Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 211 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: PHẬT LÀ BỤI, PHÁP LÀ BỤI Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 1 of 10: Đă gửi: 15 May 2006 lúc 12:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

 

Công án Thiền vượt ra ngoài lư luận bằng văn tự nên dùng văn tự giải nghĩa chỉ ở mức độ nhất định. Thời Đức Phật c̣n tại thế, Người đă đưa ra khá nhiều công án Thiền. Để tránh tranh luận vô bổ không cần thiết mời các bạn ghé thăm các công án Thiền thời Đức Phật tại Công án của Phật Thích Ca

 

OnlyOne_0 sẽ post tặng các bạn đọc các công án của nhà Thiền để bạn đọc tham khảo. Nhờ các công án này, các vị tổ sư Thiền đă mau chóng giác ngộ và đưa để tử của ḿnh đạt đến giác ngộ rất đột ngột, mau lẹ đến không ngờ.

 

Công án 1:

Phật là bụi, Pháp là bụi

 

Có người hỏi thiền sư Hương Nham Nghĩa Đoan: Phật là ǵ ? Pháp là ǵ ? Thiền sư đáp: Phật là bụi, pháp là bụi.

 

 

Giải nghĩa công án:

 

Thật ra, những dụng ngữ như thế rất nhiều. Thiền sư Lâm Tế cũng thường nói: '' Phật là ma, niệm Phật, học pháp được coi là nguyên nhân xuống địa ngục ''.

 

Đây là trái với sự hiểu biết thông thường của chúng ta. Người mới học cần phải quy y Tam-bảo, phải tin Phật, học pháp, kính tăng, và mục tiêu cuối cùng là thành Phật.

 

Nhưng trong kinh Kim Cang có nói một ví dụ: '' Như chiếc thuyền đưa người qua sông, pháp c̣n phải bỏ huống là phi pháp''. Chiếc thuyền là chỉ cho Phật pháp. Giống như dùng chiếc thuyền qua sông, đến bờ rồi th́ phải rời chiếc thuyền mới lên bờ được. Học Phật cũng phải bỏ thuyền mà lên bờ, bỏ hết tất cả công cụ nương tựa để siêu thoát sanh tử - bỏ hết những lư luận, quan niệm và phương pháp - mới được giải thoát. Có người cho rằng tất cả đều có thể buông bỏ, c̣n chân lư th́ không thể buông bỏ. Nhưng nói theo Thiền, không luận là chấp trước chân lư hay phi chân lư, mê chân lư hay bị chân lư làm mê, đều không được giải thoát.

 

Bụi nghĩa là đất, là vật hay làm ô nhiễm tâm thanh tịnh. Tất cả hiện tượng và hoàn cảnh bên ngoài, không luận là hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tâm lư, hễ là dũng ngũ quan đầu năo để tiếp xúc, thể nghiệm, suy nghĩ đều làm cho tâm chúng ta dính bụi. Cho nên người tu thiền nói: '' Phật đến cũng giết, ma đến cũng giết''. Trong tâm có ma, phải dùng kiếm trí tuệ chặt đứt thành hai đoạn; trong tâm c̣n có quan niệm về Phật cho đến bất cứ dính mắc nào cũng phải dẹp trừ mới được thanh tịnh, mới là trí tuệ. Kinh Kim Cang viết: “Nếu thấy các tướng không phải là tướng mới là thấy Thực tướng”

 

Pháp là phương pháp hoặc là đường lối. Nếu chúng ta bị phương pháp đạo lư trong kinh Phật chiếm hữu, đó là tại dùng pháp mà chết trong pháp, không được tự tại nơi pháp.

 

Lấy chuyện thế gian mà nói, như học vấn và kỹ thuật là bàn đạp hoặc là môi giới, không nên đem những thứ trở thành bất biến mà làm chân lư vĩnh hằng; bằng không cũng rất là phiền toái khiến người không tu tiến được. Không nên khư khư giữ chặt sự hiểu biết của ḿnh mà không thay đổi v́ nó chỉ là bụi bặm mà thôi.

 

Pháp sư Thánh Nghiêm (Đại Tâm dịch) 

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 2 of 10: Đă gửi: 15 May 2006 lúc 10:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

 

Thiền Của Phật

(Buddha’s Zen - Giai Không dịch)

 

 

Phật nói:Ta xem vương hầu khanh tướng như cỏ rác, xem những kho tàng vàng bạc châu báu như gạch sỏi và xem những chiếc áo lụa đẹp như giẻ rách tả tơi.Ta thấy vô số thế giới trong vũ trụ này nhỏ li ti như những hạt trái cây, và xem hồ lớn nhất ở Ấn Độ như một giọt dầu nơi bàn chân ta.Ta biết những giáo lư của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy.Ta thấy rơ tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như là một mănh nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những bậc thông tuệ, như những bông hoa hiện ra trước mắt một người. 

Ta xem thiền định như một cây cột trụ trên núi và Niết Bàn như hoa đốm giữa hư không.Ta xem việc thị phi như con rồng lộn khúc, và việc hưng bại của đức tin như dấu vết c̣n lại của bốn mùa”. 

 

Câu Hỏi Gợi Ư 

1)Thiền mà Phật nhắm tới là ǵ?

2)Cái hồ lớn nhất ở Ấn Độ và cây cột trụ trên núi; hai h́nh ảnh này có ảnh hưởng tới thiền ra sao?

3)Bạn nghĩ sao việc xét đoán việc đúng điều sai ở đời?

4)Tại sao có khi ta nhận giặc làm con mà không hay biết?Điều lầm này thông thường hay cá biệt?

5)Thử nêu chỗ uyên áo thiền do Đức Phật chủ trương?

 

* Duy Học, Sydney 

1)Thiền mà Phật nhắm tới là ǵ? 

Theo trong “Buddha’s Zen”, Phật nhận xét các việc thế gian như danh lợi, tư tưởng cao siêu, hoặc các h́nh vật như núi, cái hồ lớn ở Ấn Độ v.v… đều là giả tướng, không thật, do nhân duyên mà tạm có, nên Ngài coi thường và tự tại.Tư tưởng này là do Tuệ Giác của Ngài khi Ngài đă thiền đến mức rơ chân tướng của mọi pháp đều “Vô Ngă” hay “không tánh”.Tóm lại thiền mà Phật nhắm tới là thấy rơ “tất cả các pháp đều vô ngă”. Do vậy mà Ngài không dính mắc bất cứ cái ǵ ở trên thế gian này! 

2)Cái hồ lớn nhất ở Ấn Độ và cây cột trụ trên núi; hai h́nh ảnh này có ảnh hưởng tới thiền ra sao? 

B́nh thường chúng ta chỉ nh́n thấy những vật nhỏ và sự kiện quanh ta và khi thấy những vật to lớn th́ ngạc nhiên, sợ sệt.Nhưng khi đă thiền đă quán niệm về “Vô Ngă” th́ tất cả h́nh tướng dù có lớn như trái núi, to như hồ lớn nhất ở Ấn Độ chăng nữa cũng chỉ do duyên hợp mà tạm có, và có thể tan biến bất cứ lúc nào (tỷ dụ các vụ động đất đă san bằng tất cả, các vụ hỏa hoạn, chiến tranh đă phá hoại tất cả!) 

3)Bạn nghĩ sao việc xét đoán việc đúng điều sai ở đời? 

Đúng hay sai là hai cái tương đối phát xuất từ xét đoán của người b́nh thường.Nhưng khi đă hành thiền, tu học giáo lư Phật Đà, tất cả những tương đối đúng sai, phải trái, giàu nghèo, giỏi dốt của thế gian không c̣n quan trọng nữa, bởi v́ cái xét đoán hay tri kiến của ḿnh rất thiên lệch, chủ quan, không cố định, cái đúng hôm nay lại là cái sai của ngày mai.Nên khi hành thiền rồi th́ liền bỏ lối xét đoán theo nhị nguyên, không c̣n biên kiến, cố chấp nữa. 

4)Tại sao có khi ta nhận giặc làm con mà không hay biết?Điều lầm này thông thường hay cá biệt? 

Người chưa tu, chưa hành thiền, chưa rơ 6 căn, 6 trần, 6 thức ra sao.6 căn có từ thân ngũ uẩn, đều là tướng duyên hợp, không thật có.Nhưng v́ vô minh lâu ngày, ta cứ nhận 6 căn là thật có và quư mến chúng như con vậy.Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần sinh ra 6 thức, nên sinh ra phân biệt yêu ghét, luyến ái, hận thù…, tham sân si đủ thứ, rồi gây nghiệp quả báo luân hồi, mà đi tái sinh trong 6 cơi.Bây giờ tu rồi ta mới rơ 6 căn là 6 tên giặc phá hoại, dắt ta vô con đường khổ, sinh tử luân hồi.Nay giác tĩnh ra, giác ngộ phần nào, rơ tướng thể dụng của 6 căn, ta cần đề pḥng 6 căn, bỏ tham ái, dục nhiễm, bỏ si mê chấp ngă, để sống cuộc sống b́nh thản, ung dung tự tại và an lạc. 

6)Thử nêu chỗ uyên áo thiền do Đức Phật chủ trương. 

B́nh thường, chúng ta hay học hỏi bằng cách hướng ra ngoài và rút kinh nghiệm, mà ít khi có dịp hướng vô trong mà quán xét thân tâm xem sao.Thiền của Phật dạy ta trước hết phải quay vô trong thân tứ đại mà quán, quán Thân-Thọ-Tâm-Pháp theo đúng “Tứ Niệm Xứ” mà Phật đă dạy trong các kinh c̣n lưu truyền lại. Phải siêng năng quán niệm mới rơ được tất cả mọi vật, mọi sự kiện trên thế gian này đều do duyên hợp mà tạm có, chúng luôn biến đổi vô thường, không có tự thể, không cố định và vô ngă.Hiểu vậy nên chúng ta mới dứt khoát bỏ tham đắm, bỏ tham dính mọi thứ đô la, vàng bạc, châu báu, quyền cao chức trọng, danh tiếng hăo huyền v.v… mà sống b́nh thản, tự tại, an lạc và phát tâm Từ Bi để tự độ và độ tha vậy. 

*Quốc Vinh, Victoria 

1)Thiền mà Phật nhắm tới là mọi vật đều là Như Thị, tức là nh́n nó bởi chính nó đúng như vậy.Nh́n mọi sự mọi vật dưới con mắt thiền quán đúng tinh thần Như Thị, ta nhận chân mọi giá trị cuộc đời đều không, vô tự tánh, vô chủ tể, nhờ vậy con người nh́n xuyên thấu hằng hà sa quốc độ, vô số chúng sinh, sum la vạn tượng, sơn hà đại địa… qua không thời suốt quá khứ, hiện tại tới vô cùng vị lai cũng đều như vậy.Để không hệ lụy vướng mắc bất cứ vật ǵ, cho dù nhỏ li ti như hạt bụi, huống nữa tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon mặc sang, thỏa măn mọi nhu cầu tâm sinh lư như thường t́nh con người ưa đắm nhiễm.

2)Ở đời không có ǵ lớn hơn Bản Ngă cả.Những cái được gọi là lớn đều có chiều kích giới hạn và đo đạc được, trong khi ngă chấp con người không thể dùng vật thể đo lường được. Muốn phá bờ ngăn cách của Ngă chấp và Pháp chấp phải nhờ giá trị thiền định giúp hành giả vượt ngoài h́nh danh sắc tướng để nh́n mọi sự mọi vật dưới con mắt b́nh thường tĩnh thức an lạc.

3)Sống phải xét đoán là chân lư muôn đời người trần thế không sao tránh khỏi.Việc xét đoán phần nhiều dựa vào tính chủ quan hơn khách quan, v́ tính chủ quan việc xét đoán trở nên thiên lệch một chiều vô cùng tai hại.Mọi giá trị việc xét đoán qua tri thức người thường bị giới hạn dưới tầm nh́n phù phiếm có tính cách tạm bợ nhất thời, không có ǵ chắc chắn đảm bảo để có thể bảo chứng được cả.

4)Con người chưa ai dám tự hào làm chủ được ḿnh, trừ những bậc có tu chứng hẳn hoi.Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư và sáu thức: cái biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư thường đánh lừa ta hay phần nhiều người bị mắc lừa bởi chúng nó.Như vậy, ta rất dễ bị chúng dẫn dắt đi vào lối quỷ đường ma của dục vọng thấp hèn.Si mê là tướng giặc dữ dằn nhất lôi ta đi trong sáu nẽo luân hồi muôn kiếp ngh́n đời không biết bao giờ ra khỏi.Thế nhưng có khi nào ta dám mạnh dạn xô đuổi nó ra khỏi tâm thức để được rảnh rang thong thả chưa?Hay ta v́ tánh ươn hèn cố t́nh dung dưỡng bao che nó ở trong nhà ḿnh như con ruột?Đây không phải cái lầm cá biệt của chỉ một vài người mà hầu như nó trở thành phổ cập chung của tất cả mọi người chúng ta ở bất cứ đâu và bất cứ thờinào.

5)Phật và chúng sanh bản tánh đồng nhất là đều Giác như nhau mà Phật là Toàn Giác, c̣n chúng sanh chỉ mới đạt một phần Giác.Cái Giác của chúng sanh phải hội đủ điều kiện và hoàn cảnh mới thành.Khi điều kiện và hoàn cảnh không thuận hợp tánh Giác của ta tiêu tan biến mất.Phật chủ trương hướng thiện con người luôn luôn tỉnh thức trong bất cứ trường hợp hoàn cảnh nào để giữ vững cho ḿnh khỏi vong thân.Con người vong thân là con người tự đánh mất tánh giác khó mong t́m lại được. 

- Thiền định giúp khêu tỏ tánh giác này thường tại nơi mỗi người để xây dựng nhân cách vẹn toàn ngay trong hiện tại và ở tương lai.

- Phật tuyên bố: “Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.Mà muốn thành được Phật như Phật, ta không thể không tĩnh thức qua mọi hành vi tạo tác trong đời sống hàng ngày bằng phương pháp thiền quán. 

Nhận Xét Góp Ư 

1)Thế gian phần nhiều người say đắm trong tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống cao sang, thỏa măn thể xác (ngũ nghĩ)nên phải khổ công t́m cầu mà đôi lúc phải trả một giá rất đắt.V́ mê, mọi người ai cũng tưởng t́m cầu thỏa măn chúng là đạt được mục đích.Thực tế có nhiều điều trái nghịch làm thiên hạ phải khốn đốn, nếu không muốn nói là bất lực, vong thể trước đời sống phù hoa giả tạo.Đức Phật xem nhẹ những thứ mà người đời coi trọng như vương hầu khanh tướng, vàng bạc, châu báu, sắc đẹp tuyệt thế, thành công vượt bực, trí tuệ phi thường, hưng thịnh suy vong… cũng chỉ là những việc tầm thường không đáng bận tâm suy nghĩ.Thiền, Đức Phật nhắm tới là sống an nhiên tự tại giữa ḷng cuộc đời phù phiếm như hoa sen vươn lên từ bùn nhơ mà vẫn giữ vẽ thanh khiết tự nhiên.

2)Cái hồ lớn tại một xứ rộng, trái núi cao án ngữ giữa một vùng bao la dưới con mắt người thường th́ có cao có lớn thật, nhưng cái gọilà vĩ đại vững chăi đó không c̣n lớn cao, hùng vĩ nữa đối với người biết quán chiếu vào chiều sâu của vạn sự vạn vật để t́m ra cái thật tướng.

3)Việc xét đoán của ta cần thiết, nhưng có nhiều lúc vô cùng tai hại mà có thể đưa tới những hậu quả khó lường.Trong khi tâm ta chưa định tĩnh mà vẫn cứ xét đoán việc đúng điều sai th́ tránh sao khỏi những phương hại lớn lao gây xáo trộn đời sống.Hại cho cá nhân th́ ít mà hại cho đại chúng tập thể th́ nhiều, nhất là về lănh vực tri thức, hay tâm linh, một người chưa có nhiều kinh nghiệm đời sống nội tâm th́, việc có tính cách hời hợt phiến diện không đáng căn cứ hay tin tưởng.

4)Đức Phật nhận xét rằng mỗi người ưa mang cặp kính màu, nên cái nh́n thiếu chính xác, không trung thực.Ngay bản thân, con người cũng không tự chủ được ḿnh, c̣n về tri giác, các nhận biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư lại càng lệch lạc sai quấy nhiều hơn, khi nh́n vào thực tế của vạn sự mọi vật chung quanh.Ban đêm, nh́n dây thừng ta lầm tưởng con rắn.Khi có cái nh́n sai sự vật như thế, con người đâm sợ sệt, âu lo nhiều mối làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thần kinh, trí tuệ.Cái nh́n ngoại quan để trông thấy con người đă sai lầm lẫn sai trái biết chừng nào.Có sự tráo trở đánh lận giữa thiện và ác mà nhiều lúc ta vẫn nghiễm nhiên không hề hay biết.Ví dụ như những món căn bản phiền năo tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v… mà ta vẫn cứ khư khư ôm giữ không chịu buông ra.Đây là điều sai lầm tai hại cho hết thảy mọi người.

5)Thiền, Đức Phật chủ trương thật là nhẹ nhàng thanh thoát.H́nh ảnh “niêm hoa vi tiếu” tại hội Linh Sơn giữa Phật và Ngài Ca Diếp để Phật truyền trao chánh pháp nhăn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng.Tổ Ca Diếp hội thông được Phật tâm ấn hoát nhiên mỉm cười ngộ đạt lư mầu nên đức Phật tuyên dương Ngài lên ngôi vị sơ tổ thiền tông ngay từ buổi b́nh minh của Phật giáo gần 3000 năm lịch sử truyền thừa. 

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 3 of 10: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 12:35am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

 

Sừng Thỏ Chẳng Cần Không

Sừng Trâu Chẳng Cần Có

 

Hỏi:

 

Có vị tăng hỏi thiền sư Tào Sơn Bổn Tịch:

-         Đạo lư tức tâm tức Phật con không hỏi, nhưng thế nào là đạo lư phi tâm phi Phật?

Thiền sư Tào Sơn nói:

-         Sừng thỏ chẳng cần không, sừng trâu chẳng cần có.

Con thỏ vốn không có sừng, c̣n sừng trâu có là lẽ đương nhiên. Thiền sư Tào Sơn v́ sao phải nói như thế?

 

Đáp:

 

Tức tâm tức Phật cũng tốt, phi tâm phi Phật cũng tốt, hai câu này hoàn toàn không sai. Nhưng từ thể nghiệm thực tế mà nói, thốt ra hai câu này sự thật đă cách xa tâm Phật, chỉ là văn tự, miệng lưỡi, nghĩ bàn, quan niệm, như vậy là không phải tâm, không phải Phật. Có nhiều người cho rằng tức tâm tức Phật là đúng, chúng sanh là chúng sanh trong tâm chư Phật, chư Phật là chư Phật trong tâm chúng sanh. Do đó, trong kinh nói: “Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba đều không khác”. Nhưng nếu khư khư chấp trước tâm chúng sanh là tâm Phật, tâm Phật là tâm chúng sanh, đó cũng là sai lầm, v́ Phật rốt ráo không phải là chúng sanh.

 

Hai sự khác nhau này ở chỗ nào? Đứng ở lập trường của người khai ngộ, tức tâm tức Phật là đúng; c̣n đứng ở lập trường của người chưa khai ngộ, tức tâm tức Phật là sai. Do đó, nói phi tâm phi Phật là v́ phá trừ chấp trước của chúng sanh! Không có sự chấp trước này, mới có thể buông được chấp trước, cảnh Phật, Phật tánh. Và mới có hy vọng khai ngộ thật sự, cho nên nói phi tâm, phi Phật cũng đúng, có thể nói vấn đề này – đă không phải tâm không phải Phật, vậy rốt ráo là ǵ? Đă không có tâm không có Phật, th́ tu hành làm chi? V́ sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lai độ chúng sanh?

 

Cho nên câu này phải dùng như thế nào, dùng được thích hợp mới đúng, c̣n dùng không thích hợp sẽ sai lầm. Do đó, thiền sư Tào Sơn dùng câu “sừng thỏ chẳng cần không, sừng trâu chẳng cần có” làm ví dụ, để hoá giải vấn đề này.

 

Thông thường, trâu có sừng, thỏ không có sừng, nhưng ông không nên hiểu theo lối thông thường, mà hăy gạt bỏ quan niệm thông thường đi. Nếu có người nói với ông sừng thỏ không nhất định là không có, sừng trâu không nhất định là có, như thế là xoay chuyển tâm hiểu biết thông thường, để không c̣n chui vào chỗ bế tắc. Các ngài đối với hạng người lấy hiểu biết thông thường để phán đoán, lấy văn tự làm công phu, th́ dùng hai câu trái với lư thường t́nh này mà phá trừ cho họ, đó là giải quyết xong vấn đề.

 

Có vị thiền sư nói rằng gừng mọc trên cây, bồ kết mọc dưới đất, ngài nói ngược ngạo hay sao? Là v́ phá trừ suy nghĩ chấp trước và hiểu biết thông thường, bảo chúng ta phải tự ḿnh thử nghiệm, chứ không nên ṃ mẫm trên văn tự.

 

                                                   Pháp sư Thánh Nghiêm (Đại Tâm dịch)

 

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 4 of 10: Đă gửi: 20 May 2006 lúc 10:22am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

(Đối Thoài Thiền - Giai Không dịch)


Ba Ngày Nữa

 
Sui-Wo (Sui-ố) đệ tử Hakuin (Bạch Ẩn) là một thiền sư giỏi.  Suốt thời kỳ ẩn tu mùa hè một môn sinh từ miền Nam nước Nhật đến học.  Sui-Wo cho người học tṛ một công án:

-         “Hăy lắng nghe âm thanh của một bàn tay”.  Anh ta nghiền ngẫm măi suốt trong ba năm, nhưng không giải được câu trắc nghiệm hóc búa này.  Một đêm, anh ta đến khóc với Sui-Wo và rằng: “Con phải trở về miền Nam trong sự hổ thẹn và bối rối, v́ con không thể giải quyết nổi vấn đề của con”.

-         Con hăy đợi thêm một tuần nữa, và hăy suy nghĩ không ngừng, Sui-Wo khuyên nhủ.

Một tuần trôi qua mà người môn đệ vẫn chưa ngộ được câu ấy.

-         Sui-Wo bảo: “Con hăy cố gắng thêm một tuần nữa”.  Đệ tử vâng lời, nhưng đều vô vọng.

Thêm một tuần vẫn hoài công vô ích.  Trong lúc tuyệt vọng, người môn sinh xin được giải bỏ, nhưng Sui-Wo yêu cầu anh ta nên tọa thiền thêm năm ngày nữa.

Năm ngày trôi qua vẫn không đạt đến kết quả.  Sui-Wo bảo: “Hăy tọa thiền thêm ba ngày nữa, nếu như con thất bại không đạt được giác ngộ, tốt hơn hết con nên tự tử”.  (Câu nói đánh thức người học tṛ) qua ngày thứ hai anh ta bừng ngộ.

Câu Hỏi Gợi Ư

 1)      Lắng nghe âm thanh của một bàn tay có công dụng ǵ?

2)      Sự cố gắng không có kết quả sẽ đưa lại hậu quả ra sao?

3)      Tại sao Sui-Wo bảo người học tṛ tự tử?

4)      Nếu bảo thiền do tự lực phải chăng người đệ tử do tự lực mà được giác ngộ?

5)      Sau khi đă giác ngộ, hành giả có cần làm ǵ thêm nữa không?  Tại sao?

 

*  Đạo hữu Nguyễn Thành Tạo (Brisbane) qua cái nh́n của nhà kỹ sư điện tử, nêu lên nhận xét của ḿnh về 5 nghi vấn vừa rồi như sau:

 1)      Lắng nghe âm thanh của một bàn tay có công dụng ǵ?

 Bàn tay là khâu ch́a khóa vàng mở cửa đi vào đời tạo lập sự nghiệp, xây dựng cuộc sống tương lai.  Thiếu bàn tay là thiếu tất cả ngay cả sự sống.  V́ thế, mọi người cần nên cẩn trọng giữ ǵn bàn tay cho thật kỹ để được hiệu dụng lâu dài suốt cuộc hành tŕnh hiện thế của ḿnh trên đời này.

 2)      Sự cố gắng không có kết quả sẽ đưa lại hậu quả ra sao?

 Sự cố gắng không có kết quả c̣n tùy vào mỗi trường hợp sau đây:

a.    Nếu là những người có chí hướng, nghị lực và cương quyết sẽ nhẫn nhục và gia tâm cố gắng hơn nữa để đạt tới thành công.  Dĩ nhiên, khi thất bại cũng có gây ra sự buồn bực chán nản, để rồi họ tự xét thấy ḿnh chưa tận lực hết sức nên kết quả không tương xứng, cần phải miệt mài tŕ chí hơn nữa.

b.   Đối với kẻ thất chí hay người thiếu nghị lực, tin tưởng, gặp thất bại trên đường đời là chùn bước, dội ngay không dám tiến tới, đâm ra dễ chán nản bỏ cuộc.  Trường hợp gặp thất bại ê chề, họ dám kết thúc đời ḿnh bằng t́m quên trong giấc ngủ thiên thu.

 3)      Tại sao Sui-Wo bảo người học tṛ tự tử?

 Người đời thường nói: “sự bất quá tam” có nghĩa là việc ǵ quá ba lần không xong, không giải quyết được th́ xem như người đó bất lực v́ kém thông minh hay trí tuệ bị u mê ngu đần.  Ở đây người thiền sinh giải một công án “quán xét âm thanh của một bàn tay” do thầy đưa ra đă ba năm vẫn hoài công trong tuyệt vọng và thối chí muốn rút lui.  Thầy khuyên anh nên thêm một tuần, và rồi một tuần nữa vẫn lại trôi qua trong im lặng, không thấy có kết quả.  Cuối cùng đến lần thứ tư có lẽ v́ quá bực tức người học tṛ tối dạ, buộc ḷng thiền sư phải dùng câu nói khích động đánh thẳng vào tâm thức người đệ tử phấn chí vươn lên và đạt đến thành công trong sự nghiệp giác ngộ.

 4)      Nếu bảo thiền do tự lực phải chăng người đệ tử do tự lực mà được giác ngộ?

 Thiền hoàn toàn do tự lực mới có kết quả được như ư, cũng như thức ăn trên thị trường chẳng thiếu thứ ǵ, nhưng muốn giúp cơ thể dinh dưỡng và phát triển đều đặn, ta cần phải biến thái thức ăn, và chính ḿnh phải tự ăn chúng vào để cho tiêu hóa chất bổ dẫn đi nuôi khắp toàn thân.  Tự lực là như vậy.

 5)      Sau khi đă giác ngộ, hành giả có cần làm ǵ thêm nữa không?  Tại sao?

 Một người tu hành đă đạt được giác ngộ phải qua quá tŕnh miệt mài khổ công tu luyện khá lâu.  Khi đạt đạo tâm trí mở thông như đèn sáng, như ánh trăng sao trên bầu trời vằng vặc sáng làm lợi lạc cho muôn loài vạn vật.  Tuy nhiên, bậc A La Hán đạt đến quả vị này rồi th́ dừng lại, không phát nguyện độ sanh mà muốn dừng lại đó nhập vào cảnh giới Niết Bàn an lạc.

 *  Đạo hữu Duy Học (Sydney)

 1)  Câu hỏi chia làm hai phần: lắng nghe âm thanh của một bàn tay và công dụng của nó.  Ít ra cũng phải cảm nhận được âm thanh của một bàn tay, rồi mới thấy được công dụng.  Nếu người không bao giờ hành thiền, nhất định không thể có cảm nhận và thấy được điều này và kẹt trong công án.

 Thật ra tu thiền theo thiền sư Nhật Hakuin (Bạch Ẩn), Ngài không dùng suy tưởng hay bàn luận.  Tri thức không được dùng ở đây mà chỉ có trực giác, có nghĩa thấy là thấy, không thấy là không thấy.  Qua công án “lắng nghe âm thanh của một bàn tay” theo suy tư thường, ai cũng rơ một bàn tay không thể có âm thanh.  Phải hai bàn tay vỗ th́ mới có tiếng.  Vậy lắng nghe th́ nghe cái ǵ?  Thoạt thấy vô lư!  Công án có một sự bí mật.  Nếu hành giả đă từng hành thiền, chỉ quán siêng năng, đương nhiên có ngày đạt tới cái thấy, cái sáng của “Tuệ Giác”.  Cái thấy này không do suy tưởng mà do trực giác, sau khi đă thiền định lâu năm (thiền quán niệm hơi thở, thiền Tứ Niệm Xứ, thiền Minh Sát, Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền…).  Hành giả chỉ cần vượt qua ngoài thế giới hiện tượng là sẽ thấy được âm thanh của một bàn tay.  Đó là một thứ âm thanh “không âm thanh”, tức âm thanh của Pháp, âm thanh của “Tánh Không”.  Duy Thức dạy: vạn pháp đều Không.  Tóm lại, công án lắng nghe âm thanh của một bàn tay là  công án bẫy, quá khó giải!

 Công dụng của công án trên giúp hành giả đạt tới Ngộ.  Thoạt nhiên, khi lănh công án từ thầy rồi, người đệ tử theo dơi ngày đêm, tập trung vào câu đó để cho tâm thức không c̣n th́ giờ dong ruổi nữa, đó là giữ Giới.  Lúc đó ư thức chết lịm, đó là Định.  Đến khi chín muối, khối nghi t́nh vỡ tung ra là Ngộ, đó cũng là Huệ.  Công dụng của công án là vậy.  Công án thúc đẩy hành giả phải quay lại chính ḿnh, cột tâm vào công án cho tới ngày khai ngộ, tức kiến tánh th́ phải trăi qua ba giai đoạn Giới-Định-Huệ.

 2)  Khi hành giả cột tâm vào công án là lúc thực hành thiền định, v́ hành công án là hành thiền định vậy.  Hành giả ở trong trạng thái “tâm lư căng thẳng” chưa hề có bao giờ, hành giả có thể bị điên, nếu không có vị thầy hay thiền sư hướng dẫn ở kế bên.  Thường th́ hành giả vất vả quá sức mà chưa đạt ngộ th́ chính người thầy dạy chỉ cho hành giả một bước nhảy sau chót để đạt tới tâm thức bừng vỡ gọi là Ngộ, như công án của tổ Bồ Đề Đạt Ma an tâm mà đa số quư vị hành thiền đều rơ.

 3)  Thiền sư Sui-Wo bảo học tṛ tự tử là có ư sách tấn phải cố gắng tột bực nhiều hơn nữa để đạt đến kiến tánh, chớ không phải bảo phải tự tử thật.  Ông thầy nào cũng thương thiền sinh và giúp đỡ, khuyến khích giữ tâm luông tĩnh giác để tiến tới phát triển định tuệ.  Đó cũng là mục đích của thiền công án.

 4)  Hành thiền phải dùng tự lực rất nhiều, Thiền sư ở kế bên là để trợ giúp ta luôn giữ được tinh thần tĩnh giác.  Từ tĩnh giác, thiền sinh đi vào xă bỏ hết mọi vọng niệm phân biệt, phá hết ngă chấp pháp chấp, tiến tới bừng vỡ tâm thức đạt kiến  tánh (Ngộ).  Có thể do tự lực mà thiền sinh ngộ.  Nhưng c̣n phải tùy theo căn cơ của mỗi người nữa.  Nếu thiền sinh c̣n yếu kém th́ nhất định phải cần có vị thầy giúp đỡ.  Giúp đỡ đây không có nghĩa là câu lư luận dài ḍng, bàn phiếm không ăn nhập ǵ tới vấn đề, so sánh …; giúp đỡ đây chỉ là làm một cử chỉ hay một câu nói ngắn gọn như “Thế là ta đă an tâm cho ngươi rồi đó!”  của Tổ Đạt Ma nói với ngài Huệ Khả, khi tới cầu đạo với Tổ. 

 5)  Câu này khá khó trả lời, v́ hành thiền khổ công cho đến hết cả đời may ra mới có một vài người đạt đến kiến tánh. C̣n như nữa đường đứt gánh hay bị ngoại cảnh chi phối làm mất tĩnh giác th́ làm sao hành giả có thể giác ngộ được.

 Những ai đă nghiên cứu lịch sử Thiền tông, hẳn c̣n nhớ những câu chuyện sau đây của các bậc đă giác ngộ và độ đời ra sao.

 -  Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi đắc đạo dưới gốc cây Bồ Đề, đă dành trọn trên hơn 40 năm thuyết pháp độ sanh.

-  Tổ Bồ Đề Đạt Ma đắc đạo từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền bá đạo Thiền trong thời gian dài khiến đạo Thiền càng lớn mạnh tại nước Tàu rồi truyền đi khắp Đông Nam Á và rồi cho cả thế giới!

-  Thiền sư Trần Thá Tông để lại những tác phẩm Phật giáo trứ danh cho hậu thế như “Thiền Tông chỉ Nam”. “Lục thời sám hối khoa nghi”, “Kim Cương tam muội kinh chú giải”, “B́nh đẳng lễ sám văn”, “Khóa Hư Lục” v.v…

-  Thiền sư Thanh Từ thành lập một tu viện Thiền lớn nhất tại Việt Nam ở Long Thành – Bà Rịa.  Sau khi Cộng sản chiếm miền Nam ngài đă cho xuất bản nhiều sách về Thiền để Phật tử làm phương tiện tu học.

-  Thiền sư Nhất Hạnh lập “Làng Hồng”, một trung tâm tu thiền lớn nhất Âu Châu ở về miền Nam nước Pháp, qui tụ mỗi năm các nơi hướng về tu tập hàng  ngàn thiền sinh đủ các sắc dân tạp chủng.  Ngoài ra ngài c̣n sang Hoa Kỳ, Canada, Úc hay Á Châu để hướng dẫn Phật tử tu thiền…

 Tóm lại, khi các ngài đă giác ngộ th́ có thể dành thời gian để hướng dẫn hậu lai tu đạo Giác Ngộ.  Đó cũng chính là bản thể nguyện “Từ Bi độ sanh” của quư ngài để báo ân Đức Phật bằng cách phục vụ chúng sanh trong tinh thần b́nh đẳng vô tướng.

 *  Đạo hữu Trần Thị Thông (Pháp) nhận xét như sau:

 1)  Để trả lời câu hỏi này, xin phép mượn một vài đoạn trong quyển lược giải “Bát Nhă Ba La Mật Đa tâm kinh” của thầy Thích Duy Lực, nhằm làm sáng tỏ vấn đề giúp cho sự hiểu biết của mỗi người, tùy căn cơ tiếp thu dễ dàng.  “Bây giờ chúng ta Tham Thiền, đề câu thoại đầu, khởi lên nghi t́nh, tức là hành thâm Bát Nhă rồi, chỉ cần dũng mănh tham cứu măi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia.  Tham tới lúc ngộ là Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không.  Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến quá tŕnh phá ngũ uẩn là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi th́ Kiến Tánh.  Đến đây tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên kinh nói Giai Không.  Phật pháp nói chữ Không là để hiện ra cái dụng tích cực của tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không, tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải cái không ngơ.  Chữ Không này kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái Không (chỗ trống) th́ không ở được, một cái bàn không có cái Không th́ chẳng thể để đồ được, một cái tách nếu không có cái Không th́ chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra bất cứ cái ǵ, nếu không có cái Không th́ chẳng thể dùng được.  Muốn dùng th́ phải có cái Không, cái Không đến cùng tột th́ cái dụng cũng được đến cùng tột.  Cái dụng của tự tánh cũng như vậy, hễ Không đến cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái đại dụng của Bát Nhă cùng khắp hư không pháp giới.  Ánh sáng ấy chiếu đến đâu th́ tất cả tai nạn khổ sở đều tiêu tan sạch.  Chữ Độ là độ thoát, tức Độ Thoát Nhất Thiết Khổ Ách rồi.  Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhất thiết duy TÂM tạo”, sắc là do tâm tạo, không cũng là do tâm tạo.  Hai cái đều không có tự tánh th́ cần tiêu diệt sắc rồi mới có thể thành Không!  Cũng không cần phân biệt là tánh hay là tướng.  Lúc chúng ta thấy sắc, sắc vốn là Không.  Bởi v́ cái Sắc đó do Tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái sắc là thật th́, Sắc Tức Thị Không, không chấp cái Không là thật th́, Không Tức Thị Sắc.  Hai cái vốn không khác biệt, chỉ v́ chúng sanh có bịnh hay chấp thật nên mới phân biệt có Sắc có Không.  Nếu không chấp thật th́ không cần đập bể hay phân tích, tự nhiên Sắc, Không bất nhị, không có khác nhau”.


 2)  Thông thường sự cố gắng không đem lại kết quả sẽ đưa đến sự thất vọng, thiếu niềm tin, biến thái… Ngược lại, trong đạo Thiền, xin được nhắc lại công án của ngài Lâm Tế (trích trong Phật Pháp và Thiền Tông của Thích Duy Lực) để làm thí dụ cụ thể cho người tu học: “Ngài Lâm Tế ở trong Thiền hỏi ngài Hoàng Bá, trong Hội có thủ tọa Mục Châu, người đă kiến tánh triệt để, một ngày kia gặp Lâm Tế hỏi: “Ông ở đây bao lâu” – “Ba năm”.  “Có hỏi pháp với Ḥa Thượng Hoàng Bá chưa?” – “Chưa” – “Sao không đi hỏi” – “V́ không biết hỏi cái ǵ” – “Đi hỏi thử: Thế nào là đại ư của Phật pháp?”.  Lâm Tế đến pḥng Hoàng Bá hỏi: “Thế nào là đại ư của Phật pháp?”  Câu hỏi vừa dứt th́ bị Hoàng Bá đánh đập đuổi ra.  Ngay đó Lâm Tế đă phát nghi t́nh rất mạnh nhưng không biết đó là tham thiền.  Hôm sau Mục Châu hỏi Lâm Tế: “Có đi hỏi Phật pháp chưa?” – “Có đi rồi” – “Hỏi như thế nào?” – “Câu hỏi tôi vừa dứt th́ bị đánh đập đuổi ra.  Không biết lỗi ở chỗ nào (nghi t́nh)” – “Đi hỏi lần nữa thử coi”.  Lâm Tế ráng đi hỏi lần nữa vẫn bị đánh đập đuổi ra.  Hôm sau Mục Châu gặp hỏi: “Có đi lần nữa không?” – “Đi hỏi rồi” – “Kỳ này ra sao?” – “Cũng bị đánh đập rồi đuổi ra như kỳ trước” – “Đi hỏi thử thêm một lần nữa thử xem” – Thôi! Thôi!  Đă hai lần bị đánh đập như thế c̣n hỏi chi nữa? – “Theo thường lệ, việc ǵ cũng phải trải qua ba lần mới đúng.  Cứ đi hỏi thêm một lần nữa đi”.  Lâm Tế vâng lời ráng đi hỏi nữa.  Kỳ này Hoàng Bá phát giận hơn hai kỳ trước và đánh mạnh hơn làm cho cái nghi của Lâm Tế mạnh đến mức không chịu nổi, liền đến pḥng Mục Châu nói: “Tôi muốn đi nơi khác không muốn ở đây nữa” – “Muốn đi cũng được, nhưng phải đến từ giă với Ḥa thượng Hoàng Bá”.  Lâm Tế đến từ giă ngài Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: “Đi đâu?” – “Chưa nhất định đi nơi nào”.  Hoàng Bá nói: “Khỏi cần đi chỗ khác.  Đi đến chỗ Đại Ngu Thiền sư th́ sẽ có giúp ích cho ngươi”.  Lâm Tế đi gặp ngài Đại Ngu, Đại Ngu hỏi: “Từ đâu đến?” – “Từ Hoàng Bá đến” – “Hoàng Bá có dạy bảo ǵ chăng?” – “Ba lần hỏi Phật pháp, ba lần đều bị đánh đập đuổi ra.  Không biết lỗi ở chỗ nào?” – “Hoàng Bá, v́ ngươi từ bi như thế vậy mà c̣n nói lỗi ở chỗ nào!”  Lâm Tế ngay đó hoát nhiên đại ngộ.  “Ồ” lên một tiếng rồi buột miệng nói: “Phật Pháp Hoàng Bá vốn không có nhiều”.  Lâm Tế đă khai ngộ rồi liền trở về chỗ Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: “Có gặp Đại Ngu chưa?” – “Có gặp rồi” – “Đại Ngu nói thế nào?”.  Lâm Tế kể lại lời Đại Ngu nói. Hoàng Bá nói: “Đại Ngu sao nhiều chuyện quá! Sau này gặp sẽ cho một bạt tai”.  Lâm Tế nói: “Khỏi cần đợi sau này.  Cho bạt tai liền ngay bây giờ.  Nói xong liền cho Hoàng Bá một bạt tai.

 3)  Kinh Phạm Vơng nói:  “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu nhận được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành Phật đạo”.  Sui-Wo dùng phương tiện cùng tột nhằm khai ngộ người đệ tử nhận thấy được tự tánh vốn đầy đủ nơi tâm, phá bỏ chấp ngă, chấp pháp, nhận được bổn tâm vốn là giải thoát, chẳng thể hướng ra ngoài t́m  cầu.  Đây là lối khai thị đốn giáo, chỉ thẳng nơi tâm, kiến tánh thành Phật, có thể coi những công án Thiền đều mang tính chất chung này, tùy căn duyên mỗi người tự chứng ngộ đều chẳng khác lư đạo.

 4)  Thông thường người tu thiền phải thấy suốt đạo lư, nếu như tự ḿnh chưa giác ngộ được, th́ phải cần đến thiện tri thức chỉ dẫn, khai thị ngộ nhập tri kiến Phật; ngược lại, nếu người tu thiền không nỗ lực tự nơi ḿnh, ỷ lại người thầy hướng dẫn giáo hóa, th́ dù ông thầy tận tụy dậy dỗ cũng không tài nào giúp được.  Bởi tự tâm có sẵn chơn như bản tánh.  Nếu thấu suốt lời Phật nói: “Minh Tâm Kiến Tánh” là phá được vô ngă, phát huy cắt đức sáu trần, tiêu trừ bảy nghiệp, dứt được hết, định được hết, khó ai mà có thể suy lường được… Nếu cứ mê chấp vọng tưởng điên đảo, th́ dù thiện tri thức từ bi độ lượng, hành Bồ Tát đạo  cũng chẳng cứu nổi.  Chúng ta tu học phải có cái nh́n chánh kiến, tránh làm tổn hại tinh thần chánh pháp Phật dạy là ở điểm này.

 
5)  Sau khi giác ngộ, hành giả tự bản thân phải thanh lọc những thô tế do tạp nhiễm cảnh trần.  Mặt khác mở rộng thế giới an lành cho mọi người, chan ḥa t́nh thương đại loại, thực hành Bồ Tát đạo, phát huy đời sống tâm linh thăng tiến, thành tựu bốn pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự; xây dựng Phật quốc.  Điểm quan trọng là người chứng ngộ vẫn hiện hữu sinh hoạt b́nh thường trong xă hội, cùng đồng hành với thế gian, nhưng không đắm nhiễm như mọi người, có đầy đủ đức tính phước đức trí tuệ, làm lợi ích cho người, tiêu biểu một h́nh ảnh Bồ Tát thông đạt Phật đạo.

 Nhận Xét Góp Ư

 1) Bàn tay chứa đựng cả quá khứ, hiện tại và tương lai.  Nhờ bàn tay giúp ta trong công cuộc mưu sinh.  Năm ngón tay thon thon chụm vào nhau tượng trưng cho sự ḥa hợp của một gia đ́nh gồm đôi vợ chồng và các con quây quần đùm bọc lẫn nhau.  Cha tức là mẹ, mẹ tức là cha, cả thằng hai, con Ba và thằng Út cũng vậy (Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị), có nghĩa sự chia xẻ ngọt bùi, đắng cay, đau khổ v.v… cả gia đ́nh đều cùng nhau gánh chịu. Cha đau cũng tức mẹ đau, và mẹ đau hẳn trong nhà mấy con cũng đau theo, nào chúng có vui sướng ǵ.  Trong bàn tay một ngón bị thương chảy máu, các ngón c̣n lại cũng đau đớn nhức nhối khó chịu.  Qua quá tŕnh tạo dựng tông môn gia tộc, bàn tay un đúc lại lưu giữ huyết thống ḍng họ tổ tông từ đời nọ đến đời kia.  Nh́n vào bàn tay cũng tức nh́n vào sự cấu trúc từ đời ông cha truyền lại, các con phải gắng ăn ở cho phải đạo làm người, đừng chống trái bât ḥa nhau mà gia cang xáo trộn.  Cha mẹ bất ḥa, các con buồn khổ làm cho gia đ́nh lủng củng bất an, th́ tổ tiên dù khuất bóng cũng cảm được nổi đau ḷng, chứ nào có vui sướng ǵ!

 Quán chiếu thẳng nơi bàn tay của chính ḿnh là để nh́n kỹ ḍng máu nóng đang luân lưu kỳ diệu trong từng đường mạch mà suy niệm tới lẽ tồn vong sinh diệt ở đời này, luôn luôn biến chuyển không ngừng.  Máu ngừng lưu th́ tim ngừng đập và ḍng đời được kết thúc th́ bàn tay cũng được lật qua để đi vào một thế giới khác.

 2)  Sự cố gắng hay chuyên cần nhằm hai khía cạnh:

 a.  Khía cạnh thiện: Đó là sự tinh tấn măi không ngừng đối với người tu hành.  Nếu sự cố gắng không đạt được kết quả, hành giả tự nghĩ do nghiệp lực xấu ác ḿnh tạo từ trước đến thời kỳ phải trả cho xong.  Ư thức được như thế nên cần phải tích cực hơn nữa, không lui sụt đạo tâm, không thối chí nản ḷng trước nghịch cảnh;

b.  Khía cạnh bất thiện xấu ác hiểu theo nghĩa của cố gắng là siêng năng.  Siêng năng không có nghĩa là tinh tấn, ví như tên trộm xông vào nhà phải dùng mọi thủ đoạn gian manh mới lọt được vô bên trong cũng thuộc loại đại siêng năng vậy.  Sự cố gắng này nếu trót lọt trôi chảy, có nghĩa là không bị chủ nhà phát hiện, tên bất lương sẽ thu vét đồ đạt rồi tẩu thoát êm.  Trong trường hợp bị bắt quả tang, bị đưa ra ṭa xét xử và phải bị ngồi tù hay bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, tùy theo trường hợp.

 3)  Không ai c̣n lạ ǵ cách sử dụng đ̣n “bí pháp” của Thiền sư, miễn giúp người môn đệ tỏ ngộ được sự mê chấp, bất luận là h́nh thức nào kể cả đánh đập, la hét, mắng nhiết cũng không là vấn đề.  Có khi vị thiền sư không từ nan cả việc sát sanh vẫn là diệu kế giúp làm vỡ tung mối bế tắc do khối vô minh ứ đọng nơi tâm thức người học tṛ, như ngài Nam Tuyền giết mèo chẳng hạn để cảnh giác chúng tranh tụng nhau về một con mèo tới hồi quyết liệt.

 Đừng có bắt chước những việc làm phi thường vượt ngoài khuôn khổ ấy mà lầm to, sẽ đọa sâu trong mấy tầng địa ngục không biết bao giờ mới ra khỏi!

 4)  Thiền hoàn toàn do tự lực, nhưng muốn đạt được cứu cánh phải cần phương tiện như dùng thuyền bè để qua sông, ngón tay chỉ mặt trăng, kinh điển, thiền sư… là những phương tiện trợ duyên cần thiết trên đường tu, c̣n đạt ngộ Thiền là do tự chính ḿnh cần hành tinh tấn không ngừng.

 5)  Cũng như nói sau khi tốt nghiệp đại học xong, bạn có cần làm ǵ nữa không?  Hẳn người có kinh nghiệm sống sẽ không quan tâm tới vấn đề.  Việc tu hành đạt đến tŕnh độ giác ngộ cũng thế, hành giả sẽ rộng đường hóa độ chúng sanh do hạnh nguyện mỗi người và tŕnh độ tu chứng mà công việc độ sanh có rộng hẹp không giống nhau.

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 5 of 10: Đă gửi: 20 May 2006 lúc 9:10pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Chào các bạn thân mến,

Learner nghĩ đa số hầu hết chúng ta đang c̣n ở bờ bên này sông, hoặc đang ở trên thuyền để về bên kia sông. Ngay giờ phút này, chúng ta vẫn   " cần phải quy y Tam-bảo, phải TIN Phật, HỌC Pháp, KÍNH Tăng, và mục tiêu cuối cùng là thành Phật" .(Pháp sư Thánh Nghiêm ) chỉ khi nào đến được bờ bên kia và bước hẳn lên bờ th́ mới có ư thức Phật là bụi, Pháp là bụi nhiều khi (không cần phải nói ra)

Ai nên khôn không dại một đôi lần. Chính Đức Phật đă hành Pháp môn khổ hạnh đến nỗi chỉ c̣n da bọc xương. Sau khi Ngài thực hành đủ các Pháp thời đó, th́ con đường Trung Đạo mới có cho chúng ta kế thừa. Có phải thế không các bạn?

Nói ǵ th́ nói, không tu tâm sửa tánh, giúp người giúp đời, luôn hướng về bến bờ Giải thoát th́ muôn kiếp cứ phải luẩn quẩn trong lục đạo mà thôi. Nếu không hy sinh bỏ th́ giờ hành Thiền (đi đứng nằm ngồi luôn ở trong chánh niệm) mà chỉ dùng lư trí, văn tự hơn thua th́ kết quả chỉ là nửa vời mà thôi.

Các Thiền sư đạt Ngộ ai cũng phải qua một thời gian dài tu học trầy da tróc vẩy đó ! (công thêm Nghiệp tu các đời trước của các Ngài nữa chứ)

Có công mài sắt có ngày nên kim ( đừng quan tâm đến vấn đề thời gian, thoải mái tùy duyên, vô tư)
Chia sẻ để cùng nhau học hỏi, không hơn không kém.

Mến chào các bạn
learner
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
vuithoi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 375
Msg 6 of 10: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 2:04am | Đă lưu IP Trích dẫn vuithoi

Phật là bụi, pháp là bụi
Bụi bụi rơi đầy con mắt ông
Bụi là Phật, bụi là Pháp
Chúng sanh chư Phật thể tánh đồng
Cay mắt quá !

__________________
vui thoi ma
Quay trở về đầu Xem vuithoi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuithoi
 
KimCangHue
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 May 2006
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 71
Msg 7 of 10: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 11:12am | Đă lưu IP Trích dẫn KimCangHue

Giác Ngộ rồi th́ vẫn c̣n phải tu tập cho đến khi Giác Ngộ Viên Măn.

Như trong Kinh Hoa Nghiêm dạy các bậc Bồ Tát trong Thập Địa (Thập Thánh) từ Sơ Địa cho đến Thất Địa đều là bậc mà vẫn c̣n gọi là dùng Trí Hữu Công Dụng Hạnh (C̣n Khởi Quán Chiếu). Kinh Văn c̣n giải thích rộng về sự khác biệt của Hữu Công Dụng Hạnh và Vô Công Dụng Hanh.

Từ Bậc Bát Địa cho đến Thập Địa, Đẳng Giác th́ là Vô Công Dụng Hạnh (Không Có Khởi Quán Chiếu).

Chỉ đến khi Chứng Nhất Sanh Bổ Xứ Địa th́ mới là gần bằng với Phật tuy nhiên vẫn c̣n các Phật rất là xa v́ vậy chỉ đến lúc ngồi đạo tràng Thành Phật chứng 10 lực, 18 bất cộng pháp th́ mới là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.



__________________
Các Hành Vô Thường
Là Pháp Sanh Diệt
Sanh Diệt, Diệt Rồi
Tịch Diệt Là Vui
Quay trở về đầu Xem KimCangHue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi KimCangHue
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 8 of 10: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 10:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

vuithoi đă viết:
Phật là bụi, pháp là bụi
Bụi bụi rơi đầy con mắt ông
Bụi là Phật, bụi là Pháp
Chúng sanh chư Phật thể tánh đồng
Cay mắt quá !



Vuithoi mà viết như thế này th́ vẫn c̣n bám dính quá chặt vào các pháp . Các pháp vốn vô thường do nhân duyên mà thành nên không có thực .

Chúng sanh , Chư Phật đồng thể tánh là ở bản lai diện mục chứ khác nhau rất xa về sở ngộ chứng đắc công hạnh .

Vũ Hoàng Nguyên

Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 9 of 10: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

KimCangHue đă viết:

Giác Ngộ rồi th́ vẫn c̣n phải tu tập cho đến khi Giác Ngộ Viên Măn.


Như trong Kinh Hoa Nghiêm dạy các bậc Bồ Tát trong Thập Địa (Thập Thánh) từ Sơ Địa cho đến Thất Địa đều là bậc mà vẫn c̣n gọi là dùng Trí Hữu Công Dụng Hạnh (C̣n Khởi Quán Chiếu). Kinh Văn c̣n giải thích rộng về sự khác biệt của Hữu Công Dụng Hạnh và Vô Công Dụng Hanh.


Từ Bậc Bát Địa cho đến Thập Địa, Đẳng Giác th́ là Vô Công Dụng Hạnh (Không Có Khởi Quán Chiếu).


Chỉ đến khi Chứng Nhất Sanh Bổ Xứ Địa th́ mới là gần bằng với Phật tuy nhiên vẫn c̣n cách Phật rất là xa v́ vậy chỉ đến lúc ngồi đạo tràng Thành Phật chứng 10 lực, 18 bất cộng pháp th́ mới là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.




Chào Đạo hữu Kim Cang Huệ ,

Bạn viết rất hợp lư từ giác ngộ đến giác ngộ tuyệt đối viên măn là khoảng đường rất xa vạn dặm . Người đă nhập định sâu rồi th́ không cần dụng công nữa , hể muốn vào định th́ tự động vào . Vị trí giữa phàm phu và ĐỨC PHẬT cách nhau rất xa vời vợi chứ không phải có nhiều người lầm tưởng cho rằng chúng sanh đang là Phật là do không hiểu kinh văn và không thực hành công phu nên ngộ nhận .

Kinh Hoa Nghiêm đă cho thấy sự vĩ đại của Phật Pháp , dù đă từ Sơ Địa đến Thập Địa Bồ Tát mà vẫn c̣n cách ĐỨC PHẬT rất xa , rất xa mới đến vô thượng chánh đẳng chánh giác giải thoát tuyệt đối .

Vũ Hoàng Nguyên

Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 10 of 10: Đă gửi: 22 May 2006 lúc 12:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Kính chào các bạn !

 

* bạn Learner đă viết:  

Nếu không hy sinh bỏ th́ giờ hành Thiền (đi đứng nằm ngồi luôn ở trong chánh niệm) mà chỉ dùng lư trí, văn tự hơn thua th́ kết quả chỉ là nửa vời mà thôi.

 

Cảm ơn bạn Learner đă nhấn mạnh đến việc thực hành thiền định, v́ topic này chỉ những ai đă từng thiền định th́ mới có thể hiểu nổi thôi. Chúc bạn an lạc !

 

* bạn vuithoi đă viết: 

Phật là bụi, pháp là bụi
Bụi bụi rơi đầy con mắt ông
Bụi là Phật, bụi là Pháp
Chúng sanh chư Phật thể tánh đồng

Cay mắt quá !

 

Cảm ơn bạn vuithoi. Bạn hay có mẹo là vẽ lên hư không để phá chấp cho người khác. Tuy nhiên người hiểu được chỉ là người đă hành thiền thôi. Chúc bạn an lạc !

 

* bạn KimCangHue đă viết: 

Chỉ đến khi Chứng Nhất Sanh Bổ Xứ Địa th́ mới là gần bằng với Phật tuy nhiên vẫn c̣n các Phật rất là xa v́ vậy chỉ đến lúc ngồi đạo tràng Thành Phật chứng 10 lực, 18 bất cộng pháp th́ mới là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Cảm ơn bạn KimCangHue. Tuy mới gia nhập diễn đàn ngày 14/5/06 (nhập sau OnlyOne_0 gần đúng 30 ngày) nhưng OnlyOne_0 đă thấy bạn là cây viết số 1 về Phật pháp rồi đó !. Rất đang kính phục !. Chào mừng bạn đă đến với diễn đàn TVLS !. Phật pháp tại thế gian mà !. Tuy nhiên những lời bạn viết th́ những người đă hành thiền mới có thể hiểu sâu sắc được ! Đọc qua lối hành văn là biết người nào thiền định, người nào không rồi !. Thế mà có bài pháp (tự xưng là Phật pháp) trong diễn đàn này nói là khi CHỨNG THIỀN th́ ĐẠO LỰC KHÔNG đấy ?!!!. May mà có bạn đến chỉ cho biết '' ngồi đạo tràng Thành Phật chứng 10 lực ''   Nếu CHỨNG THIỀN mà ĐẠO LỰC là KHÔNG th́ Phật chứng 10 lực cũng là KHÔNG à ! Hết sức vớ vẩn mà vẫn có người lấy làm cẩm nang gối đầu giường đấy ?!!!. Cảm ơn bạn nhiều ! Chúc bạn an lạc !

 

OnlyOne_0

---------------------

'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.9287 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO