thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 24 March 2005 lúc 8:01am | Đă lưu IP
|
|
|
ông nội tôi là một người nổi tiếng vùng đất phía Nam tỉnh Quảng B́nh, bởi ông là một nghệ nhân chơi mai, trồng mai cùng với đường quyền « Mai hoa chi thủ thân » ! Ông mất lúc năm 53 tuổi. Trong số mười hai người con, cha tôi là người duy nhất lănh giáo được nghiệp chơi mai của ông nội tôi. Cha tôi được mệnh danh là « Ông nghè mai hoa » bên ḍng Nhật Lệ.
Mùa xuân là mùa gối vụ, mai nở, mai ươm cây, mai tàn, mai mọc một đời mai mới trên cơi trần. Người không biết chơi mai cứ dè đất đào lên, cắm mai xuống là xong chuyện. Thực ra, chuẩn bị « chỗ ở » cho mai là một kỳ công. Cha tôi đan những chiếc lồng nho nhỏ để trồng hoa mai ! Những thanh tre mỏng manh ngâm trong nước vôi pha đặc với nước tiểu trẻ con bao bọc lớp đất bụi, mùn tơi, xốp - thứ đất nơi đầu góc bếp hội đủ nắng, mưa, lửa khói mới nuôi được mai khôn lớn ! Lồng mai được đặt lên giàn giáo kết bằng lá dừa cách mặt đất chừng gang tay, ấy là khoảng cách hẹp ḥi giao hoà không khí ẩm hoặc nóng giữa đất và trời, hơn nữa nếu chẳng may lồng mai rơi th́ đă có lá dừa dịu dàng đỡ lấy khỏi vỡ bầu đất ! Từ những chiếc lồng tre dân dă kia, mùi hôi hăng hắc, ngai ngái gây cho không gian một cảm giác khó chịu nhưng chính mùi vị ấy đă ngăn lũ côn trùng ṃ đến gặm lá non ! Mối sáng tinh mơ, cha tôi pha ấm trà lớn, để nước nguội hẳn, đem tưới cho mai và khi hoàng hôn trùm kín làng quê, cha tôi lại khệ nệ bê nguyên hũ rượu cùng hèm rượu (bă gạo đă nấu rượu) ra vườn mai vừa uống vừa phun rượu cho từng chiếc lá một. Thật là độc hiệu ! Không biết tinh huyết người có truyền qua cây mai không, tôi chỉ thấy vườn mai mà cha tôi chăm sóc chưa hề chết iểu cây nào. Khi mai lớn tṛn một năm, cha tôi dựng giàn trên những lồng mai, những que rào, que củi vứt lên bừa băi như muốn sập đổ, dập nát những thân h́nh mai hạc. Thậm chí cha tôi cũng chẳng thèm ngó ngàng tới.
Chừng tám tháng sau, cha tôi mới cẩn thận dỡ bỏ giàn giáo, lúc này tôi mới bừng tỉnh. Hoá ra mai lớn lên, vấp phải giàn chắn nên cây phải khom ḿnh, cây cong queo, cây gẫy gập tận đất rồi khẳng khiu vươn lên, tất cả trở thành những h́nh thù kỳ dị, ngộ nghĩnh. Cha tôi mỉm cười, ông bắt đầu xem « tướng mai » để bỏ vào chậu và uốn tiếp. Cây cao th́ trồng chậu thấp, cây thấp th́ lại trồng chậu cao. Mới xem qua thật đối lập nhưng cảm giác ấy ẩn ch́m một sự hài hoà của nghệ thuật. Cây mai là linh hồn bi tráng, can đảm gánh vác, tinh thần quân tử vượt và vươn lên bể khổ để giữ khí tiết kiên dũng. Cha tôi uốn mai cũng rất lạ, dường như ở ông nghệ thuật chơi mai đều là những quái chiêu ! Cần mẫn ngâm từng sợi thép vào thùng mỡ trăn, cha tôi uốn thành h́nh rồng, h́nh phượng… Tuyệt nhiên, tôi chưa bao giờ thấy ông uốn h́nh cọp, beo, chó, mèo. Có lẽ văn chương « đâu chịu ngụ cư trong ḷng thú dữ phàm tục ». Vài năm trôi qua, mai hoá « thành rồng », mai tung cánh bay… Cha tôi lặng lẽ « rút xương » tức là rút bỏ nhưỡng sợi thép cho cây mai trở về với uyên nguyên tự nhiên. Lạ thay, v́ những que thép đă tẩm mỡ trăn nên vỏ mai mềm dai dễ cắt, dễ rút, không làm tróc da, xé thịt thân cây quư phái ! Cả quá tŕnh nuôi mai, con người luôn tuân theo luật nhân quả là vậy. Lứa mai đầu tiên, cha tôi làm lễ « khai hoa » như kiểu « xông đất » năm mới. Trồng mai là nghệ thuật, chơi mai phải theo phong thái triết học, bởi vậy trong vườn mai nhà tôi chia thành cụm, mỗi cụm gồm 9 chậu mai - số 9 là số Thái Dương trong Kinh Dịch. Bốn chậu xuân, hạ, thu, đông cộng với năm chậu kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là ra số 9 tốt lành !
Chiều ba mươi Tết, cha tôi cùng anh Quư, hai cha con ra vườn xin một cành mai giữa vườn mai sum suê. Cành mai đẹp là cành mai lấm tấm nốt vàng nốt xanh do nấm kư sinh giữ lại kèm theo các nhánh phân chia theo trực : sinh, bệnh, lăo, tử, sinh ! Lúc đưa cành mai vào nhà, nên đưa ngọn chứ không nên đưa gốc vào trước v́ năm hết Tết đến, ai lại rước gốc sần ś vô nhà, xui lắm ! Một b́nh nước mưa pha muối lâu ngày được đưa ra, cắm cành mai, đặt lên bàn thờ tổ tiên. Cành mai ấy lác đác đôi ba nụ hoa vàng như thời khắc năm cũ đón đưa những nụ vàng chớm nở vào sáng mồng Một đầu năm ! Từng ấy thôi nhưng đệ tử của cha tôi là anh Quư - một kỹ sư giỏi ở Công ty Giống cây trồng, học suốt mấy năm trời vẫn làm chưa được ! « Mai đâu nói thành lời » cha tôi nhủ ḷng như vậy. Trong triết học phương Đông, số 6 là số « thiếu âm », số 7 là số « thiếu dương ». Hai con số biểu tượng cái khởi đầu « nguyên hanh lợi trinh », phú lộc xuân đến xuân đi bởi vậy cành hoa nào có nụ hoa sáu , bảy cánh, dân sành chơi mai gọi đó là điềm lành ! Trong Thiền tông của đạo Phật, mai vàng là một ẩn ngữ chứng ngộ. Chuyện kể rằng, Thanh Hải thiền sư (1685 – 1768) theo thầy Thiên Hương đại thiền sư mấy chục năm kinh kệ vẫn không hiểu đạo lư Phật tính. Một hôm vào đầu xuân, Thanh Hải thiền sư hỏi thầy : « Xuân là ǵ, Thiền ở đâu ? ». Lập tức đại sư chỉ ngay ra nụ mai vàng. Theo tay thầy chỉ, Thanh Hải liền ngộ tỉnh. Chao ôi : một cánh mai vàng đă đủ sức mở lối cho nẻo đường vào Thiền học !
Những người chơi mai chỉ có thể tặng mai chứ không được buôn mai ! Ai dám buôn hồn xuân ? Tết năm kia, làng tôi có gă Việt kiều về với cái tên nửa Tây nửa ta : Piet Kha, gă ngang nhiên đặt xuống một chậu mai cả xấp đôla rất dày rồi gă cũng hống hách không nói không rằng đưa chậu mai về nhà. Kết quả, hắn đă lănh đủ một chiêu của miếng vơ « mai hoa quyền » của ông nội tôi truyền lại cho cha tôi – thân người dồn vào một chân c̣n lại, hai tay và chân kia búng đến đối phương như thể một cành mai đâm thủng màn đêm vươn tới b́nh minh ! Mai hoa rất khó tính, người yêu mai th́ chẳng kể chi tuổi tác, nhưng trồng hoa th́ phải bước qua tuổi 40 – đó là lứa tuổi « trung dung » hiểu điều hay lẽ trái ở đời. Giữa mai và người phải hoà hợp, hiểu nhau thông cảm với nhau như điệu đàn duyên ngộ Bá Nha - Tử Kỳ !
Đan lồng trồng mai
Lồng khai hoa mọc
Hoa đợi ngày dài
Hương sắc tương lai !
Đấy là bài thơ, là kỷ niệm khó phai trong đời tôi. Dưới gốc mai già, cha tôi đi bốn bước làm xong bài thơ ấy, thơ ông như đời ông, luôn luôn gắn bó với mai. Mỗi khi xuân về, cả nhà tôi lại được thưởng thức « hoa mai xuân tửu » - thứ rượu gạo mạ tôi nấu với hoa mai vàng trong vườn. Màu rượu vàng óng lung linh như nắng cám dỗ, rạo rực hương xuân say nồng. Cha tôi là « ông nghè mai » nhưng xét về khoản « rượu mai » đành gọi mạ tôi là sư bà ! Tuy hai vợ chồng ăn ở với nhau đă có với nhau mấy mặt con lớn khôn nhưng bí truyền ai nấy giữ để rồi chung nhau một chén rượu xuân như ư.
Nhà tôi cổ kính, nó như một nét vàng giữa làng xóm bon chen môđen Thái Lan, Hồng Công… Cha tôi vẫn giữ màu rêu phong ấy với vườn mai trung trinh. Kư ức gia đ́nh tôi vàng đượm bóng hoa mai vàng. Khi lớn lên, lang thang qua nhiều vùng đất với bao nhiêu hương sắc các loài hoa, tôi vẫn nhung nhớ mai vàng, nó như kư ức ngấm vào da thịt, nuôi dạy h́nh hài tôi giữa bốn mùa hoa lá. Nhớ đến lời cha năm xưa : « Hoa là văn chương của đất trời », ḷng tôi lại bâng khuâng ! Bởi sống bên cạnh những bông hoa khiêm nhường, con người không chỉ lĩnh hội mà c̣n được hoá thân cùng nhịp sống của vũ trụ.
Văn Cầm Hải.
Sưu Tầm
|