ngocnguyet Hội viên

Đă tham gia: 11 December 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 January 2006 lúc 5:06am | Đă lưu IP
|
|
|
Để chuyển hóa tập khí giải đải đà từng ăn sâu bám chặt trong tàng thức chúng ta, từ lúc c̣n nhỏ dại cho đến lúc khôn lớn, cha mẹ luôn luôn dạy dỗ con cái phải thường xuyên siêng năng chăm chỉ, sống có mục đích, xứng đáng là con người có phẩm chất, hạnh nguyện, nêu cao truyền thống lịch sử oai hùng của gịng giống Việt Nam.
Tại học đường Thầy Cô giáo cũng không ngừng nhắc nhở học tṛ chăm chỉ học hành để “hôm nay học tập ngày mai giúp đời”.
Giữa xă hội, muốn thành đạt trong bất kỳ lănh vực nào th́ sự cố gắng siêng năng vẫn là yếu tố chính để vượt qua bao chướng ngại thử thách của cuộc sống, mà sẽ không bao giờ nương tựa vào sự rủi may, phó mặc tha lực, tin vào thần quyền ban ân giáng họa.
Riêng trong lănh vực tôn gáo, nhất là đối với Phật giáo, trong tiến tŕnh tu học chuyển hóa thân tâm, để không bị nội ma ngoại ma phá hoại, để không bị dính mắc vọng trần, hoặc sợ hăi trước uy lực ngoại giới, quyết tâm quay về chân tâm tự tánh để viên bảo châu Phật tánh không bị lu mờ, th́ tinh tấn là hạnh nguyện căn bản của người Phật tử không thể không được trang bị vững chắc trong suốt cuộc đời của ḿnh.
Phật Thích Ca được biểu trưng cho hạnh nguyện Tinh Tấn.Tiền thân của Đức Thích Ca qua hằng hà sa số kiếp, hạnh nguyện Tinh Tấn vẫn gắn bó trong cuộc đời của Ngài.Và nh́n chung th́ có vị Phật, vị Bồ Tát nào, Thánh Tăng, Thầy Tổ nào không trang bị hạnh nguyện Tinh Tấn mà có thể thành đạo độ đời cứu giúp quần sanh.
Tinh Tấn là chăm chỉ siêng năng cũng đồng nghĩa với Tinh Cần, cố gắng, quyết tâm, thệ nguyện suốt đời làm lành tránh dữ. Trước khi thành đạo, Phật Thích Ca đă tỉnh tọa dưới cây Bồ Đề và thệ nguyện với tâm bất thối chuyển:“Dầu thịt nát, xương rơi, nếu không t́m ra ánh Đạo, ta quyết không rời khỏi nơi này.”
Tại Chùa lúc giảng Kinh, hoặc trong sinh hoạt của đoàn thể trẻ Gia Đ́nh Phật Tử, quư Thầy Cụ và quư Anh chị Huynh Trưởng cũng thường xuyên khuyên các cư sỹ và đoàn sinh phải tinh tấn tu học để vượt mọi chướng ngại khó khăn, lội ḍng nước ngược t́m về bến bờ thanh lương bĩ ngạn an lạc giải thoát. Riêng trong GĐPT th́ hạnh nguyện Tinh Tấn đó được dùng làm khẩu hiệu, tiếng reo lúc nghiêm trang sau lễ chào cờ hoặc đón chào Chư Tôn Đức hoặc các Anh Chị lớn của Tổ chức, lúc hô Phật Tử, tất cả trả lời Tinh Tấn.
Rồi nh́n lại lúc Phật thành đạo, trỏ về Vườn Lộc Uyển độ 5 người bạn đồng tu thuở trước th́ bài thuyết giảng đầu tiên chuyển pháp luân là bài pháp Tứ Diệu Đế gồm Khổ, Tập, Diệt, Đạo, mà đạo đây chính là bài Bát Chánh đạo, là tám con đường của sự hành tŕ chơn chánh, mà Tinh Tấn là một trong tám con đường trên, làm nhân quả tương duyên nương nhau đạt đến bến bờ giác ngộ giải thoát.
Để tóm lược học Đạo trong ba mươi bảy Phẩm trợ đạo, chúng ta cũng đó thấy 9 lần hạnh nguyện Tinh Tấn được nhắc nhở trong các bài pháp căn bản :
A-Tứ Chánh Cần (Tinh Tấn) : Là bốn phép tinh tấn hợp với chánh đạo.
1-Tinh Tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
2-Tinh Tấn dứt trừ những điều ác đó phỏt sinh.
3-Tinh Tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
4-Tinh Tấn tiếp tục phát triển những điều lành đó phát sinh.
B/-Tứ Như ư túc : Là bốn phép thiền định giúp ta thành tựu chánh định, trong đó có yếu tố thứ 2 là :
5-Tinh Tấn Như ư Túc : Là Tinh Tấn chuyên nhất vào phép thiền định ḿnh đang tu. Sự ước muốn dù đẹp đẽ bao nhiêu mà không ra công, gắng sức, luôn luôn bền tâm vững chí nghĩa là thiếu sự tinh tấn dũng mănh th́ ước muốn, muôn đời cũng chỉ là ước muốn suông thôi.
C/-Ngũ Căn : Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp gồm Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn mà Tấn căn là căn thứ 2 của 5 căn trên :
6-Tấn căn : Tấn là Tinh Tấn.Tấn căn là sự dũng mănh tinh tấn trên bước đường tu tập, không bao giờ thối lui.
D/-Ngũ lực : Là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu, ngũ căn như năm cánh tay, c̣n ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy. Lực thứ 2 trong Ngũ lực là :
7-Tấn lực : Là thần lực của hạnh Tinh Tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.
E/-Thất Bồ Đề phần : Là bảy pháp tu tập tuần tự hướng dẫn đến quả đạo vô thượng Bồ Đề, hay bảy pháp giúp ta thành tựu đạo quả giải thoát.Trong bảy yếu tố của Thất Bồ Đề phần, có yếu tố thứ 2 là :
8-Tinh Tấn : Một khi đó lựa chọn được pháp môn chân chánh để tu rồi th́ phải tinh tấn, nghĩa là luôn luôn phải dũng tiến trên bước đường tu tập, không quản ngại gian lao khó nhọc, không khiếp sợ, không thối chuyển, không tự măn, tự cao mà bỏ dở mục đích chưa đạt được.
G/-Bát Chánh Đạo (Bát Thánh Đạo phần) : Là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sanh đến đời sống chí diệu.Yếu tố thứ 6 trong tám yếu tố trên là chánh Tinh Tấn :
9-Chánh Tinh Tấn : Là chuyên cần siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho ḿnh cũng như cho người và vật.
Cũng cần lưu ư rằng Tinh Tấn được tŕnh bày ở đây là Chánh Tinh Tấn, là Tứ Chánh Cần, v́ cũng có nhiều người rất siêng năng, cần cù làm việc, nhưng động cơ thúc đẩy sự siêng năng chỉ nhằm những mục đích, những ước muốn không chân chánh như tài, sắc, danh, thực thụy v.v... v́ càng tinh tấn đi về các nẻo ấy th́ càng vướng mắc, phiền năo, mất tự do.Có khi không bị dục vọng tham muốn thúc đẩy, cuốn hút, nhưng làm việc là để lấp chỗ trống vắng, đau khổ trong ḷng – làm việc không ngừng nghỉ, t́m lăng quên trong công việc – th́ siêng năng này cũng không phải dích thực là Tinh Tấn. Đôi lúc chúng ta tu học rất cần mẫn, siêng năng, đều đặn, nhưng có thể là chúng ta đang đi sai đường mà chúng ta không biết, th́ đó cũng không phải là chánh Tinh Tấn
Tóm lại sụ tu học của chúng ta có chuyển hóa được thân tâm, có quay về nương tựa được Phật Tánh Chân Như thường hằng bất sinh bất dịệt, có thật sự đem lại lợi lạc hạnh phúc cho ḿnh, cho người và mọi vật xung quanh hay không, tùy thuộc ở nhiều nhân duyên kết tập trong đó hành trang và nguyện hạnh Tinh Tấn vẫn là yếu tố quyết định căn bản, tương tức tương nhập với các tâm hạnh khác để giúp chúng ta sống có chánh niệm tỉnh thức, có an lạc dài lâu
|