Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 217 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Nguồn gốc Kinh Dịch, nguyên lư và ứng dụng trong các môn KHHB Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
xhxt
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 March 2005
Nơi cư ngụ: Mozambique
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 12
Msg 1 of 4: Đă gửi: 18 April 2005 lúc 12:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn xhxt

I - NGUỒN GỐC CỦA BÁT QUÁI.


Truyện thần thoại xưa chép lại sự xuất hiện của Long Mă trên sông Hoàng Hà như sau:

Th́nh ĺnh có một trận dông lớn nổi lên, nước sông Hoàng Hà dâng cao, giữa sông nổi lên một con quái, đầu rồng ḿnh ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước. Dân chúng thấy lạ, cấp báo cho vua Phục Hy biết. Nhà vua liền đến nơi quan sát. Phục Hy là vị Thánh Đế nên biết con quái ấy là Long mă, một loại thú linh biết hiểu tiếng người. Nhà vua phán: Nếu phải nhà ngươi đem vật báu đến dâng cho ta th́ hăy lại đây. Long mă từ từ đi vào bờ, đến trước mặt nhà vua qú xuống. Vua Phục Hy thấy trên lưng Long mă có mang một cây kiếm báu và có một bức đồ gồm 55 đốm nhỏ đen trắng, vua ghi nhớ rồi gỡ lấy kiếm báu. Long mă liền đứng dậy đi ra khơi và biến mất.

Mực nước sông Hoàng Hà trở lại như lúc b́nh thường.

Vua Phục Hy vẽ lại các đốm đen trắng thấy được trên ḿnh Long Mă, tạo thành một bức đồ, gọi là Hà đồ. Đồ là bức vẽ, Hà là sông Hoàng Hà. Hoàng Hà là một con sông lớn và dài ở Trung hoa, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, dài 8800 dặm, chảy ra biển Trung hoa.

55 đốm đen trắng của Hà đồ tượng trưng những con số từ 1 đến 10, biểu thị Âm Dương: Các đốm trắng là những số lẽ: 1, 3, 5, 7, 9 tượng trưng Dương; các đốm đen là những số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10 tượng trưng Âm.


Dịch Hệ Từ Thượng viết: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, Trời 5 Đất 6, Trời 7 Đất 8, Trời 9 Đất 10.

■ Trời có năm số lẻ, là CƠ tượng trưng Dương. Cộng năm số lẽ nầy được 25: (1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25)

■ Đất có năm số chẵn, là NGẪU tượng trưng Âm. Cộng năm số chẵn nầy được 30: (2 + 4 + 6 + 8 + 10 = 30)

Tổng cộng hai số của Trời Đất, được 55: (25 + 30 = 55)

Số 55 nầy biểu thị sự biến hóa vô cùng của Trời Đất.


Vua Phục Hy làm ra Bát quái thế nào?

Ngày xưa, vua Phục Hy cai trị thiên hạ, ngẩng lên th́ xem tượng Trời, cúi xuống th́ nh́n h́nh trên mặt đất, xem các vẻ của chim muông, cùng những tiện nghi của mặt đất, gần th́ lấy ở thân ḿnh, xa th́ lấy ở mọi vật, lại quan sát cái tượng Âm Dương của Hà đồ, suy nghĩ sự biến hoá của Trời Đất: Từ Thái cực là số 1 mới có Lưỡng nghi là số 2, từ số 2 mới có 3 và 4 tức là từ Lưỡng nghi mới có Tứ Tượng, rồi biến hoá ra số 5, 6, 7, 8, tức là tạo thành Bát quái, vv...

Như vậy, việc phát minh ra Bát quái của vua Phục Hy là nhờ sự quan sát và suy luận của một bậc đại trí.

Đặt vị trí các quái theo phương vị, tiến hành như sau:

■ CÀN là Trời (Dương), KHÔN là Đất (Âm). Trời Đất tức Âm Dương là gốc của muôn vật nên xuất hiện trước nhất.

·        CÀN th́ ấm áp nên đặt ở phương Nam.

·        KHÔN th́ lạnh lẽo nên đặt ở phương Bắc.

■ Ấm và lạnh tạo ra hơi nước, sương mù, nên đặt ĐOÀI tiếp theo CÀN.

■ C̣n LY là lửa, là mặt trời th́ đặt ở phương Đông là hướng mặt trời mọc, nên đặt LY tiếp theo ĐOÀI.

■ Hơi nước và khí nóng phát động tạo ra sấm sét, đồng thời giúp cây cỏ nẩy sanh, nên đặt CHẤN tiếp theo LY.

■ Mặt đất th́ lồi lơm, nơi cao thành núi, nên đặt CẤN kế bên KHÔN; c̣n nơi thấp th́ nước đọng lại thành sông, biển, hồ, nên đặt KHẢM tiếp theo CẤN.

■ Các chuyển động đều tạo ra gió, nên đặt TỐN sau cùng

Đó là Bát quái có đầy đủ: Trời Đất, mặt trời mặt trăng, và Thủy Hỏa Phong.

Phục Hy bố trí các quẻ theo h́nh tṛn, đứng từ tâm điểm hướng ra ngoài, v́ Phục Hy quan niệm Vũ trụ rộng lớn bao la đến đâu đi nữa nhưng khởi điểm vẫn ở trung tâm là Thái Cực.

Trước khi có Âm Dương là thời Hỗn Độn (Hồng Mông) mờ mờ mịt mịt gọi là VÔ CỰC, rồi từ Vô Cực mới có THÁI CỰC, có Thái Cực mới có Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bát Quái, rồi từ Bát quái mới biến hóa ra măi để tạo thành CKVT và vạn vật.


Đặc điểm của Tiên Thiên Bát quái:

■ Bát quái Tiên Thiên phân làm 2 phía, mỗi phía 4 quẻ.

·        Quẻ Dương là quẻ có hào Dương ở đáy (vạch liền ở dưới)

·        Quẻ Âm là quẻ có hào Âm ở đáy (vạch đứt ở dưới).

·        Bốn quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc Dương.

·        Bốn quẻ: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn thuộc Âm.

■ Các quẻ đối ngược với nhau từng đôi một xuyên qua tâm của ṿng tṛn: Hào Âm đối với hào Dương.

·        Quẻ CÀN đối với quẻ KHÔN,

·        Quẻ ĐOÀI đối với quẻ CẤN,

·        Quẻ LY đối với quẻ KHẢM,

·        Quẻ CHẤN đối với quẻ TỐN.


Hậu Thiên Bát quái đồ:

Vua Phục Hy đă lập ra Tiên Thiên Bát quái đồ, phát họa cả một thời gian dài của vũ trụ lúc khởi đầu c̣n là vô h́nh.

Vua Văn Vương kế tục sự nghiệp đó, thiết lập Hậu Thiên Bát quái đồ, để mô tả giai đoạn biến hóa của vũ trụ vô h́nh qua hữu h́nh.

Có Tiên Thiên Bát quái đồ mà không có Hậu Thiên Bát quái đồ th́ quan niệm về vũ trụ chưa toàn diện, cũng như có Phục Hy mà không có Văn Vương th́ Dịch lư c̣n thiếu sót.

Văn Vương tham khảo ba đồ h́nh: Hà đồ, Tiên Thiên Bát quái đồ và Lạc Thư để thiết lập Hậu Thiên Bát quái đồ.


C̣n Lạc Thư là ǵ ?

Lạc Thư là sách có nguồn gốc ở sông Lạc, tức là sách ghi lại những nốt đen trắng trên lưng Thần qui xuất hiện ở sông Lạc, nơi vua Hạ Vơ đang trị thủy. Do đó, Lạc Thư c̣n được gọi là Qui Thư. (Qui là con qui, giống như rùa; thư là sách).


Lạc Thư:

Sông Lạc phát nguyên từ tỉnh Thiểm Tây, chảy về hướng đông nam qua các đất Bảo An, Cam Tuyền, rồi hợp với sông Vị để cùng đổ vào sông Hoàng Hà.

Thần qui là con rùa Thần, tức con rùa sống trên 5.000 năm, nên rất thiêng. Vua Hạ Vơ đang trị thủy ở sông Lạc, thấy một con Thần qui rất lớn xuất hiện, có nhiều nhiều vết chấm đặc biệt trên lưng, đếm từ số 1 đến 9. Nhà vua theo đó sắp đặt thành Cửu Trù. Những vết chấm trên lưng Thần qui được ghi lại thành sách gọi là Lạc Thư hay Qui thư.

Lạc Thư mô phỏng theo h́nh lưng rùa, nên vuông, gồm 9 số, bố trí theo h́nh chữ TỈNH 井:

Tổng cộng các chấm trên Lạc Thư là 45:

(4 + 9 + 2) + (3 + 5 + 7) + (8 + 1 +6) = 45

■ Số Dương là các số lẻ (số cơ) gồm 5 số, cộng lại là 25.
1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25

■ Số Âm là các số chẵn (số ngẫu) gồm 4 số, cộng lại là 20.
2 + 4 + 6 + 8 = 20

Theo biểu đồ của Lạc Thư, nếu cộng ba số theo hàng ngang, bất kỳ hàng nào; rồi cộng ba số theo hàng dọc, bất kỳ hàng nào; rồi cộng ba số theo hai đường chéo, ta thấy chúng đều bằng nhau và bằng 15.

Do đó h́nh vuông của Lạc Thư được gọi là Ma phương, nghĩa là h́nh vuông kỳ dị như ma quái.

Nhờ đặc tính kỳ lạ của Lạc Thư mà vua Hạ Vơ đem ứng dụng để đặt ra Hồng Phạm Cửu Trù 洪範九疇 làm chuẩn mực cho việc cai trị Thiên hạ được trật tự, ḥa b́nh và thịnh vượng. (Hồng phạm là khuôn phép lớn, Cửu trù là chín phương pháp gồm: Ngũ Hành, Ngũ sự, Bát chính, Ngũ kỷ, Hoàng cực, Tam đức, Kê nghi, Thứ trưng, Ngũ phúc, Lục cực.)


Văn Vương lập Hậu Thiên Bát quái đồ thế nào?

Khi vua Văn Vương bị vua Trụ nhà Thương (Ân) cầm tù 7 năm nơi Dũ Lư, Ngài để tâm nghiên cứu Hà đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên Bát quái đồ của Phục Hy, để từ đó, Ngài thiết lập Hậu Thiên Bát quái đồ, phối hợp với Ngũ Hành, để giải thích vạn vật hữu h́nh trong CKVT.

Vua Văn Vương sắp đặt tám quẻ theo một ước định về sự tương ứng giữa các hiện tượng thiên nhiên theo tứ thời bát tiết với tám hướng:

■ Phương Bắc, mùa đông, tiết đông chí, khí trời giá lạnh, nước đóng thành băng, là hiện tượng Âm khí hăm Dương khí, nên Ngài lấy quẻ KHẢM có h́nh tượng hai hào Âm bao bọc một hào Dương đặt ở đó.

■ Phương Nam, mùa hạ, tiết hạ chí, khí trời nóng, lửa dễ cháy, là hiện tượng Dương khí hăm Âm khí, nên Ngài lấy quẻ LY có h́nh tượng hai hào Dương bao bọc một hào Âm đặt ở đó.

■ Phương Đông, mùa xuân, tiết xuân phân, Dương khí ở trên giáng xuống, Âm khí ở dưới bốc lên, hai khí Âm Dương va chạm nhau thành tiếng sấm, nên Ngài lấy quẻ CHẤN có h́nh tượng hai hào Âm ở trên, một hào Dương ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Tây, mùa thu, tiết thu phân, khí trời hanh khô, dương khí chiếm hết mặt đất, nên Ngài lấy quẻ ĐOÀI có h́nh tượng một hào Âm ở trên, hai hào Dương ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Đông Bắc, tiết lập xuân, Dương khí vừa thoát khỏi sự bao bọc của Âm khí, Ngài lấy quẻ CẤN có h́nh tượng một hào Dương ở trên, hai hào Âm ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Đông Nam, tiết lập hạ, bắt đầu mùa gió chướng và mùa băo, đây là hiện tượng Dương khí lấn lướt Âm khí, Ngài lấy quẻ TỐN có h́nh tượng hai hào Dương ở trên, một hào Âm ở dưới, đặt vào đó.

■ Phương Tây Nam, tiết lập thu, lúc nầy là vào mùa mưa, đây là hiện tượng Âm khí lấn lướt Dương khí, nên lấy quẻ KHÔN có h́nh tượng ba hào Âm đặt ở đó.

■ Phương Tây Bắc, tiết lập đông, khí hậu lúc nầy là rất hanh khô, vạn vật trở nên cứng rắn, nên lấy quẻ CÀN có ba hào Dương đặt ở đó.

Tương quan giữa Tiên Thiên Bát quái & Hậu Thiên Bát quái:
■ Tiên Thiên là trước Trời, tức là trước khi thành h́nh vũ trụ hữu h́nh, lúc đó c̣n ở trạng thái vô h́nh, nên thuộc về H́nh Nhi Thượng học, do vua Phục Hy hoạch định.

■ Hậu Thiên là sau Trời, tức là vũ trụ đă có h́nh thể hữu vi, nên thuộc H́nh Nhi Hạ học, do vua Văn Vương chủ trương.


1. Đứng về mặt không gian:

■ Tiên Thiên là cái KHÔNG (Hư Vô) vĩ đại của vũ trụ lúc ban đầu, là cái ĐẠO hay cái LƯ gọi là Thái Cực, vô h́nh vô ảnh, vô thủy vô chung, được tượng trưng bằng một ṿng tṛn rổng.

■ Hậu Thiên là cái CÓ (Hữu h́nh) vĩ đại của vũ trụ lúc đă thành h́nh cùng với vạn vật, thiên h́nh vạn trạng, được tượng trưng bằng Bát quái Hậu Thiên.


2. Đứng về mặt thời gian:

■ Tiên Thiên là lúc từ vô thủy đến lúc có Âm Dương tác động sanh Ngũ Hành.

■ Hậu Thiên là bắt đầu từ lúc có Ngũ Hành và Âm Dương h́nh thành vũ trụ và vạn vật cho đến vô chung.

Như vậy, Tiên Thiên Bát quái và Hậu Thiên Bát quái chỉ là hai chặng đường trong quá t́nh diễn tiến của vũ trụ vạn vật từ vô thủy đến vô chung, mà trong đó các vấn đề: Xuất nhập, Hữu vô, Sanh diệt, đều do Thái Cực mà ra.

Do đó, cái học về Tiên Thiên là cái học về TÂM, c̣n cái học Về Hậu Thiên là cái học về TÍCH. (Tích là dấu vết).


So sánh phương vị của Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái:

Phương vị của Bát quái Hậu Thiên hoàn toàn thay đổi so với Bát quái Tiên Thiên, quẻ nào cũng bị đổi chỗ hết.

■ Ở Bát quái Tiên Thiên, trục Nam Bắc do hai quẻ Càn Khôn trấn giữ, và trục Đông Tây do hai quẻ Ly Khảm chế ngự.

■ Ở Bát quái Hậu Thiên, trục Nam Bắc chuyển cho Ly Khảm, c̣n trục Đông Tây chuyển cho Chấn Đoài.

■ Trong giai đoạn Tiên Thiên, sở dĩ trục Nam Bắc là Càn Khôn là v́ Trời Đất đóng vai tṛ chủ yếu trong công cuộc h́nh thành vũ trụ. Càn là Trời (Dương), Khôn là Đất (Âm).

■ Qua giai đoạn Hậu Thiên, vũ trụ thành h́nh xong th́ Ngũ Hành đảm nhận vai tṛ quan trọng trong việc tạo ra muôn loài sinh vật.

Trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) th́ hai Hành THỦY và HỎA vượng khí nhất nên lănh đạo ba Hành kia. Quẻ LY thuộc HỎA và quẻ KHẢM thuộc THỦY, nên LY KHẢM thay thế Càn Khôn để ngự trị trục Nam Bắc, khiến cho hai quẻ Càn và Khôn phải thay đổi vị trí.

■ Trong Hậu Thiên Bát quái đồ, các quẻ đối xứng nhau qua trục Đông Tây; c̣n trong Tiên Thiên Bát quái đồ th́ các quẻ đối xứng nhau qua tâm điểm của Bát quái đồ.

Chiết KHẢM điền LY: Chuyển Hậu Thiên Bát quái thành Tiên Thiên Bát quái:


So sánh hai Bát quái đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên:

■ Theo trục Bắc Nam trong Bát quái Hậu Thiên, nếu thay quẻ KHẢM bằng quẻ KHÔN và thay quẻ LY bằng quẻ CÀN th́ Bát quái Hậu Thiên trở thành Bát quái Tiên Thiên.

■ Quẻ KHẢM khác quẻ KHÔN do nét giữa. Chiết KHẢM là bẻ găy làm hai cái nét giữa của quẻ KHẢM th́ nó biến thành quẻ KHÔN.

■ Quẻ LY khác quẻ CÀN cũng do nét giữa. Điền LY là lấp đầy chỗ trống của nét giữa quẻ LY th́ nó thành quẻ CÀN.

Vậy chiết Khảm điền Ly là ư nói chuyển Bát quái Hậu Thiên thành Bát quái Tiên Thiên, tức là chuyển từ Hữu h́nh qua Vô h́nh.


(C̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem xhxt's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi xhxt
 
xhxt
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 March 2005
Nơi cư ngụ: Mozambique
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 12
Msg 2 of 4: Đă gửi: 20 April 2005 lúc 12:03am | Đă lưu IP Trích dẫn xhxt

Về luật lưỡng phân có khuynh hướng phân CÁI MỘT thành nhị thể âm dương với quá tŕnh đầu gọi là phân Nghi th́ Nghi đă định vị theo luật dương tả, âm hữụ Từ quá tŕnh hai phân Tượng, đến quá tŕnh ba phân Quái th́ âm dương đă định vị theo luật dương thượng, âm hạ.


Đất trời có CÁI CÓ. Vạn vật là vạn CÁI CÓ chứ có cái nào là CÁI KHÔNG ?. CÁI CÓ là Cái Một. CÁI MỘT dưới sự qui chiếu của đất trời có đặc tính lưỡng phân thành nhị thể âm dương. Luật Lưỡng Phân ẩn nấp trong lời kinh sau đây :

Thái Cực sanh lưỡng Nghi

Lưỡng Nghi sanh tứ Tượng

Tứ Tượng sanh bát Quái


Lời ấy là của Khổng Tử. Chư nho đời sau mô tả Thái Cực như là một cái tṛn và là một bầu tượng số chưa phân.


Rồi qua thời gian Thái Cực lưỡng phân thành nhị thể Âm Dương gọi là lưỡng nghi

Dương Nghi chiếm vị bên trái Thái Cực, Âm Nghi chiếm vị bên phải Thái Cực mà có luật << Dương tả, Âm hữu >>. Vậy luật dương tả, âm hữu là luật định vị âm dương nhị thể trong Thái cực khi Thái Cực lưỡng phân __ và Thái cực phải luôn luôn phân lưỡng để duy tŕ lưỡng Nghị





Mỗi Nghi như Dương Nghi, Âm Nghi trở thành CÁI MỘT để lưỡng phân nhị thể âm dương :



CÁI MỘTdương thuần ( dương nghi ) lưỡng phân thành nhị thể : Dương chiếm phần trên CÁI MỘT, Âm chiếm phần dưới CÁI MỘT.



CÁI MỘT âm thuần ( âm nghi ) lưỡng phân thành nhị thể : Dương chiếm phần trên CÁI MỘT, Âm chiếm phần dưới CÁI MỘT.



Âm dương đă phân ngôi theo luật << dương thượng, âm hạ >> để chiếm chỗ CÁI MỘT đă lưỡng phân ra nó __ và sự lưỡng phân luôn được tiếp diễn để duy tŕ lưỡng thể . Có 4 CÁI MỘT sanh ra trong qúa tŕnh Nghi lưỡng phân gọi là Tứ Tượng và có tên

Tượng THIẾU ÂM là âm đang thiếu dần trong tượng nầy

Tượng THÁI DƯƠNG là dương đang tăng dần đến thái thịnh

Tượng THIẾU DƯƠNG là dương đang thiếu dần trong tượng nầy

Tượng THÁI ÂM là âm đang tăng dần đến thái thịnh.



Mỗi Tượng là CÁI MỘT thuần ( dương thuần, âm thuần ) có đặc tính lưỡng phân thành nhị thể âm dương và dương có đặc tính chiếm phần trên CÁI MỘT, âm có đặc tính chiếm phần dưới CÁI MỘT__ tức là tuân theo luật << dương thượng, âm hạ >> để phân ngôi vị âm dương trong Tượng. Có 4 Tượng lưỡng phân thành 8 CÁI MỘT được gọi là Bát Quáị

Phục Hy nghiệm ra vũ trụ toàn cơi là một cơi âm dương có lư luật và ông đă dùng 2 thứ vạch liền    và đứt    để biểu diễn âm dương. Ngày nay người ta dùng dấu cọng ( + ) để biểu diễn dương, và dấu trừ ( - ) để biểu diễn âm và nếu như đem cái vạch liền hay dấu cọng thay thế chỗ vệt màu trắng tượng dương, và thế chỗ vệt màu đen tượng âm bằng vạch đứt hay dấu trừ th́ 8 cách phối âm dương ở trên vẫn không đổi ư :



(c̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem xhxt's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi xhxt
 
xhxt
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 March 2005
Nơi cư ngụ: Mozambique
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 12
Msg 3 of 4: Đă gửi: 21 April 2005 lúc 12:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn xhxt

NGŨ HÀNH BÁT QUÁI

Bát quái là

KIỀN và ĐOÀI hành KIM

nhưng kiền dương nên Kiền là dương kim, c̣n Đoài âm nên Đoài là âm kim



LY hành HỎA

nhưng Ly âm nên Ly là âm hỏa



CHẤN và TỐN hành MỘC

nhưng Chấn dương, Tốn âm nên Chấn là dương mộc, Tốn là âm mộc



KHẢM hành THỦY

nhưng Khảm dương nên Khảm là dương thủy



CẤN và KHÔN hành THỔ

nhưnh Cấn dương, Khôn âm nên Cấn là dương thổ, Khôn là âm thổ





Nên biết là :



Bát quái có phân biệt Tiên thiên với Hậu thiên. Tiên Thiên giải thích về nguồn gốc và cái chỗ mà Bát quái thành lập . Hậu Thiên th́ giải thích về hoạt động và công dụng của Bát quáị

Phương vị Tiên Thiên th́ : Kiền Nam, Khôn Bắc, Ly đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, Đoài Đông Nam. Về cái trật tự quái h́nh thành thi Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Tám số nầy gọi là Tiên thiên quái số được dùng làm số để chiếm quẽ.

Phương vị Hậu Thiên th́ : Chấn Đông, Đ̣ai Tây, Ly Nam, Khảm Bắc, Kiển Tây Bắc, Khôn Tây Nam, Cấn Đông Bắc, Tốn Đông Nam. Về số th́ hậu thiên có chín số để chỉ bát quái là



nhứt Khảm ( số 1 )

nh́ Khôn ( số 2 )

tam Chấn ( số 3 )

tứ Tốn ( số 4 )

ngũ trung ( số 5 là số cung trung để chỉ một quái nào đó )

lục Càn (số 6 )

thất Đoài ( số 7 )

bát Cấn ( số 8 )

cữu Ly ( số 9 )





Vạn Vật là cái công dụng của Bát quái, cho nên phải theo lư của Hậu Thiên mà luận sự. Ngoại trừ việc đổi số đếm thành quái th́ phải là số thuộc tiên thiên mới đổi được.



HÀNH CỦA THIÊN CAN



Thiên Can là









GIÁP ẤT hành MỘC

nhưng Giáp dương, Ất âm nên Giáp là dương Mộc, Ất là âm mộc



BÍNH ĐINH hành HỎA

nhưnh Bính dương, Đinh àm nên Bính là dương hỏa, đinh là âm hỏa



MẬU KỸ hành THỔ

nhưng Mậu dương, Kỹ âm nên Mậu là dương thổ, Kỹ là âm thổ



CANH TÂN hành KIM

nhưng Canh dương, Tân âm nên Canh là dương kim, Tân là âm kim



NHÂM QÚI hành THỦY

nhưng Nhâm dương, Qúi âm nên Nhâm là dương thủy, Qúi là âm thủy







định luật về thập can hữu hợp



Giáp hợp Kỹ

Ất hợp Canh

Bính hợp Tân

Đinh hợp Nhâm

Mậu hợp Qúi



Định luật nầy cho thấy hai hành khắc chế nhưng hợp được như Dương Mộc với Âm Thổ, Âm Mộc với Dương Kim, Âm Kim với Dương Hỏa, Âm Hỏa với Dương Thủy, Âm Thủy với Dương Thổ.

phương vị thập can trên địa chi



Giáp Ất đông phương

Bính Đinh   nam phương

Mậu Kỹ trung ương

Canh Tân tây phương

Nhâm Qúi bắc phương





HÀNH CỦA ĐỊA CHI



thập nhị địa chi là







HỢI và TƯ hành THỦY

nhưng Tư dương, Hợi âm nên Tư là dương thủy, hợi lá âm thủy



DẤN và MẸO hành MỘC

nhưng Dần dương, Mẹo âm nên Dần là dương mộc, Mẹo lá âm mộc



TỴ và NGỌ hành HỎA

nhưng Tỵ âm, Ngọ dương nên Tỵ là âm hỏa, Ngọ lá dương hỏa





THÂN và DẬU hành KIM

nhưng Thân dương, Dậu âm nên Thân là dương kim, Dậu lá âm kim





TH̀N TUẤT SỬU MÙI hành THỔ

nhưng Th́n và Tuất dương, Sửu và Mùi âm nên Th́n Tuất là dương thổ, Sửu Mùi lá âm thổ



phương vị địa chi



Tư bắc, Ngọ nam

Mẹo đông, Dậu tây

Sửu Dần đông bắc, Thân Dậu tây nam

Th́n Tỵ đông nam, Tuất Hợi tây bắc

HÀNH CỦA CAN CHI



Thập can và Thập nhị địa chi phối hợp thành ṿng 60 can chi

Can dương phối với chi dương, can âm phối với chi âm. Sở tàng tại can chi dương là dương hành, sở tàng tại can chi âm là âm hành.


(c̣n tiếp...)
Quay trở về đầu Xem xhxt's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi xhxt
 
xhxt
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 March 2005
Nơi cư ngụ: Mozambique
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 12
Msg 4 of 4: Đă gửi: 23 April 2005 lúc 5:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn xhxt

Ngũ Hành Nạp Âm



Đem 10 Thiên Can phối hợp với 12 Địa Chi, Can Dương với Chi Dương, Can Âm với Chi Âm biến hóa thành một chu kỳ 60 năm chẵn, từ Giáp Tư đến Quư Hợi để ghi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Tức là những chu kỳ thời gian tuần hoàn theo 60 đơn vị Can - Chi, trong đó có 30 đơn vị thuộc Dương, 30 đơn vị thuộc Âm. Mỗi cặp đơn vị một thuộc Dương và một thuộc Âm đi liền nhau có cùng một Hành gọi là Ngũ Hành Nạp Âm.

Việc sáng tạo Ngũ Hành Nạp Âm cho ṿng Giáp Tư phải trải qua quá tŕnh tính toán phức tạp, nên ngày nay các nhà làm lịch cũng như những nhà trạch cát đều sử dụng bảng tính Niên Mệnh đă được soạn sẵn từ xưa để lạị

Sự Suy Vượng Của Ngũ Hành



Sự suy vượng của Ngũ Hành được chia làm 5 giai đoạn, tương ứng với 5 giai đoạn của thời gian trong năm.

Hành      Vượng&nbs p;     Tướng       Hưu    &nbs p; Tù      Tử
Mộc      Mùa Xuân      Mùa Đông      Mùa Hạ      Tứ Quư      Mùa Thu
Hỏa      Mùa Hạ      Mùa Xuân      Tứ Quư      Mùa Thu      Mùa Đông
Thổ      Tứ Quư      Mùa Hạ      Mùa Thu      Mùa Đông      Mùa Xuân
Kim      Mùa Thu      Tứ Quư      Mùa Đông      Mùa Xuân      Mùa Hạ
Thủy      Mùa Đông      Mùa Thu      Mùa Xuân      Mùa Hạ      Tứ Quư


Vượng là giai đoạn thịnh nhất, phát triển mạnh nhất.

Tướng là giai đoạn thịnh vừa, phát triển chậm hơn.

Hưu là giai đoạn nghỉ ngơi, không c̣n phát triển.

Tù là giai đoạn bị suy giảm, sa sút.

Tử là giai đoạn chết, hoặc hoàn toàn bị khắc chế.
(c̣n tiếp...)

Sửa lại bởi xhxt : 23 April 2005 lúc 9:29pm
Quay trở về đầu Xem xhxt's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi xhxt
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.3242 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO