Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 173 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Niềm tin và trí tuệ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
saokhue
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 34
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 February 2006 lúc 4:30am | Đă lưu IP Trích dẫn saokhue

Niềm tin và trí tuệ:
Niềm tin phát sinh có 4 trường hợp:

1- Niềm tin phát khởi do hiện kiến : Hiện kiến là ǵ? Đức Phật dạy cuộc đời là khổ. Vậy, nó khổ như thế nào? Nó khổ mặt nào?

Ngài nói: Già là khổ. V́ sao già lại khổ? Trí năng kém cỏi, thân thể mất chủ quyền, chân tay run rẩy, nói năng điều được, điều mất, mắt mờ, tai điếc,... già như vậy có khổ không?

Ngài nói: Bệnh là khổ. Bệnh có khổ không quư vị?

Ngài nói: Bị sống là khổ. Ḿnh sống mà không có chủ quyền chi cả, luôn luôn bị thụ động, ngay cả thụ động chết. Ḿnh sinh ra đây mà chẳng biết v́ sao ḿnh lại sinh ra nữa. Khi không nằm trong bụng mẹ và rồi chín tháng mười ngày chui ra, rồi khóc oe oe... Ví dụ bây giờ lớn như thế này mà bảo ḿnh chui vào trong bụng mẹ, ḿnh có chịu không, chắc chắn là ḿnh không chịu, mặc dù ḿnh rất thương mẹ.

Ngài nói: Chết là khổ. Ḿnh ưa sống, nhưng lại bị chết và cái chết đến không biết khi nào, cho nên bị chết là khổ.

Giữa đời này có mấy ai được sinh và có mấy ai được chết. Toàn là sống và chết một cách thụ động, không biết khi nào bị sinh ra và không biết lúc nào bị chết đi. Cuộc sống v́ thế luôn ở trong trạng thái lo âu và sợ hăi.

Cho nên, ḿnh tin vào lời Phật dạy rằng, chúng sinh bị sinh, bị già, bị bệnh, bị chết là đúng. Đức tin này do cái thấy thực tế đem lại.

2 - Niềm tin có từ sự suy nghiệm: Có nhiều người nói rất khoa học: cái ǵ thấy tôi mới tin, không thấy th́ không tin. Câu nói đó đúng, nhưng chỉ trong giới hạn một chừng mực nào đó mà thôi. Có bệnh nhân nào thấy vi trùng lao không? Ngay cả bác sĩ chữa bệnh lao có thấy vi trùng lao không? Thực sự chỉ có những nhà nghiên cứu về vi trùng lao mới thấy và biết rơ về vi trùng lao. Bác sĩ có thể chữa lành bệnh lao là do có kinh nghiệm về bệnh ấy, nên bác sĩ nói th́ bệnh nhân sẽ tin. Niềm tin này là do sự suy nghiệm mà phát sinh.

Có vị hỏi: có thế giới Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà không? Lời Phật dạy: có cái này th́ có cái kia, có thế giới này th́ có thế giới kia. Cho nên, có thế giới Ta Bà th́ có thế giới Tịnh Độ, có Phật Thích Ca Mâu Ni, th́ có Phật A Di Đà. Có Phật ở cơi này th́ có Phật ở cơi kia. Có Nam bán cầu th́ có Bắc bán cầu, có Đông th́ có Tây, có trên th́ có dưới, rơ ràng như vậy thôi, có ǵ là khó hiểu !

Thực ra, không phải chỉ có thế giới Tịnh độ của đức Phật A Di Đà, mà c̣n có vô số thế giới Tịnh độ ở phương Tây.Cảnh giới Tịnh độ của đức Phật A Di Đà chỉ là một trong vô số cảnh giới Tịnh độ ở phương Tây mà thôi. Các phương khác cũng vậy. Ngay ở thế giới Ta bà này cũng có vô số thế giới Tịnh độ, chứ đâu phải chỉ toàn là khổ đau thôi đâu.

Riêng thành phố Huế thôi cũng có vô số thế giới Tịnh độ. Mỗi người là một cảnh giới Tịnh độ. Có những gia đ́nh nghèo khổ tan tác toàn mặc áo rách áo vá, nhưng cũng có những gia đ́nh người ta sống rất hạnh phúc. Có những người đụng đâu khổ đó, đụng đâu bất măn đó, nhưng cũng có những người rất là an lạc thảnh thơi.

Chính v́ vậy, niềm tin phải được soi rọi bằng trí tuệ, th́ niềm tin đó mới không bị lung lay. Niềm tin phát sinh bằng sự suy nghiệm, tức là từ sự biết học hỏi và từ sự biết lắng nghe. Biết lắng nghe rồi, lại phải biết chiêm nghiệm và sau khi chiêm nghiệm rồi, lại phải biết áp dụng vào trong đời sống.

3-Niềm tin phát sinh từ sự thực nghiệm: Nghe, chiêm nghiệm, rồi đem áp dụng vào đời sống của ḿnh. Nhờ sự thực tập đời sống mỗi ngày mà niềm tin được lớn mạnh và bản thân ḿnh cũng lớn mạnh theo với niềm tin đó. Ví dụ, người bị bệnh, biết bệnh, chẩn đoán trúng bệnh, sắc thuốc uống rồi th́ bệnh lành.

Chúng ta phải tu tập hàng ngày để niềm tin của chúng ta ngày mỗi lớn mạnh, trí tuệ ngày mỗi sắc bén và sâu thẳm hơn. Nếu niềm tin không lớn lên từ sự thực tập, th́ trí tuệ làm sao có. Chúng ta cần có trí tuệ chứ không phải là trí thức quư vị ạ. Trí thức khác trí tuệ một trời một vực. Có trí thức mà không có trí tuệ vẫn khổ đau, và vẫn chưa vượt ra khỏi cái tầm thường của thế tục, dù họ có cả chục bằng tiến sĩ đi nữa. V́ vậy, tu tập là nuôi dưỡng đức tin, để từ đức tin đó, trí tuệ được phát sinh. Vừa rồi quư vị xem tivi có biết trường hợp một ông giáo sư tiến sĩ lại làm t́nh với một em bé 13 tuổi 4 tháng. Học hành cho đến học vị tiến sĩ, được xă hội công nhận là trí thức, nhưng có vượt ra khỏi cái dục vọng tầm thường phi luân lư như vậy đâu! Cho nên, trí thức chưa là cái ǵ cả, trí thức không đủ khả năng chế ngự được dục vọng, mà chỉ có trí tuệ mới có khả năng làm thay đổi cái thấp kém và nâng cái thấp kém đó đi lên. Người Phật tử không ham cầu trí thức, người Phật tử nếu có mơ ước th́ mơ ước có được trí tuệ. Trí tuệ đó có gốc rễ từ niềm tin, phát sinh do sự thực tập giới và định. Niềm tin phát xuất từ sự thực nghiệm và trí tuệ, mới là niềm tin đích thực, bởi v́ niềm tin đó có khả năng chế ngự dục vọng.

Một người nữ có thể họ không học trường lớp nào cả, nhưng họ có niềm tin sâu sắc đối với Phật Pháp Tăng. Họ sống cuộc đời rất đẹp, đẹp lắm và những hành xử của họ rất dễ thương mà một đôi khi người có hai, ba bằng tiến sĩ cũng không thể so sánh bằng được. Có vị Phật tử sống trong gia đ́nh với người giúp việc, khi dọn cơm lên người giúp việc bưng chén kiểu bị té, và vị đó đă không la đứa bé đó, vị đó chỉ hỏi: “Con có can ǵ không? Chén bể không quan trọng, con không can chi là tốt rồi!”

Để có được hành xử như vậy phải là người có trí tuệ, trí tuệ có được từ niềm tin tam bảo. Trong trường hợp đó, nếu những người có trí thức mấy đi nữa, nhưng không có được niềm tin th́ sẽ hành xử cách khác, có thể người đó bước tới và tát tai em bé và mắng: “Đồ vô ư vô tứ, cái chén người ta quư như thế đó mà để cho bể.” Thực sự, cái chén đâu quư bằng con người. Con người đang bị té, đang đau nằm đó không hỏi, lại đi hỏi cái chén đă bể chưa! Hỏi như vậy thuộc về những người tranh danh đoạt lợi tầm thường giữa đời, chứ không thuộc về người có niềm tin. Một người có đức tin trong sáng và từ đức tin trong sáng đó trí tuệ phát sinh, người đó có đời sống rất đẹp, đẹp vô cùng. Người có niềm tin và trí tuệ phát sinh từ sự thực nghiệm, là người biết áp dụng lời Phật, lời Tổ và lời các bậc Thánh hiền trong đời sống hàng ngày của ḿnh. Nh́n vào dáng đi, cách ngồi, cách nói cười, ḿnh có thể biết được người đó có niềm tin và trí tuệ hay không, mà không cần phải hỏi người đó học trường lớp nào, học ngang đâu.

4-Niềm tin phát sinh từ lời nói của các bậc Thánh trí: Là người phàm tục, ḿnh đâu có biết vô thường là ǵ nên mọi việc ḿnh đều cho là thường hết. Phật dạy: “Các pháp vô thường, thế gian vô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ sụp đổ.” Cái biết đó là cái biết của Phật, của Tổ, của Thánh hiền. Ḿnh tin vào lời dạy của quư ngài mà ra sức thực tập, khởi tâm buông xả, tâm không bám thủ vào bất cứ cái ǵ, nhờ đó ḿnh có được hạnh phúc, an lạc.

Đối với phàm tục, ta nh́n cái ǵ cũng thấy thường cả. Làm ra cái nhà ḿnh nói cái nhà của ḿnh là thường, nhưng thực ra cái nhà của ḿnh cũng là vô thường thôi à. Nay chủ này, mai chủ khác, bản thân cái nhà rồi cũng sẽ sụp đổ, bởi v́ vô thường là tự tính của vạn hữu. Không ai làm cho ḿnh chết, nhưng rồi tự ḿnh cũng phải chết, v́ cái vô thường nó thuộc về ở nơi mỗi chúng ta. Chúng ta biết được như vậy là nhờ Phật, nhờ Tổ, nhờ các bậc Thánh trí nói lại. Chúng ta tin như vậy, thực tập như vậy, và hành xử đúng như vậy, cho nên chúng ta là những người có niềm tin và trí tuệ. Đối với thế gian này, có những người đến gần chết rồi mà vẫn c̣n ôm nhà ôm cửa, ôm bạc ôm tiền. Họ nói không được nữa, mắt họ cũng không c̣n thấy ǵ nữa, nhưng tay họ th́ cứ ṃ mẫm nắm bắt . Hạt giống chấp thủ là hạt giống lâu đời, lâu kiếp, nó tàng trữ trong tâm thức và chúng luôn luôn biểu hiện theo nghiệp chủng vậy.

ư thức được vô thường và nói ra trên mặt ngôn ngữ, chưa quan trọng, ta phải ư thức được sự vô thường đó bằng chính sự thực tập của ḿnh. áp dụng sự hiểu biết về vô thường trong đời sống của ḿnh, tức là người đó có đời sống vô trú, không bám víu bất cứ đối tượng nào và bất cứ cái ǵ. Nó đến th́ chấp nhận nó đến, nó đi th́ chấp nhận nó đi, đón nhận cái đến, cái đi một cách rất b́nh thản. Thực tập được như vậy mới là người có niềm tin và trí tuệ. Niềm tin và trí tuệ đó do cái thấy mà phát khởi, do suy nghiệm mà phát khởi, do thực tập mà phát khởi, do nghe lời dạy của chư Phật, của chư Tổ, của các bậc thánh hiền, của các bậc thiện tri thức mà ḿnh phát khởi.

Biết như vậy, thấy như vậy, sống như vậy, hành xử như vậy, đó là công tŕnh thực tập niềm tin và trí tuệ.

Tin và hiểu sâu rộng:
Niềm tin của người Phật tử là ǵ? Đó là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Giới và sâu thẳm hơn nữa là tin rằng, ḿnh có Bồ đề tâm và tin rằng hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Đó là đức tin của người Phật tử Đại thừa.

V́ tin rằng ḿnh có Bồ đề tâm, có khả năng thành Phật, nên ḿnh phải nuôi dưỡng Bồ đề tâm đó trong sự đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, thở vào, thở ra, ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ,... Sự phát khởi Bồ đề tâm đó ở nơi cái ǵ? ở nơi các động tác của thân, ở nơi các cảm thọ, ở nơi các tâm hành và ở nơi nội pháp cũng như ngoại pháp của ḿnh.

Người Phật tử có đức tin Đại thừa th́ người đó tin như thế nào? Người đó tin tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật, cho nên không khinh bất cứ một ai. Người đó t́m cách gần gũi, thân cận mọi người để tạo điều kiện cho họ phát khởi được Bồ đề tâm, nuôi dưỡng được Bồ đề tâm, làm cho Bồ đề tâm đó lớn mạnh trong gia đ́nh của họ, ḍng họ của họ, quê hương xứ sở của họ. Bởi vậy, Phật giáo đi tới quốc gia nào, th́ gắn liền với quốc gia đó để nuôi lớn quốc gia đó trong chiều hướng tốt đẹp. Đạo Phật có mặt trong làng xóm nào, th́ làm cho làng xóm đó đẹp lên, lớn mạnh lên và có giá trị lên. Đạo Phật có mặt ở trong gia đ́nh nào, th́ gia đ́nh đó thật sự có được chất liệu đạo đức và nuôi dưỡng được Bồ đề tâm ở trong gia đ́nh đó. Cha ra cha, mẹ ra mẹ, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ, ai cũng nỗ lực phát triển Bồ đề tâm của ḿnh, phát triển Phật tính của ḿnh và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển Bồ đề tâm. Như vậy, gia đ́nh đó là rất đẹp, gia đ́nh đó trở thành gia đ́nh Tịnh độ.

Bởi vậy, trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào thời cận đại, các Thầy Tổ, các Ḥa thượng của ḿnh đă đưa ra chương tŕnh gọi là Gia Đ́nh Phật Hóa Phổ. Phật Hóa Gia Đ́nh là tên gọi đầu tiên của GĐPT. Đức tin đại thừa liên kết lại những con người có Bồ đề tâm hỗ trợ cho nhau và nuôi lớn Bồ đề tâm đó cho nhau, từ đời sống bản thân đến đời sống gia đ́nh. Từ bản thân đẹp, gia đ́nh đẹp, th́ xă hội đẹp. Từ đó ta mới xây dựng một quê hương Tịnh độ trên đất nước này, trên dân tộc này, trên thế giới Ta bà này. Ta bà cũng có thể thành Tịnh độ, khi mà tất cả chúng ta có đức tin đại thừa, biết nuôi dưỡng và phát triển đức tin đại thừa đó.

Đức tin Đại thừa chính là đức tin của trí tuệ, là đức tin biết hiến tặng t́nh thương rộng lớn và cao cả đến cho hết thảy mọi người, mọi loài.

Có người nông dân giỏi làm ruộng, khi mùa gặt đến ông ta gặt hái được hơn hai trăm thùng lúa, chất đầy cả nhà, nhưng công sức bỏ ra hết sức vất vả và khổ cực. Rồi khi có biến cố lụt lội, người nông dân giàu có ấy phải h́ hục chuyển lúa lên cao, lỡ như giặc giă đến, họ cũng vất lúa đó mà chạy, có giỏi th́ gánh đi vài thùng, chứ không thể gánh hết được.

Trái lại, cái giàu của người thành phố, họ có một hột xoàn bỏ trong túi thôi. Nhà cửa rộng thênh thanh, hột xoàn lại có giá trị gấp trăm ngh́n thùng lúa, nhưng không ai biết. Khi cần họ bỏ hột xoàn vào trong chéo áo và đi như một người ăn xin vậy. Đi đâu th́ đi, tới đâu an toàn thuận lợi th́ bán ra mua nhà cửa,...

Cũng vậy, cái giàu có của người có đức tin, nhưng đức tin sai lạc với chánh pháp, không phải đức tin Đại thừa, cũng giống như cái giàu của người nông dân vậy.

Người giàu có đức tin Đại thừa tức là người biết rằng, ḿnh có Phật tính. Đi đâu cũng phát triển và nuôi dưỡng Phật tính đó, th́ ở đâu họ cũng có tịnh độ, ở đâu họ cũng có thân hữu, có bạn bè và ở đâu họ cũng gặp được Phật Pháp Tăng hết.

Đức tin của người Phật tử Đại thừa là đức tin vĩ đại. Trí tuệ của người Phật tử Đại thừa là trí tuệ vĩ đại, trí tuệ có gốc rễ từ niềm tin của Bồ đề tâm. Chúng ta phải tu tập làm sao để đức tin đó luôn có mặt trong đời sống của chúng ta.

Con đường thực nghiệm:
Tôi rất thích bài thi kệ thiền tập sau đây:

ư về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước nở hoa sen.

ư ta đang dong ruổi từ muôn vạn nẻo, ta đưa nó trở về với tâm duy nhất của ḿnh trong từng giây phút của sự sống, th́ bất cứ con đường nào ta đang đi, cũng đều là con đường của thiền hành cả. Ta đi với tâm an nhiên, với tâm có chánh niệm tỉnh giác, nên khi ta đi trên vạn nẻo đường của quê hương, th́ vạn nẻo đường trên quê hương ấy, đều là vạn nẻo đường của thiền hành. ư bị trói buộc trong tam giới, nhưng ḿnh đi với tâm an nhiên, bằng chất liệu của tâm chánh niệm tỉnh giác, th́ tất cả nẻo đường trong tam giới cũng đều trở thành đạo tràng và thiền lộ. Hoa sen nở trong biển lửa là vậy. Mỗi bước đi làm gió mát trổi dậy, mỗi bước đi làm nở hoa sen, tức là sự giác ngộ có mặt trong từng bước chân đi và trong từng hơi thở của sự sống.

Bước chân chỉ là tiêu biểu thôi, chứ mỗi bước chân hay mỗi thế ngồi, mỗi thế đứng hay mỗi thế nằm, mỗi thế ăn hay mỗi hơi thở ra vào,... tất cả những cái đó, chúng ta đều phải thực tập sao cho tất cả đều nở hoa sen và những động tác đó phải là những động tác của niềm tin trí tuệ.

Vậy, xin quư vị hăy thực tập hết ḷng trong mọi lúc, mọi nơi, để lúc nào cũng là lúc của an lạc, niềm tin và trí tuệ; để nơi nào cũng là nơi của niềm tin, an lạc và thảnh thơi. Chúng ta thực tập được như vậy, th́ chắc chắn Tịnh độ không phải là một ước mơ, Niết bàn không c̣n là một sự hứa hẹn hăo huyền và Phật không phải là một cái ǵ đó không thể đạt tới, mà tất cả đều có thể có mặt trong đời sống của chúng ta và chúng ta có thể đạt tới bây giờ và ở đây.


__________________
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
Quay trở về đầu Xem saokhue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi saokhue
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.9492 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO