Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 183 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Linh Tinh (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Linh Tinh
Tựa đề Chủ đề: Chim Viet Canh Nam Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 1 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 12:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

Xin mời các Bác, anh chị và các bạn ghé vào website http://chimviet.free.fr
do các anh chị ở Paris tạo thành
Tại đây, chúng ta sẽ t́m được nhiều lư thú về văn hóa viêtnam như : Tiểu luận, thơ, truyên,tác phâm van học, pḥng tranh dân gian (với vài ḍng phân tich),nghi vấn lịch sử,điểm sách .....
Đây là web về văn hoc, không quảng cáo, thương mại
Rất là hay, bảo đảm các bác yêu chuộng văn thơ sẽ rất thích. Nếu không đúng tiêu chuẩn, Nina cho mọi người dánh đ̣n ......
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 4:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NINA ui! Bỉ phu zdo măi hông được. Bỉ phu zdo kiểu Pháp hẳn hui đấy. Hic.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 3 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 6:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

Bác Thien su oi,
Con cung khong biêt tai sao nua, hay Bac thử chỉ taper : chimviet.free.fr xem sao. Con vào kiểu này đó Bac. C̣ nêu khong duoc nua thi phai nhờ các anh ở đây làm liên kêt nhanh cho ḿnh vây.....
Nina
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
HUYNH
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 August 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 4 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 7:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn HUYNH

Cơm nắm


Vào khoảng trước năm lên mười tưổi, có lần tôi suưt chết đuối ở ao làng. May mà các anh tôi vớt kịp.
Tối hôm đó, mẹ dắt tôi đi cùng, đến cái ao ấy. Mẹ bưng một cái rá đựng bẩy nắm cơm chim chim và mấy nén nhang. Đến bờ ao, mẹ thắp nhang rồi chao rá cơm trên mặt nước và khấn khứa:

- Bớ ba hồn bẩy vía thằng Bốn ( Bốn là tên tôi ) ở đâu th́ về với mẹ...

Rồi mẹ cầm nhang vái tứ phía.

Những nắm cơm chim chim ấy chắc là thiêng lắm nên tôi khỏe mạnh lớn khôn dần, và vẫn sống cho đến khi viết những ḍng này. Tôi lớn lên bên chính cái ao làng ấy trong sự yêu thương của cha mẹ, sự dùm bọc của gia đ́nh, sự thương mến chở che của làng xóm quê hương...

Từ những nắm cơm chim chim " chao vía " ( nếu là con gái th́ chín vía ), hoặc để cho trẻ ăn cho vui, tôi đă bao lần được ăn những nắm cơm khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.

Lần đầu tiên đi xa nhà: mẹ đă gửi t́nh thương yêu của mẹ, hơi hướng của mẹ, bóng dáng của mẹ... qua nắm cơm trong mo cau vườn nhà.

Đêm trở trời, nằm trong nhà bỗng nghe đánh " bộp " ngoài sân. Mẹ lụi cụi ra nhặt tầu cau vừa rụng, cắt bỏ phần lá để đun, c̣n cái mo cau giữ lại, cất đi. Ngày con đi xa mẹ lấy tấm mo cau đă khô, dấp nước, bới cho con nắm cơm vừa xới ở nồi ra, thơm ngát. Mẹ cũng gói theo một dúm muối vừng gói trong lá chuối tươi đă lau sạch. Mùi vừng thơm lựng, thơm khắp xóm, vừa bùi vừa ngậy, ăn với cơm nắm nó hợp nhau như cau với trầu, như cốm với hồng, như dưa hành với bánh chưng, như cô dâu với chú rể, như...

Trên chuyến tầu thủy chạy dọc ḍng sông mênh mông và không biết chảy về tận vùng nào, tôi giở nắm cơm ra ăn và nghẹn ngào. Gạo mới thơm ngọt mùi cốm, ḥa vào mùi thơm muối vừng, vừa ngọt đậm vừa dẻo mát khi đưa miếng cơm lên đầu lưỡi. H́nh ảnh mẹ, h́nh ảnh xóm làng hiện lên trong khi tôi nhai thong thả miếng ngọc thực ấy giữa hơi ng̣n ngọt của ḍng sông đầy phù sa, giữa hơi mo cau đă mềm đi v́ hơi cơm chín...

Mẹ thương con cả khi con đă đi xa, đă ra khỏi ṿng tay mẹ. Con đi xa đến đâu vẫn là gần mẹ, gần quê hương đồng lúa, không xa được cái hồn những lời không nói của mẹ gửi theo. Nắm cơm đă thành h́nh bóng mẹ, thành h́nh bóng quê nhà...

Cùng khoang tàu với tôi cũng có người giở cơm nắm ra ăn. Có người gói cơm nắm trong tàu lá chuối, lá đă tái đi một mảng, hệt như miếng lá chuối trên miệng nồi nước lá xông giải cảm. Có người gói trong giấy báo giở cơm ra có cả những chữ in, được in ngược lại trên da thịt nắm cơm. Có người gói trong màng mỏng hiện đại.

Cách ăn khác nhau. Có người chỉ dùng tay bẻ ba bẻ tư nắm cơm rồi cầm lên mà cắn những miếng thật to. Có người dùng con dao thật sắc cắt nắm cơm thành từng thỏi nhỏ, vuông vức, trông như những thỏi gị lụa trắng tinh. Nh́n những thỏi cơm đặt thứ tự bên nhau, đều tăm tắp, cảm giác ngon, thèm ăn tăng lên đến mấy lần.

Thức ăn thật khác nhau. có người ăn với gị chả, có người có ruốc bông, có người có lạp xường, thịt gà rim... Chỉ giống nhau ở chỗ có những nắm cơm đều từ hạt gạo mà nên, đều ngon lành, chắc dạ, sạch sẽ, hẳn người ở nhà mong người đi thuận buồn xuôi gió, chắc dạ cứng chân.

Nắm cơm mà bẻ ra th́ quả là mất ngon. Nó chỉ c̣n lại là những tảng những vừng cơm cạnh nồi, lại rắn chắc, nguội tanh. Phải nâng niu, nhẹ nhàng, phải gọt phải cắt, phải ăn thong thả, tay cầm miếng cơm đưa lên miệng vừa nhai vừa ngẫm nghĩ một điều ǵ... có thể ân t́nh của người ở nhà mới thấm sâu tận đáy ḷng người đi, dù đường ngắn hay dặm dài...

Xôi đỗ xanh đỗ đen hoặc cơm nếp trắng bới vào mo cau hay lá chuối vẫn chỉ là cơm nếp, không thể giống cơm nắm gạo tẻ. Cơm tẻ là mẹ ruột. Cơm nắm chính cũng là mẹ ruột. Và muối vừng đậm vị dân dă đi đôi với cơm nắm quả là thần t́nh, sáng tạo.

Một lần khác tôi đi xa, ngồi nghỉ dưới bóng mát một cây cổ thụ ở lưng đèo. Giở cơm nắm ra ăn, gió đồng đưa hương lúa từ dưới thung lũng lên, đất đỏ thấm vào gan bàn chân, cây xanh toả bóng mát trên đầu... càng thấm thía vị cơm nắm mẹ cho mang theo dọc đường xa ngái.

Mẹ tôi không c̣n. Người bạn đời chung thủy của tôi lại học cách của mẹ truyền cho, thường gửi theo đường xa cho tôi những nắm cơm ân t́nh hệt như ngày cũ. Cái từ " truyền thống " dùng nhiều quá hóa nhàm, vậy nên gọi tâm t́nh ấy là ǵ nhỉ ? Hỡi những người thương mến của tôi?

Tiệc tùng chỉ là đôi khi và cũng không phải là của tất cả mọi người, nhất là những người b́nh thường chúng ta. Ai đă nói câu ấy hay lời nói của nắm cơm?

Sơn hào hải vị, nem công chả phượng, bào ngư yến sào... là món ăn cao quư. Và ai mà chẳng từng ít ra được một lần ăn bữa cỗ linh đ́nh, nhiều người c̣n ăn thừa mứa kiểu hiện đại, quá nhiều tiền bất chính hoặc không bất chính.

Chắc, dù là ai, đang sống sang trọng, ngày nào cũng đặc sản phát ngấy cũng không thể nào thoát được những bữa cơm nắm dọc đường. Nắm cơm không hợp với khăn bàn trắng, không ưa cùi d́a phóng xét. Nó là đồng quê, là gian khó, là tiết kiệm, là pḥng xa... Không hiểu có hay không người nào quá quen bơ sữa mà quên mất vị cơm nắm? Có không nhỉ?

Không riêng nắm cơm người thân gửi cho. Ở nhiều bến tàu bến xe, ở trên tàu nữa, có những hàng cơm nắm bán rao để thuận tiện cho khách đi đường, dù là lữ khách tha hương hay bà buôn chuyến... những con người kẻ vội vă, kẻ thiếu mái ấm một gia đ́nh, thiếu bàn tay chăm sóc. Những nắm cơm như thế chỉ là đỡ đói ḷng khi nhỡ độ đường, vỗ yên cái dạ dày tàm tạm. Nó chẳng ngon lành được.

Và có thể nào quên năm đau thương Ất Dậu, 1945, có hàng triệu người không có nổi một nắm cơm, trong khi có rất nhiều hàng cơm nắm ở mọi nơi mọi chỗ. Nắm cơm lúc ấy h́nh tṛn hơi dẹt và lơm một chút ở giữa, có lẽ là chỗ để chút muối vừng hoặc chí đơn giản muối rang. Ăn cầm hơi mà sống qua ngày. Cái nắm cơm đơn sơ ấy nó có sức mạnh ghê gớm, có thể nặng bằng một đời người v́ có thể cứu sinh mạng một con người nếu đúng lu&c. Bởi có ai cũng có nắm cơm như thế mà ăn đâu.

Cũng nghiệm ra bánh đúc riêu cua kông thể bày trên bàn tiệc. Món nước vối không nên đựng vào cốc pha lê. Tương tự, cơm nắm làn dọc đường, không cần bát đũa, chẳng cần khăn bàn... Nó giống như t́nh yêu, chứa đựng sự chân thành là cốt yếu. Nó không cần hào nhoáng, cũng chẳng thích xa hoa. Nó là mảnh hồn chân chất của người Việt Nam chúng ta, người nào cũng mang trong con người ḿnh, qua ngàn đời nghèo khó lam lũ, nhưng cũng ngàn đời chân t́nh chung thủy...


Băng Sơn


Quay trở về đầu Xem HUYNH's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HUYNH
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 5 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 7:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

Cũng nghiệm ra bánh đúc riêu cua kông thể bày trên bàn tiệc. Món nước vối không nên đựng vào cốc pha lê. Tương tự, cơm nắm làn dọc đường, không cần bát đũa, chẳng cần khăn bàn... Nó giống như t́nh yêu, chứa đựng sự chân thành là cốt yếu. Nó không cần hào nhoáng, cũng chẳng thích xa hoa. Nó là mảnh hồn chân chất của người Việt Nam chúng ta, người nào cũng mang trong con người ḿnh, qua ngàn đời nghèo khó lam lũ, nhưng cũng ngàn đời chân t́nh chung thủy...
------------------------
Chào Huynh,
Hay qúa, thú thật lâu lâu Khang vẩn như c̣n thấy vắt cơm nắm của Mẹ trao cho ḿnh ngày xưa.
Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
HUYNH
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 August 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 6 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 7:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn HUYNH

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Quay trở về đầu Xem HUYNH's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HUYNH
 
HUYNH
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 August 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 7 of 34: Đă gửi: 20 September 2003 lúc 7:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn HUYNH

Mời các bạn thảo luận thêm về văn hóa Viêtnam
Quay trở về đầu Xem HUYNH's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HUYNH
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 34: Đă gửi: 21 September 2003 lúc 8:00am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Tuyệt vời và rất giầu chất nhân bản.Linh hồn dân tộc Việt từ ngàn xưa thiêng liêng chính ở nhũng điều tưởng như đơn giản nhưng đậm t́nh người ấy. Chiếc bánh Chưng bánh dầy; câu ca dao tục ngữ; những cổ tích huyền thoại đă giữ lại trong người Việt sự minh chứng tuyệt với cho cội nguồn của người Việt. Cảm ơn bạn Băng Sơn; đă cho thấy ngay trong gói cơm nắm mo cau cũng chứa đựng linh hồn Lạc Việt.
Thịên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 9 of 34: Đă gửi: 21 September 2003 lúc 8:46am | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG :
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC

Từ 1959 đến nay, nghiên cứu thời đại Hùng Vương dựng nước là một công trình khoa học lớn:

- Đã phát hiện, thăm dò, khai quật phân tích hơn 200 di chỉ khảo cổ .

- Đã tổ chức 4 hội nghị khoa học chuyên đề (1969-1971). Đã xuất bản:

. Thời đại Hùng Vương (nhiều tác giả), nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 (tái bản 1975), 271 trang. Giải thưởng Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (đã in lại tại Pháp, Nhật, Ca-na-đa).

. Hùng Vương dựng nước (nhiều tác giả), nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 4 tập, 1970-1974, 1460 trang. Giải thưởng Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.

. Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam (nhiều tác giả),viện bảo tàng lịch sử xuất bản, Hà Nội, 1975 v.v...

-Đã triển khai các cuộc triển lãm lớn: "Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên" tại viện Bảo tàng lịch sử và tại nhà Bảo tàng Đền Hùng, triển lãm lưu động về thời đại Hùng Vương tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế và nhiều tỉnh, thành phố, thị xã khác trong cả nước.

***

Những thành tựu đấu tiên của khảo cổ học ở các tỉnh phía Nam ở các di chỉ nổi tiếng như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Dốc Chùa (Sông Bé)... đang góp phần thôi thúc các nhà nghiên cứu trở lại một lần nữa, ra sức tìm hiểu văn minh và lịch sử thời các vua Hùng. Đúng là mọi vấn đề của cuộc sống đến lúc chín muồi thì tự nó đòi hỏi phải được đặt ra, được giải quyết, và có sẵn điều kiện để giải quyết. Giới khoa học lịch sử Việt Nam hiện nay chủ trương một lần nữa tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc thêm thời đại lịch sử các vua Hùng dựng nước là đáp ứng một yêu cầu phát triển khoa học nội tại.

Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 10 of 34: Đă gửi: 21 September 2003 lúc 6:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

                   Hành Tŕnh Về Thời Đại
                    HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC


TỪ TRONG MÂY MÙ HUYỀN THOẠI
ĐẾN HIỆN THỰC LỊCH SỬ

Liên tiếp trong mấy chục năm ròng, giới khoa học lịch sử Việt Nam, đã tập trung nhiều cố gắng để xem xét lại hàng loạt vấn đề về thời đại Hùng Vương bấy lâu nay chưa sáng rõ.

Hàng trăm công trường khảo cổ đã được mở ra trên khắp mọi miền đắt nước.

Chỉ riêng miền Trung du và phía bắc châu thổ sông Hồng - nơi mà sử cũ và truyền thuyết gọi là đất Văn Lang hay Phong Châu - địa bàn của các vua Hùng, đã phát hiện được hàng trăm di tích, địa điểm cư trú, mộ táng, "công xưởng", nơi chôn dấu tài sản, cùng hàng vạn di vật của tổ tiên.

Hàng nghìn di tích tín ngưỡng và phong tục cổ liên quan đến thời Hùng Vương cũng đã được kiểm kê, sưu tầm để gắng xuyên qua hư ảo mà nhận diện hiện thực của quá khứ.

Hàng nghìn trang văn trong kho sử cũ cũng được lật lại, soi rọi bằng những cách nhìn mới.

Hàng trăm sáng tác dân gian về thời Hùng Vương cũng được ghi chép thêm, phân tích lại để tìm cái lõi cốt của sự thực lịch sử náu mình sau mây mù huyền thoại.

Tiếng nói và tên gọi con người, sự việc, đất đai, sông núi ... được bảo lưu trong ngôn ngữ cận hiện đại hoặc trong tư liệu cổ cũng được huy động, tìm tòi để khôi phục lại những âm thanh, ngôn từ của tổ tiên cùng ý nghĩa, giá trị của nó.

Hàng trăm bộ xương, đầu sọ của người cổ được lòng đất gìn giữ cũng đã được khai quật, đo, tính, để tìm lại hình hài, loài giống của tổ tiên.

Sau cùng, nhiều ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu từ đất đai, cây cỏ đến động vật, cũng tham gia đóng góp những đường nét cho bối cảnh của đời sống người xưa.

Tất cả những ngành và liên ngành khoa học đó, sử dụng những phương pháp chuyên môn của mình, đã tạo ra những luồng sáng khác nhau từ nhiều chiều hướng cùng rọi chiếu vào một điểm, để cuối cùng, dưới ánh sáng của một năng lượng nghiên cứu tổng hợp, đã thấy dần dần hiện ra, lung linh, rỡ ràng cả một thời mơ màng chìm đắm xa xưa...

Từ những chấm sáng như thế, vô vàn, liên kết lại, hình ảnh của cả một thời đại bộc lộ dần. Đây là một thời đại kéo dài từ hai đến bốn nghìn năm trước - đúng như truyền ngôn "mấy nghìn năm lịch sử" của chúng ta. Đấy là một thời đại xao động những biến cố hệ trọng: chuyển mình từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp, xây dựng những thể chế đầu tiên của quốc gia và dân tộc, tiến hành chiến tranh để thống nhất và bảo vệ cộng đồng ... đúng như cách mệnh danh " THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC ĐẦU TIÊN"

Đấy còn là một thời đại bồi đắp và định hình nền văn minh đầu tiên mang bản lĩnh dân tộc với một loạt thành tựu đặc sắc trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần - từ ngôi nhà sàn mái cong đến con thuyền đuôi én, từ những truyện kể kỳ thú đến chiếc trống đồng kỳ diệu... vừa tỏa rộng ảnh hưởng đến những miền đất đai xa xôi đương thời, vừa in dài dấu vết trong những thời đại lịch sử tiếp theo đúng như niềm tự hào mà Nguyễn Trãi xưa đã khẳng định:

" Nước Đại Việt ta vốn xây nền văn hiến đã lâu " ...

Đấy chính là thời đại Hùng Vương dựng nước mà từ bao đời nay, với nếp quen phụng thờ và tưởng nhớ tổ tiên, nhân dân ta vẫn giữ trọn niềm tin yêu sắt đá và hình tượng hoá thành các nhân vật tiêu biểu: VUA HÙNG

Khoa học hôm nay đã mở rộng khái niệm, củng cố độ bền và trả lại chiều sâu cho những sự kiện và con người hằng được quan niệm theo tư duy cảm tính để cho hợp và đúng hơn với phong cách và yêu cầu của thời đại mới.

Đồng thời, bên cạnh việc nghiên cứu khái quát và tổng hợp, vẫn tìm tòi chi tiết cụ thể, chẳng hạn về chính những vua Hùng, gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu trực tiếp của một vùng "kinh đô" mà huyền thoại đã xây dựng kèm những lầu son gác tía, tiếng hát Trương Chi và nước mắt Mị Nương... hy vọng có thể sẽ tiến tới chỗ tìm được mộ táng của những vua Hùng ấy. Khi đó sẽ còn xuất hiện những cứ liệu tốt hơn nữa cho việc tìm hiểu và vẽ lại chân dung thời đại.

Huyền thoại bây giờ đang trở thành lịch sử.

Chúng ta hãy đốt nén hương lòng, kính cẩn hướng về những anh hùng dựng nước, hãy hành trình, hành hương vào chiều sâu lịch sử thiêng liêng của Tổ quốc ngàn năm...

C̣n tiếp
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 11 of 34: Đă gửi: 22 September 2003 lúc 8:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT TỔ

Xuất phát từ Thủ đô theo đường sắt, khởi hành từ ga Hà Nội đi ngược lên phía bắc theo tuyến Yên Bái - Lào Cai. Cũng có thể theo đường nhựa vượt cầu Long Biên sang Đông Anh đi trên quốc lộ số 2 theo tuyến Tuyên Quang - Hà Giang.

Tám chín mươi cây số hành tŕnh, con đường sắt và đường nhựa ấy quấn quưt lấy nhau mà trườn từ đồng bằng c̣ bay thẳng cánh lên trung du múa lượn đồi g̣ và đầu tiên chập vào nhau ở cạnh dấu tích toà thành Cổ Loa vĩ đại, thủ đô của đất nước từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nơi đang ngày ngày mọc lên san sát những công tŕnh mới của một vùng công nghiệp phía bắc Thủ đô hiện đại, nơi mà các nhà địa lư - địa mạo coi là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng, thuận lợi lắm cho một vùng cư dân trù mật, xưa cũng như nay.

Vượt qua đất Yên Lăng với dấu vết ṭa thành Hạ Lôi (Mê Linh) - tục truyền là nơi đóng đô xưa của Hai Bà Trưng, hai con đường sắt và đường nhựa chập vào nhau ở trên khu công nghiệp Việt Tŕ lô nhô những ống khói soi bóng trên ḍng sông Lô trong xanh, ḍng sông Hồng đỏ thắm và xa xa là sông Đà. Đỉnh thứ nhất của tam giác châu thổ sông Hồng là đây. Cũng là đây, nơi đóng đô của đất nước thuở khai nguyên...

Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Từ cửa ngơ của miền "Đất tổ" này nh́n lên, đă thấy xa xa xanh thẳm ngọn núi Hùng mà nhân dân c̣n gọi bằng nhiều cái tên khác: Cổ Tích, Hy Cương, Nghĩa Lĩnh.
Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim
Đập suốt bốn ngh́n mùa xuân sinh nở...
H́nh tượng thơ "trái tim xanh" này lạ mà đúng. Ngọn núi cao 175 mét cao vượt lên trên một vùng đồi g̣ nhấp nhô như sóng cuộn đến chân trời, um tùm rậm rạm cây cối tự nhiên và người trồng. Nhà nghiên cứu cây rừng đă thống kê được ở đây 150 loài cây khiến cho từ ga Tiên Kiên trên đường sắt, hoặc từ Bá Hàng trên đường nhựa c̣n phải theo một con đường đất đỏ như son, lên xuống uốn lượn giữa các triền đồi cọ và ruộng băi mà đi vào ba, bốn kilômét nữa th́ tới được chân núi, nhưng ai cũng thấy như núi đă sừng sững ở ngay trước mặt.
Và đây, dưới bóng hàng thông đại thụ ở chân núi phía tây ṿm cổng đồ sộ của khu đền thờ tổ tiên xa xưa của toàn dân tộc đă hiện ra với đôi câu đối cổ (nguyên văn chữ hán):

Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nh́n rộng, ngh́n trùng đồi núi tựa đàn con.
Không thể không ngẫm nghĩ về ư tứ bao quát mà thấu đáo của người xưa, trong khi vẫn vọng măi bên tai âm hưởng mời gọi mà mô tả thật đúng h́nh thể núi, đền ba đợt dâng cao trong câu hát dân gian:
Này lên - này lên - này lên
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương...
Khách hành hương bắt đầu đặt chân lên nấc đầu tiên của 95 bậc thềm vắt vẻo trườn qua cây rừng và dốc núi. Thế giới của ḷng sùng kính anh hùng và niềm tự hào dân tộc mở dần ra, tạo nên một chất men hào hứng, say sưa, nồng nàn khắp núi rừng, trời mây và ḷng người.

Có thể đi ngay đến đền Giếng ở phía sau núi, nơi có chiếc giếng Ngọc trong vắt giữa ḷng ngôi đền nho nhỏ thờ hai con gái của vua Hùng, mị nương Tiên Dung và mị nương Ngọc Hoa - những thiếu nữ đẹp và dũng cảm mà truyền thuyết kể rằng xưa kia hằng ngày vẫn đến soi bóng trên bờ nước, chải mớ tóc dài...
Nhưng cũng có thể dành lại ngôi đền này đến cuối cuộc hành hương, mà trước hết hăy vượt 225 bậc thềm, lên thẳng đền Hạ. Ở băi đất bằng trên sườn núi này, cùng với ngôi đền c̣n có gian chùa cùng gác chuông và tam quan. Tương truyền đây chính là nơi Mẹ Âu (Âu Cơ) đẻ ra chiếc bọc trăm trứng nở thành một trăm chàng trai tuấn tú, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước.

Từ sau nơi sinh hạ của tổ tiên này, đi lên 168 bậc thềm nữa th́ gặp đền Trung - ngôi đền được xây cất đầu tiên trong hệ thống miếu đền trên núi, với ư nghĩa ghi lại dấu tích của nơi các vua Hùng xưa đă thường ngồi bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng. Qua ṿm lá cành của cây cỏ quanh đền, từ nơi cao xa này đă thấy lồng lộng đất trời bên ngoài núi, nhưng hăy cùng nhau đi tiếp lên cao đợt nữa.

Một trăm lẻ hai bậc thềm cuối cùng là dẫn tới đỉnh núi với ngôi đền Thượng. Tương truyền, nguyên là ngôi miếu do chính vua Hùng đời thứ 6 dựng lên thờ ông Dóng, người anh hùng đă cùng với nhân dân chiến thắng giặc Ân xâm lược, xứng đáng lưu danh trong toà miếu mà nhân dân gọi là "ngôi điện giữa 9 từng mây". Từ miếu ấy, bây giờ là một ngôi đền thờ chính vua Hùng, mái ch́m trong mây. Và cũng là làn mây núi này sà thấp ấp ủ cho một công tŕnh xinh nhỏ - trái tim nhỏ của trái tim "Đất tổ" - trang nghiêm im lặng nằm chếch bên đền: Lăng Hùng Vương.

Bên cạnh đền c̣n có cột đá thề tương truyền do vua Thục dựng lên để thề với vua Hùng thứ 18 rằng muôn đời sẽ cúng tế nhà Hùng, tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước.


Từ những công tŕnh kiến trúc tượng trưng ấy, nghĩ suy về đất nước và lịch sử, nghĩ suy về cuộc hành tŕnh mà xuất phát từ chính nơi đây dân tộc ta đă đi dài suốt mấy ngh́n năm để tới ngày nay, hăy phóng tầm mắt mà nh́n măi ra xa.
Dưới bầu trời xanh bao la là một cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ: Khắp nơi đều có những ngọn đồi lô nhô to nhỏ thấp cao với h́nh thể hổ phục, voi chầu phượng múa, rồng bay... Trước mắt, dải lụa sông Hồng mịn màng uốn khúc, và xa xa, trong ánh nắng mai, nắng chiều nhạt mờ, hay giữa giờ khắc trong sáng chói chang của nắng trưa, dải lụa trắng sông Đà, sông Lô trải dài trên những cánh đồng xanh rờn chảy xuống nhập với sông Hồng chan ḥa giữa ngă ba Hạc mênh mông. Đồi cây, ruộng đồng trải rộng tít tắp chen với những chấm đỏ của mái ngói và màu sẫm của những cột điện cao thế, những ống khói của khu công nghiệp Việt Tŕ.

Đấy là nơi các vua Hùng đă từng phóng ngựa đi săn, dạy dân trồng lúa, làm thuỷ lợi, xây dựng kinh thành. Rặng Tam Đảo hiểm trở nhô cao cột tháp vô tuyến truyền h́nh, nổi lên trên nền xanh trù phú ấy, ở phía bên trái nối xuống ḥn Sóc Sơn, nơi ông Dóng (Thánh Dóng) vứt bay lên trời sau trận thắng giặc Ân. Và bên phải sừng sững ngọn Ba V́ hùng vĩ đang xanh tốt những nông trường trồng dứa và tung tăng những đàn ḅ, nơi ông Tản (Sơn Tinh) để lại kỳ tích thắng giặc lũ lụt.

Tất cả như chầu về miền Đất tổ này - một miền cao quí của cả xứ sở ngh́n đời lao động và chiến đấu, dựng nước và giữ nước, với trái tim yêu nước nồng nàn.

Ở đây cũng như ở nhiều miền quê hương Tổ quốc chúng ta, mặt đất san sát những dấu chân, dấu chân người sau đặt lên dấu chân người trước. Không mệt mỏi. Và, hướng tới tương lai...

C̣n tiêp

__________________
tu là cỏi phúc, t́nh là dây oan
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 12 of 34: Đă gửi: 22 September 2003 lúc 8:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

KHƠI NGUỒN TRUYỀN THỐNG
THỐNG NHẤT VÀ VĂN MINH


Phía tây chân núi Hùng, ở cổng chính dẫn lên đền Hùng, khách hành hương đứng trước câu đối giàu ư nghĩa:
Thái thuỷ khai cơ, tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tử thi tôn.
(Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nh́n rộng, ngh́n trùng đồi núi tựa đàn con)
Sự nghiệp của tổ tiên ta ở thời đại Hùng Vương, càng suy ngẫm càng thấy lạ, thấy hay, thấy nhiều màu vẻ, mà càng lùi xa nh́n ngắm từ vị trí của thế hệ mấy ngh́n năm con cháu bây giờ, càng thấy trong đó nổi lên kỳ vĩ công trạng "mở lối, đắp nền, bốn mặt non sông quy về một mối" đúng như nhận thức mà người trước đă truyền ghi ngay ở trước đền Hùng để nhắc nhở người sau. Trước buổi b́nh minh của lịch sử dân tộc.
Bởi đă qua rồi những ngh́n, những chục ngh́n năm tổ tiên nguyên thủy, từng thị tộc, vài chục người, trú náu trong các hang động Ḥa B́nh, Bắc Sơn, ghè đẽo qua loa những mảnh cuội suối, cuội sông làm đồ dùng, nhặt từng hạt, củ, bắt từng con ốc để nuôi ḿnh, và ngoài việc kiếm sống ấy, chẳng c̣n là bao công sức, thời gian và tâm trí để đóng góp cho đời sống văn minh đích thực của con người.

Đă đến lúc những bộ lạc người Việt cổ, ngoài việc chiếm lĩnh khắp miền núi rừng Đông Bắc, Tây Bắc, dọc Trường Sơn, c̣n đủ thế và lực để tràn ra khai phá từ miền biển Đông nước mặn đến đồi g̣ trung du và cả miền đồng bằng đầm lầy, với nền kỹ thuật đă được suốt một thời đại đồ đá dài dặc đưa tới đỉnh cao cuối cùng.

Văn minh có điều kiện để xây đắp nhiều hơn và lẽ ra phải có được một đài cao thành tựu và biểu hiện với quy mô lớn lao tương xứng. Thế nhưng, gạn lọc từ những văn hóa khảo cổ thời đá mới muộn với những đặc trưng gần gũi và có tuổi trên dưới bốn ngh́n năm - từ văn hoá hang động ở rừng núi đến văn hoá sông nước ven biển hoặc văn hoá đồi g̣ trung du và đồi đất đồng bằng - lại thấy phổ biến một quy mô tản mạn và một t́nh trạng phân tán. Rơ ràng là c̣n sự rời rạc bộ lạc - chỉ trên một miền đất nước mà sử cũ đă nhắc tới con số 15 bộ lạc - th́ quy mô và t́nh trạng kém văn minh này c̣n ngự trị.

Trong khi đó đă hiện ra nguy cơ có thể thủ tiêu ngay chính nền văn minh c̣n đang độ manh nha ấy từ những thế lực bành trướng khổng lồ ở các phương trời xa đă tập hợp xong các sức mạnh đen tối của nó.

Một quá tŕnh diễn biếnvăn minh kỳ lạ:
Từ Văn hoá Phùng Nguyên đến Văn hoá Đông Sơn rực rỡ
Chính vào lúc này, theo dơi những hiện tượng khảo cổ học trong khoảng thời gian từ ba đến bốn ngh́n năm trước ở đất nước ta, bổng thấy xuất hiện một quá tŕnh diễn biến văn minh kỳ lạ.
Từ địa bàn quanh đỉnh tam giác châu của đồng bằng phù sa sông Hồng, nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên vừa khởi sắc, vừa toả ra những ảnh hưởng của ḿnh để rồi từ đấy h́nh thành và phát triển nền văn hoá khảo cổ Đông Sơn rực rỡ, trùm lên trên và thay thế tất cả các văn hoá khảo cổ khác trong kỷ ngh́n năm cuối cùng trước Công nguyên.

Giở lại những trang sử cũ ghi chép về thời đại này, chúng ta lại gặp những ḍng chữ cô đọng nói về nhân vật Hùng Vương, được xưng tụng là "người kỳ lạ" Phong Châu - đều là tên gọi xưa của vùng "Đất tổ" quanh nơi hội lưu của các ḍng sông, sông Hồng, Đà, Lô - thu phục được các bộ lạc mà thành lập một cộng đồng lớn mạnh hơn và dựng nước Văn Lang với kinh đô Phong Châu.

Trong khi đó, bằng những h́nh tượng và t́nh tiết tráng lệ, truyền thuyết dân gian cũng khơi ra một ḍng truyện kể tràn đầy sức hấp dẫn về cội nguồn các vua Hùng là từ sự giao hoà giữa Bố Rồng (Lạc Long), tiêu biểu cho các tập đoàn người Việt Cổ vùng văn hoá sông nước ven biển, và Mẹ Âu (Âu Cơ), tượng h́nh của các cộng đồng cư dân miền văn hoá núi đồi ở Việt Tŕ - Bạch Hạc; về vua Hùng cùng các tướng tá, các con gái, con trai, con rể... chiến thắng giặc ngoại xâm, điều khiển kỳ công trấn ngự giặc lũ lụt, t́m ra dưa hấu, và làm bánh chưng, bánh giầy, dạy dân gian điểm và múa hát, khai phá đảo hoang và đầm lầy, mở rộng đất đai cương vực...

Tất cả các nguồn thông tin khác nhau như thế không có ǵ khác hơn là sự phát sáng hay ánh xạ của một tiến tŕnh lịch sử vĩ đại "mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối" ở thời đại các vua Hùng.

Kết thúc được sự phân tán, tản mạt như vậy chính là sự vượt lên của văn minh. Văn minh được bảo vệ cũng chính là nhờ đó. Và cũng chính là v́ thế mà tạo ra được sự phát triển mạnh mẽ hơn của văn minh. Những quan hệ biện chứng ấy của phạm trù văn minh đều chằng chéo qua một hạt nhân cơ bản: Thống nhất.

Chính sự thống nhất đất nước được thực hiện lần đầu tiên ở thời đại các vua Hùng là một tiền đề quan trọng để nở rộ nền văn minh rực rỡ thứ nhất của dân tộc: Nền văn minh sông Hồng.

Sự thống nhất ấy đă xoá bỏ được những ranh giới từ lớn như cả một vùng đèo Ngang hay Tam Điệp, đến nhỏ như một khúc sông hay vạt rừng, từng chia cách các bộ lạc, đặng chuyển hoá không phải chỉ theo cấp số cộng những số dân, năng lực và tài nguyên của liên minh bộ lạc, mà là theo cấp số nhân, để thành cả một sức mạnh tổng hợp của một khối cộng đồng gắn bó, gồm khoảng một triệu người - một số dân có ư nghĩa rất đáng kể vào thời điểm bấy giờ - ở trên một địa vực liền khoảng rộng lớn và giàu có từ phía nam đèo Hải Vân tới măi vùng rừng núi xa ở phía bắc: Địa bàn nước Văn Lang của người Việt Cổ.

Trong lịch sử, đây là lần thứ nhất xuất hiện một sức mạnh với một chất lượng mới lạ như vậy. Cho nên nguồn đất nguyên khai màu mỡ ấy mới thúc nở được cả một mùa màng văn minh rực rỡ, với sắc màu vàng óng của lúa nếp và đồng thau, với những âm thanh hùng tráng của trống đồng, cồng chiêng, cùng tiếng khèn dặt d́u, tiếng chuông nhạc thánh thót và tiếng sênh phách gịn giă; với bóng h́nh đồ sộ mà duyên dáng của những ngôi nhà sàn mái cong và những con thuyền vọng lâu đi biển; với sức nóng của các ḷ luyện kim và ṿng xoay nhanh của những bàn nặn chuốt gốm, tiện khoan đá; với đường nét hoa văn đối xứng hài hoà và tinh vi trang trí trên khắp các vật phẩm; với sự chăm nom ân cần và hợp thức cho những lứa trẻ sơ sinh, những đôi gái trai và những người ĺa đời: với những vua Hùng cùng lạc hầu, lạc tướng và dân làng chạ gắn bó trong một thể chế chững chạc mà khoan hoà...

Chính những vùng đất măi xa ngoài đảo khơi hoặc nằm sâu trong đất liền, từng tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của nền văn minh sông Hồng, làm chứng về sức chiếu sáng của nền văn minh ấy ở Đông Nam Á đương thời. Cũng như sự bất lực của cả một ngh́n năm xâm lược, thống trị và đồng hoá của bọn phong kiến phương Bắc, cùng với hiệu quả của những truyền thống xă hội và văn hoá trong suốt một ngh́n năm sau đấy nữa, đă thừa nhận sức ăn sâu của nền văn minh này vào chiều dài lịch sử Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Thống nhất và Văn minh đă một lần xác lập và được chứng minh ở thời đại các vua Hùng, sẽ được tái hiện và phát triển ở các thời đại sau.

Nói văn minh là nói đến sự kết tụ: kết tụ của sự phát triển kỹ thuật sản suất, kết tụ của sức sáng tạo nhân dân, kết tụ của tâm hồn dân tộc. Bốn mươi thế kỷ trôi qua, cho đến hôm nay, chúng ta càng thấy rơ: Tất cả sức mạnh, tinh hoa, bản sắc, tâm hồn và truyền thống dân tộc Việt Nam h́nh thành trong lịch sử, đều có mầm mống đầu tiên từ một ngọn nguồn là nền văn minh Việc cổ của thời đại của các vua Hùng dựng nước.

Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 13 of 34: Đă gửi: 22 September 2003 lúc 8:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

ĐI TÌM DẤU VẾT MỘT THỜI ĐẠI
TRÊN NHỮNG DI TÍCH KHẢO CỔ


Như thế là, bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh: Thời đại Hùng Vương dựng nước là một hiện thực lịch sử.
Đến lượt chúng ta, chúng ta hãy làm quen một cách cụ thể với thời đại đó, qua những hiện vật có thể sờ mó được, quan sát được ngay tại những di tích khảo cổ, tức là nơi ăn chốn ở, nơi sống và chỗ chết của người xưa.

ĐẾN THĂM DI CHỈ PHÙNG NGUYÊN
(PHÚ THỌ)

Trước hết ta hãy đến thăm Phùng Nguyên (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) là di chỉ được phát hiện đầu tiên tiêu biểu cho giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, giai đoạn mở đầu của thời đại dựng nước.

Cũng thuộc giai đoạn Phùng Nguyên còn có hơn 30 di chỉ khác phần lớn tập trung ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nội như: Lũng Hòa, Gò Bông, Xóm Rền, Văn Điển, Tràng Kênh v.v... Phùng Nguyên và các di chỉ đồng dạng kể trên thường phân bố ở miền trước núi, dưới chân gò đồi, ven sông suối ở vùng trung du hoặc trên những thềm sông, trên những gò đồi cao nằm rải rác ở vùng đồng bằng và miền ven biển. Diện tích của mỗi di chỉ rộng hàng vạn mét vuông (có khi đến hàng chục vạn mét vuông) bởi vì đây là những làng chạ định cư khá lớn, tập trung đông đúc dân cư. Khu mộ táng thường nằm ngay trong di chỉ và cùng thời với địa điểm cư trú, đó là những ngôi mộ huyệt đất, đơn táng, thường chôn theo công cụ và đồ trang sức bằng đá, gốm.

Ở một số nơi cu trú khác của người xưa, còn thấy dấu vết chứng tỏ sự tồn tại của những "công xưởng" chế tác đá, chuyên sản xuất đồ nghề, đồ dùng, đồ trang sức, ví dụ như ở di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng)

Phùng Nguyên và các di chỉ thuộc văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên đã cho chúng ta những hình ảnh cụ thể, sinh động về cuộc sống của người xưa qua những hiện vật họ để lại.


Người Phùng Nguyên đã chế tác được rất nhiều hiện vật thuộc các loại đồ đá, đồ gốm, đồ xương và một ít đồ đồng.
Hiện vật bằng đá của họ rất phong phú về loại hình và số lượng: nào là rìu, đục, giáo, lao, qua, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm. Rìu bốn Phùng Nguyên loại lớn dài đến 10 cm, loại nhỏ có cái chỉ dài 1,3 cm, có loại hình thang, có loại hình chữ nhật (rìu tứ giác), có loại có vai, có nấc, có loại vừa có vai vừa có nấc. Đục cũng gồm nhiều loại: Đục lưỡi thẳng, đục vũm... Bàn mài đã phát triển thành nhiều kiểu: Bàn mài ráp, bàn mài mịn, bàn mài vũm, bàn mài rãnh, kiểu "dấu Bắc Sơn", kiểu "dấu Hạ Long"... Người Phùng Nguyên trang sức bằng vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi, hạt cườm, những mãnh đá mỏng có lỗ để đeo, có hình đuôi cá, hình đồng xu hoặc không có hình thù nhất định. Người Phùng Nguyên đã là nghệ sĩ tạc tượng: ví dụ như tượng người đàn ông ở Văn Điển.

Họ cũng là những người thợ gốm tài tình và điêu luyện đã chế ra được nhiều loại đồ nấu, đồ đựng có kích thước khá lớn: những nồi, chõ, vò, bình, bát, chậu, mâm bồng... Tỷ lệ hài hoà giữa chiều cao và độ phình của đồ gốm Phùng Nguyên khiến cho chúng vừa chững chạc vừa linh hoạt. Hoa văn trang trí trên gốm đã có giá trị mỹ thuật; bằng các chi tiết kết cấu gồm có những chấm đủ các loại, những đường hình dọc đơn giản (như vạch thẳng, gấp khúc, đường cong, lượn sóng...), những kết cấu đơn giản hoặc phức tạp (như hình tam giác, hình tròn, hình mặt nguyệt, hình chữ S); và sử dụng thành thạo nhịp điệu của bố cục cũng như vận dụng khéo léo các chi tiết, người Phùng Nguyên đã tạo nên những dải đồ án hoa văn mang tính chất đối xứng, cân phân, nghiêm túc mà vô cùng linh hoạt.

Người Phùng Nguyên đã bắt đầu làm chủ vùng trung du và một phần đồng bằng Bắc Bộ, đưa nông nghiệp lên thành ngành sản xuất chủ yếu. Họ sống tập trung, định cư trên những khu vực lớn. Họ đã trồng được lúa, dùng cuốc đá để vỡ đất, dao đá để gặt hái, dùng các công cụ gỗ để khai thác lớp phù sa do lụt lội mang đến hàng năm. Sử sách xưa chép: Dân Lạc theo nước triều lên xuống để khẩn ruộng mà làm ăn, ruộng ấy gọi là ruộng Lạc. Hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc đã đưa ra giả thuyết đáng chú ý: ruộng Lạc có nghĩa là ruộng nước. Ruộng Lạc cũng làm cho chúng ta liên tưởng tới những từ như ruộng rặc, ruộng rộc hiện còn trong tiếng địa phương ở một số vùng trung du, hay từ rác trong tiếng Mường (có nghĩa là nước).

Bên cạnh nghề trồng lúa, nghề trồng rau củ và cây ăn quả vẫn phát triển. Tại di chỉ Tràng Kênh, qua phân tích bào tử phấn hoa, người ta đã tìm thấy hạt phấn của các loài rau đậu bên cạnh hạt phấn của lúa.

Người Phùng Nguyên cũng coi trọng nghề chăn nuôi như mọi dân cư nông nghiệp khác ở những vùng các sông lớn. Chó, trâu đã có từ thời trước; ở giai đoạn này người ta thuần dưỡng và chăn nuôi thêm: gà, bò, lợn. Tượng gà nhà đã được nặn bằng đất nung. Đất Cổ Loa (ngoại thành Hà Nội) khi chưa xuất hiện cung thành của vua Thục còn mang cái tên giản dị là Xóm Gà. Sử cũ ghi: Người Lạc Việt giỏi thuật bói toán bằng chân gà. Nghề nuôi lợn đã trở thành phổ biến. Trong nhiều ngôi mộ cổ có xương hàm lợn chôn theo. Việc thuần dưỡng trâu bò đã được chứng minh qua các xương cốt và tượng nghệ thuật : Tượng trâu bò đã tìm thấy ở nhiều nơi tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội... Ắt hẳn trâu bò đã được dùng kéo cày hay được lùa xuống giẫm cho lúa đất để dễ cấy, như người Mường trước đây còn làm như thế. Chăn nuôi gắn bó chặt chẽ với trồng trọt: đó là một đặc điểm mang tính quy luật trong lịch sử kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh kinh tế sản xuất, vẫn còn tồn tại kinh tế hái lượm ở vị trí thứ yếu. Hạt trám thường thấy trong các di chỉ. Dấu vết săn bắn cũng được chứng thực qua những xương cốt thú rừng tìm thấy trong các tầng văn hóa: Lợn rừng, hươu nai, hổ, dím, khỉ... Lợn rừng và hươu nai là những thú rừng thường phá hoại hoa màu nên đã trở thành đối tượng săn bắn chủ yếu của người xưa; ở di chỉ Tràng Kênh, xương lợn rừng chiếm 47,5%; ở Đình Chàng, xương hươu nai chiếm 40,3%, lợn rừng 15%; ở Đông Lâm, xương hươu nai chiếm tới 67,1%.

Nghề đánh cá phát triển tùy theo từng khu vực. Ở địa điểm Phùng Nguyên cạnh sông Hồng chưa thấy dấu vết của nghề đánh cá, trái lại ở địa điểm Đồng Vông bên sông Ngũ Huyện Khê (thuộc Đông Anh, Hà Nội) lại có nhiều chì lưới bằng đá và đất nung.


Các nghề thủ công ở giai đoạn Phùng Nguyên đã phát triển mạnh mẽ trong đó những nghề như: chế tác đá, làm gốm, luyện kim, đã trở thành những ngành thủ công quan trọng.
Kỹ thuật chế tác đá đã đạt trình độ hoàn thiện: Người Phùng Nguyên đã áp dụng thành thạo tất cả các kỹ thuật chủ yếu của nghề đá: kỹ thuật ghè đẽo, kỹ thuật mài, kỹ thuật cưa, kỹ thuật khoan, kỹ thuật tiện, và kỹ thuật tu chỉnh ép. Trình độ cao của kỹ thuật chế tác đá còn được thể hiện qua các việc chọn màu đá và chất liệu đá thích ứng với nhu cầu sử dụng. Sự tồn tại của những "công xưởng" chế tác đá thể hiện rõ tính chất chuyên môn của công việc sản xuất đồ đá, cũng như sự phân công chế tạo giữa các "công xưởng" này đã phản ảnh trình độ tổ chức chuyên môn của người thợ thủ công Phùng Nguyên.

Sản xuất đồ gốm là một ngành thủ công quan trọng với sự phát hiện và phát triển kỹ thuật bàn xoay. Người Phùng Nguyên, thợ thủ công và nghệ sĩ, đã dồn tất cả tài năng, và khiếu thẩm mỹ của mình vào việc tạo dáng gốm và trang trí hoa văn trên gốm.

Nghề đúc đồng đã ra đời ở giai đoạn Phùng Nguyên và ngày càng chiếm địa vị chủ đạo. Một số cục đồng phát hiện ở di chỉ Gò Bông được phân tích bằng quang phổ cho thấy đó là một hợp kim đồng thau gồm có đồng, thiếc và vết bạc. Việc tồn tại những xi đồng tìm thấy ở nhiều di chỉ cho thấy nghề luyện kim ở thời đại Hùng Vương là một kỹ thuật bản địa.

Nghề dệt ở giai đoạn Phùng Nguyên cũng đã có một bước phát triển nhất định qua sự tồn tại đều khắp một khối lượng lớn dọi xe chỉ. Sau một thời kỳ "dùng vỏ cây làm áo", đã đến thời kỳ trồng gai đay, trồng dâu chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, dệt lụa. Tằm là một loài sâu nhiệt đới được tổ tiên ta chăn nuôi từ sớm. Truyền thuyết cũng nói: Thời Hùng Vương dân Lạc chăm việc nông tang. Vết tích vải còn lại qua các cuộc khai quật (dấu vải in trên đồ gốm) cho biết đó là một loại sợi nhỏ, mịn và săn.

Nghề đan lát được người Phùng Nguyên ưa thích, họ để lại cho chúng ta dấu vết những kiểu hoa văn đan trên gốm, dấu vết đồ đan trong các ngôi mộ, trong các tầng văn hoá với những kỹ thuật đan lát khá tinh vi: lóng mốt, lóng đôi, lóng thúng, lóng nia...

Số lượng tài sản khác nhau chôn theo trong các ngôi mộ cổ giai đoạn Phùng Nguyên cho chúng ta biết về sự phân hoá tài sản trong xã hội thời đó. Những mảnh trang sức hình đuôi cá, tượng đàn ông Văn Điển có thể đã phản ánh sự xác lập của chế độ quyền cha, dòng cha. Những hình tượng hoa văn trang trí trên đồ gốm những dáng hình của vòng trang sức có thể phản ánh sự tồn tại của tục thờ thần mặt trời. Tục chôn theo xương hàm lợn trong mộ cũng thường thấy ở nhiều nơi từ thời đại đồ đá mới. Nghệ thuật trang trí đồ gốm Phùng Nguyên còn giúp chúng ta khám phá những biểu hiện khá phong phú của tư duy thẫm mỹ và tư duy khoa học của người Phùng Nguyên. Nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn sau khi phát hiện các kiểu đối xứng trên những hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên: kiểu đối xứng gương (đối xứng lưỡng trắc); kiểu đối xứng trục (đối xứng quay), kiểu đối xứng tịnh tiến, đã kết luận: Người Phùng Nguyên có khả năng tư duy trừu tượng, tư duy mỹ học, tư duy khoa học ở trình độ cao, thể hiện bằng nhiều hình vẽ đẹp và kỳ lạ, nhiều đồ án được tính toán rất chính xác.

Các địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Phùng Nguyên có những đặc trưng văn hoá không hoàn toàn giống nhau. Người Phùng Nguyên ở lèn Hai Vai (Nghệ Tĩnh) có khác người Phùng Nguyên ở Xóm Rền (Phú Thọ), người Phùng Nguyên ở Văn Điển (Hà Nội) lại khác người Phùng Nguyên ở Tràng Kênh (Hải Phòng).

Đó là tính cánh nhiều màu vẻ của nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên ở buổi đầu thời đại dựng nước.


TÌM HIỂU GIAI ĐOẠN VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU
TRÊN DI CHỈ ĐỒNG ĐẬU (VĨNH PHÚC)
Rời di chỉ Phùng Nguyên và các di chỉ đồng dạng với nó ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, bắc Trung Bộ, chúng ta hãy đến thăm di chỉ Đồng Đậu (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và khoảng một chục di chỉ đồng dạng phân bố trên một địa bàn khá rộng về cơ bản trùng hợp với phạm vi phân bố các địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Phùng Nguyên. Đó là những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn thứ hai của thời đại Hùng Vương dựng nước.

Cũng như người ở giai doạn trước, người Đồng Đậu sống định cư lâu dài trên những đồi gò cao nổi lên giữa vùng trung du và đồng bằng với một quy mô rộng lớn.

Hiện vật khảo cổ thuộc giai đoạn Đồng Đậu phần nhiều còn bảo toàn được nguyên vẹn, đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng và ổn định về chất lượng. Ở giai đoạn này đã phát hiện được các muỗng đúc, các khuôn đúc rìu, mũi tên bằng đá và bằng gốm phản ảnh trình độ phát triển cao của kỹ thuật đúc đồng Việt cổ. Người Đồng Đậu sử dụng rìu, giáo, dao, dao phạng, dao khắc, đục, giũa, mũi nhọn, mũi tên lưỡi câu, kim, dây...

Rìu có nhiều kiểu: rìu hình chữ nhật, rìu hình xoè cân, rìu hình lưỡi lệch. Mũi giáo hình lá có họng tra cán hình bầu dục. Mũi tên có dạng hình lá, hình cánh én. Lưỡi câu đủ kiểu, có dạng hoàn thiện như lưỡi câu ngày nay. Trong tác phẩm Kinh tế thời Nguyên thủy ở Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Đặng Phong đã phát hiện rằng, ngoài lưỡi câu thông thường Việt cổ đã sáng tạo một loại lưỡi câu rất độc đáo là lưỡi câu chuôi cong, chuôi gục về phía mũi nhọn có ưu điểm làm cho lưỡi câu vững hơn khi giật dây mũi nhọn móc ngang vào hàm con cá. Cho đến nay ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình... và đồng bào các dân tộc Thái, Mường... dọc sông Đà vẫn sử dụng lưỡi câu chuôi cong này để câu những con cá lớn ở sông.

Giũa, một trong những hiện vật độc đáo nhất của thời đại đồng thau và thời đại đồ sắt sớm ở nước ta, đến giai đoạn này mới thấy xuất hiện với thân hình chữ nhật, hai cạnh dài hơi bóp vào, trên mặt có những hàng đinh nhọn, chuôi dẹt và thẳng. Đồng thau ở giai đoạn Đồng Đậu qua phân tích quang phổ, là một hợp kim tốt: tỷ lệ đồng là trên dưới 80%, và thiếc trên dưới 15%.

Nghề gốm vẫn là một ngành thủ công quan trọng. Gốm Đồng Đậu rắn chắc hơn gốm Phùng Nguyên vì đã được nung ở một nhiệt độ cao hơn. Không còn xốp bở như trước, xương gốm được pha nhiều cát mịn, thành gốm dày, nặng. Màu sắc gốm có thể là đỏ, nâu đen, vàng nâu, nhưng phổ biến là xám mốc. Kỹ thuật bàn xoay đã đạt đến trình độ hoàn thiện.

Lần đầu tiên, ở giai đoạn này, xuất hiện một loại hình gốm đặc biệt: đó là những chiếc vò, kích thước lớn, thành gốm dày, miệng cao và đứng, bên ngoài có trang trí những đồ án hoa văn phức tạp.

Hoa văn trên gốm được khắc vạch bằng một dụng cụ có nhiều răng (có khi đến 10 răng) tạo nên những nét khắc cạnh hẹp, song song, cách đều nhau làm chúng ta liên tưởng đến bút kẻ khuông nhạc: Người Đồng Đậu đã sáng tạo nên những hoa văn "khuông nhạc".Hoa văn này trang trí phần cổ và miệng gốm, nhất là mặt trong hay trên miệng.

Người Đồng Đậu không ưa những hình đóng kín gò bó, những dải hoa văn cân xứng chặt chẽ mà thích trang trí theo lối phối hợp nhiều kiểu hoa văn tạo nên một lối bố cục độc đáo, phóng khoáng. Những đồ án kết cấu theo hình nan hoa bắt đầu thấy xuất hiện cùng với những vòng trang trí theo hình dây thừng bện, hình sóng nước... Đó là sự khác biệt về phong cách so với giai đoạn Phùng Nguyên.

Những tác phẩm nghệ thuật của giai đoạn Đồng Đậu cũng được phát hiện nhiều hơn trước gồm những tượng hình đầu người, trâu, bò, chim...

Thành tựu của nghề gốm đã được sử dụng để phục vụ cho nghề luyện kim đồng thau. Ở giai đoạn này, đã phát hiện ra những thìa rót đồng, những khuôn đúc đồng. Đất làm khuôn được chọn lọc kỹ, rất mịn, mặt giáp, khuôn nhẵn và khít. Khuôn đúc mũi nhọn ở di chỉ Đồng Đậu một lần có thể đúc hai, ba hiện vật.

Đồ đá vẫn được dùng trong sản xuất và sinh hoạt. Công cụ, vũ khí bằng đá vẫn nhiều về số lượng và phong phú về loại hình. Những bàn mài Đồng Đậu vừa có mối liên quan vơi kỹ thuật chế tác đá vừa có mối liên hệ với thuật luyện kim. Đã xuất hiện loại bàn mài có quai.

Đồ trang sức bằng đá Đồng Đậu đã hoàn thiện về hình dáng. Loại vòng có kích thước lớn và nặng được chế tạo một cách hoàn mỹ. Loại hoa tai 4 mấu phát triển. Loại hình vòng mới xuất hiện là loại vòng có khe hở tròn nhưng to, dày, trau chuốt, tinh vi. Loại hình hạt chuỗi mới là loại hình ống, hai đầu to, giữa cong lõm có khe hở: đó là loại hạt chuỗi hình gối gục. Ngoài ra còn có những đồ trang sức hình trụ tròn hay móng dẹt, có khắc hoặc có lỗ để đeo.

Nghề đá cũng được sử dụng để phục vụ cho nghề luyện kim. Khuôn đúc bằng đá được phát hiện ở nhiều nơi. Ở di chỉ Đồng Dền thấy có một khuôn đúc rìu còn nguyên vẹn cả 2 mang. Ở di chỉ Đồng Đậu phát hiện được một khuôn mỗi lần có thể đúc được 2 đầu mũi tên.

Vũ khí gồm các loại mũi lao có một hoặc hai ngạnh, mũi nhọn có một hay hai đầu. Đồ trang sức có các loại vòng, vật có xuyên lỗ để đeo.

Giai đoạn Đồng Đậu là một bước phát triển tất yếu trên cơ sở giai đoạn Phùng Nguyên.

Nét nổi bật khiến giai đoạn này khác biệt hẳn giai đoạn trước là sự phá triển của kỹ thuật luyện kim đồng thau.

Hiện vật bằng đồng thau trong giai đoạn Đồng Đậu chiếm tỷ lệ trên dưới 20% tổng số công cụ và vũ khí. Ngoài kỹ thuật đúc, người Đồng Đậu còn sử dụng kỹ thuật rèn để làm các hiện vật đồng thau như lưỡi câu, mũi nhọn...

Nghề trồng lúa tiếp tục phát triển, nghề chăn nuôi trâu bò lợn gà được coi trọng. Công cụ và vũ khí bằng đồng thau được sử dụng phục vụ cho các nghề đánh cá, săn bắn. Đã tìm thấy xương và răng voi trong nhiều địa điểm khảo cổ. Người Đồng Đậu dùng lưỡi câu đồng, câu được những con cá trắm dài gần 1 mét, nặng hàng mấy ki-lô-gam. Người Đồng Đậu đã săn được từ trâu, bò rừng, lợn rừng, voi, khỉ cho đến rùa, chuột... Đặc biệt hươu nai, hoẵng ở di chỉ Đồng Đậu chiếm tỷ lệ gần 70% trong số các thú rừng, chúng là đối tượng săn bắn của người thời này.


THĂM DI CHỈ GÒ MUN VÀ TÌM HIỂU GIAI ĐOẠN
VĂN HOÁ GÒ MUN
Rời Đồng Đậu và các di chỉ đồng dạng, chúng ta hãy đi thăm Gò Mun cùng với hơn 10 địa điểm khảo cổ khác thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun được phân bố trên một địa bàn về cơ bản phù hợp với địa bàn các địa điểm thuộc những giai đoạn trước. Đó là Bãi Dưới, Vinh Quang, Đình Tràng, Đồng Lâm, Nội Gầm... thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội.

Người Gò Mun cũng thích ở trên những gò đồi cao nổi lên giữa vùng đồng bằng và trung du; họ bắt đầu thích tập trung ở những vùng chân gò, những vùng gò thấp ven các sông Hồng, Cầu, Đáy, Cà Lồ... Cuộc sống định cư lâu dài của họ đã để lại những tầng văn hóa khá dày.

Đến giai đoạn Gò Mun, công cụ và vũ khí đồng thau đã chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số công cụ và vũ khí, với các loại mũi tên, mũi nhọn, lưỡi câu, dao, giáo, dây, kim, giũa, dùi, đục. Loại rìu lưỡi xéo đã xuất hiện dưới dạng hoàn chỉnh với mũi rìu hơi chúc và lưỡi hơi cong. Đồ đồng thau Gò Mun đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp: những lưỡi hái đã được phát hiện; những chiếc rìu cũng đã được sử dụng như những nông cụ.

Đồng thau cũng được dùng làm đồ trang sức: vòng tay được uốn bằng những dây đồng.

Đồ gốm Gò Mun có độ dày rất đều, độ nung cao (khoảng 900C); có mảnh được nung gần thành sành. Gốm có màu xám xanh, xám mốc. Người thợ gốm Gò Mun phát triển lối trang trí hoa văn bên trong miệng hiện vật đã có từ giai đoạn Đồng Đậu. Các miệng gốm Gò Mun thường được bẻ loe ra, nằm ngang, rộng bản, góc tạo thành giữa cổ và thân thường là góc nhọn. Những loại hình thường gặp là các loại nồi, các loại vò, bình cổ cao, chậu, âu, bát đĩa, cốc. Chân đế có xu hướng thấp dần, loại đáy bằng xuất hiện, hình dáng ổn định, thanh thoát. Ngoài ra còn có các loại bi, dọi xe chỉ, chì lưới.

Loại hoa văn độc đáo và phổ biến của gốm Đồng Đậu là hoa văn nan chiếu, và hoa văn khắc vạch: những đường nét này được phối trí hài hòa với những vòng tròn nhỏ tạo nên những đồ án sinh động kết thành một dải quây vòng phủ kín miệng gốm, làm thành đặc trưng chủ yếu của hoa văn gốm Gò Mun.

Kỹ thuật chế tác đá đang ở trên bước đường suy thoái. Đó là do sự phong phú và sự phát triển của nghề luyện kim đồng thau. Những cái hái bằng đồng thau phát hiện được ở nhiều nơi nói lên sự phát triển và hoàn thiện của nông nghiệp trồng lúa. Hợp kim đồng thau để đúc hái có 89% đồng và 0,1% thiếc với những vết chì. Trong số những công cụ bằng đồng thau dùng để thu hoạch hoa màu của người xưa ở vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, loại hái Gò Mun lưỡi cong, có gờ ở giữa, họng tra cán hình chóp cụt là có hình dáng hoàn thiện và tiến bộ hơn cả.

Lần đầu tiên những mũi tên đồng thau xuất hiện, với loại hình đa dạng và số lượng nhiều, đòi hỏi những tiến bộ về kỹ thuật và cũng đòi hỏi phải có một khối lượng nguyên liệu lớn để đáp ứng đủ nhu cầu, vì mũi tên một lần bắn đi là mất "một đi không trở lại". Truyền thống giỏi cung nỏ của người Việt cổ khiến quân thù xâm lược ở buổi đầu công nguyên phải khiếp sợ và khâm phục, vốn đã có một gốc rễ lâu bền từ giai đoạn Gò Mun này.

Sự phát triển của nghề thủ công luyện kim đã có ảnh hưởng lớn không những đến sự phát triển của nông nghiệp mà còn thúc đẩy sự hoàn thiện của các nghề thủ công khác - trừ nghề làm đồ đá.

Những mũi giáo gỗ phát hiện được ở giai đoạn Gò Mun cho chúng ta biết rằng nghề làm đồ gỗ - một nghề cũng có truyền thống xa xưa như nghề làm đồ đá - vẫn tiếp tục tồn tại và cải tiến.

Người Gò Mun sống bằng nghề làm ruộng trồng lúa nước là chính, đồng thời họ cũng là những người chăn nuôi, săn bắn, đánh cá. Đây là một cung cách làm ăn tiến bộ, cũng là cách làm ăn của mọi dân cư ở những vùng trung tâm nông nghiệp của thế giới cổ đại.

Hiện vật khảo cổ cho thấy rõ: giai đoạn Gò Mun được phát triển trực tiếp lên từ giai đoạn Đồng Đậu và có mối liên hệ chặt chẽ với các giai đoạn phát triển trước đó. Đồng thời giai đoạn Gò Mun cũng chứa đựng những tiền đề vật chất cho sự phát triển của một giai đoạn cao hơn vào cuối thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt ở nước ta: giai đoạn văn hoá Đông Sơn.

Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun: 3 giai đoạn lớn của thời đại đồng thau trong đó cư dân nông nghiệp Việt cổ, người Phùng Nguyên, người Đồng Đậu, người Gò Mun ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ, đã từng bước chế ngự thiên nhiên, làm ruộng lúa, phát huy được tính ưu việt của nền kinh tế nông nghiệp, bước vào chế độ dòng cha, làm chủ vùng tam giác châu sông Hồng, mở đường cho một giai đoạn văn hoá rực rở, đỉnh cao thời đại dựng nước: giai đoạn Đông Sơn.

còn tiêp
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 14 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 8:05am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn NINA thân mến!
Bạn đă đưa ra nhiều chứng tích khảo cổ => chứng tỏ bạn sưu tầm khá nhiều tài liệu liên quan đến thời đại Hùng Vương. Bạn có biết v́ sao các nhà nghiên cứu lịch sử lại kết luận:"Thời đại Hùng Vương chỉ có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VII trước CN và chỉ là một nhà nước sơ khai; nhưng thực chất chỉ là mộtliên minh bộ lạc" không?
Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
HUYNH
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 August 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 15 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 12:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn HUYNH


Nina
Quay trở về đầu Xem HUYNH's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HUYNH
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 16 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 4:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

BÊN BỜ SÔNG HỒNG, SÔNG MĂ :
CHỨNG TÍCH CỦA NỀN VĂN HÓA ĐÔNG SƠN RỰC RỠ


HƠN MỘT TRĂM DI TÍCH KHẢO CỔ TẬP TRUNG BÊN BỜ SÔNG HỒNG SÔNG MĂ
Từ đầu thế kỷ 20, giới khảo cổ học thế giới đă làm quen với những hiện vật đồng thau độc đáo của nước ta thời cổ, trong đó có những chiếc trống đồng nổi tiếng, nhất là từ sau năm 1924 khi địa điểm khảo cổ Đông Sơn được phát hiện ở bên phải sông Mă (Thanh Hóa). Tham gia vào công cuộc khai quật nghiên cứu khảo cổ học ở nước ta thời đó có đủ các hạng người: từ quan lại thực dân, vơ quan, Tây đoan đến học giả tư sản Pháp và một số nước phương Tây khác, nhiều người trong bọn họ tuy mang danh là nhà khảo cổ song kỳ thực là bọn đi phá hoại các di tích khảo cổ, đi ăn cướp các hiện vật khảo cổ . Sau năm 1930, một số nhà nghiên cứu đă đề nghị đặt tên văn hóa thời đại đồ đồng thau ở miền Bắc Việt Nam là "Văn hóa Đông Sơn". Thật ra văn hóa Đông Sơn là văn hóa của giai đoạn cuối cùng, giai đoạn phát triển cao nhất của thời đại Hùng Vương dựng nước, sau 3 giai đoạn kể trên.

Những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đông Sơn được phân bố rộng khắp trên miền Bắc nước ta. Cho đến nay, chúng ta đă thống kê được hơn 100 di tích, phần lớn tập trung theo lưu vực sông Hồng và sông Mă.

Đông Sơn và các di chỉ đồng dạng được phân bố ở vùng ven chân núi, gần sông suối, vùng g̣ đồi cao miền đồng bằng. Người Đông Sơn sống tập trung quây quần trên một diện tích hàng vạn mét vuông, kế thừa truyền thống của giai đoạn trước và là cơ sở cho sự định cư lâu dài của những thế hệ kế tiếp sau.

Đông Sơn bên bờ sông Mă là một di tích khảo cổ điển h́nh gồm cả khu cư trú và khu mộ táng. Người Đồng Đậu cũng c̣n có những khu đất mộ ở tách biệt hẳn với khu cư trú, được bố trí ở vùng ven chân núi, trên các g̣ đồi cao ở vùng trung du và đồng bằng, ở trên núi hay ở trong các hang động. Họ thường chôn theo trong mộ nhiều vật tuỳ táng. Ở ngôi mộ cổ phát hiện tại di tích Việt Khê (Hải Pḥng) có hơn 100 hiện vật tuỳ táng, trong đó có đến 97 hiện vật bằng đồng thau các loại.

Hiện vật đá thuộc giai đoạn Đông Sơn chỉ chiếm một số lượng ít ỏi, phần lớn là đồ trang sức như hạt chuỗi, hạt cườm, ṿng tay, khuyên tai ... Những hiện vật đá khác lần đầu tiên xuất hiện là những quả cân, những cây mài h́nh bầu dục (có lẽ dùng để liếc gươm).

Gốm Đông Sơn kế thừa truyền thống của gốm G̣ Mun về mặt h́nh dáng và kỹ thuật. Một số đồ án hoa văn thuộc giai đoạn Phùng Nguyên được phục hồi trở lại với một phong cách độc đáo trên miệng gốm. Ngoài ra, thấy xuất hiện lần đầu những hoa văn vẽ các h́nh chim, cá...


NGHỀ LUYỆN KIM ĐỒNG THAU PHÁT TRIỂN ĐẾN ĐỈNH CAO
Miền Bắc nước ta từ ngh́n xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, ch́, sắt, đồng... Các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá... có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hoá đồng thau rực rỡ.

Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh của thời đại Hùng Vương th́ chúng ta thấy trong thành phần hợp kim đồng thau, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ ch́ tăng lên.

Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng thau chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đ̣i hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng thau chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đ̣i hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim dẻo hơn là rắn để dễ dàng tạo nên các chi tiết trong khi đúc. V́ vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng - thiếc - ch́.

Mặt khác, có lẽ hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, người Việt cổ lúc đó đă bước đầu biết đến mối quan hệ giữa thành phần và tính chất của hợp kim.

Chúng ta c̣n nhận thấy rằng ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - ch́ (hay đồng - ch́ - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí.

Ví dụ: mũi tên đồng ở Cổ Loa có thành phần:

Đồng: 95%; Ch́: 3,4 - 4,2%, kẽm:1 - 1,1%

Tỷ lệ này đảm bảo sức xuyên và độ bay xa của mũi tên.

Lưỡi giáo Thiệu dương có thành phần:

Đồng: 73,3%; Thiếc: 13,21%; Ch́:5,95% đảm bảo cho vũ khí vừa dẻo vừa bền.

Ŕu xoè cân Thiệu Dương có thành phần:

Đồng: 82,2%, Thiếc: 10,92%, Ch́: 0,8% và ŕu lưỡi xéo Thiệu Dương có thành phần:

Đồng:82,2%; Thiếc:6,8%; Ch́:1,4%, nhờ vậy có thể chặt, cắt tốt.

Về phương pháp chế tác các công cụ đồng, chúng ta nhận thấy ngoài một số ít công cụ cỡ nhỏ như lưỡi câu, mũi nhọn... mang dấu vết của kỹ thuật rèn, c̣n hầu hết các di vật đồng thau là sản phẩm đúc. Cho đến nay đă t́m thấy hơn 30 loại khuôn đúc giáo, dao găm, ŕu, mũi dùi, mũi tên... Những khuôn đúc này hoặc bằng đất hoặc bằng đá và sa thạch

Khuôn đúc bằng đất t́m thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn B́nh, Hà Nội, B́nh Trị Thiên. Các khuôn đá t́m thấy đều là khuôn có hai mang (ví dụ các khuôn đúc ŕu), mặt giáp hai mang rất nhẵn và kín, nếu úp mặt 2 mang rồi soi lên, chúng ta không thấy có chút ánh sáng nào lọt qua, chứng tỏ tŕnh độ chuẩn xác cao của những người thợ làm khuôn.

Chúng ta cũng đă gặp những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu.Việc t́m thấy những chiếc dao găm có chuôi h́nh người t́m thấy ở Tràng Kênh (Hải Pḥng) là sống mũi của người nằm trên cùng một đường thẳng với lưỡi dao, h́nh người ở chuôi có cấu tạo phức tạp nên rất khó đúc.

Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại: lưỡi cày, thuổng, ŕu, cuốc, mai, vời...

Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục (đục bẹt, đục vũm, đục một), nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, ŕu, kim, dây...

Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại h́nh, độc đáo về h́nh dáng và phong phú về số lượng. Điều này gắn liền với các thần thoại và truyền thuyết về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc ta, ví dụ như câu chuyện nỏ thần của vua Dục An Vương bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho tướng xâm lược Triệu Đà phải khiếp vía kinh hồn. Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đă phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cỗ Loa có các loại h́nh cánh én, h́nh lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Ngoài ra c̣n có giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, ŕu chiến... Ŕu chiến có đến gần 10 loại: các loại ŕu xéo (h́nh dao xéo, h́nh thuyền, h́nh hia, h́nh bàn chân) ŕu lưỡi xoè cân, ŕu h́nh chữ nhật, ŕu h́nh dao phạng. Dao găm có các loại lưỡi h́nh lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là một tượng h́nh người, có loại dao găm lưỡi h́nh tam giác, cán dẹt hay tṛn. Các tấm che ngực có h́nh vuông hay h́nh chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nỗi. Ở Hà Nam Ninh c̣n t́m thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng.

Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp, những thổ h́nh lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, ṿ, ấm, lọ, chậu...

Người Đông Sơn trang sức bằng các loại ṿng tay, ṿng ống ghép, nhăn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân t́m thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ Tĩnh.

Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi...

Nhạc sĩ Đông Sơn đă diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Số lượng trống đồng Đông Sơn t́m được trên đất nước Việt Nam đă hơn con số 100, chiếm già nữa số lượng trống loại này hiện đă biết ở Đông Nam Á.

Về mặt kỹ thuật, đặc trưng hợp kim đồng thau của giai đoạn Đông Sơn là hàm lượng ch́ cao, có khi đến 20%. Các nhà khảo cổ học cho rằng hợp kim đồng - thiếc - ch́ là một sáng tạo của kỹ thuật luyện đồng của người Đông Sơn ở nước ta. Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, công cụ sắt đă tương đối phổ biến: đó là các loại cuốc, mai, búa, đục, dao, giáo, kiếm...

Cũng ở giai đoạn này, đă phát hiện được nhiều hiện vật liên quan đến sự phát triển của các nghề dệt, nghề mộc, nghề da, nghề sơn, nghề làm đồ xương, đồ trai ốc.


SỰ PHÁT TRIỂN RỰC RỞ CỦA MỘT NỀN VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP
Ở GIAI ĐOẠN CUỐI THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC.
Người Đông Sơn đă là những nông dân thuần thục. Nông nghiệp dùng chày đă phổ biến qua sự phát triển một khối lượng lớn các loại lưỡi cày bằng đồng thau, là những lưỡi cày tiến bộ nhất trước khi xuất hiện lưỡi cày sắt vào khoảng những thế kỷ trước sau Công nguyên.

Người Đông Sơn đă biết chế biến lương thực. Trên mặt các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà... có khắc h́nh những đôi trai gái dùng cối và chày tay giă gạo. Trong lịch sử khoa học kỹ thuật, trước khi phát minh ra cối xay và cối giă theo nguyên tắc đ̣n bẩy th́ đây là phương pháp gia công có năng xuất cao vào thời bấy giờ.

H́nh ảnh những vụ mùa thắng lợi c̣n được thể hiện qua những h́nh kho lúa, với chim chóc vây quanh, chim đậu, chim bay rộn ràng, người đi lại nhộn nhịp khắc họa trên mặt các trống đồng.H́nh ảnh cây lúa được đưa lên thành một chủ đề trang trí trên ŕu đồng hay là thành những ṿng hoa văn quây lấy mặt trống đồng. Một số nhà nghiên cứu đoán định rằng người Đông Sơn đă biết làm một năm hai vụ lúa. Chăn nuôi trâu ḅ đă phát triển, bảo đảm sức kéo cho nông nghiệp. Trên các trống đồng Đôi Ro, Làng Vạc có hoa văn h́nh ḅ rất đẹp. Ở nhiều di chỉ đă phát hiện được những tượng đầu gà bằng đồng thau. Việc thuần phục và thuần dưỡng voi đă được phổ biến: xương voi t́m thấy trong nhiều di chỉ, tượng voi bằng đồng có bành t́m thấy ở Làng Vạc.

Săn bắn và đánh cá vẫn là một h́nh thái kinh tế phụ cần thiết: h́nh chó săn hươu được khắc trên ŕu đồng; h́nh cá được phát hiện trên đồ gốm.

Người Đông Sơn là những nhà kiến trúc giỏi: họ sống trong những ngôi nhà sàn lớn, hai mái hay bốn mái cong h́nh thuyền, có cầu thang ở giữa. Bên cạnh nhà ở là nhà kho chứa thóc lúa. Vết tích cụ thể của những ngôi nhà sàn này, có cột to và lỗ mộng tinh tế, đă phát hiện được ở di chỉ Đông Sơn. Ngôi nhà mái cong Đông Sơn đă khánh thành một truyền thống kiến trúc độc đáo lâu đời và c̣n để lại h́nh ảnh khá đậm đà ở những ngôi đ́nh trong các làng mạc miền đồng bằng ở Việt Nam.

Cách ăn mặc của người Đông Sơn đă phức tạp hơn với nhiều kiểu khố, váy, như chúng ta có thể thấy qua việc quan sát các tượng nghệ thuật và các h́nh hoa văn khắc chạm trên đồ đồng. Các nhà khảo cổ học cũng đă t́m thấy vết tích của tơ lụa, của các loại vải mịn, vải thô c̣n in dấu trên đồ gốm, trên đồ đồng thau.Vải chắc được làm từ các loại đay,gai. Ngành dệt chắc đă được chuyên môn hóa.

Nhưng nói đến văn hoá của giai đoạn Đông Sơn chủ yếu là nói đến kỹ thuật đồng thau đă đạt tới một đích cao rực rỡ. Số lượng hiện vật đồng thau tăng vọt, loại h́nh vô cùng đa dạng, nhiều hiện vật to lớn và đẹp đẽ được đúc ra như trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà... thạp đồng Đào Thịnh, đă trở thành niềm tự hào của văn hoá Việt Nam.

Thạp Đào Thịnh (Yên Bái) cao 81cm, đường kính miệng 61cm, bụng ph́nh to nhất 70cm, nắp thạp cao 15,5cm, đường kính 64cm đậy lên miệng thạp khít theo đường gờ cao 1,5cm. Chính giữa nắp thạp có h́nh ngôi sao 12 tia tượng trưng cho mặt trời, những hoa văn h́nh học, những h́nh chim nối đuôi nhau bay ngược chiều kim đồng hồ và 4 khối tượng gái trai tượng trưng cho sự phồn vinh và ph́ nhiêu. Trên thân thạp, ngoài những hoa văn h́nh học, h́nh chim c̣n có những hoa văn khắc ch́m h́nh thuyền khác kiểu nhau, những h́nh người hóa trang thú 4 chân. Khi chủ nhân chết đi, những chiếc thạp đẹp đẽ hiếm quư này trở thành những quan tài đặc biệt.

Trống Ngọc Lũ (Hà Nam) là một trong những chiếc trống cỗ nhất, to nhất và đẹp nhất trong số những chiếc trống đồng Đông Sơn được biết đến. Trống cao 63cm, đường kính mặt 79cm, đường kính chân trống 80cm, tang trống chỗ rộng nhất có đường kính 85cm. Bốn đôi quai kép gắn vào tang và phần giữa thân trống. Trên khắp mặt trống, tang trống và thân trống đều có hoa văn trang trí.

Trên cơ sở của kinh tế luyện đồng, kỹ thuật luyện sắt đă nảy sinh và tạo điều kiện để cho kỹ thuật luyện đồng được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao và tiến đến sự thay thế bởi kỹ thuật luyện sắt. Người Đông Sơn đă biết luyện sắt bằng ḷ. Ngoài phương pháp luyện sắt tinh, sắt chín, họ c̣n biết phương pháp đúc nữa. Nhiều hiện vật sắt phát hiện ở di chỉ Đông Sơn được đúc trong khuôn hai mang.

Người Đông Sơn đă biết sử dụng những ưu điểm của đồng và sắt để tạo ra những loại vũ khí mới: lưỡi bằng sắt bảo đảm yêu cầu cứng, sắc, cán bằng đồng bảo đảm yêu cầu bền, đẹp; vừa thoả măn nhu cầu thẩm mỹ lại vừa rất lợi hại. Ví dụ cây dao găm lưỡi sắt cán đồng t́m thấy ở di chỉ Đông Sơn.

Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, khi kỹ thuật luyện sắt đá được hoàn thiện, đồng thau biến dần thành một thứ hợp kim quư hiếm được sử dụng để đúc các loại đồ trang sức, các tác phẩm nghệ thuật (như trống đồng), các loại dụng cụ đặc biệt (như tháp đồng) phục vụ cho yêu cầu mỹ thuật, xa hoa, phô trương.

Nền văn hoá Đông Sơn này nở trong giai đoạn cuối cùng của thời đại dựng nước đă toả ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều miền đất đai Đông Nam Á và để lại dấu vết sâu sắc trong nhiều thời kỳ phát triển tiếp theo của lịch sử Việt Nam.

Những di vật tiêu biểu, những kỹ thuật đúc đồng luyện sắt tinh vi đă cho thấy sự phát triển rực rỡ và độc đáo của văn hóa Đông Sơn. Chủ nhân nền văn hoá này, người Đông Sơn - con cháu của người Phùng Nguyên, ngươi Đồng Đậu, người G̣ Mun - là những người Việt cổ, tổ tiên trực tiếp của nhiều dân tộc ở Việt Nam ngày nay.

Người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương dựng nước, giỏi nghề trồng lúa nước, quen sinh hoạt trên đồng bằng và sông biển, thạo việc quân sự và rất giỏi nghề thủ công, (đúc đồng, luyện sắt...), đă tạo ra được một thể chế quốc gia sơ khai trên cơ sở một xă hội sớm phân hoá nhưng vẫn bảo lưu nhiều truyền thống nguyên thủy, và đă xây dựng được một đời sống vật chất, xă hội, tinh thần phong phú độc đáo.

Văn vật tiêu biểu nhất của văn hoá Đông Sơn và của cả nền văn minh sông Hồng thời đại dựng nước là những chiếc trống đồng Đông Sơn, những chiếc trống đồng Việt cổ. Trống đồng vô cùng qúy báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc c̣n đầy bí ẩn, về thiên tài, cuộc sống và tâm hồn của tổ tiên ta.

Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 17 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 4:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

NGẮM NGHÍA VÀ SUY NGHĨ VỀ VĂN VẬT KỲ DIỆU CỦA THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC: NHỮNG CHIẾC TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN.


NH̀N NGẮM TRỐNG ĐỒNG VĂN VẬT CỔ KÍNH KỲ DIỆU CỦA TỔ TIÊN TA
Tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở thủ đô Hà Nội, bên bờ sông Hồng, ở vị trí trung tâm của pḥng trưng bày đầu tiên dành cho thời đại Hùng Vương dựng nước, khách tham quan thấy có hai chiếc trống đồng lớn: trống Ngọc Lũ và trống Hoàng Hạ là hai trong những chiếc trống cổ nhất, lớn nhất, và đẹp nhất, hai văn vật nổi tiếng trong bộ văn vật tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ thời đại dựng nước: bộ trống đồng Đông Sơn.
Viện bảo tàng lịch sử lại tổ chức thêm một Pḥng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn. Mặc dầu diện tích trưng bày chuyên đề này, với hơn 100 hiện vật quư báu, với những biểu hiện bước đầu về trống đồng cũng đă giúp chúng ta hiểu thêm được khá nhiều về nguồn gốc, quê hương, chức năng, công dụng, đặc điểm tính chất... của trống đồng, và thông qua những hoa văn trang trí trên trống, h́nh dung được một cách sinh động hiện thực xă hội, hiện thực văn hoá vật chất và tinh thần của thời đại dựng nước.

Ở vị trí trang trọng trong pḥng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn thấy có chiếc Ngọc Lũ I được coi là chiếc trống có kích thước to lớn, h́nh dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất và đă thu hút được sự chú ư của nhiều người xem cũng như của nhiều nhà nghiên cứu.

Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già t́m được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất.

Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màu xanh ngả sang xám. Trống có h́nh dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang ph́nh, thân thon, đế choăi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng.

Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn h́nh học, một loại là những h́nh khắc người, động vật và cảnh vật.
Trên mặt trống ở chính giữa là một mặt trời với 14 tia chiếu ra chung quanh, sau đó là 16 ṿng hoa văn. Nội dung các hoa văn phong phú, sinh động: đó là những người hoá trang h́nh chim cầm lao, giáo, khèn... một giàn cồng chiêng có người đánh, người giă gạo chày đứng, h́nh chim bay, nhà sàn mái h́nh thuyền có chim, gà đậu trên nóc và người ở bên trong, cảnh người đang đánh trống đồng. Ṿng hoa văn thứ 8 là những con hươu đang thong thả bước và chim đang bay. Ṿng thứ 10 là những con chim mỏ dài, đuôi dài đang bay và những con chim mỏ ngắn đang đậu. Trên tang trống có 10 ṿng hoa văn trong đó có khắc h́nh những chiếc thuyền cong có sàn có lái mũi đang chở những người cầm ŕu, giáo, cung tên cùng với chó, chim, trống đồng, b́nh đồng. Thân trống có 6 khung, hoa văn, mỗi khung là h́nh hai người hoá trang thành chim cầm ŕu và mộc. Chân trống không trang trí.

Trống Ngọc Lũ là chiếc trống đồng phải nói là đẹp nhất, có h́nh dáng hài hoà, có hoa văn phong phú nhất trong số những chiếc trống đă t́m thấy ởû Việt Nam, ở Đông Nam Á và trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kỹ thuật và nghệ sĩ của thời đại dựng nước xưa kia đă dồn công sức để chế tạo những chiếc trống đồng tuyệt diệu như chiếc trống đồng Ngọc Lũ này, và các chiếc trốâng khác như trống Hoàng Hạ, Sông Đà, Bản Thơm, Quảng Xương, Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc, Pha Long, Phú Xuyên, Ḥa B́nh, Hữu Chung.

Những chiếc trống này trong suốt hàng ngh́n năm đă là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ư chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng ḷng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.


QUÊ HƯƠNG CỦA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN: VIỆT NAM
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đă khẳng định: quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đă tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Chủ nhân của chúng là những người Việt cổ, cư dân của nước Văn Lang - Âu Lạc thời đại Hùng Vương dựng nước. Chúng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng phổ biến ở nhiều nơi, cùng với những h́nh ḅ khắc trên thân các trống Đồi Ro và Làng Vạc, tượng đầu trâu ở Đ́nh Chàng... chứng tỏ rằng người thời kỳ này đă biết xử dụng sức kéo của động vật vào canh tác nông nghiệp. Phát triển song song với nghề nông c̣n có các nghề đánh cá, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Chứng cớ là những thuyền, h́nh cá bơi dưới thuyền, h́nh người bắn cung, h́nh chó săn, h́nh chim gà, ḅ... trang trí các trống đồng. Nghề thủ công quan trọng nhất thời bấy giờ ắt hẳn là nghề đúc đồng: 4 chiếc trống đồng lớn nhất, cổ nhất và đẹp nhất: trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hà, trống sông Đà, trống Khai Hoá giống nhau về h́nh dáng, kích thước, về bố cục trang trí của những h́nh khắc và hoa văn: những h́nh này được chế tác với phong cách ổn định và đạt tới mức tiêu chuẩn hóa, như thế là nghề thủ công đă đạt tới tŕnh độ phát triển thuần thục.
Những địa điểm phát hiện được trống đồng và công cụ bằng đồng cho thấy phần lớn các hiện vật này phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

TỤC SÙNG BÁI MẶT TRỜI VÀ CHIM VẬT TỔ

Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một h́nh thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng răi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những h́nh người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ư nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câu chuyện trăm trứng mang ư nghĩa vật tổ.Cuộc hôn nhân Bố Rồng(Lạc Long)-Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim thần. Theo dơi những h́nh người khắc trên trống đồng, chúng ta thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễ thường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức ḿnh bằng những chiếc mũ h́nh chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo h́nh chim, được trang trí h́nh chim, được trang sức lông chim. H́nh ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà c̣n thấy trên nhiều thạp đồng, ŕu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài c̣, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ.

H́nh ảnh vật tổ Rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp trong ḿnh nó những nét của cá sấu, rắn nước... thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên ŕu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng t́m thấy ở Hà Nam. Vật tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) thấy khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên ŕu Đông Sơn - Vật tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông...) Trong số những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng đó là cặp Rồng - Chim phản ánh sự kết hợp giữa hai bộ lạc lớn thờ Rồng và thờ Chim, sự h́nh thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nồng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giă gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ.

Trống đồng Đông Sơn c̣n cho chúng ta những h́nh ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ.


CON SỐ 18 KỲ LẠ, DẤU ẤN CỦA TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Trống đồng Đông Sơn làm chúng ta liên tưởng đén truyền thuyết người Việt và người Mường. Truyền thuyết "trăm trứng" của người Việt kể rằng Bố Rồng và Mẹ Âu chia làm đôi số 100 người con của ḿnh: 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ lên núi (tức là địa bàn Phong Châu), cử người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng, đặt tên nước làVăn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là vua Hùng. Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, c̣n lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.
Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ư đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử kư Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đă truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đă làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ư nghĩa.

Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc.

Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết ṿng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi.

Trong tục rước nơn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nơn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ư nghĩa phồn thực).

Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ.

T́m hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - th́ mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lư thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà t́m được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà B́nh, lúc đầu nghệ nhân sơ ư nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến h́nh chim thứ 16 th́ chỉ c̣n lại có một đoạn, v́ vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai h́nh chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy th́ vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi).

Điều này một lần nữa cho thấy ư nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản của con số 18 trong đời sống tinh thần người Việt cổ. Phải chăng con số 18 đời các vua Hùng là 18 ḍng họ đầu tiên kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang, lấy tổ hợp bộ lạc chim - Rồng làm nồng cốt? Bản thân con số 18 có mặt trên trống đồng, sự hiện diện của 18 chim vật tổ trên các trống đồng cổ nhất, to nhất, đẹp nhất của trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Khai Hoá... phải chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước?


ĐÚC TRỐNG ĐỒNG: MỘT KỲ CÔNG KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI XƯA
Trống đồng là một hiện vật khảo cổ học to lớn. Những chiếc trống đồng cỡ lớn như trống Đông Hiếu (Nghệ An), Hữu Chung (Hải Dương), Mật Sơn, Ngọc Lũ (Hà Nam), Hoàng Hạ (Hà Tây), Sông Đà (Ḥa B́nh) có đường kính mặt trống xấp xỉ 90cm, chiều cao trên dưới 70cm, nặng gần 100 kilôgam, h́nh dáng phức tạp; tang trống phần trên ph́nh ra h́nh nón cụt, giữa thắt lại h́nh trụ tṛn, phần chân loe ra h́nh phểu.
Đúc một hiện vật như vậy không phải là một việc đơn giản. Nghiên cứu những đường chỉ trên thân trống, chúng ta biết trống được đúc bằng khuôn hai mang, ŕu mặt trống c̣n để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để thoát hơi trên khuôn đúc. Dựa theo kết quả của việc nghiên cứu phục chế trống Ngọc Lũ vào những năm 1964-1966 rồi 1975 tại viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chúng ta biết rằng: để đúc thành công một chiếc trống, người thợ đúc phải đạt cho được hàng loạt yêu cầu về kỹ thuật, phải có tay nghề rất thành thạo.

Năm 1964, lần đầu tiên viện Bảo tàng lịch sử phối hợp với viện Bảo tàng mỹ thuật đă tiến hành đúc lại một số hiện vật đồng thau gồm các trống, thạp, thổ, b́nh, ŕu, giáo, lao, qua, kiếm, dao găm, muôi, giũa, lẫy nỏ, tượng người... Phụ trách chuyên môn của những cuộc đúc thử này là nghệ nhân lăo thành Nguyễn Huy Hạt, giúp vào qúa tŕnh đúc có nhiều thợ đúc giàu kinh nghiệm và một số kỹ sư của Hội đúc đồng Trung ương và Hội đúc đồng Hà Nội. Việc đúc lại các hiện vật có kích thước nhỏ đạt kết qủa tốt. Riêng chiếc trống Ngọc Lũ qua nhiều lần đúc lại vẫn chưa thành công: những trống đúc ra hoặc rỗ chỗ này hoặc hỏng chỗ khác, chưa thực hoàn chỉnh và giống như trống mẫu.

Năm 1975, viện Bảo tàng lịch sử lại cho thử đúc lại trống Ngọc Lũ bằng phương pháp truyền thống của ḷ đúc Ngũ Xă. Hợp tác xă đúc Trúc Sơn ở Ngũ Xă (quận Ba Đ́nh Hà Nội) cử một tổ thợ đúc lành nghề do nghệ nhân lăo thành Dương Văn Túp phụ trách chuyên môn. Lần thử đúc này coi như thành công, căn bản do đă áp dụng những kinh nghiệm thu được trong những lần đúc trước cách đây trên dưới 10 năm. Kết quả là chúng ta có được một phiên bản trống Ngọc Lũ mới, khá hoàn chỉnh, giống trống mẫu đến 95%, âm thanh vang tốt.

Quan sát các khuôn đúc chúng ta nhận thấy người thợ thủ công Việt cổ đă nắm được nhiều tri thức về kim loại học và kỹ thuật đúc. Trước hết là người xưa đă hiểu rất rơ tính chất co giăn thể tích kim loại theo nhiệt độ, v́ thế trên các khuôn người ta chú ư tạo ra các dậu ngót để chứa một lượng nước đồng bổ sung, pḥng khi đồng nguội co lại sản phẩm đúc không bị khuyết.

Việc đúc các hiện vật lớn như trống đồng, thạp đồng c̣n đ̣i hỏi tŕnh độ kỹ thuật cao hơn về nhiều mặt: chuẩn bị đất làm khuôn (sử dụng nhiều loại đất: đất giấy, đất rơm, đất thao, đất giáp nối, đất gan gà); làm khuôn và làm vật mẫu, cách nấu chảy đồng và kỹ thuật tạo nhiệt độ cao trong ḷ (nghĩa là vấn đề cấu tạo ḷ), kỹ thuật rót, tŕnh độ tính toán phối liệu và tổ chức lao độâng của một tập thể thợ thủ công.

Muốn đúc được trống đồng phải có những khuôn đúc lớn, chính xác với nhiều chi tiết tinh tế, phức tạp. Trong điều kiện như vậy vật mẫu và khuôn đúc phải chế tạo từ vật liệu ǵ? Cho đến nay c̣n có nhiều ư kiến khác nhau. Có người cho rằng người thợ thủ công Việt cổ làm vật mẫu bằng đất hay gỗ và khuôn làm bằng đất sét, các hoa văn trên vật mẫu có thể nặn bằng sáp rồi gắn vào hay chạm trổ ngay trên vật mẫu. Nhưng cũng có người cho rằng người xưa đă dùng sáp ong làm vật mẫu và sau đó chế tạo khuôn bằng đất. Khuôn đúc trống đồng chắc chắn phải gồm nhiều mang ghép vào nhau, có thể tang trống và thân trống gồm hai hay ba mang ghép lại, và mặt trống cần một mang riêng.

Một khó khăn khác trong việc làm khuôn trống đồng là phải có khuôn trong và khuôn ngoài, và phải bố trí sao cho khoảng cách giữa hai khuôn ở mọi chỗ cách đều nhau, có thế mới bảo đảm trống có âm thanh tốt. Từ đó người t a phải bố trí con kê khuôn cho chắc chắn và khéo léo.

Khuôn làm xong được nung nong lên tới nhiệt độ cần thiết để khỏi bị co giăn và nứt nẻ khi đổ đồng nóng chảy vào, và tránh sự xuất hiện các vết rỗ do chất khí từ khuôn bốc ra. Sau khi ghép khuôn và nung nóng khuôn, người thợ đúc bắt đầu rót đồng nóng chảy vào khuôn. Người ta cho rằng đồng nóng chảy được rót từ chân trống xuống mặt trống (mặt khuôn hướng xuống phía dưới). Các đậu rót, đậu ngót và lỗ thông hơi đều đặt ở phía chân. Các lỗ thông hơi phải bố trí sao cho không khí có thể thoát ra hết khỏi có khuyết tật trên trống.

Trống đúc xong được tháo ra để sửa chữa: cắt bỏ các loại đậu rót, đậu ngót, các lỗ thông hơi, hàn lại các lỗ con kê hoặc những chỗ bị khuyết, chải bỏ các lớp váng đồng phủ ngoài mặt trống.

Tất nhiên, ngoài các yêu cầu kỹ thuật nói trên, việc đúc trống đồng c̣n đ̣i hỏi người thợ thủ công những hiểu biết về nhiều mặt khác nữa. Để đúc những vậât đơn giản như dùi, mũi tên... th́ nhiệt độ của đồng lỏng không cần cao lắm mà chỉ cần cao hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng (1100 độ C) một ít là được. Nhưng muốn đúc những vật lớn như trống, thạp th́ nhiệt độ của đồng lỏng phải khá cao, từ 1200 độ C đến 1250 độ C để cho độ nhớt giảm xuống và đồng có thể chảy đầy vào mọi chi tiết của khuôn. Khi đó ḷ nấu phải chịu đựng được nhiệt độ khoảng 1400 độ C. Phải dùng than đốt và phải thổi gió vào đến giữa ḷ sao cho than cháy mạnh và đều. Đồng được nấu trong nồi đất và chuyển dần ra để đổ vào khuôn. V́ kích thước của ḷ thời Hùng Vương chưa lớn nên nồi có lẽ chỉ nấu được khoảng 30kg đồng mỗi mẽ, và như vậy để đúc được một trống đồng thời có nhiều ḷ cùng hoạt động, và phải có người thợ cả khéo léo chỉ huy quá tŕnh đúc.

Tất nhiên c̣n một khâu cơ bản nữa là việc luyện hợp kim đồng thau với chất lượng định trước. Việc này đ̣i hỏi phải biết t́m kiếm và khai thác không những quặng đồng mà cả các quặng ch́ và thiếc, rồi luyện các thứ quặng đó và pha chế các kim loại thành hợp kim hoặc luyện trực tiếp hỗn hợp quặng thành hợp kim. Người xưa đă tiến hành công việc này như thế nào c̣n là một vấn đề hiện nay vẫn chưa sáng rơ.


THỜI THỦ CÔNG VIỆT CỔ: NHỮNG NGƯỜI THỜI ĐÚC TRÁC TUYỆT
Tóm lại quá tŕnh đúc lại trống đồng là cả một quá tŕnh kỹ thuật phức tạp, bản thân những người thợ đúc lành nghề ngày nay cũng c̣n nhiều lần đúc hỏng mới có thể đạt được tương đối hoàn chỉnh kết quả của người xưa. Ấy thế mà người thợ thủ công Việt cổ đă t́m ra được chất chịu nóng để làm khuôn đúc, đă thực hiện được nhiệt độ cao (trên 1200 độ C để nung chảy hợp kim đồng, đă nắm vững tính năng hoá - lư mỗi thành phần kim loại trong hợp kim đồng thau, đă thực hiện chu đáo tất cả cac khâu trong chuỗi dây chuyền kỹ thuật.
Quan sát những trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà... to lớn, đẹp đẽ, âm vang, với hệ thống hoa văn dày đặc và rất tinh mỹ trên mặt, trên tang và thân trống, chúng ta nói được rằng xă hội Việt cổ cách đây mấy ngh́n năm đă có những người thợ đúc trác tuyệt.

Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 18 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 4:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

THIÊN NHIÊN THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC

Địa bàn phân bố của các trống đồng Đông Sơn cùng tất cả các tài liệu khác: tài liệu khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học và truyền thuyết dân gian... đều hoàn toàn nhất trí cho chúùng ta biết: nơi sinh tụ chủ yếu của tổ tiên ta thời đại dựng nước, quê hương buổi đầu của dân tộc ta là miền đất bao gồm đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, B́nh Trị Thiên ngày nay.
Cương vực nước ta thời Hùng Vương, trong giai đoạn cực thịnh, về phía bắc vươn lên đến những miền giáp ranh với các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc); về phía nam, tới đèo Hải Vân; về phía tây bao gồm cả vùng Tây Bắc hiện nay dọc xuống miền tây đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, B́nh Trị Thiên; về phía đông giáp biển Đông bao gồm những hải đảo.


THIÊN NHIÊN NƯỚC TA Ở BUỔI ĐẦU CỦA DÂN TỘC
Tổ tiên ta đă khéo chọn cho ḿnh một miền đất độc đáo ở vào vị trí tiếp xúc của nhiều hệ thống địa lư:nước Văn Lang nằm trong ṿng đai nhiệt đới mà lại không đơn thuần là một nước nhiệt đới. Từ ngàn xưa, gió mùa đă ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta, một thiên nhiên muôn màu muôn vẻ với nhiều rừng rậm núi cao, sông dài biển rộng, với vùng cao, vùng trung du và miền đồng bằng. Ngày nay rừng rậm đă lùi dần lên vùng cao về phía tây, sau một quá tŕnh đấu tranh dài hàng ngh́n năm giữa con người với thiên nhiên, nhưng ở thời đại dựng nước, rừng c̣n lan khắp vùng trung du và cả một phần lớn đồng bằng. Nhiều vùng g̣ đồi trọc hiện nay xưa kia đă phủ rừng dày đặc. Ngay tại đồng bằng c̣n giữ được nhiều di tích của rừng: mỏ than bùn thấy ở nhiều nơi như Thạch Thất (Hà Tây), Lỗ Khê (ngoại thành Hà Nội); rừng gỗ tứ thiết ở Sặt (Tráng Liệt, Bắc Giang), rừng Báng (Đ́nh Bảng, Bắc Ninh), đồi Lim, làng Lim, phà Rừng... Trong các di tích khảo cổ ở đồng bằng, đă t́m thấy xương cốt nhiều loại thú rừng.
Cư dân nước Văn Lang sống tập trung trên những đồng bằng ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ; quá tŕnh kiến tạo đồng bằng chưa hoàn thành th́ bàn tay con người đă sớm dựng lên những công tŕnh thủy lợi để khai thác trồng trọt trong những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp với nghề trồng lúa nước. Chiến thắng của Sơn Tinh chính là chiến thắng lũ lụt của những người Việt cổ trị thủy tài giỏi, đă gây dựng nên những cánh đồng màu mỡ ven những ḍng sông lớn.

Nh́n chung, mọi người đều nhất trí là tổ tiên ta đă dựng nước trong một khung cảnh thiên nhiên thích hợp, thuận lợi, trên một dải đất nhiều núi rừng, nhiều sông ng̣i, hồ ao, đường giao thông thuận tiện, giàu khoáng sản, lâm sản, hải sản, trên những đồng bằng màu mỡ thích hợp với nghề nông. Những yếu tố thiên nhiên tích cực này đă góp phần đẩy mạnh quá tŕnh tiến bộ kinh tế và văn hoá, đưa đến việc dựng nước Văn Lang, một nước có đủ sức chống ngoại xâm, có nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ ở vùng Đông Nam Á cổ đại.


THẾ GIỚI THỰC VẬT THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC
Nghề trồng trọt đă giữ một địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ từ buổi đầu dựng nước. Di tích thực vật thu thập được từ các địa điểm khảo cổ tuy chưa được nhiều lắm như cũng đủ cho thấy sự phát triển của nghề trồng trọt.
Con người thời đó đă quen với những loại cây dương xỉ,tùngbách...Trên nương rẫy, vườn ruộng của họ đă có mặt những loại cây thiết thân với các cư dân nông nghiệp cổ đại. Đó là những cây na, cây trám, cây đậu, cây dâu tằm, cây bầu, cây bí, cây cải cúc, cây tre, và nhất là cây lúa.

Ở di chỉ Đồng ĐẬu, đă t́m thấy những hạt thóc đă cháy thành than cách đây trên dưới 3300 năm. Ở di chỉ G̣ Mun đă phát hiện được cả một hầm chứa ngũ cốc. Ở di chỉ G̣ Chiền, dấu vết của những vỏ trấu, than trấu c̣n thấy khá rơ. Đặc biệt ở di chỉ Hoàng Ngô c̣n t́m thấy một hạt đậu nguyên vẹn. Người Việt cổ c̣n biết trồng khoai, trồng bông, trồng dưa, trồng trầu và cau. Các sách cổ của Trung Quốcnhư Nam Phương thảo mộc trạng, Giao châu kư, Tam đô phủ, Thuỷ kinh chú, Tề dân yếu thuật, Ngô lục địa lư chí...đều có ghi chép về việc người Lạc Việt biết trồng khoai, đậu, dưa, bông, trồng dâu nuôi tằm, mặc dù sách ghi chép những sự việc trong thời Bắc thuộc nhưng chắc chắn những loại cây trồng này đă có từ trước.

Truyền thuyết của nhân dân ta về thời đại Hùng Vương có nói đến một vài loại cây trồng như cây lúa trong truyện Bánh chưng bánh giầy, cây cau trong truyện Trầu cau, cây dưa dấu trong truyện An Tiêm. H́nh ảnh sống động của cây lúa c̣n thấy ở nhiều truyền thuyết, cổ tích của các dân tộc anh em như truyện Nàng tiên trứng của đồng bào Tày, truyện Khả Sắc Sia của đồng bào Thái, truyện Nam A-lách của đồng bào Gia-rai, truyện Đum Đú với nàng tiên của đồng bào Ê-đê, truyện Cô gái thứ mười của đồng bào Hơ-rê, truyện Phu-man của đồng bào Ba-na...

Nông nghiệp thời đại Hùng Vương là nông nghiệp trồng lúa trong đó việc trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo. Nghề trồng lúa xuất hiện ở nước ta khá sớm và có thể coi đó là một truyền thống cuả dân tộc ta. Cho đến nay nguồn gốc cây lúa c̣n là một vấn đề đang được tranh luận sôi nổi trên thế giới. Ư kiến của các nhà nghiên cứu rất khác nhau, trong đó có một số người cho cây lúa có nguồn gốc từ Việt Nam, ví dụ như Cô-xven (Liên Xô) trong tác phẩm Sơ yếu lịch sử văn hoá nguyên thuỷ hay như Tùng Vinh Hiếu Linh (Trung Quốc) trong công tŕnh Nghiên cứu tổng hợp về cây lúa.

Các sách cổ của Trung Quốc và của ta đă nói đến nhiều giống lúa có ở Việt Nam. Đặc biệt là nhà bác học Lê Quư Đôn ở thế kỷ 18, trong bộ bách khoa toàn thư Vân đài loại ngữ đă kê ra hơn 100 giống lúa tẻ và lúa nếp, đồng thời ông đă mô tả một cách tương đối chi tiết đặc tính của các giống lúa, những kinh nghiệm gieo trồng và năng suất. Không phải ngẫu nhiên mà có thể kể ra một số lượng phong phú các giống lúa và đặc tính của giống lúa như thế. Bởi vậy, rất có khả năng là từ thời Hùng Vương đă có một số giống lúa khác nhau. Điều này đă được phản ánh trong phong tục tập quán cổ ở vùng đất Tổ: Tại Đền Hùng, hàng năm vào ngày hội đều có giữ tục cúng các vua Hùng bằng xôi nhiều mầu: xôi trắng, xôi nhuộm đỏ, xôi nhuộm tím có ư nghĩa tượng trưng cho nhiều giống lúa khác nhau đă trồâng được ở thời đấy, đánh dấu những tiến bộ vượt bực của nền nông nghiệp Việt cổ.

Sách cổ của ta đều thống nhất ghi lại sự kiện trồng lúa hai vụ từ xưa ở nước ta: "Lúa ở Giao Chỉ chín hai mùa". Dựa vào địa bàn phân bố của những nơi cư trú thời Hùng Vương, có thể nói cư dân thời này trồng lúa chủ yếu trên 3 loại ruộng: ruộng phù sa ven sông, ruộng trũng quanh các đầm hồ, ruộng rộc trên các g̣ đồi miền trung du. Kinh tế nông nghiệp đă trở thành một truyền thống của dân tộc ta. Chính truyền thống ấy đă ảnh hưởng và chi phối mọi h́nh thái ư thức, và ngay cả tâm tư t́nh cảm của dân tộc ta và đă là cơ sở cho sự phát triển của nông nghiệp sau này. Để trở thành những người nông dân trồng lúa giỏi, tổ tiên ta đă phải khai sơn phá thạch, đấu tranh gian khổ với cái thiên nhiên vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đă được h́nh tượng hoá trong câu chuyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh. Trong cuộc đấu tranh đó, phần thắng đă về phía tổ tiên ta.


THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC
Trong các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại dựng nước, chúng ta đă t́m thấy di tích của vài loại động vật không xương sống như cua đồng, ốc vặn, và của hàng chục loài động vật có xương sống từ những con cá chép, cá quả, rùa vàng, ba ba, những con gia súc bạn thân của người như gà, lợn, chó, trâu, ḅ, đến những thú rừng như: hươu, hươu sao, nai, hoẵng, khỉ, tê giác, voi, hổ, lợn rừng, nhím, cầy hương, rái cá... và nhiều loại chim.
Trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn chúng ta c̣n thấy h́nh ảnh của cóc, ếch, nhái, thằn lằn, cá sấu, cá nhám, cáo, sóc, hươu, ḅ u, voi, chó săn...

Trong giới động vật phong phú của thời đại dựng nước nổi bật lên các loài chim mà h́nh ảnh đă trở nên rất phổ biến trên các trống đồng, thạp đồng, những văn vật tiêu biểu cho văn minh thời đại. Ví dụ như:

Trên mặt và thân trống Ngọc Lũ có đến 50 h́nh chim.

"Trống Hoàng Hạ (Phú Xuyên, Hà Tây) 34"
"Trống Sông Đà (Khai Hóa, Ḥa B́nh) 24"
"Trống Miếu Môn (Mĩ Đức, Hà Tây) 32"
"Trống Vũ Bị (B́nh Lục, Hà Nam) 22"
"Trống Pha Long (Mười Khương, Lào Cai) 19"
"Trống Duy Tiên (Hà Nam) 18" v.v...

Những con số trên đây nói lên sự quen thuộc của các loài chim đối với thế giới quan của người Việt cổ. H́nh ảnh của chim trong thiên nhiên đă được nhào nặn qua tư duy mỹ thuật và trí tưởng tượng của ngưởi xưa và được thể hiện với những nét cách điệu cao. Từ những h́nh nét cách điệu đó chúng ta vẫn có thể t́m lại được bóng dáng hiện thực của các loài chim.

Dạng phổ biến nhất là những con chim bay có mỏ dài, nhọn, chân dài, cổ thanh và nhỏ, đầu có mào, lông xuôi về phía sau. Đây là những con chim thuộc loài c̣, vạc, diệc...

Trên trống đồng, chúng ta c̣n gặp một dạng chim giống như loài c̣ th́a, đang đứng tư lự, chân cao, đôi cánh khép lại, chiếc mỏ dài mềm mại hơi cong xuống phía dưới và bè ra ở phần cuối mỏ thành một h́nh thoi. Loài c̣ th́a này ngày nay vẫn thấy ở một số vùng đồng bằng và trung du miền Bắc nước ta.

Một dạng chim khác cũng thường được trang trí trên trống đồng là loài bồ nông mỏ rất to, chân ngắn, đang trong tư thế bắt một con cá từ dưới nước lên. Những con chim bơi theo thuyền trên thạp Đào Thịnh là loài xít, mỏ tù, thân tṛn, trên thân có điểm các chấm nhỏ, khi bơi chỉ thấy phần đầu và thân nổi lên mặt nước, loài này hiện nay vẫn thường sống ở những vùng đồng lầy và cửa sông.

Trên mái nhà sàn ở trống Ngọc Lũ và Hoàng Hạ thấy khắc những con gà lôi mỏ ngắn, mào nhỏ, chân ngắn, trên thân có những vạch nhỏ, ngắn; những con gà lôi lớn th́ có bộ lông đuôi to và dài, đó là những con trống, c̣n con nhỏ trong mỗi đôi là con mái. Riêng trên mái nhà kho (nhà cầu mùa) ở trống Hoàng Hạ lại có một đôi gà: một trống một mái đang quay đầu vào nhau.

Trên trống Ngọc Lũ có một dạng chim khá đặc biệt đó là loài công, mỏ tù, dạng mỏ của loài ăn hạt, trên đầu có hai mào, lông khá lớn dựng đứng, đuôi dài, chân cao. Công là một loài chim quư có khắp nơi ở nước ta trước đây. Đền vua Thục An Dương Vương ở Diễn Châu (Nghệ An) được xây dựng cạnh một khu rừng có nhiều công gọi là rừng Cuông (tiếng địa phương đọc trại công thành cuông) và đền vua Thục quen được gọi là đền Cuông. Trên trống Ngọc Lũ c̣n có h́nh đôi chim công lớn nhỏ đang cơng nhau.

Trên một cán dao găm đồng t́m thấy ở di chỉ Đông Sơn có h́nh một con chim gơ kiến có mỏ to, chân đang bám chắc vào thân cây ở tư thế đặc biệt của những loài chim thuộc họ gơ kiến.

Trong những h́nh thú vật thể hiện trên trống đồng và đồ đồng, phổ biến hơn cả là h́nh hươu. Những đặc điểm của loài hươu được thể hiện khá đầy đủ ở những con đi đầu đàn trên mặt trống đồng với cặp sừng mỗi bên 4 nhánh và những đốm nhỏ rải rác trên thân. Đó là những con hươu sao đực. Trong đàn hươu đang thong thả nhịp bước, người nghệ sĩ Việt cổ đă cố ư sắp thanh từng cặp: một đực một cái, và hươu cái cũng có cặp sừng như hươu đực. Như chúng ta đă biết, trong họ hươu chỉ có những con đực mới có sừng, những con cái không có, phải chăng nghệ sĩ xưa đă cho mỗi con hươu cái thêm một cặp sừng để làm tăng thêm vẻ đẹp trang trí của tác phẩm?

Thêm các trống đồng Đồi Ro, Làng Vạc có h́nh những con ḅ nhà thuộc loại ḅ u (hay ḅ Ấn Độ) với thân h́nh cân đối, cặp sừng cong vút khỏe, cổ có yếm mỏng, trên lưng có một bướu nhô lên ở phần vai khá rơ. Loài ḅ u này có mặt ở Việt Nam từ 2000 đến 3000 năm trước đây.

Trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn có khắc nhiều dạng chó ở những tư thế và trạng thái khác nhau: đó là loài chó nhà, con th́ đang đuổi theo con mồi (chó săn hươu, nai...), con th́ đang cùng người vượt qua muôn trùng sóng gió trên những con thuyền lớn (như trên trống Ngọc Lũ). Trên nắp thạp Vạn Thắng (Chí Linh, Hải Dương), trên lưỡi đồng Sơn Tây, ta thấy h́nh hổ và báo trong tư thế đang vồ mồi. Ở một lưỡi qua đồng khác, dễ dàng nhận ra h́nh dáng một con voi với thân h́nh to khỏe, đặc biệt là chiếc ṿi dài thả xuống phía dưới, đầu ṿi cuộn tṛn lại. Ở một lưỡi giáo đồng Đông Sơn có khắc h́nh hai con cáo đối xứng nhau, mơm dài, tai to, đuôi dài và cuộn tṛn lại, toàn thân và 4 chân đều có vẻ h́nh rất linh hoạt. Trên thạp đồng Đào Thịnh có hai con cá sấu đang giao nhau.


NHỮNG KIẾN THỨC ĐẦU TIÊN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
Nh́n ngắm những h́nh thú, h́nh chim khác nhau khắc trên đồ đồng Đông Sơn, chúng ta hẳn phải ngạc nhiên trước tài mô tả hiện thực của người xưa. Ví dụ, chim luôn luôn được thể hiện với nhiều h́nh dạng và tư thế khác nhau. Những con chim đang nối nhau lượn ṿng trên mặt trống, trên thân thạp gợi cho ta cảm giác về đàn c̣ trắng đang thẳng cánh bay về những phương trời xa thẳm. Trên h́nh thuyền trang trí ở thạp Đào Thịnh có cả một bầy chim đang bay lượn: con đang lao vút từ mặt nước lên, con đang vùn vụt bay về phía trước, con đang đập cánh chơi vơi trên không, con đang từ từ đỗ nhẹ nhàng xuống khoang thuyền... chỉ trong một khoảng không gian nhỏ bé giới hạn trong một khoang thuyền mà chúng ta đă chứng kiến một cách đầy đủ những dáng bay cơ bản của loài chim. Những dạng chim đậu cũng được thể hiện công phu: con đang co ro chăm chú ŕnh mồi dưới nước, con đậu trên nóc nhà, có chỗ thành từng đôi chụm đầu vào nhau như đôi bạn tri kỷ, con đậu trước mũi thuyền đang bập bềnh trên sóng nước. Chim c̣n được thể hiện linh hoạt trong lúc đang bắt mồi hay đang ghép đôi.
Chim được thể hiện ở nhiều nơi, nhiều chỗ trên bầu trời, trên mặt nước, chim sà vào đậu trên nóc nhà, đậu xuống khoang thuyền hay bay lượn bên người đang giă gạo, đánh chiêng... Chim và người, người và chim, cùng với nhiều sinh vật quen thuộc khác: chó, hươu, ḅ, voi, cóc, ếch nhái... nói lên cuộc sống gần gũi, hài hoà, gắn bó với thiên nhiên của tổ tiên ta. Hiểu biết được tự nhiên chính là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người có thể chinh phục và tiến tới làm chủ tự nhiên. Người Việt cổ đă ghi lại sự hiểu biết về tự nhiên của ḿnh một cách cụ thể sinh động và sự khái quát hoá nhận thức của ḿnh bằng những h́nh tượng nghệ thuật tài t́nh. Tác phẩm nghệ thuật của người xưa giúp chúng ta sống lại với thiên nhiên từ buổi đầu dựng nước, một thiên nhiên giàu có và tươi đẹp trong đó thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên chan hoà làm một. Những kiến thức phong phú của tổ tiên ta về thiên nhiên, về giới thực vật và động vật là một phần trong toàn bộ kho tàng nhận thức về tự nhiên mà tổ tiên đă có được và đă tạo nên sức mạnh vĩ đại khiến người xưa viết nên những trang sử văn minh rực rỡ đầu tiên mà ngày nay chúng ta c̣n thắm thiết tự hào.


Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 19 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 4:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

THĂM LẠI LÀNG XƯA CHẠ CỔ CÁCH ĐÂY HÀNG NGHÌN NĂM

ĐI TÌM NHỮNG TÊN GỌI XA XƯA CỦA XÓM LÀNG VIỆT CỔ

Trước khi tìm thăm lại những làng xưa xóm cổ được lập lên từ cách đây hàng nghìn năm, chúng ta thử tìm hiểu những tên gọi xa xưa của những xóm làng ấy.

Ở Việt Nam ngày nay còn sót lại hai từ cổ để chỉ làng xóm ở miền đồng bằng: đó là kẻ và chạ.

Ví dụ ta có Kẻ Sét, (tên nôm của làng Thịnh Liệt), Kẻ Mơ (Hoàng Mai), Kẻ Trầu (Phù Lưu), Kẻ Báng (Đình Bảng), Kẻ Vẽ (Đông Ngạc) v.v... đó là tên gọi có từ rất lâu đời và gần gũi với từ kuel trong tiếng Mường dùng để chỉ bản Mường.

Còn chạ, có lẽ xưa hơn cả kẻ, cũng là từ cổ dùng để chỉ một cộng đồng cư dân thấp hơn kẻ.

Trong tiếng Việt hiện đại, chạ chỉ còn xuất hiện trong một vài từ kép, thành ngữ và địa danh như chung chạ, lăng chạ, ăn chung ở chạ, nằm lang ngủ chạ; chùa Ba chạ là ngôi chùa vốn là của ba làng Xép, Sằn và Mạch Tràng (ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

Môt vài trò hát chèo được Lương Thế Vinh ở thế kỷ XV ghi lại trong cuốn Hí phường phủ lục:

Trình làng trình chạ
Thượng hạ tây đông
Tư cảnh hoà trung
Nghe tôi giáo trống...
Trong các bài giáo trò cổ của nghệ thuật múa rối có trước đây nhiều thế kỷ cũng có câu:"Cầu cho chạ bằng an, được mùa". Các cụ già ở Cổ Loa cũng còn gọi làng mình bằng cái tên cổ xưa nhất: chạ Chủ. Như vậy làng chạ cũng tức là làng xóm, và chung chạ, lang chạ, ăn chung ở chạ v.v... là những tàn dư ngôn ngữ cổ xưa để chỉ phương thức sinh hoạt chủ yếu của nhân dân Việt cổ thời đại dựng nước: sinh hoạt cộng đồng, tập thể trong khung cảnh làng chạ.
Cùng với từ kẻ gần với kuel trong tiếng Mường, chạ và làng chạ cho ta thấy sự gần gũi với những yếu tố văn hóa Việt - Mường qua một loạt từ ngữ đồng dạng: lang, làng, quan lang, nhà lang, nhà làng, ăn chung ở chạ, sống ở làng, sang ở nước...

Cộng đồng, tập thể thân quen nhất của người dân Việt cổ là làng chạ. Thuở ấy con ngươéi cá thể chưa xuất hiện rõ nét, trong khi đó, lối tụ cư, phong tục, hội hè, văn học, nghệ thuật, tư duy ở thời đại dựng nước đã được tạo ra, tồn tại chủ yếu ở làng, theo làng và nói về làng.
Sau khi đã tìm hiểu thiên nhiên Việt cổ, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước bằng một chuyến viếng thăm làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm. Trong khung cảnh đó, chúng ta sẽ tìm xem người Việt cổ tổ tiên ta đã ở và ăn ra sao, mặc và dùng những gì, gặp gỡ tụ hội giao thiệp với nhau theo những lề lối, phong tục nào, trình diễn cùng thưởng thức nhạc, múa, hát ra sao, sáng tạo hình chim, dáng nhà, kiểu thuyền, tượng người, truyện thần... với những ý nghĩ gì?

CHẠ CỔ SAU LŨY TRE XANH

Nền khảo cổ học trẻ trung đầy sức sống của chúng ta sau hơn 15 năm nhiệt tình lao động đã đào hoặc tìm được khoảng 200 làng chạ cổ trên một địa bàn rộng lớn từ Phú Thọ đến Bình-Trị-Thiên.

Đây là những ngôi làng đã mọc lên ở thời Hùng Vương, vừa là đơn vị xã hội vừa là tổ chức đời sống của xã hội, có một thời gian tồn tại lâu dài hàng trăm năm, cả đến hàng nghìn năm, như những ngôi làng đã đào được ở Minh Tân, Phùng Nguyên (Phú Thọ), Vinh Quang, Cam Thượng (Hà Tây), Đông Sơn, Thiệu Dương (Thanh Hoá)...

Nơi cắm đất xây làng là sườn đồi, chân núi, doi đất để được cao ráo, mát mẻ, tránh ẩm tháp, lụt lội, là ven sông suối, đầm hồ để tiện việc lấy nước dùng hằng ngày, việc đánh cá, đi lại bằng thuyền mảng, hay là gần những nơi có thể khai thác thành ruộng rẫy và nằm trên những đầu mối, trục giao thông để tiện đi lại làm ăn bảo vệ hoa màu.

Quy mô của làng trung bình khoảng một hai vạn mét vuông, ngang với quy mô một xóm hiện đại có 200, 300 nhân khẩu, có nơi như ở Đông Sơn, Thiệu Dương thì rộng hơn, bằng những thôn lớn hiện đại. Tất nhiên có làng lớn, chạ bé; vào cuối thời Hùng Vương, trên đất đai Văn Lang có khoảng 2000 nơi cư trú như thế rải ra khắp nơi, chủ yếu là nằm dọc các dòng sông. Các gia đình đều sống tập trung trên cùng một khu vực như kiểu buôn làng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chứ không lẻ tẻ thành từng chòm 5, 3 nhà như ở đồng bào các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc ngày nay.

Lý do sống tập trung chủ yếu là vấn đề phòng thủ và truyền thống giúp đỡ lẫn nhau.

Để tự vệ chống lại kẻ thù bốn chân và hai chân, quanh làng có trồng những hàng rào cọc gỗ như trong chuyện Bánh chưng bánh giầy có gợi đến (1) hoặc trồng tre, hay đắp luỹ có trồng thêm tre, như ở các làng thời phong kiến. Tài liệu cổ của Trung Quốc có nói đến một đặc điểm của làng xóm phương Nam khác với ấp lý phương Bắc là loại ấp lý có thành quách:" Nước Việt Nam không phải là nơi ấp lý có thành quách, họ ở gần khe suối, ở giữa rừng tre" (2). Lũy tre đối với xóm làng Việt Nam ngày xưa rất quan trọng về mặt phòng thủ chống cướp, chống giặc.

Làng, nơi người sống gắn bó giúp đỡ nhau, cũng là nơi người sống và người chết gần gũi nhau: bên cạnh khu đất ở là khu đất mộ, như thấy ở Đông Sơn, Thiệu Dương, Luỹ Hoà, Thanh Đình... (3)


SỐNG LÂU LÊN LÃO LÀNG
Người Việt cổ coi trọng người sáng lập ra làng, truyền thống đó sẽ tồn tại lâu dài ở nhiều dân tộc sống trên đất nước Việt Nam: Thời phong kiến "ông khai canh", "ông khai khẩn" sẽ được thờ làm thần thánh hoàng ở nhiều làng vùng đồng bằng. Ở Tây Nguyên, người có công lao, hay người đứng đầu nhóm lập buôn làng được gọi là "gốc làng", một danh hiệu cha truyền con nối. Gốc làng sẽ cùng với các lão làng lập thành một hội đồng. Hội đồng này giải quyết mọi công việc, kể cả việc xử kiện; nếu có chiến tranh, lũ làng bầu thêm một "trai xung phong", làm thủ lĩnh quân sự của làng buôn.

Quyền lực của người già (quyền trưởng lão) là một thực tế phổ biến ở các dân tộc thời đại. Trong thời Hùng Vương, cơ quan quyền lực cao nhất của làng chạ cũng là hội đồng bô lão gồm những ông bà già có uy tín trong dân chạ, uy tín ấy được xây dựng bằng những thành tích chiến đấu thời trẻ, bằng những hoạt động quan tâm đến tập thể, bằng số lượng của cải (đồ đồng, trâu bò...).

Hội đồng bô lão sẽ quyết định mọi việc lớn nhỏ, quyết định dời làng đi tìm vùng đất mới phì nhiêu hơn, quyết định chiến hay hoà, giải quyết những vụ giao thiệp hay tranh chấp, phân xử những vụ vi phạm tục lệ, quy định mức phạt vạ. Trong hội đồng có một người đứng đầu có uy tín hơn cả: đó là "trưởng lão"(4).

Người dân nào làm trái với tục lệ làng chạ sẽ bị phạt vạ nặng hay nhẹ; mỗi quyết định của hội đồng bô lão đều được mọi người tuân theo. Thời phong kiến, ở nông thôn ta còn có tục phạt vạ, và thường thường người bị xử trí bằng sư cô lập (không ai chịu ngồi với trong các cuộc hội họp) mà quan trên cũng không thể can thiệp được. Tập tục có sức mạnh này phải có nguồn gốc từ khá xưa; ngày ấy, nếu có một kẻ nào đó chống lại quyết nghị của hội đồng bô lão thì có nguy cơ hoặc bị giết hoặc bị thải trừ ra khỏi tập thể (5). Nói chung chế độ lão quyền là phổ biến ở thời Hùng Vương và là nguồn gốc của truyền thống tôn trọng tuổi Hồng, tục yến lão(6), lễ thượng thọ, và những câu tục ngữ quen thuộc: "Sống lâu lên lão làng", "kính già, già để tuổi cho, "kính lão đắc thọ"...


TỪ NGÔI NHÀ LÀNG VIỆT CỔ ĐẾN NGÔI ĐÌNH VÀ NHÀ RÔNG TRUYỀN THỐNG
Ở thời Hùng Vương mỗi làng chạ đều có một ngôi nhà chung của cộng đồng với kiểu kiến trúc đặc biệt hơn các nhà ở thường. Những hậu thân của ngôi nhà đặc biệt này là: ngôi đình làng của người Việt (7) với những hàng cột lim, với cái mái ngói đồ sộ, với những đầu đao cong vút, ngôi nhà làng ở vùng Mường hay là ngôi nhà làng (nhà rông, nhà ual, nhà gỡn) ở số đông các dân tộc Tây nguyên, với chiếc mái tranh dày đặc, cao ngất và uốn cong (8).

Trên mặt các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ đã ghi lại hình ảnh rực rỡ và chính xác của ngôi nhà làng này với cái mái hình thuyền có trang trí bằng hình chim hay sừng trâu, rất giống những ngôi nhà làng của các dân tộc thiểu số Inđônêxia ngày nay.

Ngôi nhà làng thời Hùng Vương là nơi thờ thần, đồng thời là nơi hội hè, nơi tiếp khách lạ, nơi ngủ của "trai xung phong" và trai làng với khí giới sẵn sàng xuất kích khi có lệnh báo động ban đêm (9). Tất cả những chức năng xã hội - văn hóa của nhà làng cổ xưa sẽ được duy trì trong ngôi đình làng Việt Nam cận đại.

Quây quần chung quanh ngôi nhà làng là nhà ở của các gia đình dựng theo kiểu túp lều hay kiểu nhà sàn.

Trên một số trống đồng thấy khắc họa hình ảnh những chiếc lều có hai mái úp thẳng gần sát đất; trong một số di chỉ khảo cổ lại thấy những nền nhà thường có màu vàng quy mô nhỏ dễ dàng phân biệt với màu đất nâu xám. Những nền nhà trát đất cá thể này và những hố rác bếp trong nhiều di chỉ cho thấy rằng nhà phải được che trùm bởi những hình thức kiến trúc đơn sơ tương tự như lều, túp.

Một kiểu nhà rất thích hợp với điều kiện ở trên nền đất dốc, sống giữa cây rừng, nước lội của người thời Hùng Vương là nhà sàn. Nói về nhà cửa thời ấy, sách Lĩnh Nam chích quái chép : "(Dân Việt cổ) bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói".

Cùng với công dụng chống thú dữ, cái thế cư trú theo sườn dốc của đồi gò, núi non cũng đòi hỏi đồng bào các dân tộc ở vùng Mường, vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên hiện nay phải ở nhà sàn.

Sử thi Đẻ đất đẻ nước của đồng bào Mường kể về thời kỳ vua Dịt Dàng - tương đương với thời Hùng Vương (10) - cũng nhiều lần nói đến nhà sàn: có những nhà sàn của chúa Mường rất to lớn, quý giá.

Một sự tích rất hay của dân tộc Mường về nguồn gốc nhà sàn gắn liền với con rùa, con vật thiên thương gặp trong tín ngưỡng và thần thoại của nhiều dân tộc Việt Nam, kể rằng:

"... Tá Cần được nhân dân tin cậy mời ra cầm đầu bản Mường. Đã có người cầm đầu thì phải có nhà cho ông ta ở. Nhưng cả cộng đồng chưa ai biết cách làm nhà. Việc này phải nhờ người thợ săn Chi Bù Dút đi vào rừng gặp Rùa Vàng vui lòng bày cách cho dân bản Mường làm nhà: nhìn 4 chân rùa làm nên 4 cột cái, nhìn mai rùa làm nên mái nhà, nhìn xương sống, xương sườn dài, xương sườn cụt của rùa làm đòn nóc, làm rui, nhìn đuôi rùa mà làm chái, nhìn mắt rùa làm cửa sổ... Thế là dựng nên nhà nên cửa, nên bản nên mường" (11)
_______________________
(1) - Các buôn làng Tây Nguyên ngày nay cũng thường làm như thế
(2) - Thư của Hoài Nam Vương gtửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước CN). Nam Việt đây là chỉ nước của Triệu Đà trong đó có Giao Chỉ.
(3) - Ở một số buôn làng Tây Nguyên ngày nay cũng thấy hiện tượng tương tự.
(4) - Theo Mã Đoan Lâm, tác giả sách Văn hiến thông khảo; Triệu Đà khi viết thư cho vua Hán có lần tự xưng mình là "Man di đại trưởng lão"
(5) - Ở nhiều dân tộc Tây Nguyên thời cận hiện đại cũng có tập tục tương tự.
(6) - Tức là làng nước mở tiệc khoảng đãi các cụ già lên 50,60,70 tuổi.
(7) - Ở một số đình làng còn thấy di tích kiến trúc theo lối nhà sàn cổ xưa: đình Tây Đằng, đình Chu Quyến ở Hà Tây, đình Đình Bảng ở Bắc Ninh v.v...
(8) - Hầu hết tất cả các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á từ Miến Điện, Thái Lan cho đến Inđônêxia và Nam Đảo đều có ngôi nhà làng này.
(9) - Như phong tục nhiều dân tộc ở Tây Nguyên ngày nay.
(10) - Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã chứng minh rằng vua Dịt Dàng (hay Yịt Yang, Gịt Giang) là một dạng cổ của Việt Vương theo Quách Điêu, tác giả cuốn Hoà Bình quan lang sử lược, người Mường thường hay đồng nhất vua Dịt Dàng với vua Hùng, vua Thục.
(11) - Xem Đẻ đất đẻ nước , sử thi dân tộc Mường, Ty Văn hóa Thông tin Thanh Hoá xuất bản, 1976 trang 64-71


Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 20 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 4:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

CUỘC SỐNG ĐẦM ẤM CỦA GIA Đ̀NH VIỆT CỔ

Từ làng chạ Việt cổ là đơn vị xă hội, chúng ta chuyển sang t́m hiểu gia đ́nh nhỏ Việt cổ là tế bào của xă hội thời Hùng Vương.
Mỗi gia đ́nh nhỏ có cuộc sống đầm ấm của ḿnh trong một ngôi nhà sàn, giữa sự săn sóc giúp đỡ của cộng đồng làng chạ.

Căn cứ vào những h́nh chạm khắc trang trí trên trống đồng th́ nhà sàn của nhân dân Việt cổ là kiểu nhà sàn chưa có vách, sàn thấp, mái cong h́nh thuyền đuôi mái gối sát nhà sàn, thang lên nhà đặt ở mặt trước.

Cạnh nhà ở có cả nhà kho cũng xây theo kiểu nhà sàn thấp, tṛn, mái h́nh mui thuyền, nhỏ hơn nhà ở. Dấu vết của những ngôi nhà sàn lớn có cột gỗ to, dài đến 4 hay 5 mét với những lỗ mộng đục tinh tế, cùng với những gióng tre, những mảnh phên đan đă đào t́m được ở lớp đất dưới cùng di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa).

Gia đ́nh nhỏ thời Hùng Vương là tế bào của xă hội. Gia đ́nh nhỏ bao gồm vợ chồng và những đứa con, đứa cháu lúc này đă xuất hiện và phát triển bên cạnh những gia đ́nh lớn đang trên quá tŕnh suy tàn và sau khi những công xă thị tộc ḍng mẹ bắt đầu tan ră, nhường chỗ cho chế độ quyền cha và gia đ́nh ḍng cha. Trước kia nông nghiệp dùng cuốc đá thô sơ làm cho người đàn bà thời nguyên thủy giữ vai tṛ trọng yếu trong sản xuất. Trồng trọt đă có nhưng chưa bảo đảm, chỉ có hái lượm mới cung cấp tương đối đầy đủ nhu cầu thực phẩm cho con người. Đến thời Hùng Vương, công cụ sản xuất, nhất là nông cụ bằng đồng, ngày càng sắc bén tiện lợi, làm cho nghề trồng trọt được đẩy mạnh. Lúa khoai sản xuất được bảo đảm phần lớn thức ăn của con người.

Lưỡi ŕu, lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi hái bằng đồng đă đưa người đàn ông từ săn bắn về với nông nghiệp. Việc trao đổi thịnh hành, thúc đẩy sự phát triển các ngành sản xuất khác, chiến tranh tự vệ và bành trướng lănh thổ làm cho người đàn ông giành lấy địa vị quan trong trong sản xuất, trong xă hội cũng như trong gia đ́nh. Có một sự thay đổi ngôi từ chế độ quyền mẹ và ḍng mẹ sang chế độ quyền cha, ḍng cha, nhưng không đi đến cực đoan và nhanh chóng như ở xă hội và gia đ́nh người Hán cùng thời.

Một tinh thần b́nh đẳng ngự trị trong quan hệ cũng như trong vị trí xă hội của người đàn ông và người đàn bà, người đàn ông tuy đă vươn lên nhưng chưa giành cho ḿnh được ưu thế tuyệt đối; chế độ quyền mẹ, gia đ́nh gịng mẹ c̣n để lại nhiều tàn dư sinh hoạt, trong phong tục và trong văn hoá tinh thần con người thời Hùng Vương cũng như thời phong kiến sau này.

Với những công cụ sản xuất sắc bén tiện lợi, mỗi gia đ́nh nhỏ đă có khả năng sản xuất tự cấp tự túc và tất nhiên c̣n phải nhờ vả vào tập thể về nhiều mặt. Lănh đạo gia đ́nh là người chồng, đồng thời ư kiến của người vợ cũng có tác dụng quyết định. Cả hai vợ chồng cùng lao động nông nghiệp và trong những lúc rảnh rỗi, vợ có thể đi hái lượm, chồng săn bắn và đánh cá để cải thiện sinh hoạt như cách nói ngày nay. Với dải đất ph́ nhiêu nhiều rừng rú, sông ng̣i đầm hồ và bờ biển th́ sản phẩm thiên nhiên vẫn là nguồn bổ sung thức ăn phong phú và quư báu cho người dân Việt cổ, chủ nhân của những thửa ruộng nước ("ruộng Lạc") đầu tiên.

Ruộng đất hồi ấy chưa phải là của riêng. Chưa có t́nh h́nh:

Trống làng ai đánh th́ thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng
như ở thời phong kiến sau này. Quan niệm để của cho con chỉ nhằm vào con trâu, cái cày, lưỡi ŕu, thúng thóc mà chưa nhằm vào ruộng đất. Giữa con gái con trai, việc kế thừa trong gia đ́nh mang tính chất b́nh đẳng (1).

CỞI TRẦN, ĐÓNG KHỐ, MẶC VÁY YẾM
Sống trong làng chạ, trong các gia đ́nh nhỏ ấy, nam giới thường là đóng khố, cởi trần. Có kiểu khố dây, đuôi thả vừa chấm mông. Có kiểu khố quấn hai ṿng quanh bụng thả múi phía trước và cả phía sau. Có kiểu khố chỉ thả đuôi dài ở phía sau (2).

Nữ giới th́ mặc váy, cởi trần như các dân tộc ở Tây Nguyên, Ba-Li (Inđônêxia) và nhiều vùng rừng núi Đông Nam Á ngày nay. Có kiểu váy kín (váy chui), lại có kiểu váy mở (váy quấn), cả hai kiểu đều mặc ngắn đến đầu gối. Nhiều phụ nữ mặc thêm chiếc đệm váy có trang trí thả ở trước bụng và sau mông (3).

Nguyên liệu để làm khố, váy là vải dệt, có nhiều mẫu vải dệt tương đối mịn, đẹp, trên vải có trang trí bằng thêu, vẽ.

Ngày hội, ngày lễ, dân Việt cổ mặc những chiếc váy x̣a làm bằng lông chim hay bằng lá cây kết lại, đội những chiếc mũ cũng làm bằng lông chim cắm cao trên đầu phía trước cài thêm những bông lau (4)

Truyền thống dùng lông chim và bông lau làm trang phục ngày hội c̣n được bảo lưu lâu dài về sau ở nhiều làng người Việt, người Mường, người Tây Nguyên.

Phụ nữ thuộc cấp bậc trên mặc đủ bộ xống áo trông rất sang trọng: ngoài chiếc khăn trùm vắt thành chóp nhọn trên đầu c̣n mặc yếm kín ngực ở trong, áo cánh xẻ ngực ở ngoài, thắt lưng có trang trí quấn ngang bụng, liền đó chiếc váy kín cũng có trang trí, buông chùng đến gót chân, chiếc đệm váy h́nh chữ nhật thả ở trước bụng và sau mông (5). Đây là tiền thân kiểu áo yếm váy quen thuộc của người phụ nữ Việt cổ truyền, và gần như là kiểu mẫu của y phục phụ nữ Mường cận hiện đại.

Thủ lĩnh quân sự thời Hùng Vương có tấm đồng che ngực h́nh chữ nhật hay h́nh vuông có trang trí, có đai lưng với khóa đồng to bản có trang trí và đính thêm những chiếc nhạc đồng nhỏ.

Người thời Hùng Vương ưa dùng đồ trang sức. Nam cũng như nữ đều đeo ṿng tai (6), đeo nhẫn, hạt chuỗi và phổ biến nhất là ṿng tay.

Kiểu trang sức thật là nhiều mầu vẻ: ṿng tai h́nh tṛn, h́nh vành khăn; hạt chuỗi h́nh tṛn, h́nh trụ, h́nh trái soan; nhẫn có tiết diện h́nh tṛn, h́nh thừng bện; ṿng tay có tiết diện h́nh tṛn, h́nh bán nguyệt, h́nh chữ nhật, h́nh vuông, h́nh thang...

Hầu hết đồ trang sức làm bằng đá hiếm (màu vàng, màu xanh, nhiều màu), bằng đồng thau. Thỉnh thoảng có cả ngọc. Nhờ sự chăm chú gia công và khiếu thẩm mỹ tinh tế, kỹ thuật chế tác tinh xảo, người thợ khéo đă tạo ra những vật làm đẹp cho con người có giá trị lớn trong lịch sử nghệ thuật trang sức.

Người thời Hùng Vương có nhiều kiểu đầu tóc khác nhau. Phổ biến là lối cắt tóc ngắn và búi tóc. Sách Lĩnh Nam chích quái chép : (Dân Việt cổ) cắt tóc ngắn đề đi rừng cho tiện. Nam giới lẫn nữ giới cắt tóc ngang vai rồi để xơa, không tết buộc ǵ. Lơi búi tóc phổ biến cũng chung cho nam lẫn nữ là búi tṛn sau gáy, thỉnh thoảng có người búi cao trên đỉnh đầu (7). Phụ nữ quư tộc - các mị nương (mệ nàng) - trùm khăn vắt thành chóp nhọn, ở ngoài búi tóc. Cũng có khi cả nam lẫn nữ kèm với búi tóc c̣n chít một dải khăn nhỏ ở giữa trán và chân tóc, thả đuôi khăn ra phía sau, hay không có đuôi khăn(8).

Phụ nữ thỉnh thoảng kết tóc thành một đuôi sam thả dài sau lưng, chít thêm một vành khăn nhỏ không thả múi (9)

Đầu tóc, xống áo, đồ trang sức: đó là bộ trang phục của người thời Hùng Vương, qua đó thể hiện sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ và phân hóa xă hội, tŕnh độ tiến triển của tư duy và khiếu năng thẩm mỹ. Qua đó cũng thấy rơ một số đặc trưng về tộc hệ khác nhau mà về sau những tộc người khác nhau vẫn c̣n bảo lưu bên cạnh người Việt: người Thái, người Mường, người Mèo, người Dao ... trong đại gia đ́nh dân tộc Việt Nam.


NGUỒN THỨC ĂN PHONG PHÚ THỜI HÙNG VƯƠNG
Nguồn thức ăn chủ yếu của nhân dân Việt cổ là thóc gạo. Lĩnh Nam chích quái chép : (Ruộng Lạc) sản xuất được nhiều gạo nếp. Gạo nếp nay vẫn đang c̣n là nguồn thức ăn quan trọng của dân tộc Mường, Tày, Thái, Lào ...

Ở người Việt, trong cúng giỗ hội hè - với thực chất và ư nghĩa là gợi lại và bảo lưu truyền thống sinh hoạt cổ xưa - nhất thiết phải dùng gạo nếp (xôi, oản), điều này cho thấy thoạt đầu, thuở xưa, nếp là thức ăn quan trọng. Truyền thuyết dân gian nói nhiều về việc ăn và chế biến nếp ở thời Hùng Vương. Khảo cổ học cũng đă phát hiện được những chiếc chơ đồ xôi thời Hùng Vương.

Cùng ăn với thóc gạo c̣n có một số quả, hạt, rau, củ khác như bầu, bí, đậu, trám, na, cà, cau, củ kiệu, dưa hấu, bột báng, rau muống ... Quả bầu là mô-típ của những thần thoại vào loại cổ nhất của nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á. Truyền thuyết dân gian về vua Hùng, về ông Dóng đă nhắc đến củ kiệu, quả cà. Bà mẹ và dân chạ đă dọn cho Dóng những bữa cơm cà đồ sộ; trước khi lên đường ra trận, Dóng ăn liền một lúc hết :

Bảy nong cơm, ba nong cà.
Lĩnh Nam chích quái chép truyện hai anh em Tân và Lang, truyện Mai An Tiêm đă nói đến trầu cau, dưa hấu và bột báng. Dân gian xưa đă có câu nói quen thuộc: "Giă ơn ông Búng bà Bang, dân chúng đói khát thiếu ăn, mong được gánh nặng đem về".
Thức ăn có cá, gà, vịt, chim, chó, lợn rừng, lợn nhà, trâu rừng, trâu nhà, hươu nai, cầy cáo, nhím, rùa, ba ba, hổ, voi, rái cá, tê giác mà răng và xương vụn đă t́m thấy trong các di chỉ khảo cổ, hay h́nh ảnh thấy trên các trống đồng, tượng đồng, tượng đất đào được trong các di chỉ. Sách sử cổ cũng nhắc đến dê, rắn. Ngoài ra cua, ốc là một nguồn thức ăn đáng kể. Người xưa đă từng nặn tượng ốc (10) bên cạnh tượng gà, tượng chim, tượng ḅ, tượng chó, tượng cóc, tượng rùa. Xác cua đồng đă t́m thấy ở một vài di chỉ.

Người thời Hùng Vương đă biết dùng nhiều loại hương liệu, gia vị và thức uống đặc biệt. Đó là rượu, gừng, muối, trầu cau, đất hun ...

Lĩnh Nam chích quái chép : (Người Việt cổ) lấy cốt gạo làm rượu. Sử sách và truyền thuyết nói Hùng Vương say rượu để mất nước; vào thế kỷ 2 trước Công nguyên bọn vua quan nhà Triệu ở nước Nam Việt đă dâng nộp hàng ngàn ṿ rượu cho nhà Hán. Truyền thuyết về trầu cau gắn liền với sự tích thời Hùng Vương. Ăn trầu cau là tục lệ cổ truyền ở Việt Nam; và "miếng trầu là đầu câu chuyện". C̣n đất hun, dân gian gọi là "bánh ngói", món đất sét tinh được nung đốt bằng những cây cỏ khói thơm là một "món ăn" kỳ lạ nhưng được sản xuất và tiêu thụ ở nhiều vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ cho đến trước ngày cách mạng tháng Tám. Ở người Xá Tây Bắc, ở người Tây Nguyên và ở một số nơi ở Đông Nam Á cũng có tục ăn đất hun . Lĩnh Nam chích quái chép : Việc hôn nhân giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu. Có thể thứ "bánh ngói" này đă là một món quà cưới quan trọng thời Hùng Vương. Nhà dân tộc học Lê Thị Nhâm Tuyết đă chứng minh tục ăn đất và tục chế biến đất là một tục rất cổ của người Việt mà ư nghĩa thực chất của nó là thưởng thức hương liệu. "Bánh ngói" là một ḥn đất chứa đựng chất khói thơm: ăn đất hun cũng tương tự như hút thuốc.

Các nguồn thức ăn được chế biến theo nhiều cách. Cách ăn tươi, ăn sống và thui nướng trên lửa, trên than đă có từ thời Nguyên Thủy, bây giờ vẫn tồn tại. Nhưng chắc chắn phần lớn thức ăn đă được chế biến với tŕnh độ khá cao: nấu, luộc, hấp. Cũng theo ghi chép của Lĩnh Nam chích quái, người thời Hùng Vương thường ăn canh cá.

Khảo cổ học đă phát hiện nhiều nồi gốm các kiểu và cỡ khác nhau, c̣n nguyên lớp nhọ nồi cùng với những hố bếp. Ngày hai bữa, người xưa đă từng thổi chín cơm gạo bằng cách nấu trong nồi, đồ trong chơ hay lam trong ống tre. Lĩnh Nam chích quái chép: Họ lấy ống tre mà thổi cơm. Ở Vĩnh Phú đă t́m được chơ gốm. Cũng sách vừa dẫn cho biết họ lấy cầm thú, ba ba, cá làm mắm. Như vậy người xưa đă biết chế biến mắm, một h́nh thức chế biến cổ truyền và phổ cập ở khắp Việt Nam và Đông Nam Á. Sử liệu Trung Quốc cho biết : Người Nam làm dưa muối, lấy gạo nếp giă thành bột ḥa với nước vừng và muối rồi nén cho chín. Dưa đă ngon lại dẻo, nước lại chua, dễ ăn (11) . Truyền thuyết và phong tục c̣n cho thấy người thời Hùng Vương đă biết chế biến một số bánh trái và lương khô như bánh chưng, bánh giầy, bánh ót, bánh ít, bánh uôi, bánh dằng, bánh lẳng, bánh tây, bánh mật, bánh bỏng, chè lam ... Truyền thuyết và phong tục về bánh chưng, bánh giầy phổ biến cả ở người Việt lẫn người Mường từ thời gian rất xa xưa.

Thời Hùng Vương, việc dùng bát, đĩa, lon, chậu, mâm bồng đựng thức ăn, dùng gáo, b́nh, ống đựng nước, rượu, dùng lá để gói hay để lót cơm, bột, bánh ... đă phổ biến. Thức ăn, đồ uống, cách chế biến và cách dựng cất, dọn bày như vậy là đă ổn định thành phong cách ăn uống của một cư dân nông nghiệp nhiệt đới. hành phần chính của bữa cơm là gạo, một khối lượng thức ăn phong phú, một số cách chế biến phát triển, bên cạnh một số cách chế biến c̣n thô sơ, cho thấy đời sống con người thời Hùng Vương đă chuyển sang giai đoạn đầu của xă hội văn minh nhưng vẫn c̣n mang ít nhiều dánh dấp của đời sống cổ sơ.

Đặc biệt một số phong tục về ăn uống đă h́nh thành và ổn định vào thời ấy (bánh chưng, bánh giầy, cơm lam, mắm, trầu cau ... ) vẫn c̣n được giữ ǵn vững bền về sau này như những yếu tố đặc trưng của một phong cách dân tộc về mặt sinh hoạt.


BỘ ĐỒ DÙNG HỮU ÍCH VÀ THẨM MỸ
Đồ dùng trong đời sống hàng ngày phần lớn là đồ đựng. Có loại đồ đựng làm bằng đất nung: nồi, chơ, ṿ, b́nh, lon, chậu, bát, đĩa, mâm các cỡ nhỏ lớn. Nhiều đồ đựng làm bằng đồng thau: lọ, b́nh, âu, ấm thố, thạp được chế tạo công phu, nhiều chiếc có quy mô lớn như thạp Đào Thịnh.

Ngoài những đồ đựng bằng đất nung và đồng thau c̣n có những đồ đựng đan bằng tre nứa, cói, mây: gùi, sọt, bao, bồ, rổ, rá c̣n để lại tàn tích trong các di chỉ khảo cổ. Một số đồ đựng khác ít phổ biến hơn làm bằng gỗ, bằng da : tráp, rương, ḥm, ngoài ra cũng đă t́m thấy vết tích của phên, liếp, chiếu, dây buộc (12) .

Gỗ là nguyên liệu quan trọng để chế tạo những đồ dùng lớn : cối giă chày tay h́nh trụ tṛn, h́nh ḷng máng mà h́nh ảnh đă được khắc họa rơ ràng trên những chiếc trống đồng cổ; quan tài h́nh thuyền có nắp, có chiếc rộng gần 1 m, dài tới hơn 4 m (13) ; và đặc biệt là những chiếc thuyền.

Người thời Hùng Vương biết chế tạo nhiều kiểu thuyền khác nhau: thuyền độc mộc mũi cong, đuôi én bơi bằng    giầm (14) , thuyền đi sông, đi biển cỡ lớn có lầu, sạp, bánh lái ở mũi và ở đuôi, chạy bằng bơi chèo và buồm(15) . Thuyền chắc chắn là phương thiện đi lại, chuyên chở chính của người thời Hùng Vương, con người của những làng chạ sống gần sông nước.

Trong những dịp hội, lễ , tang ma, xuất hiện những chiếc trống đồng, hiện vật tiêu biểu cho nền nghệ thuật và nền văn hóa của cả một thời đại. Hàng trăm trống đồng đă t́m thấy trong ḷng đất từ Yên Bái, Phú Thọ đến B́nh-Trị-Thiên chưa kể hàng ngàn trống khác bị tên tướng Mă Viện tịch thu để đúc ngựa dâng cho vua Hán, cho thấy trống đồng đă giữ vai tṛ trọng yếu trong đời sống xă hội và tinh thần của nhân dân Việt cổ.



Đồ dùng của người thời Hùng Vương phong phú và đa dạng nhiều thứ được chế tạo với một kỹ thuật tinh xảo, nghệ thuật tinh vi như trống đồng, chứng tỏ tŕnh độ sinh hoạt và nhu cầu của xă hội đă phát triển đến một mức độ cao.
Bộ đồ dùng gồm có nhiều đồ đựng, đồ gốm, đồ đồng lớn phản ánh rất rơ lối sống nông nghiệp định cư định canh. Không có nhiều đồ dùng chông chênh mà chỉ thấy những thứ có thể đặt đứng chắc chắn, điều đó phản ánh lối sống ở trên nhà sàn.

Ở bộ đồ dùng thời hùng vương, thấy rơ thị hiếu, sở thích của người xưa là ưa kết hợp thực dụng và thẩm mỹ : đồ gốm, đồ đồng đều luôn luôn được chú ư gia công và trang trí. Ở đó cũng thấy rơ sự phân hóa các thân phận xă hội: phân hóa giữa chủ nhân những đồ quư (trống, thạp) với chủ nhân những đồ dùng b́nh thường. Cùng với phong cách chung trong ăn ở, ăn uống, ăn mặc, phong cách chung của các đồ dùng thể hiện ở nguyên liệu, loại h́nh, kiểu dáng, công dụng và cách trang trí, t́m thấy ở khắp nơi từ các cương vực Bắc, Nam, Đông, Tây của nước Văn Lang cho chúng ta thấy một sự thống nhất khá chặt chẽ về nhiều mặt của cộng đồng cư dân sống đầm ấm trong các làng chạ Việt cổ.


_______________________
(1) - Theo sự nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi, quyền trưởng nam chỉ mới bắt đầu thấy xuất hiện ở đời Lư.
(2) - Theo h́nh ảnh những pho tượng người t́m thấy ở Yên Bái, Hải Pḥng, Thanh Hóa.
(3) - Theo h́nh ảnh những pho tượng người t́m thấy ở Hà Tây, Hải Pḥng, Thanh Hóa, Yên Bái.
(4) - Theo h́nh ảnh khắc họa trên nhiều trống, ŕu, thạp đồng.
(5) - Theo h́nh ảnh pho tượng người t́m thấy ở.
(6) - Giống như tục căng tai bằng ṿng ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.
(7) - Như ở phụ nữ Thái đă có chồng.
(8) - Theo h́nh ảnh những pho tượng người t́m thấy ở Yên Bái, Ḥa B́nh, Hà Nam, Hải Pḥng, Thanh Hóa.
(9) - Tượng người t́m thấy ở Hà Tây, Hải Pḥng, Thanh Hóa.
(10) - T́m thấy ở Thanh Hóa.
(11) - Theo sách Kinh sử tuế thời kư.
(12) - Trong một số di chỉ ở Hải Pḥng, Thanh Hóa ...
(13) - Các nhà khảo cổ học đă t́m được nhiều chiếc quan tài c̣n nguyên vẹn ở Hải Pḥng, Hải Hưng.
(14) - Giống như những con thuyền đuôi én của dân tộc Thái ngày nay trên sông Đà.
(15) - Theo h́nh ảnh được khắc trên các trống đồng cổ.
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.2891 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO