Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 188 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Tử Vi, Phong Thủy & Nghiệp Báo Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tiendong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 1 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:17am | Đă lưu IP Trích dẫn tiendong

Tử Vi, Phong Thủy & Nghiệp Báo

 

Có người nói Tử Vi(horoscope) là một bộ môn của Thiên Văn Học (cosmography), nên rất chính xác. Nhờ nghiên cứu vị trí những ngôi sao ở thời điểm mới sanh(lọt ḷng mẹ), nên có thể giải đoán không sai cho từng người, từng giai đoạn của cuộc đời, biết trước những việc xấu để tránh, việc tốt để làm, hầu đem lại lợi lạc tối đa.
Nhưng có những người khác lại đặt trọn niềm tin vào địa lư hay Phong thủy; với việc t́m được Long mạch để đặt mồ mả tổ tiên, hoặc phương hướng nhà cửa là quyết định cho sự thịnh suy của môt gia đ́nh, một gịng họ.
Quan niệm của một số người hiểu được luật Nhân Quả, Nghiệp Báo th́ bảo rằng; Tử Vi, Phong Thủy chỉ là phần ngọn, c̣n gốc rễ của hạnh phúc hoặc khổ đau là Nghiệp Báo.
Vậy Nghiệp Báo là ǵ? Khoa Tử Vi và thuyết Phong Thủy có nằm trong Nghiệp Báo không? Vị nào đă xướng ra những thuyết nầy? 
A- Nghiệp Báo
Trước tiên, Phật đă nói về Nghiệp Báo. Ngay trong đêm Thành đạo, hồi canh ba đêm mồng tám tháng chạp cách nay 2591 năm. Ngài chứng đắc Túc Mạng Minh, biết rỏ tiền kiếp của ḿnh đă làm ǵ và phải chịu quả báo ra sao. Ngài c̣n dùng Thiên Nhăn Thông có thể trông thấy, những sự vật khác nhau, những chúng sinh sống trở lại trong nhiều cảnh giới khác nhau, mỗi người tùy theo Nghiệp hay Hành Động có Tác Ư của ḿnh gồm có: Thân(Kaya kamma), Khẩu (Vaci kamma) và Ư nghiệp (Mano kamma) để sẽ nhận lấy Quả (Kamma vipàka) Lành hay Dữ ở những kiếp sau. Ta hăy theo dơi nghiệp báo cuả một người từ lúc mới chết cho tới khi tái sanh trở lại ở một kiếp khác.
Từ lúc con người mới chết, cho đến 49 ngày gọi là Thân Trung Ấm (T. T. Â). Trong Phật Giáo Đại Thừa, nêu ra T. T. Â. là một người đă chết mà sự sống nơi thân vật lư không c̣n tồn tại, nhưng vẫn tồn tại sự sống trong thế giới vô h́nh. Cái Ngă nơi T. T. Â. vẫn là cái Ngă nơi thân vật lư. Trước khi chết, người nầy tên là cậu Hai, con ông Ba th́ ở T. T. Â. người nầy vẫn thấy ḿnh là cậu Hai con ông Ba. Cho đến khi sau 49 ngày, phần tâm thức tùy theo phước hoặc là nghiệp báo mà đi đầu thai vào một trong sáu cảnh giới: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Súc Sanh và Ngă Quỷ th́ T. T. Â. mới tan biến. Sự sống được thành h́nh ở một bào thai mới lúc cái Ngă cũ chấm dứt hoàn toàn theo sự tan biến của T. T. Â. Trạng thái tan biến nầy, luôn luôn đồng thời với cái lúc Tinh Trùng của cha lọt vào Noăn Cầu của mẹ, theo kinh tạng Nguyên Thủy gọi là:
- Khi tử tâm tối hậu chấm dứt th́ kiếp sinh thức tối sơ xuất hiện.
Cái Ngă cũ đă hết, cho nên người nầy không c̣n thấy ḿnh là Cậu Hai con ông Ba nữa. Chuyện kiếp trước bị quên. Người này mang một h́nh hài mới, tên họ mới, thân phận mới do Nghiệp đă tạo sẵn, nên kiếp sống tới của một người sẽ sinh vào một gia đ́nh nào là điều chắc chắn không có ǵ thay đổi được. Lúc tử tâm tối hậu chấm dứt cũng là lúc tinh trùng lọt vào noăn sào và một kiếp sống mới bắt đầu trong h́nh thức một bào thai nhỏ bé mà mắt thường không thể trông thấy. Trong 500 triệu tinh trùng của người cha có những tinh trùng chỉ mang Nhiễm Thể X, nếu kết hợp với tiểu noăn sẽ cho ra một bào Thai Nữ. Có những tinh trùng mang Nhiễm thể Y nếu kết hợp với tiểu noăn sẽ cho ra một bào Thai Nam, nhưng do Nghiệp của chính người đó sẽ mang thêm Nam hay Nữ nên khiến cho tinh trùng loại nào sẽ lọt vào tiểu noăn. Lúc tiểu noăn thụ tinh, các Nhiễm Sắc Thể của tinh trùng và của Trứng phối hợp thành 46 cái, một số lượng cần thiết để sự sống có thể xuất hiện. Con người lúc bấy giờ mặc dù chỉ là Một Tế Bào, nhưng Nghiệp Báo đă bao trùm lấy nó, v́ những Nhiễm Sắc Thể của người cha và người mẹ đă định đoạt giới tính, màu tóc, màu mắt cũng như vóc dáng của hài nhi tương lai, cũng chính Nhiễm Sắc Thể này khiến đứa trẻ được sinh ra trở thành một vĩ nhân hay môt kẻ ngu đần. Những Nhiễm Sắc Thể có h́nh xoắn, giống như một dây ngọc, hoặc một dây có thắt nơ có chứa hàng ngàn phân tử di truyền GENE, cấu trúc bởi DNA(Deoyribo Nucleic Acid), một chất hóa học chứa đựng bí mật về sự sống và sự sinh trưởng của con người, hiện nay các nhà khoa học đang t́m cách giải mă từng chi để biết được nhiệm vụ của chúng một cách chắc chắn. Những Nhiểm Sắc Thể chứa hàng ngàn phân tử di truyền có nhiệm vụ rỏ rệt trong từng giai đoạn của việc sinh trưởng mỗi phân tử di truyền khác. Một số phân tử di truyền ấn định màu mắt, một số khác ấn định về màu da và một số nữa ấn định về chiều dài của xương. Con người hưởng thụ phân nửa nhiễm thể của cha và phân nửa của mẹ, tổng cộng là 46, sự kiện này là nguồn gốc của sự khác biệt giữa những cá thể trong nhân loại khi những cặp Nhiễm Thể của tiểu noăn được phân làm hai th́ sự Ngẫu Nhiên theo Luật Nghiệp Báo bí mật chi phối, sẽ định đoạt Nhiễm Sắc Thể nào sẽ bị loại bỏ. Do đó người phụ nữ có thể truyền lại cho con ḿnh kể cả vóc dáng, trí khôn hoặc bịnh tật từ tổ tiên và cũng chính sự ngẫu nhiên theo Nghiệp sẽ phân chia và chọn lựa Nhiễm Sắc Thể của tiểu noăn và của tinh trùng có thể được phân chia theo 8 triệu kiểu khác nhau, chính NGHIỆP của đứa bé sắp xếp cuộc tạo dựng quan trọng này, đầu tiên NGHIỆP của đứa bé đă qui định nó sẽ là con của bậc cha mẹ nào để có thể nhận lấy tính di truyền và sức khoẻ, trí khôn, h́nh dáng của ḍng họ đó, rồi NGHIỆP tiếp tục chi phối phân chia các chi để cho nó có những tính chất khác hẳn với anh chị em cuả nó. Ở đây luật Nghiệp Báo đă tḥ tay sắp xếp từng GENE cho đứa bé khi tinh trùng đă được kết hợp với tiểu noăn, một tâm thức tối sơ xuất hiện, lúc này đồng thời với cái chết thật sự ở thân cũ. Trước khi tinh trùng kết hợp với noăn mỗi bên đă có 23 cặp Nhiễm Sắc Thể chứa đựng các GENES, các phân tử DNA ấn định sự phát triển về sau các Nhiễm Sắc Thể đă tạo thành một vùng không gian tâm linh vô cùng nhỏ nơi GiAO TỬ (trứng hoặc tinh trùng), nhưng chưa đủ để gọi là tâm thức tối sơ. Tính chất tinh thần của tinh trùng hay tiểu noăn quá ít ỏi và đơn giản nên không đủ để định nghĩa đó là một người. Chỉ khi nào tiểu noăn và tinh trùng đă kết hợp năng lực tâm linh tại đó được nhân bội lên, v́ đó đă được h́nh thành các GENES các đoạn phân tử DNA để ấn định sự phát triển của năo bộ, lúc đó tâm thức tối sơ của một người mới thực sự h́nh thành, tâm thức này càng lúc càng phát triển phức tạp, dần dần theo sự phát triển của tế bào năo. Ban đầu phôi trứng đă thụ tinh, dường như chỉ có một tâm thức tối sơ cao cấp hơn bản năng sinh tồn của một tế bào b́nh thường một chút, đến khi các tế bào phát triển theo hai cơ cấu thần kinh động vật và thực vật theo hai bán cầu theo các trung khu. Lúc đó tâm thức cũng phát triển theo hai cơ cấu Ư THỨC và VÔ THỨC. Qua hai tháng, năo bộ đă phát triển hoàn chỉnh với 15 tỷ tế bào. Ư THỨC và VÔ THỨC đă dược thành lập xong, tuy nhiên năo bộ vẫn hoạt động thầm lặng, đơn giản. Bào thai ngủ nhiều hơn thức, thỉnh thoảng bào thai cũng thức dậy vui đùa chút ít rồi lại ch́m vào giấc ngủ say sưa. Nhưng nơi cái năo bộ trinh trắng đó, thật đă mang đủ các mầm mống THIỆN ÁC phức tạp được Ư NGHIỆP đời trước tạo nên. Những tư tưởng đời trước đă qui định nhân cách, tính t́nh cho đời sau. Một số người nghĩ rằng nếu tư tưởng đời trước tạo ra tư tưởng đời sau, vậy phải chăng có một loại tâm thức nào đó không bị tiêu diệt theo cái chết, đă giữ nguyên các hạt giống tư tưởng của đời trước để nhập qua bào thai mới và như vậy người thông minh sẽ tiếp tục thông minh, kẻ ngu dốt sẽ tiếp tục ngu dốt. Thật ra, nghĩ như vậy cũng đúng nhưng chỉ một phần nhỏ thôi, tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậỵ. Bởi v́ theo quan điểm của Phật Giáo đời sống của vạn loại không phải hiện hữu và chấm dứt trong một vài đời, mà là triền miên vô tận. V́ thế có thể một người đời trước là một bác học, nhưng ông luôn đố kỵ với những kẻ có tài v́ sợ họ giỏi hơn ḿnh, kiếp sau ông là một người ngu dốt. Có thể một người nông dân ít học, nhưng ông biết lo lắng việc học hành của con cái, thường hay phụ giúp xây cất trường học trong làng, kiếp sau ông là một người thông minh, học giỏi. Không có tâm thức nào rời thân cũ, nhập qua thai mới để mang theo các hạt giống tư tưởng cũ. Chỉ có luật NGHIỆP BÁO tự trong bản thể qui định tất cả. Nếu đời này chúng ta có được tư tưởng tốt lành, nhân cách đáng kính, chỉ bởi đời trước chúng ta thường xuyên ta thán một bậc thánh nào đó, hơn nữa chúng ta thường tâm nguyện cho đạt được sự cao cả của vị thánh nhân đó. Luật NGHIỆP BÁO sắp xếp tất cả mà không bị ngăn cách bởi không gian, v́ trong bản thể tất cả vị trí đều chung một chỗ nhưng không lẫn lộn với nhau. Trong thế giới sinh vật, người ta quan sát thấy những hiện tượng biến dị không theo một truyền thống, ví dụ trong một bầy chim lông vàng lại xuất hiện con chim lông xám măc dù chúng cùng một sự di truyền từ cha mẹ. Những biến dị này, có nhiều nguyên nhân, hoặc do môi trường, nhiệt độ, hóa chất, tâm lư... Trong loài người cũng vậy, không phải hễ là anh chị em th́ phải giống nhau, sự biến dị lạ lùng đă khiến cho anh chị em vẫn có sự khác về h́nh dáng, tài năng. Ở đây chính NGHIỆP RIÊNG đời trước đă đạo diễn nên sự sai khác này. Họ có duyên làm anh chị em với nhau nhưng vẫn cưu mang NGHIỆP RIÊNG BIỆT cuả ḿnh từ vô lượng kiếp trước, rồi thêm nữa GENE không phải là đại biểu cho LUẬT NGHIỆP BÁO, nó cũng chỉ là một móc xích trong chuổi nhân quả mà thôi. Ví dụ một người bị dư một nhiễm sắc thể, 47 thay v́ 46 như mọi người, nên mắc hội chứng đau. Người này ngu đần, yếu ớt, mặt mày biến dạng. Chính do NGHIỆP đời trước, nên trong quá tŕnh tạo thành trứng hoặc tinh trùng của cha mẹ, một giao tử đă dư một Nhiễm Sắc Thể để dành tặng cho kẻ xấu số kia, đúng vào lúc trứng đó rụng, nó được thụ tinh và đứa bé ra đời với định mệnh khắc nghiệt. V́ là bệnh trong Nhiễm Sắc Thể nên rất khó chữa.  Biết đâu sau này do phúc của người bệnh đến lúc tốt đẹp, y học sẽ t́m ra một phương pháp bỏ bớt một Nhiễm Sắc Thể tai hại kia. Các nhà khoa học đang lần ṃ vào từng GENE để thay đổi số phận con người, những người bịnh do GENE tức là do NGHIỆP CỐ ĐỊNH, khó chuyển. Biết đâu đến khi đủ phúc, y học sẽ can thiệp vào GENE để chuyển NGHIỆP cho họ. Chỉ có một cái cố định là LUẬT NGHIỆP BÁO, một NGHIỆP chắc chắn sẽ có một quả báo, phần c̣n lại là do mỗi chúng ta tự chọn cho ḿnh loại quả báo nào bằng cách gây NGHIỆP ra sao. Nếu muốn cuộc đời ḿnh được nhiều tốt đẹp hăy cố gắng tạo nhiều nhân lành và gạn lọc tư tưởng của ḿnh thường xuyên. Nếu NGHIỆP đă in dấu lên diện mạo của một người th́ NGHIỆP cũng in dấu lên thời điểm ra đời của người đó.
B- Khoa Tử Vi
Khoa Tử Vi xuất hiện từ luận cứ này vào đầu nhà Tống, ngài Hi Di Trần Đoàn đă khám phá ra phương pháp lập một Lá Số Tử Vi, dựa vào Ngày Giờ sinh của một người. Hơn một trăm ngôi sao, sắp xếp quanh 12 cung. Các Ngôi Sao đó phối hợp lẫn nhau để nói cái tính chất nào đó, nhưng kỳ thực chúng chỉ là một Kư Hiệu, một Mật Mă mà thôi (trong Thiên Văn Học không có tên những v́ sao này). Sự phối hợp các mật mă đó mới làm thành một Câu Văn, một Ư Nghĩa đầy đủ. Ví dụ như trong  khoa Tử Vi nói rằng: Liêm Trinh, Tham Lang đóng tại Cung Tư. Hợi th́ khó thoát khỏi được H́nh Ngục, hoặc sao Ân Quang, Thiên Quư đóng tại cung Sửu Mùi th́ Lừng Danh Thiên Hạ.
Các nhà Tử Vi chỉ chú trọng vào Quả Báo mà không để ư đến Nghiệp Nhân, chứ thật ra khi Quả Báo hiện diện tức là Nghiệp Nhân đă có mặt. Nếu Lá Số Tử Vi nói rằng người đó giàu có, th́ có nghĩa rằng người đó đă từng bố thí rất nhiều trong quá khứ. Nếu Lá Số Tử Vi nói rằng người đó sẽ gặp thất bại th́ nó cũng có những Ngôi Sao hay kư hiệu để nói lên rằng người này có tính xấu, ít kiên nhẫn, hẹp ḥi v.v..
C- Phong Thủy
Một khoa thuật khác cũng được chú ư là khoa Địa Lư hay Phong Thủy. Trong lịch sử cổ đại Trung Hoa từng xuất hiện một phong tục, tập quán hết sức phổ biến, một tín ngưỡng có tính cách truyền thống, gắn liền với quan niệm cho rằng, việc chọn đất mai táng tổ tiên(âm trạch) Cũng như chọn đất làm nhà cho người sống(dương trạch), có quan hệ mật thiết với cuộc sống, tồn vong, họa phúc của con cháu và những người đang sống. Người ta thường nói:
- Táng Tiên Âm Hậu
Tức là:
- Chọn đất mai táng để tổ tiên phù hộ cho con cháu hưởng phúc lộc.
Tất cả hoạt động có liên quan đến việc chọn đất mai táng, hoặc đất làm nền nhà được người xưa gọi là Thuật Phong Thủy(Địa Lư). Phong Thủy với ư nghiă chỉ những hoạt động chọn đất mai táng, hoặc đất làm nền nhà cũng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn về sau vào thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều(thuộc thế kỷ III, IV, V, VI) là giai đoạn thuyết Phong Thủy gắn liền với tên tuổi của Quách Phác và trước tác nổi tiếng do ông soạn là Táng Thư hoặc được gọi là Táng Kinh. Ở đời thượng cổ, vào các triều đại Hạ, Thương, Chu; người ta gọi các hoạt động Phong Thủy là Tướng Địa, Tướng Trạch với ư nghĩa bói quẻ để chọn đất cư trú hoặc đất mai táng.
Trong lịch sử ông Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích khái niệm Phong Thủy và từ đó thuyết Phong Thủy trở nên cơ sở lư luận ổn định và phát triển. Trong Táng Thư, Quách Phác viết:
- Việc mai táng là để tích tụ Sinh Khí. Sinh Khí nhân gặp Gió th́ tan đi, gặp Nước ngăn th́ dừng lại. Ư cổ nhân muốn qui tụ Sinh Khí không cho nó tản đi, khiến cho nó phải dừng lại. V́ vậy gọi là thuật Phong Thủy. 
Nhưng Sinh Khí là ǵ? Sinh Khí theo sự giải thích của sách Lă Thị Xuân Thu là do Dương Khí thịnh mà phát tiết ra. Sinh Khí là cái nguyên tố đem lại sức sống cho mọi sinh vật, là cái khí làm cho mọi vật nẩy nở và sinh trưởng. Sinh Khí luôn tồn tại và vận hành trong ḷng đất. V́ vậy, việc mai táng cũng phải đưa Sinh Khí trở về với hài cốt. Nơi tích tụ nhiều Sinh Khí là đất có Long Mạch. Ngôi đất chọn làm Âm Trạch (mai táng tổ tiên) hay Dương Trạch(nhà ở của người sống) được gọi là có nhiều Sinh Khí nếu phía sau nó dựa lưng vào ngọn núi cao, được gọi là Chủ Phong, bên trái có núi gọi là Thanh Long, bên phải có núi gọi là Bạch Hổ, hai núi này, đứng hộ vệ chầu về núi chính, tạo thành ṿng tay che để chống những luồng Ác Phong (gió độc), bảo vệ cho Sinh Khí không bị gió xua tan. Phía trước Âm Trạch hay Dương Trạch cũng được một ḥn núi nhỏ án ngữ gọi là Án Sơn... c̣n có rất nhiều những Thủ Pháp chuyên môn những bí quyết nhà nghề rất phong phú, phức tạp và nhiều khi Thần Bí nữa).
Nói một cách đơn giản về Phong Thủy, khi nh́n phong cảnh chung quanh một ngôi nhà, một ngôi mộ, Nhà Địa Lư có thể biết được vận hưng, suy cuả một gia đ́nh, ḍng họ đó, gắn liền với Sinh Khí, Long Mạch tốt hay xấu. Chúng ta chưa vội phủ nhận hiệu quả của Khoa Phong Thủy, chỉ cho rằng nếu quả thực việc táng mả hay làm nhà ở vị trí tốt, khiến cho con cái phát đạt th́ nó cũng không nằm ngoài Luật Nghiệp Báo. Chỉ người có Phúc, có Âm Đức, có Nghiệp Lành mới sinh vào gia đ́nh được Âm Trạch tốt, Dương Trạch khá, c̣n những người khổ công t́m Đất mà thiếu Thiện Nghiệp lại phải sinh qua ḍng họ khác bỏ Khu Đất tốt cho người khác hưởng hoặc giả, nhiều người thiếu Phước Đức, có t́m được Long Mạch cũng kẻ khác có Tiền, có Thế Lực hơn chiếm mất. Trong sử,  không thiếu những chuyện cưỡng đoạt này. Chu Nguyên Chương(Minh Thái Tổ) sai dời Tường Sơn Tự để xây Hiến Lăng cho ḿnh. Phụ thân vua Quang Tự nhà Thanh là Thuần Thân Vương cho xây lăng tẩm trên Pháp Vân Tự, ngôi chùa này có từ đời Đường vốn Đắc Địa và được nhiều Phật Tử sùng kính.
Cũng v́ hiểu được điều này nên các nhà Địa Lư đă khuyên: TIÊN TÍCH PHÚC, NHI HẬU TẦM LONG (trước phải chứa PHÚC ĐỨC, sau mới t́m Long Mạch) hoặc:
- Phong thủy nhân gian bất khả vô
Toàn bằng âm chất lưỡng tương pḥ
Phú quí nhược tùng phong thủy đắc
Tái sinh Quách Phác giả nan đồ 
Phỏng dịch theo ư:       
- Phong thủy ở nhân gian chẳng phải là không có
Tất cả đều do Âm Đức giúp
Nếu chỉ theo Phong Thủy mà mong được Phú Quí
Dù Quách Phác có sống lại th́ ư đồ này cũng khó lắm.
Nói tóm lại NGHIỆP của mỗi người và của xă hội có liên quan đến Vạn Tượng, và quả thật nó biểu lộ ra bằng những dấu hiệu nào đó. Nhiều người đă để tâm và nghiên cứu các dấu hiệu này và thành h́nh những khoa thuật chuyên biệt như Tử Vi và Phong Thủy ..v..v... Ấn Độ và Trung Hoa là nơi có nhiều khoa thuật loại này hơn cả. Tuy nhiên nếu hiểu Nghiệp Báo rồi, chúng ta chỉ b́nh tâm Tu Dưỡng Đạo Đức và Tạo Nghiệp Lành, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp. Đó là lư do tại sao trong Đạo Phật không chú trọng đến các khoa thuật như trên mặc dù nó không phải hoàn toàn vô lư như một số người đă phủ nhận
Quay trở về đầu Xem tiendong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tiendong
 
tiendong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 2 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:22am | Đă lưu IP Trích dẫn tiendong

Giải Tỏa Phiền Giận

I- Duyên Khởi
Tâm lư chung, thường th́ mỗi khi đến những nơi đông người, nhất là ở các Chùa thường thường gặp phải những t́nh trạng trách cứ, hờn mát, v́ nghỉ rằng người ta chê ḿnh ăn mặc xoề x̣a nên lơ là, tránh xa.... cho nên buồn và giận. Nhưng khi t́m hiểu ra th́ sự hờn giận nầy  chỉ v́:
- Một lời nói vô t́nh của một người nào đó,
- Một cử chỉ thiếu nhă nhặn của một người nào đó
- Một hành động vô ư của một người nào đó,
- Hoặc do t́nh ư không thích tham gia vào một việc ǵ đó rồi tưởng tượng, tự phóng đại để có lư do giận hờn.
Nhưng thực sự không chắc người kia đă có thái độ hay suy nghĩ như ḿnh tưởng.
Nguyên nhân giận chỉ v́ hiểu lầm, nếu không giải tỏa kịp thời sẽ trở thành nội kết, và hiềm hận lâu dài. Cứ như thế mà có khi nếu ḿnh hiểu lầm người th́ ḿnh lên án người ta. Nếu người ta hiểu lầm ḿnh th́ người ta lên án ḿnh. Sự lên án nầy cũng tùy theo người
- Có người họ chỉ trách móc nhẹ, để có lư do giận hờn.
- Có người v́ vô minh sanh tâm sân hận nên đến chỗ nầy chỗ kia loan truyền những tin không có thật để bôi bát.
- Có người giận quá nên muốn cho mọi người giận dùm với ḿnh. Một khi cơn giận đến độ không kềm chế được nữa th́ phỉ báng, mắng nhiết hô hào tẩy chay.
- Có người có sáng kiến thâm độc hơn, và họ tự cho là hay bằng cách xử dụng những phương tiện tối tân như: Báo chí, truyền thanh để bôi bát nhau, để lên án lẫn nhau.
Chung quy là v́ những cái ḿnh muốn mà người kia không thỏa măn cho ḿnh, hoặc người kia muốn mà ḿnh không thỏa măn cho họ. Hoặc v́ ḿnh hiểu lầm người, hoặc là người hiểu lầm ḿnh hoặc vô t́nh hoặc cố ư.
Thời nào cũng có những người hiểu lầm, ở đâu cũng có những người hiểu lầm. Những nguyên nhân:
             1- V́ thiếu thông minh mà hiểu lầm,
             2- V́ thiếu thiện chí mà hiểu lầm,
3-     Cố ư hiểu lầm.
Đó là sự thực muôn đời. Đối với sự hiểu lầm ta phải đối xử như thế nào? Đó là điều được nói tới phần cuối của buổi pháp hôm nay.
             Ngày xưa khi Phật c̣n tại thế cũng bị hiểu lầm.
Họ nói:
             - Sa Môn Gotama chủ trương thuyết hư vô, tuyên dương chủ nghĩa hoại diệt, trong khi chúng sanh là những thực thể có thật.
Th́ ra Phật đă nói rơ ràng Ngài không chủ trương thuyết hư vô đoạn diệt, vậy mà suốt hai ngàn sáu trăm năm nay, lúc nào cũng có người lên án Phật là giảng dạy đạo lư hư vô và đoạn diệt.
             Sự thật là giáo lư của Phật:
- V́ quá thâm sâu, trong khi con người phàm phu của chúng ta không đủ thông minh để hiểu nên dễ bị hiểu lầm.
- Cần sự thực tập hơn là lư thuyết, trong khi đó một con người phàm phu không có thiện chí thực tập nên rất dễ bị hiểu lầm.
- Giáo lư của Phật đă gây một sự ảnh hưởng rất sâu rộng trong quần chúng, nên họ cố ư hiểu lầm.
Điều rất dễ hiểu đó là: Tuy Phật không chủ trương chúng sanh là những thực thể không có thật, nhưng Phật đă nói những câu mà khi nghe người ta có thể hiểu là không có chúng sanh. Những câu ấy trong kinh Đại Thừa cũng có mà trong kinh Nguyên Thỉ cũng có. Ví dụ trong Kinh Kim Cương, Phật nói:
             - Nếu Bồ tát mà c̣n có ư niệm về chúng sanh th́ vị đó chưa phải là vị Bồ Tát đích thực.
             Phật giảng dạy giáo lư vô ngă, chúng sanh là loài hữu t́nh là do những loài vô t́nh kết thành trong quá tŕnh nhân duyên sanh khởi. V́ vậy, nếu xem loại hữu t́nh là một thể tồn tại biệt lập ngoài thế giới vô t́nh là một lầm lẫn lớn.
Thí dụ: Như thân của chúng ta, trưởng dưỡng bởi những vật thực, trong đó có hữu t́nh và vô t́nh.
Sở dĩ Phật nói như vậy là Ngài muốn cho ta vượt thoát ư niệm chúng sanh tướng là một trong bốn tướng:
             - Tướng Ta: Là muốn nói tới sự có ḿnh, và những vật sở hữu của ḿnh...
- Tướng Con Người: Thường th́ người ta nói: Con người là động vật khôn ngoan nhất trong các loài động vật.
V́ nghĩ như vậy cho nên:
* Người Bà La Môn Giáo họ thường tự hào là họ là người được sanh ra từ miệng của Đức Phạm Thiên cho nên họ nghĩ họ là người được ăn trên ngồi trước, c̣n những người khác là không có giá trị.
Chúng ta cũng thường thấy những người con trong một gia đ́nh, cha mẹ chắt chiu từng đồng cho con ăn học. Đến khi có được một số kiến thức chút đỉnh trở lại chê trách cha mẹ là thứ dốt nát quê mùa.
* Thỉnh thoảng chúng ta thấy có những người con được cha mẹ lo vàng lo bạc cho con vượt biển ăn học cho đến nơi đến chốn, đến khi cha mẹ qua sau, nơi xứ người ngôn ngữ không rành, bị con bỏ rơi th́ chớ mà c̣n nói: Con qua đây tự lo ăn học chứ cha mẹ có nuôi con ngày nào đâu mà tính công tính ơn.
* Chế độ phụ hệ trong xă hội Việt Nam của thời phong kiến thường coi đàn ông là rường cột trong gia đ́nh c̣n trong khi đó đàn bà không làm nên tích sự ǵ hết. Nên có câu: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
- Tướng Chúng sanh: Cố chấp tướng trạng chúng sanh nầy hay chúng sanh khác trong sáu nẻo. Cũng có những người cho là loài người là ḷai động vật thông minh nhất trong các loài động vật nên họ tha hồ tàn sát những sinh vật khác.... để mua vui
- Tướng Thọ Mạng: Kể về tuổi thọ, vắn số dài số ..v ..v .. Có những người v́ tin tưởng cúng tế thần linh sẽ được Đức Thần phù hộ sống lâu,
Theo Lục Tổ Huệ Năng ngài nói người tu hành cũng có bốn tướng:
1- Tướng Ta: Có một vị tăng tụng Kinh Pháp Hoa, đầu không lạy sát đất, v́ nghĩ rằng ḿnh tụng kinh nhiều. Có vị tưởng rằng ḿnh có tài năng, nên khinh ngạo mọi người. Ngày nay cũng có một số người được quần chúng thương mến ủng hộ cho ăn học, có được một số kiến thức nho nhỏ, ân không đền, nghĩa không đáp th́ chớ, c̣n trở ngược lại chưởi quần chúng là đồ ngu phu ngu phụ.
2- Tướng Người: Ỷ ḿnh là người tŕ giới chính chắn, tu hành tinh tấn, mà khinh chê những người phá giới biếng nhác ...
             3- Chúng Sanh Tướng: Chán chê sự khổ nơi chốn tam đồ, nên cứ nguyện sanh về cơi trên, nên quên tu trong hiện tại
             4- Tướng Thọ Mạng: Ḷng ưa muốn sống lâu nên siêng năng bố thí phóng sanh.... chấp pháp, trong khi đó chúng sanh đói khổ mà không giúp đỡ...
Mở miệng ra là bị hiểu lầm, nói là hiểu lầm, cười cũng bị hiểu lầm có khi mới vừa thấy mặt là hiểu lầm, cho nên trong truyền thống đại thừa, người học Phật thường hay lập lại câu nói của Phật:
- Trong bốn mươi chín năm tôi chưa từng nói ǵ cả.
Câu nói ấy chẳng qua chỉ có nghĩa là:
- Quư vị đừng có bị kẹt vào những lời tôi nói, những tiếng tôi dùng.
II- Đối Trị:
Để giải tỏa những phiền muộn, những lời mắng nhiết và phỉ báng, người học Phật phải có thái độ như thế nào?
A- Đừng tạo cho mọi người hiểu lầm về ḿnh:
Như trường hợp người bộ hành đi qua ruộng người ta trồng dưa th́ đừng có cúi xuống sửa giày. Đi qua vườn mận th́ đừng có đưa tay lên sửa mũ. Như vậy th́ người tu học chúng ta, cần nhất là phải ăn nói dè dặt trong ái ngữ, hành động, cử chỉ luôn trong chánh niệm.... Nếu trong trường hợp ḿnh đă cố gắng giữ ǵn lời ăn tiếng nói, làm việc trong tỉnh thức mà vẫn bị xuyên tạc, th́ chúng ta biết là oan nghiệp trong nhiều kiếp c̣n dư nên xin hăy đừng trách người, cũng đừng buồn phiền cho bản thân ḿnh mà phải thực tập vô ngă.
B- Thực Tập Vô Ngă:
Đức Phật dạy là phải thực tập Vô Ngă. Thực tập vô ngă th́ những vu cáo mắng nhiếc và phỉ báng sẽ không động tới ḿnh được. Thấy được tự tính vô ngă, ta sẽ thấy được nguyên tắc duyên sinh, hoặc thấy được nguyên tắc duyên sinh sẽ thấy được vô ngă, v́ duyên sinh và vô ngă là một. Vạn vật đều do nhân duyên sinh khởi v́ vậy không một vật nào có một tự thể riêng biệt và độc lập.
Do đó trước tiên ta phải tự đồng nhất ta với năm uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức nầy th́ những vu cáo nhiếc mắng và đánh đập ấy đâu có động tới được ta. Như trong kinh có một đoạn Phật hỏi các vị Tỳ Kheo:
- Nếu bây giờ đây, ở tại bên ngoài khu vườn nầy, có người đem tom góp cành khô và cỏ khô về đốt và sử dụng, th́ chúng ta có nên nghĩ là chúng ta đang bị người ta đem đốt và sử dụng không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Ấy vậy mà tại sao người ấy cứ giận ḿnh bôi bát ḿnh. Như thế chúng ta thấy người kia v́:
- Vô minh
- V́ không hiểu,
- V́ ganh tỵ và hận thù, nên đă có thái độ hằn học ấy.
Ta phải biết rằng người ấy đang là nạn nhân của:
- Hoàn cảnh gia đ́nh: Túng thiếu, hoặc đối xử không dồng dều nên gây gỗ....
- Bạn bè: Thiểu hiểu biết nên xúi dục ḿnh chạy theo đam mê...
- Học đường, văn hoá và xă hội.
Do những hoàn cảnh ấy đưa tới nhận thức ấy, và thái độ ấy.
Thấy được như thế ta sẽ có ḷng từ bi, ta sẽ không có lư do để trưởng dưỡng bản ngă của ta, ta sẽ thấy rằng chuyển đổi người ấy chưa đủ, ta phải chuyển đổi luôn:
- Hoàn cảnh gia đ́nh,
- Bạn bè
- Học đường, văn hóa và môi trường sống của người ấy.
Ta có trách nhiệm hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp về nhận thức và thái độ của người ấy.
Thấy được những điều kiện đưa tới nhận thức và thái độ của người ấy, ta mới thật sự thấy được người ấy và hiểu được người ấy.
Ta đă không giận dữ và trách móc người ấy mà c̣n t́m kiếm những phương pháp để giúp người kia thoát khỏi hoàn cảnh và nhận thức kia.
Nếu thấy được như thế, và thương được như thế th́ ta đâu c̣n thấy ta là đối tượng của sự vu cáo, nhiếc mắng, trách móc và phỉ báng?
Thấy được như thế và thương được như thế th́ dù có bị chửi bới, hoặc đánh đập, ta cũng có thể để ḷng thương xót mà không có một chút căm hận và oán thù.
Kết Luận
             Nếu chê bai và đánh đập đă không thể làm cho ta giận dữ và căm thù th́ cúng dường, lễ bái ca ngợi và tôn trọng cũng không thể làm cho ta tự hào và tự đắc, bởi lẽ ta đă vượt thoát ư niệm ta và của ta.

 

Quay trở về đầu Xem tiendong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tiendong
 
tiendong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 3 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:25am | Đă lưu IP Trích dẫn tiendong

Phiền Năo & Bệnh Tật

 

Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu

Giết nhau bằng cái ưu sầu, độc chưa?
(Cung Oán Ngâm Khúc )
Hiện nay, con số tử vong do bệnh Tim cao nhất trong các thứ bệnh ở Hoa Kỳ. V́ vậy, nhiều trường Đại học, nhiều khoa học gia đang đổ xô để t́m ṭi, nghiên cứu hầu có thể đẩy lui thứ bệnh nguy hiểm này. Từ trước đến nay, người bệnh tim được các Bác sĩ chửa trị bằng cách cho uống thuốc trợ tim và khuyên bệnh nhân bỏ hút thuốc, tập thể dục hàng ngày, hoặc ăn uống kiêng cữ(diet) sao cho bớt ph́ mập.. v.. v.. Nhưng gần đây, Tập San Times Focus, xuất bản tháng 5, 1998,  ông Brigid Schulte viết một bài với đề mục:
- Sống thoải mái, bớt căng thẳng là liều thuốc tốt nhất cho những người bệnh tim(Relaxing, easing stress best medicine for heart patient).
Ông viết tiếp:
- Ở đại học Duke nhóm chuyên khoa về tim do James Blummenthal cầm đầu cho biết, sự tắc nghẽn động mạch tim, do máu kết tụ( coronary disease ) có ảnh hưởng tới 13.5 triệu người Mỹ và hàng năm tốn một số tiền là 117 tỷ đô la để chữa trị.
             Sau 5 năm theo dơi 107 người đau tim, nhóm chuyên khoa này tuyên bố là những bệnh nhân nào chuyển hoá được Stress(căng thẳng tinh thần) th́ giảm được nguy cơ Bị Đau Tim Trở Lại là 74% so với những bệnh nhân được trị liệu bằng thuốc men. Giảm được Stress tỏ ra tốt hơn là tập thể dục hàng ngày. (After 5 year study of 107 patients with heart disease, researchers announced that patients who learned to manage STRESS reduced rish of having another heart attack or heart problems by 74% when compared to patients receiving medication only. Reducing mental STRESS also proved more benefical than getting exercise daily ).
             Đứng trước nhóm chuyên khoa Blumenthal nói thêm:
- Chúng ta hy vọng với những kết quả vừa qua sẽ tăng kiến thức cho các Bác Sĩ về tầm quan trọng trong việc chuyển hoá Stress khi săn sóc bệnh nhân Bác sĩ chỉ biết kê toa thuốc là thiếu sót.(We are hopping results will increase physiciansỔs awarseness of importance of Stress managemet in their care of patients and that just prescribing medications may not be sufficient).
             Ngày hôm qua, Blumenthal đă tŕnh bày trước hội đồng Y Dược toàn quốc tại Washington DC về những khám phá mới mẻ này. Ông được hội đồng nhiệt liệt khen ngợi, nhưng ông đă khiêm nhượng nói:
- Sở dĩ có thành quả tốt đẹp là nhờ sự bảo trợ tích cưc của Viện Tim, Viện Phổi và Viện Máu(National Heart & Lung and Blood institutes).
Năm năm trước đây Blumenthal đă chia 107 người bệnh tim(đa số người da trắng) thành 3 nhóm:
1-THE STANDARD CARE GROUP: gồm 40 người. Nhóm nầy được bác sĩ săn sóc và cho uống thuốc điều trị hàng ngày.
2- THE EXERCISE GROUP: Có 34 người không được uống thuốc như nhóm trên, nhưng tập thể dục mỗi ngày 35 phút và 3 ngày một tuần.
3-THE TRESS MANAGEMENT GROUP: có 33 người, được Blumenthal dạy cho cách sử dụng máy ghi âm với những băng nhựa có lời êm dịu, gọi là băng thư dăn tinh thần(relaxing tapes) để chuyên hoá căng thẳng, đồng thời Blumenthal khuyên họ:
- Các bạn phải luôn luôn tin tưởng là sẽ khỏi bệnh, các bạn phải luôn luôn lạc quan và đừng bao giờ có tư tưởng chán đời hay tuyệt vọng, không bao giờ nói rằng: Bệnh của tôi chắc sống không lâu để thấy được con cái tôi trưởng thành( IỔll never live to see my kids grow up).
Sau khi huấn luyện một giờ rưỡi, cả nhóm được cho về nhà để thực tập hàng ngày.
             Kết quả sau năm năm theo dơi 3 nhóm bệnh nhân, Blumenthal ghi nhận:
             1- Nhóm STANDARD CARE có 30% bị bệnh tim trở lại.
             2- Nhóm EXERCISE có 21% bị suy tim (heart attack) hay cần giải phẩu (required surgery).
             3- Nhóm STRESS MANAGEMENT chỉ có 9% hay c̣n tức ngực, khó thở, mạch tim bất thường nhưng sức khỏe th́ khả quan, điều làm cho Blumenthal ngạc nhiên là lượng mỡ trong máu(cholesterol) của nhóm này giảm hơn 2 nhóm trên.
             Câu chuyện môt người bị căng thẳng thần kinh, rồi Stress; và sau cùng bị mổ tim được Schulte ghi lại như sau. Alvin Schulzberg ở thành phố Pitsboro, tiểu bang North Carolina là tư vấn cho một hăng đóng sách lớn( a book manufacturing consultant). Suốt đời ông là mẫu người tham công tiếc việc, làm quá mức, công việc luôn luôn ứ động, mới đầu chỉ vài tuần, sau th́ cả tháng, càng ngày áp lực càng tăng. Thế rồi một hôm ông cảm thấy dạ dày khó chịu, cồn cào, rồi ruột đau như thắt; và một buổi sáng ông bị heart attack, năm ấy ông 73 tuổi(He spent most of his life as an overachieving, a workaholic, weeks of delay turned into months. The pressure mounts, his stomach churned. His insides were knotted and one morning, he had a heart attack. He was then at the age of 73).
             Xe cứu thương chở vội ông vào bệnh viện. Ông được giải phẩu gấp; v́ cả bốn động mạch tim đều bị nghẹt(all four arteries to his heart were blocked). Khi phục hồi, ông được bác sĩ giới thiệu vào nhà thương của Đại học DUKE. Ở đây ông đă thực tập để chuyển hoá căng thẳng (Stress Management) và ông kể lại:
- Tôi được học cách nghỉ xả và tôi bổng nhận thấy có một sự an lạc nội tâm, trước đây tôi chưa bao giờ thấy như vậy. (I learned to relax, totally relax and I realized that there is peace. Inner peace. I’d never felt before).
Khi được về sống với gia đ́nh, ông thay đổi lối sống, tư cách lái xe tới những công việc thường nhật đều thay đổi hẳn. Ở quốc lộ ông luôn luôn lái ở lane bên phải(In the right hand lane on the high way). Về công việc làm, ông tránh những việc có nhiều áp lực như xưa. Với gia đ́nh ông không c̣n bận rộn với vợ con như trước. Ông nhớ măi lời của Bác sĩ Donald Kemper giải thích cho ông về Stress.
             Theo Kemper th́ Stress là do hoặc bị tai họa bất ngờ (catastrophes) như thiên tai chẳng hạn; hoặc có những thay đổi lớn trong cuộc đời (major life changes) như người phối ngẫu hay thân nhân chết, bị mất việc làm... hoặc những chuyện khó chịu gặp phải hàng ngày(daily hassles). Chính những bực bội hàng ngày dẫn đến Stress nhiều nhất; và Kemper giải thích thêm:
- Phần nhiều Stress trong cuộc đời là kết quả những bực bội, những áp lực thường xuyên trong công việc, trong sự giao dịch cá nhân và những việc xảy ra trong cuộc sống thường nhật(much of the Stress in our lives results from having deal with daily hassles, daily presure pertaining to our jobs, personal relationship, and everyday living circumstances), v́ Stress khích động, làm mất quân b́nh hóa chất trong năo bộ. Giảm Stress là làm phục hồi sự quân b́nh chất hóa học trong bộ óc.( Stress triggers chemical imbalances in the brain. The goal is to reduce Stress and to restore the normal chemical balance in the brain).
Có lần Blumenthal nói đùa với ông:
- Ông bạn đau tim của tôi ơi. Bạn chỉ tốn 200 đô la để thực tập chuyển hoá căng thẳng hơn là để mất toi 25 ngàn Mỹ Kim cho mỗi lần giải phẫu tim...
             Khi viết đề tài:
- Thoải mái bớt căng thẳng là liều thuốc tốt nhất cho những người bệnh tim. Brigit Schulte không đề cập tới vấn đề là làm sao để sống thoải mái, để có an lạc hầu tránh khỏi bệnh tim. Nhưng người Đông Phương chúng ta đă có một kho tàng sách vở đề cập tới những vấn đề này, như ca ngợi cuộc sống thư thái, biết hưởng nhàn để có một cuộc đời hạnh phúc lúc về già.
             Quan niệm của Trang Tử đă bắt nguồn cho tư tưởng cầu nhàn và những phương pháp để sống hạnh phúc. Những bài thơ bất hủ của các thi sĩ như: Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Đỗ Phủ, Nguyễn Công Trứ... chịu ảnh hưởng Lăo Trang c̣n được lưu lại tới ngày nay:
             - Bạch Cư Dị đă t́m tới một chân núi vắng vẻ để nghe tiếng chày giă gạo của cối nước bên suối. Ông thích nơi đây hơn cả khi làm quan ở Giang Châu:
- Độc chi sơn hạ túc
Tĩnh hướng nguyệt trung hành
Hà xứ thủy bên đồi
             Dạ thung vân mẫu thanh.
                                         Sơn Hạ Túc.
             Tản Đà dịch:
             - Một ḿnh tới ngủ non xanh
             Lắng êm dưới bóng trăng thanh bước nh́n
             Suối đâu? cối nước liền bên
             Chày đâm vân mẫu ḱn ḱn tiếng đêm.
                                                       Nằm Ngủ Dưới Chân Núi
             - Nguyễn Công Trứ đă thưởng thức cảnh núi sông trong một đêm có gió mát, có trăng thanh thật tuyệt vời:
             - Gió trăng chất một thuyền đầy
             Của kho vô tận, biết ngày nào vơi
             Gió hiu hiu mặt nước như tờ
             Trăng chênh chếch đầu non mới ló.
             Quan niệm của Phật Giáo cũng không tách rời an lạc với giải thoát. Trên đường tu hành để giải thoát phải có cả sự an lạc. Cái cảnh trí mà các nhà tu hành mong đạt tới là dứt sạch phiền năo để thấy Niết Bàn(Nirvana), như vậy th́ Niết Bàn không phải là cảnh giỏi ngoài thế gian(Niết- nir: ra khỏi; Bàn- Vana: rừng mê tối, rừng phiền năo). Nếu ta biết ngồi yên, nếu ta biết chuyển hóa phiền năo, nếu ta biết thực tập đem thân tâm về một mối, th́ tự nhiên ta có hạnh phúc và an lạc ngay tức khắc, như vậy là ta đang ở cái cảnh giới của Niết Bàn. Ta không cần t́m hạnh phúc ở đâu xa nữa.
             Nếu có an lạc trong chánh niệm, th́ một người như chúng ta có đủ 6 căn lành lặn, là ta đang có một hạnh phúc lớn. Giả dụ ta đang bị nhức răng, mất ăn, mất ngủ, nhưng nhờ một phép lạ, ta khỏi đau nhức, th́ ta sẽ cảm thấy sung sướng biết bao! Cậu bé Henry cảm thấy hạnh phúc thật lớn khi cậu vừa được chữa khỏi mù mắt, cậu vội viết thư cho một người bạn thân:
- I nearly lost my eyesight once. I feel like an ocean of happiness. I can now appreciate the beauty of what surrounds me, and I feel gratitude... To open and close the door, to poor water into my cup, to wash my plate and spoon with my whole being brings me great happiness.
Nghĩa là:
- Một lần như bị mù, bây giờ tôi sung sướng có lại cặp mắt sáng. Tôi cảm thấy như ở trong đại dương hạnh phúc. Bây giờ mới biết giá trị  tuyệt mỹ những ǵ quanh tôi. Tôi mang ơn chúng... Từ động tác mỡ cửa, đóng cửa, rót nước vào ly, rửa muỗng đĩa, với sự hiện hữu vẹn toàn làm tôi cảm thấy niệm hạnh phúc lớn lao).
Lợi lạc hơn nếu ta có 6 căn đầy đủ để tiếp xúc ngoại cảnh bằng cái thấy của tuệ quan.
             Khi nh́n một đóa hoa, ban đầu ta thấy màu hoa, rồi đến h́nh dáng của từng cánh hoa. Nếu ta biết nh́n sâu th́ ta có thể thấy được rằng bông hoa chứa đựng tất cả những mầu nhiệm của vũ trụ trong ḷng nó. Khi nh́n đóa hoa, có người chỉ thấy được một phần mười cái đẹp của hoa, một phần mười cái mầu nhiệm của hoa. Nhưng những người đă có kinh nghiệm, đă có tuệ giác tuy cùng nh́n, nhưng cái thấy rất sâu sắc. Càng sâu sắc chừng nào, hạnh phúc và an lạc càng lớn chừng đó... Trái lại, chúng ta sẽ mất an lạc ngay nếu c̣n luyến tiếc quá khứ và lo lắng cho tương lai. Một vị Thiền Sư đă nói:
- Đản tri kim nhật nguyệt
             Thùy thức cựu xuân thu
             Dịch:
             - Sống ngày nay biết ngày nay
             Chuyện xuân thu cũ ai hay làm ǵ
             Và cả chuyện của ngày mai cũng đừng vội tính. Một câu tục ngữ Tây Phương nói:
- Don’t worry about tomorrow, let tomorrow take of itself (đừng lo cho ngày mai, cứ để ngày mai hăy tính sau).
             Những tư tưởng trên rất gần gũi với Giáo Pháp: Hiện Pháp Lạc Trú (Drstadharmasukhavihara) của nhà Phật, nghĩa là sống từng giây phút sao cho có hạnh phúc ngay trong hiện tại:
- Quá khứ th́ qua rồi
             Tương lai th́ chưa tới
             An trú trong hiện tại
             Giờ phút đẹp tuyệt vời
             Mặc dầu Phật nói Hiện Pháp Lạc Trú, tư tưởng Hưởng Nhàn của Lăo Trang và triết lư sống cho ngày nay của chư Thiền Sư mà vẫn có người chủ trương phải lo xa, phải chuẩn bị cho tương lai. Họ bảo rằng: Ngày nắng, phải nghĩ tới ngày mưa. Khi no đủ phải lo tích trữ lương thực. Khi mùa hè phải nghĩ tới quần áo ấm cho mùa đông lạnh lẽo(Tích cốc pḥng cơ, tích y pḥng hàn).
Người không suy nghĩ, không tính toán xa th́ sẽ có những mối lo gần.(Nhân vô viễn tự, tất hữu cận ưu), hoặc Quân Tử Pḥng Thân, nghĩa là người khôn ngoan phải dự đoán được điều bất lợi có thể xẩy ra để mà đề pḥng. Những người chủ trương lo xa, nói như vậy cũng có lư của họ, nhưng đă mấy ai được hoàn toàn toại nguyện! Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên( sắp đặt công việc th́ do người, thành việc th́ do Trời); và lư Vô Thường, lẽ Nhân Quả th́ biết đâu mà lường trước được. Trong lịch sử nhân loại chưa ai lo xa bằng Tần Thủy Hoàng. Sau khi dẹp xong lục Quốc: Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tề, ông tự xưng Hoàng Đế rồi cho người đi t́m thuốc Trường Sinh Bất Tử(Sống lâu không chết). Ông tổ chức một đạo quân hùng mạnh nhất Trung Quốc bấy giờ. Mặt khác ông sai Đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân và 1 triệu dân công để xây Vạn Lư Trường Thành. Trường Thành dài 6700 cây số(bằng bán kính quả đất), nằm vắt ngang 6 tỉnh phía Bắc và phía Tây Trung Quốc, chạy dài từ Hà Bắc tới Liêu Đông, mục đích là để ngăn chặn quân xâm lăng Hung Nô từ phương Bắc. Ở trong nước ông áp đặt một bộ máy cai trị độc tài và rất hà khắc chưa từng thấy. Ông chủ trương: Đốt sách, chôn học tṛ để tránh sự nổi dậy của giới trí thức. Ông tưởng làm như vậy sẽ không có thù trong, giặc ngoài, không c̣n phải lo sợ ǵ nữa; và nhà Tần sẽ bền vững măi măi. Vạn Thế, rồi Vạn Vạn Thế về sau. Đời ông là Thủy Hoàng Đế(Hoàng Đế đầu tiên), tiếp theo đời con là Nhị Thế Hoàng Đế(Hoàng Đế thứ nh́)... cho tới Vạn Thế Hoàng Đế. Nhưng nhà Tần mới tới Nhị Thế Hoàng Đế th́ đă diệt vong, trước sau nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm (221-206 trước CN). Lịch sử và chuyện thế gian c̣n ghi lại biết bao những chuyện tương tự. Những giấc mơ không thành của biết bao người! Như vậy th́ lo xa cũng không có ǵ là chắc chắn cho tương lai. Nhưng những người hay lo xa vẫn lập luận:
- Nếu không lo xa mà có biến cố th́ phải đối phó ra sao đây? Đợi nước đến chân mới nhảy sẽ có ngày chết đuối?.
Những lập luận nầy đă được nhiều Tôn Giáo giải đáp như sau
             - Khổng giáo bảo: Sự lai như tâm hiện, Sự khứ như tâm không(Sự tới cùng tâm hiện, Sự qua cùng tâm không), đại ư khi có vấn đề th́ đem hết sức để đối phó, nhưng khi việc đă qua th́ đừng giữ lại trong tâm nữa.
             - Giáo lư nhà Phật cũng nói: Chánh Kiến(Samyak Droti) là cái thấy chính đáng, cái thấy đúng (Right View), cái thấy sáng suốt để mà đương đầu khi hữu sự và khi xong việc th́ lại sống an trú trong hiện tại. Có như vậy th́ ta mới tiếp xúc được sự mầu nhiệm của cuộc sống hiện tại mà không c̣n mang trong ḷng một sự lo lắng, bất an, phiền năo.
             - Nhà hiền triết Diogenes Laertius là một mẫu người có cuộc sống tự tại và an lạc. Ông sinh tại Calicia năm 412 và mất năm 323 TCN. Ông có công sưu tập và biên soạn tiểu sử những nhà hiền triết Hy Lạp trước ông. Lúc tuổi già ông không có tài sản nào để phải lo quản trị, ông chỉ có cái bát để uống nước và cái thùng gỗ để ngủ ở ven đường. Khi Đại Đế Alexander The Great(356-323 TCN, là học tṛ của Aristotle mà Aristotle là bạn của Diogenes) cùng đoàn tùy tùng đến th́ Diogenes đang phơi nắng buổi sáng ở bên cái thùng gỗ, mặc dầu trước mặt ông là một Hoàng Đế chinh phục cả phần lớn đất đai từ Hy Lạp sang Ấn Độ. Thái độ tự tại của Diogenes làm cho Alexander phải nể phục. Đứng lặng nh́n nhà Hiền triết một hồi lầu. Đại Đế lên tiếng hỏi:
             - Diogenes, Ngài muốn ǵ? Ư của Alexander muốn biết Diogenes có cần một tài sản hay một chức vị nào?
             - Có, Tôi chỉ muốn ngài làm ơn tránh ra một bên đường để khỏi che khuất ánh nắng mặt trời mà tôi đang phơi buổi sáng...
             Alexander tiếp tục lên đường và nói với đoàn tùy tùng:
- Nếu Ta không là Alexander, Ta sẽ là Diogenes.
             So sánh cuộc đời của hai Vĩ Nhân. Một đằng th́ Alexander rất nhiều tham vọng, đang làm vua ở Macedona(nằm trong Liên Bang Nam Tư) Là một nước giàu có, nhưng ông thấy chưa đủ, bèn mang quân đi chinh phục thêm: Persia (Iran), Ai Cập và toàn Bắc Ấn Độ. Ông say men chiến thắng, làm việc quên ăn quên ngủ, đầu óc luôn luôn lo nghĩ để nới rộng lănh thổ; và rồi sức khỏe bắt đầu đi xuống; ông mất năm ông 33 tuổi, sau một cơn sốt(Alexander contracted a fever and died at the age of 33). Trong khi nhà Hiền Triết Diogenes sống an vui tự tại tri túc. Truyện kể, một hôm ông mang bát ra sông uống nước, ông thấy một thằng bé dùng hai bàn tay để vốc nước mà uống. Từ đó ông dùng tay để uống nước và vất luôn cái bát xuống sông. Ông mất năm 89 tuổi, thực ra ông nhập định bằng cách tự ngừng hơi thở.
             Phải chăng cuộc đời không phiền năo, biết sống tự tại, tri túc nên nhà Hiền Triết Diogenes đă có tuổi thọ cao hơn Đại đế Alexander?
Quay trở về đầu Xem tiendong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tiendong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.3828 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO