Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 205 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Kinh Vien Giac Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
dinhlong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 51
Msg 1 of 2: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhlong

KINH VIÊN GIÁC

Sa Môn Phật Đà Đa La Dịch Từ Phạn Ngữ Sang Hán Ngữ
Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Ngữ Sang Việt Ngữ & Lược Giải
Từ Ân Thiền Đường, California Hoa Kỳ, Xuất Bản Năm 1991

LỜI GIỚI THIỆU

     Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả giáo pháp đốn tiệm của thượng căn và hạ căn. Phật dùng đủ thứ phương tiện giảng rỏ các pháp tu chứng và thiền bệnh, độc giả theo đó tu hành th́ chẳng đoạ tà kiến.

      V́ dịch giả là người nước Kế Tân, đối với văn phạm tiếng Hán chưa thông thạo lắm, nên lời văn chưa được lưu loát, thành có nhiều chỗ tối nghĩa nên chúng tôi phải nhờ trực giải của Ngài Hám Sơn (người đă kiến tánh) thêm vào để sáng tỏ nghĩa Kinh, gặp chỗ khó hiểu lại tùy văn ghi chú hoặc lược giải để giúp cho người đọc dễ hiểu, nhưng vẫn cố giữ nguyên văn của người dịch tiếng Phạn, chẳng bỏ sót một câu nào cả.

      Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này là muốn giúp cho người đọc hiểu thấu nghĩa Kinh, để theo đó tu hành cho đến kiến tánh, nên chẳng chú trọng sự trau chuốt lời văn, có thể c̣n nhiều khuyết điểm, xin độc giả hoan hỷ chỉ giáo cho.

Thích Duy Lực

-ooOoo-


I
      Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật nhập định Thần Thông Đại Quang Minh Tạng, là nơi trụ tŕ Thường Tịch Quang Trang Nghiêm của tất cả Như Lai, cũng là giác địa vốn trong sạch của tất cả chúng sanh, tất cả thánh phàm đều tùy thuận bản thể b́nh đẳng bất nhị của tự tánh đầy khắp mười phương không gian và thời gian, thân tâm tịch diệt mà hiện cảnh bất nhị nơi các cơi tịnh độ, cùng với mười vạn Đại Bồ Tát, bậc thượng thủ là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Nhăn Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát, Oai Đức Tự Tại Bồ Tát, Biện Âm Bồ Tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát, Phổ Giác Bồ Tát, Viên Giác Bồ Tát, Hiền Thiện Thủ Bồ Tát, v.v... cùng các môn đồ đều nhập chánh định, đồng dự pháp hội b́nh đẳng của Như Lai.

      Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba ṿng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay qùy gối bạch Phật rằng:

      - Xin Đại Bi Thế Tôn v́ pháp chúng dự hội này giảng về nhân địa phát tâm trong sạch của Như Lai phải dựa theo pháp nào, tu theo hạnh ǵ mà được thành Phật. Và những Đại thừa Bồ Tát đă phát tâm trong sạch nguyện độ chúng sanh thành Phật, nhưng chẳng biết dụng tâm tu hành như thế nào mới được chánh tri kiến, xa ĺa các thiền bệnh, khiến cho mạt pháp chúng sanh đời vị lai cầu pháp Đại thừa chẳng đọa tà kiến.

      Ngài Văn Thù Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

      Bấy giờ Phật bảo Văn Thù Bồ Tát rằng:

      - Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo v́ các Bồ Tát hỏi về nhân địa phát tâm của Như Lai dựa theo pháp nào, tu hạnh ǵ, lại v́ tất cả chúng sanh đời mạt pháp cầu pháp Đại thừa được trụ nơi chánh pháp, chẳng đọa tà kiến. Nay ngươi hăy lắng nghe, ta sẽ v́ ngươi mà thuyết.

      Lúc ấy Văn Thù Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

      - Thiện nam tử! Có pháp môn Tổng tŕ của Vô Thượng Pháp Vương gọi là Viên Giác. Từ pháp này kiến lập tất cả thanh tịnh, Chơn Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật để dạy Bồ Tát và chúng sanh về nhân địa phát tâm của tất cả Như Lai, đều nên y theo giác tướng trong sạch chiếu soi đầy đủ, dứt hẳn vô minh mới thành Phật đạo.

      Thiện nam tử! Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay đủ thứ điên đảo, ví như kẻ lạc đường nhận lầm phương Nam thành phương Bắc, vọng cho tứ đại là thân tướng thật của ḿnh, cho vọng tâm tạo huyễn ảnh thành lục trần là tâm tướng thật của ḿnh, ví như kẻ bị nhặm thấy hoa đốm trên không và thấy mặt trăng thứ hai.

      Thiện nam tử! Hư không vốn chẳng hoa đốm, v́ bệnh nhặm vọng chấp thành có. Do vọng chấp ấy, chẳng những không biết tánh hư không, lại c̣n lầm nhận chỗ sanh ra hoa đốm là thật. Từ cái vọng này thành có sanh tử luân hồi, nên gọi là vô minh.

      Thiện nam tử! Vô minh này chẳng có thật thể, như người trong mộng lúc chiêm bao th́ có, đến khi thức tỉnh th́ chẳng c̣n ǵ cả. Cũng như hoa đốm diệt nơi hư không, chẳng thể nói nhất định có chỗ diệt. Tại sao? V́ chẳng có chỗ sanh vậy.

      Tất cả chúng sanh ở nơi pháp vô sanh vọng thấy có sự sanh diệt, cho nên gọi là sanh tử luân hồi.

      Thiện nam tử! Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rơ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không, vậy th́ thân tâm vốn không, lấy ǵ để thọ sanh tử luân hồi? Cái KHÔNG này là v́ bản tánh vốn không, chẳng phải do tạo tác thành không. Cái biết đó ví như hư không, kẻ biết như hư không đó tức là tướng hoa đốm cũng chẳng thể nói không có tánh tri giác, CÓ với KHÔNG đều ĺa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong sạch.

      Tại sao? V́ tánh hư không thường trụ chẳng động. Trong Như Lai Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên măn đầy khắp mười phương không gian và giờ gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh.

      Bồ Tát v́ thế ở nơi Đại thừa phát tâm trong sạch, chúng sanh trong đời mạt pháp theo đó tu hành chẳng đọa tà kiến.

      Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Văn Thù ngươi nên biết,
Tất cả các Như Lai,
Từ nơi bản nhân địa,
Đều nhờ trí huệ giác.
Thông đạt nơi vô minh,
Cũng như hoa đốm kia.
Th́ khỏi bị luân hồi.
Cũng như người trong mộng,
Thức tỉnh cảnh mộng mất.
Giác ngộ như hư không,
B́nh đẳng chẳng lay động.
Bản giác khắp mười phương,
Liền được thành Phật đạo.
Huyễn chẳng chỗ sanh diệt,
Thành đạo cũng vô đắc,
V́ bản tánh viên măn.
Bồ Tát ở trong đó,
Khéo phát tâm Bồ Đề.
Chúng sanh đời mạt pháp,
Tu theo ĺa tà kiến.

-ooOoo-


II
     Khi ấy Phổ Hiền Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba ṿng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

      - Xin Đại Bi Thế Tôn v́ các Bồ Tát trong hội này và tất cả chúng sanh đời mạt pháp, người tu Đại thừa khai thị cảnh giới trong sạch của Viên Giác này nên tu hành như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sanh ấy đă biết thế giới như huyễn, thân tâm cũng huyễn, tại sao lại dùng huyễn để tu huyễn?

      Nếu các tánh huyễn đều diệt hết th́ chẳng có tâm, vậy c̣n ai tu hành? Tại sao lại nói tu hành như huyễn?

      Nếu những chúng sanh vốn chẳng tu hành thường chịu sanh tử nơi huyễn hoá, th́ chẳng biết ấy là cảnh giới như huyễn, làm sao khiến tâm vọng tưởng được giải thoát?

      Xin Thế Tôn v́ tất cả chúng sanh đời mạt pháp chỉ dạy nên dùng phương tiện nào để tu tập theo thứ lớp, ĺa hẳn các huyễn.

      Ngài Phổ Hiền Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

      Bấy giờ Phật bảo Phổ Hiền Bồ Tát rằng:

      - Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi kheó v́ các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về phương tiện và thứ lớp tu tập chánh định như huyễn của Bồ Tát, khiến cho chúng sanh được ĺa các huyễn. Nay ngươi hăy lắng nghe, ta sẽ v́ ngươi mà thuyết.

      Lúc ấy Phổ Hiền Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

      - Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh đủ thứ huyễn hoá đều sanh nơi diệu tâm Viên Giác của Như Lai, ví như hoa đốm từ hư không mà có, hoa đốm dù diệt, tánh hư không chẳng hoại, huyễn tâm của chúng sanh dù theo huyễn diệt, các huyễn diệt hết, bản giác chẳng động. Do Huyễn nói Giác, giác cũng là huyễn, nếu nói Có Giác vẫn chưa ĺa huyễn, nói không Có Giác th́ cũng như thế, nên nói các huyễn diệt hết gọi là bản giác chẳng động.

      Thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nên xa ĺa tất cả huyễn hoá, những cảnh giới hư vọng do vọng tâm cố chấp mà sanh. Nay xa ĺa vọng tâm, cái tâm năng ĺa cũng là huyễn, cũng phải xa ĺa. Có sự xa ĺa cũng là huyễn cũng phải xa ĺa. Có sự xa ĺa để ĺa vẫn là huyễn, cũng phải ĺa luôn, ĺa rồi lại ĺa nữa, đến chỗ chẳng có sở ĺa mới dứt hẳn các huyễn. Ví như dùi cây lấy lửa, hai cây chà xát vào nhau, lửa ra th́ cây cháy thành tro, khói diệt tro bay, đất chỗ nơi đốt vốn chẳng động; vậy dùng huyễn tu huyễn cũng như thế, các huyễn diệt hết nhưng chẳng phải đoạn diệt.

      Thiện nam tử! Biết huyễn tức là ĺa, chẳng lập phương tiện; ĺa huyễn tức là giác, cũng chẳng thứ lớp. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp theo đó tu hành, như thế mới được ĺa hẳn các huyễn.

      Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Phổ Hiền ngươi nên biết,
Tất cả các chúng sanh.
Vô thủy huyễn vô minh,
Đều nương tâm Viên Giác,
Của Như Lai kiến lập.
Ví như những hoa đốm,
Nương hư không có tướng.
Hoa đốm nếu diệt rồi,
Hư không vốn chẳng động,
Huyễn từ bản giác sanh,
Huyễn diệt giác viên măn.
Bản giác vốn chẳng động,
Như tất cả Bồ Tát,
Và mạt pháp chúng sanh.
Thường nên xa ĺa huyễn,
Các huyễn thảy đều ĺa,
Như dùi cây lấy lửa,
Cây hết lửa cũng diệt.
Giác vốn chẳng thứ lớp,
Phương tiện cũng như thế.

      Khi ấy Phổ Nhăn Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba ṿng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

      - Xin Đại Bi Thế Tôn v́ các Bồ Tát trong hội này và tất cả chúng sanh đời mạt pháp giảng về sự tu hành theo thứ lớp của Bồ Tát, nên quán như thế nào? An trụ tâm như thế nào? Những chúng sanh chưa ngộ, dùng phương tiện ǵ khiến đều được khai ngộ? Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sanh ấy chẳng biết phương tiện và thiền quán của Chánh Pháp, nghe Phật thuyết chánh định này tâm sanh mê muội, th́ ở nơi Viên Giác chẳng thể ngộ nhập. Xin Phật từ bi v́ chúng con và chúng sanh đời mạt pháp giả thiết phương tiện để được vào cửa tu hành.

      Ngài Phổ Nhăn Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

      Bấy giờ Phật bảo Phổ Nhăn Bồ Tát rằng:

      - Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo v́ các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về thiền quán và an trụ tâm như thế nào, phải nên theo thứ lớp tu hành như thế nào, cho đến giả thuyết đủ thứ phương tiện. Nay ngươi hảy lắng nghe, ta sẽ v́ ngươi mà thuyết.

      Lúc ấy, Phổ Nhăn Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

      Thiện nam tử! Những Bồ Tát sơ học và chúng sanh đời mạt pháp muốn cầu tâm Viên Giác trong sạch của Như Lai, nên dùng chánh niệm để xa ĺa các huyễn.

      Lược giải:

      Chánh niệm tức là vô niệm, vô niệm tức là ĺa niệm, ĺa niệm tức là ĺa huyễn, ĺa huyễn tức là tùy thuận bản giác trong sạch, phàm có khởi tâm động niệm,nơi bản thể Viên Giác đều thuộc về huyễn hoá. Ư Phật ở đây là: Ngoài bản niệm ra chẳng sanh một niệm nào th́ các huyễn tự diệt, nên nói: "Xa ĺa cáchuyễn".

      (Lược giải hết.)

      Muốn giữ chánh niệm, trước tiên phải nương theo hạnh Sa Ma Tha (bằng như chỉ quán) của Như Lai, kiên tŕ giới cấm, cho đồ chúng an cư, tĩnh tọa trong tịnh thất. Hành giả trước tiên hăy quán tâm này do tứ đại hoà hợp, những thứ tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, năo, chất bẩn đều thuộc về địa đại. Nước mắt, nước mũi, mồ hôi, mỡ, máu, mủ, đờm, dăi, tiểu tiện, v.v... đều thuộc về thủy đại. Hơi ấm là hoả đại, hơi thở là phong đại. Nếu tứ đại ĺa nhau th́ thân này ở đâu? Nếu quán xét như thế th́ biết thân này vốn chẳng co tự thể, do hoà hợp thành có tướng, thật ra đồng như huyễn hoá. V́ bốn duyên giả hợp mới vọng có lục căn, từ tứ đại sanh khởi lục căn, căn trần hoà hợp sanh khởi lục thức, do lục thức phân biệt lục trần, ghi nhớ tích tụ bên trong, tựa như có tướng nhân duyên hiện ra nên giả gọi là tâm.

      Thiện nam tử! Cái vọng tâm này nếu chẳng có lục trần th́ chẳng thể có, tứ đại tan ră th́ cảnh trần cũng không c̣n. Nhân duyên căn trần đều tự tiêu tán, rốt cuộc cũng chẳng thấy có ǵ là tâm phan duyên.

      Thiện nam tử! Những chúng sanh ấy nếu huyễn thân diệt huyễn tâm cũng diệt, huyễn tâm diệt rồi huyễn trần cũng diệt, huyễn trần diệt rồi huyễn diệt cũng diệt, cái biết huyễn diệt diệt rồi th́ phi huyễn (bản giác) chẳng diệt, ví như chùi gương, bụi sạch gương sáng.

      Thiện nam tử! Phải biết thân tâm đều là cấu bẩn của huyễn, tướng cấu bẩn diệt hẳn th́ mười phương trong sạch (bản giác trong sạch khắp mười phương không gian và thời gian).

      Thiện nam tử! Ví như hạt châu Ma Ni, bản thể trong sạch vốn chẳng màu sắc, tùy theo màu sắc bên ngoài mà hiện ra màu sắc ấy, kẻ mê chẳng biết, thấy hạt châu Ma ni thật có màu sắc.

      Thiện nam tử! Tánh trong sạch của Viên Giác (bản giác) cũng như thế, tùy loại cảm ứng hiện ra thân tâm, kẻ mê chẳng biết, lại cho bản thể Viên Giác thật có thân tâm sắc tướng, chấp thành tự tướng cũng như vậy. Chúng sanh do đó chẳng thể xa ĺa huyễn hoá, nên ta nói thân tâm là cấu bẩn của huyễn hoá. Đối với người đă ĺa được cấu bẩn của huyễn hoá gọi là Bồ Tát. Cấu bẩn là sở ĺa, Bồ Tát là năng ĺa, cấu bẩn sạch (sở ĺa hết), đối đăi trừ (năng ĺa hết), vậy tức chẳng c̣n năng sở tương đối để ĺa cấu bẩn và tên gọi người năng ĺa ( Bồ Tát ).

      Thiện nam tử! Bồ Tát nầy với chúng sanh đi mạt pháp, do quán xét diệt được những bóng h́nh của vọng tâm tạo ra th́ chứng được các pháp đều huyễn. Lúc ấy liền thấy mười phương trong sạch, vô biên hư không là bản giác sở hiện, bản giác tṛn đầy sáng tỏ, hiển hiện chơn tâm trong sạch. V́ tâm trong sạch nên kiến trần trong sạch (có năng thấy tức là trần, chẳng phải sắc trần). Kiến trong sạch (chẳng c̣n năng kiến sở kiến) nên nhản căn trong sạch, nhăn căn trong sạch nên nhăn thức trong sạch, do nhăn thức trong sạch nên văn trần trong sạch (có năng văn tức là trần), văn trong sạch nên nhĩ căn trong sạch, nhĩ căn trong sạch nên nhĩ thức trong sạch, do nhĩ thức trong sạch nên giác trần trong sạch (có năng giác tức là trần), như thế cho đến tỷ, thiệt, thân, ư đều cũng trong sạch như vậy.

      Thiện nam tử! Do lục căn trong sạch nên sắc trần trong sạch, sắc trần trong sạch nên thanh trần trong sạch, cho đến hương, vị, xúc pháp đều trong sạch như thế.

      Thiện nam tử! Do lục trần trong sạch nên địa đại trong sạch, địa đại trong sạch nên thủy đại trong sạch, hỏa đại, phong đại cũng đều trong sạch như thế.

      Thiện nam tử! Do tứ đại trong sạch nên thập nhị xứ, thập bát giới, cho đến nhị thập ngũ hữu (gồm dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức là tam giới) đều trong sạch.

      V́ các pháp thế gian của lục phàm trong sạch nên các pháp xuất thế gian của tứ thánh như: Thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng của Phật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, v.v... đều trong sạch. Như thế cho đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tổng tŕ, tất cả đều trong sạch.

      Thiện nam tử! Nói tóm lại tất cả pháp đều là tướng, tánh vốn trong sạch. Vậy th́ một thân trong sạch nên nhiều thân trong sạch; v́ nhiều thân trong sạch như thế cho đến mười phương chúng sanh Viên Giác trong sạch.

      Thiện nam tử! Theo sự trong sạch kể trên, do một thế giới trong sạch nên nhiều thế giới trong sạch, v́ nhiều thế giới trong sạch như thế cho đến khắp không gian và thời gian, tất cả b́nh đẳng trong sạch chẳng động.

      Thiện nam tử! V́ hư không b́nh đẳng chẳng động nên biết giác tánh b́nh đẳng chẳng động; v́ tứ đại b́nh đẳng chẳng động nên biết giác tánh b́nh đẳng chẳng động, như thế cho đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tổng tŕ b́nh đẳng chẳng động, nên biết giác tánh b́nh đẳng chẳng động.

      Thiện nam tử! Giác tánh cùng khắp, trong sạch chẳng động, tṛn đầy chẳng có ngằn mé. Nên biết lục căn cùng khắp pháp giới, căn cùng khắp nên biết lục trần cùng khắp pháp giới, trần cùng khắp nên biết tứ đại cùng khắp pháp giới, như thế cho đến pháp môn Tổng Tŕ đều cùng khắp pháp giới.

      Thiện nam tử! Do diệu giác ấy tánh vốn cùng khắp, nên tánh căn tánh trần chẳng hoại chẳng nhiễm. V́ căn trần chẳng hoại chẳng nhiễ, như thế cho đến pháp môn tổng tŕ chẳng hoại chẳng nhiễm, như ánh sáng của trăm ngàn ngọn đèn chiếu trong một pḥng, ánh sáng ấy cùng khắp, chẳng hoại chẳng nhiễm.

      Thiện nam tử! V́ bản giác vốn thành tựu, nên biết Bồ Tát chẳng bị pháp trói buộc, chẳng cần pháp giải thoát, chẳng chán sanh tử, chẳng ưa Niết Bàn, chẳng kính tŕ giới, chẳng ghét phá giới, chẳng trọng tu lâu, chẳng khinh sơ học. Tạo sao? V́ tất cả đều ở trong bản giác, ví như con mắt sáng tỏ, thấy rơ cảnh tượng trước mắt, ánh sáng ấy viên măn chẳng sanh yêu ghét. Tại sao? V́ bản thể ánh sáng bất nhị nên chẳng sanh yêu ghét vậy.

      Thiện nam tử! Bồ Tát này và chúng sanh đời mạt pháp tu tập tâm này đều được thành tựu. V́ bản giác vốn đầy đủ, dù nói tu tập thành tựu, thật vốn vô tu, cũng vô thành tựu. V́ Viên Giác phổ biến chiếu soi, tịch diệt bất nhị, trong đó bao gồm trăm ngàn muôn ức a tăng kỳ bất khả thuyết vô số hằng sa thế giới của chư Phật, ví như hoa đốm hiện trên hư không, khởi diệt lăng xăng, chẳng hợp chẳng ĺa, chẳng trói buộc, chẳng giải thoát, v́ thế mới biết chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết Bàn đều như việc trong mộng.

      Thiện nam tử! Do các pháp như việc trong mộng, nên biết sanh tử và Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt, chẳng khứ chẳng lai, những sở chứng ấy chẳng đắc chẳng thất, chẳng thủ chẳng xả, những năng chứng kia vô tác vô chỉ vô nhậm vô diệt, nơi pháp chứng này rốt cuộc vô năng chứng vô sở chứng, tất cả pháp tánh đều b́nh đẳng chẳng hoại.

      Thiện nam tử! Những Bồ Tát ấy nên tu hành như thế, theo thứ lớp như thế, quán tưởng như thế, an trụ tâm như thế, phương tiện như thế, khai ngộ như thế, cầu pháp như thế, tất cả thực hành đúng theo chánh pháp chánh hạnh như thế th́ tâm chẳng mê muội.

      Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Phổ Nhản ngươi nên biết,
Tất cả những chúng sanh,
Thân tâm đều như huyễn,
Thân tướng thuộc tứ đại,
Tâm tánh về lục trần.
Thể tứ đại ĺa nhau,
Ai là kẻ hoà hợp?
Dần dần quán như thế,
Tất cả đều trong sạch.
Khắp giới pháp chẳng động,
Vô tác, chỉ, nhậm, diệt,
Cũng chẳng kẻ năng chứng.
Tất cả thế giới Phật,
Như hoa đốm trên không.
Tam thế đều b́nh đẳng,
Rốt cuộc chẳng khứ lai.
Những Bồ Tát sơ học,
Và chúng sanh mạt pháp.
Muốn cầu vào Phật đạo,
Nên tu tập như thế.



__________________
Thiên Địa quy Phật pháp !
Quay trở về đầu Xem dinhlong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhlong
 
dinhlong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 51
Msg 2 of 2: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 10:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhlong

Hôm nay, đệ xin được post bài này lên để các sư huynh, thúc, bá,.. tham khảo và đóng góp ư kiến.
Xin moi người hoan hỷ cho.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.

__________________
Thiên Địa quy Phật pháp !
Quay trở về đầu Xem dinhlong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhlong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.2969 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO