Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 185 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: BAT CHANH DAO CUA DUC PHAT Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
minhtam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 132
Msg 1 of 2: Đă gửi: 23 April 2005 lúc 6:24am | Đă lưu IP Trích dẫn minhtam




BÁT CHÁNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT

Thích Chân Tuệ



Trong cuộc đời đau khổ, trên thế gian này, khi gặp những việc tai biến, những sự bất trắc, những chuyện bất như ư, con người thường có khuynh hướng, cầu nguyện van xin, tổ tiên ông bà, thánh thần thiên địa, ngọc hoàng thượng đế, Bồ Tát Phật Tổ, từ bi gia hộ, thương xót cứu giúp, cho được b́nh yên, tai qua nạn khỏi. Nhưng thực ra, chúng ta ai ai cũng hiểu rằng việc cầu nguyện chỉ có tác dụng giúp cho con người được an tâm trong giây phút cầu nguyện đó thôi. Có mấy ai cầu ǵ được nấy? Cầu xin không được đáp ứng, chẳng lẽ thiên địa không bác ái, Bồ Tát không từ bi? C̣n Đức Phật cứu độ chúng sanh bằng cách nào, như thế nào?



Đạo Phật không chỉ dạy cầu nguyện như là cứu kính. Theo quan niệm của Phật giáo, cầu nguyện được xem như những lời chúc lành, những mong muốn thiết tha, với mục đích vị tha bất vị kỷ, v́ người không v́ ḿnh, một cách phát tâm đại từ bi. Chẳng hạn như chúng ta cầu nguyện cho quốc thới dân an, chúng sanh an lạc. Chúng ta làm được việc tốt ǵ, có được công đức hay phước báu nào, cũng hồi hướng, cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Chẳng hạn như chúng ta cầu nguyện cho cha mẹ được mạnh khỏe b́nh yên, sống lâu trăm tuổi. Song việc đó có được hay không, c̣n tùy phước duyên của cha mẹ. Tuy nhiên, việc cầu nguyện như vậy cũng nói lên được ḷng hiếu thảo chân thành của chúng ta.



Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:



Hăy tự thắp đuốc lên mà đi.

Thắp lên với Chánh Pháp.



Nghĩa là mọi người hăy tự ḿnh tích cực chuyển hóa thân tâm của ḿnh, bằng cách cố gắng học hiểu giáo lư của đạo Phật, đó là ngọn đuốc Chánh Pháp, soi đường chỉ lối, giúp con người thoát ly phiền năo và khổ đau của cuộc đời, khi thực sự đem áp dụng vào đời sống hằng ngày. Đó là cách duy nhất thập phương tam thế chư Phật cứu độ chúng sanh. Người Phật Tử chân chánh cần nên nhớ kỹ điều này.

* * *



Theo giáo lư của đạo Phật, con người can đảm nh́n nhận sự thực là: cuộc đời khổ nhiều vui ít, nhưng không tư tưởng tiêu cực, không bi quan yếm thế, không ngán ngẩm chán chường. Trái lại, con người tích cực t́m phương cách để được giác ngộ và giải thoát, không thụ động chấp nhận, không cầu nguyện van xin. Để giúp chúng sanh được sống an vui, xả trừ triền phược, cắt đứt trói buộc, dẹp tan phiền năo, thoát ly đau khổ, trong tam tạng kinh điển, Đức Phật thuyết minh "Bát Chánh Đạo".



Bát chánh đạo là phương pháp giản dị, thích hợp với đời sống hằng ngày của chúng sanh, nhằm mục đích cải thiện tâm lư, ngôn từ và hành động, giúp đỡ con người hiểu rơ đâu là tà đạo, và sống theo chánh đạo. Bát chánh đạo giúp chúng sanh hướng về, tiến đến một đời sống chí diệu cao siêu, hay ít ra cũng xây dựng được đời sống an lạc và hạnh phúc. V́ vậy, bát chánh đạo c̣n được gọi là bát thánh đạo.



Bát chánh đạo là con đường đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ và giải thoát, gồm tám điều chân chánh, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.



1.- Chánh Kiến

Trước hết, chúng ta nhận thức mọi sự sự vật vật hiện hữu, tức là muôn pháp trên thế gian, khắp pháp giới, đều do nhân duyên sinh, không trường tồn và sẽ biến diệt. Đó là: "Lư Nhân Quả" và "Lư Vô Thường", hai chánh kiến quan trọng mọi người cần thấu triệt.



A.- Thế nào là chánh kiến: Chánh kiến là kiến thức chân chánh. Nghĩa là con người cần có sự hiểu biết và sự nhận thức sáng suốt và hợp lư. Chánh kiến có ích lợi giúp con người không sống trong mê lầm, điên đảo. Người có chánh kiến, thấy như thế nào, th́ nhận đúng như thế ấy, không thay đổi trắng đen, không kỳ thị xấu tốt, không phê phán hay dở. Chánh kiến là sự hiểu biết và nhận thức không bị tập quán, thành kiến, dục vọng hay tâm phân biệt, ngăn che và làm sai lạc. Người có chánh kiến, hiểu biết tường tận, thế nào là chánh tà, chơn ngụy, đại tiểu, thiên viên, nhưng luôn luôn sống với tâm b́nh thường, tâm chính trực và tâm bất tùy phân biệt.



a) Lư nhân quả: Chúng ta ai ai cũng biết: "Gieo nhân nào gặt quả nấy". Thí dụ như có hột cam gieo xuống đất, gọi là "nhân", cộng thêm nước tưới, ánh sáng, phân bón, công chăm sóc, gọi là "trợ duyên", chúng ta sẽ gặt hái được "quả cam", sau một thời gian nào đó. Không thể nào gieo hột cam ngọt lại gặt quả chanh chua được, hay ngược lại. Lư nhân quả c̣n được gọi là lư nhân duyên.



Không bao giờ có quả mà không có nhân. Có mây mới có mưa, có lửa mới có khói, gieo gió mới gặt băo, sinh sự th́ sự sinh. Không thể nào tự nhiên có cái cây mọc lên, mà không có hạt giống trong đất. Không thể có chuyện tự nhiên chúng tới chửi ḿnh, mà ḿnh chẳng có làm ǵ hết, trong kiếp này hay những kiếp trước! Đó là sự thực, là chân lư. Đó là lư nhân quả hay lư nhân duyên. Nhận rơ quả báo của hành vi, ngôn từ và ư niệm của chính ḿnh như vậy, chúng ta sẽ không trách người, trách trời, trách đất ǵ hết, chỉ biết trách ḿnh, cho nên không c̣n phiền năo và khổ đau nữa. Trái lại, chúng ta tích cực sửa đổi tâm tánh, tu tâm dưỡng tánh, làm sao cho mỗi ngày một tốt đẹp hơn, để cuộc đời được sáng sủa hơn, gia đ́nh được hạnh phúc hơn.



Việc này sinh ra do việc kia đă sinh ra. Không có chuyện ǵ xảy ra, dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay b́nh thường, mà không do có chuyện khác xảy ra trước đó. Thí dụ như chúng ta có cái bánh để ăn, nguyên do trước đó có bột, có đường và có công thợ, dĩ nhiên cũng do chúng ta có tiền mua, hoặc có người đem cho. Thí dụ như: Cơ thể phát ph́, nguyên do ăn uống quá độ. Nghèo túng, nguyên do làm biếng. Bệnh tật, nguyên do thiếu vệ sinh. Con cái không có t́nh thương đậm đà, nguyên do cha mẹ không thường xuyên chăm sóc, gần gũi. Thiên hạ thù ghét, nguyên do lời nói khó nghe. Vợ chồng lục đục, nguyên do thiếu sự cảm thông, thiếu sự hiểu biết, thiếu sự ḥa hợp. Ngoài ra, c̣n biết bao nhiêu nguyên do khác nữa.



Muôn sự muôn việc trên thế gian này đều do nhân duyên sinh. Mọi sự mọi việc không do ông trời, không do một đấng tạo hóa đầy quyền năng nào tạo ra cả. Có người cho rằng: chính con người sinh ra thượng đế, bởi v́ thượng đế chỉ là sản phẩm do con người tưởng tượng mà thôi. Mỗi đạo giáo, mỗi dân tộc, mỗi thời gian, có mỗi quan niệm khác nhau về thượng đế. Thượng đế, nếu có thực, không thể để cho các người thế gian lợi dụng danh nghĩa và phải là đấng chí công vô tư. Tại sao lại có những chuyện: trời thương người này hơn người kia, cho người này sung sướng hơn người kia, người này sinh ra khỏe mạnh, trong cảnh giàu sang, người kia sinh ra tật nguyền, trong cảnh nghèo khó, dân tộc này giàu sang sung sướng, dân tộc khác nghèo nàn khổ cực?





Theo giáo lư của đạo Phật, sở dĩ người này khác người kia về phương diện này hay phương diện nọ, bởi v́ mỗi người tạo tác nghiệp nhân khác nhau, cho nên nhận nghiệp quả khác nhau. Cũng như người làm bánh th́ ăn bánh, người nấu chè th́ ăn chè. Chính ḿnh làm ḿnh hưởng. Chính ḿnh làm ḿnh chịu. Đó mới thực là chí công vô tư vậy.



b) Lư vô thường: Chúng ta ai ai cũng biết: "Có sinh ắt có diệt". Nghĩa là muôn sự muôn vật trên thế gian này đều không tồn tại vĩnh viễn.



Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng".

Nghĩa là bất cứ vật nào có h́nh tướng, nh́n thấy được bằng cặp mắt thường, lớn như quả núi, ṭa nhà, nhỏ như tấm thân chúng ta, như hạt cải, hạt cát, tất cả đều hư vọng, đều trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt". Mọi vật sinh ra, trụ thế một thời gian ngắn dài, rồi cũng biến dị và cuối cùng cũng bị diệt mất! Thí dụ như: Cây bông hồng từ hạt giống trong đất sinh ra, mọc lên, trổ hoa. Hoa hồng khoe hương sắc, ít ngày sau héo úa, tàn lụi, trở thành phân bón cho bông hồng khác sau này. Cuộc đời cứ như thế tiếp diễn không ngừng, đạo Phật gọi là "sự luân hồi", cũng như bánh xe quay măi, quay măi vậy.



Hiểu được như vậy, khi của cải vật chất, xe hơi đồ đạc bị mất mát hư hao, khi con cái lỡ tay đập bể hay làm hư hại vật ǵ, dù quí giá đến đâu, thậm chí khi người thân đến lúc qua đời, chúng ta sẽ không khổ đau nhiều. Hiểu được như vậy, khi gặp một việc tai biến, một sự bất trắc, một chuyện bất như ư, thậm chí tán gia bại sản, người thân biến thành kẻ thù, chúng ta cũng sẽ không đau khổ nhiều. Chuyện ǵ rồi cũng sẽ qua, có ǵ tồn tại măi măi đâu mà cố chấp, tranh đua hơn thua, cái mạng sống này c̣n không giữ được nữa, huống là thứ ǵ khác trên đời này? Có ai sống măi không chết? Có ai trẻ măi không già? Có ai khỏe măi không đau? Đó là lư vô thường.



Sách có câu: Bèo hợp rồi tan, trăng tṛn rồi khuyết. Cuộc đời cứ như thế xoay vần đổi thay, không bao giờ dừng. Thường xuyên quán chiếu, tin sâu "Lư Nhân Quả" và "Lư Vô Thường", cuộc đời của con người sẽ an lạc và hạnh phúc hơn.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy:



Nhân duyên ḥa hợp hư vọng hữu sinh.

Nhân duyên ly tán hư vọng hữu diệt.



Nghĩa là: Muôn sự muôn vật trên thế gian này do nhân duyên h́nh thành, tạm gọi là sinh. Muôn sự muôn vật do nhân duyên tan ră, tạm gọi là diệt. Thí dụ như: Một chiếc xe mới được h́nh thành do tất cả các bộ phận, các phụ tùng ráp lại, tạm gọi là sinh. Đến khi xe hư, các phụ tùng, các bộ phận được tháo rời ra, chiếc xe không c̣n nữa, tạm gọi là diệt. Thí dụ khác: Tấm thân tứ đại của chúng ta cũng vậy, h́nh thành do đất, nước, gió, lửa, tạm gọi là sinh. Sống đời một thời gian nào đó, khi hết nhân duyên, th́ cát bụi trở về với cát bụi, tạm gọi là chết. Tại sao vậy? Bởi v́ khi đó, chính là lúc chúng ta bắt đầu một kiếp khác. Bánh xe luân hồi đang chuyển động đó vậy.



B.- Thế nào là tà kiến: Ngược lại, tà kiến là sự hiểu biết và nhận thức sai lầm. Theo quan điểm của Phật giáo, cho sự hiện hữu của tự thân và hoàn cảnh đều là tự nhiên, không có quả báo cùng nhiều duyên khác tập hợp, đó là tà kiến và mê tín. Chấp thượng đế tạo vật, phủ nhận nhân quả nghiệp báo, chủ trương định mệnh, phủ nhận kết quả của hành nghiệp, đó là tà kiến và mê tín. Quan niệm thương ghét khác biệt giữa người và người, giữa người và vật, coi thú vật sinh ra để nuôi sống con người, đó là tà kiến và mê tín.



Cố chấp thành kiến, quan niệm phân biệt phải trái, đúng sai cố định, đi tới kết luận, người nào không tin theo tín ngưỡng như ḿnh, đều phải bị trừng trị nghiêm khắc, phải bị đọa địa ngục đời đời, đó là tà kiến và mê tín. Chấp theo thần thoại, đồng bóng bói toán, xem sao giải hạn, định hướng nhà cửa, tin bướng tin càn, tin vô căn cứ, làm bể cái gương, điềm không may mắn, đầu năm quét nhà, tài lộc ra cửa, mùng năm mười bốn hăm ba của dân ta, con số 13 của dân tây, cho là xui xẻo, đó là tà kiến và mê tín.



Đốt vàng mă, tiền bạc, xe hơi, nhà lầu, áo quần, h́nh nhơn bằng giấy, cho người chết xài dưới âm phủ, đó là tà kiến và mê tín. Không may đau bệnh, không khám bác sĩ, không đi bệnh viện, không muốn uống thuốc, không chịu kiêng cữ, lại đi xem bói, thỉnh bùa chú giấy, đem về đốt uống, nước tiên nước thánh, nước suối nước sông, chẳng hạp vệ sinh, cũng đem về uống, đó là tà kiến và mê tín.



Nói chung, những điều ǵ phản khoa học, trái với chân lư, không theo lư trí, chẳng thể xét suy, không thể kiểm chứng, đều được gọi là tà kiến và mê tín. Tà kiến và mê tín thường có nơi những người có ḷng cố chấp nặng nề, chấp ngă và chấp pháp, dù người b́nh dân, hay kẻ học thức, ở ngoài thế gian, cũng như trong đạo. Đức Phật ra đời, thuyết pháp độ sinh, phá màn vô minh, dẹp tan tà kiến, mê tín dị đoan, chỉ nhằm mục đích, khai thị chúng sanh, ngộ nhập trí tuệ bát nhă, trong Kinh Pháp Hoa, gọi là Tri Kiến Phật, để được giác ngộ và giải thoát.



2.- Chánh Tư Duy

Sách có câu: "B́nh an dưới thế cho người thiện tâm". Người thiện tâm luôn luôn nghĩ tốt, nghĩ đúng, nghĩ thiện, cho nên làm tốt, làm đúng, làm thiện, và nói tốt, nói đúng, nói thiện. Người thiện tâm là người có tâm trí luôn luôn được b́nh an, thảnh thơi, thư thái.



A.- Thế nào là chánh tư duy: Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người cần phải nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách đúng đắn, hợp với chân lư, không trái với lẽ phải, có lợi cho ḿnh và cho người. Chúng ta thường xuyên suy nghĩ đến "giới, định, tuệ" để tu tập giải thoát, suy nghĩ nguyên nhân gây đau khổ cho chúng sanh, để giải thích và khuyến tu, suy nghĩ những hành vi lỗi lầm, những lời nói sai trái và những tâm niệm xấu xa của chính ḿnh để sám hối và cải đổi. Tất cả những điều đó gọi là chánh tư duy.



Chư Tổ có dạy: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự".



Nghĩa là quay lại chiêm nghiệm, suy xét, quán sát tự tâm chính ḿnh là phận sự của chúng ta. Chánh tư duy có ích lợi giúp con người không sống trong đen tối, không phạm lỗi lầm do mê tín dị đoan.



Ngày xưa, thời Đức Phật c̣n tại thế, có một người con của vị quốc sư, tên là Ma Ha Ca Chiên Diên, đến với Đức Phật xin được xuất gia tu hành. Đức Phật hỏi nguyên do nào ông phát tâm như thế. Ông trả lời rằng: Bởi v́ ông chiêm ngưỡng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật. Đức Phật bèn nói: Như vậy, sau này khi thân tướng Như Lai già yếu, ông không c̣n phát tâm nữa sao? Lần thứ hai, ông lại đến xin được xuất gia. Đức Phật lại hỏi nguyên do. Lần này ông đáp: Bởi v́ ông tôn trọng pháp âm vi diệu của Đức Phật. Đức Phật bèn nói:



Như vậy, sau này khi Như Lai không thuyết pháp, ông không c̣n phát tâm nữa sao? Lần thứ ba, ông lại đến xin được xuất gia. Đức Phật cũng hỏi nguyên do. Lần này ông đáp: Bởi v́ ông kính phục chư tăng tu hành nghiêm túc, cẩn mật. Đức Phật bèn nói: Như vậy, sau này khi t́nh cờ thấy vị tăng nào tu hành không như ư ông, ông không c̣n phát tâm nữa sao?



Ba lần xin được xuất gia đều không toại nguyện, dù ông hết ḷng tán thán tam bảo bên ngoài: Phật, Pháp, Tăng. Lần sau cùng, ông đến với Đức Phật và bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, từ lâu con đă nghe Thế Tôn thuyết pháp, con đă suy nghĩ tường tận chín chắn. Sau đó, đem áp dụng cho bản thân, áp dụng trong gia đ́nh, con thấy có ích lợi thiết thực, tâm được khinh an, gia đạo được yên vui. Cho nên con phát tâm xuất gia để tu hành rốt ráo, cho đến giác ngộ và giải thoát, để tự lợi và lợi tha. Ngưỡng mong Đức Thế Tôn rủ ḷng từ bi hứa khả. Lần đó, Đức Phật chấp nhận. Sau này, Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên trở thành vị đệ tử nghị luận bậc nhứt trong tăng đoàn thời Phật.



Lời tác bạch của Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên mang ư nghĩa sâu sắc trong nhà Phật: Ngài đă nghe Đức Phật thuyết giảng giáo lư, đă suy nghĩ một cách chín chắn tường tận, mới đem áp dụng vào đời sống của Ngài và của gia đ́nh. Đó chính là ba bước "văn, tư, tu" để phát triển trí tuệ bát nhă. Văn có nghĩa là nghe, là học hỏi, là nghiên cứu. Tư có nghĩa là tư duy, là suy nghĩ chân chánh. Tu có nghĩa là sửa đổi, là thực hành, là áp dụng. C̣n được gọi là "Tam Tuệ Học" trong Phật giáo. Ba lần đầu, Ngài hướng ḷng tôn kính đến tam bảo bên ngoài, nên chưa được chấp nhận.



Sau cùng, Ngài biết "phản quan tự kỷ", hướng về "tam bảo tự tâm", biết đường hướng tu hành, để phát sanh trí tuệ. Nghĩa là Phật Tử biết hướng về bản tánh sáng suốt của tự tâm gọi là Phật, hướng về pháp môn vi diệu của tự tâm gọi là Pháp, hướng về bản thể thanh tịnh của tự tâm gọi là Tăng. Do đó Ngài được chấp nhận, bởi v́ đạo Phật là đạo giác ngộ và giải thoát, con người đến với đạo Phật bằng cửa trí tuệ, chứ không phải bằng niềm tin như các tôn giáo khác.



Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai". Đó chính là chánh tư duy vậy.



B.- Thế nào là tư duy bất chánh: Ngược lại, sự suy nghĩ ích kỷ, lợi ḿnh hại người gọi là tư duy bất chánh. Người nào suy nghĩ đến chuyện tà thuật để mê hoặc ḷng người, suy nghĩ đến những phương cách sâu độc để hại người hại vật, suy nghĩ đến mưu cơ để trả thù báo oán, suy nghĩ đến tài sắc danh vọng, đều gọi là tư duy bất chánh. Người nào luôn luôn suy nghĩ đến chuyện lợi ḿnh hại người như vậy, chắc chắn cuộc sống không b́nh an, luôn luôn bất ổn, hại người nên sợ người hại, gạt người nên sợ người gạt.



3.- Chánh Ngữ

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Không nên nói lời vô nghĩa. Phải giữ ǵn lời nói. Lời nói phải chân thật, đúng lúc, hợp Chánh Pháp, ích lợi cho ḿnh cho người".



Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù nói hàng ngàn lời vô ích, không bằng chỉ nói một lời đúng Chánh Pháp, có ích lợi làm cho tâm người nghe được an tịnh".



A.- Thế nào là chánh ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân chánh. Nghĩa là con người nên nói lời thật thà lương thiện, công b́nh ngay thẳng, công minh chính trực, có ích lợi chánh đáng. Chánh ngữ là lời nói thành thật và sáng suốt; lời nói ngay thẳng hợp lư, ḥa nhă, rơ ràng và giản dị; lời nói ích lợi, dung ḥa, khuyến tấn và duy nhất. Chánh ngữ là lời nói hợp Chánh Pháp, có ích lợi, đem lại ḥa b́nh, yên vui cho mọi người mọi nơi. Người giữ ǵn chánh ngữ là người dè dặt khẩu nghiệp, cẩn trọng lời nói, không bao giờ nói sai sự thực, không thiên vị, không xuyên tạc, không vu oan giá họa, không hăm he hù dọa.



Cổ nhân có dạy: "Hăy uốn lưỡi bảy lần truớc khi nói". Uốn lưỡi đến bảy lần th́ khỏi nói luôn. Lúc đó gọi là ngộ đạo, bởi v́: "Đạo bổn vô ngôn thuyết", bởi v́: "Ngữ ngôn đạo đoạn". Nghĩa là đạo lư cao siêu, vốn không thể nói, không có lời nào diễn đạt được. Khi c̣n nói lên được, đó chỉ là phương tiện hướng dẫn mà thôi. Cho nên muốn kiến đạo, đừng chấp lời nói, đừng chấp văn tự. Thí dụ như có người dùng ngón tay để chỉ mặt trăng cho người khác thấy. Ngón tay chỉ là phương tiện. Mặt trăng mới là mục đích cứu kính. Thấy được mặt trăng gọi là thấy đạo, kiến đạo. Cho nên muốn thấy mặt trăng, đừng chấp ngón tay thế này thế nọ.



Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau". Trong xă hội hay gia đ́nh, nếu mọi người đều thực hành hai câu trên, xă hội sẽ an vui, gia đ́nh sẽ hạnh phúc. Vợ chồng con cái trên thuận dưới ḥa, cộng đồng trên kính dưới nhường, cuộc đời tươi đẹp biết là bao nhiêu. Một lời nói nói ra làm cho người nghe hoan hỷ, nụ cười tươi tắn, tâm trí khinh an, đó gọi là chánh ngữ vậy.



B.- Thế nào là tà ngữ: Ngược lại, lời nói bất chánh hay tà ngữ là lời nói không chánh đáng, phi lư, tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người. Một lời nói ra có khi làm người nghe phải xức dầu cù là, nhức óc nhói tim, có khi ngất xỉu tắt thở luôn, đó là lời nói sâu độc, hiểm ác, đay nghiến, nguyền rủa, nhiếc mắng, thô tục. Một lời nói ra có khi làm tan vỡ hạnh phúc gia đ́nh người khác, đó là lời nói đặt điều thêm bớt, thay trắng đổi đen, nước lă khuấy nên hồ, lộng giả thành chơn, có nói không, không nói có.



Một lời nói ra có khi làm người khác mang họa vào thân, đó là lời nói vu khống cáo gian, vu oan giá họa cho người. Một lời nói ra có khi làm người khác lầm lẫn, đó là lời nói không đúng sự thực, không ngay thẳng, thiên vị, dua nịnh, xuyên tạc, ngụy biện, trau chuốt, với mục đích thủ lợi. Một lời nói ra có khi làm người khác xung đột oán thù, thưa gởi kiện tụng, đó là lời nói dối trá, gây chia rẽ, đâm bị thóc thọc bị gạo, có di hại cho mọi người và muôn vật. Những người có nhiều tự ái, thường khó ḷng nhịn được khi nghe những lời nói trái ư, không thuận theo ư ḿnh, thường hay tranh căi bằng mồm hoặc bằng thư rơi.



Có những lời nói vô nghĩa, nhưng cũng có thể làm cho người khác bực ḿnh, tức giận, bất an. Chẳng hạn như có người nói ḿnh ngu như con ḅ mà bày đặt dạy đời. Lời nói đó thực ra vô nghĩa lư, bởi v́ ḿnh không ngu, ḿnh không phải là con ḅ, cho nên không cần phải quan tâm đến những lời nói như vậy. Trong Pháp Tứ Y, Đức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta chỉ nên quan tâm đến ư nghĩa, không nên chấp vào lời nói. Được như vậy, chúng ta bớt nhiều phiền năo trên thế gian này.



4.- Chánh Nghiệp

Con người thường có ba nghiệp, đó là: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ư nghiệp. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về thân nghiệp. C̣n khẩu nghiệp thuộc phần chánh ngữ và ư nghiệp thuộc phần chánh niệm.



A.- Thế nào là chánh nghiệp: Chánh nghiệp là nghề nghiệp và hành động chân chánh. Nghĩa là con người nên chọn nghề nghiệp chân chánh, hành động một cách ngay thật, có ích lợi chánh đáng cho ḿnh và cho người. Chánh nghiệp có ích lợi giúp con người mang lại b́nh an, hạnh phúc cho chính ḿnh và cho mọi người xung quanh.



Người giữ ǵn chánh nghiệp là người dè dặt thân nghiệp, luôn luôn thận trọng, giữ ǵn mọi hành động, cử chỉ, cách cư xử của ḿnh, để không làm thương tổn đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc và tánh mạng của mọi người. Người giữ ǵn chánh nghiệp là người hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống và hạnh phúc của mọi người và muôn vật, tôn trọng nghề nghiệp, không xâm phạm tài sản của mọi người, không trác táng, tận tâm với chức nghiệp, biết hy sinh để giải thoát khổ đau cho mọi người. Người giữ ǵn chánh nghiệp là người giữ ǵn tam nghiệp được thanh tịnh.

Kinh sách có câu:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh.

Đồng Phật văng tây phương.



Nghĩa là nếu biết giữ ǵn tam nghiệp luôn luôn được thanh tịnh, chúng ta cùng với chư Phật, hiện đời sống trong cảnh giới niết bàn, tự tại giải thoát, không phiền năo, chẳng khổ đau, không sợ địa ngục, chẳng cầu niết bàn.



B.- Thế nào là tà nghiệp: Ngược lại, tà nghiệp tức là hành vi hay động tác không chánh đáng, phi lư bất lương, tổn hại mọi người. Ủó là các hành vi sát hại bạo tàn, giết người hại vật coi như tṛ giải trí, thú vui tiêu khiển, vui thích trên sự đau đớn của con người và của con thú, trộm cắp của cải, chiếm đoạt tài sản, xúi giục kiện thưa, thưa kiện kiếm tiền, ăn chơi trụy lạc, xa hoa trác táng, khuyến khích người khác xa hoa trác táng, thượng đội hạ đạp, giẫm lên người khác để tiến thân, bất chấp thủ đoạn, đe dọa mạng sống, sáng tác thư rơi, nặc danh khủng bố, tinh thần người khác.



5.- Chánh Mạng

Có một vị thiền sư khi tuổi đă cao, vẫn cứ ngày ngày làm lụng như mọi người khác, các đệ tử thấy vậy bèn đem giấu các dụng cụ làm việc của thầy. Ngày đó, vị thiền sư không làm việc được, nên chẳng chịu ăn uống, và dạy rằng: "Một ngày không làm là một ngày không ăn".



A.- Thế nào là chánh mạng: Chánh mạng là mạng sống chân chánh. Nghĩa là con người cần sinh sống một cách chánh đáng, có đời sống lương thiện, ngay thật, trong sạch, không bạo tàn, không hèn mạt. Chánh mạng có ích lợi giúp con người có cuộc sống b́nh đẳng, tương kính, không bị rẻ khinh. Người giữ ǵn chánh mạng là người sống một cuộc đời có ư nghĩa, lợi ḿnh, lợi người, không ăn bám ai, cũng chẳng ăn không ngồi rồi. Người theo đúng chánh mạng là người sinh sống theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống và hạnh phúc của mọi người, tôn trọng nghề nghiệp, không xâm phạm tài sản, tận lực làm việc, không tổn hại mọi người và muôn vật, sinh sống với tài năng chân chánh, không giả dối lừa gạt mọi người, sinh sống thanh cao không luồn cúi, không thượng đội hạ đạp, sinh sống theo chánh giáo, không mê tín dị đoan.



B.- Thế nào là tà mạng: Ngược lại, tà mạng là sinh sống bất lương, gian tham, không chánh đáng, phi lư, phạm pháp, có tổn hại trực tiếp hay gián tiếp đến mọi người, làm tổn hại chúng sanh, giết thú lột da, cưa ngà xẻ thịt, moi óc bẻ sừng, vặt lông làm đồ trang sức, may áo may quần, cúng trăng cúng sao, tiên đoán vận mệnh, xem quẻ bói xăm, coi tuổi t́nh duyên, tương lai gia đạo, ăn gian nói dối, lường gạt mọi người, giao dịch gạt gẫm, sáng chế vũ khí, giết người hại vật, chế đồ giả mạo. Quan niệm một ngày ăn cướp bằng ba năm làm, sống theo lối nước đục thả câu, ngư ông hưởng lợi, đó là tà mạng.



6.- Chánh Tinh Tấn

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy: "Nếu chuyên cần tinh tấn th́ không có việc ǵ khó. Ví như nước chảy măi, đá cũng phải ṃn".

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: "Người học đạo phải nên kiên tâm, tŕ chí, tinh tấn, dũng mănh, không sợ cảnh khổ trước mắt, phá diệt tà tâm, đạt thành đạo quả".



A.- Thế nào là chánh tinh tấn: Chánh tinh tấn là sự siêng năng chân chánh. Nghĩa là con người siêng năng làm những việc có ích lợi cho ḿnh và cho người. Chánh tinh tấn có ích lợi giúp con người cải tạo thân tâm ngày một thanh tịnh, tốt đẹp hơn, cuộc đời có ư nghĩa hơn. Người theo đúng chánh tinh tấn bao giờ cũng phản quan tự kỷ, quay lại xét ḿnh, siêng năng chuyển hóa tâm trí, cải đổi tánh t́nh.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:



Chư ác mạc tác.

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ư.

Thị chư Phật giáo.



Nghĩa là: Không bao giờ nên làm các điều ác, các điều bất thiện, dù là nhỏ nhặt. Luôn luôn tinh tấn làm tất cả các điều thiện, dù là điều thiện rất nhỏ. Tự thanh tịnh tâm ư của chính ḿnh. Đó là lời dạy của thập phương tam thế chư Phật. Người theo đúng chánh tinh tấn bao giờ cũng siêng năng sám hối, trừ bỏ những lỗi lầm tội ác đă sinh, siêng năng tu tập các pháp lành, ngăn ngừa tội ác chưa sinh, siêng năng làm việc thiện để tạo thêm phước, phát triển việc lành, siêng năng tu tâm dưỡng tánh, việc thiện chưa sinh làm cho phát sinh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vậy, không hề đổi thay, không chút chán chường.



Sách có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim", nói lên sự kiên tâm bền chí, nhẫn nại phi thường, trải qua thời gian năm tháng, không sờn ḷng, không khuất phục, để đạt cho bằng được mục đích cao cả của ḿnh. Người tu theo hạnh tinh tấn của Bồ Tát Đại Thế Chí, làm các việc thiện, cứu người giúp đời, không biết mệt mỏi, không hề nản ḷng, không màng tính toán, không chút so đo, không chịu ngừng nghỉ, mặc dù đang gặp nghịch cảnh, đang mắc khổ nạn, đang gặp oán thù, mặc dù có gặp người lấy oán báo ân, cũng vẫn b́nh thản. Đó là chánh tinh tấn vậy.



B.- Thế nào là tinh tấn bất chánh: Ngược lại, có rất nhiều người siêng năng làm những việc bất chánh. Đó là những người chuyên sát nhơn hại vật, gian xảo trộm cắp. Có những người siêng năng trong các việc dối trá hiểm độc, sáng tác thư rơi, dua nịnh xuyên tạc, rượu chè cờ bạc, xa hoa phung phí, phỉ báng mọi người. Cũng có những người siêng năng bới lông t́m vết, vạch lá t́m sâu, soi mói đời tư, viết thư nặc danh, ngụy tạo chứng cớ, thưa gởi kiện tụng, làm khổ chúng sanh.



7.- Chánh Niệm

Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy: "Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền năo, th́ chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề".



Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí".



A.- Thế nào là chánh niệm: Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người có những ư niệm chánh đáng, những đạo lư giác ngộ và giải thoát. Chánh niệm có ích lợi giúp con người sống trong an ổn, yên vui, không tạp niệm, ngày ăn ngon, tối ngủ yên. Người giữ ǵn chánh niệm là người dè dặt với ư nghiệp, luôn luôn nhớ nghĩ tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đất nước, ân mọi người, nhớ nghĩ lỗi lầm để sửa đổi. Người giữ ǵn chánh niệm là người sống trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc. Để giúp giữ ǵn chánh niệm, Đức Phật có dạy bốn phương pháp tập trung tư tưởng như sau: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă. Các pháp quán tưởng này trong kinh sách gọi là "Tứ niệm xứ". Tứ nghĩa là bốn. Niệm nghĩa là thường nhớ nghĩ. Xứ nghĩa là nơi chốn.



a) Quán thân bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân ḿnh là tập hợp những thứ bất tịnh, không trong sạch, nhơ nhớp, được bọc ngoài bởi lớp da cũng chẳng mấy ǵ sạch sẽ cho lắm. Khi mạnh khỏe th́ c̣n tạm tạm. Khi ốm đau, tai nạn, bệnh hoạn, già nua, thân ḿnh nhơ nhớp, máu mủ tanh hôi, ghẻ chốc gớm ghiếc, da dẻ nhăn nhúm, đến lúc tắt thở, śnh chương hôi thúi, không ai chịu nổi! Món ăn dù ngon, đưa vô miệng rồi, lỡ rớt ra ngoài, không dám ăn lại!



b) Quán thọ thị khổ: Nghĩa là quán tưởng sự cảm thọ, thọ nhận là khổ. Do tâm tham lam, con người thọ nhận đủ thứ vật chất của cải để vinh thân ph́ gia, không cần biết của thọ nhận chính hay tà, bo bo giữ ǵn, đến lúc chết, sinh ḷng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ nhận đủ thứ lời nói khó nghe, dù vô nghĩa, để bực dọc, tức tối, bất an, sinh ḷng thù oán.



Do tâm si mê, con người thọ nhận những tư tưởng mười năm báo thù không muộn, do điều ǵ bất như ư, chạm chút tự ái, cũng hăm he thưa kiện, nhứt định trả thù, để rồi gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho người, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều th́ khổ nhiều, chấp nhiều th́ mệt nhiều. Buông xả th́ thanh thản, tha thứ th́ thư thái. Chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.



c) Quán tâm vô thường: Nghĩa là quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của ḿnh luôn luôn thay đổi, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà. Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài, kinh sách gọi là tâm phan duyên. Cảnh trần bên ngoài thuận ư, vừa tai th́ vui thích. Cảnh trần bên ngoài nghịch ư, chói tai th́ tức tối. Nếu chỉ chạy theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, con người tạo tác không biết bao nhiêu nghiệp chướng, cho nên trôi lăn, trầm luân trong sinh tử không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp!



Trong kinh sách có câu: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Nghĩa là khi nào tâm của chúng ta không c̣n dính với cảnh trần nữa, thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, b́nh thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời, tức nhiên tâm của chúng ta sẽ được khinh an, tự tại, niết bàn và thiền định rồi đó vậy.



d) Quán pháp vô ngă: Nghĩa là quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có bản thể nhứt định, gọi là vô ngă. Các pháp, là tất cả sự sự vật vật trên cuộc đời, không có cái ǵ cố định. Tất cả chỉ là một ḍng chuyển biến không ngừng. Con người thấy đó mất đó. Chuyện ǵ rồi cũng đổi thay, rồi cũng qua mau. Đừng phí sức, đừng bận tâm với các pháp của thế gian. Chẳng hạn như có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", hoặc: "sau cơn mưa trời lại sáng".



Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Chư pháp tùng nhân duyên sanh.

Chư pháp tùng nhân duyên diệt.



Nghĩa là muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sanh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có cái ǵ, vật ǵ có thực tướng, không có cái ǵ, vật ǵ tồn tại vĩnh viễn. Người ta chửi ḿnh do ḿnh gây nghiệp bất thiện cảm với người. Người ta chửi măi mỏi miệng th́ cũng ngưng thôi, tức giận làm chi cho mệt! Đừng đưa cái bản ngă của ḿnh, tức là cái tôi, cái ta, tây phương gọi là "EGO", ra hứng những ngọn lửa của thế gian, th́ ḿnh đâu có bị đốt cháy, đâu có bị nhiệt năo, đâu có bị khổ tâm, đâu có bị ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên. Ngọn lửa không thể đốt hư không được, sẽ tự dập tắt thôi. Vô ngă đơn giản là như vậy đó!



B.- Thế nào là tà niệm, tạp niệm, vọng niệm: Ngược lại, tà niệm là những ư niệm không chánh đáng, vọng niệm là những ư niệm hư dối, tạp niệm là những ư niệm lung tung linh tinh lang tang. Những người luôn luôn nhớ nghĩ lỗi người để phê b́nh chỉ trích, nhớ nghĩ oán thù để phục hận trả thù, nhớ nghĩ ngũ dục: tiền tài, nhan sắc, danh vọng, ẩm thực, thùy miên, luôn nhớ nghĩ đến những thành tích xấu xa, gian giảo, để tự hào tự đắc, đó gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm.

Chư Tổ có dạy:



"Nội cần khắc niệm chi công.

Ngoại hoằng bất tranh chi đức".



Nghĩa là: Bên trong, chúng ta cố gắng, khắc phục tâm niệm, lăng xăng lộn xộn, giữ ǵn chánh niệm, chăn giữ ư nghiệp, đó mới thực là: công phu tu tập, đúng theo Chánh Pháp. Bên ngoài, chúng ta cố gắng, giữ ǵn chánh ngữ, canh chừng khẩu nghiệp, không thích tranh căi, không thèm hơn thua, đó là đức độ, người tu theo Phật. Cho dù có bị phỉ báng, có gặp nghịch cảnh, cũng vẫn b́nh tĩnh thản nhiên, ngoài mặt cũng như trong ḷng, không khởi lên bất cứ tâm niệm ǵ cả.



8.- Chánh Định

Muốn được cuộc sống an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải khắc phục tâm ư của chính ḿnh. Khắc phục tâm ư và an trụ tâm ư là mục đích chính yếu của người tu theo đạo Phật. Chế ngự được, khắc phục được tâm viên ư mă, tức là tâm như con vượn, ư như con ngựa nhảy nhót lung tung, chúng ta mới đạt được chánh định, đó là cảnh giới niết bàn, an nhiên tự tại, không khổ đau, chẳng phiền năo.



A.- Thế nào là chánh định: Chánh định là sự thiền định chân chánh. Nghĩa là con người tập trung tư tưởng vào một vấn đề chánh đáng, đúng với chân lư, hợp với lẽ phải. Người đạt được chánh định là người b́nh tĩnh, thản nhiên trước bát phong của cuộc đời. Chánh định có ích lợi giúp con người phát triển trí tuệ, mau tiến đến giác ngộ và giải thoát. Tâm trí của con người thường xuyên lăng xăng lộn xộn, nhớ nghĩ lung tung, linh tinh lang tang, không có dừng nghỉ, từ đông sang tây, từ cổ chí kim, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ thế giới năm châu đến phụ nữ nhi đồng, từ quốc gia đại sự đến hang cùng ngơ hẹp, hết chuyện gia đ́nh đến chuyện hàng xóm, chuyện xưa chuyện nay, thương ghét tốt xấu, thị phi phải quấy. Tất cả những chuyện như vậy làm cho tâm của chúng ta luôn luôn loạn động. Tâm loạn động th́ trí bất an. Ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên.



Để giúp con người đạt được chánh định, Đức Phật dạy các pháp quán tưởng, trong kinh sách gọi là "Ngũ đ́nh tâm quán", gồm năm pháp dừng tâm và trụ tâm, như sau đây:



a) Quán sổ tức: Nghĩa là quán tưởng bằng cách đếm hơi thở ra hơi thở vào, để đối trị tâm loạn động. Đến khi thuần thục, chỉ cần theo dơi hơi thở, không cần đếm số như lúc mới bắt đầu, đó gọi là tùy tức quán. Sách có câu: "Thở vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười".



b) Quán bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân ḿnh là một tập hợp những thứ bất tịnh, không có ǵ đáng quan trọng, khi chết thân ḿnh chỉ c̣n là một cái thây ma không ai dám đến gần, kể cả những người thân thiết nhất trên đời, để đối trị tâm tham dục.



c) Quán từ bi: Nghĩa là quán tưởng mọi người đều b́nh đẳng, đều có Phật Tánh như nhau, đều đáng thương như nhau, thương người như thể thương thân, để diệt trừ tâm sân hận, thù hằn, oán hờn, ganh ghét, ích kỷ, đố kỵ. Không thể chỉ v́ một chút tự ái nhỏ nhặt, một chút mặt mũi, danh dự nào đó, có thể tạo nghiệp oán thù, kiện tụng thưa gởi. Cổ nhân có dạy: "Chuyện ǵ ḿnh không muốn người khác làm cho ḿnh, th́ ḿnh đừng làm cho người khác", cho dù với mục đích trả thù, trừng trị kẻ khác, v́ bất cứ lư do ǵ!



d) Quán nhân duyên: Nghĩa là quán tưởng tất cả muôn pháp đều do nhân duyên sinh ra, cho nên giả hợp, không bền vững, không tồn tại vĩnh viễn, để đoạn trừ si mê, chấp ngă và chấp pháp. Muốn thực hành pháp quán này, cần thấu triệt và tin sâu "Lư Nhân Quả" hay "Lư Nhân Duyên".



e) Quán giới phân biệt: Nghĩa là quán tưởng lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức, tất cả đều giả tạm, không thực. Lục căn, là sáu cơ quan của thân, đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, tiếp xúc với lục trần, là sáu cảnh trên trần đời, bao gồm: sắc tướng, âm thinh, mùi hương, mùi vị, cảm xúc, kư ức. Sự tiếp xúc đó gây nên những cảm giác, những ấn tượng, gọi là lục thức. Trong kinh sách, lục căn, lục thức và lục trần gọi chung là thập bát giới, giới phân biệt.


TT Thích Minh Tâm kính tặng bạn đọc .
Quay trở về đầu Xem minhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhtam
 
cungtubatvo
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 07 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 7
Msg 2 of 2: Đă gửi: 24 April 2005 lúc 12:01am | Đă lưu IP Trích dẫn cungtubatvo

Kính TT Minh Tâm,
Bài giảng Bát Chánh Đạo của thầy Thích Chân Tuệ thật là rơ ràng.Lợi ích lớn cho những ai muốn t́m hiểu.
Cùng tử bất vô cũng xin góp một chút ư với thầy trong đoạn nói về VÔ THƯỜNG như sau :
                        VÔ THƯỜNG
     VÔ THƯỜNG ( Duyên sanh vô thường ) = ( vô thường v́ bởi duyên sanh ).
     Vô thường là 1 trong 4 nguyên lư căn bản của Phật giáo. Nó được chúng ta nhận diện qua các hiện tượng (tướng) : Ngày và đêm, sáng và tối, mưa và nắng, nóng và lạnh, tṛn và khuyết (trăng), đầy và vơi (nước), sanh và tử …Nó hoành hành khắp TAM GIỚI, bày ra các cảnh TẠO SANH, HỦY DIỆT làm điên đảo chúng sanh.
     Trong nhân gian, con người thường nh́n vô thường qua 4 tướng: thành, trụ, hoại, không (trời đất); sanh, lăo, bệnh, tử (con người), để rồi trong ḷng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi sanh-ly-tử-biệt, được-mất, hơn-thua … nên đâm ra bi quan, yếm thế…rồi từ đó sinh ra chán nản, sống liều lĩnh, sống buông thả, tuyệt vọng làm càn, bất kể thiện – ác…Các nghiệp duyên được dịp sanh ra, chắc là DỮ nhiều LÀNH ít !!!                        
Ác hại hơn nửa, vô thường lại thường xảy ra rất nhanh, nhanh đến độ đă có người nói :
                Mới vừa nói nói cười cười,
                Thở ra một cái thành người thiên thu !
     Là H.Tr. GDPT, chúng ta không chỉ TR̀ PHÁP mà cũng phải HOẰNG PHÁP.
Nếu chúng ta cũng chỉ có cái nh́n “ vô thường ” như mọi người kể trên, th́ sẽ phải ĂN LÀM SAO, NÓI LÀM SAO với các em ? với những người xung quanh khi họ cần ta giải đáp vấn đề ? Hăy coi chừng, đừng để Phật giáo bị mang tiếng là bi quan, yếm thế v́ sự hiểu biết thiếu sót của chúng ta. Lănh cái QUẢ này không nhẹ đâu !!!
     Thật ra, không nhất thiết phải là Phật tử mới biết đến hai chữ Vô Thường. Trong nhân gian từ xưa đă có câu: “ Nắng sớm, mưa chiều “ – Vô thường-. Họ cũng đă từng dự đoán và đề pḥng về việc này:
                Ra đi th́ sự đă liều,
                Mang tơi theo dọi kẻo chiều trời mưa.
     Ngoài những người lấy bi quan, yếm thế để nh́n vô thường kể trên, lại c̣n có một số khác háo hức, mong chờ vô thường tới. Họ nghĩ rằng: Nếu không v́ vô thường phá vỡ vỏ trứng, th́ làm sao có gà con ? Con bé sẽ không thành người lớn ! để mà nói rằng:
                Ngày nào c̣n bé tí ti,
                Bây giờ em đă dậy th́ đôi mươi.
Đề bà đạt Đa làm sao thoát ra khỏi ngục để thành Phật sau này ? Vân vân …và… vân vân …Vô thường hủy hoại nhưng vô thường cũng tạo sinh, nên mới có cảnh “ tang điền biến vi thương hải “ cùng ngược lại “ thương hải biến vi tang điền “ ( ruộng dâu biến thành biển cả, biển cả hóa thành nương dâu ) . Vô thường gây đau thương, tai hại nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho con người:
                Sông kia rày đă nên đồng,
                Nửa xây nhà cửa, nửa trồng ngô khoai.
Họ tin tưởng và mong cầu, chờ đợi vô thường đến để hoàn cảnh khốn khó hiện tại của họ được thay đổi, khá hơn :
                C̣n trời c̣n đất c̣n non nước,
                Chả lẽ ta đâu măi thế này !?
     Đến đây chúng ta đă có 2 lối nh́n “vô thường”. Lối thứ 1 tạm gọi là lối nh́n bi quan, lối thứ 2 tạm gọi là lối nh́n lạc quan. Với cả 2 lối nh́n Bi-Lạc này, là H.Tr GDPT chúng ta đă thỏa ḷng, vừa ư ? Hay vẫn c̣n thắc mắc băn khoăn ?
     H́nh như 2 lối nh́n “vô thường” kia vẫn c̣n có điều ǵ đó không ổn. Loáng thoáng dường như vẫn c̣n hàm chứa điều ǵ đó chưa đúng với giáo pháp của Như Lai.
Đă khởi niệm để cảm thấy như thế, chúng ta hăy xem xét đến lối nh́n “vô thường” thứ 3, lối nh́n của thiền sư VẠN HẠNH, ngài bảo:
                Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
                Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
                Nhậm vận thạnh suy vô bố úy,
                Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.
Nguyên Anh tạm dịch thoát ư để mọi người cùng có dịp chiêm nghiệm lời dạy này:
                Thân như bóng chớp, có rồi tan,
                Cây cỏ Xuân tươi, Thu héo tàn.
                Trời đất đầy vơi Tâm chẳng vướng,
                Việc đời: ngọn cỏ giọt sương tan.
Hoặc qua lời dạy của tổ Trúc Lâm ( vua Trần Nhân Tôn ) :
                Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
                Nhất xuân tâm sự (1) bách hoa trung.
                Như kim khám phá Đông hoàng diện,
                Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.
(1)     Có sách viết là Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.
Nguyên Anh tạm dịch để mọi người cùng chiêm nghiệm lời dạy này:
                Thuở bé bởi chưa rơ sắc không,
                Mỗi lần Xuân đến rộn hoa ḷng.
                Đến nay điểm mặt Đông quân được,
                Hoa nở, hoa tàn: tĩnh lặng trông.
Ư bài này “tàng ẩn” quá kỹ, Nguyên Anh xin mạo muội điểm qua để mọi người dễ dàng hội nhập: Thời c̣n là Đông cung thái tử v́ chưa “liễu”=biết+thấy=chứng ngộ=rơ luật vô thường=sắc-không. Nên lúc nào cũng thấy đời đẹp như hoa,dĩ nhiên thế nào Ngài cũng bị nó “hành” !!!(là Đông cung thái tử, mỗi ngày là mỗi Xuân, mỗi đêm là mỗi Xuân, nói chi mỗi tháng, mỗi năm).Nhưng đến nay đă thấy được mặt thật của ông Chúa mùa Xuân (đă thấy được ông này th́ cũng sẽ thấy mặt thật của các ông Chúa mùa Hạ, Thu, Đông).Các ông này vốn không thật có, nói đến họ là ám chỉ đến các tướng Thành, Trụ, Hoại, Không. Các tướng này tương ưng với các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nói rơ hơn: đến nay Ngài đă chứng ngộ = (rơ) luật “vô thường”.Thế nên lúc này Ngài sẽ lấy cái Tâm an nhiên, tự tại để nh́n xem “vô thường”.( thiền bản bồ đoàn ở đây không phải nói đến giường thiền, nệm ngồi màlàTâm tĩnh lặng) .



Trở lại vấn đề:
VÔ THƯỜNG ( duyên sanh vô thường ) = ( vô thường v́ bởi duyên sanh ).
     V́ bởi do duyên sanh nên nó vốn không thật. Chúng ta trước kia v́ bị nghiệp chướng che mờ nên nhận nó là thật có, để rồi từ đó phát sinh cái nh́n bi quan, lạc quan. Nay y theo giáo pháp, lại noi theo gương các ngài Vạn Hạnh, Nhân Tôn. Dù chưa thể lấy Tâm an nhiên tự Tại mà nh́n “ vô thường ”, cũng cố lấy Tâm tĩnh lặng thanh thản mà xem xét chúng.
     Nhưng làm thế nào để Tâm được tĩnh lặng, thanh thản? Hăy cẩn thận chiêm nghiệm bài kệ của cụ Tâm Nguyên Cao Hữu Đính, nguyên là giáo sư trường đại học Vạn Hạnh đă lưu lại cho bằng hữu, môn sinh và con cháu, bài kệ ấy viết:
             Duyên sanh vô thường,
             Chấp niệm mà chi.
             Sao bằng buông bỏ,
             Hỉ xă từ bi.
                    Nam mô thường tinh tấn Bồ tát ma ha tát
                                      Liên trại huấn luyện huynh trưởng
                                                     Lộc uyển & A Dục Seattle 2004
                                  Nguyên Anh Thân trọng Anh
    Kính chào
    Cùng tử bất vô.

Quay trở về đầu Xem cungtubatvo's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi cungtubatvo lần thăm cungtubatvo's Homepage
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.0469 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO