Tác giả |
|
anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 1 of 10: Đă gửi: 04 January 2006 lúc 7:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bồ-đề tâm
Bồ-đề tâm :là tâm hướng về giác ngộ, tâm an trú trong giác ngộ, tâm của sự giác ngộ. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng của Đại thừa. Theo cách định nghĩa của Phật giáo Tây Tạng th́ Bồ-đề tâm có hai dạng, tương đối và tuyệt đối.
Bồ-đề tâm tương đối lại được chia làm hai cấp bậc:
Xuất phát từ ḷng từ bi, hành giả quyết tâm giải thoát để cứu độ chúng sinh;
Hành giả hành tŕ thiền định, mục đích đạt được phương tiện thiện xảo, để biến ước mơ thành hiện thật.
Bồ-đề tâm tuyệt đối chính là sự chứng ngộ được tính Không của mọi hiện tượng. Đó là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, hành giả đă bắt đầu bước vào cấp Kiến đạo (zh. 見道, sa. darśanamārga) của Ngũ đạo, đă trở thành một Thánh nhân và từ lúc này trở đi, mỗi khi hành giả trực nhận được tính Không th́ tâm thức nội tại lúc ấy của họ chính là Bồ-đề tâm tuyệt đối.
Luận sư A-đề-sa là người đă đưa ra nhiều phương cách để tu dưỡng tâm Bồ-đề, có nhiều ảnh hưởng lên truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
Khác với quan niệm nói trên, truyền thống Mật tông tại Tây Tạng xem Bồ-đề tâm là một sự thật cụ thể. Sự tiếp cận với sự thật này có thể đưa đến một dạng giác ngộ mà toàn thân thể của một hành giả có thể cảm nhận thật sự.
Mật tông :(zh. ḿ-zōng 密宗) là một trường phái Mật giáo tại Trung Quốc, được ba Cao tăng Ấn Độ đưa vào trong thế kỉ thứ 8. Ba vị này là Thiện Vô Uư (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha, 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi, 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra, 705-774).
Thiện Vô Uư được phong là Quốc sư, là người dịch kinh căn bản của tông này là Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra) ra chữ Hán, Bất Không Kim Cương dịch các Chân ngôn và Đà-la-ni của bộ kinh đó.
Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm Chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học tṛ bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng răi. Bất Không là thầy của ba nhà vua Trung Quốc và sau khi Sư mất th́ Mật tông suy tàn v́ không có vị đạo sư nào từ Ấn Độ đến nữa.
Trường phái này được Đại sư Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai) đưa qua Nhật dưới tên Chân ngôn tông (ja. shingon-shū), là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản. Không Hải là môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không.
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 2 of 10: Đă gửi: 06 January 2006 lúc 9:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
"Chơn như tự tánh là chơn Phật
Tà kiến tam độc là chơn ma
Người vướng tà kiến, ma trong nhà
Người có chánh kiến, Phật đến thăm
Tà kiến trong tánh tam độc sanh
Tức là ma vương đến ở nhà
Nếu chánh kiến trừ tam độc tâm
Ma biến thành Phật thật không giả
Hóa thân, Báo thân và Pháp thân
Ba thân vốn gốc là một thân
Nếu tự t́m thấy trong tánh ḿnh
Đó là nhân thành Phật Bồ đề
Tịnh tánh thường ở trong Hóa thân
Tánh khiến Hóa thân thành chánh đạo
Tương lai viên măn thật vô cùng
Dâm tánh là nhân của thanh tịnh
Ngoài dâm nào có thanh tịnh tánh
Trong tánh nếu tự ĺa ngũ dục
Sát na kiến tánh tức là chơn
Đời này nếu ngộ pháp đốn giáo
Ngộ tức trước mắt thấy Thế Tôn
Nếu muốn tu hành và kiến Phật
Biết phải t́m chơn ở chỗ năo
Nếu biết trong ḿnh đă có chơn
Có chơn tức là nhân thành Phật
Không tự cầu chơn, t́m Phật ngoài
T́m kiếm khác ǵ kẻ ngu si
Đốn giáo pháp môn từ Tây đến
Muốn độ người đời phải tự tu
Báo với các người đời học dạo
Không theo pháp này, sống như không".
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 3 of 10: Đă gửi: 09 January 2006 lúc 9:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ta vào đời mảnh h́nh hài tứ đại,
Tâm xúc trần duyên ngũ uẩn phôi thai.
Ta rong chơi ngày tháng tuổi ngọc ngà,
Tâm hồn nhiên vô tư loài hoa dại.
Ta lặn hụp giữa sóng đời si ái,
Tâm quay cuồng trong cơn lốc tham sân.
Ta quằn quại gánh nghiệp đời vay trả.
Tâm đọa đày chốn địa ngục trần gian.
Ta sẽ về với cát bụi hư không,
Tâm an nhiên huờn thể tánh đại đồng.
Ta sánh bước thong dong trời tự tại,
Tâm an b́nh ḥa nhập cảnh chơn không
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 4 of 10: Đă gửi: 09 January 2006 lúc 9:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tâm không tướng mạo, nhọc sức t́m
Vọng không bóng h́nh, luống đảo-điên
Thiện, ác, tỉnh, mê nhân tạo tác
Trầm luân, giải thoát quả hiện tiền.
Tánh tướng như như, nào phải t́m
Tùy duyên bất biến, chớ cuồng điên
Nói, làm, ăn, ngủ tùy duyên tác
Tự-tại, an vui chẳng tốn tiền.
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuhoangnguyen Hội viên

Đă tham gia: 24 October 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 282
|
Msg 5 of 10: Đă gửi: 10 January 2006 lúc 7:51am | Đă lưu IP
|
|
|
anhkhoi09 đă viết:
"Chơn như tự tánh là chơn Phật
Hóa thân, Báo thân và Pháp thân
Ba thân vốn gốc là một thân
Nếu tự t́m thấy trong tánh ḿnh
Đó là nhân thành Phật Bồ đề
Tịnh tánh thường ở trong Hóa thân
Tánh khiến Hóa thân thành chánh đạo
Tương lai viên măn thật vô cùng
Dâm tánh là nhân của thanh tịnh
Ngoài dâm nào có thanh tịnh tánh
Trong tánh nếu tự ĺa ngũ dục
Sát na kiến tánh tức là chơn
Đời này nếu ngộ pháp đốn giáo
Ngộ tức trước mắt thấy Thế Tôn
Đốn giáo pháp môn từ Tây đến
Muốn độ người đời phải tự tu
Báo với các người đời học dạo
Không theo pháp này, sống như không". |
|
|
Sau này bày vẻ Báo thân , Hóa thân , Pháp thân ngày xưa chỉ có một Đức Phật không có nhiều chuyện như vậy . Chỉ cần biết sự ra đời của Đức Phật là một sự kiện trọng đại của nhân loại .
: Dâm tánh mà cho là nhân của thanh tịnh ----> ngụy biện cho sự sa đọa dục lạc đắm luyến trần thế . Đức Phật đă dạy ÁI DỤC là nguyên nhân của đau khổ .
Buộc người khác theo Đốn Giáo tràn lan không có chọn lọc là hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến hậu quả điên loạn bỡi người xưa thượng căn đức độ cao dầy nên dễ chứng đắc, sau này mạt pháp hạ căn vô minh mà khuyên Đốn giáo chẳng c̣n hợp thời . Cứ sao y bổn chánh mà không thức thời không biết ḿnh đang sống ở thời đại nào .
Vũ Hoàng Nguyên
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 6 of 10: Đă gửi: 10 January 2006 lúc 7:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Dâm tánh là nhân của thanh tịnh
Ngoài dâm nào có thanh tịnh tánh
Ẩn dụ thật tuyệt vời sâu xa như vậy nào ai ngờ
Sửa lại bởi tranthanh03 : 10 January 2006 lúc 7:20pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
haclong Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005 Nơi cư ngụ: Italy
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 24
|
Msg 7 of 10: Đă gửi: 10 January 2006 lúc 10:36pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn muốn có đại an toàn của thân, bạn phải cẩn trọng từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi và làm việc của thân.
Bạn muốn có đại an toàn của lời nói, bạn phải cẩn trọng từng lời nói của ḿnh, khi phát ra đối với bất cứ ai, dù đó là người nhỏ hơn ḿnh, hay dù đó là một trẻ thơ.
Và bạn muốn có đại an toàn của tâm ư, th́ bạn phải cẩn trọng từ những cách nh́n, cách nghe và cách suy nghĩ của bạn.
Bạn nh́n và nghe không chính xác, khiến cho bạn suy nghĩ và hiểu biết vấn đề lệch lạc.
"Khi trông thấy vật ǵ, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.
Khi nghe tiếng ǵ, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.
Khi có một ư tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ư tưởng ấy mà thôi.
Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi".
Do nh́n, nghe và hiểu không chính xác, nên lời nói và hành động của bạn tạo nên nhiều lầm lỗi, gây ra khổ đau cho người khác và làm thiệt hại phước đức của chính bạn.
Vậy, muốn đạt tới đại an toàn trong đời sống, bạn không phải chỉ cẩn trọng từng bước chân đi, mà bạn phải cẩn trọng ở nơi cách nghe, cách nh́n, cách suy nghĩ và cách hành xử của bạn.
Nếu bạn nghĩ nhiều về cái của bạn và những thành quả của bạn, th́ một mảy may an toàn nơi bạn c̣n không có, huống ǵ là đại an toàn. Cẩn trọng từng bước chân đi chưa là ǵ của sự an toàn đâu bạn nhé, đại an toàn chính là tâm ư của bạn lắng trong, điều đó bạn tự ngẫm nghĩ mà xem!
Sửa lại bởi haclong : 10 January 2006 lúc 10:56pm
__________________ Tất cả vạn vật từ vũ trụ mà ra !!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thanhtinh Hội viên


Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 37
|
Msg 8 of 10: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 1:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm
Thật Hiền tôi, một kẻ xuất gia phàm phu, đă bất hiếu lại ngu hèn, khóc mà lạy, khẩn thiết khuyến cáo đại chúng hiện tiền, cũng như nam nữ có đức tin thuần thành trong thời vị lai. Xin quư vị thương xót, gia tâm một chút mà nghe và xét cho.
Tôi tầng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo th́ sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành th́ sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập th́ chúng sanh độ nỗi, tâm phát th́ Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, th́ dẫu trăi qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa nghiêm đă nói, quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp th́ gọi là hành động theo ma vương. Quên mất c̣n thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như lai thừa th́ trước phải phát bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều sắc thái khác nhau, nếu không tŕnh bày th́ làm sao biết xu hướng. Nay xin v́ đại chúng mà nói vắng tắc. Sắc thái tâm nguyện có tám, là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên.
Tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên là thế nào ?
Đời có kẻ tu hành mà chỉ tu hành một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái vui thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau : phát tâm như vậy gọi là tà.
Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ v́ thoát sanh tử, v́ chứng bồ đề : phát tâm như vậy gọi là chánh.
Ư niệm này nối tiếp ư niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nh́n xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc : phát tâm như vậy gọi là chân.
Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn : phát như vậy gọi là ngụy.
Chúng sanh giới hết nguyện ta mới hết, bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành : phát tâm như vậy gọi là đại.
Coi ba cơi như lao ngục, nh́n sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người : phát tâm như vậy gọi là tiểu.
Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo, rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan : phát tâm như vậy gọi là thiên.
Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được : phát tâm như vậy gọi là viên.
Biết tám sắc thái khác nhau trên đây là biết cứu xét, biết cứu xét là biết lấy bỏ, biết lấy bỏ là có thể phát tâm.
Cứu xét như thế nào ? Là coi cái tâm của ta phát ra, trong tám sắc thái trên đây, nó là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên.
Lấy bỏ như thế nào ? Là bỏ tà, ngụy, tiểu, thiên, lấy chánh, chân, đại, viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát bồ đề tâm.
