Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 177 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 1 of 14: Đă gửi: 07 September 2005 lúc 11:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà



Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh



1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi c̣n có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung c̣n trở lại ba ác đạo th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ṛng th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhăn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cơi nước chư Phật th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ tŕ hết, th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8. Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cơi nước, th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh ḷng tưởng nghĩ tham chấp thân thể th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cơi nước chư Phật th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cơi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm ngh́n kiếp mà biết được số lượng ấy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cơi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, v́ chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cơi nước th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức ḿnh, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ư muốn th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ h́nh sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhăn mà biện biệt được danh số ấy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ tŕ diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện h́nh gương mặt, nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng tŕ th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ c̣n sanh thân người nữ lại th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư ngh́ thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát th́ được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu c̣n phải may cắt nhuộm giặt th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ư muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương th́ liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt ḿnh hiện rơ trong gương sáng. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân c̣n thiếu xấu chẳng được đầy đủ th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ư, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quư. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


48. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển th́ tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


(Pháp Hội Vô Lượng Thọ Như Lai Thứ Năm Kinh Đại Bảo Tích
Hán bộ từ quyển thứ 17 đến hết quyển thứ 18)
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
kimcangtri
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 January 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 321
Msg 2 of 14: Đă gửi: 08 September 2005 lúc 11:36am | Đă lưu IP Trích dẫn kimcangtri

Đa tạ Bạn NhocCon đă bỏ công posted 48 lời nguyện vĩ đại của Đức A Di Đà lên đây để cho mọi người có cơ hội kết duyên cùng Tây Phương Thế Giới .
Kính .
K C T .

__________________
NAM MO^ A DI DDA` PHA^.T .
Quay trở về đầu Xem kimcangtri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimcangtri
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 3 of 14: Đă gửi: 08 September 2005 lúc 7:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
dichythien
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 4 of 14: Đă gửi: 11 September 2005 lúc 2:39am | Đă lưu IP Trích dẫn dichythien


nhoccon thân.
Posted "48 Đai Nguyện của A-DI-ĐA-PHẬT".Việc làm này vô cùng công-đức.Sẳn tay,Bạn post "12 Lời Đại-Nguyện của BỒ-TÁT-QUÁN-THẾ-ÂM" luôn đi.
                        DICHYTHIEN
Quay trở về đầu Xem dichythien's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dichythien
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 5 of 14: Đă gửi: 11 September 2005 lúc 9:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

MƯỜI HAI ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM
Nguồn : http://www.thuvienhoasen.org/samvan3-02.htm

Nguyện Thứ Nhứt : Khi thành Bồ Tát
Danh hiệu tôi : Tự Tại Quán Âm
Mười hai lời nguyện cao thâm
“Nghe tiếng cứu khổ”, Quán Âm thề nguyền.

Nguyện Thứ Hai : Không nài gian khổ
Quyết một ḷng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển Đông
Vớt người ch́m đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba : Ta Bà ứng hiện
Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan oan tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Nguyện Thứ Tư : Hay trừ yêu quái
Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

Nguyện Thứ Năm : Tay cầm dương liễu
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo, đảo điên
An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

Nguyện Thứ Sáu : Thường hành b́nh đẳng
Ḷng từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm
Thường hành b́nh đẳng, chúng sanh mọi loài.

Nguyện Thứ Bảy : Dứt ba đường dữ
Chốn ngục h́nh, ngạ quỉ, súc sanh

Cọp beo... thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

Nguyện Thứ Tám : Giải thoát c̣ng la
Nếu tội nhân sắp bị khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán Âm pḥ hộ, thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện Thứ Chín : Cứu vớt hàm linh
Trên con thuyền Bát Nhă lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.

Nguyện Thứ Mười : Tây phương tiếp dẫn
Tràng ḥa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.

Nguyện Mười Một : Di Đà thọ kư
Cảnh Tây phương, tuổi thọ khôn lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán Âm nhớ niệm, Tây phương mau về.

Nguyện Mười Hai : Tu hành tinh tấn
Dù thân nầy tan nát cũng đành
Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.*


SÁM VĂN QUAN ÂM MƯỜI HAI NGUYỆN

Cúi đầu làm lễ VIÊN THÔNG,
QUAN ÂM TỰ TẠI mở ḷng độ hơn.
Từ bi quảng đại vô lường,
Lập hoằng thệ nguyện vẹt đường khổ nguy.
Một niềm ḷng chẳng ngại chi,
QUAN ÂM ân đức chơn vi hải hà.
Thường cư Nam Hải Phổ Đà,
Chí nguyền độ chúng khỏi sa tội t́nh.
Ta bà thế giới u minh,
QUAN ÂM thường trụ hiện h́nh khắp nơi,
Tầm thinh cứu kẻ lưng vơi,
Chí nguyền độ thế về nơi an nhàn.
Trừ yêu trục quỉ kinh mang,
QUAN ÂM oai đức phục hàng chúng Ma.
Vớt người nguy hiểm đọa sa,
Chí nguyền phổ tế, nhọc mà chẳng than.
Thường cầm thanh tịnh b́nh vàng,
QUAN ÂM cậy có nhành dương cam lồ,
Rưới tâm phiền năo lửa ḷ,
Chí nguyền độ chúng an cư Niết bàn.
Từ bi tánh đức mở mang,
QUAN ÂM hỉ xả tâm hoàn huệ thông,
Thường hành b́nh đẳng đại đồng,
Chí nguyền hóa độ khắp trong muôn loài.
Mười phương tuần sát đêm ngày,
QUAN ÂM tinh tấn mựa nài công lao,
Độ đều nhơn vật khỏi hao,
Chí nguyền diệt tận khổ đau ba đường.
Một ḷng vọng tưởng Nam Sơn,
QUAN ÂM lễ bái ân cần hôm mai.
Xem nơi xiềng tỏa đọa đày,
Chí nguyền độ kẻ mang tai khỏi nàn.
Từ bi tạo chiếc Pháp thoàn,
QUAN ÂM dạo khắp khổ nàn biển khơi.
Độ người lặn hụp chơi vơi,
Chí nguyền tiếp dẫn về nơi Niết bàn.
Tràng phan bửu cái nghiêm trang,
QUAN ÂM sắp đặt rỡ ràng trước sau
Rước người niệm Phật chẳng xao,
Chí nguyền d́u dắt thẳng vào Tây phương.
Vô Lượng Thọ Phật cơi thường,
QUAN ÂM thọ kư, chỉ đường vô sanh,
Từ bi phổ hóa hàm linh,
Chí nguyền độ chúng kiến minh Di Đà.
Đoan nghiêm thân hiện sáng ḷa,
QUAN ÂM diệu tướng thiệt là vô song,
Lực, hùng, bi, trí viên dung,
Mười hai đại nguyện quả công tu tṛn.*

_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 6 of 14: Đă gửi: 16 September 2005 lúc 4:22am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

MƯỜI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN

Thuyết giảng: Ḥa thượng THÍCH TỊNH KHÔNG
Việt dịch: Thiện Kiến & Diệu Hà

--- o0o ---



Điểm đặc sắc của Phổ Hiền hạnh nguyện là Tâm lượng rộng lớn như hư không pháp giới. Do đó mười nguyện của Ngài, nguyện nào cũng thật là cứu cánh viên măn.

Thứ nhất: LỄ KÍNH CHƯ PHẬT

Chư Phật là ǵ ? Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy chúng ta rằng: “T́nh dữ vô t́nh, đồng viên chủng trí”, đây chính là chư Phật.

“T́nh” là nhất thiết hữu t́nh chúng sanh nghĩa là tất cả động vật

“Vô t́nh” là cây cỏ, khoáng chất.



Như vậy chư Phật có nghĩa là bao gồm tất cả mọi loài Hữu t́nh và Vô t́nh.



Đem tấm ḷng cung kính của chúng ta đối với Phật chuyển sang đối với chúng sanh. Đó là tâm Phổ Hiền, khác với tâm của hàng Bồ tát. (Nghĩa là Tâm này vượt bực hơn cả Tâm của Bồ tát).



Người học Phật đối với Phật rất là thành kính, thực ra sự cung kính và thành khẩn này chưa phải là chân thật. Bởi v́ sao? Quư vị thử nghĩ xem, trong lúc quư vị đang nghe giảng kinh, nếu gặp một người nào, một việc nào mà quư vị cho là quan trọng hơn, th́ lập tức việc nghe giảng kinh sẽ trở thành thứ yếu, Phật cũng không màng nữa. Do đó mới thấy sự thành kính này chưa phải là chân thuần (hoàn toàn chân thật). Nếu ḷng chí thành chí kính đó chân thuần th́ việc nghe giảng kinh thuyết pháp là việc lớn nhất trong cuộc đời của ḿnh.



Trong lúc nghe giảng Phật pháp, có người đến nói rằng: “Đang có một việc làm ăn có thể kiếm lời tới bạc triệu Mỹ kim”. Bảo đảm quư vị sẽ bỏ việc nghe pháp đi theo họ ngay. Điều này cho thấy tấm ḷng cung kính, thành khẩn của chúng ta thật không kham nổi sự thử thách và chẳng đáng một đồng xu! Cũng không chân thật chút nào!



Sự cung kính trong hạnh nguyện Phổ Hiền mới là chân thật, đối với tất cả chúng sanh cũng như đối với Phật không có khác.Tại sao vậy? Bởi v́ tất cả chúng sanh vốn là Phật. Đắc tội với một chúng sanh tức là đắc tội với một vị Phật, là không cung kính với một vị Phật.



Đối với người th́ phải cung kính, c̣n đối với vật như bàn ghế, súc vật th́ sao? Nó cũng là chúng sanh vậy. Chữ chúng sanh ở đây có nghĩa là “chúng duyên ḥa hợp” tạo thành hiện tượng. Vậy đối với vật phải cung kính như thế nào? Có phải mỗi ngày đều lễ nó ba lạy không? Nếu học Phật pháp như vậy hóa ra như con “mọt Phật” rồi. Đối với đồ vật chúng ta sắp xếp cho ngăn nắp. Đối với thú vật nuôi dưỡng đàng hoàng sạch sẽ. Đối với sách vở - chúng ta cẩn thận xếp gọn trên kệ sách.



Như thế gọi là cung kính đối với vật. C̣n làm việc th́ chúng ta phải có trách nhiệm, siêng năng hết ḷng làm cho thật tốt, gọi là cung kính đối với việc làm.



Đối với người, vật, cũng như đối với việc làm đều phải tỏ ra thái độ b́nh đẳng cung kính. Đây là đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền. Cho nên Bồ tát tu tập lục độ vạn hạnh đến khi rộng lớn, tṛn đầy th́ gọi là Hạnh Phổ Hiền. Cho nên Hạnh Phổ Hiền là phương pháp tu tập thù thắng, viên măn nhất.



Thứ hai: XƯNG TÁN NHƯ LAI



Chúng ta cần chú ư điểm quan trọng ở đây câu thứ nhất nói “Lễ kính chư Phật” câu thứ hai lại nói “Xưng tán Như Lai”, mà Ngài không nói “Xưng tán chư Phật”? Dụng ư ở đây rất là thâm sâu.



Thứ nhất “Lễ kính chư Phật” là nói về mặt h́nh tướng, đối với tất cả nguời thiện kẻ ác, đối với tất cả chánh pháp, tà pháp đều nhất mực cung kính không hề phân biệt hoặc tỏ ra bấùt kính.



Thứ hai “Xưng tán Như Lai” là nói về mặt Tánh. Ở đây, điều thiện ta xưng tán, điều bất thiện ta không xưng tán. Chổ khác biệt giữa Lễ kính chư Phật và xưng tán Như Lai là như vậy. Thiện Tài đồng tử trong năm mươi ba lần tham vấn đă có những điển h́nh như sau: Ngài đối với mỗi một vị thiện tri thức đều lễ kính tán thán, duy chỉ đối với ba vị, ngài lễ kính mà không có tán thán. Ba vị này là :



- Thứ nhất: Thắng Nhiệt Bà La Môn, một người ngoại đạo, đại diện cho si mê. Do đó Thiện Tài đồng tử chỉ cung kính mà không tán thán.



- Thứ nh́: Cam Lồ Hỏa Vương, tượng trưng cho sân giận Vị này rất nóng tính, chỉ đắc tội với ông ta một chút liền bị trị tội - thả vào chảo dầu, bắt leo lên núi đao. Do đó Thiện Tài đồng tử ra đi trong cung kính mà không tán thán.



- Thứ ba: Phát Tô Mật Đa, một dâm nữ, Thiện Tài đồng tử vẫn cung kính mà không tán thán. Ba người này tiêu biểu cho Tham, sân, si (ba thứ độc phiền năo), Ngài cung kính mà không tán thán. Do đó, Tán thán là dựa trên tiêu biểu tính đức, nhứt định phải là THIỆN, nhứt định là CHÁNH PHÁP mới tán thán; nếu không phải thiện pháp, không chánh pháp th́ không tán thán, nhưng vẫn cung kính. Bởi v́ cung kính là Tâm thanh tịnh, Tâm b́nh đẳng.



Đối với tôn giáo khác chúng ta cũng phải cung kính, nếu là chánh pháp, chánh giáo, chúng ta càng thêm tán thán. Như Thiên Chúa giáo là Chánh giáo, giúp người sanh lên cơi Trời, mặc dù chưa phải là cứu cánh nhưng vẫn tốt hơn đưa người xuống địa ngục! Do đó chúng ta cần phải tán thán. Những Tà giáo dẫn dụ người tạo nghiệp, tạo tội đọa tam đồ (ba đường ác). Chúng ta tuyệt đối không tán thán. Cho nên điều nguyện thứ nh́ so với điều nguyện thứ nhất trong thập nguyện có sự khác biệt to lớn như vậy. Hơn nữa trong điều nguyện thứ nh́ Tâm địa của hành giả là tâm địa tuyệt đối thanh tịnh viên măn (tṛn đầy).



Thứ ba: QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG



Như đă nói: Điểm đặc sắc của Hạnh Nguyện Phổ Hiền là Tâm lượng rộng lớn không ǵ sánh bằng. Trong Phật pháp đại thừa gọi đó là khởi dụng của tánh đức tṛn đầy. Bồ tát tuy đă Kiến tánh nhưng chưa tṛn đầy cho nên sự Khởi Dụng của Tánh đức mới chỉ là một phần thôi. Duy chỉ có tánh đức Phổ Hiền Bồ tát mới là Khởi Dụng tṛn đầy. Bởi v́ mỗi điều nguyện của ngài đều tận hư không biến pháp giới. Đây là điểm khác biệt so với Lục độ Bồ tát. Đối với ngài cúng dường một là cúng dường tất cả, cúng dường một vị Phật như cúng dường tất cả Phật, không phải chỉ cúng dường riêng những vị Phật đă thành Phật; đối với hữu t́nh và vô t́nh cũng đều như thế. V́ tất cả là một, một là tất cả. Đây là phương pháp tu học của Bồ tát cũng là cảnh giới của Hoa Nghiêm mà chúng ta thường được nghe nói đến. Với tâm lượng như vậy mới hoàn toàn thoát khỏi sự phân biệt và giới hạn.



Ngài Phổ Hiền thường dạy chúng ta rằng: “Trong tất cả cúng dường, cúng dường pháp là tối thượng”. Bởi v́ chỉ có Phật pháp mới chỉ dạy phá mê khai ngộ, giúp chúng ta chứng đắc, hồi phục tự tánh tṛn đầy của ḿnh. Những việc cúng dường bố thí khác không thể đạt được. Trong pháp cúng dường “Y giáo tu hành cúng dường” (y theo lời chỉ dạy mà tu đó là cúng dường) là hàng đầu. Tôi xin đặc biệt nhắc quư vị đồng tu điều này, Phật pháp là thầy dạy đạo. Cho nên chúng ta nhất định phải kính thầy trọng đạo, y theo sự chỉ dạy của thầy mà tu học, chúng ta sẽ đạt được công đức, lợi ích vô cùng thù thắng không ǵ sánh bằng.



Bàn về Phật pháp, ta thử nghĩ bộ kinh nào được xếp hàng đầu? Vào đời nhà Đường, các vị cao tăng đại đức Trung quốc, Nhựt, Đại Hàn từng đem tất cả những kinh điển trong bốn mươi chín năm thuyết pháp của Thế Tôn ra so sánh. Hầu hết các ngài đều nhất trí công nhận kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đứng đầu. Từ đó kinh Hoa Nghiêm được xem như môn học đạt mức cứu cánh, viên măn nhất trải qua nhiều thế kỷ.



Sau đó chư đại đức một lần nữa đem so sánh kinh Vô Lượng Thọ với kinh Hoa Nghiêm, các ngài nói kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh hàng đầu. V́ sao? Chư cổ đức nói rằng “Hoa Nghiêm, Pháp Hoa” là hai bộ kinh lớn và quan trọng duy nhất được xưng là nhất thừa viên giáo trong Phật pháp Trung Hoa. Tuy nhiên hai bộ kinh nầy đều là sự dẫn nhập của kinh “Vô Lượng Thọ”, chính v́ thế kinh Vô Lượng Thọ mới thật sự là bộ kinh đứng đầu trong những bộ kinh quan trọng. Khi đọc đến lời nói này của chư cổ đức, tôi vô cùng vui mừng bởi v́ chính tôi cũng có sự cảm nhận sâu sắc như thế. Sở dĩ tôi đi theo Tịnh độ tông là do sự dẫn nhập của kinh Hoa Nghiêm.



Trong suốt thời gian mười bảy năm qua, việc giảng kinh Hoa Nghiêm của tôi chưa từng gián đoạn. Nhưng hiện giờ th́ chỉ giảng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Mười bảy năm thuyết pháp đă đưa tôi từ Hoa Nghiêm tiến sâu vào Tịnh độ. Bởi v́ tôi cảm nhận được ư vị dẫn nhập về Cực lạc hết sức sâu sắc trong mười đại nguyện sau cùng của ngài Phổ Hiền Bồ tát. Cực lạc là thắng cảnh của kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ là nơi về nguồn của Hoa Nghiêm, là tinh túy của Hoa Nghiêm. Những lời nói của người xưa thật không sai.



Do đó, tất cả những điểm thù thắng, đặc sắc nhất mà đức Thích Ca Mâu Ni giảng trong 49 năm đă đuợc t́m thấy và đề bạt ra. Tuy nhiên, nếu không phải do vị cư sĩ lăo thành Hạ Liên Cư đem năm bản nguyên gốc hội tập lại thành một bản hoàn chỉnh th́ chúng ta cũng không thể có được pháp thù thắng, viên măn lợi ích như vậy. Quá tŕnh của việc làm vĩ đại này chứng tỏ ngài chính là Phật - Bồ tát tái sanh, tuyệt đối không phải là người thường có thể làm được. Sự thật đây cũng là tấm ḷng bi mẫn của các Ngài đối với chúng sanh trong đời này và cũng do cơ duyên của chúng sanh đă chín mùi, nên khiến các đại Bồ tát xuống thế để chỉnh đốn cho pháp môn Tịnh độ có thể hoằng dương, rộng độ vô lượng chúng sanh trong chín ngàn năm thời mạt pháp.



Tôi đến Bắc kinh, cư sĩ Huỳnh Niệm Tổ tặng tôi một tấm ảnh của thầy ông tức là cư sĩ Hạ Liên Cư. Sau khi về Đài Loan, tôi mang tấm ảnh đi phóng đại và in ra nhiều tấm để mọi người chiêm ngưỡng cúng dường. Tấm ảnh này tuy đă in lại nhiều lần, h́nh không được rơ lắm, nhưng vẫn có thể từ nơi tấm ảnh thấy rơ được vài điểm cảm ứng không thể nghĩ bàn: Phía sau Ngài là tấm b́nh phong, trên đỉnh đầu có h́nh Phật ngồi trên ṭa sen, đang phóng hào quang.



Chúng ta cúng dường cư sĩ Hạ Liên Cư để bày tỏ tấm ḷng biết ơn vị Bồ tát này, và cảm niệm ơn đức của Ngài đă hội tập một bộ kinh hoàn chỉnh giúp chúng ta dựa vào đó mà chuyên tu và hoằng dương chánh pháp.

Trong kinh Vô Lượng Thọ có tất cả bốn mươi tám phẩm. Vậy th́ phẩm nào là quan trọng nhất? Chúng ta nên thận trọng t́m hiểu.



