Tác giả |
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 15 May 2006 lúc 7:08am | Đă lưu IP
|
|
|
ÂM THANH CỦA TĨNH LẶNG The Sound of Silence
Lm. Trần Cao Tường, Tĩnh Niệm sa mạc Arizona, USA.
Tâm t́nh sâu thẳm nhất luôn hiển lộ trong lặng tĩnh.
The deepest feeling always shows itself in silence.
Ở thành phố lâu năm, ai mà chẳng cảm thấy thấm mệt với cái ngột ngạt đầy nghẹt và ứ đọng của cuộc sống thường ngày.
Thời giờ th́ đầy nghẹt bề bộn từ sáng đến tối khó mà t́m được phút thanh thản cho chính ḿnh; đường xá đầy nghẹt xe cộ xếp hàng mà nhích từng bước một; đầu óc luôn đầy nghẹt các vấn đề suy nghĩ mỗi ngày một chồng chất; nhà cửa đầy nghẹt đồ đạc máy móc chẳng c̣n chỗ len chân; tủ quần áo đầy nghẹt thời trang mới sắm không c̣n chỗ nhét, vậy mà vẫn c̣n thấy chưa đủ; ngay cả cái bụng mang hơi hám Mỹ cũng đầy nghẹt ph́ mỡ phát triển không đều một cách thảm hại...
Và như vậy, đầy nghẹt đă trở thành nét tiêu biểu của thời nay, qua câu truyện kể về một đệ tử muốn t́m môn sư để học đạo sống.
Khi đến gặp Thầy, đệ tử đặt rất nhiều thắc mắc đ̣i Thầy phải giải đáp. Thay v́ trả lời những câu hỏi của học tṛ mới, Thầy lấy ra một ly nước đầy để trên bàn, rồi lấy một ấm trà vừa lắng nghe vừa tiếp tục rót vào ly nước, khiến cho nước trà chảy tràn ra ngoài ướt đẫm chung quanh. Lấy làm lạ, anh học tṛ mới nhắc Thầy v́ tưởng Thầy đăng trí, nhưng Thầy làm như không nghe thấy mà cứ tiếp tục rót. Một lúc sau khi tṛ ngưng hỏi th́ Thầy cũng ngưng rót, rồi Thầy trầm trầm bảo người trẻ mới tới:
"Ḷng anh đă quá đầy như ly nước trà này. Thầy có rót ǵ thêm cũng tràn ra vô ích mà c̣n làm ướt át chung quanh. Anh hăy về đi, lúc nào ḷng anh có khoảng trống th́ trở lại!"
CƠI TRỐNG VỜI VỢI
Muốn dành cho ḿnh một khoảng trống và thử đi t́m cảm nghiệm cơi trống vời vợi "chân không diệu hữu" như đă từng được nghe trong nhiều truyền thống tôn giáo, đặc biệt trong Đạo Chúa, tháng 3 năm 2000 tôi đă trở lại sa mạc Arizona tức sa mạc Sonora lần thứ ba. Lần này tôi dành cả một tháng trời để tập sống trong một trung tâm tịnh niệm ngay trong vùng cây xương rồng loại cao lớn saguaro.
Trung tâm tịnh niệm này có nhiều lều nhỏ (hermitage) rải rác cách biệt cho mỗi người giống như kiểu "tu rừng". Ban đầu cái ǵ cũng làm cho ḿnh khó chịu hết. Ăn uống thật khem khổ như kiểu ăn chay hằng ngày, không bia, không rượu, chủ yếu là bánh, rau và nước lạnh, họa huần mới có một chút thịt. Mỗi ngày đi lấy một khay nhỏ đồ ăn về lều ăn riêng như kiểu khất thực, may mà không đói quá để phải t́m ăn "châu chấu và mật ong rừng." Và suốt ngày mọi người đều giữ thinh lặng không nói chuyện với ai. Lều không có Tivi, không có báo chí tin tức ǵ, không thư từ liên lạc với ai, không có dây điện thoại, nên cũng không có e-mail hay internet ǵ hết. Và cũng không có xe. Từ phi trường Tucson được xe loại "stagecoach" chở tới địa điểm sa mạc này rồi chôn chân luôn.
Khí hậu sa mạc thật khắc nghiệt: ban trưa nóng kiểu mùa hè và ban đêm độ nhảy xuống đột ngột đúng cái lạnh của mùa đông. Vậy mà lều tôi ở không có máy lạnh và máy sưởi th́ hư. Gió lộng lên rất bất thường, đập rầm rầm đe dọa làm rợn cả người. Không khí rất khô làm cong cả giấy, làm nứt và bong da, cả người như bị dị ứng sẩn cả lên. Sau hơn nửa tháng tôi mới thấy cơn mưa đầu tiên chẳng được mấy hạt nước mà gió giật đùng đùng muốn lật cả lều và vần vũ mù mịt cả sa mạc. Và chỉ nửa giờ sau gió nổi lên, nhiệt độ liền nhảy xuống thành mùa đông lạnh cóng.
Chung quanh chỉ có đất đá khô cằn với những cây xương rồng saguaro to lớn oai vệ có những cánh tay vươn cao trong tư thế cầu nguyện bất kể đêm hay ngày, nóng hay lạnh. Ở đây không có bọ cạp hay rắn lửa như sa mạc người Do Thái, nhưng có ít nhất là bẩy loại xương rồng khác nhau. Đáng sợ nhất lại là loại nhỏ nhất, mọc len lỏi lẩn trong những chùm cây thấp, vô ư là cả một tảng gai li ti bám chặt vào quần áo và xỉa thẳng vào da.
Nhưng trong bầu khí sa mạc mở trống bao la này tâm hồn thật thảnh thơi. Những buổi sớm mặt trời lên từ rặng núi xa hay những buổi chiều mặt trời xuống tỏa ánh sáng huyền ảo tô màu cho những cây xương rồng saguaro trở nên thật sinh động và hút hồn như cả một rừng người đang đứng vươn cao tay hướng lên trời với những ống sáo thẳng tắp trổi lên những điệu nhạc rất thầm lặng nhưng mang một âm hưởng kỳ bí lạ lùng.
Vào sa mạc là trở thành ḷng trúc trống, tự nhiên phải buông bỏ mọi tiện nghi và sở thích. Cảnh trí khô khan đều đều đến nhàm chán chứ không hùng vĩ hay thơ mộng ǵ cả như vùng Grand Canyon, Sedona, Yosemite... Không có ǵ mới mẻ gây thích thú hào hứng lúc đầu cả. Không có "áo quần lả lướt hay cây sậy phất phơ trước gió" kiểu "gió đưa cành trúc la đà" nên thơ cả!
ĐIỆU MÚA CỦA TRIỆU SAO
Nhưng chỉ sau một tuần là ḿnh quen dần với những cái xem ra tầm thường nhàm chán. Những cây xương rồng khô cằn bỗng mang nét đặc sắc riêng, không theo tiêu chuẩn ở phố. Được cái lợi là chả cần tiền bạc mua bán ǵ; quần áo th́ mặc sao cũng được, thậm chí mặc đẹp một chút là thấy lạc lơng và mắc cở với những cây saguaro chả có ǵ mà sang trọng oai vệ quá sức kia. Cái bụng ph́ mỡ của ḿnh được san đẽo bớt gồ ghề đi; chỉ sau mười ngày là phải thắt đai lưng hẹp lại một nấc, rồi hai nấc. Điệu này ở lâu chắc cũng bị khoét thành ống sáo mất thôi!
Và ḿnh bắt đầu biết mê sa mạc. Đưa đi một đống sách mà ḿnh hết muốn đọc. Cả sa mạc mở rộng đang là một cuốn sách kỳ bí cho ḿnh bước chân vào. Ḱa, hai con nai và mấy con thỏ rừng bỗng xuất hiện ngay bên, thản nhiên thong thả bước đi như chẳng có ǵ phải sợ hăi đề pḥng ai, rồi ba bốn con vật thật lạ đen đen như một loại heo ṃ đến gần lều kiếm đồ ăn. Thú nhất là nghe chim hót. Ở đây có nhiều loại chim rất lạ, thích đứng măi trên đỉnh cḥm gai cây saguaro mà hót rất dài mà thanh thản sảng khoái cùng độ, một tuyệt phẩm vừa sáng tác tại chỗ mà không cần đăng kư giữ bản quyền, ai có tai th́ mặc sức mà nghe khỏi trả tiền. Đây đúng là một loại "thornbird" chứ ǵ. Ông van Beethoven xưa chỉ được mấy con chim ở bờ suối Heiligenstadt gợi hứng mà sáng tác được bản ḥa tấu Pastorale để đời, nhưng chắc là thua xa bản ḥa tấu của loại chim này.
Bầu trời ở đây cao và rộng hơn ở thành phố nhiều. Ḿnh bỗng cảm nghiệm bầu trời này chính là một ngôi nhà thờ vĩ đại nhất, ngôi nhà ṿm bao la lồng lộng với biết bao trang điểm kỳ ảo nhất. Chỗ này được xếp bằng một chùm sao h́nh chữ T, chỗ kia đặt những rặng cây saguaro lớp lang thứ tự, lại đẩy từng luồng gió đến phe phẩy mơn man ḷng người. Ḿnh thường dâng lễ riêng một ḿnh ở lều, đôi khi đưa bàn nhỏ ra giữa sa mạc mà dâng lễ ḥa nhập với muôn ngàn bài ca vang vọng giữa không trung vời vợi.
Mấy đêm nay trăng mọc rất sớm, mới chiều chiều đă ló lên vui vẻ chào thiên hạ rồi. Và ban đêm th́ vằng vặc rải ánh sáng huyền ảo vào không trung bất tận. Ḿnh vào lều pha một tách trà nóng ra đứng nh́n trăng và triệu triệu ngôi sao lấp lánh diệu ảo kia. Ở phố vẫn có trăng sao như thế này chứ, vậy mà có bao giờ ḿnh được hưởng phút giây thần tiên như lúc này. Ḿnh đứng đến khuya lắm mà chẳng muốn đi ngủ, làm như ngủ giữa lúc trăng sao đang ca hát nhảy múa thế kia th́ có vẻ phí phạm quá. Mấy tối liền ḿnh bỗng bốc cơn mơ mộng, đứng măi mỏi cổ th́ vác mền quấn kỹ ra nằm thật lâu giữa sa mạc trời lạnh mà nh́n lên học chiêm ngưỡng sao trời. Ḱa, ngôi sao Bắc Đẩu đang nháy mắt cười đưa duyên. Chỉ cần nh́n hai chân của chiếc ghế trong cḥm sao Gấu Lớn gạch một đường thẳng về tay trái là tới. Sao Bắc Đẩu chính là ngôi sao cuối cùng ở cái đuôi của cḥm sao Con Gấu Nhỏ. Cả triệu triệu tỉ tỉ ngôi sao đang cùng ca vũ nhịp nhàng. Mặt trời của ḿnh cũng chỉ là một ngôi sao li ti trong vũ trụ giữa muôn vàn ngôi sao. Trái đất chưa phải là một ngôi sao, mà chỉ là một chấm đen nhỏ xíu phản chiếu lờ mờ từ ánh sáng mặt trời. Sao Antares c̣n sáng hơn mặt trời 400 lần. Mặt trời tưởng rằng đứng một chỗ, nhưng thực ra đang cùng cả thái dương hệ chạy về hướng cḥm sao Hercules với một tốc độ khủng khiếp là 12 dặm mỗi giây, tức trên 43 ngàn dặm một giờ.
Sa mạc ban ngày đă trống bao la mà ban đêm mới thực sự là một cơi trống huyền nhiệm, chỉ c̣n lại một bầu trời mở rộng thăm thẳm. Lúc này ḿnh không c̣n là người ngoài nh́n ngắm bầu trời nữa mà muốn tan biến ḥa nhập vào cơi trống vô biên này. Trời đă về khuya, mọi vật chung quanh trở thành một màn đen sịt, không c̣n màu sắc kích thước như thường thấy; những ǵ ḿnh cho là to lớn cao giá sáng chói mọi khi sao bây giờ tự nhiên bị đổi tầm mức và giá trị, trở thành nhỏ bé đến tội nghiệp.
TIN VUI GỬI CÂY TRÚC TẦM THƯỜNG
Nhà tâm lư nổi tiếng nhất của thời đại là Carl Jung đă chứng minh và áp dụng công thức tâm lư trị liệu làm cho con người hồi phục toàn măn bằng việc xả trống. Ông gọi qui tŕnh này là Individuation, với bước khởi đầu là Unveiling the Persona, tức là buông xả con người giả tạo của ḿnh đi. Chẳng lạ ǵ kịch nghệ Á Đông thường hay đeo hay vẽ mặt nạ, có ư diễn tả rằng trong cuộc sống người ta ít khi hành xử bằng con người thật của ḿnh, mà thường bằng những ước vọng và đánh giá của xă hội. Nên ḿnh cứ phải luôn nghe theo một thứ lệnh vô h́nh, cứ phải gồng ḿnh mà phồng lên cho hợp tiêu chuẩn. Nghĩa là con người ít khi được sống tự do để thực sự là ḿnh. Vậy là càng t́m ḿnh th́ càng mất chính ḿnh, càng đầy th́ càng vơi.
Nhưng con người đâu dễ tự xả trống làm vơi ḿnh được! Kinh Thánh nói rơ, trước khi bắt đầu công cuộc rao giảng Tin Vui, Chúa Giêsu đă được dẫn vào sa mạc để ăn chay, để cho ḷng mở trống như một cây trúc cho Thần Khí làm việc, cũng là lúc nhận diện và chế ngự được những bóng đen vốn mai phục sai khiến điều khiển con người, khiến con người luôn bị hành hạ bởi ḷng ham hố chất đầy vật chất, tham vọng, thành công... mà chẳng bao giờ thỏa. Và trong suốt mấy năm hoạt động, Chúa Giêsu vẫn thường luyện thần lực trong những nơi thanh vắng, vẫn t́m được cảm nghiệm sa mạc tĩnh lặng trong cuộc sống thường ngày..
Những chuyện đau buồn trong cuộc sống tưởng là những ḥn đá làm ḿnh vấp ngă, không ngờ lại chính là những nhát dao của nhà nghệ sĩ đại tài là Thần Khí đục khoét cho thân trúc tầm thường trở thành ống sáo. Thần Khí đă dẫn mỗi người vào sa mạc cuộc đời như đă dẫn tiên tri Hosea vào nơi thanh vắng mà th́ thầm tâm sự, đồng thời cũng là lúc thanh luyện để có khoảng trống cho gió trời thổi vi vu mà rung lên Khúc Sáo Ân T́nh, để Người mang qua lũng qua đồi, rung lên khúc sáo một trời yêu đương.
CÂY SÁO MỌC CÁNH
Bước vào cái bầu khí đất trời bao la vô hạn sa mạc là tự nhiên thấy ḷng ḿnh sao nhỏ nhen chi lạ, không c̣n đủ can đảm kéo gh́ cái thành quách kiên cố bao phủ con người ḿnh bấy lâu nữa. Cơi trống sa mạc đang là một ống sáo mọc cánh thật thênh thang vút cao. Ḿnh cũng muốn ḥa nhập vào cơi trống huyền diệu này, ḥa nhập vào một sức sống bao la hơn, ḥa nhập vào một nhịp sống của đất trời mở rộng mà trở thành một ống sáo lâng lâng bay bổng.
Trong cơi trống bao la này, con người không cần phải suy niệm về Đấng Huyền Nhiệm nữa, mà chứng nghiệm được Người thật sinh động, chạm đến tay Người đang lướt trên những lỗ sáo đời ḿnh. Và như một mâu thuẫn không giải thích nổi, là trong cái tĩnh lặng và trống rỗng hầu như tuyệt đối này, một cảm nghiệm toàn măn đầy tṛn bao phủ. Thật lạ. Và con mắt cũng được mở ra để bước vào cuộc sống với một nhăn quan mới.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 16 May 2006 lúc 7:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đối Thoại Trong Im Lặng
Tại một ngôi chùa kia, có hai sư huynh đệ trụ tŕ. Người anh th́ thông minh uyên bác, nhưng người em th́ đă dốt đặc cán mai, lại chỉ c̣n có một con mắt.
Một hôm, có một nhà sư đi ngang qua chùa và xin cho ở đậu. Tục lệ thời bấy giờ là muốn được đón nhận vào chùa, người khách phải toàn thắng người chủ trong một cuộc so tài về giáo lư. Nhà sư khách xin được so tài về giáo lư.
Người anh mệt mỏi v́ học kinh điển suốt ngày, nên nhờ người em ra thay mặt ḿnh. Ông quá biết rơ sự ngu dốt của em ḿnh, nên dặn ḍ rất kỹ lưỡng:
- "Đệ nhớ cứ giữ im lặng là hơn cả."
Người em vâng lời, và bước ra ngồi đối diện với người khách. Chẳng bao lâu, người khách chạy đến t́m người anh, mắt tṛn xoe, và nói:
- "Xin thán phục! Sư đệ ngài quả là tinh thông giáo lư! Tôi xin chịu thua rồi."
- "V́ sao vậy?", người anh đưa mắt hỏi.
- "Đây, để tôi kể cho ngài nghe cuộc đối thoại bất hủ này! Đầu tiên, tôi giơ một ngón tay lên, để chỉ Đức Phật, đấng Từ bi Giác ngộ. Sư đệ ngài liền giơ lên hai ngón tay, ư nói Đức Phật và Giáo lư của Ngài không thể nào tách rời nhau được. Tôi liền giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Th́ tuyệt diệu thay! Sư đệ ngài liền x̣e bàn tay phóng lên không trung, để phá tan tất cả và thu Chân Không vào một mối! Giáo lư của các ngài đă đạt tới mức Thượng thừa! Tôi xin bái phục, và cũng xin hẹn ngày sau tái ngộ."
Người khách bỏ đi rồi, th́ chỉ một lát sau người em hùng hổ chạy tới:
- "Đâu? Hắn đâu rồi?"
- "H́nh như đệ đă thắng hắn rồi phải không?", người anh hỏi.
- "Thắng cái khỉ khô! Đệ sắp cho hắn một trận bây giờ đây này..."
Người anh ngạc nhiên hỏi nguyên do.
Người em trả lời, giọng ấm ức:
- "Huynh có thể nào tưởng tượng, hắn hỗn xược đến thế này là cùng. Đầu tiên, hắn mỉm cười chế riễu đệ, và giơ một ngón tay lên chê là đệ chỉ có một mắt. Đệ cố nén giận, v́ nghĩ dù sao ḿnh là chủ, hắn là khách, cũng nên giữ lễ với hắn một chút. Nên đệ giơ hai ngón tay lên mừng cho hắn c̣n đủ hai mắt. Nhưng quá quẩn thay! Hắn lại giơ lên ba ngón tay, ư nói cả hai người cộng lại cũng chỉ có được ba con mắt! Tới đó, đệ không c̣n chịu nổi nữa, liền vung tay lên định ban cho hắn một chưởng th́ hắn vùng bỏ chạy mất..." (*)
Lời b́nh của Nguyên Si
Tục ngữ ta có câu: "Ông nói gà, bà nói vịt", thiết tưởng rất thích hợp với câu chuyện trên đây. Nhưng gà với vịt c̣n có thể nấu nướng như nhau, chứ Phật Pháp Tăng và con mắt chột của nhà sư th́ làm sao mà bỏ chung vào một ḷ được? Cũng v́ vậy mà trong chùa nọ suưt xẩy ra một trận đấu chưởng kinh hồn!
Nguyên Si tôi le lưỡi, lắc đầu, găi tai, mà than thở: Ôi! cuộc đối thoại trên có phải chăng là một cuộc đối thoại giữa hai nhà sư đi t́m Chân Lư, hay rốt cục cũng chỉ là hai cuộc độc thoại của hai tâm hồn bị ám? Sự cảm thông giữa những con người mới thật là khó khăn thay! Cũng như mỗi khi bàn chuyện Thiền, Nguyên Si muốn nói bao nhiêu điều với độc giả. Nhưng nặn óc ra lời rồi, mà ng̣i bút những ngập ngừng trên giấy trắng, chẳng hiểu rồi đây độc giả có cảm thông cho hay chăng?
Thở than xong, th́ lại trộm nghĩ: phàm ở đời, muốn cảm thông nhau, th́ chỉ có hai cách là nói và không nói (theo nghĩa rộng).
Nói tức là dùng một phương pháp biểu tượng để diễn đạt tư tưởng của ḿnh. Thường t́nh, người ta dùng lời nói (ngôn ngữ), chữ viết (văn tự), hoặc nếu không nói không viết được (hay lười nói lười viết), th́ dùng dấu hiệu (hiệu ngữ). Nhưng trong trường hợp nào cũng dùng một cái này để chỉ định một cái kia. Do đó, thật là một phương pháp vô cùng thiếu sót, một chiếc cầu thông cảm mỏng manh và tạm bợ.
Xin kể một câu chuyện vui, xảy ra tại một trạm xe lửa bên Anh. Một bà già nghễnh ngăng hỏi người xếp ga:
- "Xe lửa đi Luân đôn mấy giờ mới tới và ngừng ở đây bao lâu, thưa ông?"
- "Thưa bà, từ hai giờ kém hai phút tới hai giờ hai phút (from two to two to two two)."
- "Chèng đéc ơi! Ông này nghễnh ngăng thiệt. Tôi có hỏi ông c̣i xe lửa kêu ra sao đâu mà ông cứ tu-tu hoài vậy."
Câu chuyện này nói rơ được sự thiếu sót của ngôn ngữ.
Nhưng dù mỏng manh thiếu sót, tạm bợ đến đâu chăng nữa, từ ngữ cũng là một phương tiện cần thiết để tiến lại gần Chân Lư, và gây cảm thông giữa những con người. Đă "nhập thế cục" th́ "bất khả vô văn tự"; ngày xưa Đức Phật cũng đă do dự nhiều trước khi thuyết pháp, nhưng rốt cục Ngài cũng phải dùng đến ngôn ngữ. Đối với người Phật tử, ngón tay của Ngài tuy không phải là mặt trăng, song phải lần theo mới thấy được mặt trăng; đến khi tới đầu ngón tay rồi, mới có thể từ bỏ ngón tay mà nhảy qua mặt trăng. Đó mới là giai đoạn phá bỏ mọi chấp trước vào văn tự, cũng như mọi phương pháp giả lập. Như vậy, tu Phật là cả một công tŕnh lâu dài, lần bước từ giai đoạn này qua giai đoạn khác, từ "hữu luận" qua tới "vô luận" rồi mới tới "duyên giác", đâu có phải một sớm một chiều mà đă thấu được lẽ Chân Không!
Riêng về các phương tiện diễn đạt tư tưởng hay t́nh cảm, th́ phải công nhận rằng lời nói và chữ viết đích xác, tinh vi hơn dấu hiệu nhiều lắm. Dùng dấu hiệu thay từ ngữ, tức là muốn trở lui về thời kỳ thượng cổ! Thật vậy, mỗi lời, mỗi chữ chỉ có thể chỉ định một vài khái niệm, trong khi đó mỗi cử chỉ có thể chở theo hàng trăm ngàn ư nghĩa, tùy theo trí tưởng tượng của con người, nhất là những con người bệnh hoạn, mê sảng, bị ám, như hai nhà sư trong câu chuyện nói trên. Nhà sư chột mắt mang nặng mặc cảm về sự chột mắt của ḿnh, nên nh́n đâu cũng ra sự chê bai, chế riễu: dù là giơ ngón tay hay vẫy ngón chân, vỗ bụng hay rung đùi, tất cả sẽ được thâu vào con mắt chột oái oăm. Nhà sư kia th́ lại bị ám ảnh bởi những giáo điều, nên nh́n đâu cũng ra giáo lư "cao siêu": một là Phật, hai là Pháp, ba là Tam Bảo, bốn là Tứ Đế, năm là Ngũ Minh, sáu là Lục Nhập, bảy là Thất Bồ Đề Phần, tám là Bát Chánh Đạo, v.v... (cứ như thế cho đến tận tám vạn bốn ngàn là Bát vạn tứ thiên Pháp Môn).
Như vậy, theo ư Nguyên Si, nếu có nói, th́ hăy tránh dấu hiệu, dùng ngôn ngữ, cho đích xác, cho hợp lư, cho thông dụng, tránh những từ ngữ mơ hồ - chỉ định rất nhiều mà thật ra không chỉ định ǵ cả. Nhất là cố gắng cởi bỏ mặc cảm, thành kiến trong khi đối thoại. Mới nói như vậy th́ cảm thấy dễ, nhưng thực hành mới thấy là khó vô cùng.
C̣n nếu không nói ? Nếu không nói, th́ tức là giữ im lặng. Im lặng cũng có thể cảm thông được. Hơn nữa, im lặng, nếu tuyệt đối, v́ không c̣n thuộc vào thế giới hiện tượng mà đi sâu vào bản thể, nên sẽ có thể dẫn tới Chân Lư tuyệt đối.
Nhưng phải kể đến những loại im lặng giả hiệu.
Điển h́nh cho loại im lặng giả hiệu đầu tiên là câu chuyện "đối thoại trong im lặng" trên. Các nhà sư trong câu chuyện đều hiểu sai chữ "tĩnh". Thật t́nh, họ không im lặng chút nào v́ chính tâm hồn họ c̣n bị xáo trộn bởi những mặc cảm, sự giận hờn, ḷng tranh chấp.
Loại im lặng giả hiệu thứ hai là loại lợi dụng cái im lặng trong sáng, để che đậy một cái im lặng vẩn đục. Ta nhớ tới người xưa đă có câu: "Kẻ cực hiền giống như kẻ cực ngu" hay "Người biết th́ không nói"... Thật vậy: kẻ cực ngu không biết ǵ hết nên dĩ nhiên phải im lặng rồi, c̣n người cực hiền th́ đâu thấy ǵ đáng nói nên giữ im lặng. - giữa hai thái cực, ngu và hiền đều lên tiếng nói. Nhưng ngu nói ngu, và hiền nói hiền, tương đối c̣n dễ nhận ra, chứ trong cái im lặng th́ làm sao phân biệt được người cực hiền với kẻ cực ngu? Có lẽ v́ vậy cho nên mới có lắm kẻ lợi dụng sự im lặng đó, như lợi dụng tinh thần "bất lập văn tự" (không dựa lên chữ nghĩa) của Thiền tông, để che đậy cái rỗng tuếch, ngu xuẩn của ḿnh! Than ôi! Nếu có phải than về Thiền tông, th́ Nguyên Si tôi sẽ than như vầy: Ôi! Thiền quả là một nơi lẫn lộn vàng thau; một nơi mà lắm kẻ bịp bợm tha hồ dựa lên tinh thần "vô niệm", "pháp chấp" mà tung hoành, lấn áp lên những tinh thần thanh tịnh, cao minh. Họ thẳng tay dán nhăn hiệu "Thiền" vào những lời nói, những hành động phi lư nhất, và dần dần "Thiền" sẽ có thể bị đồng hóa với "lẩn thẩn", "điên rồ"...
Nhưng c̣n im lặng thật sự? Im lặng thật sự, th́ c̣n ǵ đáng nói nữa...
Xin mượn, để kết luận, một bài thơ của Điều Ngự Giác Hoàng, sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, đời Trần, tả một cuộc "đối thoại" trong im lặng, đầy thi vị và giải thoát:
Dương liễu hoa thâm điểu ngữ tŕ,
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.
Khách lai, bất vấn nhân gian sự,
Chỉ bạng lan can khán thúy vi. (1)
Dịch thơ (Ngô tất tố):
Chim hót dễ dà, liễu tả tơi
Thềm hoa mây phủ bóng nhà dài.
Khách vào, chẳng hỏi niềm nhân sự,
Tựa bức lan can, chỉ ngắm trời.
Nguyên Si
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên


Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 4:09am | Đă lưu IP
|
|
|
cám ơn bạn Learner đă post bài này
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên

Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 18 May 2006 lúc 6:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Learner đă viết:
Lời b́nh của Nguyên Si
Thật vậy: kẻ cực ngu không biết ǵ hết nên dĩ nhiên phải im lặng rồi, c̣n người cực hiền th́ đâu thấy ǵ đáng nói nên giữ im lặng. - giữa hai thái cực, ngu và hiền đều lên tiếng nói. Nhưng ngu nói ngu, và hiền nói hiền, tương đối c̣n dễ nhận ra, chứ trong cái im lặng th́ làm sao phân biệt được người cực hiền với kẻ cực ngu? Có lẽ v́ vậy cho nên mới có lắm kẻ lợi dụng sự im lặng đó, như lợi dụng tinh thần "bất lập văn tự" (không dựa lên chữ nghĩa) của Thiền tông, để che đậy cái rỗng tuếch, ngu xuẩn của ḿnh! Than ôi! Nếu có phải than về Thiền tông, th́ Nguyên Si tôi sẽ than như vầy: Ôi! Thiền quả là một nơi lẫn lộn vàng thau; một nơi mà lắm kẻ bịp bợm tha hồ dựa lên tinh thần "vô niệm", "pháp chấp" mà tung hoành, lấn áp lên những tinh thần thanh tịnh, cao minh. Họ thẳng tay dán nhăn hiệu "Thiền" vào những lời nói, những hành động phi lư nhất, và dần dần "Thiền" sẽ có thể bị đồng hóa với "lẩn thẩn", "điên rồ"...
Nhưng c̣n im lặng thật sự? Im lặng thật sự, th́ c̣n ǵ đáng nói nữa...
|
|
|
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên

Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 18 May 2006 lúc 7:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Learner chỉ biết post bài cho các bạn tham khảo cho vui, hay dở, đúng sai tùy người đọc tự nghiệm lấy. Cám ơn các bạn.
TẮT ĐÈN
Có một anh mù lại thăm một người bạn đến khuya mới về. Người bạn trao cho anh ta một cái đèn.
- "Tôi cần chi tới đèn, anh ơi. Đối với tôi, ánh sáng cũng như bóng tối mà thôi", người mù buồn bă trả lời.
- "Tôi biết lắm. Anh chẳng cần đèn để ḍ đường đi. Nhưng có đèn anh sẽ đỡ bị người khác đâm vào anh. Vậy anh cứ cầm lấy đi."
Người mù cầm đèn mạnh dạn bước đi. Nhưng chẳng bao lâu, có kẻ đâm thẳng vào anh ta.
- "Ô hay! Đi đứng phải coi chừng một chút chứ. Bộ ông không nh́n thấy ánh đèn của tôi sao?"
Người lạ mặt trả lời chậm răi:
- "Này ông bạn ơi ! Đèn ông bạn đă tắt từ lâu rồi..." (*)
Lời b́nh của Nguyên Si (trích Chim Việt Cành Nam)
Chắc hẳn sẽ có kẻ đa sầu đa cảm đọc chuyện này mà động mối thương tâm, trách ta sao lấy sự tàn tật của người đời mà làm tṛ cười cho thiên hạ. Ta xin gạt nước mắt cho người, và đáp : luân lư hay phi luân lư đều không có chỗ đứng trong chuyện Thiền.
Dĩ nhiên vẫn có những kẻ tŕnh bày hay hiểu chuyện Thiền như những bài học luân lư, lại có kẻ khác rêu rao rằng Thiền là một hệ thống triết lư hoàn toàn phi luân lư, phi đạo đức, phi nhân bản, phi vân vân. Ta thấy thật chẳng khác chi một đằng trói buộc Thiền lại bằng một sợi dây khô cằn, cứng nhắc, một đằng ném tung Thiền lên thượng tầng không gian, để rồi nhào xuống... hố thẳm của tư tưởng. Hơn nữa, chưa thấu được lẽ Không mà đă bài bác tất cả, ta e ngại rằng thái độ đó chẳng là kiêu ngạo lắm thay!
Cho nên vấn đề luân lư hay phi luân lư thường đưa tới cố chấp hay ngạo mạn, cả hai đều trái ngược với tinh thần Thiền vậy.
Chuyện Thiền thường có giá trị biểu tượng, cho nên "mù" ở đây phải hiểu theo một nghĩa rất rộng, chẳng những bao gồm những kẻ không có mắt, mà c̣n gồm những kẻ "có mắt không ngươi", những kẻ tuy giác quan đầy đủ, nhưng nhận thức vẫn sai lầm. Nói như vậy th́ câu chuyện trên xảy ra mỗi ngày, và ở mọi nơi, chẳng có chi là hiếm lắm thay!
Nhận định sai lầm đầu tiên của kẻ mù là khi được người bạn trao cho cây đèn, anh chỉ nghĩ đến một mặt của cái dụng, tức là soi đường cho anh đi. Anh quên rằng cây đèn c̣n có thể soi sáng anh như soi sáng một đồ vật, để kẻ khác nh́n thấy mà tránh anh. Ôi, chẳng qua là chấp ngă quá mà thôi! Kẻ ngu si luôn luôn coi ḿnh như trung tâm của vũ trụ, như chủ thể của mọi tiếp xúc. Có biết đâu rằng ḿnh cũng chỉ là một sự vật trong thế giới tương quan, một đối tượng cho một chủ thể khác.
Ta chợt nhớ tới mùa hè trong thư viện, thường có những kẻ cởi giày cho mát mẻ đôi chân. Chủ thể được mát mẻ, nhưng có biết đâu rằng đôi chân cũng là một đối tượng gây nhiều "khó khăn" cho những kẻ khác?
Sai lầm thứ nh́ của kẻ mù là khi có cây đèn rồi, th́ lại chấp chặt vào ư niệm đèn sáng, cho nên quên rằng cây đèn có thể tắt đi. Ôi ! c̣n ǵ dễ lu mờ, dễ tắt hơn ngọn đèn đang sáng tỏ? C̣n ǵ tiêu biểu hơn cho tính vô thường của vạn vật, như trong kinh Kim Cương Bát Nhă Ba La Mật Đa, đă có nói:
"Hăy coi thế giới biến ảo này như một ngôi sao mờ dần buổi b́nh minh, một chiếc bọt trên gịng sông, một ánh chớp trong đám mây hè, một ngọn đèn le lói, một bóng h́nh, một giấc mộng."
Lư do của sự chấp thường là thiếu sót hai thái độ thực nghiệm và phương tiện thường được đề cao trong đạo Phật.
Thái độ thực nghiệm tức là t́m cách sống gần sự vật, để cho ư niệm của ḿnh về sự vật phù hợp trong mỗi giây phút với sự vật. Như trong câu chuyện, nếu không nh́n thấy ánh sáng th́ anh mù vẫn có thể dùng giác quan khác để biết đèn sáng hay đèn tắt, chẳng hạn như lấy tay đo nhiệt độ của cây đèn. Không có thực nghiệm th́ con người sẽ chấp vào một ư niệm của ḿnh, một ư niệm tách rời sự vật.
Thái độ phương tiện nghĩa là hiểu rơ phương tiện, và hiểu rằng phương tiện không phải là chân lư, rằng ngón tay (chỉ mặt trăng) không phải là mặt trăng. Người mù trong câu chuyện không hiểu phương-tiện-đèn là ǵ, không hiểu chức năng của nó. Ta lại nghĩ đến những kẻ chấp nhận chủ thuyết này nọ, mà không hề thấu hiểu rằng những chủ thuyết đó chỉ là những phương tiện cần phải được ứng dụng tùy theo hoàn cảnh.
Nhưng cái nguy hại nhất của sự mù ḷa, ngu dốt, không phải do chính sự ngu dốt này mà do những bộc phát t́nh cảm từ đó đưa tới. Nghĩ rằng ḿnh mù ḷa đưa tới mặc cảm tự ti, sự buồn bă, chua xót, trách đời. Nghĩ rằng ḿnh có ánh đèn che chở đưa tới thái độ ngạo mạn, hung hăng, gây gổ. Ta thấy vậy mà chép miệng than rằng : Ôi ! trên thế giới này, những kẻ trái lư, sai lầm, ngu si, đần độn nhiều lắm thay ! Chỉ khác với câu chuyện trên là khi nghe nói "đèn tắt rồi", người mù liền tỉnh ngộ, trong khi đó nói lên sự thật cho những kẻ "có mắt không ngươi" lại như chế dầu vào lửa, càng làm cho họ thêm hung hăng...
Bàn về thiên hạ măi rồi, Nguyên Si mới vỗ đầu chợt nhớ tới ḿnh vốn cũng là một phần của thiên hạ. Ôi! đa tạ đức sinh thành đă đặt tên cho ta là Nguyên Si. Mỗi lần ta tự gọi tên, cũng là một lời tự nhủ : Si ơi là Si ! Ngu ơi là ngu... Chân lư th́ vô cùng tận mà tâm trí ta th́ bé nhỏ vô cùng. Chẳng khác chi kẻ mù với một cây đèn đă tắt.
Thế rồi, từ khiêm tốn ta đi tới buồn lo, lo măi rồi th́ đi kiếm sách đọc, kiếm sách đọc th́ gặp một bài thơ của Thiền sư Vạn Hạnh, ư nhị vô cùng :
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy, vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Tạm dịch là :
Sự vật như bóng chớp, có rồi lại không
Cây cối vào xuân th́ tươi, đến thu lại khô
Mặc kệ thịnh suy xoay vần, không lo sợ ǵ
Thịnh suy chỉ như hạt sương trên đầu ngọn cỏ.
Ôi ! Sự vật như bóng chớp, như hạt sương, như bèo bọt. Có không hay thịnh suy chỉ là hai trạng thái của một sự vật biến chuyển, hai trạng thái do tâm ta phân biệt mà thôi.
Có chi mà lo sợ buồn rầu, có chi mà kiêu ngạo hung hăng?
Phải rồi ! Anh bạn mù ơi, độc giả mù ơi ! Đừng có lôi thôi nữa.
Hăy tắt đèn trên câu chuyện này đi, mà ra gịng sông nh́n bọt nước vỡ tan, ra cánh đồng nh́n hạt sương bốc theo làn gió ấm.
Nguyên Si
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|