Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 76 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Mai Hoa Dịch Số (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Mai Hoa Dịch Số
Tựa đề Chủ đề: Ứng kỳ của quẻ Mai hoa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
simple81
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 April 2008
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 1 of 9: Đă gửi: 05 February 2010 lúc 4:30am | Đă lưu IP Trích dẫn simple81

Chào các chú các bác và anh chi,

Hiện nay e đang nghiên cứu t́m hiểu về ứng kỳ của quẻ Mai Hoa, nên lập topic này mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm. Thực tế mới học nên đôi lúc đoán có đúng có sai tuy nhiên giả sử như đúng th́ cũng không biết khi nào quẻ nghiệm. Vậy rất mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về ứng kỳ th́ tốt quá.

 

Quay trở về đầu Xem simple81's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi simple81
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 2 of 9: Đă gửi: 05 February 2010 lúc 7:10am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Ứng kỳ th́ có nhiều cách xét làm sao chỉ hết được . Thường
thường th́ tính theo giờ, ngày, tháng rồi năm mà tính ứng
nghiệm . Ứng giờ th́ sự việc xảy ra mau, tiếp theo là ngày
và tháng .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
ThuyTho
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 192
Msg 3 of 9: Đă gửi: 05 February 2010 lúc 11:39am | Đă lưu IP Trích dẫn ThuyTho

Kính chào bạn Simple81,

Mấy bữa nay tôi bỗng dưng lấy quyển Mai Hoa Dịch Số đọc lại từ đầu đến cuối, mới thấy c̣n nhiều điều ḿnh chưa lănh hội hết. Thật ra Khổng Tử đọc đứt dây lề sách 3 lần mà c̣n than "chưa thông hết Dịch", thánh nhân mà c̣n thế huống hồ người trần mắt thịt như chúng ta, nên đọc đi đọc lại là chuyện phải làm may ra mới gặt hái được chút ǵ.

Tôi nhớ ngày xưa Tô Tần và Trương Nghị khi học xong sách của Quỷ Cốc Tử và được Thầy cho xuống núi, nhưng khi đến dốc núi th́ Quỷ Cốc Tử ơi ới chạy theo và mang theo hai cái gói bảo là cẩm nang, cho hai đệ tử khi nào bế tắc th́ mở ra xem sẽ biết cách hành sự. Thế là hai người đi thuyết khách thất bại ê chề, đến khi gặp lại nhau mới nhớ lại chuyện "cẩm nang". Bấy giờ mở ra th́ chính là sách mà hai nguời đă từng học, chẳng có cẩm nang ǵ cả. Bắt đầu từ đó hai người đọc đi đọc lại và mới hiểu ra những tinh túy mà trước đă vô t́nh không hiểu hoặc chưa lănh hội được v́ thiếu kinh nghiệm "chiến trường". Sau khi rèn luyện lại, hai người đă nổi tiếng đến ngày nay.

Bạn hay cố đọc đi đọc lại vài trăm lần hoặc lập vài trăm quẻ đến vài ngh́n quẻ th́ sẽ hiểu thôi. Nếu như chỗ nào bạn không hiểu hay những quẻ đă qua bạn chưa hiểu th́ hăy dùng ngay topic này đặt câu hỏi, hay đưa các quẻ ấy lên, nếu tôi hay bất kỳ ai có duyên sẽ chia sẻ với bạn.

Thật ra bạn không cần học lung tung, chỉ cần nắm được tinh túy của Mai Hoa th́ bạn cũng có thể là bậc xuất quỹ nhập thần rồi, v́ nó vừa đơn giản vừa thực tế và chính xác vô cùng. Bạn có thể xem vận hạn của cả đời người, có thể xem từng việc nhỏ như cây kim sợi chỉ, cho đến sự việc lớn như thiên địa vũ trụ... Cho dù một người biết Tử Vi, Tử B́nh, Bói Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ấtt, Đại Lục Nhâm..., tất cả các môn ấy đều thuộc vào bậc tông sư gọp lại, so với một người lănh hội được Tam Ứng thập yếu của Mai Hoa Dịch Số th́ vẫn c̣n cách nhau một trời một vực.

Điều này tôi không nói ngoa đậu bạn cứ làm đi rồi sẽ hiểu!

Nhắn gửi người hữu duyên.

Thủy Thổ
Quay trở về đầu Xem ThuyTho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThuyTho
 
ĐaiCoViet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 July 2009
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 297
Msg 4 of 9: Đă gửi: 05 February 2010 lúc 8:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn ĐaiCoViet

Theo bạn Thuytho th́ làm sao mới lảnh hội Tam Ứng thập yếu ? Theo ngụ ngôn câu chuyện Tô Tần và Trương Nghị th́ là do kinh nghiệm ở đời (trong trường hợp này là thực tập và va chạm bói nhiều mà được ? Và sự khác biệt nào của nó so với các môn Tử Vi, Tử B́nh, Bói Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ấtt, Đại Lục Nhâm...đê? đưa đê'n so sánh như trên?

Sửa lại bởi ĐaiCoViet : 05 February 2010 lúc 8:31pm
Quay trở về đầu Xem ĐaiCoViet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ĐaiCoViet
 
ThuyTho
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 192
Msg 5 of 9: Đă gửi: 06 February 2010 lúc 1:01am | Đă lưu IP Trích dẫn ThuyTho

Kính chào bạn Daicoviet,

V́ bạn hỏi nên tôi tạm nói, xin đừng chấp chặt vào văn tự.

Ở đây tôi xin trích lại tất cả những ǵ trong Mai Hoa Dịch Số, không cái lời nào của tôi. Nếu có duyên tôi sẽ kể lại những kinh nghiệm của ḿnh sau.

============
Thiên Tựa Tam Yếu Linh Ứng

Vả chăng! Dịch là bản chất thuộc Tĩnh Lư Học, bản chất của Tĩnh Lư ấy hoàn toàn do ở Tâm của ta vậy. Cái Tâm ấy là bản chất của một Tâm Linh sáng suốt, trong sạch, chẳng bị một tơ hào nào xúc phạm, chẳng có một bụi trần nào làm hoen ố được. Tĩnh Lư đầy đủ là Dịch thể hiện hoàn toàn ở trong Tâm ta, ấy là Dịch, ấy là Tiên Thiên Dịch vậy.

Chí như mối lo tư, tự nhiên bắt đầu bộc phát, ngoại vật gắn liền với Tâm , như mây che không trung, như bụi trần làm lu mờ kiếng, ch́m đắm mịt mù không rơ ràng, mà trong vào Dịch thể hiện nơi Tâm của ta, há để xen lẫn được như thế sao?

Cho nên cái nguyên nhân kỳ diệu của Tam Yếu, nó xoay vần ở Tai, Mắt, Tâm, ba yếu tố hư linh ấy, thể hiện vào sự vât. Tai th́ thông, Mắt th́ sáng, Tâm th́ thật rất trong sạch sáng suốt. V́ sự căn là do ở nơi Tâm, mà Tâm th́ chủ trị lấy sự căn. Song le, sự căn chưa phát động, th́ Quỷ Thần chưa rơ được cái nguyên nhân, cát hung họa phúc không nơi thâm nhập. Cho nên, Tiên Sư chỉ dạy rằng: "Tư lự chưa phát động Quỷ Thần chưa hay, chẳng phải do nơi ta, th́ do nơi ai"?

Nếu sự căn mà dấy động từ ở nơi Tâm ta, ắt là Quỷ Thần thấu hiểu, sự cát hung hội lận tất phải có SỐ, th́ tất nhiên ta đă có sẵn một lẽ ǵ đó rồi, ắt phải cầu đến Tâm Dịch của ta vậy (Dịch Tâm Ứng).

Như vậy im lặng, không động, không tiếng, yên lặng mà lo nghĩ, mà xét đoán cho chân thành, chú ư xem sự thay đổi, ngẫm nghĩ xét t́m, quay quần trong Tam Yếu ắt hẳn ta thấy mà thấy rơ ràng, ta nghe mà nghe rơ ràng, như thấy rơ h́nh ảnh, như nghe âm thanh báo hiệu, xem xét rơ ràng th́ biết Dịch là Đạo Chiêm Bốc, chính Dịch là ở nơi Tâm ta vậy!

Tam Yếu chẳng phải là sự hư không, mà sự huyền diệu Linh Ứng rất cao xa, ấy là Đạo vậy!

Xét lư cho chí tinh, chí thành, trăm họ hàng ngày thường dùng mà chẳng hay. Làm sao được, để biết cho đầy đủ cái ảo diệu chân tính để luận bàn, chỉ có Tiên Sư Lưu Tiên Sinh người ở Giang Hạ, hiệu Trạm Nhiêu Tử, được Vương Ốc Sơn Nhân, Cao Xữ Sĩ Vân Thạch trao truyền.

Bảo Khánh năm thứ 4, sau rằm tháng Trọng Hạ, Thanh Linh Tử Chu Hư, bái thủ tự.

Thiên Tam Yếu Linh Ứng

Tam yếu Linh Ứng, quây quần trong ba yếu tố là: Tai, Mắt, Tâm. Cái gọi là Linh Ứng, chính là ư nghĩa vừa linh diệu lại vừa có thể ứng nghiệm vậy.

Tai có thể nghe; Mắt có thể nh́n thấy; Tâm có thể suy xét được. Ba yếu tố ấy, người ta không thể thiếu được, mà cái lư thuyết của vạn vật cũng không ra ngoài phương thức ấy được.

Để cho thích đáng với sự chiêm bốc, PHẢI TĨNH TÂM MÀ NGHE, MÀ NHẬN THỨC SỰ LO NGHĨ, TỊNH MÀ XEM XÉT VẠN VẬT, MÀ NHẬN XÉT CÁC ÂM THANH, ĐỂ BIẾT CÁT HUNG, THẤY RƠ H̀NH ẢNH CỦA THIỆN ÁC, THẤY RƠ CÁI LƯ CỦA HỌA PHÚC ĐỀU DO SỰ CHỨNG NGHIỆM CỦA SỰ CHIÊM BỐC. Hiệu quả của nó cũng giống như tiếng vọng hồm âm của hang núi trống, cũng như bóng theo h́nh rất rơ ràng minh bạch, nh́n là thấy vậy. Đạo lư của nó xuất phát từ phương pháp "xa lấy vật, gần lấy thân của Chu Dịch". Chương Thiên Văn này là do các tiên hiền, tiên sư căn cứ vào phong tục của dân gian mà làm thành lệ. Sử dụng Chương này đă có các vị: Quỷ Cốc Tử, Nghiêm Quân B́nh, Đông Phương Sóc, Gia Cát Lượng, Quách Hán, Lư Thuần Phong, Viên Thiên Canh, Hoàng Phủ Chân Nhân, Ma Y Tiên Nhân, Trần Đoàn. Kế thừa được phép này có các vị Thiệu Khang Tiết, Lưu Bá Ôn, Ngưu Tư Hối, Ngưu Tư Kế, Cao Xữ Sỹ, Lưu Trạm Nhiên, Phú Thọ Tử, Thái Nhiên Tử, Chu Thanh Liên Tử. Năm tháng cùng truyền lại khác nhau, c̣n những người không biết tên biết họ, chẳng biết mà kể hết vào đây.

Xét ra trời thi cao, đất th́ dày, vạn vật th́ phân tán mỗi thử khác nhau, âm th́ đục, dương th́ trong, Ngũ Hành phân bố thuận, họa và phúc khó tránh khỏi Số Mạng, cát hung đều có cơ. Người đứng đầu trong muôn vật, Tâm là chúa tể của thân. Mắt ngụ ra h́nh sắc, Tai nhận lănh âm thanh, ba yếu tố bao gồm đầy đủ cả muôn vật.

Như trên là cái Linh của trời đất vạn vật, mà Tai, Mắt, Tâm là ba yếu tố nên gọi là "Tam Yếu".

Do đó, gặp điềm lành hoặc thuận lợi th́ có điềm lành, nh́n thấy dấu hiệu của điều dữ th́ không tránh khỏi sự hung. Nh́n thấy sự vật tṛn thể hiện thành công; nh́n thấy sự vật méo mó khuyết tật sẽ bại hoại. Đạo lư đó rơ ràng, vô cùng đơn giản, c̣n có điều ǵ mà phải nghi ngờ?!

Trên đây là nguyên tắc xem linh ứng của sự vật, tóm lại là nh́n thấy vật lành th́ lành, gặp phải vật hung th́ hung.

- Như mây tan thấy trời sự vật đều sáng tỏ (tốt); khi xem quẻ mà xuất hiện sương mù che khuất không trung, vật bị phải mờ (xấu); khi xem quẻ đột nhiên xuất hiện gió băo trôi giạt (rối rít); gặp Chấn, sấm động th́ rối loạn, hoảng sợ khống; khi xem quẻ đột nhiên trăng sáng ngay trước mặt, th́ trong trẻo sáng suốt; đột nhiên mưa thấm nhuần áo là khá nhờ ân trạch.

Trên đây, gọi là phép ngẫn nh́n Thiên Văn để nghiệm việc nhân sự.

Núi tiếp núi là tượng trưng của sự cách trở; đầm liền đầm là nhuần thấm càng sâu; nước chảy sự t́nh thông thuận; đất tích tụ lại là việc đ́nh trệ; đá là tượng trưng cho ư chí kiên cường; cát vải ra th́ tay phải x̣e; sóng nổi chủ kinh hoàng khốn khổ; đất, núi sut lỡ là tượng hao tán thổ điền; ở bên cạnh hồ ao kho cạn là tượng trưng tâm lực kiệt ṃn; ở dưới rừng cây kho là tượngtướng mạo suy vi.

Trên đây gọi là phép cúi xuống quan sát địa lư để đoán nhân sự.

Khi xem quẻ vừa gặp lúc có nhiều người khác giới, khác lứa tuổi kéo đến, thế là quẻ ứng nghiệm với nhiều sự thể. Cho nên, các quan vị vẻ vang hiển đạt là có thể bái yết bậc tôn quư.

Gặp người phẩm giá là ứng điềm tốt lành; gặp hiển quan cao tước, ắt thấy sự sang trọng; gặp phú thương đại gia, chớ lo chi tiền; thấy trẻ con khóc lóc có điều lo buồn cho con cháu; binh lính kêu xôn xao, kỵ nhất kiện tụng; hai người đàn ông, hai người đàn bà hai người đàn bà đến là tượng trưng sự trùng hôn; một vị hoà thượng và một đạo sĩ là tượng ở riêng một cơi; phu nhân cười nói là điềm dự báo sự vui mừng ngầm đến; con gái giằng co là triệu chứng tà gian. Gặp người thợ mộc thợ hồ th́ báo hiệu là nhà cửa có sự sửa đổi; gặp người đồ tể báo hiệu có chuyện cốt nhục phân ly; gặp người săn thú, ắt có lợi ngoại tài đồng áng; gặp ngư phủ có lợi thu hoạch ở sông nước; gặp người đàn bà chửa sự việc trong tâm bộc phát; gặp người mù trong ḷng sẵn mối lo buồn.

Ấy là xem nhân phẩm mà xét nhân sự.

Chí như người xua tay bảo đừng; lắc đầu chẳng chịu; xoa mắt sịt mũi, phun nước phà hời, hắt hơi, đều là điềm tan khóc; găi đầu, bún gàu chắc có sự lo âu; chân lay động dấu hiệu đi; khoanh hai tay là triệu tổn thất. Co ngón tay lại là trở tiết danh; thở ra là biểu hiện sự bi ưu. Thè lưỡi ra mà lay động là có điều thị phi; cùng đâu lưng lại, xem chừng lường gạt, giả dối; vùng cánh tay lên, triệu ứng tranh đoạt hơn thua; hạ chân xuống là triệu khuất phục để cầu xin.

Ấy là xem sự cử động chư thân gần nhất, để ứng vào sự việc.

Nếu gặp người trao sách là điềm rắc rối văn thư, từ tụng; người cầm roi đánh người là có điềm trách tội; giảng giải luận bàn kinh thư, ắt hẳn sự thể đổ vỡ, rạn nứt v́ hư thuyết; hát xướng ngâm hoạ, mưu sự (mưu đồ) trở thành tán thán (tăng bốc). Nh́n thấy người đánh bạc báo chủ tranh đấu v́ tài; gặp biên chép, viết lách, chủ động văn thư; gặp người vác đồ hay nắm dắt vật ǵ là được người khác giúp đỡ. Gặp người nắm tay lôi kéo báo hiệu gặp việc liên luỵ.

Ấy là ứng vào nhân sự.....

==========
Đây mới là một phần nhỏ ... c̣n tiếp
Quay trở về đầu Xem ThuyTho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThuyTho
 
ĐaiCoViet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 July 2009
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 297
Msg 6 of 9: Đă gửi: 06 February 2010 lúc 1:26am | Đă lưu IP Trích dẫn ĐaiCoViet

Sao gọi là chấp nhặc văn tự? Cốt tuỷ của Huyền thuật Á Đông không ở ngoài chữ Tâm. Ngựi đời sau này khi học những môn thuật số bói toán khác v́ qúa chú trọng đê'n thuật mà quên mất cái Tâm nên mới có cái sự so sánh như thê'. Nê'u người đạt Tâm đạo rồi th́ thuật nào lại chẳng sử dụng linh diệu mà có cái so sánh khác nhau mọt trời một vực.

Sửa lại bởi ĐaiCoViet : 06 February 2010 lúc 1:27am
Quay trở về đầu Xem ĐaiCoViet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ĐaiCoViet
 
simple81
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 April 2008
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 7 of 9: Đă gửi: 06 February 2010 lúc 8:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn simple81

Chào các bác.

Rất cảm ơn mọi người đă cho ư kiến và mong có nhiều hơn nữa, cụ thể hơn, chi tiết hơn.

v́ là trao đổi qua diễn đàn nên mạn phép mọi người thông cảm về vấn đề xưng hô thứ bậc.

Quay trở lại chủ đề topic
@ dinhvantan: điều bác nói th́ e và ai cũng biết, ứng giờ th́ nhanh hơn ngày rồi. Rất mong bác có ví dụ hoặc quẻ thực tế có kết quả kiểm nghiệm chia sẻ cùng mọi người.
E lấy luôn ví dụ trong sách là đoán vườn hoa bị ngựa (Càn) phá. Ai cũng biết là hoa sớm nở tối tàn tuy nhiên tại sao không phải là tàn vào giờ ngọ ngày kia, ngay ḱa hoặc sau 3-5 ngày...mà lại là giờ ngọ (Ly) hôm sau khi dựng quẻ. Bỏ qua vấn đề phá huỷ bởi ngựa v́ ở đây chúng ta đang xem xét đến ứng kỳ, nghiệm kỳ.
@Thuy Tho: Cảm ơn bác rất nhiều, sách nào e thích th́ e đọc rất nhiều lần, nát cả sách luôn dù nhà rất ít sách và mỗi lần đều phát hiện ra điều mới hoặc điều cũ nhưng những lần trước ḿnh đă xem nhẹ, hoặc bỏ qua, hoặc quên, thế nên e cũng rất hay đọc đi đọc lại. Cái này mọi người chắc cũng thế và nên làm.

Bàn về tam yếu một chút, sách viết rất dài ḍng khó hiểu nhất là với người mới học hoặc trẻ tuổi như chúng em, ngôn từ mang tính lư luận nhiều. Nói tóm lại là dùng tai mắt hay nói rộng ra là các giác quan của bản thân để quan sát sự vật, hiện tượng sảy ra xung quanh chúng ta để dựng quẻ,quan sát, nắm bắt câu chuyện gắn liền với nghĩa của tượng quẻ, rồi từ đó dùng Tâm, hay nói cách khác là dùng hiểu biết, kiến thức của ḿnh phân tích một cách khách quan nhất (Giữ cho cái Tâm trong sạch) tránh ko bị ư kiến chủ quan nào đó của ḿnh áp đặt khiên cưỡng sự việc vào quẻ để hiểu càng sâu về quẻ mà thôi. Từ đó mới đưa ra kết luận bói hay chiêm chính xác được.

Nói về linh ứng th́ có lẽ câu "không động không chiêm" đă là đủ. Người xưa hay gọi là điềm báo bất thường. Rất tự nhiên, khi có động tâm tư của ta đă nhận thấy và tập trung nhiều hơn so với b́nh thường rồi. Như thế quẻ dễ linh nghiệm hơn

Nói thêm về vấn để ngôn từ th́ không cần để ư lắm, nên mong mọi người không chấp nhặt mà hiểu bản chất ư nghĩa của vấn đề thôi. Ngôn từ vùng miền khác nhau mà, cốt yếu là dùng sao cho mọi người dễ hiểu nhất mà thôi. Văn phong hay danh lư cũng chỉ để làm sao đúng với nghĩa tượng quẻ.Danh phải được lư trong từng trường hợp được quẻ.

Bản thân em xem quẻ tiên thiên và học qua mạng, sách của thầy th́ có nhưng không có sự hướng dẫn trực tiếp nên không ngộ được nhiều nên lên đây mong mọi người giúp đỡ. Đọc sách thấy. để nghiệm ứng kỳ cần thông ngũ hành, lục thú, can chi...tương hợp, tương ứng, tương xứng .. xuy xét vào quẻ mới biết nghiệm kỳ và chính xác được nhưng e kiến thức có hạn mong mọi người chia sẻ tiếp.



Sửa lại bởi simple81 : 06 February 2010 lúc 9:05pm
Quay trở về đầu Xem simple81's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi simple81
 
abcxyz
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 January 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 164
Msg 8 of 9: Đă gửi: 06 February 2010 lúc 9:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn abcxyz

Học cái ǵ cũng phải giữ cho đầu óc của ḿnh được tỉnh táo, tinh khôi, nguyên lư th́ chỉ có một mà diễn giải th́ đến muôn ngàn cách.

Tâm lư người học là thích phức tạp hóa vân đề, tâm lư người dạy th́ thích đơn giản hóa vân đề.

Nói không có ǵ khó khăn cả th́ cũng không ngoa:

- Nếu hỏi:
Nếu nói không khó sao học hoài vẫn không hiểu, áp dụng không được ?

- Xin trả lời:
V́ bạn làm phức tạp một vấn đề đơn giản.

Nào là sách này, nào là thuyết kia, nào là trường phái, nào là bí kiếp, nào là tinh hoa,...hiểu ra rồi chỉ đáng giá một nụ cười tươi !

Ha ha ha !

__________________
EURJPY (KHOA) - USDJPY (QUYỀN) - GBPJPY (LỘC) - GBPUSD (KỊ)
Quay trở về đầu Xem abcxyz's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi abcxyz
 
simple81
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 April 2008
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 9 of 9: Đă gửi: 07 February 2010 lúc 8:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn simple81

Chào bác abcxyz

E cũng chỉ có sách của một thầy mà thôi, cũng do có duyên mà có được. E cũng chẳng được học trực tiếp nên nhiều chỗ chưa hiểu nhưng chưa liên lạc được với người tặng sách để hỏi nhiều hơn :( chứ cũng chẳng muốn phức tạp hóa vấn đề, đành lên diễn đàn hỏi thêm mọi người, ai biết th́ chỉ giúp em, e cám ơn rất nhiều. nick của em cũng một chữ simple mà.

Bác hiểu th́ mong bác nói giúp, chỉ giúp em được ko?

simple.

 

Quay trở về đầu Xem simple81's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi simple81
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 1.9805 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO