một biến, cũng rửa sạch được tội ác ngũ nghịch và được gột rửa khỏi bất cứ tội chướng nào...

“Thiết tưởng không c̣n ǵ để nghĩ bàn về công đức của những người chí tâm chí thành tu tập pháp môn này như đă được chỉ dạy. Thiết tưởng không c̣n ǵ để nghĩ bàn về những người chí tâm tŕ tụng và thể nhập vào Ta trong sự thiền quán của họ. Mọi nguyện ước của họ dĩ nhiên sẽ được thành tựu.

Hành giả nào ghi nhớ danh hiệu Ta trong tâm thức có sức rung cảm đến Hằng hà sa số chư Phật. Chúng sanh nào tưởng nhớ đến danh hiệu của Ta đều đạt quả vị bất lai, đều tiêu trừ mọi bệnh tật và được giải thoát khỏi mọi sở tri chướng, và mọi bất thiện nghiệp về thân, khẩu, ư. Những hành giả tu tập pháp môn này một cách tinh chuyên sẽ chóng thành Phật quả.”

Nên biết, Bồ Tát Quán Âm lưu xuất những thần chú như thần chú Đại bi, thần chú Bát-nhă, thần chú Chuẩn Đề, thần chú Đại bi Thập nhất diện...

Tuy các thần chú khác nhau nhưng tựu trung mọi thần chú của Ngài đều có công năng như nhau, không khác biệt, tùy theo hành giả nào có duyên với câu chú nào th́ tŕ niệm câu chú đó. Trên thực tế, thần chú Lục tự đại minh là được phổ biến nhất.

Trên đây là những xác quyết trong kinh điển Mật giáo và Hiển giáo, nhưng mới đây nhất là một bằng chứng sinh động về duyên lành của chúng ta với Bồ Tát Quán Tự Tại qua nữ Delog Dawa Drolma, người đă mất vào năm 1941.

Delog Dawa Drolma được công nhận là hóa thân của Đức Tara Trắng, một năng lực mạnh mẽ của tâm giác ngộ v́ sự trường thọ và giải thoát cho chúng sanh. Dawa Drolma là thân mẫu của đạo sư Chagdud Tulku, một thành tựu giả Kim cương thừa của Tây Tạng, qua Hoa Kỳ vào năm 1979, thiết lập viện Chagdud Gonpa ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở Canada và cả Brazil.

Trên hành tŕnh đến các cơi bên kia cái chết, Dawa Drolma đă được diện kiến Đức Quán Âm Tứ Thủ (Avalokiteshvara) cao quư. Ngài miêu tả lại cảnh giới ở trụ xứ Potala của Đức Quán Âm Tứ Thủ như sau:

“... Ở đây tôi t́m thấy một ṭa lâu đài đẹp tuyệt vời, tự xuất hiện và h́nh thành tức thời, tường làm bằng năm lớp riêng biệt. Lâu đài này trong suốt nên có thể nh́n xuyên qua từ bên trong cũng như bên ngoài, được nâng đỡ bằng một ngàn cột pha lê và tráng lệ nhờ những đà mái làm bằng châu ngọc. Nó được tô điểm bởi những cái rèm ánh sáng cầu vồng, như thể được thắp sáng bởi một ngàn mặt trời và mặt trăng. Những đà tường làm bằng lam ngọc, đầu tường bằng san hô, những bậc thang bằng ngọc trai.

“Chung quanh dinh thự làm bằng năm loại châu báu này là một bậc thềm thấp bằng hồng ngọc, trên đó nhiều ngàn thiên nữ cúng dường nhảy múa vui đùa. Phía trên là một mái ṿm bằng vàng, với những chiếc dù bằng lụa trắng và một Pháp luân có nai quỳ gối và lắng nghe ở hai bên. Ở bốn bên của lâu đài là những đầu máng xối có đầu makara, những sợi dây bằng ngọc trai treo từ miệng chúng với những chiếc chuông và chuông chùm nhỏ xíu, phát ra những âm thanh thú vị.

“Bốn phía ṭa lâu đài được trang trí bằng bốn cửa. Tôi đi vào cửa phía tây và gặp một thiên nữ giác tánh nguyên sơ. Đi sâu vào trong, tôi thấy vô số của cải và những thú vui cảm giác, như thể đang ở trong một ảo giác. Vô số những báu vật cúng dường được sắp xếp một cách trang nhă nhất, thậm chí số lượng c̣n nhiều hơn cả của cải của những đại thiên trong cơi trời Hóa lạc thiên.

“Ở giữa những thứ này, trên một hoa sen trắng trăm ngàn cánh mở ra là Đức Quán Thế Âm cao quư, bậc điều phục chúng sinh bi mẫn tối thượng, với vẻ thanh xuân của một thiếu niên 16 tuổi. Thân Ngài có sắc trắng chói lọi, một mặt và bốn tay. Đôi bàn tay thứ nhất chắp lại nơi tim và cầm một viên ngọc. Bàn tay phải của đôi tay thứ hai cầm một chuỗi hạt pha lê và bàn tay trái cầm một cành hoa sen trắng nở ra rực rỡ cạnh tai Ngài.

Tôi bị thu hút bởi những tướng chính và phụ trên thân tướng toàn hảo của Ngài. Ngài mặc y phục bằng lụa và những vật trang sức bằng những châu báu khác nhau, trên vai choàng bộ da linh dương krisnasaranga trùm qua phía trái ngực. Ngài ngồi tréo chân trong tư thế kim cương, thân Ngài chói lọi với vô số tia sáng. Trong tâm tôi, Ngài không khác với Ngài Drimed Khakyod Wangpo, vị Lạt-ma gốc của tôi...”

Trong bối cảnh trang nghiêm và tráng lệ như thế Dawa Drolma được nghe Đức Quán Thế Âm ban Pháp âm về những đại nguyện bi mẫn của Ngài, trong đó nhấn mạnh: “... Hăy tŕ niệm liên tục thần chú sáu âm, chỉ một điều đó thôi là đủ.”

Không mảy may hư vọng, v́ điều này được nói ra bởi một bậc Đại thánh như Bồ Tát Quán Thế Âm. Trải qua nhiều thế kỷ, hàng triệu hành giả Mật giáo đă tŕ niệm thần chú Lục tự đại minh Om mani padme hum, đều được lợi lạc vô song. Đó là bằng chứng sống động về năng lực siêu nhiên vi diệu của thần chú sáu âm này.

Đạo sư Patrul Rinpoche, một đại thành tựu giả, phiêu bồng và lăng tử nhất ở xứ Kham thuộc Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 19 (1808 – 1887), khi viết bản văn “Kho tàng Tâm của các Bậc Giác ngộ” gồm 82 bài kệ, trở thành tác phẩm kinh điển của nhiều thế hệ hành giả Mật giáo, luôn nhấn mạnh mỗi câu cuối của bài kệ là “Hăy tŕ tụng thần chú sáu âm”. Đặc biệt, trong đoạn kệ 64 Ngài viết:

“Một Bổn tôn, Quán Thế Âm, hiện thân của tất cả chư Phật;

“Một thần chú, sáu âm, hiện thân của mọi thần chú;

“Một Pháp, tâm Bồ-đề, hiện thân của hết thảy thực hành trong giai đoạn phát triển và thành tựu.

“Biết cái một, điều đó giải thoát cho tất cả, hăy tŕ tụng thần chú sáu âm.”

Nhiều câu chuyện kể lại rằng Đạo sư Patrul mỗi lần nhận được vật phẩm cúng dường thường gọi những anh thợ đẽo đá và điêu khắc đến nhận hết. Ngài không quên động viên họ cố gắng khắc thần chú Mani trên đá càng nhiều càng tốt.

Khi luận giải về giá trị vô song của thần chú sáu âm, Đạo sư Dilgo Khyentse, thành tựu giả Mật tông (1910 – 1991) khẳng định rằng thần chú có nhiều loại, nhưng không thần chú nào có thể được xem là cao hơn thần chú sáu âm Om mani padme hum, v́ nó bao gồm không chỉ tất cả công năng mà c̣n tất cả năng lực và sự gia tŕ của mọi thần chú khác.

Những bậc thánh trí quá khứ chẳng hạn như ngài Karma Chagme vĩ đại (1613- 1678) đă t́m khắp trong kinh điển không có một thần chú nào lợi lạc tinh túy hơn hay dễ dàng thực hành hơn thần chú sáu âm. Bởi thế các ngài dùng thần chú này làm sự thực hành chính.

Thậm chí chỉ cần được nghe thần chú sáu âm cũng đủ để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Chuyện kể rằng, có lần năm trăm con trùng giành giựt nhau để sống trong một hố đất bẩn thỉu. Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót cho sự đau khổ của chúng, liền hóa thành con ong vàng bay trên cái hố, vo ve thần chú sáu âm. Những côn trùng nghe được âm thanh thần chú, liền thoát khỏi khổ đau và thác sanh vào cơi trời.

Sáu âm trong thần chú Om mani padme hum không phải là những âm thanh b́nh thường, là chuỗi âm thanh thế gian. Trái lại, những âm thanh này chứa đựng tất cả sự gia tŕ và ḷng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nói cách khác, thần chú này chính là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong h́nh thức âm thanh.

Ngài thấu biết chúng ta bị nghiệp báo ngăn che, không thể gặp gỡ Ngài trong cơi thuần tịnh của Ngài, nên Ngài ban cho thần chú sáu âm để khi tŕ niệm, tụng đọc, viết ra bằng chữ vàng... đều có tác dụng như chúng ta được hiện diện trước Ngài.

Sáu âm này biểu lộ sáu Ba-la-mật của Ngài, và như chính Ngài đă khẳng định, bất cứ ai tŕ niệm thần chú sáu âm này sẽ tự nhiên dần dần hoàn thiện đủ sáu Ba-la-mật và tịnh hóa mọi lỗi lầm, nghiệp chướng.

Chúng ta đă thấy được ḷng bi mẫn diệu kỳ của Bồ Tát Quán Thế Âm qua những luận giải và xác quyết của các bậc đạo sư thành tựu như vừa nêu trên. Tuy vậy, không phải ai cũng được duyên lành đến với Ngài qua nhịp cầu thần chú Mani.

Trên thế giới có hơn 165 quốc gia và vùng lănh thổ, chỉ có Tây Tạng được công nhận là trụ xứ của thần chú Mani. Trong số những quốc gia theo Phật giáo, không phải nước nào cũng có sự hiện diện của Mật chú thừa, bởi hầu hết đều hành tŕ theo Đại thừa Hiển giáo hoặc Tiểu thừa. Trong những nước theo Phật giáo có Mật giáo lưu hành, cũng không phải đều là “thuần Mật”, như ở Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore...

Và trong những nước có phát triển Mật giáo thuần túy như một số nước châu Âu, châu Mỹ, không phải hành giả nào cũng thực hiện pháp môn tŕ niệm thần chú Mani. Đó là chưa nói đến những quốc gia Trung Đông, nơi chỉ độc tôn Hồi giáo, hoặc các nước châu Phi, là những nơi mà người ta hầu như không hề biết đến khái niệm “thần chú”.

Bởi vậy, khi viết những ḍng chữ này, tôi vô cùng hoan hỷ trước duyên lành của những hành giả Mật giáo mà tôi được biết chính xác là đă và đang hành tŕ thần chú Mani.

Ở thành phố Biên Ḥa có vợ chồng đạo hữu Mật Tấn, Mật Hạnh, hành tŕ gần 3 năm qua. Hai vợ chồng tuy mỗi người một công việc mưu sinh riêng, nhưng cả hai đều hành tŕ đều đặn mỗi ngày ít nhất là một lần. Họ dần dần xác lập được chánh kiến qua việc thờ tự h́nh ảnh và ngẫu tượng.

Ở thành phố Vũng Tàu có đạo hữu Mật Hải (trước kia pháp danh là Minh Liễu), đang là nhân viên ngân hàng, hành tŕ Mật giáo miên mật hơn 4 năm qua. Mật Hải đọc nhiều giáo điển, am hiểu giáo nghĩa, ứng dụng thành công trong sự tu tập và phát triển ḷng sùng mộ Tam bảo, là yếu tố cốt tủy của Mật thừa, là nền móng xây dựng lâu đài Giác Ngộ.

Tại thành phố ***, quận 7, có đạo hữu Mật Tuệ, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, đến với Mật giáo hơn 6 năm qua, trong 2 năm gần đây miên mật hành tŕ thần chú Mani. Mật Tuệ không những hành tŕ riêng ḿnh mà c̣n thực hành giúp đỡ người khác khi có cơ duyên.

Tại thành phố Đà Nẵng có đạo hữu Mật Giác, có duyên lành tự ḿnh tham cứu kinh sách Mật giáo rồi hành tŕ thần chú Mani. Là một giám đốc cơ quan Nhà nước, có học vị thạc sĩ, đă công tác qua 16 nước khác nhau trên thế giới, Mật Giác bén duyên với Mật giáo ở tại quê hương ḿnh. Thông qua tham cứu kinh sách Mật tông, đạo hữu Mật Giác tự ḿnh hành tŕ cho đến khi được gặp giáo thọ thiện tri thức.

Đặc biệt là Huệ Thông, một hành giả 17 tuổi, tuy thất học đường đời nhưng trên đường đạo Huệ Thông thực sự tỏ rơ bản lĩnh của hành giả Mật giáo một cách bất ngờ. Huệ Thông học một biết mười, biết ứng dụng, tận dụng những điều đă học trong mọi hoàn cảnh, t́nh huống để cho câu thần chú được in sâu vào tâm thức.

C̣n không ít trường hợp khác đến với Mật giáo bằng nhiệt tâm và sáng suốt. Một đạo hữu ở thành phố Sài G̣n, trước kia là thợ may, đă từng thực hành tâm linh nhiều năm trong đạo Công giáo. Tuy vậy, làm sao để tháo gỡ ràng buộc thế gian? Câu hỏi dằn vặt qua nhiều năm tháng!

Cuối cùng đạo hữu ấy t́m được pháp môn thích hợp và đem lại hiệu quả giải thoát toàn diện: tŕ niệm thần chú Mani! Qua 6 năm hành tŕ, đạo hữu này trở thành một nữ hành giả có tŕnh độ tâm linh đáng kể, chuyển hóa hoàn toàn mọi nỗi lo sầu, ưu tư trước đây thành niềm vui bất tận trong sự tu tập...

Hầu hết những hành giả kể trên đều nhờ hành tŕ thần chú Mani mà được lợi lạc vô song, trong đời sống tinh thần cũng như vật chất. Nhưng vấn đề cốt lơi ở đây không phải là giàu lên, phát tài ra, có thêm nhiều tiện nghi vật chất... mà là tâm tư được thoải mái với sự an lạc nội tại, giúp họ vượt qua dễ dàng những mối bận tâm thế tục.

Ở những người này dần dần h́nh thành niềm tự hào thiêng liêng là đang hành tŕ thần chú Mani. Đạo hữu Mật Hạnh cho biết: “Tôi may mắn được gặp Bồ Tát Quán Thế Âm qua câu thần chú Mani. Đă nhận thức được con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đạt đến Giải thoát, tôi bước đi bằng niềm tin kiên định, đă trải nghiệm qua thực tế 2 năm nay.”





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1142 of 1146: Đă gửi: 23 April 2011 lúc 11:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



6. TƯỚNG TRẠNG CỦA THẦN CHÚ MANI

Nhiều hành giả Mật giáo suốt đời tŕ niệm thần chú sáu âm với niềm tin không lay chuyển và ḷng sùng mộ vô biên Đức Quán Âm Tứ Thủ. Một khi niềm tin đă kiên cố th́ người ta không cần t́m hiểu thêm những góc cạnh khác của thần chú Mani.

Tuy nhiên, để dọn đường cho những hành giả sơ phát tâm tu tập bước đi dễ dàng vào đạo lộ tinh tấn và trí huệ, trong sách này chúng tôi thiết nghĩ cần mô tả sơ qua về cái gọi là tướng trạng của thần chú Mani.

Thần chú Mani có 6 âm, mỗi âm có một ư nghĩa và công năng riêng. Khi tŕ chú th́ những âm trong thần chú kết thành tràng hoa, trang hoàng cho sự giải thoát. Giờ đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết.

Theo quan điểm Mật giáo Tây Tạng th́ thần chú Mani được phân nghĩa chiết tự như sau:

OM có nghĩa là quy mạng, hướng cả 3 nghiệp thân, khẩu, ư về Phật pháp.

MANI có nghĩa là viên ngọc như ư của trí huệ.

PADME có nghĩa là bên trong hoa sen, tức là ḷng Đại bi nảy nở tựa như hoa sen vươn lên khỏi bùn lầy.

HUM có nghĩa là ư nghĩa cao đẹp của cuộc sống.

Tóm lại, nội dung thần chú có thể tạm diễn dịch như sau: “Viên ngọc như ư trong hoa sen trí huệ giúp con thoát khỏi bùn lầy vô minh, làm cao đẹp cuộc sống.”

Theo giải thích của Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV trong tác phẩm “Kindness Clarity and Insight” th́:

OM: tạo bằng 3 chữ A, U, M tượng trưng cho thân, ngữ, tâm bất tịnh của hành giả, chúng cũng tượng trưng cho thân, ngữ, tâm thuần tịnh của một vị Phật.

MANI: viên ngọc, tượng trưng cho phương tiện đạt giác ngộ. Đại bi, Đại từ như là những viên ngọc như ư thỏa măn nguyện vọng của chúng sinh muốn đạt giác ngộ cho ḿnh và đem lại giác ngộ cho người khác.

PADME: hoa sen, trượng trưng cho Trí huệ, bởi hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Khi thiếu trí huệ mọi rắc rối sẽ xảy ra với chúng ta

HUM: dấu hiệu hợp nhất của phương tiện và trí huệ để đạt được sự tịnh hóa hoàn toàn.

Tóm lại, qua thực hành hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, chúng ta có khả năng làm cho thân, ngữ, tâm bất tịnh của ḿnh thành thân, ngữ, tâm thuần tịnh của một vị Phật.

Ngoài ra, theo giải thích của Đạo sư Tangtong Gyalbo th́:

OM: bao gồm năm trí siêu việt của chư Phật.

MANI: viên ngọc như ư (Bảo châu)

PADME: hoa sen. Hợp hai nghĩa này với nhau th́ MANI PADME có nghĩa là “Ngài là Bậc Thủ Tŕ Liên Hoa và Bảo Châu” và đây cũng chính là tôn hiệu khác của Bồ Tát Quán Thế Âm.

HUM: có công năng bảo hộ chúng sanh trong sáu cơi luân hồi.

Tóm lại, ư nghĩa của thần chú Mani là: “Hỡi Bậc Đạo sư của năm thân Phật và năm trí Như Lai, Bậc Tŕ thủ Liên hoa Bảo châu! Xin Ngài hoan hỷ gia hộ chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi vượt qua thống khổ.”

Đạo sư Tangtong Gyalbo nhấn mạnh rằng, thần chú Mani có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng khi tŕ tụng không nhất thiết phải nghĩ tới ư nghĩa. Trong cách tự nhiên, thần diệu của sáu âm tiết thần chú phát ra từ tâm hay khẩu sẽ dần dần truyền đến hành giả trí huệ và đại bi của Đức Quán Thế Âm. Từ đó, hành giả cũng sẽ lan tỏa đến những chúng sanh liên hệ với ḿnh trong hiện kiếp hoặc tiền kiếp.

Nói chung, khi tŕ chú Mani th́ chính ngay lúc ấy chúng ta đóng cửa luân hồi trong sáu nẻo, hướng đến cơi tịnh độ giải thoát. Tuy nhiên, tướng trạng của thần chú Mani không tách rời vị Bổn tôn là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV từng giải thích trong luận đề về giáo lư Phật giáo được tŕnh bày ở trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 1981 rằng, tŕ tụng thần chú trong bối cảnh quán tưởng Bổn tôn có công năng mạnh mẽ hơn.

Thế nào là quán tưởng Bổn tôn? Đó là linh ảnh của Đức Quán Âm Tứ Thủ mà hành giả quán tưởng trước mặt bằng cách hưng vận tâm thức, đồng thời cùng lúc tŕ niệm thần chú.

Sau đây là vài nét sơ lược về quán tưởng Bổn tôn.

Quán tưởng là cách thực hành thiền quán bằng việc niệm câu thần chú kết hợp với sự h́nh dung một vị Phật hay Đại Bồ Tát do hành giả tự chọn theo hướng dẫn của vị thầy. Đây là một pháp môn rất hữu hiệu của Mật tông.

Trước khi đi vào chi tiết, cần phải biết qua một vài khía cạnh ngữ nghĩa. Pháp quán tưởng đang được đề cập ở đây là sự quán chiếu và h́nh dung một đối tượng kính ngưỡng nhằm mục đích tu tập. Điều này khác hẳn với sự tưởng tượng đơn thuần là thêu dệt ra những h́nh ảnh mà ḿnh ưa thích hoặc ham muốn, hoặc do sợ sệt... vốn đều không có nền tảng của sự quán chiếu.

Sự tưởng tượng như vậy chỉ là viễn vông, không có ư nghĩa xác thực ǵ. Tuy nhiên, v́ là một hoạt động của tâm thức nên sự tưởng tượng đó vẫn có những sức mạnh, tiềm năng mạnh mẽ của nó. Khi cường độ của sự tưởng tượng trở nên sâu sắc, mănh liệt, nó có thể khiến cho chủ thể của sự tưởng tượng sẽ nhận thức thực tại giống như trong tưởng tượng của ḿnh.

Trong nền kịch nghệ nhân loại, người ta biết đến loại hoạt động tâm thức này qua vở kịch nổi tiếng “Người bệnh tưởng” của Molière (1622-1673), một kịch sĩ tài hoa của nước Pháp. Trong vở kịch, nhân vật chính luôn ám ảnh ḿnh bị bệnh nặng, nhưng thực tế anh ta không có bệnh. Hậu quả là anh ta gây ra nhiều tṛ dở khóc dở cười, và kết cuộc anh chết v́ căn bệnh tưởng hoàn toàn không có thật của ḿnh.

Trên sân khấu là vậy, nhưng trong thực tế cũng có không ít trường hợp tương tự. Chẳng hạn, khi ở nơi hoang vắng như nghĩa địa, rừng sâu, người lữ khách có thể sợ sệt v́ tưởng tượng đến quỷ ma. Đến một mức độ nào đó, anh ta có thể thấy ma quỷ xuất hiện... cho dù thực tế đó chỉ là những cây khô hay các vật thể nào đó... Đó là do sự tưởng tượng trong tâm thức chi phối nhận thức về thực tại khách quan.

Phương pháp quán tưởng được nêu ra ở đây để gia tăng oai lực của thần chú là hoàn toàn khác, v́ việc h́nh dung chính ḿnh là vị Phật hay Bồ Tát (trong Mật giáo gọi là Bổn tôn) được dựa trên một nền tảng có thật là sự tương đồng về các phẩm tính tốt đẹp giữa bản thân hành giả với vị Bổn tôn được quán tưởng.

Giải thích về điều này, Lạt-ma Thubten Yeshe khẳng định rằng, khi quán tưởng chính ḿnh là Bổn tôn tức là ta đang kích hoạt những phẩm tính sâu xa tốt đẹp nhất có sẵn trong ta, cái gọi là Phật tánh, Chân như.

Đương nhiên, khi quán tưởng ḿnh là Bổn tôn, chúng ta không phải tự dối ḿnh, mà là thực sự đang làm hiển lộ những phẩm tính thiêng liêng vốn luôn hiện hữu trong ta.

Trước hết, hành giả quán chiếu về những phẩm tính cao quư nơi vị Bổn tôn, như từ bi, trí huệ...; tiếp đến, hành giả quán chiếu về những phẩm tính đó đang tiềm ẩn trong chính ḿnh, đang cần phải tu tập để hiển lộ, và qua đó hành giả thấy được sự tương đồng giữa vị Bổn tôn với chính ḿnh.

Hành giả càng “nhập vai” vào sự quán tưởng th́ sự h́nh dung càng rơ nét và năng lực thần chú càng gia tăng, bởi đối tượng tŕ niệm thần chú lúc ấy không c̣n là phàm phu như chúng ta nữa, mà thông qua sức quán tưởng đă trở thành tương đồng với vị Phật hoặc Bồ Tát được quán tưởng.

Đó là phương pháp quán tưởng vị Phật bên trong. Nếu thấy khó thực hiện, chúng ta có thể chọn phương pháp đơn giản hơn là quán tưởng vị Phật bên ngoài.

Theo cách này, chúng ta tôn trí linh ảnh của vị Bổn tôn là Đức Quán Âm Tứ Thủ ngay trước mặt, với kích cỡ tùy chọn khoảng 9 x 12 cm hoặc 20 x 25cm. Ngồi xuống trên tấm đệm, thư giăn tâm trí rồi bắt đầu chiêm ngưỡng linh ảnh Ngài.

Có thể nh́n ngắm Ngài chi tiết hoặc toàn diện. Có nghĩa là tập trung vào từng chi tiết như đầu, tay, chân, măo... của Ngài, hoặc nh́n ngắm toàn thể thánh tướng của Ngài. Trong khi tập trung chiêm ngưỡng linh ảnh, chúng ta niệm thần chú Mani.

Nói chung, việc tŕ niệm trong bối cảnh quán tưởng Bổn tôn sẽ phát huy tối đa công năng thần chú. Bởi lẽ lúc bấy giờ chúng ta bước vào kinh nghiệm của một niềm kiêu hănh thiêng liêng là hóa thân một vị Phật, Bồ Tát. Tâm thức vượt thoát khỏi mọi giới hạn thông thường, được nâng lên một tầm cao giác ngộ.

Tướng trạng thần chú do đó sẽ phát ra những ba động quang minh vi tế, khiến hành giả được trầm ḿnh trong sóng lực tâm linh thần diệu. Từ đó có thể tương thông với bản nguyện bi mẫn vô song của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Mặt khác, khi tŕ chú Mani hành giả sẽ được các loài quỷ thần, dù thiện dù ác, đều hết ḷng ủng hộ, không để những tai ương xâm hại đến chỗ ở, đừng nói ǵ vào tận cửa nhà. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện đă xác quyết như thế trong Phẩm thứ 12.

Tướng trạng thần chú Mani c̣n được biểu hiện ở khẩu lực của hành giả. Sau những năm tháng tŕ niệm, khẩu ngữ của hành giả sẽ tuôn tràn những lời chánh ngữ, có ư nghĩa nội dung cùng với sức thuyết phục cao. Phong mạo của hành giả dần dần chuyển qua đạo phong cốt cách một cách tự nhiên không cần lưu tâm cố gắng. Đặc biệt là ḷng từ bi nảy nở trong hành giả mỗi ngày một lớn theo công phu tŕ niệm thần chú Mani.

Những căn bệnh măn tính tưởng chừng bất trị sẽ dần dần giảm xuống cho đến khi hoàn toàn khỏi hẳn. Trong trường hợp bệnh nan y không thể chữa lành, hành giả tŕ niệm thần chú Mani tuy vẫn có sự đau khổ về thân xác nhưng trong tinh thần không c̣n sự lo sợ, phiền năo như trước kia...

Những biểu hiện đó cho thấy tướng trạng của thần chú Mani đă lộ xuất, chứng minh sống động công phu tu tập của hành giả.

Sẽ là thiếu sót nếu bàn về pháp thiền quán Bổn tôn mà không đặc tả thánh tướng của Đức Quán Âm Tứ Thủ. Trong bài nguyện nổi tiếng “Làm không gian ngập tràn lợi ích của chúng sinh”, Đạo sư Tangtong Gyalbo mô tả như sau:

“Quy y Phật, Pháp và Thánh Tăng.

Cho đến khi con thành Chánh giác.

Nguyện các công đức con tạo được.

Như bố thí, tŕ giới, vân vân...

Khiến con thành Phật để độ sinh.

Chúng con chúng sanh đầy hư không.

Đảnh đầu đều có hoa sen trắng.

Và vầng trăng hiện Mật từ Hrih.

Đấng chí tôn thánh giả Quán Thế Âm.

Khiết bạch quang minh rực năm màu.

Mỉm cười bi mẫn nh́n sanh chúng.

Ngài có bốn tay thật nhiệm mầu.

Hai tay trong bốn, trên chắp lại.

Hai tay phía dưới của Ngài cầm.

Đóa hoa sen trắng, chuỗi pha lê.

Lụa châu trang sức nghiêm thánh thể.

Choàng ngực da nai đội bảo quan.

Trên măo có Phật A-mi-đà.

Đang ngồi trong thế già phu tọa.

Vầng nguyệt sau lưng thanh tịnh soi.

Ngài là chân tính là diệu thể.

Tất cả nương về để quy y.

Nay con đảnh lễ Quán Thế Âm.

Bậc thánh hoàn toàn không khuyết vọng.

Thân báo thanh tịnh suốt một màu.

Đỉnh đầu nghiêm sức viên măn Phật.

Bi mẫn từ tâm nh́n chúng sanh...”

Có lẽ thánh tướng của Ngài được miêu tả mới nhất là trong chuyện kể của Delog Dawa Drolma khi bà được may mắn du hành đến cảnh giới của Ngài. Đối chiếu với những ǵ miêu tả trong kinh điển đều thấy chính xác và giống nhau.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1143 of 1146: Đă gửi: 23 April 2011 lúc 11:10pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



7. MỘT ĐỜI NGƯỜI, MỘT CÂU THẦN CHÚ

Đời người ngắn ngủi, bất quá chỉ được trăm năm. Trong đó, thời gian dành cho ăn ngủ, công việc, giải trí... chiếm hết khoảng 80%. Thời gian thực sự đến với thực hành giáo pháp, dù bất kỳ tôn giáo nào, cũng thật hiếm có. Đó là chưa kể đến bản tính giải đăi, tập quán ương ngạnh và niệm tưởng bất chánh khiến chúng sanh cứ măi lang thang trong vực sâu tăm tối của tam đồ ác khổ.

Đức Quán Thế Âm dơi mắt xót thương muôn loài nên Ngài bi mẫn chỉ ra một mô thức cao siêu vi diệu, giúp chúng sanh vượt cơi luân hồi vào tịnh độ. Ngài dạy:

“Thiền quán về thánh tướng của Ta, tŕ tụng tâm chú của Ta, và cử hành nghi lễ chay tịnh v́ Ta. Những ai nỗ lực thực hành như thế, mặc dù họ từng phạm một trong các tội ác ngũ nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián, Ta vẫn sẽ dẫn họ tới cơi Cực Lạc Tây Phương.”

Đây là thông điệp mới nhất mà Ngài đă phán truyền lại cho Delog Dawa Drolma vào đầu thế kỷ 20.

Đạo sư Dilgo Khyentse khi b́nh giảng tác phẩm “Kho tàng tâm của các bậc Giác Ngộ” của Đại thành tựu giả Patrul Rinpoche cũng đưa ra những lời khuyên chân thành dành cho công việc ư nghĩa nhất của đời người:

“Trong thời đại suy đồi này, v́ trí năng hạn hẹp và thiếu quyết tâm, người ta cần thực hành Pháp trong một h́nh thức được tinh chế. Sự thực hành phối hợp ḷng sùng mộ vị thầy như Bồ Tát Quán Thế Âm, kết hợp với tŕ tụng thần chú Mani (Om mani padme hum) đáp ứng tốt cho nhu cầu ấy.

Thần chú Mani rất dễ nhớ để tŕ tụng nhưng lại tập trung tinh hoa của kinh điển Phật giáo. Nó là tinh túy tâm đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm và sức gia tŕ là vô cùng, vô tận. Nếu bạn lấy nó làm sự thực hành chính cho ḿnh th́ người, trời và ngay cả nhưng ma quỷ xấu ác cũng sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn, và bạn sẽ có một đời sống lâu dài, thoát khỏi bệnh tật và chướng ngại.

Trong đời sau, bạn sẽ được sanh vào cơi Cực Lạc của trụ xứ Potala, hay ít nhất cũng vào một quốc độ có Phật pháp thịnh hành. Đó là bởi thần chú Quán Thế Âm chứa đựng sự gia tŕ và ḷng bi mẫn vô biên của chư Phật...”

Qua đây, chúng ta nhận thức rằng cuộc đời chỉ có ư nghĩa khi ta biết thực hành Chánh pháp. Kinh điển Phật giáo khẳng định sự cao quư của loài người chỉ thể hiện thực sự khi họ biết tu tập Phật pháp để vượt sinh tử luân hồi. V́ các loài thuộc cảnh giới cao hơn như loài trời, loài thần cũng đều không có khả năng thích hợp cho việc tu tập Phật pháp như loài người.

Và trong việc tu tập Phật pháp vào thời đại suy đồi này th́ chỉ có thực hành tŕ tụng thần chú Mani là thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, một đời người sẽ có được giá trị đích thực nhờ sự nối kết với một câu thần chú tinh túy sáu âm của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 10 có một công chúa của vương quốc Ấn Độ, xuất gia khi c̣n trẻ, có pháp danh là Gelongma Palmo (hay tỳ-kheo ni Lakshmi). Bà thọ nhận nhiều giáo lư từ những Đạo sư vĩ đại và thực hành tinh tấn miên mật.

Do nghiệp quá khứ chín mùi, bà bị mắc bệnh phong cùi, bị mọi người xa lánh, ném vào rừng. Bà có thị kiến về Vua Indrabodhi, Ngài khuyên bà nên thực hành pháp Avalokiteshvara (tức là pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm).

Bà đă tŕ chú của Đức Quán Thế Âm nhiều năm liền và liên tục thực hành nhập thất Nyungne, là một thực hành chay tịnh đặc biệt để tịnh hóa nghiệp chướng và tăng thêm sinh khí cho hành giả.

Nhờ ḷng sùng mộ và tinh tấn không ngừng, bà dần dần khỏi hẳn bệnh phong cùi. Bà cũng đồng thời phát triển tâm đại bi vô hạn đối với mọi chúng sanh. Bà trở thành ni sư giác ngộ, dẫn dắt nhiều đệ tử trong việc thực hành pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Một hành giả vĩ đại khác suốt đời hành tŕ pháp Quán Thế Âm là Tangtong Gyalbo (1385-1509). Ngài sinh ra ở miền Tsang thượng của Tây Tạng. Một hôm, khi đang thực hành tŕ niệm thần chú Mani, Đức Quán Thế Âm siêu phàm hiện ra trước mắt Ngài và chỉ dạy, ban phép quán đảnh.

Ngài đạt giác ngộ nhờ tinh tấn tu hành. Dựa trên sự thành tựu của ḿnh, Ngài biên soạn Nghi quỹ thực hành pháp “Làm không gian ngập tràn lợi ích của chúng sanh” để hướng dẫn chúng sanh thực hành pháp tu Quán Thế Âm. Sau khi giác ngộ, Ngài cũng khám phá nhiều bí lục giáo pháp và giới thiệu cho nhiều người tu học.

Ngài đă tôn tạo vô số h́nh tượng, tháp thờ... tượng trưng cho thân, ngữ, tâm của Đức Phật. Ngài đă xây dựng hơn 100 cầu, phà và cầu treo bằng sắt để làm lợi ích cho chúng sanh. Để khuyến khích thiện hạnh trong dân chúng và để hỗ trợ cho phí tổn công việc xây dựng, Ngài đă miêu tả cuộc đời những Bồ Tát trong quá khứ, đặc biệt là Bồ Tát Quán Thế Âm bằng h́nh thức biểu diễn nhạc kịch dân gian. Hoạt động hoằng dương giáo pháp, hóa độ quần sanh của Ngài thật là không thể nghĩ bàn...

Để có thêm luận cứ về xác quyết trên, chúng ta có thể tham cứu thêm những lời tâm huyết của Lạt-ma Zopa Rinpoche, người hiện nay đang lănh đạo Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa trên thế giới. Lời dạy của Ngài thông qua bài giảng mang tựa đề “Những ích lợi của việc tŕ tụng thần chú Om mani padme hum”.

Đương nhiên, dù chỉ một lần đọc tụng thần chú Mani cũng được lợi lạc vô cùng, nhưng để được kết quả khả quan trong đời hiện tại và đời sau nữa, chúng ta cần tinh tấn tŕ niệm suốt một đời người. Sau đây là bản văn chi tiết:

“Những ích lợi của việc tŕ tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thật là vô biên, như bầu trời bao la vô tận.

“Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết chỉ là câu thần chú Om mani padme hum th́ cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục.

Nếu bạn sống cuộc đời ḿnh với thái độ trong sạch, thoát khỏi bám luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời ḿnh trong việc tŕ tụng Om mani padme hum, th́ đó là Pháp thanh tịnh nhất.

“Việc tŕ tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, th́ điều đó hoàn toàn không đơn giản. Ở đây tôi sẽ đề cập cốt lơi của những lợi lạc vô biên đó.

“Tŕ tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn này chỉ một lần sẽ hoàn toàn tịnh hóa sự phá vỡ bốn giới nguyện gốc của Biệt giới giải thoát, và năm tội nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián.

“Trong các tantra (mật điển) cũng đề cập rằng, nhờ tŕ tụng thần chú này bạn sẽ thành tựu bốn phẩm tính để sinh vào cơi Tịnh độ của Đức Phật A-mi-đà và những cơi Tịnh độ khác; vào lúc lâm chung sẽ được thấy Đức Phật và hào quang xuất hiện trên bầu trời; có chư thiên hiện ra cúng dường; không bao giờ bị tái sanh vào các cơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Bạn sẽ tái sanh trong cơi Tịnh độ của Đức Phật hay vào một cơi tái sinh tốt đẹp.

“Khi một người tŕ tụng mỗi ngày 10 chuỗi thần chú này bơi lội trong sông, biển... th́ nước chạm vào thân thể người ấy cũng có được sức gia tŕ.

“Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên của người đó không c̣n bị tái sinh trong các cơi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân thể với lực gia tŕ của những người tŕ tụng thần chú và quán tưởng chính họ trong thánh tướng của đức Quán Thế Âm trở nên mạnh mẽ với lực gia tŕ động đến tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy cũng sẽ không bị tái sanh vào các cơi thấp.

“V́ thế, khi một người mỗi ngày từng tŕ tụng 10 chuỗi thần chú Om mani padme hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy cũng sẽ có được lực gia tŕ, rồi chất nước có lực gia tŕ đó sẽ có thể tịnh hóa hàng tỉ tỉ chúng sinh sống trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng được ở các cơi thấp. Lợi lạc như vậy thật đến mức khó tin!

“Khi một người tŕ chú như thế đi trên đường, gió chạm vào người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng có thể giúp cho những nghiệp bất thiện của chúng được tịnh hóa, và nhờ đó chúng sẽ có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi người ấy xúc chạm vào thân người khác, nghiệp bất thiện của người kia cũng sẽ được tịnh hóa.

“Một người như thế th́ việc ngắm nh́n cũng thật ư nghĩa! Việc nh́n và xúc chạm trở thành phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hóa được nghiệp bất thiện của họ. Bất kỳ sinh vật nào uống nước trong ḍng chảy từng có người tŕ chú như thế bơi lội cũng đều được tịnh hóa.

“Chúng ta may mắn lạ lùng là đă gặp được Pháp và có cơ hội để tŕ tụng và thiền quán về Đức Phật Bi Mẫn. Đó là phương pháp dễ dàng tịnh hóa bất kỳ nghiệp bất thiện nào mà ta từng tích tập, không chỉ trong đời này mà c̣n trong nhiều đời trước nữa.

“Bởi chúng ta từng gặp được Phật pháp và đặc biệt là phương pháp [tŕ chú] này, thật dễ dàng để tịnh hóa nghiệp bất thiện và tích tập công đức vô biên, và do đó thành tựu Giác ngộ. Chúng ta thật may mắn không ngờ.

“Như thế, chẳng c̣n ǵ ngu muội hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội làm người này. Nói chung, chúng ta thường xao lăng và phí phạm cuộc đời ḿnh. Không chỉ có thế, mọi hành vi về thân, ngữ, tâm đều bị hoen ố bởi tham, sân, si, tạo nên nghiệp bất thiện, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không c̣n ǵ ngu muội hơn việc sử dụng thân người hoàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ...”

Trong khi những ḍng chữ này đang được viết ra th́ ở Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Ladakh đều đang thực hiện khóa nhập thất Quán Âm Tứ Thủ và tŕ niệm 100 triệu biến thần chú Om mani padme hum. Khóa nhập thất này cũng được tổ chức ở Viện Chenrezig dưới sự hướng dẫn của Tổ chức FPMT (Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa), mỗi năm chỉ diễn ra một lần!

Ở nước ta chưa có những cuộc nhập thất như vậy, mặc dù không thiếu phương tiện và điều kiện tổ chức. Một số tăng ni cho rằng tŕ niệm thần chú chỉ để phát triển thần thông, không liên quan ǵ đến tinh thần từ bi của Đại thừa. Song, vấn đề không phải vậy. Bởi thần chú là bản tâm của chư Phật, cho nên càng tŕ niệm bao nhiêu, hành giả càng đến gần với bản tâm của chư Phật bấy nhiêu, cho đến khi trở thành hợp nhất. Nhận định về luận điểm này, Lạt-ma Thubten Zopa nói:

“Cho dù bạn hiểu biết giáo lư về cách thiền quán tâm Bồ-đề, bạn vẫn cần thọ nhận những lực gia tŕ đặc biệt của vị Bổn tôn, Đức Phật Bi Mẫn. Bạn nhận những lực gia tŕ này bằng cách thực hiện thiền định và tŕ niệm thần chú Om mani padme hum. Như thế, việc thực hành tâm linh này cũng là một phương pháp thể nhập tâm Bồ-đề, chuyển hóa tâm bạn thành tâm Bồ-đề và làm cho việc thiền quán tâm Bồ-đề của bạn có hiệu quả.”

Lạt-ma Zopa c̣n cho biết, ở trụ xứ của Ngài tại Solu Khumbu trong rặng Hy-mă-lạp sơn thuộc địa giới Nepal có những người sống cuộc đời bằng việc làm duy nhất: Tŕ tụng Om mani padme hum, nhưng không biết một chút ǵ về giáo nghĩa. Mặc dù họ không thể đọc được chữ viết, nhưng họ có ḷng sùng mộ vĩ đại đối với Bồ Tát Quán Thế Âm. Và như thế họ trải nghiệm một cuộc sống ư nghĩa cao cả mà chính bản thân họ cũng không ngờ được.

Dĩ nhiên, mỗi hành giả Mật chú thừa cần phải nhận lễ Quán Đảnh để cho sự hành tŕ thần chú Mani được kết quả cao, đặc biệt là nhận được nhiều sự gia tŕ từ Bổn tôn, Đạo sư, Dakini. Ư nghĩa của việc Quán Đảnh như thế nào, người viết đă có lần đề cập đến trong một tác phẩm trước đây.

Trong trường hợp chưa được nhận phép Quán Đảnh, hành giả vẫn có thể hành tŕ cho đến khi có duyên lành gặp được thiện tri thức, đạo sư, chứ không v́ vậy mà cô phụ ḷng bi mẫn của Đức Quán Thế Âm. Đó là trường hợp của đạo hữu Mật Giác tại thành phố Đà Nẵng.





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1144 of 1146: Đă gửi: 23 April 2011 lúc 11:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



8. VƯỢT LUÂN HỒI VÀO TỊNH ĐỘ

Nhờ nguyện lực vô song của Bồ Tát Quán Thế Âm, thần chú Mani của Ngài mang đến lợi ích cho vô lượng chúng sanh trong sáu cơi luân hồi. Từ việc được nghe, đọc tụng cho đến tŕ niệm và quán tưởng, liên hệ đến sáu âm Om mani padme hum đều được lợi lạc không thể nghĩ bàn.

Tuy nhiên, do căn cơ của mỗi người đều khác biệt, cho nên cần biết phương pháp hành tŕ thần chú Lục tự đại minh này để phát huy hết nội lực của ḿnh.

Cũng như những hoạt động tâm linh khác, phương pháp hành tŕ thần chú Mani nên đi từ mức độ dễ đến khó, từ giản đơn cho đến tinh tế. Song, ở bất kỳ tŕnh độ nào mà hành giả có sự chuyên chú, nhất tâm đều sẽ triển khai được thần lực của thần chú.

Tất cả hoạt động của thân, ngữ, tâm để phát ra câu thần chú Mani một cách đều đặn, thường xuyên gọi là “tŕ chú”. Giờ đây chúng ta đi vào từng cấp độ một: thần chú thông dụng, đại thần chú, đại minh thần chú, vô thượng thần chú, vô đẳng đẳng thần chú.

1. Thần chú thông dụng: hành giả đọc, tụng, tŕ niệm sáu âm Om mani padme hum bằng khẩu và ư. Khẩu là đọc hoặc tụng, ư là niệm thầm trong tâm trí.

2. Đại thần chú: Cách tŕ chú cũng như trên nhưng bổ sung thêm thủ ấn. Trong kinh “Mật giáo Đà la ni thủ ấn đồ tập”, thủ ấn đi kèm theo thần chú Mani là “Quán Âm Thanh Cảnh Ấn”.

3. Đại minh thần chú: Cách tŕ chú cũng như cách thứ hai nhưng khi tŕ chú, hành giả dùng cách niệm kim cương vào ra theo hơi thở. Thở vào niệm Om mani, thở ra niệm Padme hum.

4. Thần chú vô thượng: Cách tŕ chú cũng như cách thứ ba nhưng hành giả cần đi thêm một bước nữa là quán tưởng h́nh ảnh Bổn tôn (Quán Âm Tứ Thủ) ở trên đầu hoặc trước mặt.

5. Thần chú vô đẳng đẳng: Cách tŕ chú giống cách cách thứ ba nhưng ở đây hành giả quán tưởng chính ḿnh là vị Bổn tôn.

Như đă nêu trên, trong 4 oai nghi của con người th́ khi ngồi theo thế kiết già hành giả sẽ tŕ chú có hiệu quả nhất. Trong trường hợp đi đường, lái xe, ngồi xe buưt, máy bay... hoặc ngồi chờ ai đó nơi công sở... hành giả nên sử dụng cách tŕ chú thứ nhất là tiện lợi nhất.

Cách tŕ chú thứ tư và thứ năm tức là “thần chú vô thượng”, “thần chú vô đẳng đẳng” khó thực hành hơn. Chỉ khi nào thuần thục quán tưởng trong thiền pḥng hoặc thiền đường rồi mới có thể áp dụng ở những nơi khác.

Chúng ta đă biết công năng không thể nghĩ bàn của thần chú Mani. Tuy nhiên, tùy theo mỗi cấp độ mà hiệu quả có phần khác nhau. Thuần thục ở hai cấp độ của “thần chú thông dụng” và “đại thần chú”, hành giả phát huy được thần thông thông thường (kính ái, tăng ích, tiêu tai, hàng phục, câu triệu).

Ở cấp độ “thần chú đại minh” khi đă thuần thục, tâm thức của hành giả ḥa nhập với cơi trời Sắc giới (đạt định từ cấp một đến cấp bốn). Lúc này, hành giả đạt được thắng trí, có thể khai triển thần thông dễ dàng và lợi mănh hơn hai cấp độ đầu.

Ở cấp độ của “thần chú vô thượng” (có nghĩa là không ǵ cao hơn) hành giả bắt đầu bước vào mép cửa của thần thông tối thượng là trí huệ Bát-nhă.

Sau khi thuần thục ở cấp độ “thần chú vô thượng” hành giả đi vào căn nhà trí huệ Bát-nhă như nó là của ḿnh, cho nên gọi là “thần chú vô đẳng đẳng” (không ǵ có thể so sánh được).

Trong giai đoạn tŕ niệm này, hành giả dần dần thẩm nhập trí huệ Bát-nhă mà cụ thể là các loại trí huệ như: đại huệ, minh huệ, diệu huệ, pháp huệ, trí huệ biện tài vô ngại, trí huệ tổng hợp. (Geshe Achaya Thubten Loden viết trong tác phẩm “Biển Phương tiện và Trí huệ bất khả phân).

Ở đây cần giải thích trí thứ sáu là “trí huệ biện tài vô ngại”, c̣n gọi là “Tứ vô ngại biện”, tức là bốn loại tài trí biện luận không bị ngăn ngại như sau:

1. Pháp vô ngại biện: rơ biết tất cả các pháp không ngăn ngại, từ các pháp của hàng Thanh văn, Duyên giác cho đến hàng Bồ Tát hay chư Phật.

2. Nghĩa vô ngại biện: rơ biết nghĩa lư không ngăn ngại, tuy có phân ra ba thừa khác nhau biết rơ là rốt ráo chỉ quy về một thừa chân thật, không thấy là có tướng khác nhau.

3. Từ vô ngại biện: khả năng sử dụng ngôn từ không ngăn ngại, đối với một pháp vẫn có thể tùy nghi sử dụng vô số tên gọi.

4. Nhạo thuyết vô ngại biện: khả năng thuyết pháp không ngăn ngại, có thể v́ chúng sanh hoan hỷ diễn thuyết tất cả các pháp, khiến người nghe vui thích.

Bảy trí huệ trên thành tựu, hành giả sẽ được Ngũ trí Như Lai: đó là Diệu quán sát trí, Đại viên cảnh trí, B́nh đẳng tánh trí, Thành sở tác trí và Pháp giới trí. Lúc đó gọi là trí huệ của vị Phật chánh đẳng chánh giác.

Trên con đường Bồ Tát Đại thừa, hành giả phải đi qua tuần tự năm con đường đạo gọi là “ngũ đạo lộ”, tức là trải qua 51 nấc thang tu tiến, nhưng trong Mật thừa th́ pháp môn tŕ chú cũng giúp cho hành giả tự nhiên được đi qua các đạo lộ đó.

Đây là luận giải của Đạo sư Tultsim Gyaltsen, đại hành giả Mật tông của Tây Tạng, xuất thân từ tu viện Ganden, sáng lập ra Đại học Phật giáo Mật tông Thubten Dhargye Ling, ở Long Beach, bang California, Hoa Kỳ.

Ngài cho rằng “Đại thần chú” liên hệ đến Tư lương đạo (giai đoạn tích lũy), “Đại minh chú” liên hệ đến Gia hành đạo (giai đoạn chuẩn bị), “Vô thượng thần chú” liên hệ đến Kiến đạo (giai đoạn thấu hiểu) và “Vô đẳng đẳng thần chú” liên hệ đến Thiền định đạo (giai đoạn tu tập), được chỉ ra trong năm đạo lộ phải đi qua của Bồ Tát Đại thừa. Từ đây có thể cho chúng ta thấy giá trị vô song của thần chú Mani.

Qua luận giải, chúng ta đă nhận thức sâu sắc về tướng trạng của thần chú, công năng cao siêu vi diệu của thần chú. Nhưng để được như vậy, chúng ta phải sử dụng “Ba phương tiện tối thượng”:

– Thứ nhất là chuẩn bị tâm qua việc phát tâm Bồ-đề.

– Thứ nh́ là pháp thực hành chính yếu, tức là tŕ niệm thần chú Lục tự đại minh không xao lăng.

– Thứ ba là kết thúc mỗi thời khóa hành tŕ chúng ta đều hồi hướng công đức v́ lợi ích của tất cả chúng sanh.

Trong tác phẩm “Diệu pháp đạt Giác Ngộ” Đạo sư Dilgo Khyentse nhấn mạnh:

“Ba phương tiện này phải được ứng dụng cho bất cứ pháp thực hành nào, dù chỉ là trong giai đoạn phát sinh hay giai đoạn thành tựu của Mật giáo, hoặc đối với pháp hành Đại thủ ấn, Đại toàn thiện, Trung đạo. Thiếu một trong Ba phương tiện này th́ không thể đạt được kết quả tốt.”

Cụ thể chi tiết của nghi quỹ hành tŕ thần chú Mani được tŕnh bày rơ ràng như sau:

Phương tiện thứ nhất:

Trong đạo phục nghiêm trang, hành giả ngồi kiết già hoặc bán già trên tọa cụ xướng ngôn:

“Đệ tử là... xin quy y Đạo sư, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng từ đây cho đến khi giác ngộ tối thượng! (3 lần) Để giải thoát chúng sanh khỏi lục đạo luân hồi, đệ tử hôm nay thực hành tŕ chú Mani, xin Đức Bổn tôn chứng minh và gia hộ!”

Phương tiện thứ nh́:

Hành giả đi vào phần chính cũng tác bạch Bổn tôn:

“Giờ đây đệ tử bước vào phần chính của tŕ chú, xin Đức Bổn tôn gia tŕ thần lực.”

Hành giả bắt đầu tŕ chú

Tùy theo tŕnh độ, mỗi hành giả tŕ niệm các cấp độ thần chú khác nhau. Riêng “thần chú vô thượng” và “thần chú vô đẳng đẳng” có phối hợp quán tưởng Bổn tôn bên ngoài và bên trong nên hành giả cũng cần tiến hành tuần tự theo diễn tŕnh sau đây:

– Đối với Bổn tôn bên ngoài, hành giả quán tưởng trên đầu một hoa sen lớn màu trắng hoặc màu khác tùy theo sở thích, trên đó là một chủng tự Hrih tỏa hào quang. Lúc này, hành giả bắt ấn triệu thỉnh và niệm tinh túy thần chú là 3 âm : OM AH HUM. Liền sau đó linh ảnh của Quán Âm Tứ Thủ hiện lên từ chỗ chủng tự. Bấy giờ trong tâm thức hành giả, thánh tướng của Ngài dần dần xuất hiện đầy đủ những tướng hảo chánh và phụ.

– Nếu không quán tưởng được như trên hành giả chỉ cần đọc bài nguyện “Làm không gian ngập tràn lợi ích của chúng sanh” của Đạo sư Tangtong Gyalbo là Bổn tôn sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu. Trong bối cảnh có Bổn tôn lấp lánh hào quang, đôi mắt bi mẫn nh́n chúng sanh, hành giả tŕ niệm thần chú Om mani padme hum.

– Để quán tưởng Bổn tôn bên trong, hành giả dùng thủ ấn thỉnh nhập niệm Om ah hum, h́nh dung Bổn tôn trên đầu ḥa nhập với ta thành một. Bấy giờ hành giả mang thánh tướng của Bổn tôn với đầy đủ những tướng chánh và phụ của Bồ Tát đẳng giác.

Lúc này, hành giả tŕ niệm thần chú Mani cũng không ǵ khác biệt với Đức Quán Âm Tứ Thủ tuyên thuyết thần chú. Muôn ngàn tia sáng đủ màu phóng xuất ra từ hành giả trong thân tướng Bồ Tát làm lợi lạc chúng sanh muôn loài đang khổ đau và mong cầu giải thoát.

Ánh sáng màu trắng làm lợi lạc cho những người thân (cha mẹ, ông bà, anh em... đă chết) ở vị trí bên tay trái hành giả; ánh sáng vàng làm lợi lạc cho những người thân đang c̣n sống, ở bên tay phải hành giả; ánh sáng màu đỏ làm lợi lạc cho những kẻ thù, kẻ đối nghịch, ở phía trước mặt hành giả; ánh sáng màu xanh làm lợi lạc cho bằng hữu của hành giả, ở phía sau lưng; ánh sáng màu tím nhạt làm lợi lạc cho những oan hồn uổng tử, ở về phía sau chót.

Công phu càng sâu dày, thần chú của hành giả càng phát ra công năng mănh liệt, cho đến khi hành giả và vị Bổn tôn trở thành tương thông hợp nhất. Đây là công phu của “thần chú vô đẳng đẳng”. Sau thời thiền, hành giả quán tưởng những ánh sáng năm màu ấy biến thành hàng ngàn, hàng vạn quả cầu nhập vào tim hành giả.

Từ đây, hành giả trong thánh tướng Bổn tôn thể nhập vào tim Phật A-mi-đà ở trên cao, đang chứng minh sự gia tŕ của hành giả trong thánh tướng Bổn tôn đến tất cả chúng sanh. Sau đó, toàn thân Phật A-mi-đà biến thành ánh sáng hoàng kim, phóng xuất về trụ xứ Tây phương Cực lạc. Hành giả an trú trong trạng thái đó cho đến khi không c̣n tập trung được nữa.

3. Phương tiện thứ ba

Hành giả bắt ấn xả thiền rồi đọc kệ hồi hướng:

“Nguyện đem công đức này.

Hướng về khắp tất cả.

Đệ tử và chúng sanh.

Đều trọn thành Phật đạo.”

Đạo sư Dilgo Khyentse dạy rằng:

“Khi công đức được hồi hướng, quả tốt của công đức sẽ gia tăng liên tục thay v́ tàn lụi dần, như chất men theo thời gian sẽ nảy nở thêm. Khi hành giả hồi hướng, nên ư thức rơ ràng về việc hồi hướng của ḿnh, giống như đang dâng lễ vật cho từng chúng sanh một. Không nên nghĩ rằng công đức được chia ra cho mọi chúng sinh, mà là mọi chúng sanh đều sẽ nhận được trọn vẹn công đức đó...”

Tóm lại, mọi hoạt động tâm linh dựa trên ba phương tiện tối thượng này, th́ dù một việc nhỏ nhặt cũng sẽ mang lại cho hành giả những lợi ích vô cùng. Đây là nền móng giúp cho hành giả xây dựng lâu đài Giác ngộ ở Cực lạc Tây phương.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1145 of 1146: Đă gửi: 23 April 2011 lúc 11:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



9. TỰ QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TÂM LINH

Người Phật tử tại gia nếu giữ được trọn vẹn Năm giới (Ngũ giới) th́ sau khi chết chắc chắn sẽ được tái sanh vào cơi người. Năm giới đó là: không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm và không uống rượu.

Tương tự, để được tái sanh lên các cơi Trời cần phải tu tập đủ Mười điều lành (Thập thiện đạo), bao gồm:

1. Không sát sanh, thường làm việc tha thứ và phóng sanh.

2. Không trộm cắp, thường tu hạnh bố thí, giúp đỡ, san sẻ với mọi người.

3. Không tà dâm, luôn giữ ḷng chung thủy một vợ một chồng.

4. Không nói dối, luôn nói lời chân thật.

5. Không nói trau chuốt, thô tục, thường nói những lời có ư nghĩa, có ích lợi.

6. Không nói đâm thọc, gây chia rẽ, thường nói những lời tạo ra sự đoàn kết, thương yêu nhau.

7. Không nói lời độc ác, gây tổn hại, thường nói những lời ôn ḥa, nhu thuận.

8. Không tham lam, luôn quán xét rằng mọi thứ của cải vật chất đều chỉ là giả tạm, không thường tồn.

9. Không sân nhuế, thường tu tập hạnh từ bi, nhẫn nhục.

10. Không ngu mê, tà kiến, thường sáng suốt tu tập theo chánh kiến.

Việc thực hiện được như trên là một quá tŕnh tự thân phấn đấu lâu dài, mới có thể khiến cho sự tŕ giới hay tu tập thiện hạnh trở thành hoạt động tự nhiên của thân, ngữ, tâm. Trên thực tế, nếu không có một sự quyết tâm kiên tŕ th́ quả thực rất khó để làm được trọn vẹn.

Đó là v́ sự tu tập đơn thuần như trên được gọi là con đường lập hạnh bằng tự lực bản thân. Con đường này tuy hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thực tế là quá khó để thực hiện trong kiếp người ngắn ngủi!

Bởi lẽ, sự huân tập các tập khí xấu ác của mỗi chúng ta đều đă bắt đầu từ vô thủy đến nay, mà sự tu tập thiện hạnh th́ hầu như quá ít ỏi. (Đây cũng chính là một trong các lư do khiến chúng ta hôm nay đang hiện hữu trong cơi Ta-bà này.)

Mặt khác, việc h́nh thành được một tính tốt cần phải hành tŕ nhiều năm, nhưng sự nhiễm ô một thói xấu chỉ cần trong vài ngày! Nếu làm một bài toán bù trừ qua lại sẽ thấy rơ: việc xấu gia tăng theo cấp số nhân, trong khi việc thiện gia tăng theo cấp số cộng!

Tiện thể, người viết cũng xin nêu ra sự gia tăng của một nghiệp xấu đă tạo như thế nào qua sự xác quyết của giáo điển:

“Nếu bạn giết một con trùng nhỏ bé mà không tu hành tịnh hóa ngay trong ngày, sức nặng của nghiệp bất thiện đó sẽ tăng lên gấp đôi ở ngày kế tiếp; ngày thứ ba lại tăng gấp đôi, ngày thứ 15 sẽ nặng như giết một con người.

Đạo sư Pabongka Decheng Nyingpo c̣n xác quyết rằng vào ngày thứ 18 th́ nghiệp xấu này sẽ tăng lên gấp 131.072 lần. Và như thế, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trôi qua, một nghiệp bất thiện nhỏ sẽ nhân lên nhiều lần, sớm muộn ǵ cũng sẽ trở thành một ngọn núi với kích thước của trái đất này. Và đến lúc chết, nó trở nên quá đỗi nặng nề...”

Với thực tế như vậy, làm sao chúng ta có thể trở nên một người hiền thiện hoàn hảo? Tựa như kẻ nghèo khó, dẫu nỗ lực đến đâu cũng chỉ làm ra được 100 đồng mà việc chi tiêu nuôi sống hằng ngày đă mất cả 1.000 đồng, biết bao giờ có tiền tích trữ pḥng khi ốm đau, nói chi đến chuyện làm giàu?

Sự bế tắc của vấn đề ở đây chỉ có thể được giải quyết nhờ biết sử dụng kèm theo một sức mạnh giúp đỡ từ bên ngoài. Ví như người nghèo khó kia, bỗng nhiên nhận lại được quan hệ với cha mẹ giàu có từ lâu thất lạc, liền được cha mẹ giúp cho những khoản tiền lớn, cộng thêm với sự cần kiệm và chịu khó của ḿnh nên chẳng mấy chốc sẽ trở nên giàu có, thoát khỏi nỗi khổ đói nghèo.

Đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng chính là cha mẹ giàu có đă từ lâu thất lạc của tất cả chúng ta. Khi chúng ta đặt niềm tin vững chắc vào Ngài, đó là ta thiết lập lại mối quan hệ mà chính ta đă từ lâu đánh mất do sự si mê.

Ngay khi đó, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ của Ngài với những “khoản tiền lớn” là lực gia tŕ thông qua việc tŕ niệm thần chú Mani. Với sự giúp đỡ to lớn này, kèm theo với nỗ lực tu tập của tự thân chúng ta, chắc chắn ta sẽ trở nên giàu có cả về mặt tâm linh cũng như thể chất:

Khi c̣n sống sẽ được khang an, thịnh vượng, hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ được văng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà.

V́ sao được như vậy? Mật điển Ghuyasamaja khẳng định:

“Ai t́m giải thoát trong chốn luân hồi, th́ ngay tại đó họ cũng được tăng trưởng thịnh vượng trong cuộc sống đời thường.”

Phương pháp hành tŕ thật đơn giản như đă nêu trên. Phần tự lực của hành giả tất nhiên là thiết yếu, nhưng thành tựu chính là nhờ vào phần tha lực gia tŕ vô song của vị Bổn tôn Quán Âm Tứ Thủ. Nhờ đó, hành giả khi đă nỗ lực hành tŕ th́ chắc chắn sẽ dễ dàng thành tựu, và chính trong quá tŕnh hành tŕ miên mật đó mà việc tŕ giới và tu tập thiện hạnh cũng tự nhiên được thành tựu.

Điều này sở dĩ có được là v́ hành giả đă thông qua sự hành tŕ mà chuyển hóa được tâm thức, và khi tâm thức đă chuyển hóa th́ mọi hành vi cũng như nghiệp lực đều dần dần được chuyển hóa theo hướng tốt đẹp hơn. Đây là một đặc điểm ưu việt của Mật thừa, mà ở đây cụ thể là chúng ta đang áp dụng phương pháp tŕ niệm thần chú Mani do Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ dạy.

Sau đây là một câu chuyện có thật ở Tây Tạng, chứng minh rằng khi thực hành Mật thừa cũng là cùng lúc thực hành cả Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ Tát thừa.

Lạt-ma Rinchen Zangpo là đạo sư danh tiếng nhất Tây Tạng, được Nhà vua cử làm phiên dịch cho Đạo sư Atisha từ Ấn Độ sang giáo hóa. Ngài Rinchen Zangpo lớn hơn Ngài Atisha đến 24 tuổi, đă làu thông kinh điển Phật giáo.

Bởi vậy, thật tự hào khi Ngài Zangpo kể ra hàng loạt kinh luận ḿnh đă đọc và thực hành. Ngài Atisha khâm phục thốt lên: “Sau khi gặp Ngài, tôi thấy thật ra chẳng cần tôi ở Tây Tạng làm ǵ, v́ đă có một vị đạo sư như Ngài là quá đủ rồi!”

Tuy vậy, muốn thử nghiệm lại việc thực hành Pháp như thế nào để quyết định việc trở lại Ấn Độ, Ngài Atisha đặt câu hỏi: “Theo Ngài th́ thế nào, Rinchen Zangpo, ta nên tu các giáo pháp theo thứ tự có trước có sau hay có thể hành tŕ cùng lúc?”

Ngài Rinchen Zangpo đáp ngay: “Theo thứ tự có trước, có sau.”

Nghe câu trả lời này, Atisha không đồng ư, Ngài nói một giọng như ra lệnh: “Tất cả các giáo pháp được hành tŕ cùng một lúc. Tất cả các vị thánh đều hiện thân từ một gốc, và chỉ cần chứng ngộ các vị đó trong một khoảnh khắc duy nhất. Hoàn toàn vô ích nếu như hiểu biết hàng ngàn pháp sự mà bỏ quên đi phút giây mà tất cả đều hội tụ và tất cả đều giải thoát.”

Thấy vị tỳ-kheo Tây Tạng có vẻ chưa tin hẳn, Đạo sư Atisha nói tiếp: “Bây giờ tôi đă biết v́ sao tôi phải đến Tây Tạng!”

Sau đó, Ngài Rinchen Zangpo được Đạo sư Atisha chỉ giáo, chuyển sang thực hành thiền quán Bổn tôn. Mười năm sau, vị tỳ kheo già đó đă chứng đạt tự tại, không lệ thuộc vào bất kỳ phương tiện nào nữa.

Trước khi chết, Ngài Rinchen Zangpo, người đă giác ngộ, tập hợp đệ tử lại và tâm sự: “Tới lúc ta cao tuổi, ta c̣n phải học và tu tập thiền định Thanh văn. Sau khi gặp Atisha, tâm ta mới được giải thoát trong phép thiền quán đích thực.”

Trong tác phẩm “Mật thừa Tây Tạng”, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV chỉ ra 31 điểm tinh yếu về sự khác biệt giữa Tiểu thừa (Thanh văn, Độc giác thừa) và Đại thừa (gồm Thừa Hoàn Thiện là Đại thừa Hiển giáo, Kim cương thừa là Đại thừa Mật giáo), trong đó Ngài đối chiếu đặc điểm ưu việt của Mật thừa so với Thừa Hoàn Thiện (Đại thừa Hiển giáo) qua các điểm như sau:

Hai Đại thừa, tức là Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa, có cùng quả vị và trí huệ; bởi thế sự khác biệt nằm ở phương tiện, đó là đặc trưng đặc biệt Yoga hóa thần của Tantra. (Điểm khác biệt thứ 18)

Phương tiện trong Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa là như nhau về nền tảng của thực hành, đó là tâm Bồ-đề và những công hạnh song hành là Lục Ba-la-mật. Tuy nhiên, Mật thừa có đặc trưng phụ trội là Yoga Hóa thần. Tánh không là đặc trưng của Yoga Hóa thần v́ Bổn tôn lưu xuất từ Chân tâm của hành giả, chứ không từ đâu khác như Yoga Hóa thần của ngoại đạo phi Phật giáo. (Điểm khác biệt thứ 20)

Sự khác biệt về tốc độ giữa hai Đại thừa là do một sự tích tập công đức nhanh hơn trong Mật thừa (nếu người ta có thể thực hành nó), có từ sự trau giồi Yoga Hóa thần.

Đây là phương pháp thiền quán Bổn tôn trong bối cảnh thanh tịnh triệt để: nơi chốn một đức Như Lai trụ xứ sau khi giác ngộ viên măn; thân thể là sự biểu lộ của Pháp thân trong môi trường chung quanh và những thánh chúng tùy tùng; những y báo hiển lộ của cấp độ Phật tánh; những đại lực vô dụng công của một vị Phật giáo hóa chúng sanh.

Những trạng thái tương tự với 4 yếu tố này là thánh tướng của vị Phật được thiền quán trong Mật thừa. (Điểm khác biệt thứ 21)

Thừa Hoàn Thiện không có thiền quán Bổn tôn (Yoga Hóa thần) dù cho có sự thiền định trau giồi một h́nh thức tương tự của Pháp thân, tức là thiền quán Chân như, tánh Không. (Điểm khác biệt thứ 26)

Đối với Mật thừa, th́ sự khác biệt trong tốc độ nhanh hơn so với Thừa Hoàn Thiện là đoạn đường từ lúc bắt đầu con đường “Tư lương đạo” đến “Kiến đạo” nhanh hơn một A-tăng-kỳ kiếp so với thời gian cần thiết trong Thừa Hoàn Thiện. (Điểm khác biệt thứ 29)

Ngoài ra, Đạo sư Khetsun Sangpo, người được Đức Đạt-lai Lạt-ma đặc cử giảng dạy ở Nhật Bản 10 năm, đă khẳng định:

“Mật thừa giống như một căn nhà ở giữa cánh đồng rộng mà chúng ta có thể vào từ bất cứ hướng nào: đông, tây, nam, bắc. Hành giả không bị bắt buộc phải vào một lối nào, v́ có đủ các pháp môn thích hợp cho từng hạng người.

Trong các thừa Thanh văn và Bồ Tát, hành giả phải đi theo một con đường hẹp, c̣n trong Thần chú thừa (Mật thừa) th́ có nhiều phương tiện dị thường để tích lũy công đức và trí huệ một cách nhanh chóng, v́ vậy hành giả mau đạt giác ngộ. Nhanh và dễ là đặc điểm của Mật thừa.”

Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy rằng, đă là người là Phật tử th́ nên chọn theo Tantra (Mật chú thừa), và nên theo Tantra Yoga Tối Thượng (Du-già Tối thượng của Mật thừa) nếu có thể được, bởi v́ đó là chọn lựa tốt nhất, bởi v́ Vajradhara chỉ dạy Tantra Yoga Tối thượng.

Nhưng Ngài chỉ dạy điều này với những ai có thể thực hành. Với những người mà Tantra Yoga Tối Thượng không thích hợp th́ Ngài dạy Tantra Yoga (Du-già Tương tục). Với những người mà Tantra Yoga không thích hợp th́ Ngài dạy Tantra Thực Hiện.

Với những người không thích hợp với Tantra Thực Hiện th́ Ngài dạy Tantra Hoạt Động. Với những người không thích hợp với Tantra Hoạt Động th́ Ngài dạy theo kinh điển, trong đó ngay cả tên gọi Mật thừa cũng không có.

Như vậy, những hành giả Mật thừa sẽ có cơ hội tu hành ở những giai đoạn Du-già khác nhau tùy theo khả năng của ḿnh.

Nếu chư vị nào đang tu hành theo Tịnh độ tông, có nghĩa là chuyên tâm niệm Phật A-mi-đà th́ cũng có tŕ chú trong thời công phu của ḿnh như thần chú Thủ lăng nghiêm, chú Đại bi, chú Văng sanh, chú Thiên nữ, chú Kiết tường... bao gồm 10 thần chú gọi là “thập chú”.

Các thiền sư vĩ đại cũng khuyên mọi người tŕ chú như Ngài Vĩnh Minh, Hám Sơn ngày xưa. Ngày nay th́ có các Ngài Quảng Khâm, Tuyên Hóa...

Tuy vậy, cách hành tŕ xen kẽ như thế không “thuần Mật” như Mật thừa Tây Tạng hiện nay.

Một số Phật tử có thể sẽ hỏi rằng, hành giả Tịnh độ tông khi qua đời sẽ văng sanh về cơi Phật A-mi-đà, c̣n hành giả Mật tông th́ sẽ về đâu? Ngay từ đầu sách, người viết đă nêu rơ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm là khi tŕ niệm thần chú Mani của Ngài, lúc lâm chung Ngài sẽ đón rước về Tây phương Cực lạc của Phật A-mi-đà, cho dù trước kia người đó từng phạm tội ngũ nghịch.

Tuy nhiên, cần nên biết rằng pháp môn tŕ niệm thần chú ở đây có thể đi đôi với sự phát nguyện văng sanh Tây phương Cực lạc. Đó là quan điểm của Mật gia Song Nguyễn chúng tôi, đă xác định ngay từ buổi đầu tu học.

V́ sao như vậy? Bởi v́ người con nào cũng muốn theo cha mẹ sinh sống để được thương yêu, che chở. Cũng vậy, chúng ta hành tŕ pháp môn tŕ chú Mani của Mật thừa Tây Tạng là đương nhiên công nhận người bảo hộ cao quư nhất, hiệu quả nhất của ḿnh là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Hiện nay, trụ xứ của Ngài là ở hai cơi tịnh độ: Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà, và cơi Hoan Hỷ Cực lạc là cảnh giới Potala của Ngài. Trong khi sống chúng ta theo chân Ngài, phát nguyện trở về cảnh giới của Ngài. Dĩ nhiên, sau khi chết ta cũng theo Ngài về cơi Tịnh độ, v́ câu thần chú của Ngài là kim chỉ nam cho chúng ta nhắm hướng.

Với niềm tin kiên cố qua nhiều năm tháng hành tŕ, chúng ta sẽ không sợ hăi vào lúc lâm chung, mà ngược lại đó là lúc cảm nhận niềm vui sắp được giải thoát khỏi thân nghiệp, được về với quốc độ Cực Lạc của Ngài.

Chúng tôi sẽ dựa vào một số luận điển để giải thích thêm về niềm tin này.

Theo giáo pháp Mật tông, sau khi mạng chung, thần thức chúng ta sẽ mang thân trung ấm trong một cảnh giới trung gian giữa đời sống cũ và đời sống mới (cơi trung ấm), vậy thần chú Mani có tác dụng ǵ vào lúc đó?

Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển 8) th́ vào lúc chết có hai cách mà tâm thức chúng sinh có thể đi tới: đi thẳng lên hoặc đi thẳng xuống. Đi thẳng lên cơi Tịnh độ là cách của một hành giả thượng thặng được giải thoát ngay sau khi chấm dứt hơi thở sau cùng.

Đi thẳng xuống địa ngục là những ai đă phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết Thánh tăng, gây chia rẽ Tăng đoàn, phỉ báng Giáo pháp của Đức Phật. Sự báng bổ Giáo pháp có nghĩa là sau khi bắt đầu con đường tu tập và tự hứa giữ giới luật, giới nguyện.

Sau khi đă đặt niềm tin và sự sùng mộ nơi Pháp, đă hoàn toàn tin tưởng vào Đức Phật và Phật pháp, rồi lại hoàn toàn thay đổi thái độ, phát triển cái thấy sai lệch (tà kiến) và cho rằng các giáo lư đều không chân thật, và không có nhân quả, không có ǵ là ác hạnh.

Đối với hành giả giác ngộ giải thoát không có thân trung ấm (bardo). Họ đạt giải thoát vào Pháp thân khi trút hơi thở cuối cùng. Nếu điều đó không xảy ra với chúng ta, những hành giả b́nh thường, th́ vào lúc đó khi mang thân bardo, chúng ta bắt đầu tri giác các hiện tượng.

Năm màu ánh sáng sẽ xuất hiện và từ đó các cơi tịnh độ của các Bổn tôn sẽ phô diễn. Nếu chúng ta có thói quen thực hành thiền quán Bổn tôn, th́ nhờ niềm tin của ḿnh, khi ta nh́n thấy Ngài trong bardo, ta sẽ cảm nhận được sự cuốn hút về phía Ngài và được giải thoát trong giác tánh Báo thân.

Khi đang mang thân bardo, một câu thần chú Mani lúc đó có hiệu quả mănh liệt, v́ nó báo hiệu cho ta biết đâu là Bổn tôn của ḿnh. Đây là lư do cơ bản để chúng ta tự nhắc nhở ḿnh hành tŕ pháp môn này suốt cuộc đời để sử dụng trong giây phút hệ trọng đó.

Một số Phật tử hoài nghi rằng lâu nay họ quen tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để cầu siêu cha mẹ, ông bà, họ hàng thân thích, như vậy áp dụng tŕ niệm thần chú Mani cho việc hộ niệm, cầu siêu có được kết quả chăng?

Để giải thích vướng mắc này, người viết xin trích dẫn lời dạy xác quyết mới đây nhất vào năm 1986 ở Mỹ Quốc của Ḥa thượng Tuyên Hóa, cao tăng đắc đạo người Trung Quốc, khi thuyết giảng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói:

“Bồ Tát Địa Tạng khuyến khích mọi người niệm thần chú Lục tự đại minh. Nếu quư vị nào tŕ niệm th́ khi cầu xin bất cứ điều ǵ cũng sẽ được toại nguyện.”

Một số khác lại suy diễn, khi hộ niệm người hấp hối lúc lâm chung, người ta thường quen mời chư tăng ni tụng kinh A-di-đà, hoặc đọc thần chú Văng sanh của Ngài. Như vậy, thần chú Mani của Bồ Tát Quán Âm áp dụng lúc đó có linh nghiệm không?

Tiện đây, người viết xin xác quyết lại một lần nữa: Bồ Tát Quán Âm đă tuyên xưng Ngài là hiện thân của tất cả chư Phật, c̣n thần chú Mani của Ngài có công năng đóng cửa sáu nẻo luân hồi, th́ sự hộ niệm bằng thần chú Mani có tác dụng như khi đọc thần chú Văng sanh hoặc đọc tụng kinh A-di-đà.

Dĩ nhiên, điều này dễ dàng hơn cho mọi người v́ thần chú Mani chỉ có sáu âm tiết, ai cũng có thể đọc tụng hoặc tŕ niệm được.

°

Mật gia Song Nguyễn là nơi tịnh cư tu tập của người viết, đă từ lâu chọn pháp môn tŕ chú Mani làm cốt lơi tu tập, song hành với phát nguyện văng sanh Tây phương Cực lạc. Những hành giả của Mật gia Song Nguyễn tuy ở những tŕnh độ tâm linh khác nhau nhưng đều dùng thần chú Mani làm nền tảng tiến tu. Ở đây, khi tọa thiền đều thực hành theo Nghi quỹ Mật giáo, áp dụng Ba phương tiện tối thượng, trong đó phần chính là tŕ niệm thần chú Mani.

Cần nhấn mạnh rằng từ “tŕ niệm” có nghĩa là đọc thầm trong tâm trí, không phát ra âm thanh như khi “tŕ tụng”. Ở thiền pḥng luôn tôn trí linh ảnh, hoặc tôn tượng Đức Quán Âm Tứ Thủ trước mặt hành giả để dễ thiền quán Bổn tôn bên ngoài. Bên cạnh đó, ngoài những phẩm vật cúng dường cố định, c̣n có trang trí đồ h́nh Mạn-đà-la, đồ h́nh các câu thần chú Mật tông.

Tư thế tọa thiền tuy không bắt buộc ngồi kiết già, nhưng đây là một mục tiêu đầu tiên cần phải đạt được trước khi muốn tiến nhanh trên đạo lộ giải thoát. Việc tọa thiền không ấn định số lần trong ngày và thời gian mỗi lần, chỉ tùy theo khả năng và tâm trạng của mỗi hành giả.

Hành giả có thể ngồi 5 phút một thời thiền, hoặc nhiều cho đến bao nhiêu tùy ư. Hành giả ngồi thiền bao nhiêu thời trong ngày cũng được, nhưng ít nhất là mỗi ngày một thời. Tuy nhiên, hành giả Mật gia Song Nguyễn không được bỏ tọa thiền quá 3 ngày liên tục.

Theo truyền thống, mỗi ba tháng một lần vào ngày mồng một âm lịch có chương tŕnh Pháp hội mang tên là “Đêm trắng Mật gia”. Đêm đó, mỗi hành giả tham gia thực hành tâm linh từ 23 giờ cho đến 5 giờ sáng hôm sau. Chương tŕnh gồm những hoạt động Phật pháp khác nhau. Tiêu biểu dưới đây là chương tŕnh Pháp hội “Đêm trắng Mật gia” được tổ chức vào mồng một tháng Giêng năm Kỷ sửu (2009):

I. Tọa thiền từ 23 giờ đến 24 giờ

II. Thiền hành từ 24g10 đến 24g30

III. Đọc tụng giới nguyện Mật giáo từ 1h30 đến 2g00

IV. Thiền hành từ 2g00 đến 2g20

V. Pháp thoại từ 2g30 đến 3g30

VI. Thiền hành từ 3g40 đến 4.00

VII. Giảng pháp từ 4g00 đến 5g00

Ở đây cần có vài giải thích.

Thiền hành tức là thiền trong tư thế đang đi. Phương pháp thiền hành ở Mật gia là khi đi tŕ niệm thần chú Mani. Chân trái bước trước niệm Om mani, chân phải bước sau niệm Padme hum.

Pháp thoại là lời tự bạch của mỗi hành giả về kinh nghiệm tu tập của ḿnh, hoặc có khi là ư kiến của mỗi hành giả về một chủ đề chung, chẳng hạn như “Vai tṛ của niềm tin trong đạo Phật”.

Giảng pháp là việc của Giáo thọ thiện tri thức, mỗi chương tŕnh Pháp hội sẽ có mỗi bài thuyết pháp khác nhau. Sau đó là thảo luận, giải đáp thắc mắc về Phật pháp.

Đặc biệt cần nhấn mạnh là việc đọc tụng giới luật Biệt giải thoát, giới nguyện Mật giáo và giới nguyện Bồ-đề tâm của hành giả Mật tông.

Trong Mật gia Song Nguyễn, có hành giả phát nguyện giữ đầy đủ 98 giới (10 Biệt giới giải thoát, 24 giới nguyện Mật giáo, 64 giới nguyện Bồ-đề tâm ), có hành giả thọ tŕ 5 giới hoặc 10 giới Biệt giải thoát... Tuy nhiên, ít nhất hành giả cũng phải thệ nguyện giữ được 5 giới Biệt giải thoát. Mỗi tháng 2 lần đọc tụng giới nguyện vào ngày rằm và mồng một âm lịch. Có như vậy, thần lực của thần chú mới được gia tăng theo thời gian.

Vai tṛ tối quan trọng của giới luật được Đức Phật nhấn mạnh trong kinh Đại Bát Niết-bàn, được thuyết giảng ngay trước khi ngài nhập diệt:

“Này A-nan! Giới luật [Phật đă chế định sẽ] là bậc thầy lớn nhất của các ông, y theo đó mà tu hành có thể đạt được định và tuệ rất thâm sâu, thoát khỏi thế tục.”

Thiển nghĩ, cho dù không am hiểu giáo lư Mật tông của Phật giáo, nhưng h́nh ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV đang mang ánh sáng Mật tông đến với hàng triệu người, được hoan nghênh nhiệt liệt trên thế giới hiện nay, qua đó chúng ta cũng đủ cơ sở xác quyết rằng việc thực hành giáo pháp đem lại lợi lạc cho nhiều người, mà trước hết là bản thân ta.

Lạt-ma Thubten Zopa, người mà chúng ta biết đă khuyến tấn đệ tử của ḿnh là đạo hữu Iran Green thực hiện công tŕnh điêu khắc Ngọc Phật “Polar Pride” (Niềm kiêu hănh của Bắc Cực), rồi sau đó triển lăm tại Việt Nam, vào giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 4 năm 2009, khẳng định:

“Mọi vấn đề rắc rối xảy ra đều do không thực hành Pháp; mọi sự trở nên hanh thông là nhờ thực hành Pháp.”

Bản thân Ngài là một minh chứng sống động hiện nay về thực hành pháp môn tŕ chú Mani, đă làm lợi lạc cho vô số chúng sanh qua những kỳ nhập thất tŕ tụng thần chú Mani được tổ chức ở đất nước Nepal, cả ở phương Tây dưới sự chủ tŕ của chi nhánh Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa (FPMT).

Thêm một Đạo sư vĩ đại với công hạnh siêu phàm khác là Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ XII, đứng đầu ḍng phái Drukpa có chiều dài truyền thừa qua 800 năm, đă phát động phong trào “Sống để yêu thương” trên toàn thế giới. Ngài c̣n chủ trương giáo hóa nhiều nước Á Châu, trong đó có Việt Nam bằng chuyến hoằng hóa giáo pháp Mật tông, ban lễ Quán đảnh cho Phật tử ở nước ta liên tiếp 2 lần (2007 và 2008). Ngài đă chủ tŕ buổi lễ cầu nguyện cho thế giới ḥa b́nh bằng tŕ niệm tập thể thần chú Mani 100 triệu biến như đă nêu ở đầu sách.

Thực sung sướng biết bao khi chúng ta được biết, và những ai là hành giả Mật tông đều công nhận, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV, Pháp vương Gyalwang thứ XII, là những hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Để kết luận, người viết xin được trích dẫn hai điều tâm huyết trong tác phẩm “37 Pháp hành Bồ Tát đạo” của Đạo sư Thogme Zangpo khuyên chúng ta nên thực hiện:

– Đă được thân người quư hiếm với đầy đủ tự do và thuận lợi, vậy hăy chuyên cần lắng nghe, suy gẫm và thực hành giáo pháp bất kể ngày đêm, để giải thoát cho ḿnh và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ nhất)

– Thân bằng quyến thuộc lâu năm rồi cũng sẽ chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi và nước mắt rồi cũng phải bỏ lại. Thần thức là khách trọ trong căn nhà thân xác rồi cũng phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ tư)

Giờ đây, mỗi người chúng ta hăy tự quyết định vận mệnh tâm linh của chính ḿnh! Cho dù ở phương diện nào đi nữa, chúng ta cũng phải hiểu rằng ch́a khóa thành công trong mọi nỗ lực là sự tinh tấn, có nghĩa là quyết tâm và chí khí.

Nếu bạn quyết tâm được giàu có, bắt đầu với chỉ số tiền nhỏ, cuối cùng bạn cũng có thể là triệu phú. Nếu bạn quyết tâm học, rồi bạn sẽ trở thành uyên bác. Nếu bạn quyết định thiền tập, rồi bạn sẽ t́m ra phương thức giải thoát khỏi ràng buộc thế sự, để tập trung cho thực hành Pháp. Tùy bạn chọn lựa mục đích thế gian hay xuất thế gian.

Qua thực hành Pháp, giống như một nhà vô địch khuất phục những đối thủ truyền kiếp của ḿnh, bạn sẽ đánh bại một lần cho tất cả mai sau, sự chấp ngă đă ăn sâu tận gốc rễ tâm thức của ḿnh trong vô số tiền kiếp. Đó là lời khuyên chân thành và sáng suốt của Đạo sư Dilgo Khyentse.

Và người viết xin nêu ra một yếu tính giác ngộ được chỉ rơ trong kinh sách: “Không ai sở hữu được Phật pháp, ngoại trừ những người kiên tŕ thực hành Pháp.”

Cuối cùng là quy định cần thiết bảo đảm thành công trong thực hành Pháp mà Mật gia Song Nguyễn tuân thủ, gồm 4 điều sau đây: (1) niềm tin kiên định, (2) không mảy may nghi ngờ pháp môn ḿnh đang hành tŕ dù bị tác động tiêu cực từ thế sự; (3) thực hành đều đặn và (4) giữ kín việc tu tập.

Viết xong tại Mật gia Song Nguyễn ngày 21 tháng 3 năm 2009, nhân dịp Đại lễ Bồ Tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Kỷ Sửu và sự kiện Tượng Phật Ngọc “Polar Pride” được triển lăm tại Việt Nam.





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1146 of 1146: Đă gửi: 24 April 2011 lúc 7:07am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT THẦN CHÚ



PHỤ LỤC



ĐẠI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM



Đạo sư của ta chính là ḷng bi mẫn siêu phàm.

Ta chính là Bổn tôn hiện thân của tất cả các Đấng Chiến Thắng.

Hoạt động giác ngộ của ta trải rộng tới mọi chúng sanh, đối tượng của ḷng bi mẫn,

Và với sự xót thương, ta đặc biệt chăm sóc những ai trong cảnh khốn cùng.

Tất cả những ai lễ lạy và tôn kính ta với niềm tin và ḷng sùng mộ,

Ta sẽ rước họ tới cơi Cực Lạc, đó là đại nguyện của ta.

Nhờ năng lực ḷng bi mẫn của ta, những chúng sinh trong lục đạo luân hồi có thể tạo mối liên hệ với ta nhờ nghe danh hiệu và lễ lạy ta với ḷng tin Chánh pháp,

Ta sẽ chăm sóc họ với ḷng bi mẫn mẹ hiền, bởi ta được gọi là Đấng bi mẫn siêu phàm.

Đặc biệt những ai không có khả năng tự bảo vệ th́ trong suốt đêm ngày, ta trông chừng họ bằng đôi mắt giác tánh nguyên sơ không ngăn ngại.

Ta thấu hiểu tất cả họ và ban tặng họ điểm nương tựa cuối cùng khi họ khổ đau tuyệt vọng.

Bởi ta được gọi là Avalokita, Đấng có đôi mắt thấu suốt.

Thiền định về sắc tướng của ta, niệm danh hiệu của ta, tŕ tụng tâm chú của ta và cử hành nghi lễ chay tịnh của ta – những ai thực hành nỗ lực như thế, mặc dù họ từng phạm một trong các tội ác ngũ nghịch đưa đến đoạ lạc vào địa ngục Vô gián,

Ta sẽ dẫn họ tới cơi Cực Lạc, bởi ta được gọi là Lokeshvara, Đấng pháp vương hoàn vũ.

Bởi nguyện lực vô song của ta từ muôn kiếp trước là tiếp dẫn văng sanh không dụng công,

Tất cả chúng sinh nào nh́n thấy ta, nghe ta nói, tưởng nhớ tới ta, hay tiếp xúc với ta,

Những thánh chúng trong cơi Cực Lạc Phương Tây của đức Phật A-mi-đà và các Đấng Chiến Thắng đă tuyên xưng ta là Đấng giải thoát tự nhiên khỏi luân hồi sinh tử.

Than ôi!

Trong thời mạt pháp này, mặc dù ta đă dơi mắt đến chúng sinh với ḷng bi mẫn bao la,

Nhưng họ dường như vuột khỏi tầm nh́n bi mẫn của ta bởi ác hạnh ngăn che,

Giống như ánh sáng mặt trời không lọt vào hang quay về hướng Bắc,

Họ vuột khỏi tầm tay của ta và cả các Đấng Chiến Thắng khác.

Trong khi ḷng bi mẫn của ta không định kiến và thiên vị,

Nhưng bởi tập quán ương ngạnh của họ và niệm tưởng bất chánh,

Chúng sanh cứ măi lang thang vơ vẩn trong vực sâu tăm tối của tam đồ ác khổ.

Nhận ra rằng do họ tự gây nhân ác, lỗi lầm vô minh, ta t́m thấy họ vẫn xứng đáng với ḷng bi mẫn của ta.

Thương thay!

Thời đại mạt pháp khi bệnh tật, vũ khí và nạn đói làm họ khốn khổ,

Thọ mạng ngắn dần v́ ma vương bất thần mang họ đi,

Lời nói họ là vọng ngữ v́ họ quá lanh lợi trong sự lọc lừa kẻ khác,

Thức ăn của họ bất tịnh v́ họ dấn thân vào việc sinh nhai tà mạng,

Quan kiến của họ suy đồi v́ lao vào vực thẳm hư vô và vĩnh hằng.

Mặc dù các Đấng Chiến Thắng muốn ngăn cản họ nhưng không thể dừng họ lại được,

Chắc chắn là cửa địa ngục đang chờ họ.

Đă đến lúc ta cho các con vài lời giáo huấn.

Có được thân người với mười tám tự do và cơ hội quả thật là quư hiếm như rùa mù lọt vào bọng cây,

Bây giờ chính là duyên lành trổ quả để các con thực hành Phật pháp.

Nếu buông lung và phóng dật với những tà nghiệp về thân ngữ tâm, các con sẽ gây ra đau khổ trong tương lai ở kiếp tái sinh nơi ba đường ác,

Là nơi mà ngay cả cơ hội để nghe danh hiệu của Tam Bảo cũng khó gặp.

Lưỡi hái thần chết vung lên lúc nào không biết, một khi các con đă đọa lạc vào nơi đó.

Vậy th́ hăy thực hành cốt tủy Giáo pháp.

Phật Pháp không hiện hữu chỉ v́ lợi ích tầm thường là nhằm bảo vệ các con khỏi nỗi sợ hăi và đáp ứng mọi ước muốn của con

Phật pháp không đơn thuần là sự giả tạo như thế, v́ vậy hăy nh́n vào tâm thức phi đạo đức của các con.

Giờ đây, khi các con đă sở hữu một nền tảng quư hiếm của thân người,

Các con đă có những hạt giống tốt để tích tập công đức.

Hăy sử dụng ba điều – chánh niệm, tỉnh giác, và chú tâm – là nước và phân bón của đức hạnh.

Hăy quán chiếu vô thường v́ nó làm tăng trưởng đức hạnh.

Hăy bắt đầu sự vun trồng đức hạnh với ḷng sùng mộ vô biên.

Niềm tin và sự quy ngưỡng Giáo pháp là gốc rễ của đức hạnh.

Ḷng vị tha bi mẫn là thân của đức hạnh

Bồ-đề tâm nguyện và Bồ-đề tâm dụng là cốt lơi của đức hạnh

Sáu Ba-la-mật là những nhánh và cành của đức hạnh.

Hoan hỷ trước những đức hạnh của người khác là lá của đức hạnh.

Tứ nhiếp pháp để thu phục nhân tâm của chúng sanh là hoa của đức hạnh.

Và tánh Không với ḷng bi mẫn siêu phàm là quả của đức hạnh.

Nếu cây đức hạnh được vun trồng theo cách này,

Nó sẽ đem lại những quả trái nuôi dưỡng các con và những người khác, bây giờ và măi măi;

Đó là tính tương thuộc bất biến của tánh Không.

Không có các phương tiện bảo vệ loài cây cao quư của đức hạnh đă tích tập được,

Những đức hạnh này sẽ liên tục bị phí phạm trong bardo.

Này các con!

Phủ nhận luật nhân quả, từ bỏ Giáo pháp, làm hư hỏng giới luật tâm linh của các con là trận sương giá dữ dội giết chết đức hạnh.

Sự gây hấn, sân hận, thù địch, và ganh tị,

Là trận mưa đá hung bạo làm hư thối quả của đức hạnh.

Bám víu vào thanh danh lợi dưỡng và liên tục bị đời sống gia chủ lôi kéo,

Là những con sâu đục khoét các con tự bên trong, cướp đoạt gốc rễ đức hạnh của các con.

Báng bổ hay bêu xấu các Đạo sư và Bồ Tát bởi sự kiêu căng, tự phụ và ngạo mạn thái quá,

Là một cơn hạn hán dữ dội làm hư hỏng những đức hạnh tích tập của các con.

Hậu quả không tránh khỏi là khổ đau măi dai dẳng bên con ngày càng nhiều.

Các pháp đối trị với nó là ba loại trí tuệ siêu việt, niềm tin kiên định vào bốn phẩm tính cao cả.

Sự hoan hỷ trước thành công của người khác, xả ly, quán chiếu vô thường và nhàm chán luân hồi sinh tử.

Kềm chế kiêu ngạo, thấu triệt quan kiến trung đạo,

Đây là những lá chắn bảo vệ bền vững.

Hăy giữ giới luật Bát quan trai,

Từ bỏ những phóng dật của thân khẩu ư,

Bất kỳ những ǵ xuất hiện đều là sắc tướng của Avalokiteshvara, là đấng hợp nhất tất cả các Đấng Chiến Thắng;

Âm thanh nghe được là âm thanh của thần chú tinh túy sáu âm;

Sự vắng mặt bất kỳ cấu trúc nhận thức nền tảng nào là phạm vi hoạt động không tạo tác của Bồ-đề tâm.

Đừng bao giờ ĺa xa ba điểm trọng yếu này

Hăy liên tục tŕ tụng thần chú Lục tự đại minh, chỉ một điều đó thôi là đủ.

Hăy sử dụng tất cả những công đức mà bản thân và tất cả chúng sanh đă tích lũy được trong ba thời - quá khứ, hiện tại và vị lai, để giúp tất cả chúng sanh nhanh chóng thành tựu Phật quả.

Hăy hồi hướng công đức cho tận pháp giới quá hiện vị lai của vô số chúng sanh trong lục đạo luân hồi.

Chủ đề hợp nhất này như một dây cương dẫn dắt một con ngựa.

Hăy nói với những ai được gặp những điều sau đây:

Đừng bám chấp vào đời này, nó giống như một giấc mộng dễ chịu.

Tránh xa cám dỗ của cái xấu, điều ác không có sự chấm dứt.

Đừng củng cố bởi tám ngọn gió thế gian, các con chỉ lừa gạt chính ḿnh.

Đừng lập ra kế hoạch, nhớ rằng các con có thể chết vào ngày mai.

Hăy kiên tŕ tận hiến thân ngữ tâm cho Giáo pháp.

Hăy khuyến khích mọi người thực hành theo trong bất kỳ cách nào các con có thể.

Vào lúc lâm chung, ta sẽ tiếp dẫn các con tới cơi Cực Lạc thuần tịnh.

Om mani padme hum!




Nguyên Thành







Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

<< Trước Trang of 58
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 1.6211 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO