Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 63 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Vài Ḍng Tản Mạn... (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Vài Ḍng Tản Mạn...
Tựa đề Chủ đề: ngẫu hứng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 101 of 118: Đă gửi: 12 March 2007 lúc 8:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

BỔ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ
(Bodhisattva Mahasthanapràta)

DANH HIỆU.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ Đại Thế Chí có nghĩa là dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp hết thảy, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng.

TIỀN THÂN.

Thuở xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc thị hiện có đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hư ra đời hóa độ chúng sanh. Trong nước có ông vua hiệu Oai Đức, lấy chánh pháp trị dân nên cũng gọi là Pháp vương. Trong nước ấy không có người nữ, toàn là do hóa sanh. Vua kính thờ đức Phật Kim Quang Sư Tử Du Hư không biết mỏi nhàm. Một hôm, vua tọa thiền Tam muội, khi xuất định thấy hai hoa sen mọc bên tả hữu, trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử, rồi cùng nhà vua đến Phật nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân Phật Thích Ca, hai vị đồng tử là Bồ-tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. (Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Kư kinh)

Lại một thuở khác, Ngài là con trai thứ của vua Vô Tránh Niệm tên Ni-ma. Ngài được thân thừa cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh, được Phật thọ kư: sau này làm Bồ-tát hiệu là Đắc Đại Thế (Đại Thế Chí), phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cơi Cực-lạc. Và, sau nữa Ngài sẽ thành Phật hiệu là "Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương", ở thế giới Đại Thế. (Kinh Bi Hoa, quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát Bổn Thọ Kư).

HẠNH NGUYỆN.

Ngài dùng pháp môn Niệm Phật Tam muội để tự tu và hóa độ chúng sanh. Trong hội Lăng Nghiêm, đức Phật Thích Ca hỏi chỗ sở tu sở đắc của các vị La-hán và Bồ-tát, Ngài tự thuật: "Thời đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy con niệm Phật Tam muội... Nhơn địa xưa của con dùng tâm niệm Phật nhập vô sanh nhẫn. Nay ở thế giới này, con tiếp độ người niệm Phật về Tịnh độ...". Đức Quan Thế Âm dùng ḷng từ bi lăùng nghe tiếng đau khổ đến cứu độ chúng sanh, đức Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ soi đường cho chúng sanh được giải thoát.

BIỂU TƯỚNG.

Ngài đứng bên hữu đức Phật A Di Đà, tướng người cư sĩ cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm hoa sen xanh. Đây là lối thờ Di Đà tam tông: Đức Phật Di Đà ở giữa, bên tả Bồ-tát Quán Thế Âm, bên hữu Bồ-tát Đại Thế Chí.

MẬT Ư.

Bồ-tát h́nh người cư sĩ để nói lên hạnh nguyện độ sanh của Ngài luôn luôn gần gũi quần chúng. Bởi v́ muốn cảm thông nhau th́ trước phải cùng h́nh thức như nhau. Bồ-tát là bạn lành của chúng sanh, cho nên mang h́nh thức người cư sĩ để dễ lăn lộn trong nhân gian, mà hóa độ họ.

Hoa sen xanh tượng trưng thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền năo nhiễm ô, cứu vớt chúng sanh lên khỏi vũng bùn ác trược.

Muốn cứu vớt chúng sanh về tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền năo uế ô. V́ thế, danh hiệu Ngài đă nói lên ư nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sanh thấy rơ những uế trược nơi ḿnh, đồng thời giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những uế trược ấy, nhiên hậu đưa họ về Tịnh Độ.

Mỗi đức Phật đều đầy đủ hai đức tánh quan trọng là từ bi và trí tuệ. Thiếu một trong hai đức tánh này, không bao giờ thành Phật. Cho nên, thờ tượng tam tông để biểu thị ư nghĩa này. Đức Phật Thích Ca có hai vị Bồ-tát phụ tá là Văn Thù và Phổ Hiền. Ngài Văn Thù tượng trưng trí tuệ. Ngài Phổ Hiền là đại hạnh từ bi.

Đức Phật Di Đà cũng thế, có hai Bồ-tát phụ tá là Quán Âm và Thế Chí. Đức Quán Âm tượng trưng từ bi, Bồ-tát Thế Chí tượng trưng trí tuệ. Từ bi ở bên tả, trí tuệ ở bên hữu, để biểu thị trí tuệ lúc nào cũng dẫn đầu th́ từ bi mới thành tựu. Chúng ta thờ Phật, lễ Phật luôn luôn phải học tập và thực hành hai hạnh này. Có thế, sự thờ Phật lễ Phật mới đầy đủ ư nghĩa

__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 102 of 118: Đă gửi: 12 March 2007 lúc 8:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

BỔ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI
(Bodhisatva Manjusri)

DANH HIỆU.

Văn Thù Sư Lợi cũng gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch nghĩa là "Diệu Đức, Diệu Cát Tường". V́ thấy rơ Phật tánh, mọi đức đều tṛn đầy, không sự ràng buộc nào chẳng dứt, nên gọi Diệu Đức.

TIỀN THÂN.

Thuở xưa, Ngài là con thứ ba vua Vô Tránh Niệm tên là Thái tử Vương Chúng. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi và được thọ kư sau này sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chỉ, hiệu là Phật Văn Thù (Kinh Bi Hoa). Lại, trong kinh Pháp Hoa chép: Thời đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Ngài là Bồ-tát Diệu Quang thọ tŕ kinh Pháp Hoa. Tám người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đều theo học với Ngài, sau này các vị ấy đều thành Phật, trong số đó có Phật Nhiên Đăng và Di Lặc. (Kinh Pháp Hoa)

HẠNH NGUYỆN.

Ngài là vị Bồ-tát hiểu thấu Phật tánh, đầy đủ ba đức: Pháp thân, Bát-nhă, Giải thoát; hằng đem ba đức ấy giác ngộ chúng sanh. Ngài là hiện thân của căn bản trí, cho nên trong hàng Bồ-tát Ngài là Thượng thủ. Trong các hội thuyết pháp của đức Phật Thích Ca, Ngài luôn hiện thân trợ hóa.

BIỂU TƯỚNG.

Tay mặt Ngài cầm kiếm sắc bén. Tay trái cầm hoa sen xanh. Ḿnh ngồi trên lưng Sư Tử xanh. Có nơi Ngài hiện tướng người xuất gia, v́ với tư cách trợ hoá cùng đức Phật Thích Ca nên phải hiện thân người xuất gia như các vị Tỳ- kheo. Có chỗ thờ Ngài với h́nh thức người cư sĩ đội mũ, mặc giáp, cầm kiếm. Như Thiện Tài Đồng Tử tán thán:

"Thân mặc giáp nhẫn nhục,
Tay cầm gươm trí tuệ,
Tự tại hàng quân ma,
Xin thương xót cứu vớt tôi".
(Kinh Hoa Nghiêm tập ba, phẩm pháp giới, Ḥa Thượng Trí Tịnh dịch)

THÂM Ư.

Ngài Văn Thù tượng trưng căn bản trí. Tay mặt Ngài cầm kiếm là biểu thị trí đức. Dùng trí tuệ sáng suốt phá tan tất cả vô minh hắc ám. Ánh sáng trí tuệ soi đến đâu, hắc ám tan đến đấy. Như dũng sĩ cầm kiếm bén xông pha trong trận mạc, chiếc liếm lia đến đâu th́ đầu giặc rơi đến đấy. Sức trí tuệ vô cùng mănh liệt, như thanh kiếm báu cứng chắc san sảng, dù chạm phải cùng loại kim khí vẫn không bị khờn mẻ, mà có thể chặt đứt tất cả.

Tay trái Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị đoạn đức. Đối với tự thân cũng do sức trí tuệ dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn. Bồ-tát không phải người ẩn nơi non cao rừng thẩm, sống trong cảnh thanh tịnh u nhàn, mà là người sống chung đụng với quần chúng, lăn lộn trong đám bụi trần để cứu độ chúng sanh, nên có lúc ra làm vua, có lúc làm quan, cũng có khi làm kẻ tật nguyền cùng khổ... tuy sống trong dục lạc dẫy đầy, mà Bồ-tát vẫn giữ tâm thanh tịnh không bị ô nhiễm như người đời. Đó là nhờ trí tuệ dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.

Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó che chở cho Bồ-tát vẹn toàn tâm từ bi; bọn giặc sân hận oán thù không thể nào xúc năo được hạnh nguyện của Bồ-tát. Bồ-tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục. Thiếu nó Bồ-tát không thể nào thực hiện được tâm Bồ-đề.

Con Sư tử là biểu thị công năng của trí tuệ. Bởi v́ sư tử là chúa sơn lâm, một tiếng rống của nó muôn thú đều nép phục. Bồ-tát do trí tuệ viên măn hay thuyết pháp phá dẹp tất cả tà tuyết. Một phen chánh pháp vang lên, mọi tà thuyết đều ẩn náu. Như một phen sư tử rống lên th́ muôn thú đều kinh tâm tán đởm.

Chúng ta thờ phụng, đảnh lễ Bồ-tát Văn Thù là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Lâu rồi, chúng ta măi sống quay cuồng theo vô minh tham ái, trôi lăn trong biển sanh tử luân hồi, chịu chập chồng muôn nỗi khổ đau. Giờ đây, chúng ta hăy tỉnh dậy, quay về với trí tuệ sẵn có của ḿnh, dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu. Chỉ có trí tuệ mới đủ công năng cứu ta ra khỏi ṿng luân hồi nghiệp báo. Sau khi, tự cứu được ḿnh bằng khả năng trí tuệ, chúng ta lại dùng nó tuyên dương chánh pháp hóa độ quần mê. Được vậy, phần tự lợi và lợi tha mới được đầy đủ. Tuy nhiên, người chiến sĩ muốn chiến thắng kẻ thù phiền năo, muốn cứu thoát mọi người ra khỏi ṿng kềm hảm của chúng th́ lúc nào trong người cũng không rời chiếc giáp nhẫn nhục. Được thế, mới chắc chắn thành công. Cũng vậy, chúng ta muốn tự giác giác tha th́ hạnh nhẫn nhục không lúc nào dám xao lảng. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù tay cầm kiếm, ḿnh mặc giáp; ngồi trên lưng sư tử.



__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 103 of 118: Đă gửi: 12 March 2007 lúc 9:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

BỔ TÁT PHỒ HIỀN
Bodhisattva Visvabhadhra hoặc Samantabhadra

DANH HIỆU.

Phổ Hiền là vị hiền rất gần bậc thánh hay giáo hóa khắp tất cả chỗ. Đức độ khắp tất cả pháp giới; khéo hay điều phục thuận thảo gọi là å Hiền. Điều thiện vi diệu khắp tất cả chỗ gọi là Phổ.

TIỀN THÂN.

Thuở xưa, Ngài là con thứ tư vua Vô Tránh Niệm tên là Năng Độ. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh, Ngài được Phật thọ kư sau này tu hạnh Bồ-tát sẽ được tên là Kim Cương Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ thành Phật ở thế giới Bất Huyền phương Đông hiệu là Phổ Hiền Như Lai (Kinh Bi Hoa).

HẠNH NGUYỆN.

Bồ-tát Phổ Hiền có mười hạnh nguyện lớn:

1. Lễ kỉnh chư Phật
2. Khen ngợi Như Lai
3. Cúng dường khắp cả
4. Sám hối nghiệp chướng
5. Tùy hỉ công đức
6. Thỉnh Phật chuyển pháp luân
7. Thỉnh Phật thường ở đời
8. Thường theo học Phật
9. Hằng tùy thuận chúng sanh
10. Hồi hướng khắp hết.

(Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện)

Lại, trong hội Lăng Nghiêm, Phật hỏi về căn viên thông, Ngài thuật:

"Con đă từng làm con các vị Pháp Vương nhiều như số cát sông Hằng, chư Phật mười phương dạy đệ tử có căn Bồ-tát đều tu h?nh Phổ Hiền, là do con mà đặt tên. Bạch Thế Tôn! Con dùng tâm nghe và phân biệt những hiểu biết của chúng sanh, nếu ở phương khác ngoài số thế giới như cát sông Hằng, có một chúng sanh trong tâm phát minh hạnh Phổ Hiền, khi ấy con cưỡi voi trắng sáu ngà phân thân trăm ngàn đến khắp các chỗ kia. Dù người kia bị nghiệp chướng sâu nặng chưa thấy được con, con ở trong tối xoa đầu, an ủi ủng hộ, khiến người kia được thành tựu..." (Kinh Lăng Nghiêm, chương Phổ Hiền)

BIỂU TƯỚNG.

Căn cứ vào tượng Thích Ca tam tông, Bồ-tát Phổ Hiền hầu bên tả đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù hầu bên hữu. Bồ-tát Phổ Hiền thờ riêng với h́nh thức ngư cư sĩ, cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại.

THÂM Ư.

Ngài tượng trưng cho chân lư, Văn Thù tượng trưng chân trí, lư trí dung thông. Hoặc Ngài tượng trưng cho tam muội, Văn Thù tượng trưng cho Bát-nhă. Hoặc Ngài tượng trưng cho hạnh, Văn Thù tượng trưng cho giải, hạnh giải viên dung. Hoặc Ngài tượng trưng cho từ bi, Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lư, v́ thế biểu thị hai vị Bồ-tát phụ tá hai bên. Hoặc đức Phật Bi, Trí viên măn, nên hai Ngài thường có mặt bên trái, bên phải đức Phật.

Riêng tượng Bồ-tát Phổ Hiền ngồi trên lưng voi trắng sáu ngà để biểu thị hạnh nguyện rộng lớn. Trong các loài thú, về sức mạnh chuyên chở, con voi là mạnh hơn cả. Nó hay chuyên chở người và vật từ chỗ này đến chỗ khác. Bồ-tát Phổ Hiền cũng thế, dùng đại hạnh hóa độ chúng sanh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Lại, con voi ấy trắng có sáu ngà, biểu thị Bồ-tát tuy c̣n lăn lộn trong trần để hóa độ chúng sanh, mà nghiệp chướng đă trong sạch. Sáu ngà là tượng trưng cho lục độ, Chèo thuyền lục độ, Bồ-tát cứu vớt chúng sanh đang ch́m đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ mênh mông, chúng sanh vô lượng, Bồ-tát không nại hà mệt nhọc vẫn say sưa cứu vớt không ngừng. Những chiếc chèo bố thí..., cánh buồm tinh tấn..., mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ măi hoạt động luôn luôn tiến tới không bao giờ bị sóng gió khiến phải lui sụt.

Chúng ta thờ Bồ-tát Phổ Hiền là thờ chân lư, hằng ngày kính lễ Ngài, chúng ta phải tự tỉnh ăn năn tránh xa mọi ảo vọng, trở về phối hợp với chân lư. C̣n ǵ đau buồn bằng, hằng ngày sống trong chân lư mà chúng ta bị mờ mịt bởi vô minh, rồi lấy vọng làm chân, lấy giả làm thực, càng ngày càng cách xa chân lư. Chúng ta hăy mở mang trí tuệ, nh́n thẳng vào mặt chân lư để được giác ngộ như chư Phật. Có vậy mới xứng đáng là Điều Ngự Tử (con của đấng Điều Ngự).

Lại, thờ Bồ-tát Phổ Hiền cũng là thờ Đại hạnh vô biên của chư Bồ-tát. Kính lễ Ngài có nghĩa là chúng ta tôn trọng học đ̣i theo hạnh nguyện rộng lớn của Ngài. Hăy đập tan đi cái vỏ ích kỷ hẹp ḥi của chúng ta để ḥa ḿnh trong hạnh nguyện mênh mông của Bồ-tát. C̣n đeo đẳng cái vỏ ích kỷ này là c̣n khổ đau, c̣n ch́m đắm, phải gỡ nó bỏ đi, chúng ta sẽ nhẹ nhàng vượt khỏi muôn lớp trùng dương đến nơi bờ giác an vui. Ḷng từ vô hạn, hạnh nguyện vô biên của Bồ-tát là những tiếng c̣i cảnh tỉnh, kêu gọi chúng ta hăy sống dậy trong đồng thể đại bi, trong chân như vĩnh cửu. Bỏ đi cái vỏ nhỏ nhen, tạm bợ, mà con người đang v́ nó tạo nghiệp khổ ngập trời.


__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 104 of 118: Đă gửi: 12 March 2007 lúc 9:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

BỔ TÁT ĐỊA TẠNG
(Bodhisatva Ksitigarbha)

DANH HIỆU.

Địa Tạng có nghĩa an nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật.

TIỀN THÂN.

Thời tượng pháp của đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương, có người con gái ḍng Bà-la-môn đầy đủ phước đức, mọi người đều cung kính. Mẹ cô không tin Tam bảo lại khi dể, tuy cô cố gắng giáo hóa mà không thể được. Sau khi mẹ chết, v́ ḷng hiếu thảo cô cúng dường tượng đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương cầu xin biết được mẹ đang sanh về đâu. V́ ḷng chí hiếu cảm thông đến Phật, đức Phật dạy cô về nhà đêm đến ngồi nhớ danh hiệu Ngài sẽ biết chỗ mẹ sanh. Làm đúng như lời Phật dạy, cô được thấy cảnh địa ngục và sau rốt biết mẹ cô nhờ phước đức của cô đă được sanh về cơi trời.

Sau khi thấy cảnh khổ đau ở địa ngục, cô phát nguyện:

"Bao giờ địa ngục trống không, chúng sanh độ hết, tôi mới thành Phật quả".

Cô gái ấy là tiền thân Bồ-tát Địa Tạng. (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức)

HẠNH NGUYỆN.

Đức Phật ở trên cung trời Đao Lợi thọ kư Ngài rằng:

"Địa Tạng ghi nhớ: ngày nay tôi ở cơi trời Đao Lợi trong đại hội có tất cả chư Phật, trời, rồng, bát bộ nhiều đến trăm ngàn muôn ức không thể nói, đem người, trời, các chúng sanh... chưa ra khỏi tam giới, c̣n ở trong nhà lửa giao phó cho ông. Ông chớ để các chúng sanh ấy rơi vào đường ác trong một ngày một đêm..." (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện công đức, phẩm Chúc Lụy nhơn thiên).

Lại, kinh Địa Tạng Thập Luận có đoạn:

"Người thiện nam này Bồ-tát Địa Tạng, mỗi ngày vào buổi sáng, v́ muốn làm thành thục các hữu t́nh, nhập các thiền định nhiều như số cát sông Hằng, từ định xuất rồi, đi khắp mười phương các cơi Phật làm thành thục tất cả hữu t́nh đă được giáo hóa, tùy cơ cảm của hữu t́nh khiến được lợi ích an lạc". (Địa Tạng Thập Luận kinh)

Theo kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật Thích Ca phó chúc cho Ngài cứu độ chúng sanh sau khi Phật nhập Niết-bàn cho đến lúc đức Di Lặc ra đời. Căn cứ các tiền thân của Ngài, Ngài thường nguyện làm cho địa ngục trống không và độ hết chúng sanh. Nói về hạnh nguyện của Ngài, chúng ta có thể thấy rơ trong bài tán sau đây:

Khể thủ từ bi đại Giáo chủ
Địa ngôn: kiên, hậu, quảng hàm tàng.
Nam phương thế giới vơng hương vân,
Hương vơ, hoa vân, cập hoa vơ
Bảo vơ, bao vân, vô số chủng
Vi tường, vi thụy, biến trang nghiêm.
Thiên, nhơn vấn Phật th́ hà nhân?
Phật ngôn: Địa Tạng Bồ-tát chí!
Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng,
Thập phương Bồ-tát cộng quy y,
Ngă kim túc thực thiện nhơn duyên,
Tán dương Địa Tạng chân công đức:
Từ nhân, tích thiện, Thệ cứu chúng sanh.
Thủ trung kim tích, chấn khai địa ngục chi môn,
Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp đại thiên thế giới.
Diêm Vương điện thượng,
Nghiệp kính đài tiền,
Vị Nam Diêm Phù Đề chúng sanh
Tác đại chứng minh công đức chủ
Đại bi, đại nguyện,
Đại thánh, đại từ,
Bổn tôn, Địa Tạng Bồ-tát ma ha tát!

Dịch:

Dập đầu kính lễ đức giáo chủ Đại từ bi:
đức độ của Ngài, Như đất dày bao hàm rộng khắp
Thế giới phương nam tỏa mây hương
Mưa hương, mây hoa cùng mưa hoa,
Mây báu, mưa báu vô số lớp,
Biến hiện điềm lành khắp trang nghiêm.
Trời, người hỏi Phật nhân ǵ vậy?
Phật rằng: Địa Tạng Bồ-tát hiện,
Chư Phật ba đời đều tán ngưỡng.
Mười phương Bồ-tát thảy quy y.
Nhân xưa bồi đắp chút duyên lành,
Nay con tán dương chân công đức:
Địa Tạng Bồ-tát đại từ bi
Góp tập thân lành độ chúng sanh:
Rung tích trượng mở toang địa ngục,
Nâng minh châu soi khắp đại thiên.
Trước đài "nghiệp kính", điện Diêm Vương,
V́ chúng sanh ở cơi Nam Diêm,
Làm giáo chủ chứng minh công đức.
Nam mô đại bi, đại nguyện, đại thánh, đại từ
Bổn Tôn Địa Tạng Bồ-tát ma ha tát.

(Ban Hộ Niệm Hội Việt Nam Phật Giáo dịch)

BIỂU TƯỚNG.

Tượng Ngài đúng là người xuất gia, đầu tṛn, mặc áo ca sa, tay mặt cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm hạt minh châu.

THÂM Ư.

Các vị Bồ-tát khác phần nhiều hiện thân cư sĩ, đặc biệt Bồ-tát Địa Tạng hiện thân vị Tỳ-kheo. Bởi v́ bản nguyện của Ngài là cứu thoát chúng sanh ra khỏi địa ngục (cũng có nghĩa ngục tam giới), nên h́nh ảnh của Ngài là con người giải thoát (xuất gia). Ḿnh có giải thoát mới mong độ thoát chúng sanh được. Qua h́nh ảnh giải thoát của Ngài, khiến chúng sanh hâm mộ cầu mong Ngài độ thoát.

Song muốn giải thoát chúng sanh phải có phương tiện ǵ? Trong tay sẵn có tích trượng và minh châu. Tích trượng là một pháp khí do Phật chế ra. Những vị Tỳ-kheo thời xưa đi khất thực, vai mang b́nh bát, tay cầm tích trượng. Tích trượng có hai công dụng:

1- Đến trước cổng nhà người rung tích trượng reng reng, khiến người hay ra cúng dường.
2- Lúc đi đường gặp rắn rết đuổi chúng đi, tránh khỏi tai họa.

Trên đầu tích trượng có mười hai khoen tượng trưng mười hai nhân duyên. Đức Phật giác ngộ lư nhân duyên sanh thành bậc chánh giác. Ngài cũng đem lư nhân duyên giáo hóa chúng sanh ngót bốn mươi chín năm. Muốn được giải thoát trước phải ngộ lư mười hai nhân duyên. Đức Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng có mười hai khoen để nói lên ư nghĩa: Ngài luôn luôn dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sanh. Nhờ sự cảnh tỉnh ấy, chúng sanh nhận chân được chân lư, giải thoát ṿng sanh tử mê lầm.

Tuy nhiên, muốn thấu rơ lư nhân duyên phải nhờ ánh sáng trí tuệ. Chúng sanh trầm luân măi măi bởi vô minh che đậy, không trông thấy pháp duyên sanh như huyễn, chấp thật ngă, thật pháp nên cứ lẩn quẩn trong ṿng luân hồi. Muốn phá được vô minh phải phát huy trí tuệ. Trí tuệ tăng trưởng th́ vô minh sẽ lùi xa. Biểu thị trí tuệ là viên minh châu trong ḷng bàn tay đức Địa Tạng. Viên minh châu ấy soi sáng tất cả chốn u minh làm cho mọi chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng đều được thoát khỏi ngục h́nh. Cũng vậy, chúng sanh bị giam cầm trong ngục vô minh, một phen phát sanh ánh sáng trí tuệ, ngục thất vô minh liền tan vỡ, mọi người đều được thong dong tự tại.

Chúng ta thờ tượng đức Địa Tạng để nói lên ḷng khao khát giải thoát. Sự giải thoát của chúng ta được thành tựu hay không là do trí tuệ nhận chân được lư thập nhị nhân duyên hay không. Nếu chúng ta hằng ngày vận dụng hết tâm tư của ḿnh suy nghiệm pháp thập nhị nhân duyên, một ngày nào đó, thời tiết nhân duyên đến, bỗng nhiên bừng sáng. Đó là chúng ta đă nhờ đức Địa Tạng cứu thoát trong thời không có đức Phật ở đời. Ngược lại, chúng ta cứ đảnh lễ Ngài với ư niệm ỷ lại, dù Ngài có muốn cứu độ chúng ta thế mấy cũng khó bề cứu được.

Đức Địa Tạng sẵn sàng cứu độ chúng ta ra khỏi địa ngục, song chúng ta phải có đủ hai yếu tố: phát huy trí tuệ và soi thấu pháp thập nhị nhân duyên. Có thế, công dụng độ sanh của Bồ-tát Địa Tạng mới thực hữu.


__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 105 of 118: Đă gửi: 13 March 2007 lúc 8:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1



Nam Mo^ Thanh Ti.nh Bi`nh Thu`y Dương Liễu Quán Âm Như Lai, Cam Lồ Sái Tâm Nguyện, Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.


__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 106 of 118: Đă gửi: 20 March 2007 lúc 1:44am | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1





__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 107 of 118: Đă gửi: 28 March 2007 lúc 10:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng

Phật Quốc hữu duyên, Phật pháp tướng nhân, Thường, lạc, nga, tịnh. Chiêu niệm Quán Thế Âm, Mô niệm Quán Thế Âm, Niệm niệm ḷng tâm khởi, Niệm Phật Bất ly thân, Thiên la thần, điện la thần, Nhân ly nạn, nạn ly thân, nhất thiết tai ương hóa vi trần. Án, a đô lặc kế sa bà ha.


Quan âm đại sĩ, Tích hiệu Viên thông, Thập nhị đại nguyện, Thệ hoằng thâm, khổ hải độ mê tân, cứu khổ tầm thanh, vô sát bất hiện thân
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát


Giải kết, Giải kết, giải oan kết. Giải liễu oan ḥa hiệp tẩy tâm. Dịch lự phát kiền thành, kim đốc Phật tiền cầu giải kết. Giải kết giải kết giải oan kết, giải liễu tiền sinh oan trái nghiệp, Bách niệm vạn kiếp giải oan thù, vô lượng vô biên đắc giải thoát. Giải liễu oan diệt liễu tội, Nguyệt kiến đương lai long hoa hội, Long hoa tam hội nguyện tương phùng, Vô lượng bồ đề chân bất thoái. Án sĩ lâm, án bộ lâm diệt, kim tra, kim tra, tăng kim tra. Ngô kim vị nhữ giải, kim tra, chung bất giữ giới, kết kim tra, Án cường chung cường, cát chung cát. Na ha hội lư hữu thu luật, Nhất thiết oan gia ly ngả thân
Ma ha bát nhă ba la mật

Nam Mô Giải Oan KẾT Bồ TÁt MA HA TÁT
Nam Mô Giải Oan kết Bồ Tát Ma HA TÁT
Nam Mô Giải Oan kết Bồ Tát Ma Ha Tát


__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 108 of 118: Đă gửi: 28 March 2007 lúc 10:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

Thập nhị nguyện

Nam mô hiệu viên thông, danh tự tại Quán Âm Như Lai, Quảng phát hoằng thệ nguyện, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô nhất niệm tâm vô quải ngại Quán Âm Như Lai, thường cư nam hải nguyện, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện, Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô thanh tịnh b́nh thùy dương liễu Quán Thế Âm Như Lai, Cam Lồ sái tâm nguyện, linh cảm Quán Thế Âm Bồ TÁT


Nam mô đại từ đại bi năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai, thường hành b́nh đẳng nguyện, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát


Nam Mô trú da tầm vô tổng hại, Quán Âm Như Lai, Thệ diệt tam đồ nguyện, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô tạo vọng nam nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, già tỏa giải thoát nguyện, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô đạo pháp thuyền du khổ hải Quán Thế Âm Như Lai, dộ tận chúng sinh nguyện, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô lượng thọ Phật cảnh giới Quán Âm Như Lai, Đi đà thụ kư nguyện, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô đoan nghiêm thân vô tỷ trại, Quán Âm Như Lai, Quả tu thập nhị nguyện, Linh cảm Quán Thế ÂM Bồ Tát



__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 109 of 118: Đă gửi: 28 March 2007 lúc 10:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

Nam Mô ĐẠi từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế ÂM Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Bá Thiên vạn ức phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật, Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bệnh, năng cứu tam tai, bá nạn khổ, Nhược hữu nhân tụng đắc nhất thiên biến, nhất thân ly khổ nạn, tụng đắc nhất vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật lực oai, nam mô PHật lực hô, xử nhân vô ác tâm. định nhân thân thân đắc độ, hồi quang Bồ TÁt, hồi thiện Bồ Tát, ma kheo ma kheo thanh tịnh tùy kheo, quan sự đắc tán tụng, sự đắc ưu, chư đại Bồ Tát, ngũ bá A La Hán cứu độ đệ tửDMTnhất thân ly khổ nạn tự ngôn Quán Thế Âm anh lạc bất tu giải cần, đọc bá thiên vạn biến tai nạn tự nhiên đắc giải thoát tính thọ phụng hành


Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ nê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng can đế, bồ đề ta bà ha

Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ nê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng can đế, bồ đề ta bà ha

Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ nê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng can đế, bồ đề ta bà ha



__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
trungnt
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 31 March 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 4
Msg 110 of 118: Đă gửi: 31 March 2007 lúc 10:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn trungnt

trong cuoc song co doi khi chung ta lam vao nhung tinh huong kho khan,hoan canh tuyet vong,be tac....Va nhung uoc mo du dinh tot dep ma chung ta uoc mong bay lau bi sup do.khong con diem tua do la luc cuoc song buoc chung ta phai chon.Guc nga than than trach phan,dung lai va bo cuoc hay mat doi mat va vuot qua no.la xanh xanh oi phai lam sao day?????????

__________________
666666
Quay trở về đầu Xem trungnt's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi trungnt
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 111 of 118: Đă gửi: 18 May 2007 lúc 11:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1





19.5

__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
*HoangYen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 July 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 18
Msg 112 of 118: Đă gửi: 01 June 2007 lúc 5:37am | Đă lưu IP Trích dẫn *HoangYen

EM V Ề

Đêm nay Em về mắt đă giăng đèn

Hàng cây đổ bóng nhoà tr ên bước đường

Rưng rưng nụ sứ dâng hương

G ửI ra Hà NộI rằng thương nhớ th ầm

Đưa tay mưa buị lạnh căm

M ưa ng ăn ch ân bước như cầm duyên Ngâu

Em về chẳng nhớ anh đâu?

NgườI dưng xa lạ qua cầu sẽ quên!

Ḍng đờI nhiều n ổI lênh đênh

Thuyền c̣n nhớ ghé hay quên bến bờ?

Nụ thương hai mốI ơ hờ!

Trao anh một nữa, nửa chờ duyên ai?

Mong TrờI trở gió heo may!

Cho em trăn trở nhớ hoài t́nh anh

Đêm mưa 30-06-2004



__________________
Nhớ về Bác, ḷng con trong sáng hơn ...
Quay trở về đầu Xem *HoangYen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi *HoangYen
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 113 of 118: Đă gửi: 17 January 2008 lúc 8:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

Người rồi cũng bỏ ta đi măi
C̣n lại riêng ta ngày tháng dài
Xơ xát vườn trưa chim vắng bóng
Quạnh hiu lối cũ vết sương mai

Tỉnh lặng hồn ch́m tan vũ trụ
Như Sao đêm lấp lánh xa mù
Như tim em chẳng c̣n dư ảnh
Ta vẫn c̣n đây bước lăng du


__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
ti toe
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 June 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 24
Msg 114 of 118: Đă gửi: 09 March 2008 lúc 9:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn ti toe

Trí tuệ bừng lên đoá biện tài

Đứng yên trên song sạch trần ai

Cam lồ chữa lành cơn khổ bệnh

Hào quang quét sạch buổi nguy tai

Liễu biếc phất bày muôn thế giơí

Sen hồng hé nở vạn lâu đài

Cúi đầu ca ngợi dâng hưởng thỉnh

Xin nguyện Từ Bi ứng  hiện ngay



Sửa lại bởi ti toe : 09 March 2008 lúc 9:54pm
Quay trở về đầu Xem ti toe's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ti toe
 
ThanhThanh333
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 26 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 104
Msg 115 of 118: Đă gửi: 10 April 2008 lúc 9:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThanhThanh333

MỘT ĐỜI SỐNG CÓ Ư NGHĨA
Thubten Zopa Rinpoche
Nicholas Ribush và Glenn H. Mullin ghi lại Mỹ Thanh dịch sang tiếng Việt
Lạt ma Thubten Zopa Rinpoche là học tṛ của Lạt ma Thubten Yeshe. Ông là một người thầy khả kính đă dạy về con đường giải thoát cho hàng ngàn người, mà trên một trăm người đă trở thành tu sĩ. Bài giảng nầy được ghi lại ở Tush*ta vào ngày 4, tháng 7, năm 1979.
 

Một điều rất quan trọng mà chúng ta trong lúc được thân người nên ráng thực hành, đó là: ráng tu tập để được an b́nh trong tâm trí. 
Điều hiển nhiên là hạnh phúc không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài. Chúng ta có thể trắc nghiệm được điều nầy ngay trong cuộc sống hiện tại. 

Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc không những từ những điều kiện bên ngoài mà c̣n cần đến những điều kiện ở bên trong. Nếu những điều kiện bên ngoài có thể cho chúng ta một hạnh phúc miên viễn, th́ những người giàu có chắc hẳn được nhiều an lạc; và những ai không giàu sẽ không sung sướng hay hạnh phúc. Nhưng cuộcc sống cho thấy rằng: có bao người sống rất hạnh phúc nhưng chẳng giàu; trong khi bao kẻ giàu sang lại đau khổ. 

Chẳng hạn ở Ấn Độ, có rất nhiều nhà thông thái, nhiều đạo sĩ cao thâm, và bao người Phật tử sống một cuộc đời rất khiêm nhường nhưng đầy an lạc. Lúc mà họ hạnh phúc nhất là lúc mà họ từ bỏ sự chạy theo cái tâm lăng xăng lộn xộn. Sự từ bỏ ngă mạn, giận dữ, si mê, bám víu, v...v... Càng xa lánh những thứ nầy th́ trong tâm họ càng an lạc. 

Những đạo sĩ nổi tiếng như: Naropa của Ấn Độ và Milarapa của Tây Tạng, chẳng có ǵ hết nhưng tâm hồn họ tràn đầy an lạc. Họ đă từ bỏ cái tâm lăng xăng, nguyên nhân của những đau khổ. 

Chính sự giải thoát, giác ngộ, đă đem hạnh phúc lại cho họ. Như Milarapa, có lúc nhịn ăn cả nhiều ngày, sống trong hang đá, nhưng vẫn được xem là người hạnh phúc nhất trần gian. Bởi v́ họ đă từ bỏ ba thứ độc: tham, sân, si; và do đó được an lạc, hạnh phúc. Khi mà cái tâm lăng xăng lộn xộn không c̣n nữa, th́ hạnh phúc, an lạc hiện hữu.

Nếu hạnh phúc tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài th́ những nước giàu có như Mỹ chắc hạnh phúc lắm lắm. Bao người cố gắng bắt chước Mỹ quốc v́ nghĩ rằng giàu như thế mới hạnh phúc. Riêng tôi nhận thấy rằng tôi t́m được an lạc nơi những quốc gia thiên về tâm linh như Ấn Độ và Nepal. 

Ở những quốc gia nầy, người ta dễ t́m được an lạc. V́ Ấn Độ là một nước tâm linh, nên ta dễ t́m được sự b́nh an nơi tinh thần. Khi mà bạn nh́n thấy những xă hội vật chất và những người sống trong xă hội đó, tinh thần bạn rất dễ bị dao động. Khi mà vật chất bành trướng th́ con người càng lúc càng bận rộn và nhiều vấn đề bắt đầu xuất hiện. Con người không c̣n thời gian để nghỉ ngơi, người ta bận rộn, lo lắng, và bất an. Nếu hạnh phúc hoàn toàn tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài, th́ những đất nước dư ăn dư mặc như Thụy Sĩ hay Mỹ đă thực sự được an lạc, hạnh phúc; họ đă không căi nhau, đánh nhau, và không có bạo động. Nhưng sự thực không phải vậy. Như thế có nghĩa là có điều ǵ đó thiếu sót. Chứng tỏ rằng họ đă sơ sót trong việc t́m kiếm hạnh phúc. 

Về phương diện vật chất, những nước Âu, Mỹ là hàng đầu thế giới, nhưng biết bao là vấn đề đang tiếp tục hủy hoại sự an lành và hạnh phúc của họ. 

Họ đă thiếu sót cái ǵ? Thưa, đó là sự trau dồi bản tâm. 

Họ đă lo chạy theo những thứ bên ngoài và quên mất bản tâm, quên trau dồi mặt tinh thần. Những nước Tây phương tiến triển rất nhanh về mặt vật chất; nhưng v́ măi lo bên ngoài mà họ quên hẳn sự phát triển về mặt tâm linh. 

Sự phát triển vật chất tự nó không phải là không tốt, nhưng sự phát triển về tâm linh c̣n quan trọng gấp mấy lần. Hơn nữa sự phát triển về mặt bản tâm có hiệu quả kiến tạo hạnh phúc lâu dài hơn hết. Bạn không thể nào t́m được an lạc khi mà bản tâm bạn bị bỏ quên. Khi mà ḷng từ được tăng trưởng th́ bạn dễ t́m được sự an b́nh trong tâm hồn. Làm sao có thể so sánh được sự giàu có vật chất với ḷng từ bi bác ái, sự yêu thương, nhẫn nại, sự diệt trừ bạo động, và sự từ bỏ cái tâm lăng xăng lôn xộn. Cho dù bạn có một núi kim cương cũng không thể nào so sánh được với sự b́nh an trong tâm hồn. Kẻ sở hữu nhiều châu báo vẫn bị chi phối bởi sân hận, tham lam... Nếu có ai đó mắng họ, tức th́ họ nổi giận và muốn chửi lại hay đánh lại. Một người biết tu tập th́ không phản ứng như thế. Họ sẽ tự nói: "Kẻ kia mắng ḿnh làm ḿnh buồn khổ, và nếu ḿnh mắng lại họ th́ họ cũng sẽ buồn, sẽ khổ như ḿnh. V́ đă biết tu tập từ tâm, nên không mắng chửi lại." Nếu biết nghĩ như thế th́ sẽ không làm ai đau khổ. Khi mà bạn bè của tôi nói hay làm điều ǵ mà tôi không thích, sự khó chịu và bực bội bắt đầu nổi lên trong ḷng, tôi muốn nói lại để làm cho họ đau; nhưng tôi tự chủ lại và tự ngẫm , "Tôi và họ đều muốn tránh đau khổ và mong hạnh phúc. Thế th́ tôi không nên nói hay làm những điều gây buồn phiền cho họ. Đó là tôi tu." Nhờ nghĩ như thế, cơn giận liền tan biến như bọt nước bong bóng. Ban đầu bong bóng tựa như là một khối đá rắn chắc, nhưng th́nh ĺnh nó tan biến. Lúc đầu tưạ như là chúng ta không thể thay đổi được quan niệm, nhưng nếu biết áp dụng phương pháp đúng cách, th́ cơn giận tức khắc tan biến như bọt bong bóng nước. Đâu c̣n điều ǵ để mà tức giận nữa.

Bạn nên tập kiên nhẫn, đừng để cho cơn giận bốc lên, nhớ rằng cơn giận làm cho tâm trí bất an, hủy hoại sự thanh b́nh của chính bạn và luôn cả những người chung quanh cũng bị vạ lây. Cơn giận làm mặt chúng ta xấu đi. Không cần biết bạn đẹp như thế nào, một khi cơn giận xuất hiện th́ cho dù có điểm trang khéo đến đâu, bạn cũng không thể che dấu được sự xấu xí, hằn hộc trên gương mặt. Bạn có thể nhận diện được sự giận dữ trên khuôn mặt mọi người. Bạn sẽ sợ hăi khi mà phải đối diện với một kẻ đang sân hận. Khuôn mặt họ lộ vẻ dữ tợn, đó là phản ảnh của sự tức giận từ bên trong. Đó là một năng lượng có những rung động rất xấu, chúng ta nên từ bỏ nó. V́ sân hận làm cho mọi người bất an và mất hạnh phúc. Sự thực hành đúng chánh pháp, sự thiền định đem lại lợi ích cho mọi người. Sự thiền định giúp cho chúng ta và mọi người chung quanh được an lạc. Một hành động đúng theo chánh pháp làm lợi ích cho ḿnh, cho người. Như tôi đă nói ở trên, sự nhẫn nại quư giá gấp triệu lần núi kim cương. Làm sao có được sự b́nh an của tâm hồn nếu chỉ lo góp nhặt kim cương? Bạn c̣n có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng nếu có quá nhiều kim cương. Không thể nào chúng ta có thể so sánh được sự tốt lành của bản tâm với sự sung măn về vật chất.

...will be cont.



__________________
Quay trở về đầu Xem ThanhThanh333's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThanhThanh333
 
KYLAN1
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 116 of 118: Đă gửi: 14 April 2008 lúc 5:58am | Đă lưu IP Trích dẫn KYLAN1

chào thanhthanh

__________________
T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
Quay trở về đầu Xem KYLAN1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KYLAN1
 
PhuongHoang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 175
Msg 117 of 118: Đă gửi: 16 April 2008 lúc 9:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn PhuongHoang

Mọi người trong chúng ta đều muốn an vui, hạnh phúc; đo đó chúng ta phải thực hành chánh pháp. Thực hành chánh pháp cho đúng nghĩa không phải là tụng kinh nhiều, lễ lạy luôn luôn và mặc áo tràng. Thực hành chánh pháp là làm tăng trưởng tâm hồn, làm cho cái tâm được trong sạch hơn... Chúng ta có rất nhiều những nhân tố xấu bên trong như: tâm lăng xăng lộn xộn, si mê, ngu dốt, sân hận... và những nhân tố tốt bên trong như: t́nh thương, ḷng bác ái, v...v... Chúng ta ai ai cũng có sẵn những nhân tố tốt cũng như xấu. Thực hành chánh pháp là làm tăng trưởng những cái tốt, diệt trừ những cái xấu. Đây là một cách thực hành chánh pháp mà ta nên tu tập. Có rất nhiều cấp bậc đau khổ, v́ vậy chúng ta cần sự bảo vệ tối đa cho chính ḿnh. Chánh pháp như là một sợi dây thừng được quăng ra cho ai đó đang sắp rơi vào vực thẳm. Chánh pháp bảo vệ và giữ ǵn một người, không cho họ rơi vào những thế giới đau khổ - thế giới của điạ ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Hơn nữa, chánh pháp bảo giúp chúng ta không rơi vào ba đường ác khi chúng ta c̣n trong ṿng sinh tử luân hồi. Chánh pháp giúp chúng ta phân biệt được chính tà và bảo vệ chúng ta cho đến lúc chúng ta đạt giải thoát, được giác ngộ thành Phật; và sự an lạc tối thượng là đây. Cái chết được tiếp nối ở một giai đoạn gọi là "trung ấm" (Bardo-Tây Tạng), sau giai đoạn nầy chúng ta thác sanh một trong sáu thế giới - Thọ sanh, sống, chết, giai đoạn trung ấm, và đầu thai. Đây là một chu kỳ không ngừng nghỉ, chúng ta chạy quanh, lặp đi lặp lại những kinh nghiệm buồn vui lẫn lộn, v́ nhận thức sai lầm.

Khi chúng ta thực hành chánh pháp, chánh pháp bảo vệ và dẫn dắt chúng ta khỏi những lầm lẫn tai hại khi ta c̣n trong ṿng sinh tử. Chánh pháp có nhiều tŕnh độ, và luôn dẫn dắt, bảo vệ những ai thực hành nghiêm chỉnh. Cơ thể và tâm trí của chúng ta luôn làm chúng ta đau khổ. Tại sao như vậy ? Bởi v́ tâm trí chúng ta chưa được giải thoát khỏi vô minh. Và khi c̣n vô minh th́ tâm trí và cơ thể đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Cơ thể chúng ta "khổ" khi bị nóng quá, lạnh quá, đói khát, sanh, bịnh, già, chết, v.v...

C̣n có thân, th́ chúng ta c̣n chưa thoát được những nỗi khổ nầy. Những hạt giống đau khổ đă nằm sẵn ở trong mỗi chúng ta. Sự luân hồi sinh tử của chúng ta là do nơi thân nầy, tâm nầy. Thân và Tâm nầy luôn làm chúng ta lo lắng và không bao giờ để cho chúng ta yên tịnh. Thân và Tâm cộng thêm Vô Minh, và bắt đầu từ đó là Nghiệp được tạo ra, rồi Nghiệp đó lại dẫn dắt chúng ta đi trong ṿng luân hồi.

Luân hồi là một ṿng tṛn như bánh xe. Nó quay như thế nào ? Những hợp thể, thân và tâm, tiếp tục từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác. Những kết tập của kiếp trước và kiếp sau liên tục, không gián đoạn. Chúng tạo ra một ṿng tṛn tiếp nối, giống như là người đi xe đạp vậy.

Bản ngă cũng thế. Nó dắt chúng ta chạy quanh từ kiếp sống nầy sang kiếp sống kế tiếp; đầu thai trở lại theo nghiệp lực đă gieo. Cái nghiệp mà ta đă tạo ra nơi thân và tâm. Dựa vào những dự kiện đă huân tập mà ta thọ thai nơi cơi người, súc vật, trời hay địa ngục.... Những hợp thể đưa dẫn chúng ta đi chẳng khác nào con ngựa chở người cỡi nó.

Từ vô thỉ đến nay, trải qua bao nhiêu kiềp sống, chúng ta đă không tu tập để tự giải thoát khỏi những phiền năo, nghiệp lực. Do đó, thân và tâm chúng ta lúc nào cũng trong ṿng đau khổ, luôn lặp đi lặp lại những lỗi lầm đă vấp phải. Nếu chúng ta thoát được phiền năo th́ không khi nào chúng ta lại lặp lại những đau khổ đă trải qua.

Một khi mà giải thoát được khỏi ṿng sinh tử, tức là khổ đau chấm dứt. Khi không phải trở lại mang thân sinh tử th́ đâu cần phải có nhà cửa, quần áo, thức ăn, và những nhu cầu cần thiết khác.

Đâu có lư do ǵ để lo lắng, sắm sửa, góp nhặt của cải, chạy theo danh lợi để có cả trăm bộ quần áo, mặc vào những dịp khác nhau, để có cả trăm đôi giầy, làm việc đầu tắt mặt tối v...v...
Không có thân th́ đâu có những vấn đề nầy.
Nhưng v́ có thân nầy mà phải lao tâm, lao lực suốt cuộc đời, từ lúc "mang thân" cho đến lúc "bỏ thân"; cũng chỉ lo có bấy nhiêu.

Lạt ma Tsong Khapa, một đạo sư Tây Tạng, được tôn sùng như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri), vị Bồ tát của Trí Tuệ, trên bước đường tu tập có viết như sau: " Nếu một người không bao giờ nghĩ đến sự tiến hóa trong ṿng luân hồi, th́ không khi nào họ có thể cắt đứt được gốc rễ của sinh tử."

...will be cont.

__________________
Xuân măn càn khôn, phúc măn đường
Quay trở về đầu Xem PhuongHoang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PhuongHoang
 
ti toe
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 June 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 24
Msg 118 of 118: Đă gửi: 27 April 2008 lúc 9:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn ti toe



__________________
Anh nhớ em không? Nhớ nhiều không? Nhiều bằng từng nào?
Quay trở về đầu Xem ti toe's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ti toe
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 6
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.4961 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO