Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 206 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: PHẬT PHÁP VĨNH VIỄN Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 1 of 2: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:37am | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

PHẬT PHÁP VĨNH VIỄN

Như thế hết thảy chúng sanh đă gieo hạt giống Phật ở các kiếp quá khứ, tuy đó là cái căn cứ để thành Phật, nhưng chỉ bảo cho chúng sanh biết điều đó và lại thụ kư cho tất cả sau này đều sẽ thành Phật th́ chính là Phật Thích Ca. Do đó mặc dầu chúng sanh có khả năng tính thành Phật, song nếu không có Phật Thích Ca th́ không thể thực hiện được. Bởi vậy Phật Thích Ca là người thụ kư cho vô lượng chúng sanh thành Phật.

Nhưng nếu đứng về phương diện thời đại thành lập kinh Pháp Hoa mà nói th́ Phật Thích Ca đă nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi, duy chỉ lưu lại tháp Xá Lợi để làm tiêu biểu cho một đại sự nhân duyên mà Ngài ra đời, chứ chính Phật thuyết pháp và thụ kư th́ không c̣n ở thế gian nữa. Do đó vấn đề được đặt ra là: chúng sanh trong hội Linh Sơn lúc c̣n Phật tại thế th́ có được người bảo chứng cho thành Phật, c̣n chúng sanh sau thời Phật nhập diệt, tuy có khả năng thành Phật, nhưng nếu chỉ lễ bái Xá Lợi th́ liệu có đủ để thành Phật không? Về điểm này, không những chỉ đối với những người hiện diện trong hội Linh Sơn, mà đối với hết thảy chúng sanh trong tương lai muốn đưa ra cái bảo chứng thành Phật, nên Pháp Hoa đă bàn đến phần được gọi là Bản Môn, phần này lấy thuyết "Phật thọ vô lượng" làm trung tâm để biểu thị bộ môn hoạt động diệu dụng của các vị Bồ Tát.

Thông thường, khi nói đến phần Bản Môn của kinh Pháp Hoa, ta thường cho rằng nó bắt đầu từ phẩm Ṭng Địa Dũng Xuất thứ 15, nhưng nếu đứng về phương diện đạo tràng mà nói, th́ Bản Môn thật sự đă bắt đầu từ phẩm Kiến Bảo Tháp thứ 11. Vẫn nói theo phương diện đạo tràng: 10 phẩm trước lấy núi Linh Thứu làm trung tâm: c̣n từ phẩm Kiến Bảo Tháp trở đi th́ lại biến thành cái nguyên do của pháp hội giữa không trung (Tích Môn lấy những người đến thời đại Đức Phật làm đối tượng, cho nên, bất luận về địa điểm hay về nhân vật, đều đă được quy định; c̣n Bản Môn th́ lại lấy hết thảy chúng sanh ở tương lai làm đối cơ, cho nên ta có thể nói là lấy không trung bất định làm pháp hội), mà Bản Môn th́ bất luận là phẩm Dũng Xuất, phẩm Thọ Lượng hay phẩm Phổ Môn, tất cả đều đă dự tưởng tháp Đa Bảo, và do sự xuất hiện của tháp Đa Bảo mà đến đây kinh Pháp Hoa đă đến một khúc quanh quan trọng.

Tóm lại, sự xuất hiện của tháp Đa Bảo đă đưa đạo tràng Pháp Hoa đến một khúc quanh mà xét về về mọi khía cạnh rất có hứng thú và cũng mang một ư nghĩa rất sâu xa.

Tháp Đa Bảo (Prabhutaranastupa) nguyên do ở thời quá khứ, về phương Đông, trong nước Bảo Tịnh (Ratnavisuddhaksetra) có Đức Phật hiệu là Đa Bảo (Prabhutaratna) đă nhập Niết Bàn và Xá Lợi của Ngài được thu vào tháp Đa Bảo, tuy là một lẽ bất khả tư nghị nhưng muốn v́ Pháp Hoa làm người bảo chứng nên bất luận ở địa phương nào, hễ có người nói kinh Pháp Hoa th́ tháp Đa Bảo cũng theo đó mà xuất hiện trước pháp hội để tán thán Pháp Hoa và chứng minh chân lư của nó. Do đó mà nay, khi Phật Thích Ca đang nói kinh Pháp Hoa th́ bỗng nhiên tháp Đa Bảo cũng dưới đất nhô lên, rồi lơ lững giữa không trung và từ trong tháp vọng ra tiếng khen ngợi rằng: "Hay lắm thay! Hay lắm thay! Đức Thế Tôn Mâu Ni". Rất tiếc là tôi vẫn chưa t́m ra được cái nguồn gốc của tư tưởng tháp Đa Bảo này đă xuất phát từ đâu và sự khai triển của tư tưởng đó như thế nào, nhưng dù sao đi nữa tôi cũng nhận rằng sự xuất hiện của tháp Đa Bảo ở đây mang một ư nghĩa rất trọng đại.

Trước hết nó có ư nghĩa đại biểu cho Phật quá khứ. Theo kinh Pháp Hoa th́ Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh hay Phật Đại Thông Trí Thắng ở quá khứ tuy đă nói kinh Pháp Hoa rồi, nhưng nay tiếp đến Phật Thích Ca th́ vẫn chưa biểu hiện tư thái đó. Bởi vậy, để chứng minh cho tính chất trường cửu của Pháp Hoa và việc Phật Thích Ca nói Pháp Hoa hiện tại chỉ là kế tục công việc của chư Phật ở quá khứ th́ cần phải có sự bảo chứng, đó là yêu cầu của hậu thế, và sự xuất hiện của tháp Đa Bảo là để đáp ứng nhu cầu đó.

Thứ hai, nó biểu hiện ư nghĩa điều ḥa giữa sự cúng dường Xá Lợi và sự cúng dường Pháp, rồi từ đó tiến lên mà muốn phát hiện ư nghĩa Pháp thân nằm trong tháp Xá Lợi. Do đó, hiện tại Phật Thích Ca tuy cũng thị hiện nhập Niết Bàn, nhưng không phải Niết Bàn như xưa nay người ta thường cho là tuyệt diệu, mà trong đó đă bao hàm ư nghĩa mở đường đưa đến thuyết cho rằng Phật sống lâu vô lượng như trong phẩm Thọ Lượng đă nói rơ.

Tóm lại, sự xuất hiện của tháp Đa Bảo mục đích nói lên cái tính vĩnh viễn của chân lư Pháp Hoa và vĩnh viễn của chân lư Pháp Hoa và vĩnh viễn tính của Pháp thân, ta có thể nói đó là sự phối hợp rất linh hoạt giữa Phật hiện tại và Phật quá khứ. Về ư nghĩa này, Tiêu Đức, khi giải thích kinh Pháp Hoa, đă nói rằng Phật Thích Ca và Phật Đa Bao chỉ là một. Đó là ư kiến rát xác đáng.

Như vậy là Pháp Hoa đă dựa vào bối cảnh trên đây cùng với sự xuất hiện đột nhiên vô số Bồ Tát để chuẩn bị và chỉnh lư đạo tràng mà khai triển và thuyết minh, Đức Phật thật ra đă thành Phật lâu lắm rồi: đó là cách thuyết pháp trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 và được coi là trung tâm của Bản Môn vậy.

Nếu nói một cách đại cương th́ bản ư của thuyết đó là: tất cả chúng ta xưa nay đều tin rằng Đức Phật Thích Ca giáng sinh vào ḍng họ Thích, xuất gia tu đạo tại miền phụ cận thành Già Da mà giác ngộ thành Phật, do đó Ngài là vị Phật đầu tiên mới thành, nhưng điều đó hoàn toàn v́ phương tiện giáo hóa mà thị hiện ra như thế, chứ thật th́ Ngài đă thành Phật trải qua vô lượng vô số kiếp rồi. Song ở phẩm Hóa Thành Du th́ lại nói khi Phật c̣n là người con thứ 16 của Phật Đại Thông Trí Thắng, hoặc theo truyền thuyết vào thời Đức Phật Nhiên Đăng cũng vậy, Ngài phát tâm tu hành không phải chí tâm ở Phật đạo mà lại chí tâm ở Bồ Tát đạo. Điều này chẳng qua cũng lại chỉ là cách thuyết pháp phương tiện để thể hiện cái nổ lực tu hành vĩnh viễn bất tuyệt mà thôi, chứ thật th́ Như Lai dă hoàn thành quả vị Phật từ lâu lắm rồi. Do đó, dù ở hiện tại hay tương lai, Đức Phật cũng luôn luôn gần gũi chúng sanh để giáo hóa, c̣n việc Ngài thị hiện nhập Niết Bàn vào lúc 80 tuổi chỉ là phương tiện để bảo chúng sanh biết rằng phải gấp rút phát tâm cầu đạo giải thoát, chứ thật ra Ngài chưa diệt độ, và Đức Phật vĩnh viễn đó vẫn ở trên núi Linh Thứu và các nơi khác, luôn luôn nói pháp, không bao giờ gián đoạn, chỉ v́ chúng sanh bị vọng kiến chi phối nên không hể thấy đó thôi. Nếu người nào chân thành muốn dùng tâm mà thấy Phật th́ bất luận ở đâu và lúc nào Ngài cũng sẽ hiển hiện cho thấy. Bởi vậy, cái quốc lộ mà ta ở đây nhờ thế cũng là một cảnh địa trong sạch, trong đó mọi người đều măn túc, chỉ v́ chúng sanh mê muội nên mới thấy thế giới này là khổ đau, là nhơ bẩn đó thôi. Đó là đại cương của phẩm Như Lai Thọ Lượng.

Như thế, nếu người ta chân thành lấy quả Phật làm lư tưởng mà mong cầu thành Phật th́ bất luận ở thời gian nào hay địa phương nào Đức Phật cũng sẽ thể hiện mà thụ lư cho. Thế là sự bảo chứng thành Phật bất luận vào lúc nào hoặc với hạng người nào cũng đều có được.

Dĩ nhiên, những điều được tŕnh bày trên đây chỉ mới thuyết minh về bề mặt mà thôi, c̣n nếu lại truy cứu về bề sâu để t́m ṭi cái chân ư của Pháp Hoa th́ v́ Đức Phật lịch sử có tính các sinh lư vĩnh tục, mà là ám chỉ cái Pháp Thân thường trụ để làm chỗ lập cước, và chính ở đây mà giữa Bản Môn và Tích Môn đă có điểm bất đồng. Ở Tích Môn, Đức Phật ở thời Đại Thông Trí Thắng th́ ứng hiện tu hành Báo Thân Phật, nghĩa là dùng h́nh thức Báo Thân để tạm thời dễ dàng thuyết minh cái Pháp Thân vô hạn vĩnh kiếp của Phật. Câu "Thành Phật đă lâu xa; cơi người ta thanh tịnh, an ổn, trời người thường măn túc" đều hàm ngụ ư nghĩa trên. Ngoài Pháp Thân ra không c̣n phương pháp nào để lư giải ư nghĩa đó. Chính v́ thế mà ở đây tư tưởng Bản Môn của Pháp Hoa lại có chỗ cộng thông với tư tưởng Hoa Nghiêm (phẩm Phật Quốc trong kinh Duy Ma cũng thế), đó là lẽ tự nhiên vậy. Duy có điểm khác là trong kinh Hoa Nghiêm và trong phẩm Phật Quốc kinh Duy Ma, về thế gian, chưa chú trọng mấy đến tính vĩnh viễn của Phật, trái lại, trong phẩm Thọ Lượng của Pháp Hoa th́ lại tận lực nói về điểm này, khiến cho năng lực trở nên hoạt động, trực tiếp phục vụ hết thảy chúng sanh, hệt như tư tưởng của kinh Vô Lượng Thọ Phật. Đó là đặc trưng rất lớn của kinh Pháp Hoa.

Song, nếu đứng về phương diện thế giới quan, Phật Thân quan mà nói th́ chỗ lập cước của Bản Môn có vẻ như Phiếm thần luận cùng với Thực tại luận của Tích Môn có chỗ bất đồng. Đó là một sự thật không thể che dấu được. Và nếu lại cứ theo tư tưởng đó mà suy cứu măi lên th́ điều được gọi là "Phật thành đă lâu xa rồi" chẳng qua chung cục vẫn chỉ là cái pháp tính hoặc Phật tính vĩnh viễn mà thôi. Đem vận dụng tư tưởng này, chủ trương biểu hiện hóa, chính là các kinh thuộc loại Như Lai tạng, đứng đầu là hai kinh Đại Thừa Niết Bàn: kinh Pháp Hoa tuy cũng hàm ngụ ư nghĩa đó nhưng vẫn chưa đạt đến tŕnh độ của kinh Niết Bàn. Ở lĩnh vực triết học, tuy Pháp Hoa chưa biểu thị được tư tưởng đó, nhưng ở địa hạt tôn giáo th́ Pháp Hoa đă mang lại nhiều hy vọng, ta có thể nói đó là đặc trường của Pháp Hoa.



__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 2 of 2: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:38am | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

ĐẠO BỒ TÁT: PHÁP THÂN HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ



Như vậy là kinh Pháp Hoa tuy đă cố làm cho pháp Nhất Thừa và "Phật thành đă lâu" được nhất trí, nhưng đó mới chỉ là một đồ án lư tưởng thôi, chứ chưa phải là giá trị nhân cách chân chính. Muốn cho đồ án đó trở thành giá trị nhân cách chân chính th́ cần phải thực hiện nhân cách của Phật. Mà muốn thế, nếu không đi sát với thế giới hiện thực để thanh tịnh hóa nó bằng những hoạt động cụ thể th́ ư nghĩa ấy không được hoàn toàn. Do sự hoạt động nhân cách đó mà tư tưởng Nhất Thừa của Pháp Hoa cuối cùng chẳng qua cũng chỉ là quá tŕnh của việc Diệu Hữu hóa Chân Không mà thôi. Nói một cách đơn giản th́ xa lắm rồi, nhưng vị nguyện độ tận chúng sanh nên thị hiện tu chứng mà hoạt động giữa xă hội hiện thực, dùng mọi phương tiện diệu dụng để hóa độ người đời.

Để thỏa măn nhu cầu đó mà khai triển chính là đoạn thứ ba của tư tưởng Pháp Hoa, và đứng về phương diện văn hiến mà nói, có lẽ đây là giai đoạn cuối cùng của kinh Pháp Hoa. Nói một cách khác, v́ muốn thực hiện pháp Nhất Thừa nên tận lực nói đến hành tích và tác dụng của các vị Bồ Tát ở quá khứ, ở hiện tại và tương lai, luôn luôn gánh lấy trách nhiệm phục vụ chúng sanh để cứu độ, và nhiệm vụ đó được kế tục từ kiếp này qua kiếp khác, không bao giờ gián đoạn. Bởi lẽ Bồ Tát là môi giới giữa Phật và chúng sanh: chúng sanh tu hành thành Phật hay Phật thị hiện để hóa độ chúng sanh, tất cả đều nhờ nhân cách Bồ Tát mà thực hiện, và chính v́ nhiệm vụ đó nên đă cố gắng nói lên thành tích của các vị Bồ Tát vậy. Tựu trung, các Bồ Tát ở quá khứ đă nổ lực truyền tŕ pháp Nhất Thừa, tuy là vô lượng vô số, nhưng trong Bản Môn, để làm điển h́nh cho kinh Pháp Hoa, đại khái là Thường Bất Khinh Bồ Tát (Sadaribhuta)) và Dược Vương Bồ Tát (Bhaisajvaraja). Cái tên Thường Bất Khinh Bồ Tát tuy có thể khiến cho ta liên tưởng đến vị Thường Đề Bồ Tát trong kinh Bát Nhă, nhưng theo kinh Pháp Hoa th́ đây là một trong những tiền kiếp tiền thân của Phật Thích Ca. Đặc tính của vị Bồ Tát này là bất luận gặp ai trong hàng đệ tử Phật cũng nói to lên rằng: "Trong tương lai Ngài sẽ thành Phật, bởi vậy tôi tôn kính Ngài và quyết không dám khinh Ngài". Nói xong rồi chắp tay lễ lạy họ. Đối với thái độ đó chúng nhân lại hiểu lầm mà cho rằng chế giễu họ, nên người ta thường chửi mắng thậm tệ, có khi c̣n đánh đập nữa, nhưng vị Bồ Tát ấy không hề chán nản, cứ tiếp tục công việc ḿnh đă làm, do đó người ta mới đặt cho cái tên Thường Bất Khinh Bồ Tát. Hành động và cử chỉ của Thường Bất khinh Bồ Tát đă nói lên ư nghĩa tôn trọng nhân cách của hết thảy mọi người, v́ lẽ ai ai cũng có Phật tính, vậy tôn trọng người tức là tôn trọng Phật tính. Bởi vậy, nếu ta dốc ḷng tu đạo, trước hết cần phải phát nguyện tôn trọng nhân cách của hết thảy mọi người.

Rồi đến Dược Vương Bồ Tát được nói đến trong đạo tràng Bảo Tháp, vị Bồ Tát này, ở quá khứ, dưới thời Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức tu theo Pháp Hoa, đă thề nguyền lấy ḷng thương yêu đối với hết thảy chúng sanh, do đó mà hết thảy chúng sanh đều muốn thấy Ngài (Sarvasattvavapriyadarsana). V́ nổ lực tu hành để thực hiện lời thề nguyền đó nên Bồ Tát Dược Vương đă chứng được Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội (Sarvarupasamdarsna samadhi). Tam Muội này thật y hệt như căn bản lực hiện vô số thân để cứu độ chúng sanh của Diệu Âm hay Quan Âm vậy, tức là cái sức Tam Muội do thệ nguyện thương yêu hết thảy chúng sanh mà có. Thêm vào đó, vị Bồ Tát này rất nặng ḷng về vấn đề ân đức. Khi Tôn Sư của ngài là Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức nhập diệt, đă tự thiêu ḿnh để báo ân Phật. Sau đó, đời đời, kiếp kiếp đă tận tâm, tận lực tu hành pháp Nhất Thừa trong Pháp Hoa và lấy danh hiệu là Dược Vương. Đó là sơ lược về tiểu sử của Bồ Tát Dược Vương, nhưng sự kinh lịch của vị Bồ Tát này vẫn chưa được phát huy đến cái ư chung cục về Tam Muội "Hiện nhất thiết sắc thân", mà chính phát huy ư nghĩa này lại là Diệu Âm và Quan Âm như trong kinh Pháp Hoa đă nói. Diệu Âm (Gadgadasvara) và Quan Âm (Avalokitesvara) là hai vị Bồ Tát rất tương tự về tính cách, cùng do năng lực "Hiện nhất thiết sắc thân" mà hiện ra nhiều thân h́nh khác nhau để cứu độ chúng sanh. Về điểm này, có thể nói tuy hai nhưng thật ra th́ chỉ là một Bồ Tát. Duy có điểm khác nhau, theo kinh Pháp Hoa, th́ Diệu Âm là vị Bồ Tát ở cơi Tịnh Quang Trang Nghiêm về phương Đông, hiện đến thế giới Sa Bà này để biểu hiện ḷng tôn kính đối với Phật Thích Ca, c̣n những hoạt động độ sinh của vị này chỉ được coi là tác dụng khác phần mà thôi. Quan Âm, trái lại cũng theo Pháp Hoa, là vị Bồ Tát lấy thế giới Sa Bà này làm trung tâm để hoạt động. Về điểm này, so với Diệu Âm th́ Quan Âm đối với chúng ta có sự quan hệ thân thiết hơn. Dĩ nhiên, nếu nói một cách nghiêm khắc th́ việc hiện thân để cứu độ chúng sanh là cái đặc trưng của tất cả các vị Bồ Tát, và điều này, tất cả kinh điển Đại Thừa, bất luận thuộc phái nào, cũng đều thừa nhận như thế. Chẳng hạn như cái phong độ hoạt động của cư sĩ Duy Ma; cái phong độ hoạt động của đệ bát địa Bồ Tát ở phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm đều có vẻ tương tự như Quan Âm hiện thân cứu độ chúng sanh vậy. Song lấy tất cả cái đó làm bối cảnh để dựng nên một vị Bồ Tát có phong độ hoạt động độ sinh rất tổng hợp và rất hùng lực, rồi do đó mà muốn thuyết minh cái lư Phật thành đă lâu và cái nhân cách để thể nghiệm và thực hiện cái lư đó chính là Diệu Âm và Quan Âm của Pháp Hoa.

Theo Cưu Ma La Thập th́ việc hiện ra 33 thân tướng để hộ sinh là đặc sắc của Quan Âm. Ba mươi ba thân là: Phật thân, Tích Chi Phật thân, Thanh Văn thân, Phạm Vương thân, Đế Thích thân, Tự Tại Thiên thân, Đại Tự Tại Thiên thân, Thiên Đại Tướng Quân thân, Tỳ Sa Môn Thiên thân, Tiểu Vương thân, Trưởng Giả thân, Cư Sĩ thân, Tể Quan thân, Bà La Môn thân, Tỷ Khưu thân, Tỷ Khưu Ni thân, Ưu Bà Tắc thân, Ưu Bà Di thân, Bà La Môn Phụ Nữ thân, Đồng Nam thân, Đồng Nữ thân, Thiên thân, Long thân, Dạ Xoa thân, Càn Thát Bà thân, A Tu La thân, Ca Lâu Na thân, Khẩn Na La thân, Ma Hầu La Già thân, Chấp Kim Cương Thần thân, nhưng thật ra đem quy định thành 33 thân như thế là câu nê một cách quá máy móc vào số mục của Cưu Ma La thập. Trong bản Pháp Hoa bằng tiếng Phạn chỉ có 16 thân mà thôi. Tức là: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Phạm Thân (Brahmarupa), Dạ Xoa (Yaksa), Tự Tại Thiên (Isvara), Đại Tự Tại Thiên (Maheisvara), Chuyển Luân Vương (Cakravartin), Quỷ Thần (Pisaca), Tỳ Sa Môn (Brahmana), Chấp Kim Cương (Vajrapani), mà không có Tể Tướng, Cư Sĩ, Trưởng Giả, A Tu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già v.v... Bởi vậy, đem quy kết những thân thị hiện của Quan Âm thành 33 chưa hẳn đă là xác đáng. Vả lại, cứ theo Phổ Môn (Samahamukha) th́ đặc sắc độ sinh của Quan Âm là hiện tất cả thân h́nh, trong tất cả trường hợp, ở bất cứ nơi nào (Ư nghĩa về Thiên Thủ Quan Âm, và Thập Nhất Diệu Quan Âm chính đă phát xuất từ đó).

Mà đặc trưng độ sinh của Quan Âm không phải chỉ ở lĩnh vực thuyết pháp mà c̣n rất mạnh lĩnh vực thực tế nữa. Chẳng hạn như người cầu con được con, cầu của được của, rồi việc cứu hỏa tai, giặc cướp v.v... tất cả cái đó đă làm cho mặt sinh hoạt hiện thực cũng có đặc trưng tín ngưỡng về Quan Âm, và điều này cũng đă khiến cho kinh Quan Âm rất thịnh hành trong xă hội Trung Quốc và Nhật Bản. Song đứng trên lập trường Pháp Hoa mà nhận xét, nếu chỉ coi những tác dụng đặc thù đó mà cho Quan Âm là một Bồ Tát đặc thù th́ vẫn chưa bóc hết được cái chân tinh thần của nó. Lập trường của Pháp Hoa là Diệu Hữu hóa Chân Không, nghĩa là nh́n thực tướng bằng nhăn quan thế gian. Quan Âm tuy hiện nhiều thân, nhưng rốt ráo th́ Quan Âm chỉ v́ chúng sanh mà làm việc từ bi cứu độ, đồng thời cũng để thực hiện đạo lư "Phật thành đă lâu" mà thôi. Đạo lư "Phật thành đă lâu" đến đây được cụ thể hóa bằng cách hoạt động, đó mới chính là phát huy cái thâm ư của nó. Nếu đứng trên lập trường lịch sử thành lập kinh Pháp Hoa mà nói th́ kinh Quan Âm có lẽ đă được đặt vào thời kỳ tối hậu đó. Nhưng đứng về phương diện lịch sử mà nhận xét, lập trường của Pháp Hoa, từ "Khai Tam Hiển Nhất" tiến đến căn cứ tối hậu đó, nghĩa là v́ chúng sanh mà hiển hiện cái Pháp thân "thực hành đă lâu", v́ chúng sanh mà hoạt động ở thế gian này, muốn dùng căn bản lực mà tịnh độ hóa thế gian, nhận xét theo lập trường đó th́ tư tưởng Pháp Hoa, đến kinh Quan Âm có thể nói thật đă đạt đến kết quả hoàn toàn.



__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.2230 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO