Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 204 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Sự tích tŕ tụng"Kinh Pháp Hoa" được linh nghiệm Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
sakura_85v
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 33
Msg 1 of 1: Đă gửi: 12 October 2006 lúc 1:14am | Đă lưu IP Trích dẫn sakura_85v

SỰ TÍCH TR̀ TỤNG"KINH PHÁP HOA"ĐƯỢC LINH NGHIỆM
                     

I.- CUỐNG LƯỠI KHÔNG RĂ

1.- ĐỒNG TỬ

      Về thời nhà Tống, khi ông Thích Đạo sanh ở xứ Bán Đường tụng kinh Pháp-Hoa, có gă đồng tử theo ông xuất gia, cũng tụng kinh Pháp-Hoa, không bịnh hoạn chi, bỗng chết đi, mới đem chôn trong cạnh rừng. Ít lâu sau, một đêm kia xảy nghe có tiếng tụng kinh cạnh rừng ấy, người trong làng lấy làm lạ, đào lên xem coi, bèn gặp một cái lưỡi mọc hoa sen xanh. Nhơn đó người làng mới dựng tháp phụng thờ, đến sau sửa sang lại thành một ngôi chùa đồ sộ.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)


* * *

2.- ĐẦU LÂU TỤNG KINH

       Nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán có ông thầy ở chùa Ngộ Chơn trên núi Vương Thuận. Ban đêm đi qua đất Lam Khê, bỗng nghe tiếng người tụng kinh Pháp-Hoa văng vẳng ở đàng xa. Lúc ấy trăng sao tỏ rạng, thầy mới ngó trông bốn phía xa xa vài mươi dậm, vẫn im ĺm vắng vẻ, không thấy ai cả. Trong tâm thầy rất nao nao rung sợ.

       Về đến chùa rồi, thầy tường thuật lại với chúng tăng. Qua đêm sau, chúng tăng đồng đến Lam-Khê để nghe. Bèn nghe tiếng tụng kinh từ dưới đất phát lên, mới lấy cây cắm nêu làm dấu chỗ ấy.

       Rạng ngày, qua đào chỗ ấy gặp đặng một bộ xương sọ (đầu lâu) trong g̣ đất. Xương ấy đă khô, duy c̣n cái môi trên, môi dưới và cuống lưỡi hồng đỏ tươi thắm, bèn đem về chùa đựng trong hộp đá để dưới hiên phía Tây điện Thiên Phật.

       Từ đó về sau mỗi đêm thường có tiếng tụng kinh Pháp-Hoa ở trong hộp đá. Kẻ nam nữ ở Trường An đến xem rất đông có đến số ngh́n.

       Sau đó ông thầy ở nước Tân-La đến ngụ trong chùa vừa hơn một năm. Ngày kia, chúng tăng trong chùa có việc xuống núi hết, chỉ c̣n ông thầy nước Tân-La ở lại, ông bèn trộm lấy hộp đá mà đi. Chúng tăng theo t́m thời đă đem về miền Hải-Đông rồi.

(Trích trong bộ Tuyên Thất Chí)


* * *

3.- THÍCH ĐẠO TỤC

      Nhà Đường, ông Thích Đạo Tục, không biết do lai ở đâu, ở trên núi Lệ Tuyền chuyên ṛng tụng kinh Pháp-Hoa đến vài ngh́n biến.

       Trong niên hiệu Trinh Quán, nhơn bịnh sắp chết, dặn người bạn là ông Huệ Khoách Thiền Sư rằng: “Tôi ở đây, dù rằng tụng kinh, nhưng ư trông mong có sự hiệu nghiệm. Vậy sau khi tôi chết rồi, sẽ hẹn chừng mười năm sẽ đào mả lên xem coi, nếu cuống lưỡi tiêu ră, biết rằng tụng kinh không công hiệu, nếu cuống lưỡi c̣n nguyên, xin dựng một cái tháp để cho người đời sinh ḷng kính tin”. Nói rồi viên tịch.

       Đến mười một năm sau, Thiền sư y lời đào mả lên coi thấy thân thịt đều tiêu hết, chỉ c̣n cuống lưỡi không mục ră, mà lại tươi thắm như của người sống. Bấy giờ cả huyện ấy kẻ nam người nữ đều khen ngợi, mới đem cuống lưỡi đựng vào hộp đá, dựng tháp thờ ở trên g̣ Cam-Đốc.

(Rút trong bộ Pháp-Uyển Châu-Lâm)


   
II.- VĂNG SANH

1.- THÍCH HUỆ TẤN

       Niên hiệu Vĩnh Minh, xứ Dương Đô, chùa Cao Ṭa, ông Thích Huệ Tấn lúc niên thiếu rất mạnh mẻ, thích giao du, có chí hào hiệp, đến tuổi bốn mươi bỗng ngộ lư vô thường, bèn đi xuất gia học Đạo. Chỉ dùng tương rau, mặc bô vải, thệ nguyện tŕ tụng kinh Pháp-Hoa mà thôi.

       Do ông dụng tâm quá lao khổ nên phát bịnh. Ông mới phát nguyện ấn tống trăm bộ kinh để sám hối nghiệp chướng đời trước. Ông vừa quyên tiền được một ngh́n sáu trăm đồng th́ có bọn giặc cướp đến tra hỏi tài vật, ông bèn chỉ tiền và nói cho họ biết đó là tiền in kinh. Bọn cướp hổ thẹn bỏ đi.

       Về sau, ông in được trăm bộ kinh rồi bịnh cũ cũng lành mạnh. Ông tụng kinh đă nhiều, tâm niệm hoàn măn hồi hướng công đức tụng kinh cầu sanh về nước Cực Lạc.

       Một ngày nọ bỗng nghe trên hư không có tiếng bảo rằng: “Pháp nguyện đă đủ, tất đặng văng sanh”. Ông không bịnh hoạn chi mà chết, hưởng thọ được hơn tám mươi tuổi.

(Rút trong bộ Tường Di Kư)



* * *

2.- VƯƠNG YÊM

       Đời Đường, quan Huỳnh-môn thị-lang tên Vương Yêm, b́nh sanh căn tánh tối dốt chậm lụt, chỉ có một bộ kinh Pháp-Hoa mà ông học lâu ngày mới tụng thông được. Sau ông phải bịnh từ trần, về mách mộng cho người em làm quan Thái-Thú ở đất Tân An rằng: “Ta nhờ tụng kinh được sanh về Tây Phương, song v́ tôi dốt nên c̣n ở trong thai bào hoa sen. Nay về nói cho các người biết, từ nay phải chuyên siêng tŕ tụng kinh điển chớ nên biếng nhác trễ nải”. Nói rồi liền từ biệt.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ Nghiệm)



III.- KHỎI NẠN

1.- THÍCH HUỆ KHÁNH

      Đời Tống, ông Thích Huệ Khánh là người xứ Quảng Lăng, đi xuất gia ở chùa Lô Sơn, học thông kinh luật, giới hạnh tinh nghiêm thanh khiết. Ông thường tŕ tụng kinh Pháp-Hoa, kinh Thập Địa, kinh Tư Ích, kinh Duy Ma. Hằng đêm tụng kinh, thường nghe trên hư không có tiếng khảy móng tay khen ngợi.

       Một ngày nọ ông đi thuyền bỗng gặp trận giông to mưa lớn, sấm sét dữ dội, sóng dậy ba đào, chiếc thuyền lắc đảo gần ch́m úp, mà ông Khánh cứ tụng kinh măi không thôi. Xảy nghe thuyền ở giữa gịng sông dường như có người kéo dắt nưng đỡ, phút chốc liền đến bờ.

       Từ đó về sau ông Khánh lại càng gắng tinh cần hơn nữa.

(Rút trong bộ Pháp-Uyển Châu-Lâm)


* * *

2.- THÍCH PHÁP LÂM

      Đời Lương, thầy Thích Pháp Lâm họ Nghiêm, người huyện Chi Giang, xuất gia ở chùa Ngọc Tuyền, thường tụng kinh Pháp-Hoa, hằng ngày chỉ dùng một ngọ trai, ngồi luôn, không nằm. Thầy thích đi du phương, thường quải gậy dạo khắp các miền núi non như Lô-Sơn, Thai-Đảnh, Hoành-Lănh, La-Phù v.v... không chỗ xa nào mà thầy không rảo bước đến; chỉ nương đổ nơi hang cùng gộp thẩm, một bề chuyên tu thiền định.

       Thầy lại thường đến non Đại, phải đi ngang qua Châu Từ, có quan huyện xét hỏi để nghiệm coi chơn giả, thấy thầy chỉ đem theo có một bộ kinh Pháp-Hoa. Quan Huyện không tin, nổi giận bắt thầy giam lại. Bảy ngày thầy không ăn, tụng kinh không ngớt. Quan Huyện ngủ thấy ác mộng, bèn đảnh lễ xin thầy cầu sám hối.

       Sau rồi, thầy về ở ẩn nơi chốn u tịch, chuyên bề thiền tụng làm nghiệp. Đến khi chết, có mùi hương lạ ngào ngạt phưởng phất cả mười ngày mới tan.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)


* * *

3.- SẦM VĂN BỔN

       Đời nhà Đường có ông Sầm Văn Bổn tự Cảnh Nhơn, người ở đất Lạc Dương. Thuở nhỏ tin Phật, tụng phẩm Phổ-Môn trong kinh Pháp-Hoa. Có một lúc ông đi ghe tới sông Ngô, giữa sông ghe úp, mọi người đều bị chết ch́m, ông Văn Bổn cũng đắm trong nước, bỗng nghe có tiếng nói rằng: “Người tụng kinh Pháp-Hoa được khỏi chết”. Nói như thế ba lần, ông liền nổi lên mặt nước, giây phút tấp vào bờ.



IV.- LÀNH BỊNH

1.- NGƯỜI BỊNH HỦI

Đời Đường ở Bồ-Châu ông Thích Pháp Triệt tuổi trẻ mà tánh siêng năng chịu khó tụng kinh Pháp-Hoa, thường đem kinh này dẫn dắt giáo hóa mọi người. Trong ấp có ngài Cô-Sơn, ông Pháp Triệt đến y chỉ với ngài mà tu hành, sáng lập cảnh Lang-Nhă. Ông từng đi các nơi đương gặp một người bịnh hủi, dẫn về trong núi, đục một cái hang cho ở và nuôi dưỡng. Bảo tụng kinh Pháp-Hoa, nhưng người bịnh hủi ấy không biết chữ, lại thêm đần độn. Ông Pháp Triệt dạy học từng câu, không nệ mệt mỏi. Học đến quyển thứ sáu, bịnh hủi lần lành, học rồi th́ bộ lông mày và tóc mọc lại, và da cũng lành như xưa.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)


* * *

2.- BÀ PHÍ THỊ

       Đời nhà Tống, bà họ Phí, vợ của ông La-Dự, người ở đất Thục-Ninh, cha tên Duyệt làm quan Thứ Sử châu Ninh. Bà Phí thuở nhỏ kính tin Tam Bảo. Bà tụng kinh Pháp-Hoa được vài năm siêng năng không biết mỏi mệt.

       Sau bỗng mắc bịnh đau tim. Bà đóng cửa buồn rầu lo sợ dặn ḍ người nhà sắm sửa đồ tẩn liệm để đợi thời. Bà Phí tâm nghĩ rằng: “Ḿnh tụng kinh siêng năng chắc là có phước lành họa may khỏi chết”. Nghĩ thế rồi an tâm nằm ngủ chốc lát thức dậy nhưng c̣n mơ màng thấy Phật bên song cửa đưa tay rờ chỗ trái tim ḿnh, bịnh liền lành ngay lúc ấy, cả nhà trai gái tôi tớ đều thấy hào quang sắc vàng chói sáng khắp nhà, lại cũng có mùi hương sực nức. Em gái ông Dự đến thăm bịnh đương ở trước giường cũng thấy rơ hết.

       Từ bấy giờ, bà Phí càng sanh tín tâm, tự răn gắng trọn đời, thường đem điều đó để sách tấn dạy dỗ con cháu.

(Rút trong bộ Dị Kư)



V.- TRỪ TÀ MA

1.- THÍCH TĂNG LĂNG



      Ngài Thích Tăng Lăng họ Hứa, người huyện Nam-Dương, có nuôi một con khỉ và một con chó.

       Cuối nhà Trần, bắt đầu nhà Tùy, thầy đi du ngoạn các miền giang lănh, nay sông này, mai núi kia, chỉ mặc y phục sơ sài, song oai nghi rất nghiêm chỉnh, theo phép khất thực nuôi ḿnh.

       Thầy thường đọc tụng các kinh, nhưng chỉ thích riêng về kinh Pháp-Hoa hơn. B́nh thường tiếng giọng ồ ề không rơ, thầy chí nguyện tụng kinh cho tiếng được thanh tao, nên một phen ngồi tụng suốt đến bảy biến mới thôi. Như vậy, chẳng bao lâu tiếng nói như sấm vang, biết rằng đă có phước lực rồi. Thầy tụng kinh lấy số bảy làm chừng, tụng đến bảy mươi, bảy trăm, bảy ngh́n, đến bảy muôn biến thời tiếng giọng rất thanh thao trong suốt, tự nhiên thốt ra rơ ràng trong trẻo như tiếng đờn tranh ống sáo. V́ thế, nên khi thầy tụng kinh, môi mép không động, chỉ chuyển hơi trong cổ mà tiếng giọng phát phù trầm lănh lót, người đến xem nghe sửng sốt quên thôi. Từ đó thầy được nổi danh.

        Đươ ng thời, có một vị ni cô bị quỷ ám nhập, quỷ làm cho cô thông suốt kinh văn thấu rơ nghĩa mầu, chuyên sự giảng kinh giáo hóa; thính giả đến nghe rất đông, nhưng không ai lường được sức thần tài kia, thảy đều khen ngợi là bực thông ngộ. Thầy Tăng Lăng nghe việc ấy, nói rằng: “Đó là tà quỷ ám nhập gia hộ chớ có ǵ là chánh lư, ta phải qua xét nghiệm”.

       Rạng ngày sáng sớm, con khỉ và con chó đi trước thẳng đến chùa ni cô. Thầy đi theo sau, vừa đến, vào lạy Phật, nhiễu tháp rồi, mới tới trước giảng đường, lúc ấy ni cô c̣n đương giảng thuyết trên pháp ṭa. Thầy bèn nạt lớn quở rằng: “Tiểu tỳ! ta đă đến đây, sao chẳng chịu xuống pháp ṭa, c̣n đợi ǵ nữa?” Ni cô nhơn nghe tiếng quở liền ngă té xuống đất, chạy đến trước giảng đường, qú gối trước mặt thầy từ giờ Mẹo cho đến giờ Thân, không dám nhúc nhích, mồ hôi chảy dầm ḿnh ngậm thinh không nói được lời chi.

       Thầy gạn hỏi chỗ kiến giải, cô vẫn im nhiên như ngây như điếc. Qua trăm ngày sau, tâm tánh cô mới hoàn phục lại như cũ.

(Rút trong bộ Cao Tăng Truyện)


* * *





2.- THÍCH ĐẠO LÂM


Đời nhà Lương, Thích Đạo Lâm người huyện Sơn Âm, có giới hạnh nghiêm khiết, giỏi về kinh Pháp-Hoa và kinh Niết-Bàn. Ông Trương Tự ở nước Ngô rất mực kính thờ thầy.

       Niên hiệu Thiên Giám, chùa Tuyền Lâm ở huyện Phú Dương có quỷ quái nổi lộng quấy nhiễu người. Khi thầy đến, quỷ đều tiêu hết.

       Ông Huệ Thiều là đệ tử của thầy bị nhà sập đè, đầu quẹo cúp vào ngực. Thầy bèn tụng kinh Pháp-Hoa cầu nguyện cho. Ông Thiều nằm chiêm bao thấy có hai vị đạo nhơn người Tây Vứt kéo cái đầu ông thẳng ra, sáng ngày mạnh như thường. Ai nấy cũng đều khâm phục sự linh cảm thần dị của thầy.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)





VI.- SIÊU ĐỘ



1.- CON NGỰA CỦA THẦY TÂY LÂM



   Triều Minh, niên hiệu Gia Tịnh, thầy trụ tŕ chùa Bảo Ấn tên là Vĩnh Ninh biệt hiệu Tây Lâm có nuôi một con ngựa. Mỗi khi thầy đi phó trai nơi dinh quan Lễ Bộ đều cỡi con ngựa ấy. Từ chùa, bắt đầu lên lưng ngựa, thầy thường tụng kinh Pháp-Hoa cho đến khi tới dinh xuống ngựa thời vừa rồi một quyển, lần nào đi cũng thường tụng như thế.

       Ít lâu sau có một người đàn bà chửa ở ngang cửa chùa ban đêm nằm mộng thấy con ngựa ấy vào nhà bèn sanh được một đứa con trai. Sáng ngày, tới chùa hỏi thăm, thời té ra con ngựa chết cũng đúng giờ đó.

       Đến sau, nhà ấy cho con theo làm đệ tử thầy Tây Lâm. Tính nó rất đần độn, thầy dạy nó học, một chữ cũng không thông, duy truyền miệng cho nó một quyển kinh Pháp-Hoa nó bèn thuộc ḷng. Do đó thầy tin rằng: Ngựa nghe kinh được thoát thân thú vậy.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)



* * *



2.- THÔI QUỶ


       Đời Đường, ông Vương Hoằng Chi trong niên hiệu Trung Quán, làm quan Lịnh ở huyện Ḥa Xuyên, châu Thấm, có con gái gả cho ông Thôi-Quỷ ở đất Bác Lăng.

       Ông Quỷ đi qua huyện Ḥa-Xuyên (bên vợ) xảy lâm bịnh chết. Trải qua vài mươi ngày, trong nhà ông Vương bỗng nửa đêm nghe tiếng nói của ông Thôi-Quỷ. Ban đầu cả nhà đều sợ hăi, sau lần quen coi là sự thường. Ông Quỷ nói rằng: “Tôi là bổn phận con rể, dầu rằng không phải cách lập bàn linh ở bên nhà vợ, song v́ khổ không có chỗ nương tựa, xin v́ tôi mà lập vậy”. Vợ ông bèn theo lời lập bàn linh, mai chiều đều cúng kiến, ông về không cho cúng thịt, duy phải cúng đồ chay thôi. Ông thường khuyên niệm Phật, lại nói việc trong ngục rằng: “Người ta một đời thường khó khỏi tội, sát sanh và bất hiếu là nặng hơn hết, ngoài ra các tội khác thời nhẹ hơn”. Lại nói rằng: “Tôi tuy không tội chi, song phải cần nhờ phước lực giúp trợ, vậy xin v́ tôi thiết trai cúng dường Tam Bảo và tả kinh Pháp-Hoa, kinh Kim-Cang, kinh Quán-Âm, mỗi thứ 2, 3 bộ, thời từ đây về sau tôi không c̣n trở lại nữa”.

       Nhà họ Vương đều y lời yêu cầu, mướn tả kinh, thiết trai cúng dường. Bỗng một hôm, ông Quỷ lại đến có vẻ thẹn thuồng tạ ơn và nói rằng: “Từ nay xin từ biệt”. Cả nhà đều buồn khóc mà đưa đi. Ông Quỷ lúc chết có để lại một đứa con năm, sáu tuổi. Ông Quỷ lại dặn rằng: “Đứa con tôi đó, sau tất có danh trong trường quan, xin khéo nuôi nấng giùm”. Từ đó bặt luôn không c̣n trở lại nữa.

(Rút trong bộ Pháp-Uyển Châu-Lâm)


* * *

3.- BÀ LƯ THỊ

Đời Đường, châu Kỳ, huyện Phong Khưu có bà lăo mẫu họ Lư, tuổi đă bảy mươi, không con cái chi, một thân già cô quạnh, chỉ có một tớ trai và một tớ gái. Bà làm nghề bán rượu ở thành phố rất lanh xảo, rượu thời pha thêm vôi nước và đong thiếu lường hụt.

       Đến niên hiệu Trinh Quán, bà nhơn bịnh chết trải qua hai ngày, đồ an táng đă sắm đủ, nhưng chưa tẩn liệm v́ trên ngực bà c̣n hơi ấm. Bỗng bà sống lại nói rằng: “Ban đầu có hai người toàn mặc áo đỏ, đứng ngoài cửa kêu tôi ra, nói rằng: có lịnh trên đ̣i. Tôi lật đật đi theo, đến một thành kia giống như cái thành ngoài của châu này. Sứ giả dẫn tôi đến dinh bên cạnh, thấy một ông quan đội măo mặc áo tay rộng ngồi ghế dựa, hai bên tả hữu hầu hạ rất đông, dưới thềm lại có người mang gông xiềng, lính canh giữ như chốn quan trên này. Ông quan ấy hỏi tôi rằng: “Tại sao bán rượu làm những việc gian lận để tham lấy của người cho nhiều, c̣n việc tính in kinh Pháp-Hoa đă mười năm rồi sao không làm?” Tôi thưa rằng: “Rượu thời tôi bảo tớ gái làm, đong cũng đứa tớ tôi đong. C̣n kinh kia tôi đă đưa tiền một ngàn đồng cho ngài Ẩn-Sư rồi”. Quan liền sai sứ đến bắt đứa tớ, giây lát đứa tớ đến, liền đánh bốn chục trượng rồi thả về. Lại sai người đến hỏi ngài Ẩn-Sư, trả lời là có thật. Quan bèn bảo tôi rằng: “Nay thả cho ngươi về bảy ngày, tạo kinh xong, sẽ đến đây sanh về cơi lành”. Nhơn đó đặng sống lại.”

       Xét khi bà lăo mẫu mới chết, đứa tớ gái bỗng mắc bịnh ác nghịch chết ngang, giây lâu tỉnh lại nơi lưng sưng bầm, đó là lằn vết bị đ̣n bốn chục trượng vậy. C̣n ngài Ẩn-Sư là vị khách tăng, tuổi đă sáu mươi bảy, từ khi xuất gia tu hạnh đầu đà đi khất thực, thường ngày dùng một bữa chay chưa từng gián đoạn, các vị đại đức xa gần đều kỉnh mộ. Đêm bà lăo mẫu bịnh chết, ngài Ẩn-Sư nằm mộng thấy có người mặc áo đỏ đến hỏi. Trong mộng đáp rằng: “Việc tả kinh có thiệt”.

       Lúc ấy, bà lăo mẫu mời cả bà con cḥm xóm và ngài Ẩn-Sư đến làm Phật sự, lại mướn nhiều người tả kinh, nhờ đông tay nên đúng trong bảy ngày kinh tả đă xong. Bà lại thấy hai người sứ trước kia đến nữa. Bà nói rằng: “Sứ nhơn đă đến rồi, xin bà con ở lại mạnh giỏi”. Vừa dứt tiếng liền chết.

       Ngài Ẩn-Sư hiện c̣n, kẻ đạo người tục đều khâm kính.

(Rút trong bộ Minh Tường Kư)


* * *



4.- TIÊU THỊ


Đời Đường, quan Thiếu-Thường-Bá Thôi-Nghĩa-Khởi, cha vợ là ông Tiêu Văn Khanh b́nh sanh chuyên tŕ kinh Pháp-Hoa được vài ngh́n biến, bỏ hẳn rượu thịt, chỉ dùng trai tố. Vợ của ông Khởi là họ Tiêu đến niên hiệu Long-Sóc năm thứ ba, tháng năm phải bịnh chết. Trong nhà luôn ba tuần thất làm Phật sự, tu trai cúng dường, bỗng cô tớ gái tên Tố Ngọc nói tiếng của phu nhơn rằng: “Ta hồi c̣n sống không tin Tam Bảo, nay thọ khổ không thế nói được, do nhờ các ông v́ ta tụng kinh, tu trai thiết cúng mới đặng thả về. Đến ngày thứ hai mươi sẽ trở lại đem Tố Ngọc đi xem ta thọ tội”. Đúng kỳ hẹn, Tố Ngọc thiệt quả chết. Ba ngày sau sống lại nói rằng: “Thấy cung phủ trong thành lớn kia, phu nhơn vào cái nhà riêng, giây lát có vạc lửa, giường sắt tự nhiên đem đến hành tội, chịu đủ sự khổ sở thảm độc.

       Chợt thấy ông Khanh ngồi trên đài hoa sen nói với tôi (Tố Ngọc) rằng: “Con ta hồi c̣n sống tánh hay sân hận tật đố, không tin nhơn quả, nay phải chịu nỗi khổ đó, ta cũng không thể cứu được. Ngươi về nói lại với người nhà bảo phải gắng tu công đức, họa may mới thoát khỏi”. Lại thấy ông Phạm-Tăng từ trên hư không bay xuống, dạy tôi tụng kinh Pháp-Hoa, bảo rằng: “Ngươi phải ghi nhớ kinh này v́ người trong cơi Diêm-Phù-Đề mà truyền tụng, sẽ có người tin”.

       Niên hiệu Lân-Đức năm đầu, tháng giêng, nhà quan Tiết Tướng Quân thiết lập trai đàn, rước nàng Tố Ngọc đến thử tụng minh kinh, có ông Phạm Tăng nghe, rồi chấp tay khen rằng: “Thật đúng như bổn bên Tây quốc, không khác chút nào”. Ai nấy đều kính phục.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Tŕ-Nghiệm)




Sửa lại bởi sakura_85v : 12 October 2006 lúc 1:48am
Quay trở về đầu Xem sakura_85v's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sakura_85v
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.9326 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO