Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 285 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: KINH PHÁP HOA: ĐẠI BIỂU CHO ĐẠO BỒ TÁT Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 1 of 2: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:35am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

KINH PHÁP HOA: ĐẠI BIỂU CHO ĐẠO BỒ TÁT

 

 

Đặc chất chủ yếu của Bồ Tát gồm bốn điểm sau đây:

1)- Đứng trên lập trường chỉ dương giữa đạo tại gia và đạo xuất gia, phát tâm đại Bồ đề, lấy ḷng Vô ngă và ḷng thương yêu người khác mà thực hành mọi hạnh nguyện, hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sinh để hoàn thành sự nghiệp cứu ḿnh và cứu người.

2)- Cố gắng tích tập công đức, tu tập hạnh nguyện Bồ đề để từng bước tiến tới việc cắt đứt ṿng luân hồi vô tận.

3) Coi hết thảy chúng sinh đều là Bồ Tát, đều có khả năng tính thành Phật trong tương lai, bởi thế, bất luận là người nào đều nên lấy việc phát tâm tu hạnh nguyện Bồ Tát làm lư tưởng cứu kính.

4) Theo nguyện lực “chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ”, nên lấy việc cùng với chúng sinh xây dựng một nước Cực Lạc ngay trên thế gian làm lư tưởng.

Như vậy là khác với Tiểu thừa có tính cách chuyên môn, đạo Bồ Tát (Đại thừa) lấy thông tục làm đặc sắc; Tiểu thừa theo chủ nghĩa tịch tĩnh, đạo Bồ Tát lại lấy hoạt động làm chủ. Nếu nói theo h́nh thức th́: Đại thừa là văn học, là thí dụ, Tiểu thừa là kư thuật, là thần học. Do đó, tất cả các kinh Đại thừa lấy việc thuyết minh đạo Bồ Tát làm nhiệm vụ đều mang sắc thái kể trên. Tuy nhiên, trên thực tế, v́ ở vào nhiều t́nh trạng khác nhau nên vị tất các kinh điển đă phát huy được toàn bộ đặc sắc, không những thế mà, trái lại, ta có thể nói rất ít kinh điển đă phát huy được toàn bộ đặc sắc. Về điểm này, kinh Diệu Pháp Liên Hoa có thể được coi là bộ kinh mô phạm cho đạo Bồ Tát.

Ư NGHĨA SỰ XUẤT HIỆN CỦA KINH PHÁP HOA

 

Tư tưởng Chân Không Diệu Hữu của Bát Nhă đă được kinh Hoa Nghiêm Duy Ma dùng nhân cách hoạt động tự do vô ngại để khoáng trương làm cho tinh hoa của Phật giáo Đại thừa xán lạn, rực rỡ.

Nhưng tư tưởng của các bộ kinh trên đây, tuy nói là phát huy chân ư của Đức Phật, song thật th́ chỉ hạn cuộc vào một giai cấp đặc quyền nào đó thôi, nếu đứng về phương diện thệ nguyện của Bồ Tát cứu độ hết thảy chúng sinh mà nhận xét, th́ các kinh đó vẫn c̣n có điểm khiếm khuyết, thiếu sót đáng tiếc. V́ lẽ cái đối cơ của kinh Hoa Nghiêm chỉ thuộc riêng cho Bồ Tát chứ không có Thanh Văn, nhất là kinh Duy Ma hay kinh Tư Ích c̣n đi xa hơn nữa mà muốn gạt hẳn Thanh Văn ra khỏi phạm vi của đạo Bồ Tát Đại thừa. Nếu cái thái độ này là một sự cảnh cáo đối với những người có khuynh hướng trốn đời, lấy chủ nghĩa tịch tĩnh vô vi làm lư tưởng mà quên hẳn tinh thần hoạt động của Đức Phật th́ c̣n tạm được, chứ nếu thật nó là một thái độ cố ư bài xích miệt thị, th́ chính Đại thừa cũng chẳng c̣n ǵ đặc sắc hơn Tiểu thừa v́ nếu như thế th́ Đại thừa đă mất hẳn cái cứu độ tính phổ biến rồi. Lại nữa, về mặt lịch sử, kinh Bát Nhă là thực hiện cái gọi là Tam Thừa Tông Giáo. Như vậy, các kinh điển Đại thừa khác lấy Bát Nhă làm điểm xuất phát mà lại bài xích Nhị Thừa th́ há không phải đă đi ngược lại chủ ư của Bát Nhă rồi sao? Và câu “Chúng sinh vô biên thệ nguyên độ” cũng chỉ c̣n là một câu văn vô nghĩa v́ thái độ bài xích Nhị Thừa đó. Chính v́ tự thấy thế mà da Đại thừa cũng ư thức được cái sứ mệnh bản lai của ḿnh là phải mở một con đường bao dung cả Tam Thừa để đưa về Nhất Phật Thừa, và chính kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma pundarika sutra) là bộ kinh đă ư thức được sứ mệnh đó và dốc toàn lực để thực hiện.

Như trên đă nói, các kinh điển Đại thừa tuy đều phát huy đạo Bồ Tát nhưng chỉ ở một phương diện nào thôi, chưa được toàn bộ, duy có kinh Pháp Hoa mới thật đă phát huy được toàn bộ đạo Bồ Tát.

 

QUAN NIỆM CHỦ YẾU CỦA KINH PHÁP HOA

Kinh Pháp Hoa gồm 27 phẩm như trên, bởi thế nếu thu thập tất cả các câu văn rải rác trong đó lại, ta có thể cấu tạo thành nhiều giáo lư khác nhau. Tuy nhiên, cái tư tưởng nhất quán và cốt tủy của kinh Pháp Hoa là: “Thết thảy chúng sinh đều có thể thành Phật bất luận ở đâu và bất cứ lúc nào”. Tư tưởng này để phản lại với tư tưởng của Tiểu thừa xưa này vẫn cho rằng việc thành Phật chỉ dành riêng cho hạng người đặc biệt nhờ kết quả của sự tu dưỡng đặc biệt trải qua nhiều giai đoạn, c̣n hàng đệ tử (tức Thanh Văn) của Phật không thể tu thành như Phật được. Do đó mà giáo đồ tân tiến Đại thừa liệt Thanh Văn vào hạng người “tiêu nha bại chủng”, nghĩa là người diệt hại giống Phật. Hết thảy chúng sinh đều có thể thành Phật, v́ muốn chỉ dẫn cho chúng sinh thể nhập được cái tri kiến của Phật nên Đức Phật mới ra đời. Muốn nói rơ điểm này là cái ư chỉ nhất quán của kinh Pháp Hoa.

Theo ư nghĩa đó th́ chủ yếu của kinh Pháp Hoa là thuyết minh sự thích ứng phổ biến của tư tưởng Đại thừa, và như vậy, có thể nói Pháp Hoa là bộ kinh hoàn toàn về môn ứng dụng. Bởi lẽ, nếu so với các kinh Đại thừa khác, như Hoa Nghiêm, Bát Nhă, Duy Ma, những yếu tố triết học của kinh Pháp Hoa không quá mạnh, mà trái lại về mặt tôn giáo, Pháp Hoa lại lấy việc nhất ban hóa và thông tục hóa làm chủ yếu.

Các nhà chú thích Trung quốc, nhất là phái Thiên Thai, trong phẩm Phương Tiên cho rằng chân lư Thập Như Thị: Như Thị tướng, Như Thị tính, Như Thị thể, Như Thị lực, Như Thị tác, Như Thị nhân, Như thị duyên, Như Thị quả, Như Thị báo, Như Thị bản mạt cứu kính, là bản ư của Pháp Hoa, nhất là của cái gọi là Tích Môn, nhưng theo tôi th́ đó chưa hẳn đă là chủ ư của kinh Pháp Hoa. Thập Như Thị kể trên ta thấy trong bản dịch của La Thập, nhưng trong Chính Pháp Hoa và bản Phạn ngữ đề không có, và đoạn văn Thập Như Thị trên đây trong bản Phạn ngữ là:

Yaca te dharma yatha ca te dharma Yadrsasca te dharma yallaksanasca te dharma yatsvabhavasca te dharma ye ca yatha ca yadrsasca yallaksanasca nasca yatsvabhavasca te dharma itij tesudharmesu tathagata eva praty akso paroksah iji.

Dịch:

"Các pháp đó là pháp chân thật, là những pháp thế, là những pháp như thế, là các pháp tướng như thế, là những pháp như thế, những pháp đó duy chỉ có Phật thấy được".

Trong chính Pháp Hoa th́ có: "Như Lai đều biết rơ nguyên do của các pháp, các pháp tự nhiên từ đâu mà đến, phân biệt những tướng mạo của các pháp, biết tất cả các pháp tự nhiên".

Rồi đến Pháp Hoa kinh luận của Thế Thân th́ lại đem mổ xẻ đoạn văn trên thành ra cái gọi là "Ngũ Như Thị": "Hà Đẳng Pháp, Vân Hà Pháp, Hà Tự pháp, Hà Tướng Pháp, Hà Thể Pháp", chứ tuyệt nhiên không có Thập Như Thị.

Tóm lại, vấn đề này tự nó tuy có giá trị về mặt nghiên cứu, nhưng lập trường chính của Pháp Hoa quyết không phải như Thiên Thai đă tưởng đặt trọng tâm vào cái gọi là Thập Như Thị đâu. Như Thị giáo chẳng qua chỉ muốn nói lên sự dụng lực của Phật khi thuyết kinh Pháp Hoa để chứng minh rằng kinh Pháp Hoa là chân lư mà thôi. Cho nên, căn cứ vào đó mà kiến thiết cái thế giới quan Tam Thiên Tam Đế, có thể nói là ngoài chân ư của kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa sỡ dĩ được gọi là Pháp Hoa và hơn hẳn các kinh điển khác là hoàn toàn ở điểm "Mở hai hiển một, hội ba quy một", cực lực nhấn mạnh điểm hết thảy quy vào một Phật Thừa, tức là nêu lên ư nghĩa của chân lư Tam Thừa không sai biệt vậy, mà hai chữ Sen Trắng (Bạch Liên – Pundarika) được thêm vào sau, ngoài ư nghĩa trong trắng ra, nó c̣n bao hàm cả ư nghĩa đại biểu cho cái tấm, ám chỉ cái căn cứ của một Phật Thừa đều có đủ trong tâm của tất cả mọi người. Theo tôi th́ đây là chủ ư của kinh Pháp Hoa, tuy không liên quan ǵ đến thuyết Thập Như Thị, nhưng về phương diện Tích Môn, nhất là từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Pháp Sư, ư nghĩa đó luôn luôn là lập trường thuần nhất của kinh Pháp Hoa. Nếu đứng trên lĩnh vực lịch sử mà nói th́ bộ môn này hoàn chỉnh nhất và cũng nguyên thủy nhất. Tuy nhiên, tôi không dám coi nhẹ ư nghĩa và giá trị của phẩm Thọ Lượng hoặc phẩm Phổ Môn, mà trái lại tôi cho rằng tư tưởng Nhất Thừa của Pháp Hoa nếu không đạt được  điểm đó th́ sức diệu dụng và cái nguồn gốc của nó không thể nào hoàn thành được.

Nhưng nếu đem đối chiếu với các kinh điển khác th́ ư nghĩa phẩm Thọ Lượng không những chỉ kinh Pháp Hoa mới có, mà ngay cả kinh Kim Quang Minh, kinh Niết Bàn, cho đến nhiều kinh điển khác cũng đều có cả, cũng như sự diệu dụng của Bồ Tát Quan Âm không phải chỉ có trong kinh Pháp Hoa, mà trong các kinh khác cũng có dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, c̣n như việc lấy phẩm Phương Tiện làm trung tâm để khai  ba hiển một, thụ kư thành Phật trong Tích Môn th́ đến kinh Pháp Hoa mới nói một cách rơ ràng khúc chiết. Nếu không có bộ môn này th́ dù có phẩm Thọ Lượng hay phẩm Phổ Môn đi nữa th́ kinh Pháp Hoa cũng quyết không thể chiếm được địa vị trọng yếu trong các kinh điển Đại Thừa như thế. Theo ư nghĩa đó th́ dù không có hai phẩm Thọ Lượng và Phổ Môn mà chỉ có từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Pháp Sư, đối với các kinh khác, kinh Pháp Hoa đă tŕnh bày, diễn tả cái lư do và quá tŕnh của con đường "giai cộng thành Phật" (hết thảy đều thành Phật) với một bút pháp cực kỳ trong sáng, giản dị nhưng lại rất cao siêu.

Nói tóm lại, lập trường của kinh Pháp Hoa có tính cách tôn giáo hơn là triết học, thông tục hơn là chuyên môn, thực hành hơn là lư luận, xúc tiến lư tưởng tự giác hơn là minh chứng sự thực, và lại c̣n có thái độ bao dung, ḥa hợp được sự đối chọi từ trước giữa Đại Thừa và Tiểu thừa bằng cách đưa hết thảy tới con đường tiến đến một Phật Thừa. Nhận xét về phương diện này, ta có thể nói đó là chỗ quy thú chân chính của kinh Pháp Hoa.


 

 

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
saokhue
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 34
Msg 2 of 2: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 5:03am | Đă lưu IP Trích dẫn saokhue

BỒ TÁT ĐẠO VỚI TỊNH ĐỘ
Xuất phát từ tinh thần trên, đạo Bồ-Tát lấy việc kiến thiết Tịnh Độ để nâng cao lư tưởng Bồ-Tát. Sánh với Tiểu Tiểu (Tiểu Thừa không nói đến Tịnh Độ), đây là một đặc trường của đạo Bồ-Tát.

Lư tưởng của Tiểu Thừa, như đă nói ở trên, hoàn toàn siêu việt, vả lại có tính cách hoàn toàn cá nhân, cho nên tất không cần dự tưởng Tịnh Độ có tính cách đoàn thể. Trái lại, đạo Bồ-Tát nếu muốn thực hiện lư tưởng tối cao, tất phải cùng với chúng sinh cùng tiến, cho nên ở đây tất nhiên cần phải nói đến Tịnh Độ, hoặc Phật Độ, tức là lư tưởng đó đă trở thành xă hội hóa. Theo ư nghĩa này, ta có thể nói nếu xa ĺa tư tưởng Tịnh Độ th́ tư tưởng Bồ-Tát cũng mất ư nghĩa.

Vậy th́, theo đạo Bồ-Tát, Tịnh Độ phải được kiến thiết như thế nào? Nếu giải thích một cách tổng quát th́ đạo Bồ-Tát hoàn thành tư tưởng về các đức Phật. Chẳng hạn, phương Tây có Phật A- Di-Đà, phương Đông có Phật A-Sơ v.v…, do ḷng từ bi và nguyện lực của các Ngài, nếu chúng ta tŕ niệm danh hiệu, sẽ được các Ngài tiếp dẫn về các phương đó. Tư tưởng Tịnh Độ này đă được hoàn thành rất sớm và rất có thể lực trong Phật Giáo. Song đây mới chỉ là một loại Tịnh Độ quan chứ chưa thể nói là toàn thể được. Tịnh Độ tư tưởng tuy phổ biến rất rộng và rất mạnh, nhưng nếu lại tiến đến lĩnh vực luân lư của đạo Bồ-Tát, th́ không những có thể văng sinh Tịnh Độ, mà tiến lên bậc nữa tự ḿnh có thể thành Phật, do đó có thể cấu tạo thành Tịnh Độ mới. V́ mỗi người đều có Phật tính, mỗi người đều có thể thành Phật để có khả năng tính cấu thành Tịnh Độ mà thực hiện Tịnh Độ.

THẾ GIỚI LƯ TƯỞNG VÀ TỊNH ĐỘ
Nhận xét theo lập trường trên, chúng ta muốn đạt đến Tịnh Độ, nhưng thật th́ vẫn chưa hoàn thành được, cho nên, phải sáng tạo Tịnh Độ ngay ở hiện tại và lấy đó làm xuất phát điểm để kiến thiết Tịnh Độ.

Phật A-Di-Đà cấu tạo Tịnh Độ ở phương Tây, Phật A-Sơ cấu tạo Tịnh Độ ở phương Đông để tiếp dẫn chúng ta. Chúng ta ở thế giới Sa Bà này vẫn chưa đạt đến cái đương thể chân thực. Song đức Phật cũng muốn tạo thế giới Sa Bà này thành cảnh Tịnh Độ. Như trong các kinh, Phật nói: " Sa-bà tức là Tịnh Quang, Tịnh Độ"; "Cực Lạc cách đây không xa"; "Trong cơi nước yên ổn này của ta, Trời người thường được sung măn" v.v… đều là những chứng minh cụ thể. Đương nhiên, từ trước đến nay, những câu Phật nói trên đây thường được giải thích cho là quan niệm giới thuộc phần "tự nội chứng". Sự giải thích này tuy không trái với ư của Phật, nhưng theo tôi những câu trên vẫn mang một ư nghĩa hiện thực.

Tóm lại, từ trước đến nay, phần nhiều người khi giải thích về giáo pháp của Phật thường hay ngừng lại ở quan niệm giới, mà lơ là phương diện cụ thể hóa thực tế của giáo pháp. Tôi không dám phủ nhận Phật Giáo con có nhiều phương diện khác, nhưng nếu chỉ dừng ở điểm quan niệm giới th́ cái chân ư của Phật Giáo vẫn chưa được phát huy một cách triệt để. Dĩ nhiên, nếu ta muốn kiến thiết Tịnh Độ, tinh thần tuy là nền tảng, nhưng có điều cần phải hiểu là nếu không đem nó mà cụ thể hóa về phương diện khách quan th́ cái ư nghĩa về Tịnh Độ phổ biến không thể được hoàn thành. Cái đặc trưng của Tịnh Độ tôi cho rằng cần phải được nhận định về mặt cụ thể. Tịnh Độ chân chính tuy đều là lư tưởng lớn, tinh thần lớn, nhưng nếu không thể hiện cái đương thể của nó về mặt vật chất khách quan th́ không thể được. Vả lại, nếu chiếu theo giáo lư nhất ban của Phật Giáo, th́ Phật Giáo cũng không đặc biệt phân chia vật chất và tinh thàn một cách cực đoan, mà trái lại, lấy chủ trương "thân, tâm bất nhị _thân, tâm là một" làm đặc trường. V́ thế, cuộc sống tinh thần chân chính trong Phật Giáo tất phải biểu hiện ra thân thể để thể hiện thành hành vi. Nếu nói một cách rộng răi, th́ hoạt động tinh thần cần phải được vật chất hóa. Nhất là đạo Bồ-Tát, v́ sống ngay trong thực tế mà mong cầu thực hiện đại lư tưởng, cho nên Tịnh Độ đáo cùng phải lấy cụ thể làm bản chất.

Vậy th́, Tịnh Độ lư tưởng trong tương lai cần phải được kiến tạo trên nền tảng đó.


SỰ KIẾN THIẾT TỊNH ĐỘ VỚI LUÂN HỒI
Tịnh Độ cụ thể quyết không thể trong một sớm một chiều có thể hoàn thành được (Rome was not built in a day). Do đó, dù là một vị Bồ-Tát cũng không thể hoàn thành Tịnh Độ trong hiện tại hoặc tương lai gần mà cần phải phát nguyện thực hiện trong bất kỳ thời gian lâu xa nào. Chúng ta sinh ra rồi chết đi, bỏ thân này chịu thân khác, sống trong ṿng luân hồi vô cùng tận, cho nên cái nỗ lực kiến tạo Tịnh Độ củng không bao giời dừng nghĩ.

Phật Giáo thông thường có câu "Liễu sinh tử, đắc Niết-Bàn, rơ được sinh tử tức chứng Niết Bàn”, nhưng nếu sinh tử được hiểu là hoạt động thái và lấy Niết Bàn là Tịch tĩnh thái, và lấy Niết -Bàn làm tự măn, th́ đối với những người ấy, cần phải cảnh giác. Nếu chỉ lấy sự tự cứu ḿnh làm mục đích, điều đó nên hay không, ta không biết, nhưng nếu nói đến tinh thần đạo Bồ-Tát, cùng với tất cả chúng sinh cùng chung kiến tạo thế giới Tịnh Độ, không một ḿnh xả ly uế độ để sống yên tịnh trong Niết-Bàn : đó là mục tiêu của đạo Bồ-Tát là thề cùng với chúng sinh lăn lộn trong ṿng luânhồi, sinh tử, kiếp này qua kiếp khác, từng bước từng bước tiến lên, nhất định khi nào thực hiện được lư tưởng tối cao mới thôi.

Trong giáo nghĩa học Phật Giáo nói về Bồ Tát: "Tự nguyện vào ác thú", có thể chứng Niết-Bàn rồi, nhưng lại t́nh nguyện ở lại trong sinh tử, Thệ nguyện hết thảy chúng sinh thành Phật, nhưng ḿnh không thành Phật vội. Cho đến Niết-bàn của Bồ Tát cũng an trụ trong hoạt động, cũng là Bất trụ Niết-Bàn: tất cả ư nghĩa trên đây đều biểu diễn cái chí nguyện vị tha của đạo Bồ-Tát. Không những thế, ngay việc niệm Phật để cầu văng sinh Phật quốc theo tinh thần của đạo Bồ Tát, ư nghĩa văng sinh cũng rất hạn định. Giả sử văng sinh có nghĩa là đi luôn một mạch không trở lại, th́ đó là quan niệm chán ghét cơi uế độ này, muốn được sớm vào cơi Niết-Bàn tịch tĩnh vô vi của Tiểu Thừa La Hán: như thế là đă đi ngược lại tinh thần đạo Bồ-Tát. Có văng sinh Cực Lạc nhưng cũng có hồi chuyển Sa Bà, trong quan niệm đó, người đă được văng sinh trở về, lấy chân tướng Cực Lạc làm mô h́nh, nổ lực cực lạc hóa Sa Bà, đó mới là ư nghĩa văng sinh chân chính.

Tóm lại, nói theo tinh thần đạo Bồ-Tát, muốn thoát khỏi khổ đau, không thể chán ghét khổ đau, không thể xa ĺa những hoạt động trong luân hồi giới mà thiên cầu tịch tịnh; không thể gác bỏ vật chất giới ra ngoài mà chỉ lấy việc an trụ cô lập trong hoạt động tinh thần làm lư tưởng. Mục đích của chúng ta trước sau vẫn là cụ thể hóa sinh mệnh vĩnh viễn, mà điều đó không phải chỉ hạn cục ở cảnh giới "tự nội chứng" mà phải cùng với hết thảy chúng sinh thực hiện nó về mặt khách quan. Và trong quá tŕnh tiến tới mục đích đó, về phương diện cảm giác, có khổ, có sướng, hoặc khổ nhiều, sướng ít hay ngược lại, chúng ta đều thản nhiên, không bận tâm, không để khổ, vui chi phối, vượt lên tất cả để chỉ nổ lực vào công cuộc kiến thiết Tịnh Độ.

Như vậy, bất cứ một công việc ǵ chúng ta thực hiện, nhất nhất đều là một bộ phận trong công cuộc kiến tạo Tịnh Độ, và như thế cuộc sống của ta mới thật sự thống nhất, và cái ư nghĩa hay giá trị của sự sinh tồn mới có được một căn cứ chân chính.




__________________
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
Quay trở về đầu Xem saokhue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi saokhue
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.1211 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO