Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 194 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
bachngoc
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 December 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 46
Msg 1 of 2: Đă gửi: 21 April 2006 lúc 11:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn bachngoc

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

--o0o--

I- Giải Thích Đề Kinh.
Kinh Pháp Hoa gọi cho đủ là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Kinh: Là Pháp thường mười phương ba đời chư Phật đều nói như vậy. Kinh nói cho đủ là khế kinh, nghĩa là pháp thường khế hợp chân lư và khế hợp với căn cơ của tất cả chúng sanh.
Diệu: Có nghĩa là tốt đẹp, tinh tế mầu nhiệm, những đức tánh ấy nói không kể xiết, không cùng tận. Diệu tức là cái lư thật tướng. Diệu cũng có nghĩa là thoát khỏi phiền năo, năm món dục của phàm phu. Đối với chư Phật, chư Đại Bồ Tát có nhiều chỗ Diệu như: Cảnh Diệu, Trí Diệu, Hạnh Diệu, Ngôi Vị Diệu, Pháp Diệu, Cảm Ứng Diệu, Thần Thông Diệu, Thuyết Pháp Diệu, Quyến Thuộc Diệu, Lợi Ích Diệu, Bổn Quả Diệu, Quốc Độ Diệu, Thọ Mạng Diệu, Niết Bàn Diệu.
Diệu Pháp: Cũng gọi là Tri Kiến Phật. Tri Kiến Phật được hiểu là Diệu Pháp là v́ Tri Kiến đó vượt trên tất cả các sự đối đăi, không thể so sánh với bất cứ các Pháp nào trên thế gian nầy. Là cái pháp đệ nhất tối thắng không thể suy xét luận bàn.
Liên Hoa: Là bông sen. Nói về bông sen nếu đem so sánh với tất cả các loài bông hoa khác th́ bông sen có năm điều đặc biệt:
1- Nhân Quả Đồng Thời: Có hoa là có gương không giống như các loài hoa khác khi nở. Dụ cho Chân Như Pháp Tánh không do sanh diệt mà khởi, Phật vốn sẳn đầy đủ tất cả trí đức. Khi hoa sen nở th́ cái gương sen và hạt đồng thời hiển hiện đây là nhân quả đồng thời. Điều nầy dụ cho Chân Như Pháp Tướng tùy thời, tùy cơ không thời cơ nào mà chẳng hiển hiện. Khi những cánh hoa rơi rụng, gương sen già hạt viên măn, điều nầy dụ cho huyễn vọng đă tiêu tan, thời bản lai diện mục, chân như thật tướng, tất cả diệu công đức và diệu quả... không một thứ nào là không viên măn đầy đủ.
2- Tánh Thanh Khiết: Mọc trong bùn mà vẫn trong sạch thơm tho, được người đời ưa quư. Ưa quư không phải v́ sắc đẹp, mùi hương như các loài hoa khác, mà quư ở chỗ: Hoa mọc từ bùn lầy nhơ nhớp, mà vẫn giữ được hương sắc thanh khiết. Cũng giống như thân năm uẩn nầy, nếu chúng ta biết nó là nhơ nhớp bất tịnh, và biết dùng nó để tu tập th́ sẽ t́m thấy được cái chân thường thanh tịnh. Một ư nghĩa khác, cũng nói lên tính chất cao thượng của những bậc Bồ Tát. Mặc dầu sống trong cơi đời ác năm trược nhưng vẫn có thể thực hành được tâm nguyện Bồ Tát và có thể thành ngôi vị chánh giác trong cuộc đời ác năm trược.
3- Tánh đồng nhất: Có những hoa vượt lên khỏi mặt nước hé nụ, có những hoa c̣n đang ở trong nước, có những hoa vừa nhô ra khỏi bùn. Điều nầy nói lên ư nghĩa sâu xa: Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, và tất cả những chúng sanh trong lục đạo tuy căn cơ có sai biệt, nhưng Phật tánh không sai khác. Nếu tu hành viên măn sẽ thành Phật giống nhau. Cộng hoa từ gốc tách riêng không chung với cành lá. Khác hẳn với tất cả các loài bông hoa khác cành, lá, hoa có sự liên hệ với nhau. Điểm nầy nói tính chất Nhân Quả của Hoa Sen cũng giống như nhân quả của chư Phật, chư Đại Bồ Tát không bị chi phối bởi nghiệp lực.
4- Ong và Bướm không bu đậu: Hoa sen khi nở không bị ong bướm bu đậu làm hư hoại, khác hẳn với các loài hoa khác khi nở đều bị ong bướm hút nhụy làm hư hoại. Điều nầy nói lên Tri Kiến Phật là pháp nhiệm mầu, không bị các Pháp thế gian làm ô nhiễm.
5- Không bị người dùng làm trang điểm: Bởi v́ theo tập tục của người đàn bà Ấn Độ thường dùng các loại hoa kết thành các tràng hoa để làm đồ trang sức, đội hoặc đeo. Điều nầy nói lên cái hạnh nguyện thanh cao của chư Phật, chư Bồ Tát thị hiện vào đời độ đời, sống như bao nhiêu các chúng sanh khác, nhưng vẫn được đời kính trọng nể v́.
Nói tóm lại tên Diệu Pháp Liên Hoa được cấu tạo theo cách ghép chữ, thuộc loại Pháp Dụ. Diệu Pháp là Pháp vi diệu. Liên Hoa là Dụ. Theo Kinh Pháp Hoa, Diệu Pháp là tri kiến Phật sẳn có trong mỗi chúng sanh, c̣n gọi là Pháp Thân Thanh Tịnh hay Phật Tánh. Nếu người nhận ra Tri Kiến Phật th́ không c̣n kẹt trong pháp đối đăi hai bên của Phàm phu. Liên Hoa là dụ cho tri kiến Phật, bởi v́ bông sen có những thanh khiết như trên. Như vậy chúng ta hiểu, nếu có lúc Diệu Pháp của Phật dụ như chiếc thuyền để cứu vớt tất cả chúng sanh ra khỏi biển sanh tử th́ gọi là Diệu Pháp Thuyền. Nếu Diệu Pháp của Phật dụ như ngọn đèn soi tỏ cho thế gian khỏi bị hắc ám của bóng tối vô minh th́ gọi là Diệu Pháp Đăng. Nếu Diệu Pháp của Phật dụ cho Tri Kiến th́ gọi là Diệu Pháp Tri Kiến. Chân-Như, Trí Đức chúng sanh và Phật không hai, nhưng v́ chúng sanh vọng tưởng chấp trước nên chư Phật mới phương tiện khéo léo mà hóa độ, khi nào chúng sanh thấm nhuần rồi th́ bỏ phương tiện để hướng tới vô thượng nhất Phật thừa, th́ lúc bấy giờ các phương tiện kia cũng dung ḥa theo, giống như những cánh hoa sen kia rơi rụng thời hạt sen hiển hiện ra. Do những ư nghĩa vi diệu như vậy cho nên kinh nầy mới mệnh danh là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.
II- Cửa Ngơ Đi Vào Thế Giới Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh lớn mà từ xưa tới nay, sau khi đức Phật nhập Niết Bàn được lưu thông nhiều nhất, và được nhiều người tŕ tụng nhiều nhất. Có lẽ kinh nầy hợp với cơ duyên với chúng sanh trong cơi Ta Bà nầy, và cũng là nhờ công đức của kinh và thần lực của chư Phật.
Những bậc cổ đức đă giải thích kinh nầy rất nhiều như là Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, Pháp Hoa Thông Nghĩa, Pháp Hoa Cú Giải, Pháp Hoa Diễn Giảng Lục...v́ vậy mà danh tiếng của Pháp Hoa vốn đă vang dội lại càng vang dội hơn. Người tụng được lợi, người tŕ được nghiệm, hoặc hiện tiền thâm nhập tam muội, hay lai thế siêu thăng thánh địa, hoặc tiêu tai, hoặc giải trừ tai nạn... đó là diệu lực bất khả tư ngh́ của kinh. Tụng tŕ kinh Pháp Hoa có hai phương pháp: Sự Tụng Tŕ, và Lư Tụng Tŕ.
a- Sự Tụng Tŕ:
Sự tụng tŕ nghĩa là chỉ biết thọ, tŕ, đọc, tụng kinh văn, học thuộc ḷng lễ bái từng chữ thời sẽ được phước đức vô lượng.
b- Lư Tụng Tŕ:
Lư tụng tŕ nghĩa là nghiên cứu, suy ngẫm nghĩa lư chiều sâu, rộng của kinh mà hành tŕ theo ư nghĩa đó.
Đối với người kiêm cả sự, lư tŕ tụng, nghĩa là chẳng những chuyên đọc tụng kinh văn, mà c̣n nghiên cứu thấu hiểu nghĩa lư của kinh thời phải biết là vị ấy đă ngồi toà Như Lai, mặc áo Như Lai nói Pháp Như Lai để hoá độ chúng sanh. Bởi v́ Phật tri kiến mà được khai thị, được ngộ nhập là ở nơi lư tụng tŕ chứ không phải do sự tụng tŕ. Cho nên người tŕ tụng muốn được công đức viên măn phải thọ, tŕ, đọc, tụng và, nghiên cứu, suy ngẫm nghĩa lư huyền diệu của kinh.
Trọn bộ kinh Pháp Hoa có bảy cuốn, hai mươi tám phẩm, có trên sáu vạn lời. Nghĩa lư đă sâu, văn tự lại quá rộng. Nghĩa lư sâu th́ khó lănh hội, văn tự rộng th́ khó nắm bắt. Nắm bắt không đặng th́ không thể hiểu cương lĩnh của toàn bộ kinh. Đă không nắm được cương lĩnh th́ không thể nào hiểu rỏ nghĩa lư, trong khi đó nghĩa lư của Kinh Pháp Hoa rất cao sâu rất mầu nhiệm. Thọ, tŕ, đọc, tụng Kinh Pháp Hoa mà không lănh hội nghĩa lư thời huệ giải không do đâu mà phát sanh, đại thiện công đức không từ đâu mà thành tựu. Theo trong kinh Vô Lượng nghĩa có đề cập đến ba điểm: Đức Hạnh, Thuyết Pháp và Công Đức. Ba điểm nầy tiêu biểu cho ba bậc thang hướng dẫn, trau dồi tư cách hành giả để trở thành sứ giả của Như Lai trước khi đi vào thế giới Pháp Hoa. Ba bậc thang như sau:
1- Đức Hạnh:
Mục tiêu đức Phật ra đời giảng kinh Pháp Hoa, khai tri kiến Phật, giúp chúng sanh thành Phật. Tuy nhiên quan sát chúng sanh nghiệp cấu nặng nề, đầy đủ tham sân phiền năo, không thể trong nhất thời chuyển đổi chúng sanh thành thuần thiện được, ngài mới dùng phương tiện, biện tài vô ngại d́u dắt chúng sanh từng bước vào đạo. Trong những năm đầu, đức Phật thuyết pháp Tứ Đế là tiệm giáo để cho chúng sanh dễ bề tu hành, trong đó lấy giới làm căn bản, tác động đại chúng xa rời nghiệp ác phát triển nghiệp lành để trở thành người tốt trong xă hội. Trong khoảng thời gian nầy, Đức Phật ngài xây dựng đại chúng thành người đức hạnh, đào tạo từ con người phàm phu với những thành kiến mê lầm chấp ngă để trở thành một Tỳ Kheo là những người không phải chỉ có tướng hảo bề ngoài mà cả cử chỉ lời nói hành động đều thánh thiện, có tác dụng làm cho tha nhân vơi đi phiền năo trong cuộc đời.
Chúng Thanh văn tu pháp Tứ Đế, để trở thành con người đức hạnh thật sự, từ đó mới có thể giáo hóa chúng sanh. Đức Phật uốn nắn Thanh Văn trong quá tŕnh 12 năm tu, họ phải lóng nghe, ư thức hành động để có thể phân biệt được những phạm vi hoạt động, sở trường, sở đoản, và khả năng của chính ḿnh. Ngoài ra c̣n phải lắng nghe những chỉ trích chung quanh để y pháp sám hối tự sửa ḿnh cho trong sạch và tu tập để diệt trừ mọi kiết sử lậu nghiệp, không c̣n bị vướng mắc bởi những khen chê trong cơi đời
Chúng ta là hành giả của kinh Pháp Hoa, mặc dù c̣n là thân phàm phu, nhưng vẫn được chư thiện thần kính lễ như là một đại Pháp sư, như thế tất cả đều nhờ thần lực của chư phật, nên nhất cử nhất động cũng phải tự kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc. Trước tiên, phải tự xét cái nh́n của ḿnh trong cuộc sống hằng ngày có chính xác hay không, ḿnh nghe việc ǵ nên kiểm chứng lại những sự kiện đó có đúng sự thật hay không? Đừng bao giờ có cái nh́n thiển cận và thiếu hiểu biết. Thông thường cái nh́n của con người phàm phu thường bị thiên lệch, v́ c̣n bị lệ thuộc vào yếu tố t́nh cảm con người. Đức Phật có dạy: Đừng tin tưởng một điều ǵ v́ phong văn. Đừng tin tưởng điều ǵ v́ vin vào tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng những điều ǵ v́ được nhiều người nhắc lại. Đừng tin tưởng điều ǵ dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều ǵ dù thói quen từ lâu khiến ta nhận điều đó là đúng. Đừng tin tưởng điều ǵ do ta tưởng ra lại nghĩ rằng vị thần linh đă khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều ǵ chỉ vin vào thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin vào cái ǵ mà chính các ngươi đă từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho ḿnh và cho kẻ khác, chỉ có cái đó mới đích thực tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Nếu không có sự cân nhắc khi nghe, hoặc trước khi nói mà chỉ căn cứ theo sự hiểu biết thế gian, th́ chỉ thấy những thâm mưu, tham vọng, bè phái, và c̣n nhiều sự sai lầm đáng tiếc nữa. Trên bước đường tu tập, tùy tŕnh độ tu chứng mà chúng hội đạt được những cái thấy khác nhau. Để hỗ trợ cho sự nghiệp tu học của chính ḿnh, hành giả Pháp Hoa phải tự kiểm tra lời nói của ḿnh có đúng như thật hay không, có thêm, có bớt hay không. Tâm lư thế gian, thường muốn cho lời nói của ḿnh được nhiều người chú ư, hoặc muốn cho mọi người theo về phe ḿnh, nên bằng mọi cách vận động, rỉ tai để t́m người hậu thuẫn. Cho nên Đức Phật ngài thường dạy chúng ta, nhất là hành giả Pháp Hoa đừng nói lưỡi đôi chiều. Sở dĩ Đức Phật được mọi người tin cậy, tôn kính v́ lời nói của ngài luôn luôn đúng sự thật, thường suy nghĩ những điều hay theo đúng chánh pháp. Người đời thường để tâm trí chạy theo những ư nghĩ ác độc, tà dại, mông lung nên sự tu tập trở thành yếu kém. Trái lại, đức Phật thường tư duy chân chánh nên mọi hiểu biết không bao giờ sai lầm. Từ suy nghĩ đúng đắn, hành giả siêng năng phát huy những việc làm tốt đẹp, mang lợi ích cho mọi người. Ngoài ra đời sống và hành nghiệp của hành giả Pháp Hoa phải lương thiện chân chính, cuối cùng phải sống trong tam tạng giáo điển. Sự hiểu biết của hành giả do trầm ḿnh vào giáo pháp của Như Lai nên chính xác, thành tựu viên măn pháp tu bát chánh đạo, hành giả mới tṛn đầy giới đức để thâm nhập vào thế giới Pháp Hoa. Nếu thiếu phần căn bản nầy th́ hành giả tự đào thải như 500 vị tỳ kheo tăng thượng mạn, không ai đuổi mà tự xấu hổ bỏ đi.
             2- Khả Năng Hiểu Biết:
             Trước khi hành giả thuyết pháp, phải thấu rơ Pháp, nếu không biết mà giảng nói trở thành phi pháp. Đức Phật dạy, hành giả quán sát các pháp nghĩa là quán sát sự vật biến chuyển để biết được sự thay đổi chính xác của nó, có như thế hành giả sẽ không sai lầm. Đức Phật ngài cũng từng đă nói: Ta thành đạo cũng nhờ ở cơi đời ác năm trược nầy mà thành. Như vậy Đức Phật đắc đạo là do quán thế gian, thế nên Pháp Phật không rời thế gian pháp. V́ vậy mà quán sát Pháp là quán sát thế gian, ĺa bỏ thế gian mà tu hành th́ không thể thành tựu. Hành giả Pháp Hoa phải trang bị bằng sự thật, sự hiểu biết, không mơ hồ hoang tưởng. Từ lúc ban đầu Đức Phật sơ chuyển pháp luân ở Lộc Uyển đến Tịnh Xá Kỳ Hoàn, qua Trúc Lâm và sau cùng ở Pháp Hội Linh Sơn, đức Phật thuyết pháp qua các đối tượng khác nhau: Thinh Văn, Duyên Giác, A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, tùy theo căn cơ của chúng hội mà thọ nhận, và có những lợi lạc khác nhau. Giáo Pháp của Phật cho chúng sanh tu tập để tiêu diệt tham sân si phiền năo, giống như nước có thể rửa sạch những thứ dơ bẩn, cho dù là nước sông, nước suối, nước giếng, hay nước trong biển lớn, mặt dù nó có khác, nhưng công dụng cũng đều rửa sạch mọi thứ nhơ uế. Nước Pháp cũng vậy, nó rửa sạch những cấu uế phiền năo cho chúng sanh. Tuy nhiên, nếu gặp đối tượng có đủ khả năng, tŕnh độ để tiếp nhận ngài mới giảng, như đối với các bậc Thanh Văn ngài nói Pháp Tứ Đế, cũng nói các Pháp bản lai rỗng lặng tàn tạ không ngừng. Đối với những vị Duyên Giác cũng gọi Bích Chi Phật là những người có trí, do phuớc đức trí tuệ tích lũy từ nhiều đời, sanh ra bẩm tánh thông minh, Đức Phật dạy họ pháp quán Nhân Duyên, quan sát vũ trụ từ hữu t́nh đến vô t́nh. Khi tu pháp quán 12 nhân duyên để trở thành Bích Chi Phật, Đức Phật c̣n dạy hành giả quán sát ngũ ấm có 6 căn tiếp xúc với 6 trần sanh ra 6 thức tổng cộng 18 giới. Mười tám giới nầy tác động trong sáu đường chúng sanh gây ra 108 phiền năo. Ngài dạy cặn kẽ như vậy là để hàng Duyên Giác thấy được cội nguồn chân thật các pháp và mối tương quan tương duyên tạo nên sự tồn tại giữa các pháp với nhau. Tất cả những lời nầy cũng là bản lai rỗng lặng, niệm niệm sanh diệt, tàn tạ thay đỗi không ngừng. Từ đó Duyên Giác đạt quả vị Bích Chi Phật. Đức Phật c̣n dạy quan sát tận cùng thân ngũ uẩn để cho thấy, tất cả đều do nhân duyên giả hợp mà có, do tứ đại tạo nên, một khi nhân duyên ly tán th́ thân cũng mất. Cho đến những hàng Bồ Tát th́ ngài nói lục độ: Bố Thí, Tŕ Giới, Nhẫn Độ, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ, và mười độ như: Bố Thí, Giới, Xuất Ly, Trí Huệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Chân Thật, Quyết Định, Từ Bi, Hỷ Xă, và các bộ Kinh Phương Đẳng, Kinh Bát Nhă, Kinh Hoa Nghiêm..v..v.. Tất cả những lời nầy cũng là bản lai rỗng lặng, niệm niệm sanh diệt, tàn tạ thay đổi không ngừng
Lời nói của Phật không có hai lời, lúc nào ngài cũng nói Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngă, Không Phải Chân, Không Phải Giả, Không Phải Lớn, Không Phải Nhỏ, Bản Lai Bất Sinh, Bất Diệt, tuy nhiên ư nghĩa có sai khác, v́ ư nghĩa sai khác cho nên chúng sanh hiểu ngộ sai khác, v́ hiểu ngộ sai khác cho nên chứng đắc cũng sai khác. Cho nên mới có các thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát...Đối với con người, theo lời Phật dạy là một sinh vật tối linh so với các loài khác, và chỉ có con người mới có khả năng tu thành Phật, nhờ ở tám giác quan mà các loài khác không hội đủ.
Một hành giả Pháp Hoa phải biết Đức Phật v́ phương tiện mà mở bày Ba Thừa, quan sát phiền năo qua pháp nhân duyên để nhận thấy sự tương quan, nhân duyên biến hoá và đưa đến tám muôn bốn ngàn trần lao, th́ phải cố gắng nhiều hơn nữa để bước vào cảnh giới không thể nghĩ bàn của chư Phật. Cảnh giới nầy không phải chỗ hay biết của hàng nhị thừa, cũng không phải chỗ theo kịp của các vị ngôi thập trụ Bồ Tát, mà chỉ có Phật với Phật mới hiểu nổi. V́ những ư nghĩa sâu mầu như vậy, cho nên đ̣i hỏi hành giả Pháp Hoa phải có khả năng hiểu biết tường tận, biết được diễn biến vật lư và tâm lư đúng như thật của các pháp rồi mới thuyết Pháp. Một bài pháp biết được căn bản chính xác th́ bài pháp của hành giả mới có thể thỏa măn được sở cầu, sở nguyện của chúng sanh mới giáo hoá được chúng sanh.
3- Công Đức Thọ Tŕ Kinh Pháp Hoa
Mỗi người tuỳ theo sự hành tŕ tu tập mà được xử dụng từng phần công đức khác nhau. Nếu hành giả một ḷng thọ tŕ không xao lăng th́ chắc chắn sẽ bước vào thế giới Pháp Hoa, nhận được những công đức bất khả tư ngh́. Tất cả những công đức có được là nhờ vào con người của Pháp Hoa và cũng là Bồ Tát ở dưới dạng thức thứ hai chớ không phải là con người phàm phu nầy. Tất cả các việc hành giả làm dù là hữu lậu, hay vô lậu, nhưng nếu biết nương theo Bồ Tát hạnh đều được chuyển sang thật báo độ, nhờ vậy tuy thân c̣n ở thế giới nầy mà đă có thể liên hệ với các thế giới khác. Khi hành giả làm việc với tâm vô cầu, th́ mọi công đức nhiệm mầu sẽ tuần tự hiện ra. Nhưng nếu hành giả khởi lên tà niệm, th́ là tạo một sự ngăn cách với Đức Phật, hành giả liền rơi trở lại thực tế của phàm phu. Lư do tà niệm đó là mầu sắc của cuộc sống Sắc thọ tưởng, hành, thức nghĩa là bị con người ngũ uẩn ngăn che, lúc đó hành giả sẽ không c̣n có những sự mầu nhiệm nữa. Mười công đức nhờ ở sự thọ tŕ Kinh Pháp Hoa như sau:
1- Khi hành giả thọ tŕ Kinh, tâm duyên với kinh và Phật, công đức lành sanh ra nên những ngăn che của phàm phu tự tan biến, sáu căn trở thành thanh tịnh. Nương công đức và thần lực của chư Phật, hành giả chuyển đổi toàn bộ con người của chính ḿnh như: Chưa phát tâm bồ đề th́ phát tâm. Không có ḷng nhân từ th́ khởi ra ḷng nhân từ. Hay sát hại th́ khởi ra tâm đại bi. Hay ghen ghét th́ khởi ra tâm tùy hỷ, Giận dữ nhiều th́ khởi ra tâm nhẫn nhục. Những tâm ganh ghét, tham ái, sẻn tham, kiêu mạn, sân hận, si mê, thoái chuyển, phiền năo không c̣n tác dụng nữa và biến thành tâm tùy hỷ, hỷ xă, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ..v..v.. Tất cả những phiền năo trước đây tác hại hành giả bao nhiêu, th́ nay đều trở thành phương tiện tốt để hành giả hành đạo bấy nhiêu. Do đó Bồ Tát tuy mang thân phàm phu mà cảm nhận được Kinh th́ tất cả nghiệp ác đều trở thành tánh Bồ Đề. Ác hoá thiện, ví như sen hút bùn nhơ chuyển ra hương sen thơm ngát
Tuy nhiên nếu hành giả khởi niệm đắc Pháp nầy tức th́ công đức cũng tự động tiêu tan theo vọng niệm điên đảo. Sử dụng được công đức bất khả tư ngh́ thứ nhất, hành giả hành đạo như Bồ Tát Sơ Địa, chẳng những không qua giai đoạn tiệm tu của hàng Thanh Văn, mà bỏ luôn 40 giai đoạn của Bồ Tát từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng để đi thẳng vào Bồ Tát Thập Địa.
2- Thông thường khi nói tu, sửa từ một con người Phàm phu, đến quả vị thánh, th́ phải tu từ những quả vị thấp lên cao. Như xưa, khi mới chuyển Pháp Luân, Đức Phật nói Pháp Tứ Đế cho năm anh em Kiều Trần Như và các ông tiếp nhận được dễ dàng. Pháp nầy là Tư Ngh́ Sanh Diệt Tứ Đế, không phải là Pháp chân thật, đức Phật phương tiện để hướng hàng Thanh Văn, v́ pháp nầy có thể tu và hiểu bằng tri thức của phàm phu. Từ Pháp nầy lần lần tu lên, tâm niệm của chúng hội cũng lần lần đổi thay từng giai đoạn và nhận được nghĩa lư khác nhau, nên quả vị cũng theo đó mà lớn dần. Đến giai đoạn nầy chúng hội bước sang Bất Tư Ngh́ Sanh Diệt Tứ Đế, vượt ngoài sự hiểu biết của loài người. Khi đạt đến quả vị A la Hán chúng hội vượt qua ranh giới sanh diệt môn mà vào cảnh giới Bất Tư Ngh́ Bất Sanh Bất Diệt. Đắc được Bất Tư Ngh́ Bất Sanh Bất Diệt Tứ Đế Pháp, hành giả tiến thêm một bước tiến nhảy vọt để đặt chân lên cảnh giới bao la bát ngát của Đại Thừa, lúc bấy giờ mới hoàn toàn tự tại nói Pháp không chướng ngại. Đó là con đường hành đạo thông thường của mọi người. Tuy nhiên đối với hành giả Pháp Hoa không theo phương hướng nầy. Một khi hành giả dùng tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô nhiễm trước mọi phiền năo trần lao, để đọc, tụng Kinh Pháp Hoa. Dù chỉ chuyển đọc một lượt, một bài kệ, cho đến một câu th́ cũng có thể thông đạt trăm ngh́n muôn ức nghĩa. Bởi v́ kinh nầy giống như một hột giống phát sinh ra trăm ngh́n muôn hạt khác. Từ trăm ngh́n muôn hạt giống kia lại phát sanh ra hàng trăm ngh́n muôn nữa. Cũng vậy hành giả tu một pháp thông tất cả các pháp. V́ vậy mà hành giả có thể đốt giai đoạn vượt bỏ thời gian 40 năm theo Phật nghe Pháp để đạt đến tiền Pháp Hoa. Ở cảnh giới nầy hành giả vẫn làm công việc như lạy Phật, tụng kinh, như bao nhiêu con người tầm thường khác, nhưng có thể tạo được một lực dụng công đức bất khả tư ngh́, từ đây hành giả có thể thông được với tam thiên đại thiên thế giới. Hành giả thông được Pháp Phật và căn tánh hành nghiệp của chúng sanh. V́ vậy từ một câu, một chữ trong kinh giảng vô số nghĩa nói một ngày một tháng một năm không hết. Tất cả những chúng sanh đến, hành giả đều biết những chúng sanh ấy muốn cái ǵ, làm ǵ, tu pháp ǵ và tuỳ căn cơ mà chỉ dạy cho họ được lợi ích.
             3- Khi Hành giả thông được tất cả các pháp, và thông đạt trăm ngh́n ức nghĩa rồi, th́ mặc dầu hành giả c̣n thân ngũ ấm, và phiền năo, nhưng hành giả có thể qua lại trong ba cơi, xuống lên trong sáu nẻo luân hồi. Nghĩa là từ Bồ Tát giới đến Địa Ngục giới tùy ư ra vào trong sanh tử luân hồi để hoá độ chúng sanh hoàn toàn không chướng ngại, không ô nhiễm. Mặc dù c̣n mang thân ngũ ấm nhưng có thể học đạo được với chư Phật. Sau khi học đạo với chư Phật, và Bồ Tát rồi, hành giả có đủ tư cách làm sứ giả của Như Lai. Do đó mà hành giả mặc dầu chưa có thể độ cho ḿnh mà đă có thể độ cho người, cho nên dù ở trong nhà lửa của Tam Giới nhưng vẫn an nhiên tự tại đưa mọi người về thế giới Cực Lạc. Đây là tư thế của một bậc Đại Thừa Bồ Tát giống như Tùng Địa Bồ Tát ở thế giới Ta Bà để trợ hoá cho Đức phật, tương đương với Bồ Tát Đệ Tam Địa.
             4- Tuy c̣n thân phàm phu vẫn có thể độ người khác và làm bạn được với chư Bồ Tát trong mười phương. Dù là chỉ mới phát tâm hành giả cũng được coi như là Pháp Vương Tử, và ở vị trí đồng đẳng với chư Bồ Tát trong mười phương, thâm nhập vào pháp bí mật của chư Phật. Hành giả một mặt trụ ở Ta Bà, một mặt tham dự với các Bồ Tát học xứ, trau dồi trí tuệ. V́ vậy hành giả có thể dùng thần lực nầy để đưa những ai có tâm nguyện muốn gặp chư Phật, chư Bồ Tát. Đạt được công đức nầy hành giả tuy c̣n là phàm phu với phiền năo, nhưng nhờ nhận được Phật lực, Bồ Tát lực nên tạo được lực dụng bất khả tư ngh́, do đó ngày đêm có thiên long che chở, ác ma không dám khuấy phá, hoặc xâm hại được.
             Đạt được công đức nầy rồi, hành giả tương đương với những bậc Bồ Tát Đệ Tứ Địa.
5- Tŕ Kinh Pháp Hoa đạt được bốn điều công đức nói trên, hành giả tuy c̣n phiền năo, trông thật là tầm thường như bao nhiêu người khác nhưng, có thể làm được việc phi thường như: Thị hiện đại đạo Bồ Đề, một ngày có thể làm cho mọi người có cảm giác là một trăm kiếp, và cũng có thể làm cho một trăm kiếp chóng như một ngày. Có được như vậy là v́ hành giả đă thâm nhập được pháp thân thanh tịnh, và phép tu thiền định sâu xa, có thể giảng giải chân lư một cách rơ ràng. Đó là những bậc Bồ Tát bên ngoài hiện thân Phàm Phu, nhưng bên trong có đầy đủ thần thông để độ được vô lượng chúng sanh. Việc làm của những vị nầy không thể nghĩ bàn, vượt ra ngoài sự thấy biết của Phàm Phu. Họ hành đạo dưới dạng tâm chân như của một bậc Bồ Tát hóa sanh từ liên hoa là Bồ Tát thuộc dạng thức thứ hai chứ không phải từ thân ngũ ấm, do đó mà những việc giúp ích cho chúng sanh chính người nầy cũng không hay biết. Hành giả ở giai đoạn nầy ngang hàng với Bồ Tát Đệ Ngũ Địa.
             6- Hành giả c̣n đủ phiền năo ràng buộc nhưng vẫn có thể thuyết pháp hoá độ chúng sanh. Lời nói nào của hành giả cũng đều là sự thật, làm cho chúng sanh xa rời phiền năo ô trọc, đồng thời có thể làm bóng mát, là nơi nương tựa cho chúng sanh, do đó mà những tâm hồn đau khổ tuyệt vọng một khi đă đến với hành giả đều được b́nh yên. Ngay như chỉ nghe tên hoặc chỉ nghĩ đến hành giả, chúng sanh đó cũng nhận được sự an lành. Nương công đức kinh mà trấn át được nghiệp lực chúng sanh. Chúng sanh nào có duyên với hành giả, chỉ một lần gặp mặt, một ḷng phát tâm tu tŕ th́ chúng sanh đó có thể đoạn trừ phiền năo, đắc pháp, đắc quả, cho đến đắc đạo. Được công đức nầy hành giả ngang hàng với Đệ Lục Địa Bồ Tát.
             7- Các hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật như ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề..v..v..theo Phật từ ban đầu, gia công tu hành Pháp Tứ Đế và 37 phẩm trợ đạo chứng diệt đế Niết Bàn. Nay hành giả Pháp Hoa không cần phải trải qua A Tăng kỳ kiếp để tu pháp đoạn dục khử ái, chỉ nhất tâm thọ tŕ Kinh Pháp Hoa, không chấp tướng mà c̣n quán sát lẽ Vô Tướng, nhờ vậy mà có được trí tuệ cao xa, cho nên tự động nhàm chán mọi say đắm dục lạc trong thế gian. Hành giả không tu Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và 37 phẩm trợ đạo, sáu Ba La Mật, và các thần thông, nhưng những pháp nầy cũng được thành tựu v́ trong một niệm vô tướng, thanh tịnh tương ứng với Kinh nên thấy được các pháp như thật không c̣n tà vạy.. và chứng được quả vô sanh Pháp Nhẫn. Tuy nhiên đây không phải là thực chứng như những hàng A La Hán, Bồ Tát đạt được, mà sự chứng đắc nầy hành giả đă nương vào công đức của Kinh và thần lực của chư Phật mà có được những điều bất tư ngh́ như vậy. Nếu hành giả nào chỉ cần khởi lên một niệm ngă mạn th́ ngay tức khắc rơi trở lại thân phận của Phàm phu.
             Được công đức nầy hành giả tương đương với Bồ Tát Đệ Thất Địa.
             8- Hành giả ngoài việc thọ tŕ kinh Pháp Hoa, c̣n phải kiên tŕ giới hạnh nhẫn nhục, gồm những việc bố Thí, phát ḷng từ bi sâu rộng, nhờ thần lực đó mà hành giả có khả năng làm cho những người chống đối với ḿnh phát Bồ Đề Tâm. Đến giai đoạn nầy th́ hành giả cũng đồng như thân Phật không khác. Người đến với hành giả thực không phát tâm Bồ Đề, nhưng nhờ nương năng lực chính hành giả hành tŕ, và công đức Kinh nên hành giả chuyển được họ. Một khi tâm đă được chuyển th́ những vị ấy được coi như là Bồ tát Sơ Phát Tâm. Nếu những vị sơ phát tâm ấy khởi một niệm thanh tịnh duyên với kinh, sẽ khơi dậy tâm Bồ Đề của người khác, những người đó có thể là thuận với con đường học của ḿnh th́ tâm bồ đề của họ càng được tăng trưởng thêm, Hành giả làm được việc giáo hoá như vậy, th́ ngay trong đời mặc dầu c̣n là thân phàm phu mà chứng được vô sanh nhẫn và được ngôi thượng địa cùng với Bồ Tát làm quyến thuộc, chẳng bao lâu sẽ thành vô thượng Bồ Đề. Như trên là nói đến những vị Sơ Phát Tâm mà uy lực c̣n như thế, nếu nói đến các vị Bồ Tát lớn th́ sao? Các Bồ Tát lớn thanh tịnh miên viễn, công đức tṛn đầy, nên bất cứ lúc nào nghĩ tưởng đến các ngài th́ những chúng sanh ấy cũng đều thanh tịnh.
Được công đức nầy hành giả tương đương với Bồ Tát Đệ Bát Địa.
9- Đến giai đọan nầy những nghiệp chướng của hành giả từ đời kiếp trước c̣n sót lại, tất cả đều tan hoại và được thanh tịnh. Hành giả được tài hùng biện không ngăn ngại, giảng giải các Pháp Ba La Mật, chứng được các môn Tam Muội như Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, vào được môn tổng tŕ. Lúc bấy giờ hành giả được thông suốt mọi vấn đề mà không cần phải học. Tất cả những công đức nầy đều nhờ vào sự phát tâm Bồ Đề, nương công đức kinh tu tập, do đó mà bất cứ một người nào khi đến với hành giả cũng sẽ t́m thấy sự an lạc trong tâm hồn. Hành giả đạt được pháp nầy tuy c̣n ở địa vị phàm phu nhưng đă có thể phân thân đi giáo hóa khắp các thế giới, ngay cả trong cuộc sống hiện tại có thể dạy cho các ḷai thú tu học v́ vậy mà loài người và các loài cầm thú đều kéo về quy ngưỡng. Hành giả giảng kinh, thuyết Pháp khuyên dạy mọi người tu học dưới dạng người của Liên Hoa nên chính hành giả cũng không biết. Cũng nhờ dưới dạng thức thứ hai nầy nên hành giả có thể phân thân ở khắp mười phương để cứu vớt tất cả chúng sanh. Đến đây tương đương với Bồ Tát Đệ Cửu Địa.
10- Sử dụng được công đức thứ mười Bồ Tát tương đương với Bồ Tát Đẳng Giác. Do đó tuy c̣n ở chốn phàm phu mà đă phát được A Tăng Kỳ Thệ Nguyện sâu rộng như đức Phổ Hiền Vương Bồ Tát, đồng thời cũng phát ḷng đại bi thệ cứu độ hết thảy chúng sanh vô lượng vô hạn. Nương công đức kinh giáo hóa khắp mười phương. Đem t́nh thương đi trang khắp mọi nơi và ban cho hết thảy chúng sanh được yên vui, rồi dần dần vượt lên Pháp Vân Địa. Do ân đức thấm nhuần, ḷng từ cứu độ không bờ bến tiếp dắt chúng sanh thâm nhập con đường đạo, nên hành giả được coi như là Bồ Tát tại nhân gian. Nhưng nếu hành giả để một vọng niệm khởi lên th́ liền rớt trở lại thế giới Phàm Phu.
Mười công đức nói trên được đức Phật xác định chỉ có Bồ Tát Nhân Gian mới sử dụng được. Bồ Tát Nhân Gian là Bồ Tát v́ thương chúng sanh nên trở lại thế giới Ta Bà để hóa độ. Các ngài thọ ngũ ấm thân như con người trần thế, vẫn c̣n phiền năo trần lao như mọi người, c̣n bị nghiệp tập quán chi phối, nhưng bên trong hoàn toàn thanh tịnh. Khi thọ tŕ kinh trong ngoài đều thanh tịnh nên phá được bức màn Vô Minh thông suốt từ trong ra ngoài và do đó mà lúc trở lại với tư thế của Phàm phu vẫn thanh tịnh
Nói Tóm lại, muốn đi vào Thế Giới Pháp Hoa để tham dự vào cảnh giới vô thượng nầy, Hành giả trước tiên phải nghiêm túc tự kiểm điểm lại ḿnh. Bước đầu tiên là tự xét về Đức Hạnh, bước thứ hai là kiểm điểm sự hiểu biết của ḿnh, và bước thứ ba là xác định khả năng truyền bá Pháp Hoa của ḿnh, như đă tŕnh bày ở trên. Bước qua ba cấp bậc nầy rồi, hành giả là mẫu người lư tưởng, đầy đủ tư cách để bước và cảnh giới mầu nhiệm của Pháp Hoa.



__________________
không c̣n yêu ai nũa !
Quay trở về đầu Xem bachngoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi bachngoc
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 2 of 2: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 5:33am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

Kết Quả Của Niềm Tin

 

Chúng ta là Phật Tử Đại Thừa Phật Giáo đến với giáo Pháp của Phật, và tự chúng ta lựa chọn cho ḿnh một phương pháp tu tập thích hợp. Lẽ tất nhiên đối với những ai lựa chọn cho ḿnh Pháp Môn Nhị Lực là Pháp Môn Niệm Phật, Thiền Tọa và Kinh Hành th́ chúng ta phải sớm hôm thực tập, hành tŕ. Nhưng nếu có người nói rằng đây là:
- Là pháp môn mê tín dị đoan
- Là pháp môn tiêu cực, chỉ biết nương tựa, cầu cạnh vào oai lực của chư Phật
- Là pháp môn chậm lụt dành cho những ngươi tâm trí chậm lụt ...
01- Bàn Về Mê Tín & Chánh Tín
a- Chánh Tín
Nói mê tín là tự ḿnh chưa xét qua, chưa hiểu rơ ràng th́ đă chạy theo và hướng dẫn cho người khác tin một cách mù quáng. Bất kỳ một pháp môn nào cũng vậy, không có ǵ để chúng ta gọi là mê tín, hay chánh tín. Mê tín hay không là thái độ tín ngưỡng và cung cách hành tŕ của chúng ta. Nếu như chúng ta đă thâm nhập và hiểu rơ, trải qua sự quan sát và suy nghĩ, cho là pháp môn đó không có sai lầm và quan niệm của chúng ăn khớp với nhau, mà phát sinh ra một sự tin tưởng, th́ đó là sự tín ngưỡng của lư trí. Mà đă được coi là tín ngưỡng của lư trí th́ đó là chánh tín. 
b- Mê Tín
Nếu trường hợp chúng ta chưa rơ hiểu, chỉ nghe người khác nói là Đạo Phật rất tốt, ai tu theo Phật cũng làm ăn giàu có, hoặc giả nương nơi truyền thống của gia đ́nh mà tín tưởng theo, hoặc sau khi tin tưởng c̣n chưa thâm nhập hiểu rơ, chỉ thuần túy ngay trên việc làm là tín ngưỡng, như thế tức là Phật Giáo bị tín ngưỡng làm cho chúng ta có nhiều tốt đẹp, th́ bản thân của chúng ta là mê tín. Cũng vậy, nếu như chúng ta không hiểu rơ về Pháp Môn tu của chúng ta, chỉ nghe người khác nói pháp môn nầy dỡ, cho nên chậm đến quả vị Phật là mê tín. Hoặc nh́n thấy một vài nghi thức biểu tượng của Phật giáo, mà chưa hiểu qua, chưa thâm nhập rơ hiểu ở nghĩa lư, th́ đă b́nh phẩm Phật giáo là mê tín, rồi nói cái thành kiến, mê chấp của chính ḿnh cho người khác, như thế th́ chúng ta là người mê tín.
Nhưng nh́n chung theo tinh thần của người học Phật, Phật giáo lúc nào cũng khuyến khích con người, những ai hoài nghi về Giáo Pháp, hoặc pháp Môn ḿnh đang tu tập thực hành, đều có thể đem những việc hoài nghi đó lên bàn để mà thảo luận. Chúng ta phải biết hoài nghi, th́ mới có thể nhận chân được sự vật để bàn xét để có được giải đáp th́ nhân đây mới có thể sản sinh ra tín tâm chân chính. Trên sự thật, không có bất kỳ tôn giáo nào như là Phật giáo chịu cho con người hoài nghi kiểu này, khai phóng kiểu này và không mê tín kiểu này.
02- Bàn Vê Tiêu cực & Tích Cực
a- Tiêu Cực
Là người học Phật, là tín đồ Phật Giáo cho dù tu tập, thực hành pháp môn nào đi nữa, nhưng tất cả cũng đều lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hành động. Do vậy, đối với các món: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xuc.. Nghĩa là những món lợi, năm dục, sáu trần, là phải xa tránh. Ở điểm nầy tâm t́nh của người học Phật không giống như tâm t́nh của người đời không biết đủ. Tâm của con người trần tục chỉ biết ôm đồm càng nhiều càng tốt. Với tư tưởng sai lầm nầy cho nên người đời tự cho rằng họ là người tích cực tiền tiến, và v́ vậy không ngần ngại lên án cho rằng Phật giáo không thích hợp đối với xă hội hiện tại, là loại xă hội chủ trương cạnh tranh mạnh được yếu thua này. Nhưng những sự nhận xét về Giáo Nghĩa của Phật Giáo và Pháp Môn Tu của Phật giáo có tiêu cực trốn đời thật không, th́ chỉ cần con người chúng ta đối với Phật pháp, và các pháp môn tu học có chút ít hiểu rơ th́ có thể biết được tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo, và các pháp môn tu tập thực tiển của Đạo Phật.
b- Trốn Đời
Có người thường nói:
- Tôi thường nh́n thấy các Thầy hoặc người tin Phật, chỉ ở trong núi thẳm hoặc trong tự viện tụng kinh niệm Phật, thiền tọa kinh hành.. cuộc sống như vậy là cuộc sống trốn đời...
Những ai mà có những suy tư như vậy, là người chỉ biết một mà không biết hai. Phải biết rằng tinh thần của đại thừa Phật Giáo là khắp độ chúng sinh, nếu độ chúng sinh th́ cần phải học tập phương pháp độ sinh. Phải biết rằng đệ tử phật là những người không biết câu nệ về h́nh thức, v́ thế cũng không câu nệ là tỳ kheo xuất gia hoặc tín chúng tại gia, cũng không có quan niệm cứng nhắc nhất thiết phải sống trong núi thẳm hoặc trong tự viện tụng kinh niệm Phật, thiền tọa kinh hành mà phải biết rằng bất kỳ nơi đâu, làm bất kỳ chuyện ǵ th́ sự tu tập trước sau ǵ cũng vẫn không thay đổi. Đặc biệt hơn nữa, người biết tu tập là người đă phát nguyện rộng cứu người, đang luyện tập kỹ thuật độ đời. Không có pháp môn tu tập nhuần nhuyển th́ không thể cứu người được. Đây không phải là những lời biện hộ cho đệ tử của Phật, mà thực tinh thần của Phật giáo xưa nay như vậy.
Tinh thần của người học Phật luôn luôn có một sự uyển chuyển để thích hợp với mọi điều kiện và ḥan cảnh của từng mỗi thời điểm. Chẳng hạn như tuy chủ trương những ai muốn trở thành một Bồ Tát lớn, pháp thực hành Sáu Ba La mật, và Nhẩn Nhục là hai trong sáu độ để hoàn thành nhân cách của Bồ Tát, nhưng xả thân v́ pháp, cũng là giáo nghĩa Phật Giáo. Chẳng hạn v́ bạo lực xâm lăng, chánh pháp có cái nguy cơ sắp diệt th́ người Phật tử cũng sẽ phấn khởi đại hùng, đại lực dơng mănh, đứng dậy chống đối với bạo lực. Như trong kinh Nhân Duyên Tăng Hộ chép rằng:
- V́ hộ sinh mệnh của Phật pháp, thà bỏ tiền tài. V́ cứu hộ một nhà, thà bỏ một người. V́ cứu hộ một thôn thà bỏ một nhà. V́ cứu hộ một nước thà bỏ một thôn. Rắn độc cắn tay th́ tráng sĩ chặt đứt cổ tay.
Đoạn kinh văn ở trên, là tinh thần hùng tráng, cả quyết, quả cảm nhất của người tu theo Phật. V́ vậy nói đến tinh thần tích cực, tiến thủ của người đời đă từng nói, đó chẳng qua là chiêu bài trá h́nh của sự tranh dành, tham vọng của những ai thích theo đuổi trên đường danh lợi, say đắm trên thinh sắc. Vậy th́ ai là người đă từng nghĩ đến sự hy sinh của chính ta để phổ độ chúng sinh trong tinh thần: Trên th́ cầu Đại giác, dưới hóa độ chúng sanh, và tinh tấn không biếng nhác, th́ những người đó mới đáng được gọi là tích cực.
03- Những Lầm Lẫn Lớn
Hiểu về Phật Giáo nói chung và Pháp Môn tu học nói riêng đối với một số người không hiểu đă đành, nhưng có số người hiểu nhưng cố t́nh bôi bẩn cũng có, v́ thế đă tạo cho sự mâu thuẩn càng trầm trọng thêm, chẳng qua cũng chỉ là vấn đề chánh tín và mê tín. Ngày nay trong thời đại vật chất, con người chịu ảnh hưởng qua lối nh́n chỉ biết chú trọng đến vật chất, cho nên đối với Phật giáo c̣n có những điểm không hiểu rơ, v́ thế khi nói đến vấn đề tín ngưỡng, quan niệm thứ nhất một số người đă từng nhận xét:
- Đây là việc làm mê tín.
Trên sự thật, không phải là Phật giáo mê tín, mà là Phật Giáo bị những phần tử cố t́nh phá họai, tự đề cao bản thân và tôn giáo của họ, nên họ không tiếc lời cố ư vu báng miệt thị, điên đảo trắng đen, cho nên đối với Phật giáo họ không ngần ngại thân tặng cho từ ngữ:
- Tiêu cực, mê tín...
Nhưng sự thật Phật giáo là một tôn giáo lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hành động, mặc dù cho người, cho cuộc đời, cho kiếp người có nói, và cho như thế nào đi nữa th́ tín đồ Phật giáo cũng không cần biện minh, cũng không cần giải thích. Có lẽ v́ vậy mà cũng đă khiến cho trong xă hội hiểu lầm đối với Phật giáo càng lúc càng sâu. Nếu chúng ta chịu khó nh́n kỷ th́ chúng ta sẽ thấy những người có cái nh́n lầm lẫn về Phật Giáo rất dễ, và khá trong sáng về sự lầm lẫn hoặc cố t́nh bôi bẩn nầy.
Nguyên do của sự lầm lẫn nầy là vào thời đại đời sống con người chưa mở mang, cho nên đối với các hiện tượng đe dọa của thiên nhiên, cho nên con người cho là phải có một loại Thần oai lực không thể so sánh hiện đang thao túng khống chế, từ đó mà có sự sợ sệt và cầu đảo lạy lục. Con người vào thời kỳ đó cho là sự sống, chết, thọ, yểu của con người đều do họa phước tai ương, không việc ǵ là không do những vị Thần Thánh nào đó nắm lấy. Do đó đối với những vị thần thánh này, nếu con người cung kính cầu đảo, th́ được phước, nghịch lại hay xúc phạm th́ bị họa. Người đời v́ cầu phước diệt họa, do đó lấy lễ và dùng giấy tiền vàng bạc để cúng tế Thần Thánh, để làm vui cho Thần Thánh. Thông lệ đó cứ thế mà lưu truyền cho đến đời sau. Càng đến đời sau, th́ thần thánh càng lúc càng nhiều. Một nhà sinh sống về nông nghiệp, Thần Thánh được kính phụng có: hoàng thiên, thổ địa, môn thần, táo thần,... đều ở trong nhà mỗi vị chiếm một ghế. Mục đích của việc kính phụng thần thánh, mặt tiêu cực là cầu khỏi họa, mặt tích cực là cầu ban phước... Đối với người mê của th́ cầu sự bảo hộ giúp đỡ của thần, như phát hoạnh tài, không nhọc sức mà được. Người mê quan chức cầu giúp đỡ của thần được thăng cấp liền liền ...
Đó là những quan niệm và cách sinh tồn trong nhân gian, nhưng thực ra nếu chúng là những người không trồng nhân thiện, mà vọng cầu quả thiện, thần nếu có linh, th́ cũng không thể nào theo chỗ ham muốn của chúng ta mà cho như vậy được. Đó là lập trường khá vững chăi của người con Phật từ xưa cho đến nay không ai là không biết.
Phải biết rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ, mỗi cái đều có nhân quả của nó. Muốn cầu ngũ cốc được mùa, cần phải ra công canh tác. Muốn cầu nhân khẩu b́nh an không bệnh hoạn, cần phải cẩn thận ăn uống vệ sinh. Muốn trong gia đ́nh hạnh phúc th́ phải biết nhịn nhường nhau. Trong việc cúng tế thần linh th́ đôi khi có thể đúng, nhưng không nhất thiết là luôn luôn phải đúng. Thí dụ chẳng hạn như một học sinh vái van với Thần Thánh cho ḿnh thi đổ, nên anh ta cố gắng thức khuya dậy sớm để học th́ chắc chắn anh ta sẽ đổ đạt. Nghĩa là một người muốn có duyên tốt kết quả tốt th́ phải tạo nhân tốt, th́ duyên tốt mới có hội cơ gặp gỡ. Đối với những không có phép tắc, bị phạm pháp mà cầu thần thánh giúp đỡ th́ kể ra cũng khó mà măn nguyện. Người đời v́ không rơ lư nhân quả mà vọng cầu không nhân mà được quả, thật là không biết chuyện. Hành động không biết chuyện này tức là mê tín. Nhưng điều đáng  nói ở đây những người được gọi là trí thức trên xă hội cố t́nh đem ng̣i bút thiếu suy tư, thiếu chánh niệm làm cho người đời hiểu sai về Phật Giáo. Ngay cả có người c̣n đem đồng cốt, thờ bái thần linh cho đó là Phật Giáo. Nhưng ai cũng biết Phật giáo khác với đạo Thần Thánh, đó là chỗ tin và phụng thờ của Phật Giáo là:
a- Phật
Phật nghĩa là người giác ngộ; người mà tự ḿnh giác ngộ và giác ngộ cho người khác, giác hạnh tṛn đầy gọi là Phật.
b- Bồ Tát;
Bồ Tát nghĩa là giác hữu t́nh. Giác hữu t́nh là giác ngộ cho tất cả chúng sinh hữu t́nh. Bồ Tát là trên cầu pháp Đại giác, dưới độ tất cả hữu t́nh. Bồ Tát tu thành công đức tṛn đầy, cũng tức là Phật. Trong chùa viện hoặc ở gia đ́nh theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, Việt Nam chúng ta việc thờ Phật và chư Bồ Tát th́ có:
a- Chư Phật:
Đức Phật giáo chủ cơi Ta Bà là Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đức Dược Sư Phật th́ ở thế giới Lưu Ly Phương Đông ...
b- Bồ Tát
Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Địa Tạng...
Ngoài ra việc kính thờ là: Thiên đế, đại đế, thiên hậu, nương nương cho đến tiên cô, chân nhân... có thể nói là đối với Phật giáo hoàn toàn không có quan hệ.
Hơn hai ngàn rưỡi năm trước, Đức thế tôn Thích Ca đă bảo rằng đệ tử không được mê tín. Trong kinh Bát Nhă Tam Muội nói rằng:
- Không được làm việc các đạo khác, không được lạy trời, không được cúng tế quỷ thần...
Nhưng nói cho cùng, người đời cúng tế thần thánh, tuy thuộc về mê tín, nhưng trong mắt, trong tâm của họ cũng c̣n có quan niệm thần quỷ, v́ thế họ c̣n sợ nhân quả báo ứng. Sở dĩ gọi là người mê tín, là v́ họ không gặp được thiện tri thức để khai mở chánh tín cho họ. Những người như vậy thật đáng thương xót, tuy nhiên vẫn c̣n khá hơn những người không có quan niệm thần quỷ, họ không tin nhân quả, không sợ quỷ thần, cho nên họ thích làm những việc hồ đồ vọng tưởng, chẳng sợ báo ứng. Chắc chắn những người như vậy, sau khi chết đọa lạc, không biết kiếp nào mới ra khỏi ba đường: Địa Ngục, Ngạ Qủy Súc Sanh.
04- Một Niệm Trí Tin
Phật pháp là pháp lớn cần cho con người chuyển mê khai ngộ, chuyển si sanh huệ, chuyển phàm thành thánh. Nếu có người đối với Phật pháp một điều cũng không biết, hoặc chỉ hạn chế ở nơi nghe đạo từ sự nói lại, hoặc hiểu biết cạn cợt, để rồi kết luận Phật giáo là mê tín. Những người như vậy không khác nào như người mù rờ voi, hoặc ngồi dưới đáy giếng mà ḍm trời. Sự thật, trên thế gian cũng có những tôn giáo mê tín là những tín ngưỡng ngoại lực đó, những người theo tín ngưỡng nầy là đem tất cả chính bản thân ḿnh giao phó cho tôn giáo, cho thần linh ở bên ngoài, mà chẳng tin tưởng chính bản thân ḿnh. Phật giáo tin tưởng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, chúng sinh đều có thể tu tŕ thành Phật, đây là loại tôn giáo được cũng cố xây dựng niềm chính tự thân mà không tùy thuộc vào bất cứ một đấng thần linh nào. Tôn giáo tín ngưỡng ngoại lực là loại tôn giáo tin thần thánh ở ngoài loài người, đang là chủ tể tất cả nhân loại, cho nên tất cả những việc tốt xấu, lành dữ họa phước của người đều có thể xin cầu sức lực của thần. Loại tôn giáo này có thể phân làm hai loại nguyên thỉ và tiến bộ.
a- Loại Tôn Giáo Nguyên Thỉ
Đây là loại tôn giáo được phát sinh khi nhân loại c̣n trong thời kỳ nguyên thỉ, lúc đó trí thức con người chưa mở mang, cho nên khi đối diện với những hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ như vậy thường có sự lo sợ:
- Trời lấy ǵ lập, đất lấy ǵ chở, oai lực của điển chớp, và những lúc tai hại của nước lửa... đều cảm thấy sợ sệt.
Ở trong sự khốn đốn mê mờ, sợ sệt, huyễn tưởng như vậy con người mới nghĩ là có một loại thần có oai lực không thể so sánh, là kẻ thao túng đang khống chế tất cả vũ trụ. Con người cho rằng ai mà đụng đến, hay nghịch đến những vị thần nầy th́ con người phải chịu tai hại họa ương, nhưng nếu thuận theo đó th́ được tha thứ giúp đỡ. V́ vậy việc cúng tế thần Thánh trở thành một việc đại sự trong cuộc sống loài người, do vậy mà đa thần giáo cũng phát sinh từ từ đó.
b- Loại Tôn Giáo Tiến Bộ
Nhất thần giáo được coi là một tôn giáo tiến bộ hơn so với tôn giáo đa thần. Do ở nơi kết quả sự tăng tiến trí huệ của loài người khiến cho một số tôn giáo, thấy tôn giáo đa thần với sự không hợp lư của nó. Những bí mật sâu xa của vũ trụ như:
- Sự sanh diệt của muôn vật,
- Đầu mối thời gian như sinh già bệnh chết; cùng tột sự yểu và thọ ...  
Nhưng những biến chuyễn đó, trên thực tế lại giống như lần lượt phép tắc vận hành nhất định. Ở đó khiến cho một số người cho là trên vũ trụ, trong cái mờ mịt ấy có một cái chủ tể vạn năng là thượng đế. Kẻ chi phối là chủ tể của tất cả thế gian gồm lại th́ vũ trụ vạn hữu, đều là chỗ sáng tạo của thượng đế. Đây cũng là do từ nơi quan niệm đa thần mà dẫn đến nhất thần, cho nên các tôn giáo như:
- Bà La Môn giáo của Ấn Độ,
- Cũng như Ca Tô Giáo của người Do Thái,
- Hồi giáo của Ả Rập ...
Đại để đó là những tôn giáo lớn mà chúng tôi vừa tiêu biểu đều thuộc một loại này.
Tất cả các giáo nghĩa của những tôn giáo này, h́nh thái và nghi thức có chỗ không đồng, nhưng chỗ tương đồng của họ là chỉ lấy một món đối tượng làm việc sùng bái. Hiểu cho tường tận th́ những sự kiện nầy chẳng qua do ở nơi nhân loại tư tưởng tiến bộ, khoa học phát triển mà có được những cục diện như ngày hôm nay, chớ vạn vật không phải do thượng đế tạo, thế giới cũng không phải do thượng đế làm chủ tể.
Trừ ngoài tôn giáo tín ngưỡng về tha lực, hăy c̣n có tôn giáo tín ngưỡng về tự lực mà chúng tôi đă từng nhắc, đó chính là Phật giáo. Phật giáo không chủ trương vũ trụ là do thần sáng tạo hoặc có một vị thần nào đó làm chủ tể. Đối với vũ trụ vạn hữu, hiện tượng sanh diệt đổi khác, Đức Thích Ca thường nói:
- Những hiện tượng này, ở nơi phép tắc tự nhiên th́ xưa nay cũng đều là như vậy.
Phép tắc tự nhiên tức là luật nhân quả của vạn hữu. Muôn pháp từ nhân duyên mà sinh, muôn pháp cũng từ nhân duyên mà diệt. Đây sinh, đây diệt, đều là quả của nhân duyên sinh. Tinh thể vận hành, đầu mối thời gian dời trôi trong đó có nhân quả, sinh già bệnh chết .... Trong đó cũng có nhân quả. Nhân như vậy, quả như vậy, mảy tơ sợi lông không thể mượn nhờ. Nhân đây, hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ chắc chắn không có vị thần nào chưởng quản. Con người gặp gỡ cũng chẳng phải do Thượng đế chủ tể sắp đặc. Tục ngữ xưa nói rằng:
- Họa phước không cửa, chỉ người tự chuốc.
Tự ḿnh cũng là chủ tể chính ḿnh, không có thần nào, có thể lấy làm chủ tể con người, cũng không có thần nào có thể đối với con người mà ban phước giáng họa.
Ngày thành đạo, lúc Đức Thích Ca ở dưới cội bồ đề mắt thấy sao sáng ngộ đạo, câu nói thứ nhất mà ngài mở miệng để nói:
- Kỳ thay kỳ thay, tất cả chúng sinh đều đủ đức tướng Như Lai trí huệ, nhưng do v́ vọng tưởng chấp trước, không thể chứng được, nếu ĺa vọng tưởng th́ nhất thiết trí, tự nhiên trí tức được hiện tiền.
Đức tướng Như Lai, trí huệ Như Lai, ở đây Đức Phật muốn nói chính là Phật tánh, mọi người đều có. Tánh này ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm. Người người nương nơi pháp tu tŕ, chuyển mê khai ngộ, đều có thể thành Phật. Nhưng nương nơi pháp tu tŕ chuyển mê khai ngộ hoàn toàn cần dựa vào lực thực hành thật tiễn chính ḿnh, và pháp môn do chính ḿnh lựa chọn chứ không phải là dựa vào sự ban phát của Thần. Phật tánh người người đều có đủ, do v́ vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng được. Điều nầy tương tự như cái gương phủ bụi, th́ cần phải lau chùi đi bụi bặm, tự ḿnh nương theo pháp môn tu tŕ khôi phục lại trí tánh sáng suốt sẳn có của ḿnh. Đây hoàn toàn dựa vào sự tu tŕ của chính ḿnh. Người đời không hiểu lư này, lấy tôn giáo mong nhờ thần lực cứu giúp. Nhưng đối với người tu Tập pháp môn Niệm Phật, Thiền Tọa, và Kinh Hành th́ việc Niệm Phật là tạo thêm vườn hoa đẹp trong vườn hoa đă sẵn có của chính ḿnh.
Nếu một người nào đó trong số chúng ta mà trong đời chưa từng tạo cho ḿnh một hương hoa thơm nào, th́ ngay bây giờ chúng ta hăy nên niệm tánh giác của ḿnh để kịp làm nhân cho vườn hoa hiện tại và tương lai. Và nếu có ai đă lỡ tạo nhân hoa không tốt, hương hoa không tịnh th́ lại càng nên sớm mau khơi dậy tánh giác, trồng niệm hoa thơm để hương hoa tinh khiết phủ trùm hương bất tịnh và biến tất cả hương hoa trong vườn thành hương hoa thanh tịnh giải thoát, như trong kinh Quán Phật Tam Muội, Phật dạy về công đức và công năng của niệm Phật nhất định sẽ sanh ra trước Phật, quyết được văng sanh, tức là có thể cải biến tất cả điều ác, sanh đại từ bi. Và hiện đời chúng ta sẽ an lạc v́ chúng ta có thể:
01- Sống Tỉnh Thức
Bởi v́ chúng ta là người biết niệm Phật, tụng kinh, thiền tọa và kinh hành th́ chắc chắn chúng ta là người biết tin nhân quả, thiện có thiện báo, ác có ác báo, biết rơ ràng phải trái, nh́n rơ t́nh đời cho nên việc ác chúng ta không làm, chỉ thích làm những điều thiện. Nhờ biết đủ như vậy cho nên cuộc sống yên ổn đạm bạc giản dị, tâm t́nh chúng ta trở nên cởi mở, v́ thế mà những liên hệ không lành mạnh đến thế tục chúng ta có thể buông đi. Nếu có phải nhận công tác nào đó trong công sở th́ đối với một người biết tu tập như vậy, một khi đă hiểu rơ nợ nần nghiệp báo th́ phải dốc hết bổn phận làm việc, trân trọng nghề, vui với tập thể, giữ bổn phận, giao tế với người quan hệ hài ḥa. Một người như vậy ngước lên không thẹn với trời, cuối xuống không tủi với đất, th́ tự nhiên được yên ổn, tốt đẹp, tự tại, vui sướng, nh́n các việc đều thoải mái thích hợp thuận mắt. Đó là người biết sống tỉnh thức
02- Quán Sát Tự Thân
Người biết niêm Phật, thiền tọa và kinh hành là người biết nương giáo lư của Đức Phật mà chiếu xét tư tưởng và hành vi của chính ḿnh. Như có cái ǵ bất chánh th́ đưa vào chỗ chánh, cái ǵ chưa nề nếp th́ đưa vào nề nếp, tu dưỡng ở nơi thân tâm chính ḿnh, rất có bổ ích, đây là triết học của thuật xử thế. Đối với chân tướng của nhân sinh có chỗ nhận thức, có nhận thức th́ chúng ta biết hóa giải cho nên tâm tánh của chúng ta không gấp rút ồn ào, không biến động giận dữ, tâm t́nh trở nên ḥa diệu. Đối với một người có công phu hàm dưỡng như vậy th́ khi gặp những vấn đề khó khăn ngay trước mặt như:
- Không mỹ măn về cuộc sống,
- Hoàn cảnh buồn phiền
- Những trở ngại thiếu sót hạn chế của xă hội hiện thực,
- Đối diện với những thành phần phiền năo xấu xa.
Tuy là sự việc như thế nào đi nữa th́ người học Phật chúng ta không v́ thế mà buồn phiền hay chán nản giận hờn mà trái lại chúng ta biết hóa giải cho nên tâm tánh của chúng ta không thuần lại, và biết  ḥa diệu trước mọi hoàn cảnh. Do đó tuy là c̣n hiện hừu ở cơi Ta Bà, chúng ta cũng sẽ có được ba kết quả tốt đẹp đó là:
a- Hiện Tiền Có Nơi Nương Tựa
Nghĩa là trong cuộc sống hiện tại, nhất là trong phương diện sinh hoạt tinh thần có chỗ nương tựa vững chải: Tin Phật, có lư tuởng là sẽ thành Phật ở thời gian nào đó trong tương lai, và hiện tại sống cuộc sống vui vẻ, tự tại.
b- Thông Suốt Sanh Tử Luân Hồi
Một khi chúng ta tin Phật và thông suốt sanh tử luân hồi có nghĩa là người ấy biết được sanh tử, ra khỏi luân hồi sáu nẻo, xa ĺa khổ vui, văng sinh về Cực Lạc thế giới, và được thành Phật.
c- Biết Trước Ngày Giờ Văng Sanh
Thông thường người đời lúc chết, thường chết trong cái chết đau đớn khổ sở, muôn ngh́n người khó có được một người lúc chết không đau đớn khổ sở, không thể biết là đứng hoặc ngồi chết được, lại càng khó có thể biết trước giờ mệnh chung. Trong khi đó đối với người biết niệm Phật tu hành đến lúc mệnh chung, thân không bệnh khổ, biết trước giờ chết, chánh niệm hiện tiền, tâm không điên đảo, đang đứng hoặc đang ngồi mà niệm Phật văng sinh về thế giới Cực lạc; nếu công phu niệm Phật sâu dày, th́ ở hiện đời được nhất tâm bất lọan, căn lành sâu dày, lại có thể thân chứng niệm Phật tam muội.
Nói tóm lại, khi đă có một niềm tin vững chăi rồi, th́ tất cả các việc nếu cần đối diện phải đối diện, nhờ vậy mà chúng ta có thể mở bày trí tuệ, và điều chỉnh tâm cảnh bất b́nh của chính ḿnh, cho nên chúng ta có thể trở thành yên vui ḥa thuận, b́nh tĩnh, điềm đạm. Từ đó t́nh tự của chúng ta cũng không bị những sự vui buồn hờn giận trong cuộc đời chi phối. Lúc đó chúng ta có thể xem phú quư như khói mây qua mắt, lấy tâm biết đủ để tiếp xử với muôn vật. Không vọng cầu, không vọng chấp, không bị sự trói buộc bởi những sự vật ở bên ngoài, v́ thế tâm lư được an, cho nên tùy duyên qua ngày, và cuộc sống chúng ta sẽ được hạnh phúc vui vẻ. Đó là thành quả thu gặt từ nơi tu tập, hay nói cách khác đó là kết quả của niềm tin.

 

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.3730 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO