Tác giả |
|
minhtam Hội viên

Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 8:57am | Đă lưu IP
|
|
|
tiếp theo
PHẦN IV
NĂM ẤM VỚI QUÁ TR̀NH TU TẬP
1. BỀ MẶT NGĂ CHẤP
Ư thức của con người thường trải rộng ra ba ấm đầu - Sắc, Thọ và Tưởng. Ư thức này chính là bề mặt của Bản ngă.
Con người luôn luôn chấp thân này là chính ḿnh, chấp cảm giác khổ vui là của ḿnh, chấp ư nghĩ là chính ḿnh.
Những kẻ phàm phu tục tử cái chấp thiên về thân. Họ thích chưng diện hào nhoáng bên ngoài; họ chú trọng đến những cảm giác khoái lạc hạ tiện như ăn nhậu, chơi bời, hút sách. Ai khen chê họ đẹp xấu, mập ốm là họ đổi thái độ lập tức.
Những hạng nghệ sĩ cái chấp thiên nhiều về cảm xúc nghệ thuật. Họ đi t́m lạc thú qua phong cảnh thiên nhiên, qua giai điệu lời thơ khúc nhạc, qua những sáng tác xuất thần... Họ cũng thích tư duy trừu tượng. Những nhà tư tưởng (triết gia, khoa học...) cái chấp thiên về ư nghĩ. Họ ít chú trọng về thân, về cảm xúc. Họ có sức điềm tĩnh lớn lao và xem trọng tư duy.
V́ khuynh hướng của ba hạng người này khác nhau nên chỗ thiên về mỗi ấm khác nhau. Tuy nhiên, Ư thức Bản ngă vẫn trải rộng ra cả ba ấm.
Có nhiều người học Phật thường xuyên tư duy về lư Bát Nhă. Họ cho rằng thân tâm đều là huyễn hóa, không thật, như trong chiêm bao, như trong ảo ảnh. Nói theo tinh thần Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ, họ thấy rằng thân tâm này là sự kết hợp của nhiều yếu tố nên không có thực thể, không có một cái ngă chủ thể. Nhờ thường xuyên tự nhủ như vậy nên họ gột bỏ nhiều ngă chấp nằm trong Kư ức. Do kiến chấp mỏng nhẹ nên họ dễ dàng đạt được chánh niệm tỉnh giác.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần phân biệt hai trạng thái khác nhau. Một, những kiến chấp nằm trong Thức ấm vơi nhẹ. Trạng thái này chưa có ǵ đặc biệt v́ Hành giả chưa vượt qua được ấm nào cả. Hai, vượt hẳn Thức ấm sau khi đă vượt qua bốn ấm trước xong rồi. Đây chính là giải thoát chân thật. Nhưng để đạt đến giai đoạn này cần phải đi qua quá tŕnh tu tập chánh định sâu thẳm. Nhiều người nông nổi, mới hiểu qua loa về tư tưởng Bát Nhă đă vội cho ḿnh chứng đạo. Đụng chuyện ǵ cũng đem lư Bát Nhă ra bài bác thiên hạ. Đây là sự hiểu lầm lớn, là bệnh hoạn của những người học Phật thiếu chín chắn. Kư ức ít chấp đâu có nghĩa là đă vượt qua Thức ấm. Dù cho Kư ức ít chấp mà Hành ấm c̣n nguyên th́ bản năng của Bản ngă vẫn chưa hết. Người học Phật cần dè dặt điểm này.
Chúng ta cũng nói qua về trạng thái ĐỐN NGỘ của một số hành giả tu thiền. Có nhiều người, cả tu sĩ lẫn cư sĩ, sau một thời gian dụng công tu tập, chợt xuất hiện trạng thái tỉnh giác thanh tịnh nơi tâm. Trạng thái này đến rất bất ngờ. Khi họ đang nhiếp tâm trong đời sống, bỗng nghe tiếng chuông, liền ngộ đạo, có khi nhờ một câu nói của ai, liền ngộ đạo, có khi đang ngồi thiền, được ngộ đạo... Đây là điểm then chốt của Thiền tông Trung Hoa. Tông phái này chủ trương rằng phải đốn ngộ rồi mới tiệm tu (chợt giác ngộ rồi sẽ tu lâu dài thêm).
Đọc qua các sử các Thiền sư Trung Hoa, chúng ta thấy rằng, thông thường trước khi đạt được trạng thái ngộ bất ngờ, họ phải có một thời gian dụng công từ lâu. Hoặc họ tu quán Bát Nhă; hoặc họ tu định theo hơi thở; hoặc họ được gợi ư về một cái thắc mắc trong giáo nghĩa, chính cái thắc mắc này cột tâm họ vào định. Sau một thời gian dụng công đắc lực, tâm được yên tĩnh. Một hôm nhân duyên đầy đủ, họ bừng ngộ. Trước khi ngộ họ cũng đă có sự thanh tịnh rồi. Sau khi ngộ họ cũng được sự thanh tịnh. Nhưng hai cái thanh tịnh đó có chỗ sai khác. Trước khi ngộ, tâm họ trụ vào đề mục để thanh tịnh. Họ phải để ư vào hơi thở, hoặc họ phải giữ lư Bát Nhă, hoặc họ phải chú ư vào công án chưa hiểu. Nhờ trụ vào đề mục nên Tâm được thanh tịnh. Nếu không giữ đề mục, tâm sẽ mất thanh tịnh.
C̣n sau khi ngộ, họ không cần phải trụ tâm vào đề mục nữa mà tâm vẫn tự nhiên rơ ràng, tỉnh giác, thanh tịnh. Những Thiền sư Trung Hoa rất đề cao cảnh giới đặc biệt này. Nhiều vị quá cường điệu đă tuyên bố "Kiến tánh thành Phật", được ngộ như vậy tức là thành Phật. Nhưng cũng có nhiều vị dè dặt, cẩn thận, thấy rằng dù có ngộ vẫn chưa được giải thoát nên chữa lại rằng "Đốn ngộ, tiệm tu". Quả thực, dù có ngộ, đường đến giải thoái viên măn vẫn c̣n rất xa. Thêm một điểm chúng ta cần lưu ư nữa là, tuy có ngộ, nhưng sức ngộ của mỗi người khác nhau.
Có người sau khi ngộ, tâm cực kỳ tỉnh giác và thanh tịnh, bước vào chánh định dễ dàng. Có người sau khi ngộ, vọng tưởng chưa hết c̣n phải chăn giữ vọng tưởng một thời gian khá dài, rồi mới bước vào chánh định. Như vậy, Ngộ có sâu có cạn sai khác, không phải ai cũng giống ai. Mà ngộ cũng chưa phải là đă vào được chánh định. Nếu so sánh với Bát Chánh Đạo th́ Ngộ tức là có được chánh niệm tỉnh giác. Nhờ chánh niệm tỉnh giác này mà hành giả dễ dàng tu tập chánh định tiếp theo.
Bây giờ chúng ta trở lại phân tích cái Chú Ư . Với người phàm phu b́nh thường, cái Chú Ư thường hướng về ngoại cảnh trong hiện tại để nh́n ngó, để lắng nghe, hoặc chạy theo tư tưởng để ch́m vào quá khứ tương lai... Khi được cái Chú Ư bám theo, tư tưởng có sức mạnh để kéo dài và ghi sâu vào Kư ức khó quên (hiện hành huân chủng tử). Rồi những ư niệm được ghi trong Ư thức, khi được kích động sẽ khởi ra thành tư tưởng (chủng tử khởi hiện hành). Kiếp này sang kiếp khác chúng ta bị vọng tưởng của Tưởng ấm ràng buộc không thoát ra được .
Ngày nay biết tu theo lời Phật dạy, giữ chánh niệm tỉnh giác, chúng ta phải lui cái Chú Ư về với Ư thức phía sau để tách ra khỏi tư tưởng, để nh́n thấy tư tưởng như là một đối tượng bên ngoài, làm tư tưởng không c̣n sức mạnh tương tục và phải tắt mất. Giai đoạn đầu, cái Chú Ư không quen lui lại đứng yên ở sau mà chỉ quen chạy bám theo ngoại cảnh và vọng tưỏng. Chúng ta cố gắng giữ (bằng ư niệm chủ tể) cái CHÚ Ư lui lại được một thời gian ngắn, chợt vọng tưởng nào hay hay khởi lên mời gọi, thế là cái Chú Ư chạy theo mất.
Sau nhiều ngày tháng nỗ lực phi thường, cái Chú Ư bắt đầu quen đứng yên phía sau, không chạy theo vọng tưởng nữa. Vọng tưởng yên lắng dần dần, tâm được thanh tịnh.
Rồi cái Chú Ư ch́m sâu dần vào Vô thức khiến ta quên dần ngoại cảnh bên ngoài khiến ta biết rơ dần hoạt động của tâm thức bên trong và đó gọi là nhập định.
2. VƯỢT SẮC ẤM
Người tu thiền đến giai đoạn khi dụng công không c̣n vọng tưởng. Có thể kéo dài trạng thái tĩnh lặng hoàn toàn không vọng tưởng này suốt vài tiếng đồng hồ, lúc đó, Ư thức tự nhiên bỏ bớt Sắc ấm chỉ c̣n trụ vào Thọ ấm và Tưởng ấm.
C̣n cái Chú Ư đă bắt đầu lọt sâu một chút vào Vô thức. V́ Ư thức đă bỏ bớt Sắc ấm nên hành giả không c̣n thấy có thân nữa, chỉ nghe một sự thanh tịnh không h́nh không tướng mà thôi.
Và cũng v́ Ư thức bỏ bớt Sắc ấm trụ mạnh nơi Thọ và Tưởng ấm nên hai ấm này có sức mạnh hơn b́nh thường. Lúc đó, Thọ ấm khởi lên hỷ lạc mạnh mẽ tràn ngập cả tâm hồn. Tưởng ấm cũng dễ khởi lên những h́nh ảnh lạ như hoa sen, hào quang, Đức Phật, cơi trời, xuất hồn... Nếu hành giả đắm luyến nơi cảm giác hỷ lạc tức là kẹt lại Thọ ấm, ái kiến sẽ tăng trưởng (Thọ luôn luôn sinh ra ái), đường giải thoát bị ngăn chặn. Thế nên, tuy có cảm giác hỷ lạc khởi lên, hành giả không nên chú ư.
Nếu hành giả đắm luyến nơi h́nh ảnh lạ như hào quang, Đức Phật, cơi trời, xuất hồn... sẽ khởi sinh tà kiến, cho ḿnh chứng đắc, lấy những h́nh ảnh đó làm sở đắc, quên đi mục đích giải thoát cuối cùng. Khi vượt được Sắc ấm, trạng thái định này được gọi là Không Vô biên xứ định. Mức độ định này tương đương với sơ thiền. Tuy nhiên giữa Định và Thiền có khác nhau về cách dụng công. Ở phương pháp tu định, nhờ chánh niệm tỉnh giác thuần thục, vọng tưởng không khởi, hành giả tự nhiên bước vào Không Vô biên xứ định. Lúc đó cái Chú Ư ở trong Vô thức ,cái biết dường như không trụ vào đâu, nhưng thật ra đă theo cái Chú Ư để quay vào Vô thức.
C̣n nơi sơ thiền, hành giả nhiếp tâm trong hơi thở và CÁI BIẾT trụ vào hơi thở tại ống mũi. Nếu cái biết không trụ, gọi là tu định. Nếu cái biết có trụ vào hơi thở, gọi là tu thiền. Tuy nhiên hơi thở lúc này nhỏ nhiệm như một sợi chỉ, êm ái, sáng tỏ. Tâm thay v́ trải rộng, đă thu thật nhỏ vào hơi thở, giống như một mũi khoan xuyên qua từng ấm. Cái ưu điểm của phương pháp nhiếp tâm vào hơi thở là khống chế được sự quậy phá của Tưởng ấm, không cho Tưởng ấm hiện ra những ảo ảnh. C̣n tu định, tâm không trụ vào một điểm nào, trải rộng thênh thang, nhưng khó khống chế được sự quậy phá của Tưởng ấm.
Chúng ta gọi là Vượt Sắc ấm ở phần thô, c̣n cái Sắc ấm siêu h́nh (linh hồn) th́ vẫn c̣n tồn tại. Phải Vượt khỏi Hành ấm th́ linh hồn mới hết.
3. VƯỢT THỌ ẤM
Khi hành giả tiếp tục kéo dài ngồi bất động trong tư thế kiết già, không để ư vào hỷ lạc của Thọ ấm, không bị những ảo ảnh của Tưởng ấm hiện ra, cuối cùng Ư thức sẽ bỏ luôn Thọ ấm, chỉ c̣n trụ ở Tưởng ấm. V́ Ư thức đă bỏ Thọ ấm nên lúc này hỷ lạc biến mất, chỉ có cái an vui tế nhị của sự thanh tịnh. Cái an vui tế nhị này cũng là thuộc về Thọ ấm ở phần sâu. Hành giả được gọi là vượt Thọ ấm, thực ra chỉ là vượt Thọ ấm phần thô bên ngoài Ư thức conscious, c̣n cái Thọ ấm vi tế khuất sâu trong Vô thức vẫn chưa hết.
Ở đây, cái Chú Ư ch́m thêm một chút vào Vô thức, c̣n cái Ư thức vẫn trải rộng hơn, vẫn c̣n phủ Tưởng ấm. Chúng ta nên nhớ, cái Chú Ư tập trung vào một đối tượng hẹp, c̣n cái Ư thức th́ trải một vùng rộng chung quanh cái Chú Ư. Ví dụ khi cái CHÚ Ư c̣n chạy theo cảnh, theo vọng tưởng th́ Ư thức tỏa rộng ở Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, năm thức trước. Khi cái Chú Ư ch́m sâu một chút vào Vô thức của Sơ thiền th́ Ư thức cũng lui theo và bỏ bớt Sắc ấm. Khi cái Chú Ư ch́m sâu thêm một chút nữa th́ Ư thức lại đi theo mà bỏ bớt Thọ ấm để chỉ c̣n lại Tưởng ấm. Chúng ta nói là c̣n lại Tưởng ấm không có nghĩa là Tưởng ấm c̣n hoạt động. Tưởng ấm phải luôn luôn dừng hoạt động th́ cái Chú Ư mới ch́m vào Vô thức được. Nhưng dù Tưởng ấm dừng hoạt động, Ư thức vẫn c̣n bao phủ phạm vi của Tưởng ấm và bao phủ cả các thần kinh giác quan. Do đó, giai đoạn này, dù ở trong định, Hành giả vẫn c̣n nghe âm thanh bên ngoài (dù không CHÚ Ư theo), vẫn c̣n thấy cảnh sắc (dù không cố ư nh́n).
Do Tưởng ấm c̣n nên các ảo ảnh vẫn có thể c̣n xuất hiện. Nếu trong Kư ức của Hành giả c̣n chứa những ước mơ được thấy Phật, thánh, tiên th́ Tưởng ấm sẽ hiện ra những h́nh ảnh đó và kéo cái Chú Ư của Hành giả đi ra khỏi Vô thức trở lại.
Ở giai đoạn vượt Thọ ấm này, Hành giả đă khá tự tại, phong cách ung dung đĩnh đạc, tâm hồn rất thanh thản, ái kiến (T́nh cảm) lắng dịu v́ không có thọ để kích động ái; đạo đức tương đối hoàn chỉnh. Ngang đây, Hành giả đă tăng trưởng trực giác, có thể đoán biết một số chuyện quá khứ vị lai khái quát, nhưng không chi tiết lắm, có thể đoán biết một phần ư nghĩ thô của người khác, có thể dùng năng lực bằng tay chữa một số bệnh thông thường. Hành giả cũng có thể ngồi kiết già bất động chờ cái chết đến, nhưng chưa có thể chết theo ư muốn, chỉ thụ động chờ mà thôi, dĩ nhiên là biết trước lúc chết.
Đây là nhị thiền, thức vô biên xứ định. Nếu Hành giả dùng hơi thở làm phương tiện th́ lúc này cái Chú Ư dồn hết vào hơi thở; cả cái Chú Ư và hơi thở đều nhỏ như một sợi tơ và rất vi diệu, đó gọi là Nhị thiền. Nếu Hành giả không chú ư vào hơi thở, chỉ an trụ trong trạng thái rỗng rang thanh tịnh tự nhiên th́ sẽ thấy tâm ḿnh phủ trùm cả trời đất. Đó gọi là Thức Vô Biên Xứ Định . Khái niệm về thiền và định theo kinh Phật có thể được hiểu như sau: Thiền là xoay lại giữ sự thanh tịnh nơi chính ḿnh, thường là phải dùng thêm phương tiện hơi thở. Định là thả tâm phủ trùm pháp giới. Thiền chú trọng nơi phẩm, Định chú trọng nơi lượng.
Thường th́ đến những giai đoạn này, Hành giả cảơm thấy ḿnh không phải dụng công nữa mà tâm vẫn tự nhiên thanh tịnh nhẹ nhàng. V́ thế dễ phát sinh tâm tự măn thầm kín. Cần phải có thiện tri thức hướng dẫn để Hành giả biết ḿnh c̣n kém, bỏ tâm tự măn và cố gắng dụng công tiếp.
4. VƯỢT TƯỞNG ẤM
Ở Nhị Thiền, Ư thức c̣n hiện diện nơi Tưởng ấm. Nếu hành giả an trụ Nhị thiền thật lâu từ một ngày đến bảy ngày, Tưởng ấm sẽ được vượt qua. V́ các thần kinh giác quan thuộc về Ư thức, nên khi vượt khỏi Tưởng ấm, ra khỏi Ư thức Hành giả không c̣n nghe thấy ngoại cảnh bên ngoài. Đây là chỗ mà một đạo sĩ Ấn Độ khoe rằng : "Khi nhập định tôi không c̣n nghe thấy tiếng của năm trăm cỗ xe ḅ đi ngang". Khi vượt khỏi Tưởng ấm, Ư thức sẽ nhập vào cơi tâm Vô thức của Hành ấm ! Lúc này những hoạt động bí mật kỳ lạ của Hành ấm được khám phá rơ ràng Hành giả biết rơ mọi hiện tượng như mộng du, đồng cốt, giáng cơ... đều do Hành ấm đạo diễn. Do đó những tà kiến sai lầm bị phá vỡ rất nhiều. Ở giai đoạn này Hành ấm phát huy đại thần lực; Hành giả có thể đằng vân, phi hành, biến hóa, phân thân, ẩn thân, hóa ra lửa, hiện ra hào quang, làm thành mưa băo... Năng lực của Hành ấm phá vỡ những quy luật của vật lư thông thường.
Qua đây chúng ta có thể giả thuyết rằng phải chăng những người ngoài hành tinh với dĩa bay của họ đă áp dụng được nguyên tắc của tâm Vô thức nên họ có những phương pháp di chuyển vượt khỏi tầm hiểu biết của khoa học hiện nay. Những tài liệu gần đây cho thấy rằng trong các cuộc tiếp xúc với người ngoài trái đất (điển h́nh là họa sĩ Nga Malachev), họ đều có một khả năng tâm linh rất mạnh. Phải chăng nơi hành tinh của họ pháp môn thiền định đă phổ cập đến cao độ ? Phải chăng những tính chất siêu việt của Hành ấm được áp dụng vào kỹ thuật ? Phải chăng nền văn minh của họ là sự phát triển đồng bộ duy nhất của cả ba mặt: khoa học, thiền định và đạo đức ?
Trở lại vấn đề, khi mà Ư thức conscious đă vượt ra khỏi Tưởng ấm th́ có nghĩa là cái CHÚ Ư đă vào sâu trong Hành ấm ở Vô thức. Đến đây mới đáng gọi là nhập định thật sự v́ Hành giả không c̣n thấy, không c̣n nghe, không c̣n tiếp xúc vớâùi ngoại cảnh. Những ư niệm sâu kín của Hành ấm bị hóa giải nên tâm cực kỳ yên tĩnh.
Do hoàn toàn không c̣n bị Tưởng ấm làm ngăn ngại nên Hành ấm và Thức ấm phát huy đại thần lực tiềm tàng của ḿnh. Thức ấm có thể biết rất nhiều chuyện nếu muốn, có thể nhớ vài kiếp quá khứ và tiên tri chuyện cả trăm năm sau; có thể đoán biết tâm của chúng sinh dù ở cách xa; c̣n Hành ấm, tuy đă có thể khởi thần thông biến hóa, nhưng v́ cái Chú Ư đang trụ ở đây và có vẻ đang canh giữ nên Hành ấm vẫn c̣n thụ động. Hành giả thích ngồi nhập định bất động hơn là khởi dụng làm chuyện này chuyện nọ. Ở tŕnh độ này, Hành giả có thể dùng sức định để tự tử, nghĩa là muốn sống hay chết tùy ư. Ngoài ra, nếu có tác ư Hành giả có thể lưu lại nhục thân không hoại rất lâu, nhà sư Vũ Khắc Minh Việt Nam hoặc các vị sư Trung Hoa, Tây Tạng thường lưu lại nhục thân như thế.
Tŕnh độ này là Vô Sở Hữu Xứ Định hoặc tương đương với giai đoạn đầu của Tam Thiền . V́ Vô thức rất là dài nên rất khó vượt qua hết hẳn. Hành giả an trụ cái Chú Ư vào cuối Hành ấm nên Ư thức đă bỏ hẳn Tưởng ấm, nếu muốn, chúng ta có thể nói rằng ư thức đă nhập vào Vô thức. Lúc này, T́nh cảm đă bị kiểm soát hoàn toàn, những thương ghét của trần gian không c̣n tồn tại trong tâm nữa. Lúc này, Hành giả đă chuyển sang một nhăn quan mới, một “hệ” mới để nh́n vạn hữu. Hành giả thấy vạn hữu như là hư vô. Tâm tham đắm trần gian dường như đă hết. Chúng ta dùng chữ “dường như”, v́ ở trong Kư ức vẫn c̣n lưu lại những ư niệm tham đắm từ quá khứ và có thể khởi ra lại nếu gặp sự kích động nào đó.
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhtam Hội viên

Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 15 April 2005 lúc 8:58am | Đă lưu IP
|
|
|
5. VƯỢT HÀNH ẤM
Khi chưa vượt khỏi Hành ấm, hành giả vẫn c̣n biểu lộ nhiều h́nh thức chấp ngă v́ Hành ấm là gốc của Bản ngă.
Ví dụ, hành giả thích khoe khoang thần thông, c̣n những ước muốn thầm kín. Nhưng khi vượt khỏi Hành ấm, chỉ c̣n Thức ấm, hành giả là những người đạo đức tuyệt vời v́ gốc của Bản ngă đă bị vượt qua. Dĩ nhiên Thức ấm c̣n th́ nhân luân hồi chưa hết, nhưng đến đây, hành giả đă xứng đáng được xưng tụng là một vị Thánh cao cả giữa trần gian. Đây là một ẩn sĩ chân chính không c̣n khoe khoang phô trương, không c̣n một ham muốn nhỏ nhặt nào cho tự kỹ.
Lúc này Thức ấm phát huy đại dụng, trùm phủ cả không gian địa cầu hoặc cả một hệ tinh. Hành giả có thể nhớ lại một số kiếp quá khứ và thấy trước một số kiếp vị lai. Hành giả có thể t́m hiểu bất cứ chuyện ǵ xảy ra trên cuộc đời, bởi v́ Thức ấm là cái biết trực giác soi thấu mọi ngơ ngách của trần gian. V́ Hành ấm không c̣n bị cái Chú Ư canh giữ nên có thể tích cực khởi đại dụng. Hành giả có thể tự tại phi hành, biến hóa. Chúng ta gọi là vượt qua Hành ấm không có nghiă là không c̣n Hành ấm, mà có nghĩa là Hành ấm đă thuần hóa không khởi ư niệm nữa nên cái Chú Ư đă không c̣n cần thiết đứng ở đấy. Chúng ta nên nhớ rằng Hành ấm không phải khởi từng ư niệm một lúc mà khởi vài ngàn ư niệm đồng thời. Thế nên khi Hành ấm đă yên lắng th́ đó là một sự kiêän phi thường.
Nếu lúc này Hành giả buông bỏ cái CHÚ Ư khiến tâm trùm phủ thênh thang th́ gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định. Ngang cái định vĩ đại này, v́ cái Chú Ư không c̣n nên Hành giả không c̣n đường để đi tới nữa. Đó là chỗ dừng lại của ông Uất đầu lam Phất mà đức Phật đă đạt được và mơ hồ cảm nhận nó chưa phải cứu kính.
Nếu Hành giả tiếp tục giữ hơi thở, cái Chú Ư bám vào hơi thở th́ c̣n có thể tiến hơn nữa. Ở giai đoạn vượt khỏi Hành ấm này, Hành giả lại chuyển sang một nhăn quan khác, một “hệ” khác nữa. Hành giả thấy vạn hữu, dù là cây đá, cũng đều làm bằng chất liệu của tâm, tất cả đều là tâm. V́ thế, chỉ bằng tâm của ḿnh, hành giả có thể tác động vào thế giới vật chất bên ngoài, có thể bay lên cao, có thể tàng h́nh, di chuyển mọi vật từ xa, hiện mọi cái từ có thành không, từ không thành có. Hành giả không c̣n nhận biết vạn hữu bằng giác quan tai mắt nữa mà bằng tâm Vô thức vi diệu của ḿnh, ngồi ở đây mà biết cả mười phương tám hướng.
6. NHẬP BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI (VƯỢT THỨC ẤM)
Ở Tam thiền, chưa vượt qua cơi tâm Vô thức, hơi thở hành giả nhỏ như một hạt bụi. Hành giả tiếp tục giữ kỹ hơi thở và an trụ tam thiền suốt bảy ngày, hoặc một tháng, hoặc ba tháng, tùy theo căn cơ sai biệt. Cuối cùng, dù luôn luôn giữ hơi thở, hơi thở biến mất.
Hơi thở biến mất, CÁI BIẾT biến mất và Bản ngă biến mất. Thức ấm đă bị vượt qua. Bản thể tuyệït đối hiện bày. Dùng ngôn ngữ để diễn tả Bản thể tuyệt đối là một việc làm vô cùng sai lầm. Sự thanh tịnh cực độ của Bản thể không thể diễn tả bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, v́ có quá nhiều người hiểu lầm Niết Bàn của Đạo Phật nên chúng ta gượng gạo diễn tả vài tính chất của Niết Bàn, mong quư độc giả thông cảm, dùng trực giác để thầm cảm thông.
Khi Thức ấm c̣n th́ CÁI BIẾT c̣n. Khi Thức ấm đă vượt qua được th́ CÁI BIẾT cũng biến mất. Tuy nhiên lúc này cái CẢM ỨNG của Bản thể sẽ xuất hiện. BIẾT là ǵ ? CẢM ỨNG là ǵ ? Có hai cái BIẾT khác nhau, cái BIẾT của Ư thức và cái BIẾT của Vô thức, dù cả hai đều thuộc về Thức ấm. Ư thức biết nhờ suy luận, phân biệt, học hỏi và giác quan tiếp xúc. Vô Thức biết nhờ trực giác, không cần suy luận, không cần giác quan. Tuy nhiên, gọi là BIẾT khi có người BIẾT và đối tượng BIẾT. Ở đây ngă và pháp được tồn tại song song. Có Ngă BIẾT và có cái Pháp bị BIẾT. Ngă và Pháp là hai mặt đối lập. Có Ngă tức là có Pháp, có Pháp tức là có Ngă.
C̣n Cảm Ứng, cũng tạm gọi như là tính chất nhận biết của Bản thể, nhưng ở đây không có người Biết và Đối tượng bị Biết. Nơi Bản thể, Ngă và Pháp không c̣n tồn tại. Tất cả vạn hữu đều chung đồng quy tụ nơi Bản thể Tuyệt Đối. Khi nhập Bản thể, vị đó đă trở thành vạn hữu. Vị đó cũng là trăng, là sao; vị đó cũng là mây, là gió, vị đó cũng là núi, là sông; vị đó cũng là con kiến ḅ, là chiếc lá rơi... Nghĩa là tất cả đều chung đồng không c̣n chia cách.
B́nh thường vị đó ở trong thể tịch lặng tuyệt đối, không một điều ǵ có thể lay động chánh định tối thượng này. V́ thế Đức Phật đă tuyên bố: "Khi ta nhập định, ta không nghe cả tiếng sét đánh chết con ḅ gần đấy!" Tuy nhiên, khi cần t́m hiểu điều ǵ, vị ấy hướng tâm đến đó, lập tức cái cảm ứng xuất hiện. Ví dụ, mộït bậc thầy chứng đạo, muốn t́m hiểu việc làm của một người đệ tử ở xa, vị đó nhập định vào Bản thể. Lập tức vị đó trở thành duy nhất với đệ tử, biết rơ mọi ư nghĩ việc làm của đệ tử. Cái Biết mà người Biết và đối tượng bị Biết đă trở thành duy nhất, gọi là CẢM ỨNG. Tuy vẫn biết mà Ngă và Pháp không c̣n.
Cái cảm ứng này không bị thời gian và không gian chia cách. Ví dụ, khi cần t́m hiểu đời sống của Đức Phậït, vị đạt đạo nhập định vào Bản thể, lập tức vị đó trở thành duy nhất với Đức Phật trong thời tại thế cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Nơi sự duy nhất này, vị đó sống trở lại, cảm nhận trở lại những ǵ Đức Phật đă trải qua trong suốt kiếp sống cuối cùng của ḿnh. Từ khi đản sinh, trưởng thành, xuất gia, tu tập, thành đạo, độ sinh, nhập diệt. Và vị đó sẽ thấy rằng Đức Phật, trên bước đường hoằng hóa, gặp khó khăn chống đối gấp mười lần những ǵ kinh sách kể lại. Thực ra khi c̣n an trụ ở Thức ấm, nếu không có vị thầy kinh nghiệm hướng dẫn, Hành giả sẽ lầm tưởng đó là Niết Bàn v́ cảnh giới của Thức ấm và Niết Bàn Tuyệt Đối không có ranh giới rơ rệt. Nó giống như ḍng sông đă đổ về tới cửa biển chứ chưa phải là biển, cũng mênh mông hùng vĩ nhưng chưa phải là khơi xa.
Chúng ta ví dụ vọng tưởng như những mạch nước nhỏ, Sơ thiền như ḍng suối, nhiều ḍng suối dồn lại thành ḍng sông của Nhị thiền, nhiều ḍng sông dồn lại thành con sông lớn của Tam thiền, và sự an trụ Thức ấm cuối cùng chính là chỗ ḍng sông lớn đă về đến cửa biển .
Khi bỏ cửa biển để vào hẳn đại dương của Bản Thể Tuyệt Đối, Hành giả trở thành một Đấng Giác Ngộ ALaHán siêu việt cả tam giới, giải thoát sinh tử luân hồi. Thường th́ đức phật lấy Tam Minh hay Lục Thông để xác định sự giải thoát. Vị đó phải đủ khả năng nhớ lại vô lượng kiếp của ḿnh -Túc Mạng Minh- , quan sát được những kiếp luân hồi của mọi chúng sinh và thấy rơ sự chi phối rất chặt chẽ của luật Nghiệp báo lên tất cả vạn hữu - Thiên Nhăn Minh - có khả năng phi hành biến hoá tự tại như phân một thân thành ngàn thân, biến mất chỗ này hiện ra chỗ kia, hiện ra lửa ra nước...
Chúng ta xét lại quá tŕnh dài của sự tu hành và thấy rằng chính cái Chú Ư được đưa về đâu sẽ là đầu mối của mọi việc. Nếu cái Chú Ư chạy ra ngoài hoặc chạy theo vọng tưởng th́ đó là sự mê muội. Nếu cái Chú Ư bắt đầu lui lại để tách khỏi vọng tưởng th́ đó là bắt đầu sự tu hành. Tuy nhiên không phải cái Chú Ư luôn luôn dễ được điều khiển, hay nói đúng hơn, cái Ư Niệm Chủ Tể điều khiển cái CHÚ Ư không phải luôn luôn giữ vững lập trường ban đầu. Do sự hoạt động chằng chịt phức tạp bên trong Vô thức tác động khiến cho cái Ư Niệm-Chủ Tể khi muốn thế này khi muốn thế khác. Ví dụ, trong lúc hứng khởi phát tâm tu hành, Ư Niệm -Chủ tể đưa cái Chú Ư lui khỏi vọng tưởng, nhưng sau đó, Kư ức chứa đầy sự ham vui đă tác động đến và Ư Niệm -Chủ -Tể lại đưa cái Chú Ư chạy ra ngoại cảnh. Thế nên một người giữ được lập trường tu hành một cách vững vàng có nghĩa là Kư ức của người ấy đă nhiều lần ghi dấu sự cương quyết thoát khỏi cám dỗ, dể duôi, sân hận... Chúng ta phải tích lũy công hạnh giữ ǵn sự vô nhiễm lâu ngày để tạo thành những chủng tử tốt ghi trong Kư ức. Đó là một trong những yếu tố cực ḱ quan trọng trong việc tu hành.
Ngoài ra sự chi phối của nghiệp là vô cùng lớn với Ư Niệm-Chủ Tể. Sự kính trọng Bậc Thánh, sự giúp đỡ người chân tu, tâm từ bi thương yêu chúng sinh, ḷng khiêm hạ... chính là những cái nhân để tạo thành một Ư Niệm-Chủ Tể tốt đẹp và kiên tŕ trong việc giữ cái Chú Ư lui ra sau.
Chúng ta thấy có người dễ tu, có người khó tu chính là do nhiều yếu tố phức tạp bên trong Vô thức đă tạo nên một Ư-Niệm - Chủ -Tể như thế nào. Ví dụ như có một người tinh thần bạc nhược, làm cái ǵ cũng hay bỏ dở. Người đó cũng biết nhược điểm của ḿnh và muốn khắc phục, nhưng không thể làm được v́ không thể hiểu tại sao không thể cuơng quyết được. Hay nói đúng hơn là cái Ư Niệm - Chủ Tể không đưa cái Chú Ư vào việc ǵ lâu bền được. Người đó tự thấy hổ thẹn. Những người khác th́ chê trách. Nhưng không ai làm ǵ khác hơn được. Gặp trường hợp như vậy, chúng ta đừng ở đó mà chê trách, phải khuyên người đó gây nhân lành mới. Nhân mới là kiên tŕ từng chút làm việc thiện, kiên tŕ từng chút lễ phật mỗi ngày. Qua vài năm sau, sự kiên tŕ mới bắt đầu trở thành tính chất trong tâm.
Sự tu hành cũng thế, muốn thành tựu sự tinh tấn bền bĩ, biết bao nhiêu công hạnh phải được xây đắp lâu dài. Người chưa đủ phước tự nhiên thiếu sự tinh tấn, muốn tinh tấn lắm mà không cách nào làm được. Đừng trách họ, hăy giúp họ gây tạo nhân lành để sửa lại sự khiếm khuyết đó.
7. XUẤT NHẬP ĐỊNH LÀ G̀
Mỗi vị tu hành tùy theo tŕnh độ của ḿnh mà có sức định sâu cạn khác nhau. Có người vượt được Thọ ấm, có người vượt được Tưởng ấm. Cũng có vị đă vượt hẳn Năm Ấm và trở thành bậc Giác ngộ đồng với chư Phật.
Người đă vượt khỏi Năm Ấm có thể tùy ư nhập định bỏ Năm Ấm để an trụ Bản thể, hoặc từ Bản thể lui trở lại sống với Năm Ấm một cách tự tại.
Khi vượt Năm Ấm để an trụ Bản thể, chúng ta gọi là nhập định. C̣n từ Bản thể lui lại sử dụng Năm Ấm, chúng ta gọi là xuất định.
Có một số người tu thiền chủ trương không xuất không nhập. Đây là người đang tu chánh niệm tỉnh giác, cố gắng giữ sự tỉnh giác thường xuyên trong mọi oai nghi. Như vậy họ cảm thấy không có ǵ để nhập hay xuất. Tuy nhiên, nếu họ giữ được chánh niệm lâu ngày vọng tưởng không khởi, dần dần họ sẽ vượt qua từng ấm một cách rơ rệt. Họ sẽ có khả năng nhập định để vượt mộït vài ấm hoặc lui lại xuất định để sử dụng các ấm đó b́nh thường. Ví dụ, khi họ nhiếp tâm sâu thẳm, họ không c̣n thấy có thân (vượt Sắc ấm), chỉ c̣n một cái tâm thanh tịnh không h́nh không tướng. Nhưng họ có thể lui lại trải Ư thức ra Sắc ấm và thấy có thân như cũ. Đó cũng là nhập xuất định ở mức độ cạn. Ví dụ, một người nhiếp tâm sâu thẳm, vượt khỏi Tưởng ấm, không c̣n nghe thấy ngoại cảnh, nhập vào Vô thức. Và vị này cũng có thể lui lại, trải Ư thức ra ba ấm Sắc, Thọ, Tưởng để sống b́nh thường như mọi người.
Người chưa có kinh nghiệm vượt khỏi các ấm th́ không hề có khái niệm nhập xuất định. Họ cố gắng giữ được chánh niệm không nhập không xuất lâu ngày cũng tốt.
8. LẬU TẬN THÔNG
Lậu tận là một trong ba Minh, hoặc là một trong sáu thông. Tam Minh Lục Thông là tính chất đặc biệt của Phật cũng như của các vị ALaHán.
Nguyên nghĩa Lậu Tận có nghĩa là không c̣n sự ṛ rỉ. Ở đây nghĩa là không c̣n sự sơ hở về giới hạnh. Có người định nghĩa Lậu Tận có nghĩa là không c̣n mầm mống tái sinh. Nếu không c̣n mầm mống tái sinh th́ các vị chứng đạo không thể thị hiện trở lại thế gian sao?
Mặc dù khi xuất định sử dụng trở lại Năm Ấm, vị ALaHán vẫn có sức tỉnh giác tự chủ cao độ, thường xuyên kiểm soát được nội tâm của ḿnh rơ ràng không để một phiền năo nhỏ bé nào phát khởi. Vị đó không c̣n một ước vọng thầm kín nào cho tự kỷ, không c̣n một hạt bụi ganh ghét nào đối với chúng sinh, không c̣n một mảy may bực dọc dù gặp nghịch cảnh, không c̣n một chút thích thú khi được khen tặng... Dù trong đời sống b́nh thường với Năm Ấm, tâm vị đó chỉ có sự thanh thản an vui, chỉ có ḷng từ bi tự nhiêân lan toả khắp mọi loài.
Sức tự chủ kiểm soát được giới hạnh của ḿnh được hiểu là trí tuệ chân chính. Chúng ta đừng vội cho những người học nhiều, hiểu rộng, giảng hay là có trí tuệ. Hăy đánh giá trí tuệ của người đó qua khả năng làm chủ tâm hồn ḿnh không bị tham sân si chi phối. Hăy đánh giá trí tuệ người đó qua thái độ khiêm hạ vô biên, qua từ tâm vô hạn. Ở điểm này, Đức Phật tuyên bố trong bài kinh Sonadanda:
"Ở đâu có trí tuệ, ở đó có giới hạnh; ở đâu có giới hạnh, ở đó có trí tuệ". Một vài học giả đă đưa ra lập luận rằng đối với Đạo Phật, giới đức là chuyện nhỏ nhặt, chỉ có trí đức mới đáng đề cao! Lập luận này trái với tinh thần Đạo Phật. Người được gọi là chứng Lậu Tận Thông c̣n có nghĩa là người thấy rơ bản chất ràng buộc, đau khổ của cuộc đời.
B́nh thường chúng ta nghe nói cuộc đời là đau khổ th́ chỉ hiểu chung chung, thậm chí chúng ta c̣n thấy đôi khi cuộc đời cũng xuất hiện những niềm vui nào đó như được trúng số, được khen tặng, được thành công... Đối với bậc giác ngộ đă hoàn toàn vượt khỏi Năm Ấm, đă bước qua cái ranh giới cuối cùng của vô minh th́ mới cảm nhận sâu sắc sự ràng buộc, sự đau khổ mà chúng sinh phải chịu đựng, giống như một người bước ra khỏi trại tù, lúc đó mới chợt hiểu rằng trước kia, dù ăn ngon hay dở, đẹp hay xấu, được người thăm nuôi nhiều hay ít đều chỉ là thân phận tù đày. Cũng vậy, chúng sinh dù giàu hay nghèo, ngu hay trí thành công hay thất bại... đều là c̣n trong vô minh, c̣n trong sinh tử. Khi một bậc thánh bước qua khỏi cái ranh giới vô minh cưối cùng th́ chợt hiểu ra cái Nguyên nhân của Đau khổ cũng chính là cái Đau khổ. Cái nh́n minh triết sâu thẳm đó được gọi là Lậu Tận Minh.
9. LÀM CHỦ SINH TỬ
Chúng ta tán thán vị nào đă đưa ra từ ngữ "Làm chủ sinh tử". Làm chủ sinh tử có nghĩa là vị đạt đạo có thể từ bỏ thọ mạng bất cứ lúc nào; và sau khi từ bỏ đời sống này, vị đó có thể thị hiện qua đời sống kế tiếp, hoặc an trụ Niết Bàn vĩnh viễn.
Một vị đạt đạo chưa gọi là đă hết nhân duyên luân hồi, bởi v́ trước khi đạt đạo vị đó cũng có tạo nghiệp, và sau khi đạt đạo vị đó cũng c̣n tạo nhiều thiện nghiệp lớn lao. Chính những nghiệp thiện sắp sẵn cho vị ấy một đời sống tràn đầy vinh hiển kế tiếp. Tuy nhiên vị ấy tùy ư muốn tái sinh hay không muốn tái sinh mà thiện nghiệp không c̣n lôi kéo được nữa. Ví dụ, dù đă tích lũy rất nhiều thiện nghiệp do hóa độ chúng sinh, vị ALaHán cảm thấy không cần trở lại, đến lúc từ bỏ thọ mạng, vị ấy nhập định vượt khỏi Năm Ấm và an trụ Bản thể Niết Bàn vĩnh viễn. Do tác ư xả bỏ thọ mạng nên sau khi vị ấy nhập Niết Bàn, thân sẽ tan hoại. Trừ trường hợp vị ấy có tác ư giữ nhục thân th́ nhục thân sẽ tồn tại lâu dài.
Khi nhập Niết Bàn, vị ấy trở thành Duy Nhất với tất cả chúng sanh, cảm ứng với tất cả chúng sinh, và âm thầm gia bị cho những chúng sinh thành tâm hướng thiện. Sự gia bị của các vị Phật đă an trụ Niết Bàn rất b́nh đẳng và mầu nhiệm. Khi chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm, hoặc cầu nguyện Hộ Pháp Vi Đà, lập tức chúng ta có được sự cảm ứng mười phương chư Phật. Ngay cả những người thuộc tôn giáo khác cầu nguyện giáo chủ của họ, nếu thành tâm hướng thiện họ vẫn được sự cảm ứng gia bị của chư Phật.
Hoặc, một vị ALaHán cảm thấy duyên độ chúng sinh chưa măn cần phải tái sinh. Khi chấm dứt thọ mạng đời này, vị đó nhập Tam Thiền và Nhận Lấy đời sống mới trong một bào thai vừa thành h́nh. Ưu điểm của những vị Bồ Tát thị hiện là có thể trực tiếp giáo hóa chúng sinh; c̣n khuyết điểm là, v́ không an trụ Bản Thể thường xuyên nên không thể đồng thời gia bị cho tất cả chúng sinh. Ngược lại, những vị ALaHán không tái sinh, có ưu điểm là ở trong Bản Thể có thể đồng thời gia bị cho tất cả chúng sinh, nhưng nhược điểm là không thể trực tiếp giáo hóa chúng sinh.
PHẦN V
CHỈ CÓ MỘT ĐẠO PHẬT
Qua phần nghiên cứu về Năm Ấm vừa rồi chúng ta thấy rơ không có hai ba Đạo Phật khác nhau. Chỉ có những người đă vượt khỏi Năm Ấm hoặc những người chưa vượt khỏi Năm Ấm.
Bản Thể Niết Bàn chỉ là Duy Nhất, tất cả những vị đă an trụ Niết Bàn không có sự hơn kém, không có Tiểu Thừa hay Đại Thừa.
Sau khi Đức Phật kính yêu của chúng ta nhập diệt, những người sau v́ hăng hái đóng góp ư kiến của ḿnh vào văn hóa Đạo Phật, vô t́nh đă chia Đạo Phật ra thành hai ba loại. Thậm chí có những người quá sốt sắng, lấy cả những tà kiến của ngoại đạo để bổ sung cho Đạo Phật. Hoặc có những người lấy tŕnh độ tu tập c̣n lở dở của ḿnh và cho đó là tối thượng. Cuối cùng "lẽ phải" thuộc về những ai nói giỏi.
Thế gian có câu nói mỉa mai rằng : "Chân lư thuộc về kẻ có sức mạnh". C̣n trong cuộc tranh chấp của các phái Phật Giáo. Chân lư thuộc về những ai có tài hùng biện.
Đa số quần chúng b́nh thường không đủ sắc bén để t́m ra những sơ hở trong lư luận của những học giả uyên bác. Thế nên họ dễ dàng chấp nhận tư tưởng của những luận sư có khả năng thuyết phục. Và những luận sư tài giỏi này tiếp tục củng cố vị trí của ḿnh bằng lư luận. Thế là, từ một Đạo Phật nhiều tu ít nói bỗng biến thành một Đạo Phật nhiều nói ít tu.
Ngày hôm nay, muốn nghiên cứu lại toàn bộ di sản văn hóa Đạo Phật, chúng ta đành phải hy sinh th́ giờ tu tập thiền định của ḿnh. C̣n những người ham tu đành phải chịu thiếu hiểu biết về kinh sách Đạo Phật. Những lư luận Trường thiên bất tuyệt này đă chia cách Đạo Phật ra làm hai ba phần rơ rệt. Hiện nay những vị sư Theravađa (Nam tông) vẫn ác cảm với các vị sư Bắc tông. Họ thường cho rằng các vị sư Bắc tông là Bà La Môn ngoại đạo. V́ sao, v́ rất nhiều kinh điển Bắc tông được sáng chế sau khi Phật Niết Bàn rất lâu và có nhiều điểm giống Bà La Môn ngoại đạo.
Thật ra những tư tưởng tinh túy của Đạo Phật về luân hồi giải thoát đă được nói đến trong Áo Nghĩa Thư (Upanishad) trước Phật hơn trăm năm. Phương pháp thiền định đă được đề cập nhiều ở các giáo phái Ấn Độ trước khi có Phật. Thế nên việc mà Đạo Phật có vài điểm giống với ngoại đạo cũng là chuyện b́nh thường, miễn là những điểm đó nằm trong giới vức chánh kiến. Một vài tư tưởng của ngoại đạo vẫn hợp với chánh kiến. Điều chúng ta e ngại là trong thời kỳ Phật Giáo phát triển Đại thừa, một số tà kiến đă lọt vào Đạo Phật.
Việc các sư Theravada trách Bắc tông Phật Giáo là ngoại đạo cũng có điểm đúng nhưng hơi quá đáng, thiếu thông cảm. Nhiều tư tưởng trong Phật Giáo phát triển cũng rất hay cũng là những đóng góp đắc lực cho văn hóa Phật Giáo, ví dụ, tư tưởng về Tánh không của Ngài Long Thọ.
Ngược lại, phía Bắc tông th́ nh́n Nam tông một cách khinh miệt cho là Tiểu Thừa và tự nhận ḿnh Đại Thừa. Ḥa thượng Minh Châu thường hay dùng từ : "Các vị-tự-cho-là-Đại-Thừa..." để nhắc rằng từ trước Đạo Phật không hề có Tiểu Thừa hay Đại Thừa ǵ cả.
– Đại Thừa cho rằng các vị ALaHán thuộc Tiểu Thừa, tuy hết Chấp Ngă nhưng c̣n Chấp Pháp. Như đă nói, Ngă và Pháp là hai mặt đối lập, cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia không. Nếu Ngă hết th́ Pháp làm sao c̣n ! Thế nên lời buộc tội các vị ALaHán là hoàn toàn sai lầm và tội lỗi.
– Đại Thừa cho rằng các vị ALaHán không có từ bi (trời đất!). Thật ra khi Bản ngă tan biến, tâm vị kỷ không c̣n th́ ngay đó tâm vị tha xuất hiện. Dù an trụ Niết Bàn vị ALaHán vẫn không ngăn cách với chúng sinh.
– C̣n nhiều lư luận công kích từ bên này với bên kia. Mong sao trong thời đại này, chúng ta xóa bỏ được sự hiểu lầm lẫn nhau để Đạo Phật không c̣n chia cách nữa. Hơn nữa, người có trí tuệ trong Đạo Phật là người thấy được sai lầm của ḿnh chứ không phải lo chỉ trích người khác. Nếu chúng ta xoay lại t́m ra những thiếu sót của ḿnh, lập tức chúng ta sẽ trở nên bao dung, ít độc đoán hơn và nhờ vậy Đạo Phật sẽ ḥa hợp hơn nữa.
Nào giờ chúng ta được thầy tổ dạy rằng Tông ḿnh là hoàn thiện nhất thiên hạ. Từ đó chúng ta trở nên tự tôn và chê bai các nơi. Nếu chúng ta b́nh tâm, đừng tự tôn, t́m lại những nhược điểm nơi ḿnh để hoàn thiện tông môn, tự nhiên chúng ta sẽ gặp gỡ lại với quan điểm của huynh đệ từ mọi bầu trời Phật Giáo.
Qua sự nghiên cứu về Năm Ấm, chúng ta thấy muốn thật sự giải thoát khỏûi Năm Ấm, hành giả phải nổ lực rất nhiều. Đạo Phật chỉ trường tồn khi tiếp tục có nhiều người chứng ngộ. Nếu không, Đạo Phật chỉ là cái xác không hồn, chỉ c̣n h́nh thức và lư luận là không có những h́nh ảnh giải thoát sống động từ bậc chân tu.
Quay về với việc tu tập nội tâm, chúng ta bớt bị ngôn ngữ lừa gạt. Ngôn ngữ tải được đạo lư, nhưng ngôn ngữ cũng làm hạn chế đạo lư bởi v́ cái Tương đối không thể thể hiện được cái Tuyệt đối. Chỉ có sự tu tập vượt ngoài ngôn ngữ khiến cho chúng ta cảm nhận được đạo lư chân thật. Nơi đạo lư chân thật này, Đạo Phật không c̣n bị chia cách nhiều mảnh.
Chúng ta cần nhiều vị chuyên tu để thắp sáng lại ngọn đuốc Phật Giáo giữa đêm dài sinh tử. Chúng ta cần nhiều tu viện chuyên tu để tạo điều kiện cho tu sĩ tu tập. Nơi tu viện này có đường lối tu hành đúng đắn, có thanh quy cụ thể, có nếp sống hợp với khoa học và có khung cảnh êm đềm thích hợp. Một khu rừng trồng rộng răi với những chiếc thất lá rải rác sẽ là h́nh ảnh đẹp đẽ không kém ǵ những ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trong khu rừng tĩnh mịch đó, các tu sĩ hoặc tọa thiền, hoặc kinh hành đều đặn tinh tấn. Họ sẽ dần dần vượt qua từng ấm. Họ sẽ là ánh sáng cho Phật Pháp mai sau.
HẾT
TT Thích Minh Tâm kính chào
|
Quay trở về đầu |
|
|
jizjaz Hội viên

Đă tham gia: 28 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 20
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 26 April 2005 lúc 2:38am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn Minhtam đă đưa lên bài viết này. Tôi cảm thấy ḿnh may mắn vô cùng khi được đọc bài viết này.
Cảm ơn.
Jizjaz
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|