Msg 1 of 1: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 2:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
THIỀN PHÁP YẾU GIẢI
VỀ TỨ THIỀN
- Hán dịch: Tam-tạng Cưu Ma La Thập, đời Diêu Tần.
- Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
- Chứng nghĩa: Tỳ
kheo Thích Đổng Minh
Tu sĩ Bảo Quang.
---o0o---
Hỏi: - Thế nào là
đắc tướng sơ thiền?
Đáp: - Như trước dùng chánh niệm quở trách, ngăn chặn năm
dục, đắc vị đáo địa, thân tâm vui thích, nhu ḥa, nhẹ nhàng; thân có ánh sáng,
được tướng sơ thiền, lại càng tăng tiến nên bốn đại thuộc sắc giới biến măn
khắp thân, nhu ḥa, nhẹ nhàng, ĺa dục ác bất thiện, do định nhất tâm nên khiến
cho vui thích. V́ tạo sắc của sắc giới có tướng ánh sáng nên hành giả thấy ánh
sáng đẹp chiếu trong và ngoài thân. Hành giả như thế tâm ư chuyển khác, là chỗ
sân không sân, chỗ vui không vui, tám pháp thế gian không thể làm lay động,
tín, kính, tàm quư chuyển tăng gấp bội, đối với áo mặc cơm ăn, tâm không đắm
trước, chỉ lấy các công đức thiện làm quư, ngoài ra là giặc. Đối với năm dục
cơi trời c̣n không màng đến, huống ǵ năm dục bất tịnh của thế gian. Người đắc
sơ thiền được các tướng như vậy.
Lại nữa, khi đắc sơ thiền, tâm rất vui mừng, ví như người
nghèo mà được kho báu, tâm hết sức vui mừng, nghĩ như vầy: “Đầu đêm, giữa đêm,
cuối đêm tinh cần khổ hạnh, tập đạo sơ thiền, nay được quả báo như thật không
hư. Cái vui kỳ diệu như vậy mà các chúng sanh cuồng mê, ngu ngơ, đắm trong năm
dục bất tịnh, chẳng phải vui. Thật đáng thương xót!”.
Sơ thiền vui thích trong ngoài khắp thân, như nước ngấm
vào đất khô, trong ngoài đều thấm nhuần. Thân thọ vui ở cơi dục không thể biến
khắp. Các thứ lửa dâm, sân cơi dục thiêu đốt thân, c̣n vào ao sơ thiền th́ mát
mẻ, vui vẻ bậc nhất, trừ các thứ nóng bức. Như nóng bức cùng cực mà vào ao mát
mẻ, đă được sơ thiền th́ nghĩ đến pháp môn tu hành đă tu tập, hoặc các duyên
khác, đó là: niệm Phật tam muội, niệm bất tịnh, quán từ tâm.v.v... V́ sao vậy?
- V́ sức tư duy của sự thực hành này khiến được thiền định, dần dần thâm nhập
th́ pháp quán trước tăng gấp bội sự thanh tịnh sáng suốt.
Hành giả được sơ thiền rồi, tiến cầu nhị thiền. Nếu đạo
hữu lậu ở ranh giới của nhị thiền th́ nhàm chán giác quán. Như năm dục cái ở
cơi dục khiến cho tâm tán loạn, giác quán sơ thiền năo loạn định tâm cũng lại
như vậy. Nếu đạo vô lậu ĺa dục sơ thiền, dùng vô lậu sơ thiền mà quở trách
giác quán.
Hỏi: - Như kiết sử
của sơ thiền cũng hay làm loạn tâm, v́ sao chỉ nói giác quán?
Đáp: - Kiết sử sơ thiền gọi là giác quán. V́ sao? - V́ do
thiện giác quán mà sanh tâm đắm trước, cho nên kiết sử cũng gọi là giác quán.
Mới được sơ thiền th́ chưa có đắm trước thứ khác.
Lại nữa, vốn chưa từng được cái mừng vui của giác quán, v́
quá mừng vui nên phá hoại định tâm. Do phá định nên trước tiên phải trừ bỏ.
Lại nữa, muốn vào sâu trong định nhị thiền th́ nên trừ đi
giác quán. V́ cái lợi lớn nên bỏ cái lợi nhỏ, như bỏ cái vui nhỏ ở dục giới mà
được cái vui lớn.
Hỏi: - Sao chỉ nói
nên diệt giác quán mà không nói phiền năo của sơ thiền?
Đáp: - Giác quán tức là thiện giác quán của sơ thiền vậy.
Ái,... thuộc sơ thiền cũng gọi là giác quán. Bởi giác quán chướng đạo nhị thiền
cho nên cần phải diệt trừ. V́ thiện giác quán hay giữ hành giả, làm cho tâm trụ
trong vui cho nên cần phải diệt trừ.
Lại tư duy: “Biết ác giác quán đúng là giặc, c̣n thiện
giác quán tuy giống như thân thiết nhưng cũng lại là giặc cướp mất lợi lớn của
ta. Phải tiến đến mong diệt trừ hai giác quán; giác quán năo loạn như các âm
thanh năo loạn sự an ngủ của người mệt mỏi”. Cho nên hành giả trừ diệt giác
quán này để cầu nhị thiền.
Ví như gió và đất hay làm nước bị vẩn đục, không thấy được
bóng mặt, năm dục của dục giới làm vẩn đục tâm như đất làm dơ nước. Giác quán
làm loạn tâm như gió làm lay nước. V́ giác quán diệt nên bên trong được thanh
tịnh. Không giác, không quán th́ định sanh vui mừng, vào trong nhị thiền.
Hỏi: - Thế nào là
tướng nhị thiền?
Đáp: - Trong kinh nói: “Diệt các giác quán hoặc thiện hoặc
vô kư, do không có giác quán làm loạn động nên trong tâm thanh tịnh. Như nước
lắng yên không có sóng gió th́ trăng sao, núi non chiếu vào, thảy đều thấy”.
Như thế nội tâm thanh tịnh, gọi là sự tĩnh lặng của hiền thánh. Tam thiền, tứ
thiền tuy đều tĩnh lặng nhưng v́ mới được nhị thiền nên gọi là có giác quán,
cũng nói là nhân duyên. Do nhân duyên mới diệt nên được gọi là tĩnh lặng, định
sanh vui mừng, vi diệu hơn sơ thiền. Vui mừng của sơ thiền do ĺa dục sanh, c̣n
vui mừng ở đây từ định sơ thiền sanh.
Hỏi: - Nhị thiền
cũng ĺa kiết sử của sơ thiền, tại sao không nói là ly sanh?
Đáp: - Tuy cũng là ĺa kiết sử nhưng ở đây phần nhiều
nương vào sức định nên lấy định làm tên. Lại nữa, nói ly dục tức là ĺa dục
giới, nói ly sơ thiền mà chưa ĺa sắc giới cho nên không gọi là ly sanh. Như
vậy là tướng nhị thiền.
Hành giả đă được nhị thiền, lại cầu đi sâu vào định. Định
nhị thiền có phiền năo che tâm. Đó là ái, mạn, tà kiến, nghi.v.v... phá hoại
định tâm, là giặc của nhị thiền, chắn cửa tam thiền, cho nên phải mong đoạn
diệt họa này để cầu tam thiền.
Hỏi: - Như vậy th́
tại sao Phật nói: ĺa mừng hành xả được vào tam thiền?
Đáp: - Đắc nhị thiền rất mừng, mà tâm mừng là tâm tội lỗi,
trở thành chấp trước, do mừng sanh các kiết sử. V́ thế cho nên mừng là gốc của
phiền năo. Lại nữa, các kiết sử không ích lợi, không nên sanh tâm đắm trước;
c̣n mừng là cái vui rất lợi ích mà đắm trước th́ khó bỏ. V́ thế, Phật nói bỏ
mừng th́ được vào tam thiền.
Hỏi: - Cái vui tội
lỗi của năm dục bất tịnh th́ cần phải bỏ, c̣n cái vui tịnh diệu này chúng sanh
ưa thích th́ tại sao nói bỏ?
Đáp: - Trước đă Đáp: sanh nhân duyên đắm trước là cửa tội
lỗi. Lại nếu không bỏ mừng th́ không thể đắc công đức thượng diệu. V́ thế nên
bỏ nhỏ được lớn th́ đâu có lỗi. Hành giả tiến cầu tam thiền, quán mừng biết là
nhân duyên của đau khổ, sầu ưu, họa hoạn. Điều mà có thể vui mừng là việc vô
thường, biến đổi th́ sanh sầu khổ.
Lại nữa, mừng là cái vui thô. Nay muốn bỏ cái vui thô mà
cầu cái vui tế, nên nói là ĺa cái mừng, lại vào sâu trong định để cầu cái vui
của định khác.
Tại sao tướng của tam thiền diệt cái mừng? - Bỏ cái mừng
vi diệu này tâm không hối tiếc, biết mừng là cái tai hại. Ví như người biết vợ
là La-sát th́ có thể ĺa bỏ mà tâm không hối tiếc. Mừng là mê loạn, là pháp
thô, chẳng phải là vi diệu. Ở đệ tam thiền, thân cảm thọ vui th́ cái vui nhất ở
thế gian không có cái vui nào hơn được. V́ bậc Thánh đă trải qua nên có thể
thọ, có thể bỏ cái vui không mừng để niệm cái tuệ tinh tế, th́ thân vào khắp
tam thiền.
Hỏi: - Nói nhất tâm
niệm tuệ th́ sơ thiền, nhị thiền v́ sao không nói?
Đáp: - V́ ở đệ tam thiền thân thọ vui khắp, c̣n tâm hành
pháp xả, không khiến cho tâm phân biệt đẹp xấu nên nói nhất tâm niệm tuệ. Lại
nữa, trong tam thiền có ba lỗi: một là tâm chuyển vi tế trầm trệ, hai là tâm
phát động mạnh, ba là tâm sanh mê muội.
Hành giả thường phải nhất tâm nghĩ ba lỗi này. Nếu khi tâm
trầm trệ th́ dùng sức trí tuệ và tinh tấn làm cho tâm phấn khởi trở lại. Nếu
phát động mạnh th́ phải nhiếp vào tĩnh lặng. Nếu tâm mê muội th́ nên niệm diệu
pháp của Phật, làm cho tâm vui trở lại. Thường nên hộ tŕ đối trị ba tâm này,
gọi là nhất tâm thực hành cái vui vào đệ tam thiền.
Hỏi: - Như kinh nói:
Trong đệ tam thiền có cái vui hai thời”, vậy những ǵ là hai thời vui?
Đáp: - Trước th́ nói vui cảm thọ, sau th́ nói vui thích
thú.
Hỏi: - Có ba loại
vui: vui cảm thọ, vui thích thú, vui vô năo, th́ đối với tam thiền cái vui nào
là vui bậc nhất?
Đáp: - V́ cái vui ở tam thiền là thượng diệu, hơn hẳn cái
vui ở bậc dưới, bởi v́ vui cảm thọ là cái vui bậc nhất nên gọi là địa vị vui
rốt ráo tận cùng. C̣n hai cái vui kia ở trên c̣n có nên trong đây không gọi
tên.
Hỏi: - Cái vui mừng,
cái vui không mừng có ǵ khác biệt?
Đáp: - Cảm thọ vui có hai loại: một là hỷ căn, hai là lạc
căn. Hỷ căn hỷ lạc thuộc sơ thiền và nhị thiền. Lạc căn vô hỷ lạc thuộc tam
thiền..
Lại nữa, cảm thọ vui thô của sơ thiền ở dục giới th́ gọi
là lạc căn, c̣n tế th́ gọi là hỷ căn. Cảm thọ vui thô của nhị thiền, tam thiền
th́ gọi là hỷ căn, c̣n tế th́ gọi là lạc căn. Ví như nóng bức được nước mát mẻ,
lấy rửa tay rửa mặt th́ gọi là hỷ (mừng), vào trong ao lớn mát mẻ tắm rửa toàn
thân là cảm thọ lạc (vui)... Sơ thiền do có giác quán nên vui không biến khắp
thân. Nhị thiền th́ quá mừng sinh kinh sợ nên không thể biến khắp thân. Tam
thiền không có chướng ngại nên vui biến khắp thân. Đó gọi là khác biệt.
Lại nữa, cảm thọ vui có bốn loại: sáu thức ở dục giới
tương ưng với vui th́ gọi là hỷ căn, cũng gọi là lạc căn. Bốn thức sơ thiền
tương ưng với vui th́ gọi là lạc căn, cũng gọi là hỷ căn. Ư thức nhị thiền
tương ưng với vui th́ gọi là hỷ căn. V́ tam thiền ĺa hỷ (mừng) ư thức tương
ưng với cảm thọ vui, gọi là lạc căn.
Hành giả đă đắc tam thiền, biết ba loại vui trên (?) nên
chuyên tâm giữ ǵn, sợ bị mất đi, th́ đó là phiền năo. Cho nên vui lại là họa,
phải mong ĺa vui. Ví như người cầu cái vui giàu sang, khi cầu đă khổ, lúc được
không chán th́ thêm khổ; được rồi giữ ǵn cũng lại là khổ. Có người v́ cầu cái
vui, bị khổ nên bỏ; hoặc có được cái vui, không chán, biết khổ nên bỏ; hoặc đă
được, giữ ǵn là khổ, nên bỏ. Cái vui tai họa của hành giả cũng lại như vậy,
mong cái vui của sơ thiền th́ do giác quán năo loạn nên bỏ. C̣n nhị thiền th́
cái quá mừng làm động, nên bỏ. Biết cái vui ở tam thiền là vô thường, khó giữ
nên bỏ. V́ thế cho nên phải bỏ cái vui này để cầu địa vị an ổn của tứ thiền.
Hỏi: - Hành giả
nương vào cái vui thiền định để bỏ cái vui của dục, th́ nay nương vào cái vui
ǵ để bỏ cái vui của thiền? Nếu bỏ cái vui của thiền th́ được lợi ích ǵ?
Đáp: - Hành giả nương vào cái vui Niết-bàn th́ có thể bỏ
cái vui của thiền, được ba lợi ích là: đạo A-la-hán, Bích-Chi Phật và Phật. Cho
nên bỏ cái vui thiền định mà hành tứ thiền an ổn khoái lạc, dùng đạo ba thừa
tùy ư mà nhập Niết-bàn.
Hỏi: - Làm sao biết
là tướng của đệ tứ thiền?
Đáp: - Như Phật nói tướng của tứ thiền: “Tỳ-kheo nào dứt
vui, dứt khổ, trước diệt mừng lo, không khổ không vui, giữ niệm thanh tịnh th́
nhập vào tứ thiền.
Hỏi: - Đoạn trừ cái
vui của tam thiền th́ đương nhiên khi ĺa dục đă đoạn khổ rồi, nay v́ sao nói
đoạn khổ nữa?
Đáp: - Có người nói đoạn trừ có hai loại: một là biệt
tướng đoạn, hai là tổng tướng đoạn. Như bậc Tu-đà-hoàn dùng đạo tỷ trí đoạn hết
tất cả kiết sử để kiến đế. Việc này th́ không như vậy. V́ sao? - V́ Phật nói:
“Dứt khổ dứt vui th́ trước tiên diệt mừng lo. Nếu khổ ở Dục giới th́ đáng lẽ
nói trước đoạn khổ mừng lo, nhưng mà không nói, cho nên biết chẳng phải khổ ở
Dục giới, v́ cái vui ở tam thiền là tướng vô thường, nên hay sanh ra khổ, cho
nên nói đoạn khổ.
Lại như Phật nói: “Khi thọ vui nên quán là khổ”. Cái vui
tam thiền khi mới sanh, khi trụ là vui, khi diệt là khổ, cho nên nói dứt vui,
dứt khổ.
Trước tiên diệt mừng lo: là cái khổ ở trong Dục giới và
cái mừng ở sơ thiền, nhị thiền.
Hỏi: - Ở trong Dục
giới có khổ có lo, khi ĺa dục th́ diệt hết, tại sao chỉ nói dứt lo mà không
nói dứt khổ?
Đáp: - Khi ĺa dục tuy dứt cả hai việc nhưng gốc của lo
lại không thành tựu, mà gốc khổ thành tựu. Do thành tựu nên không được nói là
diệt.
Hỏi: - Nếu cái vui ở
trong tam thiền phát sanh, khi trụ là vui, khi diệt là khổ, th́ nay nói cái
mừng trong sơ thiền. Nhị thiền sao lại không như vậy?
Đáp: - Trong kinh Phật đă nói: Khi rời tam thiền th́ dứt
vui, dứt khổ, không diệt lo mừng, c̣n sơ thiền, nhị thiền th́ không nói như
vậy.
Hỏi: - V́ sao Phật
không nói như vậy?
Đáp: - V́ cái vui trong tam thiền ở trong ba cơi là cái
vui vi diệu hơn hết, nên tâm đắm trước. Do v́ tâm đắm trước, khi vô thường mới
sanh ra khổ. Do cái mừng thô nên không thể biến khắp thân, tuy bị mất đi nhưng
không sanh ưu buồn, cho nên trong kinh Phật không nói.
Không khổ không vui: trong đệ tứ thiền chỉ có cảm thọ cái
không khổ không vui.
Xả: là bỏ cái vui trong tam thiền, hành không khổ không
vui, thọ cái không nhớ nghĩ, không hối tiếc.
Niệm thanh tịnh: v́ diệt bốn việc lo - mừng - khổ - vui
nên niệm thanh tịnh.
Hỏi: - Trong ba
thiền trên không nói thanh tịnh nhưng tại sao ở đây lại nói riêng?
Đáp: - V́ sơ thiền giác quán làm loạn nên niệm không thanh
tịnh. Ví như đốt đèn trước gió giữa khoảng đất trống, tuy có tim dầu nhưng v́
gió thổi nên ánh sáng không chiếu được. Trong nhị thiền tuy nhiếp trong nhất
thức nhưng v́ vui mừng quá nên định tâm tán loạn, v́ thế không gọi là niệm
thanh tịnh. Trong tam thiền v́ tâm quá vui làm loạn thiền định này nên không
nói là niệm thanh tịnh. Trong tứ thiền hoàn toàn không có việc đó nên nói là
niệm thanh tịnh.
Lại nữa, các bậc thiền thấp tuy có định tâm nhưng c̣n hơi
thở ra vào, làm cho khó nhiếp tâm. C̣n trong tứ thiền không có hơi thở ra vào
nên dễ nhiếp tâm, v́ dễ nhiếp nên niệm thanh tịnh. Vả lại, đệ tứ thiền mới gọi
là chân thiền, c̣n ba thiền kia là thềm bậc phương tiện. Đệ tứ thiền ví như
đỉnh núi, c̣n ba thiền định kia như đường lên núi. Cho nên đệ tứ thiền Phật nói
là chỗ bất động. V́ định không c̣n loạn động nên gọi là chỗ an ổn, điều ḥa. Đó
là tướng của đệ tứ thiền. Ví như giỏi điều khiển ngựa, tùy ư đến nơi muốn đến,
hành giả đắc tứ thiền này muốn hành bốn vô lượng tâm th́ tùy ư dễ được, muốn tu
tập bốn niệm xứ th́ dễ tu, muốn đắc bốn đế th́ mau đắc, không khó, muốn vào bốn
định vô sắc th́ vào rất dễ, muốn đắc sáu thông.v.v..., cần điều ǵ cũng dễ
được.
V́ sao? - V́ trong đệ tứ thiền không khổ không vui, xả
niệm thanh tịnh, điều ḥa tùy ư. Phật ví dụ: Như thợ vàng gia công vàng, luyện
đúng cách th́ tùy ư tạo ra đồ trang sức, không ǵ mà không được.
(nguồn: TV Hoa Sen)
|