Tác giả |
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 1 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 9:10am | Đă lưu IP
|
|
|
HẬU THIÊN BÁT QUÁI ĐỒ VÀ LẠC THƯ
Tôi viết bài này chỉ với một mục đích duy nhất là muốn nói với các bạn đọc :
SỰ LỰA CHỌN và QUYỀN QUYẾT ĐỊNH LÀ Ở BẠN.
A/Ở đây tôi chỉ đề cập đến HTBQ Đồ của vị Chu Văn Vương và Lạc Thư mà các bạn đă biết. Hăy khoan gắn kết các tính chất phương hướng (Bắc Nam Đông Tây) và Ngũ Hành vào 2 đồ h́nh này vội.
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục tung Khảm-Ly, mỗi bên gồm 4 quái, rồi cộng các vạch Dương và Âm lại với nhau ta thấy:
Khảm, Cấn,Chấn,Tốn : 7- và 5+
Ly, Khôn, Đoài, Càn : 7+ và 5-
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục hoành Đoài-Chấn :
Đoài, Càn, Khảm, Cấn : 7+ và 5-
Chấn, Tốn, Ly, Khôn : 7- và 5+
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục xiên Càn-Tốn
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 6- và 6+
Tốn, Ly, Khôn, Đoài : 6+ và 6 –
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục xiên Cấn-Khôn
Cấn, Chấn, Tốn, Ly : 6- và 6+
Khôn, Đoài, Càn, Khảm : 6+ và 6-
Đem so sánh với Lạc Thư ta thấy, các trục tung và hoành đều là các con số lẻ, các trục xiên là các con số chẵn. Phần kết luận tôi xin nhường lại bạn đọc.
Sau đây tôi chỉ ghi lại những cảm nhận của cá nhân tôi:
Xét về bản thể (khí) th́ là đối xứng nhưng về dụng (h́nh) th́ không bao giờ đối xứng.
B/Khi Khổng Tử san định lại Kinh Dịch th́ xếp 2 quẻ Bát thuần Càn và Khôn lên đầu phần thượng kinh, 2 quẻ Hàm và Hằng lên đầu phần hạ kinh, v́ sao vậy ?
Đồ h́nh TTBQ th́ 2 quái Kiền và Khôn đứng đầu, rồi sinh ra lục tử là các quái c̣n lại.
Bây giờ th́ khoa học đă chứng minh là con người (giống loài hữu t́nh nói chung) có mặt sau khi trái đất đă h́nh thành và ổn định (Sông, núi, ao hồ…)
Đồ h́nh HTBQ th́ 2 quái Khảm-Ly đứng đầu v́ tượng của nó giống như bộ phận sinh thực khí của F và M nên Khổng Tử đă đưa hai quẻ Hàm và Hằng lên đầu phần hạ kinh.
Các bạn hoàn toàn chọn lựa và tự ḿnh khẳng định cho câu trả lời của chính ḿnh. Tuy nhiên ở một bộ Kinh khác có một câu hỏi :
“…….hốt nhiên tại sao lại sinh ra sông núi….? ”
Tôi chỉ giới thiệu bộ Kinh này với bạn nào mà tự hứa và khẳng định với chính ḷng ḿnh rằng :
CHÍNH TỰ M̀NH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI
Trân trọng.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 2 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 11:10am | Đă lưu IP
|
|
|
Hoả Tinh thân mến!
Hoả Tinh có thể cho biết rơ hơn => về công thức tính những con số: -7; +5 /+7; -5 /-6 ;+6.
Rất cảm ơn Hoả Tinh quan tâm.
Thân
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo


Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 3 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 11:57am | Đă lưu IP
|
|
|
Khảm, Cấn,Chấn,Tốn : 7- và 5+
Ly, Khôn, Đoài, Càn : 7+ và 5-
=========================================================
7- tức là có 7 vạch âm
5+ tức là có 5 vạch dương
7+ tức là có 7 vạch dương
5- tức là có 5 vạch âm
Đại khái (-) là kư hiệu của vạch âm và (+) là kư hiệu của vạch dương. Tôi hiểu như thế không biết đúng chăng?
|
Quay trở về đầu |
|
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 4 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 12:41pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân Chào Thiên Sứ,
Chia đôi đồ h́nh HTBQ của Văn Vương theo trục tung (Khảm-Ly), trục hoành (Đoài-Chấn), và trục xiên là Càn-Tốn và Cấn-Khôn, th́ mỗi bên lần lượt sẽ là 4 quái như tôi đă liệt kê ở trên, sau đó cộng các vạch Dương lại với nhau, các vạch Âm lại với nhau của mỗi nửa bên th́ lần lượt được các con số trên. Ở trên tôi ghi tắt dấu + là vạch Dương, dấu – là vạch Âm.
Thân, HT
|
Quay trở về đầu |
|
|
khangaabc Hội viên

Đă tham gia: 09 January 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1133
|
Msg 5 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 3:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
Góp chút ư với bài trên :
Cộng các số tiên thiên :
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 1+6+7+4=18
Tốn, Ly, Khôn, Đoài : 5+3+8+2=18
Cộng các số Hậu thiên :
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 6+1+8+3=18
Tốn, Ly, Khôn, Đoài : 4+9+2+7=22
Xét về bản thể (khí) Tiên Thiên th́ số quân b́nh nhưng về dụng (h́nh) số Hậu Thiên th́ không quân b́nh.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 6 of 12: Đă gửi: 10 October 2003 lúc 6:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hoả Tinh thân mến!
Tôi có t́m hiểu và đối chứng phương pháp của Hoả Tinh với phương pháp của tôi th́ thấy chúng có một số điểm khác biệt sau đây (Đổi chỗ Tốn Khôn):
Chia đồ h́nh theo trục Khảm Ly:
Khảm, Cấn,Chấn,Khôn : 9 - và 3 +
Ly,Tốn, Đoài, Càn : 9 + và 3 -
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục hoành Đoài-Chấn :
Đoài, Càn, Khảm, Cấn : 7+ và 5-
Chấn, Tốn, Ly,Khôn: 7- và 5+
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục xiên Càn-Khôn
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 6- và 6+
Tốn, Ly,Khôn, Đoài : 6+ và 6 –
Chia đồ h́nh HTBQ theo trục xiên Cấn-Tốn
Cấn, Chấn,Khôn, Ly : 8- và 4+
Tốn, Đoài, Càn, Khảm : 8+ và 4 -
Như vậy, với phương pháp tính của Hoả Tinh thực hiện th́ có mấy điểm chung và khác biệt sau:
1)Những con số của Hoả Tinh hoàn toàn đối xúng:
* Đối xứng từng cặp
* Đối xứng Tung <=> Hoành; Xéo <=> Xéo.
Những con số của tôi chỉ đối xứng từng cặp.
Không có đối xứng Tung Hoành và đối xứng Xéo.
2)Lạc Thư các trục Tung Hoành đều là các con số lẻ; Trục xiên đều là các con số chẵn. Các con số của Hoả Tinh phù hợp với điều này.
Nhưng ở Hà Đồ cũng vậy và các con số của tôi cũng tương thích với điều đó: Tunh Hoành cho các con số lẻ và trục xéo cho các con số chẵn.
3) Đồ h́nh của sách cổ chữ Hán không cân đối ở 2 quái Càn khôn => Nhưng cân đối ở các con số của Hoả Tinh phát hiện.
Đồ h́nh của tôi cân đối ở Càn Khôn nhưng không cân đối ở con số theo phương pháp của Hoả Tinh.
Điều này nói lên cái ǵ?
Hy vọng chúng ta cùng suy nghiệm.
Thân Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 7 of 12: Đă gửi: 11 October 2003 lúc 2:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào các bạn,
Chào Thiên Sứ, tôi xin nêu một số điểm để Thiên Sứ tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích một phần nào:
1/Trong môn Nhiệt động lực học (Thermo-Dynamics), xin chú ư ở hệ số entropi S của một hệ vật chất, và kết luận trong trường hợp S = const và S = 0.
2/ Trong quá tŕnh phân hạch hạt nhân th́, đầu tiên tổng số các electron luôn luôn bằng số proton, điều này vẫn đúng kể cả các “mảnh vỡ” nhưng không bao giờ có 2 “mảnh vỡ” cân bằng nhau . Tia anpha và tia beta có mang điện tích phát sinh trong khi phân hạch th́ tác dụng của nó đâu có giống nhau.
3/Cặp nhiễm sắc thể X và Y quyết đinh sinh con trai, con gái th́ trên lư thuyết tỷ lệ này là 50% và 50% nhưng có bao giờ tổng số F = tồng số M ( Vd này hơi khập khiễng v́ bị nhiều yếu tố khác chi phối, đâu có được let it be đâu) nhưng bản chất th́ vẫn là 50% và 50%
4/ Giả sử trục S-N thực của trái đất trùng với trục đi qua sao Bắc đẩu , và quỹ đạo của trái đất giả sử là một đường tṛn chứ không phải là elip th́ 4 mùa trên trái đất có luân chuyển như hiện nay không ?
5/ Trái tim của chúng ta tại sao lại nằm lệch về một bên ?
Nên bản thể th́ quân b́nh, đối xứng, cân phân… nhưng dụng th́ ngược lại th́ mới có “ḍng chẩy” mà trong môn Nhiệt động lực học gọi “ḍng chẩy” là quá tŕnh trao đổi chất giữa các phần tử trong một hệ.
Sinh, khắc, chế, hoá, thiên biến vạn hoá, thường phát sinh ra lao lự và phiền muộn nên tôi dùng chữ CHUYểN làm trung tâm, đi theo hướng hợp nhất, tất cả quy về một là chặng dừng đầu tiên, rồi cái một đi về đâu ? . Như củi hết lửa tắt, lửa đi về đâu ?
Hihihi road-map đă có trong túi, một ḿnh một gậy thắp đuốc lên mà đi.
Đêm qua mất ngủ, pha b́nh trà, bầy ra mấy cái chung , nh́n ra ngoài thấy ánh trăng vằng vặc, chợt nh́n lên tờ lịch mới biết là ngày rằm. Đêm nay là 16 Trăng c̣n đẹp nữa.
Không sao, không hề chi từ đầu vẫn là viên tṛn vành vạnh cơ mà. Vui lắm.
Thân, HT
|
Quay trở về đầu |
|
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 8 of 12: Đă gửi: 11 October 2003 lúc 3:10am | Đă lưu IP
|
|
|
{
Cộng các số tiên thiên :
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 1+6+7+4=18
Tốn, Ly, Khôn, Đoài : 5+3+8+2=18
Cộng các số Hậu thiên :
Càn, Khảm, Cấn, Chấn : 6+1+8+3=18
Tốn, Ly, Khôn, Đoài : 4+9+2+7=22
}
Cẩn thận, tránh không nên để rơi vào trạng thái “ nh́n con suy ra mẹ”
“Nó” xuất hiện như thế nào th́ trực nhận ngay chính “Nó”
|
Quay trở về đầu |
|
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 9 of 12: Đă gửi: 11 October 2003 lúc 6:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bản thể đă không quân b́nh th́ cái dụng biết đi về đâu, t́m về đâu ?
Bản thể đă mất quân b́nh th́ làm sao mà phát sinh diệu dụng.
Cái dụng mà quân b́nh th́ “cỗ máy” c̣n vận chuyển được chăng.
Trời nóng, Đất lạnh nên gió mới phát sinh, khí mới lưu hành, 4 mùa mới luân chuyển tuần hoàn. Thử xem Trời, Đất kia cùng một độ th́ gió c̣n phát sinh được chăng, khí c̣n lưu hành được chăng.
Thí nghiệm rất đơn giản, bạn thử để một ly nước vào trong ngăn đá của tủ lạnh thử xem khi ly nước này đạt tới độ lạnh cân bằng với độ lạnh của ngăn đá th́ cái tủ lạnh c̣n hoạt đông hay không.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 10 of 12: Đă gửi: 13 October 2003 lúc 11:44am | Đă lưu IP
|
|
|
NGUYÊN LƯ ÂM 2 DƯƠNG 3
Hai nhà bác học Hoa Kỳ gốc Hoa đoạt giảI Nobel là Lư Chính Đạo và Dương Chấn Ninh đă phát hiện khi hạt nguyên tử nổ th́ bắn ra những ly tử Âm và Dương. Tia ly tử Dương đi xa hơn ly tử Âm có tỷ lệ là 3/2. Hiện tượng này hoàn toàn trùng khớp vớI nguyên lư Dương 3 Âm 2 của Dịch học. Nhưng nguyên lư Âm 2 Dương 3 trong Dịch từ đâu mà ra? Có lẽ cho đến nay, tiên đề này vẫn c̣n bí ẩn. Phàm đă gọI là nguyên lư th́ ta phảI t́m ở những tiền đề khởI nguyên của nó. Đó là:Hà Đồ; Lạc Thư, Tiên Thiên và Hậu thiên bát quái đồ.
Nếu bấy giờ chúng ta quán xét 2 đồ h́nh căn bản của Dịch học th́ Lạc thư không nói lên điều ǵ; chỉ có Hà Đồ chứng minh yếu tố này. Xin quí vị xem dăy số diễn tả dướI đây:
Độ số Âm: 6 – 1 – 8 – 3 => (Tây Bắc; Bắc; Đông Bắc; Đông)
Độ số Duơng: 9 – 4 – 7 – 2 => (Tây;Tây Nam; Nam; Đông Nam)
(Số chẵn là Âm; số lẻ là Dương; nhưng Hà Đồ chia làm hai phần Âm Dương như trên =>Đă chứng minh trong “T́m về cộI nguồn Kinh Dịch”)
Như vậy, hai dăy số Âm và Dương này tiếp nhau ở đầu và đuôi đều có tỷ số là:
Tây Bắc 6 <=> Tây 9 => 9 + 6- = 3+ và 2- (Dương thuần và Âm thuần)
Đông 3 <=> Đông Nam 2 => 3+ và 2- (Trong Âm có dương -Trong Dương có Âm).
Hà đồ vốn là đồ h́nh căn bản của lư học Đông phương;như vậy nguyên lư Âm 2 Dương 3 bắt đầu từ Hà Đồ đă được minh chứng ở trên hoàn toàn phù hợp.
Trong Hậu thiên bát quái đă đổI chỗ Tốn Khôn <=> liên hệ vớI Hà Đồ và ứng dụng phương pháp tính của Hoả Tinh cho từng cặp trục => chúng ta sẽ thấy từng cặp Âm Dương đúng và gần đúng tỷ lệ này. Những cặp trục Âm Dương này tính thuận theo chiều kim đồng hồ (Lư Hà Đồ) như sau:
Bắt đầu từ cặp trục Khảm Ly và Cấn Tốn:
Khảm Cấn Chấn Khôn <=> Ly Tốn Đoài Càn => 9/3 = 3
Cấn Chấn Khôn Ly <=> Tốn Đoài Càn Khảm => 8/4 = 2
Tỷ số giữa hai cặp trục này =3/2.
Cặp trục Đoài Chấn và Càn Khôn:
Đoài Càn Khảm Cấn <=> Chấn Khôn Ly Tốn => 7/5 = 1;4
Càn Khảm Cấn Chấn <=> Khôn Ly Tốn Đoài => 6/6 = 1
Tỷ số giữa hai cặp trục này = 2;8/2.
Như vậy; khi đặt v/d nguyên lư th́ => Khi đồ h́nh khởI nguyên của nó (Hà Đồ) chứng tỏ nguyên lư tương tác Âm 2 Dương 3 => tất yếu một đồ h́nh liên quan và là hệ quả của nó phảI chứng tỏ sự liên hệ chặt chẽ đến nó. Như vậy chính Hậu thiên Bát quái Lạc Việt liên hệ vớI Hà Đồ chứng tỏ nguyên lư này.
Bây giờ chúng ta xét đến một công tŕnh nghiên cứu khoa học => đó là Quyển TAO OF CHAOS, DNA & THE ICHING, unlocking the code of the universe của Ms Katya Walter, nói riêng về tác giả là giảng sư Đại học ở Texas in Austin. Cuốn sách này do chi Anne Nguyen giớI thiệu trong topic “GửI Thiên Sứ”. Trang 5. Tôi không được xem cuốn sách này. Mặc dù sự giớI thiệu cuốn sách của chị Anny như là một bằng chứng cho số Lạc Thư không thể phản bác. Nhưng khi giớI thiệu nộI dung cuốn sách th́ lạI là một sự so sánh giữa Hà Đồ vớI DNA và từng cặp các chất liên quan đến gen. Theo chi Anne Nguyen th́ nộI dung cuốn sách như sau:
Trong quyển sách nói trên, tác giả giải thích về tổng số 55 đem so sánh với DNA Base Pairs và trang 248 tg so sánh như sau :
Những chấm của Hà Đồ - 5 = Atoms Minus 5 H-bonds :
Mộc (3+8) = 11 Cytosine = 11
Thủy(5+1+6)= 12 Adenine = 13
Kim(4+9) = 13 Thymine = 13
Hỏa(7+2+5) = 14 Guanine = 13
______________________________________________
50 50
Và c̣n nửa tiếp theo trang 250 tg giải thích trụ đối xứng giữa Nam và Bắc cùng Đông và Tây với từng cặp giữa các trục về ngũ hành của Hà Đồ với từng cặp của các chất liên quan đến gene và I (Iching) code.
Qua đoạn trích dẫn trên th́ chính Hà Đồ liên quan đến các vấn đề cơ thể sinh vật và con người. Trong Hoàng Đế nộI kinh tố vấn th́ Hà đồ cũng chính là đồ h́nh có liên hệ chăt chẽ trong các nguyên lư chữa bệnh; tác nhân gây bệnh…liên hệ tớI con ngườI (Điều này cũng đă được chứng minh trong “T́m về cộI nguồn Kinh Dịch”. www.vanhienlacviet.com Liên kết nhanh Tuvilyso.com). Trong khi đó; đồ h́nh HTBQ và hệ thống 64 quẻ của nó chính là điều kiện lư giảI và tiên tri những v/d liên quan đến con người. Nhưng trong sách Tàu th́ HTBQ lạI không liên quan đến Hà Đồ?
Ngược lạI; vớI sự đổI chỗ hai quái Tốn Khôn trong HTBQ và liên hệ đến Hà Đồ. Không những chỉ lư giảI những v/d liên quan đến nó mà c̣n có khả năng phục hồI khám phá tiếp tục những bí ẩn văn hoá cổ nói chung (Từ bói bài Tây - sự huyền bí của 2 tam giác ngược trên cờ Isarael ….cho đến cả những tri thức khoa học hiện đạI và trong tương lai). Nếu Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ vói Hà Đồ là sai th́ làm sao có được khả năng đó? Ngược lạI; những ǵ sách Tàu để lạI đă dậm chân tạI chỗ từ hơn hai ngàn năm rồI - kể từ thờI Hán cho đến tận ngày hôm nay; đến giờ này…
Những điều Hoả Tinh thân hữu đặt ra làm tôi suy nghĩ. Những sự sai lệch trên thực tế của tự nhiên quả là đang hiện hữu => Trái t́m nằm ở bên trái chứ không ở giữa; sự vận động và tương tác của vật chất không cân bằng tuyệt đồI; dài và ngắn không bằng nhau….Độ số ngay trên Hà Đồ - đồ h́nh căn bản của Lư học Đông phương – th́ 9 không phảI là 5; 1 không phảI là 2….. Nhưng nếu không có sự cân bằng về nguyên lư khởI nguyên th́ lấy cái ǵ để xét sự sai lệch trong sự biến dịch. PhảI chăng sự sai lệch đó nằm trong tỷ số không tuyệt đốI của sự tương quan các trục không thờI gian của HTBQ => 3/2 và 2;8/2 ? Khi dụng th́ dùng độ số để tính toán. Vậy làm sao lạI có thể dụng những cặp số có sự cân bằng tuyệt đốI để tính cái không tuyệt đồI?
TrờI khuya; cả không gian tĩnh lặng như chặt cứng trong căn pḥng. Một cảm giác mênh mông buồn làm chạnh ḷng nghĩ tớI tiền nhân:
“ Ta cố đợI ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua……”.(*)
Hai ngàn năm trong cơi vô cùng như chỉ một sát na.
“Nhưng hai ngàn năm đó tính từ đâu?”
Thân kính Thiên Sứ
* Chú thích: LờI bài hát “Ḥn Vọng Phu” của cố nhạc sĩ Lê Thương.
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại,
Để áng phù vân đọng nét buồn!
|
Quay trở về đầu |
|
|
HOATINH Hội viên

Đă tham gia: 17 September 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 106
|
Msg 11 of 12: Đă gửi: 14 October 2003 lúc 8:02am | Đă lưu IP
|
|
|
……Ấy ai phân biệt dị đồng
Trời quang trong sáng lại ḥng khói mây.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 12 of 12: Đă gửi: 14 October 2003 lúc 5:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hệ từ. Chương 6. tiết 1 viết:
Phu dịch quảng hỹ;di ngôn hồ viết tắc bất ngữ; dĩ ngôn hồ nhĩ tắc nhi chính; dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỹ.
Dịch lớn thay! Nói về xa th́ không thể diễn tả được; nói về gần th́ tĩnh mà chính;ở giữa khoảng trời đất th́ bao trùm tất cả.
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|