Tác giả |
|
bachngoc Hội viên


Đă tham gia: 04 December 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 46
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:14am | Đă lưu IP
|
|
|
Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ
Cổ đức thường nói:
“Sống là khách qua đường
Chết là về cố hương.”
Câu nói này thật khó tin, v́ đối với người tâm trí c̣n mê mờ tưởng rằng cơi Ta-bà là nơi dừng chân để thụ hưởng khoái lạc, chứ không hiểu thế gian là cơi tạm, muôn pháp đều là không. Chính điều đó đă dẫn dắt con người mê lại càng mê, hằng ngày chỉ biết trau chuốt thân này và ch́m đắm trong lục dục thất t́nh. Như vậy, nếu chúng ta không tự cảnh tỉnh để chuyên tâm tŕ niệm th́ làm sao có thể văng sanh về cơi Cực Lạc.
Như thế, muốn thoát khỏi cảnh tượng đó, trong kinh A-di-đà nói: “Một niệm siêu ba cơi, một lời ngang với Thánh Hiền, thật là diệu dụng bất khả tư ngh́…”, đây là nhân duyên phát khởi pháp môn tŕ danh niệm Phật. Hơn nữa, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni quán thấy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng do bị vô minh che lấp nên không thể thấy được tự tánh Như Lai. Tuy có tám mươi bốn ngàn pháp môn, nhưng “Pháp môn niệm Phật” là dễ hành tŕ nhất. Từ đứa trẻ lên ba đến cụ già tám mươi đều có thể tu tập pháp môn này.
Thật vậy, chỉ có sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” bất luận lúc nào, ở đâu hành giả cũng có thể tŕ niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Ngài là tha lực để trợ duyên cho chúng ta sau khi mạng chung sẽ được sanh về cơi Cực Lạc, nếu niệm đến “nhứt tâm bất loạn” th́ đức Phật A-di-đà liền đến tiếp độ. Điều đó nói lên rằng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn quán tưởng danh hiệu Phật và tŕ niệm từng chữ rơ ràng từ lời nói đến hành động, niệm niệm sanh khởi không gián đoạn, chính ngay cơi ta bà này là cơi Tịnh độ. Ngày nay, pháp môn niệm Phật rất hợp với căn cơ của chúng sanh, v́ tự lực khó có thể đạt đạo, nên chúng ta phải nhờ tha lực của Phật A-di-đà tiếp dẫn mới sanh về cơi An dưỡng Tây Phương. Cho nên, niệm Phật là tư lương cần thiết trước lúc lâm chung. Để có kết quả tốt đẹp, hằng ngày, chúng ta nên kết duyên với bạn đồng tu để trợ duyên cho nhau khi đau ốm, khốn cùng. Nhất là giờ phút cuối cùng phải được nghe câu niệm Phật. Đó là phương tiện giúp cho người bệnh nhứt tâm tŕ niệm “Nam mô A-di-đà Phật”. Nếu không có người trợ duyên nhắc nhở th́ người bệnh sẽ bị loạn tâm, chỉ nhớ đến của cải vật chất hoặc t́nh cảm luyến ái của gia đ́nh. Đối với người niệm Phật trợ duyên, cần phải b́nh tĩnh dồn hết tâm lực để cầu nguyện cho người bệnh an tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Đó là ngoại duyên giúp người bệnh đoạn trừ tâm tham luyến và nhận biết cơi đời là giả tạm không chơn thật. Như câu chuyện của vị thiền sư “Trước lúc lâm chung v́ tham đắm cây mía sau vườn, hằng ngày thiền sư thường vun xới chăm bón, cho nên khi lâm chung hóa thành con sâu nằm trong lá mía…”. Như thế người tu Tịnh độ phải tịnh tâm quán xét, dứt trừ ḷng tham ái, tâm tâm niệm niệm hướng về cơi Tịnh để trước lúc lâm chung không bị loạn động v́ nghiệp lực lôi kéo.
Thật không thể nghĩ bàn, niệm Phật là pháp môn vi diệu, nhờ tha lực của Phật A-di-đà mà chúng ta giữ vững niềm tin ngôi Tam bảo. V́ tín là một trong ba món tư lương (Tín, Hạnh, Nguyện) làm phương tiện cho hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, cho nên muốn văng sanh về thế giới Cực Lạc, hành giả cần phải hội đủ ba món tư lương này. Nghĩa là trước lúc lâm chung, chúng ta phải giữ vững chánh tín, phải tin vào bản thân ḿnh, tin có thế giới Cực Lạc và quyết định sẽ sanh về cơi Tịnh độ. Có phải cơi Tây phương cách xa mười vạn ức thế giới hay rất gần gũi? Thật ra, cơi Tịnh Độ rất gần, chỉ trong một niệm hiện tiền th́ chúng ta đă kiến tạo cho ḿnh một thế giới Tịnh Độ ngay trong tâm của chính ḿnh. Nếu như chúng ta không nhận biết “chơn tâm” xưa nay của ḿnh th́ không thể sanh về thế giới Cực Lạc. Ngược lại, khi nhận ra chơn tâm rồi th́ chắc chắn sẽ thác sanh về cơi Tịnh Độ. Cho nên nói thế giới Cực Lạc không cách xa chúng ta là vậy. Thực tế, khi tâm chúng ta không tạp niệm, không đố kỵ, không chướng ngại, không ích kỷ,… luôn thực hành hạnh lợi tha vô ngă, đó chính là thế giới Cực Lạc.
Như vậy, niệm Phật là pháp môn thông dụng nhất hiện nay, từ bậc thượng căn cho đến bậc hạ căn đều có thể tu tập pháp môn này. Khi luận bàn về pháp môn niệm Phật tuy nói là rất dễ, song đối với người trước lúc lâm chung là rất khó. Tại sao? V́ lúc đó thần thức của người sắp ĺa trần thế khó có thể định hướng, phải tùy theo nghiệp cảm thiện hay ác mà được văng sanh hoặc không văng sanh. Tuy nhiên, đến phút cuối cùng nếu người đó nhận biết được muôn pháp đều giả hợp, đời là vô thường nên tâm trí lúc đó “nhứt tâm bất loạn”, chỉ c̣n lại một câu niệm Phật duy nhất “Nam mô A-di-đà Phật”, vị đó liền văng sanh Cực Lạc. Đây là phút quan trọng để quyết định văng sanh. Hơn nữa, trước lúc lâm chung, hằng ngày do vị ấy đă gieo trồng thiện căn nhiều đời, chuyên tâm tŕ niệm danh hiệu Phật nên được đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Đồng thời, trải qua bao a tăng kỳ kiếp nay hội đủ duyên lành mới có thể trực văng Tây Phương. Chúng ta có thể khẳng định rằng pháp môn niệm Phật có công năng rất thù thắng cho mọi căn cơ của chúng sanh mà ứng hiện vi diệu, nhất là giây phút cuối cùng trước lúc lâm chung
__________________ không c̣n yêu ai nũa !
|
Quay trở về đầu |
|
|
tieudongtu Hội viên


Đă tham gia: 12 April 2006 Nơi cư ngụ: Spain
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 25
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:21am | Đă lưu IP
|
|
|
Tụng Kinh Tŕ Chú Niệm Phật
Cơi nước của đức Phật A Di Đà ở phương Tây; ở đó, không khí và cảnh vật rất thanh tịnh, đẹp đẽ; ở đó có chim nói Pháp rất hay; ai sinh qua đó sẽ tu thành đạo quả. Muốn được sinh qua đó phải nhất tâm niệm Phật A Di Đà; người được đến cơi này sẽ sinh ra trong một hoa sen, chứ không phải sinh trong bào thai mẹ như b́nh thường chúng ta thấy ở cơi Ta Bà. Niệm Phật, tŕ chú, tụng kinh cầu ở tha lực của chư Phật, chư Bồ Tát. Những mẫu chuyện tiền thân… v.v... và v.v...
Những đề tài trên đây được gọi khó dạy không phải v́ người Huynh trưởng chúng ta thiếu niềm tin nhưng v́ thế hệ trẻ hôm nay cái ǵ cũng đ̣i “mắt thấy tai nghe” mới cho là có lư; mặc dù họ vẫn hiểu rằng mắt tai của con ngựi có khả năng rất hạn hẹp: những màu sắc mà mắt ghi nhận được không ngoài dải 7 màu: đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím (lam = màu xanh nước biển). Ngoài 2 giới hạn màu đỏ và màu tím th́ mắt ta không thấy được nữa! Tai cũng vậy, những âm thanh quá nhỏ, ví dụ nhỏ hơn cả tiếng lá rơi, lỗ tai người sẽ chịu thua ngay (nhưng con chó có thể nghe được), hay những âm thanh quá lớn cũng làm tai ta đau nhức.
Ngoài ra, đôi khi c̣n có hiện tượng chính bản thân người huynh trưởng cũng không đồng ư về cầu nguyện ở tha lực, về những chuyện thần thoại trong lịch sử đức Phật. Đă nói về tôn giáo tất nhiên phải nói đến đức tin; mặc dù đức tin ở mọi người có nhiều sắc thái khác nhau, nên khi diễn đạt cũng sai khác. Ở đây, chúng ta không bàn đến cách hiểu, cách nh́n Kinh, Chú… từ góc cạnh nào để đưa đến kết luận nào… chúng ta chỉ muốn giới thiệu với anh chị em huynh trưởng một cách nh́n, một lối suy nghĩ về những vấn đề trên đây của một số huynh trưởng trẻ, và họ đă t́m cách áp dụng vào cuộc sống. Xin mời các bạn tham dự buổi pháp đàm của 3 huynh trưởng trẻ A, B và C, trao đổi với nhau kinh nghiệm thực tập, về đề tài: Tụng Kinh, Tŕ Chú, Niệm Phật
A: Kinh thực sự có nghĩa là ǵ hở các bạn? Và tụng Kinh để làm ǵ? B: Kinh là những lời dạy của đức Phật. Phương pháp chủ yếu của Kinh là khiến ta thay đổi cách nh́n, từ đó dẫn ta tới sự thay đổi về nhân sinh quan và vũ trụ quan. Tụng Kinh là đọc thành tiếng, một ḿnh hay tập thể, để được nghe, được nhắc nhở về những lời dạy đó, để thân tâm được trong sạch, sáng suốt. C: Tại sao tụng Kinh th́ tâm được trong sạch, sáng suốt? B: Tại v́ Kinh dạy ta nh́n từ chân lư bất biến, nh́n theo cái nh́n của Phật. Xin lấy một ví dụ: từ lâu chúng ta quen nh́n mọi sự vật, hiện tượng theo cái ưa-ghét, lấy-bỏ của ḿnh, như: chim bồ câu đẹp, cú mèo xấu, mùa Xuân ấm tốt, mùa Đông lạnh xấu, thích vui, ghét buồn v.v... Phật dạy (Kinh dạy), chúng ta phải nh́n mọi sự vật hiện tượng “như- nó-” (as-it-is) với tâm b́nh đẳng; không thêm thắt, không khởi tâm ưa ghét hay mong cầu. Như vậy th́ tâm ḿnh thanh tịnh, sáng suốt, không bị ô nhiễm v́ tham muốn hay ghét bỏ. Mà thay đổi cái nh́n tức là thay đổi cách sống, cách suy nghĩ, v.v... một sự thay đổi rất cơ bản đối với người mới tu như chúng ta. Do đó, tụng Kinh cũng là một cách học Phật Pháp thực hành, cũng thuộc về một nghệ thuật sống sao cho tâm được thanh tịnh. A: Thật là hay đó! Nhưng mà nhân sinh quan là ǵ? Vũ trụ quan là ǵ? B: À, xin lỗi, nếu dịch ra tiếng Anh là bạn hiểu ngay. Nhân sinh quan Phật giáo chẳng hạn, là quan điểm của Phật giáo về con người, về đời sống con người, v.v... c̣n vũ trụ quan là quan điểm về thế giới, về vũ trụ, về sự h́nh thành và tan ră của nó. (Nhân sinh quan của Phật giáo = Opinion of Buddhism about human life; vũ trụ quan của Phật giáo = Opinion of Buddhism about the Universe) C: Và đức Phật dạy ta những ǵ về nhân sinh quan và vũ trụ quan? Nghĩa là Kinh đă dạy những ǵ? B: Kinh dạy con người là một tập hợp của 5 uẩn: sắc uẩn (body), thọ uẩn (feelings), tưởng uẩn (perception), hành uẩn (mental formation) và thức uẩn (consciousnous). Như vậy, sắc uẩn là Thân và 4 uẩn c̣n lại là Tâm. V́ vậy, thân này không chắc thật, sống chết vô thường; tâm cũng vậy, luôn luôn biến đổi, dao động, khi ma khi Phật, không đáng tin cậy ! A: Hay ghê! Hèn ǵ hôm bữa đọc bài Kinh ǵ mà có câu “Thân như bọt nước, do gió thổi mà thành; niềm vui nỗi khổ của chúng sanh cũng thế, có rồi không. Tưởng th́ như ánh nắng nơi cánh đồng xa kia, nh́n th́ đẹp nhưng đến nơi có khi nắng đă tắt”, v.v... ḿnh không hiểu ǵ cả, nay nghe B nhắc lại lời dạy của đức Phật về 5 uẩn một cách rơ ràng ngắn gọn, thật là dễ hiểu. B: Cảm ơn! Vậy là chúng ta đă nắm được ư nghĩa Kinh là ǵ và đọc tụng Kinh được lợi ích ǵ rồi phải không? C: Phải rồi, năy giờ chúng ta chưa tụng Kinh mà vẫn thấy rất rơ diệu dụng của Kinh rồi đó, phải không các bạn? A: Đồng ư, chúng ta có thể đi qua phần thứ hai là Chú rồi. Chú là ǵ? Tŕ Chú là ǵ? Và tại sao ta cần phải tŕ Chú? B: Chú, tiếng Sanskrit là Dharani, chúng ta thường gọi theo Tàu dịch là Đà La Ni, hay chân ngôn (Mantra). C: Chú nói đầy đủ là thần chú, là một câu hay một nhóm âm... có sức mạnh thần bí (theo Phật giáo Mật Tông). B: Đúng, thần chú chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tánh; đây cũng là một phương tiện trợ giúp tâm thức của hành giả. A: Nghe nói đọc thần chú là gây được rung động cùng tần số (frequency) với thần linh phải không? B: Phải rồi! V́ Đà La Ni c̣n được coi là “tổng tŕ”, nghĩa là thâu nhiếp tất cả trong một câu kinh ngắn mang sức mạnh siêu nhiên. Ngoài ra, trong ba cửa: thân, miệng, ư th́ Mantra thuộc về miệng và tác động thông qua luồng âm thanh rung động do sự tụng niệm Mantra phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Mantra, vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một “ấn”. Theo Mật Tông Tây Tạng, chức năng của các Mantra tùy theo thứ bậc (cao thấp khác nhau); người tŕ chú có thể thấy các linh ảnh, có thể tránh những tai hoạ sắp xảy ra, v.v... người ta thường dùng chữ “không thể nghĩ bàn” để chỉ về những diệu dụng của sự tŕ tụng thần chú. A: Các bạn chưa định nghĩa “Tŕ chú” là ǵ? B: Tŕ là nắm giữ một các chắc chắn; Tŕ chú là niệm Chú một cách tinh tấn, và đúng cách như sau: Lúc đọc Mantra, đừng quá gấp rút; đừng quá chậm răi; đọc đừng quá to tiếng; đừng quá th́ thầm; không phải lúc nói năng; không để bị loạn động. C: Đúng rồi đó, mà bạn B này, bạn hay dùng chữ “hành giả” là ai vậy? A: Là người thực hành thiền định, thực hành Phật Pháp, người tu tập như chúng ta đây, phải không? B: Phải rồi, đạo Phật là đạo để thực hành, không phải để thảo luận suông, nên Phật tử chân chính là người biết đem những giáo lư của đức Phật dạy ra thực hành, ta có thể thực hành bất cứ pháp môn nào (Phật có tới 8 vạn 4 ngàn pháp môn!) cũng đều được gọi là “hành giả” để phân biệt với “học giả” là những người chỉ nghiên cứu đạo Phật, viết về đạo Phật nhưng có thể không phải