Msg 1 of 2: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:42am | Đă lưu IP
|
|
|
BẤT TRỤ NIẾT BÀN
Theo lập trường của Bát Nhă th́ mục đích cuối cùng của chúng ta là phải cùng với hết thảy chúng sinh cùng tiến tới mới có thể đạt đến giải thoát. Nhưng ở đây vấn đề được đặt ra là: xuất phát từ lập trường này th́ phải xử trí như thế nào về Niết bàn ở bên kia? Ở trên, đặc biệt là sự giải thích của Tiểu thừa, Niết bàn có hai loại: Hữu Dư Niết bàn và Vô Dư Niết bàn. Hữu Dư Niết bàn là quả vị trong đó hành giả tuy đă được giải thoát nhưng vẫn c̣n có thân thể lưu lại ở đời; Vô Dư là quả vị sau khi chết, nghĩa là cái quả vị tịch diệt không c̣n trở lại hiện thực giới nữa. Đó là giải thoát quan có tính cách cá nhân đă từ lâu chi phối Phật giáo giới. Song đến thời kỳ Đại thừa, v́ giải thoát quan được mở rộng nên nếu chỉ có hai loại Niết bàn như trên th́ không thể nào khiến cho người ta thỏa măn được cái lư tưởng hay thệ nguyện cứu độ. Niết bàn quan trên đây, như vừa nói, là bản vị cá nhân, c̣n Niết bàn quan ở thời kỳ Đại thừa có thể nói đă tiến đến bản vị xă hội. Nếu chỉ hoàn thành sự giải thoát của chính ḿnh vốn là một bộ phận nhỏ bé trong một tập thể cộng đồng, mà không hoàn thành sự giải thoát cho những người khác th́ chưa có thể nói là Niết bàn chân chính. Do đó, để thích ứng với lập trường này, Niết bàn quan đă được thừa nhận từ trước không thể không được mở rộng hoặc thay đổi ư nghĩa: đó là quan niệm đặc biệt về Niết bàn giới của Đại thừa. Nói theo thuật ngữ của Phật giáo th́ đó là Bất Trụ Niết Bàn (Apratis thitanirvana).
Bất Trụ Niết Bàn là tuy lấy b́nh đẳng giới làm lư tưởng tối hậu, nhưng không trụ ở b́nh đẳng giới, mà trái lại, trụ ở sai biệt giới để cùng với hết thảy chúng sinh cùng tiến tới, như vừa nói ở trên, dần dần đă phá sự tồn tại ở địa vị hạ đẳng mà tiến tới sự tồn tại ở địa vị cao đẳng, và chính đối với quá tŕnh đó mà mệnh danh Bất Trụ Niết Bàn. Trên văn hiến; danh từ này đă được dùng trong các kinh Giải Thâm Mật và Nhập Lăng Già v.v... Dĩ nhiên về phần nội dung tư tưởng th́ tuy đă có trong kinh Bát Nhă, kinh Pháp Hoa, nhưng danh từ bất Trụ Niết Bàn được thêm vào và được coi là một loại riêng th́ hoàn toàn phát sinh sau thời đại tư tưởng Như lai tạng và tư tưởng Chân như đă được kiện toàn. Chảng hạn phái Duy Thức, ngoài Hữu Dư và Vô Dư, thêm ... thanh tịnh Niết bàn (tự thể của Chân như) cùng với Bất Trụ Niết bàn để cộng thành bốn loại Niết bàn.
Tóm lại, bất Trụ Niết Bàn điều ḥa giữa hai tư tưởng luân hồi và giải thoát, tuy ở trong thế giới luân hồi, nhưng điều đó không phải là kết quả của nghiệp lực trói buộc, mà trái lại hoạt động một cách tự do, tự tại và tích cực cứu độ chúng sinh. Tuy lấy giải thoát làm lư tưởng, nhưng khác hẳn với trạng thái tịch tĩnh của Vô Dư Niết Bàn, có thể nói Bất Trụ Niết Bàn là cái đương thể mà một mặt là vĩnh viễn luân hồi, mặt khác lại là vĩnh viễn giải thoát, tức như Đức Phật lấy hạnh nguyện của Bồ Tát để hoạt động và đem sự hoạt động đó làm sự khảo sát vĩnh viễn. Do đó, để thực hiện Niết bàn này, hành giả không nhất định phải xa rời thực tế, mà trái lại ở ngay trong đời, đi thẳng vào cuộc đời, trụ vào cái tâm giải thoát vô sở đắc, cùng với hết thảy mọi người, tích cực hoạt động để chân thiện mỹ hóa cơi đời này, ta có thể nói đây là một tinh thần đă được phát huy đến cực điểm vậy.
Trong Phật giáo Đại thừa nói sinh tử tức Niết bàn, tất cả các pháp thế gian đều là Phật pháp, v.v... chính là muốn thuyết minh cái ư nghĩa chân chính của Bất Trụ Niết Bàn này. Do đó, sự thực hiện Niết bàn này không phải chỉ hạn cục ở những người xuất gia, mà những người sinh sống ngay giữa đời trần tục mà nhà Phật thường gọi là tại gia Bồ Tát cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng, như Bồ Tát Quan Âm hiện thân tướng tại gia và biến hóa ra vô số thân để cứu độ chúng sinh chẳng hạn, chính là thuyết muốn biểu hiện và cụ thể hóa tư tưởng Bất Trụ Niết Bàn.
Sự quan hệ giữa đạo đức và giải thoát trong Phật giáo đến đây thật đă dung hợp làm một và điều đó chẳng qua cũng chỉ là hệ thống hóa cái bản ư và chân tinh thần của chính Đức Phật mà thôi.
1) Lư tưởng tối hậu của Phật giáo, dù nói cách nào đi nữa, vẫn là siêu việt giới, bỉ ngạn giới, mà siêu việt giới hay bỉ ngạn giới tuy được gọi là điều thiện tối cao, nhưng nói theo ư nghĩa phổ thông th́ không phải thiện cũng không phải ác, mà là thế giới siêu đạo đức.
2) Đạt đến thế giới đó, trong nhiều phương thức khác nhau, phương thức đạo đức là trọng yếu nhất. Nghĩa là dựa vào đạo đức để đă phá ngă chấp ngă dục, làm chủ tự nhiên thái, đồng thời khai sáng một thế giới tự chủ mới, đó là con đường chủ yếu hướng đến giải thoát.
3) Tuy giải thoát giới là lư tưởng tối cao của Phật giáo, nhưng đó không phải là nơi để cá nhân ngừng lại, mà phải trở về thế giới hiện thực, đi thẳng vào cuộc đời, dùng đạo đức hướng thượng để dắt dẫn chúng sinh cùng xu hướng tới thế giới lư tưởng. Đó là điều mà Đức Phật đă thực hành và đó cũng là một đặc sắc lớn của Phật giáo Đại thừa.
4) Như vậy, nói theo Phật giáo, đạo đức gồm có hai ư nghĩa hướng thượng và hướng hạ. Hướng thượng là đạo đức c̣n chỗ mong được, hướng hạ là đạo đức không c̣n chỗ mong được, nhưng đứng về mặt thực hành mà nói th́ xuyên qua đạo đức “hữu sở đắc” (có chỗ mong được) để đạt đến thế giới siêu đạo đức, rồi lại xuyên qua siêu đạo đức giới để mà trở xuống đạo đức “vô sở đắc” (không c̣n tâm mong được), như vậy về thủ tục khái niệm không khỏi có điểm phiền phức và xa vời. Do đó, muốn điều ḥa và thống hợp cả hai thái độ trên đây để tiến hành th́ phải có một đường lối khác: đó là tư tưởng Bất Trụ Niết Bàn (hay Bất Trụ sinh tử) vậy. Đạo đức, lấy thế giới vĩnh viễn làm lư tưởng, làm bối cảnh là con đường trực tiếp đưa đến giải thoát, đồng thời lại là hoạt động giải thoát mà trong đó muốn gạt bỏ hẳn sự phân biệt hướng thượng, hướng hạ và xuất gia, tại gia.
5) Duy tŕ cái lư luận đó mà phát khởi là từ tư tưởng Chân Không Diệu Hữu đến thuyết Như lai tạng hoặc thuyết Chân như v.v... trong triết học Đại thừa. Nói về mặt biểu hiện, tất cả chúng ta, tuy lấy ngă chấp, ngă dục làm trung tâm, nhưng đều có khả năng tính thành Phật, đó là lư luận ḿnh, người b́nh đẳng. Do sự b́nh đẳng đó mà phát huy ḷng từ bi vô hạn, thực hiện khả năng tính thành Phật của ḿnh, của người một cách b́nh đẳng, nổ lực khai triển Tịnh độ: đó là Bất Trụ Niết Bàn. Nếu nói một cách đơn giản th́ cái đương thể của Bất Trụ Niết Bàn là cái tướng của Niết bàn vĩnh viễn và hoạt động vĩnh viễn.
6) Căn cứ vào những điểm nhận xét trên đây những người cho Phật giáo chỉ là cuộc vận động luân lư là do đă không chú ư đến giải thoát vĩnh viễn mà có sự hiểu lầm đó. Đồng thời, những người cho rằng sắc thái luân lư trong đạo Phật rất bạc nhược là do đă không lưu tâm đến ư nghĩa đạo đức bất Trụ Niết Bàn mà có sự hiểu lầm như thế.
7) Từ trước tới nay, các nhà học Phật chuyên đóng khung trong quan niệm giới, thiếu hẳn tính cách thực tế hóa Đạo và Đời. Như thế thật đă không phù hợp với tinh thần của Đại thừa Phật giáo lấy nhân cách của Đức Phật làm trung tâm để phát triển. Bởi vậy, ở đây tôi đă lấy hoạt động làm bản vị để thảo luận một cách sơ lược như trên về sự quan hệ giữa giải thoát và đạo đức trong Phật giáo. Mong được các bậc cao minh phủ chính.
__________________ Tuệ giác phá tan ṿng hắc ám
Chân tâm phá vỡ lưới vô minh
Biết ra vốn thiệt ta là phật
Giác phật, mê ma cũng là ḿnh
|