Ngài Thiện Đạo đại sư nói: “Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà Bổn Nguyện Hải” (Như Lai phải nhiều lần ra đời cũng v́ giảng nói hạnh nguyện bao la của Phật A Di Đà).



Như trên, chúng ta đă hiểu rơ kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh đứng hàng đầu trong các kinh, cũng là bộ kinh chính yếu mà chư Phật Như Lai dùng để hoằng dương độ sanh. Ngoài ra những bộ kinh khác là bổ xung cho bộ kinh này. Trong bốn mươi tám phẩm, phẩm thứ sáu là quan trọng nhất. Phẩm này do chính Phật A Di Đà tự nói, đức Thích Ca Mâu Ni thuật lại. Bởi thế nên nói Phật Phật đạo đồng (Phật với Phật, mối đạo đều cùng một hướng). Thế Tôn thuật lại cũng như chính đức Phật A Di Đà nói vậy.



Bây giờ chúng ta triển khai toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ. Đức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu h́nh ảnh của thế giới Tây phương Cực lạc, không một câu nào trái ngược với bốn mươi tám nguyện, từng câu từng chữ đều tương ưng.



Trong bốn mươi tám nguyện, nguyện nào xếp thứ nhất? Theo chư vị cao tăng đại đức từ xưa đến nay đều công nhận là nguyện thứ mười tám. Vậy nguyện thứ mười tám là ǵ? Là “Mười niệm văng sanh”. Mặc dầu nói mười niệm, nhưng nếu nhất tâm chỉ cần “Một niệm” cũng được văng sanh. Như vậy mới chứng tỏ cảnh giới của Phật pháp thật sự viên măn, thù thắng không thể nghĩ bàn.



Thiếu thời, khi tôi bắt đầu học Phật, trong ḷng tôi có một điều thắc mắc: “Giả sử có người tạo nghiệp tội rất nặng, tức khắc phải đọa xuống địa ngục A Tỳ chẳng lẽ Phật không có khả năng cho họ lập tức thành Phật được ư? Nếu Phật không có khả năng này th́ trí huệ năng lực của ngài c̣n bị giới hạn lắm. Chúng ta tán thán ngài là “vạn đức vạn năng” chẳng qua chỉ là lời khen ngợi mà thôi không đúng sự thật. Ngược lại nếu ngài có thể cho người mang tội ác phải đọa địa ngục có thể lập tức thành Phật th́ trí huệ, thần thông của ngài mới thật là viên măn và chúng ta không thể không bái phục sát đất.



V́ vậy khi tôi đọc đến bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ, tâm hoài nghi của tôi mới hoàn toàn được giải tỏa. Mới biết rằng trí đức của Phật hoàn toàn cứu cánh viên măn không một chút thiếu sót. Ngài thực sự có khả năng khiến người gây tội sâu dày lập tức thành Phật, vấn đề là ở chỗ người ta có tin hay không? Có chấp nhận hay không? Nếu như không tin không chấp nhận th́ lỗi ở nơi người tạo tội chứ không phải Phật - Bồ tát không có đủ khả năng. Do đó việc tán thán Phật là bậc “Vạn đức vạn năng” trong kinh Vô Lượng Thọ không hề hư dối hay khoa trương. Hiểu như vậy chúng ta mới thực sự nhận ra được chánh pháp vi diệu mà chư Phật mười phương dùng để độ sanh. Dựa vào pháp môn này tu học, không ai mà không được thành tựu.



Ngài Đế Nhàn dạy đệ tử chỉ một câu A Di Đà Phật chuyên tâm tŕ niệm suốt ba năm, đến lúc măn phần vị đệ tử biết rơ ngày giờ ḿnh ra đi và đă văng sanh trong tư thế đứng thẳng. Sự văng sanh này chắc chắn là bậc thượng phẩm thượng sanh chứ không phải tầm thường. Ông đă ra đi trong thế đứng và đứng suốt ba ngày để chờ đợi sư phụ ông đến chôn cất. Như thế mỗi câu niệm Phật của ông đều tương ưng và thành tựu như lời nguyện thứ mười tám của Phật A Di Đà. V́ vậy nếu ai tin được pháp môn này, người đó nhất định là người có nhiều thiện căn, nhiều phúc đức. Nói theo kinh Vô Lượng Thọ th́ người này đă từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai mới có thể Tín - Thọ - Phụng Hành, v́ nếu không có căn lành sâu sắc, th́ dù có khuyên bảo thế nào th́ người đó cũng không tin.



Danh hiệu A Di Đà có vô lượng nghĩa, nhưng nghĩa rốt ráo là “Tận hư không biến pháp giới” tức là bao gồm hết tất cả. Như vậy toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ chỉ để giải thích một danh hiệu này thôi. Nếu muốn hiểu rơ kinh Vô Lượng Thọ th́ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh chính là chú giải của vô Lượng Thọ và toàn bộ Đại Tạng kinh là chú giải cho kinh Hoa Nghiêm. Quí vị từ từ hiểu thấu mới thấy rơ câu danh hiệu này công đức thật sự không thể nghĩ bàn!



Danh hiệu này là toàn bộ Phật giáo, trùm hết hư không, trải khắp pháp giới và gồm thâu tất cả các pháp. Do đó niệm một câu A Di Đà Phật là niệm đủ tất cả. Ngày xưa, thời vua Càn Long thuộc triều đại nhà Thanh, có một vị pháp sư lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo Trung quốc - Từ Vân Quán Đảnh pháp sư. Ngài có nhiều trứ tác, trong đó có bài “Kinh Vô Lượng Thọ chỉ quán”. Ngài nói: “Người thế gian cầu tai qua nạn khỏi, dùng kinh, dùng chú hoặc dùng phương pháp sám hối đều có hiệu lực. Nhưng với người tội chướng sâu nặng th́ tụng kinh bái sám không có tác dụng. Công đức của câu A Di Đà Phật mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng và tội nạn. Rất tiếc nhiều người không tin không hiểu, thường dùng công đức tụng kinh Dược Sư cho hết bịnh hoặc tụng Phổ Môn để được tai qua nạn khỏi, thực tế công đức của câu A Di Đà Phật vượt bực hơn mọi thứ công đức”.



Nếu vậy đức Thích Ca Mâu Ni Phật v́ sao không dạy chúng ta đơn giản một câu danh hiệu là đủ rồi? Ngài lại đem đủ thứ kinh, chú, sám pháp để nói với chúng ta? Bởi v́ chúng ta không tin, không chấp nhận nên ngài phải phương tiện đem loại hàng thượng hạng này tái chế! Cũng giống như chúng ta ở Đài Loan đi tham quan cung Vua. Trong cung món đồ quư giá nhất là những loại đồng khí của thời Thương - Châu. Nhưng theo một số người cho đó là những thứ đồng hư, sắt vụn, không thích thú chút nào, đến khi nh́n thấy những loại ngọc khí (đồ chế tạo của đời Minh Hán như cẩm thạch, mă năo) họ trầm trồ khen ngợi. Thực tế ngọc khí làm sao b́ được với đồ cổ đồng khí thời Thương Châu. Những thứ chúng ta cho là đồng hư sắt vụn đó mới thực sự là “vô giá chi bảo” (bảo vật vô giá). Cũng như vậy, “Người đời không hiểu rơ được công đức của câu niệm A Di Đà Phật, Thế Tôn bất đắc dĩ phải nói đủ thứ kinh để phương tiện dẫn dắt chúng sanh hướng về thế giới Cực lạc”. Ngài Thiện Đạo đại sư nói câu này thật không sai chút nào.



Chúng ta hiểu rơ được đường lối tu tập, để chuyên tu, chuyên hoằng dương Tịnh độ Tông cũng là nhờ sự gia hộ của Tam Bảo, đồng thời căn cơ của chúng sanh đời này đă chín mùi. Trong năm, sáu năm qua tôi đă cố gắng tích cực đẩy mạnh sự giới thiệu rộng răi những bộ kinh Vô Lượng Thọ khác nhau với số lượng hơn mấy triệu quyển đến khắp nơi trên toàn thế giới, những người vui vẻ tin và chấp nhận hành tŕ theo cũng rất nhiều. Thấy mọi người siêng năng thật ḷng tu học như vậy, tôi cảm thấy an ủi vô cùng, niềm pháp hỷ tràn ngập trong ḷng, khiến tôi quên hết mọi sự nhọc nhằn.



Tóm lại chúng ta y theo pháp môn này tu và đẩy mạnh truyền bá rộng răi pháp môn này. Chúng ta đă thực hiện đầy đủ ư nghĩa câu “Quảng Tu Cúng Dường”, rồi vậy.



Phương tiện tiếp dẫn của chư Phật-Bồ tát thật là vô lượng vô biên, đây chính là sự biểu hiện của tâm đại từ đại bi nơi các Ngài, để rồi sau cùng đều dẫn về Thế giới cực lạc của đức A Di Đà Phật.



Trong Mật tông Long Thọ Bồ tát mở tháp sắt ra nh́n thấy Kim Cang Tát Đỏa Thượng sư, vị tổ đầu tiên của Mật Tông. Kim Cang Tát Đỏa Thượng sư đem mật pháp truyền cho Long Thọ Bồ tát, từ đó truyền đến nhân gian. Kim Cang Tát Đỏa c̣n gọi là Kim Cang Thủ Bồ tát, là hóa thân của Bồ tát Phổ Hiền. Ngoài ra c̣n một vị đại đức lỗi lạc của Mật Tông là Chuẩn Đề Bồ tát chính là hóa thân của Quan Thế AÂm Bồ tát.



Trong tâm của phàm phu phân biệt có Hiển giáo, Mật giáo. Ở chư Phật-Bồ tát ḥan ṭan viên măn, tự tại, b́nh đẳng, không có phân biệt.



Hiểu dược như thế mới biết rằng tám vạn bốn ngàn pháp môn đều trở về một nơi! Phật v́ muốn dẫn dắt chúng sanh căn tánh không giống nhau cho nên phải hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, chúng sanh muốn học thứ ǵ các Ngài dạy thứ đó. Sau cùng khi trở về nhà, mọi người gặp được Phật A Di Đà, mới biết th́ ra tất cả đều giống nhau.



Khi biết rơ được sự thật như vậy rồi, đối với bất cứ một tông phái, một pháp môn nào, chúng ta đều phải chân thành cung kính. Bởi v́ phương pháp tu học tuy khác nhưng mục đích ḥan ṭan giống nhau.



Thứ tư: SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG



Nghiệp chướng, con người ai cũng có. Vừa “khởi Tâm động Niệm” là đă tạo nghiệp và sanh chướng ngại rồi.



Chướng là ǵ? Là ngăn trở Bổn tánh của chúng ta. Trong bổn tánh chân thật của chúng ta, vốn nó tự đầy đủ vô lượng trí tuệ và đức năng khôn cùng. Nhưng v́ sao tất cả những trí tuệ, đức năng thần thông đó, bây giờ không c̣n xử dụng được nữa? V́ do chướng ngại.



Chướng ngại chia làm hai loại chính:

- Thứ nhất là phiền năo chướng.

- Thứ hai là sở tri chướng.



Đối với sở tri chướng chúng ta chẳng nhũng tiếc rẻ không tiêu trừ nó, mà mỗi ngày c̣n tạo thêm nhiều hơn.



Quư vị thử nghĩ xem, có khi nào quư vị không chấp trước? Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy chúng ta rằng “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng giống Như Lai, do v́ vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc”. Qua câu nói này Phật đă chỉ rơ tận gốc căn bệnh của chúng ta cũng giống như Bác sĩ trong nháy mắt đă t́m ra nguyên nhân gây ra bệnh tật:

- “Vọng Tưởng” là gốc của Sở tri chướng

-“Chấp trước” là gốc của Phiền năo chướng

Cho nên việc tu học Phật pháp chẳng có ǵ khác, dù có vô lượng pháp môn, phương pháp, thủ đoạn khác nhau, chẳng qua là giúp chúng ta ĐOẠN VỌNG TƯỞNG, PHÁ CHẤP TRƯỚC, một khi đă phá sạch hai thứ chướng này sẽ KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Cho nên “Sám hối nghiệp chướng” trong việc tu học là “mấu chốt” quan trọng. Tất cả các pháp tu học đều v́ sám hối nghiệp chướng.



Tuy nhiên, nghiệp chướng không phải dễ mà đoạn trừ được! Nhưng nếu c̣n nghiệp chướng th́ việc tu học quyết định không thể thành tựu!



Trong vô số pháp môn, pháp môn Tịnh độ dễ hành tŕ và có kết quả thù thắng nhất cho dù chúng ta tạo nhiều nghiệp tội sâu dầy. Thậm chí tạo tội ngũ nghịch phải đọa địa ngục A Tỳ, nghiệp chướng tuy chưa sám hối, tiêu trừ hết, chỉ cần phát ḷng chân thành nguyện từ nay sửa đổi. Niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT cầu sanh Tịnh Độ, bao nhiêu tội chướng cũng sẽ tiêu hết, lập tức có thể thành Phật.



Ngài Từ Vân Đại Sư nói: “Một câu A DI ĐÀ PHẬT có thể tiêu trừ hết những nghiệp chướng mà những kinh, chú khác không tiêu nổi”. Lời này không phải tùy tiện mà nói, sự thật rơ ràng chính xác được chứng minh trong những bộ kinh lớn.



Mấy năm vừa qua, một số người nêu vấn đề: “Phải tiêu trừ hết nghiệp mới văng sanh, chưa sạch nghiệp th́ không thể văng sanh được”. Những lời nói như thế gây chấn động tinh thần trong giới Phật giáo và làm hoang mang tín tâm của người niệm Phật ở Đài Loan cũng như ở Mỹ.



Năm 1984, cư sĩ Chu Tuyên Đức ra phi trường đón tôi, vừa gặp mặt ông liền hỏi: “Thưa thầy, hiện nay có người nói rằng, người c̣n nghiệp không thể văng sanh, phải sạch nghiệp mới được văng sanh, như vậy đời này chúng con niệm Phật không được văng sanh th́ phải làm sao đây? Có uổng phí hoài công không?” Tôi mỉm cười trả lời ông ta rằng: “Ông à, nếu người c̣n mang nghiệp mà không được văng sanh th́ cũng chẳng đi làm ǵ!”.



Lăo cư sĩ kinh hoàng vội thưa: “Vậy !vậy là sao thưa thầy?”



Tôi nói: “Nếu c̣n mang nghiệp không được văng sanh th́ cảnh giới Tây phương Cực lạc chỉ có một ḿnh đức Phật A Di Đà, ông lên đó để làm ǵ!”.



Lăo cư sĩ thành thật thưa: “Thưa thầy tôi vẫn chưa hiểu”.



Tôi nói: “Ông thử nghĩ xem, thế giới Tây phương Cực lạc có Tứ Độ, Tam Bối, Cửu Phẩm không?”



Lăo cư sĩ nói: “Thưa có, trong kinh Phật có nói đến”



Tôi nói: “Nếu bảo không c̣n nghiệp mới được văng sanh vậy th́ danh từ Tứ Độ, Tam Bối, Cửu Phẩm do đâu mà có?”.



Vừa nghe xong ông ta liền chợt hiểu. Thật ra, danh từ Tứ Độ, Tam Bối, Cửu Phẩm là để phân cấp nghiệp chướng nhiều hay ít. C̣n mang nghiệp nhiều th́ phẩm vị thấp, ngược lại mang nghiệp ít th́ sẽ được phẩm vị cao hơn.



Tôi nói tiếp với vị cư sĩ: “Ông thử nghĩ xem Bồ tát Quan AÂm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, các ngài đều là đẳng giác Bồ tát”. Trong kinh Phật nói với chúng ta rằng “Bồ Tát Đẳng giác” vẫn c̣n một phẩm vô minh chưa phá hết, đó không phải là nghiệp hay sao?”



Lần nầy, lăo cư sĩ mới vui vẻ cười nói: “Ồ, đó chính là nghiệp, đẳng giác Bồ Tát vẫn c̣n mang nghiệp văng sanh, nếu nói không c̣n nghiệp chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật ra không ai mà không mang nghiệp”.



Tôi nói: “Vậy th́ ai bảo rằng người c̣n mang nghiệp không thể văng sanh”.



Lăo cư sĩ đă thật sự hiểu rơ và phá lên cười ḍn: “Th́ ra Thế giới Cực Lạc đều có thể mang nghiệp văng sanh”.



Phật pháp là nói đến sự viên măn, hằng thuận không kết oán với người khác; do vậy tôi xin bổ xung thêm một câu: “Cần phải tiêu nghiệp th́ cũng không sai, v́ sao vậy? Mong rằng hiện tại tiêu bớt một phần nghiệp, sẽ mang ít đi một phần, khi đến thế giới Cực Lạc sẽ được dự vào hàng phẩm vị cao hơn người c̣n mang nhiều nghiệp, đó là điều rất tốt”.



Tôi đến Nữu Ước (New York) vừa xuống phi trường, lăo cư sĩ Trầm Gia Trân đến đón cũng đem vấn đề tương tự như trên ra hỏi. Điều này chứng tỏ rằng nhiều người chưa hiểu thấu đáo như tôi đă giải thích. Do đó họ bị ảnh hưởng đến công phu niệm Phật. Một khi đă hiểu th́ cách nói “không mang nghiệp” hay “phải sạch nghiệp” đều có ư tốt giúp chúng ta nhận thức rơ là phải luôn luôn “Sám hối nghiệp chướng”. Niệm một câu A DI Đà PHẬT chính là chân thành sám hối vậy!.



Tuy nhiên, trong khi niệm Tâm của ta cũng phải tương ưng với tâm của Phật A Di Đà. “Hành, Giải” của ta cũng phải tương ưng với “Hành, Giải” của Phật A Di Đà. Vậy làm thế nào mới có thể tương ưng? Khi quư vị tụng kinh Vô Lượng Thọ, quư vị phải siêng năng nỗ lực làm theo tất cả những đạo lư, lời dạy trong kinh, được như thế gọi “tương ưng”. Như vậy, quư vị mới là người niệm Phật chân chính.



Niệm Phật tuyệt đối không phải là “Hữu khẩu Vô tâm” - miệng niệm Phật mà ḷng th́ suy nghĩ vẩn vơ, niệm Phật như vậy không được một chút lợi ích ǵ hết. Trong khi niệm Phật, tâm ḿnh nhất định phải giống với tâm của Phật, nguyện ḿnh giống với nguyện của Phật, không một chút sai khác. Đem bốn mươi tám đại nguyện của ngài biến thành bổn nguyện của chính ḿnh. Như thế mới là chân chính niệm Phật và thật sự tiêu trừ hết tất cả nghiệp chướng.



Thứ năm: TÙY HỶ CÔNG ĐỨC



Nguyện thứ năm “Tùy hỷ công đức” là dùng để đối trị với bịnh phiền năo nặng nề của phàm phu đó là sự đố kỵ. Tâm đố kỵ đă h́nh thành và theo ta nhiều đời kiếp đến nay. Quư vị hăy xem một đứa trẻ, vừa ra đời được vài tháng hoặc một năm, khi cho nó ăn kẹo khi thấy đứa khác được nhiều hơn, tâm đố kỵ của nó liền biểu hiện ra một cách tự nhiên! Tâm đố kỵ là một chướng ngại lớn đối với việc tu học. Cho nên, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát, mới đặc biệt đề ra nguyện “Tùy hỷ công đức” này để dạy cho chúng ta. Chúng ta chẳng những không đố kỵ với người khác mà c̣n phải sanh tâm vui vẻ khi thấy, biết, cái đẹp, cái tốt của họ để hết ḷng giúp đỡ họ hoàn thành việc làm tốt đẹp. Nhà Nho có câu: “Thành nhân chi mỹ, thành nhân chi thiện”.



Nếu chúng ta không đủ khả năng, không thể giúp đỡ, nhưng chúng ta có ḷng vui vẻ ca ngợi, như thế cũng gọi là tùy hỷ công đức. Trường hợp chúng ta có khả năng lại không chịu giúp đỡ, mặc dù không có tâm đố kỵ. Như vậy không thể gọi là tùy hỷ. Cho nên trong lúc tùy hỷ không những không mang tâm đố kỵ mà c̣n hết ḷng giúp đỡ nữa, mới thật sự là tùy hỷ.



Chúng ta phải luôn nhớ rằng khi giúp người khác thành tựu chính là thành tựu cho ḿnh. Bởi v́ công đức tùy hỷ thù thắng nhất chính là Tâm rộng răi vui vẻ, chấp nhận người khác vượt bực hơn ḿnh. Nền giáo dục thời xưa của Trung quốc đều hy vọng thế hệ sau có những thành tựu siêu việt hơn ḿnh nếu không th́ nền giáo dục đó coi như hoàn toàn thất bại. Khác với người thời nay, tâm đố kỵ, chướng ngại nhiều và sợ người khác hơn ḿnh nên khi dạy th́ dấu nghề hoặc giữ lại “một chiêu”, không thực tâm truyền hết. Như vậy gọi là “bần pháp”. Bần pháp sẽ bị quả báo ngu dốt, keo kiệt sẽ bị nghèo khó, hạng người như vậy không biết những điều đáng sợ của quả báo!



Ngày xưa, ở Trung quốc, cái nón của người làm quan đội gọi là “hiền quan”, nón này là biểu pháp mang ư nghĩa rất thâm sâu, nó có hai cấp như cầu thang, vành nón phía trước thấp, vành phía sau cao hơn. Phần thấp tượng trưng cho chính ḿnh, phần cao tượng trưng cho hậu thế (thế hệ sau), có nghĩa là người làm quan luôn luôn hy vọng kẻ hậu thế vượt bực giỏi hơn ḿnh về đức hạnh, học vấn, khả năng cho đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều luôn tiến bộ và không ngừng nâng cao. Nền giáo dục được gọi là thành công là phải tiến bộ chứ không phải thụt lùi.



Riêng nón của vua chỉ có một vành bằng thẳng - tượng trưng cho tâm b́nh đẳng. Y phục của vua và các đại thần đều nói lên nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm, cũng như nhắc nhở họ từng giờ từng phút phải thận trọng, ư thức việc làm của ḿnh.



Qua đến giáo dục hiện nay của chúng ta, nếu đức hạnh, học vấn, năng lực của chúng ta không đạt đến mức độ cao, th́ chúng ta sẽ không thể nào độ cho chúng sanh ở thế hệ sau. V́ sao thế?



Quư vị xem nền giáo dục hiện nay chỉ chú trọng về mặt cung cấp cho giới trẻ những kiến thức khoa học kỹ thuật và xă hội bên ngoài càng ngày càng phức tạp hơn.



Do đó, người nào muốn hóa độ cho họ, cần phải có tâm thanh tịnh hơn, trí tuệ cao hơn, đức hạnh thâm hậu hơn, th́ mới có thể ứng phó với thời cơ và thời đại hiện tại, cho nên “tùy hỷ công đức” rất là quan trọng.



Tóm lại, đố kỵ, sân hận đều có tác hại trầm trọng đến tự tánh của chúng ta. Cần phải nhổ tận gốc rễ, phương pháp dùng để nhổ tận gốc đó là “tùy hỷ công đức”.

Thứ sáu:THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Là Phật tử, chúng ta nhận sự giáo dục của Phật và được lợi ích chân thật, vậy chúng ta phải dùng phương pháp này để báo đáp Thầy - Phật.



Chúng ta cảm niệm ân đức của Ngài, mỗi ngày dâng hương, hoa, quả, cúng dường trước h́nh tượng của Phật-Bồ Tát. Như thế, gọi là báo ân Phật rồi phải không? Chẳng phải như thế.



Dâng cúng trước h́nh tượng hoặc lễ bái cúng dường, những việc đó chỉ là dựa trên nghi thức nhằm nhắc nhở chúng ta luôn luôn tôn kính biết ơn và đền ơn Ngài.



Sự báo ân chân chính là làm thế nào để thực hiện được nguyện vọng của Phật. Tâm nguyện của Phật là mong muốn tất cả chúng sanh đều được nghe chánh pháp, y theo giáo pháp tu học, sớm đạt thành quả vị Phật.



Để thực hiện tâm nguyện của Ngài, chúng ta phải lấy Tâm Phật làm Tâm của ḿnh. Như thế, mới thật sự gọi là báo đáp ân Phật. Mà báo đáp ân Phật một cách chân chính tức là “Thỉnh chuyển pháp luân”. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là lễ thỉnh Pháp sư, Đại đức đến giảng kinh thuyết pháp, hoằng pháp lợi sanh. Sự lễ thỉnh này có phúc đức vô cùng to lớn, v́ sao vậy? V́ làm như vậy chính là mang pháp đến cúng dường cho cả một khu vực. Tuy rằng việc giảng pháp do Pháp sư đảm trách, nhưng nếu không có người trợ duyên lễ thỉnh các vị Pháp sư, Giảng sư th́ các vị đó không thể tự động đến giảng. Nên nói phúc đức của người lễ thỉnh lớn lắm là vậy.



Khi nói đến tu phước, dù tu riêng cho cá nhân hoặc v́ đại chúng hay v́ người quá cố như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân v..v.. Công đức tụng kinh rất lớn. Nếu có thể nhân đó thuyết pháp th́ công đức càng nhiều gấp bội. Việc tụng kinh giúp người gieo trồng được một ít thiện căn, nhưng không hiểu ư nghĩa thâm áo bên trong. Nếu thỉnh Pháp sư giảng giải th́ được thông suốt mọi điều trong kinh. Do hiểu ư nghĩa trong kinh mà sanh tâm ưa thích tŕ tụng, y giáo phụng hành. Cho nên phúc đức của việc giảng kinh so với việc tụng kinh lại lớn hơn không biết bao nhiêu lần.



Hiện nay, Pháp sư giảng kinh rất ít, muốn thỉnh mời cũng không có. Tôi nghe nhiều người đến đây nghe pháp nói:“Bây giờ muốn mời Pháp sư đến hoằng pháp thật là khó!”.



Tôi cười nói: “Việc mời Pháp sư đến hoằng pháp, giảng kinh cho quư vị nghe đó là chuyện nhân quả, có quả tất phải có nhân. Quư vị không tu nhân lại muốn hưởng quả, làm sao có chuyện dễ dàng như vậy được.”



Thế nào là tu nhân? “Tu nhân” là phải đào tạo, nuôi dưỡng Pháp sư. Những vị Pháp sư lớn tuổi giảng hay, ai cũng đua nhau đến nghe, tranh dành cúng dường, c̣n Pháp sư trẻ hoặc mới học giảng không được hay th́ không ai đoái hoài tới nghe, khiến họ bị thối chí và nghĩ rằng: “Ôi! Việc giảng kinh khó quá, không muốn tập luyện nữa, chi bằng ta trở về lo việc tụng kinh cho nhẹ nhàng.”



Làm thế nào để đào tạo Pháp sư?



Người Pháp sư càng trẻ, nói không hay chúng ta càng phải đến ủng hộ, khuyến khích, cổ động cho họ được phấn chấn, Pháp sư đó sẽ nghĩ rằng: “Chắc ḿnh không đến nỗi tệ lắm, ḿnh cũng có khả năng tập luyện tiến bộ”. Hơn nữa, chúng ta chớ nên coi thường những vị Pháp sư mới học, đối với họ, chúng ta nên trân trọng đến nghe và không bỏ sót một buổi giảng nào. Chúng ta đến nghe thuyết pháp nhưng không tán thán. Quư vị có biết rằng đôi khi sự tán thán làm hại người hơn cả sự phỉ báng! Người bị phỉ báng, tuy giận lắm, nhưng đối với người có chí khí, càng bị chê bai chừng nào họ càng nỗ lực, tinh tấn để đạt đến những thành tựu cao siêu. Biến những lời phỉ báng thành một thứ trợ duyên thượng thặng. Một khi được ca tụng, tán thán họ sẽ nghĩ: “Ồ! Nhiều người ca ngợi ḿnh quá, có lẽ ḿnh không tệ”, và họ sẽ măn nguyện với những ǵ họ có được rồi không thèm trau dồi để tiến xa hơn nữa.



Cho nên tán thán rất dễ làm hại người. V́ vậy, đối với giới trẻ, với người mới học, chúng ta tuyệt đối không nên tán thán, không nên cúng dường quá nhiều. Bởi v́ tiền tài nhiều, danh vọng lên cao, lập tức sẽ sa đọa ngay. Những Pháp sư trẻ, phát tâm bồ đề xuất gia, thường bị tín đồ ca ngợi, cúng dường làm cho Pháp sư trẻ đọa lạc. Như vậy sự đọa lạc của họ là do tín đồ gây nên. Sau này, những vị Pháp sư đó bị quả báo th́ tất cả những người ca ngợi, cúng dường không thể thoát nạn bị đọa.



Vậy đối với những ai chúng ta nên mạnh mẽ cúng dường? Đó là những vị giảng sư, Pháp sư “Bát phong xuy bất động” (tám luồng gió của được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui không làm họ lay động). Những người này dù chúng ta có tán thán họ cũng không sanh ḷng vui mừng, chúng ta phỉ báng họ cũng không sanh tâm phiền muộn. V́ tâm của họ luôn giữ sự b́nh lặng an nhiên. Những người như vậy mới thật sự xứng đáng cho chúng ta tán thán. V́ sao? V́ sự tán thán không làm hại họ, cho nên chúng ta phải tuyên dương khiến cho nhiều người biết đến và tin tưởng họ. Nhờ vậy họ có thể độ được nhiều chúng sanh.



Nhân đây nói đến “cúng dường”. Thọ nhận cúng dường không phải là chuyện đơn giản. Trong nhà Phật thường nói: “Một hạt gạo của thí chủ lớn như núi Tu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”.



Cho nên người không tu làm sao dám nhận sự cúng dường và hưởng thụ sự cúng dường? Làm kiếp người, ai có thể biết được phước báu của ḿnh được bao nhiêu? Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không hưởng thụ sự cúng dường. Nhưng nếu có người đến cúng dường với ḷng chân thành, muốn gieo trồng ruộng phước, đương nhiên chúng ta không thể từ chối, tuy nhiên sau khi thọ nhận của cúng dường, chúng ta nhất định phải luân chuyển sự cúng dường đó.



Trong thời cận đại, Ngài Ấn Quang Đại sư là h́nh ảnh mẫu mực rất tốt cho chúng ta. Đệ tử quy y ngài nhiều đến nỗi không thể tính đếm được. Tất cả những tài vật do đệ tử cúng dường, Ngài đều đem ra ấn tống kinh sách để “cúng dường” lại cho mọi người, Ngài lập ra “Sở Hoằng hóa” ở Tô Châu Trung quốc để ấn tống và lưu hành kinh sách. Sau khi tôi tu học Phật pháp, tôi hoàn toàn noi gương của ngài, nghĩa là có bao nhiêu tiền cúng dường, tôi đều đem ra in kinh sách để phân phát khắp nơi cho mọi người.



Tôi nghĩ: “Nếu kiếp này không liễu đạo, tôi cũng không phải mang lông đội sừng để trả. V́ sao thế? V́ những người nhận kinh sách trả nợ dùm cho tôi”.



Đem tài vật của những người cúng dường triển chuyển bố thí cúng dường, như vậy, cái phước của những người cúng dường và người nhận sẽ trở nên rộng lớn vô lượng vô biên.



Làm như thế mới gọi là như pháp.



Nếu dùng tài vật của người cúng dường để hưởng thụ cá nhân th́ tuyệt đối không thể như Pháp. Cho dù dùng tài vật cúng dường của thí chủ để xây chùa, xây đạo tràng cũng phải v́ mục đích hoằng pháp lợi sanh. Được như vậy người bố thí cúng dường mới thật sự có công đức. Nếu như ở trong chùa mà không tu hành, cũng chẳng hoằng pháp, ngôi chùa đó sẽ trở thành nơi tranh chấp. Cho nên cất chùa xây đạo tràng phải đặc biệt cẩn thận!



Thầy Lư Bỉnh Nam thường nói rằng:“Khi xây chùa, mọi người là Bồ Tát, sau khi cất xong rồi thành La Sát!”.



V́ sao? Bởi v́ tranh dành quyền lợi - biến chất rồi! Sự phát tâm ban đầu đem quăng lên tận chín tầng mây cao!



Cúng dường Pháp sư phải hết sức thận trọng. Phật dạy chúng ta: “Tứ sự cúng dường”. Tứ sự là ǵ?



1 / Ẩm thực: Pháp sư là người sống ở thế gian, không thể không ăn cơm, cho nên chúng ta cúng dường ẩm thực cho Pháp sư để duy tŕ mạng sống của họ



2 / Y phục: Pháp sư cũng cần có áo quần để mặc. Nếu áo của Pháp sư cũ rách, ta nên cúng dường cho họ một bộ, khi thấy c̣n tốt th́ không cần thiết cúng dường.



3 / Y dược: Khi Pháp sư có bịnh, chúng ta cúng dường thuốc uống để chữa bịnh cho họ.



4 / Ngọa cụ: Pháp sư cũng cần có chỗ nghỉ ngơi, chúng ta cúng dường giường, mền vân vân.



Thời nay có người đem nhà cửa hoặc những vật quư giá dâng cúng cho Pháp sư khiến cho Pháp sư sống thật sung sướng đến nỗi Tây phương Cực Lạc cũng không muốn đi nữa. V́ ở thế gian này cũng tốt quá rồi, đến Tây phương để làm ǵ? Cái tâm mong thành Phật đạo, liễu sanh thoát tử tan thành mây khói. Điều này đối với việc thành tựu cho pháp sư, đào tạo Pháp sư thật là một tai hại lớn không ǵ bằng!



Pháp sư xuất gia nghĩa là “cắt ái ly gia”, không có nhà, chúng ta lại tặng cho họ cái nhà, tức là kéo họ về nhà trở lại. Như vậy là hại chết họ rồi, họ có đủ quyền lực, tài sản, thế là không c̣n ư chí của người xuất gia, chẳng khác ǵ người phàm tục! Ai đă hại họ? Chính là tín đồ đă hại Pháp sư! Những tín đồ này không biết rằng hành động như vậy là phá hoại Phật Pháp, tổn hại Tam Bảo. Mà họ lại nghĩ rằng ḿnh đă tạo rất nhiều công đức, làm được nhiều việc tốt! Than ôi! Khi mạng chung, đọa xuống địa ngục gặp Diêm Vương, chừng đó c̣n chối căi ǵ được nữa!



Đứng về mặt tu phước trong nhà Phật, chúng ta cần phải có trí tuệ chân chính và điều này cần phải giải thích rơ ràng. Nhiều Pháp sư không dám nói rơ v́ sợ khi nói rơ th́ Phật tử, tín đồ không cúng dường nữa. Riêng đối với tôi, tôi chỉ muốn lên Thế giới Cực Lạc ở phương Tây, tôi không muốn ở đây lănh tội, cho nên tôi hết sức chân thật nói với quư vị rằng: “Tôi không sợ quư vị không cúng dường cho tôi, không cúng dường cũng tốt v́ rằng tôi không phải lo lắng đủ điều”.



Chính v́ vậy tôi lập “Hội Phật Đà giáo dục Cơ Kim” chuyên in tặng kinh sách. Tôi dặn ḍ ông Giảng cư sĩ, phụ trách cơ quan ấn tống kinh sách, luôn áp dụng một nguyên tắc như sau: “Tiền cúng dường nhiều, in sách nhiều, tiền cúng dường ít in sách ít, không có th́ không in, vậy là tốt nhất!”.



Bởi v́ khi sự cúng dường nhiều lại phải bận tâm lo nghĩ nên chọn bộ sách nào in trước? In như thế nào? Ngược lại, nếu không có cúng dường th́ không phải bận tâm, thanh nhàn biết bao! Cho nên mọi người cần phải hiểu.



Không cầu cúng dường, không cầu đạo tràng, điều ǵ cũng không cầu, tâm sẽ thanh tịnh, đó chính là đạo tâm. Chính ḿnh tu tâm thanh tịnh, giúp người khác tu thanh tịnh tâm. Tuyệt đối xa ĺa danh vọng lợi dưỡng, như vậy mới là Phật pháp chân chính.



Muốn thành tựu cho các Pháp sư trẻ, muốn lo lắng cho họ, phải chấp nhận cho họ chịu cực khổ một chút. Đừng nên nói là thấy họ cực khổ ta không đành. Nếu như vậy là hại chết họ đó!



Lúc Phật Thích Ca c̣n tại thế, tất cả đệ tử của Ngài chỉ ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, cuộc sống khổ cực thiếu thốn như vậy. Nếu ta nh́n thấy, thật không nhẫn tâm, rồi đem họ về nhà. Như vậy làm sao họ có thể thành đạo được? Trong kinh Phật dạy chúng ta rằng: “Dĩ khổ vi sư” nghĩa là lấy cái khổ làm thầy của ḿnh. Thông thường trong cuộc sống đau khổ, người ta mới có tâm đạo chân chính, mới có tâm niệm cương quyết, vượt ra khỏi thế gian này.



Cho nên khổ là tốt! Chúng ta không kham nổi khổ cực, nhưng khi thấy người khác chịu đựng khổ cực ta phải sanh ḷng cung kính, đừng nên gây chướng ngại và lôi kéo họ trở lui. Chúng ta phải chân thành, dựa trên thực tế mà đào tạo Pháp sư, thành tựu Pháp sư. Làm được như thế chúng ta mới có thể mời được Pháp sư, mới có Pháp sư chân chính, tốt lành đến hoằng pháp lợi sanh.



Thứ bảy: THỈNH PHẬT TRỤ THẾ



Như nguyện thứ sáu nói “Thỉnh chuyển pháp luân” mục đích chính là truyền bá Phật pháp. Đem Phật pháp phổ biến, truyền bá giới thiệu cho mọi người.



Trong cuộc đời của chúng ta, sự tu học muốn đạt đến mức thành tựu, nếu chỉ thỉnh chuyển pháp luân th́ chưa đủ. Quư vị thử nghĩ, có ai mới nghe kinh một hai lần mà được khai ngộ đắc quả đâu? Lúc Phật c̣n tại thế th́ có. Sau khi Phật diệt độ rồi không có nữa. Cho nên chúng ta cần phải “thỉnh Phật trụ thế” nghĩa là thỉnh vị thầy tốt thường trụ, để có thể mỗi ngày chỉ dẫn chúng ta, khiến chúng ta trường kỳ được giáo huấn, từ đó mới đạt đến chỗ thành tựu.



Khi tôi c̣n đi học ở Đài Trung, có một hôm thầy Lư Bỉnh Nam hỏi chúng tôi: “Cách ngôn dĩ chí” - giống như ngài Khổng Phu Tử hỏi học tṛ: “Mỗi người tự nói lên chí hướng, nguyện vọng của ḿnh cho thầy nghe”.



Ngài hỏi đến tôi, tôi liền thưa rằng: “Con hy vọng sau này sẽ đi hoằng pháp lợi sanh ở khắp nơi”.



Ngài nghe xong gật đầu và nói: “Tốt lắm, tuy nhiên con chỉ có thể thành tựu cho chính ḿnh, không thể thành tựu cho người khác”.



Tôi hỏi: “Thưa thầy, v́ sao thế?”



Ngài trả lời: “Con chỉ đạt tới kết quả là truyền bá Phật Pháp thôi”.



Ngài nói tiếp: “Thầy sống ở Đài Trung hơn ba mươi năm, do đó người thành tựu mới được nhiều. Nếu ở Đài Trung, mỗi năm chỉ đến giảng một, hai ngày sẽ không có một người nào thành tựu được.”



Tôi nghe xong hiểu rơ đạo lư thật sự là như vậy, tuy nhiên trong nhà Phật có nói đến duyên phận “Phật bất độ vô duyên chi nhân” nghĩa là Phật không thể độ người không có duyên với Ngài.



Đi khắp nơi để tuyên dương hoằng pháp, dù duyên cạn cũng vẫn có thể độ. C̣n nếu trụ ở một nơi để giáo hóa chúng sanh, cần phải có duyên sâu dày lắm mới độ được. Cho nên bao nhiêu năm qua tôi đều đi du hóa ở nước ngoài!



Điều này đối với tôi rất tốt. Điểm tốt nhất là cái quan niệm có ngôi nhà (Chùa) hoàn toàn nguội lạnh. Mỗi ngày đi đây đó ở khắp nơi (lữ quán) làm sao mà có chùa? Mặc dù có đạo tràng, một năm ở không quá mười ngày, lại tiếp tục đi, tất cả chỉ là như lữ quán thôi. Quan niệm “Nhà”hoàn toàn phá tan rồi, với tôi đây là điều giải thoát, muốn được như vậy không phải dễ, nay tôi đă thật sự thể nghiệm được.



Quư vị muốn thành tựu, nhất định phải “Thỉnh Phật trụ thế”. Phật đă nhập diệt rồi, không phân biệt là người xuất gia, hoặc tại gia cư sĩ, chỉ cần họ là người tu hành chân chính, có học, có đạo hạnh, có thể làm gương mẫu cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta tu học. Chúng ta đều nên thỉnh họ thường xuyên ở lại nơi đây, khiến cho vùng này được sự giáo huấn trường kỳ, như thế mới có sự thành tựu chân chính. Cho nên ngoài việc muốn thành tựu “thỉnh chuyển pháp luân”, nhất định phải phát tâm chân chính “thỉnh Phật trụ thế”. Nếu chúng ta là người Phật tử thuần thành, thật sự muốn đạt được lợi lạc trong Phật pháp, chúng ta phải dẫn đầu trong việc lễ thỉnh Pháp sư, Đại đức ở một chỗ và tận tâm tận lực cúng dường.



Những vị Đại đức chân chính, cuộc sống của họ rất đơn giản, rất dễ chiếu cố, đây là đạo lư tất yếu.



Đạo tràng là nơi tiếp đón đại chúng. Do đó phải trang nghiêm, nếu không người ta sẽ nghĩ: “Đạo tràng này chắc cũng chẳng ra ǵ!”.



Nếu như đạo tràng trang nghiêm đẹp đẽ họ sẽ nghĩ: “Ồ! Chỗ này chắc cũng được lắm” và tự nhiên sanh tâm vui vẻ cung kính.



Bởi v́, đa số người ta chỉ ham chuộng bề ngoài, không biết được nội dung bên trong. Do đó, chúng ta cũng cần phải làm cho h́nh dáng bên ngoài coi được một chút mới thu hút nhiều người tới. Mặc dù nói người biết được gía trị của đồ vật không chuộng bề ngoài, nhưng để hấp dẫn đại chúng, một đạo tràng trang nghiêm cũng cần thiết lắm.



Tuy nhiên, đạo tràng càng trang nghiêm lộng lẫy bao nhiêu, nơi sinh hoạt ăn ở của người tu th́ phải hết sức đơn giản. Cảnh này nếu chúng ta đi qua Trung Hoa lục địa sẽ thấy rơ. Chùa ở Trung quốc xây theo kiểu cung điện của Vua, vô cùng trang nghiêm. Tuy nhiên, pḥng ở của người xuất gia th́ lại rất đơn sơ, pḥng của trụ tŕ cũng thế. Điểm này cho ta thấy bề mặt lộng lẫy trang nghiêm của đạo tràng, mục đích là để thu hút đại chúng.



Chúng ta cần quan sát để hiểu, sau đó mới biết nên dùng thái độ ǵ, phương pháp và nghi thức nào để “thỉnh Phật trụ thế”, khiến Phật pháp thật sự ở một địa phương có thể xuống gốc ra rễ, khai hoa, kết trái.

Trong mười nguyện Phổ Hiền, bảy nguyện ở trên là hạnh nguyện của Bồ Tát, ba nguyện sau là hạnh hồi hướng của Bồ tát.





Thứ tám: THƯỜNG TÙY PHẬT HỌC



Thường tùy Phật học là nói cho ta rơ: Phật là tấm gương, là điển h́nh, là mô phạm cho chúng ta học hỏi. Nay Phật không c̣n tại thế, kinh điển của Ngài vẫn c̣n, chúng ta y theo kinh điển tu hành. Đó là “Thường tùy Phật học, là tiêu chuẩn tối cao cần có để tu học Phật pháp”.

       

Thứ chín:HẰNG THUẬN CHÚNG SANH



        Nghĩa là đối với tất cả hữu t́nh chúng sanh nhất định phải thuận. “Thuận” là điều rất khó làm, cho nên người Trung quốc nói chữ “Hiếu” kế tiếp nói chữ “Thuận”, không thuận tức là không hiếu. Học Phật là tận đại hiếu, thuận chúng sanh, ở trong hằng thuận để quán cơ duyên, hướng dẫn chúng sanh bỏ ác làm lành, giúp họ phá mê khai ngộ. Nhất định phải biết rơ nhân duyên thời tiết, khi nào, phải làm ǵ? Được như vậy mới gặt hái được kết quả lợi ích viên măn. Cho nên phải có trí tuệ, phương tiện thiện xảo mới có thể hằng thuận chúng sanh.



Thứ mười: PHỔ GIAI HỒI HƯỚNG



        Là đem tất cả những công đức mà chúng ta tu học được đều hồi hướng trọn vẹn đến tất cả Pháp giới chúng sanh, hồi hướng Bồ đề, hồi hướng đến Thật tế, trải rộng tâm lượng của chúng ta đến tận hư không, khắp pháp giới, đó chính là chân ngă. Đạt đến cảnh giới này mới gọi là đại viên măn.



Tóm lại, những y cứ của Tịnh độ Tông mà chúng ta tu học đó là “Ngũ Kinh, Nhất Luận” (năm quyển kinh, một quyển luận). Năm kinh gồm: A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm, chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông trong kinh Lăng Nghiêm.



Nhất luận là Văng sanh luận của Bồ Tát Thiên Thân).

Về phương pháp tu học có năm đề mục:Tam phước (ba thứ phước)

1.Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười thiện nghiệp.

2.Thọ tŕ tam qui, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.

3.Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả.

- Lục ḥa

- Tam học: Giới, định, tuệ

- Lục độ

- Thập đại nguyện vương



Những đề mục trên rất đơn giản rơ ràng, không một chút phức tạp. Chúng ta trọn đời dựa theo nguyên tắc này để tu học, quyết định thành tựu, đúng như lời cổ đức “Vạn người tu vạn người văng sanh”.



Chúng ta có luận cứ rồi, có phương pháp tu hành rồi. Nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta dùng thái độ ǵ, tâm thái nào khi chúng ta đối với người, với vật? Làm theo năm đề mục trên đây th́ nhất định không sai. Sau đó nhất tâm niệm Phật cầu văng sanh, không một ai mà không thành tựu.

   

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM


1/ Nghĩ đến thân thể th́ đừng cầu không bệnh khổ, v́ không bệnh khổ th́ dục vọng dễ sinh.

2/ Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, v́ không hoạn nạn th́ kiêu sa nổi dậy.

3/ Cứu xét tâm tánh th́ đừng cầu không khúc mắc, v́ không khúc mắc th́ sở học không thấu đáo.

4/ Xây dựng đạo hạnh th́ đừng cầu không bị ma chướng, v́ không ma chướng th́ chí nguyện không kiên cường.

5/Việc làm đừng mong dễ thành, v́ việc dễ thành th́ ḷng khinh thường kiêu ngạo.

6/ Giao tiếp đừng mong lợi ḿnh, v́ lợi ḿnh th́ mất đạo nghĩa.

7/ Với người đừng mong đều thuận theo ư ḿnh, v́ thuận theo ư ḿnh th́ ḷng tất kiêu căng.

8/ Thi ân đừng cầu đền đáp, v́ cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.

9/ Thấy lợi đừng nhúng vào, v́ nhúng vào th́ si mê phải động.

10/ Oan ức không cần biện bạch, v́ biện bạch là nhân ngă chưa xả.

   Lời Phật dạy:



Lấy bệnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy kẻ chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy xả lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh.



Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả. Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại. Ương Quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Đức Phật giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự giúp đỡ cho ta ?



Ngày nay những người học Đạo, trước hết không dấn ḿnh vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới th́ không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng v́ vậy mà mất tất cả đáng tiếc đáng hận biết ngần nào ?



Trích “LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI”

Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
minhtam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 132
Msg 7 of 14: Đă gửi: 25 September 2005 lúc 11:24am | Đă lưu IP Trích dẫn minhtam

nhoccon1412 đă viết:
MƯỜI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN

Thuyết giảng: Ḥa thượng THÍCH TỊNH KHÔNG
Việt dịch: Thiện Kiến & Diệu Hà

--- o0o ---





Chính v́ vậy tôi lập “Hội Phật Đà giáo dục Cơ Kim” chuyên in tặng kinh sách. Tôi dặn ḍ ông Giảng cư sĩ, phụ trách cơ quan ấn tống kinh sách, luôn áp dụng một nguyên tắc như sau: “Tiền cúng dường nhiều, in sách nhiều, tiền cúng dường ít in sách ít, không có th́ không in, vậy là tốt nhất!”.



Bởi v́ khi sự cúng dường nhiều lại phải bận tâm lo nghĩ nên chọn bộ sách nào in trước? In như thế nào? Ngược lại, nếu không có cúng dường th́ không phải bận tâm, thanh nhàn biết bao! Cho nên mọi người cần phải hiểu.



Không cầu cúng dường, không cầu đạo tràng, điều ǵ cũng không cầu, tâm sẽ thanh tịnh, đó chính là đạo tâm. Chính ḿnh tu tâm thanh tịnh, giúp người khác tu thanh tịnh tâm. Tuyệt đối xa ĺa danh vọng lợi dưỡng, như vậy mới là Phật pháp chân chính.



Muốn thành tựu cho các Pháp sư trẻ, muốn lo lắng cho họ, phải chấp nhận cho họ chịu cực khổ một chút. Đừng nên nói là thấy họ cực khổ ta không đành. Nếu như vậy là hại chết họ đó!



Lúc Phật Thích Ca c̣n tại thế, tất cả đệ tử của Ngài chỉ ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, cuộc sống khổ cực thiếu thốn như vậy. Nếu ta nh́n thấy, thật không nhẫn tâm, rồi đem họ về nhà. Như vậy làm sao họ có thể thành đạo được? Trong kinh Phật dạy chúng ta rằng: “Dĩ khổ vi sư” nghĩa là lấy cái khổ làm thầy của ḿnh. Thông thường trong cuộc sống đau khổ, người ta mới có tâm đạo chân chính, mới có tâm niệm cương quyết, vượt ra khỏi thế gian này.



Cho nên khổ là tốt! Chúng ta không kham nổi khổ cực, nhưng khi thấy người khác chịu đựng khổ cực ta phải sanh ḷng cung kính, đừng nên gây chướng ngại và lôi kéo họ trở lui. Chúng ta phải chân thành, dựa trên thực tế mà đào tạo Pháp sư, thành tựu Pháp sư. Làm được như thế chúng ta mới có thể mời được Pháp sư, mới có Pháp sư chân chính, tốt lành đến hoằng pháp lợi sanh.







Kính chào các bạn Quư đạo hữu ,

Bài giảng này được thuyết giảng bởi Ḥa thượng THÍCH TỊNH KHÔNG do nhoccon1412 post lên có quá nhiều điểm sai lầm với Phật Giáo chính thống nguyên bản . T́nh cờ vào đây đọc bài nên tôi chỉ nêu vài điểm căn bản .
1 / Việc ấn tống kinh sách , độ Tăng , giáo huấn Tăng Ni là một bổn phận phải làm của người Thượng Thủ , chứ không phải có tiền cúng dường mới in sách , mà không có cúng dường th́ không in sách truyền bá Phật Pháp mà lại cho là giải pháp tốt nhất . Sự hiểu sai này đă dẫn đến hành động sai các công việc Phật Sự .
2 / Vị Ḥa Thượng THÍCH TỊNH KHÔNG này cho rằng cúng dường th́ tạo sự bận tâm trong việc in kinh , nên không cúng dường khỏi phải bận tâm in sách th́ tâm mới được thanh tịnh và khuyên mọi người phải hiểu điều này như vậy . Điều này là sai cơ bản trong Phật Pháp , chính sự bận tâm lo việc Phật sự in kinh ấn tống , năng nổ trong việc Phật sự mới tạo sự thanh tịnh trong nội tâm , cho thấy vị Ḥa Thượng này đă thoái thác trách nhiệm của ḿnh đối với chúng sinh , đối với sự hoành dương Phật Pháp , và điều quan trọng hơn nữa cho thấy Vị Hoà Thượng này không hề biết Thiền Định là ǵ ? và chỉ nghĩ sự thanh tịnh cho cá nhân ḿnh .
3 / Việc dẫn chứng cuộc đời của Đức Phật Thích Ca của vị Hoà Thượng THÍCH TỊNH KHÔNG cho rằng lấy cái khổ làm Thầy của ḿnh là sai lầm nghiêm trọng .
ĐỨC PHẬT cho rằng việc tu khổ hạnh là một sai lầm và việc thụ hưởng một đời sống xa hoa ích kỷ cũng là một sai lầm khác . Đức Phật chủ trương là phải tu hành theo Trung Đạo là một cuộc sống thanh tịnh ở mức độ vừa chừng là hợp lư nhất , để đủ sức khỏe tinh tấn tu hành , bản thân Đức Phật và các đệ tử của Ngài cũng đă đi khất thực để nhận cúng dường của bá tánh mà việc này các kinh điển đều đề cập đến .
4 / Một Vị Ḥa Thượng , một Vị Tu Sĩ chân chính là một Vị phải biết bổn phận trách nhiệm , năng động , tinh tấn , bền bĩ truyền bá Phật Pháp đến mọi nơi trên khắp nẽo đường trần thế , phải biết sứ mạng chấn hưng Phật Pháp mang ánh sáng chân lư soi sáng khắp cùng thế gian này , cuộc đời này . Chứ không phải chỉ biết khuyên người khác tham cầu về cơi Phật A Di Đà mà không gắn liền với đời sống công hạnh đạo đức , tinh tấn trong việc tu hành .
Vài ḍng tản mạn góp vài ư để tránh sai lầm quá nhiều trong việc tu hành Phật Pháp .

Kính

TT Thích Minh Tâm cẩn bút





Quay trở về đầu Xem minhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhtam
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 8 of 14: Đă gửi: 25 September 2005 lúc 10:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Xin cám ơn những lời chia sẻ của đạo hữu Minh Tâm

THÊM MỘT CHUYỆN
NIỆM PHẬT VĂNG SANH LƯU XÁ LỢI Ở ÚC CHÂU

Cụ bà Quách Thị Huế Pháp danh Diệu Hỷ .
Sanh ngày 15-01-1921
Văng sanh ngày 10-08-2001 tại Melbourne. Thọ 81 tuổi

---o0o---



Cụ bà Quách Thị Huế, sanh ngày 15-1-1921 tại Thủ Dầu Một, tỉnh B́nh Dương, Việt Nam. Bà là chị thứ tư trong gia đ́nh cùng với 3 người em trai, hai người em đă quá văng, hiện c̣n một người em trai là Quách Văn Bội, đang cư ngụ tại Melbourne, Australia .



Cụ Diệu Hỷ và những viên xá lợi sau khi hỏa táng

                                                                    

Bà lập gia đ́nh với ông Lê Đăng Vinh ( 1917- 1970 )    nguyên quán làng Gia Lộc, huyện Trăng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông Vinh, người trong Gia tộc vẫn gọi là ông Ba Ngộ, là con ḍng thứ của một đại Hương Cả làng Gia Lộc thuộc Tổng Hàm Ninh Hạ, huyện Trăng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Khi c̣n trai trẻ, ông Ba Ngộ không ham học chữ nghĩa, chỉ say mê vơ nghệ và bùa chú. Khi lập gia đ́nh với bà Huế, sanh được một người con trai, ông Ba Ngộ bỏ gia đ́nh, vợ con lên vùng núi Thất Sơn ( Châu Đốc ) và dăy núi Tà Lơn (Cao Miên ) để tầm Thầy học vơ và bùa chú. Trên đường tầm Thầy học vơ và bùa chú, ông Ba Ngộ lần hồi qua đến Nam Vang, xứ Cao Miên th́ gặp được kỳ ngộ. Ông đă gặp được Sư Hộ Tông, gặp được chánh pháp của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ông Ba Ngộ bèn rũ bỏ tất cả vơ nghệ và bùa chú, quy y Tam Bảo là Phật- Pháp- Tăng, và xuất gia theo hệ phái Phật giáo nguyên thủy Cao Miên Theravada. Đường tu học đưa dẫn ông lần sang Lào và Xiêm La. Năm 1945, nghe mẹ già và vợ con đang kẹt trong lằn chiến tranh ác liệt ở Việt Nam, ông Ba Ngộ xin Thầy cho phép hoàn tục và lập tức trở về Việt Nam đưa mẹ và vợ con đi lánh nạn chiến tranh (thời đó gọi là đi tản cư ).

Ông Ba Ngộ là người con chí hiếu và ḷng tín tâm vào ngôi Tam Bảo thật là sâu xa; nên ông đă lần hồi dắt dẫn vợ và mười một người con vào đường chánh pháp. Bà Quách Thị Huế có mười một người con với ông Ba Ngộ; gồm 7 trai và 4 gái. Người con trai thứ 3 của bà đă tử nạn trong chiến tranh năm 1968 tại Việt Nam.

Năm 1960, do sự dẫn dắt của chồng, bà Quách Thị Huế đă quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới tại chùa Pháp Quang ( đường Nguyễn văn Học , Gia Định ) được Sư Hộ Tông và Sư Thiện Luật ( Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam ) đặt pháp danh là Diệu Hỷ. Cũng năm 1960 ông Ba Ngộ đem hai đứa con trai thứ 5 và thứ 6 kư gởi ở chùa Pháp Quang, làm nghĩa tử của Đại Đức Hộ Giác, giám đốc Phật học viện Pháp Quang thuộc hệ phái Phật Giáo nguyên thủy Việt Nam Theravada. Người con trai thứ 5 của cụ Diệu Hỷ đă xuất gia năm 1964, thuộc hệ phái Phật Giáo nguyên thủy VN và theo học trường Cao Đẳng Phật Học Vạn Hạnh . Năm 1970, ông Ba Ngộ đột ngột qua đời lúc ông mới 53 tuổi. Cụ Diệu Hỷ chọn con đường ở vậy nuôi con. Thật là một    "gánh nặng trần ai" nặng nề quằn quại trên đôi vai yếu ớt của bà mẹ Việt Nam. Năm 1972, cụ Diệu Hỷ rời bỏ quê hương Trăng Bàng, đến xứ Cần Thơ sinh sống. Năm 1975, cụ Diệu Hỷ lại rời Cần -Thơ về sinh sống tại tỉnh Vĩnh Long.   Tại nơi đây, cụ Diệu Hỷ đă trở thành người hộ Phật, hộ Pháp, hộ Tăng đầy tín tâm của chùa Siêu Lư (thuộc thị xă Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ).

Năm 1990, cụ Diêu Hỷ di dân đến Melbourne, Úc Châu để đoàn tụ với 4 người con trai và 3 con gái đang sinh sống tại đây. Từ đó, cụ Diệu Hỷ là đệ tử tín tâm của nhiều ngôi Tam Bảo ở vùng Melbourne, Sydney, Việt Nam và Ấn Độ.

Cụ Diệu Hỷ là Liên Hữu của Đạo tràng Cực Lạc Liên Hữu, thuộc chùa Quang Minh, do Đại Đức Thích Phước Tấn chủ tŕ. Do có nhiều thiện duyên người con rể thứ 9 của cụ Diêu Hỷ đă xuất gia vào năm 1996. Cụ Diệu Hỷ không phải làngười có học vấn cao rộng, cũng không phải là người có kiến thức uyên bác về giáo lư, kinh điển của Phật Giáo. Cụ Diệu Hỷ thọ Tam quy và Ngũ giới một cách nghiêm cẩn. Mỗi tháng cụ thọ Bát Quan Trai Giới 4 ngày. Sau khi mổ sạn mật , do lời khuyên của bác sĩ, cụ không c̣n thọ Bát Quan Trai Giới nữa, nhưng tâm rất luyến tiếc công phu nhiều năm phải bỏ dở.

Theo những người con, th́ cụ Diệu Hỷ là người có tâm cố chấp; khi buồn, giận th́ buồn giận rất lâu, không xả bỏ được. Cụ Diệu Hỷ cũng biết rơ tâm cố chấp này của ḿnh, nhưng dù cố gắng tu tập nhiều năm vẫn chưa đoạn trừ được. Theo như nhận xét của nhiều người thân, th́ vào những tháng cuối cùng của cuộc đời, cụ Diệu Hỷ đă từng bước đoạn trừ được kiến chấp, ḷng sân hận và tỏ rơ quyết tâm sẳn sàng từ bỏ thân ngũ trược này.

Năm 1995, người con trai thứ 5 của cụ Diệu Hỷ từ Hoa Kỳ đến Úc châu thăm cụ và để lại cho cụ một "nghi t́nh" lớn: " PHIỀN NĂO LÀ NIẾT BÀN " . Từ đó, trong nhiều năm liền, tâm của cụ Diệu Hỷ không thoát ra khỏi "nghi t́nh" này. Gặp ai cụ cũng đặt ra câu hỏi: " V́ sao phiền năo là Niết Bàn ?? "

Từ năm 2000, cụ Diệu Hỷ thường nói với con cháu    " Mẹ rất chán ngán cơi ngũ trược luân hồi này, một khi đă ra đi, mẹ không muốn trở lại cơi này nữa…" Thấy nhân duyên đă đến, người con trai thứ 10 của cụ Diệu Hỷ khuyên cụ : " Chỉ có con đường Tịnh Độ, nhất tâm niệm Hồng Danh Đức A Di Đà mới có thể văng sanh về Cực Lạc Tây Phương, Tịnh thổ của Đức A Di Đà Phật được". Cụ Diệu Hỷ vô cùng hoan hỷ, phát tâm tham gia vào Đạo Tràng Cực Lạc Liên Hũu của Chùa Quang Minh ( Melbourne ). Mặc dù vẫn niệm Phật từ nhiều chục năm qua, nhưng cụ Diệu Hỷ vẫn chưa tu tập pháp môn niệm Phật cầu văng sanh Tây Phương như một pháp môn trọng yếu thật sự. Khi nhân duyên đă đến, trong hai năm sau cùng của cuộc đời, cụ đă tỏ rơ quyết tâm niệm Phật cầu văng sanh Tây Phương Cực Lạc cơi A Di Đà. Sáng niệm Phật, trưa niệm Phật, chiều niệm Phật, tối niệm Phật, niệm niệm không ngừng với ḷng tín tâm vô bờ bến. Bên cạnh công phu nhất tâm niệm niệm Hồng Danh A Di Đà Phật, cụ Diệu Hỷ luôn luôn hoan hỉ công đức, phát tâm hoan hỉ bố thí, phóng sanh, hoan hỉ cúng dường Tam Bảo. Dường như phước báu của công phu niệm Phật luôn làm cho cụ hoan hỉ, an lạc và mát mẻ.

Trong những ngày tháng sau cùng, cụ Diệu Hỷ dường như đă hoàn toàn biến đổi thành " một người khác". Những kiến chấp nặng nề của tâm thức của cụ đă rơi rớt xuống như những mảnh hồ vữa rơi rớt xuống từ một bức tường cũ kỹ. Gặp ai cụ cũng đều vô cùng hoan hỉ, cụ luôn t́m mọi cơ hội để " cho bớt" những ǵ thuộc về ḿnh. Gặp ai cụ cũng khuyến khích tu hành, niệm Phật, bố thí, làm phước. Đặc biệt đối với các con cháu, cụ luôn nhắc nhở, khuyến tấn con cháu tu hành, làm phước, làm lành, tránh xa việc ác. Cụ Diệu Hỷ tu hành thật đơn giản : Ǵn giữ Tam Qui và Ngũ Giới, Thập Thiện. Hoan hỉ mọi công đức, giữ thân tâm an lạc và thanh tịnh, tinh tấn niệm Hồng Danh A Di Đà Phật.

Thật là rơ ràng và đơn giản biết bao! Hỡi ôi, sinh tử là việc lớn, tu nhất kiếp, ngộ nhất thời như bậc cổ đức    đă từng nói. Với tín tâm như thế, cụ Diệu Hỷ đă nhẹ nhàng trút bỏ tất cả, ra đi trong niềm an lạc vô biên. Sáng ngày 7-8-2001, sau khi công phu sáng xong, cụ Diệu Hỷ đến pḥng ăn, pha tách cà phê , uống và ăn bánh sáng. Bất th́nh ĺnh cụ ngă quuống đất và la lên một tiếng thật lớn. Lúc đó người con gái thứ tư của cụ là cô Oanh, lập tức chạy đến và thấy mẹ ḿnh ở t́nh trạng rất nguy ngập và chị gọi ngay xe cấp cứu đến để đưa cụ đến bệnh viện. Một giờ sau khi bị tai biến mạch máu năo, cụ Diệu Hỷ vẫn c̣n nhận biết những người con và không ngừng niệm Phật, ḥa trong tiếng niệm Hồng Danh Đức A Di Đà Phật của các con cháu. Sau khi giải phẫu đầu, cụ Diệu Hỷ không tỉnh lại nữa. Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng, vị Thầy có nhiều nhân duyên với cụ Diệu Hỷ đă khai thị và tŕ tụng cho cụ. Đại Đức Thích Phước Tấn, Đại Đức Thích Phước Thiền, Đại Đức Thích Nguyên Tạng , Đại Đức Thích Tịnh Đạo là những vị Thầy mà cụ Diệu Hỷ vô cùng qúy kính cũng kịp thời đến thăm và tŕ tụng cho cụ Diệu Hỷ tại bệnh viện.

Vào lúc 9g 45 sáng ngày 10-8-2001, cụ Diệu Hỷ đă văng sanh một cách nhẹ nhàng, an lạc trong tiếng niệm Hồng Danh A Di Đà không dứt của các con cháu. Cụ Diệu Hỷ đă được chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, đạo hữu các đạo tràng, và các ban hộ niệm của nhiều Chùa ở Melbourne đến viếng và tŕ tụng văng sanh từ ngày 11-8-2001 đến ngày 13-8-2001.

Sáng ngày 13-8-2001, xác thân cụ Diệu Hỷ được Đưa vào nhà thiêu Altona Crematorium để hỏa thiêu lúc 11g sáng. Do có sự cảm ứng được báo trước của người con gái thứ 11 của cụ Diệu Hỷ, nên con cháu cụ xin phép được quan sát tro cốt sau khi hỏa thiêu.

Được sự đồng ư của nhà thiêu Altona, con cháu của cụ và Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng đến nhà thiêu lúc 3g30 chiều cùng ngày 13-8-2001. Trong hộp tro cốt, Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng và con cháu cụ Diệu Hỷ, đă t́m thấy hơn trăm mảnh xá lợi đủ 5 màu sắc: đen, đỏ, vàng, xanh, trắng. Đa số các mảnh kết thành Hoa xá lợi, có h́nh như hoa cúc. Đến 4g cùng ngày Đại Đức Thích Phước Tấn đến, và Thầy đă t́m thấy thêm 2 viên xá lợi h́nh tṛn như hạt tiêu màu vàng sậm, bóng sáng rất đẹp, và Đại Đức cũng t́m thấy thêm nhiều hoa xá lợi khác nữa. Sự khác biệt giữa xá lợi và di cốt là: Xá lợi kết thành viên tṛn hoặc thành hoa xá lợi h́nh bông cúc, cứng, rắn chắc không bóp vỡ được và có màu ( đen, đỏ, vàng, xanh, trắng ). Di cốt th́ màu trắng ngà, xốp hoặc đặc, nhưng mềm, dùng tay bóp có thể vỡ ra..

Đại Đức Thích Phước Tấn xác nhận tất cả những phần t́m thấy đều là xá lợi, có giá trị như sự chứng thực cụ Diệu Hỷ đă thực sự văng sanh. Đại Đức khuyên con cháu nên thờ kính xá lợi không như thờ cha mẹ, mà như bậc Thầy dẫn dắt ta trên đường tu tập. Con cháu cụ Diệu Hỷ hơn 10 người có mặt tại chỗ đều cung kính nhận lấy lời dạy của Đại Đức Thích Phước Tấn. Số xá lợi được đem về tôn thờ tại nhà người con gái thứ 4 của cụ Diệu Hỷ, địa chỉ: 382 Francis st. yarraville. Vic. 3013. Australia.

Ba ngày sau khi đem về, sau khi đem ra để an vị xá lợi vào hộp kiếng, số xá lợi đă tăng thêm gấp 3 lần và có màu sắc sáng láng hơn. 14 ngày sau, khi con cháu đem xá lợi ra để ngắm dưới kính phóng đại , thấy có nhiều ánh sáng trắng nhấp nháy như ánh sáng kim cương , hoặc như ánh sáng của các v́ sao chiếu nhấp nhoáng trên bầu trời vào ban đêm. Đây là một sự huyền diệu, không thể lư giải bằng phương pháp khoa học, chỉ có thể lư giải bằng tín tâm vào sự mầu nhiệm của Phật Pháp mà thôi.

Đại Đức Thích Phước Tấn có cung thỉnh 2 viên xá lợi tṛn màu vàng sậm ( do chính Đại Đức T́m thấy ) và thêm vài hoa xá lợi khác màu xanh về chùa Quang Minh. Số xá lợi c̣n lại, được chia cho các con cháu để thờ kính, và các Chùa, Tự viện nếu có lời yêu cầu; nhằm mục đích khuyến tu. Trong kệ kinh sách của cụ Diệu Hỷ, người con trai trưởng của cụ đă t́m thấy nhiều thủ bút của cụ. Trong đó có thủ bút của cụ Diệu Hỷ sưu tập chép lại bài thơ, hoặc sáng tác chưa rơ.

TA NH̀N TA

Đêm sầu gần một kiếp

Ôm bóng tối ưu phiền

Chính giữa ḷng triền miên

Mang âm thầm tứ nghiệp

Nằm đu đưa ảo mộng

Đi suốt trùng sương mù

Ngồi dưới tàng cây phượng

C̣n nữa đời phù du

Sáng ngày bên đầu núi

Bên đất trời mênh mông

Biết ta là hạt bụi

Trong cơn lốc vô thường       
Nh́n xuống vào sâu thẳm                                                                                                  

Ḍng sông nào vơi đầy

Biển khơi nào đă cạn

Mưa nắng nào qua đây

Làm Thiền sư khoác áo

Leo lên đỉnh non cao

Khu rừng xưa mất dấu

Xuyên lá nắng nào reo

Ta bước vào   tịnh   cốc&n bsp;    

Ngồi tụng Kinh Kim Cang

Chợt nụ cười Di Lặc      

Căn cứ vào những thủ bút do cụ Diệu Hỷ ghi chép và để lại, có thể thấy rất rơ rằng cụ Diệu Hỷ đă đi trên con đường Phước Huệ song tu suốt cả đời cụ. C̣n quan sát hành trạng của cụ như ǵn giữ Tam Quy, Ngũ giới, thọ Bát Quan Trai giới, Thọ Thập Thiện giới, hoan hỉ công đức cúng dường Tam Bảo, Từ bi , phóng sanh, làm lành, lánh dữ… th́ có thể nói cụ Diệu Hỷ đang đi trên đường Giới, Định, Huệ tiệm tu qua nhiều chục năm của cuộc đời cụ. Nhưng nếu nh́n gần những năm tháng cuối đời của cụ Diệu Hỷ, có thể nói cụ chuyên chú vào pháp môn niệm phật, niệm niệm không dừng dứt, để cầu văng sanh cơi A Di Đà Phật, tịnh thổ của Tây Phương Cực lạc. Như trong kinh A Di Đà đă nói: Hựu nhất nhật… nhất tâm bất loạn, nhất tâm, nhất niệm, niệm niệm Hồng Danh A Di Đà Phật cũng đủ được văng sanh cơi A Di Đà.

Trong lần viếng di tích Phật Giáo năm 1997 ở Ấn Độ, mặc dù tuổi đă già sức đă yếu,    chỉ với cây gậy chống đỡ , cụ Diệu Hỷ đă leo lên đỉnh núi Linh Thứu trước tất cả mọi người trong đoàn . Và ngay trên tảng đá, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hơn 2.600 năm trước, đă thuyết Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, cụ Diệu Hỷ đă dùng tóc ḿnh để cúng dường Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và pháp bảo vô lượng. Ôi! Dũng mănh thay Đại lực tín tâm của một người phật tử b́nh thường. Ôi! Kiên cố thay Đại lực tín tâm như kim cương của một hành giả trên đường vượt thoát sinh tử luân hồi.    Chỉ bằng sức tín tâm, nhất tâm nhất niệm, niệm niệm không rời Hồng Danh A Di Đà Phật, mà cụ Diệu Hỷ đă chứng thực : VĂNG SANH CƠI DI ĐÀ LÀ HIỆN THỰC.

Tất cả lời biện luận uyên bác, cao siêu; trăm ngh́n vấn đáp phù phiếm chẳng qua là tro cốt c̣n lại. Tín tâm và hạnh nguyện , nhất tâm, nhất niệm Hồng Danh A Di Đà, dù chỉ 1 ngày, 2 ngày , 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 6 ngày 7 ngày mà nhất tâm bất loạn cũng chắc chắn văng sanh về cơi Cực Lạc Tây Phương . Và tinh tủy của công năng niệm Phật ấy đă kết thành xá lợi, lưu ly, sáng ngời, lấp lánh như kim cương.    Phải chăng, cụ Diệu Hỷ chỉ muốn để lại cho con cháu lời nhắn nhủ vô ngôn : Trải qua A tăng kỳ kiếp, ngụp lặn trong sinh tử, luân hồi. Trải qua lửa đỏ của 9 tầng địa ngục, Chỉ bằng Tín tâm và nhất niệm Hồng Danh A Di Đà Phật, cũng đủ độ thoát hằng hà sa chúng sanh qua bên kia bờ sinh tử ! Hỡi ơi, kiến thức càng lớn, kiến chấp càng sâu dày, nghiệp duyên càng nặng, tín tâm càng nhỏ, ngă ta càng to, tro cốt càng nhiều, sinh tử bao giờ mới dừng lại ? Kiến chấp bỏ xuống, nghiệp mỏng, duyên dày, tín tâm vô lượng, ngă ta không c̣n, chỉ c̣n lại kim cương và lưu ly sáng ngời như hào quang tiếp dẫn của Đức A Di Đà từ cơi Tịnh Thổ Cực Lạc Tây Phương.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Viết tại Melbourne 25-8-2001

Thiện Ngộ ( Con trai thứ 5 của bà Diệu Hỷ)

                                                                                                               

                                                                                                    



                                                                                      ---o0o---



PHỤ CHÚ :

Con cháu, thân quyến của gia đ́nh cụ Diệu Hỷ muôn vàn cảm tạ công đức Chư vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, Đạo hữu đă thăm viếng, tŕ tụng Kinh Chú Văng Sanh cho cụ Diệu Hỷ.

- T.T Thích Tịnh Minh:   Chùa Thiên Đức ( Melb )

- T.T Thích Minh Trí:   Chùa Phước Tường ( Melb )

- Đ.Đ Thích Tâm Phương:   Chùa Quảng Đức ( Melb )

- Đ.Đ Thích Nguyên Tạng: Chùa Quảng Đức ( Melb)       

- Sư Cô Hạnh Nguyên:       Chùa Quảng Đức ( Melb)   

- Đ. Đ Thích Phước Tấn:    Chùa Quang Minh ( Melb )

- Đ. Đ Thích Phước Thiền: Chùa Quang Minh ( Melb )       

- Sư Cô Nguyên Lưu:   Chùa Quang Minh ( Melb )

- Đạo tràng Cực Lạc Liên Hữu: Chùa Quang Minh ( Melb )

- Đ.Đ Thích Tinh Đạo:   Chùa Linh Sơn ( Melb )

- Đ.Đ Thích Trúc Thông Hoàng: Thiền viện Hiện Quang ( Melb )

- Sư Cả chùa Miên: Hệ phái Phật Giáo Theravada   ( Melb )

-        Sư Chùa Srilanka.

- Các ban Hộ niệm các Chùa và các đạo hữu, thân hữu.



Sửa lại bởi nhoccon1412 : 25 September 2005 lúc 10:51pm
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
minhtam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 132
Msg 9 of 14: Đă gửi: 26 September 2005 lúc 9:54am | Đă lưu IP Trích dẫn minhtam

nhoccon1412 đă viết:
Xin cám ơn những lời chia sẻ của đạo hữu Minh Tâm

THÊM MỘT CHUYỆN
NIỆM PHẬT VĂNG SANH LƯU XÁ LỢI Ở ÚC CHÂU

Cụ bà Quách Thị Huế Pháp danh Diệu Hỷ .
Sanh ngày 15-01-1921
Văng sanh ngày 10-08-2001 tại Melbourne. Thọ 81 tuổi

---o0o---



Cụ bà Quách Thị Huế, sanh ngày 15-1-1921 tại Thủ Dầu Một, tỉnh B́nh Dương, Việt Nam. Bà là chị thứ tư trong gia đ́nh cùng với 3 người em trai, hai người em đă quá văng, hiện c̣n một người em trai là Quách Văn Bội, đang cư ngụ tại Melbourne, Australia .



Cụ Diệu Hỷ và những viên xá lợi sau khi hỏa táng

                                                                             




Chào Quư đạo hữu nhoccon 1412 ,

Bài viết của bạn nhoccon khá hay mang lại hữu ích cho nhiều người . Tôi xin mạn phép chia xẻ một vài ư kiến về NGỌC XÁ LỢI .

Ở khắp nơi trên thế giới khi hỏa thiêu các bậc chân tu hay phàm phu mà có công đức thánh thiện đều thu được NGỌC XÁ LỢI . Một điều cần lưu ư là không phải thu được ngọc xá lợi sau khi hỏa táng thân xác là người này thành Phật hay đắc đạo bỡi một đời sống thánh thiện thanh tịnh khi chết vẫn thu được những viên XÁ LỢI này .

Một vị khi tu qua nhiều kiếp khi đạt đến Tam Thiền th́ thân đă bất hoại rồi tồn tại măi với thời gian .

Về việc văng sanh về cơi A Di Đà chỉ là cơi tạm v́ cơi này vẫn c̣n h́nh sắc và vẫn c̣n bị chi phối do nghiệp từ vô lượng kiếp của chúng sanh . Cơi Phật A Di Đà có rất nhiều người thác văng sanh về tu học tại đây để tiếp tục tu tiếp đến cơi Niết Bàn . Cơi Niết Bàn là cơi vô sắc , vô h́nh vô tướng là sự tuyệt đối giải thoát , nơi đây ĐỨC PHẬT cũng vô h́nh vô tướng do đó tuy là một Đức Phật nhưng là tất cả toàn thể vũ trụ . Đây là mục tiêu cuối cùng của Đạo Phật .
Vài ḍng tản mạn .

TT Thích Minh Tâm cẩn bút .



    

Quay trở về đầu Xem minhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhtam
 
khachdatinh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 May 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 39
Msg 10 of 14: Đă gửi: 30 September 2005 lúc 10:11am | Đă lưu IP Trích dẫn khachdatinh

Xin hỏi xá lợi là ǵ và tại sao xá lợi đó lại có liên quan đến việc tu hành, phật pha'p . Có thể sống trên đời con người làm nhiều việc ác, nhận ơn đức của người chưa trả được , lường gạt ḷng tin của người khác chiếm lợi cho ḿnh nên có nhiều xá lợi chăng ? Xin quí bạn hửu nh́n vào một khía cạnh khác đừng hấp tấp la lối tại hạ Phải chứng ḿnh nhửng vật đó thật sự có liên quan đến sự tu hành cuả các vị đó th́ tôi mới yên tâm mà cho là đúng chứ nếu nói suông ra vậy th́ tôi không phục chút nàọ Khi ḿnh co' ḷng tin vào chuyện ǵ thi những ǵ ta thấy lạ đều có liên quan đến ḷng tin cua chúng ta . Khi bảo Katrina qua New Orleans, trên TV xuất hiện nhiều người kể về đời riêng của họ Trong đó có một người kể là lúc xưa , cả khu vực gần nhà cu?a anh bị cháy chỉ riêng là nhà cu?a anh không bị cháy hoàn toàn là nhờ tụi nhỏ o*? Miđdle school cầu kinh với Chúa Jesus nhắc nhở mọi người phải kiên tâm praying với Chúa . Ai ai cũng cầu khẩn ngày đêm rồi sao , Bải Katrina vẩn lướt qua, vẩn giết người, vẩn đập tan nhà cửa . Bây giờ th́ người ta nói Chúa chỉ cứu sông những người hiền c̣n nhửng người không co' ḷng tin th́ chết vậy . Nếu cơn bảo đó qua đi không giết ai th́ mọi người sẽ nói do lời cầu khẩn được chứng nghiệm , linh ứng . Vậy phải làm sao đây, cḥ dù consequenses có ra như thế nào củng đều có câu tra lời thỏa đáng hết mà củng đều cho credits cho đấng bề trên hết .
Quay trở về đầu Xem khachdatinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khachdatinh
 
PhuongHoang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 175
Msg 11 of 14: Đă gửi: 02 October 2005 lúc 12:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn PhuongHoang

khachdatinh đă viết:
Xin hỏi xá lợi là ǵ và tại sao xá lợi đó lại có liên quan đến việc tu hành, phật pháp . Có thể sống trên đời con người làm nhiều việc ác, nhận ơn đức của người chưa trả được , lường gạt ḷng tin của người khác chiếm lợi cho ḿnh nên có nhiều xá lợi chăng ? Xin quí bạn hửu nh́n vào một khía cạnh khác đừng hấp tấp la lối tại hạ Phải chứng ḿnh nhửng vật đó thật sự có liên quan đến sự tu hành cuả các vị đó th́ tôi mới yên tâm mà cho là đúng chứ nếu nói suông ra vậy th́ tôi không phục chút nàọ Khi ḿnh có ḷng tin vào chuyện ǵ thi những ǵ ta thấy lạ đều có liên quan đến ḷng tin cua chúng ta . Khi bảo Katrina qua New Orleans, trên TV xuất hiện nhiều người kể về đời riêng của họ Trong đó có một người kể là lúc xưa , cả khu vực gần nhà của anh bị cháy chỉ riêng là nhà của anh không bị cháy hoàn toàn là nhờ tụi nhỏ ở Miđdle school cầu kinh với Chúa Jesus nhắc nhở mọi người phải kiên tâm praying với Chúa . Ai ai cũng cầu khẩn ngày đêm rồi sao , Bải Katrina vẩn lướt qua, vẩn giết người, vẩn đập tan nhà cửa . Bây giờ th́ người ta nói Chúa chỉ cứu sông những người hiền c̣n nhửng người không có ḷng tin th́ chết vậy . Nếu cơn bảo đó qua đi không giết ai th́ mọi người sẽ nói do lời cầu khẩn được chứng nghiệm , linh ứng . Vậy phải làm sao đây, cḥ dù consequenses có ra như thế nào củng đều có câu tra lời thỏa đáng hết mà củng đều cho credits cho đấng bề trên hết .


Kính thưa vị khach' đa t́nh, (nghe qua nick đă thâư c̣n vướng buị hồng trần nhiều lắm )

Mạn phép cho PH được trao đôỉ chút tâm t́nh cùng kdt theo những ǵ kdt đă viết nhé:

...."Có thể sống trên đời con người làm nhiều việc ác, nhận ơn đức của người chưa trả được , lường gạt ḷng tin của người khác chiếm lợi cho ḿnh nên có nhiều xá lợi chăng ?"....<<<--- Khi người tốt ,ḷng hướng thiện, ắt hẳn không thể nào cho người ta là xâú xa khi hỏi mà chưa rơ ḿnh hỏi vơí ngụ ư ǵ<<--- chỉ trích, phê b́nh, hơn thua<<--- xem ḿnh hoặc quan điểm ḿnh là tốt hơn người khác vậy sao???? <<<-- noí cach' khác có người, tư cao ngă mqan. nhiều quá.

"...Phải chứng ḿnh nhửng vật đó thật sự có liên quan đến sự tu hành cuả các vị đó th́ tôi mới yên tâm mà cho là đúng chứ nếu nói suông ra vậy th́ tôi không phục chút nàọ Khi ḿnh có ḷng tin vào chuyện ǵ thi những ǵ ta thấy lạ đều có liên quan đến ḷng tin cua chúng ta ."...

Người chưa bao giờ thử th́ sẽ chưa thâư, chưa biết, vậy kdt có dám liều ḿnh "thử" để tận mắt thâư, tận ḿnh "cảm giác" không? <<<---Baỏ đảm sẽ có trăm ngàn người tôn vinh kdt trong mai sau nêú kdt làm được đâư. Có nhiều người noí suông th́ kdt phải làm điều ǵ đó chứ, chử lại hỏi ngược lại, th́ một đằng ḥ, một đằng đánh trống cũng không có kết quả ǵ. Hệt như ai đó baỏ kdt haỹ nhảy xuống caí hồ đó th́ sẽ vớt lên được một tuí vàng mà người ta đánh rớt <<-- có nhảy xuống mơí biết có hay không âư mà....


" Khi bảo Katrina qua New Orleans, trên TV xuất hiện nhiều người kể về đời riêng của họ Trong đó có một người kể là lúc xưa , cả khu vực gần nhà của anh bị cháy chỉ riêng là nhà của anh không bị cháy hoàn toàn là nhờ tụi nhỏ ở Miđdle school cầu kinh với Chúa Jesus nhắc nhở mọi người phải kiên tâm praying với Chúa . Ai ai cũng cầu khẩn ngày đêm rồi sao , Bải Katrina vẩn lướt qua, vẩn giết người, vẩn đập tan nhà cửa . Bây giờ th́ người ta nói Chúa chỉ cứu sông những người hiền c̣n nhửng người không có ḷng tin th́ chết vậy . Nếu cơn bảo đó qua đi không giết ai th́ mọi người sẽ nói do lời cầu khẩn được chứng nghiệm, linh ứng...."

Ddây là điều tế nhị cho PH được hỏi kdt là đạo nàỏ Thiên Chúa Giaó, Phật Giaó, Hoà Haỏ or Muslim?

Theo những ǵ kdt thắc mắc , theo PH nghĩ, PH nghĩ thôi nhé, chứ chưa chắc đúng, có ǵ th́ mong kdt thọ giaó từ một bậc chân tu th́ hay hơn(phaỉ thật sư là vị chân tu<<--- Ddức Cha hay là Vị Ddại Ddức)

Trong Ddạo Phật có một vấn đề được đề cập về nghiệp đó là "cộng nghiệp"

Cộng nghiệp là ǵ? Là anh sinh trưởng trong gia đ́nh đó, có ông bà, cha me, anh chị em họ hàng cô chú bác, từ chuyện làm, chuyên. hoc., chuyên. cá nhân, sướ'ng vui buồn khổ, cả nhà anh đều hưởng chung. Xa hơn nưă là cả xóm làng anh nêú có ǵ cũng là "trong nhà chưa tỏ, mà ngoài ngơ đă tường"<<<--đdều chung chuyện lớn bé, tốt xâú.....Nhưng mà nêú anh đi qua thành phố khác, đâU ai biết ǵ về anh đâu...v́ anh không cùng nghiệp vơí họ Th́ vấn đề baơ hay ǵ ǵ cũng vậy, những nguó ở đó đă bị cùng chung số phận, bị anh? hưởng của baơ, nhưng có nguó bị nặng bị nhẹ, ở mức độ khác nhau, có nguó được nguó thân quen giup' đỡ tận t́nh, có nguó th́ lê lết ngoài đường đoí khổ mâư ngày<<<<----cùng chung nghiệp nhưng phước baú khác nhaụ Vậy hoỉ thử có phaỉ nghiệp có công b́nh không???? Noí trắng ra, chinh' PH này đă đi chỗ khác trước khi baơ tơí vài ngày, nhưNg có ngờ đâụ V́ chuyến bay săp' sẵn đúng ngay ngày baơ, nhưng có nguó hôí thúc PH đi, thế là phaỉ booked vé laị đi sớm hơn vài ngày, đi gâp', giá vvé không cao nhưng bi charged thêm mấy chục, bắt buộc phaỉ làm nên phải trả thêm mâư chục mà bụng th́ tiếc ơi là tiếc, bụng lầm bầm " rủa" nguó ta đă thay đôỉ chương tŕnh cuả PH vây, nhưng khi baơ tơí th́ chinh' PH lại phaỉ cám ơn nguó đă đôỉ chương tŕnh đi cuả PH như vây.....<<<----PH có cùng cộng nghiệp là sinh sống ở nơi đó, nhưng không có biết 1 caíǵ về baơ hết.....

Về đức tin, PH không bác bỏ là goị Phật , Phật sẽ giup', goị Chuá, Chuá sẽ ra tay cứu rỗị Nhưng khi hoạn nạn khó khăn, tâm thành th́ những vị Bồ Tát, những bậc thanh' nhân không ai nỡ làm ngơ đâu, nhưng mỗi nguó giup' nhau ở cach' khác, không phaỉ là hiên. nguyên h́nh là Phật là Chúa mơí là nguó cứu giup' đâụ Biết đâu hàng xom' nhà bên, hay một nguó đi đường t́nh cờ<<<-- họ cũng chinh' là bồ tat' đó. Tuỳ theo căn duyên, phước baú mà ngụi đó đă có, anh tốt lành bao lâu này, găp. hoạn nạn cũng đă có nguó cứu, c̣n anh hồi nào giờ không giup' ai đến khi hoạn nạn, nguó ta biết anh là nguó "ăn chaó đá bát", "vong ơn bôị nghiă" th́ nguó ta cũng đăn' đo lắm, v́ trước khi giup' anh, có nhiều nguó họ đang mang ơn thọ ơn, ho chắc chắn phaỉ giup' nguó đáng giup' trươc chứ......<<<---Nghiệp chướng, lành dữ khó phân<<<---Haỹ xem xét kỹ trước khi mở lời<<<--- V́ lời noí do vô ư hay cô' ư cũng đă tạo nghiêp. rồi.....

Vài ḍng, chuc' kdt vui va` hoan hy? ne^u' PH. noi' kho^ng ddu'ng y' kdt. Va^y. nhe'.


Sửa lại bởi PhuongHoang : 02 October 2005 lúc 1:05pm
Quay trở về đầu Xem PhuongHoang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PhuongHoang
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 12 of 14: Đă gửi: 07 October 2005 lúc 8:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Nghiệp của ḿnh th́ ḿnh đành gánh chịu , Nghiệp đến khi đă đủ các nhân duyên th́ nghiệp ắt phải đến . Tôi xin dẫn ra đây 1 câu chuyện , mong rằng khachdatinh và các bạn đọc xong sẽ hiểu , câu truyện này được trích trong 8 câu chuyện Phật Lực tại trang

http://quangduc.com/TruyenNgan/120phatluc4.html

Tám Sự Tích Phật Lực

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

Phật lịch 2545 (TL 2001)

---o0o---

SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ TƯ

ĐỨC PHẬT CẢM HÓA ANGULIMÀLA

-ooOoo-

Đức Phật cảm hóa được kẻ cướp sát nhân Angulimàla, do nhờ phép thần thông.

(Theo Chú giải Kinh Angulimàlasuttavannanà - Bộ chú giải Majjhimapannàsa, kinh Angulimàlasuttavannanà).

Đại đức Angulimàla vốn tên thật là Ahimsaka xuất thân từ ḍng dơi Bà la môn, trong một gia đ́nh quư tộc nhiều đời. Thân mẫu Ngài tên Mantań; thân phụ Ngài tên Gagga, là quân sư tài đức khả kính của Đức vua Pasenadi trị v́ xứ Kosala.

Trong đêm Ngài sinh ra đời, một hiện tượng lạ thường chưa từng có đă xảy ra: tất cả vũ khí ở trong thành đều phát ra ánh sáng chói ḷa; ngay cả thanh gươm báu của Đức vua Pasenadi nằm ở trong bao, đặt trong căn pḥng ngủ, cũng phát ra ánh sáng thép lạnh buốt, làm cho Đức vua kinh hoàng.

Ông Bà la môn, thân phụ của Ngài Angulimàla, nh́n thấy hiện tượng như vậy, liền bước ra hiên nh́n lên trời xem thiên văn, giữa hư không vời vợi một ngôi sao "kẻ cướp sát nhân" vừa xuất hiện. Ông nhẩm tính một hồi, rồi cảm thấy rùng ḿnh sợ hăi. Ngôi sao ấy chính là biểu hiệu số mạng con trai vừa mới chào đời của ông. Sau nầy nó sẽ trở thành tên cướp giết người khét tiếng!

Là quân sư của Đức vua, người nắm cán cân công lư và sự an nguy cho xă tắc, ông Bà la môn không cho phép ḿnh v́ t́nh riêng mà dấu kín mầm móng tai họa, nên trời vừa sáng, ông đă vào chầu Đức vua Pasenadi tâu rằng:

- Đêm qua bệ hạ ngủ có được an giấc hay không?

Đức vua đáp:

- Thưa quân sư khả kính, Trẫm có ngủ yên được đâu! Không biết điềm xấu ǵ xảy ra mà thanh gươm báu của Trẫm đặt ở trong bao lại phát ra ánh sáng chói ḷa rất là khủng khiếp. Trẫm lo sợ có điều tai họa ǵ đó liên quan đến tánh mạng của Trẫm, hoặc có chuyện bất trắc ǵ xảy ra cho ngai vàng của Trẫm chăng?

- Tâu bệ hạ - vị quân sư mau mắn đáp - đêm qua hạ thần có xem thiên văn, quả thật có một hung tinh vừa xuất hiện. Nhưng điềm xấu ấy không liên hệ ǵ đến tánh mạng cũng như ngai vàng của bệ hạ.

Tâu bệ hạ, không những chỉ riêng thanh gươm báu của bệ hạ, mà c̣n tất cả các loại vũ khí ở trong thành đều phát ra ánh sáng; đó là do năng lực ác nghiệp của con trai hạ thần vừa mới ra đời đêm qua.

Đức vua ngạc nhiên:

- Có chuyện như vậy sao! Quân sư hăy nói rơ cho Trẫm nghe!

- Tâu bệ hạ, con trai hạ thần vừa mới hạ sanh đêm qua ứng vào vị hung tinh ấy. Sau nầy, nó sẽ trở thành tên cướp sát nhân rất nguy hiểm.

- Thật vậy sao? Đức vua hỏi. Nó sẽ trở thành tên cướp sát nhân? - chỉ là một tên cướp sát nhân thôi, hay là thủ lănh một nhóm trộm cướp chuyên giết người, cướp của, dă man, tàn bạo, phá xóm, phá làng... và đe dọa cả ngai vàng của Trẫm?

- Không phải vậy, tâu bệ hạ! Nó chỉ là một tên cướp. Một ḿnh nó thôi. Tuy chẳng tổn thương ǵ đến bệ hạ và ngai vàng, nhưng để tránh những tai họa về sau, thần xin phép bệ hạ cho thần được giết chết nó khi đang c̣n nhỏ.

Đức vua Pasenadi vốn là một vị vua hiền đức, nghe vậy liền có lời can ngăn:

- Đừng nên làm như thế, thưa quân sư khả kính! Nếu chỉ là một ḿnh nó th́ không thể gây ra tai họa lớn lao được. Trẫm biết rơ quân sư một đời nghiêm minh, thận trọng, chí công vô tư, không v́ t́nh riêng mà che mờ phép nước. Nhưng đứa trẻ kia vừa mở mắt chào đời, chưa làm ǵ nên tội, xin quân sư hăy tha mạng sống cho nó.

Nếu bảo là do năng lực của ác nghiệp, th́ quân sư nên t́m cách ngăn chặn, bằng cách nuôi dưỡng nó trong môi trường đạo đức, như vậy th́ quả của ác nghiệp khó có cơ hội phát sanh.

Quân sư hăy chăm sóc, nuôi nấng, dạy bảo nó trở nên con người hiền lương. Ví như thanh gươm nằm trong vỏ, mũi tên nằm trong bao tên, th́ nó làm sao có thể hại đến ai được!

Vậy quân sư nên đặt tên cho đứa trẻ là Ahimsaka (người không làm hại, làm khổ đến ai).

Bà la môn Gagga nghe vậy, cúi đầu tuân phục, ông cảm kích và tri ân Đức vua hiền minh không kể xiết.

Cậu bé Ahimsaka lớn lên, rất thông minh dĩnh ngộ, lại có sức mạnh phi thường, sống trong gia đ́nh ḍng dơi Bà la môn có truyền thống đạo đức lâu đời, cho nên cậu bé được nuôi dưỡng và giáo dục tốt trong một môi trường sống hiền ḥa, tạo nhân tạo duyên cho thiện pháp phát sanh, những phẩm chất hiền lương của con người càng thêm tăng trưởng.

Khi đứa bé lớn, đến tuổi đi học, ông Bà la môn Gagga gởi con du học xứ Takkasilà, tại ngôi trường đào tạo các vị Hoàng tử, con cháu Bà la môn từ các quốc độ... có vị đă trở thành đấng minh quân, những nhà lănh đạo tài ba, những bậc hiền triết uyên thâm....

Là đứa trẻ vốn có thiên tài xuất chúng, nên bất cứ môn học nào Ahimsaka cũng đều xuất sắc hơn các người học tṛ khác. Ngoài ra, cậu là người học tṛ luôn luôn làm tṛn tất cả mọi phận sự đối với thầy, mọi lễ nghi phép tắc... không ai có thể chê cậu ở một điểm nhỏ nào. Tài năng và đức hạnh của Ahimsaka đều vẹn toàn, cho nên, người thầy Bà la môn và phu nhân của thầy rất hài ḷng, thương yêu Ahimsaka và xem như đứa con ruột của ḿnh.

Mọi sự việc ấy làm cho bạn bè đồng học ganh tỵ, họ bàn luận với nhau rằng: "Kể từ khi có mặt Ahimsaka nơi nầy, trong chúng ta không có một ai hơn nó, dầu chỉ một bộ môn nào. Nó là người có tài trí hơn hẳn chúng ta về mọi phương diện kể cả đạo đức. Ahimsaka là người học tṛ tài đức vẹn toàn, luôn luôn được thầy khen, ngược lại tất cả chúng ta là Hoàng tử, công tử... mà thầy quở trách chúng ta. Đó cũng chỉ v́ Ahimsaka quá tài giỏi hơn chúng ta gấp bội, c̣n chúng ta so với nó th́ quá kém cỏi mà thôi".

- Vậy chúng ta có mưu kế nào để đuổi Ahimsaka ra khỏi trường nầy không?

- Chúng ta chẳng có cách ǵ nói xấu Ahimsaka được.

- Nếu nói Ahimsaka thuộc ḍng dơi thấp hèn ư? Chẳng thể nào, v́ Ahimsaka thuộc ḍng dơi Bà la môn cao quư, là con của ông Gagga, vị quân sư của Đức vua Pasenadi trị v́ xứ Kosala.

- Nếu nói Ahimsaka là đứa học tṛ không làm tṛn bổn phận, vô lễ với thầy ư? Chẳng thể nào v́ Ahimsaka là người học tṛ làm tṛn bổn phận, có lễ phép, tôn kính thầy hơn tất cả chúng ta....

Cuối cùng có một người trong nhóm đưa ư kiến:

"Tất cả chúng ta chia ra làm ba nhóm, và nhóm nào cũng đều thưa với thầy một điều giống nhau. Ban đầu có lẽ thầy không tin, thầy quở trách, chúng ta phải nên kiên nhẫn chịu đựng, nhưng dần dần thầy sẽ hoang mang ngờ vực và cuối cùng thầy sẽ tin".

Tất cả xem đó là một mưu kế hay.

Thế là theo kế hoạch, phải thực hiện tuần tự theo thời gian.

Ngày hôm sau, vào một dịp thuận lợi nhất, nhóm thứ nhất vào quỳ và thưa thầy rằng:

- Ai cũng biết bạn Ahimsaka là người học rất giỏi, có tài trí, lễ phép, từ lâu rất được thầy yêu bạn mến, nhưng chúng con nghi y có âm mưu hại thầy, chúng con kính yêu thầy, xin thưa cho thầy biết để đề pḥng trước th́ hơn.

Nghe nói vậy, vị thầy rất bực tức quở trách họ, v́ cho rằng họ có ác tâm muốn làm tổn thương t́nh cảm giữa ông và Ahimsaka, người học tṛ ông rất mực thương yêu như con, bèn xua đuổi nhóm đó đi ra ngoài ngay.

Một thời gian sau, y theo kế hoạch, nhóm thứ nh́ với số người đông hơn, cũng vào quỳ hầu thầy và thưa chuyện với nội dung y như lần trước. Họ cũng bị thầy quở trách rồi đuổi đi ra. Một thời gian lâu sau, nhóm thứ ba cũng thưa như hai nhóm trước, vị thầy cũng đối xử như hai nhóm trước. Mặc dầu vậy, nhóm thứ ba nầy tỏ vẽ khẩn khoản van xin thầy: nếu thầy không tin chúng con, xin thầy xem xét Ahimsaka có tài trí khác thường, nếu y mưu tính việc lớn th́ khó ai biết được.

Sau nhiều lần, vị thầy bắt đầu suy nghĩ: "Sao cả ba nhóm học tṛ nầy đều thưa một việc giống nhau? và chúng đều có ư lo lắng cho sự an toàn của ta".

Vị thầy bắt đầu hoang mang ngờ vực, khi đă ngờ vực rồi th́ mọi hành vi cử chỉ, lời nói của Ahimsaka cũng đáng nghi cả. Sự nghi ngờ ấy tuy chưa t́m ra chứng cớ rơ ràng, nhưng vị thầy cảm thấy lo sợ, bất an, vị thầy nghĩ: "Cách tốt nhất để giữ ǵn bảo vệ sanh mạng của ta là phải t́m kế hạ thủ trước. Nếu tự tay ta đầu độc hoặc giết chết y, bọn học tṛ sẽ biết, và như vậy th́ vua chúa, Bà la môn, quư tộc... cũng sẽ biết, tiếng xấu sẽ lan truyền ra mọi quốc độ rằng: "thầy mà giết chết học tṛ", th́ c̣n ǵ là uy tín và đạo đức của ta nữa. Khi thiên hạ mất đức tin ở nơi ta th́ họ sẽ không c̣n gởi con cháu đến đây học nữa. Khi ấy, danh vọng ta sẽ mất mà lợi lộc cũng không c̣n! Vậy tốt hơn hết ta hăy bày ra một kế để cho người ta giết Ahimsaka".

V́ nghĩ như thế, nên một hôm ông gọi Ahimsaka lại bảo:

- Nầy Ahimsaka con yêu quư, con là một người học tṛ có tài trí phi thường, con rất xứng đáng, nên thầy muốn truyền dạy môn học tột bậc cho con, với điều kiện con phải giết đủ một ngàn người đem tŕnh cho thầy, để ứng dụng vào môn học ấy, cũng đồng thời là sự tạ ơn thầy một cách xứng đáng với công lao nuôi dạy của thầy.

- Kính thưa thầy, con sanh ra ở ḍng dơi Bà la môn cao quư, con không thể nào giết hại người được, bạch thầy - Ahimsaka thưa.

Vị thầy dạy rằng:

- Nếu như vậy, con không thể nào thành đạt đến tột cùng môn học, thật là uổng công lao nuôi dạy của thầy! Con không đền đáp được công ơn thầy.

Ahimsaka nghe thầy nói vậy, bất đắc dĩ phải làm theo lời thầy, xem là việc đền đáp công ơn nuôi dạy của thầy, nhưng thật tâm hoàn toàn không thích làm việc bất lương như vậy.

Sau khi lạy từ giă thầy, Ahimsaka mang năm loại vũ khí theo ḿnh đi vào rừng, chờ có ai đi vào rừng hay đi ngang qua rừng sẽ giết. V́ tâm không ham thích giết người, đây chẳng qua là một việc làm bất đắc dĩ nên chàng không nhớ rơ đă giết bao nhiêu người rồi. Sau đó, hễ giết được một người, chàng cắt lấy một đầu ngón tay cho dễ đếm, những ngón tay để răi rác bị thất lạc, hoặc các loài thú ăn mất. Cuối cùng, Ahimsaka nghĩ ra một cách là xâu những đầu ngón tay nầy thành ṿng đeo ở cổ. Từ đó chàng có biệt danh là Angulimàla: có nghĩa là kẻ cướp sát nhân, cắt ngón tay xâu thành ṿng đeo ở cổ.

Dân chúng trong thành nghe đến tên cướp sát nhân Angulimàla thảy đều kinh sợ, không ai dám đi một ḿnh qua khu rừng, nhưng dầu đi từng toán từ 10 người - 20 người hay 30 người cũng không một ai thoát khỏi lưỡi đao của Angulimàla.

Tiếng đồn vang xa từ làng nầy qua làng khác quanh vùng, không ai dám đi ngang qua khu rừng ấy. Thế là bắt buộc Angulimàla phải vào xóm làng t́m người để giết cho đủ số 1000. Dân chúng kinh sợ bỏ xóm làng, đi lánh nạn sang nơi khác cách xa khu rừng ba do tuần.

Chuyện Angulimàla giết hại mọi người náo động đến kinh thành Sàvatthi. Một nhóm các bô lăo đại diện dân chúng xin vào cầu cứu Đức vua Pasenadi rằng:

- Tâu bệ hạ, xin bệ hạ cứu dân vô tội, tên Anguli-màla kẻ cướp giết hại nhiều người, cắt đầu ngón tay xâu thành ṿng đeo ở cổ, dân chúng kinh sợ đă bỏ xóm làng đi lánh nạn sang nơi khác, chịu cảnh cực khổ thiếu thốn.

Kính xin bệ hạ bắt y trị tội để chúng con được trở về quê hương yên ổn làm ăn.

Nghe dân chúng kêu van thảm thiết như vậy, Đức vua liền hội triều hỏi ư kiến các quan. Đức vua quyết định thân chinh cầm đầu dẫn quân truy bắt Angulimàla, tên cướp giết người để trị tội.

Trong buổi hội triều, vị Bà la môn Gagga, quân sư của Đức vua Pasenadi có linh tính báo cho biết Angulimàla tên cướp sát nhân ấy không ai khác mà chính là Ahimsaka, con trai yêu quư của ông.

Băi triều, về nhà, ông âu sầu kể lại cho bà Mantań, vợ ông, biết rằng: Nầy phu nhân "tên cướp sát nhân" ấy không phải ai khác mà chính là Ahim-saka, đứa con trai yêu quư của chúng ta.

Nghe vậy, bà Mantań khóc lóc cầu xin chồng đi t́m con trở về nộp cho Đức vua, xin Đức vua từ bi ân xá tội chết, trước khi Đức vua truy bắt.

Ông Bà la môn cũng thương yêu con, nhưng bây giờ nó đă trở thành kẻ cướp sát nhân rồi, ông Bà la môn là bậc trí thức biết suy xét về lời dạy của bậc hiền triết ngàn xưa có dạy rằng: "Có bốn hạng người không nên đặt niềm tin vào họ" :

- Là tên cướp sát nhân, dầu trước đây hắn là bạn cũ.

- Là bạn cũ, dầu đă từng sống chung với nhau lâu năm.

- Là Đức vua, dầu được Đức vua tin cẩn.

- Là đàn bà, dầu trước đây đă từng đối xử rất tốt với bà ta.

Suy ngẫm bốn hạng người nầy, con trai của ông là một trong những hạng người ấy, không nên đặt niềm tin vào nó. Cho nên, ông Bà la môn từ chối lời yêu cầu của vợ.

Biết vậy, bà Mantań rất nóng ḷng v́ thương yêu đứa con của bà, với t́nh thương yêu của một người mẹ, bà nghĩ: "nó là ǵ đi nữa, th́ nó cũng chỉ là đứa bé nhỏ dại, đáng thương, đáng yêu của ḿnh, đáng được tha thứ!".

Thế là chẳng quản gian lao vất vả, nguy hiểm, bà Mantań quyết đi t́m Ahimsaka, đứa con yêu quư của bà.

ĐỨC PHẬT CẢM HÓA ANGULIMÀLA

Cuối canh chót đêm ấy, Đức Thế Tôn nhập đại bi định, sau khi xả định, quán xét chúng sanh có duyên lành nên tế độ, Đức Thế Tôn nh́n thấy Angulimàla hiện trong mạng lưới đại bi của Ngài. Ngài biết rằng: duyên lành của Angulimàla đă đến, Như Lai sẽ tế độ Angulimàla, chỉ cần nghe lời giải đáp xong Angulimàla sẽ phát sanh đức tin trong sạch, từ bỏ mọi vũ khí, xin xuất gia trở thành Tỳ khưu, về sau Angulimàla sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Thánh Quả cùng với Tam minh.

Đức Thế Tôn c̣n thấy rơ rằng: nếu Ngài đến chậm trễ, Angulimàla sẽ giết mẹ, phạm trọng tội trong ngũ vô gián nghiệp th́ vô phương cứu thoát.

Thế rồi, sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn đi vào thành Sàvatthi để khất thực như lệ thường, sau khi độ ngọ xong, dọn dẹp chỗ ở, rồi Đức Thế Tôn chỉ một ḿnh mặc y, mang bát đi theo con đường ṃn nhỏ nhắm hướng đi thẳng đến khu rừng nơi ở của Angulimàla.

Dân chúng bên đường nh́n thấy Đức Thế Tôn (không nhận biết được Đức Phật) đi theo con đường vào khu rừng nơi trú ngụ của Angulimàla, lo sợ Ngài bị giết bèn ra ngăn cản:

- Kính bạch Sa môn, kính xin Ngài đừng đi theo con đường nầy, ở trong khu rừng kia có tên Angulimàla là kẻ cướp giết người, bất luận là ai y cũng không thương xót. Kẻ cướp sát nhân nầy đă tàn sát dân làng già trẻ, dân chúng c̣n sống sót kinh sợ đều bỏ làng đi lánh nạn nơi khác. Một vùng đất rộng bên trong kia chỉ c̣n cảnh tiêu điều vắng vẽ, không một bóng người qua lại.

- Kính bạch Sa môn, trước đây có những toán người đông 20 người, 30 người, 40 người... đi qua con đường nầy cũng đều bị Angulimàla sát hại, không c̣n một ai sống sót cả. Kính xin Sa môn đừng vào nơi nguy hiểm ấy.

Đức Thế Tôn nghe dân chúng bạch đến ba lần, rồi dạy:

- Các con hăy an tâm! Không có điều ǵ xảy đến với Như Lai đâu! Rồi Ngài vẫn tiếp tục đi.

Hôm ấy, Angulimàla nghĩ rằng: "Ta sống ở đây đă lâu rồi, ta đă giết rất nhiều người, những người chết mà ta đă cắt đầu ngón tay xâu thành ṿng đếm được 999 ngón, chỉ cần giết thêm một người nữa, cắt một đầu ngón tay là tṛn đủ 1000 ngón, là đủ 1000 người; ta cần phải ra ven rừng, hễ nh́n thấy người nào trước tiên là giết người ấy cho đủ số, đem về tŕnh cho thầy, để đền đáp công ơn nuôi dạy của thầy và thầy sẽ truyền đạt bộ môn tột bậc cuối cùng cho ta. Lúc đó ta sẽ cạo râu, cắt tóc thay đổi y phục, xin bái tạ thầy trở về hầu thăm cha mẹ".

Nghĩ xong, Angulimàla mang vũ khí đi ra ven rừng. Người trước tiên mà y nh́n thấy từ xa đang đi đến là bà Mantań, mẹ của y. Bà Mantań nhận ra người cầm gươm kia là con của ḿnh, bà vui mừng gọi tên con Ahimsaka! Ahimsaka! Con yêu quư! Nghe gọi vậy, Angulimàla nhận biết người đàn bà kia là mẹ của ḿnh, nhưng do tà kiến chấp thủ, với ư nghĩ "người nào trước tiên" là giết liền cho đủ số 1000 người, nên y đành ḷng phải giết mẹ thôi!

Angulimàla chạy ra đón đường th́ bỗng nhiên nh́n thấy Đức Phật, xuất hiện ở khoảng giữa y và mẹ của y, Angulimàla liền thay đổi ư định thay v́ giết mẹ, th́ giết vị Sa môn đi một ḿnh này. Angulimàla cầm gươm đuổi theo Đức Phật, Đức Phật dùng thần thông bước đi chậm răi khoan thai như b́nh thường, nhưng đằng sau, Angulimàla đă cố chạy đuổi theo hết sức lực mà vẫn không bắt kịp Ngài.

Angulimàla thoáng nghĩ: "Thật lạ thường thay! Chưa từng có bao giờ! Trước đây dầu voi, ngựa, nai, xe ngựa chạy ta cũng chạy đuổi theo bắt được dễ dàng. Nhưng bây giờ dầu ta đă chạy hết sức mà vẫn không đuổi kịp vị Sa môn đang bước đi khoan thai chậm răi kia".

Angulimàla cầm gươm chạy đuổi theo Đức Phật suốt ba do tuần, đă đuối sức, dừng chân lại, cất tiếng gọi lớn.

- Này ông Sa môn kia, Hăy dừng lại! Hăy dừng lại!

Đức Phật biết được nhân duyên đă đến, Ngài vừa chậm răi bước đi, vừa cất giọng phạm âm dạy vọng lại:

- Này Angulimàla, Như Lai đă dừng lại lâu rồi! C̣n chính con! Chính con mới là người chưa chịu dừng lại!

Nghe vậy, Angulimàla rất ngạc nhiên suy nghĩ: những Sa môn ḍng Sakya này là bậc thường hay nói sự thật, nói như thế nào, làm như thế ấy; làm như thế nào, nói như thế ấy. Nhưng tại sao, ở đây, rơ là ông Sa môn này đang bước đi mà nói là: "Như Lai đă dừng lại lâu rồi!". C̣n ta là người dừng chân lại rồi, ông Sa môn lại nói: "Chính con! Chính con mới là người chưa chịu dừng lại!", thế là nghĩa làm sao?

Angulimàla bèn hỏi Đức Thế Tôn rằng:

- Này ông Sa môn, rơ ràng ông đang đi mà lại nói: "Như Lai đă dừng lại lâu rồi!". C̣n tôi th́ đă dừng chân lại rồi nhưng ông lại nói "Chính con! Chính con mới là người chưa chịu dừng lại", nghĩa là sao?

Đức Phật thuyết giảng dạy Angulimàla rằng:

- Này Angulimàla, thật vậy, Như Lai đă dừng lại lâu rồi. Nghĩa là Như Lai đă từ bỏ sự sát hại tất cả chúng sinh từ lâu rồi; c̣n con chưa từ bỏ sự sát hại tất cả chúng sinh. V́ vậy, Như Lai mới gọi "Chính con! Chính con mới là người chưa chịu dừng lại".

Angulimàla vừa nghe xong, tỉnh thức ngay, liền ném các loại vũ khí xuống hố sâu bên sườn núi, v́ biết rơ vị Sa môn này chính là Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài là bậc xứng đáng lễ bái cúng dường của chư thiên, Phạm thiên và nhân loại, với tấm ḷng đại bi, Ngài ngự đến khu rừng này, để tế độ cho con thoát khỏi si mê lầm lạc, giúp cho con có được trí tuệ sáng suốt, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài cho con. Kể từ nay về sau, con xin nguyện từ bỏ mọi tội lỗi do thân, khẩu và ư. Mong Ngài minh chứng cho con, thành tâm sám hối tội lỗi này.

Angulimàla bạch Đức Thế Tôn xong, rồi đến quỳ đảnh lễ dưới chân Đức Phật, cầu xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu.

Với tâm từ bi quảng đại, với Phật nhăn thấy rơ phước duyên của Angulimàla đầy đủ tam y quả bát, các vật dụng của Sa môn, cho nên Đức Phật đưa bàn tay phải chỉ ngón trỏ vào Angulimàla mà dạy rằng:

"Ehi bhikkhu......".

"Con trở thành Tỳ khưu như con đă xin phép. Pháp mà Như Lai đă thuyết dạy hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối, con nên thực hành phạm hạnh cao thượng để giải thoát khổ hoàn toàn".

Đức Thế Tôn dạy xong, Angulimàla liền trở thành vị Tỳ khưu với tướng mạo và đầy đủ tám món vật dụng của Sa môn, phát sanh do phước duyên từ kiếp trước. Từ đây, Tỳ khưu Angulimàla thu thúc lục căn thanh tịnh như một vị Đại đức cao hạ. Tế độ Angulimàla xong, Đức Thế Tôn dẫn vị tân Tỳ khưu theo sau ngự đi về chùa Jetavana.

ĐỨC VUA PANESADI CA TỤNG ĐỨC PHẬT

Cũng trong khoảng thời gian ấy, Đức vua Pasenadi xứ Kosala thân chinh dẫn một đoàn quân gồm 500 binh mă ra khỏi thành truy t́m Angulimàla. Khi gần đến chùa Jetavana, Đức vua xuống ngựa đến hầu Đức Phật. Thấy Đức vua đến cùng một đoàn quân trang bị vũ khí và binh mă thiện chiến, Đức Thế Tôn bèn hỏi Đức vua Pasenadi:

- Nầy Đại vương, có phải vị vua các nước láng giềng khiêu chiến nên Đại vương thân chinh, dẫn quân đi đánh phải không?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, không phải Đức vua Bimbasàra trị v́ xứ Magadha làm cho con bực tức, cũng không phải Đức vua Licchavi trị v́ xứ Vesali chọc giận con, vua các nước lớn, nước nhỏ khác cũng không làm cho con phải khó chịu....

Kính bạch Đức Thế Tôn, bởi v́ trong nước của con có tên Angulimàla, kẻ cướp sát nhân rất hung ác và rất tinh nhuệ, nó đă giết nhiều người, cắt đầu ngón tay xâu thành ṿng đeo ở cổ. Dân chúng ở gần khu rừng kinh sợ bỏ đi nơi khác lánh nạn, chịu bao nổi khổ cực thiếu thốn. Cho nên, hôm nay con phải đích thân dẫn tinh binh đi truy t́m Angulimàla, tên cướp sát nhân dă man tàn bạo ấy, đem về triều đ́nh trị tội, để đem lại sự b́nh an cho dân chúng của con.

- Này Đại vương, nếu Đại vương nh́n thấy Angu-limàla cạo râu tóc, mặc y cà sa xuất gia trở thành Tỳ khưu, hành phạm hạnh cao thượng, có giới hạnh trong sạch, thu thúc lục căn thanh tịnh, th́ Đại vương đối xử với vị Tỳ khưu ấy như thế nào?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, đối với vị Tỳ khưu ấy, con sẽ cung kính đón tiếp, đảnh lễ thỉnh mời ngồi chỗ cao quư và xin hộ độ tứ vật dụng.

Kính bạch Đức Thế Tôn, nhưng Angulimàla là kẻ cướp sát nhân tàn bạo, không c̣n nhân tính, ác tâm phát sanh, khiến tạo mọi tội lỗi khủng khiếp, th́ làm sao có thể trở thành vị Tỳ khưu có giới hạnh trong sạch, thu thúc lục căn thanh tịnh cho được. Bạch Ngài.

Lúc ấy, Tỳ khưu Angulimàla ngồi không xa chỗ Đức Phật, Ngài đưa tay chỉ về phía Tỳ khưu Angulimàla và nói:

- Này Đại vương, vị Tỳ khưu đang ngồi ở chỗ kia chính là Angulimàla đó!

Đức vua Pasenadi vô cùng ngạc nhiên, vẽ mặt hoảng sợ, Đức Phật liền trấn an:

- Này Đại vương, hăy b́nh tĩnh! Chắc chắn sẽ không bao giờ có một tai họa xảy đến cho Đại vương nào do từ Angulimàla đâu!

Nghe Đức Phật dạy vậy, Đức vua liền trấn tĩnh, nhưng không khỏi ngạc nhiên, nên đến gần vị Tỳ khưu Angulimàla bạch hỏi rằng:

- Thưa Ngài, Ngài chính là Angulimàla phải không?

- Phải vậy, thưa Đại vương. - Vị Tỳ khưu đáp.

Đức vua vẫn chưa hết ngờ vực, hỏi tiếp.

- Thưa Ngài, thân phụ và thân mẫu của Ngài tên gọi là ǵ?

- Thưa Đại vương, thân phụ của bần đạo tên gọi Gagga, thân mẫu tên gọi là Mantàń.

Đến đây, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Đức vua Pasenadi vô cùng hoan hỷ, cung kính đảnh lễ Tỳ khưu Angulimàlà và bạch rằng:

- Cầu chúc cho người con thân yêu của quân sư Gagga và bà Mantań được an vui! Con xin hộ độ bốn món vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc trị bịnh cho Ngài.

Angulimàla, sau khi trở thành Tỳ khưu đă nguyện thực hành hạnh đầu đà, tri túc trong bốn món vật dụng, nghe Đức vua bạch như vậy nên thưa lại rằng:

- Thưa Đại vương, xin Đại vương đừng bận tâm, vật dụng đối với bần đạo đủ rồi.

Đức vua Pasenadi thấy Đức Phật đă cảm hoá được Angulimàla từ một tên cướp sát nhân dă man, hung ác đă trở thành một Tỳ khưu có giới hạnh trong sạch, thu thúc lục căn thanh tịnh... mà không cần đến một vũ khí, quyền lực nào ngoài tâm đại bi vô lượng vô biên của Ngài. Một ḷng tôn kính vô hạn phát sanh, Đức vua quỳ đảnh lễ dưới chân Đức Phật rồi tán dương rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn,

Thật là một điều phi thường chưa từng có!

Chỉ có Ngài mới có thể tế độ được người mà trên thế gian này không một ai có thể tế độ được! Chỉ có Đức Thế Tôn mới có thể làm vắng lặng phiền năo nơi người, mà không một ai có thể làm cho vắng lặng phiền năo được!

Với tâm đại bi vô lượng vô biên của Đức Thế Tôn, đă dẫn dắt những người từ nơi si mê tăm tối, t́m đến chỗ ánh sáng trí tuệ kỳ diệu mà không một ai có thể làm được.

Chính con đây, con không thể nào dùng quyền lực hay vũ khí để bắt buộc người khác cải tà quy chánh. Con hết ḷng thành kính tri ân Đức Thế Tôn vô thượng!

Đức vua Pasenadi đảnh lễ, bái biệt Đức Thế Tôn và Tỳ khưu Angulimàla rồi dẫn quân trở lại kinh thành.

Một buổi sáng, Đại đức Angulimàla mặc y mang bát đi vào thành Sàvatthi để khất thực, khi đi dọc theo một con đường, Ngài nh́n thấy một thai phụ đang đau đớn quằn quại, v́ không sanh con ra được, Ngài phát sanh tâm bi: "Ôi chúng sinh quá đau khổ, thật đáng thương xót thay!".

Thấy cảnh đau khổ của người đàn bà ấy, khiến Ngài phát sanh tâm bi cứu khổ, t́m cách nào cứu bà đây? Ngài đi khất thực độ ngọ xong, trở về chùa Jetavana, Ngài liền vào hầu Đức Phật bạch lại sự việc đă tận mắt chứng kiến, phát sanh tâm bi thương xót đến nỗi khổ của chúng sinh.

Đức Phật dạy:

- Này Angulimàla, con hăy đi đến chỗ người đàn bà đang đau khổ ấy, phát nguyện bằng lời chân thật rằng:

"Yato’ham bhagini ariyàya jàtiyà jàto, nàbhijànàmi, sancicca pànam j́vità voropetà. Tena saccena sotthi te hotu sottha gabbhassa". [*]

"Này cô, kể từ khi bần đạo xuất gia trở thành Tỳ khưu trong ḍng dơi Thánh tông, biết ḿnh không cố ư sát hại chúng sinh. Do lời chân thật này, xin cho cô sinh nở được dễ dàng, thai nhi của cô cũng được an toàn".

[*] Majjhimanikàya. Majhjhimapannàsa, đoạn kinh Angulimàlasutta

Nghe theo lời chỉ giáo của Đức Phật, Đại đức Angulimàla đi lại chỗ người đàn bà ấy, Ngài ngồi bên ngoài bức màn che, với tâm bi, đọc lời chú nguyện: "Yato’ham bhagini ariyàya jàtiyà jàto, nàbhijànàmi, sancicca pànam j́vità voropetà. Tena saccena sotthi te hotu sottha gabbhassa." [**], mà Đức Phật đă chỉ dạy.

[**] Về sau, lời chú nguyện này trở thành kinh Paritta, có hiệu nghiệm mọi lúc, mọi nơi. Hễ có trường hợp người đàn bà nào khó sanh, đọc bài kinh này, chú nguyện trong ly nước, đổ trên đầu người đàn bà khó sanh ấy, ngay tức khắc người đàn bà ấy sinh con ra một cách dễ dàng, an toàn cả mẹ lẫn con.

Lạ lùng thay! Lời chân thật vừa dứt, người đàn bà sinh đứa con một cách dễ dàng - như đổ nước ra khỏi b́nh - và hài nhi cũng được an toàn như ư nguyện.

ĐẠI ĐỨC ANGULIMÀLA CHỨNG ĐẮC THÁNH QUẢ ARAHÁN

Đại đức Angulimàla sống riêng một ḿnh nơi thanh vắng, không dễ duôi, tinh tấn tiến hành Tứ niệm xứ, bằng trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới, Ngài đă chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được vô minh và tham ái không c̣n dư sót, trở thành bậc Thánh Arahán cùng với Tam minh.

Như vậy, Ngài đă hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh đế, đồng thời hoàn thành xong phạm hạnh. Ngài biết rơ kiếp này là kiếp chót, không c̣n tái sanh kiếp nào khác nữa.

Mặc dầu, sau khi Đại đức Angulimàla đă trở thành bậc Thánh Arahán, tất cả mọi nghiệp (thiện nghiệp, ác nghiệp) mới không tạo, song nghiệp cũ vẫn c̣n có hiệu lực cho quả ở kiếp hiện tại, cho nên khi Ngài đi vào thành Sàvathi để khất thực, những cục đá, những khúc cây... người ta ném đi đâu đó lại rơi xuống trúng nơi đầu hoặc thân h́nh của Ngài, làm cho đầu bị chảy máu, thân h́nh bị bầm tím, y rách, bát bể... trông thấy thật đáng thương.

Khi trở về, Đại đức Angulimàla đến hầu Đức Thế Tôn, Ngài thấy như vậy, khuyên dạy an ủi rằng:

- Này Angulimàla, con hăy cố nhẫn nại, thay v́ phải chịu quả khổ lâu dài ở trong điạ ngục, th́ nay con chỉ chịu quả khổ một phần nào ở kiếp hiện tại này thôi.


Đại đức Angulimàla hoan hỷ vâng theo lời giáo huấn của Đức Phật.

ĐẠI ĐỨC ANGULIMÀLA CẢM HỨNG TỰ THUYẾT

Đại đức Angulimàla chỉ có một ḿnh ở nơi thanh vắng, nhập Arahán Thánh Quả Định, hưởng sự an lạc giải thoát, khi xả định, Ngài cảm ứng tự thuyết những bài kệ rằng:

"Người nào trước kia dễ duôi quên ḿnh,
Về sau có chánh niệm và tinh tấn,
Người ấy làm cho đời thêm xán lạn,
Như vầng trăng thoát khỏi đám mây che.
Người nào đă tạo ác nghiệp tội lỗi,
Quả ác được ngăn bởi 4 Thánh Đạo,
Người ấy làm cho đời thêm xán lạn,
Như vầng trăng thoát khỏi đám mây che.
Tỳ khưu nào dẫu c̣n thời trẻ trung,
Tinh tấn hành theo giáo pháp Đức Phật,
Tỳ khưu ấy làm cho đời xán lạn,
Như vầng trăng thoát khỏi đám mây che.

Rồi tiếp theo Đại đức rải tâm từ đến cho những người mà Ngài đă lầm lỡ, làm khổ trước đây bằng những bài kệ:

"Này tất cả những người thù ghét tôi!
Xin hăy đến đây lắng nghe chánh pháp.
Mà tôi đă được nghe từ Đức Phật,
Hăy nên thân cận với bậc Thiện trí,
Là bậc đă chứng ngộ pháp siêu thế,
Xin hăy thực hành theo lời giáo huấn
Của Đức Phật cao thượng hơn chúng sinh.

Này tất cả những người thù ghét tôi!
Xin mời quư vị tùy thời nghe pháp.
Bậc Thiện trí thường tán dương ca tụng,
Pháp rải tâm từ và đức nhẫn nại,
Lắng nghe và thực hành theo pháp ấy,
Dập tắt được oan trái và hận thù.

Này tất cả những người thù ghét tôi!
Xin các người không nên làm khổ tôi,
Và không nên làm khổ chúng sinh khác,
Nên tinh tấn thực hành theo chánh pháp
Chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, Niết Bàn,
Diệt đoạn tuyệt tham ái và phiền năo.

Ngài Đại đức hướng dẫn cách tu hành bằng những bài kệ:

Người nông dân cần nước,
Làm mương dẫn nước vào.
Người thợ làm mũi tên,
Uốn cây tên cho thẳng.
Người thợ mộc đẽo cây,
Đẽo cây theo ư ḿnh.
Cũng như bậc Thiện trí,
Tự dạy ḿnh mà thôi.
Có người dạy súc vật,
Dùng gậy, móc sắt, roi.
C̣n Đức Phật dạy tôi,
Bằng phép mầu cao thượng,
Không quyền lực, vũ khí.
Từ trước tôi làm hại,
Tất cả mọi chúng sinh,
Thế mà mang cái tên,
Là A - him - sa - ka [*] .
Kể từ nay về sau,
Không làm hại ai cả,
Đúng nghĩa thật tên tôi.
Trước kia tôi chính là,
Một kẻ cướp sát nhân,
Nổi danh khắp đó đây,
Aí - gu - li- mà - la,
Đắm ch́m trong nước xoáy,
Sanh tử khổ luân hồi.
Nay tôi đến quy y,
Nơi Đức Phật cao thượng.
Từ trước tôi nổi danh,
Aí - gu - li - mà - la,
Kẻ giết người vấy máu.
Nay chứng ngộ Niết Bàn,
Nhổ gốc rễ tham ái,
Chặt đứt mầm tái sanh.
Tôi đă tạo ác nghiệp,
Đáng lẽ sa ác đạo,
Chịu khổ đau nhiều kiếp.
Nhờ chứng ngộ Thánh Đạo,
A - ra - hán Đạo Tuệ,
Diệt tận các phiền năo,
Tâm trong sạch thanh tịnh,
Dùng vật thực không nợ.
Người ngu không trí tuệ,
Thường sống trong dễ duôi.
Bậc Thiện trí hiểu biết,
Giữ ǵn không dễ duôi,
Luôn luôn có chánh niệm,
Như giữ ǵn cuả báu.
Chớ nên sống dễ duôi,
Chớ say đắm ngũ trần.
Người hành Tứ niệm xứ,
Con đường duy nhất ấy,
Luôn tinh tấn chuyên cần,
không dễ duôi chánh niệm,
Chứng đắc 4 Thánh Đạo,
4 Thánh Quả, Niết Bàn.
Tôi đến với Phật giáo,
Là sự đến tốt lành,
Điều suy xét của tôi,
Không phải là sai lầm.
Tôi đă chứng đắc được,
A-ra-hán Thánh Đạo,
A-ra-hán Thánh Quả,
Cùng Niết Bàn cao thượng,
Trong giáo pháp Đức Phật.
Sự xuất gia Tỳ khưu,
Của tôi là cao quư,
Chứng đắc thành bậc Thánh
A-ra-hán, Tam minh,
Hoàn thành lời Phật dạy.

[*] A-him-sa-ka: vô hại, không làm hại chúng sanh.


_/|\_ Nam Mô A DI Đà Phật _/|\_
_/|\_ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _/|\_

Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 13 of 14: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:28am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

Chúc các bạn thân tâm an lạc
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 14 of 14: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 10:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Kính chào tất cả quư vị và các bạn!

Tôi xin được tán thán và tuỳ huỷ công đức với bạn nhoccon 1412, v́ đă tạo niềm tin chân thật cho người tu pháp môn niệm phật khó hiểu và khó tin này vào thời đại mạt pháp này, khi đă post bài này lên cho mọi người vững tin vào phật pháp.

Tôi có vài lời góp ư với minhtam:

1.Đối với Phật Pháp tuỳ duyên tuỳ phương tiện mà ḿnh có thể làm công tác phật sự để lợi ích cho tha nhân chính là đền ân chư phật vậy. Đó là Bồ Tát Hạnh. Không nên nói đến tiền bạc là điều tế nhị sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến đạo pháp. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mạt pháp. Ta chỉ nên làm ǵ có thể trong khả năng ḿnh mà thôi, không gượng ép nếu không ḷng ta không tịnh và bị day dứt khó tu tập.

2.Theo minhtam viết lời nhận định về HT.Tịnh Không TH̀ không đúng theo thiển ư riêng chủ quan của cá nhân ḿnh:" điều quan trọng hơn nữa cho thấy Vị Hoà Thượng này không hề biết Thiền Định là ǵ ? và chỉ nghĩ sự thanh tịnh cho cá nhân ḿnh ". Nếu nói như vậy th́ HT sẽ không hoằng truyền tịnh độ, bỡi tịnh độ đó là tịnh tâm. Giữa thiền và tịnh không có sự mâu thuẫn chia 2lối khác nhau nhưng cuối cùng là chơn như vắng lặng niết bàn tịch tịnh theo lời Bồ Tát Quảng Đức truyền dạy, có lẽ minhtam chưa nghe lời khai thị th́ phải. Hăy nên thấy cái sai và lỗi của ḿnh là trước hết không nói lỗi của người, theo hạnh Thường Bất Khinh Bồ Tát luôn khiêm cung và thấy phật tánh của chúng sanh mà là người tu tập chân chính. Tôi không phải là thiền tông chính tông, cũng không là đệ tử của Tịnh Không Đại sư, chắc có lẽ minhtam là thiền tông? nên hiểu lư sơ đẳng nhất trong phật giáo Trung Hoa được xây dựng trên thiền tông là cơ bản nhất mà ai cũng biết, bỡi lẽ ai tu theo cũng theo lệ ấy không ngoại trừ Tịnh Không Đại Sư. Nhưng Ngài lấy Niệm Phật làm yếu chỉ của con đường tu hành của ḿnh mà không đề cập lư thiền nhưng vẫn có sự ẩn mật.

3.Khi tu tập lấy sự thử thách sự khổ cực là động lực để thử đạo tâm kiên cố của hành giả đến mức độ nào th́ đạo quả sẽ cao chừng ấy. Tu theo con đường trung đạo là đường lối mà Đức Thế Tôn đă t́m ra và chỉ dạy cho chúng đệ tử. Điều này tôi đồng ư với minhtâm. Theo thiển ư của tôi trong khi Tịnh Không Đại Sư thuyết giảng bằng lời có thể nói không rơ rành hết ư nên khiến cho người nghe pháp và người dịch ra việt ngữ ngộ nhân và người đọc sẽ hiểu sai ư, không nên chấp ngôn từ mà hăy lấy nhửng cái tinh hoa mà học hỏi trong sai tức có đúng không hẳn là sai hoàn toàn.

4.Theo minhtam nói chỉ đúng có một nữa không hoàn toàn hẳn như thế, người tu học phật pháp truyền đạo của Thế Tôn phải biết tuỳ cơ tuỳ thời tuỳ phương mà giáo hoá chỉ dạy chúng sanh. Tịnh Không Đại Sư nương theo lời chư phật lời chư bồ tát và lời chư tổ nhất là theo lời khai thị của Đức Thế Tôn về niệm phật và cầu sinh tịnh độ không muốn bỏ một ai, cũng muốn ai cũng sớm giải thoát nỗi khổ của chúng sanh đang gánh chịu như lửa đốt trong tam giới sớm về tịnh độ đủ phương tiên độ sanh. Ấn Quang tổ sư dạy:" vào thời mạt pháp, nếu rời câu niệm phật, th́ khó độ sanh, đạo quả khó viên thành ". Ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí hoá thân trong thời đại chúng ta mà có ai biết đến khi văng sanh th́ dấu tích mới hiển hiện. C̣n Tâm Hạnh Bồ Tát độ sanh, th́ giữ lấy niệm phật làm pháp tu để khỏi sa vào ṿng vô minh ngàn kiếp kho ra. Gương xưa bao vị thiền sư không khai ngộ điều phải luân hồi,có khi rơi vào tam đồ ác đạo, hoặc do công hạnh kiếp trước tu tập mà kiếp này được hưởng phú quư quên mất con đường tu lại tao tội. Đáng thương thay, huống hồ chúng ta là kẻ phàm phu trong thời mạt pháp không gặp phật khó chứng Thánh quả khó khai ngộ và bận nhiều chướng duyên nữa chứ. Nếu chủ trương ḿnh giỏi ḿnh hay coi lời chư phật chư bồ tát chư tổ không đáng kể nhất định sẽ rơi vào tam đồ ác đạo, đó là nhân quả không xa. Lời này là lời chung cho mọi người và bản thân tôi cùng suy gẩm để không vấp phải rơi vào ngă mạng cố chấp trong phật đạo.

5.Không nên nói thế, cơi Cực lạc do Đức Di Đà lập ra được kết tinh bởi công năng tu hành và hạnh nguyện độ sanh do công quả tṛn đầy, nên mới có cơi này, đây là cơi chân thật tồn tại bất biến vĩnh hằng không hư hại nằm ngoài 3 cơi dục sắc. Đó là cách giả dụ chỉ cho chúng sanh mê muội ham mê sắc tướng nên phật mới mô tả như thế thôi, chứ thực ra cơi này chính là Niết Bàn bỡi niết bàn vắng lặng tịnh tĩnh an nhiên tự tại không h́nh không tướng không ngằn mé không biết nói thế nào nên Thế Tôn phương tiện thế thôi. Khi tâm tịnh hoàn toàn trong tự tánh sáng suốt của chính ḿnh ấy là Tây phương cực lạc ấy là niết bàn. Đâu phải là t́m cầu đâu xa. Đây là lư duy tâm tịnh độ. Khó nghĩ khó bàn với trí phàm phu thấp kém trong đời mạt pháp mà chúng ta luận bàn được đâu. Khi nào chứng ngộ được lư duy tâm tịnh độ tự khắc chúng ta sẽ hiểu rơ thôi, lúc đó ta mới biết niết bàn là ǵ? tây phương cực lạc là ǵ? hiện tại chúng ta chưa khai ngộ chưa biết ta là ai, nói theo thiền là Bản lai diện mục, tự tánh Di Đà chưa bừng khai mà luận bàn cảnh giới của chư phật. Khác nào ṃ trăng đáy nước, nấu các thành cơm, đó là điều thực tế đó.

*Bất ḱ ai chịu khó tu tập cũng đều có ngọc, ngọc được kết kinh bởi sự tu hành thanh tịnh chân thật của hành giả, không phải ai có ngọc cũng đắc đạo giải thoát cả. Ngọc là sự minh định cho sự thanh tịnh của người đó thôi, kẻ cả loài vật cũng có ngọc khi chịu khó tu luyện. Sự đắc đạo-giải thoát th́ phải căn cứ dựa trên nhiều yếu tố của pháp môn mà hành giả tu tập, tỷ dụ tu niệm phật khi văng sanh th́ có các dấu hiệu tốt lành theo kinh điển đă nói...C̣n nhiều đều khó có thể nói hết với trí phàm phu khó mà nhận định được tất cả mức độ đắc đạo-giải thoát của các vị. Chỉ có khi nào ta thực chứng th́ mới liễu ngộ được tất cả vạn pháp thế gian và xuất thế gian pháp mà thôi.

*xin minhtam xem xét về cách dùng ngôn từ của ḿnh mà diễn tả niết bàn là cơi vô sắc, bỡi có nhiều mật nghĩa:1.không h́nh không tướng, 2.Cơi này nằm trong tam giới chưa ra khỏi cơi giải thoát. C̣n nhiều nghĩa nữa trước hết là vậy để dễ hiểu. Nói đúng nghĩa niết bàn là chơn như vắng lặng, tịch tịnh.    

Vài ḍng góp ư, có ǵ không phải xin minhtam và chư vị hoan huỷ tha thứ cho tôi. Tôi xin thành tâm đảnh lễ và sám hối với các Ngài v́ tương lai các Ngài sẽ thành phật mà, bỡi lẽ phật tánh luôn ẩn mật trong mọi loài chúng sanh, tâm ngộ là phật-tâm mê làm chúng sanh, ma cũng có thể làm phật với điều kiện y giáo phụng thọ tŕ chánh pháp. Không phân biệt chấp trước ngă mạn đó là yếu chỉ tu vậy mà.

Kính chúc quư vị và các bạn vạn sự kiết tường, đạo tâm kiên cố, tự tánh Di Đà sớm bừng khai, đạo quả sớm viên thành.

Nguyện cầu Tây Phương Thánh phóng quang gia hộ cho chúng con, nguyện xin chư phật chư tôn bồ tát chư hộ pháp hộ tŕ cho chúng con vững bước tu tập.
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tác, Tác Đại Chứng Minh
Phổ Quảng
thânchào

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 7.5703 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO