Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 186 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: "Lục Tự Minh Chú" Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 1 of 26: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 3:05am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

AUM MANI PADME HÙM
PV xin chép lại nguyên bản : (Bài thuyết pháp của một vị LẠT MA MẬT TÔNG trên 100 tuổi ở Tây Tạng. Các đệ tử người Mỹ và Pháp rước về nước giảng đạo năm 1989). Một số Thích Hữu tri thức Việt Nam, kiều bào ở Pháp ghi và dịch lại.

AUM MANI PADME HÙM là tinh túy trí huệ của tất cả chư Phật. Tinh hoa của năm cơi Phật và chư vị Thượng Sư. Văn tự thần chú của sáu âm vận thể hiện: là nguồn gốc của tất cả thiện mỹ, căn cội của mọi sự lợi lạc kiết tường hoàn toàn viên măn, con đường thẳng tắt vượt lên thế giới xuất thế gian giải thoát.
“Chỉ một lần nghe âm vận của Lục Tự Minh Chú”, “Ngôn từ toàn hảo”. “Tâm tùy chú Pháp” có năng lực đưa đến bậc bất thối và sẽ trở thành Độ nhân sư cứu vớt chúng sanh.

Hơn thế nữa như loài động vật, con kiến chẳng hạn nghe được thần chú này trước khi chết xả bỏ thân động vật, nó sẽ văng sanh về thế giới cực lạc, tâm niệm giù một lần, Lục tự minh chú như vầng Thái dương trên núi tuyết, có thể tan chảy lối lầm nghiệp chướng của vô số hành động tội lỗi đă tạo từ hồi vô thỉ và chú lực sẽ dẫn dắt văng sanh về thế giới Cực Lạc, chỉ đến như xúc chạm vào văn tự thần chú là cũng được sự quán đảnh của vô số chư Phật chư Bồ-tát. Chỉ một lần tưởng niệm, nghe rồi hồi tưởng, thiền quán, nhưng ngoại tướng sự biểu lộ Pháp thân khai mở kho tàng công hành, đem lại an lạc cho chúng sanh.

-     Này Thiện nam tử, thiện tín nữ, có thể cân lường được sức nặng của núi Tu Di nhưng khó có thể đo lường được công đức của một lần tŕ chú nầy.
-     … Người ta có thể uống từng ngụm nước để làm cạn cả đại dương nhưng khó có thể làm cạn công đức của một lần tŕ chú nầy.
-     … Có thể tính đếm được số các giọt mưa đă rơi suốt trong một năm, nhưng không làm sao đo lường được công đức của một lần tŕ tụng Lục tự minh chú.
-     … Thần chú này có công hiệu đóng lại cánh cửa của sáu nẻo luân hồi, khai mở con đường sáu môn Ba La Mật, thanh tịnh các nghiệp ác nhiễm độc hữu lậu, trang nghiêm tịnh độ chư Phật, kết hợp ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân.
-     … Những ai tŕ tụng với ḷng tin thần chú này, dù một lần cũng được tất cả thiện hạnh, không rơi vào ṿng cương tỏa của ba nghiệp thân khẩu ư thông thường.

Kết lại, hăy tŕ tụng chú này từ 100 đến muôn (10.000) lần trong ngày chớ gián đoạn, nhất tâm thành tín, hầu khai mở kho tàng công đức hữu hiệu và thu hoạch không khó khăn. Hăy thực tập với tất cả lỗ lực trong kiếp nhânsanh hiện hữu này.

AUM. Màu trắng, âm vận thể hiện thánh đức của Ngài QUÁN THẾ ÂM từ thần lực du hí tự tại phát ra.
AUM là tướng thể của thiền định viên măn, hằng dẹp trừ tánh kiêu ngạo, nhất là tánh tự cao ở (cơi trời) v́ đó là cội phát sanh phiền năo, sa đọa (xuống các cơi thấp hơn).
AUM tiêu trừ kiêu ngạo và nghiệp phiền năo hoại tướng.
AUM là h́nh tướng và công năng uy lực của vua Trời Đế Thích (Indra) đấng Thánh trong hàng Trời.
AUM thể hiện cho b́nh đẳng tánh trí hướng dẫn chúng sanh vượt qua Phương Nam vào thế giới CHỦNG BẢO TRANG NGHIÊM Của Đức Phật
Bảo Sanh (RATNASAMBHAVA).

MA.
(c̣n nữa)

Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 2 of 26: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 8:21am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

MA. Màu xanh lục, âm vận tiêu biểu cho công hạnh phát khởi từ sức thần thông từ bi vô ngại của Đức QUÁN ÂM thị hiện trước tất cả chúng sanh.
MA là tánh thể của nhẫn nhục, là mật có công năng tiêu trừ tánh tật đố ghen ghét đặc biệt đang ngự trị thế giới (A tu la) MA đồng hóa với tướng và dụng của TAKZANGRI (VIRABHADRA), ngài DƠNG HIỂN, vị thánh trong hàng A TU LA.
MA thể hiện cho ánh sáng của Thành Sở Tác Trí hướng dẫn chúng sanh vượt qua phương Bắc về thế giới thanh tịnh DIỆU HẠNH THÀNH TỰU của PHẬT BẤT KHÔNG THÀNH TỰU (AMOGHASIDDHI).

NI. Màu vàng, âm vận biểu hiện cho trí tuệ bất động bao hàm thân, khẩu, ư và hạnh.
NI hoán chuyển bản tánh vượt qua thế giới luân hồi khổ năo.
NI biểu hiện cho du hí thần thông quảng đại, bao trùm tất cả, tùy duyên thị hiện của Đức Đại Bi QUÁN ÂM.
NI là thể tánh của tŕ giới Ba-la-mật, si mê tạo ra nhị nguyên đưa đến bốn ṿng khổ nà của loài người: sanh, già, bệnh, chết. Ni tiêu trừ nguyên nhân và kết quả nầy.
NI đồng đẳng với tướng và công hạnh của Đức THÍCH CA MÂU NI, hóa thân những vị Thánh trong loài người. NI thể hiện ánh quang minh trí tuệ thần thông diệu dụng dẫn dắt chúng sanh vào thế giới thanh tịnh hoàn toàn viên măn của Đức Phật thứ sáu CHẤP KIM CANG (VADJRADHARA).

PAD. Màu xanh da trời, âm vận tiêu biểu bản thân, thể hiện thần thông du hí b́nh đẳng vô tận của Đức Đại Bi QUÁN ÂM.
PAD là tánh thể của tinh tấn Ba-la-mật.
PAD có công năng trừ diệt các sự khổ năo từ vô minh mà ra như thế giới (súc sanh) ngu muội và bị nô lệ. Âm vận PAD tiêu trừ tánh vô minh. PAD đồng đẳng với công hạnh của SƯ TỬ DƠNG MĂNH (SHIGE-RAB-BRAN) Thánh chúa trong hàng súc vật.
PAD là hiệu ứng của ánh quang minh pháp giới thể tánh trí hướng dẫn sáu loài chúng sanh đi về thế giới TRUNG ƯƠNG MẬT NGHIÊM của Đức PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (VAIROCANA).

ME. Màu đỏ, âm vận của ngữ ngôn (khẩu) biểu hiện cho du hí thần thông an lạc vô tận của Đức Đại Bi QUÁN ÂM ban bố cho tất cả chúng sanh.
ME là tánh thể của bố thí Ba-la-mật. Than dục, tham đắm, keo kiệt là nguồn gốc sanh ra cái kho đói khát của loài (ngạ quỉ).
ME tiêu trừ t1nh xấu và quả báo của nó. ME đồng hóa với sắc thân và công hạnh của TIÊU DIỆN ĐẠI SĨ (Diệm Khẩu: Kha-hbar-ma) vị Thánh trong hàng ngạ quỉ.
ME ứng hiện ánh quang minh của Diệu Quan sát trí dẫn chúng sanh đi về thế giới Phương Tây cơi cực lạc của Đức PHẬT A DI ĐÀ.

HÙM (HOUNG). Màu đen, âm vận của ư biểu hiện cho thần thông du hí về đức Từ vô tận mà đức QUÁN ÂM đă nh́n tất cả chúng sanh như đứa con một.
HÙM là tánh thể của Trí huệ Ba-la-mật.
Từ sự đối đăi phân biệt giữa ta và người thân và sơ … phát sanh ḷng thù hận, hờn giận đưa đến quả báo phải bị h́nh phạt nóng lạnh nơi thế giới địa ngục.
HÙM tiêu trừ nguyên nhân và quả báo.
HÙM đồng đẳng với sắc tướng và công hạnh của Đức DIÊM LA PHÁP VƯƠNG (Dharmaràja) vị Thánh cứu tinh cho chúng sanh trong thế giới địa ngục.
HÙM ứng hiện ánh quang minh của Đại viên cảnh trí hướng dẫn chúng sanh đi về thế giới phương ĐÔNG THƯỢNG THẮNG DIỆU LẠC của Đức Phật Bất Động (À Súc Bệ, A Sơ Bệ: AKSHOHYA)

Lục Tự Minh Chú là vua trong các thần chú, kết tinh tất cả công năng diệu dụng vô tận đưa sáu loài chúng sanh ra khỏi ṿng luân hồi. Hành giả khi thực hành pháp quán tưởng tŕ tụng chú này càng nhiều càng tốt tùy theo khả năng trong lúc thực hành thiền quán.

(hết)
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 3 of 26: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 9:29am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Kinh chào Phapvan
Tôi t́m trên Net 2 bài chú xin được đưa vào chung cho nhiều người cùng học

TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT
THE TIBETAN BOOK OF LIVING AND DYING
Sogyal Rinpoche
Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch

------------------------------------------------------------ --------------------

PHỤ LỤC BA

HAI BÀI THẦN CHÚ

Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của Padmasambhava, gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra) OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của ḷng bi mẫn: OM MANI PADME HUM. Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ.

Thần chú Kim cang Thượng sư

Thần chú này được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Khientse Rinpoche.

OM AH HUM

Những âm OM H HUM có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OM đều tiêu biểu cho thân. AH là lời và HUM là ư. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ư.

Theo nghĩa ngoài, OM tịnh hóa mọi ác nghiệp của thân, AH của lời, và HUM của ư. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ư, OM AH HUM đem lại ân sủng của thân, lời, ư chư Phật. OM cũng là tinh túy của h́nh sắc, AH của âm thanh, HUM của ư. Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó. OM tịnh hóa tất cả nhận thức, AH tất cả âm thanh, và HUM tất cả tâm, ư nghĩ và cảm xúc.

Theo nghĩa trong, OM tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, AH tịnh hóa nội phong hay khí lực, và HUM tịnh hóa tinh chất sáng tạo.

Ở tầng mức sâu hơn, OM AH HUM biểu trưng ba thân của Liên Hoa bộ: OM là Pháp thân, Phật A Di Đà, đức Phật của Ánh sáng vô lượng, AH là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, và HUM là Ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều này có nghĩa, trong trường hợp   của thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh.

VAJRA GURU PADMA

VAJRA được ví như kim cương, đá quư nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ ǵ, mà chính nó th́ không có ǵ phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ư của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu t́nh với năng lực sắc bén vô ngại như kim cường. Và cũng như kim cương không tỳ vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.

GURU có nghĩ là "sức nặng", chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ṛng là kim loại nặng nhất, quư nhất, cũng thế, những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. GURU tương đương với Báo thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi. Lại nữa, vị Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường Mật tông, biểu tượng là Kim cương, và nhờ thực hành Mật tông mà ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên ngài được biết dưới danh hiệu là Kim cang thượng sư.

PADMA, hoa sen, có nghĩa là Liên hoa bộ trong ngũ bộ, và nhất là khía cạnh Ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là ḍng họ Phật mà con người thuộc vào. V́ Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên ngài được gọi là "PADMA", hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện ngài sinh ra trên một đóa sen nở.

Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau, th́ cũng có nghĩa là tinh tuy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. VAJRA nghĩa là tinh chất của chân lư bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. GURU tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quư của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của ḿnh. PADMA tiêu biểu Bi mẫn, mà chúng ta cầu thể hiện được trong Hành động của chúng ta.

Vậy, nhờ tụng đọc thần chú này mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quư và ḷng bi mẫn của Padmasambhva và tất cả chư Phật.

SIDDHI HUM

SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ. Thành tựu, hay ân sủng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh để tự lợi và lợi tha. Bởi thế, nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ư của ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối.

SIDDHI HUM được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt.

HUM tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lư của thần chú: "Hăy là như vậy!" .

Ư nghĩa cốt yếu của bài chú là: "Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang thượng sư, với ân sủng của ngài, xin hăy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian".

Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:

Mười hai âm OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Bởi thế, tụng một lần thần chú Kim cang thượng sư cũng có phước như là đă đọc mười hai bộ loại kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ loại kinh điển là phương thuốc giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong ṿng sinh tử. Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết ; mười hai móc xích này là guồng máy của luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng đọc mười hai âm này của thần chú Kim cang thượng sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử.

Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của ngài đă thể hiện dưới h́nh thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng ngài. Bởi thế khi bạn kêu cầu ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này th́ bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương nào bảo đảm hơn là đấng Liên Hoa Sanh, cũng như không có thần chú nào thích hợp hơn thần chú Kim cang thượng sư của ngài.

Thần chú của đại bi tâm

OM MANI PADME HUM

Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của ḷng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong h́nh thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của ḷng bi mẫn của chư Phật đối với hữu t́nh. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, th́ Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của ḷng bi mẫn đă ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đă biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.

Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đă biết ; nhưng Quán Tự Tại th́ nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài c̣n nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu t́nh, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này th́ nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên, ngài xuống cơi địa ngục, tiến lên dần đến cơi ngạ quỷ, cho đến các cơi trời. Từ đấy ngài t́nh cờ nh́n xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đă cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn c̣n có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đă phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi ḷng tay có một con mắt. Ư nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong h́nh thức này, ngài c̣n sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy c̣n mănh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành".

Tương truyền rằng v́ đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đă rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đă làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.

Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đă cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quư đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.

Có câu thơ về ngài ư nghĩa như sau:

“Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi" .

Giáo lư giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền năo gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ư, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lư thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).

Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM th́ sáu phiền năo nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cơi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cơi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngă chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ tŕ rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.

Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đă khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền năo của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.

Kalu Rinpoche viết:

Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ư giác ngộ. Thân, ngữ, ư của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ư, và đưa tất cả hữu t́nh đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định th́ năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đă quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, th́ Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cơi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:

"Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng th́ thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát b́nh an cho tất cả hữu t́nh đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang t́m sự thanh tịnh vô biên của niết bàn".

Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
Ngoc_Phong
Học Viên Lớp Phong Thủy
Học Viên Lớp Phong Thủy
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 January 2004
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 494
Msg 4 of 26: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 11:25am | Đă lưu IP Trích dẫn Ngoc_Phong

Chào 2 anh,
NP rất cám ơn 2 anh đă đem những bài này lên đây. Thật là hữu dụng vô cùng. NP đọc những bài của các anh NP bây giờ hiểu rơ hơn nửa về Lục Tự Đại Minh. Lúc trước NP chỉ biết là nó có Huyền Lực vô cùng, nhưng không hiểu rơ về ư nghĩa của nó. Bây giờ th́ hiểu rồi.

NP thấy có sách nói rằng khi đọc về Lục Tự Đại Minh, ḿnh c̣n phải đọc thêm về Chuẩn Đề chú nửa. Và Chẩn Đề chú cũng là vua của các loại thần chú không biết có đúng không? Mong rằng nhận được lời giải thích của các anh.

Kính
NP


__________________
負 笈 從 師: Phụ Cấp Ṭng Sư (Mang Tráp Theo Thầy)
Quay trở về đầu Xem Ngoc_Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Ngoc_Phong
 
muzzy
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 January 2005
Nơi cư ngụ: Singapore
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 41
Msg 5 of 26: Đă gửi: 12 March 2005 lúc 2:00am | Đă lưu IP Trích dẫn muzzy

Chào các anh!

Các anh có thể cho em hỏi là với câu thần chú này th́ ḿnh sẽ chọn câu nào để tụng niệm.? Việc phân tâm để tập trung tụng niệm cả 2 câu sẽ không thể bằng chỉ 1 câu được.

Và theo như một vài tài liệu em đă đọc qua th́ những câu tụng niệm này sẽ không hề có ư nghĩa nếu chỉ tụng mà thân, tâm, ư không được rèn giũa theo Mật tông. (Hoặc giả tṛ phải được thầy giáo truyền thụ đặc biệt). Nếu không thần chú cũng chỉ như một câu tụng niệm an ủi về tinh thần. Vậy th́ phải làm thế nào để có hiệu quả ạ?

To Ngọc Phong:
NP đă đọc cuốn "Cơ sở Mật giáo Tây Tạng" chưa? Cuốn này rất hay, bàn về Đại thần chú rất cẩn thận và chi tiết.

Kính,
Muzzy@
Quay trở về đầu Xem muzzy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi muzzy
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 6 of 26: Đă gửi: 12 March 2005 lúc 5:00am | Đă lưu IP Trích dẫn tranthanh03

                  Chào bác Pháp Van !
    Tôi thừơng niệm chú Chuẩn đề , vào mỗi buổi tối và có hỏi những người am hiểu về chú th́ niệm trú hay tŕ chú cũng phải đúng theo phương pháp nếu không sẽ không đạt được phải không bác ?Mong bác giải đáp Cán ơn
Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranthanh03
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 7 of 26: Đă gửi: 13 March 2005 lúc 3:19am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Kính anh thiennhan,
Cảm ơn anh đă đưa hai bài Chú lên !
Phapvan     
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 8 of 26: Đă gửi: 13 March 2005 lúc 3:21am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Chào bạn Ngoc_Phong và muzzy,

Chỉ cần tŕ chú Lục Tự Đại Minh, c̣n muốn đọc Chuẩn Đề chú th́ trước phải tŕ niệm Chú Đại Bi cho nhuần nhuyễn đă.
Chúc các bạn tinh tấn !

Thân
PV
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 9 of 26: Đă gửi: 13 March 2005 lúc 3:24am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Chào bạn tranthanh03,
Nếu tŕ chú đúng phương pháp th́ quá tốt ! Bạn có thể cho biết bạn tŕ niệm theo phương pháp như thế nào ?
Cảm ơn bạn
PV
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
muzzy
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 January 2005
Nơi cư ngụ: Singapore
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 41
Msg 10 of 26: Đă gửi: 13 March 2005 lúc 7:26am | Đă lưu IP Trích dẫn muzzy

Cảm ơn anh Pháp Vân. Em sẽ tiếp tục nghiên cứu và tập luyện, có ǵ lại xin phép làm phiền để hỏi anh vậy.

Kính,
Muzzy@
Quay trở về đầu Xem muzzy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi muzzy
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 11 of 26: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 5:44am | Đă lưu IP Trích dẫn tranthanh03

             Chào bác Pháp Vân !
     Tôi đọc trong cuốn thập chú có bài chú chuẩn đề nên từ dạo ấy cứ mỗi buổi tôi truớc khi đi ngũ có niệm nhưng một lần tôi có gặp 1 thầy ở Việt Nam cũng hỏi về chú chuẩn đề th́ thầy đáp nếu như niệm mỗi ngày như tôi vậy th́ công năng không có đạt được bởi v́ niệm chú phải quán tưởng nũa chứ niệm chú như tôi chỉ an ủi tinh thần thôi . Tôi rất buồn không hiểu tải sao nay nhờ bác Pháp Vân giải thích ccặn kẽ dùm .Cám ơn bác
Note : Bác rất am hiể về mật tông . chú chuẩn đề o mật tông như thế nào và ở bên bắc tông ra sao cả 2 đều tŕ chú chuẩ đề !
Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranthanh03
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 12 of 26: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 10:22am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Chào bạn tranthanh03,
Bạn niệm thêm chú Đại Bi trước, sau niệm chú Chuẩn Đề (hoặc dừng niệm Chuẩn Đề chú, thay vào đó niệm Lục tự Đại Minh sẽ an lạc hơn) - nhưng theo ư PV chỉ Mật niệm chủ yếu. Nếu Tam Mật tương ưng (niệm chú-kiết Ấn và quán tưởng) th́ sự thành tựu mau chóng, nhưng phải được Thiện tri thức trao truyền. Bạn không việc ǵ phải buồn cả, bạn chỉ cần Mật niệm và quán tưởng thêm h́nh ảnh của Phật Chuẩn Đề, thành tâm tha thiết là bạn có thành tựu, sau ắt gặp thiện duyên gặp được Thiện tri thức trao truyền pháp Chuẩn Đề theo đúng nghi quĩ truyền thống. Niệm chú phải thường đọc kinh điển hiển giáo để đề pḥng Ngă mạn cống cao nổi lên khi có chút Ấn chứng.
Chúc bạn tinh tấn!
PV         &nbs p;       


Sửa lại bởi phapvan : 14 March 2005 lúc 10:25am
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
linhnhi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 13 of 26: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 10:51am | Đă lưu IP Trích dẫn linhnhi


Cháu chân thành cảm tạ các Bác,

Thưa Bác PhapVan, Bác làm ơn cho cháu hỏi về chú Đại Bi, cháu đă có t́m trên diễn đàn nhưng chưa thấy, Bác có thể post lên được không ạ.

Cháu xin cảm ơn Bác nhiều.
Quay trở về đầu Xem linhnhi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhnhi
 
nkd833
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 December 2004
Nơi cư ngụ: Angola
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1303
Msg 14 of 26: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 11:05am | Đă lưu IP Trích dẫn nkd833

To Linhnhi: Bạn vào Mục "Lư - Số - Dịch - Bốc" mở bài "Đại Bi Tâm Đà Ra Ni" của bác Kh.Kiep.MinhTam ra mà đọc.

Hoặc là nhấn vào đây

Chúc vui! Thân!

Sửa lại bởi nkd833 : 14 March 2005 lúc 11:09am


__________________
Thế giới tiêu dùng
Quay trở về đầu Xem nkd833's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nkd833
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 15 of 26: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 7:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Cảm ơn bạn      nkd833 đă hướng dẫn bạn linhnhi “vào Mục "Lư - Số - Dịch - Bốc" mở bài "Đại Bi Tâm Đà Ra Ni" của bác Kh.Kiep.MinhTam ra mà đọc.” Trong đây có nhiều bài hay, đặc biệt “Phương Pháp Lạy Sám Hối Chuyển Nghiệp”.
Chúc tinh tấn !
PV
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
linhnhi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 16 of 26: Đă gửi: 15 March 2005 lúc 12:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn linhnhi

Linhnhi cháu chân thành cảm tạ bác PhapVan và bạn nkd833.

Ngoài ra, Bác làm ơn cho phép cháu hỏi thêm một chút nữa được không ạ

Thưa bác, có phải theo suy nghĩ nhỏ bé của cháu th́ Chú thường là một câu, ví dụ:
Chú Lục tự Đại Minh là câu
AUM MANI PADME HÙM

Ở trên bác có dạy

phapvan đă viết:
Bạn niệm thêm chú Đại Bi trước, sau niệm chú Chuẩn Đề (hoặc dừng niệm Chuẩn Đề chú, thay vào đó niệm Lục tự Đại Minh sẽ an lạc hơn) - nhưng theo ư PV chỉ Mật niệm chủ yếu.       


nên theo hiểu ư non nớt của cháu th́ có lẽ chú Đại Bi cũng bao gồm chỉ 1 câu . Thưa bác, điều này có đúng không ạ?

Nếu Chú Đại Bi đúng chỉ là 1 câu, xin bác làm ơn chỉ dạy cho cháu biết. C̣n nếu hiểu ư của cháu sai, xin Trời Phật xá tội cho con và mong bác thông cảm cho cháu.

Cháu chân thành cảm tạ bác ạ.

Quay trở về đầu Xem linhnhi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhnhi
 
CDMT
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 June 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 142
Msg 17 of 26: Đă gửi: 15 March 2005 lúc 7:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn CDMT

Bạn ơi chú Đại Bi là một bài chú dài không phải chỉ có một câu đâu . Nếu CDMT nhớ không nhầm th́ h́nh như đă có người trên diễn đàn post lên rồi. Bạn chịu khó t́m trong mục khoa học huyền bí chắc sẽ có.

Chúc luôn may mắn.
---------------------------
Không biết th́ không có tội.
Quay trở về đầu Xem CDMT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CDMT
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 18 of 26: Đă gửi: 15 March 2005 lúc 10:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Chào các bạn.
Khi các bạn niệm chú ngoài thành tâm tập trung tư tưởng mà c̣n phải niệm những câu kết quan trọng theo âm ngữ Tây Tạng nữa mới có tác dụng, ví như câu kết của kinh Bát Nhă là : Gate gate, para gate, para san gate, Oh Bodhi svaha (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi,giác ngộ rồi đó!) được dịch nghĩa qua Hán văn là: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ TÁT BÀ HA chỉ có nghĩa từ ngữ mà thôi
Một vị sư tu theo phái Liên Hoa Tây Tạng kể lại cho tôi nghe rằng: có 1 phái đoàn người Mỹ trong 1 mùa đông lên thăm và nghiên cứu chùa của sư phụ ông, mà mùa đông năm đó lạnh hơn mọi năm, nên khi đến chùa phái đoàn đó dù có trang bị đủ phương tiện chống lạnh nhưng vẫn không chịu nổi, cả ngày cư co ro trong pḥng, vị sư phụ của ông mới gọi 3 vị sư trong chùa vào pḥng niệm chú, chỉ 1 lúc sau căn pḥng ấm dần lên trong nhiệt độ b́nh thường, mà c̣n ấm đến mấy ngày sau khiến cho phái đoàn vô cùng kinh ngạc. Chắc các bạn cũng biết âm thanh có nhiều tầng cao, thấp, siêu âm, tần số khác nhau...để đi vào ngộ th́ mỗi người có 1 tâm duyên khác nhau "Ưng vô sở ngộ, nhi sanh kỳ tâm", bài kinh Bát Nhă theo tôi là hay nhất nên tŕ tụng để mở tâm và nhớ đọc nhiều lần câu kết bằng âm ngữ Tây Tạng GATÊ GATÊ, PARA GATÊ, PARA SAN GATÊ, OH BODHI SVAHA .
Nguyên văn bài kinh và giải nghĩa của thày Thích Duy Lực theo tôi là hay nhất:


MA HA BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhă Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc,
sắc tức thị không, không tức thị sắc,
thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng,bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức,
vô nhăn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ư;vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;vô nhăn giới, năi chí vô ư thức giới, vô vô minh diệc,vô vô minh tận, năi chí vô lăo tử diệc, vô lăo tử tận;vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. dĩ vô sở đắc cố

Bồ đề tát đơa y Bát nhă ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại;vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố,viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhă ba la mật đa cố,
đắc A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.

Cố tri Bát nhă Ba la mật đa, thị đại thần chú,
thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú,năng trừ nhứt thiết khổ, chân thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát nhă ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Gate gate, para gate, para san gate, Oh Bodhi svaha
Ma ha Bát nhă ba la mật đa


Bản dịch nghĩa:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhă Ba la mật, th́ soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác ǵ không,
không chẳng khác ǵ sắc, sắc chính là không,
không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt,
chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc,
không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ư.
Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp.
Không có nhăn giới cho đến không có ư thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh.
Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, v́ không có sở đắc, nên
Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhă nầy th́ tâm không c̣n chướng ngại v́ tâm không chướng ngại nên không c̣n sợ hăi xa ĺa được mọi lẽ điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh NiếtBàn,Các vị Phật ba đời v́ nương theo trí tuệ Bát Nhă nầy mà đắc chánh quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhă Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú vô đẳng cấp, loại trừ các khổ năo, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhă Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:

Gate gate para gate para san gate, Oh Bodhi svaha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi,giác ngộ rồi đó!)

-ooOoo
BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI
Thích Duy Lực

I.     GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Sáu chữ BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH:
Chữ TÂM nói ra thật rất khó nói, bởi v́ chân tâm, vọng tâm cũng là nó, chánh tâm, tà tâm cũng là nó. Kinh HOA NGHIÊM nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", vậy vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là nó. Nói "TÂM BAO GỔM HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI" cũng c̣n chưa đúng, v́ nếu nói như vậy th́ tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới, thành ra hai rồi. C̣n nói đến "BỒN TÂM", bổn tâm tức là tự tánh, tự tánh là BẤT NHỊ (không hai). Hư không pháp giới tức là TÂM, TÂM tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa BẤT NHỊ của tự tánh. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay có muôn ngàn sai biệt, không những một ḿnh có đủ thứ tâm như tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm cống cao ngă mạn, tâm ác, tâm thiện, tâm tín, tâm nghi v.v... mà muôn ngàn người lại có muôn ngàn cái tâm sai biệt bất đồng nữa. Bây giờ TÂM KINH nầy là muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤT NHị của tự tánh, cho nên Kinh này chỉ rơ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHị, chổ hoàn toàn không có sai biệt, không những không có cái sai biệt của cá nhân, cũng không có cái sai biệt của chúng sanh, đây là ư nghĩa của hai chữ TÂM KINH vậy.
Chữ KINH là chữ thông thường, không cần phải giải nữa.

II- GIẢI THÍCH NỘI VĂN

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH.
QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT : Nhiều ngườI cho là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng tôi nói là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được, nói tự tánh của tất cả mọi người đều vốn có cũng được, bởi v́ TỰ TÁNH tức là QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, TỰ TÁNH tức là QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT cũng như Lục Tổ nói "TỰ TÁNH TỰ ĐỘ", Quán Tự Tại Bồ Tát tự tánh tự độ, cái tự tánh Quán Âm của ḿnh cũng phải tự tánh tự độ mới được. Không những là tự tánh Quán Âm mà c̣n là tự tánh Phật nữa: Phật thuyết Bát Nhă Tâm Kinh nầy không những chỉ nói với hàng Bồ Tát, mà cũng là dạy cho tất cả chúng sanh, mỗi mỗi đều phải tự tánh tự độ, cho nên tôi nói Quán Tự Tại Bồ Tát là Quán Thế Âm hay là tự tánh của chúng ta cũng được.

HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA THỜI:
HÀNH là thực hành. THÂM là h́nh dung Bát Nhă như Ma Ha Bát Nhă (Đại Bát Nhă), Kim-Cang Bát Nhă và THÂM BÁT NHĂ trong Kinh nầy cái ư cũng giống nhau. Chữ THÂM nầy tức là siêu việt số lượng, không phải đối với cạn mà nói sâu, cũng như chữ Đại của Đại Bát Nhă, không phải đối với nhỏ mà nói lớn, mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng th́ không gọi được là THÂM, nếu có số lượng th́ không phải là Bát Nhă.
BÁT NHĂ dịch là trí huệ, nhưng trí huệ nầy không phải như trí huệ của thế gian; trí huệ của thế gian cần phải qua sự tác ư mới dùng được, c̣n Bát Nhă của tự tánh th́ không cần sự tác ư. Cái dụng của Bát Nhă rất lớn, không có khuôn khổ, không bị tất cả hạn chế, do đó sức dụng của Bát Nhă với sự ứng dụng trí huệ của thế gian khác nhau, v́ thế nên người dịch không dịch ngay là trí huệ mà chỉ y theo tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi là Bát Nhă. Tổ Sư nói: "Không có Bát Nhă không phải là Bát Nhă, có Bát Nhă cũng không phải là Bát Nhă". Không có Bát Nhă đương nhiên không phải là Bát Nhă rồi, nhưng tại sao có Bát Nhă cũng chẳng phải là Bát Nhă? Bởi v́: CÓ đối với KHÔNG là tương đối, lọt vào tứ cú (Tứ cú: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không), c̣n BÁT NHĂ th́ không thể lọt vào tứ cú được, cho nên nói có BÁT NHĂ cũng chẳng phải BÁT NHĂ là lư nầy vậy.
Vậy muốn HÀNH THÂM BÁT NHĂ để làm ǵ? Là dể đạt đến BA LA MẬT ĐA. Bốn chữ nầy từ tiếng Phạn dịch ra, chữ ĐA là tiếng đệm, không có nghĩa, c̣n ba chữ kia BA LA MẬT nghĩa là bờ bên kia. Chúng ta ở bờ bên nầy th́ có khổ, có phiền năo, không được tự do tự tại, nếu chúng ta phát huy được cái đại dụng của BÁT NHĂ th́ được đạt đến bờ bên kia; bờ bên kia là thí dụ chỗ tự do tự tại, không có phiền năo và khổ sở.
Bây giờ chúng ta THAM THIỀN, đề câu thoại đầu, khởi lên nghi t́nh, tức là hành THÂM BÁT NHĂ rồi, chỉ cần dũng mănh tham cứu măi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia. Tham tới lúc ngộ tức là CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến quá tŕnh phá ngũ uẩn: là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi là KIẾN TÁNH. Đến đây, tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên Kinh nói GIAI KHÔNG.
Phật pháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái dụng tích cực của tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ. Chữ KHÔNG nầy kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chổ trống) th́ không ở được, một cái bàn không có cái KHÔNG th́ chẳng thể đồ được, một cái tách nếu không có cái KHÔNG th́ chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra, bất cứ cái ǵ nếu không có cái không th́ chẳng thể dùng được. Muốn dùng th́ phải có cái KHÔNG, cái KHÔNG đến cùng tột th́ cái dụng cũng được đến cùng tột. Cái dụng của tự tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đến cực th́ dụng đến cực, mà dụng đến cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái dụng của Bát Nhă, đến lúc đó cái đại dụng của BÁT NHĂ cùng khắp hư không pháp giới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu th́ tất cả tai nạn khổ sở đều bị tiêu tan sạch. Chữ Độ là độ thoát, tức là ĐỘ THOÁT NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH rồi.
Đoạn thứ nhất nầy là nói tổng quát, văn sau sẽ lần lượt nói từ lớp.

XÁ LỢI TỬ, SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THị KHÔNG, KHÔNG TỨC THị SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆT PHỤC NHƯ THỊ
Hai chữ XÁ LỢI là tiếng Ấn Độ, là tên của người mẹ. TỬ là con (tiếng Hán). XÁ LỢI TỬ tức là Xá Lợi Phất trong Kinh Di Đà, là đại diện đương cơ của Kinh nầy. Phật mỗi lần thuyết pháp đều có một vị đại điện đương cơ, để đại diện người nghe đối đáp với Phật. Trong mỗi cuốn Kinh, Phật tuy chỉ nói với một vị đại diện đương cơ, kỳ thực cũng là nói với đại chúng cùng nghe.

SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC:
Theo sự hiểu biết thông thường, SẮC là tất cả vật chất có h́nh có tướng, KHÔNG th́ không phải là vật chất, hai cái khác nhau, nhưng ư của Kinh nầy th́ nói SẮC, KHÔNG bất nhị, chẳng có khác biệt. Có người giải câu Kinh nầy rằng: Thí dụ như cái tách là SẮC, đập bể rồi thành KHÔNG, hoặc nói: cái tướng là SẮC, cái tánh vốn KHÔNG. Nếu giải thích như vậy th́ thành ra hai rồi, bởi v́ họ nói tánh với tướng bất đồng, SẮC với KHÔNG khác nhau. Nếu nói cái tách đập bể rồi thành KHÔNG cho là đúng đi, nhưng làm sao mà hợp cái KHÔNG đó lại thành SẮC được? Như Kinh Lăng Nghiêm nói: HỢP KHÔNG CHẲNG THÀNH SẮC, PHÂN TÁCH KHÔNG CÀNG CHẲNG THÀNH SẮC ĐƯỢC. Dẫu cho giải câu SẮC BẤT DỊ KHÔNG như thế là đúng đi, c̣n câu KHÔNG BẤT DỊ SẮC th́ làm sao mà giải thích?
Kỳ thực như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", Sắc là do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều không có tự tánh th́ đâu cần tiêu diệt SẮC rồi mới có thể thành KHÔNG! Cũng không cần phân biệt tánh hay là tướng. Lúc chúng ta thấy SẮC, SẮC vốn là KHÔNG, bởi v́ cái SẮC đó do tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái SẮC là thật th́ SẮC TỨC THị KHÔNG, không chấp cái KHÔNG là thật th́ KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Hai cái vốn không khác biệt chỉ v́ chúng sanh có bệnh hay chấp thật nên mới phân biệt có SẮC có KHÔNG, nếu không chấp thật th́ không cần đập bể hay phân tách, tự nhiên SẮC, KHÔNG bất nhị, không có khác nhau.
Có người giải SẮC, KHÔNG theo nghĩa nhân duyên cho là: Nhân duyên ḥa hợp th́ thành SẮC, nhân duyên tan ră th́ thành KHÔNG. Nếu giải như vậy đă là hai rồi, là có khác biệt rồi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN". Tất cả Kinh liễu nghĩa đều như vậy, chúng ta lấy Kinh để chứng Kinh th́ được biết cái nghĩa của Kinh nầy không phải là nhân duyên. Như vậy SẮC với KHÔNG không khác th́ SẮC TỨC THị KHÔNG, KHÔNG TỨC THị SẮC, cũng là cái nghĩa bất nhị của tự tánh vậy.
SẮC uẩn trong ngũ uẩn như vậy th́ bốn uẩn kia cũng như vậy, cho nên nói DIỆT PHỤC NHƯ THị. Cũng như lấy thọ uẩn để nói th́ "THỌ BẤT Dị KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ THỌ, THỌ TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ THỌ". Ba uẩn tưởng, hành, thức cũng theo đó mà suy ra. Không những thọ, tưởng, hành, thức như vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy. Ví như lấy cái tách vào đó mà nói th́: "Tách bất dị không, không bất dị tách, tách tức thị không, không tức thị tách", lấy ta mà nói th́ "Ta bất dị không, không bất dị ta, ta tức thị không, không tức thị ta", lấy Phật mà nói th́ "Phật bất dị không, không bất dị Phật, Phật tức thị không, không tức thị Phật". Nói tóm lại tất cả đều như vậy.
Cái nghĩa bốn câu ở trong Kinh nầy cũng như nghĩa ba câu trong Kinh Kim-Cang và cái nghĩa "LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI" mà tôi đă có giảng qua, cũng không khác biệt.

XÁ LỢI TỬ, THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHĂN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ư, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHĂN GIỚI NĂI CHÍ VÔ Ư THỨC GIỚI.
Đoạn nầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đă nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có h́nh tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có h́nh tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG, là thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đăi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của tự tánh; bởi v́ nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHĂN, NHĨ, TỊ, THIỆT, THÂN, Ư là để phá lục căn, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHĂN GIỚI NĂI CHÍ VÔ Ư THỨC GIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của "vô thật" (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà phàm phu chấp sự việc có thật, đó là tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch tri kiến chấp thật của phàm phu. VÔ VÔ MINH, DIỆT VÔ VÔ MINH TẬN, NĂI CHÍ VÔ LĂO TỬ, DIỆT VÔ LĂO TỬ TẬN.
Đoạn nầy là quét thừa Duyên Giác (quán thập nhị nhân duyên mà giác ngộ gọi là Duyên Giác). Trong 12 nhân duyên, đầu tiên là VÔ MINH, cuối cùng là LĂO TỬ, ở giữa là: hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh. Ở đây dùng hai chữ NĂI CHÍ để thay thế cho mười nhân duyên ở giữa. Thừa Duyên Giác tu 12 nhân duyên được chứng quả Bích Chi Phật (dịch là độc giác). Đoạn trên đă nói, tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG TƯỚNG tức là chẳng phải thật, vô minh đă chẳng phải thật th́ không có vô minh để TẬN (hết), lăo tử chẳng phải thật th́ không có lăo tử để tận, (LĂO TỬ TẬN là Niết Bàn của Tiểu Thừa). Nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết th́ làm sao nói chẳng phải thật được? Làm sao nói vô lăo tử được? Lăo tử tức là sanh tử, hiện nay chúng ta thấy rơ ràng có sanh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sanh ra. Trong Kinh Viên Giác Phật có nói bốn thứ thí dụ, ở đây tôi chỉ nêu ra một: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên nhất định phải thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân ḿnh xoay không ngừng th́ nhất định phải thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sinh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sanh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi v́ căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sanh tử) cũng là lư lẽ nầy vậy. Như thế chứng tỏ thập nhị nhân duyên chẳng phải thật, mà thừa Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Duyên Giác.

VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO
Đoạn nầy là quét Thừa Thanh Văn (Văn Phật thanh giáo: nghe tiếng Phật dạy mà ngộ Đạo, gọi là Thanh Văn). Thừa Thanh Văn gọi KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là tứ thánh đế, chúng ta ở trong sanh tử chịu đủ thứ KHỒ, là do cái tâm tạp nhiễm tích TẬP, phải tu NGŨ Đ̀NH TÂM QUÁN của Đạo mới có thể chứng quả A La Hán, rồi cái khổ sanh tử được Diệt, nên gọi là KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Nhưng đoạn trên đă nói, sanh tử là do cảm giác sai lầm của vọng tâm hoạt động mà sanh ra, th́ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO nầy chẳng phải là thật, cho nên ở đây lấy chữ VÔ để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Thanh Văn.

VÔ TRÍ DIỆT VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ.
Đoạn nầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. ĐốI với Tiểu Thừa, phật quở là ngu si v́ c̣n chấp pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được.
Đối với cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp trí huệ là thật th́ bệnh chấp thật vẫn c̣n, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆT VÔ ĐẮC, ư là không có trí huệ cho ḿnh đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), v́ vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒ TÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là Giác Hữu T́nh, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh th́ phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ th́ chẳng phải là độ, bởi v́ chẳng giác ngộ th́ chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là c̣n chấp thật, đă tự ḿnh c̣n chấp th́ làm sao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC th́ chúng sanh rất khó tin, v́ vậy BÁT NHĂ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều vô sở đắc th́ tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh th́ cái dụng của Bát Nhă tự hiện, dụng của Bát Nhă hiện ra th́ đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại th́ phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc th́ sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đă được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, th́ đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái tri kiến chấp thật của Đại Thừa.

VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN.
Hai chữ viễn ly cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ VÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái tri kiến chấp Phật,nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: "Xa ĺa cái điên đảo mộng tưởng th́ chứng nhập cứu cánh Niết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập th́ cái tri kiến chấp thật nầy từ là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn.
Đoạn trên đă nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, th́ căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay th́ làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói: "VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN". Đoạn nầy quét luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lư nầy vậy.
Trong kinh nầy, từ phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến Nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không c̣n ǵ để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi v́ quét những cấp dưới Phật th́ người ta dễ tin hơn, c̣n quét luôn cả Phật th́ người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6-7 lần là vậy.

TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ, ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.
Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết bàn, sau khi quét sạch tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ phàm phu, tiểu thừa, đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét sạch tất cả tri kiến, không c̣n một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao).
A NẬU ĐA LA dịch là vô thượng, TAM MIỆU dịch là chánh đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch là chánh giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chánh giác đối với tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có giác ngộ, nhưng v́ c̣n chấp ngă, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là tà giác. Nếu phá được nhân ngă chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi th́ gọi là Chánh Giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, v́ phá hết nhân ngă chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái giác ngộ của Bồ Tát tuy chánh lại bằng Phật, nhưng diệu dụng th́ chưa thể bằng Phật, c̣n có Phật ở trên, không được xưng là vô thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới xưng là Vô Thượng Chánh Đăng Chánh Giác, tức là đạt đến giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa. (cần hiểu từ “CAO – THẤP” như phần SẮC – KHÔNG)
Nếu đoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn th́ chỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: "Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề th́ Nhiên Đăng Phật không thọ kư cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đă chứng nhập rồi, ở đây c̣n chứng nhập thêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong Kinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rơ ràng.

CỐ TRI BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH. CHÂN THẬT BẤT HƯ.
Đoạn nầy diễn tả cái dụng của Bát Nhă, ở đây thần chú chia làm bốn cấp, tùy theo sự quét KHÔNG của từng tŕnh độ cao thấp mà hiện ra cái dụng lớn nhỏ bất đồng, quét trống được bao nhiêu th́ cái dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốn cấp thần chú là đại diện cho sức dụng bằng ĐẠI THẦN CHÚ, quét sạch được tri kiến Tiểu Thừa rồi thị hiện ra cái sức dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, quét sạch được tri kiến của Đại Thừa rồi th́ hiện ra cái sức dụng bằng VÔ THƯỢNG CHÚ, quét sạch được tri kiến Phật Thừa rồi th́ hiện ra cái sức dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, đến đây đă quét tới chỗ không c̣n ǵ để quét nữa, sức dụng của Bát Nhă đă đạt được đến cứu cánh, không có ǵ có thể bằng được, nên gọi là VÔ ĐẲNG ĐẲNG (vô đăng khả đẳng), cuối cùng NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH CHÂN THẬT BẤT HƯ, đến đây cũng là đạt được đến chỗ tự do tự tại rồi.
Phật pháp nói đến tự do tự tại là không bị thời gian, không gian và số lượng hạn chế, cho nên sự tích cực của Phật pháp rất triệt để, chẳng phải v́ kiếp nầy hay kiếp sau, cũng chẳng phải trăm kiếp, ngàn kiếp, dẫu cho muôn triệu ngàn kiếp cũng không màng, tại sao vậy? Nếu muôn triệu ngàn kiếp sau, khổ c̣n trở lại nữa th́ không được kể là tự do tự tại, v́ đă bị thời gian muôn triệu ngàn kiếp hạn chế rồi, th́ làm sao gọi là tự do tự tại được? Nên sự tích cực của Phật pháp là vĩnh viễn, nếu muôn triệu ngàn kiếp sau khổ c̣n trở lại th́ không được gọi là CHÂN THẬT BẤT HƯ.

CỐ THUYẾT BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT:    YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ TÁT BÀ HA.
GATÊ GATÊ, PARA GATÊ, PARA SAN GATÊ, OH BODHI SVAHA
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi,
giác ngộ rồi đó!)


Sau chót nói đến chú Bát nhă Ba La Mật Đa. Thần chú là đại diện mệnh lệnh hoặc sức dụng tự động của tự tánh, cho nên không cần dịch nghĩa, cũng không cần giải thích, nhưng cũng có Pháp sư giải rằng: "Nổ lực tinh tấn, mau đến bờ bên kia" .

Mục đích tôi giải BÁT NHĂ TÂM KINH nầy là muốn chưng tỏ sự tham thiền tức là tŕ Kinh (hiểu biết về kinh}. Nhiều người tưởng lầm tụng Kinh, niệm Kinh là tŕ Kinh, nhưng kỳ thực họ chỉ là tụng niệm chứ không phải là tŕ, tŕ là phải y Kinh mà tín thọ phụng hành mới được nói là tŕ Kinh, cũng như tụng giới không phải là tŕ giới vậy. Bây giờ chúng ta đề cái NGHI T̀NH ấy là cây chổi automatic, khỏi cần tác ư muốn quét mà tự nhiên quét sạch tất cả, cũng như Tâm Kinh nầy dạy chúng ta quét từ phàm phu, tiểu thừa, đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét từng thứ lớp, quét tới không c̣n ǵ để quét nữa, kết quả được KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, biết rơ được chính ḿnh, làm chủ cho ḿnh, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạt đến bờ bên kia (Ba La Mật) rồi vậy.


Nhiều người chỉ đọc kinh cho thuộc và đọc thật nhiều kinh cho thuộc mong rằng được ngộ hay được giải thoát chứ ít người nào hiểu và ngộ được kinh các bạn nên đọc thêm nhiều câu chuyện Thiền."ƯNG VÔ SỞ TRỤ, NHI SANH KỲ TÂM"

thiện nhân


Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
linhnhi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 19 of 26: Đă gửi: 16 March 2005 lúc 8:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn linhnhi


Linhnhi chân thành cảm ơn bạn CDMT.

Cháu cảm ơn các bác, các bạn.

Kính.
Quay trở về đầu Xem linhnhi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhnhi
 
tuebao_manjusri
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 20 of 26: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuebao_manjusri

muzzy đă viết:
Ch௠cᣠanh!

Cᣠanh c��ể cho em hỏi l࠶ới cⵠthần ch? th젭쮨 sẽ chọn cⵠn௠để tụng niệm.? Việc ph⮠t⭠để tập trung tụng niệm cả 2 cⵠsẽ kh?thể bằng chỉ 1 cⵠđược.

V࠴heo như một v੠t੠liệu em đ㠦#273;ọc qua th젮hững cⵠtụng niệm n๠sẽ kh?hề c��nghĩa nếu chỉ tụng m࠴h⮬ t⭬ ?g được r讠giũa theo Mật t? (Hoặc giả tr��ải được thầy giᯠtruyền thụ đặc biệt). Nếu kh?thần ch?361;ng chỉ như một cⵠtụng niệm an ủi về tinh thần. Vậy th젰hải lୠthế n௠để c��ệu quả ạ?

To Ngọc Phong:
NP đ㠦#273;ọc cuốn "Cơ sở Mật giᯠT⹠Tạng" chưa? Cuốn n๠rất hay, b஠về Đại thần ch?7845;t cẩn thận vࠣhi tiết.

K�,
Muzzy@

Mong nhận sự ủng hộ của Thầy, Dakini.
Tŕ chú phải theo một nghi quỹ. Các bài chú có các nghi quỹ quan tưởng , tŕ tụng khác nhau.Tuy nhiên cũng có 1 dàn bài chung.
Dàn bài chung :(phổ thông)
_ Quy y
_ Phát Bồ Đề Tâm
_ Tịnh Pháp Giới
_ Tịnh Thân Nghiệp
_ An Thổ Địa
_ Kết Đàn.
_ Gia tŕ châu
_ Triệu Thỉnh (tùy theo Pháp của Bổn Tôn nào)
_ Đảnh lễ
_ Cúng Dường (nước tam , liên hoa,hương hoa , đồ ăn uống ,kĩ nhạc , đèn..v..v.. Có thể quán tưởng kết hợp chú cúng dường cũng được)
_ Quán Tưởng , tŕ chú chính.(tùy theo Pháp mà người tu muốn tŕ)
_ Phụng Tống(tiễn Bổn Tôn về Cung Điện , nhập Pháp Giới)
_ Hộ thân. (chỉ được tác pháp khi đă nhận quán đảnh và có lập Đàn )
_ Hồi Hướng.
 Hôm nào rảnh , TB sẽ type lên dàn bài chung này (không đi sâu vào những riêng biệt ẩn mật như khi đă nhận Quán Đảnh ,truyền pháp) một cách "phổ thông" để mọi người tham khảo.
Chú ư : Mật Tông coi trọng Tam Mật , tâm quán Bổn Tôn , Linh Phù hay Chủng Tự ; Miệng tŕ chú , Tay bắt ấn.
Ở 2 thần chú trên , đạo hữu nên chọn Lục Tự. Đó là pháp của Quán thế Âm , không hại ǵ.
Quán Tưởng Tứ Thủ Quán Âm , tŕ Om Mani Peme Hum.
Nếu khó quán tưởng Quán Thế Âm , viết 1 chữ Hri màu đỏ để trước mặt , vừa tŕ chú , vừa nh́n vào đó. Hri là chủng tử , Bija của Liên Hoa Bộ ( A Di Đà , Quán Thế Âm , Liên Hoa Sanh..v..v..). Tất cả các câu chú của A Di Đà hay Quán Âm đều dùng được.
Quan trọng là phát Bồ Đề Tâm , nên có ḷng Bi Mẫn với chúng sinh. Như vậy không khó để đạt Tất Địa và không lạc đường.
Thân ái.
Ps: Muốn biết chữ Hri , và h́nh ảnh Quán Thế Âm nếu chưa có , t́m google. gơ từ khóa : Hri hoặc Avalokiteshvara

Quay trở về đầu Xem tuebao_manjusri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuebao_manjusri
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.6328 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO