Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 208 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Duyên Giải Thoát Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 1 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 4:27am | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan

Xin chào tất cả quư vị,

Vài tuần trước VMQ t́nh cờ dạo vào mục “Khoa Học Huyền Bí” nầy và đọc được bài “Luyện Thiền...” của anh XinChao và có posted lại. T́nh cờ VMQ lại được người bạn tặng cuốn “Duyên Giải Thoát” có liên quan nhiều đến việc Thiền Định và nội giới mà có một số quư vị đề cập đến, nên xin posted tặng tất cả những vị nào muốn t́m hiểu thêm. VMQ xin có đôi lời giới thiệu sơ lược về cuốn sách nầy:

Cuốn “Duyên Giải Thoát” nầy được Giáo sư Triết học Huỳnh Như dịch lại từ cuốn “Discourses on Sant Mat” và được phát hành “ngầm” bên Việt Nam (bản của VMQ hiện có là bản được người khác in lại và phát hành miễn phí tại Hoa Kỳ). Những bài trong cuốn “Discourses on Sant Mat” là những bài giảng của Đạo Sư Maharaj Baba Sawan Singh Ji do một số Giáo sư người Mỹ được phép dịch lại và tổng hợp lại thành sách. Trên cuốn sách nầy, chúng ta sẽ đọc được những vần thơ ẩn dụ “Huyền Môn” của những vị Thánh Sư trải dài hằng ngh́n năm trên vùng Trung Á mà chúng ta chưa từng nghe tên qua. Có thể trong vài chúng ta chỉ nghe được đến tên Ngài Baba Ji đă được đề cập trong cuốn “Các Bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ” (Autobiography of a Yogi) của Ngài P. Yogananda do tác giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch lại. Ngài Baba Ji nầy chính là Sư tổ của Ngài P. Yogananda (Baba Ji >> Lahiri Mahasaya >> Sri Yukteswar >> Paramahanmsa Yogananda). Những vị Thánh Sư, tác giả của những vần thơ “Huyền học” được đề cập trong cuốn sách nầy, có vị theo Hồi Giáo, có vị theo Ấn Độ giáo, đạo Sikh, v.v.... Nhưng nếu cố công t́m hiểu và bước qua khỏi tri kiến “tôn giáo”, chúng ta sẽ nhận thức được rơ ràng những vị Thánh Sư nầy đều cùng đi chung trên “Con Đường của Những Vị Thánh”, và các Ngài đă nắm giữ được “Pháp Mạch” đă được tồn tại bao ngh́n năm qua cho đến thế kỷ hiện đại. Nếu đă được đọc qua cuốn “Milarepa, Con Người Siêu Việt” (Đỗ Đ́nh Đồng dịch), chúng ta sẽ nhận thấy được Ngài Miralepa (xứ Tây Tạng – có vị Việt dịch lại là Ngài Mật-Lạc-Nhất-Ba) đă hy sinh tất cả cho vị Thầy là Thánh Sư Marpa, và vượt qua bao nhiêu cơn thử thách để cuối cùng được “điểm đạo” và nhận được “Pháp Mạch” nầy để bước vào “Con Đường của Những Vị Thánh”. “Pháp Mạch” đang đề cập tới cũng chính là Pháp Mạch mà Đệ Nhất Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă một ḿnh một gậy đem từ bên Trung Á qua Trung Hoa và truyền thừa lại cho đến Ngài Lục Tổ Huệ Năng (Có nhiều minh chứng từ những h́nh vẽ được truyền lại hằng ngh́n năm từ vùng núi tuyết Tây Tạng chứa đựng những bí mật về “Pháp Mạch”, trên những bộ Luận của Đệ Nhất Tổ Đạt Ma, Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng, trên một số kinh điển Phật giáo, và trên Thánh Kinh Thiên chúa giáo, v.v...). Theo VMQ nhận thấy, cuốn Duyên Giải Thoát nầy chính là một Viên Ngọc Quư trong Tủ sách “Đạo Học/Huyền Môn”, nên xin mạn phép dịch giả Giáo sư Triết học Huỳnh Như được đăng một chương tại đây để xin được cống hiến đến tất cả các vị quan tâm.

Tương kính,

Vô Môn Quan


Sửa lại bởi Vô Môn Quan : 08 April 2005 lúc 7:26pm
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 2 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 7:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan


CHƯƠNG 9

NH̀N THẤY ĐỨC CHÍ TÔN
NGAY TRONG TẤM H̀NH HÀI NẦY


Người Yêu! Hăy nh́n Ngài với mắt quay vào trong,
Nơi Ngài ngự trong ṭa nhà lớn
Dâm dật, tham lam, sâu hận, kiêu căng, sớm nên từ bỏ,
Giới hạnh, khoan dung, chân thật, an vui, ấy là đức thường.
Hăy từ bỏ chất kích thích và thói quen ăn thịt,
Hăy ĺa xa cái tâm trí phỉnh lừa,
Cỡi lên con ngựa trí huệ và tránh xa cảnh giả trá phù du.
Sau khi thực hiện xong các phép thanh tẩy cơ thể,
Hăy ngồi yên trong thế kiết già.
Khi đă ém hơi trong phổi, hăy thở ra chầm chậm.
Bằng cách đó thanh tẩy trung tâm thần kinh cuối và nhiệm vụ đă hoàn tất.
Những nụ hoa sen bốn cánh, ở trong thần kinh trực tràng,
Nơi phát ra âm thanh và tuôn ra ánh sáng.
Chiếc hoa sen sáu cánh,
Tại trung tâm thần kinh giới tính
Nơi con hỏa xà quay đầu trở xuống
Hăy đè bẹp cho đến khi nó chết đi.
Nơi đó những âm thanh của Diệu Âm
Măi măi cứ vang vọng.
Trong rốn nở ra đóa sen tám cánh
Nơi thần Vishnu ngự trên ngai,
Những điệu nhạc ngân nga phát ra từ môi của thần rạng rỡ,
Chỗ dựa của hai thần Shiv và Lakshmi.
Sen mười hai cánh mọc lên từ trung tâm thần kinh tim.
Nơi phúc lạc dưới dạng các thần Shiva,
Jung và Gauri được hiển bày,
Mặt đất tràn dâng những ca khúc của Diệu Âm
Cùng với những tiếng reo ḥ đắc thắng.
Đóa hoa sen hai cánh ngay trong cuống họng
Nơi ngự của nữ thần Vô Minh.
Các thần Brahma, Vishnu và Shiva phẩy nhẹ trên nữ thần
Và từ đó phát ra lời ca.
Và phía trên đó, hỡi đạo hữu,
Hăy ngắm đóa Hoa Sen Diệu Kỳ.
Có hai dạng – trắng và đen, phía sau hai mắt,
Nơi Nij Man – cái tâm trí chân thực ngự trị
Đó là bí mật của các hoa sen.
Tất cả tạo vật nằm trong nhăn giới của cái xác
Hăy đến nơi học đạo
Hăy t́m đúng Đạo Sư
Ngài sẽ bày tỏ Diệu Âm, và chỉ ra con đường.
Nhắm mắt, ngậm miệng và bưng tai lại,
Nghe tiếng kêu con dế, như giai điệu Tiếng Nhạc Trời.
Tập trung vào hai con ngươi ngắm nh́n vườn hoa nở rộ.
Thu cả mặt trời và mặt trăng vào một điểm và thiền định.
Hội nhập vào Diệu Âm tại ngă ba ḍng tâm linh
Tiến tới đây bạn sẽ rời xa ảo tưởng.
Tiếng chiêng đánh lên và vỏ ốc thổi lên.
Tuôn tràn Tiếng Nhạc Trời,
Từ hoa sen ngàn cánh
Huy hoàng như lễ hội
Cùng ánh với vạn ngọn đèn.
Giữ măi trong tâm trí.
Đấng Tạo Hóa Chúa Tể muôn loài.
Bầy giờ hăy vào đường hầm quanh co và đi qua xuyên suốt.
Dak’ni, Sak’ni, hiện thân tính ác của Sa Tăng,
Măi kêu la ầm ĩ.
Các tiểu quỷ cùng sứ giả của địa ngục
Măi gào thét kêu la náo loạn.
Nghe tiếng Diệu Âm chúng liền đào tẩu,
Khi bạn thốt lên lời chân sư.
Trong tinh cầu thiên giới
Có một cái giếng lộn ngược.
Người đệ tử và nhà huyền linh
Đến đó uống tùy thích.
Nhưng những ai không có Chân Sư,
Không có ân phúc thiêng liêng,
Th́ vẫn nóng và khát,
Bị bóng tối che mờ tâm trí,
Hắn măi đắm ch́m trong tối tăm,
Trikuti, miền tâm linh thứ Hai, là lănh địa,
Là nguồn mạch của tri kiến,
Nơi trống đồng vang vọng tiếng mây trời.
Có ánh tịch dương huy hoàng lan tỏa
Có một hoa sen bốn cánh,
Nơi Tiếng Nhạc Trời măi măi ngân nga.
Ai đă lên đến cảnh giới nầy
Đúng là người đệ tử.
Những bí ẩn của chín cửa
Thế là đă tỏ tường,
Nay đă vượt đến cửa thứ mười, từ lâu vẫn bị khóa chặt.
Chân không trắng ở bên kia lĩnh vực nầy.
Hăy tắm ở ao mật hoa Mausar,
Và gặp đàn thiên nga. Bản thân bạn cũng trở thành thiên nga
Và sống bằng mật hoa.
Thụ cầm, năng cầm, đàn luưt – tất cả đều trổi lên,
Nơi đức Brahm bất diệt ngự trị.
Ánh sáng ngang với mười hai mặt trời, mỗi thiên nga đều rạng rỡ:
Diệu Âm từ đóa sen tám cánh phát ra.
Biển cả thái không như một ngọn đèn nguy hiểm
Nếu không có Đại Sư, không ai có thể qua.
Chó sói và cọp háo hức t́m mồi, rắn hung hăng cắn
Những cánh đồng Sehaj Achint giăng trăi chào mời.
Hỡi đạo hữu, ở Par Brahm có sen tám cánh,
Sen mười hai cánh ở bên mặt, trên cánh đồng Achint.
Phía trái là sen mười cánh Sehaj
Đó là những chi tiết về hoa sen.
Cả năm Brahm đều bao bọc trong trứng,
Và gọi cả năm là “bên kia Akshar”.
Nơi đây cư trú những người bị cầm cố
Vốn đă bị Đấng Chí Tôn đày đến đây.
Hăy ngắm xem nơi hai ngọn núi hội nhau,
Từ Bhanwar Gupha các Thánh chào mừng.
Thiên nga biểu diễn môn thể thao tuyệt vời,
Đó là nơi Đấng Chân Sư hội nghị.
Tám mươi tám ngàn ḥn đảo Đấng Tạo Hóa tạo ra,
Và những nơi nạm châu ngọc long lanh
Nơi không ngớt tiếng nhạc đàn dây và sáo
Và lời “Sohang” (Ta là thế) không ngừng vang vọng.
Hỡi Đạo hữu khi bạn đi qua biên giới miền tâm linh thứ Tư,
Và sau đó đến gần vùng ngoại vi của Sat Lok.
Nơi đây phát ra mùi hương ngào ngạt,
Măi măi diệu kỳ khó tả,
Mỗi con thiên nga nơi nó tắm trong ánh sáng của mười sáu mặt trời
Và nhạc trời đàn luưt măi măi trổi lên.
Cây phất tràn vẫy đàn thiên nga đến vương triều
Đó là vương triều của Ngài, được biết là Đấng Chí Tôn.
Mười triệu mặt trời xuất hiện
Cùng số ấy mặt trăng kề bên
Ánh sáng kia phai nḥa trong vô nghĩa
Trước ánh sáng huy hoàng của chỉ một sợi tóc của Ngài
Đó là vinh quang của Ngài.
Miền tâm linh thứ Sáu, hỡi Đạo hữu, c̣n xa hơn nữa.
Nơi Đức Chí Tôn ngự trị.
Hàng tỉ mặt trời cạnh tranh vô vọng với một sợi tóc.
Alakh, Đấng Chí Tôn vô h́nh ngự trị tại đây.
Trên đó nữa, một cung điện huy hoàng.
Đấng chúa tể miền tâm linh thứ Tám cao cả ngự trị tại đây.
Từ mỗi lỗ chân lông Ngài, ánh sáng tinh tuyền chiếu diệu
Hàng tỉ mặt trời đâu có nghĩa ǵ.
Ánh sáng đó Ngài hằng vốn có
Không mô tả được, cũng không nắm bắt được,
Hỡi đạo hữu, bên trên đó th́ không tả được
Nơi ngự của Đấng Tuyệt Đối Vô Danh.
Ai có đến th́ mới biết,
Chỉ như lời th́ không thể nói năng.
Thế là tôi đă tiết lộ điều bí ẩn chân tướng của con người
Toàn bộ cuộc tạo hóa, nó chứa đựng bên trong.
Vô minh cố t́nh ném ra cái cạm bẫy
Bà ta, một kẻ tạo hiếm có, tài ba.
Khởi thủy Vô Minh khéo léo bày tṛ tạo tác
Tṛ ảo hóa trong xác phàm
Xác ấy chỉ là một bản sao của Anda
Từ đó bà ta cho hắt ra một cái bóng.
Tôi bay như chim, đôi cánh là Diệu Âm,
Kabir nói: tôi tự do, Thầy đă giải thoát tôi.
Tâm thức tôi tỉnh thức
Chỉ có Diệu Âm vang vọng
Và rồi thi qua bên kia xác phàm và xác Andy,
Tôi t́m thấy Quê Nhà Chân Thật của ḿnh.
(Kabir Sahib)
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 3 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 7:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan


....

Tôi thường nói rằng mọi thứ cần t́m đều có cả bên trong cơ thể. Cũng như thể chúng ta thường tháo các bộ phận của một cây súng để lau chùi và ráp lại. Kabir Sahib giảng giải tường tận những ǵ Ngài thấy trong cơ thể, Ngài nói:

“Tôi sẽ nói cho các bạn biết về những ǵ Đấng Chí Tôn đă đặt vào cơ thể chúng ta. Cái cơ thể nầy cũng giống như một cung điện. Trong đó “tâm linh là người vợ đáng yêu” và “Đấng Chí Tôn là người chồng”. Họ cùng ở chung với nhau trong một nhà từ bao lũy kiếp vậy mà vẫn chưa bao giờ giáp mặt nhau.”

Đó là kinh nghiệm chung của tất cả các Đạo Sư vượt qua con Đường Tâm Linh và đă đối mặt trước Đấng Chí Tôn.

“Hỡi người t́m Thượng Đế,
Bạn đă tránh xa mất Ngài
Trong những lượn sóng lớn
Của biển cả tâm trí.”
“Cả hai cùng một giường
Nàng và đấng phu quân
Vô vọng chàng đánh thức
Nàng say ngủ triền miên.”
(Đạo Sư Arjan)

“Sao con cứ măi kêu gào và mong mỏi Thượng Đế
Trong khi Ngài vẫn ở đó, ngay bên cạnh con.”
(Paltu Sahib)

“Tại sao con cứ măi đi t́m người Yêu,
Trải qua nhiều qua nhiều lang thang gian khổ
Con đường đến với Ngài vốn ở trên cao.”
(Tulsi Sahib)

“Nước Chúa ở ngay bên trong con.”
(Chúa Ki-tô)

“Điều kỳ lạ là giống như con bướm đêm
Thiên hạ đổ xô chạy ra bốn phía.
Măi đi loanh quanh, ôm lấy những bức tường
Và như măi quên Ánh Sáng Bên Trong.”
(Shamas-i-Tabriz)

Kabir cũng đă từng nói rằng Đấng Chí Tôn ở ngay bên trong cơ thể nầy và mọi sự cố gắng của chúng ta là phải tập trung hướng về hội ngộ với Ngài. Nếu bạn muốn gặp Ngài, bạn cần phải lắng trong tâm ḿnh. Trước tiên, chúng ta cần từ bỏ thói dâm dật và Diệu Âm không thể song song tồn tại. Nơi nào có bóng tối dâm dục th́ nơi đó không có Diệu Âm. Diệu Âm nâng chúng ta lên đến nhiều cảnh giới cao hơn bên trong. Trong khi đó thói dâm dục có khuynh hướng kéo chúng ta xuống thấp. Ham muốn một phụ nữ khác hơn vợ ḿnh đó là thói dâm dục. Điều đó cũng đúng đối với phụ nữ. Ham muốn một người đàn ông khác hơn chồng ḿnh đó là thói dâm dục. Bạn cũng phải từ bỏ thói sân hận, bởi v́ sân hận làm cho tâm trí phân tán. Thói quy kỷ làm cản trở bước tiến vào nội tâm. Tiếp theo đó là thói quen tham dục. Một người có tốt đến mấy đi nữa, nếu có ḷng tham dục y sẽ bị xă hội ruồng bỏ. Kabir c̣n nói thêm rằng chúng ta phải từ bỏ thói tham luyến của cải thế gian, người thế gian cả thói quy kỷ và kiêu căng.

“Những ai uống chất rượu của tật xấu,
Th́ tâm trí sẽ bị hư hỏng.
Thế nhưng những ai say chất tiên dược.
Hỡi Nanak, đó là những người phụng thờ Đấng Chí Tôn.”
(Đạo Sư Arjan)

“Hăy từ bỏ thói dâm dục và sân hận
Cùng với thói vu khống!
Hăy thanh tẩy mọi ham muốn!
Đó là phương thuốc trừ phiền năo.”
(Đạo Sư Nanak)

Chúng ta cần phải thay thế dâm dục bằng kiêng khem, sân hận bằng khoan dung, tham dục bằng an phận, tham luyến bằng siêu thoát và kiêu căng bằng khiêm cung. Thế nhưng điều nầy chỉ xảy ra khi chúng ta gặp được một Đạo Sư và hành tŕ theo sự hướng dẫn của Ngài để quay về Thượng Đế, trở thành một quyền năng sống động, được tái sinh và hưng phấn. Sau đó năm thói xấu biến mất, nhường chỗ cho năm đức hạnh. Chúng ta cũng cần phải kiên ăn thịt, uống rượu từ bỏ những ǵ gian tà và giả trá.

“Một kẻ khuyên mời và kẻ kia cứ rót
Và uống thỏa thích đánh mất trí khôn;
Chẳng c̣n trí phân biệt
Thế nào là giữ giới, thế nào là phạm giới
Và v́ thế mà phải chịu trách phạt từ Đấng Chí Tôn.”

Khi ăn thịt cầm thú chẳng những khiến chúng ta lún sâu vào ác nghiệp mà c̣n làm cho tâm trí thô trược, không nhạy cảm đối với giới tâm linh. Nó kéo con người xuống b́nh diện cầm thú. Ăn thứ ǵ th́ giống thứ ấy. Đó là điều không tránh khỏi. Cũng giống như khi tâm chúng ta măi tư tưởng về thứ ǵ th́ chúng ta như thứ ấy. Rượu làm cho tâm trí bị lú lẫn, làm cho trí phán đoán thiên lệch và hủy trí biện bạch. Cả thân xác và tâm trí điều tổn thương. Chỉ khi nào khi chúng ta từ bỏ nó chúng mới có thể cỡi lên con ngựa trí tuệ và đoạn tuyệt mọi thứ ảo tưởng.

“Khi tôi đốt lên ngọn đèn Diệu Âm
Căn nhà tôi sáng lên.
Sự sáng suốt về khắp mười phương phát triển
Và tôi trở thành trong suốt
Gút mắc của tôi tật xấu mở bung ra
Và tôi chan ḥa trong đức hạnh.”
(Paltu Sahib)

“May mắn thay kẻ nào hy sinh chính ḿnh,
Đốt cháy vọng ngă của ḿnh, y hợp nhất với Thượng Đế.”
(Maulana Rum)

Thân thể chia thành bốn miền. Đó là Pind hay Pinda, tức là cái xác; And hay Anda, phần thứ nhất của Brahmand, miền pha lẫn vật chất và tâm linh; Brahmand, miền pha lẫn vật chất tâm linh, phần lớn thuộc về tâm linh nhưng có pha lẫn chút ít vật chất tinh tế; và Sach Kand là tâm linh thuần túy, là miền cao nhất và tinh thuần nhất. Sach Khand cũng là duy nhất có tính ổn định.

Hăy h́nh dung ra mặt trời tâm linh ngời sáng ở miền Brahmand cũng giống như mặt trời khi phản chiếu lên mặt nước (Anda) và từ mặt nước lên mặt tường (Pinda). H́nh phản chiếu của mặt trời trên nước nó có mất đi sức nóng nhưng vẫn c̣n giữ y h́nh dạng. Nhưng h́nh phản chiếu của nó từ mặt nước lên mặt tường hay lên một vật thể ǵ khác th́ có mất đi cả sức nóng và h́nh dạng. Do đó chúng ta thấy rơ ràng là chúng ta được biết và hân thưởng rất ít về ánh sáng và vẻ đẹp của tâm linh trong thể xác chúng ta.

“Các giới chỉ là một phản ảnh nghèo nàn
Của trường cửu vốn là sự tuôn tràn bất tận.”
(Đạo Sư Arjan)

Brahmand có sáu luân xa hoặc trung tâm năng lực tâm linh. Sáu trung tâm nầy có sáu phản ảnh ở miền Anda của cơ thể. Sáu trung tâm mới nầy lại có sáu phản ảnh ở miền Pinda, tức ở cái xác. Những trung tâm nơi cái xác ở phía dưới Con Mắt Thứ Ba. Từ đó cho đến hoa sen ngàn cánh là Anda và ở trên hoa sen ngàn cánh là Brahmand.

Khi chúng ta thức, trụ sở của tinh thần đặt ở Mắt Thứ Ba, phía sau khoảng trống giữa hai mắt. Lúc chiêm bao, tinh thần ở trung tâm cổ họng. Trong giấc ngủ mê, nó ở trung tâm rún. Chúng ta phải leo lên. Chúng ta đang ở giữa lưng chừng đồi, không có vấn đề đi xuống trước rồi sau đó mới đi lên. Đó là một lầm lỗi.

Các Đạo Sư nói: “Chúng ta hăy khởi sự leo lên từ trung tâm giữa hai mắt”. Các tu sĩ du già chẳng để ư điều nầy, bắt đầu cuộc thiền định từ trung tâm thấp nhất của cơ thể và v́ thế hoang phí cuộc đời một cách vô ích. Họ cứ ở măi ở những luân xa phía dưới. Con đường của các Đạo Sư bắt đầu từ trung tâm mắt.

Các tu sĩ du già bắt đầu bằng việc ngồi kiết già. Bước đi kế tiếp gọi là Dhoti. Người ta dùng một băng vải rộng bằng ba ngón tay, dài mấy thước, nhúng nước rồi nuốt vào bụng với mục đích là rửa ông tiêu hóa. Động tác đó được lập lại nhiều lần. Sau đó th́ động tác Basti, cốt ở việc bơm một lượng nước vào ruột theo hậu môn giữ lại đó một thời gian rồi sau đó nén cho nó xổ ra, với mục đích là rửa phần dưới ruột non và ruột già. Tiếp theo đó là động tác Neti. Ở đây người dùng một sợi dây bằng lụa tẩm sáp. Sợi dây nầy được luồn qua một lỗ mũi và kéo ra ở lỗ mũi bên kia. Mục đích là để tẩy sạch đường mũi. Sau khi mọi việc được thực hiện xong, họ bắt đầu việc Pranayam.

Pranayam gồm có ba phần: Purak là hít hơi vào, Kumback là ém hơi và Rechak là thở ra. Việc nầy được thực hiện có tiết điệu, tức là trong những khoảng thời gian đều đặn. Sau đó các tu sĩ già tăng dần thời gian măi cho đến khi họ có khả năng ém hơi thở trong khoảng một thời gian dài.

Chỉ sau khi thực hiện những điều đó xong, họ mới bắt đầu thực hành thiền định bằng cách tập trung vào trung tâm thần kinh thấp nhất, tức là trung tâm hậu môn hay trung tâm trực tràng – những người Hồi Giáo gọi là Adam. Con người giống như một cái cây quay ngược. Có thể nói rễ cây là bộ năo, từ đó phát ra nguồn năng lực cung cấp cho những trung tâm thấp hơn. Một trung tâm càng xa bộ năo bao nhiêu th́ năng lực của nó càng kém bấy nhiêu. Mỗi một trung tâm nuôi dưỡng trung tâm phía dưới nó. Câu niệm ở trung tâm hậu môn là “Kilyng, Kilyng”. Một số tu sĩ du già lặp lại chữ đó 50 ngàn lần. Một số khác niệm hai triệu lần. Chủ điểm là tập trung ở cái trung tâm có h́nh hoa sen bốn cánh đó. Vị thần ngự trị ở trung tâm nầy là Ganesh. Và có những quyền năng kỳ diệu luôn tồn tại nơi vị thần được xem là ở hàng thấp nhất nầy.

“Điểm đầu tiên tôi tiết lộ: nó màu đỏ.
Bạn phải chú ư đến điểm đó.
Nó nằm ở trung tâm hậu môn, bốn cánh hoa mở rộng
Nó ở tại trung tâm ấy, thấp nhất trong cơ thể.
Với bốn chữ ghi trong đó: Ganesha là vị thần.”
(Charandas)

Phần đông người ta không hành tŕ đến mức cao như vậy. Và đây là điều lạ nhất: người ta vẽ hoặc tạc ra tượng vị thần nầy và thờ phụng cái tượng đó. Nếu qua pháp Pranayam mà họ đă thâm nhập vào nội giới th́ hẳn là họ đă đắc một cái ǵ đó. Cái vật mà họ thờ như là thần tượng đó thật là phù phiếm. Làm thế th́ cũng chẳng khác ǵ đặt một tấm h́nh của một ông quan ṭa ở ṭa án. Tấm h́nh đó chẳng thể đưa ra một phán quyết cũng không thể thẩm định một vụ án. Hoặc giả là nó giống như pho tượng của một tướng lănh. Nó không thể đưa ra mệnh lệnh như một ông tướng bằng xương bằng thịt. Nếu như một người thâm nhập nội giới và nhận ra ngay cả cái trung tâm thấp nhất nầy th́ hắn sẽ có ư trí mạnh hơn cả điều nầy vẫn có lợi cho cuộc sống trần gian của y. Thế nhưng một người chỉ biết tôn thờ thần tượng th́ chẳng được ǵ bổ ích cả.

“Nếu như do thờ đá mà người ta t́m thấy Thượng Đế,
Th́ tôi thích thờ một ngọn núi
Hơn là thờ những thớt cối đá
Người ta dùng để xay bột.”
(Kabir Sahib)

“Sự tôn thờ chân thật là phép quán Diệu Âm
Không có Diệu Âm không thể có tôn thờ.
Chúng ta chỉ tắm tượng ở phía ngoài,
Thay v́ thế nếu chúng ta gột rửa tâm trí ḿnh
Cái vỏ vọng ngă rơi xuống,
Và chúng ta được giải thoát.”
(Đạo Sư Nanak)

“Một phiến đá do búa tạo h́nh,
Tạo nên một pho tượng
Bằng cách đục xói vào ngực!
Nếu tượng kia quả linh
Đă nuốt sống anh điêu khắc mất!”
(Kabir Sahib)

Sau khi đă vượt qua trung tâm thấp nhất, người tu sĩ du già đến trung tâm giới tính. Đây là đóa sen sáu cánh. Thần Brahma, Thần đứng đầu ba ngôi trong Ấn Giáo – Brahma, Vishnu và Shiva: Đấng Sáng Tạo, Đấng Hủy Diệt – ngự trị ở đây. Trung tâm Ganesh tiêu biểu cho hành thổ. C̣n trung tâm giới tính tiêu biểu cho hành thủy. Người Hồi Giáo gọi trung tâm nầy là Makail, tức là Người tạo dựng nên thế giới. Ở đây có một nguồn năng lực có tên là con Hỏa Xà. Bằng sự tập trung, các tu sĩ du già khuấy động nguồn năng lực nầy và đưa nó vào cột sống. Khi đi qua trung tâm giới tính nầy, họ lập đi lập lại tiếng “Om”.

“Trung tâm thứ hai là trung tâm giới tính,
Hỡi đạo hữu, hăy lắng nghe.
Đây là hoa sen sáu cánh, màu vàng nhạt,
Và cũng biết được là trung tâm lạc thú
Sáu chữ ghi trên cánh hoa, thần ngự trị là Brahma.
Cùng với thần ngự trị, Savitri ở chung.
Và trong đó đủ chư thần cùng Indra đồng ở.”
(Charandas)

Luân xa cao hơn kế tiếp là trung tâm rún với hoa sen tám cánh. Vị thần ngự trị là Vishnu, người Hồi Giáo gọi là Asrafil, màu trắng. Vị thần của trung tâm nầy duy tŕ sự tồn tại của thế giới. Người Ấn Giáo thờ vị thần nầy, người Hồi Giáo th́ không. Từ đó khởi lên vấn đề: “Thế th́ vị thần nầy có chối từ không chịu trông nom những người Hồi Giáo không?” Thực ra vị thần Vishnu nầy được bày ra để phục vụ các bạn. Các bạn không có nhiệm vụ phải tôn thờ vị thần nầy. Khoan bụng có thể ví với một bồn chứa thông với nhiều ống nhỏ dẫn đến các bộ phận trong cơ thể. Bằng cách đó các bộ phận trong cơ thể được nuôi dưỡng. Tập trung tâm trí tại trung tâm nầy, các tu sĩ già lập đi lập lại “Hirying, Hiryng”. Trung tâm rún nhận sự sống từ trung tâm cao hơn kế tiếp, đó là luân xa tim.

“Trung tâm thần kinh thứ ba ở rún, thường được gọi là Manipurak, là hoa sen mười cánh có màu xanh nhạt. Với mười chữ được ghi, thần Vishnu ngự trị ở đó. Thần Mahalaxmi cũng cùng ở đó.”
(Charandas)

Ngự trị luân xa tim là thần Shiva. Đó là hoa sen mười hai cánh. Các tu sĩ huyền môn Hồi Giáo gọi đó là “Qalib-i-Sanobri”. Vị thần nầy cũng được bày ra để phục vụ linh hồn, chứ không phải để được thờ phụng. Do đó nếu các tu sĩ và các tu sĩ khác đến tiếp xúc với vị thần đó ở ngay bên trong th́ tốt hơn nhiều. Thế nhưng thay v́ thế, người ta thường làm tượng vị thần để thờ phụng. Tập trung tại luân xa nầy các tu sĩ già thường lặp đi lại từ “Sohang”.

“Trung tâm thần kinh Anhad tập trung tại tim
Hoa sen mười cánh và màu trắng
Hai thần Shakti và Shiva ngự trị ở đây,
Hoa sen có ghi 12 chữ bí mật.”
(Charandas)

Luân xa cổ họng không phải là hoa sen hai cánh như nhiều sách ghi lầm. Đúng ra đó là một hoa sen mười sáu cánh. Shakti, cũng gọi là Devi, dạng cao nhất của Pindi Maya, ngự trị tại tập trung nầy. Những người Hồi Giáo gọi thần là Qudrat. Các Đạo Sư gọi là Vô Minh, bởi v́ thần nầy đánh lừa người thế gian. Ba vị Brahma, Vishnu và Shiva ngự phía dưới lănh địa của Shakti và nhận năng lực từ vị thần nầy. Nữ thần của dốt nát và ảo tưởng, thế nhưng được thế gian tôn thờ!

“Luân xa thứ năm ở ngay cổ họng,
Hoa sen mười sáu cánh, tất cả mười sáu chữ trên đó.
Từ đó yếu tính của thần được phát ra.”
(Charandas)

“Có một nữ thần khéo léo
Che mờ cơi thế gian
Phù trợ cho bà có ba người đắc lực
Người thứ nhất tạo tác
Người thứ hai bảo tồn
Người thứ ba hủy diệt.”
(Đạo Sư Nanak)

....

Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 4 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 7:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan


....

Một lần nọ tôi đến Kangra và viếng đền Jwala Ji. Bởi v́ khi tôi c̣n bé, mẹ tôi đă khấn sẽ sùng bái và dâng lễ cho vị thần nầy, vốn được xem là hiện thân của thần Shakti. Dù là chẳng tin, tôi thầm nghĩ là tôi sẽ hoàn măn lời khấn của mẹ tôi. Khi đến đền tôi thấy lửa ló ra từ những kẹt đá ở bên trong ngôi đền. Thực tế đền được xây lên trên một đồi núi lửa. Lúc đó tôi có mang theo mấy cục kẹo và tôi bỏ một cục vào trong những cái lỗ từ đó lửa ló ra. Và kết quả là lửa tắt. Về sau ông từ phụ trách ngôi đền thuật lại với mọi người rằng có một Đạo Sư đến và dập tắt ngọn lửa. Thưc ra chẳng có ǵ là quan trọng cả. Nếu như những người kia chịu thâm nhập vào trong, họ sẽ hiểu ư nghĩa sự việc. Thâm nhập vào bên trong Shakti hoặc luân xa cổ họng, tất sẽ tăng cường ư chí họ.

Sau khi qua khỏi luân xa, chúng ta đến luân xa số sáu, ở về phía sau khoảng giữa hai mắt. Đây là tụ điểm của cả tâm linh và tâm trí kết hợp. Những người Hồi Giáo gọi đây là Nafs. Những vị thần tôi vừa đề cập đến trên kia Ganesh, Brahma, Vishnu, Shiva và nữ thần Shakti hay Maya đều ở phía dưới luân xa thứ sáu nầy. Khi thâm nhập vào những miền phía dưới luân xa nầy, các tu sĩ già đă có một phần thỏa măn. Họ cũng thủ đắc được một ít quyền năng siêu nhiên.

“Agya Chakkar ở trung tâm thứ sáu,
Nơi ngự của thần Jyoti
Và trong hoa sen hai cánh
Là hai chữ bí mật.”
(Charandas)

Đa số người thế gian đều tập trung vào việc tôn thờ thần tượng, cách nầy hoặc cách khác. Kabir Sahib nói rằng các phần dưới thấp của cơ thể, phía dưới luân xa số sáu đă được mô tả tỉ mỉ trên kia, được gọi là miền của cái xác. Con đường của các Đạo Sư bắt đầu từ luân xa số sáu trở lên. Bản thân tôi đă được Đạo Sư tôi chỉ dạy cho con đường đó. Chúng ta phải lên cao, lên cho đến tận Sach Khand và hợp nhất với Diệu Âm – vị chúa tể của miền tâm linh thứ Năm bên trên cái thế giới vật chất nầy. Khởi hành từ tột đỉnh của xác thân, Pind, chúng ta phải đi qua khỏi cả Anda lẫn Brahmand.

Làm sao chúng ta đến được Sach Khand? Kabir Sahib nói: “Hăy nhắm mắt bưng tai, ngậm miệng lại và nghe tiếng dế. Nó cũng giống y như tiếng châu chấu”. Các bạn phải tŕ niệm điều mà Đức Đạo Sư dạy cho lúc truyền Tâm Ấn và thu nhiếp tâm thức vào nội giới. Và khi đó ánh sáng tự phát ra.

“Nghe những điệu nhạc nhẹ reo từ Anhad.
Khi đă đóng kín ba cổng,
Nanak ở trạng thái xuất thần vào chân không,
Không có chiều, cũng không có sáng.”
(Đạo Sư Nanak)

“Khép kín miệng, mắt và tai
Và tŕ niệm danh hiệu God Niranjan.”
(Kabir Sahib)

“Nhắm cả hai mắt lại như con chim ưng,
Rồi th́ con sẽ chỉ nghe Diệu Âm
Mà hiện thời th́ con không nghe được.”
(Shamas-i-Tabriz)

“Đă đến ‘Shah Rag’ th́ Đấng Chí Tôn không c̣n xa nữa.”
(Bulleh Shad)

“Khi tôi ngồi cầu nguyện mà chiêm ngắm h́nh Đức Đạo Sư,
Th́ từ mắt trí huệ vang vọng Tiếng Nhạc Trời.”
(Khwaja Hafiz)

Mắt phàm chúng ta không tự phát ra ánh sáng. Chúng ta tùy thuộc vào những nguồn sáng như mặt trời, mặt trăng, tinh tú, điện và đèn. Khi thiếu một trong những nguồn ánh sáng như vậy mắt phàm không trông thấy được. Con mắt bên trong có khả năng tự phát sáng và chẳng cần đến nguồn sáng bên ngoài. Hăy tập trung vào con mắt trí huệ th́ ánh sáng sẽ phát ra. Con đường đi lên theo lời Đức Thầy dạy bắt đầu từ con mắt trí huệ đó.

Khi nhăn giới bên trong được khai mở, chúng ta thấy bầu trời đầy sao. Sau đó chúng ta phải vượt qua những thế giới của mặt trời và mặt trăng để đi lên cao hơn. Cao hơn nữa có một con đường hẹp mà chúng ta phải đi xuyên qua. Kabir Sahib nói rằng cánh cổng giải thoát chỉ rộng bằng một phần mười của một hạt cải. Tâm trí lại kềnh như con voi, do đó mà nó khó có thể đi xuyên qua được. Thế nhưng nếu chúng ta t́m thấy một Đạo Sư và được Ngài ban răi ân huệ cho, khi đó cánh cổng giải thoát mở rộng và chúng ta có thể vào ra dễ dàng. Đạo Sư Nanak bảo rằng con đường đến Đấng Chí Tôn chỉ bằng một phần mười chiều rộng của một sợi tóc. Nhiều Đạo Sư khác nói về con đường nầy cho rằng nó hẹp hơn cái trôn kim.

“Con đường mà chúng ta phải xuyên qua,
Hẹp hơn một sợi tóc và nhọn hơn một mũi kim.”
(Đạo Sư Amardas)

“Len qua trôn kim và vào bên trong,
Tôi nh́n thấy một cảnh tượng diệu kỳ.”
(Đạo Sư Ji)

Xa hơn nữa có ba con đường hoặc lối ṃn, một ở bên phải, một ở bên trái, và một ở giữa. Con đường phía trái là con đường của các tu sĩ du già, đầy những quyền năng kỳ diệu. Thế cho nên những ai đi trên con đường nầy không bao giờ đến được những cảnh giới cao hơn Brahmand. Đây là con đường của quyền năng tiêu cực. Con đường bên phải dẫn đến những vũ trụ cao xa hơn. Con đường bên phải là con đường của những kẻ hung hăn. Con đường của chúng ta, của các Đạo Sư là con đường giữa. Đó là Con Đường Cái Quan mà chúng ta không bao giờ xa rời. Kabir nói: “Đời sống vô thường chúng ta chớ nên hoang phí thời gian, phải cố gắng tiến bộ trên Con Đường và vượt lên cao khi đang c̣n sống”. Đúng là chúng ta cần phải đi qua những miền kia khi đang c̣n sống. Và điều nầy chỉ có thể được khi chúng ta cố gắng thật nhiều.

“Khi mà Thiên Đàng hiện tiền ngay hôm nay,
Tại sao tôi vẫn tin nơi lời hứa của các tu sĩ về tương lai ngày mai?”
(Khwaja Hafiz)

“Bạn hăy nuôi hy vọng đạt thành tựu ngay khi c̣n sống
Hỡi người Đạo hữu huyền môn, bởi v́ khi con người c̣n hiểu biết,
Hắn hiểu biết trong khi c̣n sống
Và trong khi c̣n sống, đạt được giải thoát.”
(Kabir Sahib)

Sau khi tâm vượt qua những cảnh giới của Mặt Trời và Mặt Trăng, nó nh́n thấy Đức Đạo Sư bên trong và tiến lên đến Sahansdal Kanwal (hoa sen ngàn cánh). Từ đây bắt đầu cuộc hành tŕnh Tâm Linh Chân Thật với Đạo Sư làm bạn đồng hành. Đây là một miền được chiếu sáng huy hoàng. Ở cảnh giới phía dưới, tâm trí th́ bị giác quan giật dây. Thế nhưng khi đă đến miền nầy th́ t́nh thế đảo ngược, tức là giác quan do tâm trí kiểm soát và tâm trí do tâm điều động. Và người đệ tử th́ phải như vậy.

“Trong hoa sen thứ bảy, Kal có chỗ ngồi,
Ở đó bạn gặp God Niranjan.”
(Đạo Sư Ji)

Những việc thuộc các b́nh diện của cái xác và cái trí được sắp xếp ở đây. Và những cánh hoa được các tu sĩ huyền môn đề cập đến như là ngh́n mắt và tai của Đấng Chí Tôn.

“Bạn có ngh́n mắt và ngh́n khuôn mặt;
Thế nhưng bạn vẫn là một.”
(Đạo Sư Nanak)

“Khi tâm bừng sáng bên trong
Nó đưa đến giáp mặt Đức God Niranjan.”
(Đạo Sư Ramdas)

Miền Sahansdal Danwal là miền cuối cùng, tức là cao nhất của các tu sĩ du già. Qua khỏi đó các luồng sinh khí không thể vận hành được. Các luồng sinh khí có thể so sánh với một chiếc xe đạp sau khi đă chạy trên con đường tráng nhựa. Đến cuối đường tráng nhựa th́ không thể đi xa hơn được nữa, nhất là khi đoạn đường tiếp theo đầy những vết bánh xe trước và đầy những ổ gà. Các luồng sinh khí không thể đi xa hơn Chid Akash – phần dưới của miền thứ Nhất, tức là Sahansdal Kanwal. Các tu sĩ du già không hề biết đến nhiều cảnh giới xinh đẹp và thuần túy tâm linh ở xa hơn. Thế nhưng ngay miền thứ Nhất nầy cũng rất là bao la. Và để mô tả nó, cần phải viết nhiều cuốn sách.

C̣n những phía bên kia phải đi qua Bunknal thường gọi là con “những hầm khúc khuỷu” rất là hẹp và đă được nói đến trước đây chỉ rộng bằng một phần mười sợi tóc. Chúng ta phải đi thẳng suốt, sau đó đi xuống, lại đi lên, rồi lại đi thẳng. Đoạn đường Bunknal nầy nằm giữa Sahansdal Danwal và Trikuti miền tâm linh thứ Hai. Đa số những tu sĩ du già thuở xưa và những nhà tiên tri không thể đi qua đoạn đường nầy, họ đă không thể nh́n thấy Tự Tánh của ḿnh, bởi v́ cái Tự Tánh nầy chỉ hiện ra ở Par Brahm.

Chúng ta phải hiểu rằng toàn bộ quang cảnh đầy những linh hồn. Và chẳng có linh hồn nào bị giới hạn trong biên giới vật chất. Ví dụ nếu bạn đặt một người nào đó vào một chiếc ḥm kín, khi người đó chết đi, linh hồn không ở lại trong ḥm.

Bên trong cái xác vật chất c̣n có một cái xác vi tế hơn, đó là cái vía và bên trong nữa c̣n có cái trí. Khi tất cả những cái vỏ bọc bên ngoài đó (cái xác, cái vía, cái trí) được tách rời khỏi linh hồn th́ linh hồn sẽ sáng lên bằng ánh sáng của chính ḿnh với độ sáng bằng 12 mặt trời. Linh hồn vốn có cùng bản chất với Thượng Đế và có cùng những phẩm chất như vậy. Thế nhưng khi nó bị bao che bởi những lớp vỏ kia nó hoàn toàn không hay biết chi về tiềm năng của ḿnh.

Linh hồn vốn là Chetan (toàn thức, trí khôn hoặc sinh lực có ư thức). Thế nhưng v́ kết hợp với sự vật vật chất, nó trở thành vật chất. Hoặc nói một cách chính xác hơn, nó bị che phủ bởi những tư tưởng về vật chất, bởi ham muốn và những thứ tương tự như vậy. Khi chúng ta lên cao hơn, thức sẽ thăng tiến về chất lượng và quyền năng tâm linh cho đến khi chúng ta đạt trạng thái Sat Chit Anand, hoặc thức phúc lạc chân thật.

Linh hồn nơi mọi người đều giống như nhau. Không ai trong chúng ta lại có thể khác Ngài. Thế nhưng hại thay chúng ta chẳng biết, chúng ta chẳng nhận ra.

“Một ông chúa sơn lâm ở trong rừng,
Một hôm bà vợ sinh một chú sư tử con.
T́nh cờ chú sư tử con về tay một người chăn cừu.
Người nầy nuôi nó lẫn với đàn cừu.
Thế là chú con quên cả ḍng giống.
Tập tục của tổ tiên, cùng với thành tích.
Cũng ăn như cừu, chú ta gặm cỏ.
Linh hồn, hỡi ơi, cũng cùng chung cảnh ngộ!
Nó lớn lên, gắn chặt trong thân xác,
Quên hết bản chất của ḿnh.”
(Đạo Sư Sunderdas)

Một thời gian sau có một sư tử khác đi ngang, thấy vậy và tự hỏi sao một con vật đồng loại với ḿnh lại sống lẫn trong bầy cừu vốn là thực phẩm của ḿnh. Nó liền nói với sư tử con: “Nhà ngươi đă thành cừu bởi v́ sống giữa đàn cừu. Hăy đi lại đây với ta, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy bản chất chân thật của ngươi”. Nói rồi nó liền dẫn sư tử con đến một ḍng sông gần bên và qua cái bóng dưới mặt nước, chỉ cho nó thấy là hai con giống nhau.

“Ngươi là một con sư tử. Ngươi giống như ta, bây giờ ta rống lên và ngươi cũng sẽ làm như vậy.”

Khi cả hai rống lên, cả người chăn cừu lẫn đàn cừu hoảng sợ chạy mất vía.

Đó là một dụ ngôn. Tâm trí chúng ta là người chăn cừu và các giác quan của chúng ta là đàn cừu. Tâm chúng ta là sư tử con, nó đến từ miền tâm linh trên cao. Tâm trí đă trộn lẫn tâm với các giác quan. Chúng ta nay ở dưới quyền điều khiển của tâm trí và ăn cỏ. Nói thế có nghĩa là chúng ta tham luyến của cải thế gian. Đấng Đạo Sư huyền môn từ cảnh giới tâm linh trên cao kia đến là con sư tử. Nó rống lên và dạy cho sư tử con biết rống lên. Chính bản thân Ngài đă ḥa nhập vào Tiếng Nhạc Trời và Ngài đă phát ra tiếng vang của tiếng nhạc đó trong chúng ta.

Từ lúc tâm tư nhận ra ḿnh và quyền năng thiêng liêng vốn có của ḿnh nó không c̣n sợ cái tâm trí và các giác quan nữa. Từ đây nó kiểm soát cả tâm trí và các giác quan.

Ánh sáng của tâm luôn ở trong chúng ta, nhưng chúng ta không thấy. Nó cũng giống như một cây đèn bọc trong nhiều lớp vải che và không thể truyền đi ánh sáng. Thế nhưng nếu những lớp vải che kia được lấy đi từng lớp một th́ ánh sáng sẽ tỏ dần. Bản Lai Diện Mục của tâm chỉ hiện ra ở Sach Khand, miền tâm linh thứ Năm. Ngay ở Daswan Dwar, miền tâm linh thứ Ba, ở miền Par Brahm, vẫn c̣n có một lớp vải thưa bao che của Vô Minh.

Khi tâm vượt qua khỏi Sahansdal Kanwal, những quyền năng ngăn trở ở đó đă trở thành rất yếu. Chúng ta phải hiểu rơ rằng chúa tể của tam giới là Kal, một quyền năng ngăn trở. Đấng Chí Tôn chân thực là Diệu Âm. Kal không thể giết một linh hồn hay hủy diệt nó được. Nó giam cầm các linh hồn trong ba thế giới của nó.

Nó trói buộc các linh hồn bằng những lạc thú trần gian. Nếu khi nào có linh hồn bắt đầu hướng lên một miền cao hơn th́ Kal ngăn lại.

“Bậc Đạo Sư không có tấm màn che,
Tấm màn che ở trên mắt ta.
Do bị ô nhiễm v́ nghiệp quả
Mắt ta không thấy.
Và điều cần thiết là tháo bỏ bức màn đó.”
(Khwaja Haliz)

Tại nhiều nơi trên đường đi chúng ta thường gặp những con người ở thể vía rất xinh đẹp cả nam lẫn nữ. Những người đẹp như thế chưa từng được thấy tại thế gian. Họ bày ra lắm tṛ quyến rũ cố gắng cản trở linh hồn đi lên. Thế nhưng vị Đạo Sư đi kèm với linh hồn người đệ tử chẳng để linh hồn thấy họ. Trong thực tế những quyền năng ngăn trở đó không thể đến gần bên cái Danh Hiệu được Chân Sư ban cho. Cũng giống như cận thần của một đấng quân vương không hề bị rào cản nào ngăn trở, một linh hồn tŕ niệm Năm Danh Hiệu Linh Thánh th́ không thể bị cản trở bất kỳ ở đâu cả.

“Với thanh gươm của Đức Đạo Sư
Và chiếc áo giáp là ḷng thờ phụng Đức Chí Tôn,
Linh hồn có thể ưu thắng đối với Kal dễ sợ.”
(Đạo Sư Amardas)

“Chẳng có tử vong, cũng chẳng có cạm bẩy của Vô Minh
Bởi v́ người ấy bơi lội (trong biển cả các hiện tượng)
Với ḷng tôn thờ Đức Chân Sư.”
(Đạo Sư Nanak)

Trong nội giới có nhiều miền rộng lớn. Sau khi vượt qua Sahansdal Kanwal, linh hồn đến Brahm hoặc Trikuti, từ đó nó tiến đến Par Brahm. Chỉ những ai có Chân Sư mới đi đến đó được. Khi một người đệ tử thâm nhập nội giới, y được thấy và biết tất cả những ǵ vừa được mô tả trên kia. Nhiều bác sĩ đến nói với tôi rằng họ không thấy ǵ cả bên trong cơ thể dù rằng họ từng giải phẩu nhiều tử thi.

Ở đây phải nói rằng những miền nội giới không phải là thành phần của cơ thể vật chất. Chúng ở đằng sau bức màn tâm trí. Một cái cây cũng có linh hồn. Và một con muỗi ắt cũng thế. Hồn của một con voi cũng tương tự như hồn của một người. Đây là một đề tài rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Người ta sẽ hiểu dần dần sau những lần nghe thuyết giảng, sau sự thiền định liên tục và những pháp hành tŕ khác do Đạo Sư chỉ bảo.

Trikuti – miền thứ Nh́ trên con đường của các Đạo Sư – là miền của Brahm. Được gọi như vậy v́ Trikuti có h́nh dạng như thế và v́ nó là nguồn cội của ba trạng thái – Satogun, Rajogun, và Tamogun – cũng được biết với danh gọi của ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva. Chúng ta phải đi lên cao hơn vượt khỏi tṛ chơi của tâm trí và vật chất. Cuộc hành tŕnh hướng thượng diễn ra trong nội tâm đó không hạn hẹp trong một tôn giáo nào, trong một người nam hay người nữ nào. Nó mở rộng cửa cho mọi người. Nó là con đường của T́nh Thương và Cống Hiến. Bất kỳ ai cống hiến bản thân ḿnh tất sẽ chọc thủng bức màn. Cái bức màn thực ra cũng là sản phẩm của chính tâm trí. Duy chỉ có một việc ở thế gian nầy, đó là có được một Chân Sư. Bất kỳ ai có Chân Sư th́ cũng đến được Sach Khand. Thế nhưng ai có một bậc thầy ở tŕnh độ thấp hơn, sẽ ở lại phía dưới. Kho báu của Diệu Âm ở bên trong tất cả mọi người. Ai gặp được Chân Sư và hành tŕ theo lời dạy của Ngài, sẽ đạt được mục đích. Những ai không được may mắn như vậy, măi măi là đui mù.

Địa hạt của Brahm là địa hạt của tri kiến. Ở miền nầy có một âm thanh ngọt ngào và du dương. Âm thanh đó là Om – âm thanh của Brahm. Nó ngọt ngào như âm thanh phát ra từ chiếc trống Tabla. Đó không phải là từ “Om” nhưng mà là thứ tiếng vang tiêu biểu cho Om. Âm thanh nầy phát ra từ giữa những tiếng ́ ầm sâu trầm của sấm sét. Ở đây có hoa sen bốn cánh. Ánh sáng màu đỏ, giống màu trời lúc b́nh minh.

“Bên kia đoạn đường hầm Bunk,
“Linh hồn vào đến nơi.
Kal dễ sợ đă giăng chiếc bẫy.
Từ đây nhảy đến Trikuti,
Nơi ánh sáng phát ra màu đỏ
Và cất tiếng hát ‘Onkar’.”
(Đạo Sư Ji)

“Đấng Onkar tạo ra Brahm.
Đấng Onkar khiến thần Brahm sùng bái
Đấng Onkar tạo nên những chu kỳ thời gian,
Đấng Onkar đă tiết lộ các kinh Vệ Đà.”
(Đạo Sư Nanak)

“Khi con đă trở thành người am hiểu điều bí mật thiêng liêng
Và ngắm nh́n mặt trời lúc giữa đêm,
Khi đó Ta sẽ mở lời với con,
Trừ những cái tâm thuần khiết,
Chẳng ai đến được với Ngài.
Trong cảnh b́nh minh đó,
Chẳng có khác giữa ngày và đêm.”
(Maulana Rum)

“Hoa sen thứ tám nằm trong Trikuti,
Nơi mặt trời của Brahm chiếu sáng.”
(Đạo Sư Ji)

....


Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 5 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 7:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan


....

Kabir nói rằng khi linh hồn đến Cổng Thứ Mười hoặc Daswan Dwar, miền thứ Ba nằm bên kia Trikuti, và đi xuyên suốt qua phía trên đỉnh của Brahm th́ chỉ khi ấy th́ người hành đạo mới thực sự là một tu sĩ (Sadhu). Người tu sĩ chân thực là người đă hành tŕ và đạt đến thứ bậc nầy, miền tâm linh thứ Ba Daswan Dwar, chứ không phải chỉ là kẻ mặc áo vàng. Từ “tu sĩ” không hàm nghĩa một giáo phái nào cả.

“Khất thực tại mọi nhà,
Con chỉ mập xác thân.
V́ lợi mà con đeo khoen tai người hành khất.
Con bôi lên người đầy tro ở nghĩa địa.
Nhưng v́ chẳng có Đạo Sư,
Con không t́m thấy Nhất Thể.”
(Trilochan)

“Phụng thờ Đức Chí Tôn không cốt ở áo vàng.
Cũng không cốt mặc áo quần dơ bẩn.
Hỡi Nanak, Người có thể thờ phụng ngay tại nhà ḿnh.
Với cái tâm khai ngộ nhờ Đạo Sư.”
(Đạo Sư Amardas)

Phía trên Bradmand là Svet Sunn (Chân Không trắng), ở trên đỉnh của Brahm nhưng ở dưới Par Brahm. Đó là một miền trung gian. Ở đây có cái ao bất tử có tên là Amritsar. Đây cũng chính là Trikuti, nơi hợp lưu của ba con sông hoặc ba luồng tâm linh. Khi đến đây và tắm trong cái ao đó, tâm được giải thoát khỏi mọi nghiệp quả. Chúng ta phải hiểu rằng tội lỗi không thể được rửa bằng cách tắm trên những con sông ở thế giới vật chất. Không có bất kỳ thứ nước nào ở thế gian có thể rửa sạch linh hồn. Diệu Âm là thứ thuốc rửa duy nhất chân thực và là phương thuốc chữa bệnh cho con người.

“Tay, chân là thân thể dính bụi dơ
Rửa sạch được bằng nước
Quần áo bám bụi dơ
Giặt sạch được bằng xà bông.
Một tâm trí nhiễm bẩn v́ lầm lỗi
Chỉ có thể rửa sạch được bằng Diệu Âm linh thánh.”
(Đạo Sư Nanak)

Những miền bên dưới như vậy vừa được mô tả xong. Kabir Sahib chuyển qua nói rằng sự hoại diệt đến tận đỉnh của Brahm và sự hoại diệt lớn có thể đến tận Sohang hoặc Bhanwar Gupha, miền tâm linh thứ Tư. Chỉ có Sach Khand mới là bất khả hủy diệt và là Quê Nhà Chân Thực của chúng ta. Đó là lư do tại sao Đạo Sư Nanak nói rằng các kinh Vệ Đà bắt nguồn từ Om hoặc Brahm lănh địa của ba miền dưới thấp. Trong khi đó người tu sĩ – Sadhu – tiến xa hơn.

Ở trên đỉnh của Brahmand, như đă nói, có ao Amritsar. Ngoài Kabir, Đạo Sư Nanak cũng có đề cập đến sự kiện nầy. Sự xây dựng cái ao và ngôi đền vàng của người Sikh tại Amritsar ở Punjah khởi công từ thời của vị Đạo Sư đời thứ tư và hoàn thành trong thời của vị Đạo Sư đời thứ năm. Với cái tên Amritsar, các Đạo Sư không muốn nói đến cái ao ngoại giới đó. Ở cái ao ngoại giới đó hằng ngày có hàng ngàn con quạ đến tắm, nhưng rồi chẳng có con nào được ghi nhận là đă biến thành con thiên nga cả. Đạo Sư Nanak nói rằng ao Amritsar chân thật th́ ở bên trong cơ thể. Ở một cấp bậc trên con đường hành tŕ mà khi tắm trong đó th́ người ta tẩy sạch được mọi nghiệp quả.

“Amritsar chân thật vốn ở bên trong cơ thể,
Và bằng T́nh Yêu cùng Tâm Phụng Thờ
Mà tâm trí đến uống ở đó.”
(Đạo Sư Amardas)

Tribeni ở ngoại giới là nơi hợp lưu ba con sông thiêng sông Hằng, sông Jumna và sông Saraswati cũng chỉ là tượng trưng cho Tribeni ở bên trong. Những ḍng sông tâm linh đài tải năng lực th́ ở bên trong. Amritsar cũng thế. Các nhà hiền triết thời xưa đă thấy được những sự vật bên trong và dựa theo đó mà đặt tên các sự vật bên ngoài là để dạy chúng ta. Chỉ có Tribeni bên trong cũng như Amritsar bên trong mới có thanh tẩy linh hồn sạch những nghiệp quả.

Sau khi đă tắm ở đây linh hồn trở thành bất tử và không phải luân hồi nữa. Ở đây nó trở thành một con thiên nga, có nghĩa là linh hồn phát triển và tiến hóa bậc cao. Lúc nầy linh hồn có những phẩm chất của thiên nga, khác với quạ. Nó trở thành bất tử, có nghĩa là nó sẽ không phải trở lại mang một cái thân nào trong ba thân. Ở dưới miền nấy nó có ba tính chất – Gunas. Bao lâu mà linh hồn c̣n bị mắc kẹt trong Vô Minh th́ nó chưa có khả năng uống chất mật hoa tâm linh luôn luôn tràn ở Daswan Dwar. Thế nhưng sau khi đă vươn lên cao và tự giải thoát ḿnh ra khỏi ba thân – xác, vía và trí – và đă tiến đến Par Brahm, nó được uống chất mật hoa bất tử. Và thế là linh hồn biến thành con thiên nga.

“Đạo Sư của tôi, Đức Chí Tôn thuần chân,
Đúng là một ao mật hoa
Và tắm trong đó, ngay cả một con quạ
Cũng hóa thành con thiên nga, trắng tinh màu tuyết.”
(Đạo Sư Ramdas)

“Những ai gần gũi với Đạo Sư được biến đổi thân tâm
Giống như tinh dầu biến đổi giữa ngàn hoa.
Gần bên những bậc thông thái kẻ ngu khờ biến đổi,
Giống như sắt khi cọ với đá luyện kim
Biến đổi thành vàng ṛng
Một con suối hội nhập sông Hằng cũng đổi
Hăy nh́n xem nó ḱa: con sông to!
Nếu cạnh cây trầm, một cây con mọc lên
Nó biến đổi thành cây trầm.
Cũng thế, Paltu đă kinh qua cuộc đổi thay
Từ là một con quạ, ông biến thành thiên nga.
Bè bạn quạ thấy thế buồn hối tiếc.
Những ai gần gũi với Đạo Sư được biến đổi thân tâm.”
(Paltu Sahib)

Đến đây, lần đầu tiên linh hồn thật sự nhận ra rằng nó là điểm linh quang của Thượng Đế, một giọt nước trong biển cả thánh linh. Nó cũng biết ra Đức Thượng Đế của nó ngự nơi nào và nguyện vọng cao nhất của nó bây giờ là được diện kiến Ngài. Trong thực tế, toàn bộ thế giới nầy đều mù ḷa. Mọi người đều có nghe bậc Thánh Nhân hoặc những nhà hiền triết nói về Thượng Đế hoặc là nghe những bậc cha, anh nói, hoặc là đọc được ở trong sách vở. Thế nhưng đại đa số đều chẳng có một hiểu biết sơ bộ nào về Đức Chí Tôn bởi v́ chưa bao giờ họ đến được những miền cao trong tâm và họ cũng chưa bao giờ được diện kiến Ngài.

“Mọi người đều niệm danh hiệu của Thượng Đế.
Nhưng chỉ niệm thôi th́ đâu có nhận được Ngài.
Khi nhờ ân huệ của Đạo Sư mà Đức Thượng Đế được khắc ghi vào tim,
Chỉ lúc bấy giờ mới có được kết quả.”
(Đạo Sư Amardas)

“Không trông thấy và cũng không biện biệt
Làm sao chỉ có niệm thôi mà được?
Nếu chỉ nói chuyện tiền bạc mà người ta giàu được,
Thế th́ chẳng có ai phải nghèo.”
(Kabir Sahib)

“Con cứ niệm một danh hiệu
Hăy đi t́m thực thể mang danh hiệu đó.
Làm sao một danh hiệu không có thực thể
Lại có được lợi ích ǵ?”
(Maulana Rum)

Daswan Dwar có h́nh dạng của một hoa sen tám cánh. Ở bên phải th́ có Achint dip (đảo vương quốc không thể nghĩ tưởng) và hoa sen ở đó có mười hai cánh. Ở bên trái có Schaj dip (Miền phúc lạc) với một hoa sen mười cánh.

Tiếng đàn Kingri và Sarangi d́u dặt miền Daswan Dwar. Lần nọ Đạo Sư Nanak gặp mấy tu sĩ đang chơi đàn Kingri và nói với họ: “Đây không phải là thứ đàn Kingri làm cho sự chiêm ngưỡng của các bạn trở thành sâu lắng hơn. Hỡi các tu sĩ, các bạn hăy chơi thứ đàn Kingri kia – một phần của Diệu Âm – thứ nhạc không phải đánh, thứ âm nhạc nối liền các bạn với chính Đức Thượng Đế”.

“Trong tim mọi người ngân nga tiếng đàn luưt,
Điệu nhạc của nó kích động ngày đêm,
Chẳng có mấy ai biết vui với Tiếng Nhạc
Điều tiết tâm trí và nhờ ơn Đạo Sư mà được khai ngộ.”
(Đạo Sư Nanak)

“Tiếng đàn Kingri từ trời dội xuống,
Không phải là âm thanh phát ra từ bất kỳ nhạc khí thế tục nào.”
(Khwaja Hafiz)

“Hoa sen thứ chín ở tại Daswan Dwar
Par Brahm ở khỏi đó nữa.”
(Đạo Sư Ji)

Ở miền Daswan Dwar ánh sáng riêng của linh hồn bằng mười hai lần ánh sáng mặt trời. Dù vậy, nó không thể chọc thủng miền tăm tối của Maha Sunn – Thái Không – ở kề bên. Muốn đi ngang qua miền đó, linh hồn phải nhờ đến ánh sáng của Đạo Sư. Đấng Chủ Tể của Daswan Dwar là Rarankar.

Miền Thái Không rất tối tăm và dạng cao hơn của quyền lực ngăn trở đặt nơi đây những vật cản đầy vẻ đe dọa. Ánh sáng riêng của linh hồn dù ngang với mười hai mặt trời cũng vẫn vô dụng. Những linh hồn đă đến đây nhưng chẳng may không có Đạo Sư, vẫn phải ở lại lănh địa nầy, không thể sang bên kia được. Họ không bị trục trặc ǵ và di chuyển đây đó bằng ánh sáng riêng của ḿnh. Họ thấy ngay cảnh vật chung quanh. Có điều là họ không thể sang được bên kia. Ngay cả đệ tử của một bậc Chân Sư cũng không thể qua bên kia một ḿnh. Chỉ có Đạo Sư của y mới có thể dẫn y qua được.

“Như một con cá bị kéo đi bằng lưỡi câu.
Bằng cách đó linh hồn được đưa qua miền Thái Không
Nhờ sự chăm sóc của Chân Sư.”
(Tulsi Sahib)

“Chỉ bằng cách ḥa nhập chính linh hồn ḿnh,
Vị Chân Sư kéo linh hồn đệ tử
Qua khỏi miền luân hồi.”
(Đạo Sư Nanak)

“Khi linh hồn con đến miền Thái Không.
Chân Sư đă ở đó để chờ đón con.
Và đưa con sang bên kia.”
(Đạo Sư Ji)

Qua khỏi đó có năm miền rất rộng sâu đậm tính tâm linh. Mỗi miền như vậy có một Chúa tể riêng. Ngoài ra, c̣n có bốn miền vốn được các Đạo Sư giữ bí mật. Những cư dân các miền nầy được gọi là Bandivan, tức là tù nhân. Họ chẳng có khó khăn ǵ. Chỉ có điều là họ không được qua bên kia. Và họ yêu cầu những linh hồn có Đạo Sư dẫn dắt hăy v́ họ mà nói hộ với các vị Đạo Sư. Chỉ những Đạo Sư nầy mới có khả năng dẫn họ đi khi chư vị muốn.

Miền tâm linh thứ Tư tiếp theo là Bhanwar Gupha hoặc miền Sohang. Sohang nguyên nghĩa là “Tôi là thế”, tức “Tôi là một giọt. Ngài là biển cả”. Miền nầy là cổng vào Sach Khand. Người Hồi Giáo gọi miền nầy là Anahu, có cùng một nghĩa “Tôi là thế”. Thế nhưng người Hồi Giáo dùng từ Á Rập c̣n chữ của chúng ta là chữ Phạn.

“Linh hồn lên tột đỉnh từ cổng phía tây
Và đi vào xuyên qua Thái Không
Bằng cách mở tung cánh cổng của Bhanwar Gupha
Nó nghe tiếng sáo phát ra từ Sohang.”
(Đạo Sư Ji)

Ở miền nầy có 88.000 vũ trụ, cư dân ở đó đều là những người sùng đạo. Chỉ những ai là đệ tử của một Đạo Sư th́ mới đến được đây. Và vị Đạo Sư nói đây cũng phải là người đă đến tŕnh độ cao nầy. Cách tổ chức, ngoại cảnh và vẻ mỹ lệ của những miền nầy th́ trần gian không thể sánh được. Các Đạo Sư cố gắng cho chúng ta một khái niệm về những thực tại nầy bằng cách so sánh chúng với những hạt ngọc quư báu nhất mà chúng ta có ở cơi trần nầy, chẳng hạn như kim cương, ngọc trai, hồng ngọc. Những loại ngọc đó được xem như là những báu vật quư nhất thế gian và v́ thế được dùng để diễn tả phần nào giá trị và vẻ đẹp của những kho báu nội giới.

Ở miền nầy người ta nghe có tiếng sáo. Chỗ nầy cũng vậy, phải nhận rằng ở cơi trần chẳng có ǵ sánh được với âm thanh mỹ lệ nầy. Maulvi Rum nói rằng ống sáo đó than thở v́ xa cách quê hương ḿnh trong rừng sâu và xa cách với bụi trúc được lấy để làm sáo. Linh hồn cũng giống như ống sáo, không ngừng thở than kể từ ngày nó bị đọa trần, xa cách quê hương bản quán.

“Từ chiếc ống sáo phát ra một giai điệu
Hỉếm hoi chỉ một ít tu sĩ huyền môn biết nghe,
Và thế là với những mũi nhọn T́nh Yêu,
Tâm tôi đă đến được với Ngài.”
(Đạo Sư Ji)

“Xin nghe câu chuyện buồn
Ống sáo kia kể lể.
Điệu than thở trào dâng
Những niềm đau ly cách
Như thể đang khóc than
Người ta cắt tôi từ bụi trúc rừng
Kể từ ấy thế là tôi cách biệt
Số phận tôi là khóc than cho kẻ nữ người nam.”
(Maulana Rum)

“Bí mật của T́nh Yêu Thiêng Liêng
Những mạch máu của tim tôi bày tỏ
Và tiếng nhạc phát ra như thế
Là tiếng của một ống sáo khi nó nhớ nhung.”
(Muinuddin Chishti)

Băng qua Bhanwar Gupha, linh hồn đến Sat Lok hoặc Sach Khand mà người Hồi Giáo gọi là miền Hag, tức là Chân Lư. Những miền nầy không thể mô tả chính xác được bởi v́ chúng không giống với bất kỳ cái ǵ ở những nơi khác. Các Đạo Sư bắt buộc phải dùng những vật thế tục để gợi ư cho chúng ta có một khái niệm về chúng. Trong thực tế th́ Sach Khand là một miền của thanh b́nh, của phúc lạc, của T́nh Yêu ở tŕnh độ cao nhất. Đến đó linh hồn có ánh sáng ngang hàng với mười sáu mặt trời.

“Qua khỏi quăng trường
Linh hồn ḥa nhập vào Satlok,
Nơi Đức Chí Tôn chơi đàn Vina.
Mỗi sợi tóc của Ngài đều phát sáng
Ánh sáng rực rỡ của hàng triệu mặt trời
Và của vô số mặt trăng.”
(Đạo Sư Ji)

“Ở Bhanwa – Gupha hoa sen thứ 11 chứng kiến
Hoa sen thứ 12 sáng lấp lánh ở Sach Khand.”
(Đạo Sư Ji)

Linh hồn là một điểm linh quang của Sat Nam, vị chúa tể của miền nầy và tất cả các tạo vật ở bên dưới. Linh hồn vẫn không phải là một vật bé bỏng. T́nh trạng suy thoái hiện tại của nó ở thế gian nầy là do nó kết hợp với tâm trí và cũng do những việc tốt hoặc xấu mà nó phải làm v́ sự thôi thúc của tâm trí và giác quan.

“Đầu con nặng nề những nghiệp quả,
Và chung quanh con đang chờ đợi những sứ giả của Tử Thần
Hợp đàn với bọn chúng, con mất hết cả danh dự,
Dù rằng con vẫn thuộc ḍng họ của Diệu Âm.
Con đau khổ v́ tủi nhục và đánh mất đẳng cấp
Vậy mà tâm trí con vẫn không thấy xấu hổ
Khi con quan tâm đến cái ǵ, đó là đẳng cấp của tâm trí
Con hoàn toàn quên mất gia phả của ḿnh
Tổ tiên của con vốn cao quư nhất
Không có Đạo Sư th́ chẳng một ai đến được.”
(Đạo Sư Ji)

“Hỡi Hafiz, Sach Khand là ngôi nhà của tổ tiên ngươi”
(Khwaja Hafiz)

....
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 6 of 12: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 7:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan


....

Tiếng đàn Vina ngân nga ở nơi đây. Đạo Sư Nanak cùng nhiều Đạo Sư khác cũng nói về thanh âm ở đây như là tiếng đàn Vina. Khi linh hồn đến đây, nó chẳng phải chết và chẳng phải tái sinh nữa. Miền nầy thật khác biệt với những miền của lạc thú và đau khổ.

“Đàn Vina ta găy
Giai điệu nầy bất tuyệt
Rama ta ngợi ca,
Ḷng trong không vướng bận.”
(Namdev)

“Ngày đêm anh cúc cung dưới chân Đức Đạo Sư
Hỡi Nanak, anh ấy nghe tiếng đàn Vina.”
(Đạo Sư Nanak)

“Ở miền thứ Tư ngự Đức Chí Tôn,
Trong phúc lạc ấy Đức Đạo Sư vẫn ở.
Quê nhà đó Đức Chân Sư chỉ cho tôi;
Tiếng đàn Vina ở đó thật ngọt ngào đến kỳ diệu.”
(Đạo Sư Ji)

Những bậc Đạo Sư giáng phàm không hề lập ra một tôn giáo mới, cũng không can thiệp vào những tôn giáo hiện có. Chư vị luôn khuyên chúng ta dành th́ giờ để Quán Âm và bằng cách đó đến được miền Sach Khand. Trừ khi đến được Sach Khand, linh hồn không bao giờ đạt được giải thoát đầy đủ và rốt ráo.

Các Đạo Sư thương yêu tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo, ở mọi quốc gia. Người thuộc mọi giai cấp t́m đến với chư vị và chư vị yêu thương tất cả, bởi v́ chư vị biết rằng tất cả đều có một linh hồn ở bên trong. Mọi hạng người – tốt hay xấu, thiện hay ác – đến với các Đạo Sư, được chư vị yêu thương và biến cải cho họ được giống như ḿnh. Chẳng hạn như Valkimi vốn là một tên cướp khét tiếng nhưng rồi đă trở thành một bậc Thánh ngay trong khi c̣n sống. Chính người đă viết thiên anh hùng ca Ramayana 10.000 năm trước khi nhân vật chính của trường ca nầy – Ram Chandra ra đời. Tên quỉ quái Koda và tên đồ tể Sadna đều trở thành thánh thiện v́ đă đến với một vị Thánh.

“Có đẳng cấp hay không đẳng cấp
Những ai tŕ Quán Diệu Âm
Được tinh túy của mọi vật
Ấy là giải thoát đón chào;
Tôi cũng thế, trong từng phút giây
Và trong từng hơi thở
Không rời danh hiệu Hari
Và bây giờ tôi cũng yêu như thế
Lành thay! Lành thay!”
(Đạo Sư Ramdas)

“Những ai thấm nhuần tâm thờ phụng Đấng Chí Tôn
Chỉ những người ấy được cái tuyệt hảo.
Do cống hiến cho Diệu Âm
Mà đẳng cấp cao của họ được xác lập
Không có Diệu Âm th́ chỉ có đẳng cấp thấp,
Và chỉ là sâu bọ ở chốn bùn nhơ.”
(Đạo Sư Amardas)

“Đức Thượng Đế cứu chuộc kẻ có tội,
Và biến họ thành trong trắng
Để rồi tất cả mọi người quy phục họ
Không ai c̣n nghĩ ngợi chi về đẳng cấp của họ,
Tất cả đều đi t́m cát bụi dưới đôi chân họ.”
(Đạo Sư Arjan)

Ánh sáng của trăm ngàn mặt trời và trăm ngàn mặt trăng cũng không bằng ánh sáng phát ra từ sợi tóc (mặc dù trong thực tế th́ không có tóc) trên cơ thể của Đấng Tối Cao, Đấng Thượng Đế chân thật ngự trên Sat Lok và tất cả các vũ trụ phía dưới trong đó có vũ trụ vật chất chúng ta đang sống.

“Nào, thiên nga, hăy đến Sat Lok,
Đến Sat Lok, đó là quê nhà của tôi
Từ thế giới vật chất nầy hăy tiến lên.
Ôi! Làm sao tôi có thể tả cho được
Vẻ đáng yêu của lănh địa nầy
Nơi hàng triệu triệu mặt trời lấp lánh
Đang ngự trị trong vinh quang.”
(Dharamdas)

“Ánh sáng hàng triệu mặt trời phát ra,
Mỗi một sợi tóc tỏa ra hào quang chừng ấy.
Lời nào ta có thể tả được
Ánh sáng luôn tuôn tràn
Từ Đức Chúa Tể của thế gian.”
(Dadu Dayal)

“Thành phố đó có tên là “Vô Ưu”
Không đau đớn cũng không muộn phiền,
Không khổ đau v́ thuế má
Không sợ hăi, sai lầm hay suy sụp
Quê nhà tôi mới kỳ diệu làm sao
Nơi thanh b́nh vĩnh cửu.”
(Ravidas)

Để đến được Sach Khand, không có hạn định thời gian. Tất cả tùy thuộc vào T́nh Yêu của bạn đối với Đạo Sư và đối với Thượng Đế. Sự tiến bộ nội tâm của bạn thuộc vào T́nh Yêu của bạn. Tôi biết có nhiều người đă đi thẳng về nguồn sau khi được truyền Tâm Ấn, trong khi có nhiều người khác vẫn loay hoay không thấy được ánh sáng nội tâm ngay cả hai chục năm sau. Điều ấy cho thấy rằng những tâm trí trong sáng hơn, vào nội giới dễ hơn. Nơi đâu tâm trí cứ điên rồ, tiến bộ tất phải chậm. Có hai người phụ nữ đến Amritsar nhập đại định ngay lúc được truyền Tâm Ấn lần chót. Trạng thái đại định đó kéo dài một khoảng thời gian. Vậy, các bạn thấy rằng chẳng có một thời biểu nhất định chung cho mọi người. Khi tri kiến và tâm trí đă trong sạch th́ kết quả xảy ra hầu như tức khắc. Thế nhưng đối với những tâm trí bất tịnh, phải cần một thời gian để kéo lên tấm màn che của tâm trí.

“Hỡi Dadu, tấm gương của ai trong
Tức thấy ánh phản quang
Nhưng nếu gương nhơ bợn
Làm sao thấy bóng h́nh.”
(Dadu Dayal)

Nhiệm vụ của Đạo Sư là dẫn linh hồn của người đệ tử đi qua nhiều miền khác nhau và đến tận dưới chân của Đức Sat Purush – Đấng ngự trị miền tâm linh thứ Năm. Từ đây sự tiến bộ của linh hồn sẽ được tăng tiến do lực hộ tŕ của Sat Purush. Sau khi đă đi qua hai miền cao hơn kế tiếp là Alakh và Agam – miền tâm linh thứ Sáu và thứ Bảy – linh hồn tiến đến bậc cao tột gọi là Anani, Vô Danh hoặc Soami – Đấng Chúa Tể miền tâm linh thứ Tám. Ánh sáng của một tỉ mặt trời và một tỉ mặt trăng vẫn không thể sánh kịp ánh sáng của chỉ một sợi tóc của Đấng Chúa Tể của miền tâm linh thứ Sáu. Đến miền tâm linh thứ Tám th́ ánh sáng của một trăm tỉ mặt trời và một trăm tỉ mặt trăng cũng chẳng sánh ǵ được với chỉ một sợi tóc của Đức Agam Purush – vị chúa tể của miền tâm linh thứ Tám. Về miền tâm linh cao nhất, nơi ngự trị của Đấng Thượng Đế Tối Cao, các bậc Thánh Nhân cẩn kính chẳng thốt nên lời. Nơi đó vẫn vô thủy vô chung. Nơi đó tuyệt vời mênh mông, chẳng có lời nào diễn tả được.

“Ở phía trên đó Đức Alakh Purush
Đặt triều đ́nh của ḿnh
Và chân thân của Ngài
Linh hồn măi chiêm ngắm.”
(Đạo Sư Ji)

“Agam, một lănh địa diệu kỳ
Giăng trăi dài trên đó,
Hiếm hoi hồn tu sĩ
Mon men đến chốn nầy.”
(Đạo Sư Ji)

“Nó phải vượt lên trên Alakh,
Và t́m thấy Alakh Agam
Nó phải t́m địa hạt của chư Thánh
Nơi kẻ nô lệ Nanak t́m thấy Quê Nhà
Nơi thanh b́nh nghỉ ngơi vĩnh viễn.”
(Đạo Sư Nanak)

“Đến đó thấy tháp cao vĩnh cửu;
Cung điện Đấng Radha Swami tuyệt vời
Tâm cực kỳ hoan hỉ
Hội nhập vào Chúa Tể Vô Danh.”
(Đạo Sư Ji)

Như vậy, tất cả những miền tâm linh nội giới kia là gia sản của bạn. Nếu mà bạn không đào xới cái mỏ vàng đó, ấy là lỗi tại bạn thôi! Thế là bạn cũng giống như người nọ vốn có kho báu vật ngay trong nhà, vậy mà lại chạy ra ngoài ăn xin nơi người khác. Y không sử dụng tài sản của ḿnh và v́ thế mà đau khổ. Bí mật của kho báu vật nầy là do các Đạo Sư nắm giữ. Và chúng ta chỉ có thể biết khi được chư vị truyền cho. Một vị thầy trong khoa học tâm linh cũng cần thiết như vị thầy truyền thụ nghệ thuật và khoa học vậy. Nhiệm vụ của vị Đạo Sư là chỉ cho người đệ tử con đường vào nội tâm. Dù vậy, phải nhận rằng những bậc Đạo Sư thực sự đến được những miền tâm linh cao rất hiếm có.

Con số những tu sĩ Ấn Độ ước định khoảng năm triệu. Thế nhưng các bạn chỉ t́m thấy một số rất ít đạt đến miền tâm linh thứ Ba. Số những người đến xa hơn th́ lưa thưa rải rác. C̣n những người đến được miền tâm linh thứ Năm th́ cực hiếm.

Một lần nọ khi tôi cưỡi ngựa qua vùng đồi Murree, tôi cảm nhận một nguồn hạnh phúc mênh mông. Tôi chẳng nghĩ được là do nguyên nhân nào. Đôi khi người ta cảm nhận được tâm trạng hạnh phúc đó khi người ta nghĩ đến con cái ḿnh hoặc là nghĩ đến địa vị xă hội của ḿnh. Nhưng trường hợp nầy th́ không phải. Sau đó tôi lại nghĩ ắt là do hương hoa từ cây cỏ lan tỏa ra v́ lúc bấy giờ là đang giữa tháng tư và hoa đang nở rộ. Rồi sau đó tôi lại nghĩ: “Ḿnh chưa từng chứng nghiệm được một trạng thái tuyệt vời hạnh phúc như thế nầy đă mười tám năm nay. Vậy, tại sao ḿnh lại hân hoan lạ thường như thế nầy?”

Khi tôi tiếp tục cưỡi ngựa tiến tới nữa th́ niềm vui lại càng tăng. Và ḱa! Tôi nh́n thấy một tu sĩ khổ hạnh đang nhập đại định ngồi bên vệ đường. Khi đó tôi biết ra là niềm hân hoan mà tôi vừa chứng nghiệm được là do từ Người toát ra. V́ vậy tôi dừng ngựa bước xuống tỏ ḷng tôn kính. Thấy tôi, vị tu sĩ thốt: “Bạn ơi, một người có cái mũi thính như bạn vậy th́ thực rất hiếm!” Ắt là có rất nhiều người đi đường đă đi qua mà chẳng hề để ư đến vị tu sĩ nầy.

Ngài Kabir thường nói rằng Ngài đă mô tả cho chúng ta một cách tỉ mỉ những cảnh giới cao ở bên trong. Cả cái kho báu vật đó ở ngay bên trong cơ thể con người và được ǵn giữ ở đó cho chúng ta. Thế nhưng quyền lực cản trở, Kal, cùng với người phối ngẫu của ḿnh, Maya, đă giăng một mảng lưới khổng lồ và chằn chịt để cầm cố chúng ta ở đây. Ông ta chẳng muốn có một linh hồn nào thoát khỏi lănh địa của ḿnh. Ông ta sử dụng nghiêm h́nh của ḿnh hai lần – một lần trong 70 kỷ nguyên và lần kia trong 64 kỷ nguyên – cốt để bắt được những linh hồn kia. Ông ta thực sự chiến đấu để giành lại từng linh hồn đang cố vươn lên để chực thoát khỏi lănh địa của ông. Dù sao th́ ông ta vẫn không thể tạo tác ra một linh hồn mới.

Những miền phía dưới Sach Khand bị sụp đổ trong cuộc tận thế. Nhưng Sach Khand th́ trường tồn và vĩnh cửu. Kal đă khéo léo sắp xếp để có phản ảnh của sáu trung tâm ở Brahmana trong sáu trung tâm ở Anda và phản ảnh của sáu trung tâm ở Anda trong Pinda, cốt để đánh lừa linh hồn và cản trở nó lên Sach Khand. Tất cả các tu sĩ du già thực hành phép kiểm soát hơi thở đều tiến lên không quá Anda. Một số ít bậc Thánh du già tiến đến đỉnh của Brahmanda, miền tâm linh thứ Hai bên trên vũ trụ vật chất. Những linh hồn cùng đi với Đạo Sư đến tới Sach Khand, miền tâm linh thứ Năm.

Pinda hoặc các trung tâm của cái xác nằm phía dưới con mắt thứ ba của cơ thể con người. Đa số các tôn giáo trên thế giới vẫn đắm ch́m trong các trung tâm nầy. Đúng lư ra linh hồn phải tiến lên cao hơn.

Có bốn loại tốc độ trên con đường hướng thượng của linh hồn.

Trước tiên chúng ta phải rút linh hồn ra khỏi chín cổng của cái xác bằng pháp Simran, tức là phép tŕ niệm Năm Danh Hiệu Thiêng Liêng và đưa nó về trung tâm ở trên giữa hai mắt. Diễn tŕnh nầy thường kéo dài và thường gọi là diễn tŕnh “Chết Trong Khi Đang Sống”. Tốc độ tiến bộ của linh hồn trong cái xác nầy rất chậm chạp. V́ đó đoạn đường nầy được gọi là đường đi của kiến. Nó măi leo lên, tụt xuống trong cố gắng lên được một chút.

Ở phía trên trung tâm giữa mắt ở Anda th́ tốc độ ít chậm hơn và được gọi là đoạn đường của nhện. Nó từ trên trần buông ḿnh xuống bằng sợi chỉ của tổ nhện và sau đó lại tiến lên chầm chậm sau khi bắt mồi. Cũng tương tự như vậy, linh hồn tiến lên và tụt xuống theo ḍng thanh âm và ánh sáng bên trong.

Phía trên nữa, ở Brahmand, tốc độ đă nhanh và được gọi là đoạn đường của cá. Cá không thể tránh xa khỏi nước và tiến lên ngược ḍng nước. Cá thích nước và người đă thấy chúng lội ngược ḍng nước hàng nhiều dặm. Tương tự như vậy linh hồn không thể tách rời Diệu Âm ở Par Brahm và có thể tiến thoái dễ dàng cùng ḍng Diệu Âm.

Trên đó là Sach Khand, ở miền nầy tốc độ nhanh nhất và linh hồn theo hướng của chim. Nó bay từ những cánh đồng và phút chốc đă đến đỉnh núi và sau đó bay xuống cánh đồng cũng nhanh như thế. Đây là con đường của những bậc Đạo Sư. Chư Vị tập trung linh hồn ḿnh vào Con Mắt Thứ Ba, phút chốc đưa nó vào Sach Khand và rồi đưa nó trở về thể xác tùy ư.

Điều đặc biệt ở các bậc Đạo Sư là tính khiêm cung tuyệt vời của Chư Vị. Ngay cả khi lên đến tột đỉnh, chư vị không bao giờ quên ơn nghĩa và bổn phận của ḿnh.

Sau cùng Kabir nói:

“Tôi thường trú tại tầng cuối.”

“Người Yêu Thương đă ḥa nhập vào Người Yêu Quư.
Và trở thành là Một.
Người ấy đă đến Sach Khand.”
(Khwaja Hafiz)

“Người Yêu Quư đă cột một ṿng quanh cổ tôi,
Và kéo tôi đến nơi Người muốn.”
(Khwaja Hafiz)

“Chúng ta vốn thuộc về Sach Khand.
Và đó là gia bảo của chúng ta,
Con sông đó là cội nguồn của chúng ta,
Và chúng ta ḥa nhập vào đó.”
(Shamas-i-Tabriz)

“Tôi mang ơn vô hạn
Nên đă chiêm ngắm Ngài
Và đến được vương triều của Ngài.”
(Shamas-i-Tabriz)

Những tầng bậc khác nhau kia đă được Kabir mô tả với đầy đủ chi tiết, dù rằng những miền đó cũng đă được nhiều Đạo Sư khác nói đến, chẳng hạn như Đạo Sư Nanak, Đạo Sư Ji, Dadu Dayal và nhiều vị khác nữa. Điểm đặc biệt đáng trân trọng trong cách mô tả của Kabir Sahib là Ngài đă nói đến những miền đó trong mối quan hệ của chúng với nhau và nói nhiều chi tiết hơn là đa phần các Đạo Sư khác.

HẾT CHƯƠNG 9
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
XuanAnBinh
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi


Đă tham gia: 24 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 73
Msg 7 of 12: Đă gửi: 12 April 2005 lúc 11:59am | Đă lưu IP Trích dẫn XuanAnBinh

Chào bạn VMQ,

Cuốn sách bạn đă đánh lên đề mục chương 9 ở đây rất là bổ ích; tôi muốn đọc hết cuốn sách này, đă trót th́ trét luôn, bạn VMQ có thể đánh nguyên cuốn lên cho tôi học hỏi thêm được không? Cám ơn bạn.

Thân

XAB

Sửa lại bởi XuanAnBinh : 12 April 2005 lúc 12:01pm
Quay trở về đầu Xem XuanAnBinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi XuanAnBinh
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 8 of 12: Đă gửi: 12 April 2005 lúc 4:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan

XuanAnBinh đă viết:
Chào bạn VMQ,

Cuốn sách bạn đă đánh lên đề mục chương 9 ở đây rất là bổ ích; tôi muốn đọc hết cuốn sách này, đă trót th́ trét luôn, bạn VMQ có thể đánh nguyên cuốn lên cho tôi học hỏi thêm được không? Cám ơn bạn.

Thân

XAB


Chào bạn XuanAnBinh,

Thứ nhất, đánh máy nguyên cuốn sẽ tốn rất nhiều thời gian v́ cuốn Duyên Giải Thoát nầy dầy khoảng 270 trang và c̣n phải xét lại lỗi đánh máy. Thứ hai là không liên lạc được với dịch giả để xin phép được "distribute" trên mạng. Nhưng VMQ có hỏi xin được từ người bạn trên 10 cuốn Duyên Giải Thoát, nếu bạn XuanAnBinh hoặc những vị nào trong nội địa Hoa Kỳ hoặc Canada thật sự muốn, xin "private message" cho VMQ địa chỉ nhận thư của các bạn, VQM sẽ gởi tặng.

Trong T́nh Thân,

Vô Môn Quan
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
XuanAnBinh
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi


Đă tham gia: 24 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 73
Msg 9 of 12: Đă gửi: 13 April 2005 lúc 12:12am | Đă lưu IP Trích dẫn XuanAnBinh

Cám ơn Vô Môn Quan trước, XAB sẻ là người đầu tiên xếp hàng hạng nhất xin cuốn sách này của bạn, làm sao XAB private message cho bạn được v́ tôi cũng ở trong hoa kỳ niềm nam cali.

Thân XAB
Quay trở về đầu Xem XuanAnBinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi XuanAnBinh
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 10 of 12: Đă gửi: 13 April 2005 lúc 4:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan

XuanAnBinh đă viết:
Cám ơn Vô Môn Quan trước, XAB sẻ là người đầu tiên xếp hàng hạng nhất xin cuốn sách này của bạn, làm sao XAB private message cho bạn được v́ tôi cũng ở trong hoa kỳ niềm nam cali.

Thân XAB


Chào bạn XuanAnBinh,

Khi bạn login vào diễn đàn, bên cột trái dưới phần “Chức Năng”, bạn sẽ thấy phần “Tin Nhắn” (phải login vào mới thấy được phần nầy). Vào trang “Tin Nhắn”, th́ bạn sẽ thấy phần “Nhắn Tin” trong đấy.

Trong T́nh Thân,

Vô Môn Quan
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 
mylam
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi


Đă tham gia: 12 December 2004
Nơi cư ngụ: Netherlands
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 11 of 12: Đă gửi: 19 April 2005 lúc 6:51am | Đă lưu IP Trích dẫn mylam

xin chào anh,tôi vừa đọc xong xin ghi danh xếp hàng để có sách,anh có thể cho địa chỉ để tôi hoàn lại tiền cước phí không? Xin cám ơn anh trước.
Địa chỉ tôi sẽ gởi qua E-mail khi nhận e-mail của anh
T.M.
MyLam

__________________
t.m
Quay trở về đầu Xem mylam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi mylam
 
Vô Môn Quan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 March 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 11
Msg 12 of 12: Đă gửi: 19 April 2005 lúc 10:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vô Môn Quan

mylam đă viết:
xin chào anh,tôi vừa đọc xong xin ghi danh xếp hàng để có sách,anh có thể cho địa chỉ để tôi hoàn lại tiền cước phí không? Xin cám ơn anh trước.
Địa chỉ tôi sẽ gởi qua E-mail khi nhận e-mail của anh
T.M.
MyLam


Chào bạn MyLam,

Xin nhắn tin cho VMQ theo chỉ dẫn trả lời bạn XuanAnBinh bên trên.

Thân,

VMQ
Quay trở về đầu Xem Vô Môn Quan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vô Môn Quan
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.8848 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO