Tác giả |
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 1 of 7: Đă gửi: 24 August 2006 lúc 4:12am | Đă lưu IP
|
|
|
Xin cứu độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu
France, 1993
Mẹ Đất bệnh th́ chúng sinh bệnh
1/ Tỵ nạn thiên nhiên
Nhân danh kỹ nghệ văn minh tiến bộ, con người đă và đang tiếp tục tàn phá môi trường thiên nhiên : rừng cây, đất mầu, sông biển, không khí v.v... khiến cho dân cư ở đây, v́ lâm vào t́nh trạng thất nghiệp đói kém, phải đi tỵ nạn về tỉnh hoặc thành phố với hy vọng kiếm được sinh nhai.
Trước đây 40 năm, dân số ở các thành thị trên thế giới có khoảng 600 triệu, ngày nay số đó đă lên tới 2 tỷ. Đâu phải ai về tỉnh hoặc sống ở tỉnh cũng dư giả hoặc dễ sống hết đâu. Dân số càng đông th́ tổ chức xă hội càng khó và phức tạp. Khổ nhất là cho các nước chậm tiến. Hàng triệu người sống chui rúc trong các chung cư bần dân, những cư xá lụp xụp. Nhà làm bằng mái tôn rỉ cũ xiêu vẹo, cửa sổ vá víu bằng bao ny lông hoặc giấy các tông, nước uống, nước rửa pha chảy lẫn lộn, trẻ con thiếu ăn, bụng ph́nh trướng, quanh năm suốt tháng sống với tiếng ồn, mùi xú uế, hơi khói, chấy rận. Đó là số phận của những người tỵ nạn thiên nhiên.
2/ Xă hội nô lệ hóa
Thông thường người ta đánh giá lịch sử của một dân tộc qua tiến tŕnh văn minh. Từ lúc lên rừng hái quả, săn bắn cho đến canh nông trồng trọt, từ xây cất thành phố cho đến chế tạo phi thuyền. Người ta tin tưởng vào khoa học, v́ nhờ khoa học mà các nước Âu Mỹ trở nên tiến bộ và giàu có nhất trên thế giới. Các nước Á Phi rất mơ được như vậy, nhưng họ đâu có hay rằng giấc mơ kia là đầu mối của một cơn ác mộng. Các nước Âu Mỹ hiện nay cũng lâm vào t́nh trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nạn thất nghiệp lan tràn, gia tăng. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia được xem là giàu có nhất thế giới, mỗi năm ngân quỷ quốc gia cũng thiếu hụt cả chục tỷ mỹ kim.
Khoa học thường đi đôi với duy vật. Ngày nay người ta đánh giá sự thành công của con người qua những tiêu chuẩn như : lương bổng của anh bao nhiêu ? Nhà anh ở khu nào ? Xe hơi của anh hiệu ǵ, mấy mă lực ? Anh đi nghỉ hè ở đâu ? v.v... Con người chỉ biết có tiền và làm sao cho có được nhiều tiền càng tốt. Nhiều tiền để làm ǵ chứ ? - Để tiêu thụ ! Chính v́ tâm lư tiêu thụ này mà vật giá cứ tiếp tục leo thang và nạn lạm phát không thể ngưng được. Tệ hại hơn nữa, ở Âu Mỹ có mốt bán chịu (vente à crédit), như vậy lại càng kích thích tâm lư tiêu thụ. Dân chúng không có tiền mà cứ tha hồ mua sắm. Mua trước rồi sẽ trả sau. Không có xứ nào mà dân chúng thiếu nợ nhiều như ở Âu Mỹ. Nợ nhiều th́ phải nai lưng ra làm việc để trả nợ. Đa số đến chết vẫn chưa trả hết nợ. Tưởng ḿnh tự do, tự do mua sắm, tự do xài sang, tự do tiêu thụ, nhưng có ai ngờ đâu là ḿnh đang làm nô lệ cho vật chất. Tiêu thụ nhiều th́ phải sản xuất nhiều, muốn sản xuất nhiều th́ phải khai thác nhiều, khai thác không nương tay, không kiêng nể, không nghỉ ǵ đến thế hệ con cháu sau này. Làm như xài hết quả đất này th́ chúng ta c̣n có quả đất xơ-cua (secours) thứ hai vậy.
3/ Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm.
Hăy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà ! Sinh vật nào mà chả hít thở. Cây cỏ kia c̣n phải hít thở nữa huống chi là con người. Hít thở là sự sống và cũng là một niềm tự do. Nhưng niềm tự do đó đang bị tước đoạt. Hít thở sao cho nổi khi không khí chỉ toàn là khói bụi, xăng nhớt ?
Một bản thống kê năm 1989 cho biết, ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học được tống khứ lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Con số này phải được nhân lên gấp ba nếu ta kể luôn cả khói xe hơi, thuốc sát trùng, phế thải kỹ nghệ trong nước bốc hơi lên.
Sống ở tỉnh hay thành phố mà muốn hít thở được một chút không khí trong lành thật không phải là chuyện dễ. Ra đường th́ khói xe hơi, khói kỹ nghệ, vào sở làm th́ khói thuốc lá, về nhà th́ không khí bế tắc. Do đó mỗi cuối tuần, rất nhiều người t́m cách mau mau thoát khỏi cái tỉnh "pḥng ngạt" để về miền quê may ra hít thở được một chút không khí trong lành.
T́m đâu ra một chút nước sạch để uống ?
Ở các xứ chậm tiến, nhất là vùng thành thị, viêc vứt đổ rác rến phân tiểu trong gịng nước, sông hồ là một chuyện rất thường không có ǵ là lạ cả. Vi trùng, vi khuẩn, sán lải đua nhau sinh nở trong các ống cống, ống dẫn nước. Xứ đă nghèo, dân chúng lại thất học không biết giữ ǵn vệ sinh, t́m được một chút nước sạch để uống không phải chuyện dễ. Ở các xứ văn minh, nước không bị nhiễm ô bởi phân tiểu, rác rến nhưng bởi sự phế thải hóa học. Về nước uống, 20 triệu dân Âu châu tùy thuộc về sông Rhin, nhưng con sông này đă bị nhiễm ô trầm trọng. Biết được nước bị nhiễm ô, thay v́ t́m cách chữa trị tận gốc, người ta lại lợi dụng luôn t́nh thế, chế bán các loại nước suối (eau minérale) đủ thứ nhăn hiệu. Bán cho những dân ư thức được sự ô nhiễm của nước và chỉ muốn uống nước trong lành.
Ở trên trái đất này có 7 phần 10 là nước, nước có rất nhiều, có khắp nơi, ngay cả trong nhà chỉ cần vói tay vặn một cái là có nước chảy. Vậy mà không uống được, lại phải ra chợ mua nước suối uống. Tệ hơn nữa, khi uống nước suối người ta lại càng hănh diện v́ nó biểu lộ sự giàu sang, đài các trưởng giả. Chúng ta cần nhận thức rằng việc tiêu thụ nước suối chính là hậu quả của sự tàn phá và nhiễm ô môi sinh. Ngay cả việc chế bán nước suối cũng vậy, phải khai quật các nguồn suối, chế tạo b́nh ny lông, vô chai, chất lên xe vận tải đi hàng ngàn cây số đến trưng bán ở các siêu thị. Tất cả cái đó đều góp tăng thêm sự nhiễm ô.
Về thức ăn, bộ canh nông Anh quốc đă phải công nhận rằng tất cả thức ăn bày bán trên thị trường, không có thứ nào mà không bị nhiễm thuốc sát trùng, không nhiều th́ ít. Đâu phải chỉ nhiễm có thuốc sát trùng mà thôi, các thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày c̣n bị nhiễm rất nhiều độc tố hóa học khác, nhất là các chất kích thích tố (hormones) và trụ sinh (antibiotiques). Các súc vật như gà, vịt, heo, ḅ ngày nay được nuôi dưỡng những chất trên để da thịt mập mạp, nặng kư để bán.
Thức ăn không những bị ô nhiễm mà lại c̣n khan hiếm nữa. Là người Việt, may mắn sống ở hải ngoại, vật chất dư giả, chúng ta ít có khi nào để ư tới sự khan hiếm của thức ăn trên thế giới, nhất là ở các xứ chậm tiến Á Phi, mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói. Chúng ta càng ăn sung mặc sướng, hưởng thụ tha hồ bao nhiêu th́ dân ở các xứ này càng chết đói bấy nhiêu.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 2 of 7: Đă gửi: 24 August 2006 lúc 4:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Nguyên nhân Mẹ Đất bệnh
1/ Sự u mê, tham lam, ích kỷ
Tàn hoại Mẹ Đất, phá sản và nhiễm ô môi sinh không ai khác hơn là con người. Vi u mê, tham lam, ích kỷ nên con người đă lợi dụng trí khôn của ḿnh cùng với những khám phá khoa học để tàn phá môi sinh, và cùng lúc xây đắp đời sống hưởng thụ của ḿnh trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác.
Tất cả sự vật trên đời này đều phải nương nhau mà có, cái này có v́ cái kia có. Sự sống của con người có mặt v́ muôn ngàn sự sống khác có mặt, sự sống của đất đá, của cỏ cây, sông biển, núi rừng, v.v... Tất cả đều góp phần vào sự sống của con người. Con người không thể sống riêng rẻ một ḿnh nếu tất cả các loài khác bị tiêu diệt. Sự sống là một toàn thể. Đây là tính cách duyên khởi của vạn hữu và cũng là lư "trùng trùng duyên khởi" của kinh Hoa Nghiêm.
V́ u mê, không biết được điều này nên con người đă thản nhiên ra tay tước đoạt sự sống của mọi loài, cho rằng đó là những thứ được ông Trời hay Tạo Hóa sinh ra cho ḿnh hưởng thụ. Hưởng thụ cho riêng ḿnh TA chưa đủ, chúng ta c̣n muốn hưởng thụ luôn cho cả vợ Ta, con Ta, gia đ́nh Ta, xă hội Ta, quốc gia Ta. V́ muốn hưởng thụ cho tất cả những cái liên quan đến Ta và của Ta, nên chúng ta trở thành tham lam, ích kỷ. Có một muốn mười, có mười muốn trăm. Muốn nhiều th́ t́m ở đâu ra ? Phải moi nơi Mẹ Đất, khai quật các mỏ nguyên liệu. Nhưng nguyên liệu thiên nhiên th́ có hạn mà ḷng tham của con người th́ không đáy. Từ đó sinh ra tranh dành và bóc lột lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, giàu lấn nghèo.
Không hiểu các nước chậm tiến Á Phi làm ǵ mà hơn nửa thế kỷ nay vẫn măi nghèo đói không ngóc đầu lên được ? Chẳng lẽ họ không biết bắt chước Tây phương phát triển kỹ nghệ, canh nông, tăng gia sản xuất hay sao ? Họ biết chứ sao không ? Chính v́ muốn bắt chước nên họ đă mua sắm rất nhiều máy móc tây phương, mua chịu (à crédit). V́ mua chịu hay nói một cách khác là mắc nợ nên phải cố gắng xuất cảng nhiều. Hàng năm số lương thực xuất cảng nhiều hơn số nhập cảng và được viện trợ bởi Liên Hiệp Quốc.
Vào năm 1973, 36 nước nghèo đói nhất thế giới vẫn phải xuất cảng lương thực đến Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, các thức ăn được xuất cảng thường là các thứ hảo hạng, có nhiều chất dinh dưỡng hơn các thức ăn nhập cảng hay được viện trợ. Dân nghèo phải cong lưng ra cầy cấy, đổ mồ hôi sôi nước mắt, để rồi những sản phẩm đó được đem đi bán rẻ ở các nước giàu có Tây phương. Đây há không phải là một h́nh thức bóc lột sao ?
Cũng v́ muốn xuất cảng kiếm ngoại tệ trả nợ mà không biết bao nhiêu ruộng đất tốt đă bị đem đi dùng để trồng các thứ xa xí phẩm như hoa mầu, thuốc lá, thay v́ trồng lúa gạo cho dân ăn đỡ đói.
Ở Á Phi mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói, trong khi đó ở Tây phương người ta vẫn thản nhiên tiếp tục ăn chơi tiêu thụ làm như hai bên không liên quan ǵ với nhau. Như vừa thấy ở trên, cuộc sống ăn chơi tiêu thụ của Tây phương được xây dựng trên sự bóc lột mồ hôi nước mắt của dân nghèo Á Phi, như vậy làm sao có thể nói là không liên quan đến nhau.
Thầy Nhất Hạnh có nói trong quyển Tương Lai Văn Hóa Việt Nam: "Nếu Tây phương bớt ăn thịt và uống rượu lại 50% th́ hàng chục triệu trẻ em Á Phi sẽ khỏi phải chết đói mỗi năm... Hạt lúa thay v́ dùng để nuôi trâu ḅ gà vịt và để nấu rượu th́ có thể đem đi cứu đói tại các nước này."
Các nước Á Phi vẫn không ngớt cầu cứu Tây phương viện trợ để phát triển kỹ nghệ, họ cho rằng sự nghèo đói của họ là do chậm tiến mà ra, nhưng họ không hay rằng "phát triển kỹ nghệ" theo lối Tây phương ngày ngay đồng nghĩa với "khai thác môi sinh". Bao nhiêu tài nguyên (tức là tặng phẩm của Mẹ Đất) như dầu hỏa, than, sắt, đồng, ch́, v.v... đều đang cạn dần v́ sự khai thác quá lố. Tại sao như vậy ? Đó chẳng qua là để thỏa măn nhu cầu tiêu thụ (nói gọn hơn là ḷng tham) của dân giàu có, dư ăn dư mặc.
Một điển h́nh cụ thể và rơ ràng nhất của sự tiêu thụ phí phạm vô lư đó là kỹ nghệ xe hơi. Các nước Tây phương đua nhau sản xuất xe hơi, ngày càng tối tân hơn, chạy nhanh hơn (có thể chạy trung b́nh từ 200 đến 300 cây số giờ) trong khi đó th́ luật lưu thông như ở Pháp cấm không cho chạy quá 60 cây cố giờ trong thành phố hoặc 140 cây số giờ trên xa lộ. Thử hỏi chế tạo xe hơi như thế có ích lợi ǵ, nếu không là để dân chúng chạy quá tốc độ, vi phạm luật lưu thông hoặc gây ra tai nạn. Ở Pháp mỗi năm có đến hàng ngàn người chết v́ tai nạn xe cộ. Đó là chúng ta chưa kể đến giá "sinh môi", tức là ảnh hưởng của sự khai thác môi sinh để tạo ra một chiếc xe hơi.
Muốn chế tạo xe hơi, trước tiên cần phải có kim khí như sắt, nhôm, kẽm, đồng, ch́, v.v... và như vậy th́ phải khai quật các mỏ kim khí, nấu chảy, đúc nguội; tiếp theo cần đến các chất nhựa, cao su và thủy tinh, tức là phải khai thác các mỏ nhiên thạch; sau đó phải chuyên chở tất cả các thứ trên đến xưởng chế tạo. Các xưởng này cần phải vận dụng nhiều năng lượng, do đó cần phải được kiến thiết rộng lớn và trang bị máy móc tối tân. Cùng lúc chế tạo xe hơi, người ta phải xây cất đường xá, xa lộ, tức là phải cần đến đá, sỏi, xi măng, dầu hắc, v.v... và như vậy lại phải khai mỏ, giựt ḿn, phá núi, lấp vá ruộng đồng. Khi xe được chế tạo xong, đâu phải là chạy được ngay, cần phải có xăng, dầu, nhớt, tức là phải khai thác các mỏ dầu hỏa, phải bơm, lọc, chuyên chở. Rất nhiều tàu chở dầu hỏa thường gặp tai nạn làm đổ dầu lai láng biển cả.
Kỹ nghệ dầu hỏa tống khứ rất nhiều khí độc và làm ô nhiễm môi sinh nhiều nhất trong số các loại kỹ nghệ. Từ đầu đến cuối, cứ mỗi giai đoạn là mỗi khai thác và làm ô nhiễm môi trường sinh sống thiên nhiên. Đến đây chưa phải là hết, mỗi lần xe chạy, nó nhả nhiều khói độc có hại cho sức khỏe con người và cỏ cây. Sau cùng khi xe cũ ṃn, không chạy được nữa, người ta t́m cách phế thải và như vậy lại làm ô nhiễm môi sinh lần nữa.
Trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ nói lên sự phí phạm tài nguyên gây ra bởi xă hội tiêu thụ Tây phương. Tiêu thụ nhiều bao nhiêu th́ tài nguyên cạn dần bấy nhiêu, lúc đó phải tính đến chuyện nḥm ngó nước khác và như vậy gây ra tranh dành giữa các cường quốc, hoặc chiến tranh xâm lược các nước nhược tiểu. Trên thế giới hiện nay, với số lượng vũ khí dư đủ để làm nổ tung 20 lần quả đất, người ta vẫn tiếp tục chế tạo những thứ độc địa hơn, dù đó là vũ khí hóa học, nguyên tử hay hạt nhân. Mặc dầu giữa hai cường quốc Nga Sô và Hoa Kỳ, sự ḱnh chống nhau đă nhường chỗ cho sự thỏa hợp bắt tay nhau để giải tỏa bớt các hỏa tiễn, vũ khí nguyên tử, nhưng không phải v́ thế mà vũ lực nguyên tử giảm dần. Các nước chậm tiến vẫn đang hăng say trang bị vũ khí nguyên tử như Do Thái, Nam Phi, Ấn Độ, Pakistan và Irak. Một số đông các nước khác, v́ nghèo hơn, cũng cố gắng trang bị vũ khí hóa học mà họ mệnh danh là "bom nguyên tử của nước nghèo". Viện cớ rằng các nước nhược tiểu vẫn tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử nên các nước tiến bộ Tây phương không chịu giảm vũ lực của ḿnh, ngược lại họ nhân cơ hội này để bán vũ khí cho các nước chậm tiến khác. Với sự thỏa hợp hai khối Đông Tây hiện nay, có thể các dàn hỏa tiển Âu châu sẽ không c̣n chĩa mũi về phương Đông nữa mà sẽ quay 90 độ để chĩa về phương Nam.
Đến năm 2000, sự sản xuất dầu hỏa của Hoa Kỳ và Anh quốc sẽ không c̣n đáng kể và cùng lúc các quốc gia thuộc vịnh Ba Tư (Golf Persique) sẽ chiếm phần quản lư tiếp vận dầu hỏa cho thế giới. Nếu lúc đó các nước này dở chứng không chịu bán dầu hỏa hoặc làm khó dễ tăng giá quá mức th́ sao ? Các nước kỹ nghệ Tây phương có chịu để yên không hay là sẽ sẵn sàng dùng vũ lực uy hiếp ? Với đà trang bị và chế tạo vũ khí hiện nay ở vùng Trung Đông liệu các nước Hồi giáo này có chịu thua kém không ? Trong tương lai vùng Trung Đông sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho nền ḥa b́nh thế giới.
Tóm lại nếu con người cứ tiếp tục tiêu thụ quá mức, khai thác và tàn hoại môi sinh th́ không biết xă hội tân thời này sẽ sống c̣n trong vài thế kỷ tới hay không ? Hay là sẽ bị tiêu diệt bởi sự bùng nổ của chiến tranh nguyên tử. Hoặc giả nếu không chết v́ chiến tranh th́ cũng chết v́ đói, v́ thiên tai, hạn hán, bảo lụt và bệnh dịch.
2/ Gương xưa châu Đại Dương
Cách đây khoảng hơn 12.000 năm về trước, trên trái đất có một châu tên là châu Đại Dương (Atlantide). Người ở đây rất thông minh, nền văn minh của họ tiến bộ gấp trăm hay ngàn lần nền văn minh khoa học của chúng ta hiện nay. Họ đă chế biến những dụng cụ rất tối tân, có thể làm đảo lộn thời tiết như biến mùa Đông ra mùa Hè, có thể vận dụng ư tưởng để di chuyển đồ vật, v.v... Tuy nhiên sự tiến bộ khoa học mà không đi đôi với đạo đức th́ dễ gây ra thảm họa.
Một số người gian ác đă lợi dụng khoa học để gây phe đảng và củng cố quyền lợi cá nhân. Từ đó xảy ra chiến tranh giữa các bè phái, họ đem ra những vũ khí rất ư là tối tân và độc địa để tàn sát lẫn nhau, và cùng lúc họ cũng vô t́nh hủy hoại vùng đất nơi họ đang ở. Một số các hiền giả đạo đức thấy rơ nguy cơ diệt chủng sắp đến, nên họ đă t́m cách di cư lánh nạn. Một số di cư sang châu Âu và lập nghiệp ở Ai Cập (Egypte), nơi đây có những Kim Tự Tháp được xây trước đây trên 6000 năm, đó là những vết tích văn minh của nhiều thế hệ con cháu giống dân Đại Dương (Atlantes), một số khác di cư sang chây Mỹ và họ là sơ tổ của các giống dân Mayas, Incas. Ở miền nam Mỹ châu cũng có những Kim Tự Tháp tương tợ như ở Ai Cập, với vài nét kiến trúc hơi khác.
Các nhà tiên tri Atlantes đă đoán đúng, sau cùng châu Đại Dương đă bị một trận Đại Hồng Thủy, tức đă bị những trận thiên lôi địa chấn và ch́m xuống đáy biển. Nơi đây sau này trở thành biển Đại Tây Dương (Océan Atlantique) ngăn cách châu Âu và châu Mỹ.
Sự tích của châu Đại Dương được đa số xem là một huyền thoại, nhưng vẫn có một số ít các nhà khoa học khảo cổ tin chắc sự hiện hữu của châu này. Ở đời đâu phải chỉ có những ǵ mắt thấy tai nghe mới là thật có, có rất nhiều điều tai trần mắt thịt của chúng ta không nghe không thấy mà chúng vẫn hiện hữu. Thí dụ điển h́nh như Kim Tự Tháp Ai Cập, đến nay vẫn chưa ai hiểu nổi làm sao cách đây 6000 năm, con người đă có thể khiêng và chồng lên nhau gần 2 triệu tảng đá, với mỗi tảng nặng khoảng 2 tấn.
Hiện nay nhân loại đang đi vào con đường diệt vong cũ của châu Đại Dương mà không hay biết. Ở đời đă có biết bao nhiêu cuộc bể dâu, trước kia là biển nay thành đồng hoang, trước kia là núi nay thành biển cả. Mặt mũi của Trái Đất cũng thay đổi như mặt mũi của chúng ta. Khi vui mặt đẹp, khi buồn sầu đau. Khi con người biết sống trong thương yêu, ḥa thuận với nhau th́ mặt đất cũng xinh tươi, lúa mạ ph́ nhiêu, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Khi con người thâm hiểm, gian ác, ích kỷ, chỉ gây đau khổ cho nhau th́ mặt Trái Đất cũng nhăn nhó, động đất, thiên tai, băo lụt, nhà nhà đói khổ, than oán.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 3 of 7: Đă gửi: 24 August 2006 lúc 4:20am | Đă lưu IP
|
|
|
Xin cứu độ Mẹ Đất
Có ư thức được tính cách đồng sinh cộng tử của mọi loài và t́nh trạng bi đát của Trái Đất đang bị tàn hoại th́ mới nghĩ đến chuyện cứu độ Trái Đất. C̣n nếu cứ tiếp tục sống tham lam ích kỷ chỉ lo hưởng thụ cá nhân th́ việc cứu độ Trái Đất sẽ trở thành một việc lo sợ viễn vông.
1/ Phật pháp bất ly thế gian pháp
Từ đầu sách đến đây, bạn đọc có thể tự hỏi sao măi chưa thấy nói ǵ đến giáo lư đạo Phật. Xin nhắc bạn một điều : "Phật pháp bất ly thế gian pháp". Nếu tách rời các pháp thế gian ra th́ không thể có Phật pháp. Đức Phật xưa kia cũng phải ăn, mặc, đi, đứng, ngủ, nghỉ... Giáo lư của Phật không nói chuyện trên trời dưới biển hay những chuyện siêu h́nh mà nói về những chuyện rất thực tế như sinh, già, bệnh, chết. Vả lại cuộc tầm đạo của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) phải chăng đă bắt nguồn từ sự nhận thức thực tại khi ngài dạo chơi qua bốn cửa thành ? Có thấy khổ mới t́m cách cứu khổ. Nhận thức được thực tại khổ đau là cửa vào đầu tiên của đạo Phật. Cũng vậy, vấn đề nhận thức về hiện trạng tàn hoại của Trái Đất là vấn đề chính yếu cần phải được nhấn mạnh trước khi nói đến việc cứu độ Trái Đất.
Dù có là Phật tử đi nữa, bạn đọc cũng không nên để giáo lư hay những danh từ Phật học quản thúc và hạn cuộc ḿnh. Bạn đọc hăy tập nh́n thẳng vào thực tại bằng con mắt quán chiếu của thương yêu và hiểu biết.
Trong thế gian có rất nhiều người thực hành Bồ Tát đạo mà không mang danh Bồ Tát hoặc không hề hay biết ǵ về đạo Phật. Đó là những người hy sinh thân mạng, tài sức của ḿnh để cứu giúp kẻ khác.
Thí dụ như Mẹ Térésa (người lănh giải Nobel Ḥa B́nh năm 1979), suốt đời cứu giúp người cùi, các hội từ thiện nhân đạo như Hội Bác Sĩ Không Biên Giới (Médecins sans frontières), Hội Bác Sĩ của Địa Cầu (Médecins du Monde), Hội Hồng Thập Tự (Croix Rouge), v.v... Họ lăn xả vào các vùng khói lửa chiến tranh để cứu cấp, chữa trị dân lành bị tàn sát bởi hai phe thù nghịch. Các nhà bảo vệ môi sinh (écologistes) đứng ra lớn tiếng hô hào phản đối sự lạm dụng bành trướng kỹ nghệ nguyên tử. Việc làm của họ h́nh như không dính líu ǵ đến Phật pháp cả, nhưng đứng trên tinh thần của đạo Phật th́ chúng ta có thể xem họ như những vị Bồ Tát, v́ họ đang ra tay cứu độ Trái Đất.
Cứu độ Trái Đất là việc chung của tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới chứ không phải của riêng một nhóm người nào. Riêng hàng Phật tử, chúng ta lại càng phải ư thức và ra tay ngay từ bây giờ, v́ chúng ta đă nguyện theo gương Đức Phật, sống từ bi hỷ xả, ban vui cứu khổ mọi loài, chẳng lẽ chúng ta lại thờ ơ mặc cho Mẹ Đất bị tàn hoại để rồi những thế hệ con em của chúng ta sau này sẽ lâm vào cảnh đói khát, hạn hán, thiên tai, băo lụt và chiến tranh ?
Trong các thời kinh nhật tụng, chúng ta vẫn thường nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, đây là một điều nguyện cao thượng rất tốt. Nguyện có nghĩa là tự hứa với ḿnh, là điều căn bản đầu tiên của sự tu hành, nhưng sau đó phải tập bước sang phần thực hành th́ lời nguyện đó mới có thể thành tựu được. Cứu độ Trái Đất cũng nằm trong phần cứu độ chúng sinh v́ nếu Trái Đất bị tàn phá hoại diệt th́ chúng sinh cũng theo đó mà chết dần, chết ṃn.
Các nhà bảo vệ môi sinh trên thế giới có đưa ra rất nhiều giải pháp để cứu văn t́nh h́nh như : hạn chế sự khai thác tài nguyên; tái thiết và sửa sang các môi trường đă bị tàn phá; phế bỏ dần những sinh hoạt gây tổn hại thiên nhiên và cùng lúc khuyến khích các kỹ thuật sản xuất biết nể thương Trái Đất; chuyển hóa dần xă hội tiêu thụ phung phí về một xă hội biết tiết kiệm nguyên liệu hữu hạn và giảm thiểu sự phế thải để bớt ô nhiễm môi sinh, v.v... Tất cả những dự án này đều hay và đúng cả, nhưng nếu nh́n kỹ một chút, ta sẽ thấy nó vẫn chưa nhằm giải quyết tận gốc vấn đề. Nguyên nhân hay thủ phạm của sự tàn phá, nhiễm ô môi sinh chính là con người chứ không phải là khoa học hay kỹ thuật. Hẳn bạn đọc c̣n nhớ thuyết nhân duyên của đạo Phật, cái này có v́ cái kia có, cái này sinh v́ cái kia sinh, cái này diệt v́ cái kia diệt.
Có nhiễm ô bên ngoài v́ có nhiễm ô bên trong. Bên ngoài ở đây tức là môi trường sinh sống thiên nhiên và bên trong chính là con người. Trong con người th́ tâm làm chủ của mọi hành động tạo tác. Nếu tâm bị nhiễm ô bởi tham lam, sân hận, u mê, ích kỷ th́ đương nhiên con người sẽ hành động ô nhiễm và như vậy th́ môi sinh lănh đủ. Do đó nếu chúng ta muốn thanh tịnh hóa thiên nhiên th́ phải thanh tịnh hóa thân tâm của ḿnh trước hết.
Muốn cứu độ Mẹ Đất, chúng ta không cần phải Cầu An hay Cầu Siêu nhiều cho Mẹ Đất mà hăy tập sống đời tỉnh thức, tu tập chánh niệm, sống đời thiểu dục, nuôi dưỡng đức hiếu sinh. Cuộc sống của chúng ta liên quan ảnh hưởng đến sự sống của mọi loài và ngược lại cũng vậy. Đây chính là lư "trùng trùng duyên khởi" của kinh Hoa Nghiêm. Cũng may là nhờ có sự tương quan tương duyên như thế mà chúng ta mới mong thanh tịnh hóa được môi sinh.
2/ Sống đời tỉnh thức
Sống đời tỉnh thức tức là ngược lại với sống đời lăng quên, sống say chết ngủ. Sống mà không làm chủ được ḿnh để cho sự đam mê vật chất lôi cuốn đi như kẻ say, ăn chơi tiêu thụ, thỏa măn dục lạc để rồi cuối ngày lăn ra ngủ như một người chết. Sống tỉnh thức tức là ư thức được sự sống của ḿnh và của mọi loài, ư thức được sự mầu nhiệm và quư báu của sự sống, ư thức được những ǵ đanh xảy ra nơi ḿnh và chung quanh ḿnh.
Thí dụ khi cắn một miếng bánh ḿ, ta ư thức được sự tàn sát hàng tỷ côn trùng, sâu bọ của người nông dân khi trồng lúa; khi cầm trong tay một bát cơm dẻo thơm, ta ư thức được sự may mắn của ḿnh và cùng lúc thấy được công phu lao tác, cầy sâu cuốc bẫm của hàng triệu dân nghèo đói Á Phi; khi uống một tách trà thơm, ta biết trà này từ đâu đến, đă có rất nhiều đất đai mầu mỡ, thay v́ được dùng để trồng lúa gạo, thực phẩm, đă bị đem đi trồng trà hay cà phê để xuất cảng, trong khi đó mỗi năm có đến hàng chục triệu người chết đói; mỗi khi cầm trong tay một tờ báo, ta ư thức được đă có không biết bao nhiêu rừng cây bị đốn phá để làm bột giấy; mỗi khi lên xe rồ máy, ta biết được ảnh hưởng của sự di chuyển của ta trên bầu khí quyển v.v...
Từ lâu chúng ta đă quen sống một cách hối hả, phóng túng, bên ngoài th́ chạy theo vật chất, danh lợi, bên trong th́ chạy theo quá khứ, tương lai, sống với những ảo tưởng và phiền năo, v́ thế nên khó có thể một sớm một chiều mà trở về cuộc đời tỉnh thức.
Muốn sống tỉnh thức chúng ta phải tu tập chánh niệm, tức là đưa tâm trở về giờ phút hiện tại, ư thức được những ǵ đang xảy ra trong và ngoài thân : đang ăn biết ḿnh đang ăn, đang đi biết ḿnh đang đi, v.v... Trong đạo Phật có một pháp môn rất hay để tu tập chánh niệm đó là pháp Thiền Tứ Niệm Xứ (Satipatthana). Nhờ có chánh niệm tỉnh thức, chúng ta mới có thể nh́n sâu vào ḷng thực tại (danh từ đạo Phật gọi là quán chiếu) thấy được mối liên quan giữa ta và vạn vật. Thấy và hiểu được như vậy chúng ta sẽ không dám tàn sát sinh vật và tiêu thụ thả cửa nữa mà ngược lại sẽ biết xót thương mọi loài và muốn sống đời thiểu dục.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 4 of 7: Đă gửi: 24 August 2006 lúc 4:25am | Đă lưu IP
|
|
|
3/ Đức Hiếu sinh và T́nh Thương Nhân Loại
Hiếu sinh là quư trọng và bảo vệ sự sống. Chúng ta tham sinh úy tử bao nhiêu th́ các loài khác cũng ham sống sợ chết bấy nhiêu. Hơn nữa sau khi thấy được tính cách đồng sinh cộng tử của mọi loài làm sao chúng ta có thể điềm nhiên tước đoạt sự sống của loài khác ? Đức Hiếu sinh là một đức lớn nhất của đạo làm người.
Phật tử ăn chay cũng chính là để thể hiện đức này. Ngoài việc ăn chay tránh sát sinh, chúng ta cũng cần tham gia tích cực "chống lại tất cả những ǵ đe dọa sự sống và đe dọa tàn phá môi trường của sự sống : chiến tranh, vũ khí nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, sự khai thác và xài phí không nương tay những nguyên liệu của trái đất, sự chế tạo và tiêu thụ những hóa phẩm không thực sự cần thiết" (Trích Tương Lai Văn Hóa Việt Nam).
Ngoài đức hiếu sinh, chúng ta cũng cần phát triển t́nh thương nhân loại. Là con người, ai cũng cần t́nh thương để sống. Nếu không có t́nh thương, con người sẽ khô héo, đau khổ mà chết. T́nh thương cũng như một thứ nước cam lồ vậy. T́nh thương trong đạo Phật thường được biểu hiện qua h́nh ảnh của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ai cũng biết đây là một vị Bồ Tát giàu ḷng từ bi, đă phát nguyện cứu vớt những ai kêu khổ, bởi lư do đó nên chúng ta thường niệm danh hiệu của Ngài. Khi niệm danh hiệu cũng có hai cách : tiêu cực và tích cực. Cách niệm tiêu cực là người niệm chỉ thấy ḿnh là nạn nhân đau khổ của cuộc đời, của nghiệp báo, nên kêu gọi tên Ngài cầu cứu. Nói một cách khác, người niệm kiểu này là người rất cần t́nh thương. Cách niệm tích cực là người niệm ư thức được trong tâm ḿnh cũng có những đức tính từ bi của Quan Thế Âm, nhưng những đức tính này không được phát triển.
Do đó niệm Quan Thế Âm Bồ Tát là để nhớ lại những đức tính này, t́m cách phát triển và thể hiện ra ngoài. Niệm danh hiệu Quan Thế Âm là t́m cách trở thành Quan Thế Âm, tưới tẩm ḿnh bằng nước cam lồ của t́nh thương và chia xẻ cho người khác. Niệm càng nhiều th́ t́nh thương càng lớn, người mà có t́nh thương rộng lớn đối với mọi loài, nếu không phải Bồ Tát th́ là ǵ nữa ?
Chúng ta thấy, cũng cùng niệm danh hiệu như nhau, nhưng hiệu quả có khác : Một đàng niệm mà vẫn măi măi làm chúng sanh nghèo đói t́nh thương, một đàng niệm mà dần dần trở thành Bồ Tát giàu có t́nh thương ban rải cho người khác. Vậy người Phật tử hăy cố gắng niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát theo cách tích cực này.
Hiệu lực của tư tưởng hay tâm niệm quan trọng lắm. Trong Đạo Phật có nói rằng một niệm dung thông tam giới, hoặc TÂM dẫn đầu các Pháp, v.v... Thiên đàng hay Địa ngục cũng đều do TÂM mà ra.
Chiến tranh bùng nổ đâu phải ngẫu nhiên mà có, nó bắt nguồn từ những tư tưởng, ư niệm chia rẽ, hận thù, gian ác. Xă hội suy đồi, thoái hóa là do ảnh hưởng của những tư tưởng ích kỷ, tham lam, trụy lạc. Chúng ta thường cho rằng tư tưởng hay ư niệm không có h́nh tướng, nhưng đó chỉ v́ mắt trần không trông thấy mà thôi. Mắt trần không trông thấy được không khí, vi trùng hay vi khuẩn nhưng phải chăng chúng không có? Phải cần những máy móc khoa học, kính hiển vi mới thấy được. Những người tu có thiên nhăn hay tha tâm thông đều có thể thấy được tâm niệm của kẻ khác.
Ngày nay khoa học đă có những máy đo làn sóng điện năo (électro-encéphalogramme) hoặc máy chụp h́nh hào quang của Kirlian (một nhà khoa học Nga) có thể chụp được hào quang (aura) thể phách, thể vía, và thể trí của con người. Thí dụ như một người đang có sự giận tức trong tâm th́ h́nh chụp cho thấy chung quanh người được bao phủ bởi một đám mây màu đen, hoặc đỏ thẫm.
Một người tu hành đạo đức th́ có hào quang màu vàng cam. Qua màu sắc và cường độ của hào quang, người ta có thể đoán biết được t́nh trạng sức khỏe, t́nh cảm và tâm linh của đương sự. Nếu 100 người gần nhau và cùng có những tâm niệm sân hận th́ người có thiên nhăn sẽ thấy đó là một đám mây khổng lồ màu đen đỏ thẩm. Có lẽ v́ thế mà xưa kia trong truyện Tây Du Kư, Tề Thiên Đại Thánh thấy được từ xa những nơi có yêu khí bốc lên ngùn ngụt ?
Ngày nay, nếu một phi hành gia có thiên nhăn, ở trong không gian mà nh́n lại Trái Đất th́ sẽ thấy nó bị bao phủ bởi những đám mây đen, đỏ u ám, màu của những tư tưởng tham lam, ích kỷ, u mê, hận thù ... Và như vậy th́ Trái Đất sẽ phải chết, hoặc nếu muốn sống th́ nó phải vùng vẫy chuyển ḿnh để thoát khỏi đám mây độc hại này. Một con chó mà trên người nó có nhiều rận hay bọ chó bám vào hút máu th́ nó sẽ, hoặc chết dần chết ṃn, hoặc vùng vẫy, dăy dụa để t́m cách hất tung những con rận ra khỏi ḿnh nó. Quả đất cũng sẽ như thế!
Để cứu văn t́nh thế, hóa giải những đám mây hào quang u ám bao bọc Trái Đất, chúng ta hăy tập phóng ra những ư niệm lành, phát khởi thật nhiều và thường xuyên những tư tưởng thương yêu, hiểu biết. Khi những tư tưởng này thấm nhuần thân tâm ta rồi th́ nó sẽ khởi ra hiện h́nh một cách tự nhiên, không cần ai sai bảo, không cần ai biết tên để ư.
Để có một ư niệm khởi đầu, chúng ta có thể tập phát khởi thường xuyên trong ngày những ư niệm như sau :
1) Nguyện cho tất cả mọi loài đều được an vui hạnh phúc, chuyên tạo điều lành.
2) Nguyện cho tất cả đều thoát khỏi đau khổ, phiền năo, ngưng tạo điều ác.
3) Nguyện cho tất cả đều có tâm hoan hỷ, thương yêu nhau, không oán ghét, hận thù.
4) Nguyện cho tất cả đều có tâm b́nh đẳng, không phân biệt chia rẽ người thân, kẻ thù.
Trên đây là bốn điều mà trong Phật giáo gọi là Tứ Vô Lượng Tâm, tức là bốn tâm niệm rộng lớn đem lại hạnh phúc cho muôn loài.
Có những vị tu sĩ, đạo sĩ thường ẩn tu hay ẩn ḿnh nơi thâm sơn cùng cốc. Bề ngoài họ có vẻ như lánh đời, không giúp ích ǵ cho thế gian, nhưng ta nào có biết, ngày đêm họ không ngừng phóng ra những tư tưởng thiện lành cho nhân loại. Nếu ta có trong tay máy đo điện từ trường, hoặc máy chụp hào quang th́ có lẽ ta sẽ thầm cảm ơn họ đă góp phần vào sự cứu độ Trái Đất, vào sự sống c̣n của nhân loại.
4/ Thiểu dục tri túc
Thiểu dục tri túc có nghĩa là ít ham muốn và biết dùng vừa đủ. Không nên lầm thiểu dục với keo kiệt. Keo kiệt tức là ích kỷ, khư khư ôm lấy tiền bạc không dám chi xài ǵ cả, không biết bố thí làm phước, không biết giúp đỡ kẻ nghèo khó. Người keo kiệt là người ham muốn nhiều, ham muốn tích trữ tiền bạc của cải cho cá nhân ḿnh.
Thiểu dục tri túc được kể là điều giác ngộ thứ hai trong tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác). Người có trí hiểu rằng ham muốn nhiều là nguyên nhân của khổ đau, bao nhiêu cực nhọc trong cuộc đời đều do ham muốn mà ra. Người ít ham muốn th́ không bị hoàn cảnh sai sử và nhờ đó cảm thấy thân tâm được thư thái nhẹ nhàng. Người thiểu dục tri túc là người biết sống tiết kiệm, không chi xài phung phí, thái quá. Trong Luật Tạng có kể rằng, một ngày kia thầy Ananda đă có dịp cắt nghĩa cho Vua Udena (Ưu Điền) cách dùng tiết kiệm một tấm áo cà sa.
Khi thầy Tỳ Kheo được cúng dường một tấm y cà sa mới th́ tấm y cũ không bị vứt đi mà sẽ được dùng làm khăn trải giường. Khi tấm khăn trải giường này cũ th́ nó sẽ được dùng làm khăn trải nệm. Khi khăn trải nệm cũ th́ nó được dùng làm chăn đắp ngủ. Khi chăn đắp ngủ cũ th́ nó được dùng làm giẻ lau. Khi giẻ lau này rách nát th́ nó được trộn với đất sét để lấp vá sàn nhà hay vách tường bị nứt lở, và như vậy không có ǵ bị phí phạm cả.
Người tiêu xài phung phí được ví như "kẻ ăn táo rừng". Có một người muốn ăn táo bèn vào rừng hái táo. Đến dưới chân cây táo, anh ta không leo lên hái mà lại đứng rung cây làm tất cả táo trên cây đều rụng hết, chín cũng như chưa chín. Sau đó anh ta chỉ nhặt lựa những trái đẹp ưa thích c̣n bao nhiêu trái khác để lại mặc cho tất cả bị thối rữa.
Hành động này trước hết được xem là vô ư thức (không tỉnh thức), thứ hai là phí phạm, chỉ cần vài ba quả mà làm rơi rụng thối rữa hàng chục quả, thứ ba là bất nhân, không biết thương nghĩ đến kẻ khác đang thiếu ăn. Đa số chúng ta trong đời sống hàng ngày đều có những hành động không khác ǵ "kẻ ăn táo rừng" trên. Quần áo chỉ cần vài ba bộ là đủ mặc che thân, vậy mà mua hết bộ này đến bộ kia rồi chất đống trong tủ, có khi cả năm không đụng đến.
Ăn th́ nhất định đ̣i ăn thịt này cá nọ, cao lương mỹ vị, trong khi đó th́ rau cải, ngũ cốc cũng đủ chất dinh dưỡng để sống. Thay v́ có thể đi bộ được 100 thước, vừa làm thể dục vừa khỏe chân tốt máu th́ lại nhảy lên xe hơi rồ máy, vừa tốn xăng lại làm ô nhiễm không khí.
Chúng ta hăy tập làm chủ lấy ḿnh, đừng để cho bích chương quảng cáo, vô tuyến truyền h́nh hấp dẫn mê hoặc, chạy theo lối sống tiêu thụ, đua đ̣i xa hoa của Âu Mỹ. Đối với đồ dùng hư cũ cũng không nên phế thải bừa băi. Ở Việt Nam có mốt bán ve chai rất tốt mà ngày nay ở Tây phương họ cũng làm tương tựa bằng cách đặt ở các đầu đường những thùng rác đặc biệt chuyên thâu nhặt vỏ chai thủy tinh để nấu lọc dùng lại. Họ cũng biết mua lại các sách báo cũ để xay ra và chế tạo thành giấy dùng trở lại. Như vậy tránh khỏi phá rừng khai mỏ, làm kiệt quệ tài nguyên của Trái Đất.
Không ai cấm chúng ta tiêu thụ cả, nhưng hăy tiêu thụ một cách thông minh và ư thức. Hăy xem gương loài ong bướm kia, chúng hút nhụy hoa để sống mà không làm hại hoa, không tàn phá hoa, ngược lại chúng làm cho hoa thêm vẻ đẹp. Nếu so sánh cách biết tiêu thụ th́ chúng ta thua xa loài ong bướm kia nhiều lắm.
Chúng ta đă và đang tiếp tục hút nhựa sống của Mẹ Đất và tàn hoại Mẹ Đất. Có thể v́ măi lo làm ăn sinh sống nên chúng ta không hay biết hoặc không ư thức được việc Mẹ Đất đang lâm nguy, nhưng nay biết được th́ chúng ta phải lo cứu độ Mẹ Đất càng sớm càng tốt, kẻo sau này có hối th́ đă quá muộn.
5/ Thông điệp
Cứu độ Mẹ Đất là một thông điệp quan trọng hiện nay trên thế giới mà người Phật tử không thể không biết đến. Nhiều bậc tôn đức trong Phật giáo từ lâu đă ư thức được tính cách đồng sinh cộng tử, tương quan tương duyên của mọi loài nên đă lên tiếng cảnh tỉnh và nhắc nhở chúng ta, nhưng thông điệp của các ngài, chúng ta vẫn chưa tiếp nhận được v́ mải mê theo vật chất, sống đời lăng quên.
Thiền sư Ajahn Pongsak trụ tŕ chùa Palad (Wat Palad) gần tỉnh Chiang Mai vùng bắc Thái Lan, năm 1980 đă đích thân ra tay hướng dẫn dân làng vùng Mae Soi tái thiết lại các khu rừng bị tàn phá và dẫn nước về làm sống lại vùng đất khô cằn, mặc dù vùng Mae Soi đă bị chính phủ tịch thâu và ra lệnh cấm không cho ai được quyền đụng tới. Ban đầu việc làm của ngài gặp nhiều trở ngại, phản đối của nhà cầm quyền. Ngay cả một số đệ tử cư sĩ của ngài, hiện nay có chức sắc trong chính phủ cũng làm ngơ không giúp đỡ v́ họ không hiểu được rằng sự tái thiết rừng cây chính là Phật sự.
Đối với họ, Phật sự có nghĩa là xây chùa tháp và cúng dường chư Tăng. Tuy vậy ngài vẫn kiên nhẫn tụ họp dân làng và giảng giải cho họ rằng : " Đối với người nông dân, rừng cây không những là căn nhà thứ nhất (từ đó mới có gỗ để xây nhà ở) mà cũng là cha mẹ thứ hai. Đất mầu có thể trồng trọt được và cho ra hoa quả là nhờ nước, và nước ở đây chính là do rừng cây cung cấp. Có rừng cây th́ mới có thức ăn. Nếu ta mang ơn cha mẹ đă sinh ra ta th́ sao ta có thể quên ơn rừng cây nuôi sống ta ? Một cái tâm không biết ơn rừng cây là một cái tâm thô tục, không có giới pháp, và một cái tâm như thế làm sao có thể mong giác ngộ được? " (Trích Buddhism and Ecology). Việc làm của ngài sau cùng cũng đă thành công và được sự ủng hộ của trong và ngoài nước.
Đức Dalai Lama, vị lănh đạo quốc gia và Phật giáo Tây Tạng, người đă lănh giải thưởng Nobel Ḥa B́nh thế giới năm 1989, trong buổi diễn văn tại Oslo nước Na Uy có nói : "Chúng ta biết rằng gây ra chiến tranh nguyên tử ngày nay chính là một h́nh thức tự sát toàn thể; làm ô nhiễm không khí hoặc biển cả, chỉ v́ muốn kiếm một chút lợi tức phù du, chính là tàn phá nền tảng của sự sống c̣n. Mỗi cá nhân và mỗi quốc gia đă trở nên tương quan tương sinh một cách mật thiết đến nỗi chúng ta không có cách nào khác hơn là phải tập sống với tinh thần trách nhiệm đại đồng".
Trong giới Phật Giáo Việt Nam th́ có Thầy Nhất Hạnh, từ lâu trong các tác phẩm của Thầy đă bàng bạc nhấn mạnh tính cách tương duyên tương sinh của mọi loài, nhất là vấn đề bảo vệ môi sinh.
Riêng ở đây, trong khi viết tập sách này, tôi cốt hướng về hàng Phật tử và gợi lên một vấn đề nhận thức liên quan đến lư duyên khởi của đạo Phật qua vài ba tài liệu lượm lặt. Do đó chắc chắn có nhiều điều thiếu xót và lỗi thời, không theo kịp với tin tức biến chuyển thời sự, rất mong các bạn chuyên gia về môi sinh, kinh tế hay chính trị vui ḷng miễn thứ cho.
Nguyện sống đời tỉnh thức,
Để thấy rơ thực tại.
Nguyện tu tập chánh niệm,
Để ḷng hết say mê.
Nguyện sống đời thiểu dục,
Cho Mẹ Đất xinh tươi.
Nguyện nuôi đức hiếu sinh,
Cho muôn loài an lạc.
|
Quay trở về đầu |
|
|
baoluong01 Hội viên

Đă tham gia: 26 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 153
|
Msg 5 of 7: Đă gửi: 26 August 2006 lúc 7:50pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đúng là minh triết.
Bái phục.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 6 of 7: Đă gửi: 26 August 2006 lúc 8:55pm | Đă lưu IP
|
|
|
baoluong01 đă viết:
Đúng là minh triết.
Bái phục. |
|
|
learner hoàn toàn đồng ư với bạn baoluong01. Thầy Trí Siêu đúng là một người minh triết, rất đáng bái phục.
À các bạn ơi, h́nh như có hai thầy TRÍ SIÊU hay sao ấy??? Thầy Trí Siêu bên Pháp là một du tăng với các bài pháp thoại dí dỏm, hay cười và giọng Bắc thật đậm đà t́nh người. Các sách thầy đă viết như Đạo ǵ? Góp nhặt v.v...
C̣n đây là một thầy Trí Siêu ở VN (learner không rành lắm, xin các bạn ư kiến)
Nói đến Thầy Thích Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, một sử gia, một nhà văn hóa lớn, một học giả uyên bác, tinh thâm ngôn ngữ học, Phật học. Người viết cũng đă một thời gian làm việc với Thầy tại thư viện Vạn Hạnh, 1981-1984, công tŕnh khảo cứu, sưu tra làm bộ bách khoa Phật học Đại Từ Điển cho Ôn Già Lam. Thầy cũng b́nh dị không kém ǵ Thầy Tuệ Sỹ, cuộc sống đơn sơ của một nhà đạo sĩ. Vóc người nhỏ, với vầng trán cao, bóng nhụi, biểu lộ một sự thông minh xuất chúng. Dáng đi của Thầy, không giống như người thường, đôi tay hơi khung lên và xăm xăm tới, chữ viết của Thầy c̣n khó đọc gấp mấy lần chữ viết của Thầy Tuệ Sỹ. Có lần Sư cô Huệ Khương, thư kư đánh máy tại thư viện, người đă bị bắt cùng ngày với quí Thầy, đọc bản thảo của Thầy không hiểu, cô hỏi Thầy,
Thầy trả lời : "Chữ nghĩa văn chương là của con người, sao lại không hiểu ?" bằng giọng Quảng Trị khó nghe, rồi Thầy tiếp tục đọc, viết, không nói ǵ nữa, cô Khương cũng chẳng dám hỏi thêm. Thầy làm việc thật cặm cụi, có những đêm thức trắng bên chồng kinh, sách, sử liệu cổ. Thầy không ngừng phát kiến, lục đạo những chứng tích, di tích xa xưa, mà một thời đă bị mai một. Đích thân Thầy đi về các ngôi chùa cổ ở miền Tây, hay miền Trung, để đọc lại những bản kinh, lịch sử được viết tay bằng chữ Nho, mà theo năm tháng gần như mục nát, nhưng đó chính là những tài liệu vô giá trong công tŕnh khảo đính văn học sử, lịch sử Phật giáo Việt Nam. Qua những công bố sử học mới nhất của Thầy, ngay cả Bộ Văn Hóa Hà Nội cũng phải tham kiến với Thầy, dù họ chẳng ưa ǵ những sự khám phá mới mẻ này. Vào những năm đầu sau ngày 30/4/1975, Bộ Văn Hóa Thành phố *** mời Thầy công tác, giảng huấn, nhưng sau một thời gian, họ thấy trí tuệ của Thầy vượt họ quá xa, sự hiểu biết lịch lăm, kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc, nên thôi, và cũng từ thời gian đó, công an theo dơi Thầy cho đến ngày Thầy bị bắt và bị kết án tử h́nh. Có lần Thầy ra Phật học viện Nha Trang, cùng Thầy Tuệ Sỹ, hai người đi bộ xuống biển rồi chiều về, đi ngang qua Sở công an thành phố, được mời vào ngủ lại đêm, sáng mới về. Hỏi ra, Thầy nói: "Họ không biết ḿnh là ai nên bắt nhốt một đêm muỗi cắn quá chừng". Nói xong, Thầy cười tự nhiên.
Ngoài thiên tư, bẩm chất của một nhà sử học, đạo học, nghiên tầm Đại Tạng kinh điển. Thầy c̣n là một Bác sĩ Y khoa tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, mà qua thời gian thân phụ Thầy là Ôn Trí Lưu. Giám tự Linh Mụ, Huế, bịnh nằm trong pḥng Thầy, Viện Vạn Hạnh, tự tay Thầy chăm sóc thuốc men, cơm cháo. Thầy cùng thân phụ là đệ tử của cố Đại Lăo Ḥa Thượng Chánh Thư Kư kiêm Xử lư Viện Tăng Thống, Ḥa Thượng Thích Đôn Hậu.
Thân thế và sự nghiệp của hai Thầy khác hẳn với tất cả mọi người. Thầy Tuệ Sỹ là đệ tử của Ḥa Thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Trí Thủ, có một sự nghiệp văn học lừng lẫy, giáo pháp thông suốt, liễu tri, thơ văn đầy ắp trong tư tưởng. C̣n Thầy Trí Siêu như trên đă nói, cả hai là những ngôi sao sáng dưới bầu trời Việt Nam, là tinh hoa nước Việt, là những cây bút trác việt, tuyệt luân của Phật giáo, chính những yếu tố đó mà hai bản án tử h́nh đă tṛng vào cổ hai Thầy. Cộng Sản không thể làm ngơ và để tự do cho những con người ưu tú như vậy. Đọc lịch sử h́nh thành từ những ngày đầu tiên của Cộng sản Quốc tế, đến đường lối xây dựng xă hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay, ai cũng thấy tầng lớp công nông đứng lên cướp chính quyền, đấu tố giai cấp thượng lưu, trí thức, địa chủ, phú hương. Do vậy, sự hiện diện của hai Thầy trong xă hội chủ nghĩa không có lư do ǵ tồn tại được, mà đă không thể tồn tại được th́ chế độ Cộng sản phải làm ǵ ? Đây là lư do đẻ ra bản án tử h́nh. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết án tử h́nh hai Thầy là mặc nhiên công nhận với thế giới về việc đàn áp Phật giáo.
Ngay sau ngày 30/4/1975, Cộng sản đă ra lệnh tịch thu tất cả sách báo miền Nam trước 30/4/1975 từ mọi lănh vực : triết học, kinh tế, chính trị, tôn giáo, xă hội, âm nhạc... họ cho rằng sách báo của miền Nam là bồi bút của "Mỹ-Ngụy", chất chứa những tư tưởng phong kiến, đồi trụy, và bắt phải hủy bỏ. Lúc bấy giờ, v́ đau ḷng thương tiếc bao công tŕnh văn hóa của đất nước nên nhiều nơi sách vở được cất vào bao bố và đem ra ngoài rẫy cất dấu, thời gian sau coi lại, mối mọt đă ăn rách nát. Cộng sản Việt Nam đă hủy hoại nền văn hóa dân tộc. Đôi bút của hai Thầy đă đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học đương đại, khơi dậy một chặng đường lịch sử văn học, sử học và nghệ thuật nước nhà. Hai con người, bốn h́nh ảnh, vừa cưu mang sứ mệnh con dân tộc Việt, đang đứng trước vực thẩm của thời đại mới, thời đại hủy diệt, tàn phá, lạc hậu, bần cùng và nghèo đói; hai Thầy phải làm ǵ cho sự tồn vong của đất nước ? Vừa gánh nặng trên vai công cuộc khai phá và phát huy con đường giáo pháp "Duy Tuệ Thị Nghiệp" để tiếp nối ngọn đèn chánh pháp mà mấy ngàn năm qua. Tổ Tổ tương truyền, trong sử mệnh của người tu sĩ Phật giáo. Dân tộc lầm than, đang sống dưới sự đọa đày bức ép của chế độ, hai Thầy cũng không thể đành ḷng ngó lơ.
Đạo pháp trong cơn pháp nạn, hai Thầy không thể bó gối xuôi tay. Hai Thầy đă thể nhập vào đời, như h́nh ảnh Thiền sư chống tích trượng xuống núi, đem tấm thân giả tạm hiến dâng cho đại cuộc. Ngày hai Thầy bị bắt mang đi và kết án tử h́nh, là ngày chế độ Cộng sản Việt Nam tuyên bố cho thế giới biết rằng : xă hội chủ nghĩa Việt Nam không ǵn giữ chứng tích sử học, không thừa truyền nền văn hóa dân tộc, tụ phát bởi những tấm ḷng, ước mơ xây dựng một nền văn hiến, văn phong cho đất nước. Bản án đó đă hủy diệt những danh tài trẻ tuổi với nhiều ước mơ và lư tưởng siêu xuất khỏi chốn đọa đầy, nô lệ hóa của xă hội chủ nghĩa. V́ lứa tuổi hai Thầy đại diện cho tầng lớp thế hệ trẻ, mang nhiều hoài băo, vươn đôi tay ôm choàng Tổ quốc vào ḷng, bằng khối óc no tṛn t́nh tự ṇi giống tổ tiên.
Bản án tử h́nh hai Thầy đă đánh động lương tâm thế giới, khiến mọi người từ quốc nội đến hải ngoại, từ Liên Hiệp Quốc đến Hội Ân Xá Quốc Tế, tất cả đều lên tiếng yêu cầu nhà nước Cộng sản Việt Nam phải hủy bỏ bản án tử h́nh phi nhân, vô đạo. CS Hà Nội kết án tử h́nh hai nhà tu sĩ Phật giáo, những người đă nuôi dưỡng ḷng từ bi, mang t́nh thương, ban vui cứu khổ; khơi dậy ngọn đuốc trí tuệ, thắp sáng đến tận cùng tự mỗi lương tâm của con người. Đối với hai Thầy, những người mang đạo tâm v́ dân v́ nước th́ bản án đó có nghĩa ǵ khi phải hy sinh thân mạng trên nền tảng chân lư, cứu khổ độ mê. Chết để cho bao người được sống, để làm viên sỏi lót đường cho bao người bước tới. Chết như là tiếng sóng ngầm của đại dương làm các loài thủy tộc tỉnh giấc mơ hóa rồng thiêng bay cùng mây trắng. Chết như cơn địa chấn làm sụp đổ mặt đất này. Người đă đứng trên đỉnh núi Lăng Già của A Bà Tu La Vương, dùng mọi thứ ngôn ngữ, văn từ, thi ca, âm nhạc để tự trang nghiêm ḿnh, trang nghiêm quốc độ, cùng với sinh mệnh hơn 70 triệu dân, v́ ḷng Bi nguyện, hai Thầy có sức tự tại bằng giá trị thực nghiệm Tánh Không, th́ bản án tử h́nh có làm run rẫy chân lông, sợi tóc ?
Hai Thầy đă liễu giải nhơn pháp đều vô ngă, phiền năo và sở tri, thường thanh tịnh không, mà sanh khởi lên tâm đại bi. Nếu không v́ đại bi tâm, th́ hai Thầy đâu cưu mang tù tội, nhưng tất cả chỉ v́ hoa đốm giữa hư không, mấy chốc có không, thiên lưu thiên biến. Chế độ Cộng sản đă không thấy rơ thực chân, thực tướng ḍng máu Đại Cồ Việt. Ḍng máu của chư anh linh Thánh Tử Đạo, đă tưới lên từng ngọn cỏ, đọt cây làm xanh tươi non sông gấm vóc. Lư tưởng tứ đại giai không, đem nắm xương tàn bón phân hoa lá cũng có ích cho đất trời mù khơi, sương tuyết. Tất cả đều cưu mang tự tính vô t́nh và hữu t́nh đồng thành Phật đạo, th́ đâu sá ǵ một chút cỏn con sanh di tử độ. Chỉ có Cộng sản mới chấp thủ, bảo thủ, định thủ những tư kiến chủ nghĩa của cái nh́n không qua khỏi mũi cho nên cứ măi gh́m chặt súng đạn, gươm đao, và cho đó là sức mạnh vô cực đối kháng để bảo tồn danh vọng, địa vị. Sự sát hại xem như cứu cánh, kết án tử h́nh xem như giải pháp tối thượng th́ đó chính là ảo ảnh của lương tri, mà trước mặt là hố sâu đưa cả chế độ xuống vực thẳm.
Một thế giới mù ḷa v́ không có văn hóa, văn học, văn phong, văn mỹ. Xă hội chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam chưa hề có một nền văn học thuần túy dân tộc, phụng sự cái hay, cái đẹp, cái thanh cao, tinh khiết con người. Họ giết người v́ tự ái thua kém của ḿnh. Giết người để thấy cái khôn của người không c̣n phải chứng kiến, chướng tai gai mắt. Giết người là để chôn đi hết mọi chứng tích của sự hiểu biết, thông minh, tri thức con người. Và họ giết người v́ không cùng đường hướng, chủ trương với chế độ. Bản án tử h́nh năm xưa, 1988, nơi hai Thầy là chứng nhân một oan nghiệt của chế độ Cộng sản Việt Nam mà măi măi ngàn sau, qua những ḍng lịch sử dân tộc, đàn cháu con, hậu sinh sẽ biết thế nào là tội trạng của chế độ Cộng sản đối với Phật giáo. Suốt một ḍng lịch sử dân tộc và đạo pháp, trải qua những chặng đường thăng trầm, vinh nhục của đất nước, mấy ngh́n năm qua có thể nói thời đại Cộng sản Việt Nam là thời đại đầu tiên tuyên án tử h́nh đối với giới tu sĩ Phật giáo mà hai Thầy đă phải nhận lănh. Bản án tử h́nh cũng nói lên sự thật cho mọi người biết rằng : có chế độ xă hội chủ nghĩa th́ không có Phật giáo, hoặc nếu có chỉ để làm v́.
Cộng sản đâu biết rằng từ ngụm nước đầu nguồn, cha ông, tổ tiên đă ăn trái cây giải thoát của Phật giáo, đă uống ḍng nước thanh hương từ bi của đạo Phật mấy ngh́n năm qua, mà ngày nay là đàn con cháu lại nhổ gốc cây, bứng tận rễ, tát cạn suối nguồn, quấy phá tanh hôi. Người ta thường nói : "Con hơn cha là nhà có phước", nhưng quê hương Việt Nam thật kém phước, v́ nhà cầm quyền CSVN đă làm đảo lộn mọi trật tự gia đ́nh, xă hội, mọi đạo đức, lễ nghĩa. Họ đă hủy hoại mọi nền tảng lễ nghi, nhân phẩm đến văn hóa, văn học, văn minh của dân tộc qua những hành động áp bức, khủng bố, vô nhân và hủy diệt tất cả sách báo miền Nam. CSVN đă làm hoen ố những trang sử Việt./.
Thích Nguyên Siêu
|
Quay trở về đầu |
|
|
baoluong01 Hội viên

Đă tham gia: 26 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 153
|
Msg 7 of 7: Đă gửi: 26 August 2006 lúc 9:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hai thầy Thích Trí Siêu và Thích Tuệ Sỹ là 2 học giả kiệt xuất của Phật giáo trong nuớc. Hai vị này có trí tuệ và minh triết sáng ngời .
Thầy Thích Trí Siêu bên Pháp c̣n rất trẻ, sinh năm 1962, cũng năng động, đi khắp nơi, từng tu Mật tông một thời gian.
Đă có Trí Huệ mà c̣n Siêu nữa làm tôi hết c̣n dám phá phách khi đọc bài của mấy thầy !
Viên
Sửa lại bởi baoluong01 : 28 August 2006 lúc 10:44am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|