là Phật tử và không thực hành giáo lư Phật đà. C: Cảm ơn bạn, vậy bây giờ ta trở lại vấn đề đi, sau khi biết Chú là ǵ, tŕ Chú là ǵ rồi, ta hăy trả lời câu hỏi “V́ sao phải tŕ Chú?” đi ! B: Chú có công năng phi thường như vậy, nên nếu hành giả thành tâm tŕ Chú th́ sẽ thấy được hiệu lực ngay và nhiều lợi lạc không thể tưởng tượng được (nói cách khác là “không thể nghĩ bàn”). A: Các Bạn có thể nói sơ ư nghĩa của các Chú mà anh chị em ḿnh thường đọc tụng như chú Đại Bi, chú Văng sanh, chú Lăng Nghiêm, chú Chuẩn Đề, chú Cát Tường, chú Thất Phật diệt tội, v.v... hay không? C: Ḿnh chỉ biết sơ ư nghĩa chú Đại Bi là do ḿnh được đọc “Đà La Ni xuất tượng”, trong đó giải thích rằng cứ mỗi âm hoặc mỗi nhóm âm đều là một danh hiệu Phật, Bồ Tát, chư Long Thần Hộ Pháp, Quỷ thần, hay Càn Thát Bà, v.v... đại ư là tất cả những vị đó đều hứa bảo hộ, che chở, giúp đỡ cho hành giả được thân tâm an lạc, tai nạn tiêu trừ để có thể tinh tấn tu hành đạo giải thoát. Nhưng mà nhớ là họ chỉ bảo hộ ḿnh làm việc Đạo, lợi ích cho ḿnh và cho mọi người, chứ c̣n nếu làm việc hại người th́ họ không giúp đâu đó nha! !! Bạn B chắc c̣n biết ư nghĩa các Chú khác, nói cho chúng ḿnh nghe đi ! B: Chú Văng sanh có hiệu lực giúp hành giả sám hối chân thật, để tội chướng, nghiệp chướng được tiêu trừ tận gốc rễ, sớm ngày văng sanh về cơi Tây phương Cực lạc. Chú Lăng Nghiêm th́ giúp hành giả trí tuệ tăng trưởng, vượt thắng những chướng ma bên ngoài và cả bên trong ḷng ḿnh để thân tâm an lạc, không bị ràng buộc vướng bận vào ái dục. Nhớ trong Kinh Lăng Nghiêm, lúc ngài A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, đức Thế Tôn sai Ngài Văn Thù đem thần chú đi cứu A Nan, không biết có phải là thần chú này không. Chú Chuẩn Đề được xem là thần Chú diệt trừ tà ma, quỷ quái, v.v... không chỉ bên ngoài mà c̣n những thứ ma dễ sợ nhất, khó trừ nhất, vẫn là năm mươi mấy thứ ma ở ngay trong tâm ḿnh: ma lười biếng, ma ngă mạn, ma đố kỵ, ma sân hận, ma si mê, v.v... (đức Phật đă giảng rơ ràng trong Kinh Lăng Nghiêm). Chú Cát Tường có hiệu lực giúp thân tâm an lạc, tai nạn tiêu trừ hay tránh xa, ngày đêm an lành gặp mọi điều may mắn. C̣n chú “Thất Phật diệt tội chân ngôn” là thần chú gồm tên bảy vị Pháp vương có công năng giúp hành giả trong việc diệt trừ tội lỗi trong nhiều đời nhiều kiếp do vô minh gây ra. Ngoài ra, có nhiều chân ngôn như chân ngôn của Bồ Tát Quán Thế Âm “Om Mani Padme Hum” (chúng ta thường nghe Tàu phiên âm “Án Mani Bát Di Hồng” đó). Thần chú này chỉ có 6 âm nhưng có công năng diệt trừ 6 cảm giác độc hại, đă kéo chúng sanh vào 6 nẻo luân hồi; làm trong sạch hoá (purify) tâm ta; 6 độc đó là: tham, sân, si, ngă mạn, đố kỵ, ái dục. Thần chú có năng lực chuyển hoá chúng trở về trạng thái thanh tịnh ban đầu của chúng. A: Thiệt là hay quá ! Thế các bạn có kinh nghiệm ǵ trong việc tŕ Chú không? Kể cho chúng ḿnh cùng nghe đi ! C: Ḿnh thấy tŕ Chú giúp ḿnh có định lực mạnh hơn rất rơ. Nhờ chú tâm cao độ để đừng “ăn” mất chữ, đừng nhầm lẫn đoạn trên với đoạn dưới, v.v... ḿnh dần dần luyện được sự nhất tâm; khi tŕ Chú, ḿnh không nhớ nghĩ những chuyện đời thường. Nói cách khác, tâm ḿnh không “bay nhảy” như khỉ, như vượn được nữa.
B: Ngoài ra, có nhiều khi tŕ chú giúp ḿnh vượt qua những trở ngại (về tâm) một cách đáng ngạc nhiên; hồi đó ḿnh bắt chước đức Thế Tôn rải tâm Từ ra cho mọi loài chúng sanh; bắt đầu bằng cách rải tâm Từ đến những người thân, bà con, bạn bè..., nhưng ḿnh gặp chướng ngại khi nghĩ đến những người “dễ ghét” ! Ḿnh cảm thấy rất xấu hổ khi biết nguyên nhân của chướng ngại này; nhưng ḿnh vẫn thực tập. Cho đến một hôm ḿnh thấy “đối tượng” đó không c̣n “dễ ghét” nữa và tâm ḿnh bằng ḷng rải tâm Từ đến đối tượng; từ đó, ḿnh cảm thấy rất rơ diệu dụng của Kinh, Chú, cũng như diệu dụng của sự thực hành tụng Kinh, niệm Phật, tŕ Chú đó các bạn ạ. Đến nay ḿnh cảm thấy rất hạnh phúc là ḿnh đă tiến bộ, ḿnh không c̣n thấy ai “dễ ghét” hết, hay nói cách khác ḿnh có thể “yêu thương tất cả”. Tất nhiên là ở mức độ thấp nhất, cho nên ḿnh c̣n phải tu tập nhiều nhiều.
A: Chết, chúng ḿnh c̣n một phần nữa, đó là “niệm Phật”. Pháp môn này th́ ḿnh cũng hiểu và thực hành hằng ngày; ḿnh nói các bạn nghe thử có phải không nha! Niệm Phật là tưởng nhớ đến Phật, h́nh dung tướng mạo trang nghiêm của Phật, các đức hạnh của Ngài (từ bi, trí tuệ, tinh tấn, thanh tịnh, hỷ xả) để noi theo gương sáng của Ngài và làm hiển hiện vị Phật ở trong tâm ta (Phật tánh) một ngày gần đây. C: Đúng rồi đó, niệm Phật cũng giúp ta thanh lọc tư tưởng: Trong khi niệm Phật, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Ngài ta không c̣n để tâm “niệm ma” nữa (ma là ma trong chính nội tâm ḿnh, ma tham sân, ma si mê, ma ngă mạn, ma đố kỵ, ma ích kỷ, v.v... là những “con ma” đáng ghê sợ nhất). Các bạn thường niệm danh hiệu các đức Phật hay các vị Bồ Tát nào? B: Niệm danh hiệu đức Phật hay Bồ Tát nào cũng được; điều cần thiết là phải thành tâm, chú tâm theo dơi từng chữ, từng âm trong câu niệm; ví dụ “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” hay “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, v.v... Lúc niệm danh hiệu Đức Bổn Sư, hành giả quán hạnh tinh tấn của Ngài, lúc niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, ta chiêm ngưỡng hạnh từ bi của Ngài và cố gắng noi theo; người tu pháp môn Tịnh Độ th́ niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà cầu văng sanh; người muốn mong cầu thoát khỏi một căn bệnh hiểm nghèo th́ cầu đức Dược Sư, cũng có người muốn niệm danh hiệu đức Phật Di Lặc, v.v... một cách tổng quát, chúng ta có thể niệm hồng danh của bất cứ vị Phật hay vị Bồ Tát nào, chỉ cần phải nhất tâm niệm Phật, đừng để cho tâm khởi lên một ư niệm ǵ ngoài câu niệm Phật. A: Điều này mới thật là khó đó ! C: Tất nhiên rồi ! Có như vậy th́ 3 nghiệp (thân, miệng, ư) mới không c̣n tác hại người khác, nghĩa là 3 nghiệp được thuần thiện, thuần lành. B: Nhưng thật không phải dễ đâu nha! Sử dụng 3 nghiệp sao cho đạt đến chỗ “bất hại” (không có khả năng làm hại ai cả) th́ đó đúng là một nghệ thuật sống cao thượng đáng khâm phục. A: Bạn có thể nhắc lại cho ḿnh biết tại sao cần phải niệm Phật không? B: Niệm Phật là nhớ nghĩ đến hạnh lành của chư Phật và chư Bồ Tát, là “cột” cái tâm lại nơi tiếng niệm Phật, không để nó chạy lang thang như con trâu chạy lung tung đạp nhằm lúa mạ của người ta, đem đến khổ đau phiền năo cho ḿnh và cho người. Như vậy, ḿnh luôn sống trong chân lư, tâm ḿnh an trú trong chân lư, nghĩa là ḿnh có an lạc và làm cho mọi người chung quanh đều an lạc. C: Vậy là cả 3 thứ tụng Kinh, tŕ Chú và niệm Phật đều giúp hành giả phát triển định lực cả phải không? B: Đúng thế, ngoài ra tụng Kinh, tŕ Chú và niệm Phật c̣n giúp ta thanh tịnh tâm ư, cho ta những kinh nghiệm quư báu về nội tâm của ḿnh. Chúng ta không thể nào hiểu được những điều này nếu chúng ta không thực hành. C: Phải rồi, không những thực hành các pháp môn này, mà ta c̣n phải thực hành những lời Phật dạy trong Kinh nữa đó nha! Nếu không, th́ chúng ta sẽ biến thành những con vẹt đó ! A: Chí lư, chí lư ! Chúc các bạn thực tập tốt bài học này, c̣n bây giờ phải chấm dứt ngang đây v́ đă hết giờ rồi ! Xin chào, và tạm biệt nha! B và C: Tạm biệt !
__________________ Tuệ giác phá tan ṿng hắc ám
Chân tâm phá vỡ lưới vô minh
Biết ra vốn thiệt ta là phật
Giác phật, mê ma cũng là ḿnh
|
Quay trở về đầu |
|
|
tieudongtu Hội viên


Đă tham gia: 12 April 2006 Nơi cư ngụ: Spain
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 25
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:24am | Đă lưu IP
|
|
|
Trợ Niệm Khi Lâm Chung
. Việc làm của người trợ niệm:
1. Phải có tâm nguyện Bồ-tát:
Điều kiện cần thiết của người trợ niệm khi cử hành pháp trợ niệm là phải có tâm nguyện của Bồ-tát. Tâm nguyện Bồ-tát là tâm trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ vạn loại chúng sanh. Nói chung, Bồ-tát là những vị khi làm một công việc ǵ đều không nghĩ đến quyền lợi bản thân, mà luôn nghĩ việc làm đó có lợi ích cho chúng sanh hay không. Nếu việc làm đó có lợi ích chúng sanh th́ dù tan thân nát mạng, thậm chí phải đọa vào địa ngục, Bồ-tát vẫn hoan hỷ làm.
V́ thế, người trợ niệm khi đến trợ niệm cho người khác, nên đem tâm từ bi, tâm chân thật mà làm, không được ngại khó ngại khổ, không được phô diễn h́nh thức, không được cầu danh lợi. Đối người bịnh phải có ḷng thương yêu tŕu mến, xem họ như là người bà con thân thuộc của ḿnh.
Thái độ đối với bịnh nhân nên thương yêu nhẹ nhàng, lời nói từ tốn nhu nhuyến, sao cho người bịnh nghe rơ. Vận dụng hết tâm lực để niệm Phật, cầu nguyện cho người bịnh văng sanh. Đồng thời khuyên nhủ gia đ́nh làm đúng với tinh thần chánh pháp. Nên biết, phát tâm trợ niệm người khác chính là thay thế đức Như Lai, đảm nhận trách nhiệm cứu độ chúng sanh thoát ly sanh tử. Công việc này vô cùng hệ trọng và có công đức rất lớn.
2. Dặn ḍ người nhà:
Phần nhiều những gia đ́nh không biết Phật pháp, trước cảnh sanh ly tử biệt khó ai có thể ngăn cản những nỗi đau thương luyến tiếc, và không làm sao tránh khỏi cảnh rối bời. Nếu người trợ niệm không có đôi lời dặn ḍ chỉ bảo, th́ khó có thể thành tựu pháp trợ niệm, người chết khó đạt được sự lợi ích chân thật.
Trước khi trợ niệm, người trợ niệm nên đả thông tư tưởng cho gia đ́nh, đại để gọi gia đ́nh lại dặn ḍ: “Cuộc đời là vô thường, có sanh tức có tử, có hội họp tất có biệt ly. Giờ phút này các vị nếu có t́nh thương yêu người bịnh, không được khóc lóc, chỉ nên nhất tâm niệm Phật, cầu nguyện cho người bịnh văng sanh. Việc văng sanh hay đọa lạc, trách nhiệm phần lớn tùy thuộc vào các vị. Các vị muốn người thân văng sanh, từ giờ này nên làm theo sự chỉ đạo của tôi”.
Đồng thời, nhắc nhở gia đ́nh phát tâm ăn chay, không sát hại chúng sanh, không nghe theo những tà thuyết sai lầm của thế gian, khuyến khích gia đ́nh nên v́ người bịnh làm các công đức, tuyệt đối không được khóc lóc, mà chỉ hướng tâm theo tiếng niệm Phật, để cầu nguyện cho người chết được văng sanh.
3. Có tâm thương yêu người bịnh:
Người trợ niệm phải có tâm thương yêu người bịnh, nên quán sát bản thân họ, xem như là người bà con thân thuộc của ḿnh. Bởi v́ người bịnh mặc dầu không phải bà con thân tộc trong hiện đời, nhưng hoặc một đời, hai đời, ba đời trước cũng là bà con với nhau, không thể cho rằng chúng ta với họ không có liên quan t́nh huyết thống. Người trợ niệm nếu xem người bịnh như là người bà con, th́ tâm trợ niệm niệm Phật, lúc đó mới thật sự chí thành khẩn thiết.
Khi vào pḥng người bịnh, thái độ của người trợ niệm phải hết sức thương yêu thành khẩn, lời nói từ tốn nhẹ nhàng, sao cho người bịnh nghe hiểu rơ ràng, để trong tâm họ không có chút hoài nghi. Trước hết, người trợ niệm nên tán thán những công đức trong đời người bịnh tạo được, khiến bịnh nhân sanh tâm hoan hỷ; kế đến, nói những sự thù thắng vi diệu của thế giới Cực lạc, khiến họ sanh tâm an ổn và khởi ḷng chánh tín cầu sanh Tây phương. Đồng thời khuyến khích người bịnh nên buông bỏ mọi duyên, một ḷng tưởng Phật niệm Phật cầu nguyện văng sanh.
4. Ngăn không cho bà con khóc lóc, thăm hỏi:
Trong pḥng bịnh, trừ người khai thị, tất cả mọi người không được phép, đến bên người bịnh hỏi han, tṛ chuyện, cũng không được ở trong pḥng bịnh nói chuyện tạp, nếu bịnh nhân nghe được, sẽ phân tâm, mất chánh niệm. Nếu có bà con, hàng xóm muốn đến thăm hỏi, người trợ niệm nên ngăn lại: “Ông đến đây là để trợ niệm cho người bịnh phải không? Nếu vậy ông hăy nên nghe theo tôi, hầu tránh chướng ngại cho người bịnh”.
C̣n họ không phải đến trợ giúp người bịnh niệm Phật, lúc đó người trợ niệm nên bảo gia đ́nh, mời những người này sang pḥng bên tiếp đăi, để tránh cho người bịnh gặp mặt khiến phát sanh t́nh ái dục niệm, chướng ngại sự văng sanh.
Gặp t́nh huống này, người trợ niệm không nên ngại khó hoặc vị t́nh mà không làm. Có điều gia đ́nh nên t́m cách giải thích cho họ hiểu, hầu tránh sự mất ḷng. Nếu để họ gặp người bịnh rồi khóc lóc hỏi han, th́ làm cho người bịnh không được chánh niệm và hoàn toàn không phù hợp với tông chỉ trợ niệm.
5. Khai thị trước khi trợ niệm:
Người trợ niệm đến, trước khi cử hành pháp trợ niệm cần có đôi lời khai thị cho người bịnh. Nội dung khai thị đại để như sau.
“Ông nên biết, phàm làm người không một ai có thể tránh khỏi cảnh sanh, già, bịnh, chết. Nay thân ông đang bịnh, nhưng tâm ông không nên sầu khổ, mà hăy chuyên tŕ danh hiệu Phật A-di-dà, niệm niệm duyên theo câu Phật hiệu, mong cầu văng sanh Tây phương, như thế ngay đây bịnh khổ sẽ không gây tác hại.
Chúng ta là người tu niệm Phật, không luận sự t́nh như thế nào, đến lúc lâm chung mọi việc đều nên buông bỏ, trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu. Không nên nghe theo những lời chỉ dạy của hạng người không có tri thức, có chút bịnh khổ rồi cầu trời thần, ma quỷ bảo hộ. Giờ phút này trong tâm ông, chỉ duy tŕ một ư niệm, là mong cầu chư Phật, Bồ-tát đến tiếp độ văng sanh. Nếu ông nghe theo lời tôi buông hết duyên trần, một ḷng tưởng Phật niệm Phật, th́ quyết được văng sanh. Chúng tôi sẽ niệm Phật trợ niệm cho ông, ông hăy duyên theo tiếng niệm Phật mà niệm”.
6. Tiếng niệm Phật cần rơ ràng:
Người bịnh nếu c̣n tỉnh, trước khi niệm Phật, người trợ niệm nên hỏi qua ư kiến, không được tùy theo ư ḿnh mà niệm, khiến người bịnh khó đạt được sự lợi ích. Hỏi thăm họ thích niệm nhanh hay chậm, cao hay thấp… bốn chữ hay sáu chữ, rồi tùy theo ư người bịnh mà niệm Phật trợ niệm. C̣n như người bịnh mệt không trả lời được, th́ tiếng niệm Phật không được quá nhanh, nếu nhanh quá nghe không rơ ràng; cũng không nên quá chậm, nếu chậm quá tiếng niệm Phật sẽ rời rạc; cũng không nên quá cao, nếu cao quá người trợ niệm khó niệm lâu dài; cũng không nên quá thấp, nếu thấp quá người bịnh nghe không rơ. V́ thế tiếng niệm Phật không nhanh không chậm, không cao không thấp, mỗi câu mỗi chữ trong trẻo rơ ràng, khiến mỗi câu hồng danh Phật đều lọt vào tai, làm cho người bịnh sanh tâm hoan hỷ khoái lạc.
Nên nhớ lúc trợ niệm, là thời điểm người bịnh khí lực rất yếu, bản thân họ niệm Phật không nổi, hoàn toàn nương vào câu Phật hiệu của người khác. Nếu tiếng niệm Phật rơ ràng, trong trẻo, câu chữ phân minh, như thế tâm người bịnh sẽ rất dễ đi vào chánh định.
7. Theo dơi thái độ người bịnh:
Trong thời gian niệm Phật, người trợ niệm nên theo dơi thái độ người bịnh. Nếu đang trợ niệm, người bịnh có những biểu hiện như khuôn mặt sầu khổ, người toát mồ hôi, hoặc đầu thân, tay chân cử động, hoặc không hoan hỷ khi nghe tiếng niệm Phật, hoặc có những điều nghi ngờ, hoặc rơi vào trạng thái hôn mê không hay biết... đây là hiện tướng của nghiệp chướng phát khởi, do công phu niệm Phật của người bịnh chưa vững chải.
Gặp các trường hợp đó, người trợ niệm nên đến bên người bịnh răn nhắc: “Cảnh giới Tây phương cực lạc hiện đang ở trước mặt ông, ông nên cố gắng tŕ niệm danh hiệu Phật A-di-dà để được văng sanh”. Lại tiếp tục để ư thần sắc người bịnh, nếu vẫn tương tự như trước, người trợ niệm nên nhắc lại lời đó lần nữa, tối đa không quá ba lần, sau đó chỉ niệm Phật lớn tiếng mà thôi.
Trợ niệm một thời gian, đột nhiên người bịnh tinh thần có sự phân minh, sảng khoái, nói chuyện, hoặc thở dài cho đến tay chân cử động… Lúc đó, người trợ niệm đặc biệt chú ư, tiếp tục khẩn thiết niệm Phật, không để một ai khóc lóc, thăm hỏi, rờ rẫm. Nên biết kể từ thời điểm người bịnh xảy ra t́nh huống này, không quá hai tiếng đồng hồ sau bịnh nhân sẽ tắt thở. Tất cả mọi người khi sắp chết, phần nhiều đều rơi vào trạng huống này.
Tóm lại, đối với một số t́nh huống như thế xảy ra, người trợ niệm phải theo dơi để kịp thời xử lư, như thế người chết mới có được sự lợi ích.
8. Ngăn không cho gia đ́nh làm những việc sai quấy:
Những gia đ́nh rơi vào cảnh có người thân mất, trừ những người có niềm tin Tam bảo, họ sẽ rối bời và hay nghe theo những tà thuyết sai lầm. Người trợ niệm phải có trách nhiệm, chỉ vẽ họ làm những việc phù hợp với chánh pháp, khiến kẻ c̣n người mất đều được lợi ích.
Người trợ niệm khuyên gia đ́nh, nếu có ḷng thương yêu người chết, th́ chỉ một ḷng niệm Phật trợ niệm cho người chết được văng sanh, không nên khóc lóc, rờ rẫm người chết. Trong thời gian cử hành tang lễ cho đến 49 ngày, gia đ́nh nên phát tâm cúng chay, ăn chay, không nên sát hại chúng sanh cúng tế quỷ thần, không được đốt giấy tiền vàng mă... Đồng thời mời chư tăng, Phật tử cũng như gia quyến tụng kinh niệm Phật, xuất tài vật làm các việc phước thiện, như cúng dường, bố thí để hồi hướng công đức cho người quá cố, khiến họ nương nhờ phước nghiệp, mà được siêu thăng cơi Phật.
B. Phương thức trợ niệm:
Phương pháp trợ niệm khi lâm chung, qua việc tham khảo kinh nghiệm các bậc cổ đức, chúng tôi xin nêu ra năm điểm sau:
1. Khai thị trước khi trợ niệm:
Trước khi trợ niệm, người chủ lễ ngoài việc có đôi lời dặn ḍ gia đ́nh, cần phải có lời khai thị cho người bịnh. Chúng ta trợ niệm cho người khác, không được bỏ qua phần khai thị, nếu không, người bịnh không biết mục đích trợ niệm và duyên tâm vào đâu để cầu nguyện văng sanh. V́ thế, người chủ lễ trước khi trợ niệm, nhất định đối trước bệnh nhân khai thị: “ Ông nên biết, giờ phút này mọi người đang niệm Phật trợ niệm cho ông, ông nên cùng mọi người đồng niệm. Nếu như sức khỏe suy nhược không thể niệm theo, ông nên lưu tâm lắng nghe mọi người niệm Phật, th́ cũng như ông đang niệm. Có điều tai ông nghe câu Phật hiệu phải rơ, một câu nghe rơ một câu, một chữ nghe rơ một chữ, trong tâm nên ghi nhớ rơ ràng. Ông nên toàn tâm toàn ư hướng về âm thanh danh hiệu Phật A-di-dà”. Sau khi nói lời khai thị, mới cử hành nghi thức trợ niệm.
2. Phân ban trợ niệm:
Người trợ niệm ban ngày chia thành hai ban, ban đêm chia thành ba ban, số người mỗi ban tối thiểu hai người, hạn định một giờ đồng hồ đổi ban. Phương pháp trợ niệm, ban ngày ban thứ nhất niệm Phật lớn tiếng, ban thứ hai mặc niệm, qua một giờ đồng hồ rồi đổi ban. Ban đêm, ban thứ nhất niệm lớn tiếng ban thứ hai và ban thứ ba mặc niệm hoặc có thể nghỉ ngơi, niệm một giờ đồng hồ rồi lại đổi ban.
Như thế cứ luân phiên thay ban, không luận là ba ngày, năm ngày, bảy ngày, nửa tháng, một tháng đều có thể trợ niệm lâu dài. Các ban trợ niệm luân phiên theo thứ tự, khiến cho ngày đêm, âm thanh Phật hiệu tương tục. Mỗi ngày ba bữa cơm ăn, nước uống đều phân chia người khác phục vụ. Người trợ niệm sau khi dùng cơm xong, thời gian tiếp ban chưa đến, có thể thay nhau nghỉ ngơi đôi chút, để phục hồi tinh thần.
3. Nghi thức trợ niệm:
Đối với việc trợ niệm, trước hết người chủ lễ phải nên quán sát bệnh t́nh người bệnh. Đại để người trợ niệm đến, gặp lúc bịnh t́nh hệ trọng (chuẩn bị lâm chung), th́ khởi đầu niệm bài kệ tán Phật (A-di-dà Phật thân kim sắc...), tiếp theo niệm câu Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật, rồi niệm bốn chữ hồng danh A-di-dà Phật. Pháp khí sử dụng trợ niệm chỉ dùng khánh, âm thanh mơ quá trầm không nên dùng.
Nếu bệnh đang nhẹ, lúc đó khởi đầu tán bài Liên tŕ hải hội, tụng một biến kinh Di đà, ba biến Văng sanh thần chú (tốt nhất 21 biến); kệ tán Phật, tiếp theo niệm câu Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A-di-dà Phật, niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A-di-dà Phật khoảng mười câu, rồi chuyển sang niệm bốn chữ hồng danh A-di-dà Phật.
4. Thời điểm hôn mê đến khi sắp chết:
Nếu đang trợ niệm, người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê không c̣n hay biết, bấy giờ người trợ niệm đến bên người bịnh nói lời khai thị, đồng thời dùng khánh kê sát tai đánh một vài tiếng. Sau đó niệm lớn Phật hiệu, khiến cho người bệnh thoát lần khỏi sự hôn mê. Khi người bệnh sắp đến lúc chấm dứt hơi thở, tất cả người trợ niệm nên nhóm lại trỡ niệm, tốt nhất cùng bà con đối trước Tam bảo, hoặc quỳ niệm hoặc lễ niệm, đồng thời trong tâm mỗi người đều quán tưởng đức Phật A-di-dà hiện phóng ánh sáng lớn tiếp độ, người chết đang ở trong hào quang của Phật chắp tay trang nghiêm, văng sanh tịnh độ. Sau khi đă chấm dứt hơi thở độ mười phút, người trợ niệm chia thành hai ban, mỗi ban luân phiên niệm Phật khoảng nửa giờ đồng hồ, bắt đầu từ thời điểm này trở đi cần phải niệm Phật lớn tiếng, rồi cứ tuần tự đổi ban niệm Phật như trước.
5. Thời điểm tắt thở cho đến khi toàn thân lạnh hẳn:
Người bệnh sau khi đă chấm dứt hơi thở, trước khi thân thể chưa lạnh hẳn, trong giai đoạn này những vị trong ban trợ niệm cần hết sức chú ư, tuyệt đối không được thăm ḍ hơi nóng và bà con không được khóc lóc, chỉ nên phát tâm niệm Phật trợ niệm. Cần trải qua tám hoặc mười giờ đồng hồ, mới có thể mời một vị có sức tu hành tương đương, dùng tay nhẹ thăm ḍ hơi nóng, cho đến khi toàn thân người chết lạnh hẳn, việc trợ niệm mới tạm dừng. Lúc đó người trợ niệm hướng về trước Phật, thay mặt người chết hồi hướng công đức, cầu nguyện người chết văng sanh tịnh độ. Nếu toàn thân người chết vẫn chưa lạnh hẳn, th́ không luận một ngày, hai ngày, ba ngày mọi người đều phát tâm niệm Phật lớn tiếng. Cá nhân mỗi người trợ niệm đều nên nghĩ, đây là lúc chúng ta thay thế đức Như lai, cứu độ chúng sanh thoát ly sanh tử. Mọi người không nên v́ chút thời gian này, mà sanh tâm nhọc nhằn biếng nhác, khiến người chết lạc lối không được văng sanh. Chúng ta trợ niệm với tâm như thế, mới chân chánh phát Bồ-đề tâm, hành Bồ-tát đạo, biểu hiện sự tu hành một cách thực tế.
Tóm lại: Có nhân tức có quả, có quả tức có nhân. Chúng ta phát tâm trợ niệm người khác, tương lai đến lúc lâm chung tự nhiên sẽ có người phát tâm đến trợ niệm chúng ta. Người khác nhờ chúng ta trợ niệm được văng sanh, tương lai họ sẽ theo hầu đức Phật A-di-dà, đồng đến tiếp dẫn, dùng thần lực gia hộ, khiến chúng ta lúc lâm chung chánh niệm hiện tiền văng sanh Cực lạc. Do vậy, thường trợ niệm người khác văng sanh, đối với vấn đề lợi hại lúc lâm chung thật rất rơ ràng. Sau này đến thời điểm lâm chung, chúng ta cũng vận dụng kinh nghiệm quá khứ, khiến tất cả đều như pháp. Do đó sẽ không có các sự t́nh phát sanh ngoài ư muốn, và quyết định sẽ được văng sanh.
__________________ Tuệ giác phá tan ṿng hắc ám
Chân tâm phá vỡ lưới vô minh
Biết ra vốn thiệt ta là phật
Giác phật, mê ma cũng là ḿnh
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên


Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 7:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Kính chào bachngoc và tieudongtu,
Trong vấn đề hộ niệm khi lâm chung, nếu được người thân trong gia đ́nh tham gia hộ niệm là tốt nhất.
Nếu có duyên, gặp người có khả năng, việc hướng dẫn thần thức khi lâm chung để thần thức có thể thoát ra càng trên cao càng tốt giúp đỡ rất nhiều cho người mất. Nếu cứ để thần thức tự ra th́ khó khăn hơn nhiều. Như người đă rơi vào cảnh hoạn nạn rồi th́ thật khó giúp đỡ hơn là trước khi rơi vào.
Việc tụng kinh hồi hướng cho người chết sau khi mất cũng quan trọng không kém như lúc hộ niệm. Nên hết ḷng tụng kinh hồi hướng ít nhất là 49 ngày ngày đầu.
Chết là 1 cơ hội để giải thoát nhưng cơ hội này chỉ hữu hiệu với người có ḷng mong muốn giải thoát. Nếu ngày thường khi nghe niệm Phật mà không ảnh hưởng th́ khi chết cũng khó mà có được ảnh hưởng vậy.
Mong rằng mọi người hoan hỉ và mong muốn văng sanh về cơi An Lạc khi nghe câu niệm Phật bây giờ để đến lúc lâm chung hoan hỉ khi được nghe.
Kính chúc bachngoc và tieudongtu an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngduyhung Hội viên

Đă tham gia: 11 February 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 20
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 9:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Bai viet rat gia tri
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|