Bồ đề tâm là chúa tể mọi thứ thiện pháp, phát khởi tất phải có lư do. Lư do ấy, nay nói tóm lược th́ có mười thứ, là :
1. Nhớ ơn nặng của Phật,
2. Nhớ ơn cha mẹ,
3. Nhớ ơn sư trưởng,
4. Nhớ ơn thí chủ,
5. Nhớ ơn chúng sanh,
6. Nhớ khổ sanh tử,
7. Trọng linh tánh của ḿnh,
8. Sám hối nghiệp chướng,
9. Cầu sanh tịnh độ,
10. Làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.
Nhớ ơn nặng của Phật là thế nào ? Thích ca Như lai của ta, lúc mới phát tâm, đă v́ ta mà thực hành bồ tát đạo, trăi qua vô lượng kiếp chịu đủ khổ cực. Khi ta tạo tội, Phật đă xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không biết tin tưởng, tiếp nhận. Ta đọa địa ngục, Phật càng đau xót, muốn chịu thay khổ sở cho ta, nhưng nghiệp ta quá nặng, hết cách cứu vớt. Ta sinh loài người, Phật liền dùng phương tiện làm cho ta gieo trồng thiện căn. Đời đời kiếp kiếp, Phật theo dơi ta, ḷng không rời bỏ chốc lát. Khi Phật xuất thế th́ ta c̣n ch́m đắm, nay được thân người th́ Phật đă diệt độ. Tội lỗi ǵ mà ta phải sinh nhằm thời kỳ mạt pháp, phước đức nào lại được dự vào hàng ngũ xuất gia, nghiệp chướng ǵ mà không được thấy thân vàng của Phật, may mắn nào lại được thân gặp xá lợi của ngài. Suy nghĩ như vậy mới thấy, giả sử quá khứ không trồng thiện căn th́ làm sao được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp th́ làm sao được biết lúc nào cũng hưởng thọ ân đức của Phật. Ân đức như vậy, núi non cũng khó sánh cho bằng. Trừ phi phát tâm quảng đại, làm hạnh Bồ tát, xây dựng Phật pháp, giáo hóa chúng sanh, th́ dẫu xương tan thịt nát cũng khó mà trả đáp. Đó là lư do thứ nhất của sự phát tâm bồ đề.
Nhớ ơn cha mẹ là thế nào ? Thương thay cha mẹ sinh ta cực nhọc, mười tháng ba năm thai mang bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt. Mới được thành người, đă đặt hy vọng tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Vậy mà nay ta đă xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật ngọt đă không cung phụng, cúng tế chạp dẫy càng không chu tất. Sống, ta đă không có khả năng nuôi dưỡng cơ thể, chết, ta lại bất lực trong việc tiếp dẫn nghiệp thức. Phương diện thế gian ta đă rất hại, phương tiện xuất thế ta lại vô ích. Hai đường mất cả th́ tội nặng khó mà thoát cho khỏi. Suy nghĩ như thế mới thấy chỉ c̣n có cách thường hành Phật đạo trong trăm ngàn đời kiếp, khắp độ chúng sanh trong mười phương ba đời. Như vậy th́ không chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều kiếp đều được siêu thoát ; không phải chỉ song thân một người, mà cha mẹ tất cả cùng được siêu thăng. Đó là lư do thứ hai của sự phát bồ đề tâm.
Nhớ ơn sư trưởng là thế nào ? Cha mẹ tuy sinh dưỡng thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian th́ không biết lễ nghĩa, không có sư trưởng xuất thế th́ không hiểu Phật pháp. Lễ nghĩa không biết th́ khác ǵ cầm thú, Phật pháp không hiểu th́ cũng như phàm tục. Nay ta được biết qua loa về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, giới pháp thấm ḿnh, ca sa phủ thân, hết thảy ân đức ấy đều nhờ sư trưởng mà có được. Vậy nếu ta chỉ cầu quả vị nhỏ nhặt th́ chỉ lợi được cho bản thân mà thôi. Hăy theo Đại thừa, nguyện ước lợi ích hết thảy chúng sanh. Như thế th́ sư trưởng xuất thế đều được ích lợi mà ta cung hiến. Đó là lư do thứ ba của sự phát bồ đề tâm.
Nhớ ơn thí chủ là thế nào ? Chúng ta ngày nay, mọi thứ nhu yếu đâu phải của ḿnh. Cơm cháo ba buổi, quần áo bốn mùa, tật bệnh cần dùng, thân miệng tiêu thụ, toàn xuất từ sức lực kẻ khác mà đem đến cho ta hưởng dụng. Họ dốc sức cày cấy, vẫn khó nuôi miệng, ta ngồi không mà ăn, c̣n không vừa ư. Họ dệt đan măi hoài mà vẫn chịu khốn khổ, c̣n ta bận mặc thừa thải mà không biết thương tiếc. Họ nhà tranh cửa lá, cực nhọc suốt đời, c̣n ta pḥng lớn sân rộng, thong thả cả năm. Đem cái cực nhọc của họ cung phụng cái an nhàn cho ta, làm sao yên bụng. Lấy cái nhu dụng của người cung cấp cái thân xác của ḿnh, làm sao hợp lẽ. Do đó, trừ phi vận dụng song song cả hai thứ bi trí, trang nghiêm đồng đều cả hai mặt phước tuệ, để thí chủ nhờ ơn, chúng sanh được phước, th́ dẫu gạo chỉ một hột, vải chỉ một tấc đi nữa, vẫn có phần trong sự trả nợ, vẫn khó tránh trong quả báo xấu. Đó là lư do thứ tư của sự phát bồ đề tâm.
Nhớ ơn chúng sanh là thế nào ? Ta với chúng sanh, từ bao kiếp đến giờ, đời đời làm cha mẹ của nhau, có ơn với nhau. Nay tuy cách đời mờ ám, không biết nhau được, nhưng lấy lẽ mà suy cứu th́ làm sao có thể không có sự báo bổ. Ngày nay là thú vật, nhưng biết đâu ngày trước ta đă không là con cái của chúng. Hiện tại là vi sinh, nhưng biết đâu quá khứ chúng đă không là cha mẹ của ta. Thường thấy nhỏ mà xa cha mẹ th́ lớn lên đă quên hết h́nh dáng song thân, huống chi cha mẹ bà con đời trước, th́ ngày nay kẻ họ Trương, người họ Vương, khó mà nhớ nhau được. Họ gào thét trong địa ngục, ngất ngư trong ngạ quỷ, thống khổ ai biết, đói khát kêu ai. Ta dẫu không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu cầu vớt. Kinh mới dạy được việc ấy, Phật mới tả rơ cảnh nầy, c̣n kẻ tà kiến th́ đâu có đủ sức mà biết. Nên Bồ tát nh́n sâu kiến cũng thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai, thường nghĩ cách lợi ích cho chúng và thường nhớ trả ơn cho chúng. Đó là lư do thứ năm của sự phát bồ đề tâm.
Nhớ khổ sinh tử là thế nào ? Ta với chúng sanh, bao kiếp đến giờ, ở măi trong phạm vi sinh tử, chưa được siêu thoát. Không ở trong loài người th́ ở trên loài trời, hết ở thế giới nầy th́ ở thế giới khác, ra vào đủ cách, lên xuống liền liền. Thoáng cái làm trời, thoáng cái làm người, thoáng cái làm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cửa đen sáng ra chiều vào, hang sắt vừa thoát lại sa. Lên núi dao th́ cả ḿnh không c̣n mảnh da nguyên vẹn, kéo níu cây kiếm th́ một vuông một tấc cũng bị cắt xả. Sắt nóng không hết đói, mà nuốt vào th́ cháy nát cả gan ruột, nước đồng sôi đâu khỏi khát, mà uống vào th́ xương thịt tan hết cả. Cưa sắt mà xả th́ xả ra là liền lại, gió quái mà thổi th́ chết rồi lại sống ngay. Trong thành lửa dữ chỉ nghe cái thảm thiết thét gào, trên bàn chưng nướng toàn nghe cái tiếng thống thiết. Băng tuyết đông lại th́ xanh như sen xanh kết nhụy, máu thịt ră ra th́ đỏ như sen đỏ mới nở. Tại địa ngục, một đêm chết sống thường bị đến cả vạn lần, cũng ở đó, một buổi thống khổ mà nhân gian đă trăm năm. Măi hoài làm cho ngục tốt mệt nhọc, nhưng ai có chịu nghe Diêm vương khuyên bảo. Khi chịu mới biết quá khổ, dẫu hối hận cũng đâu có kịp ; lúc thoát th́ lại quên ngay, sự tạo nghiệp vẫn y như cũ. Đánh con lừa đến đổ máu, đâu biết đó là cái thảm của mẹ ḿnh ; lôi con heo đến ḷ thịt, nào hay đích thị là cái đau của cha ta. Ăn thịt con ruột mà không biết, Văn vương c̣n như thế ; ăn thịt cha mẹ mà không hay, phàm phu đều như vậy. Đời trước ơn nghĩa mà đời nay thành thù oán, ngày xưa oán thù mà nay thành ruột thịt. Quá khứ là mẹ mà hiện tại là vợ, túc thế là cha mà hiện tiền là chồng. Nếu có cái trí túc mạng để biết th́ thật đáng hỗ đáng thẹn, nếu có con mắt thiên nhăn để nh́n th́ quả đáng cười đáng thương. Trong rừng dơ bẩn mà mười tháng bị gói lại th́ thật khó chịu, ở chỗ máu huyết mà một lần bị dốc xuống quả thật đáng thương. Nhỏ th́ ngây ngô, trước mặt sau lưng cũng chẳng rơ, lớn lên hiểu biết, tham lam dục vọng đều tự hiện. Nhưng, thoáng cái là già bệnh truy tầm, chốc lát chết chóc hiện đến. Bấy giờ, gió với lửa giao tranh nên tâm thức bấn loạn trong đó, khí với huyết kiệt lực nên da thịt teo khô từ ngoài, không một sợi lông nào mà không như bị cắt xả. Con rùa đem nấu, sự thoát vỏ của nó tương đối c̣n dễ; nghiệp thức lúc tàn, sự thoát xác của nó quả thật khó. Tâm không phải chủ thể vĩnh viễn nên in như thương khách bôn ba đủ chỗ, thân không có h́nh dáng cố định nên khác nào pḥng ốc thay đổi đủ cách. Bụi cả thế giới cũng khó sánh thân luân hồi, nước cả đại dương vẫn không bằng lệ biệt ly. Xương mà chất th́ hơn núi cao, thây mà sắp th́ tràn mặt đất. Giả sử không được nghe lời Phật th́ việc ấy ai thấy ai nghe, chưa được đọc văn Kinh th́ lẽ nầy ai hay ai biết. Vậy mà có kẻ hoặc vẫn tham luyến như cũ, si mê như xưa, th́ chỉ e rằng muôn kiếp ngàn đời mới được làm người, nhưng một lần hư hỏng là hư hỏng đến cả trăm kiếp. Thân thể con người khó được mà dễ mất, th́ giờ quư báu dễ trôi mà khó kéo. Rồi đường hướng mờ mịt, biệt ly măi hoài, ác báo tam đồ lại phải tự chịu, thống khổ hết nói mà ai chịu thay. Mô tả đến đây, há chẳng buốt dạ. V́ vậy, hăy triệt ḍng sanh tử, vượt bể ái dục, để ḿnh và người cùng thoát, cùng lên bờ giác. Hết thảy công việc phi thường trong bao đời kiếp sắp đến đều bắt nguồn từ cơ hội nầy. Đó là lư do thứ sáu của sự phát bồ đề tâm.
Trọng linh tánh của ḿnh là thế nào ? Nhất tâm hiện tiền của chúng ta cùng ngay với đức Thích ca Thế tôn không hai không khác. Vậy mà tại sao Thế tôn từ vô lượng kiếp sớm thành Chánh giác, c̣n chúng ta th́ ngu si thác loạn, vẫn làm phàm phu. Thế tôn th́ có vô lượng thần thông tuệ giác, công đức trang nghiêm, c̣n chúng ta chỉ có vô biên nghiệp chướng phiền năo, sanh tử thắt buộc. Tâm tánh duy nhất mà mê ngộ lại một trời một vực. Lặng đi mà nghĩ mới thấy khả sỉ. Ngọc báu vô giá lún xuống bùn lầy mà nỡ coi như ngói gạch, không chút quí trọng. Hăy vận dụng vô lượng thiện pháp mà đối trị vô biên phiền năo. Tu đức có công, tánh đức mới lộ. Bấy giờ th́ như ngọc báu được rửa, treo trên phướn cao, ánh sánh rực rỡ, chói lấp tất cả. Thế giới gọi là không phụ sự giáo hóa của Phật, không phụ tánh linh thiêng của ḿnh. Đó là lư do thứ bảy của sự phát bồ đế tâm.
Sám hối nghiệp chướng là thế nào? Kinh dạy, phạm một kiết la cũng đọa địa ngục bằng năm trăm tuổi thọ của bốn Thiên Vương. Kiết la là tội nhỏ mà bị quả báo đến thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả. Nay chúng ta, hằng ngày, mỗi một cử chỉ cũng như mỗi một động tác, luôn luôn trái với giới luật, mỗi bữa ăn cũng như mỗi lần uống thường thường phạm vào thi la. Một ngày tội lỗi phạm vào, theo lẽ cũng đă vô lượng, huống chi trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi phát ra quả khó mà nói hết. Hăy lấy ngũ giới mà nói, th́ mười người đă có đến chín kẻ vi phạm, bày tỏ th́ ít mà giấu diếm lại nhiều. Ngũ giới chỉ là giới tại gia mà c̣n không giữ đủ, huống chi các giới Sa di, Tỷ kheo, Bồ tát, thôi th́ khỏi nói. Hỏi cái tiếng th́ nói là Tỷ kheo, hỏi cái thật th́ hăy c̣n chưa đủ làm Ưu bà tắc, như thế mà không xấu hổ được sao. Phải biết giới Phật không thọ th́ thôi, thọ th́ không được phạm, v́ không phạm th́ thôi, phạm th́ chung cục tất bị sa lạc. Trừ phi cảm thương thân ḿnh, lại xót xa kẻ khác, thân và miệng cùng bi thiết, tiếng và lệ đều tuôn đổ, để khắp v́ chúng sanh khẩn cầu sám hối, th́ ngàn đời muôn kiếp ác báo cũng khó tránh cho khỏi. Đó là lư do thứ tám của sự phát bồ đề tâm.
Cầu sinh tịnh độ là thế nào? Tu hành cơi này th́ sự tiến đạo rất khó, văng sinh cơi kia th́ sự thành Phật cũng dễ. Dễ nên một đời đă có thể thấu đáo, khó nên lắm kiếp vẫn chưa chắc hoàn thành. Do đó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, ai cũng khuynh hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, đâu cũng chỉ qui. Quả thật sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có cách nào hơn pháp ấy. Có điều kinh luận đă nói, điều lành mà tính chất nhỏ th́ không thễ văng sanh, cái phước mang tính chất lớn mới chắc chắn đến được. Cái phước mang tính chất lớn th́ không chi bằng sự chấp tŕ danh hiệu, điều lành hàm tính chất to th́ không chi bằng sự phát tâm rộng lớn. Nên nhất tâm chấp tŕ danh hiệu của Phật hơn cả sự bố thí đến trăm năm, nhất niệm phát tâm bồ đề rộng lớn vượt cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Lư do là v́ niệm Phật vốn mong làm Phật, vậy tâm lớn không phát th́ có niệm cũng không làm ǵ, phát tâm vốn để tu hành, vậy tịnh độ không sanh th́ có phát cũng dễ thoái chuyển. Nên gieo giống bồ đề, cày bằng cái cày niệm Phật, th́ trái hạt tuệ giác tự nhiên lớn lên; ngồi thuyền đại nguyện, nhập vào bể cả tịnh độ, th́ tây phương cực lạc quyết định văng sanh. Đó là lư do thứ chín của sự phát bồ đề tâm.
Làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài là thế nào? Thế Tôn của ta, từ vô lượng kiếp, v́ ta mà tu đạo bồ đề, khó làm làm được, khó nhẫn nhẫn nổi, nhân trọn vẹn, quả đầy đủ, mới được thành Phật. Phật thành rồi, ngài giáo hóa châu đáo, và nhập vào niết bàn. Nay th́ thời kỳ Phật pháp nguyên chất và thời kỳ Phật pháp tương tự đă mất tất cả, c̣n lại chỉ là thời kỳ Phật pháp cuối cùng, Phật pháp có đó mà hành tŕ vô nhân, tà chánh bất phân, đúng sai hổn tạp, tranh dành nhân ngă, cầu trục danh lợi. Mở mắt ra là thấy nhan nhăn cả thiên hạ đều như vậy. Chẳng ai biết Phật là bực nào, Pháp là nghĩa ǵ, Tăng là người chi. Suy tàn đến thế, bất nhẫn nói đến. Mỗi khi nghĩ ngợi, bất giác rơi lệ. Thân làm con Phật mà ta không thể báo đáp ân đức của ngài. Trong vô ích cho ḿnh, ngoài vô ích cho người, sống vô ích đương thời, chết vô ích mai hậu. Trời cao cũng không che nổi, đất dày cũng khó chở ta được. Tội nhân cực trọng, phi ta th́ ai. V́ thế mà đau đớn không thể nhẫn nổi, nhưng toan tính th́ lại không thấy có cách ǵ khác hơn, nên quên ngay tư cách quê kệch, phát liền tâm chí rộng lớn. Như thế th́ dẫu không thể văn hồi mạt vận ngay lúc này, nhưng quyết có thể hộ tŕ Phật pháp trong mai sau. Nên hợp cùng thiện hữu, qui tụ đạo tràng, soạn thuật sám pháp, lập pháp hội này, phát đại nguyện đến bốn mươi tám điều mà nguyện nào cũng hóa độ chúng sanh, mong thâm tâm suốt trăm ngàn đời kiếp mà tâm nào cũng có thể làm Phật, khởi đầu từ ngày hôm nay cho đến cùng tận biên cương th́ gian. Hết một đời này th́ nguyện sanh Cực Lạc, lên chín phẩm xong th́ trở lại Ta bà. Mong sao mặt trời Phật pháp sáng lại, cửa ngơ Phật pháp mở nữa, để Tăng giới được trong lặng ở cơi này, dân chúng được tiếp hóa ngay nơi đây, vận hội nhờ đó mà kéo dài thêm nữa, Phật pháp v́ vậy mà tồn tại lâu bền. Đó là ưu tư chân thành, tha thiết ấp ủ. Đó là lư do thứ mười của sự phát bồ đề tâm.
Như vậy Mười lư do đă biết, Tám sắc thái đă rơ, th́ khuynh hướng có lối, khai phát có chỗ. Chúng ta đă được thân thể nhân loại, ở chỗ văn hóa, giác quan kiện toàn, cơ thể thanh thoát, tín tâm đầy đủ đă có, ma chướng may mắn lại không. Huống chi c̣n được xuất gia, được thọ cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, được chiêm bái xá lợi, được tu tập sám pháp, được hội ngộ thiện hữu, được hoàn cảnh tốt đẹp. Như vậy nếu ngày nay không phát tâm rộng lớn như trên, th́ c̣n chờ đến ngày nào.
Cúi xin đại chúng thương cho thành tâm ngu muội của tôi, xét cho chí nguyện khổ sở của tôi, mà cùng lập nguyện ấy, cùng phát tâm này. Chưa phát th́ nay phát, phát rồi th́ tiến triển, tiến triển rồi th́ liên tục. Đừng sợ khó mà khiếp hăi, lùi bước, đừng cho dễ mà khinh thường, hời hợt, đừng ham mau mà không lâu bền, đừng biếng nhác mà thiếu dũng tiến, đừng uể oải mà không phấn khởi, đừng chần chờ mà kỳ hẹn măi, đừng v́ trí huệ thiếu thông minh mà nhất thiết không lưu ư, đừng v́ tŕnh độ thiếu lanh lẹ mà tự khinh không có phần. Như trồng cây, trồng lâu th́ rễ càng ngày càng xuống sâu, như mài dao đùi cũng thành bén sắc; không thể v́ cạn mà không trồng, mặc cây khô héo, v́ đùi mà không mài, để dao vô dụng.
Lại nữa, nếu cho tu là khổ sở th́ không biết nhác lại c̣n khổ hơn. Tu th́ khó nhọc tạm thời mà an vui vĩnh viễn, c̣n nhác th́ một đời thư thả nhưng lắm kiếp khổ đau. Huống chi lập pháp môn tịnh độ làm thuyền tàu th́ lo ǵ thoái chuyển, lấy tuệ giác vô sanh làm sức nhẫn th́ sợ ǵ khó khăn. Nên biết, tội nhân địa ngục mà c̣n phát bồ đề tâm từ kiếp trước, huống chi đă làm người, lại làm con Phật, mà không lập đại nguyện ngay trong đời này. Vô thỉ hôn mê, cái ǵ qua rồi đă không thể cản, th́ ngày nay tỉnh ngộ, những cái sẽ đến c̣n có thể theo. Mê mà chưa tỉnh cố nhiên đáng thương, biết mà không làm, mới càng đáng tiếc. Hễ sợ cái khổ địa ngục th́ sự tinh tiến tự sinh, nhớ cái mau chết chóc th́ tính biếng nhác tự diệt. Điều cần thiết là lấy Phật pháp làm roi dục, lấy thiện hữu làm tay dắt, trong cơn vội vă cũng không tách rời, suốt cả một đời vẫn cố bám víu, th́ không làm ǵ c̣n có sự thoái chuyển được nữa. Đừng nói chỉ nghĩ một thoáng là nhỏ nhẹ, đừng cho mới nguyện mà thôi là vô ích. Tâm chân th́ sự thật, nguyện rộng th́ hạnh sâu. Không gian đâu có lớn, tâm vương mới lớn, kim cương đâu có chắc, nguyện lực mới chắc. Đại chúng quả thật không bỏ lời tôi, th́ bà con giác ngộ từ đây kết hợp, bạn hữu sen vàng từ đây kết giao, sở nguyện đồng sanh tịnh độ, đồng thấy Di Đà, đồng hóa chúng sanh, đồng thành chánh giác. Như vậy th́ biết đâu ba mươi hai tướng hảo và trăm phước trang nghiêm sau này chẳng bắt đầu từ sự phát tâm lập nguyện trong ngày hôm nay. Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, như thế thật vô cùng may mắn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 9 of 10: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 1:23am | Đă lưu IP
|
|
|
PHÁT TÂM
“Tôi nay phát tâm không v́ cầu cho ḿnh được phước báo nhơn thiên, quả vị Thanh văn, Duyên giác, cho đến Bồ tát Quyền thừa; chỉ y nơi Tối thượng thừa phát Bồ đề tâm cầu cho tất cả chúng sanh trong pháp giới được chứng quả Vô thượng Chánh giác”.
Ở đời, người ta muốn ra làm một công việc ǵ, cần nhứt là chỗ phát tâm, phát tâm chánh chính th́ sự kết quả được tốt đẹp, nếu phát tâm không chân chính, th́ sự kết quả xấu hèn. Chúng ta ngày nay phát tâm tu theo đạo Phật, th́ tu làm sao cho công đầy đức đủ, phát tâm thế nào được chứng quả Bồ đề.
Phát tâm nghĩa là ǵ? - Phát là phát khởi, phát huy. Phát tâm tức là phát Bồ đề tâm. Bồ đề tâm nghĩa là Giác; tâm nguyện cầu Vô thượng Bồ đề. Tâm là cái biết, nó nhóm hợp tất cả công năng từ quá khứ và chuyển biến thành quả báo về tương lai. Vậy tâm là cội gốc của Nhân quả, là nhơn duyên hiện ra thân, ra cảnh.
Nên trong Kinh, Luận thường dạy: “Tam giới Duy tâm, vạn pháp Duy thức”. Duy tâm cùng Duy thức, ư nghĩa không khác. Duy tâm chỉ về Tâm vô-phân-biệt, Duy thức chỉ về Phân-biệt.
Tam giới Duy tâm – Vô-phân-biệt (Chân).
Vạn pháp Duy thức – Có-phân-biệt (vọng).
Nói rơ hơn, không phân biệt gọi là tâm; có phân biệt nói là thức. Vậy chúng ta xét thử coi Tâm và Thức đồng hay khác ; Một hay Hai - Theo trên mặt danh từ tuy chẳng đồng nhau; nếu chân thật xét kỹ, th́ trong muôn pháp tức là bao trùm cả ba cơi; Cơi dục, cơi sắc và cơi vô sắc; mà trong ba cơi vẫn đầy đủ muôn pháp, như thế th́ rơ biết tâm cùng thức không khác nhau.
Xin lấy một thí dụ Nước với Sóng th́ rơ:
Sóng là Dụng ---- &nbs p;Nước là Thể.
Tâm Vô-phân-biệt, ví như Nước không Sóng; Thức Có-phân-biệt ví như Nước có Sóng; nếu biết Sóng tức là Nước, Nước cùng Sóng không phải hai, thời cũng nên biết Thức tức là Tâm, Tâm cùng Thức không phải hai. Sóng là Dụng của nước, nước là Thể của Sóng. Nếu ở nơi tự Thể mà nói, thời sóng tức là nước, cho nên Thức cùng Tâm không phải khác. Nếu từ nơi Dụng mà nói thời sóng không phải là nước, cho nên Thức cùng Tâm không phải một. Vậy cho biết rằng, về Duy tâm th́ chỉ có Thể, nói về Duy thức th́ chỉ cho Dụng. Bản thể tự tâm không sai khác, nhưng dụng của tâm vẫn thay đổi tùy theo sự huân tập. Dụng tâm theo đường lối mê lầm, gây nghiệp chịu báo trong ba cơi th́ gọi là vọng tâm, dụng tâm theo lối giác ngộ, trừ bỏ các tập quán mê lầm, mà phát Chánh trí th́ gọi là Bồ đề tâm.
Vậy nghĩa chung của bốn chữ “Phát bồ đề tâm” là phát khởi cái dụng tâm theo đường giác ngộ, là phát huy cái tâm tánh rộng lớn thường c̣n, sáng suốt tự tại, tức là cái thật tánh sẵn có của chúng ta.
Phát bồ đề tâm là một nhân hạnh rất cần yếu cho người tu học Phật pháp, v́ là một sức nhiệm mầu, là một bùa hộ mệnh, làm cho chúng ta e dè sợ hăi trước những công việc khó khăn, làm cho chúng ta đi thẳng một đường đến quả vị giác ngộ. Tiền thân của đức Phật Thích Ca, cũng nhờ phát tâm rộng lớn, lập chí bền chắc mà trăi qua vô lượng số kiếp, Ngài tu được những nhân hạnh khó khăn, vui với công việc lợi tha không kể nhọc nhằn, xem rẻ danh lợi. Biết bao phen Ngài hy sinh tánh mạng để đem lại cho chúng sanh những chuổi ngày tươi sáng, cho đến khi thành Phật. Trong nhiều kiếp tu, khi phát Bồ đề tâm, phàm ra làm một việc ǵ cũng cốt để lợi ích toàn thể chúng sanh không chút ḷng thiên vị, Ngài coi nhân loại như ruột thịt, tất cả chúng sanh Ngài xem như con cái, dù phải hy sinh cho chúng đến đâu cũng không từ chối. Như liều thân Ngài khi làm Thái tử, bỗng trong lúc đi dạo trong rừng núi, trông thấy con cọp cái đói xỉu nằm trong hang chung quanh chít chiu một bầy con ngây dại. Ngài động ḷng thương xót, tự cắt tay nhỏ máu vào miệng cho nó tỉnh lại, rồi thí luôn thân mạng cho nó ăn đỡ đói; vui ḷng hy sinh để cho bầy cọp con hưởng cái sống thừa khi gần chết. Công hạnh của Ngài vĩ đại đến thế, nên Ngài đă kết thiện duyên với vô lượng chúng sanh trong cơi Ta bà nầy và cách đây hơn 2500 năm, dưới cây Tất bát la, Ngài nghiễm nhiên thành bậc Chánh giác. Gẫm lại chúng ta vẫn có Phật tánh mà trong vô lượng kiếp cứ tham đắm theo cảnh trần lao, bị lầm lỗi trong ṿng mê muội, dụng tâm một cách hẹp ḥi nhỏ nhen, dụng tâm theo lối ích kỷ, nên ra làm một việc ǵ cũng chỉ nghĩ đến ḿnh, thân ḿnh, nhà ḿnh, nước ḿnh, miễn có lợi cho ḿnh th́ làm, không kể đến ai, nên gây ra những nghiệp dữ : Cạnh tranh nhau về ngôi ăn chỗ ở, xâu xé nhau chốn đứng nơi ngồi, gây ra quả báo gớm ghê về sau phải chịu, nào là những viên đạn bén, những khẩu súng to, làm cho thây chất đầy đồng.
Chỗ phát tâm rất có quan hệ, nên Phật thường dạy: “Lối vào đạo cần phải phát tâm rộng lớn, lập nguyện bền chắc. Có lập nguyện bền chắc th́ công hạnh tu hành mới tinh tiến, có phát tâm rộng lớn th́ Phật đạo mới trông mong thành tựu; trá́ lại, dù có tu hành nhiều kiếp, cũng khó ra khỏi ṿng sanh tử”.
Trong kinh Hoa nghiêm có câu: “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp”. Nghĩa là: Quên mất tâm bồ đề, th́ dù tu các nghiệp lành, cũng chỉ gọi là ma nghiệp mà thôi.
Vậy Phật tử chúng ta nếu không phát Bồ đề tâm rộng lớn vị tha, chỉ dụng tâm vị kỷ nhỏ hẹp mà làm các nghiệp lành, cũng chỉ hưởng được những phước báo thế gian mà thôi, chớ không bổ ích ǵ về mặt giải thoát.
Phật dạy rằng : “Người xưa ĺa ác đạo, được làm người là khó ; đă được làm người bỏ thân nữ làm thân nam là khó ; đă được thân nam sáu căn nguyên vẹn là khó ; đă đưọc sáu căn nguyên vẹn gặp đạo là khó, đă gặp đạo, phát tín tâm là khó ; đă phát tín tâm mà phát Bồ đề tâm lại càng khó hơn.”.
Như thế, cho biết rằng, từ khi phát tâm xa ĺa ác đạo được làm người, cho đến khi phát tâm bồ đề kể có vô lượng nhơn duyên. Cho nên trong kinh Ưu bà tắc nói :
“Tất cả chúng sanh không sẵn có tánh (tâm) Bồ đề, cũng như không chúng sanh nào là sẵn có tánh người, tánh trời, tánh cọp, tánh sói, v..v... chỉ do trong đời ḥa hiệp nhiều nhơn duyên của nghiệp lành, nên được thân người, thân trời ; hay do ḥa hiệp nhiều nhơn duyên của nghiệp ác, nên phải làm thân sư tử, thân sói, v..v... Bồ tát cũng thế, do nhóm hợp nhiều nhơn duyên nghiệp lành, phát Bồ đề tâm, bố thí, cúng dường mới gọi là Bồ tát.”.
Có những người trước tu theo ngoại đạo, v́ không thích những cử chỉ hay hành vi của ngoại đạo, mà phát tâm bồ đề ; hoặc có người nhờ nhơn duyên thiện căn ở chỗ vắng lặng mà phát tâm bồ đề ; hoặc có người nhờ quan sát tội lỗi của nguồn sanh tử mà phát tâm bồ đề ; hoặc có người v́ thấy nghe điều ác mà phát tâm bồ đề ; hoặc có người thấy chúng sanh đau khổ đáng thương xót, mà phát tâm bồ đề.
Vậy muốn thành Phật quả quyết định phải phát bồ đề tâm, lấy trí huệ Phật làm con mắt sáng suốt, cho tất cả chúng sanh trên bể đại nguyện quyết đưa nhau ra khỏi sông mê bể khổ, không kể thời gian, không kể không gian, dù gặp phải cảnh khó khăn đến đâu cũng không chán năn, không lùi sụt th́ quyết định một ngày kia sẽ thành đạo quả.
Ngày xưa, bên Ấn độ phần nhiều tu theo khổ hạnh, cầu sanh về cơi trời hưởng cảnh sung sướng. Phật cũng theo ư chúng nhơn chỉ dạy tu có nhiều bực, tu phước đức ít th́ sanh cơi người, tu phước đức nhiều th́ sanh lên cơi trời, song trời cũng chia ra nhiều cơi, nhưng bản ư của Phật quyết chỉ lối tu hành cho chúng sanh làm sao thoát ly ngoài ba cơi để được giải thoát.
Nên trong Hồng danh Bảo sám có câu nầy : “Ngă kim phát tâm bất vị tự cầu Nhơn, Thiên phước báo Thanh văn, Duyên giác năi chí Quyền thừa Bồ tát, duy y Tôi thượng thừa, phát Bồ đề tâm, nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.”.
Nghĩa là : Tôi nay phát tâm không v́ ḿnh mà cầu phước báo cơi người, cơi Trời hay quả vị Thanh văn, Duyên giác, cho đến Quyền thừa Bồ tát, chỉ y theo Tối thượng thừa, phát Bồ đề tâm nguyện cho tất cả pháp giới chúng sanh một thời đồng chứng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Có người tu Phật mà cầu về sau sinh lại làm người giàu sang hoặc được làm vua, tưởng làm vua giàu có sung sướng ; trái lại, cũng là đệ tử Phật nếu học hiểu đạo lư nhơn quả luân hồi cho chắc chắn rồi th́ lại sợ, chẳng may sau sanh trở lại làm nhà giàu, nhà quan, hay ngôi vua, là c̣n khổ vô cùng, v́ sợ làm người giàu sang, tước cả, đổi tánh hung ác, hoang mê gây ra các tội lỗi, mà sa đọa nhiều kiếp.
Như ở bắc Việt chúng ta, ngày xưa có một nhà sư tu hành giới luật tinh nghiêm, nhưng khi sắp tịch c̣n hồ nghi : Trần duyên chưa thoát khỏi, chắc c̣n bị luân hồi, nên bảo các đệ tử đề trên vai Mười chữ sơn trắng : “An-nam quốc Quang-minh tự Sa Việt Tỳ kheo.” để sau cho biết, quả thật, sau sinh về Tàu làm vua Khang Hy trên vai có 10 chữ son. Một hôm vua ngự đến chùa Núi Đất tỉnh Giang nam có đề trên vách bài thơ, nhưng lược mấy câu : “Trẫm làm vua trăm năm, nhưng không bằng làm Tăng trong nửa ngày.”.
Đó cho biết rằng, tột bậc sang của loài người, nhưng vẫn c̣n thấy ḿnh là khổ. - Có người phát tâm cầu sanh cơi Trời, Phật thường dạy rằng : “Ở trong ba cơi Trời, tột bậc là cơi trời Vô sắc, hưởng thọ đến tám vạn kiếp, nếu không tu phước, th́ sẽ trở lại luân hồi trong sáu cơi. Như ngài Uất đầu Lam phất do công tu định, v́ c̣n tâm sân hận. nên khi hưởng hết phước rồi phải đọa làm con phi ly (chồn bay), - Đức Phật dạy : Cũng không nên phát tâm cầu chứng Tiểu quả Nhị thừa Thanh văn, cho đến Quyền thừa Bồ tát, v́ Quyền thừa c̣n tu c̣n chứng từng bậc một như : Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, ... nên y theo Tối thượng thừa, nghĩa là phát tâm tu cầu chứng Phật quả. Chẳng những phát tâm nguyện cầu cho ḿnh, mà c̣n nguyện cho tất cả chúng sanh cũng tu chứng Phật quả như ḿnh.”.
Nói tóm lại, người tu theo đạo Phật cần phải phát tâm rộng lớn, nhờ phát tâm bền chắc, th́ sự tu hành không lùi sụt ; nhờ phát tâm bồ đề rộng lớn mà các công việc làm không c̣n e dè sợ hăi, không ǵ làm ngăn ngại được. Vậy Phật tử chúng ta tu học Phật pháp không nên phát tâm sanh lại cơi người, cơi trời, cầu chứng các Tiểu quả, mà nên phát tâm cầu chứng Phật quả tự tại giải thoát.
**********
|
Quay trở về đầu |
|
|
bachngoc Hội viên


Đă tham gia: 04 December 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 46
|
Msg 10 of 10: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 8:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Vong thất bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp".
Làm bất cứ việc ǵ, mà không phát khởi tâm Bồ Đề, cho dù là việc Phật th́ cũng chỉ là hành động của ma
__________________ không c̣n yêu ai nũa !
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|