Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 67 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Linh Tinh (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Linh Tinh
Tựa đề Chủ đề: Bài báo Time cách đây 30 năm Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Small Potato
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 182
Msg 1 of 1: Đă gửi: 13 February 2009 lúc 5:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn Small Potato


Một cuộc chiến của những người anh em họ hàng cáu giận nhau

TIME - Thứ Hai, ngày 2-3-1979

Đồng Đăng. Lạng Sơn. Những địa danh Việt Nam nghe êm ái mà du dương, gợi lại lịch sử, đẫm máu và chết chóc.

Tại thành phố Đồng Đăng có nhà ga đầu mối, một chiếc cổng màu vàng cao 10 mét đánh dấu cuộc xâm lăng của Nhật Bản vào Đông Dương năm 1940, gợi lại lời tuyên hứa không biết có chính xác hay không của Tổng thống Franklin Roosevelt rằng “chúng ta sẽ không tham chiến về chuyện Đinh Đông chết tiệt nào hết.” [1] Tại Lạng Sơn, một thị trấn đông đúc cách 15 km về phía đông bắc, một ngọn núi h́nh mào gà mà những đội quân thực dân đặt tên là “bộ ngực của nữ nam tước” trông xuống những tàn tích của một pháo đài bị phá huỷ thậm chí trước khi nổ ra cuộc chiến đấu của Việt Minh chống lại người Pháp.

Tuần trước Đồng Đăng và Lạng Sơn đă trở thành những vùng chiến địa khổ đau một lần nữa. Trong một cuộc chiến leo thang giữa hai nước láng giềng Cộng sản đầy giận dữ, họ đă và đang đối nghịch nhau suốt 2.000 năm qua, ba sư đoàn Trung Quốc xâm lược đă tràn xuống Đồng Đăng và vùng đồng bằng ven biển phía đông Việt Nam theo thế một gọng ḱm khổng lồ nhắm vào Lạng Sơn.

Các tiểu đoàn quân chính quy Việt Nam kéo theo những vũ khí hạng nặng vội vă lên hướng bắc để gặp gỡ đối đầu với các toán quân Trung Quốc và thúc đẩy một cuộc chạm trán có thể là trận chiến chính thức đầu tiên trong cuộc chiến tranh kéo dài một tuần.

Được chuẩn bị từ trước, Trung Quốc đă ném ba sư đoàn chống lại các lực lượng pḥng thủ tiền phương của Việt Nam. Vào cuối tuần, các lực lượng của Việt Nam đă mở một cuộc phản công tại ba tỉnh biên giới.

Trong khi đó các tàu vận tải của Liên Xô tại Hải Pḥng đang bốc dỡ xuống các hàng hóa tái cung cấp các loại vũ khí hạng nặng hiện đại, bao gồm những tên lửa và thiết bị rada. Hệ thống do thám của Liên Xô đă tiếp tục xem xét những trận địa tiền phương với các chuyến bay ở những tầm cao so với mặt biển trên Vịnh Bắc Bộ. Một đội tàu nhỏ gồm 13 chiếc đă thực hiện tuần tra trên Biển Đông, chờ đợi sự góp mặt của tàu chỉ huy của Hạm đội Thái B́nh Dương Sô Viết, tàu nầy mang tên đô đốc Senyavin có trọng tải 16.000 tấn.

Tại Moscow, Bộ trưởng Quốc pḥng Liên Xô Dmitri Ustinov công kích dồn dập “hành động khiêu khích nguy hiểm” của Trung Quốc và buộc tội Bắc Kinh đang cố “nhấn ch́m thế giới vào một cuộc chiến tranh.” Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc đă chuẩn bị tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, theo lời đề nghị của Washington, để đối phó với hành động xâm lăng của Trung Quốc cũng như việc xâm chiếm Cambodia của Việt Nam trước đó.

Cuộc đột kích của Trung Quốc vào Việt Nam đă được mong đợi và quăng cáo rất rơ ràng. Những căng thẳng trước đó đă tích tụ lại kể từ khi có hành động cưỡng bức trục xuất của Hà Nội đối với nhóm người Hoa thiểu số tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1978, và một cuộc chiến thắng nhanh chóng của VN (đánh vào) chế độ thân Bắc Kinh ở Cam Bốt vào tháng Giêng 1979, một loạt những biến cố ngày càng tăng trên vùng biên giới Việt-Trung. Phó Thủ tướng Đặng Tiểu B́nh đă gửi điện tín nhiều lần và công khai nói về cú đấm trừng phạt trong suốt thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của ông tới Hoa Kỳ, xỉ vả những tham vọng “bá quyền” của “con gấu bắc cực” Liên Xô và chống lại “hành động xâm lược” của Việt Nam tại Đông nam Á. Hà Nội “phải được dạy cho một bài học cần thiết,” ông cảnh báo. Tại Tokyo trên đường về nước của ḿnh, ông Đặng một lần nữa đă nói rơ về “hành động trừng phạt” chống lại “những tên Cuba ở phương Đông.”

Nhận ra được những lời tuyên bố công khai có giá trị thật đó của Bắc Kinh, các chuyên gia t́nh báo phương Tây đă tiên đoán rằng cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ có tính chất giới hạn trong một “bài học trừng phạt,” và một khi sự trừng phạt đă được đưa ra từng phần theo kế hoạch, các đơn vị chiến đấu của TQ sẽ rút lui. Thế nhưng tại các thủ đô trên khắp thế giới đă có những sự run sợ ám chỉ toàn cầu đang bị hăm dọa nếu như cuộc chiến tranh nầy không được kiểm soát trong giới hạn và nhanh chóng chấm dứt, nếu như cuộc chiến nầy khiêu khích sự can thiệp trực tiếp hoặc hành động trả đũa của Liên Xô với tư cách khách hàng Việt Nam của họ. Đă từng có thời hoàng kim cho những nhà chuyên môn về báo động: “Tôi đánh cuộc rằng nó sẽ không xảy ra - nhưng chúng ta đang ở rất gần trong một hiểm họa về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Chiến tranh thế giới lần III có thể bắt đầu vào thời điểm này,” Thượng nghị sĩ New York Daniel Moynihan đă cảnh cáo. Các cố vấn của chính phủ và các chiến lược gia quân sự th́ ít lo ngại hơn, song không một ai sẵn sàng phủ nhận rằng cuộc chiến mới nhất của thế giới đă chứa đựng tiềm năng rộng lớn hơn nhiều, và thậm chí những dấu hiệu rơ ràng của sự bùng nổ không thể kiểm soát được.

Cuộc giao tranh, diễn ra trên những ngọn đồi cây cối rậm rạp và những thung lũng nhiều ruộng nương của một vùng có thắng cảnh đẹp được gọi là Việt Bắc, vùng nầy đă che dấu đàng sau các bí mật quân sự của cả hai bên và bởi một đám mây che phủ ngăn trở việc quan sát của vệ tinh. Hà Nội đă đưa ra những thông báo chỉ dùng trong nội bộ như thường lệ; các thông cáo của Bắc Kinh th́ ư nghĩa rất huyền bí, thiếu rơ ràng đến độ có vẻ như vô nghĩa. Một nhà quan sát ở Hong Kong phát biểu: “Cứ như thể đang nghe một cặp mèo gào thét và la khóc với nhau giữa đêm khuya - chúng đang tạo ra những âm thanh ồn ào quái quỉ, thế nhưng bạn không thể biết là chúng đang đánh nhau hay là làm t́nh đâu.” Tuy vậy, từ lúc bắt đầu những hành động chiến tranh, tất cả đều rất rơ ràng rằng các đơn vị ở tuyến đầu thuộc về 3 phần trăm của lực lượng bộ binh có hàng triệu người nầy [1] và các đơn vị thuộc lực lượng 615.000 quân, ít ỏi hơn, nhưng dạn dày hơn của Việt Nam đă không ôm ấp nhau ǵ cả.

Vào rạng sáng thứ Bảy, ngày 17 tháng Hai 1979, các lực lượng người Trung Quốc, tập trung hơn 300.000 tại các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, phía cực bắc của Việt Nam, đă bắn một loạt đại pháo dày dặt vào các vị trí then chốt ở vùng biên giới (trước khi dùng bộ binh tấn công). Cú đánh mạnh mẽ nhất là vào những nơi tập trung nhiều người thường dân Việt Nam quanh các thị xă thị trấn như Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chưa từng được thử thách trong cuộc chiến tranh dàn trận với đội h́nh lớn kể từ khi họ vượt qua sông Áp Lục vào tháng Mười năm 1950 để gây bất ngờ và đánh tan tác các đơn vị quân đội của Liên hiệp quốc tại Triều Tiên, đă dội băo lửa qua biên giới vào 26 điểm khác nhau [trên lănh thổ Việt Nam].

Hành động tuyên chiến đă đến trong một thông cáo rơ ràng là không thành thật của Bắc Kinh rằng các đơn vị quân đội của họ đă tham dự vào một cuộc “phản công” chống lại các hành động khiêu khích của Việt Nam. “Các lực lượng quân đội ở biên giới Trung Quốc đă hành động khi t́nh thế trở nên không thể nào chịu đựng nổi nữa và không c̣n giải pháp thay thế nào khác,” hăng thông tấn nhà nước Tân hoa xă loan báo. “Chúng tôi không muốn một tất đất đai nào của Việt Nam. Điều mà chúng tôi mong muốn là một vùng biên giới ổn định và ḥa b́nh. Sau khi đánh trả những kẻ gây hấn lùi xa tới mức cần thiết, các lực lượng biên pḥng của chúng tôi sẽ trở lại canh giữ chặt chẻ các vùng biên giới của tổ quốc chúng tôi.”

Vào 9 giờ sáng ngày thứ Bảy, đạn súng cối đă rơi xuống gần Lạng Sơn, theo một thông tín viên hăng thông tấn Pháp AFP tại hiện trường cho hay. Ở phía bắc, đạn trọng pháo có thể nghe được cách khoảng nhau từ 10 tới 30 giây một loạt. “Các toán lính Trung Quốc đă phát động một cuộc tấn công đều khắp, tất cả các cứ điểm biên giới đều bị dội những loạt đạn trọng pháo nặng nề,” một viên chức cấp tỉnh của Việt Nam thông báo. “Các trận đánh đẫm máu đang diễn ra, số người thương vong chắc chắn là nặng nề.” Theo lời kể của một thương binh Việt Nam 18 tuổi tên là Trần Văn Miên, anh lảo đảo chạy vào thị trấn và ngă xuống con đường: “Bọn Trung Quốc đang ở gần đây, chúng nó có mặt ở khắp nơi.”

Sau khi rải thảm một đợt hỏa lực đại pháo để làm yếu đi lực lượng pḥng thủ của Việt Nam, một đoàn quân Trung Quốc ượng ước khoảng 60.000 người đă tiến lên mạnh mẻ dọc theo vùng biên giới núi non hiểm trở rộng 772 km. Bộ binh, được sự yểm trợ của các xe tăng T-59, đă lao qua những con đường đồi núi chật hẹp gồ ghề, đánh tràn vào và chiếm các tiền đồn của Việt Nam và mở rộng ra (như h́nh cái quạt) một cuộc tiến- quân- có-phối- hợp tiến sâu vào khoảng 10 km. Theo sự tự thừa nhận của Hà Nội, người Trung Quốc sau hai ngày đă chiếm được mười một thị trấn và làng bản và đă bao vây Đồng Đăng bằng xe tăng và các súng được gắn trên xe.

Thế rồi họ dường như dừng lại.

Tại Bắc Kinh, ông Đặng đă quả quyết với một nhà ngoại giao Argentine đang viếng thăm rằng cuộc xâm lấn đă được “xem xét rất thận trọng” và “sẽ không được kéo dài hoặc mở rộng trong bất cứ t́nh huống nào.” Phát biểu đó có vẻ như xác nhận lại sự phiên dịch của phương Tây từ ban đầu về mục tiêu khả thi của Trung Quốc là: một cuộc di chuyển (quân) rất nhanh, tấn công đánh rồi chạy, và tiếp đó là rút (quân) về. Thế nhưng người Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để rút lui. Tại thời điểm nầy những toán quân phản ứng nhanh của Trung Quốc, được chỉ huy bởi Tướng Yang Teh-chih, phó tư lệnh chiến trường của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953, đă không trực tiếp đánh nhau với lực lượng chính quy tinh nhuệ của Việt Nam - từng được thử sức trận mạc bằng những chiến dịch liên tiếp chiến thắng tại Nam Việt Nam, Lào và Cambodia và được trang bị bằng những vũ khí tối tân mới nhất của Liên Xô.

Được cảnh báo trước, người Việt Nam đă để cho các lực lượng biên pḥng khu vực và dân quân địa phương làm mũi nhọn chính trong các cuộc tấn công ban đầu. Theo ước tính có từ ba cho tới năm sư đoàn chính quy VN (ít nhất là 30.000 quân) đă được giữ lại phía sau. Các đơn vị này rơ ràng được dàn trận trong một tuyến pḥng thủ h́nh trăng lưỡi liềm trải dài từ Yên Bái cho tới Sông Hồng tại phía tây Quảng Yên thuộc bờ biển phía đông. Nhiệm vụ của họ là: bảo vệ vùng đồng bằng ven biển bao quanh Hà Nội và Hải Pḥng, và chờ đợi người Trung Quốc xuất hiện.

Vào hôm thứ Ba (20-2-1979), ngày thứ tư của cuộc chiến, cuộc tiến quân của quân đội Trung Quốc đă tiếp tục trở lại bằng một cách hung bạo hơn. Một mặt trận tiền phương dường như không có h́nh dáng rơ rệt đă nhanh chóng phát triển thành hai gọng kềm tấn công chính và rất bài bản: một nằm ở phía tây bắc trên con đường xe lửa hướng về phía nam tới Hà Nội, một gọng kềm khác nằm ở phía đông trên mối nối của tuyến đường sắt chính song song với Quốc lộ 1, con đường huyết mạch xuất phát từ Hữu nghị Quan. Cả hai mũi tấn công bằng lực lượng bộ binh nầy xem ra đều nhắm trực tiếp vào thủ đô của Việt Nam. Cùng lúc ấy, một lực lượng quân trừ bị của Trung Quốc, gồm các đơn vị tấn công chính (trong chiến thuật gọng kềm) của hơn ba sư đoàn theo ước tính, đă lục soát hướng về vùng bờ biển cho một cuộc rút lui có thể xảy ra được nhắm vào việc chia cắt Quốc lộ 4 tới Lạng Sơn và sau đó, chắc có lẻ, cả quân tăng viện chính của Việt nam và tuyến đường tiếp tế của Quốc lộ 1, nơi mà mấy năm trước đă nhận được biệt danh đau buồn là “đường phố không có niềm vui.”

Tại phía tây, khi mà phần chính yếu trong cuộc tấn công của Trung Quốc đă được nhân lên gấp đôi về mức độ xâm nhập tới 16 hoặc 24 km, bộ binh QGPND Trung Quốc đă chiếm được Lào Cai, một thị trấn có 100.000 người có nhà ga chính nằm bên Sông Hồng. Để chống lại mối đe doạ này đối với Hà Nội, quân đội Việt Nam đă tiến đến sát phía bắc để giao tranh với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn và Đồng Đăng.

“Vài ngàn quân bao gồm cả các đơn vị chính quy và địa phương của Việt Nam với vũ khí hạng nặng đang di chuyển về phía các vị trí của quân Trung Quốc,” một thông tín viên của tờ Asahi Shimbun ở Tokyo đă tường thuật từ Lạng Sơn. Ông đă miêu tả những đoàn xe tải Việt Nam với những khẩu súng 105 mm tiến lên phía bắc trên Quốc lộ 1; những chiếc xe khác chở theo các toán quân, vũ khí, quân trang quân dụng và xăng dầu lên hướng lên vùng biên giới. Trong khi đó, dưới hỏa lực trọng pháo tầm xa 130mm, nhiều đoàn người lánh nạn chạy về phía nam, bỏ lại thị xă Lạng Sơn cho những toán quân, lực lượng an ninh và viên chức nhà nước tràn ngập quanh các khu vực đóng quân.

Hà Nội đă om ṣm rằng lực lượng pḥng thủ của Việt Nam ở Lạng Sơn đă gây thương vong cho hơn 3.000 quân Trung Quốc, và rằng chỉ trong một trận chiến bên bờ biển cách 80 km về phía đông nam, các lực lượng Việt Nam “đă đánh bại 3 tiểu đoàn và quét sạch 700 kẻ xâm lược Trung Quốc.” Tổng cộng, theo phía Việt Nam loan báo, lực lượng của họ đă tiêu diệt từ 5.000 đến 8.000 quân Trung Quốc trong năm ngày, trong khi họ chỉ tổn thất chưa tới một nửa số đó. Những tuyên bố thiên vị một chiều đó làm ta nhớ lại “những vụ đếm xác” kẻ thù được thổi phồng một cách trơn tru mỗi ngày qua các bản tin tóm tắt của Hoa kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Các nguồn tin phương Tây tại Bắc Kinh đánh giá rằng phía Việt Nam đă phải chịu đựng tổn thất nhiều nhất trong cuộc giao tranh ban đầu: 10.000 người chết hoặc bị thương, so với 2.000 tới 3.000 thương vong của Trung Quốc.

Người Việt Nam rơ ràng giỏi hơn Bắc Kinh trong chiến thuật chiến tranh tuyên truyền nếu không phải là trên chiến trường. Họ đă đưa ra những lời tố cáo hiểm độc về lối đối xử của người Trung Quốc, bao gồm những hành động tàn ác man rợ có tính cáo buộc và chiến tranh sinh học. Đài Hà Nội khẳng định rằng các chiến đấu cơ Trung Quốc đă bỏ bom vào những xí nghiệp, các nhà máy điện và các trung tâm liên lạc viễn thông (điện thoại), gây ra những tổn hại “ghê gớm” và thương vong cho dân thường, và rằng pháo binh Trung Quốc đă nă “đạn hóa học” vào các mục tiêu ở biên giới. Ủng hộ cho đồng minh của ḿnh, Liên Xô đă cáo buộc các lực lượng quân sự Trung Quốc về hành động đốt cháy bừa băi các làng mạc và bắn vào các phụ nữ và trẻ em. Tờ Pravda, trong một bản tin phát đi từ Lạng Sơn, đă khẳng địng rằng một đơn vị Trung Quốc đă chặn một chiếc xe buưt chở dân thường trên một tuyến quốc lộ và hành quyết tất cả các hành khách đi trên xe.

Hà Nội cũng khẳng định rằng họ có bằng chứng vững chắc về kế hoạch từ lâu của Bắc Kinh cho cuộc xâm lăng này. Những nhà báo trú đóng tại thủ đô Hà Nội, được hướng dẫn qua một chuyến đi tới vùng biên giới, đă được trưng ra những cuốn sách có những câu được in bằng tiếng Việt t́m thấy trong xác của các binh lính Trung Quốc tử trận. Trong những vật dụng khác, có những tập sách nhỏ tám trang, chứa đựng những chỉ dẫn cho các tù binh Việt Nam (”Bạn sẽ được đưa tới nơi an toàn và được phép nghỉ ngơi … Đừng lo lắng. Vết thương của bạn sẽ được chữa trị ngay.”)

Ng̣i nổ trong mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trước đó đă nói ra bằng lời giận dữ trong gần một năm nay. Vào mùa xuân năm ngoái, tập trung vào chuyện củng cố cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa làm cho con người thanh khiết hơn, các giới chức Việt Nam đă quyết định nhổ tận gốc các nhà “thương mại tư bản” và “những nhân tố nguy hiểm,” cụ thể là người Hoa từng sống nhiều năm ở những vùng mỏ phía bắc, tại Đà Nẵng và trong khu vực Chợ Lớn đông đúc của Sài G̣n (giờ là Thành phố ***). Một con số ước khoảng 160.000 người Hoa tị nạn đă chạy trốn khỏi đất nước này, trên những con thuyền đánh cá hoặc chạy bộ qua Cửu khẩu Hữu nghị, tái định cư tại các xă thuộc tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Trong khi đó, hàng loạt các cuộc đột kích và giao tranh nhỏ lác đác đă gia tăng cường độ lên trong những tháng kế tiếp đă bùng lên các cuộc cải vả không ngừng xuyên qua biên giới.

Nổi giận về hành động ngược đăi người Hoa ở Việt Nam, Bắc Kinh – trước đó đă từng cung cấp cho Hà Nội với một lượng viện trợ ước tính 14 tỉ đô la trong hai chục năm qua - đă đột ngột cắt giảm 21 dự án trợ giúp hiện thời. Vào tháng Sáu 1978, khi những cán sự kỹ thuật Trung Quốc cuối cùng trở về nước, Hà Nội đă chấp thuận trước những lời tán tỉnh từ lâu của Liên Xô và chính thức nhảy bổ vào quỹ đạo kinh tế của Moscow như là một thành viên của khối liên minh thương mại Cộng sản COMECON.

Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đă chính thức hóa mối liên kết của họ trong một hiệp ước hữu nghị Liên Xô-Việt Nam kéo dài 25 năm, được kư kết với nhiều cuộc lễ lạc tại Moscow bởi [Tổng bí thư] Leonid Brezhnev, Thủ tướng Aleksei Kosygin và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn, cùng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bên trong lời chúc tụng thông thường cho những thỏa thuận thương mại và văn hóa, không có nhầm lẫn ǵ nữa là một vài chữ vắn tắt hiển nhiên về quân sự: một mức độ hỗ trợ pḥng thủ lẫn nhau có vẻ mơ hồ, trong phạm vi “những bàn bạc tham khảo và những biện pháp có hiệu quả thích hợp để đảm bảo ḥa b́nh và an ninh cho các quốc gia của họ.” Đối với Bắc Kinh hiệp ước này là một lời trách cứ chính trị rất nhức nhối.

Tiếp theo là đến cuộc chinh phục chớp nhoáng Cambodia của Việt Nam. Trong ṿng một tháng với cuộc xâm lăng trên quy mô lớn của họ vào ngày lễ Giáng Sinh, quân nổi dậy thiên về Hà Nội được hậu thuẩn bởi quân đội chính quy Việt Nam đă đánh tan chế độ Khmer Đỏ Pol Pot tàn bạo được Trung Quốc trợ giúp. Chỉ một ít giọt nước mắt từ các nước trên thế giới đă nhỏ xuống khi Pol Pot và những tàn dư rải rác c̣n sót lại trong quân đội của ông ta bị lùa vào những hang hốc trong rừng rậm phía tây. Từ những vị trí cố thủ này, quân Khmer Đỏ đă và đang kháng cự mạnh mẽ chống lại chính quyền mới, một chính phủ ủng hộ Việt Nam được lănh đạo bởi một cựu thành viên Khmer Đỏ đào ngũ, ông Heng Samrin, và được yểm trợ bởi một lực lượng Việt Nam ước khoảng 130.000 quân. Đối với Trung Quốc, thất bại ở Cambodia có nghĩa là một sự mất mặt ghê gớm. Kể từ đó, khi ông Đặng được chấp thuận viếng thăm Washington, Trung Quốc đă hướng các loại vũ khí và quân dụng cung cấp sang cho quân nổi dậy của Pol Pot trong một nỗ lực nhằm lật ngược lại những ǵ đang xẩy ra và báo thù cho t́nh trạng bẽ mặt của chính họ.


Mối căng thẳng gia tăng dọc theo tuyến biên giới với Việt Nam

Trung Quốc đưa ra luận điệu rằng các lực lượng vũ trang của Hà Nội đă xâm nhập vào lănh thổ của ḿnh 1.100 lần. (Bên phía ) Việt Nam cáo buộc Trung Quốc về các hành động xâm nhập vào lănh thổ Việt Nam gần như là hàng ngày.

Những lời buộc tội và phản công được làm sôi nổi thêm bằng một loạt pháo kích nặng nề và bắn qua bắn lại bằng các súng nhỏ, chưa kể các vụ bắt cóc, ăn trộm gia súc và cắm cọc tre có tẩm thuốc độc. Trong việc quăng cáo ầm ỉ về chính trị dành cho cuộc xâm lược của họ, Trung Quốc đă nhấn mạnh thêm những t́nh huống xấu trên tuyến biên giới cho bất cứ ai muốn lắng nghe - tại Liên hiệp quốc, trong những trao đổi ngoại giao, và trong một đống của các cuộc thông báo chính thức. Bắc Kinh c̣n quả quyết rằng Việt Nam đang huy động cho cuộc chiến bằng cách bắt quân dịch các tân binh với một tốc độ vượt quá thời cao điểm của cuộc chiến chống lại chế độ Sài G̣n và Hoa Kỳ, và bằng cách gọi tái ngũ 200.000 cựu bộ đội.

Vào một ngày trước khi nổ ra cuộc chiến, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng tư lệnh Văn Tiến Dũng và các thành viên nội các khác đă bay tới Phnom-Penh để kư kết một hiệp ước hữu nghị với chế độ mới của Heng Samrin. Sự vắng mặt của các giới chức chóp bu của Việt Nam tại Hà Nội có thể đă giúp quyết định yếu tố thời gian cho cuộc tấn công của Bắc Kinh.

Đối với nhiều nhà Hán học, cuộc xâm lăng của Bắc Kinh là bức tranh minh hoạ khác cho “tâm lư Vạn lư Trường thành” của Trung Quốc: nỗi lo sợ luôn ám ảnh của họ về các cuộc xâm lấn, thực sự hoặc do tưởng tượng, chống lại vùng biên giới của họ. Trạng thái tâm lư (cho rằng ḿnh đang) bị vây hăm này đă thúc đẩy Trung Quốc bước vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1953. Tâm lư cho rằng ḿnh bị vây hăm đó đă và đang góp phần làm bùng nổ các cuộc xung đột theo chu kỳ giữa quân đội Trung Quốc và Liên Xô dọc theo các con sông Ussuri và Amur. Trạng thái tâm lư ấy cũng là lư do đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc chống lại Ấn Độ năm 1962.

Trong cuộc tấn công đó, quân Trung Quốc đă thọc sâu vào lănh thổ Ấn Độ 160 km trên một mặt trận rộng lớn song đă rút lui với vẻ tử tế một tháng sau đó, đă được xem xét bởi một số người như là một hành động tập dượt trước theo đúng kế hoạch chi tiết (trước khi xúc tiến) hành động trừng phạt hiện nay [dành cho Việt Nam].

Bằng việc xâm lăng Việt Nam, Bắc Kinh rơ ràng đă có khuynh hướng lấy lại một vài thanh thế đă bị mất và chứng minh họ không phải là con cọp giấy.

Cuộc xâm lăng có lẽ cũng có một mục tiêu chiến thuật: thu hút các lực lượng quân sự của Việt Nam ra khỏi Cambodia cốt để làm nhẹ bớt sức ép lên các lực lượng Pol Pot c̣n sót lại.

Thế nhưng những nguy cơ liên quan trong cuộc xâm lăng Việt Nam là lớn hơn nhiều so với những ǵ liên quan trong cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ. Ngoài một cú trả đũa có khả năng xảy ra của Liên Xô có thể đến bất cứ lúc nào, Trung Quốc đă phải trải qua một bước thụt lùi về chính trị trong con mắt thế giới. Người Nhật, từng gia nhập cùng Trung Quốc trong sự phản đối công khai về “quyền bá chủ” khi họ kư một hiệp ước với Bắc Kinh vào năm ngoái, đă lấy làm khó chịu khi cho rằng Trung Quốc rơ ràng là đang thực hành mộng bá chủ mà không cần che đậy của riêng họ.

Một số nhà làm chính sách của Mỹ đă lấy làm hài ḷng một cách thô thiển trước cuộc tŕnh diễn trùng hợp của năm quốc gia Cộng sản - Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia và Lào – đă bị cuốn hút vào một mối hận thù gia tộc đẫm máu. Thế nhưng chẳng có ǵ nhiều để hài ḷng. H́nh ảnh sáng ngời của Trung Quốc như là một người bạn mới có khuynh hướng dốc ḷng cho việc xúc tiến hoà b́nh và ổn định tại châu Á đang bất ngờ bị hoài nghi một cách đáng hổ thẹn.

Không thoát khỏi chuyện ấy, (uy tín của) Việt Nam đă và đang giảm xuống nhiều hơn nữa. Sự bành trướng của Hà Nội sang Lào và cuộc xâm chiếm của Việt Nam vào Cambodia đă phá hủy nhiều h́nh ảnh phổ biến của Việt Nam trong Thế giới thứ Ba như là một quốc gia nhỏ bé can đảm chống chủ nghĩa thực dân và đang lộ dần ra như một chính- quyền-thành-phố-Spata-của- nước Hy- lạp-nổi-tiếng-có-quân-đội –chuyên-đi-đánh-nhau của phương Đông trong thế kỷ 20 đang có khuynh hướng trở thành tên cảnh sát và kẻ thống trị của tất cả những quốc gia nào mà họ có thể thâu tóm được.

Có một điều bí ẩn là: Làm thế nào mà người Việt Nam có đợc một ước muốnđánh nhau mạnh mẻ như vậy sau hơn 30 năm chiến tranh triền miên? Một phần của câu trả lời xuất phát từ người có quyền hành cao cấp trong ban lănh đạo tập thể kế tục ***.

Bộ chính trị 11 người được chia làm hai nhóm, nhóm những nhân vật thực dụng muốn tập trung vào việc tái xây dựng đất nước, và những người theo đường lối cứng rắn muốn làm một cuộc phiêu lưu quân sự, bất chấp những gian khổ chết chóc và thương vong có liên quan. Những nhân vật cứng rắn, được dẫn dắt bởi ông Trùm của Đảng ủng hộ Liên Xô Lê Duẩn và Bộ trưởng Quốc pḥng Vơ Nguyên Giáp, đang nắm quyền kiểm soát.

Theo lời một nhà ngoại giao quen biết với Hà Nội từ lâu th́: “Các nhà lănh đạo Việt Nam tự coi ḿnh như là những người đại diện của đấng cứu tinh của hành động cách mạng trong sáng nhất trên thế giới. Họ bị ảnh hưởng, nếu như bạn chấp nhận, bởi một thói kiêu ngạo quyền lực.”

Được kết hợp với thói kiêu ngạo là sự khuyến khích của Moscow, quốc gia đă bắt đầu chiếm cái khoảng trống quyền lực được để lại từ sự rút lui của Hoa Kỳ.

Có một số bào chữa nho nhỏ cho việc biện minh rằng Hoa Kỳ có thể đă và đang dồn Việt Nam vào trong ṿng ôm ấp của Liên Xô vào mùa thu năm ngoái 1978 khi họ từ chối những nỗ lực nhún nhường của Hà Nội muốn ḥa giải. [1]

Tuy nhiên, những căn nguyên phức tạp của Cuộc chiến tranh Trung Quốc-Việt Nam cũng đă và đang bén rễ từ trong mối oán thù lịch sử giữa hai dân tộc anh em họ hàng này, chuyện nầy có nguồn gốc từ 21 thế kỷ trước liên quan tới sự đô hộ vương quốc Nam Việt của người Trung Hoa trên vùng Châu thổ Sông Hồng.

Vào năm 39 trước Công nguyên, hai chị em nữ Vương Trưng Trắc và Trưng Nhị đă lănh đạo một cuộc nổi dậy kéo dài bốn năm chống lại Vương quyền Trung Hoa; một cuộc phản công dữ dội đă phá tan các đội quân người Việt tại Sông Đáy. Thay v́ đầu hàng quân Trung Hoa, hai nữ vương nầy đă nhảy xuống sông tự vẫn - một cuộc tuẫn tiết vẫn c̣n được vinh danh bởi các phụ nữ Việt Nam vào mỗi tháng Ba hàng năm vào Ngày lễ Hai Bà Trưng.

Những cuộc nổi dậy khác có quy mô lớn vào những thế kỷ thứ 3, 6 và 10, đă giúp những người Việt xây dựng một tinh thần thượng vơ, thứ cần thiết để tránh khỏi các cuộc tấn công từ các dân tộc Thái, Lào ở phía tây và dân tộc Chăm ở phía nam.

Hơn mười mấy cuộc chiến tranh nữa và một cuộc chiếm đóng thô bạo khác của người Trung Quốc vào đầu thế kỷ 15 đă tái củng cố cho tinh thần độc lập của nước Việt và bừng cháy ḷng chống đối và thù địch hướng tới người Trung Quốc trong tâm trí họ rất nhiều.

Trước cuộc Đệ nhị Thế chiến, nước Trung Hoa Dân quốc đă cho những người Việt Nam chống Pháp lánh nạn chính trị nương náu, thế nhưng ngay cả sự quan tâm này cũng không xóa bỏ được t́nh trạng thù địch.[2]

Trong cuộc chiến kế tiếp chống lại người Pháp, ông *** đă được cung cấp sự trợ giúp từ quân đội Cộng sản có nhiều lợi thế hơn của Mao Trạch Đông, sự hổ trợ nầy có khả năng mang lại chiến thắng nhanh chóng. Nhưng ông Hồ đă khước từ [3]. Sau đó, với lời lư luận ngắn gọn, ông đă giải thích lư do v́ sao ông ưa thích tự chiến đấu trong cuộc chiến tranh du kích kéo dài: “Chúng ta thà ngửi phân của người Pháp trong một thời gian ngắn c̣n hơn là ăn cứt của Trung Quốc suốt cả đời.”

Cuộc tŕnh diễn vào tuần trước của hai cường quốc Cộng sản khổng lồ, Trung Quốc và Liên Xô, từ giọng lưỡi của mỗi bên đều đang ở sát bên bờ vực của một cuộc chiến tranh mănh liệt có thể xảy ra - trong khi Hoa Kỳ, kẻ thù chung của họ, đang chờ đợi một cách thụ động - cận kề bên một Hí trường Ngu xuẩn toàn cầu.

Sau một số bối rối ban đầu, các phong trào cộng sản quốc tế đang ngày càng bị bể ra từng mănh đă quay ngoắt một cách mạnh mẻ chống lại Trung Quốc. Tại Đông Âu, nước Nam Tư độc lập vẫn duy tŕ bản chất trung lập theo lệ thường của ḿnh. Maverick của Rumania đă khẩn khoản đề nghị cả hai bên “chấm dứt ngay các hành động quân sự.”

Các nước c̣n lại trong khối Hiệp ước Warsaw, có thể đoán trước được, đă ủng hộ Moscow trong việc kết tội như những ǵ mà Bulgaria đă gọi là “những hành động hiếu chiến và mạo hiểm” của Trung Quốc. Thậm chí Albania đă phá vỡ t́nh trạng cách ly từ lâu bằng việc chỉ trích người đồng minh Trung Quốc vừa mới trở nên xa lạ gần đây của ḿnh.

Tại Pháp, Ư và Tây Ban Nha, các đảng Cộng sản Tây Âu đều cùng lên tiếng chống lại Trung Quốc, với một sự khác biệt không đoán được: Như một người nhắc nhở về quyền được tự trị đối với Moscow, Thủ lĩnh Đảng Cộng sản Tây Ban Nha Santiago Carrillo đă so sánh hành động gây hấn của Trung Quốc chống lại Việt Nam với hành động xâm lược của Liên Xô đối với Tiệp Khắc.

Khắp châu Mỹ Latin, những nhóm cánh tả đă cất cao dàn đồng ca chống Trung Quốc. Hàng ngàn sinh viên đă xuống đường phố Paseo de la Reforma của Thành phố Mexico với những biểu ngữ :Việt Nam Vạn Tuế - Nước Lănh đạo của cuộc Cách Mạng Thế giới].

Cuộc xung đột giữa những nước láng giềng Cộng sản đă có một tác động làm tan vỡ ảo tưởng của một số giới trí thức tả khuynh Âu châu. Trong một bài báo viết cho tờ Corriere della Sera của Milan, Nhà báo Giuliano Zincone gợi lại việc ông đă tuần hành phản đối sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam và đă đóng góp tiền bạc cho Việt Cộng ra sao. Trung Quốc đă từng ở bên phe của Việt Nam, cũng như Che [Ghevara], cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh.” Nhưng rồi đă xảy ra rối loạn ở Bắc Kinh: quần chúng công kích Bè lũ Bốn tên, sự hồi sinh của “người mê chủ nghĩa tư bản” kỳ cựu Đặng Tiểu B́nh. Bằng việc xâm chiếm Cambodia, Việt Nam đă phản bội những nguyên tắc của ḿnh. “Giờ đây cái ṿng tuần hoàn đă khép lại,” Zincone viết. “Nước Trung Hoa lịch thiệp, vững chắc, có trách nhiệm, đă gửi những chiếc xe tăng tới để “trừng phạt” người anh em cũ của ḿnh, với nguy cơ châm ng̣i một cuộc mâu thuẩn lan tỏa. Chúng ta đang bắt đầu từ con số không. Với những đứa trẻ mồ côi.”

Với một lợi thế tuyên truyền hiển nhiên như thế, Liên Xô vào cuối tuần này đă hạn chế một cách chủ yếu cuộc phản công của họ bằng hàng loạt ngôn từ của ḿnh chống lại Trung Quốc. Tờ Pravda đă bàn luận về “sự phẫn nộ và căm giận” của Liên Xô trước cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

Không đưa ra một lời đe doạ rơ ràng nào, Bộ trưởng Quốc pḥng Liên Xô Ustinov đă tái khẳng định một lần nữa rằng Liên bang Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Xô Viết sẽ tôn trọng những nghĩa vụ của ḿnh theo hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Việt Nam.” Báo chí và đài phát thanh nhà nước này cũng đă buộc tội Hoa Kỳ về thái độ đồng lơa trong cuộc tấn công của Trung Quốc.

Nhấn mạnh rằng cuộc xâm lược của Trung Quốc đă được phát động “hầu như vào ngày tiếp theo” sau chuyến trở về của Đặng Tiểu B́nh từ Washington, tờ Pravda đă quả quyết rằng “không có những biểu hiện tuyên truyền bóp méo sự thật và sự thay đổi nào sẽ giúp che đậy được trách nhiệm của những nhóm lănh đạo Hoa Kỳ đă giúp đỡ, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các hành động của Bắc Kinh.”

Cuộc tấn công vào Hoa Kỳ là hết sức vô lư, song sự giận dữ của Liên Xô là có thể hiểu được và có thể đoán trước được. Mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không làm cho Liên Sô vui vẻ.

Chừng nào mà các lực lượng quân sự của Việt Nam c̣n có thể tự cầm cự được, th́ người Liên Xô hầu như sẽ có lẻ là ưa thích thu thập những lợi ích của việc tuyên truyền có kiềm chế của ḿnh.

Mối nguy hiểm là nếu như quân Trung Quốc thúc đẩy cuộc chiến nầy đi quá xa, di chuyển về hướng Hà Nội hoặc Hải Pḥng hay tỏ ư định sẽ trụ lại trên phần đất của Việt Nam, th́ bản thân người Liên Xô sẽ không muốn thể hiện là ḿnh yếu thế và sẽ cảm thấy bắt buộc phải hành động. Nếu vậy, th́ họ sẽ làm ǵ? Các chuyên gia của chính phủ cho là Liên Xô có nhiều lựa chọn. Họ có thể gia tăng việc tái cung cấp cho quân đội Việt Nam với mức độ lớn, phái đi với số lượng đông đảo các cố vấn quân sự, hoặc thậm chí tham gia hoạt động quân sự trực tiếp tại Việt Nam. Đáng ngại hơn nữa, là họ cũng có thể đe doạ tới cảm giác của Bắc Kinh về an ninh bằng cách di chuyển quân dọc theo tuyến biên giới Liên Xô-Trung Quốc dài 4.500 dặm, với 44 sư đoàn Hồng Quân đang sẵn sàng giao chiến.

Quân đội Liên Xô có thể đánh vào những địa h́nh giá lạnh, không thể ở được tại Sinkiang, song có một mục tiêu gần như thích hợp hơn là Manchuria (Măn Châu), khu trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Các nhà phân tích không tin một cuộc tấn công bằng không lực vào cơ sỡ hạt nhân của Trung Quốc tại vùng Lop Nor như là một lựa chọn “ngày tận thế”, một lựa chọn có lẻ được ưa thích bởi những sĩ quan cao cấp của Moscow, chứ không phải bởi những người trong Bộ chính trị Liên Sô.

Hoa Kỳ bị loại ra một bên với vai tṛ là nhà quan sát ngoài cuộc, cũng không có nhiều ảnh hưởng lên việc tham chiến. Lập trường của Chính quyền Mỹ là cuộc xâm nhập của Trung Quốc là một hậu quả trực tiếp từ hành động xâm chiếm Cambodia của Việt Nam được Liên Xô khuyến khích, mà hành động này, lần lượt, lại được thừa nhận như là phản ứng của Moscow đối với việc b́nh thường hóa các quan hệ Trung Quốc- Mỹ.

Chính sách của Hoa Kỳ đặt cơ sở trên ư niệm rằng quốc gia này không nên trở thành dính líu vào một cuộc xung đột giữa các quốc gia Cộng sản xa xôi. Bởi vậy, với một thái độ công bằng, Washington đă hối thúc Bắc Kinh và Hà Nội hăy rút quân đội của ḿnh khỏi Việt Nam và Cambodia.

Theo đuổi vai tṛ người ḥa giải với ḷng thành thật của ḿnh, Hoa Kỳ cũng đă gây áp lực để có được một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, hy vọng tập hợp đủ phiếu cho một nghị quyết kêu gọi rút quân cả đôi bên.

Trong cuộc tranh luận mở đầu cuộc họp hôm thứ Sáu, Đại sứ Hoa kỳ, ông Andrew Young, đă coi t́nh h́nh tại Đông nam Á là “nguy hiểm” và thúc dục các bên tham chiến “hăy đưa cuộc tranh căi lên bàn thương lượng.” Các quốc gia không liên kết có vẻ như ủng hộ nghị quyết mà Hoa Kỳ đề nghị, trong khi Trung Quốc và Liên Xô đă đưa ra những nghị quyết đối nghịch nhau, một bên lên án cuộc xâm lược của Việt Nam, một bên kia lên án sự gây hấn của Trung Quốc.

Vào ngày thứ Bảy, trong một hành động phản kháng chống lại quyết định của hội đồng cho phép đại diện của chế độ Pol Pot đă sụp đổ ở Cambodia quyền phát biểu ư kiến, Đại biểu của Liên Xô Mikhail Kharlamov đă hiên ngang bước ra khỏi pḥng họp. Tiếp bước theo ông trong chốc lát là đại diện Czechoslovak. Kharlamov đă cẩn thận để lại một người trợ lư có mặt tại bàn họp, song đây là lần đầu tiên người đại diện của Liên Xô bước ra khỏi pḥng họp của Hội đồng Bảo an kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Một số nhà ngoại giao đă ám chỉ Bắc Kinh sử dụng Washington như là một công cụ trong chiến lược xâm chiếm của ḿnh.

Các viên chức trong Nội các [Hoa Kỳ] đă phủ nhận với thái độ nhạo báng bất cứ những ǵ tương tự như sự đồng lơa với hành động sai trái [của Trung Quốc] được Moscow viện dẫn, và nhấn mạnh đầy thuyết phục rằng chính quyền Carter quả thực đă cố ngăn cản bất cứ hành động “không khôn ngoan” nào từ ông Đặng.

Câu hỏi là liệu có phải Washington, đang háo hức để b́nh thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, có thể đă hợp tác một cách không chú ư trong việc chuẩn bị về ngoại giao của Trung Quốc cho cuộc tấn công đó. “Giờ đây chúng ta biết được lư do v́ sao Trung Quốc đă tỏ ra vội vă đến như vậy trong việc b́nh thường hóa các quan hệ với Hoa Kỳ,” theo nhận xét của Thượng nghị sĩ Charles Percy sau cuộc xâm chiếm đó.

Vào cuối tuần nay, đă có những dấu hiệu cho thấy rằng quân Trung Quốc đang đối diện với địa h́nh hiểm trở hơn và chạm trán với sự kháng cự mănh liệt hơn là những ǵ có thể họ đă trông đợi. Có lẽ, họ đă có sức mạnh và số đông để thọc sâu tới mức họ chọn lựa. Thế nhưng liệu họ có thể tự thoát khỏi vũng lầy lịch sử với sự dễ dàng tương tự hay không? Những nấm mồ tại Điện Biên Phủ. Những xác trực thăng Hải quân gần Đà Nẵng. Những địa danh khác, những dấu mốc khác chứng tỏ cho số phận bi kịch của những kẻ ngoại bang từng thăm viếng Việt Nam trong quá khứ và sau đó ước mong rằng họ đừng bao giờ đến (th́ tốt hơn). Trong việc đưa ra “bài học” của ḿnh, người Trung Quốc - giống như người Pháp và người Mỹ trước họ - có thể t́m thấy ở Việt Nam là một lớp học ngang ngược  (mà họ không thể nào dạy được).

Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
anhbasam.tk


[1] Theo các tài liệu vừa mới được giải mật trong 5 năm gần đây, th́ câu chuyện thực sự đă khác hẳn với những ǵ mà tác giả bài nầy viết. Theo tài liệu mới giải mật của chính phủ Hoa Kỳ năm 2005, th́ VN chẳng có nhún nhường một chút nào hết trong chuyện bang giao. Bang giao Mỹ Việt bị thất bại ngay sau 1975 v́ tŕnh độ lănh đạo VN quá hạn hẹp, họ đă không biết nh́n xa trông rộng trong thời kỳ 1975-1986.

Ngay sau 30-4-1975 cho đến 1976, thật sự là TT Phạm văn Đồng đă diễn tả ước muốn bang giao với Mỹ, nhưng cứ khăng khăng đưa điều kiện tiên quyết đ̣i Mỹ phải bồi thường chiến tranh. Theo hiệp định 27/1/73, miền  Bắc VN đă vi phạm hiệp định ấy khi tiến quân chiếm miền Nam. Ở Mỹ, bất cứ món tiền nào mà TT muốn chi ra, phải có sự đồng ư trước của quốc hội. Lúc ấy,  Quốc Hội Mỹ và dân chúng Mỹ rất chán ghét VN, họ muốn quên VN, và họ đang bận rộn đối phó với t́nh trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp trong nước. Trong cuộc bầu cử TT tiếp theo năm 1976, đảng cộng ḥa  đă thua v́ lư do kinh tế suy thoái (Năm 75 và 76 đang diễn ra cuộc vận động tranh cử TT Mỹ.)

Sau khi lên nhậm chức 20-1-1977, TT Jimmy Carter đă phái một đoàn ngoại giao qua Paris tiếp xúc mật với các nhà ngoại giao VN cộng sản để thiết lập bang giao. Để thể hiện quyết tâm và ḷng thành thật, TT Jimmy Carter đă hổ trợ cho VN vào Liên Hiệp Quốc 1977.

Tuy nhiên, lănh đạo VN đă không hiểu biết ḿnh, mà không biết người, lại tiếp tục giữ vững quan điểm đ̣i bồi thường chiến tranh! Tuy vậy, cuộc thương lượng của chính phủ Jimmy Carter để bang giao với Hà Nội vẫn tiếp diễn từ đầu năm 1977 và kéo dài đến cuối năm 1978, gần 24 tháng, và chấm dứt khi VN xâm lăng Kampuchea tháng 12-1978. Việc bang giao hoàn toàn bị thất bại. (Đại sứ Phan Hiền và thứ trưởng Holdbrook là hai người được nhắc đến trong tài liệu nầy).

Tiếp theo là giai đoạn suốt 10 năm (1978-1988) VN bị cấm vận bởi tất cả các nước Tây Âu, Mỹ Nhật, Đông Nam Á. VN đă luôn bị túng bấn v́ lănh đạo VN trước đó cứ nghĩ rằng VN có thể tự lực cánh sinh, và VN có thể sống nổi bất cứ điều kiện nào. Thật sự th́ lănh đạo lo thu lượm chiến lợi phẩm ở miền Nam trong đó có được 16 tấn vàng (khoảng 590.000 lượng vàng, tài liệu báo Tuổi Trẻ đăng 2003 trong cuộc phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo), v́ vậy chỉ có gia đ́nh các viên chức cao cấp có gạo, thịt, để ăn nên họ không sống kham khổ như dân chúng. Họ ở nhà tốt, xử dụng xăng dầu và điện theo tiêu chuẩn của họ. Các gia đ́nh con cái của họ và các nhân vật cao cấp khác  ăn uống tiệc tùng quá phí phạm đến nổi TT Phạm văn Đồng phải lên tiếng trên báo Nhân Dân về sự hoang phí của họ (bạn đọc t́m đọc lại trên trang nầy 3 ngày trước đây có đăng bài báo nói về việc nầy ở đoạn cuối).

T́nh h́nh VN 1975-1989 là cả nước không có điện, không có vật liệu lọc nước, thiếu xăng, thuốc men, thực phẩm, và dân chúng đói kém phải ăn bo bo, khoai lang, khoai ḿ, bột ḿ. Kết quả như vậy v́ suốt 14 năm (1975-1988) làm kinh tế sai lầm,  lấy ruộng đất của nông dân chuyển vào hợp tác xă, và tiến lên Nông Xă. Bắt nông dân làm ruộng và nộp lúa quá cao (cụ thể là thuế nộp là 10 giạ /1 công,  trong khi nông dân chỉ sản xuất được 20-25 giạ/ 1. Để đối phó lại,  nông dân bỏ ruộng không sản xuất, họ  chỉ làm để đủ gia đ́nh của họ có đủ gạo ăn, cả nước ở bên lề nạn đói. Về công nghiệp, chính quyền tịch thu máy móc của tư bản, vào quản lư nhưng không thể điều hành nhà máy chạy được;  và thành lập các Công xă, tổ hợp, liên hiệp xă …những nơi nầy làm ra sản phẩm nhưng chăng ai mua v́ quá xấu và dân chúng không có tiền.. Tiếp đó 1981-1988, bị Liên Sô và Đông Âu cắt dần viện trợ, VN bị cô lập về chính trị và kinh tế.

Nhưng chỉ khi ông Lê Duẫn chết đi năm1986, bộ chính trị bắt đầu thấy sự bất lực của họ đă 11 năm trôi qua mà t́nh h́nh ngày càng xấu đi nên đă không hùng hổ nữa. Ông Nguyễn văn Linh lên thay, VN nhận ra các hiểm họa nạn đói đang ở trước mắt, dân chúng ở nhiều làng miền Bắc quá đói nổi lên đánh lại chính quyền 1985-1988;  và VN đă bắt đầu thay đổi chính sách và giảm bớt hung hăng cứng rắn.

Nguyễn văn Linh lên thay LD làm tổng bí thư và Đỗ Mười có ư thích đổi mới (Phạm Hùng thay Phạm văn Đồng làm thử tướng trong 2 năm 87 và 88, nhưng rồi bị bệnh và Đỗ Mười lên làm TT 1988).  VN buộc phải thay đổi hẳn chính sách kinh tế và chính trị kể từ cuối năm 1988. Phó TT VV Kiệt bắt đầu được nhắc đến trong giai đoạn đổi mới nầy. Mối quan hệ đối ngoại từ đơn phương bị cô lập tới đa phương (quan hệ với các nước Thái, Mă, Singapore, Đài Loan…khối ASEAN). Trung Quốc biết VN bị suy yếu cùng cực nên đă  tấn công chiếm  Trường  sa và núi  Lăo Sơn 1988, càng làm Việt  Nam phải nhanh chóng chuyển hường và tuyên bố rút khỏi Kampuchea trong thời gian 3 năm.

Để khuyến khích Hà nội đổi mới, Mỹ bắt đầu cung cấp dụng cụ y khoa và thuốc men 1987; bật đèn xanh cho Thái, Singapore, Mă Lai, Đài Loan đầu tư chút chút vào VN nhưng tư bản các nước nầy chỉ đầu tư vào miền Nam mà thôi.

Một mặt, để làm dịu bớt quốc hội luôn dị ứng với  VN và thu cảm t́nh của dân chúng Mỹ, hành pháp Mỹ đă bắt đầu thương thuyết với Hà Nội 2 vấn đề lớn. Trước hết thúc đẩy  Hà Nội hợp tác t́m hài cốt hơn 2800 lính Mỹ bị chết trong chiến tranh VN. Kế đó là yêu cầu Hà Nội thả các tù nhân cải tạo VN và để Mỹ tiếp nhận tất cả các cựu tù nhân và gia đ́nh của các viên chức trong chính quyền miền Nam Việt Nam đang ở tù cải tạo (chương tŕnh  H.O. lập ra vào thời Reagan và thi hành thời Bush cha)

Khi Hà Nội đồng ư 2 vấn đề về hài cốt và bốc tù cải tạo ra khỏi VN, Mỹ đă viện trợ tiền bạc cho Hà Nội hàng năm (từ 1987-1994) để thay thế viện trợ của Liên Sô.

Đồng thời Mỹ bật đèn xanh cho các nước Thái Lan, Mă, Singapore, Nhật, Đài Loan đầu tư vào VN làm hàng hóa sản xuất qua Mỹ. Đồng thời, Mỹ viện trợ cứ vài trăm triệu đô la và mỗi năm t́m 3, 4 cách viện trợ kiểu nhân đạo nhiều lần như thế kể từ 1987-1994. Mỹ gởi các chuyên gia từ Harvard đến thảo hiến pháp và soạn luật pháp cho VN. VN chỉ có làm mỗi việc là dịch từ tiếng Mỹ ra tiếng Việt mà thôi, cắt xen và thay đổi chút ít.

Mỹ c̣n ra lệnh cho World Bank và ADB cho VN mượn tiền lăi suất thấp, và khuyến khích các công ty nước ngoài vào  hợp tác với VN làm đường sá, cầu cống, hải cảng để phát triển kinh tế…

Trở lại chuyện 1987. Cuối cùng,VN đă chịu ngồi xuống với LHQ năm 1987 và đưa kế hoạch rút quân khỏi Kampuchea từ 1988-1991.

Khi điều kiện (rút quân khỏi Kampuchea) được thỏa măn, biết quốc hội Mỹ không c̣n chống đối v́ thỉnh thoảng Hà Nội lại t́m ra các hài cốt và giao cho Mỹ đàng hoàng, và nhất là vấn đề nhức nhối âm thầm trong lương tâm của quốc hội Mỹ là làm thế nào nhận được 300.000 cựu tù nhân cải tạo VN cọng thêm với gia đ́nh của họ (từ 1989-1998 tổng số người ra đi trong chương tŕnh nầy là khoảng gần 800.000 người) được đến Mỹ, chính sách nầy từng được TT Reagan khởi xướng 1981-1988, và Bush (cha) xúc tiến để làm lương tâm của người Mỹ được thanh thản, và lỗi lầm của họ phần nào được cứu chuộc (người Mỹ vốn rất sùng đạo). Bên cạnh đó t́nh h́nh kinh tế của Mỹ đang cải thiện, hành pháp Mỹ do TT Clinton lănh đạo chính thức trở lại bang giao với VN năm 1994.

[2] Tác giả không chú ư đến  lịch sử của Trung Hoa giai đoạn trước đệ nhị thế chiến là rất hỗn loạn. Trung cộng giúp người Cộng sản VN là có ư đồ và đang bận đánh nhau với Trung Hoa quốc gia của Tưởng giới Thạch. Hơn nữa các đảng phái quốc gia chống Pháp cũng chạy qua Trung Hoa nương náu là chuyện thường. Và trong giai đoạn trước và sau đệ nhị thế chiến, nhiều người Trung Hoa cũng chạy qua Chợ Lớn để nương náu.

Quay trở về đầu Xem Small Potato's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Small Potato
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.8438 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO