Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 220 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
kynhan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 1 of 2: Đă gửi: 18 April 2006 lúc 4:52am | Đă lưu IP Trích dẫn kynhan

Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức

Câu trên trên có nghĩa là trong Vũ trụ do Tâm tạo ra ba cảnh giới bao trùm tất cả, nói như Nguyễn Công Trứ : ‘’Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài ‘’,trong đó vạn hữu đều do Thức mà có.

Tam giới gồm có : Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc Giới.

1.- Dục giới (Kamavaca) : Là cơi giới mà chúng sinh có nhiều ham muốn về t́nh dục và ăn uống. Gồm có Định cư và Hư không. Ở cơi dục giới, phân chia vũ trụ theo Cửu địa, nó là Ngũ thú tạp cư địa. Là nơi chốn của : Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn, thiên.

Định cư là nơi loài hữu t́nh cư ngụ, ở giữa có ngọn núi Tu Di, bốn phía là bốn Châu : Đông Thắng Thần Châu (Châu nầy h́nh thể rất đẹp nên gọi là Thắng Thân), Bắc Câu Lư Châu trước kia gọi là Uất Đan Việt, người ở châu nầy chịu một trong tám nạn, là v́ hưởng đủ mọi sự sung sướng nên không có tu hành. Nam Thiện Bộ Châu (Jambudvipa) trước gọi là Diêm Phù Đề v́ ở giữa châu nầy có nhiều cây Diêm Phù, châu nầy là nơi chúng ta đang ở. Tây Ngưu Hóa Châu (Godana), châu nầy ở về phía Tây núi Tu Di, nơi đây có nhiều ḅ dùng làm hàng hóa trao đổi, nên gọi là Tây Ngưu Hóa Châu.

Hư không bao gồm ở trên Định cư là Lục Dục Thiên và ở dưới là Địa ngục.

A.- Lục Dục Thiên là 6 cơi trời, gồm có:

- Tứ Thiên Vương :
- Đạo lỵ Thiên.
- Tô Dạ Ma Thiên.
- Đâu Xuất Thiên.
- Hóa Lạc Thiên.
- Tha Hóa Tự Tại Thiên

1) Tứ Thiên vương (Caturmahàràjakayika): Ở lưng chừng núi Tu Di, bốn phương có 4 vị Đại Thiên Vương: Đông có Tŕ Quốc Thiên, Tây có Quảng Mục Thiên, Nam có Tăng Trưởng Thiên và Bắc có Đa Văn Thiên, dưới mỗi vị Đại Thiên Vương nầy c̣n có thêm 7 vị Thiên Vương khác để cùng nhau hộ tŕ một phương, bốn phương có 28 vị Thiên Vương, cộng thêm 4 Đại Thiên Vương là 32 vị Thiên Vương.

2) Đạo lỵ thiên (Trâyastrimcas): Cơi trời ở trên đỉnh ngọn núi Tu di, có Hỷ Kiến Thành của vị trời Đế Thích ở trung ương của 32 vị Thiên vương, cộng chung là 33 cung trời (tam thập tam thiên). Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày thác sanh về cơi nầy, cũng tại nơi đây, đức Phật đă hóa độ thánh mẫu Ma Da và thuyết Địa Tạng Kinh.

3) Tô Dạ Ma Thiên (Dàma) : Chư thiên ở cơi nầy hưởng đủ mọi sự sung sướng về ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc dục).

4) Đâu Xuất Thiên (Tush*ta) : Gồm có nghĩa là Tri túc, Hỷ túc, Diệu túc và Thượng túc. Hiện nay đức Di Lặc hiện ngự tại cung Đâu Xuất mà giáo hóa những ai có đầy đủ thiện duyên sanh lên cơi ấy.

5) Hóa Lạc Thiên (Nirmànarati) : Chư thiên tự hóa ra năm món thỏa thích về sắc, thanh, hương, vị, xúc để hưởng lấy những thú vui ấy.

6) Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmitavasavarta) : Chư thiên ở cơi nầy tự tại, có thể hóa ra những sự sung sướng cho chư thiên cơi khác hưởng vui thú, nên gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.

B.- Địa ngục (Niraya) : Là nơi trừng trị những kẻ làm những điều ác ở trần gian, nó có nghĩa, là nơi chẳng vui, chẳng có thể vui được, chịu đủ mọi nổi khổ (bất lạc, bất khả lạc). Là nơi không thể cứu cho thoát khỏi được, v́ cảm ứng các việc ác đă làm (bất khả cứu tế). Là nơi tối tâm, ở đó chẳng hề nghe được đạo lư, chánh pháp (ám minh). Cảnh ngục thất, h́nh phạt ở dưới đất (địa ngục). Cơi nầy do Diêm Vương cai quản và hiện có Đức Địa Tạng Bồ Tát đang hóa độ các tội nhân.

Theo Địa Tạng Kinh, ở phía Đông Nam Thiện Bộ Châu, có ngọn núi Thiết vi, trong núi ấy là địa ngục, địa ngục có rất nhiều nhưng đại để có Tám Địa Ngục lớn (bát đại địa ngục) :

1) Đẳng hoạt địa ngục (Sonytra) : Ở đây chúng sanh phạm tội bị h́nh phạt gươm đao đâm chém, gậy gộc đánh đập, cối xay nghiền giă, khi có gió mát thổi tới th́ tỉnh lại như cũ, như lúc c̣n sống, nên gọi là Đẳng hoạt.

2) Hắc thằng địa ngục (Kàlasùtra) : Kẻ phạm tội bị dây thừng đen căng tứ chi, rồi bị h́nh phạt cưa chém tứ chi và thân thể, nên gọi là Hắc thằng.

3) Chúng hợp địa ngục (Sanghàta) : Nơi đây những kẻ phạm tội hợp nhau lại mà cấu xé lẫn nhau, nên gọi là Chúng hợp.

4) Hào khiếu địa ngục (Rovuva) : Cũng gọi là Khiếu hoán địa ngục, nơi đây kẻ mắc tội bị nhiều nhục h́nh đau đớn mà kêu la thảm thiết, nên gọi là Hào khiếu.

5) Đại hào khiếu địa ngục (Maha-rovuva) : Nơi đây kẻ mắc tội phải chịu h́nh phạt tăng thêm, kêu la than khóc càng to hơn, nên gọi là Đại hào khiếu.

6) Viêm nhiệt địa ngục (Tapana) : Ở đây kẻ mắc tội bị lửa thiêu toàn thân bốc cháy khổ cực không sao chịu được, nên gọi là Viêm nhiệt.

7) Đại nhiệt địa ngục (Pratapana) : Nơi đây lửa thiêu cực kỳ gay gắt, nổi khổ tăng lên gắp bội, nên gọi là Đại nhiệt.

8) Vô gián địa ngục (Avisi) : Nơi đây kẻ mắc tội phải chịu khổ liên tục, không lúc nào ngừng nghỉ, nên gọi là Vô gián. Trí Độ Luận c̣n gọi là A Tỳ Địa Ngục, theo thứ tự, nó là địa ngục thấp nhất.

Ngoài tám địa ngục lớn kể trên, theo Trí Độ Luận, c̣n có 8 địa ngục lạnh lẻo gọi là Bát Hàn Địa Ngục.

1) An phù đà (Anbuda) : Lạnh quá nổi gai ốc lên.

2) Ni la phù đà (Nina-nbuda) : Lạnh quá nứt vở da thịt.

3) A la la (Alala) : Tiếng kêu rên do quá rét.

4) A bà bà (Apapa) : Tiếng kêu rét.

5) Hầu hầu (Hahàdhara) : Tiếng rên hừ hừ.

6) Âu ba la (Utpala) : Tường ngoài cửa địa ngục nầy có h́nh nổi gai lên như cọng sen, ư nói nơi đây phải chịu rét, da nứt nở như cọng sen.

7) Ba đặc ma (Padma) : Địa ngục nầy tường ngoài có màu hoa sen hồng, tượng trưng cho da thịt của tội nhơn bị rét thịt đỏ tấy lên như màu hoa sen.

8) Ma ha ba đầu ma (Maphàpadma) : Nơi bị lạnh nhiều hơn hết.

Địa ngục phân loại, kể thành những tên gọi khác nhau như Thập bát địa ngục, Nhất bách tam thập lục địa ngục ..., tất cả đó chỉ cho trạng thái của thức sau khi rời bỏ xác thân.

2.- Sắc giới (Rupâvacara) : Là cơi của những bậc không c̣n ưa muốn, nhưng c̣n h́nh thể và những cảnh trí như lâu đài, cung điện có những h́nh sắc đẹp đẻ. Cho nên chư thiên khi đă hết phước báo, sanh lại cơi Ta Bà là những người rất đẹp. Sắc giới là cơi chư Thánh, tu hành đă chứng đắc từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền. Gồm có 20 cảnh giới :

A.- Sơ Thiền thiên : Theo cửu địa là Ly sanh hỷ lạc địa, nghĩa là rời khỏi nổi khổ sanh tử, luôn luôn vui sướng.

1) Phạm Thân thiên (Brahmakayia) : Thân thể thanh tịnh.

2) Phạm chúng thiên (Brahmapasadya) : Là nơi những vị chứng đắc nhờ tu tịnh hạnh.

3) Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita) : Là những vị phụ giúp, hỗ trợ cho vị Đại phạm thiên.

4) Đại phạm thiên (Mahàbrahmà) : Là cảnh trời, những vị nầy cai quản Phạm Thân Thiên, Phạm chúng thiên và Phạm phụ thiên.

B.- Nhị thiền thiên : Theo Cửu địa là Định sanh hỷ lạc địa

5) Thiểu quang thiên (Parittabha) : Chư thiên ở tầng trời nầy phát sáng c̣n ít.

6) Vô lượng quang thiên (Apramànàbha) : Chư thiên ở tầng trời nầy phát sáng rất nhiều

7) Quang âm thiên (Ábhàsvara) : Ở cơi trời nầy không c̣n âm thanh, dùng ánh sánh để biểu thị cho lời nói hay tư tưởng.

C.- Tam thiền thiên : Theo Cửu địa là Ly hỷ diệu lạc địa

8) Thiểu tịnh thiên (Parittasùbhà) : Ư thức thọ lấy sự vui tịnh diệu, chỉ được ít mà thôi.

9) Vô lượng tịnh thiên (Apramànasubha) : Ở cơi trời nầy rất thanh tịnh .

10) Biến tịnh thiên (Subhakrtsna) : Chư thiên biến cơi trời nầy mọi nơi đều thanh tịnh .

D.- Tứ thiền thiên : Theo Cửu địa gồm cả Tịnh phạm thiên là Xả niệm thanh tịnh địa

11) Vô vân thiên Anabhraka) :

12) Phước sanh thiên (Punyaprasava) : Do tạo phước báu lớn nên sanh vào cơi nầy

13) Quảng quả thiên (Brhatphala) : Do những quả báo thiện rất lớn mà người ta được sanh lên cơi nầy, là cơi cao nhất của những người không tu thiền, do phước báo sâu dầy mà được sanh lên đây.

E.- Tịnh phạm thiên :

14) Vô tưởng thiên (Avrha) : Không có tưởng nghĩ chi hết.

15) Vô phiền thiên (Atapa) : Xa ĺa mọi phiền năo

16) Vô nhiệt thiên Sudrsa) : Xa ĺa mọi nhiệt năo.

17) Thiện kiến thiên (Sudarsana) : Do quả báo thiện diệu hiển hiện.

18) Sắc cứu cánh thiên (Akanistha) : Là cơi trời cao nhất của Sắc giới nên gọi là Sắc cứu cánh.

19) Hóa âm thiên (Aghanistha) :

20) Đại tự tại thiên (Mahàmahesvara) : Là nơi rất tự tại, những vị chúa tể của tam thiên thế giới.

3.- Vô sắc giới (Arupuvacara):

1) Không vô biên xứ (Akàsànantyàyatana) : Theo Cửu địa là Không vô biên xứ địa, là chỗ trống không, không có bờ cơi.

2) Thức vô biên xứ (Vijnànanantyàyatana) : Theo Cửu địa là Thức vô biên xứ địa, ở cơi nầy chỉ có thức mà thôi.

3) Vô sở hữu xứ (Akincanyàyatana) : Theo Cửu địa là Vô sở hữu xứ địa địa. Ở cảnh giới nầy, thấy không có chi hết (vô sở hữu), không được chi hết (vô sở đắc) và không cần dùng chi cả (vô sở dụng).

4) Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Naisvasàmjnànasamjnàyatana) : Theo Cửu địa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa. Thật ra nói cho đủ là Phi hữu tưởng và phi phi hữu tưởng xứ, là cơi chẳng có tưởng nghĩ mà cũng chẳng không tưởng nghĩ.

Khi người ta phân chia vũ trụ theo Thập Giới, gồm có 2 phần : Lục đạo và Tứ Thánh, Lục đạo là 6 cơi , chúng sinh bị trôi lăn trong khổ ải luân hồi, c̣n Tứ thánh là quả vị của những bậc tu đă chứng đắc.

A.- Lục đạo :

  1. Địa ngục
  2. Ngạ quỷ
  3. Súc sanh
  4. Người
  5. A Tu La
  6. Trời


    B.- Tứ thánh :

  7. Thanh Văn
  8. Duyên Giác
  9. Bồ Tát
  10. Phật

Xin đọc lại một đoạn trong quyển Phật Pháp của ngài Narada :

Đức Phật viên tịch

Đức Thế Tôn nhập sơ thiền, Xuất sơ thiền Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền Ngài nhập tứ thiền. Xuất xứ thiền Ngài nhập không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ Ngài nhập thức vô biên xứ. Xuất thức vô biên xứ Ngài nhập vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ Ngài nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ Ngài nhập diệt thọ tưởng định.

Lúc ấy Đại Đức Ănanda không có thiên nhăn, hỏi Đại Đức Anuruddha : ‘‘- Bạch Đại Đức, có phải Đức Thế Tôn đă nhập diệt rồi không ?’’

- Không phải vậy, nầy đạo hữu Ănanda, Đức Thế Tôn chưa diệt độ, Ngài mới nhập diệt thọ tưởng định.

Rồi xuất diệt thọ tưởng định Đức Phật nhập phi tưởng phi phi tưởng định. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ Ngài nhập vô sở hữu xứ định. Xuất vô sở hữu xứ Ngài nhập thức vô biên xứ định. Xuất thức vô biên xứ Ngài nhập không vô biên xứ định. Xuất không vô biên xứ Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền Ngài nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, và tức khắc sau đó, Đức Phật cuối cùng nhập diệt.

Thông thường chúng ta biết rằng những người tu theo Thập thiện, thác sanh lên cơi trời, những người tu theo pháp môn Tịnh độ, thác sanh về cơi Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, cơi ấy có 9 phẩm cao thấp khác nhau. Những người tu thiền thác sanh về cơi Sắc Giới hay Vô Sắc Giới.

Hiểu được Tam giới và luôn luôn thực hành lời Phật dạy :

     Chư ác mạc tác
     Chúng thiện phụng hành
     Tự tịnh kỳ ư
     Thị chư Phật giáo.

Hành được như thế, dù cho chúng ta không chứng đắc được quả vị cao, cũng được sanh về cỏi nhơn thiên phước báo.

 

 

Quay trở về đầu Xem kynhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kynhan
 
kynhan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 2 of 2: Đă gửi: 18 April 2006 lúc 4:55am | Đă lưu IP Trích dẫn kynhan

Nghiệp Cảm Duyên Khởi

I. Dẫn nhập.- Nói đến Nghiệp cảm duyên khởi là nói đến giáo lư về Nghiệp để chỉ rơ những sự sai biệt của nhân sinh. Hiểu rơ Nghiệp người ta có thể thay đổi cuộc đời của ḿnh trong hiện tại cũng như tương lai, chẳng những hữu ích cho riêng ḿnh mà c̣n có lợi ích cho xă hội, góp phần kiến tạo cho nền ḥa b́nh của thế giới.

II. Định nghĩa.- Căn cứ theo kinh điển, người ta thường định nghĩa Nghiệp là những hành động, lời nói, tư tưởng có tác ư.

Theo trong Kinh Tương Ưng Bộ đức Thế Tôn dạy về Nghiệp như sau:

"- Này các Tỷ kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hăy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.

- Này các Tỷ kheo, thế nào là nghiệp cũ ?

Mắt, này các Tỷ kheo phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Luỡi ... Thân... Ư cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.

- Các Tỷ kheo, đây được gọi là nghiệp cũ.

- Và này các Tỷ kheo, thế nào là nghiệp mới ? Này các Tỷ kheo, hiện tại làm việc ǵ với thân, với lời nói hay với ư. Này các Tỷ kheo , đây được gọi là nghiệp mới.

- Và này các Tỷ kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt ? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ư nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ kheo, đaY được gọi là đoạn nghiệp.

- Và này các Tỷ kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt ? Đây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ kheo, đây là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt." (1)

Nói tác ư tức là nói đến Tâm, đức Thế Tôn đă dạy trong Kinh Pháp Cú :

1.

Tâm dẫn đầu mọi pháp,
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ năo sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo.

2.

Tâm dẫn đầu mọi pháp,
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời h́nh.

Tâm tạo nghiệp như đă trích dẫn ở trên, mà tập quán của chúng ta cũng tạo nghiệp như lời dạy của Thế Tôn sau đây:

167

Chớ sống theo hạ liệt
Chớ sống mặc, buông lung
Chớ tin theo tà kiến
Chớ tăng trưởng tục trần

168

Coi chừng chớ buông lung
Hăy sống theo chánh hạnh
Kẻ chánh hạnh hưởng lạc
Cả đời nầy, đời sau.

169

Hăy sống theo chánh hạnh
Chớ sống theo tà hạnh
Kẻ chánh hạnh hưởng lạc
Cả đời nầy, đời sau.
(3)

Do vậy chúng ta có thể định nghĩa Nghiệp là những tạo tác của thân, khẩu, ư có tác ư của tâm và những tập quán trong đời sống hằng ngày.

III. Phân loại.- Người ta phân ra thành nhiều loại nghiệp:

1.- Theo tính chất:

  1. Nghiệp thiện: Là những hành động, tư duy, lời nói có tánh chất tốt lành mang lại sự ấm no, hạnh phúc, an lạc cho con người hay sinh vật khác.
  2. Nghiệp ác: Là những hành động, tư duy, lời nói có tánh cách thô bạo, xấu, ác gây tai hại, khổ đau cho con người hay sinh vật khác.

2.- Theo tiến tŕnh:

  1. Nghiệp nhân: Là những hành động, tư duy, lời nói gieo nhân tạo ra nghiệp.
  2. Nghiệp quả: Là những hành động, tư duy, lời nói từ trước tạo thành kết quả ngày nay.

3.- Theo thời gian:

  1. Nghiệp cũ: Như đoạn kinh trên Thế Tôn đă dạy, những hành động, tư duy, lời nói từ trước th́ là nghiệp cũ.
  2. Nghiệp mới: Là những hành động, tư duy lời nói đang làm sẽ tạo nghiệp được gọi là nghiệp mới.

4.- Theo năng lực:

  1. Cận tử nghiệp: Là những nghiệp tạo tác khi con người sắp chết như lúc gần chết mà trong gia đ́nh, vợ, chồng, con cái gây cho người chết luyến thương, nuối tiếc gia đ́nh ḿnh, nên có thể bị cận tử nghiệp lôi kéo trở lại sinh ra con, cháu hay súc vật như chó trong nhà. Cũng có thể bị tức giận, sợ hải lúc lâm chung đều tạo thành cận tử nghiệp nghiệp nhân nầy nhanh chóng tạo thành nghiệp quả.
  2. Cực trọng nghiệp: Là những nghiệp cực ác chẳng hạng như ngũ nghịch tội (1.- giết cha, 2.- giết mẹ, 3.- giết A La Hán, 4.- làm cho thân Phật chảy máu, 5.-phá ḥa hợp Tăng) Những tội nầy bị đọa vào Vô gián địa ngục.
  3. Tập quán nghiệp: Là thói quen của hành động, tư duy, lời nói, đời sống cá nhân hàng ngày, và môi trường sống từ trong gia đ́nh cho đến ngoài xă hội.
  4. Tích lũy nghiệp: Là những nghiệp được tích lũy dần dần từ ngày nọ qua tháng kia hay từ kiếp nầy qua kiếp khác. Như trong Pháp Cú có câu:

121

Chớ khinh điều ác nhỏ
Cho rằng "chưa đến ḿnh"
Lâu ngày cũng đầy b́nh
Người ngu si cũng vậy
Dần dần ác chứa đầy.
(4)

5.- Theo phân chia:

  1. Nghiệp riêng: Nghiệp đặc biệt riêng rẻ của mỗi cá thể. Ví dụ anh A có nghiệp riêng của anh, có gia đ́nh, làm công nhân.
  2. Nghiệp chung: Nghiệp chung của những người ở trong cùng gia đ́nh, hoàn cảnh, xă hội. Ví dụ anh A, chị B, cô C mỗi người có gia đ́nh riêng, cùng làm công nhân trong một cơ xưởng ở Việt Nam, nên cùng có đời sống tương tợ nhau, sống chung dưới cùng chế độ Cộng sản.

6.- Theo tác dụng:

  1. Nghiệp dẫn đến tái sanh (hữu lậu nghiệp): Thông thường nghiệp của chúng ta đều dẫn đến sự tái sanh, bởi v́ chúng ta có tác ư vào.
  2. Nghiệp không dẫn đến tái sanh (vô lậu nghiệp): Như chư Bồ Tát bố thí mà không nghĩ ḿnh bố thí, vật bố thí và người nhận của bố thí do đó nghiệp ấy không dẫn đến tái sinh.

7.- Theo biến đổi:

  1. Định nghiệp: Là nghiệp được lưu chuyển từ nghiệp nhân đến nghiệp quả đồng nhất với nhau, thời gian ổn định.
  2. Bất định nghiệp: Là nghiệp lưu chuyển từ nghiệp nhân đến nghiệp quả không đồng nhất, thời gian không ổn định...

IV. Ư nghĩa.- Nói Nghiệp cảm duyên khởi là để chỉ cho nghiệp là nhân tố chính, chiêu cảm các duyên dẫn dắt chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Đối với con người, cuộc đời của chúng ta là do chúng ta tạo ra, hoàn cảnh hiện tại là do nghiệp nhân trong quá khứ, đồng thời cũng tạo nghiệp quả trong tương lai. Hiểu rơ nghiệp cảm duyên khởi chúng ta mới có lư giải v́ sau con người có kẻ hiền, người dữ, kẻ giàu người nghèo, kẻ sang, người hèn, chẳng ai giống ai, mổi người đều do nghiệp nhân trong quá khứ tạo thành.

Do đó người ta có thể làm thay đổi vận mệnh của ḿnh cho tương lai gần là trong kiếp nầy, xa là những kiếp sau.

Theo kinh Phật, trong hoàn vũ có thập pháp giới: 1.- Phật, 2.- Bồ Tát, 3.- Duyên giác, 4.- Thanh Văn, 5.- Trời, 6.- Người, 7.- A Tu La, 8.- Súc sanh, 9.- Ngạ quỷ, 10.- Địa ngục. Sanh làm người là khó, gặp được Phật, biết được Pháp càng khó hơn. V́ Phật pháp dạy cho chúng ta tu tập để chuyển nghiệp nhân đạt được quả tốt. TU cho đạt đến quả vị A La Hán hay Phật sẽ thoát khỏi luân hồi. không c̣n tái sinh vào lục đạo chịu nhiều nổi thống khổ, năo phiền. Và v́ chỉ có làm người mới dễ dàng tu nhân tích đức, những cơi thấp hơn chúng ta không thể tu, c̣n cơi Trời chỉ để hưỡng phước báo vui chơi, hết phước phải sanh lại làm người, làm người mà không biết tu bị vô minh gây ra nhiều ác nghiệp phải đọa vào các cơi thấp hơn, chẳng may rơi vào địa ngục th́ khổ biết là bao.

V. Kết Luận.- Nghiệp cảm duyên khởi dẫn dắt chúng sinh vào trong luân hồi, biết rơ nghiệp nhân, nghiệp quả. Chỉ có con đường Tu mới chuyển được nghiệp ác của chúng ta trong những kiếp trước và gieo nghiệp lành cho mai sau.

Quay trở về đầu Xem kynhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kynhan
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.3828 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO