|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống Kê
|
Trang đã được xem
lượt kể từ ngày 05/18/2010
|
|
|
|
|
|
|
Chủ đề: Quyền Lực của sự ngẫu nhiên - Phần I
|
|
Tác giả |
|
trananh2004 Hội viên

Đă tham gia: 05 April 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 41
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 16 February 2005 lúc 3:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Quyền lực của sự ngẫu nhiên (phần 1)
Máy bay Concorde đă ngừng hoạt động sau tai nạn gần sân bay Charles de Gaulle năm 2000.
Đêm giao thừa, một người đàn ông thả lên trời quả bóng bay có đề địa chỉ. Gió thổi quả bóng qua vùng đồng bằng bắc Đức sang phía Đông. Bóng nổ và rơi xuống. Một người khác t́nh cờ nhặt được tấm b́a gắn vào quả bóng và nhận ra chủ nhân của nó là người bạn thơ ấu đă mất liên lạc từ lâu.
Khi cất cánh tại sân bay Charles de Gaulle (Pháp), một chiếc máy bay để rơi xuống đường băng một mẩu kim loại. Sau đó khi vào đường băng, một chiếc Concorde ngẫu nhiên lăn bánh qua mẩu kim loại này và một phản ứng dây chuyền với hậu quả khủng khiếp: một chiếc lốp của máy bay bị nổ, nó văng trúng cánh máy bay, làm vỡ b́nh chứa nhiên liệu. Động cơ bên trái đang chạy đă không hút không khí, mà lại hút đầy xăng, đẩy ra phía sau một luồng lửa dài 200 mét. Khi phát hiện ra luồng lửa, phi công báo động ngay. Nhưng đó cũng là một báo động sai, v́ tuy phụt ra luồng lửa, nhưng bản thân động cơ lại chưa bốc cháy. Báo động sai của phi công làm cơ trưởng ra lệnh tắt động cơ trái, và chính điều đó làm cho máy bay mất thăng bằng, lao xuống đất với 109 hành khách trên khoang. Tai nạn đó xảy ra hồi tháng 7/2000 tại ngoại ô Paris.
Phải chăng chỉ là sự ngẫu nhiên
Những chi tiết rất t́nh cờ, có thể nói là vớ vẩn như một quả bóng bay, một mẩu kim loại lại là điểm khởi phát cho một chuỗi các sự kiện kết thúc bằng cuộc hội ngộ giữa hai con người, hoặc tước đi mạng sống của hơn một trăm con người. Kết luận đó làm chúng ta rợn người, không t́m được lời giải đáp. Con người quen suy nghĩ và hành động có định hướng. Chúng ta buộc phải tự hỏi rằng, liệu có một sức mạnh nào đó đă đẩy quả bóng bay trúng đích tới như vậy không. Và không thể tưởng tượng nổi là không có một ai châm ng̣i cho chuỗi sự kiện dẫn đến tai nạn thảm khốc tại sân bay Charles de Gaulle cả.
Một số luận điểm khoa học về sự ngẫu nhiên
Sự ngẫu nhiên thường là "một sự việc xảy ra không lường trước được, nằm ngoài tầm tính toán và dự định của chúng ta". Thật không thể đơn giản hơn! Tuy nhiên, măi đến những năm gần đây khoa học mới có thể làm cụ thể hơn định nghĩa này.
Theo định nghĩa về ngẫu nhiên ở trên, trường hợp quả bóng bay trong đêm giao thừa có thực sự là một ngẫu nhiên không? Nếu quả bóng không được thả hoặc đêm đó gió đông thổi th́ hai người bạn đă không hội ngộ được. Và c̣n nhiều cái "nếu" khác nữa.
Trong toán học ngẫu nhiên là một sự việc, chu tŕnh mà người ta không thể tiếp tục đơn giản hoá nó được. Hai dăy số sau đây có thể làm rơ nhận định này: dăy thứ nhất 2-7- 12-17-22-27-32 và dăy thứ hai 0-10-17-23-24-25-27-41. Dăy thứ nhất dễ nhớ v́ là giờ xe điện ngầm chạy ở Berlin (công thức rút ngắn là 5 phút một chuyến), c̣n dăy thứ hai là số trúng thưởng sổ số quay ngày 17/7/2004 tại Berlin và v́ thế không thể dùng một công thức để rút ngắn được như dăy số thứ nhất. Nói tóm lại, để một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra th́ mọi chi tiết dẫn đến sự ngẫu nhiên đó đều phải "trúng" th́ nó mới xảy ra, chứ không thể rút ngắn hoặc tổng hợp được bằng một công thức nào đó. Để hai người bạn hội ngộ với nhau, từng chi tiết như đêm giao thừa, thả bóng, gió tây, áp thấp... đều phải xuất hiện th́ sự ngẫu nhiên mới xuất hiện.
Có thể những người không tin vào sự ngẫu nhiên cho rằng, cứ ngẫm nghĩ kỹ may ra t́m được một nguyên lư, một công thức để thể hiện quy luật của các số trúng thưởng. Nếu nh́n vào dăy vô hạn th́ không bao giờ loại trừ được một cách chắc chắn khả năng đó. Nhà toán học người Mỹ Gregory Chaitin cho thấy rằng, về nguyên tắc không thể xác định được là trong những dữ liệu có vẻ được tuỳ tiện đưa ra như vậy có hay không có mối quan hệ tiềm ẩn. Nhận thức của Chaitin là một trong những nhận thức sâu sắc nhất trong toán học logic hiện đại. Theo đó, chúng ta không bao giờ có thể biết được, liệu một chuỗi các sự kiện - cho dù là một dăy số hay quá tŕnh dẫn đến cuộc hội ngộ của hai người bạn nhờ quả bóng bay - có thực sự đă ngẫu nhiên xảy ra hay không. Người ta không thể chứng minh được sự ngẫu nhiên.
Khuynh hướng tư duy của con người khi một việc ngẫu nhiên xảy ra
Trong cuộc sống, con người thường có khuynh hướng t́m một cách lư giải không b́nh thường khi những cách lư giải thông thường không thuyết phục được. Khi đang mong một người bạn và chính trong giây phút ấy người đó lại gọi điện, ta giải thích là: có một sự giao kết giữa hai luồng suy nghĩ. Theo cách lư giải đó th́ không một cặp uyên ương nào tin là chỉ sự ngẫu nhiên đă làm họ gặp nhau trong đời. Trên thực tế một cô gái có thể thầm mong, trộm nhắc vô vàn lần trong đời "giá mà bây giờ anh ấy gọi điện nhỉ!" và rồi quên ngay, nếu không có ǵ xảy ra. Nhưng nếu ngẫu nhiên anh bạn trong mơ lại gọi điện đến đúng vào lúc ấy, sự ngẫu nhiên đó sẽ ăn sâu vào tâm khảm cô gái. Nếu cô vốn là người tin vào những quyền lực siêu tự nhiên, sự ngẫu nhiên đó sẽ càng củng cố thêm ḷng tin của cô gái và trong tương lai cô sẽ càng chú ư hơn đến sự đồng đẳng của cái gọi là thế giới trong và thế giới ngoài con người. Chúng ta hăy cùng xem hai ví dụ trong thể thao và thị trường chứng khoán do nhà tâm lư học Amos Tversky người Israel đưa ra sau đây:
Khi một cầu thủ bóng rổ nhà nghề ném trúng rổ 3 lần liên tiếp, lập tức có tới 90% cổ động viên trên sân nhà và 100% khán giả truyền h́nh cho rằng anh ta có đôi tay vàng. Đồng đội cũng nhận thấy ngay điều ấy và chuyền bóng cho anh ta nhiều hơn. Amos Tversky đă phân tích từng phút một trong trận đấu và chứng minh được rằng, việc ném trúng rổ 3 quả liền hầu như chỉ là một sự ngẫu nhiên, chưa thể nói lên điều ǵ về phong độ của cầu thủ này trong ngày hôm đó. Thậm chí khi được đồng đội chuyền bóng nhiều hơn, tỷ lệ ném trúng của cầu thủ này lại giảm đi, v́ khả năng tập trung của anh ta giảm sút.
"Bàn tay vàng" cũng là một cách lập luận rất đặc trưng trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư thường t́m "bàn tay vàng" để rót tiền của vào. Nhà quản lư vốn nào làm ăn có lăi trong 3 năm liền lập tức được coi là "bàn tay vàng". Tuy nhiên hiện tượng đó cũng chỉ như khi gieo xúc xắc 3 lần liền được 3 số giống nhau mà thôi. Dựa trên 3 năm làm ăn phát đạt của tay quản lư vốn đó không thể rút ra được một quy luật, một công thức biểu thị tài năng của người đó.
Trí tưởng tượng được chắp cánh làm cho người ta có khuynh hướng t́m kiếm những mối liên hệ ngay cả ở những sự kiện không thể có được. Chỉ cần có một bộ năo giàu trí tưởng tượng thôi là người ta có thể nh́n thấy ở khắp mọi nơi những "thông điệp" đầy bí ẩn. Một ví dụ rất đặc biệt là con số 11 xuất hiện nhiều lần xung quanh vụ khủng bố ngày 11/9/2001 vào Trung tâm thương mại thế giới WTC, New York, Mỹ. Cộng các chữ số của ngày và tháng lại, ta được số 11. Ngày xảy ra vụ khủng bố là ngày thứ 254 trong năm có tổng ba chữ số cũng bằng 11. Chiếc máy bay đầu tiên lao vào WTC mang số hiệu 11, có 92 hành khách trong khoang (tổng hai chữ số cũng là 11). Trong chiếc máy bay thứ hai có 65 người (tổng hai chữ số cũng lại bằng 11). Tên riêng của hai địa danh liên quan New York City và Afghanistan có cùng 11 chữ cái. C̣n nữa, hai toà tháp đôi đứng song song với nhau chẳng phải là h́nh dáng con số 11 hay sao.
Tất cả những chi tiết đó đều là sự thực, nhưng không chứng minh được điều ǵ. Chúng ta hăy thử t́m hiểu các chi tiết khác xem: chiếc máy bay lao vào toà tháp thứ hai mang số hiệu 175, chiếc Boeing lao xuống Lầu Năm Góc mang số hiệu 77, chiếc bị rơi ở Pennsylvania mang số hiệu 93. Số lượng hai hành khách trên hai chuyến bay đó cũng không có mối liên hệ nào với con số 11 cả.
T́m được điều có nghĩa trong cái vô nghĩa có thể làm người ta yên ḷng. Ai có khả năng đó sẽ cảm thấy cuộc sống của ḿnh ít bị phó mặc cho số phận hơn. Sau khi trải qua một sự kiện kinh hoàng, họ thường tự an ủi là hiểu được những ǵ đă xảy ra. Mà cảm giác có được sự yên ḷng hầu như không phụ thuộc vào việc người ta có thực sự lư giải được sự việc không hay chỉ tin là lư giải được thôi. Ngược lại cảm giác không hiểu được những ǵ xảy ra thậm chí có thể dẫn đến t́nh trạng trầm cảm. Hiệu ứng này được gọi là "tự chống chọi với t́nh trạng vô vọng" đă được chứng minh trong các thí nghiệm trên người và động vật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
trananh2004 Hội viên

Đă tham gia: 05 April 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 41
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 16 February 2005 lúc 3:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Quyền lực của sự ngẫu nhiên (phần cuối)
Quá tŕnh tiến hóa đă chỉ ra rằng, sự ngẫu nhiên vừa là hậu quả, vừa là động lực thúc đẩy mọi sự tiến bộ. Ở những nơi mọi việc xảy ra đều được dự báo trước th́ ở đó sẽ chỉ có t́nh trạng giậm chân tại chỗ mà thôi...
Hai loại chức năng khác nhau của bán cầu năo
Bộ năo của chúng ta có nhiều chiến lược để đối phó với sự ngẫu nhiên. Nhờ sự cảm nhận có chọn lọc nên chỉ những thông tin, dữ liệu phù hợp với sự mong đợi chủ quan mới lọt được vào tiềm thức con người. Việc đánh giá thấp sự ngẫu nhiên làm cho bộ năo cố t́nh nhận ra những quy luật trong sự việc không thể có quy luật. Sau đó trí tưởng tượng được chắp cánh sẽ thiết lập mối liên quan giữa những sự việc, chi tiết hoàn toàn không liên quan ǵ với nhau. Hầu như những cơ chế này luôn luôn tác động cùng nhau.
Yếu tố quyết định ở đây là bán cầu đại năo của chúng ta được chia làm hai nửa với hai loại chức năng khác nhau. Thông thường người ta cho rằng, bán cầu năo trái chịu trách nhiệm về khả năng ngôn ngữ và logic, bán cầu năo phải điều khiển sáng tạo. Tuy nhiên việc phân chia nhiệm vụ được thực hiện tinh tế hơn nhiều.
Có thể nói một cách thái quá là bán cầu năo trái ngây ngô hơn bán cầu năo phải. Giống như một nhân viên kế toán, bán cầu năo trái nhận biết các mối liên hệ quen thuộc và thu thập các quy tắc đơn giản. Như vậy khi gặp t́nh huống xảy ra không theo quy luật, năo trái khó có thể cảm nhận đó là những sự ngẫu nhiên. Gieo xúc xắc 5 lần liền được 6 điểm hoặc một cầu thủ bóng rổ ném trúng 5 lần liền là những sự việc không phù hợp với "cách nghĩ" của bán cầu năo này.
Những người bị tai biến mạch máu năo trái không chịu sự ảnh hưởng của "cách nghĩ" này. Trong những hoạt động mà ư thức t́m ṭi quy luật, công thức lại là một trở ngại, ví dụ như khi chơi xổ số, th́ họ tỏ ra thành công hơn. Trong khi đó, một người hoàn toàn khỏe mạnh luôn có ư thức t́m ṭi nguyên tắc, quy luật th́ phải sống với thực tế là anh ta khó quyết định được, khi nào việc t́m ṭi quy luật trở nên vô nghĩa hoặc thậm chí c̣n có hại nữa. Nhà triết học người Mỹ Galen Pletcher đă nói: "Một phần quan trọng trong kho tàng kinh nghiệm của con người là biết được cần phải t́m cách không lư giải cái ǵ".
So với anh bạn đồng hành bên trái th́ bán cầu năo phải "ranh ma hơn". Bán cầu năo phải cảm nhận được những mối quan hệ siêu thực. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó là suy nghĩ - liên tưởng, hay nói cách khác là khả năng tư duy tổng hợp. Ai bị trục trặc ở bán cầu năo phải thường mất khả năng hài hước và khả năng nhận thức được những sự việc, lời nói ngụ ư hoặc nước đôi. Như vậy bán cầu năo phải là một bậc thầy chuyên t́m cách liên tưởng để giải thích ư nghĩa của những giấc mơ. Ai đêm trước mơ có một chiếc xe đạp và ngay sáng hôm sau nhận được món quà đó th́ sẽ khẳng định ngay khả năng "tiên đoán" của ḿnh.
Tuy nhiên, người này cũng sẽ vẫn khẳng định khả năng tiên đoán đó, nếu chiếc xe đạp đang có bị trộm lẻn vào nhà lấy mất. Bán cầu năo phải thích liên tưởng sẽ biến sự việc ngẫu nhiên trùng lặp này thành một biểu hiện của số phận (theo kiểu: số của ḿnh là mất xe đạp). Chính v́ theo nguyên tắc đó nên hầu như tất cả những lời tiên đoán theo kiểu bói toán cho ngày mai, tuần sau, tháng sau hoặc năm tới đều ít nhiều trở thành hiện thực.
Trên thực tế các thí nghiệm thần kinh học cho thấy có một mối quan hệ giữa hoạt động của bán cầu năo phải thích liên tưởng với người vốn tin vào những sức mạnh siêu thực. Khả năng liên tưởng để tin một cách mù quáng như vậy chính là mặt trái của khả năng sáng tạo của con người.
Vai tṛ của hoóc môn dopamin đối với những người tin vào định mệnh.
Trong một thí nghiệm, nhà tâm lư thần kinh Thụy Sĩ, giáo sư Peter Brugger cho hiện lên màn h́nh những khuôn mặt và các h́nh thù ngẫu nhiên. Những người tham gia thí nghiệm ngồi trước màn h́nh thường nói là nhận ra các khuôn mặt trong khi đó lại là một h́nh ngẫu nhiên nào đó. Hầu như không một ai mắc sai lầm theo hướng ngược lại (nh́n mặt người thành một h́nh thù ngẫu nhiên). Những người bị nhầm lẫn nhiều được Brugger xếp loại là những người dễ tin vào số phận, tin vào những quyền lực siêu phàm. Trong đạo Thiên Chúa, họ cũng là những người rất mộ đạo. Điều đáng ngạc nhiên là Brugger có thể biến những người không tin vào quyền lực siêu phàm thành những “con chiên ngoan đạo” bằng cách thay đổi một chút quá tŕnh trao đổi chất trong năo những người tham gia thí nghiệm. Cụ thể là ông cho họ dùng L-Dropa, một loại thuốc điều trị bệnh Parkinson có tác dụng làm cho lượng dopamin trong năo tăng lên. Dopamin là một trong những hoóc môn quan trọng nhất trong hệ thần kinh, tác dụng làm tăng khả năng nhận biết những mối quan hệ mới và ghi nhớ những mối quan hệ đó của bộ năo.
Theo giáo sư Brugger, c̣n có thể nhận thấy một người có tin vào số mệnh hay không dựa vào kiểu dáng vận động của người đó. Khi được yêu cầu đi dọc theo một đường thẳng, những người tin vào quyền lực siêu phàm, vào định mệnh thường đi lệch sang phía trái. Khi bị gọi từ sau lưng, họ thường quay người lại quanh vai trái. Giáo sư Brugger giải thích là v́ hoóc môn dopamin có vai tṛ quyết định đối với khả năng đọc và điều khiển cơ bắp trong bán cầu năo phải (chịu trách nhiệm nửa bên trái cơ thể) của những người này hoạt động tích cực hơn.
Vai tṛ của sự ngẫu nhiên trong tiến tŕnh lịch sử
Sự ngẫu nhiên có vẻ như vẫn luôn can thiệp vào tiến tŕnh của lịch sử: người Đức sẽ bầu ai làm thủ tướng, nếu không xảy ra trận lụt khủng khiếp mùa hè năm 2002? Lịch sử sẽ đổi hướng như thế nào, nếu các giáo viên dạy lái máy bay ở Mỹ nghi ngờ động cơ học của các thành viên tổ chức Al Qaeda? Thế giới hôm nay sẽ ra sao, nếu một vài trăm ông già, bà lăo về hưu ở bang Florida (Mỹ) không hiểu sai và v́ thế đă điền nhầm vào lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000? Hơn bao giờ hết ngày nay con người phải chung sống với những sự kiện nằm ngoài tầm suy nghĩ, ngoài trí tưởng tượng, ngoài chủ định của ḿnh. Ngày càng có nhiều người cảm thấy ḿnh là quả bóng bị sự ngẫu nhiên điều khiển, chi phối.
Quá tŕnh tiến hóa đă chỉ ra rằng, sự ngẫu nhiên vừa là hậu quả, vừa là động lực thúc đẩy mọi sự tiến bộ. Ở những nơi mọi việc xảy ra đều được dự báo trước th́ ở đó sẽ chỉ có t́nh trạng giậm chân tại chỗ mà thôi. Những thành quả của nhân loại, kể cả sự phát triển của một xă hội đều tuân theo những định luật tương tự. Sự sáng tạo là dựa trên những thử nghiệm và kết hợp các yếu tố trước đó chưa từng quan hệ với nhau. Bất cứ lúc nào, khi con người đưa một cái ǵ mới vào thế giới hoặc đơn giản chỉ là thay đổi cuộc sống của ḿnh, đều có thể tận dụng tác dụng của sự ngẫu nhiên. Phải nói rằng, ngẫu nhiên quyết định phần lớn cuộc sống của con người, từ quá tŕnh phát triển nhân cách của một đứa trẻ đến bước đường nghề nghiệp, cho đến khi chọn được bạn đời.
Trong tiếng Anh, chance vừa có nghĩa là cơ hội, vừa có nghĩa là khả năng, thậm chí c̣n có nghĩa là may mắn. Các công tŕnh nghiên cứu trong những năm 2004 đă chứng minh rằng, những người có bản lĩnh có thể xử lư những sự kiện không lường trước được với những chiến lược thích hợp như thế nào. Chỉ những ai hiểu được sự ngẫu nhiên mới tận dụng được những cơ hội của thời đại chúng ta.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 16 February 2005 lúc 8:33am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Trananh thân mến!
Cảm ơn bạn đẽ chép bài này và đưa lên đây.
Theo tôi - suy cho cùng - không có ǵ là ngẫu nhiên cả; tất cả đều là sự vận động có qui luật rất chặt chẽ và hợp lư đến từng chi tiết. Bởi v́: nếu không có tính qui luật đó th́ không có khả năng tiên tri cho hành vi và cuộc sống của con người (vốn được nhận thức là sự tổng hợp của những cái ngẫu nhiên). Thí dụ: một quẻ về xin việc làm; quẻ cho biết là sẽ có việc làm. Để có được một chỗ làm; là sự tổng hợp của nhiều cái tưởng chừng như ngẫu nhiên. Nhưng sự nghiệm đúng cho một quẻ bói th́ đă chứng tỏ không hề có tính ngẫu nhiên trong chuỗi tưởng như ngẫu nhiên đó.
Vài lời tường sở ngộ.
Một lần nữa cảm ơn bạn Trananh.
Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng vạn sự như ư.
Thiên Sứ
-------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hươntg xưa
Sửa lại bởi ThienSu : 16 February 2005 lúc 8:34am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời. Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.
|
Bạn không thể gửi bài mới Bạn không thể trả lời cho các chủ đề Bạn không thể xóa bài viết Bạn không thể sửa chữa bài viết Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ
|
Powered by Web Wiz Forums version 7.7aCopyright ©2001-2003 Web Wiz Guide
Trang này đă được tạo ra trong 2.5240 giây.
|