Tác giả |
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 1 of 14: Đă gửi: 13 September 2005 lúc 12:09pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cư Sĩ Nguyên Giác ghi chú đồng ư cho tất cả những ai muốn tự lợi lợi tha sao chép, in ấn, phổ biến bằng mọi phương tiện khả dụng những bài viết này. Mong các bạn tiếp tay với Lan để chuyển gaio cho các thân nhân bạn bè xa gần, kể cả những người biết đọc chữ Việt dù họ không phải là người Việt.
Kính,
Lan
-----------------------------------------------------
Hầu hết các bài trong này đă được in trên báo cuối thập niên 1980s, in thành sách lần đầu năm 1990 bởi nhà xuất bản Văn Nghệ, California. Sách này được sửa chữa, cắt bớt, thêm vào và thay đổi thứ tự chương mục để dùng cho ấn bản online năm 1999. Nhuận sắc thêm vào năm 2001.Tác giả không giữ tác quyền sách này. Bất kỳ ai cũng có quyền sao chép, in ấn, phổ biến bằng mọi phương tiện khả dụng.
Nguên Giác.
=======================================================
LỜI THƯA :
Nếu trong ḷng ta được vô tâm là Phật quá khứ,
Trong lặng lẽ mà khởi tác dụng là Phật vị lai,
Tùy cơ ứng vật là Phật hiện tại.
(Lời Hương Hải Thiền Sư thị chúng)
Những ngày c̣n ở Việt Nam, tôi có may mắn tham học ở ḍng Thiền Tây Tạng dưới sự chỉ dạy của Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu. Tông phong ḍng tôi vốn là nửa Tây Tạng nửa Lâm Tế do v́ Sư Ông vốn ḍng Lâm Tế lại qua Tây Tạng tham học rồi mới về khai sơn mở chùa. Nhưng tông chỉ tất cả các ḍng thuộc Tổ Sư Thiền (tức Thiền Đốn Ngộ) vẫn là một.
Có nhiều cách để phân loại Thiền. Cách đơn giản dùng trong sách này là, Thiền nhà Phật chia làm hai pháp chính, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền do Phật giảng dạy trong các kinh. Tổ Sư Thiền do Phật dạy riêng ngoài kinh điển, không qua văn tự ngôn ngữ, dĩ tâm truyền tâm, được trao truyền từ chư Tổ.
Như Lai Thiền cũng được chia làm hai pháp chính, Thiền Tiểu Thừa và Thiền Đại Thừa.
Thiền Tiểu Thừa chủ yếu dùng Trí Huệ để chiếu phá phiền năo, thấy có Niết Bàn để cầu, thấy có phiền năo để kinh hăi xa ĺa.
Thiền Như Lai Đại Thừa chủ yếu dựa trên nguyên tắc chuyển y, chuyển vọng thành chơn, chuyển thức thành Trí, chuyển phiền năo thành Niết bàn.
Thiền Tổ Sư dựa trên quan điểm nào? Thật sự th́ không có một pháp nào hết trong Tổ Sư Thiền, do vậy sự truyền dạy rất là khó trao cho người; chúng ta cũng biết là có những ḍng trong Tổ Sư Thiền như các ḍng Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhăn ở Trung Hoa, hay ở Việt Nam như Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm đă bị mất truyền. Chỗ khó truyền dạy này được Ngài Trường Sa Cảnh Sầm ví như dạy nghề ăn trộm; người cha dạy nghề ăn trộm cho con bằng cách đẩy con vào rương của nhà "thân chủ", rồi tự con mới học được nghề t́m sinh lộ. Trong ngôn ngữ cơ phong vấn đáp cũng vậy, Thầy luôn luôn đẩy tṛ vào chỗ cùng t́nh tuyệt lư, suy nghĩ thế nào cũng sai, mà không suy nghĩ cũng sai. Biết thế nào cũng sai, nhưng hỏi Thầy thế nào là đúng th́ Thầy không bao giờ nói. Nhưng thật sự th́ Tông chỉ đă nằm rải rác trong Pháp Bảo Đàn Kinh, nhiều bộ Kinh khác, các pháp thoại và các bài kệ chư Tổ để lại.
Không chiếu phá xa ĺa, không chuyển y, vậy th́ Tổ Sư Thiền làm ǵ? Phiền năo với Niết Bàn cũng không từng mộng qua, vọng với chơn đều không lập th́ c̣n làm cái ǵ nữa. Đây chính là pháp đốn siêu đốn nhập, không thứ lớp ǵ cả.
Chủ yếu của Tổ Sư Thiền là phải Thấy Tánh trước. Trong Kinh Kim Cang có nói "nhược kiến chư Tướng Phi Tướng tức Kiến Như Lai," nếu thấy các Tướng không phải là Tướng th́ là thấy Tánh. Kinh Lăng Nghiêm lại nói "toàn Tướng tức Tánh, toàn Tánh tức Tướng."
Lời Kinh với ư Tổ thật sự không khác.
Âm vang khác trong lời Tổ là "tức Tâm tức Phật," lời Mă Tổ tháo đinh nhổ chốt cho Đại Mai. Khi thấy tăng chúng cắn chữ nhai lời, Mă Tổ bèn đổi là "phi Tâm phi Phật phi Vật." Nói ngược nói xuôi ǵ, lời nào cũng chỉ thẳng vào Tánh mà nói. C̣n nói có pháp nào, hay quy ư chỉ về một cách kỹ thuật, các Tổ mới bất đắc dĩ mà nói, và khi nói vẫn gọi đó là tṛ hoa đốm đóng tuồng (một khi trong mắt bệnh, hoa đốm rụng tơi bời), dù đó là pháp an tâm hay bảo nhậm.
Sách này gồm bốn bài viết và hai phụ lục.
Bài "Thói Nhà Tào Động" chú giải một cách chi tiết và kỹ thuật về tông phong Tào Động.
Bài "Ảnh Trầm Hàn Thủy" chú giải một pháp thoại giữa Thiền Sư Hương Hải (1628-1715), ḍng Trúc Lâm, và vua Lê Dụ Tông. Bài này chỉ pháp cho hàng thượng căn.
Bài "Tạc Dạ Nhất Chi Mai" chú giải bài kệ của Thiền Sư Măn Giác (1052-1096), đời thứ 8, ḍng Vô Ngôn Thông. Bài này chỉ thẳng vào Tánh Không Tịch Thường Chiếu của Pháp Giới Tâm.
Bài "Giải Tín Tâm Minh" chú giải bản văn Tín Tâm Minh của Tam Tổ Tăng Xán, và nhân đây nói về tông phong ḍng Lâm Tế..
Phụ Lục I là "Quy Củ Tọa Thiền" của Thiền Sư Đạo Nguyên, Sáng Tổ Tào Động Nhật Bản.
Phụ Lục II là "Krishnamurti và Thiền Định", dịch một số quan điểm của Krishnamurti về Thiền định, cũng để nêu lên Tông chỉ trong một ngôn phong mới của thế kỷ 20.
Tất cả những điều được viết trong sách này không do sự chứng biết bản thân, mà chỉ nhờ may mắn. Nhờ có Tông phong cao tột, nhờ có Thầy giỏi, nhờ được chia xẻ một cộng nghiệp với ḍng phái và Bổn Sư, nay đem chút kiến giải sơ thiển mong học nhân sớm vào cửa này.
Nếu có ǵ sai sót, xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật. Nếu có chút ǵ công đức, xin hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sinh trọn thành Phật đạo.
Nam mô Thường Trụ Tam Bảo Phật Pháp Tăng.
Đệ tử đời thứ 3 ḍng Thiền Tây Tạng,
Nguyên Giác
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 2 of 14: Đă gửi: 13 September 2005 lúc 12:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
TẠC DẠ NHẤT CHI MAI
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến ḍng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ) nên đă được nhiều người dịch và giải thích ở nhiều sách khác nhau. Tính bí hiểm mơ mơ hồ hồ thường có của thơ Thiền như dường bị loại trừ ở đây. Bài này được viết ra cũng để góp thêm vào những lời chú giải đó nhân mùa Xuân sắp đến, nếu may mắn không ngoài ư Tổ th́ xin là thêm một cành mai cúng Phật.
Ở trên, ta có nói đến cái gọi là ḍng văn học Thiền. Cách chỉ danh này không chính xác lắm. Bởi v́ các Thiền sư thường không ưa làm thơ và khi làm thơ trong dịp nào đấy th́ lại không cố tâm. Mọi chuyện cứ như là hoa bay gió thổi. Thậm chí, có vị c̣n cấm đoán đệ tử tất cả những ǵ có tính xảo điệu, như Thiền sư Lâm Tế trong lời thị chúng "... các ngươi ỷ giỏi nói th́ ta bóp họng, các ngươi ỷ giỏi làm th́ ta bẻ tay..." như dường muốn đệ tử phải là cái ǵ vụng về nhất. Thơ ngây nhất. Đó là nếu hiểu thơ như là một nỗ lực có tính xảo điệu mô tả tư tưởng và t́nh cảm thông qua ngôn ngữ, hay là nghệ thuật của một hệ thống tư tưởng biểu tượng. Trong khi đó, các "tư tưởng" của Thiền phải đi thẳng, không qua một hệ thống tư tưởng biểu tượng nào hết.
Thơ của các Thiền sư đều làm từ vô tâm. Thoắt nhiên nó đến, thoắt nhiên nó đi, như trăng đáy nước, như hoa lồng gương. Nói thoắt nhiên cũng không trúng, v́ đọc thơ của các Tổ, ta thấy tất cả đều chỉ vào một điều, một cái thấy duy nhất. Nhưng nói không thoắt nhiên cũng không trúng v́ những lời thơ đó đều chỉ rằng, các vị đă đưa mắt nh́n đâu trong thế giới cũng chỉ thấy Nó, thấy khuôn mặt thật đó, cái Vô Vị Chân Nhân đó, cái bản lai diện mục đó. Những ḍng thơ Thiền được lưu truyền đó đều đứng ngoài cái thoắt-nhiên và cái không-thoắt-nhiên, ngoài cái vô-tâm và cái cố-tâm.
Vấn đề sẽ là cái ǵ ở ngoài cái cố-tâm và cái vô-tâm, cái đă đưa đến những ḍng thơ Thiền hiếm hoi đó?
Sự hiếm hoi của thơ Thiền cũng không phải v́ truyền thống "bất lập văn tự." Mặc dù coi thường ngôn ngữ biểu tượng, nhiều vị đă để lại biết bao nhiêu là luận giải, kinh sám. Và bên đó cũng là biết bao nhiêu thơ, hay những ḍng văn đẹp như thơ và có khi là đẹp hơn thơ. Thí dụ như Tổ Huyền Giác để lại tập "Chứng Đạo Ca," Tổ Tăng Xán để lại "Tín Tâm Minh."
Như vậy, sự hiếm hoi của Thơ Thiền phải là, Cái Kia, chính là cái khó dùng lời để nói. Cái Kia, chính là cái đă khai sinh những ḍng Thơ Thiền, và ngược lại, để gọi được là Thơ Thiền th́ tất cả những lời lời chữ chữ đó đều phải chỉ thẳng vào Cái Kia. Cái Kia, chính là cái ở ngoài (chữ ở ngoài không trúng, mà nói ở trong cũng sai) cái cố-tâm và vô-tâm.
Mặc dù, có Tổ đă từ bi nói, bước thành tựu của Thiền giả phải là Vô Tâm Thị Đạo, vô tâm chính là Đạo vậy. Lời đó cũng chỉ mới là phương tiện thiện xảo, v́ các Tổ khác đă nói mănh liệt hơn, đẩy xa hơn và chỉ rơ hơn. Thí dụ, vua Trần Nhân Tông, một Tổ của ḍng Trúc Lâm, có thơ là:
Vô tâm do cách nhất trùng quan
(Vô tâm vẫn c̣n cách cả một ải quan với giác ngộ)
Như vậy, để được công nhận là Thơ Thiền, nếu không đi từ Cái Thấy Kia , chúng ta sẽ vơ thêm một mớ hỗn tạp của thi ca nhập-nhằng-Thiền từ các năm 1960 tới giờ. Điều này đâu có khác ǵ chỉ thấy ḿnh là bọt sóng mà cứ gọi ḿnh là đại dương.
Từ phân giải trên, ta sẽ nh́n vào thế giới sai biệt và vô sai biệt trong bài thơ hoa mai của Thiền Sư Măn Giác:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhăn tiền quá
Lăo tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.
Bản dịch của Thượng Tọa Thanh Từ trong tập Xuân Trong Cửa Thiền:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi măi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.
Xuân nằm trong ḍng vận hành bốn nhịp của thời gian, Xuân Hạ Thu Đông. Là bước chân dịu dàng nhưng nghiệt ngă, mang theo hơi ấm và làn gió mát, đồng thời cũng giẫm khẽ và nghiền nát từ từ tất cả những thành hoại của trần gian.
Tất cả các pháp thế gian (ở đây là trăm hoa) đều bị chi phối bởi bước chân của mùa Xuân, nói lên lẽ vô thường của vạn pháp. Khi mùa Xuân đến, trăm hoa đều nở, không ǵ cưỡng lại được. Khi mùa Xuân đi, trăm hoa đều tàn, không ǵ cưỡng lại được. Tất cả các pháp thế gian đều mang tính sinh diệt trong nó. Ngay chính sự hiện diện của mùa Xuân cũng là một pháp thế gian, nên cũng là một pháp sinh diệt.
Nhưng không phải v́ có mùa Xuân th́ trăm hoa đua nở, hoặc ngược lại, v́ trăm hoa đua nở nên có mùa Xuân. Trong nghĩa đầu, tất cả pháp thế gian đều là pháp sinh diệt nên phải thuận theo pháp duyên sinh. Trong nghĩa sau, trong hoa đă có Xuân, trong Xuân đă có hoa, tất cả đều trùng trùng duyên khởi trong một pháp giới đan chặt vào nhau. Nh́n hoa thấy Xuân và nh́n Xuân thấy hoa. Đẩy thêm một bước, nh́n vạn pháp (hoa và Xuân hay là Sắc) thấy được định luật (trùng trùng duyên khởi trong Tánh Không) và thấu thoát định luật th́ thấy rơ ḍng sinh diệt ảo mộng của vạn pháp trong một pháp giới, Sự-Lư dung thông, Sắc với Không vẫn như là một mà không là một, vẫn như không là một mà là một.
Trước mắt việc đi măi
Trên đầu già đến rồi
Sau khi nh́n cảnh, tới đây nh́n lại người.Cảnh (hoa và Xuân) và người (cái già đến trên đầu) cũng đều là những pháp vô thường, pháp sinh diệt, pháp thế gian. Nói đến cảnh rồi nói người là để nhấn mạnh hơn tính sinh diệt của vạn pháp, để chỉ thẳng tính có sinh có diệt của các pháp thế gian.
Phải mở một ngoặc đơn để nói rằng chữ cảnh và người ở đây không cùng một nghĩa với chữ cảnh và nhân trong Tứ Liệu Giản của Sư Lâm Tế, nếu hiểu chữ cảnh và nhân của Sư trong nghĩa đơn giản nhất (và có phần không chính xác) là đối tượng của tâm và tâm.
Nh́n Xuân đi, Xuân đến, trăm hoa rơi, trăm hoa nở, thấy việc bay qua đi trước mắt, ngó lại ḿnh th́ tóc cũng bạc trắng xóa tự thuở nào. Trăm hoa với ḿnh, ḿnh với trăm hoa nào có khác ǵ nhau trong ḍng sinh diệt, vẫn cùng chia xẻ một nhịp vô thường của các pháp diệt.
Nhưng giữa ḍng sinh diệt vô thường ấy vẫn có:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.
Đừng nói rằng Xuân đi, hoa đă rơi hết cả. Bởi v́ đêm qua ở sân trước vẫn c̣n một cành mai hiện diện, mặc cho xuân đi và trăm hoa tàn, mặc cho việc trôi qua và tóc bạc đến. Vẫn c̣n một cái ǵ đó vững vàng mặc cho bao giông băo đầy trời, mà mong manh và lung linh dịu dàng để gọi là một cành mai.
Chữ đêm qua (tạc dạ) ư để nói, sự có mặt của cành mai này vượt qua sự tàn phá của thời gian. Nó là cái ǵ mang tính kiên cố, bất khả hoại của Kim Cương. Và khi nói đêm qua cũng có nghĩa muốn nói là cả đêm nay và đêm mai, không bị ảnh hưởng chút nào bởi cái gọi là phạm trù tiên nghiệm thời gian cả. Nó hoàn toàn không mang tính vô thường, tính sinh diệt của các pháp thế gian. Cành mai này là một pháp vô sinh diệt, một pháp xuất thế gian. Thiền Sư đă đưa mắt nh́n tất cả các pháp sinh diệt, các pháp thế gian (xuân đi, hoa tàn, việc qua, tóc trắng) mà vẫn nh́n thấy một pháp vô sinh diệt, một pháp xuất thế gian (cành mai với tính bất hoại).
Cũng nên mở thêm một ngoặc đơn chỗ này. H́nh ảnh đêm qua (tạc dạ) ở trong nhà Phật thường được sử dụng trong hai nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên như vừa nói, và ứng dụng trong bài thơ này, hàm cả nghĩa đêm nay và đêm mai, theo mạch văn được diễn dịch. Nghĩa thứ hai sẽ mang ư khác hơn như trong câu:
Sinh tử Niết Bàn do như tạc mộng.
(Sinh tử và Niết Bàn đă như giấc mộng đêm qua.)
Kinh Viên Giác - Chương Phổ Nhăn.
Ngay khi vừa giác ngộ th́ thấy được, chuyện Sinh tử và Niết bàn chỉ như giấc mộng đêm qua. Chữ đêm (dạ) không có trong câu vừa dẫn, nhưng được hiểu ngầm, ám chỉ những vô lượng kiếp trôi lăn trong vô minh, chập chờn giữa cơi tử sinh, mong cầu đến bến bờ giác ngộ (Niết bàn), thực sự cũng chỉ là giấc mộng đêm qua (tạc mộng). Đó là chuyện đă qua và không c̣n nữa, không bao giờ c̣n nữa, khi Trí Huệ Bát Nhă đă bừng lên. Trong cái thấy của Trí Huệ Phật trong giây phút giác ngộ đó, sẽ thấy không có cơi sinh tử nào phải vượt qua, không có một Niết Bàn nào phải t́m đến. Xin đóng ngoặc đơn.
Chữ sân trước (đ́nh tiền) mô tả một khoảng không gian nơi cành mai chiếm ngụ. Bất kỳ một hiện tượng nào, hoặc một tư tưởng nào, khi xuất hiện cũng ở trong một thời gian và không gian nào đó. Sau khi nói đến đêm qua nay nói thêm là ở sân trước.
H́nh ảnh sân trước ẩn tàng h́nh ảnh đất tâm trong chữ Tâm Địa. Có thể gợi nhớ, Thiền Tông c̣n một tên gọi khác là Tâm Địa Pháp Môn. Thật sự đă có nhiều tên gọi khác nhau cho Thiền, thí dụ như Thiền có tên tắt là Tông để phân biệt với tất cả các pháp khác dựa vào giáo điển để tu là Giáo; hoặc gọi rơ ràng hơn là Tâm Tông để nói đây là pháp môn chỉ nh́n vào Tâm để thấy được Tính. Cách gọi đất tâm trong chữ Tâm Địa Pháp Môn c̣n chỉ rơ ràng hơn nữa (chữ Tâm ở đây có nghĩa khá phức tạp là, khi chưa ngộ th́ Tâm là Tướng, thường dụ như người thợ vẽ, khi ngộ rồi th́ Tâm là Tính, Tâm Tính đồng nhất - Sử dụng chữ đồng nhất ở đây dễ bị ngộ nhận, nhưng khó dùng chữ khác chính xác hơn), cho ta h́nh dung Tâm của kẻ giác ngộ sẽ bằng phẳng và bền vững như mặt đất, dù tất cả rác rưởi trần gian (nói rơ hơn, biết là vọng th́ vọng tự trừ, biết niệm khởi th́ niệm tự ngưng) ném vào cũng không làm lay động hoặc dơ đi được (nghĩa gần nhất).
Có nhiều h́nh ảnh trong Thiền thường được dùng để dụ cho Tâm, như mặt trăng (vọng niệm dụ là mây), như mặt hồ (vọng niệm dụ là sóng), như gương sáng (vọng niệm dụ là bụi). Nhưng với h́nh ảnh đất tâm th́ phép tu đă rơ ràng hơn. Nếu thấy được Tâm như h́nh ảnh này th́ sẽ thấy, Tâm vốn không hề lay động th́ tội ǵ phải t́m cái định, cứ để tự nhiên vào tính bản định của đất tâm th́ c̣n có định nào bằng. Đây cũng chính là nghĩa của b́nh thường tâm thị đạo vậy, tội ǵ phải lăng xăng nhập định với xuất định.
Vấn đề chỉ c̣n là làm sao để Tâm là b́nh thường, để vào thẳng một niệm vạn năm. Cách dùng chữ làm sao trong câu vừa viết lại dễ gây hiểu lầm, là phải đi t́m cách tu nào cao xa, phức tạp th́ lại càng xa đạo. Dùng lời để nói chỗ này thật sự là khó, nên trong Thiền, các Tổ phải dùng nhiều h́nh ảnh ḷng ṿng để chỉ thẳng như vậy. Một h́nh ảnh tương tự được Tổ Bồ Đề Đạt Ma dùng để chỉ tính bản định đó là Tâm như tường vách. Thế mới biết, không muốn dùng lời để nói v́ lời không chỉ được chỗ này, mà v́ ḷng từ bi, các Tổ đă dùng nhiều lời quá rơ ràng.
Chính ở h́nh ảnh sân trước hoặc đất tâm, cho ta thấy tất cả mọi sinh, trụ, hoại, diệt đều xảy ra, dựa vào và trở lại trên mặt đất, nhưng mặt đất (tâm) ấy vẫn bất động, không tăng, không giảm.
Gom chung ư của đêm qua sân trước (đ́nh tiền tạc dạ), điều này chỉ vào giác tính b́nh đẳng bất động của Tâm thể. Nương vào (có nên gọi là nương không, hay là quay lại?) tính bản định của nó mà tu th́ là con đường đốn ngộ vậy (mà đúng là chẳng phải tu).
Không phải vào định này là trở về với gỗ đá, v́ Tâm thể vốn bất động mà diệu dụng vẫn hằng chiếu. Đây là vấn đề thứ nh́, hay nh́n vào mặt khác (có thực là khác không?) của Tâm thể, trổ ra một cành mai (nhất chi mai) vậy. Tâm vẫn hằng bất động, mà diệu dụng vẫn hằng sa, mà Tâm vẫn thường chiếu.
Mặt thứ nh́ của Thiền Đốn Ngộ tới đây đă rơ ràng hơn. Ở mặt nhất, vào thẳng tính bản định của Tâm mà tu th́ có cần chi phải chỉ với định. Ở mặt nh́, vào thẳng tính thường chiếu của Tâm mà tu th́ cần chi phải quán với tưởng. Gọi là hai mặt lại dễ gây ngộ nhận. Bởi v́ Tâm thể, mặc dù tịch (rỗng lặng) nhưng vẫn chiếu, và ngược lại, dù vẫn chiếu nhưng vẫn tịch. Vào thẳng được chỗ này chính là Kiến Tính Thành Phật, c̣n pháp tu nào thẳng tắt hơn không. Lúc bấy giờ th́ dù là mặc áo, ăn cơm, dù là vác gươm, vào trận, dù là viết lách, lăng nhăng, vẫn chưa hề rời khỏi đạo tràng. C̣n pháp tu nào sảng khoái hơn không?
Nói là thẳng tắt, nhưng giá của nó thực sự là không dễ, như Tổ Hoàng Bá có nói:
Bất thụ nhất phiên hàn triệt cốt
Chẩm đắc mai hoa phác tị hương.
(Nếu không một bận thấu xương lạnh
Sao được trước mũi ngát hương mai).
Đọc lại toàn bài thơ của Thiền Sư Măn Giác, ta sẽ thấy theo mạch văn cách diễn ư, từ xuân đi, hoa tàn, xuân đến, hoa nở, việc qua, tóc trắng, đến câu chuyển mạch (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết) để lật ngược lại mặt sau và chỉ thẳng cách tu ở câu cuối, đêm qua sân trước để chỉ vào tính bản định của Tâm, và một cành mai để nói tới diệu dụng, tính thường chiếu của Tâm. Phần trên nói về các pháp sinh diệt, câu cuối nói về pháp vô sinh diệt. Nhưng cả hai không rời nhau mà có được. Nhưng không phải v́ có cái này mà có cái kia. Tâm vẫn tự trụ Tâm, cảnh vẫn tự trụ cảnh. Sinh tử (xuân, hoa, việc, tóc trắng) và Niết Bàn (cành mai trên đất tâm bất hoại trước thời gian) không là một, v́ một đằng là thế giới sinh diệt, một đằng là thế giới vô sinh diệt; nhưng cũng không là hai, v́ một đằng là Sự, một đằng là Lư, vẫn viên dung vô ngại trong pháp giới đất tâm; cũng không v́ nương vào nhau mà có, v́ sóng vẫn khởi đàng sóng và nước vẫn an nhiên đàng nước; cũng không ĺa nhau mà có, v́ ĺa sóng không thấy được nước và ĺa nước không thể có sóng. Nếu lấy h́nh ảnh quen thuộc thường dùng trong Thiền là sóng với nước để dụ cho Tướng và Tánh, ta có thể thấy toàn bài thơ khi lật ngược từ Sự qua Lư, từ thế giới sai biệt qua thế giới vô sai biệt vẫn viên dung vô ngại trong một pháp giới đất tâm như Kinh Lăng Nghiêm diễn tả:
Toàn Tướng tức Tánh, toàn Tánh tức Tướng.
Nếu bước chân vào được thế giới trùng trùng Sự-Lư viên dung vô ngại của bài thơ này th́ c̣n đâu sợ mà lầm lạc, mà chất vấn đâu là nẻo Niết Bàn, đâu là đường Sinh Tử; đâu là Tổ đường, đâu là nhà ma, cửa quỷ.
Như vậy, toàn bài thơ nói lên cảnh giới của Đốn Giáo Đại Thừa. Nếu phân chia các thời thuyết giáo của đức Phật làm năm thời như các Tổ Hoa Nghiêm Tông đă làm, bài thơ này phô bày cái nh́n ở vào thời kỳ thứ tư, thời kỳ của Đốn Giáo, đưa tới cái nh́n của cảnh giới Lư-Sự vô ngại.
Thật sự ít có bài thơ nào chỉ bày phép tắc nghi quỹ rơ ràng như vậy.
Vẫn đứng ở cơi sinh diệt mà nói về cảnh giới vô sinh diệt bất khả tư nghị th́ đúng là đang nằm mơ, ngủ mớ. Nhưng chỉ cần nheo đôi mày lại, mở đôi mắt to ra th́ thấy ngay ta vẫn hằng đứng nơi mép bờ vô sinh diệt, vẫn chưa từng bước lạc xuống trần gian. Muốn ĺa sinh diệt mà lấy pháp sinh diệt để tu là chuyện trăm kiếp ngh́n đời khó thành được. Sao bằng thẳng một niệm vào ngay chỗ của sân trước hoa mai, lấy ngay thanh Kim Cương Tuệ Kiếm nhập pháp vô sinh diệt th́ ngại ǵ chuyện sinh với diệt. Vào ngay được chỗ này, cái gọi là pháp vô sinh diệt cũng c̣n phải buông bỏ kia mà, không phải nó cũng chỉ là giấc mộng đêm qua sao.
Nguyên Giác.
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 3 of 14: Đă gửi: 13 September 2005 lúc 12:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
ẢNH TRẦM HÀN THỦY
Bài này để chú giải bài thơ "Ảnh Trầm Hàn Thủy" của Thiền Sư Hương Hải, thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, trong một pháp thoại với vua Lê Dụ Tông. Riêng cũng để trả lời cho câu hỏi của một người bạn cách nay nhiều năm, mà lúc đó chưa thể nói hết ư, v́ thứ nhất là khó giải bày những h́nh ảnh Thiền cho người bạn Thiên Chúa giáo, thứ nh́ là câu hỏi đó do trước là một hiếu kỳ văn học, sau là một ṭ ṃ về Thiền, chứ không để tâm về chỗ thực tham thực ngộ, dù vậy nay cũng có lời để cảm ơn tri ngộ. Nếu có lời nào trong bài này hợp ư Tổ th́ đó là nhờ ơn sâu day dỗ của Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu, chùa Tây Tạng (B́nh Dương, Việt Nam); nếu có lời nào chưa phải, xin trọn ḷng sám hối trước ba đời chư Phật.
Bấy giờ Thiền Sư Hương Hải đă 78 tuổi, được vua Lê Dụ Tông mời vào nội điện lập đàn cầu tự v́ hiếm con. Vua hỏi Sư:
- Trẫm nghe Lăo Sư học rộng nhớ nhiều, vậy xin Lăo Sư thuyết pháp cho Trẫm nghe để Trẫm được liễu ngộ.
Sư đáp:
- Xin bệ hạ chí tâm nghe cho thật hiểu 4 câu kệ này:
Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.
Thượng Tọa Thanh Từ dịch là:
Hằng ngày quán lại chính nơi ḿnh
Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh
Trong mộng t́m chi người tri thức
Mặt Thầy sẽ thấy trên mặt ḿnh.
Qua cách đặt câu hỏi của một người nào đó, chúng ta có thể xét định được tầm nh́n, tầm hiểu của người hỏi. Ở đây ta thấy vua Lê t́m Sư là do ư định cầu tự t́m con trai, chứ khởi tâm không có ư định cầu pháp giải thoát. Người xưa muốn hiểu đạo phải trèo núi vượt sông, t́m đủ thiện tri thức, không tiếc thân mệnh ḿnh, chứ có đâu quan liêu thoải mái như ông vua này. Ta thấy ngay động cơ t́m nhau đă là chưa ổn rồi. Nhưng v́ ḷng từ bi, Thiền Sư cũng mượn phương tiện thiện xảo, giở tṛ phù thủy lập đàn cầu tự, để t́m cơ hội hóa đạo.
Vua nói: "...Lăo Sư học rộng nhớ nhiều..." Thế là hỏng, không có câu nào phỉ báng một Thiền Sư hay ho đến như vậy. Nói câu này với một Giảng Sư, Pháp Sư hay Luận Sư th́ thật là tuyệt diệu, không lời khen ngợi nào hơn. Nhưng tai hại thay, người trước mặt lại là một Thiền Sư, thật là hỏng bét. Nhắm ngay một người chủ trương bất lập văn tự mà không chịu hỏi chỗ không lời mà nói, không tâm mà nắm, không ư mà truyền, lại khen rằng sao đầu Thầy nhồi nhét lắm chữ thế... Không ǵ nhảm hơn. Ngay câu đầu mở miệng, vua đă hiện tướng chồn hoang rồi, biết tới kiếp nào mới thành sư tử.
Kế tiếp, vua nói "... để Trẫm liễu ngộ." Vậy là cũng có hùng tâm lắm, can đảm lắm, dám đ̣i ngộ ngay sau một bài pháp. Nhưng căn bản đă sai rồi, nếu bài pháp này do chỗ "học rộng nhớ nhiều" th́ không thể nào có một Thiền Sư đứng trước mặt như vậy và cũng không thể nào vua liễu ngộ sau một lời được. Một bài pháp thích đáng phải là do chỗ không có ǵ để học và cũng không có ǵ để nhớ.
Đối với mỗi căn cơ, các Thiền Sư sẽ có những cách dạy khác nhau. Ngay cả đối với hàng căn cơ cực cao, các Sư cũng phải chuẩn bị mọi chuyện thuần thục rồi mới nói chuyện tới. Ở đây, ta thấy Sư Hương Hải đă dùng nhiều lời cho thích hợp với ông vua hỏng kiểu này.
Ư của Sư qua 4 câu đó là, mỗi giây phút trong đời, vua phải quán sát, nghe ngóng tâm ḿnh. Ḿnh đang ở trong một giấc mộng lớn (ư là cuộc đời như huyễn này) này đâu cần phải t́m chi thiện tri thức (cũng là người mộng trong giấc mộng này thôi). Cứ quán sát tự tâm như vậy hoài tới một lúc sẽ thấy được khuôn mặt của Thầy (ư là mặt Phật) trên khuôn mặt của ḿnh. Rơ ràng ở đây chẳng có ǵ là bí hiểm cả, cũng chẳng có đánh đập la hét ǵ cho có Thiền vị cả. Câu chuyện chỉ là cứ việc theo dơi các niệm trong tâm liên tục như vậy, tới một lúc sẽ thấy mặt Thầy (hay mặt Phật, Tánh Phật hay Tâm Phật) trên mặt ḿnh (hay tự tâm).
Từ phản văn tự kỷ cho tới thẩm sát tư duy vẫn chưa đúng là Thiền Đốn Ngộ. Hay nói đúng hơn, đó mới chỉ là Như Lai Thiền chứ chưa thực là Tổ Sư Thiền. Trước khi phân biệt hai thứ Thiền này, chúng ta nên nói thêm về cách trả lời của các Thiền Sư. Giáo pháp của đức Phật được ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Các Thiền Sư thường không ưa nói về ngón tay mà thường chặt phăng ngón tay để nói thẳng tới mặt trăng. Bởi v́ cái con đường có giá trị nhất phải là cái con đường không có đường, cánh cửa vào nhà Tổ trực tiếp nhất phải là cửa không cửa. Có ǵ đâu phải loanh quanh đi t́m đường lên Niết Bàn hay cửa vào nhà Tổ, trong khi chỉ cần chớp mắt cho rụng tí bụi đă thấy ngay ta vẫn hằng ngồi yên trong Thanh Tịnh Pháp Thân. Mà vốn thật có chi gọi là bụi đâu mà phải chớp mắt nhướng mày hay là lau sạch đài gương.
Hai cách gọi Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền thường ít được dùng v́ thật sự cả hai đều từ một gốc mà ra. Nhưng sự phân biệt chỉ là để nhấn mạnh hơn một nghĩa khác biệt. Như Lai Thiền là những pháp môn Thiền do từ lời dạy của đức Phật. Tổ Sư Thiền là pháp môn Thiền không do từ lời dạy mà do từ cử chỉ của Phật khi cầm đóa hoa đưa lên và mỉm cười. Bấy giờ chỉ duy có ngài Ca Diếp hiểu được và nhận truyền thừa. Các Tổ truyền đăng pháp nay qua nhiều đời, tới khi gặp những cơ may của đời sau mới phát triển rộng ở các nước Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản... Tổ Sư Thiền c̣n nhiều tên gọi khác để chỉ như là Đốn Ngộ Thiền, Trực Chỉ Thiền, Phật Tâm Tông, Tâm Tông... Quan niệm của Như Lai Thiền là phải huân tập từ từ (tiệm) đầy đủ giới, định, huệ mới thành Phật được. Quan niệm của Tổ Sư Thiền là đốn, là ngay tức khắc, là một nhảy liền vào đất Như Lai như cách nói của Thiền Sư Huyền Giác trong Chứng Đạo Ca:
Đốn giác liễu Như Lai Thiền.
(Nếu đốn ngộ được th́ là hoàn thành hết cả Như Lai Thiền)
Bởi v́ Trong Tự Tánh đă saün đủ giới, định, huệ. Vả lại, giới, định, huệ do sự tu tập làm sao bằng được giới, định, huệ của Thanh Tịnh Pháp Thân. Vấn đề chỉ c̣n là làm sao nhảy được vào đất Như Lai. Cách tốt nhất vẫn là t́m cho được một vị thầy có bản sắc của Tông môn.
Bốn câu kệ trên của Sư Hương Hải vẫn c̣n dựa vào Như Lai Thiền. Những ǵ là phản văn với thường quan với thẩm sát tư duy chưa có ǵ là trực chỉ hết. Đây vẫn c̣n là ngón tay chứ chưa là mặt trăng, vẫn là con đường có đường và cánh cửa có cửa. Sư có thương vua Lê cũng không thể nói khác hơn được v́ ông vua này mới mở miệng đă bốc mùi chồn hoang rồi, chưa được chuẩn bị để húc đầu vào vách bạc tường sắt. Ngay cả câu cuối, nói sẽ thấy mặt Phật trên mặt ḿnh cũng chỉ mới là Như Lai Thiền. Cái chữ tương lai đầu câu bốn đă làm hỏng cả những kiểu nói của Huệ Năng, Huyền Giác... Làm sao nhảy được vào đất Như Lai với cặp nạng của phản văn với thẩm sát nhỉ. Đây là chỗ không một tâm có thể nắm bắt được th́ lấy tâm nào là tâm tương lai để thấy được tâm Phật trong tâm ḿnh. Cốt yếu của Tổ Sư Thiền c̣n ở chỗ này: C̣n thấy được tâm Phật trong tâm ḿnh vẫn chưa là thực ngộ.
Vua Lê Dụ Tông vẫn c̣n ngơ ngơ ngác ngác. Cái này là đương nhiên, có đánh thêm ba mươi gậy vẫn c̣n là hỏng kiểu. Vua lại hỏi thêm:
- Thế nào là ư của Phật?
Sư đáp:
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ư
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Thượng Tọa Thanh Từ dịch nghĩa:
Nhạn bay trên không
Bóng ch́m đáy nước
Nhạn không có ư để dấu
Nước không có tâm lưu bóng.
Một lần nữa, chúng ta phải lắc đầu đến nản v́ ông vua này. Lần đầu phải gọi là chồn hoang, lần này không biết gọi là ǵ cho đáng. Đứng trước mặt một người dạy Tổ Sư Thiền mà hỏi ư của Phật là nhảm nhí không ǵ bằng. Muốn biết ư Phật cứ việc lật kinh điển ra đọc là đủ. Phật đă nói hết cả, đâu có giấu ǵ đâu. Duy có điều không nói được là không nói được mới đáng hỏi chứ. Câu đáng lư ra phải hỏi là "Ư của Tổ Sư là ǵ?" vẫn được các Thiền sinh thắc mắc từ đời này qua đời nọ. Để cho có vẻ chính quy sách vở hơn th́ là như hà thị Tổ Sư Tây lai ư, ư của Tổ Sư (Bồ Đề Đạt Ma) từ phương Tây tới là ǵ. Đầu thai ba mươi kiếp nữa biết Lê Dụ Tông có thấm nỗi trận đ̣n này chưa, khổ quá, hỏng không ǵ bằng, chỉ mệt cho người đời sau phải lôi pháp thoại này ra chú giải.
Sau khi nghe bài thơ của Sư, vua khen ngợi:
- Lăo Sư thông suốt thay.
Khổ quá, hiểu không nổi, hỏi không xuôi, mà lại khen như thầy người ta ấy, như thể vừa cố tâm bắt bí học tṛ. Nào có biết đâu Lăo Sư vừa mới bắt bí đến cả mấy chục đời sau. Nắm được diệu nghĩa của mấy câu này cũng đủ để đi hiên ngang giữa ḍng đời bất tuyệt mà không dính một tí bụi vào thân.
Chúng ta có thể thấy thứ tự câu chuyện như vầy. Đầu tiên vua khen Sư học rộng nhớ nhiều rồi xin nghe một bài pháp để được liễu ngộ. Sư tặng cho bốn câu chỉ pháp Như Lai Thiền. Bốn câu này dễ hiểu quá, Trời ơi, vua tưởng bở thừa thắng xông lên, hỏi thêm một câu trật ch́a nữa. Sư vẫn rất mực từ bi, phơi mở tận cơi ḷng, tặng thêm bốn câu chỉ pháp Tổ Sư Thiền. Tới đây vua mới choáng váng mặt mày, biết là khó ăn, mới khen một lời, ư là để xin thôi.
Ta thấy bài này để chỉ pháp cho hàng thượng căn, chỉ ngay cảnh giới của chư Phật. Ở đây Sư đă rất mực từ bi, vua hỏi ư của Phật, Sư chỉ ngay cảnh giới chư Phật, nào có khó tính như các Sư khác. Đúng ra nhằm một câu hỏi trật cách Tông môn như vậy, câu trả lời đáng là bảo vua về lật kinh điển mà t́m ư của Phật. Hiểu được ư của Phật chưa chắc đă hiểu được lời của các Thiền Sư. Nhưng hiểu được lời của các Thiền Sư chắc chắn hiểu được ư Phật.
Cánh chim nhạn bay trên không. Ảnh của chim hiện trong nước. Ảnh chỉ hiện đúng được khi sóng (niệm) lặng. Chim nhạn (hay vật, hay cảnh, hay là pháp) không có ư lưu dấu (đây là chỗ mây rồi sẽ bay qua đi, sóng rồi sẽ lặng xuống, bụi vốn không thật là bụi, niệm vốn thật vô tự tánh).
Nước (hay là Tánh của Tâm, đây là chỗ Thức đă chuyển thành Trí) cũng không có tâm (đây là tâm vô tâm, hay tâm của kẻ giác ngộ, gọi khác là tâm đă không c̣n một hiện tượng) lưu bóng chim nhạn (đây là chỗ cảnh tự trụ cảnh, niệm cứ việc khởi, bụi cứ việc bay, nhưng gương Trí đă sáng, sự thật là vốn hằng sáng, th́ lấy đâu là nơi cho niệm lưu, cho bụi bám). Sư đă rất mực từ bi, bài toán này không thích hợp cho ông vua đa t́nh hiếm con này.
Đây là cảnh giới của vô tâm, nhưng Hồ đến th́ hiện Hồ, Hán đến th́ hiện Hán (như cách gọi của Sư Lâm Tế).
Cánh chim nhạn (hay là cảnh, hay pháp) thấy được là không (pháp vốn tự tánh) rồi, và nước (khi bặt sóng, hay tâm vô tâm, hay Tánh của Tâm, hay tánh vô tự tánh của tâm) đương nhiên hiện ảnh (nhạn đến th́ hiện nhạn) mà không hề khởi tâm (tâm đă không th́ lấy ǵ để khởi), mà cũng không có tâm lưu ảnh (thấy được tánh của pháp là vô tự tánh, tánh của niệm là vô tự tánh, vào nơi vô niệm mà niệm vẫn hằng sinh, hay ở nơi niệm mà vẫn hằng vô niệm - tâm của kẻ giác ngộ - th́ lấy tâm nào để mà lưu ảnh).
Nhưng lấy đâu làm viên gạch dộng cửa để vào nhà Tổ đây, lấy ǵ làm trớn để một nhảy liền vào đất Như Lai, đứng thẳng ở cảnh giới này? Đối với hàng thượng căn, mọi chuyện thầy đă chuẩn bị thuần thục, th́ bốn câu này là đủ. Ngoài ra th́ hoàn toàn không có viên gạch nào dộng cửa trong bốn câu này cả, không một phương tiện thiện xảo nào để vin lấy mà đi cả. Cánh cửa đă mở rộng tới hư không th́ biết đâu là cửa để mà vào, quan ải đă quét sạch (trong 4 câu này) tận hư không th́ làm sao người Thiền sinh biết chỗ mà một đao qua ải?
Một khi đă thấy pháp (hay cảnh, hay nhạn) vốn vô tự tánh (không ư lưu bóng) và nước (tâm) vốn vô tự tánh (nên không tâm lưu ảnh) th́ đă vượt qua cả cảnh giới tâm cảnh nhất như (cảnh giới thứ ba của Tứ Liệu Giản, pháp không và tâm không). Đây là cảnh giới thứ tư của Tứ Liệu Giản, tâm tự trụ tâm, cảnh tự trụ cảnh; pháp và tâm đă không (vô) tự tánh được rồi lại tới đây (trong 4 câu này) ngay đến cái không (vô) đó cũng không dựng lập lên th́ lấy đâu mà không với có nữa. Bấy giờ là cảnh giới niệm khởi mặc niệm mà tâm vẫn hằng vô niệm, lấy ǵ mà dựng lập Niết Bàn với sinh tử, thiên đường hay địa ngục.
Nói trở lại, tâm đă không và pháp đă không th́ hiện tướng tâm cảnh nhất như, chỉ c̣n một cái thấy biết ḿnh người không cách nhau tới một sợi tóc, thấy tính b́nh đẳng của vạn pháp (phạm trù thứ ba nhắc trên). Nhưng trong bốn câu này, cái đa (ḿnh người, tâm pháp, nước và nhạn) đương nhiên đă không dựng lập (vốn không ư không tâm th́ lấy ǵ mà dựng với lập), mà ngay đến cái nhất (ḿnh người, tâm pháp vô phân biệt) cũng không hề có (cái vô phân biệt cũng không hề dựng lập) th́ lấy ǵ mà gọi nhất như với như nhất nữa. Nói trở lại lần nữa cho rơ hơn, không thấy cái đa thù (phân biệt) th́ thấy cái nhất như (tính b́nh đẳng hay tâm vô phân biệt), nhưng ở đây (bốn câu của Sư Hương Hải) trong cảnh giới này ngay đến cái như ấy c̣n không dựng lập th́ c̣n chỗ đâu mà đa với nhất, mà gọi là phân biệt hay vô phân biệt. Nói cho đúng thuật ngữ nhà chùa là, ở chỗ này, lấy ǵ để mà đoạt với bất đoạt.
Trong bốn cảnh giới thấy tánh vô tự tánh của Tứ Liệu Giản, Thiền Sư Hương Hải lại lấy ngay cảnh giới thứ tư chỉ cho vua Lê Dụ Tông th́ làm sao ông vua đa t́nh hiếm con này liễu ngộ được. Khổ quá, ai bảo đ̣i biết ư Phật làm chi. Cái tướng đa thù đă không c̣n mà ngay đến cái tướng nhất như cũng không thấy nữa, ngay đến cũng không thấy các đẳng đâu để hiện tướng b́nh nữa th́ lấy đâu cửa mà vào. C̣n như nếu vua trở lại bốn câu Như Lai Thiền (Phản văn...) để t́m cửa vào th́ tới kiếp nào mới thành sư tử. Như vậy, vấn đề của vua Lê cũng như của chúng ta hôm nay là phải đi t́m ch́a khóa (hay viên gạch dộng cửa) để vào nhà Tổ.
Theo quan niệm của chư Tổ là nói nhiều về viên gạch dộng cửa thực sự không có lợi cho người muốn thực tham thực ngộ. Riêng bốn câu thơ Ảnh Trầm Hàn Thủy cũng đă quá đủ rồi, đi lối bặt đường chim không phải là đă à. C̣n muốn chi tiết hơn, đó là vấn đề của các ḍng Lâm Tế, Tào Động, Tây Tạng...
Nếu bài này có chút ǵ sai hay ngă mạn với vua Lê, xin trọn ḷng sám hối. Nếu có chút ǵ công đức, xin biến cùng tận pháp giới đưa tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo.
Nguyên Giác.
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 4 of 14: Đă gửi: 15 September 2005 lúc 10:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Bài này, trước là nói tổng quát về Thiền, sau là nói về tông phong của ḍng Thiền Tào Động. Nếu có lời nào trong này chưa khế hiệp xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật. Nếu có chút ǵ công đức xin hồi hướng đến song đường và vô lượng chúng sinh được siêu sinh Tịnh độ.
I. Tổng Quát Về Thiền
Người học nhân, trong những năm này ở hải ngoại, cũng như ở miền Nam các năm sáu mươi và bảy mươi, muốn tu Thiền như đứng trước ngă rẽ có trăm đường vạn nẻo trước mặt. Trong khi đó, các ḍng Thiền ở Việt Nam lại rất hiếm hoi, Chân Sư lại khó t́m. Thảng khi gặp vài vị Tăng th́ lại được khuyên niệm Phật để văng sanh hoặc tŕ chú để giải trừ tai nạn. Nếu t́m đến sách vở th́ bắt gặp những pháp môn Yoga của Ấn Độ, các pháp Thiền Chuyển Pháp Luân của các phái Tu Tiên Trung Hoa, hoặc sự phát triển của các phái Xuất Hồn sau này. Vấn đề giản trạch thật sự là không đơn giản.
Như vậy câu hỏi đầu tiên nên là, làm sao phân biệt Chánh Thiền và Tà Thiền. Chánh là chân chính, ngay thẳng, đúng đắn, trực tiếp. Tà là nghiêng lệch, tà tà, cong cong hoặc ṿng ṿng gián tiếp. Câu trả lời nên là, tất cả các pháp Thiền nào chỉ rơ Tâm thể vốn Không, ngộ nhập bản Tánh, một đời thành Phật đều là Chánh Thiền. C̣n tất cả các pháp môn khác đều là Tà Thiền, hoặc chỉ là pháp phương tiện.
Trong kinh Phật có nói, v́ vô lượng chúng sanh tâm nên phải dùng vô lượng pháp môn độ. Phật c̣n nhấn mạnh, tất cả pháp đều là Phật Pháp, kể cả pháp của ma. V́ Phật khởi tâm đại bi dùng quá nhiều phương tiện nên hôm nay kẻ học nhân không thể không mịt mờ. Giả sử, nếu có pháp nào gọi là pháp của ma, kẻ học nhân có nên tập không? Ngay cả đó là phương tiện của Phật dùng pháp ma độ tâm ma, đó cũng là nơi mà kẻ học nhân nên xa lánh. Nếu không phải là người Đại Ngộ đang thơng tay vào chợ, biến Địa Ngục thành Thiên Đường, bơi giữa biển phiền năo mà như đang ngồi ở cơi Thường Tịch Quang của Niết Bàn th́ không thể nào giở tṛ phương tiện mặc áo ma, cầm gậy ma mà múa vơ Phật được. Nếu không từng Triệt Ngộ sao dám nói Ma Phật không khác, Phiền năo Niết Bàn chẳng hai. Sơ xẩy một chút là Địa Ngục hiện tiền th́ dám nào mà tà tà, cong cong.
Câu hỏi thứ ba thường gặp là, nếu qui chiếu theo kinh Phật, Phật dạy quá nhiều pháp môn Thiền th́ biết pháp môn nào ưu thắng nhất cho ḿnh mà tu? Thí dụ, Phật dạy Minh Sát Thiền trong các kinh Tiểu Thừa, Tổ Long Thọ dạy pháp Thiền Tam Quán (Không Quán, Giả Quán, Trung Quán), Tổ Mă Minh dạy pháp Chơn Như Quán trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, kinh Viên Giác và Lăng Nghiêm giảng về vài mươi pháp môn Thiền Định khác, ḍng Thiên Thai dạy pháp Chỉ Quán, ḍng Duy Thức Tông dạy Ngũ Trùng Duy Thức Quán, ḍng Hoa Nghiêm dạy mười quán môn, vân vân... Nếu kẻ học nhân tu cả vô lượng kiếp cũng chưa hết được vô lượng pháp môn như vậy. Mà có nỗ lực cùng tận đă chắc ǵ đời này tu xong được một pháp môn.
Trong khi đó bên Tổ Sư Thiền lại nói rằng xong một pháp là xong vạn pháp. Như vậy, câu hỏi sẽ là, một pháp nào đó là pháp ǵ? Câu trả lời cho đúng cơ phong chỗ này là, nếu nói đó là pháp ǵ th́ đều không đúng. Thế là lại mịt mịt mờ mờ thêm. Có thể mượn lời người xưa chú giải chỗ này là "Tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ". Tay hoa là nhắc tích niêm hoa vi tiếu lúc Phật truyền pháp Tổ Sư Thiền cho Ngài Ca Diếp.
Người viết bài này may mắn được hầu hạ Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng ở Thủ Dầu Một, B́nh Dương, Việt Nam). Ngài có một lời giản trạch chỗ này: "Muốn ĺa sinh diệt mà lấy pháp sinh diệt để tu là chuyện trăm kiếp ngh́n đời khó thành được. Sao bằng lấy pháp vô sinh diệt mà tu th́ ngay hiện đời này lo ǵ vô lượng pháp môn không thành tựu." Cách truyền dạy của Thầy rất là ít lời, ngôn ngữ rất mực cơ phong, ẩn mật và vi diệu. Lời của người viết bài này c̣n sơ thiển nhưng cũng là liều chú giải câu trên nơi đây là, pháp Sinh diệt là pháp có niệm sinh, có niệm diệt, pháp vô sinh diệt là pháp không có niệm sinh, không có niệm diệt. Đă lấy cái nhân có sinh có diệt mà tu th́ tất phải có quả sinh diệt. Vậy, tu bằng nhân vô sinh diệt tất có quả vô sinh diệt. Vấn đề tới đây sẽ là, đâu là pháp môn không hề có niệm sinh và cũng không hề có niệm diệt? Câu trả lời tất nhiên là, pháp môn Tổ Sư Thiền.
Chúng sinh phần nhiều tập Thiền là mong cầu thần thông. Họ tin vào các pháp môn ngồi một, hai tháng thấy hào quang trước mắt hoặc xuất hồn dạo chơi đâu đó và sinh tâm nghi rằng pháp của Phật với Tổ dạy ngồi hoài mà không thấy thần thông. Đây là sự lầm lạc rất lớn. Tất cả các hiện tướng của Tâm do các pháp môn ngoại đạo một, hai tháng mà thành đều không phải là thần thông hay cảm ứng ǵ hết. Trong phép Tổ Sư Thiền th́ Tâm không c̣n chỗ bấu víu th́ lấy đâu chỗ cho các hiện tướng khởi. Thần thông của Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền không phải là chỗ các pháp ngoại có thể vói tới được. Ngay khi Đại Ngộ, thấy suốt Tự Tánh, đắc Tứ Vô Ngại Biện Tài, không phải thần thông là ǵ.
Tứ Vô Ngại Biện Tài là (1) Từ Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn trong các lời của Phật, cũng là lời của ḿnh); (2) Nghĩa Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn các nghĩa từ Tâm Phật); (3) Pháp Vô Ngại Biện (thấu suốt không chướng ngại tất cả các pháp môn của Phật, đưa cả một rừng giáo lư về nằm rơ ràng như trên ḷng bàn tay); (4) Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện (Xướng minh thuyết giảng Phật pháp không chỗ chướng ngại).
Nếu Tâm chưa thông th́ làm sao có đủ Trí Huệ thấu suốt chỗ này. Và các thần thông khác sẽ từ từ do Định mà tới. Pháp thân đă hiện bày th́ lo ǵ thiếu một pháp. Tới khi không c̣n một hiện tướng nào của phiền năo lẫn Niết Bàn th́ cái ǵ mà chẳng là thần thông, cái ǵ mà chẳng phải là thần, có ǵ chướng ngại đâu mà gọi tới cả thông, bấy giờ th́ xách nước, chẻ củi vẫn là thần thông vậy.
Có chúng sinh khởi tâm ngờ vực, pháp môn Tổ Sư Thiền hay là Đốn Ngộ Thiền, tại sao không thấy kinh Phật nói. Thật sự th́ trong các bộ kinh lớn, Phật đều có nói tới pháp môn đốn ngộ, nhưng lời rất ẩn mật, vi diệu nên người chưa thấu triệt Tâm tông không nắm được, như các kinh Lăng Già, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Đại Bảo Tích... Nếu không chịu ngồi xuống, phá sạch không c̣n một niệm nghi, th́ thật là mang tội hủy báng Phật pháp vậy. Phải thấu triệt rồi mới thấy lời nào của Phật cũng nhắm vào chỗ trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật vậy. Cho nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma trong quyển Thiếu Thất Lục Môn mới chọn Bát Nhă Tâm Kinh làm một trong sáu cửa để giác ngộ; Bát Nhă không phải là kinh Phật th́ là ǵ.
Vậy th́ nguyên tắc của Đốn Ngộ Thiền là ǵ?
Tổ Huệ Hải, trong Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận, có nói chỗ này. Cũng tựa như người ăn cắp, người học nhân mặc dù chưa đủ giới đức công hạnh của một vị Phật nhưng trong một phút giây của nhất niệm tương ưng hốt nhiên ăn cắp được Trí Huệ Phật. Trong giây phút ăn cắp được Trí Huệ Phật đó, c̣n gọi là Đốn Ngộ, mới biết đâu là Tâm Phật đâu là Tâm Chúng Sanh, đâu là Chánh Niệm, đâu là Tà Niệm, đâu là dụng tâm đúng, đâu là dụng tâm sai. Từ giây phút đó mới gọi là biết tu. Trước khi Ngộ, chưa biết đâu là Chánh Niệm nên chưa gọi là tu được; dù có ngồi thiền trừ vọng 10 năm hay tụng trăm bộ kinh vẫn là ṃ mẫm giữa rừng thôi.
Và cũng v́ Ngộ được so sánh với h́nh ảnh kẻ cắp, nên Ngộ cũng có thứ bậc sâu cạn khác nhau. Sau giai đoạn của Ngộ là giai đoạn bảo nhậm. Trong cuốn Vô Môn Quan, Tổ Vô Môn có phê b́nh chỗ Triệu Châu hốt nhiên đốn ngộ sau khi nghe một bài pháp ngắn và đơn giản của Nam Tuyền. Phê b́nh rằng, Lăo Triệu Châu mà ngộ sau khi nghe bài pháp đó th́ cũng phải tốn 30 năm nữa mới gọi là bắt đầu được (chữ là:...thủy đắc). Giai đoạn ba mươi năm sau khi giác ngộ đó, nhà chùa gọi là bảo nhậm. Thật sự th́ không cần ǵ lâu đến như vậy.
Làm thế nào tin được rằng ḿnh có khả năng đốn ngộ như vậy. Rủi tu cả đời mà không Ngộ th́ sao, thà là cứ Niệm Phật Văng Sanh vậy?
Không có cái nào chắc ăn hơn cái nào hết. Chưa Ngộ, th́ chưa thấy được Tự Tánh: chưa thấy Tự Tánh, th́ chưa biết đâu là Chánh Niệm; chưa đắc Chánh Niệm th́ có niệm Phật cả đời cũng không gọi là nhất tâm bất loạn được. Nói tắt, chưa thấy Tánh th́ tất cả các niệm đều là Tà Niệm, kể cả Niệm Phật cũng là Tà Niệm.
Nếu chúng ta đọc lại Thiền Lâm Bảo Huấn, có rất nhiều vị khi bắt đầu tập Thiền tự giới hạn qui định thời gian phải Ngộ là ba năm. Phần nhiều các vị đă giữ đúng hoặc sớm hơn thời gian ba năm này (bởi vậy mới được ghi vào sách mà bảo huấn). Tổ Cao Phong Diệu lại nói, nếu trong ṿng bảy ngày ngồi, cứ miên mật ghi tâm như viên gạch gieo xuống đầm sâu th́ nhất định Ngộ; nếu không Ngộ, Ngài sẽ chịu xuống địa ngục v́ tội nói dối. Vả lại phải tin rằng Pháp Phật không thể để trong đời ḿnh mà tuyệt diệt được, luôn luôn phải có người truyền thừa. Nếu tinh tấn như ḿnh mà không nối được ngọn đèn Chánh Pháp th́ tội nặng biết bao nhiêu.
Trước khi tu Thiền phải sám hối và phát đại nguyện. Sám hối tội của ḿnh và của chúng sanh từ vô lượng kiếp, nghiệp chướng có nhẹ đi tâm mới được khinh an. Sám hối có thể theo cách riêng của vị Thầy hướng dẫn, hoặc theo các bộ Sám pháp. Nếu có học nhân ngay sau khi ngồi xuống quán được tâm vô niệm, nh́n chăm chăm vào gốc rễ Tánh của Tội vốn không th́ đây gọi là Sám Hối Vô Tướng. Phát đại nguyện là để vạch hướng chỉ đường đi, là để hạ đại quyết tâm v́ chúng sanh đọa lạc trong ba cơi mà phải giác ngộ ngay hiện tiền. Không mang được Tâm lớn này th́ biết tới bao giờ xong. Người viết có thể đề nghị vài câu đại nguyện như: "V́ để giải thoát tất cả chúng sinh đọa lạc trong ba cơi, xin cho con đổi lấy phước đức trăm kiếp ngh́n đời lấy một phút giây giác ngộ." Hoặc như câu: "V́ ḷng đại bi muốn cứu độ chúng sanh, hôm nay tôi ngồi thiền. Nếu pháp môn này không thành tựu, vô minh này chưa phá vỡ. Giác ngộ này chưa hiện tiền th́ tôi có tội đối với tất cả chúng sinh và với Chư Phật Ba Đời." Học nhân nên t́m những câu đại nguyện càng riêng tư càng tốt, càng thiết thân càng nên. Tâm nguyện không lớn mà đ̣i làm Phật là chuyện vô lư.
Nhưng Tổ Sư Thiền phổ biến nhất hiện thời là hai ḍng Lâm Tế và Tào Động, học nhân nên chọn ḍng nào? Câu trả lời là không nhất định, cứ tùy theo cơ duyên. Ở nước Mỹ, cũng có một số chùa Tây Tạng dạy Mật Tông Vô Tướng cũng gần như không khác với Thiền (có khác chỉ là phần thủ đoạn khai ngộ). Phần bảo nhậm của các tông phái đều như nhau. Ḍng Thiền ở Việt Nam mà người viết bài từng may mắn tham học vốn là nửa Tây Tạng nửa Lâm Tế, do v́ Sư Ông trong chùa vốn thuộc ḍng Lâm Tế lại đi qua Tây Tạng tham học rồi mới về khai sơn mở chùa. Nhưng bài này sẽ tŕnh bày về tông phong Tào Động, v́ nghĩ tới những học nhân chưa có cơ hội t́m được Chân Sư cũng có thể vào cửa bằng lối này. Người viết lại không giao thiệp rộng chốn già lam nên không biết hết để giới thiệu đủ Chư Tăng để kẻ sơ tâm nương tựa. Trong chỗ quen biết quê mùa của người viết, những nơi sau có thể làm nơi y cứ tin cậy của Tông môn: Nếu trong nước, xin mời tới Chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một, B́nh Dương; nếu ở hải ngoại có thể t́m tới Ḥa Thượng Duy Lực tại Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana, California, truyền nhân của một ḍng Thiền từ Hồng Kông; Đại Đức Phụng Sơn, truyền nhân ḍng Tào Động Nhật Bản, khai sơn Thiền Thất Trúc Vàng, Ḍng Từ Bi tại San Diego, California; và Đại Đức Giác Thanh, hiện đang trụ tŕ Lộc Uyển Tự tại San Diego, California.
Trước khi Tổ Sư Thiền chia làm ngũ gia thất phái th́ lối truyền thụ không nhất định, thường là Thầy tùy cơ "tháo đinh nhổ chốt" cho tṛ, phá hết tất cả kiến chấp vọng tưởng điên đảo của tṛ, lời lời đều theo đúng cơ phong chỉ thẳng vào nơi an ổn. Nhưng tới khi Tông môn phát triển, một vị Thầy phải hướng dẫn cho năm trăm hoặc một ngàn học tăng th́ phải có vấn đề kỹ thuật hướng dẫn tổng quát, chứ không thể theo dơi từng người được. Do v́ kỹ thuật hướng dẫn tổng quát khác nhau mới có những môn đ́nh khác nhau. Nhưng yếu chỉ vẫn là một. Đặc biệt nhất là phần bảo nhậm hoàn toàn không khác nhau. Bảo nhậm nghĩa là nương theo đó mà bảo vệ hộ tŕ Tâm Giác Ngộ, nương theo Sóng (niệm) mà Tánh của nước vẫn Định. Vẫn hằng bất động, vẫn mặc áo ăn cơm làm đủ mọi chuyện trên đời mà vẫn thấy rất rơ không từng có một ai đang làm và không từng có một việc được làm. Pháp Thân hiện rơ trước mắt trong mọi thời không nhầm lẫn.
Có người có thể hỏi, trong kinh có nói Phật xuất định này nhập định kia tuần tự tới lui, xuất định Thức Vô Biên Xứ vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng vân vân, rồi nơi khác lại nói "Na Già thường tại định" nghĩa là Đức Phật chưa từng xuất định bao giờ cả, vẫn luôn luôn ở trong định dù đang thuyết pháp trước ngh́n người hay là đang đi bộ khất thực, nghĩa các định đó là làm sao, c̣n định của Tổ Sư Thiền là ǵ?
Tất cả các định có xuất có nhập đều là định do sự tu tập, có tu có chứng, tất cả đều là pháp đối trị vọng tưởng t́nh thức. C̣n câu Na Già (Đức Phật) thường tại định là chỉ cái định của Thanh Tịnh Pháp Thân, vô tu vô chứng, định của Tổ Sư Thiền, căn bản của tất cả các định.
Để chỉ rơ chỗ này, Phật c̣n nói, trong 49 năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời. Tổ Sư Thiền không phải là pháp đối trị dù là đối trị Vô Minh, mà là thấy suốt Thật Tánh của Vô Minh chính là Phật Tánh. Yếu chỉ của Tổ Sư Thiền chỗ này là hoàn toàn không làm ǵ hết, không chỉ, không quán, không ngăn niệm, không đè nén t́nh thức, kể cả không khởi tâm làm Phật. Chỗ này sẽ nói rơ ở phần sau.
Bài này chọn ḍng Tào Động để giới thiệu, v́ đây là một pháp môn ưu thắng đối với nhiều căn cơ học nhân, cũng hệt như các pháp môn Lâm Tế hoặc Thiền Tây Tạng (tức Vô Tướng Mật Tông) sẽ thích hợp cho nhiều căn cơ khác.
Thiền Lâm Tế chủ trương trước khi Ngộ chưa gọi là biết tu. Vị Thầy sẽ khai ngộ cho đệ tử bằng cách tạo nghi t́nh. Nghi t́nh được tạo nên bằng hai cách. Cách thứ nhất phổ biến nhất, là tham công án hoặc tham thoại đầu. Cách thứ nh́, thường chỉ áp dụng cho những người học tṛ có điều kiện sống gần thầy, là không cho tu ǵ hết, không cho ngồi Thiền ǵ hết, không cho làm ǵ, cứ khởi tâm ǵ cũng đều bị phá bỏ và sau một thời gian mới dùng cơ phong vấn đáp mà chỉ vào chỗ đất chân thật. Thật sự, chính cái chỗ "không tu, không làm, không ngồi, không khởi tâm..." đă là rất gần với đất chân thật rồi.
Tuy nhiên, có một số ḍng bên Nhật hiện nay khi truyền dạy đă kết hợp cả tông phong Tào Động và Lâm Tế. Một trong những ḍng nổi tiếng nhất là của Đại Sư Bạch Vân (Yasutani), thầy của thiền sư Philip Kapleau. Đại Sư Bạch Vân thuộc ḍng Tào Động, nhưng vào cửa bằng thiền Lâm Tế, nên sau này truyền pháp đă kết hợp tông phong của cả hai nhà. Ḍng Thiền này được tŕnh bày trong cuốn Ba Trụ Thiền (The Three Pillars of Zen), cho thấy trong các tuần nhiếp tâm, học nhân phải tham công án để đạt tới kinh nghiệm chứng ngộ, và sau đó th́ chỉ nên ngồi với pháp mặc chiếu của Tào Động. Trong sách c̣n ghi trường hợp hai vợ chồng học nhân người Mỹ, gốc đạo Lutheran, Phật Pháp chỉ biết lơ mơ, mà ngay trong tuần nhiếp tâm đầu tiên cả hai vợ chồng cùng đạt kinh nghiệm chứng ngộ - điều này cho thấy pháp tham công án hiệu quả cực kỳ mănh liệt và thần tốc.
Trường hợp học nhân không rơ căn cơ ḿnh thích nghi với pháp môn nào, thiết tưởng nên cứ thử tập Thiền theo cả hai pháp Tào Động và Lâm Tế. Không có ǵ nguy hại cả. Như Đại Sư Bạch Vân đă truyền cả hai pháp cho học tṛ, và đă giúp rất nhiều người chứng ngộ. Pháp khán công án hay tham thoại đầu của ḍng Lâm Tế sẽ được hướng dẫn cụ thể trong chương "Giải Tín Tâm Minh" in trong phần sau của sách này.
C̣n Thiền Tây Tạng, Thầy sẽ dùng thủ đoạn (có thể tất cả những thủ đoạn bí mật) khai ngộ cho đệ tử mới biết đất chân thật mà vào.
Có thể có sự ưu thắng nào giữa các ḍng trong Tổ Sư Thiền không? Có thể có, và nếu có th́ chỉ là do căn cơ và điều kiện tu học của kẻ học nhân.
Một khác biệt nữa giữa Lâm Tế và Tào Động. Bên Lâm Tế chủ trương ngồi tham khác biệt với giác ngộ. Ngồi tham là để đưa tới giác ngộ. Sau khi ngộ rồi mới vào được chỗ vô tu vô chứng. Ngồi tham là để bước dần lên đầu sào trăm trượng buông tay xuống vực thẳm. Do vậy, cái ngộ của người tu ḍng Lâm Tế thường là mănh liệt, như tức nước vỡ bờ, có thể ngây ngất cả nhiều ngày. Bên Tào Động chủ trương, ngồi thiền không khác với giác ngộ. Ngay khi ngồi xuống đă là Phật, một phút ngồi thiền là một phút làm Phật. Dĩ nhiên là phải để tâm đúng chỗ đất chân thật. Để tâm đúng chỗ nghĩa là chẳng để tâm vào đâu hết (sẽ nói ở phần sau). Và v́ vậy, ngay khi ngồi xuống đă vào ngay vị vô tu vô chứng. Cái ngộ của người Tào Động không phải là cái ngộ tức nước vỡ bờ, mà là Pháp Thân hé mở từng giây phút một, trong từng niệm một.
Có người hỏi, tại sao không tu Bồ Đề Tâm hay Tứ Vô Lượng Tâm như kinh Phật dạy. Câu này đă có trả lời một phần ở đoạn trên, nay nói rơ hơn. Tất cả các Tâm đó đều là diệu dụng của Chân Tâm mà nên. Khi thấy được Tự Tánh th́ tất cả sẽ trọn đủ. Tổ Huyền Giác có nói: "Đốn giác liễu Như Lai Thiền" là nghĩa này. Đốn ngộ được là hoàn thành tất cả Như Lai Thiền. Vả lại, lấy tâm chúng sanh mà tu th́ biết tới bao giờ xong, bao giờ mới thật sự là vô lượng.
Có một thời. Thầy tôi không cho tôi làm ǵ hết. Ngồi cũng không cho; xin tập hơi thở th́ Thầy bảo, từ nhỏ tới lớn con chưa từng thở à, sao c̣n sống tới giờ này; xin niệm Phật, Thầy nói, con không cần niệm Phật; xin học thần chú v́ biết ḍng ḿnh có gốc ở Tây Tạng. Thầy nói, con tŕ chú th́ con sẽ bị điên, cái này không cho con được; chỉ cho làm tạp dịch trong chùa. Tới khi tôi xin tập Từ Bi Hỉ Xả Tứ Vô Lượng Tâm theo các quán pháp trong kinh. Thầy mới nói: "Không được. Chưa Thấy Tánh th́ làm ǵ cũng sai. Thấy Tánh rồi th́ làm ǵ cũng đúng."
Như vậy, để Thấy Tánh hay đốn ngộ có cần tập thiền không? Thật sự th́ không cần. Ngồi Thiền chỉ là tṛ đùa của sóng sông nhấp nhô, sóng biển ào ạt thôi. Nhưng trừ những cách bí mật ra, th́ ngồi thiền là phương tiện ưu thắng nhất để giác ngộ.
Có một vài điều cần phải giải nghi thêm về vài sách viết về Thiền Tào Động.
Ngộ nhận thứ nhất là ở trong cuốn "Thiền Đạo Tu Tập" của Chang Chen Chi do Như Hạnh dịch. Theo tác giả th́ Thiền Tào Động có truyền thống nhập thất mật thụ (vào thất nghe lời dạy riêng). Điều này hoàn toàn sai v́ Tổ Sư Thiền, không riêng ǵ Tào Động, yếu chỉ là hoàn toàn không có một pháp trao cho người. Nếu có một pháp nào trao cho th́ chỉ là phân chuột chứ không phải là vàng ṛng. Nếu thấy có một pháp nào để tu, có một vị nào để đắc, có một quả nào để cầu, có vọng tâm nào để trừ diệt (trừng tâm hoặc chỉ), có hạnh nào để quán, th́ đều không phải là Tổ Sư Thiền.
Yếu chỉ Tổ Sư Thiền là không làm ǵ hết, tuyệt nhiên suốt đời làm một vô sự đạo nhơn, ngay cả cái không làm đó cũng không khởi lên được trong tâm, cứ tự nhiên như nhiên thả lỏng cho tâm trôi nổi như trái bầu trên mặt nước nhưng không một gợn sóng nào mà không biết. Và v́ vậy pháp yếu tối thượng thừa chính là không có một pháp nào để tu hết.
Ngộ nhận thứ nh́ là nghĩa của chữ Mặc Chiếu, cũng trong sách trên. Theo tác giả, đó là quán tâm trong tĩnh lặng (trang 116). Trang 118, 119 viết thêm là, mặc là tĩnh lặng, chiếu là quán sát suy tưởng. Có thể là tác giả muốn nói điều khác hơn mà chưa rơ lời chỗ này. Bởi v́, mặc hoàn toàn không có nghĩa là tĩnh lặng hoặc vô niệm, mà nghĩa chính yếu là không có một nỗ lực ǵ trong mọi hoàn cảnh tĩnh hay động, đây mới thực là vắng lặng dù đang làm toán hay nói chuyện trước ngh́n người. Hoàn toàn không có nghĩa nào của chữ chỉ ở đây. Chân vô niệm chính là ngay ở nơi niệm mà vô niệm. Đây chính là nghĩa câu "Ngọn Đông Sơn đi trên nước" của Tổ Tào Sơn Bổn Tịch, Sáng Tổ ḍng Tào Động, sẽ chú giải sau. C̣n chiếu là không có một niệm nào, một hiện tướng nào khởi lên mà không biết, là một tỉnh thức liên tục không cố gắng. Tất cả những nỗ lực, cố gắng đều chỉ là trên sóng nhồi thêm sóng.
Ngộ nhận khác trong quyển Thiền Luận tập Trung, các trang 29, 30, 31, tác giả Suzuki cho rằng có một số Sư ḍng Tào Động không tin vào kinh nghiệm Ngộ mà chỉ muốn ngồi vô tâm theo mặc chiếu thiền. Thứ nhất, nếu có Sư nào không tin vào kinh nghiệm Ngộ, cho cái Ngộ là giả mạo, th́ không phải là con cháu Tào Động. Tào Động vốn là pháp hệ từ Hạnh Tư, cũng đi từ Thiền Huệ Năng mà ra. Huệ Năng chỉ dạy một điều duy nhất thôi, là phải thấy Tánh, chứ không dạy điều ǵ khác. Thấy Tánh hay thấy được thực tướng của vũ trụ và ḿnh, chính là Ngộ vậy. Nếu lấy một yếu quyết của Đạo Nguyên, sáng tổ Tào Động Nhật Bản, là tu chứng nhất như ra nói th́ chính cái chứng đó, hay thâm nhập biển Tánh, chính là Ngộ vậy. Yếu quyết này trong phép ngồi được đổi thành vô tu vô chứng làm pháp an tâm, ngồi là ngồi chơi thôi, không nỗ lực làm ǵ hết, không đứng không đi không nằm th́ ngồi vậy. Sự ngộ nhận chỉ do chỗ này, yếu tố Ngộ trong Tào Động hé mở trong từng niệm một. Thứ hai, Thiền Tào Động không phải là ngồi vô tâm mặc tọa. Ngộ nhận này do hiểu lầm phép mặc chiếu. Mặc chiếu chân thật cũng chính là pháp bảo nhậm của Lâm Tế. Không phải là vô tâm, cũng không là hữu tâm. Chính thật phải là vô tâm ngay giữa các niệm, an nhiên vững vàng như ngọn núi Đông Sơn đi trên sóng, ư thức sáng tỏ không nỗ lực mà vẫn thấy tỏ tường không bỏ sót một ngọn sóng (niệm) nào hết, đây mới là mặc chiếu. Nếu nỗ lực chỗ này chính là trên sóng quậy thêm sóng. Nếu ngồi vô tâm tịch tĩnh th́ không phải là Thiền Tào Động.
Tu Thiền trước tiên phải suy nghĩ rằng: Ta đă sinh ra và chết đi hằng triệu kiếp rồi. Có kiếp làm vua, làm quan, làm ăn mày, làm đàn ông, làm đàn bà, vậy th́ kiếp nào là kiếp thật của ḿnh? Ngay trong kiếp này, từ lúc sơ sinh tới giờ, mỗi sát na chết đi hằng triệu tế bào và sinh ra hằng triệu tế bào, vậy th́ thân nào là thân thật của ḿnh? Ḿnh đă có hằng triệu tâm trong kiếp này, khi tâm lành, khi tâm dữ, khi tâm tham, khi tâm dâm, vậy th́ tâm nào là tâm thật của ḿnh? Cứ mỗi một giây phút của tâm, có hàng ngàn niệm sinh khởi và biến mất, vậy th́ niệm nào là niệm thật của ḿnh? Thiền là để nh́n thấy khuôn mặt thật của ḿnh.
Tập Thiền phải tập ở trong tất cả tư thế nằm ngồi đi đứng đều không rời. Nhưng mỗi ngày nên ngồi ít nhất là một thời vào buổi sáng sớm. Tư thế ngồi tốt nhất là kiết già, c̣n gọi là Liên hoa tọa bộ, hai chân xếp chéo vào nhau. Tư thế đó vững vàng nhất, nhưng người trên hai mươi tuổi, xương gân đă cứng, khó ngồi thế này. Ngồi Bán Già có hai thế. Nếu xếp chéo chân trái lên đùi mặt th́ là thế ngồi Kiết tường tọa, đem lại sự b́nh an may mắn. Ngược lại, nếu xếp chéo chân mặt trên đùi trái, là thế ngồi Hàng ma tọa, khủng bố tâm dữ và chúng ma, có khi thế ngồi này c̣n để làm vài tác pháp trong Mật tông. Nếu không, th́ ngồi b́nh thường cũng được. Dưới mông nên lót đệm cao lên. Ngửa tay trái ra, tay mặt ngửa dằn lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau, đây là một trong ba ấn của Tam muội đại ấn. Hoặc để tay làm sao cũng được. Lưng thẳng, cổ thẳng, đầu hơi cúi nh́n về phía trước. Mắt lim dim một phần ba, khi hôn trầm có thể mở lớn hơn. Tuyệt đối không nhắm mắt khi ngồi Thiền. Nếu nhắm mắt, điểm hại đầu tiên và quan trọng nhất là oai nghi sẽ không hiện tiền được khi đi, đứng, sinh hoạt, hoặc làm việc. Toàn thân thả lỏng.
Trong tháng đầu tiên nên tập thở. Hít hơi vào bụng, bụng ph́nh ra, biết ḿnh đang hít vào. Thở ra bằng mũi, bụng xẹp xuống, biết ḿnh đang thở ra. Cứ hít thở như vậy suốt một tháng, rồi bỏ. Nếu tập hoài pháp này có thể đi tới định nhất tâm, nhưng học nhân không nên tốn th́ giờ vào đây. Định có tu có tập không phải là chỗ mà Tổ Sư Thiền t́m.
Sau khi bỏ tập hơi thở, nên tập pháp Sát Tâm Sanh sau, cũng chỉ trong hai hoặc ba tháng thôi. Sát tâm sanh nghĩa là giết tâm sanh diệt. Pháp này và pháp trên vẫn c̣n là pháp đối trị, không phải là bản ư của Tổ Sư Thiền. Pháp này dùng được trong mọi thời đi đứng nằm ngồi. Thường tiện dụng nhất là khi đi bộ. Tâm sanh diệt thực sự trong tự tánh vẫn là tâm vô sinh diệt, làm sao giết được. Nhưng pháp này dễ đưa tới định nhất tâm nhất vậy. Biết rằng, các niệm hiện khởi trong tâm như các lớp sóng trên mặt nước. Niệm này sinh ra rồi lại diệt, niệm khác nối tiếp theo lại sinh ra rồi lại diệt. Mở mắt nh́n vào khoảng "niệm trước đă diệt, niệm sau chưa sinh". Như vậy mà nh́n, nh́n bằng mắt, th́ các lớp sóng lặng dần, các niệm dần dần biến mất. Nước định dần dần hiện ra. Nên tập pháp này trong mọi thời, kể cả khi thể dục hay chạy bộ.
Sau khi rời hai pháp trên, hai cục phân chuột đó, học nhân bắt đầu đi t́m vàng ṛng. Nếu tin ḿnh là thượng căn, học nhân có thể không cần trải qua hai pháp đối trị trên. Tới đây là tới ngă rẽ, một là tham công án theo Thiền Lâm Tế, hai là theo Thiền "Trôi nổi" của Tào Động. Pháp Sát Tâm Sanh trên có thể chuẩn bị cho tất cả các pháp môn khác rất hay. Sau này, trong tất cả mọi thời, mọi chỗ, mọi hoàn cảnh, ngay khi tâm ḿnh vừa khởi niệm th́ biết liền và ngay khi mở mắt nh́n tới th́ niệm biến mất ngay. Đồng thời có thể dẫn khởi để thâm nhập công án (sẽ không nói trong bài này), hoặc dẫn khởi làm niệm giác chiếu nếu bị phóng tâm khi thả tâm "trôi nổi".
Than ôi, luân chuyển trong sinh tử hằng triệu kiếp rồi, nay gặp pháp Tối Thượng Thừa, không lo tu để tới bao giờ. Ngày giờ luống qua thế nào mà chẳng có ngày hối tiếc. Pháp Tối Thượng Thừa là ǵ? Chính là không hề có một pháp trao cho người. Câu trên thường được các Tổ lập đi lập lại, v́ đó chính là cửa vào nhà Tổ vậy, một tuyệt chiêu kiếm học chém sạch cả Phật lẫn Ma vậy
Nguyên Giác
Sửa lại bởi lan25 : 15 September 2005 lúc 10:12am
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 5 of 14: Đă gửi: 19 September 2005 lúc 11:50am | Đă lưu IP
|
|
|
II. Thói Nhà Tào Động
Mặc dù ta gọi yếu chỉ này là thói nhà Tào Động, nhưng thực sự pháp an tâm này đă xuất hiện từ những đời trước của hai Sáng Tổ (Động Sơn và Tào Sơn) ḍng Tào Động, như yếu chỉ "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" của kinh Kim Cang, hoặc pháp thoại "Ngay đến Thánh Đế cũng chẳng làm" giữa Hạnh Tư và Huệ Năng. Và nếu người viết bài này không lầm lẫn, để nói dè dặt, ở thế kỷ 20 của chúng ta, Krishnamurti cũng là một Đại Thiền Sư Tào Động vậy. V́ chưa được đọc nhiều sách của ông nên chưa dám vội quyết đoán, nhưng trong cơ bản, tư tưởng Krishnamurti vẫn là yếu chỉ "ưng vô sở trụ," giải phóng tâm xa ĺa tất cả các chấp trước, mà cũng không thấy cả một hiện tượng giải phóng khởi trong tâm.
Ở trên, có đoạn gọi Thiền Tào Động là Thiền "trôi nổi." Chữ trôi nổi này là tạm dịch từ chữ "ưng vô sở trụ" của kinh Kim Cang.
V́ tính chất thả tâm trôi nổi trên sóng (niệm) như vậy, không ngăn niệm, không trừng tâm, không quán hạnh, mà vẫn an nhiên trong tánh nước, nên mới gọi rằng không khác với pháp bảo nhậm của Thiền Lâm Tế. Pháp bảo nhậm của Lâm Tế là, người học nhân sau khi ngộ luôn luôn giữ cái nh́n Thấy Tánh trong mọi hoàn cảnh mặc cho mọi sóng gió, băo táp. Trong chỗ này cả hai ḍng Lâm Tế và Tào Động đều mang tính chính thống vậy. Quy yếu chỉ này về một cách kỹ thuật hơn th́ là, luôn luôn trong mọi thời, giữ tâm vô niệm ngay trong các niệm. Pháp Thân sẽ hiện bày vậy.
Hai mặt của pháp yếu vô niệm ngay giữa các niệm chính là, vắng lặng mà không phải là chỉ, và tỉnh thức mà không phải là quán. C̣n khởi tâm nào lên nữa, c̣n muốn làm (tạo tác) ǵ nữa th́ chính là trên sóng nhồi thêm sóng, hoặc như người xưa gọi là đầu thượng trước đầu (trên đầu lại chắp thêm đầu), hoặc tuyết thượng gia sương (trên tuyết lại cho thêm sương).
Thiền Tào Động do Tổ Tào Sơn Bổn Tịch sáng lập. Các đệ tử đời sau ghép chữ Tào (trong pháp hiệu Tào Sơn Bổn Tịch) với chữ Động (trong pháp hiệu Động Sơn Lương Giới, thầy của Tào Sơn Bổn Tịch) làm tên cho ḍng phái. Ḍng này đi từ pháp hệ Hạnh Tư Tanh Nguyên, người đệ tử đầu chúng của Lục Tổ Huệ Năng.
Người sáng tổ ḍng Tào Động ở Việt Nam là Thiền Sư Nhất Cú Tri Giác (người Trung Hoa) và Thủy Nguyệt Thông Giác (người Việt Nam). Người sáng tổ ḍng Tào Động (Soto Zen) ở Nhật Bản là Đạo Nguyên (Dogen), đi tham học từ Trung Hoa về.
Nguyên Lục Tổ Huệ Năng khi nghe được kinh Kim Cang tới câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Câu này nghĩa là, nếu tâm ưng hợp với, tương ứng với không một chỗ nào để trụ cả th́ sẽ sinh khởi được cái Tâm Kỳ Diệu. Câu này ở trong phẩm Trang Nghiêm Tịnh Độ của kinh Kim Cang. Trang Nghiêm Tịnh Độ c̣n có thể hiểu là làm cho trang nghiêm, làm sáng, làm đẹp cái đất tâm thanh tịnh của ḿnh. Vậy th́ như thế nào để trang nghiêm tịnh độ? Văn Kinh trả lời là:
Phật hỏi Ngài Tu Bồ Đề: "Ư ngươi hiểu sao? Bồ Tát có Trang nghiêm Tịnh độ không? (Hiểu trong pháp an tâm là, Bồ Tát có làm trang nghiêm, có làm sáng đẹp, có xông hương hoa cái tâm của ḿnh không?).
Ngài Tu Bồ Đề bạch: "Không. V́ sao? Trang nghiêm Tịnh độ, mà không phải là Trang nghiêm Tịnh độ, mới thật là Trang nghiêm Tịnh độ" (Hiểu trong pháp an tâm là, làm mà vốn thật là không làm, tu mà vốn thật là không tu, niệm mà vốn thật là vô niệm, mới thật là Trang nghiêm Tịnh độ).
Phật thuyết: "Tu Bồ Đề, các vị Đại Bồ Tát phải như vậy mà sanh cái tâm thanh tịnh, chẳng nên trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm. Phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".
Như vậy, vấn đề rất rơ là, không cần khởi niệm hay diệt niệm, mà cứ tự nhiên như nhiên ăn cơm mặc áo, trong mọi thời, cứ để tâm trôi nổi như trái bầu trên sóng (h́nh ảnh so sánh này là của một vị Tổ dùng), niệm khởi hay diệt cứ mặc, mà vẫn an nhiên vô niệm, không một chút cố gắng hay nỗ lực nào hết. Đó mới là không làm (tạo tác) ǵ hết.
Yếu chỉ trên c̣n được diễn lại trong một pháp thoại, với một kiểu khác, giữa Lục Tổ Huệ Năng và người đầu đại chúng của Ngài là Hạnh Tư Thanh Nguyên (Ḍng Tào Động vốn thuộc pháp hệ Ngài Hạnh Tư). Trong Pháp Bảo Đàn Kinh (trang 139, 140) có ghi:
Hạnh Tư Thiền Sư nghe Đạo pháp của Tào Khê (Lục Tổ) khai hóa thạnh hành, bèn đến làm lễ Đại Sư mà hỏi: "Tu hành, làm theo pháp nào, mới khỏi lạc vào giai cấp?"
Sư nói: "Ngươi từng làm theo pháp nào?"
Bạch: "Đến Thánh Đế, cũng chẳng làm." (Thánh Đế là Chân Lư Tuyệt Đối, h́nh như ở đây chỉ cho Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo).
Sư nói: "Lạc vào giai cấp nào?"
Bạch: "Phép Thánh Đế c̣n chẳng làm theo, th́ đâu có giai cấp!"
Luật nhân quả ở đây là, nhân nào th́ quả đó, tu nhân nào th́ nhận quả đó, tức rơi vào giai cấp - giai cấp tức là có Thánh có Phàm, có Phật có Ma, có các cơi tương ưng, vân vân. Ngay từ đầu phải tu pháp vô sanh diệt mới có quả vô sanh diệt, tức ĺa giai cấp. Pháp vô sanh diệt c̣n là, niệm mà vốn là vô niệm, mới thật là chơn niệm. Vậy th́ không cần làm ǵ, hay cách khác là hoàn toàn không có một pháp trao cho người.
Đại Sư rất trọng người lợi căn, bảo Hạnh Tư làm đầu đại chúng.
Cũng cần phải nói thêm để học nhân tránh lầm lẫn giữa niệm với vô niệm. Ở phần I của bài, có nói tới pháp Sát Tâm Sanh, nh́n vào khoảng "niệm trước đă diệt, niệm sau chưa sanh." Và có nói đó là pháp để đối trị loạn tâm, chủ yếu để làm cho sóng lặng. Bây giờ đi vào yếu chỉ th́ sẽ làm ngược lại, sóng khởi mặc sóng mà vẫn an nhiên trong tánh nước, niệm khởi mặc niệm mà vẫn an nhiên trong Tánh Định của vô niệm. Chỗ này rất vi tế, học nhân nên chú ư, nếu c̣n khởi tâm chỉ để ngăn niệm, hoặc khởi tâm quán để theo dơi quán sát c̣n là sai. Nhắc lại, yếu chỉ chính là không có một pháp ǵ hết. Cái chỗ không làm ǵ hết, tức an nhiên giữa cơi sinh diệt, c̣n được Lục Tổ nói bằng câu: "Niệm trước chẳng sanh tức là Tâm, Niệm trước chẳng diệt tức là Phật." Niệm trước chẳng sanh tức là không khởi, không làm, không mong muốn ǵ hết. Niệm trước chẳng diệt tức là không ngăn, không trừ diệt ǵ hết. Tóm lại là hoàn toàn không làm (tạo tác) ǵ hết, không có một pháp nào để tu hết, mới thật là Tối Thượng Thừa Pháp Môn. Dĩ nhiên, trong thời gian đầu, học nhân khó khế hiệp chỗ này v́ chúng ta ai cũng có nghiệp lực muôn đời triệu kiếp xô về. Nay đi vào pháp môn này, để thành tựu vô lượng pháp môn của Phật, chỉ trong một niệm th́ là không dễ. Trong chỗ để tâm trôi nổi vô sở trụ này, nếu c̣n khởi tâm hay dụng tâm ǵ đều là sai. Chư Tổ cảnh giác đó là Tâm thượng sanh tâm (trên tâm lại sanh thêm cái tâm nữa).
Yếu chỉ này được diễn tả lần nữa qua một h́nh ảnh thi vị trong một pháp thoại của Tổ Tào Sơn Bổn Tịch, sáng Tổ Tào Động. Thường thường, những điều một vị thầy nói cho tṛ đều mang tính chỉ thẳng, nhằm mục đích khai ngộ, chỉ thẳng vào Tánh mà nói, hoặc phương tiện th́ là chỉ pháp an tâm, tất cả đều do ḷng từ bi bày giải. Do vậy, những câu nói đó (do Thầy nói cho tṛ) đều có tính cách dễ "hội". Hội là tự nhiên mà hiểu, là tức khắc mà hiểu, không qua lư luận, không qua văn tự, bởi v́ các pháp thoại loại này đều chỉ các trạng thái của tâm. Khi tâm tương hợp th́ "hội" ngay dưới lời.
Một học tăng hỏi Tổ Tào Sơn Bổn Tịch: "Đâu là chỗ xuất thân của chư Phật?"
Tào Sơn Bổn Tịch nói: "Ngọn Đông Sơn đi trên nước."
Đông Sơn là một ngọn núi lớn ở Trung Hoa, h́nh như (?) là nơi xuất thân của Ngũ Tổ. Ở đây chỉ sự vững vàng, bất động. Tánh Định bổn nhiên của Pháp Thân đi thoải mái trên sóng nước, trong mọi hoàn cảnh của đời, trên mọi ngọn sóng của tâm. Đây chính thật là chỗ xuất thân của chư Phật vậy, là yếu chỉ Tổ Sư Thiền vậy. Sóng không can dự được tới núi, sóng (niệm) càng cao mặc sóng, núi vẫn an nhiên đi trong Tự Tánh Định. Nói cách khác, cũng chính là không có một điều ǵ để phải làm hết, hoàn toàn không có một pháp trao cho người.
Một pháp nào có được, nên lập đi lập lại chỗ này, để trao cho người đều không phải là vàng ṛng, đều sai ư Tổ Sư Thiền.
Yếu chỉ này rất là vi tế, dễ bị lầm lạc biến thành phép ngồi để tâm vào chỗ tịch tịch hư vô. Khi bị suy thoái như vậy sẽ đưa tới pháp định ngoan không của ngoại đạo, không cách chi mà Trí Huệ Bát Nhă khởi được. Khi tập ngồi tịch tĩnh hư vô như vậy, chính là tâm có chỗ trụ rồi vậy, sai yếu chỉ vô sở trụ của chư Phật vậy.
Đại Huệ Tông Cảo, một thượng thủ của ḍng Lâm Tế, người đă hệ thống hóa phương pháp tham công án, đă nặng lời kết án pháp ngồi mặc tọa đó do bọn giả danh con cháu Tào Động mang vào. Có hai lư do để Ngài nặng lời như vậy. Thứ nhất, là để xiển dương Chánh pháp, phá trừ pháp định ngoan không của ngoại đạo. (Cần ghi chú ở đây, tập các pháp định, dù là định của ngoại đạo đều có thể đưa tới thần thông, kiểm soát được một số quy luật vật lư và chốn vô h́nh, lại sẽ ngộ nhận thêm đây chính là Phật Pháp, thế là hỏng.) Thứ hai, để xiển dương phương pháp tham công án, là một đại phương tiện quá tân kỳ, quá tích cực, quá cách mạng (vào thời đó).
Mặc tọa chính thống của Tào Động nên được hiểu như sau. Tọa là ngồi, mà không phải là ngồi, mà là đang ngồi đang đi đang bay nhảy đang lặn hụp trên sóng sông nhấp nhô, sóng biển ào ạt của vô lượng pháp giới xô về. Mặc là vắng lặng, mà không thật là vắng lặng, mà là đang la hét, đùa giỡn, cười cợt, chế giễu với vô lượng cảnh giới hiện tiền. Đó mới thật sự là mặc tọa.
Ngài Đại Huệ Tông Cảo vốn thuộc pháp hệ Lâm Tế, nhưng chính tác phẩm Lâm Tế Lục (trước thời hệ thống công án được h́nh thành) cũng chỉ xiển dương pháp yếu này thôi. Đó thật sự là, học nhân không làm ǵ hết, hoàn toàn không có một pháp trao cho người. Đó chính là Tối Thượng Thừa An Tâm pháp môn vậy. Ta có thể gặp một số câu trong Lâm Tế Lục như sau (rơ ràng, chỗ này, hai ḍng Lâm Tế - Tào Động không khác ǵ nhau):
... Bậc đạo nhân chân chánh tuyệt không nắm Phật, không nắm Bồ Tát La Hán, cũng không nắm ba cơi thù thắng, quyết nhiên không câu chấp vào ngoại vật, th́ trước mắt tức th́ hiện chánh pháp...
... Cứ tự nhiên mà động dụng, mặc áo ăn cơm, cần đi cứ đi, cần ngồi cứ ngồi, đừng mang mảy tâm niệm nào cầu Phật quả...
... Phật với Tổ Sư đều là người vô sự...
... dứt hết là tự nhiên quí ông ngồi trên đầu báo hóa thân Phật...
... Tôi nói cho biết: Không Phật, không Pháp, không tu, không chứng!
... Quí vị cầu chân lư, những ǵ quí vị thọ dụng hiện giờ đây có khác ǵ với chư Phật chư Tổ đâu. Nhưng quí vị không tin tôi, mảng đi t́m ngoài. Đừng mê tưởng như vậy. Không có ǵ ở ngoài, mà cả bên trong vẫn không có ǵ nắm giữ được. Quí vị chấp theo lời tôi nói, nhưng thà là dứt tuyệt tất cả tham cầu, đừng làm ǵ hết. Thận trọng.
V́ ḷng từ bi, Ngài Lâm Tế đă dùng quá nhiều lời tỏ rơ như vậy để "thay chiếc áo cho người hôi nách." Nơi tận ngọn suối nguồn Tào ấy, yếu chỉ hoàn toàn không khác. Pháp an tâm chính thật là hoàn toàn không có một pháp nào để trao cho người cả.
Sự phân ḍng chia phái về sau này chỉ là do căn cơ người đời sau thấp kém, đồng thời số học nhân càng lúc càng đông, nên mới phương tiện t́m kỹ thuật có tính phổ biến để khai ngộ cho số đông vậy.
Trong một pháp thoại khác của Tổ khai sáng ḍng Tào Động Việt Nam, ta cũng thấy loại yếu chỉ đó.
Sư ở núi Hùng Lĩnh Việt Nam, sang Trung Hoa tham vấn với Tổ Nhất Cú ở núi Phụng Hoàng, Hồ Châu, Bắc Kinh.
Tổ Nhất Cú hỏi:
- Ngươi an thân lập mạng chỗ nào?
Sư Thủy Nguyệt thưa:
- Trong gió, lửa nổi dậy.
Trên sóng, nước an nhiên.
Ta thấy, yếu chỉ an thân lập mạng trong hai câu trên cho thấy, hoàn toàn không có ǵ gọi là dụng công hết, hoàn toàn không có ǵ gọi là tịch tĩnh hư vô mặc tọa hết, cứ tự nhiên như nhiên mà Tự Tánh vẫn hiện trước mắt. Chỗ này, c̣n làm cái ǵ là c̣n sai.
Gió tức là bát phong, tám ngọn gió (tài, suy, dự, hủy... chỉ cho tám hoàn cảnh tốt xấu ở đời), hay là mọi hoàn cảnh trong đời, có xô về th́ lửa vẫn theo gió mà lên. Gió càng lớn th́ (tự động) lửa càng sáng, không dụng công ǵ cả. Lửa là Tự Tánh, có khi c̣n dùng để chỉ cho Phật. Có một câu trong Thiền để chỉ cho người đi t́m Phật là: "Cậu Bé Bính Đinh đi t́m lửa". Cậu bé Bính Đinh (ở mệnh Hỏa) đă mang saün lửa trong người rồi mà lại c̣n đi t́m lửa. Gió khởi dậy (hoàn cảnh ở đời hay là niệm trong tâm) mà không cần ǵ phải trấn áp, ngăn chận nó hết. Nghiệp lực muôn kiếp ngh́n đời xô về cơ mà, trấn áp, ngăn chận c̣n là sai, cứ để tự nhiên vô sự, th́ chính Tự Tánh muôn kiếp ngh́n đời cũng sẽ hiển hiện như lửa dậy theo gió vậy.
Thêm sóng, hay các hiện tượng của tâm, hay là niệm, hay là Tướng, nước vẫn an nhiên trong tánh nước. Không cần ǵ phải ngăn sóng, càng ngăn, sóng càng nhồi thêm. Pháp an tâm thật sự là đơn giản vậy.
Tổ Nhất Cú hỏi thêm:
- Ngày đêm bảo nhậm thế nào?
Sư Thủy Nguyệt thưa:
- Giờ ngọ tinh đẩu hiện
Nửa đêm mặt trời hồng.
Chữ bảo nhậm đă có chú giải ở đoạn trên. Giờ ngọ (hay giữa trưa) và nửa đêm chỉ các thời trong ngày, hay nói khác, là ở các chỗ đi đứng nằm ngồi, hay chính là ở trong mỗi niệm vậy. Tinh đẩu và mặt trời chỉ cho Tự Tánh. Giờ ngọ và nửa đêm là hai thời khắc trái ngược nhau trong ngày của học nhân, hay là các niệm sai biệt trong tâm. Giữa các niệm sai biệt trong tâm đó, pháp bảo nhậm là, niệm vô sai biệt vẫn chói lọi rực rỡ trong tâm. Tinh đẩu không thể mọc giữa ngọ (giữa trưa), mặt trời không thể hồng ở nửa đêm được, nhưng trong tâm người giác ngộ, niệm vô sai biệt vẫn luôn luôn chói lọi rực rỡ trong các niệm sai biệt.
Tổ Nhất Cú hỏi thêm:
- Ngươi an thân lập mạng như thế, c̣n diện mục của ngươi thế nào?
Sư Thủy Nguyệt thưa:
- Sào ḍ bóng cỏ
Tên nhọn bắn ra.
Tổ bảo:
- Chớ bỏ qua con rắn hai đầu, phải xỏ được lỗ mũi của nó. Cẩn thận! Cẩn thận! Đây là con cháu ngoan của tông Tào Động. Cho ngươi pháp sanh là Thông Giác, tiếp nối ḍng phái chính của ta.
Ta có thể thấy, thật sự th́ Tổ Nhất Cú không cần hỏi thêm câu này làm chi. Hai câu hỏi trên đă là quá đủ rồi. Biết được pháp an thân lập mạng, biết được cách trong gió mà cứ tự nhiên cho là lửa nổi dậy, biết được cách trên các hiện tướng của sóng mà tánh nước vẫn an nhiên, đă là vào cửa được rồi.
Lửa nổi dậy chính là chiếu, là tỉnh thức một cách tự nhiên không chút cố gắng. (Ghi chú: điều này hoàn toàn không giống ǵ với Thiền Minh Sát Tuệ.) Nước an nhiên chính là mặc, là vắng lặng một cách tự nhiên không chút cố gắng.
Tất cả mọi cố gắng ǵ, mọi nỗ lực ǵ đều là sai. Nếu tâm học nhân ưng hợp, tương ưng được với nghĩa của mặc và chiếu này, tức vắng lặng và tỉnh thức một cách tự nhiên không cố gắng trong mọi hoàn cảnh, trong mọi cảnh giới của tâm, trong các niệm của tâm th́ sẽ tới chỗ giác ngộ trong từng niệm một. Đó c̣n gọi là tu chứng nhất như. Tu (hành động tu) và chứng (thâm nhập biển Tánh) chính là một vậy. Ứng dụng được đổi là, vô tu vô chứng. V́ không cố gắng, không nỗ lực ǵ hết, không làm ǵ hết nên gọi là vô tu (có làm ǵ đâu mà gọi là tu). Và v́ không có ǵ để mà cầu t́m hết, không có ǵ để mà được hết, v́ sóng với nước vẫn không ĺa nhau, v́ niệm với vô niệm đă là một, vẫn theo nhau như bóng với h́nh, như sóng với nước, như gió với lửa nên gọi là vô chứng. Cảnh giác: dù gọi là vô tu vô chứng tự nhiên như nhiên như vậy, nhưng nếu học nhân không chịu đổ mồ hôi xương máu sẽ không bao giờ hội nhập được cảnh giới này, không bao giờ thâm nhập biển Tánh được.
C̣n phần bảo nhậm lúc nào cũng biết cách để trăng sao và mặt trời chiếu sáng là biết đủ rồi vậy. Biết được cách để niệm vô sai biệt luôn luôn chói ngời rực rỡ trong các niệm sai biệt, hay là vô niệm trong từng niệm một, các Tổ gọi chỗ này là đủ tư lương để đi đường rồi, hay là đủ vốn để lên núi ở hay về am ngồi, cho tới một thời gian hoàn toàn không c̣n một tạp niệm th́ có thể xuống núi, thơng tay vào chợ vậy.
Tổ Nhất Cú hỏi thêm câu thứ ba là để coi xem Ngài Thủy Nguyệt đă tới mức đại cơ đại dụng chưa, an nhiên tự tại chưa. Và chính câu trả lời của Ngài Thủy Nguyệt cũng cho ta thấy một lần nữa, hoàn toàn không có ǵ gọi là vô tâm mặc tọa tịch tĩnh hư vô cả.
Sào và Cỏ được Ḥa Thượng Nhất Hạnh giải thích trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 2, trang 192 là: "Cây sào và dây cỏ là dụng cụ ngư phủ dùng để mang cá về một nơi, tức là sự sống thường nhật".
Câu trả lời "Sào ḍ bóng cỏ, tên nhọn bắn ra" của Ngài Thủy Nguyệt nghĩa là, trong mọi chuyện hàng ngày, trong mọi thời, mọi hoàn cảnh vẫn luôn luôn là vô tâm, vô niệm trong từng niệm, nhưng ngay khi "quơ sào ngang dây cỏ" th́ đại dụng hiện tiền ngay. Nghĩa là, vô tâm nhưng Hồ đến th́ hiện Hồ, Hán đến th́ hiện Hán. Nghĩa là, luôn luôn ở trong Đại Định của Thanh Tịnh Pháp Thân, nhưng ngay khi gặp chuyện th́ cơ phong (tên nhọn) vẫn hiện tiền (bắn ra).
Tổ Nhất Cú lại nói, hăy xỏ mũi con rắn hai đầu, mà không bảo đập chết, cũng là để nói lên tông phong vậy. Con rắn hai đầu là các niệm sai biệt, niệm lành, niệm dữ, niệm Phật, niệm ma... "Chớ bỏ qua" (bản dịch của Thượng Tọa Thanh Từ) hay"Đừng để nó chạy thoát" (bản dịch của Thượng Tọa Nhất Hạnh) nghĩa là không phóng tâm trong các niệm. Nhưng phải "xỏ được lỗ mũi của nó" nghĩa là, xuyên suốt được bằng niệm vô sai biệt trong tất cả các niệm sai biệt.
"Cẩn thận! Cẩn thận!" Ư Tổ Nhất Cú muốn nói dù là đă tâm thông thuyết thông, đă biết pháp an tâm, biết pháp bảo nhậm, đă có đại dụng (cơ phong hiện tiền, tên nhọn bắn ra) vẫn phải dè dặt, cẩn thận, không được sơ xẩy với con rắn hai đầu. Chuyện tu vẫn c̣n là bỏ thêm bao nhiêu mồ hôi xương máu nữa.
Yếu chỉ này c̣n có một h́nh ảnh nhiều chất thơ để chỉ là, đạp cành hoa lau đu trên sóng. Đạp cành hoa lau là cứ đứng tự nhiên vậy thôi, không nỗ lực chèo chống ǵ hết, sóng khởi mặc sóng, gió xô mặc gió, chỉ có cách này mới qua được biển sinh tử vậy.
Thơ là:
"Pháp của Đạt Ma có ǵ lạ?
"Lênh đênh mặt biển cánh hoa lau."
(Đạt Ma Tây Lai truyền hà pháp,
Lô hoa thiệp hải thủy phù phù).
Thơ của Tông Diễn, truyền nhân của Thủy Nguyệt.
Ở một chỗ khác có một pháp thoại của Triệu Châu:
Triệu Châu nói: "Đại Đạo trước mắt, nhưng khó thấy."
Học tăng hỏi: "Nó có h́nh dạng ǵ để thấy?"
Triệu Châu: "Hồ Nam hay Hồ Bắc mặc t́nh."
Ư là, tâm có Hồ Nam hay Hồ Bắc th́ mặc kệ nó, cứ "mặc t́nh" tự nhiên như nhiên ưng vô sở trụ th́ sẽ thấy được Đại Đạo vậy.
Trước khi rời thầy là Hoàng Bá, Lâm Tế được Hoàng Bá hỏi câu: "Đi đâu?" Câu này là để coi xem Lâm Tế có đủ vốn để lên núi chưa. Lâm Tế đáp: "Nếu không đến Giang Nam th́ cũng đến Giang Bắc."
Để trả lời những câu hỏi của Thầy như vậy, tṛ phải tŕnh bày kiến giải. Câu này cũng là yếu chỉ ưng vô sở trụ vậy. Tâm có đến Giang Nam (hiện cảnh Giang Nam) hay đến Giang Bắc (hiện cảnh Giang Bắc) th́ cũng chẳng ngại ǵ. Cứ việc đứng trên cành hoa lau mà du hí cuộc đời vậy. Thật là sảng khoái.
Yếu chỉ thật đơn giản vậy, nhưng v́ vậy mới khó tin, khó vào cửa. Pháp tu đó chính là, ngay lập tức, hoàn toàn không có ǵ để mà làm hết.
Yếu chỉ hoàn toàn không làm ǵ hết có thể gặp lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Hộ Pháp, Lục Tổ nói:
"Nếu lấy Trí Huệ chiếu phá phiền năo, đó là kiến giải của hàng Thanh Văn, Duyên Giác cỡi xe nai dê, hàng trí cao căn lớn quyết không như vậy."
Tất cả những pháp thoại được trích dẫn và b́nh giải trên chỉ để giải bày có một điều thôi, đó là ưng vô sở trụ tự nhiên như nhiên, lênh đênh trên sóng, đứng trên cành hoa lau mà đi vào biển Tánh.
Ư đó được lập đi lập lại trong nhiều đoạn, qua những cách hành văn và cú pháp khác nhau là để làm rơ nghĩa hơn, đồng thời cũng để tránh những lỗi văn phạm trong cách đặt câu có thể làm lạc mất nghĩa.
Một hệ quả tất yếu của pháp Thiền đó được đưa thành chủ trương thân tâm nhất như của ḍng Tào Động. Thân tâm vốn không là một, nhưng trong cảnh giới này (lênh đênh mặt biển cánh hoa lau) th́ sẽ hiện tướng thân với tâm là một. Ứng dụng trong phép ngồi, để phá (dùng chữ phá không đúng, mà nên dùng chữ là vô sở trụ) cả hiện tướng này, yếu quyết thân tâm nhất như được đổi thành thân tâm phóng hạ, thân tâm cùng buông xả, phải thấy ngay lập tức, ngay khi ngồi xuống, thơng vai xuống, thở ra th́ phải thấy liền không c̣n cái ǵ gọi là thân tâm nữa, mà cứ tha hồ vui chơi lênh đênh mặt biển cánh hoa lau, cứ vững vàng ngọn Đông Sơn đi trên nước, mà không làm (quậy sóng) ǵ hết.
Yếu quyết thân tâm cùng buông xả c̣n được diễn bằng h́nh ảnh khác, mạnh bạo hơn. Đó là, có một lần Mă Tổ khen Quy Tông: "Cái thằng Quy Tông đó, nó ỉa chảy đầy đất". Dĩ nhiên h́nh ảnh này chẳng thơ mộng ǵ hết, nhưng có hề ǵ đâu, thêm một ngọn sóng kém thơ mộng cũng chẳng sao mà, cứ mặc t́nh Giang Nam Giang Bắc, cứ mặc người Lư Tứ Trương Tam thôi, cứ tha hồ vô sở trụ thôi.
Như vậy, vấn đề công án đối với Thiền Tào Động ra sao?
Thiền Tào Động không tham công án, tuyệt đối không tham công án. Nhưng các sách về công án cũng được dùng làm sách giáo khoa trong Thiền Tào Động. Tổ Đạo Nguyên, Sáng Tổ ḍng Tào Động Nhật Bản, là người đầu tiên mang cuốn Bích Nham Lục vào Nhật.
Tâm càng lúc càng vi diệu, càng thuần thục (ủa, c̣n cái chuyện thuần thục ǵ đây), tương hợp với cảnh giới nào của tâm được khai thị trong công án th́ sẽ "hội" được công án đó. Học nhân Tào Động trong những thời gian đầu không nên quan tâm đến công án. Hăy xem các công án cũng chỉ là những tṛ đùa của sóng thôi. Đó là chuyện của người Lâm Tế.
Chỗ này lại thấy thêm là, ḍng Lâm Tế chú trọng tu Huệ trước, rồi mới vào Định Huệ đẳng dụng sau. Ḍng Tào Động ngay từ bước đầu tiên là phải làm Phật ngay, vào ngay chỗ Định Huệ đẳng dụng.
Có thể tóm tắt yếu chỉ Tổ Sư Thiền trong một lời không? Có thể có nhiều lời diễn tả, nhưng tất cả đều xuyên suốt nhau không ngại.
Hoặc là "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm."
Hoặc như Thầy tôi nói, mà câu này người viết phải mất ba năm sau mới hội được: "Đừng làm ǵ hết, tuyệt nhiên không làm ǵ hết. Hoàn toàn không có một pháp nào cho con hết, nên mới gọi là Tối Thượng Thừa pháp môn".
Hoặc là "Giang Nam hay Giang Bắc mặc t́nh."
Hoặc là "Ngọn Đông Sơn đi trên nước."
Hoặc là "Pháp của Đạt Ma có ǵ lạ
Lênh đênh mặt biển cánh hoa lau."
Hoặc là "vắng lặng mà không phải là chỉ, tỉnh thức mà không phải là quán". Tự nhiên như nhiên mà ngồi.
Hoặc là "vô niệm trong từng niệm", hay "vô sai biệt niệm trong từng sai biệt niệm."
Hoặc là "không tu không chứng, thân tâm cùng buông xả."
Tất cả ba bài viết, "Tạc Dạ Nhất Chi Mai, "Ảnh Trầm Hàn Thủy" và bài này, có thể làm dẫn khởi rất tốt cho học nhân thấu triệt được Pháp Bảo Đàn Kinh và một số pháp thoại khác của Thiền. Thí dụ, các pháp thoại về nghèo.
"... Năm ngoái nghèo mà chưa thật là nghèo. Năm nay nghèo mới thật là nghèo. Năm ngoái không mảnh đất (tâm) để cắm dùi (pháp an tâm). Năm nay dùi cũng không có..."
Hoặc là "Phật Pháp là ǵ? Sư đáp: Ngựa gỗ hí gió, trâu bùn qua sông." Ghi chú: truyền thống văn học Thiền vẫn ưa ví tâm với ngựa và trâu, gió với những cảnh đời, sông với cơi khổ ḍng sông sinh tử cần vượt qua - nhưng với tâm ngựa gỗ th́ lấy ǵ bay nhảy, với tâm trâu bùn th́ khi bùn tan vào nước th́ lấy tâm nào qua sông?
Hoặc là "B́nh thường tâm Thị Đạo". Ghi chú thêm: tâm khác thường là tâm chúng sanh.
Hoặc "Triệu Châu tứ môn: Triệu Châu là cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc."
Cuối bài xin có lời cảnh giác: Thầy tôi thường nói, "Luôn luôn để Phật thường trụ trong bốn oai nghi. Nhưng nếu bắt đầu thấy khởi tâm mê cảnh thiền định th́ phải bỏ oai nghi ngồi. Tuyệt nhiên không làm ǵ hết, kể cả mê làm Phật."
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Xin nguyện mạn-đà-la này thành tựu làm thanh tịnh khắp cùng tận pháp giới
Nguyên Giác
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 6 of 14: Đă gửi: 21 September 2005 lúc 3:15pm | Đă lưu IP
|
|
|
GIẢI TÍN TÂM MINH
(Nguyên Giác )
Bài này được viết để chú giải tác phẩm Tín Tâm Minh của Tam Tổ Tăng Xán. Nếu có lời chưa khế hiệp xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật, nếu có chút ǵ công đức xin hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Tác phẩm Tín Tâm Minh được viết vào thời kỳ Thiền Đốn Ngộ chưa phân thành năm nhà bảy phái. Năm nhà, tức ngũ gia, là Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhăn, Tào Động và Lâm Tế. Hai chi nhánh từ ḍng Lâm Tế được cộng thêm vào để gọi là bảy phái, hay thất phái, là Dương Kỳ và Hoàng Long. Ngày hôm nay, chỉ c̣n hai ḍng lưu truyền là Lâm Tế và Tào Động, các ḍng khác đều bị mất truyền. Ḍng Vân Môn bị mất truyền sớm nhất, chưa đầy hai thế kỷ, do v́ tông phong vi diệu, không chỗ cho học nhân bám víu, nên chư Tăng đương thời đều gọi ḍng này là vương giả chi pháp. Các phương pháp truyền dạy Thiền c̣n lưu truyền tới nay được xuất phát và sử dụng từ hai ḍng Lâm Tế và Tào Động là khán công án (hoặc tham thoại đầu) và mặc chiếu.
Như vậy, vấn đề phải đặt ra là, trước thời kỳ có phương pháp dạy Thiền của năm nhà bảy phái, chư Tổ đă dạy Thiền như thế nào? Tín Tâm Minh là bản văn về Thiền được viết ở thời kỳ việc dạy Thiền hoàn toàn không nương tựa bất kỳ một phương pháp hay kỹ thuật nào hết. Và lời lời đều nêu lên tông chỉ Thiền.
Như thế nào để nắm được tông chỉ Thiền trong Tín Tâm Minh?
Có hai cách để nghĩ tới. Cách thứ nhất là đi thẳng vào Tín Tâm Minh để nắm tông chỉ Thiền, hoàn toàn không nương tựa vào bất kỳ một pháp thoại nào của đời sau. Cách này có ưu điểm là người đọc sẽ có cảm giác như đang đối thoại với Ngài Tăng Xán, lời lời đều có thể hiện lên một cách tươi mới, như khi Ngài đang nói với học tṛ. Đó chỉ là trong trường hợp bản chú giải này thành công. Điều này gần như không thể xảy ra. V́ như vậy th́ tất cả chúng ta đều phải dùng ngôn phong của thời kỳ đó, với người có thể thấu triệt được th́ thật sự là sảng khoái, nhưng có thể sẽ làm tối nghĩa thêm những lời vốn đă khó thấu triệt.
Cách thứ hai là nắm tông chỉ Thiền trước, rồi mới vào Tín Tâm Minh sau. Cách này th́ lại trái ư Ngài Tăng Xán, v́ có thể tin rằng, Ngài viết Tín Tâm Minh là nhắm vào những người chưa nắm được tông chỉ Thiền, và cũng hoàn toàn chưa nghe được những pháp thoại của đời sau. Tuy nhiên, cách này cực kỳ tiện lợi v́ ta có thể vào được Tín Tâm Minh thông qua tông chỉ Thiền bằng nhiều cách khác nhau. Bản chú giải này sẽ dùng phương pháp thứ nh́ này và dùng mọi lời đơn giản để làm cho bản văn thật sự rơ ràng dễ hiểu. Những chỗ quan trọng hoặc khó hiểu, sẽ được giải bằng nhiều cách khác nhau và bằng nhiều pháp thoại khác nhau. Những cảnh giới của pháp định này, hoặc các trạng thái của Tâm, mà không dùng ngôn ngữ văn tự diễn tả cho minh bạch được, sẽ được lập đi lập lại trong các mạch văn khác nhau.
Như vậy, bố cục của bản chú giải này sẽ, trước là nêu lên tông chỉ Thiền, lược sơ về các khuynh hướng Thiền Đốn Ngộ c̣n lưu truyền hiện nay, sau sẽ đi vào Tín Tâm Minh.
TÔNG CHỈ THIỀN
Chư Tổ ở Trung Hoa thường dùng cách phân loại Thiền làm hai: Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền là pháp môn Thiền do Phật dạy lưu truyền trong Kinh điển. Tổ Sư Thiền, hay Đốn Ngộ Thiền, là pháp môn Thiền do Phật dạy truyền qua chư Tổ không qua ngôn ngữ văn tự, ở ngoài giáo điển.
Như Lai Thiền chia làm hai bộ chính: Thiền Tiểu Thừa và Thiền Đại Thừa.
Thiền Tiểu Thừa dựa trên nguyên tắc đối trị, lấy Trí Huệ chiếu phá phiền năo, thấy có Niết Bàn để mong cầu, thấy có vô minh để đoạn ĺa.
Thiền Đại Thừa dựa trên nguyên tắc chuyển y, chuyển vọng thành chơn, chuyển phiền năo thành Niết Bàn, chuyển vô minh thành Trí huệ.
Tổ Sư Thiền hoàn toàn không dựa trên nguyên tắc hoặc pháp tu nào hết. Vấn đề chỉ là, thấy Tánh th́ thành Phật. Tông chỉ có thể tóm gọn vào một lời đề nghị như sau, "phiền năo với Niết Bàn cũng chưa từng mộng qua, vọng với chơn đều không lập, th́ c̣n có một pháp nào để tu nữa."
Tông chỉ này được nêu lên rơ ràng qua hai câu kệ của Ngài Tông Diễn, Tổ thứ nh́ của Tào Động Việt Nam:
Hữu vô câu bất lập
Nhật cảnh bổn đương bô.
(Hữu với vô đều không lập
Th́ mặt trời Huệ sẽ lên cao).
Theo đúng tông chỉ th́ phải là hoàn toàn không có pháp nào để tu hết. Cho nên c̣n được chư Tổ gọi đây là cửa không cửa, hoặc không một chỗ hạ thủ, không một nơi ra sức. Tất cả những phương pháp của đời sau đều chỉ là viên gạch dộng cửa.
Chư Tổ ở Tây Tạng lại chia Phật Giáo làm ba thừa: Tiểu Thừa (Hinayana), Đại Thừa (Mahayana) và Kim Cang Thừa (Varayana). Kim Cang Thừa có khi c̣n được gọi là Mật bộ (Tantrism). Thiền Đốn Ngộ bên Tây Tạng thuộc về phần Vô Tướng Mật Tông (formless Tantrism), gọi tên là Đại Thủ Ấn dịch nghĩa từ chữ Mahamudra, hay pháp môn khác gọi là Dzogchen, được dịch nghĩa là Đại Toàn Thiện theo các sư Chùa Tây Tạng, B́nh Dương.
Cách truyền dạy trước thời kỳ được sắp xếp thành thứ lớp vẫn là chỉ thẳng Tánh của Tâm, vào nơi đó mà bảo nhậm. Nói theo kinh Tứ Thập Nhị Chương th́ chỗ này là, tu vô-tu tu, niệm vô-niệm niệm, hành vô-hành hành. Ư là, tu cái không-tu mà tu, niệm cái không-niệm mà niệm, làm cái không-làm mà làm. Vốn thật hoàn toàn không có một pháp nào hết. Thấy có một pháp nào hoặc một nỗ lực nào đều là sai.
Trong truyền thống không có một pháp nào để trao cho người, dưới đây là bản văn Đại Thủ Ấn do Đạo Sư Tilopa truyền dạy cho Ngài Naropa, Ngài Naropa truyền dạy lại cho Ngài Đại Dịch Giả Marpa (1012-1096), Ngài Marpa dạy lại cho Ngài Milarepa (1053-1135). Đối chiếu bản văn này với pháp mặc chiếu của ḍng Tào Động, ta thấy hoàn toàn không có ǵ sai khác cả. Bản Việt dịch dưới đây được trích từ trong bản thảo sách chưa ấn hành của Đại Đức Phụng Sơn, pháp từ Tào Động Nhật Bản, đang hoằng pháp tại California. Nhân đây, cũng xin cảm ơn nhă ư của Đại Đức đă cho phép trích đăng vào đây.
ĐẠI THỦ ẤN VĂN
Đại Thủ Ấn vượt ra ngoài ngôn ngữ và kư hiệu
Nay ta truyền cho con Naropa
Kẻ đă nỗ lực tu hành và đầy ḷng trung hậu.
Tánh không cần điểm tựa
Đại Thủ Ấn cũng không nương tựa vào đâu cả
Không cần một chút cố gắng nào
Ta chỉ để tâm buông xả tự nhiên và thong dong
Th́ ta có thể đập tan xiềng xích và trói buộc
Để đạt đến chốn tự do vô cùng.
Nếu khi nh́n vào không-gian mà không thấy ǵ cả
Và nếu với Tâm mà quan sát tâm
Th́ tâm phân biệt bị tiêu tan
Và ta đạt ngay đến Phật quả.
Các đám mây lang thang trên bầu trời
Không có rễ, không nơi trú ngụ
Các ư tưởng phân biệt cũng thế
Khi chúng nổi trôi trong tâm chúng ta
Khi đă thấy được tự tánh của ḿnh
Th́ mọi sự phân biệt đều tự nó chấm dứt.
Trong không gian các h́nh thù và màu sắc xuất hiện
Nhưng chẳng vật ǵ làm vẩn đục được không gian
Từ tự tánh mọi thứ xuất hiện
Nhưng đức hạnh và tội lỗi không làm nó ô nhiễm
Bức màn đen tối của muôn thế kỷ
Không thể che nổi ánh sáng mặt trời
Thời gian dài vô cùng của luân hồi
Không thể ngăn-chặn ánh sáng chiếu diệu của Tâm
Dù có dùng ngôn-ngữ mà giải thích về tánh Không
Th́ cái không ấy cũng không diễn tả được
Dù nói rằng tâm chiếu sáng một cách huyền diệu
Th́ chân lư ấy vượt ra ngoài mọi ngôn ngữ
Dù bản chất của tâm là trống rỗng
Nhưng có chứa đựng và bao trùm mọi vật
Để thâm nhập vào chân lư uyên áo đó
Đừng để thân phải thực hành pháp môn nào
Hăy câm nín và im lặng
Tâm tự rũ sạch tất cả và không nghĩ đến ǵ cả
Như một cành trúc rỗng ḷng, thân thể an nghỉ như thế đó.
Đừng cho ǵ cả và cũng đừng nhận ǵ cả
Hăy để cho tâm an nhiên tự tại
Đại Thủ Ấn là tâm chẳng vướng mắc vào điều ǵ
Và nếu thực hành như thế ta sẽ đạt được Phật quả.
Việc tŕ chú và thực hành lục độ Ba La Mật
Học kinh và tŕ giới
Cùng các lời giảng dạy trong thánh điển
Sẽ không mang lại chân lư ẩn tàng
V́ lúc tâm tràn đầy sự ham muốn đạt được một kết quả nào đó
Cho dù cho là muốn giác ngộ
Th́ cũng ngăn trở ánh sáng chiếu diệu từ tâm.
Kẻ nào tŕ giới nhưng câu chấp
Th́ đă phản bội lại con đường tu hành
Hăy chấm dứt tất cả mọi hoạt động vô ích và buông bỏ mọi dục cầu
Và để cho ư tưởng mặc t́nh đến và đi
Như các luồng sóng biển dâng lên rồi hạ xuống
Kẻ nào không để tâm ḿnh dính mắc hay phân biệt thị phi
Đó chính là kẻ hành tŕ Mật Giới.
Kẻ nào đă buông bỏ sự ham muốn và không c̣n bám víu vào đâu
Th́ thấy được ư nghĩa đích thực của kinh điển
Trong Đại Thủ Ấn, chúng ta được giải phóng
Khỏi ngục tù của thế gian này
Đó là ngọn Pháp Đăng tối thượng
Mà kẻ nào không tin tưởng là kẻ dại khờ
Và luôn luôn phải ngậm nhấm sự đớn đau khốn khổ.
Trên con đường giải phóng ḿnh ra khỏi phiền năo
Hăy nương tựa vào bậc Đạo Sư
Và khi được ân điển của ngài
Th́ con đường giải phóng đă bắt đầu.
Mọi thứ trên cuộc đời này thật vô nghĩa
Chỉ là những hạt giống phiền muộn
Các lời dạy hẹp ḥi chỉ đưa đến việc thực hiện các điều nhỏ bé
Chúng ta hăy noi theo lời hướng dẫn của Bậc Đại Giác Ngộ
Mà thực hành cái thấy của bậc Nhân Vương là siêu lên sự đối đăi
Và tinh tấn trong sự tỉnh thức
Con đường vô hành là con đường của chư Phật
Và kẻ nào nương theo th́ đạt được Phật Quả.
Thế giới vô thường này như ảo ảnh, như mộng huyễn, thể tánh nó không thật có
Hăy ĺa xa mọi sự tŕu mến và cắt đứt mọi sự ràng buộc của ghét thương
Mà thực hành thiền quán nơi chỗ yên tĩnh vắng lặng
Nếu ta ở trong trạng thái tự nhiên an tĩnh
Mà không cần có một chút nỗ lực nào
Th́ ta chứng được Đại Thủ Ấn
Và đạt được cái không nắm bắt được.
Đừng cho ǵ mà cũng đừng nhận ǵ cả
Mà chỉ cần an nhiên tự tại
V́ Đại Thủ Ấn vượt qua tất cả mọi chấp nhận hay khước từ
V́ A Lại Gia Thức là vô sinh
Nên không thể bị ngăn che hay làm nhơ bẩn
Nếu ta an trú trong chốn vô sinh
Th́ tất cả mọi sắc tướng đều tan vào Pháp Giới
Và những ham muốn cùng ḷng kiêu hănh
Cũng tan biến vào chốn hư vô
Khi rễ cây bị cắt đi th́ lá cây tàn úa
Khi cắt rễ vọng tâm th́ luân hồi cũng rơi rụng
Khi thắp ngọn đèn th́ ánh sáng làm tan biến ngay bóng đêm trong muôn vàn kiếp
Sức mạnh của tâm giác ngộ chỉ lóe lên là tiêu hủy bức màn vô minh.
Kẻ nào c̣n dính mắc vào tâm
Th́ không hiểu được chân lư
Vượt qua bên kia thế giới của tâm
Kẻ nào có ư nỗ lực tu tập th́ không thấy được chân lư vượt ngoài sự tu tập.
Để biết được cái chân lư vượt ngoài vọng tâm và sự tu tŕ theo pháp môn nhỏ
Ta phải chặt đứt mọi dây mơ rễ má của tâm
Để nh́n thấy sự vật bằng cặp mắt trần
Nhờ đó mà có thể vượt thoát khỏi mọi sự phân biệt hầu có được sự an nhiên tự tại.
Cái hiểu biết tối thượng vượt lên mọi sự đối đăi
Hành vi tối thượng bao trùm mọi thứ mà không dính mắc
Sự đắc quả tối thượng
Là thể hiện sự huyền diệu mà không có một chút mong cầu
Khi mới thực hành tu tập
Hành giả thấy tâm vang động như ngọn thác đổ
Nơi giữa ḍng, như ḍng sông Hằng Hà, nó tiếp tục chảy chậm lại và trở nên êm dịu
Và cuối cùng tâm là đại dương bao la
Nơi đó ánh sáng mẹ và con hợp thành một.
Cốt tủy của Đại Thủ Ấn và Mặc Chiếu Thiền chính là hoàn toàn không có một nỗ lực nào cả, cứ theo ḍng nhận được Tánh, thấy Tánh th́ cứ an nhiên tự tại mà vui chơi. Pháp Mặc Chiếu Thiền đă được tŕnh bày đầy đủ trong bài "Thói Nhà Tào Động" nên sẽ không nói thêm ở đây.
Có một vấn đề thường được người học Thiền quan tâm là phương pháp tham công án của ḍng Lâm Tế. Làm thế nào những câu nói bí hiểm hoặc những cử chỉ đánh, đập, la hét lại có thể khai ngộ cho học tṛ được? Làm thế nào một phương pháp đ̣i nhiều nỗ lực và ư chí lại có thể đưa tới cảnh giới xa ĺa mọi nỗ lực và ư chí, an nhiên tự tại? Trước khi lược giải phương pháp tham công án, chúng ta nên trở ngược về những lời khai thị phương tiện của chư Tổ ở các đời trước. Bởi v́ 1700 công án, hay c̣n gọi là các pháp án hay pháp thoại do đời sau lựa chọn sắp xếp, đều có liên hệ với các lời khai thị phương tiện. Nhưng những lời hay cử chỉ của các Thiền Sư đời sau thường mang tính bí hiểm hơn, mục đích để diễn bày lời cứu cánh. Đặc biệt là với các Thiền Sư uyên bác các môn học của bách gia chư tử và văn chương lỗi lạc th́ lại thích dùng nhiều ẩn dụ văn học. Điều này đă làm cho điều đă bí ẩn lại càng thêm bí ẩn, gây thêm khó khăn cho Thiền sinh. Người đương thời được trưởng thành chung trong một truyền thống văn học với các sư tất nhiên là nhận được dễ hơn là các người đời sau. C̣n đối với người được trưởng thành trong văn học Tây phương như hầu hết chúng ta th́ lại càng khó bội phần.
Cách diễn bày bằng ẩn dụ văn học có thể t́m thấy trong các thí dụ sau:
Ngài Hương Nghiêm nói:
"Năm ngoái nghèo mà không thật là nghèo,
Năm nay nghèo mới thật là nghèo,
Năm ngoái nghèo không có một mảnh đất (Tâm) để cắm dùi (pháp an tâm),
Năm nay nghèo dùi cũng không c̣n".
Trong pháp thoại này, nghèo ví cho vô tâm, đất chỉ cho Tâm, dùi chỉ cho pháp an tâm. Nếu không đủ một số vốn tương đối về văn học Trung hoa thời kỳ đó, chúng ta không cách chi hội được pháp thoại này. Dù vậy, đó vẫn chưa là lời cứu cánh.
Thí dụ khác có thể t́m được với cách ẩn dụ bí ẩn hơn như, sáo không lỗ và đàn không dây. Một kẻ đă đại ngộ phải nghe được và chơi được sáo không lỗ và đàn không dây. Âm thanh của sáo có lỗ và đàn có giây là âm thanh do nhân duyên tạo nên, thuộc pháp sinh diệt, tức pháp có sinh có diệt. Âm thanh của sáo không lỗ và đàn không dây không do nhân duyên tạo nên, thuộc pháp không sinh không diệt, gọi tắt là pháp vô sinh diệt. Có thể thấy, ngay cả người uyên bác về văn học Trung Hoa cũng chưa chắc nắm được ẩn dụ này. Thực sự Thiền chính tông không cần tới cái cách ẩn dụ văn học phức tạp như vậy. Nhưng v́ lời cứu cánh không dùng được bằng ngôn ngữ văn tự, nên các sư mới dùng nhiều cách bí ẩn, vừa để khai thị lời cứu cánh, vừa để chặn đứng những hiểu lầm của học tṛ về các lời phương tiện.
Chỗ này, có Sư nói: "Nếu ta nói ra lời tột cùng Tông chỉ th́ nhà sẽ không dân." Nhà đây là nhà Tổ. Nghĩa là, nếu Ngài nói ra lời tột cùng Tông chỉ ấy, th́ sẽ không có học tṛ nào vào nhà Tổ nổi. Trong truyền thống dạy Thiền, các Sư thường thích dùng sách Vô Môn Quan của Ngài Vô Môn Huệ Khai hơn là dùng sách Bích Nham Lục của Ngài Tuyết Đậu. Bởi v́, rất đơn giản, Ngài Tuyết Đậu giỏi văn chương quá, chỉ gây rắc rối thêm cho học tṛ. Trong khi đó, Vô Môn Quan trực tiếp hơn, đơn sơ hơn, ít ẩn dụ văn học hơn, và v́ vậy cũng mănh liệt hơn.
Các lời khai thị phương tiện th́ rất nhiều. Chúng ta có thể lược sơ một số lời có tính phổ biến ở đây.
Lời đầu tiên thường gặp nhất là các lời về vô tâm. Vô tâm nghĩa là sống với cái không-một-hiện-tướng của tâm. Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma viết Vô Tâm Luận. Có Sư nói, Vô tâm thị đạo, vô tâm tức là đạo vậy. Nhưng Tổ Trần Nhân Tông lại nói, vô tâm do cách nhất trùng quan, vô tâm vẫn c̣n cách cả một ải quan với giác ngộ vậy. Bởi v́ đây vẫn là lời phương tiện nên nói xuôi cũng đúng, mà nói ngược cũng đúng. Người sống được với vô tâm là sống được với Thể Tánh của Tâm, trong khi đó các Tâm Phật, Ma, Thiện, Ác, Lành, Dữ... chỉ là các hiện tướng của Tâm cũng như mây khởi trong bầu trời, như sóng dậy trên mặt nước, mà hư không với chất nước, tức là Tánh của Tâm, vẫn hằng bất động an nhiên. Lời này chỉ cách vào Thể của Tâm.
Có một lời chỉ vào Dụng của Tâm là, b́nh thường tâm thị đạo. Lời này phức tạp hơn lời trên. Ư là, tâm b́nh thường, hay tâm hằng ngày, hay tâm hồn nhiên thoải mái th́ là thuận Đạo vậy. B́nh thường tâm ư là, tâm có vô tâm (tức không một hiện tướng của tâm) th́ cũng mặc kệ, cứ hồn nhiên thuận Tánh mà vui chơi thôi. Nhưng phải thấy là, ư này khó thâm nhập hơn ư của "vô tâm thị đạo." Bởi v́ chúng ta chưa bao giờ thật sự là hồn nhiên hết. Chúng ta là kết quả của vô lượng nhân gieo saün từ kiếp trước, là trưởng thành từ một nền văn hóa, xă hội, giáo dục, thói quen của kiếp này, là được điều kiện hóa từ những hệ thống mà không thể biết hết được. Dù có nói là giải trừ kiến thức hay xóa bỏ kư ức như Krishnamurti th́ chắc ǵ đă là hồn nhiên, chắc ǵ ngôn ngữ và hành động của chúng ta thật sự xuất phát từ diệu dụng của Tánh Bổn Nhiên Tịch Chiếu. Hồn nhiên không có nghĩa là thích uống rượu th́ đi quán, thích nhảy đầm th́ đi vũ trường, vân vân. Không thấu được nghĩa này th́ các hành động cũng chỉ là do vô minh vậy, mặc dù chuyện uống rượu với nhảy đầm hoàn toàn không quan hệ với chuyện đạo hay chuyện không đạo. Không một phen thấy được Tánh th́ không bao giờ biết được tâm hồn nhiên này là ǵ hết. Tới đây ta có thể thấy, t́m lời cứu cánh thật sự là khó vậy, lời nào cũng có thể gây hiểu lầm hết.
Lời thứ ba thường gặp là các lời về vô niệm. Lời vô niệm thường chỉ vào Tướng của Tâm. Vô niệm có hơi khác một chút với vô tâm. Nghĩa khác đó là, vô tâm có thể gồm cả niệm và vô niệm, nhưng vô niệm không thể gồm cả vô tâm và hữu tâm. Nghĩa này thật vi tế, v́ ở một vài trạng thái, dù là niệm hay vô niệm mang nhiều tính kỹ thuật hơn là vô tâm. Tuy vậy, đa số các Sư vẫn đồng nhất hai chữ này, lấy nghĩa là, có tâm th́ niệm khởi, vô tâm th́ một niệm cũng chẳng dấy lên.
Chúng ta có thể lấy một thí dụ cho rơ ràng hơn về cách dùng hai nghĩa này. Vô Tâm có thể ví như Tánh của nước. Niệm ví như mặt nước dậy sóng. Vô Niệm ví như mặt nước không dậy sóng. Như vậy, Niệm với Vô Niệm có khi chính là Hữu Tâm, và cũng có khi cũng chính là Vô Tâm. Do vậy, dùng chữ Vô Niệm tiện lợi hơn, v́ đối với người chưa thực sự Ngộ th́ có thể nhận ra được, nh́n thấy được Niệm với vô niệm (tức sóng và không sóng) chứ chưa thể nh́n thấy được Vô Tâm (tức Tánh nước của sóng). Nếu người đọc thấy sự phân biệt Vô Tâm với Vô Niệm khá phức tạp th́ có thể đồng nhất hai nghĩa này cũng được. Chữ nào cũng là đại phương tiện cả. Tới khi vào được đất thật, rồi mới biết là lời nào cũng vẫn c̣n xa đạo vậy.
Có thể t́m thêm một thí dụ thứ nh́ cho rơ nghĩa này hơn, bằng cách mượn lời của một vị Đại Giác Ngộ ở thế kỷ 20 này. Krishnamurti, trong các sách cuối đời ông, thường khảo sát về tiến tŕnh h́nh thành các niệm (thought) và đề nghị những người tin ông sống với cảnh giới của Vô Tâm (vacant mind). Đây cũng chính là lời đại phương tiện của Đốn Ngộ Thiền vậy.
Khi c̣n ở Việt Nam, lúc tôi chưa hiểu lời của Thầy tôi, th́ Sư thúc tôi là Ngài Thường Chiếu có cho cây gậy đi đường là, cứ niệm vô-niệm th́ kiếp này thế nào cũng tới. Lời này tiện lợi hơn lời vô-niệm mà cũng không hoàn toàn là vô-niệm. Với thời gian th́ sẽ thấy được cái không dùng lời diễn tả đó vậy. Bởi v́ định nghĩa vô niệm theo Ngài Thần Hội là: "Vô niệm là không niệm hữu và vô, không niệm thiện và ác, không niệm cùng và vô cùng, không niệm cân lường, không niệm Bồ Đề (giác), không hệ niệm nơi Bồ Đề, không niệm Niết Bàn, không hệ niệm nơi Niết Bàn. Đây là chứng đạt vô niệm." Nơi khác, Ngài tiếp: "Các thiện tri thức, nếu có kẻ trong hàng hữu học ôm giữ một niệm trong tâm, niệm ấy có thể dẫn tới tỏ ngộ, nhưng khi cả đến một niệm như thế không c̣n khuấy động trong tâm, tỏ ngộ cũng sẽ không c̣n nữa, và đấy chính là vô niệm."
Có một lời đại phương tiện khác, trích từ Pháp Bảo Đàn Kinh, do Lục Tổ Huệ Năng nói cho Huệ Minh lúc bị rượt đuổi đ̣i y bát: "Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay khi đó chính là khuôn mặt thật của ngươi vậy." Tổ Vô Môn Huệ Khả phê b́nh chỗ này là, trong lúc quưnh quáng không kịp ǵ hết, Lục Tổ đă lấy cơm tọng vào miệng Huệ Minh vậy. Ngài Vô Môn đă nói đúng, v́ đây vẫn chưa là đất thật. Có thể chiết giải câu này như sau, nghĩ thiện nghĩ ác đương nhiên là tâm chúng sanh, là sai rồi. Nhưng, đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác lại là Như Lai Thiền, chứ chưa là Tổ Sư Thiền. Nếu phải trả lời một câu như vậy theo cơ phong th́ nên là, nghĩ với đừng nghĩ vẫn là mang gông đeo cổ, mang xiềng vào chân vậy. Cho nên mới biết, lời tột cùng tông chỉ khó dùng ngôn ngữ văn tự diễn bày.
Ngài Đức Sơn Tuyên Giám nói: "Tâm sanh th́ các pháp sanh. Nếu khéo một niệm chẳng sanh th́ hằng thoát khỏi sanh tử, chẳng bị sanh tử trói buộc, cần đi th́ đi, cần ngồi th́ ngồi, lại c̣n có việc ǵ?"
Có thể t́m được một phản luận ở đây để làm minh bạch hơn các nghĩa này. Trong kinh thường nói, ngoại đạo Ni kiền tử có thể nhập định suốt tám vạn bốn ngàn kiếp mà không sanh một niệm, nhưng vẫn không thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Như vậy, câu hỏi có thể là, chỗ khác nhau của một niệm chẳng sanh của Thiền Tông và ngoại đạo nằm chỗ nào? Trước tiên phải giải nghĩa tám vạn bốn ngàn kiếp vừa nói. Tám vạn bốn ngàn kiếp là tượng trưng cho tám vạn bốn ngàn phiền năo. Ta thường nghe nói, nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, nói theo Tiểu thừa th́ là để đối trị tám vạn bốn ngàn phiền năo, nói theo Đại thừa th́ là để chuyển y thành tám vạn bốn ngàn hương hoa trang nghiêm cơi Phật. Ngoại đạo có thể xa ĺa phiền năo mà không sanh một niệm nhờ tập định. Điều khác căn bản nhất giữa Thiền Tông và ngoại đạo là, pháp định của Tổ Sư Thiền là pháp vô sanh diệt, là định của Pháp Thân, không do sự tu tập hay chứng ngộ ǵ mà có thể được. Ch́a khóa để phân biệt chỗ này là, không do một nỗ lực nào của Tâm mà thành tựu.
Có một lời đại phương tiện khác ưa được nhắc tới là, cứ theo ḍng nước mà vào. Ẩn dụ văn học này mang được cả ba phần, Thể-Tướng- Dụng của Tâm. Nước không có h́nh dạng (tức là vô tướng) ǵ hết, nhưng lại biến hóa thiên h́nh vạn trạng. Ở b́nh tṛn th́ mang tướng tṛn, b́nh vuông th́ mang tướng vuông, ở gộp đá xuống th́ gọi là suối, ở đồng bằng th́ là sông, ở đại dương th́ là biển. Hoàn toàn không một nỗ lực nào hết, mà cứ tự nhiên thoải mái biến hóa tới vô cùng.
Tuy nhiên, tất cả các lời vô tâm, b́nh thường tâm, vô niệm, đừng nghĩ thiện đừng nghĩ ác, cứ theo ḍng nước mà vào... đều không nói lên được cảnh giới thật. Nếu không nắm được vững vàng tông chỉ th́ e có khi rơi vào cái ngoan không, không sanh một niệm của ngoại đạo. Vả lại nếu Thiền chỉ là như vậy th́ dễ quá, quá dễ vậy, suốt một đời cứ nắm một chữ trên mà giữ thôi.
Để tránh cho học tṛ rơi vào nguy hiểm trên, chư Tổ khi nghe những lời trên đều cảnh giác, ừ như vậy đó, nhưng vẫn c̣n thiếu một lời. Đâu là cái lời rốt sau này, tức là tối hậu cú đó. H́nh như không thể dùng ngôn ngữ diễn bày được, dù có hiển Tông chỉ kiểu như, phiền năo với Niết Bàn cũng chưa từng mộng qua..., th́ cũng chỉ là kiểu mà chư Tổ bảo là bôi râu đội măo vẽ rắn thêm chân. Cách thường được dùng để trả lời trường hợp này là im lặng, sự im lặng mà đời sau thường khen ngợi là mặc như lôi, câm lặng như sấm sét.
Có lẽ, đó là lư do đầu tiên mà công án được h́nh thành, và tất cả các lời khai thị phương tiện trên đều được biến thành công án, để nói rằng, nếu chỉ vô tâm hay vô niệm th́ dễ quá, chưa đâu, đời sau c̣n phải ngơ ngơ ngác ngác nhiều nữa, c̣n lời rốt sau nữa kia, phải t́m đi, tham cứu đi. Một khi chưa nh́n thấy th́ chưa biết đâu.
Trong những thời kỳ đầu, khi hệ thống công án chưa h́nh thành, học nhân không được trao một công án nhất định, ta có thể đoán như vậy. Cách dạy Thiền ở Trung Hoa bấy giờ, có thể tin được là, đă dùng ba cách khác nhau:
(1) Mặc Chiếu Thiền, được khai triển và lưu truyền qua ḍng Tào Động.
(2) Kỹ thuật Tháo Đinh Nhổ Chốt, tṛ khởi tâm ǵ cũng đều bị Thầy phá, dù đó là tâm Thánh, tâm phàm, tâm Phật, tâm ma... để đưa tṛ vào chỗ t́nh cùng lư tận mới thấy được cái Vô Cùng Vô Tận vẫn đang hiển hiện trước mắt. Kỹ thuật này hoàn toàn không dựa vào phép ngồi, chỉ ứng biến trong các chỗ khởi tâm và không khởi tâm. Cả năm nhà bảy phái đều dùng kỹ thuật này. Thầy tôi, Ngài Trạm Nhiên Tịch Chiếu, chỉ dùng riêng kỹ thuật này khi dạy tôi. Điều bất tiện của kỹ thuật (chữ người xưa gọi là thủ đoạn) này là phải sống gần Thầy. Trong hành trạng của các Sư ḍng Qui Ngưỡng xưa, chỉ thấy riêng kỹ thuật này, trong bài cử xướng tông phong Qui Ngưỡng bắt đầu với câu: "Phàm Thánh t́nh tận, Thể Lộ chơn thường..." Thầy mà không hoàn toàn thấu triệt th́ không dùng nổi kỹ thuật này.
(3) Phương pháp thứ ba là, Thầy dạy tṛ một trong những lời khai thị phương tiện (đă nói trên) có tính cách an tâm gần với cảnh giới thật (thường nói là, như lấy bánh dỗ con nít đừng khóc), và yêu cầu tṛ t́m câu rốt sau, tức tối hậu cú, c̣n gọi là thiếu một chùy sau gáy. Sư thúc tôi, Ngài Thường Chiếu, ưa nói với học nhân là phải niệm vô niệm, là cũng dùng phương pháp này vậy.
Qua nhiều đời sau, phương pháp thứ ba, tức phương pháp t́m câu rốt sau bằng cách thâm nhập các cảnh giới của vô tâm vô niệm được biến đổi và hệ thống hóa thành phương pháp tham công án. Đề tài càng lúc càng phong phú biến hóa, lên tới 1,700 công án, không c̣n thuần túy chỉ khai thị Tâm Vô Tâm nữa. Tới đây, th́ phương pháp thứ tư được h́nh thành, pháp tham công án, cũng là phương pháp được các học nhân Tây phương quan tâm nhất.
Sư Phụng Sơn, trong biên khảo về Thiền (chưa in) có viết:
"...Công án này có thể là một chữ hay một câu mà Thiền sinh phải thâm nhập ư nghĩa không bằng giải thích hay ư luận. Sau đó Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật đă ứng dụng hệ thống công án mà Thiền sinh phải tŕnh "lời giải đáp cùng thầy". Hệ thống công án này gồm có 5 loại từ thấp lên cao như sau:
(1) Công án cho thấy Bản Lai Diện Mục (Pháp Thân).
(2) Công án ứng dụng giác tính không bị vướng mắc vào cái ngộ ban đầu (Cơ Quan).
(3) Công án giúp thâm nhập vào ư nghĩa chân thật của các lời khó nghĩ khó bàn (Ngôn Tuyên) của Chư Tổ.
(4) Công án khó vượt qua (Nan Thấu), loại công án này khó tin, khó giải và khó thâm nhập.
(5) Công án đầy Thiền sinh vào thế giới vô ngại trong cuộc sống đầy phân chia, trói buộc và giới hạn, rồi tay không đi vào chốn chợ búa nhưng làm cho mọi người được hưởng lợi lạc (Hướng Thượng).
Thiền sinh phải nỗ lực thật nhiều và trải qua một thời gian lâu dài mới qua hết 5 giai đoạn nói trên..."
Đó là theo cách hệ thống hóa của ḍng Lâm Tế Nhật Bản. Tuy nhiên, theo sách Chích Thủ Diệu Thanh, bản Anh - dịch là The Sound of The One Hand, Tiếng Vỗ Của Một Bàn tay - do một Sư Lâm Tế Nhật Bản viết, sự suy thoái ở các đời sau của Ngài Bạch Ẩn đă xảy ra một cách nghiêm trọng. Thí dụ, Thầy mong đợi một câu trả lời có tính cách công thức từ tṛ, như để trả lời câu: "Tiếng Vỗ của một bàn tay?" tṛ phải đưa thẳng bàn tay về phía Thầy. Hiển nhiên, tất cả những mong đợi một đáp ứng công thức và chính những đáp ứng công thức đều chỉ là Thiền giả mạo. Trong đất thật, tức là khi Thầy và tṛ đều sống được trong cảnh giới thật, th́ phải là thiên biến vạn hóa, không một tâm để có thể khởi được, th́ lấy đâu ra công thức mà chờ đợi với đáp ứng.
Có thể lấy một phản luận để làm rơ ràng hơn điều vừa nói trên. Tiếng Vỗ của một bàn tay (tức công án Chích Thủ Diệu Thanh) là âm thanh không do nhân duyên tạo nên, là pháp vô sanh diệt, chỉ có thể lấy Tâm Vô Sanh Diệt mới thấu được. C̣n tất cả những chờ đợi và đáp ứng có tính cách công thức đều là các hành tướng của tâm sanh diệt. Thầy và tṛ như vậy th́ chỉ kéo nhau vào đường ma vậy.
Có thể chiết giải cách khác. Hai bàn tay mới tạo được tiếng vỗ, vậy làm sao nghe được tiếng vỗ của một bàn tay? Nếu học nhân sống liên tục trong Tự Tánh th́ thấy ngay rằng, dù là hai bàn tay hay một bàn tay, dù là có tiếng vỗ hay không tiếng vỗ, th́ Tánh Nghe vẫn hiển hiện không gián đoạn. Vậy th́ lấy ǵ mà sư dám bảo là tới tiếng vỗ của một bàn tay th́ không nghe được? Tánh Nghe có biến mất bao giờ đâu?
Như vậy, có cách nào để trắc nghiệm sự giác ngộ của tṛ không?
Nếu Thầy có thần thông, có thể thấy được các cảnh giới Tâm Vô Tâm của tṛ là tốt nhất, tức là thấy được pháp giới Nhất Chân Diệu Tâm mà tṛ đang vui chơi an hưởng (khắp pháp giới biến thành cơm, tha hồ chúc mũi ních cho no...), và cũng chính là vô lượng pháp giới tâm mà tṛ đang nhảy múa vui đùa. Tuy nhiên, Thiền chính tông chủ trương tu Trí Huệ Giải Thoát chứ không tu thần thông, nên cũng thường dùng phương pháp khác.
Phương pháp đó chính là Cơ Phong Vấn Đáp. Cơ Phong Vấn Đáp là dùng các câu hỏi bất ngờ vào những lúc bất ngờ, để qua những câu trả lời đột khởi không tính toán tư lường của tâm mà biết được chỗ an tâm của tṛ. Đối với người đạt ngộ, th́ có nói ngàn triệu lời, dù xuôi dù ngược dù dọc dù ngang, cũng không có một lời sai tông chỉ. Đối với người chưa thực sự ngộ, th́ nói hay viết mười lời, có giỏi lắm th́ cũng phải sai ít nhất là một lời. C̣n chín lời khế hiệp kia do nói hay viết, như vậy chỉ là do nhớ lại từ sách vở văn tự.
Có thể lấy một pháp thoại làm thí dụ cho rơ chỗ này.
Một ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Thế nào là đệ nhất cú?
- Ông hỏi ǵ?
Ông tăng lập lại: "Thế nào là đệ nhất cú?"
Triệu Châu đáp: "Ông biến thành nhị cú rồi."
Trong pháp thoại này chúng ta thấy Triệu Châu có vẻ như đang hí lộng chơi tṛ chữ nghĩa. Dù vậy vẫn có nhiều phần nghiêm chỉnh ở đây.
Triệu Châu hỏi lại: "Ông hỏi ǵ?" là để xem coi ông tăng có biết an tâm chỗ nào chưa. Khi ông tăng lập lại câu hỏi: "Thế nào là đệ nhất cú?" để trả lời câu hỏi của Triệu Châu th́ hiển nhiên là (1) hoặc là ông tăng hoàn toàn không biết ǵ về pháp Cơ Phong Vấn Đáp nên chỉ trả lời theo kiểu nói chuyện thông thường, (2) hoặc là ông tăng có quen pháp Cơ Phong Vấn Đáp trong chùa nhưng trong thảng thốt ông đă lập lại câu hỏi, tức là sống với tâm quá khứ, tức là sai tông chỉ Thiền. Trong tông chỉ Thiền, ngay đến cái tâm hiện tại cũng không có chỗ bấu víu th́ lấy đâu chỗ mà chơi tṛ nhà ma cửa quỷ với tâm quá khứ, tâm vị lai ǵ ǵ đó... Vào nhà được rồi, th́ tâm nào cũng là đúng cả. C̣n chưa vào được nhà th́ tâm nào cũng là sai cả.
Như vậy Cơ Phong Vấn Đáp chỉ được dùng để Thầy trắc nghiệm tṛ, hoặc là dùng trong các trận pháp đấu để trắc nghiệm người khác, hoặc là để đùa giỡn giữa bạn bè trong chùa với nhau. Dùng mà không chính đáng e là đă phạm giới rồi vậy. Nếu thời này mà chúng ta muốn dùng lại pháp này th́ thế nào cũng phải h́nh thành một thứ ngôn ngữ mới vậy. Dù vậy, việc tu Thiền hoàn toàn không dính dáng ǵ tới Cơ Phong Vấn Đáp.
Có thể tạm ví Cơ Phong Vấn Đáp như cách thử trong nghề vơ. Sự so sánh này không thích nghi, nhưng chúng ta có thể dùng làm cho dễ hiểu phần nào. Thí dụ, nếu bạn muốn biết vơ phái của người đối diện, bạn nên xuất kỳ bất ư xô người đó thật mạnh. Nếu họ té ngă, th́ vơ công của người đó chưa đủ để xuống núi. Nhưng nếu họ không té ngă, mà dùng những cách chống đỡ được, bạn có thể qua các biến chiêu của họ mà đoán được tông phong, hoặc là xuất thân từ Nhu Đạo, Thiếu Lâm hay Không Thủ Đạo. Vấn đề trước tiên là bạn phải giỏi vơ, và có cặp mắt nhận diện được vơ phái của trăm nhà.
Cơ Phong cũng vậy. Xuất kỳ bất ư, vị thầy đưa ra một câu hỏi cho học tṛ. Nếu bạn trượt trên lời, th́ sẽ hỏng, chưa đủ xuống núi. Nhưng nếu hiển lộ được tông chỉ, th́ vẫn c̣n lộ ra các mức sâu cạn khác nhau. Điều quan trọng c̣n là, hai thầy tṛ thường sống bên nhau nhiều năm, nên khi nào học tṛ trải qua kinh nghiệm chứng ngộ th́ có khi không cần nói, vị thầy cũng có thể nhận ra ngay tức khắc mà không cần nói ǵ nhiều, v́ sau kinh nghiệm chứng ngộ th́ cách ăn nói, cách đi đứng, cách chạy nhảy, cách cười nói. cũng không c̣n giống ǵ với ngày hôm qua. Cho nên, chúng ta đời sau đọc các giai thoại Thiền, thấy có khi học tṛ không đáp ǵ hết hoặc chỉ làm một cử chỉ nhỏ nào đó, có khi như là vô nghĩa, vậy mà vị thầy cũng chấp thuận, cho thế là thử xong rồi - kiểu như thầy mới xô tṛ tới mười thành công lực, mà tṛ không té ngă. Nhưng trong sách không mấy khi ghi rơ là hai thầy tṛ kia đă sống bên nhau nhiều năm, và rằng thầy đă thấy rơ là người học tṛ đă biến đổi hẳn so với những ngày hôm qua.
Ở Trung Hoa và Việt Nam chú trọng nhất là công án loại Pháp Thân, và thứ nh́ là công án loại Cơ Quan, không đ̣i hỏi học nhân phải giải tất cả công án như ḍng Lâm Tế Nhật Bản. Đối với học nhân được Thầy dạy tham công án th́ công án loại Pháp Thân là bắt buộc ưu tiên. Ở chùa tôi, lối dạy Thiền không nhất định, chỉ tùy theo căn tính của tṛ mà Thầy dạy khác nhau. Thí dụ, Sư Ông tôi là Ngài Minh Tịnh bắt Thầy tôi, Ngài Trạm Nhiên Tịch Chiếu, tham công án: "Ai bửa củi đó mày?" lúc Thầy c̣n lo chuyện hỏa đầu. Mở miệng cũng bị bạt tai, không mở miệng cũng bị bạt tai. Do v́ tông phong vốn nửa Tây Tạng nửa Lâm Tế nên tông phong cực kỳ biến hóa.
Tại sao phương pháp tham công án có thể đưa tới giác ngộ?
Nếu chúng ta đang dùng pháp Vấn Đáp Cơ Phong để trắc nghiệm lẫn nhau, th́ chính cách đặt câu hỏi với cách đặt câu đưa tới giác ngộ đă là sai tông chỉ hoàn toàn. Tuyệt đối không có cái ǵ gọi là đưa tới giác ngộ hết, và cũng luận theo tông chỉ th́, tuyệt đối không có cái ǵ gọi là ngộ với mê hết. Tuy vậy, tham công án hay tham thoại đầu vẫn là một đại phương tiện cực kỳ mănh liệt thích hợp cho những người căn tính và ư chí cương mănh. Do vậy cổ đức c̣n gọi ḍng Lâm Tế là tướng quân chi pháp. Trong khi đó, những người căn tính nhu ḥa, mềm mỏng lại thích hợp với Mặc Chiếu Thiền của Tào Động. Những người căn tính linh mẫn, bí mật, nhiều ḷng tin có thể thể nhập được cái thấy Đại Thủ Ấn hay Đại Toàn Thiện của Thầy chỉ tất nhiên là thích hợp với Thiền Tây Tạng. Trong tận cùng, cái thấy ấy chỉ là một.
Tham công án là một nỗ lực của ư chí muốn thấu được Sự Thật. Sự Thật này là pháp vô sanh diệt, chỉ có thể thấu triệt được một khi thấy được Tánh của Tâm, Tâm ḿnh cũng là Nhất Chân Pháp Giới Tâm và cũng thật là Vô Tâm. Bấy giờ th́ Thanh Tịnh Pháp Thân sẽ hiển lộ trước mắt. Trong nỗ lực đó của ư chí, khi tới tận cùng của nghi t́nh, sẽ vào một cảnh giới của pháp định vô niệm, tư tưởng dứt bặt, t́nh cùng lư tuyệt, vọng niệm với chơn niệm vân vân đều không có chỗ bám trong tâm, đây chính là biên giới của cảnh giới pháp giới hiện toàn chơn vậy.
Trong thế kỷ này, ở bên Nhật thường dùng các công án khai thị Pháp Thân như chữ Vô của Triệu Châu, hay như Chích Thủ Diệu Thanh, tức tiếng vỗ của một bàn tay của Bạch Ẩn. Ở Trung Hoa và Việt Nam thường dùng các công án khai thị Pháp Thân như Niệm Phật Thị Thùy, tức ai là người niệm Phật, hay như Vô của Triệu Châu.
Các công án loại Cơ Quan để tâm không c̣n ở chỗ ngộ với mê nữa, và để có đại cơ đại dụng thường là, như công án muốn thấy sao Bắc đẩu hăy nh́n về phương Nam, hoặc như Phật Quan Âm ngh́n mắt, mắt nào là mắt chính. Sự khác biệt chủ yếu của các công án Pháp Thân và Cơ Quan là, công án Pháp Thân chỉ vào Tâm Vô Sanh Diệt, không sống được cảnh giới vô phân biệt th́ không thấu được; trong khi đó, công án Cơ Quan xô học tṛ vào thế giới phân biệt giữa Bắc với Nam, giữa một với nhiều, giữa phụ với chính, vân vân...
Các công án loại khác không đ̣i hỏi học tṛ phải thấu triệt. Nhưng với thời gian sống thoải mái bảo nhậm (c̣n gọi là đảm đương) th́ học tṛ cũng tự nhiên hội được, có lẽ chỉ trừ các công án dùng các ẩn dụ kỳ dị quá th́ chịu thua vậy. Chúng ta không thể sống lui trở ngược lại thời của các Ngài để chia xẻ chung một bầu khí văn hóa như vậy được.
Phải hỏi thêm, có thể dùng kinh luận giáo điển để giải công án không?
Có lẽ đối với một số công án, các vị pháp sư hoặc luận sư có thể mang kinh luận giáo điển ra giải được. Thí dụ như công án ai là người niệm Phật chẳng hạn. Ngay như luận Tiểu thừa cũng có thể nói được vậy. Đơn giản lắm, vốn thật là không một người, tức nghĩa là vô ngă. Nhưng làm sao thấy được, nh́n thấy và sống được cái ai không một người này bằng mắt, bằng thân và bằng cả tay, chân th́ đó là vấn đề của Thiền. Tức là làm sao vào được pháp định này th́ đó là chỗ giáo điển không ḍ tới được. Hoặc giả đem luận Duy Thức của Đại thừa ra bàn th́ biến kế sở chấp hiển lộ quá thức thứ sáu, vân vân... nghe rất dài ḍng và êm tai. Nhưng thật sự th́ lại nhạt nhẽo và thiếu sinh động làm sao. Các Thiền sư chỉ chấp nhận những câu trả lời hoặc các hành động được hiểu như xuất phát từ một kẻ đang vui chơi trong pháp định của Thanh Tịnh Pháp Thân. Và v́ vậy các Ngài không chấp nhận tất cả những ǵ thuộc về suy nghĩ tư lường. Ngay khi thấy học tṛ suy nghĩ, các vị Thầy thường nói, có tính cách phủ nhận, ngay khi nghĩ ngợi đă lầm qua rồi.
Giả dụ, như khi ta trả lời câu "Ai là người niệm Phật?" rằng đó chính là Vô Ngă th́ rơ ràng đă là một sai lầm lớn, mặc dù lời này chỉ đúng về mặt Kinh Luận. Bởi v́ ư vị thầy muốn rằng học tṛ phải chứng ngộ cái Ai Vô Ngă kia, chứ không phải muốn học tṛ đem sách vở ra trả bài. Có thể lấy cơ phong ra để vặn nơi đây là, cái gọi là Ngă với Vô Ngă kia hoàn toàn không c̣n thấy ǵ tới một mảy may trong Tự Tánh, th́ sao lại gọi được đó là Vô Ngă?
Như vậy, phương pháp tham công án tuyệt đối không dùng các khả năng thấy, nghe, hay, biết, tư lường như một số pháp Như Lai Thiền. Khi công án hiện tiền, học nhân có thể ở trong một số trạng thái đi mà không biết ḿnh đang đi, ngồi mà không biết ḿnh ngồi. Bởi v́ Tổ Sư Thiền phủ nhận quan niệm đi biết ḿnh đi, thở biết ḿnh thở là sự tỉnh thức hay giác ngộ của một vị phật. Cái biết hay tỉnh thức đó cũng chỉ là những đáp ứng của vô minh ngàn đời thôi. Dù vậy, cái không biết của trạng thái này vẫn chưa là đất thật. Như vậy, cái Sự Thật ẩn tàng nào đă làm hiển lộ những bóng mờ của vô minh thành các cái biết và không biết ấy? Câu trả lời nằm ở trong các công án về Pháp Thân, thí dụ phần trên có nói về một công án Pháp Thân là chỉ vào Tánh Nghe với Chích Thủ Diệu Thanh.
Có thể t́m được nguyên nhân tại sao một số Sư tin rằng cái biết, cái tỉnh thức là tánh Phật. Lư do đầu tiên là, theo nghĩa từ nguyên, chữ Phật là nghĩa tỉnh thức. Ta phải tin rằng nghĩa này thâm sâu hơn nghĩa của các chuyện đi biết ḿnh đi, thở biết ḿnh thở. Lư do thứ hai là Phật có dạy một số pháp quán niệm trong các kinh Tiểu thừa để tập định. Kết tập ưu thắng nhất đă trở thành pháp Minh Sát Tuệ. Lư do thứ ba là các Sư dựa vào câu nói của Tổ Sư Thiền, bất phạ niệm khởi duy khủng giác tŕ, nghĩa là không sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm thôi, ư là chỉ sợ biết chậm th́ niệm sẽ dẫn ḿnh đi lung tung nhưng khi cái biết khởi dậy th́ niệm sẽ biến mất vậy, tâm sẽ định trở lại.
Chúng ta sẽ không bàn về lư do thứ nhất và thứ hai đă đưa tới hiểu lầm trên, v́ e phạm giới bất kính Trưởng Lăo. Nhưng lư do thứ ba phải bàn rơ ở đây để làm minh bạch các nghĩa. Câu nói bất phạ niệm khởi duy khủng giác tŕ chỉ là một lời rất phương tiện dành cho các học nhân đang tu pháp vô tâm hoặc vô niệm. Cái giác đó, tức cái biết hay tỉnh thức đó, vẫn không phải là cái Tự Tánh Thanh Tịnh. Nếu lấy lời phương tiện để kết luận về nghĩa cứu cánh th́ là sai vậy. Hư Vân ḥa thượng, người phục hưng ḍng Lâm Tế ở Trung Hoa trong đầu thế kỷ này, có nói: "Có giác có chiếu vẫn c̣n là sanh tử," trong Hư Vân pháp ngữ. Dù vậy, giác với chiếu vẫn là phương pháp của Như Lai Thiền. Nếu học nhân không thâm nhập nổi pháp định của Tổ Sư Thiền tất nhiên là không tin vào lời phê b́nh đó vậy.
Để chống với nghĩa của những vị tin vào cái biết hay tỉnh thức là Tánh Phật, chúng ta có thể t́m thêm một phản luận nữa. Nếu lấy niệm để biết niệm, dù là phương tiện để ly niệm kia để tự duy tŕ ḿnh trong niệm biết, chư Tổ gọi là Tâm thượng sanh Tâm, trên tâm lại sanh thêm một tâm nữa, thế là hỏng. Phương pháp Tổ Sư Thiền dùng trong trường hợp này là buông bỏ hết tất cả cái biết cùng cái không biết th́ sự thật sẽ hiển lộ. Ư chỉ thật là sâu kín khó tin, khó hiểu và khó vào. Trong một cách phương tiện hơn, có thể dùng cách dùng niệm nhận biết vô niệm, nh́n vào chỗ một niệm chưa sanh, chỗ hạt bụi chưa dấy lên, chỗ đóa hoa chưa nở, chỗ niệm trước đă diệt mà niệm sau chưa sanh, c̣n gọi là pháp Sát Tâm Sanh. Pháp này đă nói trong Thói Nhà Tào Động và sẽ lược sơ lại trong bài này, phần cụ thể vào công án.
Cũng nên trích dẫn một số pháp ngữ liên hệ với vài lầm lẫn vừa nói. Như trong Bác Sơn pháp ngữ:
"Tham Thiền không được mất chính niệm dù trong giây lát. Nếu mất một cái niệm "tham cứu" ắt trôi lăn vào dị đoan, không c̣n nhớ mà quay về. Giống như người ngồi tĩnh tọa chỉ thích trong sáng lặng lẽ, coi cái kinh nghiệm thuần tịch tuyệt đối không nhớm bợn đó là Phật sự. Ấy gọi là mất chính niệm đọa kiến chấp thanh tịnh. Có kẻ nhận cái thức thần biết giảng dạy, biết nói, biết động, biết tĩnh làm Phật sự, đó tôi cũng gọi là thất chính niệm. Có kẻ đem cái vọng tâm đè nén không cho vọng tâm móng khởi, coi việc ấy là Phật sự. Ấy cũng gọi là mất chính niệm v́ đem vọng tâm mà đè nén vọng tâm, cũng như lấy đá mà đè cỏ hoặc gọt lá chuối, bóc một lớp lại c̣n một lớp, chẳng bao giờ hết. Có kẻ quán tưởng thân tâm như hư không, không móng khởi niệm như tường vách. Ấy cũng gọi là mất chính niệm."
Hoặc như Ngài Huyền Sa phê b́nh.
Huyền Sa nói: "Có hạng người bảo cái chiêu chiêu linh linh (ư thức) là linh đài của Trí tính, cái hay thấy hay nghe là chính Trí Huệ. Coi cái thân ngũ uẩn này là chủ tể. Vậy mà đ̣i làm Thiện Tri Thức, chỉ được cái lừa bịp thiên hạ."
Chúng ta có cách nào đề nghị một phương pháp cụ thể để tham công án không?
Tất cả pháp ngữ của các Sư đều nói là phải khởi nghi t́nh, nghi t́nh hiện tiền th́ chỉ c̣n một niệm tham cứu, niệm này rất gần với cái ở trên gọi là niệm vô niệm, trong này vọng niệm và cả chơn niệm đều không c̣n, tới giờ tới lúc th́ Pháp Thân hiển lộ. Sau đó mới tự biết cách tu.
Riêng Ngài Hư Vân lại đề nghị học nhân khi tham loại công án Pháp Thân nên chọn loại có thể qui về đầu của một niệm. Bấy giờ tham công án c̣n có thể gọi là tham thoại đầu. Thoại đầu nghĩa là đầu của một câu nói, tức là nh́n vào chỗ khi một niệm chưa khởi dậy, chỗ một niệm chưa sanh. Ngữ pháp khác c̣n nói về cảnh giới của người sống được chỗ ngày nghĩa là, sống với cái chỗ hạt bụi chưa dấy lên, chỗ đóa hoa chưa nở, chỗ một niệm chưa sanh. Gọi tắt là cảnh giới của pháp vô sanh. Ngài thường chọn công án Ai là người niệm Phật làm thoại đầu.
Khi c̣n học ở chùa Tây Tạng (Việt Nam), tôi được dạy bằng phương pháp khác chứ không phải là tham công án, nên không có thẩm quyền đầy đủ để viết về pháp này. Nhưng có thể đề nghị dưới đây một phương pháp đi dần vào công án một cách tiện dụng cho những học nhân có điều kiện tu tập.
(1) Nên t́m Thầy để đứng trong một ḍng pháp chính thống và sau này có thể thấu triệt tông phong ḍng ḿnh. Đồng thời chia sẻ một cộng nghiệp tốt với Bổn sư và bạn đạo. Nếu chưa có cơ duyên th́ đành phải lấy kinh pháp làm thầy vậy.
(2) Nên tập pháp thở ít nhất là vài tháng. Đi đứng nằm ngồi đều theo dơi hơi thở. Khi thở vào, biết ḿnh thở vào, bụng ph́nh ra. Khi thở ra, biết ḿnh thở ra, bụng xẹp xuống. Suốt ngày đều giữ tâm như vậy. Pháp này có thể chữa một số bệnh và chuẩn bị cơ thể cho trận chiến sắp tới.
(3) Nên tập pháp Sát Tâm Sanh sau. Mở mắt nh́n vào khoảng "niệm trước đă diệt, niệm sau chưa sanh." C̣n gọi là pháp nh́n vào tâm vô niệm. Tức là nh́n bằng mắt vào chỗ một niệm chưa sanh. Pháp này khi hiện tiền, học nhân sẽ thấy trước mắt hiện ra tâm ḿnh rộng như hư không mà không hề có một niệm dấy lên. Chú ư, đây không phải là một pháp quán tưởng ǵ hết, hoàn toàn không được quán với tưởng ǵ hết, mà chỉ mở mắt nh́n thôi, rồi tới một lúc tự động cảnh giới sẽ hiện tiền. Pháp này nên tập trong mọi trường hợp đi đứng nằm ngồi, và cả chạy nữa.
(4) Khi định lực của pháp trên đă h́nh thành, chọn công án Ai người niệm Phật (tức Niệm Phật Thị Thùy). Học nhân khởi niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, rồi nh́n vào tâm ḿnh xem ai vừa khởi niệm đó. Không nh́n vào tâm ḿnh bằng mắt nữa, nhưng nh́n bằng khả năng nghi ngờ thám sát của ư thức. Tức là không nh́n bằng mắt, nhưng nh́n bằng đầu, bằng bộ óc, bằng khả năng tư lường nghi ngờ, mà không được suy nghĩ lư luận. Khi niệm tham cứu này hiện tiền th́ đầu của học nhân như bị tê liệt. Nói cách khác, nh́n vào chỗ một niệm chưa sanh (tức khi chữ Ai chưa hiện tiền trong tâm) bằng ư thức. Khi định lực này thành tức nghi t́nh bắt đầu hiện tiền. Đi sẽ không biết ḿnh đi, đứng có thể sẽ không biết ḿnh đứng.
(5) Sau khi định lực trên thành, nên nh́n vào chỗ chưa sanh một niệm ấy bằng toàn thân. Luôn luôn giữ niệm tham cứu về chữ Ai đó. Ở đây tất cả những ǵ thuộc về vọng niệm và chơn niệm đều bị quét sạch. Sao gọi là nh́n bằng toàn thân? Cảnh giới này thật khó diễn bày bằng lời. Có một lần, Thầy tôi có chỉ một thị kiến Đại Thủ Ấn như sau: "Con chỉ niệm Phật được khi nào tay cũng niệm Phật và chân cũng niệm Phật." Có thể mượn lời đó để chú nghĩa giữ niệm tham cứu bằng toàn thân (từ sợi tóc cho tới móng chân). Khi mực độ nghi t́nh này hiện tiền th́ học nhân thấy núi không là núi, và sông sẽ không là sông. Thân, tâm và niệm tham cứu trở thành một thể. Hoàn toàn không có chỗ nào của tư lường, so sánh, phân biệt ở đây.
(6) Khi định lực trên thành, sẽ tự động chuyển sang cái thấy không c̣n cái ǵ gọi là thân với tâm nữa, mà toàn pháp giới sẽ biến thành thân và tâm của ḿnh. Toàn pháp giới cây, cỏ, núi, rừng đều trở thành một niệm tham cứu vào chỗ chưa sanh của niệm Ai. Tức là không nh́n bằng toàn thân nữa, mà nh́n bằng toàn pháp giới. Học nhân sẽ thấy ḿnh với người không cách biệt, thấy ḿnh trong người khác, trong từng cây cỏ lá hoa núi đồi... Điều này gần với một thị kiến khi Thầy tôi dạy: "Vũng nước trước sân cũng chính là Phật vậy." Nghi t́nh này tới mức vỡ ra, sẽ thấy được Pháp Thân vậy.
Tất cả các bước đề nghị trên đều là các cảnh giới của vô niệm, chỉ trừ nghi niệm là hiện tiền thôi.
Thiền Đốn Ngộ c̣n được diễn bày bằng một ngôn ngữ mới của thế kỷ 20 bởi Krishnamurti (ở đây chúng ta sẽ viết tắt tên không là K.). K. được nhiều người tin như một hóa thân của Phật Di Lặc. K. không từng đọc kinh Phật, không uyên bác nhưng tất cả những lời nói, thuyết giảng đều hiển Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ. Trong sách "Krishnamurti, the Open Door," tác giả là bà Mary Lutyens ghi lại là, học giả Phật giáo nổi tiếng Jagannath Upadhyaya chuyên nghiên cứu các bản văn cổ Tây Tạng đă t́m ra từ đó một lời tiên tri về sự xuất hiện của K. như hóa thân của Phật Di Lặc (Lord Maitreya), trang 92-93 sách trên.
K. cho rằng chân lư là mảnh đất không lối ngơ để tới, hoàn toàn không thể do tu tập, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện... mà được. Các sách cuối đời ông mang sức mạnh như kinh điển Đại Thừa, khảo sát về các vấn đề căn bản về Tâm (The Mind), về Nhất Chân Pháp Giới Tâm (mượn chữ này của kinh Lăng Nghiêm để dịch chữ The Universal Mind), về trật tự vũ trụ (Cosmic Order), về Đốn Ngộ (cannot be done in time).
Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ hiển hiện rơ ràng nhất ở hai sách, tường thuật các cuộc đối thoại giữa K. và ông David Bohm mang phong thái kinh Phật viết ở thể đối thoại giữa Phật và các ông A Nan, Xá Lợi Phất... Nhưng thú vị là Dr. David Bohm lại là một ông A Nan ngang bướng ưa vặn hỏi từng ư nhỏ, một Xá Lợi Phất uyên bác về khoa học vật lư đầy thắc mắc ngờ vực. Hai sách đó là:
(1) The Ending of Time. J. Krishnamurti and David Bohm, Harper & Row, California, 1985.
(2) The Future of Humanity. J. Krishnamurti and David Bohm, Harper & Row, California, 1986.
"Tông phong" của K. cực kỳ vi diệu v́ chính hai người viết tiểu sử (biography) đời ông đều thú nhận là chưa hiểu K. muốn nói ǵ mặc dù đă cảm được sức mạnh của chân lư trong lời giảng dạy của ông. Hai người này đều là bạn thân nhiều thập niên với ông, gần như đọc và nghe tất cả những ǵ ông nói, là hai bà Mary Lutyens và Pupul Jayakur. Đó là một sự thật, cũng như các vị pháp sư, luận sư hểu tất cả tư tưởng Đại Thừa, thuộc ḷng các kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm vân vân... nhưng khi được nghe hiển Tông chỉ Thiền Đốn Ngộ th́ cũng mịt mịt mờ mờ vậy.
Ở phần phụ lục sách này, có trích dịch một số đoạn nói về Thiền định từ cuốn Krishnamurtís Notebook.
Có thể nói tóm tắt về ư chỉ của K. không?
Câu trả lời nên là, hoàn toàn không một pháp để trao cho người. Tuy nhiên, trong các lời phương tiện, K. cũng đề nghị các thứ như, nên sống với vô tâm (vacant mind, empty mind), với vắng lặng (stillness), với tỉnh thức (watchfullness, attentiveness), với sự bùng vỡ thanh tịnh (shattering purity), thấy Tánh (realization of the Otherness), vân vân... Tất cả các đề nghị đó đều được nhấn mạnh là không do một nỗ lực của Tâm mà thành được (effortless but one cannot try to touch it), không do sự huân tập từ từ (cannot be done in time).
Sau khi đă duyệt qua về các tông phong và phương tiện khác của Thiền Đốn Ngộ, chúng ta có thể khẳng định thế nào là Tông chỉ?
Hoàn toàn không có lời khẳng định được về Tông chỉ. Tất cả các h́nh thức diễn bày đều ở trong thể phủ định, không phải cái này, không phải cái kia, không phải cái nọ, vân vân... Ngôn ngữ văn tự không dùng được cho tối hậu cú đó. Và bây giờ chúng ta thử bước vào thế giới của Tín Tâm Minh để xem Ngài Tăng Xán đă hiển Tông chỉ thế nào.
GHI CHÚ:
Ở trên một công án đă được sửa ư. Trong chính văn Trung Hoa nghĩa là: "Muốn biết ư cùng tận, Bắc đẩu nh́n về Nam." Khi ở Việt Nam tôi lại nghe là: "Muốn thấy sao Bắc đẩu, hăy nh́n về phương Nam." Sửa để làm chi? Và ai, vị Thiền Sư nào của Việt Nam đă sửa lại? Chữ ai này hẳn là khó hơn chữ ai của Niệm Phật Thị Thùy vậy. Mới biết, thế giới của Thiền đầy những sương mù của ngộ và mê vậy.
Nguyên Giác
Sửa lại bởi lan25 : 21 September 2005 lúc 3:17pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 7 of 14: Đă gửi: 03 October 2005 lúc 9:56pm | Đă lưu IP
|
|
|
QUY CỦ TỌA THIỀN
Bản văn này được dịch trong sách Moon in a Dewdrop, gồm các bài viết của Thiền sư Dogen, tức Ngài Đạo Nguyên, sáng tổ ḍng Thiền Tào Động Nhật Bản. Cuốn sách này được san định lại do Kazuaki Tanahishi, in bởi nhà North Point Press, San Francisco, 1985. Bản Quy Củ Tọa Thiền này là một hướng dẫn cụ thể, rơ ràng về pháp Tọa Thiền của Tào Động Nhật Bản. V́ phải dịch qua hai lần - nguyên bản từ tiếng Nhật được dịch qua tiếng Anh, và bài này từ tiếng Anh qua tiếng Việt - trong những câu có tính chỉ pháp an tâm, chúng tôi thoát ư diễn giải dài ḍng và rơ ràng hơn, nhưng cũng không ngoài tông phong Tào Động.
1
Tu Thiền tức Tọa Thiền. T́m được một nơi yên tĩnh để Tọa Thiền th́ thích hợp nhất. Nên ngồi trên một tấm bồ đoàn (hoặc chiếu) dày. Đừng để lọt vào pḥng các thứ rác, giấy vụn, khói, mưa hoặc sương. Phải bảo vệ và ǵn giữ nơi ngồi. Người xưa có khi ngồi trên Kim Cương bảo tọa hoặc tảng đá phẳng được trải bày một lớp cỏ.
Nơi ngồi không nên tối quá, dù ngày hay đêm. Nơi ngồi nên giữ ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2
Tọa Thiền phải dẹp hết mọi vướng bận, tất cả các việc đều gác qua một bên. Tọa Thiền là không nghĩ đến các điều lành, dữ, thiện, ác, tốt, xấu. Hoàn toàn không có nỗ lực hoặc cố gắng ư thức trong Tọa Thiền. Tọa Thiền cũng không phải là nghĩ về hoặc quán sát theo dơi tất cả các thứ tâm, ư, thức hoặc cảm xúc, vân vân...
Đừng mong cầu trở thành Phật; cứ ngồi buông xả hết tất cả. Điều độ, chừng mực trong việc ăn uống. Ư thức rằng thời gian qua mau, phải tự cảnh sách và tu tập như cứu đầu khỏi lửa. Ở núi Hoàng Mai, Ngũ Tổ đă loại trừ tất cả các sinh hoạt khác ra ngoài việc Tọa Thiền.
3
Khi Tọa Thiền, nên mặc áo tràng và dùng một tọa cụ tṛn. Tọa cụ để lót dưới mông thôi. Trong cách ngồi này, chân xếp tréo đặt trên chiếu (bồ đoàn), và xương sống thẳng lên, t́ trên tọa cụ. Đây là cách ngồi của chư Phật quá khứ khi tọa thiền.
Hoặc là ngồi kiết già hoặc bán già. Để ngồi kiết già, xếp chân phải lên đùi trái và chân trái lên đùi phải. Các ngón chân trên nằm dọc theo đùi, đừng căng xa quá. Trong thế ngồi bán già, chỉ đơn giản xếp chân trái lên đùi phải (1).
4
Nới lỏng áo quần và sắp xếp ngay ngắn thứ tự. Đặt bàn tay phải lên bàn chân trái, và rồi, tay trái lên bàn tay phải, hai đầu ngón cái chạm nhẹ nhau (2). Với hai tay trong vị thế này, đặt sát vào thân, nơi bụng dưới.
Toàn thân ngay ngắn và ngồi thẳng lên. Đừng nghiêng qua bên trái hoặc phải. Đừng ngả về phía trước hoặc phía sau. Hai tai thẳng một đường với vai, mũi thẳng một đường với rốn.
Lưỡi đặt nhẹ vào đỉnh hàm trên, và thở bằng mũi. Môi và răng khép lại. Mắt mở, nhưng đừng mở quá rộng hoặc quá hẹp. Hít vào và thở ra tṛn đầy, điều chỉnh và tâm trong tư thế này.
Ngồi vững vàng trong chánh định (tam muội - Samàdhi) và niệm vô-niệm. Như thế nào để niệm vô niệm? Đó chính là vô-niệm (3). Đây chính là nghệ thuật Tọa Thiền vậy.
Tọa Thiền hoàn toàn không phải là tập trung tư tưởng. Tọa thiền là cửa pháp của niềm vui lớn vậy, của an nhiên tự tại đây. Tọa Thiền chính là tu chứng Đạo Lư Thanh Tịnh, ngay khi ngồi xuống đă là thâm nhập Thanh Tịnh Pháp Thân rồi đây.
Tháng thứ mười một, năm đầu Kangen (1243), bản văn này được dạy cho chúng hội tại Thiền Viện Yoshimine, Huyện Yoshida, Tỉnh Echizen.
Dịch qua tiếng Anh bởi Dan Welch và Kazuaki Tanahashi.
Dịch từ Anh qua Việt bởi Nguyên Giác PTH.
Excerpted from: Moon in a Dewdrop, Copyright (c) 1985 by Dogen. Translated by Kazuaki Tanahaski. Reprinted by permission of North Point Press.
Ghi Chú:
(1) Các tư thế ngồi có chỉ rơ hơn trong bài "Thói Nhà Tào Động."
(2) Theo các Kinh trong Mật Bộ, th́ phải để tay ngược lại, bàn tay mặt ngửa đặt trên ḷng bàn tay trái, hai đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau, mới đúng là Pháp Giới Định Ấn. Ở đây, Ngài Đạo Nguyên dạy ngược lại, nên không đúng ấn khế của Mật Bộ. Chúng tôi không hiểu tại sao, xin quí vị cao minh chỉ dạy giùm.
(3) Chúng tôi tạm dịch như trên theo bản tiếng Anh: "...and think not-thinking. How do you think not-thinking? Nonthinking." Có một yếu quyết của Tào Động Trung Hoa là Tư lường cá phi tư lường để, tư lường cái-rốt-ráo-không-thể-tư-lường. Độc giả nên đọc bài Thói Nhà Tào Động có giải rơ về các chuyện này.
Nguyên Giác dịch.
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 8 of 14: Đă gửi: 03 October 2005 lúc 9:59pm | Đă lưu IP
|
|
|
KRISHNAMURTI VÀ
THIỀN ĐỊNH
Krishnamurti là một nhân vật mang nhiều tính tiền định. Trọn đời ông như một vở kịch được sắp saün để mà chơi. Năm 1909, khi ông mười bốn tuổi, bà Annie Besant, chủ tịch Hội Thông Thiên Học, một vận động tổng hợp Triết học Tây phương với giáo lư nhà Phật và Ấn Độ giáo, tuyên bố Krishnamurti là hóa thân của Maitreya (Đức Từ-thị hay Phật Di Lặc). Bà thành lập hội Ngôi Sao để chuẩn bị cho ông - vị giáo chủ tương lai của thế giới đó - khi lớn lên sẽ giảng dạy một giáo lư mới cho thời đại mới.
Năm 1929, Krishnamurti tuyên bố giải tán hội Ngôi Sao. Bấy giờ ông tuyên bố "Truth is a pathless land," Chân lư là mảnh đất không lối ngơ ǵ cả. Điều này có thể gợi nhớ tới ngôn ngữ Thiền, con đường không đường, cửa không cửa (vô môn quan). Từ đây, ông đi nhiều nơi trên thế giới để nói về giảng dạy mới này. Ông nói chuyện về gần như là tất cả mọi vấn đề của con người. Phương pháp thường dùng nhất là đối thoại, ông thường đưa ra những câu hỏi, chất vấn, khảo sát về Tâm (Thoughts and feelings) chỉ thẳng cái tánh không thực của nó, sự lập đi lập lại giả tạo của nó. Có thể nhớ tới kinh Phật nói: "Tâm như diễn viên, ư như thằng hề." Ngôn phong của ông mang nhiều tính phủ định (negation), cũng triệt để như ngôn phong của hệ thống Bát Nhă.
Đức Phật Sống Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, người được dân tộc Tây Tạng tin tưởng là hóa thân của Đức Quan Âm, đă so sánh Krishnamurti với Nagarjuna (Tổ Long Thọ, người h́nh thành 5 hệ thống giáo lư nhà Phật, trong đó có giáo lư Tánh Không của Bát Nhă). Năm 1956, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Krishnamurti gặp nhau tại Madras, Ấn Độ. Không có sách nào tường thuật buổi gặp nhau này một cách chi tiết. Hai hóa thân Phật này, một Di Lặc và một Quan Âm, đă nói ǵ với nhau không ai biết, có đấu phép để phân biệt bạn thù không cũng chẳng ai hay. Trang 202-203 của sách Krishnamurti A Biography của bà Pupul Jayakar chỉ ghi vài ḍng, trong đó có một chữ "coexperience" của Đức Đạt Lai Lạt Ma phê b́nh về cuộc nói chuyện đó. Nói theo Thiền là đă ấn chứng cùng vào nhà Tổ, đi chung lối chim bay, thở chung một lỗ mũi với Phật.
Bài này trích dịch từ trong Krishnamurtís Notebook, sách ông viết lúc gần cuối đời, năm 1961, gồm một số đoạn nói lên quan điểm của ông về Thiền định. Nếu so sánh quan điểm này về Thiền của Krishnamurti với pháp Thiền Tào Động, Lâm Tế Tây Tạng, ta thấy rất nhiều điều giống nhau. Nói rơ hơn là, khác chỉ là ở thủ đoạn khai ngộ, Pháp bảo nhậm hoàn toàn như nhau. Nhưng than ôi, c̣n thấy có một pháp vẫn c̣n là chưa được.
TRÍCH VĂN
Trang 51:
Thiền định là sự vắng mặt của tất cả những ǵ gọi là ư thức, không phải để tiếp nhận, nhưng để làm vắng mặt, để quét sạch, để trống không tất cả những ǵ gọi là nỗ lực. Ở đó sẽ là chỗ cho sự vắng lặng, không phải là chỗ được tạo nên bởi tư tưởng và các sinh hoạt trí thức, mà là chỗ (cảnh giới) đó đến qua sự phủ định và phá hoại, khi không c̣n chút ǵ của tư tưởng (niệm) và các dự phóng của nó. Chỉ ở Tánh Không mới có Sáng Tạo.
Trang 81:
Thiền định không với một công thức nào hết, không với một động cơ và lư luận nào hết, không một nơi để đến và mục đích nào hết, là một hiện tượng khó tin. Loại Thiền định này không chỉ là một bùng nổ vĩ đại làm trong sạch tất cả nhưng cũng c̣n là sự chết (1). Ở đây không c̣n cái ǵ gọi là ngày mai nữa (Thời gian chấm dứt).
Trang 82:
Không có cái ngày mai trong Thiền định, (v́) không có lư luận ǵ được với cái chết. Cái chết của hôm qua và ngày mai không để lại chút khoảnh khắc ǵ trong hiện tại, và thời gian luôn là khoảnh khắc, nhưng sự hủy diệt (thời gian) này là cái hoàn toàn mới. Thiền định là như vậy, không phải là những con toán ngốc nghếch của bộ óc đi t́m sự an toàn. Thiền định là sự hủy diệt cái an toàn, và có cái đẹp tuyệt diệu trong Thiền định, không phải là cái đẹp của những ǵ được tạo dựng nên bởi con người hay Thiên nhiên, nhưng là cái đẹp của cái vắng lặng. Cái vắng lặng này là cái KHÔNG, trong đó và từ đó tất cả (vạn pháp) lưu xuất và hiện hữu (2).
Trang 142:
Thiền định là cửa ngơ đi vào cái không vô tận (3). (Meditation was an opening into immeasurable emptiness).
Trang 143:
Thiền định sinh khởi ra cái Đó (4), nó thuộc về sự trong sạch (thanh tịnh) bùng vỡ. Sự thanh tịnh của nó không để lại chút manh mún nào hết, nó ở đó, nó là tất cả và không có ǵ là từng hiện hữu. Khi không có ǵ hết th́ là nó. Nó (Thiền định) là sự thanh tịnh của tất cả các yếu tính. Sự b́nh an này là cảnh giới vô tận, vô biên giới, của Tánh Không bất khả tư nghị.
Trang 170-171:
Nơi hàng hiên thoảng mùi thơm (nơi ông ở), khi b́nh minh chưa tới và hàng cây vẫn c̣n vắng lặng, cái ǵ là bản chất chính là cái đẹp (LND: essence dịch là bản chất hay yếu tính, có nên dùng chữ Tánh của Thiền không?). Nhưng cái yếu tính này th́ không có thể kinh nghiệm. Kinh nghiệm phải chấm dứt, phải chết đi, v́ kinh nghiệm chỉ làm củng cố thêm cái đă biết. Cái đă biết th́ không bao giờ là bản chất, là yếu tính (LND: nghĩa của chữ yếu tính thường được định nghĩa cách Triết học là, cái ǵ làm cho nó là nó). Thiền định không bao giờ là một kinh nghiệm xa hơn; nó không chỉ là sự chấm dứt kinh nghiệm, mà sự chấm dứt này chỉ là một đáp ứng tới sự thách thức, lớn hay nhỏ. Nhưng nó (Thiền định) là sự mở ra cánh cửa của Pháp Tánh (the door to essence), mở ra cánh cửa của một ḷ sưởi, trong đó lửa đang đốt cháy hoàn toàn, không để lại chút tro bụi, không ǵ c̣n sót lại nữa. Chúng ta là những cái sót lại, những kẻ nói vâng của nhiều ngàn ngày hôm qua, một chuỗi liên tục của trí nhớ không thôi, của sự lựa chọn và tuyệt vọng. Cái gọi là Đại Ngă và Tiểu Ngă là khuôn mẫu của hiện hữu, và hiện hữu là tư tưởng, và tư tưởng là hiện hữu, với đau khổ không bao giờ chấm dứt. Trong ngọn lửa của Thiền định, tư tưởng chấm dứt cùng với cảm xúc, v́ không có cái nào đă là t́nh yêu cả. Không có T́nh yêu th́ không có yếu tính; không có T́nh yêu th́ chỉ có tro bụi mà trên tro bụi này sự hiện hữu của chúng ta h́nh thành. Chỉ ở trong Tánh Không, mới có T́nh yêu (5).
Trang 175; Trong khi ông đang đi bộ:
Vừa khi con đường rẽ về phía đông, cái Đó (otherness) hiện đến. Nó đến chan ḥa đổ xuống những làn sóng lớn dày đặc của sự linh thánh vô biên. Như dường các tầng trời mở ra cho cái không-gọi-tên-được hiện đến từ cái vô lượng vô biên đó; Nó đă sống ở đó suốt ngày, tôi (ông khiêm tốn dùng chữ One, ngôi thứ ba) đột nhiên nhận ra và chỉ bây giờ, đang đi bộ một ḿnh trong khi những người bạn khác đă vào ngă quẹo khác, tôi nhận ra sự kiện đó. Và cái ǵ làm cho sự kiện này khác thường chính là cái đang xảy ra; nó là đỉnh cao của cái trước giờ vẫn đang diễn tiến và không phải là một sự kiện riêng biệt (6). Có ánh sáng, không phải ánh sáng mặt trời hay đèn nến ǵ của con người, các loại ánh sáng này chỉ tạo nên bóng (shadows) thôi. Nhưng có ánh sáng không tạo nên bóng và nó là ánh sáng.
Trang 148:
Đang đi bộ và nói chuyện, Thiền định vẫn đang tiếp tục trong những lời và vẻ đẹp của đêm. Nó vẫn đang tiếp diễn ở một chiều sâu rộng lớn, trôi chảy bên ngoài và cả bên trong (Tâm). Nó đang bùng nổ và tỏa rộng ra.
Trang 212:
Thiền định là lang thang xuyên qua thế giới của tri thức và xa ĺa khỏi nó để thâm nhập vào cái chưa từng được biết, cái không biết (the unknown).
Trang 217:
Thiền định là sự phủ định thuần túy nhất. Sự phủ định này không là kết quả của mọi phản ứng. Để từ chối, và duy tŕ ở trong sự từ chối này của phủ định đó là hành động không với một động cơ, cũng là T́nh yêu vậy.
Trang 219:
Thiền định không phải là con đường của một nỗ lực nào hết. Tất cả nỗ lực chỉ đưa tới mâu thuẫn, đối kháng. Nỗ lực và chọn lựa luôn luôn là nguyên nhân của mâu thuẫn, sẽ làm cho Thiền định trở thành một chạy trốn thực tại, trốn cái đang làm. Thiền định chân chính sẽ đưa tới cái Đó, làm vắng lặng hoàn toàn một bộ óc vốn đă yên tĩnh. Bộ óc chỉ đơn giản là một hành lang cho cái vô lượng vô biên đó, cũng hệt như ḍng sông rộng và sâu giữa 2 bờ dốc, cái Khác kỳ lạ này chuyển động với không một phương hướng và thời gian.
Cũng trang 219:
Thiền định là ngọn lửa đốt cháy sạch tất cả thời gian và khoảng cách, tất cả thành tựu và kinh nghiệm. Chỉ có cái Chơn Không vô lượng vô biên nhưng trong đây chính là chuyển động, là Sáng Tạo.
Trang 222:
Thiền định tiếp tục (trong cơ thể ông) với sự vắng lặng đó, và vắng lặng đó chính là T́nh yêu. Nó không phải là yêu một vật ǵ hay người nào, một h́nh ảnh hay biểu tượng nào, chữ hay tranh. Nó đơn giản là t́nh yêu, với không một cảm xúc (feeling). Nó tự hoàn toàn trong chính nó, trần truồng, dầy đặc, không một nguyên nhân và phương hướng.
Cùng trang 222:
Trong Thiền định không có sự lập lại, không có sự tiếp nối của thói quen; chỉ có cái chết của tất cả mọi cái đă biết và có những trận mưa hoa của cái bất khả tri (unknown).
Ghi Chú:
(1) Có thể gợi nhớ tới một câu trong Thiền: "Đại tử nhất phiên," một phen chết lớn. Ở đây, hai ư không hoàn toàn trùng nhau. Đoạn này của Krishnamurti c̣n gợi nhớ tới bài kệ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Sinh diệt dĩ diệt, tịch diệt vi lạc." Tạm dịch là, tất cả những ǵ gọi là sinh với diệt đều tiêu ma cả rồi, chỉ có cái Tánh Không Vắng Lặng này mới là niềm vui thật thôi.
(2) Điều này lại gợi nhớ tới chủ trương Chơn Không Diệu Hữu của Kinh Pháp Hoa. Trong cái Không chơn thật và tuyệt đối đó mới lưu xuất và hiện hữu cái Có kỳ diệu.
(3) Ngôn ngữ của Bát Nhă lại xuất hiện ở đây.
(4) Chữ cái Đó tạm dịch từ chữ The Otherness. Chữ này trong sách không được định nghĩa rơ ràng. Krishnamurti không có thói quen định nghĩa điều ǵ cả. Nếu dịch là cái Khác sợ không đúng theo văn mạch. Thấy được cái Đó phải chăng là Thấy Tánh theo ngôn ngữ của Thiền? Xin ghi một phần nguyên văn cho độc giả ghi nhận, chú ư có một chữ is ở th́ hiện tại trong toàn văn ở th́ quá khứ: "Meditation yeilded to the otherness; It was of shattering purity. Its purity left no residue; it was there, that is all and nothing existed."
(5) Đoạn này tương hợp với một đoạn kệ trong Kinh Lăng Già: "Viễn ly đoạn thường, thế gian hằng như mộng, tri bất đắc hữu vô, nhi hưng đại bi tâm."
(6) Cái trước giờ vẫn đang diễn tiến (what had been going on), không hiểu ư Krishnamurti ám chỉ điều ǵ. Trong văn mạch có thể hiểu theo 2 cách. Chữ cái Đó (cái Khác - otherness) ở đây có thể dịch, mượn chữ nhà chùa, là Tánh, một cách tương hợp. Ở đây, Krishnamurti nh́n Thấy Tánh hiển hiện trước mắt. Nghĩa thứ nhất của cái-trước-giờ-vẫn-đangđi 877;n-tiến có thể là, ám chỉ cái Tánh đó trước giờ vẫn bất sinh bất diệt bất tăng bất giảm... Nghĩa thứ nh́ có thể có là, ông ám chỉ cái trong sách, ông gọi là process. Cái process này bắt đầu với ông từ năm hai mươi tám tuổi (năm 1922), năm ông chuyển hướng giáo lư phủ định tất cả. Có thể nói theo nhà chùa, giai đoạn này của ông là chuyển từ Như Lai Thiền sang Tổ Sư Thiền. Từ đó, ông chịu những cơn đau liên tục ở đầu và xương sống. Theo ông (?) đó là do pháp môn Không có ǵ để tu hết, nói theo Thiền là pháp bổn như vô pháp, nói theo ông là ở với cái Tánh Không Thường Tịch (nguyên văn là stillness and emptiness). Cuốn Krishnamurtís Notebook này được viết năm 1961, tức bốn mươi năm sau lần Đại Tử Nhất Phiên đó, nhưng cơn đau do process vẫn liên tục. Theo giải thích của bà Pupul Jayakar, tác giả quyển Krishnamurti A Biography, cơn đau do process đó là sự tỉnh thức và đi lên của luồng hỏa hầu trong người Krishnamurti. Bà Pupul Jayakar là bạn thân của Krishnamurti, là phó chủ tịch Krishnamurti Foundation, một triết gia lớn của Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng ta không hề nghe Krishnamurti hay một Thiền Sư nào hở môi nói về con rắn đen hay đỏ ǵ hết. C̣n chuyện nghe ǵ bên tai, thấy ǵ trước mắt hay đau ǵ do process đó th́ cũng chẳng thấy ai bận tâm. Bởi v́ h́nh như là khi đau quá, th́ các Thiền sư vẫn phải đi Bác Sĩ khám bệnh.
MEDITATIONS
(Bổ túc cho ấn bản năm 2001)
Cuốn Meditations của Krishnamurti, xuất bản bởi nhà Shambala năm 1991, kết tập các lời nói về thiền định của nhà đạo sư dị thường nhất thế kỷ 20, người đă tự giải tán tổ chức tôn giáo mà ông được chọn làm giáo chủ từ khi c̣n thơ ấu trong khi tổ chức này đă có tới hơn 5 triệu tín đồ. Mặc dù phi bác hết tất cả những ǵ thuộc về tôn giáo, Krishnamurti vẫn có ngôn ngữ và phong thái của một vị Cổ Phật đi vào cuộc đời, đặc biệt là lời dạy của ông luôn luôn chỉ thẳng vào tâm để hiển tánh. Đây chính là pháp môn Thiền Đốn Ngộ không qua bất kỳ phương tiện nào. Nơi đây tất cả những ǵ gọi là tông phái, kỹ thuật, thẩm quyền, kinh điển, thần chú đều trở nên vô nghĩa.
Dưới đây là bản Việt dịch do Nguyên Giác thực hiện. Có một điều nên ghi chú, Krishnamurti đôi khi tránh xưng "tôi" (ngôi thứ nhất), và đă dùng chữ "one" (một người, ngôi thứ ba) để tự gọi như cách đứng ngoài ḿnh và nói về ḿnh, có lẽ v́ ông không c̣n thấy có cái ǵ gọi là tự ngă nữa; người dịch chuyển nghĩa chữ "one" sang Việt ngữ là "bạn" (ngôi thứ hai). Trường hợp này sẽ lẫn lộn với khi dịch chữ "you" cũng là "bạn," nhưng sẽ tạo một văn phong thống nhất. Thêm nữa, bởi v́ người dịch thấy rằng trong pháp môn này thực sự không có ǵ ngăn cách giữa các ngôi "tôi, người, bạn" chi cả. Bản dịch như sau.
LỜI ĐẦU
Con người, với mục đích trốn thoát các mâu thuẫn, đă phát minh ra nhiều h́nh thức thiền định. Những h́nh thức này dựa vào khát vọng, vào ư chí và vào thúc giục tới thành tựu, và gợi mở mâu thuẫn và cuộc chiến đấu để tới. Nỗ lực tận t́nh đầy ư thức này th́ luôn luôn nằm trong giới hạn của một tâm bị điều kiện hóa, và trong này th́ không có tự do. Tất cả mọi nỗ lực để thiền định đều là chối bỏ thiền định.
Thiền định là sự chấm dứt các niệm. Chỉ tới lúc đó mới có một chiều kích khác, nơi vượt ra ngoài thời gian.
Tháng 3.1979.
***
Những đoạn văn dưới đây trích từ các tác phẩm sau:
Krishnamurti’s Notebook, Beginnings of Learning, The Awakening of Intelligence, Beyond Violence, You Are the World, The Flight of the Eagle, The Impossible Question, The Only Revolution, Freedom from the Known, Meditations 1969, Talks with American Students.
***
Tâm thiền định th́ vắng lặng. Đó không phải sự vắng lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được; đó không phải sự vắng lặng của một đêm im vắng; đó là sự vắng lặng khi niệm—với tất cả h́nh ảnh, lời và khái niệm của nó—đă hoàn toàn chấm dứt. Tâm thiền định này là một tâm tôn giáo—cái tôn giáo mà không một giáo hội nào, thánh đường nào, hay bài ca nào có thể chạm xúc được.
Tâm tôn giáo là sự bùng nổ của t́nh yêu. Đó là t́nh yêu không hề biết tới chia cách. Với nó, xa chính là gần. Đó không phải là một hay nhiều, nhưng là trạng thái t́nh yêu trong đó mọi chia chẻ đều chấm dứt. Hệt như vẻ đẹp, nó không thuộc về thước đo của ngôn ngữ. Từ riêng cái vắng lặng này, tâm thiền định hoạt động.
***
Thiền định là một trong những nghệ thuật lớn nhất của đời sống—có lẽ là nghệ thuật lớn nhất, và người ta không có thể học từ bất kỳ ai. Đó là vẻ đẹp của nó. Nó không có cái ǵ gọi là kỹ thuật, và do vậy không có cái ǵ gọi là thẩm quyền. Khi bạn biết về chính bạn, nh́n chính bạn, nh́n cách bạn đi, cách bạn ăn, những ǵ bạn nói, những tán gẫu, những căm ghét, những ghen tị—nếu bạn biết hết tất cả những điều đó trong tâm bạn, với không một lựa chọn, đó là một phần của thiền định.
Như vậy, thiền định có thể hiện hữu ngay cả khi bạn đang ngồi trên xe buưt, hay đang đi bộ trong rừng đầy những ánh sáng và bóng mát, hay đang nghe chim hót, hay đang nh́n khuôn mặt của vợ hoặc con bạn.
***
Thật kỳ lạ về cách thiền định trở thành; nó không có chấm dứt mà cũng không có khởi đầu. Nó hệt như giọt mưa: trong giọt nước là tất cả những ḍng suối, những sông cả, những đại dương và những thác nước; giọt nước này nuôi lớn trái đất và con người; không có nó, trái đất sẽ là một sa mạc. Không thiền định, trái tim trở thành một sa mạc, một vùng đất hoang.
***
Thiền định là t́m xem tư tưởng, với tất cả những hoạt động của nó, tất cả những kinh nghiệm của nó, có thể tuyệt đối vắng lặng được hay không. Không được dụng tâm, bởi v́ ngay khi bạn dụng tâm th́ đă vướng vào nhị nguyên (hai đầu). Người nào nói rằng, "Tôi muốn đạt những kinh nghiệm tuyệt diệu, cho nên tôi phải buộc tâm tôi vắng lặng," th́ sẽ không bao giờ thiền định được. Nhưng nếu bạn bắt đầu ḍ xét, quan sát, lắng nghe tất cả những chuyển động của niệm, những điều kiện hóa của nó, những theo đuổi của nó, những sợ hăi của nó, những niềm vui của nó, nh́m xem cách tư tưởng vận hành, rồi bạn sẽ thấy rằng tư tưởng của bạn trở thành vắng lặng dị thường; sự vắng lặng đó không phải là ngủ yên nhưng chính là tích cực mănh liệt và do vậy mới thật vắng lặng. Một máy phát điện lớn đang hoạt động hoàn hảo th́ khó mà gây nên tiếng động; chỉ khi nào có sức cản mới có tiếng động.
***
Vắng lặng và vô biên đi chung với nhau. Cái vô biên của vắng lặng là cái vô biên của tâm, trong đó không hề có nơi nào gọi được là trung tâm.
***
Thiền định là một công tŕnh gian nan. Nó đ̣i hỏi h́nh thức cao nhất của kỷ luật—không phải tùy thuận theo, không phải là bắt chước, không phải là vâng phục—nhưng là một kỷ luật đến từ một tỉnh thức thường trực, không chỉ là những ǵ ngoài bạn nhưng c̣n là trong tâm bạn. Như vậy, thiền định không phải là một hoạt động của sự cô lập nhưng là một hành động trong đời sống thường ngày và đ̣i hỏi sự hợp tác, sự bén nhạy và trí thông minh. Nếu không đặt nền tảng về một cuộc sống ngay chính, th́ thiền định trở thành một cuộc đào thoát và như vậy sẽ không có chút giá trị nào. Một cuộc sống ngay chính không có nghĩa là theo đuổi đạo đức xă hội, nhưng chính là tự do, xa ĺa khỏi những ghen tị, thèm khát và mong muốn quyền lực—tất cả những thứ này chỉ sinh khởi mâu thuẫn. Cái tự do xa ĺa những trạng thái trên không đến từ hoạt động của ư chí, nhưng chỉ bằng cách nhận biết chúng qua tự quán sát.
Không biết về các hoạt động của tự ngă, thiền định sẽ trở thành một hứng cảm và như vậy th́ chỉ có rất ít ư nghĩa.
***
Luôn luôn đi t́m những kinh nghiệm siêu vượt, sâu hơn, rộng hơn chính là một h́nh thức đào thoát khỏi hiện thực của "cái đang là," cái tự ngă của chúng ta, cái tâm đă điều kiện hóa của chính chúng ta. Một tâm tỉnh thức, thông minh, tự do, tại sao lại thấy cần, tại sao lại phải có, bất kỳ "kinh nghiệm" nào nữa? Ánh sáng là ánh sáng; nó không đ̣i hỏi thêm chút ánh sáng nào.
***
Thiền định là một trong những thứ dị thường nhất, và nếu bạn không biết nó là ǵ, th́ bạn chỉ hệt như một người mù trong một thế giới của những sắc màu sáng chói, của những bóng tối và của ánh sáng chuyển động. Nó không phải là một vấn đề của trí thức, nhưng khi trái tim bước vào tư tưởng, th́ tư tưởng có một phẩm chất hoàn toàn khác; lúc đó nó thực sự là vô giới hạn, không phải chỉ trong khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách hiệu quả, nhưng cũng c̣n trong ư nghĩa của cách sống trong một không gian vô tận nơi mà bạn là một phần của vạn pháp.
Thiền định là vận động của t́nh yêu. Nó không là t́nh yêu của một hay của nhiều. Nó y hệt như nước mà bất kỳ ai cũng có thể uống từ bất kỳ b́nh lọ nào, dù là b́nh vàng hay b́nh đất: nó th́ không cạn. Và một hiện tượng đặc biệt xảy ra mà không một thứ ma túy hay phương tiện tự thôi miên nào có thể mang đến: nó như dường là tâm đi vào trong chính nó, bắt đầu từ mặt ngoài và càng lúc càng vào sâu, cho tới khi chiều cao và chiều sâu mất đi ư nghĩa, và tất cả những h́nh thức đo lường đều chấm dứt. Trong trạng thái này, đó là ḥa b́nh toàn diện—không phải sự êm dịu đến từ việc làm cho khoái cảm—nhưng là một thứ ḥa b́nh, một ḥa b́nh có trong nó trật tự, vẻ đẹp, và dầy đặc. Nó có thể bị phá hủy toàn diện, hệt như bạn có thể phá hủy một cánh hoa, và tuy vậy, mặc dù nó rất mực mong manh, nó vẫn thực sự là bất khả hủy diệt. Thiền định này không có thể học từ người khác. Bạn phải khởi đầu mà không biết chút ǵ về nó, và phải đi từ ngây thơ này tới ngây thơ khác.
Mảnh đất mà tâm thiền định có thể bắt đầu chính là mảnh đất của đời sống thường ngày, của tranh chấp, của nỗi đau và của niềm vui nhanh chóng. Nó phải bắt đầu từ đó, và mang đến trật tự, và từ đó sẽ chuyển động bất tận. Nhưng nếu bạn chỉ quan tâm với chuyện làm cho trật tự, rồi th́ chính cái trật tự đó sẽ mang đến giới hạn của chính nó, và bấy giờ th́ tâm thức sẽ là tù nhân của chính nó. Trong tất cả những vận động này, bạn phải cách nào đó bắt đầu từ bên bờ bên kia, từ bờ sông bên kia, và không luôn luôn quan tâm với bờ sông bên này hoặc là quan tâm về cách nào để vượt qua sông. Và vẻ đẹp của thiền định là, bạn không bao giờ biết nơi bạn đang đứng, không bao giờ biết nơi bạn đang đi, và không bao giờ biết điểm chấm dứt nơi nào.
***
Thiền định không phải là cái ǵ khác với đời sống thường ngày; đừng đi về một góc pḥng và thiền định trong mười phút, rồi lại trở ra và làm một tay đồ tể—nói trong cách vừa ẩn dụ vừa thực tiễn.
Thiền định là một trong những việc nghiêm trang nhất. Bạn có thể thiền suốt cả ngày, trong văn pḥng, với gia đ́nh, khi bạn nói với một người nào đó, "Bố thương con," khi bạn đang quan tâm tới các con. Nhưng khi bạn giáo dục chúng trở thành các quân nhân, để giết người, để được quốc gia hóa, để thờ phượng lá cờ, giáo dục chúng bước vào bẫy rập này của thế giới hiện đại.
Nh́n tất cả thế đó, nhận thức phần của bạn trong nó, tất cả đó là một phần của thiền định. Và khi bạn thiền định như vậy, bạn sẽ thấy trong nó một vẻ đẹp dị thường; bạn sẽ hành động đúng đắn trong từng khoảnh khắc; và nếu bạn không hành động đúng đắn vào một khoảnh khắc nào đó th́ cũng chẳng hề ǵ, bạn sẽ làm đúng trở lại—bạn sẽ không tốn th́ giờ để ân hận. Thiền định là một phần của đời sống, không phải là cái ǵ dị biệt với đời sống.
***
Nếu bạn sắp xếp để thiền định, nó sẽ không là thiền định. Nếu bạn sắp xếp để tốt lành, những tốt lành sẽ không bao giờ nở hoa. Nếu bạn tu dưỡng khiêm tốn, nó sẽ không c̣n là khiêm tốn. Thiền định là ngọn gió thổi vào khi bạn để cửa sổ mở; nhưng nếu bạn cố ư để nó mở, cố ư mời gọi nó đến, nó sẽ không bao giờ xuất hiện.
***
Thiền định không phải là một phương tiện cho một cứu cánh. Nó vừa là phương tiện vừa là cứu cánh.
***
Thiền định là cái ǵ cực kỳ dị thường. Nếu có bất kỳ loại nào của cưỡng bách, của nỗ lực để buộc tư tưởng phải vâng phục, bắt chước, th́ nó trở thành một gánh nặng mệt mỏi. Sự vắng lặng mà nó mong mỏi sẽ không c̣n rơ nữa; nếu nó là cuộc theo đuổi các thị kiến và kinh nghiệm, th́ nó sẽ dẫn tới ảo vọng và tự thôi miên. Chỉ ở trong sự bùng khởi các niệm, và như vậy trong việc chấm dứt các niệm, th́ thiền định mới có ư nghĩa; tư tưởng chỉ có thể bùng khởi trong tự do, không phải trong những khuôn mẫu luôn mở rộng của kiến thức. Kiến thức có thể cho những kinh nghiệm mới hơn về các cảm xúc lớn hơn, nhưng một tâm đi t́m kiếm kinh nghiệm th́ chỉ là ấu trĩ. Trưởng thành chính là sự tự do xa ĺa tất cả kinh nghiệm; nó không c̣n chịu bất kỳ ảnh hưởng nào để hiện hữu hay không hiện hữu.
Trưởng thành trong thiền định là giải thoát tâm ra khỏi kiến thức, v́ nó bóp khuôn và kiểm soát tất cả mọi kinh nghiệm. Một tâm, mà là ánh sáng cho chính nó, th́ không cần kinh nghiệm. Ấu trĩ là nỗi thèm khát lo t́m các kinh nghiệm rộng hơn và lớn hơn. Thiền định là lang thang xuyên qua thế giới của kiến thức, và xa ĺa các trói buộc của nó để bước vào cái không biết.
***
Bạn phải t́m ra cho chính bạn, không xuyên qua bất kỳ ai. Chúng ta đă có các thẩm quyền của các vị thầy, các vị cứu thế, và các đạo sư. Nếu bạn thực sự muốn t́m xem thiền định là ǵ, bạn phải gạt qua một bên tất cả các thẩm quyền một cách toàn diện và hoàn toàn.
***
Hạnh phúc và niềm vui bạn có thể mua trong bất kỳ chợ nào với một giá. Nhưng an lạc bạn không thể mua được—dù là cho chính bạn hay là cho người khác. Hạnh phúc và niềm vui tùy thuộc vào thời gian. Chỉ trong tự do hoàn toàn, an lạc mới hiện hữu. Niềm vui, cũng như hạnh phúc, bạn có thể t́m, và gặp, trong nhiều cách. Nhưng chúng đến và đi. An lạc—cái cảm giác kỳ lạ của hân hoan—không có động cơ nào. Bạn không có thể t́m nó. Một khi nó hiện ra đó, tùy thuộc vào phẩm chất tâm bạn, nó vẫn ở đó—không thời gian, không nguyên nhân, một điều không đo lường được bởi thời gian. Thiền định không phải là cuộc t́m kiếm niềm vui hay là t́m kiếm hạnh phúc. Ngược lại, thiền định là một trạng thái của tâm trong đó không có một khái niệm hay công thức nào, và do vậy hoàn toàn tự do. Chỉ với một tâm như vậy, niềm an lạc này mới đến—không được t́m kiếm, không được mời gọi. Một khi nó hiện ra đó, cho dù bạn có thể sống trong thế giới với mọi tiếng ồn, với mọi niềm vui và với mọi thô bạo, chúng sẽ không chạm xúc tới tâm đó. Một khi nó hiện ra đó, mâu thuẫn ngưng lại. Nhưng hành động chấm dứt mâu thuẫn th́ không nhất thiết là tự do hoàn toàn. Thiền định là vận động của tâm trong tự do này. Trong cái bùng nổ này của an lạc, những con mắt sẽ biến thành ngây thơ, và t́nh yêu lúc đó là ân sủng.
***
Tôi không biết bạn có từng ghi nhận rằng khi bạn chăm chú hoàn toàn th́ sẽ có sự vắng lặng hoàn toàn. Và trong sự chăm chú đó, không có đâu là biên giới, không có đâu là trung tâm, như là "cái tôi" người nhận biết hay là người chăm chú. Chăm chú đó, vắng lặng đó, là một trạng thái của thiền định.
***
Chúng ta hiếm khi lắng nghe tiếng chó sủa, hay tiếng khóc của một trẻ nhỏ, hay tiếng cười của một người đi ngang qua. Chúng ta ngăn cách chúng ta ra khỏi mọi thứ, và rồi từ thế cô lập để nh́n và lắng nghe mọi thứ. Chính sự ngăn cách này hủy diệt như vậy, v́ trong đó là tất cả mọi mâu thuẫn và hỗn loạn. Nếu bạn lắng nghe âm thanh của những chuông kia với vắng lặng hoàn toàn, bạn sẽ đang bay trên đó—hay là, đúng ra, âm thanh sẽ chở bạn đi xuyên qua thung lũng và vượt lên đồi. Vẻ đẹp của nó chỉ được cảm nhận khi bạn và âm thanh không ngăn cách nhau, khi bạn là một phần của nó. Thiền định là chấm dứt các ngăn cách không bởi bất kỳ hành động nào của ư chí hay khát vọng.
Thiền định không phải là cái ǵ ngăn cách khỏi đời sống; nó là cốt tủy của đời sống, là cái rất mực cốt tủy của đời sống hàng ngày. Để lắng nghe các chuông kia, để nghe tiếng cười của người nông dân đó khi anh ta đi ngang qua với vợ, để lắng nghe tiếng chuông trên chiếc xe đạp của cô bé gái khi cô đạp ngang qua: đó là toàn bộ đời sống, và không chỉ là một phần mảnh của nó, lúc đó thiền định mở ra.
***
Thiền định là nh́n vào cái đang là và đi vượt qua nó.
***
Nhận thức không dùng lời, đó là, không một niệm, là một trong những hiện tượng kỳ dị nhất. Lúc đó th́ nhận thức nhạy bén hơn rất nhiều, không chỉ với bộ óc, nhưng cũng với tất cả các cảm quan. Nhận thức như vậy th́ không phải là cái nhận thức phần mảnh của thông minh, cũng không là chuyện của cảm xúc. Nó có thể được gọi là nhận thức toàn diện, và nó là một phần của thiền định. Nhận thức mà không có người nhận thức trong thiền định là giao tiếp với đỉnh cao và chiều sâu của cái vô tận. Nhận thức này th́ hoàn toàn khác biệt với việc nh́n một vật mà không có người nh́n, bởi v́ trong nhận thức của thiền định, th́ không có vật (để nh́n) và do vậy không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, thiền định có thể đến khi mắt mở và bạn bị vây quanh bởi đủ thứ các vật. Nhưng rồi th́ những vật này không quan trọng chút nào cả. Bạn nh́n thấy chúng nhưng không có tiến tŕnh của nhận diện, có nghĩa là không có kinh nghiệm.
Thiền định như thế có ư nghĩa ǵ? Không có ư nghĩa nào; không có tiện ích nào. Nhưng trong thiền định đó, có một vận động của niềm an lạc hân hoan lớn lao mà không có thể bị lẫn lộn với niềm vui. Đó là niềm an lạc hân hoan sẽ cho cái phẩm chất ngây thơ hồn nhiên vào mắt, vào tim và vào óc. Không nh́n đời sống như cái ǵ hoàn toàn mới, th́ đó là thói quen, là chán ngán, là một việc vô nghĩa. Do vậy thiền định là của cái quan trọng lớn nhất. Nó mở cửa tới cái không có thể tính toán, tới cái không có thể đo lường.
***
Thiền định th́ không bao giờ trong thời gian; thời gian không có thể đưa tới chuyển hóa; nó có thể mang tới thay đổi, điều này cần được thay đổi lần nữa, y hệt như mọi sự đổi mới. Thiền định từ trong thời gian th́ luôn luôn ràng buộc, không có tự do nào trong nó, và khi không có tự do th́ sẽ luôn luôn có lựa chọn và mâu thuẫn.
***
Chúng ta phải thay đổi cơ cấu của xă hội chúng ta, cái bất công của nó, cái đạo đức kinh hoàng của nó, cái chia chẻ nó đă tạo ra giữa người và người, những cuộc chiến tranh, cái hoàn toàn thiếu vắng t́nh yêu và từ bi đang hủy diệt thế giới. Nếu thiền định của bạn chỉ là một chuyện riêng tư, một việc mà bạn thưởng thức riêng tư, th́ nó không phải là thiền định. Thiền định ám chỉ tới cái thay đổi triệt để hoàn toàn của tâm và trái tim. Nó chỉ có thể hiện hữu khi có cái cảm quan phi thường của sự vắng lặng trong tâm, và riêng nó mang tới cái tâm tôn giáo. Tâm đó biết cái ǵ là thiêng liêng.
***
Vẻ đẹp có nghĩa là sự nhạy cảm—một thân xác nhạy cảm, có nghĩa là việc ăn uống đúng đắn, một cách sống đúng đắn. Rồi th́ tâm sẽ trở thành vắng lặng, một cách tất yếu và tự nhiên và ngoài cả nhận biết. Bạn không thể làm cho tâm vắng lặng, bởi v́ bạn là người gây rối, chính bạn bị quấy nhiễu, lo lắng, rối loạn—làm sao bạn có thể làm cho tâm vắng lặng? Nhưng khi bạn hiểu sự vắng lặng là ǵ, hiểu nỗi buồn là ǵ, và nỗi buồn có thể có bao giờ chấm dứt hay không, và khi bạn hiểu được niềm vui, rồi th́ từ đó sẽ có một tâm vắng lặng dị thường; bạn không phải t́m kiếm nó. Bạn phải bắt đầu ở lúc khởi đầu, và bước đầu tiên cũng chính là bước cuối cùng, và đây là thiền định.
***
Thiền định là ngây thơ đối với thời gian.
***
Thiền định không phải là một lối thoát ra khỏi thế giới; nó không phải là một hoạt động tự cô lập, vây bủa, nhưng đúng ra là hiểu biết về thế giới và các cách vận hành của nó. Thế giới có rất ít để cống hiến những ǵ ngoài thực phẩm, áo quần và nơi cư trú, và niềm vui với những nỗi buồn lớn lao của nó.
Thiền định là lang thang ra khỏi thế giới này; bạn phải là một người ngoại cuộc hoàn toàn. Lúc đó thế giới có một ư nghĩa, và vẻ đẹp của những cơi trời và quả đất th́ thường tại. Lúc đó t́nh yêu không phải là niềm vui. Từ đây, tất cả các hành động bắt đầu nhưng đó không phải là kết quả của căng thẳng, của mâu thuẫn, của cuộc t́m kiếm tự hoàn thành chính ḿnh, hay của h́nh ảnh quyền lực.
***
Nếu bạn cố tâm chọn một thái độ, một tư thế, với mục đích để thiền định, th́ nó sẽ trở thành một tṛ chơi, một đồ chơi của tâm. Nếu bạn quyết định giải phóng ḿnh ra khỏi sự hỗn loạn và đau khổ của đời sống, th́ nó trở thành một kinh nghiệm của tưởng tượng—và nó không phải là thiền định. Tâm ư thức hay tâm vô thức không có dính ǵ trong đó; chúng không ngay cả biết tới mức độ và vẻ đẹp của thiền định—nếu chúng biết, th́ bạn chỉ có thể nên đi mua một cuốn tiểu thuyết lăng mạn.
Trong cái chăm chú toàn diện của thiền định, không có sự biết, không có sự nhận biết, không cả hồi nhớ về một điều đă từng xảy ra. Thời gian và các niệm đă hoàn toàn chấm dứt, v́ chúng là trung tâm nơi giới hạn chính cái thị kiến của riêng nó.
Chỉ trong khoảnh khắc, tư tưởng biến dạng đi (niệm diệt), và nỗ lực kinh nghiệm và hồi nhớ về nó chỉ c̣n là danh tự. Và danh tự th́ không bao giờ là cái thực thể. Vào cái khoảng khắc đó—một điều không thuộc về thời gian—cái tối hậu là cái tức th́, nhưng cái tối hậu đó không có biểu tượng, th́ không thuộc về người nào, không thuộc về thượng đế nào.
***
Thiền định là t́m xem có thể có hay không một cánh đồng, nơi chưa bị ô nhiễm bởi những điều đă biết.
***
Thiền định là sự bùng nở của hiểu biết. Hiểu biết th́ không nằm trong biên giới của thời gian; thời gian không bao giờ mang tới hiểu biết. Hiểu biết không phải là một tiến tŕnh tiệm tiến để được gom góp từng chút một, với cẩn trọng và kiên nhẫn. Hiểu biết là cái bây giờ, hoặc không bao giờ; nó là một tia chớp hủy diệt, không phải là một chuyện thuần hóa; nó là sự tan vỡ mà bạn sợ hăi, và do vậy bạn tránh né nó, một cách ư thức hay không. Hiểu biết có thể thay đổi cuộc đời của bạn, cách suy nghĩ và cách hành động; nó có thể dễ chịu hay là không, nhưng hiểu biết là một nỗi nguy hiểm cho tất cả mọi quan hệ. Nhưng không có hiểu biết, th́ nỗi buồn cũng tiếp diễn. Nỗi buồn chấm dứt chỉ trong tự hiểu biết, cái nhận biết ra từng các niệm và cảm xúc, từng vận chuyển của ư thức và đó là cái đang bị giấu kín. Thiền định là hiểu biết về ư thức, cái bị giấu kín và cái mở rộng, và về cái chuyển động đang nằm vượt xa tất cả những tư tưởng và cảm xúc.
***
Đó là một trong những buổi sáng đáng yêu trước đó chưa bao giờ có. Mặt trời vừa lên và bạn thấy nó giữa cây thông và cây khuynh diệp. Nó nằm trên các ao hồ, sắc vàng, chói sáng—ánh sáng như thế chỉ có ở những nơi núi đồi và biển cả. Đó là một buổi sáng trong suốt, không một hơi gió, đầy những ánh sáng kỳ lạ đó, mà bạn thấy không chỉ bằng mắt của bạn nhưng là với cả bằng tim. Và khi bạn thấy nó, các tầng trời th́ rất gần với mặt đất, và bạn tan mất trong vẻ đẹp. Bạn biết, bạn không bao giờ nên thiền định nơi công cộng, hay là với người khác, hay là tập thể trong một nhóm: bạn chỉ nên thiền định trong cô đơn, trong vắng lặng của đêm hay là trong buổi sáng sớm im vắng. Khi bạn thiền định trong cô đơn, nó phải là cô đơn. Bạn phải hoàn toàn đơn độc, không theo một hệ thống, không theo một phương pháp, không lập đi lập lại các chữ, không theo đuổi một niệm nào, và không uốn nắn một tư tưởng theo khát vọng của bạn.
Sự cô đơn này đến, khi tâm xa ĺa tất cả mọi tư tưởng. Khi có ảnh hưởng của khát vọng hay của những chuyện mà tâm đang theo đuổi, hoặc là trong tương lai hay quá khứ, th́ không có sự cô đơn. Chỉ ở trong cái vô lượng của hiện tại, sự cô đơn này mới đến. Và rồi, trong bí mật vắng lặng, trong đó tất cả mọi truyền thông đă ngưng bặt, trong đó không có người quan sát với nỗi lo lắng của anh ta, với các vấn đề và khẩu vị ngốc nghếch của anh ta—chỉ tới lúc đó, trong cái cô đơn vắng lặng đó, thiền định trở thành một cái ǵ không có thể mô tả bằng lời. Lúc đó thiền định trở thành một chuyển động ngoại thân.
Tôi không biết rằng bạn có từng bao giờ thiền định, rằng bạn có từng bao giờ đơn độc, chính riêng bạn, xa hết tất cả mọi thứ, xa mọi người, xa mọi tư tưởng và săn đuổi, rằng bạn có từng bao giờ hoàn toàn đơn độc, không phải là cô lập, không phải là rút lui vào trong một thị kiến hay giấc mơ huyễn ảo nào, nhưng là xa hẳn, đến nỗi trong chính bạn, không có ǵ có thể nhận biết được, không có ǵ mà bạn chạm xúc bằng tư tưởng hay cảm xúc, xa đến nỗi rằng trong đơn độc đầy đủ này, cái vắng lặng chân thực trở thành cánh hoa duy nhất, thành ánh sáng duy nhất, và thành cái phẩm chất phi thời gian không có thể đo lường bởi tư tưởng. Chỉ trong thiền định như thế, t́nh yêu mới hiện hữu. Đừng bận tâm bày tỏ nó: nó sẽ tự bày tỏ chính nó. Đừng sử dụng nó. Đừng cố gắng đưa nó vào hành động: nó sẽ hành động, và khi nó hành động, trong hành động đó sẽ không có ân hận, không có mâu thuẫn, không có cái ǵ là đau khổ và lao động cực nhọc của con người.
Do vậy, hăy thiền định đơn độc. Hăy lạc mất đi. Và đừng gắng nhớ nơi bạn từng cư trú. Nếu bạn gắng nhớ nó, rồi th́ nó sẽ là cái ǵ đă chết. Và nếu bạn nắm giữ kư ức về nó, th́ bạn sẽ không bao giờ đơn độc lần nữa. Do vậy, hăy thiền định trong cái đơn độc vô tận đó, trong cái vẻ đẹp của t́nh yêu đó, trong cái ngây thơ hồn nhiên đó, trong cái mới mẻ—lúc đó sẽ có niềm an lạc hân hoan thường tại.
Bầu trời th́ rất là xanh, cái màu xanh của sau cơn mưa, và những cơn mưa này đă đến sau nhiều tháng nắng hạn. Sau mưa, bầu trời được rửa sạch đi, và các ngọn đồi đang hoan vui, và mặt đất th́ đứng lặng. Và từng chiếc lá có ánh sáng mặt trời trên nó, và cảm giác về quả đất th́ rất gần với bạn. Do vậy, hăy thiền định trong những an nghỉ rất là bí mật của tim và óc bạn, nơi bạn chưa bao giờ trước đó đặt chân.
***
Thiền định không phải là một phương tiện để đến một cứu cánh; không có điểm để đến, cũng không có việc đi đến; nó là một chuyển động trong thời gian, và ở ngoài thời gian. Tất cả hệ thống, phương pháp, buộc tư tưởng vào thời gian, nhưng sự nhận biết không lựa chọn về từng tư tưởng và cảm xúc, sự hiểu biết các động cơ của chúng, các vận hành của chúng, cho phép chúng bủng nở, là khởi đầu của thiền định. Khi tư tưởng và cảm xúc bùng nở và biến mất, thiền định là chuyển động vượt ngoài thời gian. Trong chuyển động này, có niềm hân hoan cảm khoái; trong cái tánh không toàn triệt, có t́nh yêu, và với t́nh yêu, có hủy diệt và sáng tạo.
***
Thiền định là ánh sáng đó ở trong tâm, nó chiếu sáng con đường cho hành động; và không có ánh sáng đó, th́ không có t́nh yêu.
***
Nguyên Giác dịch ( c̣n tiếp )
Sửa lại bởi lan25 : 03 October 2005 lúc 10:01pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 9 of 14: Đă gửi: 04 October 2005 lúc 11:53am | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp )
Thiền định không bao giờ là kinh cầu. Kinh cầu, lời xin ân sủng, được sinh khởi từ ḷng tự xót thương. Bạn cầu nguyện khi bạn trong cảnh khó khăn, khi có nỗi buồn; nhưng khi có hạnh phúc, niềm vui, th́ không có van xin ân sủng. Ḷng tự xót thương, đă gắn quá sâu trong con người, là cội rễ của ngăn cách. Cái nào mà là ngăn cách, hay là nghĩ chính nó là ngăn cách, có từng t́m kiếm căn cước ḿnh với cái ǵ đó mà nó không ngăn cách, th́ chỉ mang thêm ngăn cách và đau đớn. Từ hỗn loạn này, bạn than khóc tới các tầng trời; hay là tới người chồng của bạn, hay là tới một vài vị thần trong tâm. Tiếng than khóc này có thể t́m ra một câu trả lời, nhưng câu trả lời chỉ là tiếng vọng của ḷng tự xót thương, trong sự ngăn cách của nó.
Việc lập lại những lời, những kinh cầu, là tự thôi miên, tự khép kín và hủy diệt. Sự cô lập của tư tưởng th́ luôn luôn trong phạm vi của cái đă biết, và câu trả lời cho kinh cầu là đáp ứng của cái đă biết.
Thiền định th́ xa hẳn điều này. Trong cánh đồng này, tư tưởng không có thể vào; không có ngăn cách, và do vậy không có căn cước. Thiền định th́ mở ngơ; sự bí mật không có chỗ trong nó. Mọi thứ được phơi bày ra, rơ ràng; lúc đó, vẻ đẹp của t́nh yêu hiện hữu.
***
Trong buổi sáng nay, phẩm chất của thiền định là cái không-ǵ-hết, cái trống vắng hoàn toàn của thời gian và không gian. Đó là một sự kiện, và không phải là một ư nghĩ hay một nghịch lư của các giả thuyết trái nghịch nhau. Bạn t́m ra cái tánh không kỳ lạ, khi cội rễ của tất cả mọi vấn đề tan biến đi. Cội rễ này là tư tưởng, cái tư tưởng chia chẻ và nắm giữ. Trong thiền định, tâm thực sự trở thành cái trống vắng mọi quá khứ, mặc dù nó có thể sử dụng quá khứ như là niệm. Trạng thái này đi xuyên suốt cả ngày, và vào đêm, giấc ngủ là cái trống vắng của hôm qua, và do vậy, tâm xúc chạm tới cái không c̣n thời gian.
***
Thiền định không phải là sự kiểm soát đơn giản thân thể và niệm tưởng, cũng không phải là một hệ thống pháp thở vào thở ra. Thân thể phải vắng lặng, mạnh khỏe và không cưỡng ép; sự tinh tế của cảm xúc phải được mài bén và được nuôi dưỡng; và tâm với tất cả những chao động, rối loạn và truy lùng của nó phải chấm dứt. Nó không phải là một sinh vật hữu cơ mà bạn phải bắt đầu với, nhưng đúng ra là tâm với các ư kiến, thành kiến và sở thích phải được nh́n ra. Khi tâm mạnh khỏe, sinh động và mạnh mẽ, th́ cảm xúc sẽ được nâng cao và sẽ cực kỳ tinh tế. Lúc đó, thân xác, với sự thông minh tự nhiên riêng của nó, điều mà chưa bị làm hư hỏng bởi thói quen và sở thích, sẽ hoạt động như nó nên là.
Do vậy, bạn phải khởi đầu với tâm, chứ không phải với thân, cái tâm là các niệm và những biến đổi của các biểu hiện của niệm. Sự tập trung đơn giản làm cho niệm hẹp đi, hạn chế đi và dễ vỡ, nhưng sự tập trung đến như một việc tự nhiên khi có sự nhận biết về các lối đi của niệm. Sự nhận biết này không đến từ người suy nghĩ, người chọn lựa và gạt bỏ, người nắm giữ và phủ nhận. Sự nhận biết này th́ không có chọn lựa và hiện diện vừa ở ngoài vừa ở trong; nó là ḍng lưu chảy giữa cả hai, do vậy sự ngăn cách giữa cái ngoài và cái trong sẽ chấm dứt.
Niệm hủy diệt cảm xúc—cảm xúc là t́nh yêu. Niện có thể cung ứng chỉ niềm vui, và trong việc săn đuổi niềm vui, t́nh yêu bị gạt ra một bên. Niềm vui của ăn, của uống, có sự liên tục của nó trong niệm, và chỉ để kiểm soát hay trấn áp niềm vui này, cái mà niệm mang tới th́ không có ư nghĩa; nó chỉ tạo ra những h́nh thức dị biệt của mâu thuẫn và xung đột.
Niệm, đó là chuyện đáng nói tới, không có thể t́m kiếm cái vượt ngoài thời gian, bởi v́ niệm chính là kư ức, và kinh nghiệm, trong đó kư ức th́ cũng chết hệt như chiếc lá của mùa thu vừa qua.
Nhận biết tất cả những điều này sẽ đưa tới sự chăm chú, cái không phải là sản phẩm của cái phi chăm chú. Nó là cái phi chăm chú mà đă định h́nh ra những thói quen vui khoái của thân thể và làm tan yếu đi cái dày đặc của cảm xúc. Sự không chăm chú không có thể được biến thành sự chăm chú. Nhận biết về sự không chăm chú mới là sự chăm chú.
Nh́n toàn bộ cái tiến tŕnh phức tạp này chính là thiền định, từ riêng đó sẽ hiện ra cái trật tự trong hỗn loạn này. Trật tự này th́ có tính tuyệt đối như là trật tự trong toán học, và từ đó sẽ có hành động—cái hành động tức khắc. Trật tự không phải là thu xếp, vẽ kiểu và từng phần: những cái này đến sau nó. Trật tự đến từ một tâm không bị làm đầy bởi các niệm. Khi niệm vắng lặng, sẽ có tánh không, cái đó là trật tự.
***
Nó thực sự là một con sông đẹp, rộng, sâu, với nhiều thành phố hai bên bờ, trôi tự do không bận tâm và chưa bao giờ bỏ rơi chính nó. Toàn bộ đời sống th́ ở đó trên các bờ, các cánh đồng xanh, rừng, những ngôi nhà đơn độc, sự chết, t́nh yêu và hủy diệt; có những chiếc cầu rộng, dài trên nó, đẹp tuyệt. Những con sông và suối khác nối vào nó, nhưng nó là mẹ của tất cả các ḍng sông, những con sông nhỏ và những con sông lớn. Nó th́ luôn luôn đầy, luôn luôn tự trong sạch chính nó, và vào đêm th́ là một ân sủng khi nh́n ngắm nó, với những sắc màu sậm dần trong mây và ḍng nước vàng. Nhưng ḍng nước nhỏ xa như vậy, giữa những tảng đá khổng lồ, đá tảng mà như dường tập trung vào việc sản xuất ra nó, là khởi đầu của đời sống, và sự chấm dứt của nó th́ vượt quá các bến bờ và các đại dương.
Thiền định y hệt như ḍng sông đó, chỉ là nó không có khởi đầu và không có chấm dứt; nó khởi đầu và cái chấm dứt của nó là cái khởi đầu của nó. Không có nguyên nhân nào, và chuyển động của nó là sự làm mới của nó. Nó th́ luôn luôn mới, nó không bao giờ thu nhặt để trở thành già; nó không bao giờ bị hư hoại bởi v́ nó không có cội rễ trong thời gian. Thật tốt để thiền định, không cưỡng ép nó, không làm bất kỳ nỗ lực nào, khởi đầu với một ḍng nước và trôi đi vượt quá thời gian và không gian, nơi mà tư tưởng và cảm xúc không thể vào, nơi kinh nghiệm không hiện hữu.
(c.t.)
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 10 of 14: Đă gửi: 06 October 2005 lúc 8:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp )
Thiền định là việc buông thả ra hoàn toàn các năng lực.
***
Trong không gian mà tư tưởng tạo ra quanh nó th́ không có t́nh yêu. Không gian này chia cách người với người, và trong nó là tất cả sự trở thành, cuộc chiến của đời sống, nỗi đau đớn và sợ hăi. Thiền định là việc chấm dứt cái không gian này, việc chấm dứt của cái "tôi." Lúc đó, quan hệ có một ư nghĩa khác hoàn toàn, bởi v́ trong không gian đó, cái không gian mà không được tạo ra từ tư tưởng, th́ người khác không hiện hữu, bởi v́ bạn không hiện hữu.
Lúc đó, thiền định không phải là việc truy t́m một vài thị kiến, bất kể đă được phong thánh thế nào bởi truyền thống. Thay vậy, nó là cái không gian vô tận, nơi mà tư tưởng không có thể vào. Đối với chúng ta, cái không gian nhỏ dựng lập bởi tư tưởng quanh chính nó, cái gọi là cái "tôi," th́ cực kỳ quan trọng, bởi v́ đây là tất cả cái ǵ mà tâm biết, căn cước hóa chính nó với mọi thứ trong không gian đó. Và nỗi sợ hăi về việc không được sinh ra trong không gian đó. Nhưng trong thiền định, khi điều này được hiểu ra, tâm có thể vào trong một chiều kích không gian, nơi mà hành động là không hành động.
Chúng ta không biết t́nh yêu là ǵ, bởi v́ trong không gian dựng lập bởi tư tưởng quanh chính nó như là cái "tôi," t́nh yêu là sự tranh chấp giữa cái "tôi" và cái "không-tôi." Tranh chấp này, sự tra tấn này, không phải là t́nh yêu.
Tư tưởng là sự chối bỏ t́nh yêu, và nó không thể vào trong không gian đó, nơi mà cái "tôi" không hiện hữu. Trong không gian đó, là ân sủng, cái mà con người t́m kiếm và không có thể thấy. Hắn t́m kiếm nó trong các biên giới của tư tưởng, và tư tưởng hủy diệt cái hân hoan sảng khoái của ân sủng này.
***
Niềm tin th́ không cần thiết, cũng y hệt như các lư tưởng. Cả hai đều làm tan vỡ cái năng lực cần để theo dơi cái khai mở của sự kiện, cái "đang là." Niềm tin và lư tưởng là chạy trốn ra khỏi sự kiện, và trong chạy trốn th́ không đưa tới chấm dứt buồn phiền. Việc chấm dứt buồn phiền là hành động hiểu biết sự kiện trong từng khoảnh khắc. Không có hệ thống nào hay phương pháp nào đưa tới hiểu biết; chỉ có sự nhận biết không lựa chọn về một sự kiện sẽ làm được điều đó. Thiền định theo một hệ thống là sự lẩn tránh cái sự kiện về cái bạn đang là; thật là quan trọng hơn để hiểu biết chính bạn, cái thay đổi thường trực của các sự kiện về bạn, hơn là thiền định để t́m vàng hay có thị kiến, có cảm giác và có các h́nh thức giải trí khác.
***
Thiền định vào giờ đó là sự tự do, và nó y hệt như vào trong một thế giới chưa biết của vẻ đẹp và vắng lặng; nó là một thế giới không có h́nh ảnh, biểu tượng hay chữ lời, không một gợn sóng của kư ức. T́nh yêu là sự chết của từng phút một, và từng cái chết là việc làm mới lại t́nh yêu. Nó không phải là sự gắn bó, nó không có cội rễ; nó nở hoa mà không có nguyên nhân, và nó là một ngọn lửa đă cháy xa khỏi các biên giới, xa khỏi các hàng rào được xây kỹ lưỡng của ư thức. Nó là vẻ đẹp vượt ngoài niệm tưởng và cảm xúc; nó không thể mô tả lại trên khung vải, trong ngôn ngữ hay là trên mặt đá. Thiền định là nỗi hân hoan, và với nó ân sủng sẽ đến.
***
T́nh yêu bùng nở chính là thiền định.
***
Trong thiền định, bạn phải t́m ra xem là có hay không một điểm chấm dứt của kiến thức, và do đây là tự do xa ĺa khỏi cái đă biết.
***
Trời mưa nặng nề trong cả đêm và ngày, và dưới khe suối ḍng nước vấy bùn chảy ra biển, làm nên màu nâu sô cô la. Khi bạn đi bộ trên bờ biển, sóng th́ lớn và chúng vỡ tan ra với những lượng cong và sức mạnh lớn lao. Bạn đi bộ ngược gió, và đột nhiên bạn cảm thấy không có ǵ giữa bạn và bầu trời, và sự mở rộng này là cơi trời. Để mong manh, hoàn toàn khai mở—với các ngọn đồi, với biển và với con người—là cái cốt tủy chân thực của thiền định.
Để không có chống kháng, để không có bờ cản nội tâm với bất kỳ những ǵ, để thực sự tự do, một cách hoàn toàn, xa ĺa khỏi tất cả những đ̣i hỏi, xung động và thúc giục nhỏ nhặt, với tất cả những giả h́nh và tranh chấp nhỏ của chúng, là đi bộ trong đời sống với các cánh tay mở rộng. Và đêm đó, đi bộ nơi đó trên mặt cát ướt đó, với các con chim hải âu quanh bạn, bạn cảm thấy cảm giác dị thường của tự do mở rộng và vẻ đẹp lớn lao của t́nh yêu mà chúng không ở trong bạn hay ở ngoài bạn—nhưng ở mọi nơi.
Chúng ta không nhận thức được quan trọng dường nào việc tự do xa ĺa những niềm vui linh tinh và những nỗi đau của chúng, do vậy tâm nên ở nơi đơn độc. Tâm khi hoàn toàn đơn độc mới khai mở được. Bạn cảm thấy tất cả điều này một cách đột nhiên, như một ngọn lớn quét trên mặt đất và xuyên qua bạn. Đó bạn là—trần trụi mọi thứ, trống không—và do vậy hoàn toàn mở rộng. Vẻ đẹp của nó th́ không ở trong ngôn ngữ hay trong cảm xúc, nhưng như dường ở khắp mọi nơi—quanh bạn, trong bạn, trên sông hồ và trên các ngọn đồi. Thiền định là thế.
***
Thiền định không phải là sự tập trung, cái tập trung là việc loại trừ ra, là sự cắt rời đi, là một đối kháng và do vậy là một tranh chấp. Một tâm thiền định có thể tập trung, cái tập trung mà nó không phải là một loại trừ, một đối kháng, nhưng một tâm được tập trung th́ không có thể thiền định.
***
Trong sự hiểu biết của thiền định, sẽ có t́nh yêu, và t́nh yêu không phải là sản phẩm của các hệ thống, của các thói quen, của việc chạy theo một phương pháp. T́nh yêu không có thể được bồi đắp bởi tư tưởng. T́nh yêu có thể hiện ra khi có vắng lặng hoàn toàn, một vắng lặng mà trong đó người thiền định hoàn toàn vắng mặt; và tâm chỉ có thể vắng lặng khi nó hiểu biết chuyển động riêng của nó trong niệm và cảm xúc. Để hiểu chuyển động này của niệm và cảm xúc, sẽ không có thể bất kỳ một kết án quy lỗi nào trong việc quan sát nó. Để quan sát trong cách như vậy là một kỷ luật, và loại kỷ luật đó th́ lưu chảy, tự do, không phải loại kỷ luật của sự vâng phục.
***
Buổi sáng đó, biển trông như một mặt hồ hay là một con sông khổng lồ—không một gợn sóng, và b́nh lặng đến nỗi bạn có thể thấy phản chiếu của các v́ sao vào lúc rạng sáng. B́nh minh chưa tới, nên các v́ sao, các phản chiếu của bờ đá và ánh đèn phố xa kia đều hiện trên mặt nước. Và khi mặt trời đến nơi chân trời trong bầu trời không mây, nó làm thành một con đường vàng, và thật là dị thường khi thấy rằng ánh sáng của California bao đầy quả đất và từng chiếc lá và từng cọng cỏ.
Khi bạn nh́n ngắm, một niềm vắng lặng lớn đến vào trong bạn. Bộ năo tự nó tĩnh lặng, không bất kỳ một phản ứng nào, không một vận động, và kỳ lạ để cảm được cái vắng lặng vô lượng. "Cảm" không phải là ngôn ngữ. Phẩm chất của cái vắng lặng đó, cái ngưng đọng đó th́ không được cảm bởi bộ năo; nó vượt qua cả bộ năo. Năo bộ có thể nhận thức, công thức hóa hay vẽ kiểu cho tương lai, nhưng cái tĩnh lặng này vượt ra ngoài phạm vi của nó, vượt ra mọi tưởng tượng, vượt ra mọi thèm khát. Bạn tĩnh lặng đến nỗi thân xác bạn trở thành một phần hoàn toàn của mặt đất, một phần của tất cả những ǵ tĩnh lặng.
Và khi ngọn gió nhẹ đến từ các ngọn đồi, lay động lá cây, sự tĩnh lặng này, cái phẩm chất dị thường của vắng lặng này, th́ không bị quấy động. Ngôi nhà nằm giữa các ngọn đồi và biển, nh́n ra biển. Và khi bạn nh́n ngắm biển, rất mực tĩnh lặng như vậy, bạn thực sự trở thành một phần của tất cả mọi thứ. Bạn là tất cả. Bạn là ánh sáng, và vẻ đẹp của t́nh yêu. Một lần nữa, để nói "bạn là một phần của tất cả" th́ cũng sai: chữ "bạn" th́ không thích hợp bởi v́ bạn thực sự không ở đó. Bạn không hiện hữu. Chỉ có cái tĩnh lặng đó, cái vẻ đẹp, cái nghĩa dị thường của t́nh yêu.
***
Những chữ "bạn" và "tôi" ngăn cách sự vật. Sự chia chẻ trong cái tĩnh lặng và vắng lặng kỳ lạ này không hiện hữu. Và khi bạn nh́n ra cửa sổ, không gian và thời gian như dường đă tới điểm chấm dứt, và không gian chia cắt th́ không có một thực tính nào. Chiếc lá đó và cây khuynh diệp đó và mặt nước chiếu sáng xanh th́ không dị biệt ngăn cách ǵ với bạn.
Thiền định thực sự rất đơn giản. Chúng ta làm phức tạp nó ra. Chúng ta thêu dệt lên một màng lưới ư tưởng quanh nó—nó là những ǵ và nó không là những ǵ. Nhưng nó th́ không là những thứ như vậy. Bởi v́ nó rất là đơn giản, nó trốn thoát chúng ta, bởi v́ tâm chúng ta phức tạp như thế, dựa vào thời gian và bị thời gian bào ṃn như thế. Và tâm này chỉ định ra hoạt động của con tim, và rồi rắc rối khởi đầu. Nhưng thiền định đến một cách tự nhiên, với cái thoải mái dị thường, khi bạn đi bộ trên cát hay nh́n ra cửa sổ hay nh́n những ngọn đồi tuyệt đẹp bị đốt cháy bởi nắng mùa hè vừa qua. Tại sao chúng ta là những con người bị tra tấn như vậy, với lệ trong mắt và tiếng cười giả tạo trên môi? Nếu bạn có thể đi bộ đơn độc giữa những ngọn đồi đó hay trong rừng hay dọc theo những đụn cát trắng dài, trong đơn độc đó bạn sẽ biết thiền định là ǵ.
Cái hân hoan an lạc của đơn độc đến khi bạn không sợ hiện hữu đơn độc—không c̣n lệ thuộc vào thế giới hay gắn bó vào bất kỳ những ǵ. Lúc đó, như b́nh minh kia đến buổi sáng nay, nó đến một cách lặng lẽ, và làm thành một đường vàng trong cái tĩnh lặng rất mực, cái tĩnh lặng ngay từ lúc khởi đầu, cái là cái bây giờ, và cái sẽ hiện hữu luôn luôn ở đó.
***
Thiền định là một chuển động trong cái chưa biết và thuộc về cái chưa biết. Bạn không ở đó, chỉ duy cái chuyển động. Bạn th́ quá nhỏ nhặt hay là quá lớn lao cho chuyển động này. Nó không có ǵ phía sau nó hay phía trước nó. Nó là cái năng lực đó mà tâm niệm không thể chạm xúc được. Tư tưởng là cái hư hỏng, bởi v́ nó là sản phẩm của hôm qua; nó bị bắt trong cái lưới của hàng thế kỷ và do vậy nó hỗn loạn, không minh bạch. Hăy làm những ǵ bạn sẽ làm, cái đă biết không có thể vươn tới được cái chưa biết. Thiền định là sự hấp hối của cái đă biết.
***
Thiền định của một tâm đă hoàn toàn vắng lặng là ân sủng mà con người từng t́m kiếm. Trong vắng lặng này, từng phẩm chất của vắng lặng hiện hữu.
***
Một khi bạn đă đặt nền tảng cho đức hạnh, cái mà là trật tự trong quan hệ, th́ sẽ hiện ra phẩm chất này của t́nh yêu và của sự đang chết, cái mà là toàn bộ đời sống; rồi th́ tâm trở thành vắng lặng dị thường, vắng lặng một cách tự nhiên, không phải bị làm cho thành vắng lặng xuyên qua những trấn áp, kỷ luật và kiểm soát, và cái vắng lặng đó th́ phong phú vô lượng.
Vượt qua đó, không có ngôn ngữ, không có diễn tả nào có thể khả dĩ. Lúc đó tâm không khảo sát cái tuyệt đối, bởi v́ nó không có nhu cầu nào nữa, bởi v́ trong cái vắng lặng đó th́ có cái mà nó là. Và toàn bộ cái này là ân sủng của thiền định.
***
Sau những trận mưa, những ngọn đồi đẹp dị thường. Chúng vẫn c̣n nâu với nắng hè, và chẳng bao lâu tất cả những thứ xanh tươi sẽ hiện ra. Trời đă mưa quá nặng nề, và vẻ đẹp của những ngọn đồi đó th́ không có thể mô tả được. Bầu trời vẫn c̣n mây và trong không khí có mùi dâu, bạc hà và khuynh diệp. Thật tuyệt đẹp để hiện hữu giữa chúng, và một niềm vắng lặng kỳ lạ chiếm lấy bạn. Không như biển nằm xa dưới kia, những ngọn đồi th́ hoàn toàn tĩnh lặng. Khi bạn nh́n ngắm và ḍm chung quanh bạn, bạn đă rời mọi thứ dưới kia trong ngôi nhà nhỏ—quần áo bạn, tâm niệm bạn và những cách sống kỳ dị của đời sống. Nơi đây bạn đang đi rất nhẹ nhàng, không một tâm niệm nào, không bất kỳ gánh nặng nào, và với một cảm xúc về vẻ đẹp và trống không hoàn toàn. Những bụi rậm xanh nhỏ chẳng bao lâu sẽ xanh thêm, và trong vài tuần chúng sẽ có mùi hương mạnh mẽ hơn. Những con chim cút đang gọi và vài con trong chúng bay qua. Không biết tới nó, tâm ở trong một trạng thái thiền định trong đó t́nh yêu đang nở hoa. Sau hết, chỉ ở trong mảnh đất thiền định hoa này mới có thể nở ra. Nó th́ hoàn toàn tuyệt diệu, và một cách kỳ lạ, tất cả trong đêm thúc giục bạn, và khi bạn tỉnh dậy, lâu trước khi mặt trời lên, nó vẫn c̣n ở đó trong tim bạn với niềm hân hoan dị thường, không v́ bất cứ lư do nào cả. Nó ở đó, không nguyên nhân, và say sưa. Nó sẽ hiện hữu ở đó suốt cả ngày mà không cần bạn t́m ṭi hay mời gọi nó ở lại với bạn.
***
Nơi đó trên mái hiên thơm, khi b́nh minh vẫn c̣n thật xa và cây cối vẫn c̣n tĩnh lặng, cái ǵ là cốt tủy th́ là vẻ đẹp. Nhưng cái cốt tủy th́ không có thể kinh nghiệm được; kinh nghiệm phải chết đi, bởi v́ kinh nghiệm chỉ làm mạnh thêm cái đă biết. Cái đă biết th́ không bao giờ là cái cốt tủy (tánh).
Thiền định không bao giờ là kinh nghiệm xa hơn; nó không chỉ là việc chấm dứt kinh nghiệm, cái kinh nghiệm là đáp ứng của thách thức, lớn hay nhỏ, nhưng nó là việc mở cửa cho yếu tánh, mở cửa cho một ḷ sưởi mà ngọn lửa của nó đốt cháy hoàn toàn, không để lại bất kỳ tro bụi nào; không có chút ǵ c̣n lại. Chúng ta là những cái c̣n lại, những người nói vâng của nhiều ngàn ngày hôm qua, một chuỗi liên tục của trí nhớ, của chọn lựa và tuyệt vọng. Cái tôi lớn và cái tôi nhỏ là khuôn mẫu của hiện hữu, và hiện hữu là tư tưởng, và tư tưởng là hiện hữu, với nỗi buồn không bao giờ chấm dứt.
Trong ngọn lửa của thiền định, tư tưởng chấm dứt và cùng với nó là cảm xúc, bởi v́ không có cái nào là t́nh yêu. Không t́nh yêu, không có yếu tánh; không có nó, chỉ có tro bụi trên đó dựa vào hiện hữu của chúng ta. Từ tánh không, t́nh yêu hiện hữu.
***
Thiền định là hành động của vắng lặng.
***
Thiền định không có khởi đầu và không có điểm chấm dứt, trong nó không có thành đạt và không có thất bại, không có gom góp và không có loại bỏ; nó là một chuyển động không có tận cùng và do vậy, vượt ra và ở trên thời gian và không gian. Kinh nghiệm nó tức là chối bỏ nó, bởi v́ người kinh nghiệm bị buộc vào thời gian và không gian, trí nhớ và nhận thức. Nền tảng của thiền định chân thực là cái nhận biết thụ động, cái tự do toàn diện ra khỏi thẩm quyền và khát vọng, ghen tị và sợ hăi. Thiền định không có ư nghĩa, không bất kỳ ư nghĩa nào hết mà không có tự do này, không có tự biết; khi c̣n có lựa chọn th́ c̣n chưa tự biết. Lựa chọn đưa tới tranh chấp, cái ngăn cản sự hiểu biết về cái đang là. Lang thang vào một số huyễn tưởng, vào một số niềm tin lăng mạn, th́ không là thiền định; năo bộ phải tự gột rửa tất cả huyền thoại, ảo vọng và an toàn, và đối diện cái thực tại của sai trái của nó. Không có loạn tâm; mọi thứ th́ trong chuyển động của thiền định. Cánh hoa là h́nh thức, mùi hương, màu sắc và vẻ đẹp đó là cái toàn bộ của nó. Xé nó ra từng mảnh, trong thực tại hay bằng ngôn ngữ, rồi th́ không c̣n là hoa, chỉ là tưởng nhớ về cái đă là, cái mà không bao giờ là hoa. Thiền định là toàn cánh hoa trong cái đang sống động, đang tàn đi, và vẻ đẹp của nó.
***
Thiền định là tự do xa ĺa mọi niệm, và là một chuyển động trong cái hân hoan an lạc của sự thật.
***
(c.t)
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 11 of 14: Đă gửi: 06 October 2005 lúc 8:48pm | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp )
Trời vắng lặng lúc sáng sớm, và không một cánh chim hay chiếc lá nào quấy động. Thiền định, cái khởi đầu từ những chiều sâu không biết, và tiếp tục với độ dầy đặc thêm, và quét đi, gọt bộ óc vào trong cái vắng lặng hoàn toàn, đào ra những chiều sâu tâm niệm, bứng nhổ gốc rễ cảm xúc, làm trống vắng năo bộ của cái đă biết và cái nông cạn của nó. Nó là một cuộc giải phẫu mà không có người điều hành, không có bác sĩ giải phẫu; nó đang tiếp diễn, như một bác sĩ giải phẫu mổ bệnh ung thư, cắt đi từng sớ thịt nhiễm ô, nếu không th́ sự nhiễm ô lại lan tràn. Nó đang tiếp diễn, thiền định này, trong một giờ đồng hồ bởi nh́n ngắm. Và nó là thiền định mà không có người thiền định. Người thiền định can thiệp với cái vô dụng và ngốc nghếch của nó, tham vọng và thèm khát. Người thiền định là tư tưởng, được nuôi dưỡng bởi những tranh chấp và thương tích, và tư tưởng (tâm niệm) trong thiền định phải hoàn toàn ngưng lại. Đó là nền tảng của thiền định.
***
Thiền định là siêu vượt thời gian. Thời gian là khoảng cách mà tư tưởng du hàng trong những thành tựu của nó. Du hành th́ luôn luôn dọc theo con đường cũ được che phủ với lớp vỏ mới, cảnh trí mới, nhưng luôn luôn là cùng con đường, không dẫn tới đâu—chỉ trừ tới đau khổ và buồn phiền.
Chỉ khi tâm siêu vượt thời gian, th́ sự thật mới ngưng là một điều trừu tượng. Lúc đó an lạc hân hoan không phải là một ư tưởng dẫn tới từ niềm vui, nhưng là một thực tại không bằng ngôn ngữ.
Làm cho trống vắng cái tâm thời gian là cái vắng lặng của sự thật, và nh́n thấy nó chính là đang làm (như vậy); do vậy không có ngăn cách giữa cái thấy và cái làm. Trong khoảng cách giữa thấy và làm là những sinh khởi của mâu thuẫn, đau khổ và hỗn loạn. Cái không có thời gian là cái vô tận.
***
B́nh minh đến chậm; các v́ sao vẫn sáng và cây cối c̣n thu ḿnh; không chim nào đang gọi, không ngay cả những con cú nhỏ đă cứ rúc rích cả đêm từ cây này tới cây kia. Nó là cái vắng lặng kỳ lạ, chỉ trừ tiếng ŕ rào của biển. Có mùi hương đó của hoa, lá úa và mặt đất ướt; không khí th́ rất là, rất là tĩnh lặng, và mùi hương ở khắp mọi nơi. Mặt đất đang chờ b́nh minh và ngày sắp tới; có mong đợi, kiên nhẫn và một sự vắng lặng kỳ lạ. Thiền định tiếp diễn với cái vắng lặng đó và cái vắng lặng đó là t́nh yêu; nó không phải là t́nh yêu một vật hay một người nào, uy tín hay biểu tượng, ngôn ngữ và h́nh ảnh. Nó một cách đơn giản là t́nh yêu, không niềm tin, không cảm xúc. Nó là cái ǵ đă tự hoàn hoàn trong chính nó, trần trụi, dầy đặc, không cội rễ và phương hướng. Âm thanh của con chim thật xa kia là t́nh yêu; nó là phương hướng và khoảng cách; nó ở đó ngoài cả ngôn ngữ và thời gian. Nó không phải là một sự xúc động, cái tan đi và thô bạo; biểu tượng, ngôn ngữ có thể được thay thế, nhưng không phải là vật. Trần trụi, nó hoàn toàn mong manh và do vậy không có thể bị phá hủy. Nó có sức mạnh không có thể t́m tới của cái khác đó, cái không thể biết, cái đang đến xuyên qua cây cối và vượt xa cả biển. Thiền định là tiếng chim gọi lên từ tánh không và tiếng gầm rú của biển, đang ầm ầm đánh vào bờ. T́nh yêu chỉ có thể ở trong cái hoàn toàn trống vắng. B́nh minh xám đang ở xa tận chân tời, và những cây sậm tối th́ c̣n sậm và dầy đặc hơn. Trong thiền định, không có sự lập lại, một tiếp diễn của thói quen; có cái chết của mọi thứ đă biết và cái nở hoa của cái chưa biết. Những v́ sao đă biến dạng và những đám mây đă thức dậy với mặt trời đang tới.
***
Thiền định là trạng thái của tâm nh́n vào tất cả mọi thứ với sự chăm chú toàn diện, toàn bộ, không chỉ những phần của nó.
***
Thiền định là sự hủy diệt cái an toàn, và có vẻ đẹp lớn lao trong thiền định, không phải vẻ đẹp của những vật được ráp vào nhau bởi con người hay thiên nhiên, nhưng là của sự vắng lặng. Sự vắng lặng này là cái trống vắng, trong đó và từ đó mọi thứ trôi chảy và hiện hữu. Nó là cái không có thể biết; thông minh và cảm xúc không có thể mở đường tới nó; không có con đường nào dẫn tới nó (thiền định) và một phương pháp t́m tới nó chỉ là phát minh của một bộ óc tham lam. Tất cả những con đường và phương tiện của việc tính toán tự ngă phải bị phá hủy toàn bộ; tất cả việc đi tới hay đi lùi, kiểu cách của thời gian, phải chấm dứt, không có ngày mai. Thiền định là sự hủy diệt; nó là sự hiểm nguy cho những người muốn sống một cuộc đời mặt ngoài và một đời sống của huyễn vọng và huyền thoại.
***
Cái chết mà thiền định mang tới chính là cái bất tử của cái mới lạ.
***
Đây là cái ǵ kinh ngạc hơn nếu bạn gặp nó. Tôi có thể đi vào nó, nhưng sự mô tả không phải là cái được mô tả. Bạn phải nhận biết toàn bộ về nó bằng cách nh́n vào chính bạn—không sách vở, không vị thầy nào có thể dạy bạn điều này. Đừng dựa vào bất kỳ ai, đừng tham dự các tổ chức tinh thần; bạn phải học biết tất cả điều này từ chính bạn. Và nơi đó tâm sẽ khám phá ra những việc cực kỳ dị thường. Nhưng để như vậy, sẽ phải không có phần mảnh manh mún nào, và từ đó là chuyển động, là nhanh chóng, là ổn định dầy đặc. Đối với một tâm như vậy, không có thời gian, và do vậy cuộc sống có một ư nghĩa hoàn toàn khác
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 12 of 14: Đă gửi: 06 October 2005 lúc 8:50pm | Đă lưu IP
|
|
|
Niệm Phật Toàn Thân
------------------------------------------------------------ --------------------
Niệm Phật, đó là một trong những cội nguồn hạnh phúc nhất mà người tu có thể cảm nhận được, tuy là không dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Nhiều người vẫn cho rằng cần truy t́m các pháp môn phức tạp, khó khăn như Thiền Tông hay Mật Tông, và cho là việc Niệm Phật quá dễ làm, sợ là không đủ thách đố cho quyết tâm của ḿnh. Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Mặc dù chúng ta từng đọc các lời Chư Tổ bênh vực cho Pháp Môn Niệm Phật, nhưng vẫn khởi tâm cho rằng việc quá dễ như vậy th́ không đúng với khát vọng tu tập của ḿnh. Nói cho cùng, Niệm Phật vẫn không thật là dễ.
Trước tiên là phải tín tâm. Không có ḷng tin th́ hành động không chuyên nhất. Hăy tin sâu vào nhân quả, tất cả mọi biến chuyển trong đời đều do nghiệp lực hóa hiện ra. Đừng nghĩ rằng ḿnh có tài ba mỗi khi thành công, và đừng nghĩ là xui xẻo khi thất bại. Tài năng hay vụng về cũng là do tự ḿnh chuyên học, do cơ duyên và do nghiệp. Thành hay bại cũng là tiếng nói của nghiệp lực thôi. Hăy lắng nghe tiếng nói này. Thứ nh́ là tin sâu vào Phật Pháp. Tin rằng đây là con đường giải thoát, và hăy chuyên cần đọc Kinh Phật để thấy gương Chư Phật, Chư Tổ tu học thiết tha, để mang ơn sâu Chư Phật, Chư Bồ Tát đă không thôi từ bi dùng nhiều phương tiện cứu độ, để thấy trách nhiệm của ḿnh cần cứu độ cha mẹ, người thân và chúng sinh các loài. Thứ ba là tin sâu vào Niệm Phật. Phải thấy đây là nguyện lực của Đức Phật A Di Đà muốn đưa chúng sinh cơi này về Phương Tây Cực Lạc. Nếu nghĩ rằng Cực Lạc chỉ là Cơi Huyễn Hóa do Phật phương tiện, th́ tại sao không thấy ngay trước mắt rằng các cảnh, các vật cũng chỉ là huyễn hóa, là hoa đốm? Nhưng nếu nghĩ rằng Cực Lạc là Cơi Thật, c̣n Ta Bà là Cơi Không Thật th́ cũng là sai, bởi v́ trong Tâm Phật th́ ngay tới Thật với Không Thật cũng không có chỗ bám.
Tu học cũng cần khởi nghi tâm và từ từ t́m phương tiện giải nghi. Nhiều người nghi rằng Thiền Tông mới là tối thắng, v́ là đơn đao nhập cuộc, thấy tánh thành Phật ngay trong một đời. C̣n Niệm Phật chỉ là phương tiện. Nếu bạn có ḷng nghi này th́ cứ nghi cho tận cùng đi, và phải thật tâm tu Thiền. Rồi sẽ tới một lúc bạn thấy rằng, khi bạn khởi tâm Niệm Phật, cảnh giới cũng không khác ǵ của Thiền. Nếu bạn nghi rằng Mật Tông mới là tối diệu, cứ chọn một pháp môn và tŕ chú đi, thật tinh chuyên. Khi vào được cảnh giới tâm nào cũng là Tâm Phật, th́ bạn sẽ không c̣n ngờ vực ǵ chuyện Niệm Phật có rời tâm này hay không. C̣n nếu lấy nghi tâm để suy luận vặn vẹo th́ là hoàn toàn sai. Khi nghi th́ phải thật nghi, và giải nghi không thể bằng lư luận được. Khi nghi th́ phải toàn tâm và toàn thân đều là một khối nghi, khi cả lư luận với suy lường đều không khởi lên được mới là thật nghi. Lấy cái nghi tâm này Niệm Phật cũng là một phương tiện.
Vấn đề chỉ là, tại sao chúng ta đang trong cơn mộng, mà lại c̣n thấy có ǵ là tối thắng với chẳng tối thắng? Khi vào được cái nh́n, thấy rằng trước mắt mọi đền đài, xe cộ, người vật... đều từ mộng mà ra th́ tất cả các pháp môn đều không ĺa nhau. Đâu phải là chúng ta chỉ mộng trong khi ngủ. Để gợi một phần cảm giác này, bạn hăy nhớ lại những chuyện khi c̣n nhỏ đi học trường làng, khi đá bóng trong xóm, khi đạp xe giữa phố chợ Sài G̣n... và thấy nó qua đi hệt như giấc mộng. C̣n bây giờ, ngồi trước máy điện toán, hay khi xem TV, hay khi đi bộ kinh hành, bạn tin cảnh này là thật sao? Nó cũng chỉ là như ráng nắng ban chiều, như hoa đốm hư không thôi. Các pháp vốn thật b́nh đẳng, mộng với thực không ĺa nhau. Nói cho cùng, cái gọi là thực hay mộng cũng không hề có chỗ bám trong Tâm Phật.
Niệm Phật trước tiên là miệng Niệm Phật. Bạn đừng nói điều dữ, điều hại chúng; bởi v́ không thể dùng miệng lúc Niệm Phật, lúc Niệm Ma được. Bạn phải ăn chay trường, nếu có thể thu xếp được. Bởi v́ ăn thịt chúng sinh mà đ̣i tự giải thoát cho ḿnh và đ̣i cứu độ các loài th́ là chuyện không thể có. Thêm nữa, đă ăn thịt chúng sinh th́ sao c̣n mở miệng Niệm Phật được. Và bạn hăy niệm tinh chuyên tới chỗ lời nào cũng là lời Niệm Phật, dù khi ứng phó mọi chuyện trong đời, khi nói chuyện điện thoại, khi mở lời đùa giỡn với trẻ em, khi thuyết phục người đừng làm điều dữ, khi năn nỉ người khởi ḷng từ bi phóng sinh, khi đau đớn rên la trên giường bệnh... Bất kỳ lời nào thốt ra cũng là lời Niệm Phật, th́ đó mới là Niệm Phật.
Niệm Phật là tay Niệm Phật. Phải giữ giới, không sát sinh, không trộm cắp, không đánh người, không hạ thủ những điều bất xứng. Nếu miệng Niệm Phật mà tay làm điều không lành, làm hại chúng sinh, th́ cũng là hỏng; nghĩa là miệng Phật tay Ma, có ngh́n Phật A Di Đà tới trước mặt cũng không cứu nổi.
Niệm Phật là chân Niệm Phật. Làm ơn, đừng đưa chân đá người hay giẫm đạp chúng sinh. Làm ơn, hăy đưa chân đi con đường ngay ngắn. Mỗi một bước đi là một chân Niệm Phật. Không cần quán tưởng hay tưởng tượng ǵ hết. Bạn cứ Niệm Phật tinh chuyên, th́ tức nhiên từng bước đi là một dấu ấn của Phật A Di Đà.
Niệm Phật là mắt Niệm Phật. Bạn đừng đưa mắt vào các nơi dễ làm loạn tâm, cũng đừng dùng mắt dọa dẫm ai, cũng đừng chơi màn liếc mắt đưa t́nh. Hăy quên đi những thói quen của thời chưa Niệm Phật. Bạn hăy Niệm Phật cho tinh chuyên, và rồi mắt bạn nh́n tới đâu cũng thấy đó là lời Niệm Phật đang ghi khắp cùng pháp giới. Khi vào phố chợ, cũng đừng khởi tâm cho là ḿnh đang nh́n các giai nhân hay ác phụ; tất cả chỉ là h́nh bóng trong mơ thôi, và mắt nh́n tới đâu th́ tất cả đều biến thành các hóa thân của Phật A Di Đà trong cùng khắp pháp giới. Nhưng đừng quán tưởng hay tưởng tượng khi nh́n bất cứ những ǵ, bởi v́ khi đă trong mộng, th́ đừng tạo thêm mộng khác nữa. Cứ tự nhiên Niệm Phật là đủ, thế giới trước mắt sẽ là Phật Cảnh.
Niệm Phật là tai Niệm Phật. Đừng bịt tai luyện luân xa, cầu ảo giác; đó chỉ là tṛ của ma thôi. Cứ để tai tự nhiên nghe lời Niệm Phật, ra tiếng hoặc thầm trong ḷng. Đừng để tai rơi vào các thói quen chưa tu, khi ḷng phân biệt điều ưa nghe, điều ghét nghe. Mặc kệ mọi chuyện. Dù bạn có cố ư nghe hay vô tâm nghe, th́ Tánh Nghe vẫn hiển hiện. Dù là hai bàn tay vỗ, hay một bàn tay vỗ, th́ Tánh Nghe vẫn hiển hiện. Nên cứ để mặc cho nó hiển lộng. Cũng đừng lựa chọn điều này để nghe, điều kia để bỏ. Cứ tự nhiên nhi nhiên. Hăy niệm cho tinh chuyên, sẽ tới một lúc âm thanh nào cũng là lời Niệm Phật, dù là bạn có đi giữa phố chợ, nghe mắng mỏ, vân vân. Đừng nghĩ đó là ảo tưởng hay ảo giác hay thực tướng... Tất cả chỉ là trong mộng mà tu thôi. Nhưng ĺa mộng này th́ không có cảnh giới Phật. Sóng chỉ là nước, và nước chính là sóng. Tánh không ĺa Tướng, và Tướng không ĺa Tánh.
Niệm Phật là Toàn Thân Niệm Phật. Bất kỳ phân vuông da thịt nào trên cơ thể của bạn cũng đều đang Niệm Phật. Đừng quán tưởng hay tưởng tượng h́nh dung ǵ. Cảnh giới đó sẽ tự nhiên hiện ra. Móng tay, móng chân, cùi chỏ, đầu gối, ngực, lưng, đầu, bụng... của bạn nơi nào cũng đang Niệm Phật. Gắn bó với Niệm Phật th́ toàn thân sẽ thành một Khối không ĺa. Bất kỳ một cử chỉ, một động đậy nào trong cơ thể bạn cũng sẽ là lời Niệm Phật chuyển động. Và khi bạn đi, th́ đó là đi Niệm Phật. Khi bạn ngồi, th́ đó là ngồi Niệm Phật. Bạn sẽ thấy hài ḷng, khinh khoái, nhưng đừng gắn bó hay ham thích các cảm giác đó. Đă ở trong mộng, mà c̣n ưa thích ǵ hay ghét bỏ ǵ th́ đó là tâm chúng sinh, không phải là Tâm Phật mà bạn đang Niệm.
Niệm Phật là Niệm Phật Tâm, hay Tâm Niệm Phật. Khi tay chân, thân thể, tai mắt, da thịt đều là một khối với Niệm Phật, th́ Tâm bạn cũng đừng khởi phân biệt là Có Niệm Phật hay Không Niệm Phật. Tánh Phật A Di Đà sẽ không rời chúng ta. Mà nói cho cùng, Tánh Phật này có bao giờ rời chúng sinh bao giờ đâu. Mà khi nói rằng có một tâm chúng sinh t́m cầu tới một Tâm Phật th́ cũng là hỏng, đó chưa thật là Niệm Phật. Trong Niệm Phật chân thật, chỉ có một Tánh Vắng Lặng, Trong Trẻo, không thể nào biện biệt ra cho được một cái ǵ gọi là tâm chúng sinh với Tâm Phật. Ngay cả khi bạn không đọc lên câu lục tự Di Đà, hay không cả nghĩ tưởng ǵ tới câu này, toàn khối Niệm Phật cũng không xa ĺa bạn chút nào, th́ đó mới là Niệm Phật.
Niệm Phật là cực kỳ đơn sơ Niệm Phật, y hệt những bà cụ mù chữ trong làng quê. Hăy cầm xâu chuỗi bồ đề, lần chuỗi tay không ĺa, nếu điều kiện sống của bạn cho phép. Lần một hạt chuỗi là một câu Niệm Phật. Hoặc hai câu cũng được. Hoặc không câu nào cũng được. Nhưng với ḷng đơn sơ, của người sơ tâm, niệm tới khi thấy toàn thân Niệm Phật, thế là được.
Khi nào niệm tới chỗ thấy toàn pháp giới Niệm Phật, thế là được. Và đừng bao giờ ĺa câu Niệm Phật này. Kể cả khi nhắm mắt ngủ. Mở mắt hay nhắm mắt, cũng chỉ là mộng. Đi bộ hay nằm ngủ, cũng chỉ là mộng. Niệm Phật hay Không Niệm Phật, cũng chỉ là mộng. Nhưng ĺa mộng cũng chẳng có cái Thực.
Hạnh phúc chính là, đi trong cuộc đời mà vẫn thấy Toàn Thân Niệm Phật chỉ v́ ḷng từ bi với chúng sinh. C̣n chuyện giải thoát? Khi vào chỗ toàn pháp giới Niệm Phật th́ có ǵ mà cắt ĺa giữa cảnh giới giải thoát với cảnh giới chưa giải thoát? Nhưng ĺa câu Niệm Phật, sợ là khó thể thấy được những cảnh giới này vậy.
|
Quay trở về đầu |
|
|
DienHong Hội viên


Đă tham gia: 12 October 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 151
|
Msg 13 of 14: Đă gửi: 06 October 2005 lúc 9:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
lan25 đă viết:
Niệm Phật Toàn Thân
--------------------------------------------------------
Niệm Phật trước tiên là miệng Niệm Phật. Bạn đừng nói điều dữ, điều hại chúng; bởi v́ không thể dùng miệng lúc Niệm Phật, lúc Niệm Ma được. Bạn phải ăn chay trường, nếu có thể thu xếp được. Bởi v́ ăn thịt chúng sinh mà đ̣i tự giải thoát cho ḿnh và đ̣i cứu độ các loài th́ là chuyện không thể có. Thêm nữa, đă ăn thịt chúng sinh th́ sao c̣n mở miệng Niệm Phật được. Và bạn hăy niệm tinh chuyên tới chỗ lời nào cũng là lời Niệm Phật, dù khi ứng phó mọi chuyện trong đời, khi nói chuyện điện thoại, khi mở lời đùa giỡn với trẻ em, khi thuyết phục người đừng làm điều dữ, khi năn nỉ người khởi ḷng từ bi phóng sinh, khi đau đớn rên la trên giường bệnh... Bất kỳ lời nào thốt ra cũng là lời Niệm Phật, th́ đó mới là Niệm Phật.
Niệm Phật là tay Niệm Phật. Phải giữ giới, không sát sinh, không trộm cắp, không đánh người, không hạ thủ những điều bất xứng. Nếu miệng Niệm Phật mà tay làm điều không lành, làm hại chúng sinh, th́ cũng là hỏng; nghĩa là miệng Phật tay Ma, có ngh́n Phật A Di Đà tới trước mặt cũng không cứu nổi.
Niệm Phật là chân Niệm Phật. Làm ơn, đừng đưa chân đá người hay giẫm đạp chúng sinh. Làm ơn, hăy đưa chân đi con đường ngay ngắn. Mỗi một bước đi là một chân Niệm Phật. Không cần quán tưởng hay tưởng tượng ǵ hết. Bạn cứ Niệm Phật tinh chuyên, th́ tức nhiên từng bước đi là một dấu ấn của Phật A Di Đà.
Niệm Phật là mắt Niệm Phật. Bạn đừng đưa mắt vào các nơi dễ làm loạn tâm, cũng đừng dùng mắt dọa dẫm ai, cũng đừng chơi màn liếc mắt đưa t́nh. Hăy quên đi những thói quen của thời chưa Niệm Phật. Bạn hăy Niệm Phật cho tinh chuyên, và rồi mắt bạn nh́n tới đâu cũng thấy đó là lời Niệm Phật đang ghi khắp cùng pháp giới. Khi vào phố chợ, cũng đừng khởi tâm cho là ḿnh đang nh́n các giai nhân hay ác phụ; tất cả chỉ là h́nh bóng trong mơ thôi, và mắt nh́n tới đâu th́ tất cả đều biến thành các hóa thân của Phật A Di Đà trong cùng khắp pháp giới. Nhưng đừng quán tưởng hay tưởng tượng khi nh́n bất cứ những ǵ, bởi v́ khi đă trong mộng, th́ đừng tạo thêm mộng khác nữa. Cứ tự nhiên Niệm Phật là đủ, thế giới trước mắt sẽ là Phật Cảnh.
Niệm Phật là tai Niệm Phật. Đừng bịt tai luyện luân xa, cầu ảo giác; đó chỉ là tṛ của ma thôi. Cứ để tai tự nhiên nghe lời Niệm Phật, ra tiếng hoặc thầm trong ḷng. Đừng để tai rơi vào các thói quen chưa tu, khi ḷng phân biệt điều ưa nghe, điều ghét nghe. Mặc kệ mọi chuyện. Dù bạn có cố ư nghe hay vô tâm nghe, th́ Tánh Nghe vẫn hiển hiện. Dù là hai bàn tay vỗ, hay một bàn tay vỗ, th́ Tánh Nghe vẫn hiển hiện. Nên cứ để mặc cho nó hiển lộng. Cũng đừng lựa chọn điều này để nghe, điều kia để bỏ. Cứ tự nhiên nhi nhiên. Hăy niệm cho tinh chuyên, sẽ tới một lúc âm thanh nào cũng là lời Niệm Phật, dù là bạn có đi giữa phố chợ, nghe mắng mỏ, vân vân. Đừng nghĩ đó là ảo tưởng hay ảo giác hay thực tướng... Tất cả chỉ là trong mộng mà tu thôi. Nhưng ĺa mộng này th́ không có cảnh giới Phật. Sóng chỉ là nước, và nước chính là sóng. Tánh không ĺa Tướng, và Tướng không ĺa Tánh.
Niệm Phật là Niệm Phật Tâm, hay Tâm Niệm Phật. Khi tay chân, thân thể, tai mắt, da thịt đều là một khối với Niệm Phật, th́ Tâm bạn cũng đừng khởi phân biệt là Có Niệm Phật hay Không Niệm Phật. Tánh Phật A Di Đà sẽ không rời chúng ta. Mà nói cho cùng, Tánh Phật này có bao giờ rời chúng sinh bao giờ đâu. Mà khi nói rằng có một tâm chúng sinh t́m cầu tới một Tâm Phật th́ cũng là hỏng, đó chưa thật là Niệm Phật. Trong Niệm Phật chân thật, chỉ có một Tánh Vắng Lặng, Trong Trẻo, không thể nào biện biệt ra cho được một cái ǵ gọi là tâm chúng sinh với Tâm Phật. Ngay cả khi bạn không đọc lên câu lục tự Di Đà, hay không cả nghĩ tưởng ǵ tới câu này, toàn khối Niệm Phật cũng không xa ĺa bạn chút nào, th́ đó mới là Niệm Phật.
|
|
|
ca'm o+n
__________________ Khát khao sống ngàn thu thỏa chí
Cánh chim bằng trong gió tung bay
|
Quay trở về đầu |
|
|
lan25 Hội viên

Đă tham gia: 05 September 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 137
|
Msg 14 of 14: Đă gửi: 08 October 2005 lúc 1:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
Lời Giảng Ngắn Gọn Về Đại Thủ Ấn
------------------------------------------------------------ --------------------
Bản văn dưới đây về Đại Thủ Ấn — thường gọi là Mahamudra, c̣n gọi là Phyag-gGya Chhen-Po — do vị đạo sư Ấn Độ Maitripa soạn thảo, và được truyền dạy trực tiếp cho Marpa, và từ Marpa truyền dạy cho Milarepa. Pháp môn Đại Thủ Ấn mặc dù được trao truyền và gắn liền với phái Hồng Mạo (Kargyudpa), nhưng vẫn được học và tu tập bởi chư tăng các tông phái khác của Phật Giáo Tây Tạng. Chữ "Đại Thủ Ấn" có nhiều nghĩa, có khi c̣n gọi là Đại Biểu Tượng, nhưng nghĩa trực tiếp nhất chính là một trực nhận về thế giới và từ đây học nhân sử dụng như một bảo ấn lớn để hợp nhất niết bàn và sinh tử — ngắn gọn, đó là trực nhận được Tánh Bất Nhị của vạn pháp. Đại Thủ Ấn, trong nghĩa trên, chính là một pháp đốn ngộ. Bản Việt dịch của Nguyên Giác dựa theo bản Anh dịch của James Low trong cuốn Simply Being: Texts in the Dzogchen Tradition, nhà xuất bản Vajra Press, London, 1998.
Thánh Sư Marpa, 1012-1097, là một đạo sư nổi tiếng miền Nam Tây Tạng, c̣n được gọi là Dịch Giả. Với ba chuyến đi Ấn Độ và bốn chuyến đi Nepal, ngài mang về Tây Tạng nhiều giáo pháp, trong đó nổi bật nhất là Đại Thủ Ấn. Marpa là thầy của Milarepa. Marpa c̣n được nh́n như là điển h́nh lư tưởng của trường hợp người tu có vợ con, vừa thành tựu Thánh Pháp vừa lo những trách nhiệm trần gian. Lần đầu tới Ấn Độ, Marpa gặp Thánh Sư Naropa và theo học suốt 16 năm. Theo lịch sử, Marpa theo học tất cả là 108 vị Thầy, nhưng hai vị Thầy chính yếu là Naropa và Maitripa. Trở về Tây Tạng, Marpa dịch các bản văn mang về ra tiếng Tây Tạng, sống đời của một nông dân và có nhiều con với vợ là Dagmema. Lần thứ nh́ từ Ấn về, Marpa nhận Milarepa (1025-11235) làm học tṛ sau khi đă thử thách thật gian nan người đệ tử mới này. Lần thứ ba đi Ấn, Marpa gặp Thánh Sư Atisha (980/90-1055) và gặp lại bổn sư Naropa lần cuối. Marpa đă tiên tri ra việc tông phái Hồng Mạo sẽ phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng, trong đó Milarepa đóng một vai tṛ rất lớn. Các sách về cuộc đời Milarepa đă được dịch ra Việt ngữ nhiều lần. Bản văn dưới đây được ghi là của Ngài Maitripa truyền trực tiếp cho Marpa.
Nội dung bản văn rất ngắn gọn, yêu cầu học nhân trực nhận Tánh Bất Nhị của vạn pháp và từ đây xa ĺa mọi nỗ lực, cứ tự nhiên để tâm an trụ trong cái nh́n Bất Nhị này. Khi ḍng sông niệm đứng lại, th́ ư nghĩa hiện ra. Và tất cả mọi hành động và nỗ lực thiền định đều không cần thiết, bởi v́ Tánh Thực của vạn pháp lúc nào cũng là Vô Tự Tánh.
(BẢN VĂN BẮT ĐẦU)
Hăy đảnh lễ trong tâm thức hoan lạc hoàn toàn, ta sẽ nói cho ngươi về dấu ấn lớn.
Tất cả những ǵ khả thể chỉ thực sự là tâm của ngươi — đi t́m sự thực ngoài tâm chỉ là việc làm của tri thức rối loạn. Tất cả những hiện tướng đều chủ yếu trống rỗng như một giấc mơ. Và tâm cũng chỉ là chuyển động của trí nhớ và ư tưởng. Với không tự tánh nào trong đó, nó th́ như năng lực của ngọn gió; và trống rỗng trong cốt tủy, nó th́ hệt như hư không.
Tất cả những ǵ khả thể đều cư trú trong b́nh đẳng, hệt như hư không — như vậy, ta nói về dấu ấn lớn.
Tự tánh của ngươi không có thể phô diễn được, và cũng vậy tánh thật của tâm không hề rời xa hay chuyển đổi trạng thái thật của dấu ấn lớn. Nếu ngươi có thể chứng ngộ chân thật điều này, th́ tất cả mọi hiện tướng đều trở thành dấu ấn lớn. Đây là trạng thái tự nhiên bao trùm toàn khắp.
Hăy thoải mái trong trạng thái tự nhiên không nỗ lực của ngươi. Đây là trạng thái tự nhiên vô niệm. Thiền pháp này tự cư trú trong chính nó, không cần t́m kiếm ǵ khác. Loại Thiền pháp nào mà đi t́m kiếm th́ chỉ là việc làm của tri thức rối loạn. Y hệt như hư không hay một ảo ảnh huyễn thuật, khi vắng bặt cả thiền định lẫn phi thiền định th́ làm sao ngươi nói về chia cách hay không chia cách?
Với những Thiền giả nào có hiểu biết này, tất cả mọi hành động đức hạnh và tội lỗi đều được giải thoát bởi trực nhận về thực tại này. Tất cả mọi tổn thương tinh thần đều trở thành việc nhận biết thuần khiết, lớn lao, và tới như người bạn của Thiền giả, y hệt như ngọn lửa cháy lan suốt cánh rừng. Vậy th́ làm sao chúng ta nói ǵ về chuyện ra đi hay ở lại?
Bất kể là ngươi có ổn định tâm ngươi bao nhiêu tại một nơi vắng lặng, nếu ngươi không trực nhận chân lư này, ngươi sẽ không giải thoát được ra khỏi các trạng thái chỉ là manh mún đó. Nhưng nếu ngươi kinh nghiệm sự thực này, rồi th́ có ǵ có thể ràng buộc được ngươi?
Khi ngươi an trụ một cách không chao động trong trạng thái này, sẽ không c̣n cần tới bất cứ loại thiền định được cấu trúc nào cho thân và khẩu của ngươi. Cho dù ngươi có vào được trong cái gọi là hợp nhất chân thật hay không, sẽ không c̣n cần tới nỗ lực thiền định liên hệ tới các pháp đối trị. Không cố tâm muốn thành tựu bất kỳ chi cả, bất cứ những ǵ khởi lên sẽ được trực nhận là không ngay trong tự tánh. Tất cả những hiện tướng đang tự giải thoát trong chiều kích mở rộng này, và tất cả các niệm đều tự giải thoát ở trong (và tự thân như là) cái nhận biết thuần khiết lớn lao. Đây là tính b́nh đẳng hoàn toàn bất nhị của trạng thái tự nhiên. Y hệt như ḍng chảy của một sông lớn, ư nghĩa chân thực sẽ hiện ra với ngươi bất cứ khi nào ngươi đứng lại. Đây là trạng thái của cảnh giới Phật đang diễn tiến, cái hạnh phúc lớn lao được giải thoát khỏi tất cả các pháp sinh tử.
Tất cả các hiện tượng tự chúng đều trống rỗng một cách tự nhiên, và cái trí tuệ nhận diện cái rỗng không đó sẽ được thanh tịnh ngay trong vị trí riêng của nó. Xa ĺa tất cả những kiến giải hóa, sẽ không c̣n liên hệ nào tới các hoạt động tâm thức nữa. Đây là con đường của tất cả các vị Phật.
Đối với những người thật sự may mắn, ta soạn ra bản văn này để tóm lược tất cả các lời dạy của ta. Nhờ vào đây, nguyện cho tất cả chúng sinh an trụ trong dấu ấn lớn.
Tới đây là hết bài giảng của Maitripa về Đại Thủ Ấn.
Bản văn được truyền trực tiếp từ Thánh Sư đó, và được dịch sang tiếng Tây Tạng bởi dịch giả Tây Tạng Marpa Chokyi Lodro
Nguyên Giác dịch.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|