Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 62 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: GÓP NHẶT LÁ RỪNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 1 of 22: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 4:09am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                              GÓP NHẶT LÁ RỪNG
                  
                            tác giả Nguyên Nguyên



                                         )-(


                                  LỜI NÓI ĐẦU


   Thiền sư Muju có quyển sách rất được ưa chuộng : Góp Nhặt Cát Đá. Trong quyển sách này Thiền sư đă góp nhặt 101 truyện Thiền, kể lại ngôn ngữ và hành trạng của các Thiền giả, từ chính Đức Phật Thích Ca cho đến các Thiền sư và Thiền sinh.

   Góp Nhặt Cát Đá dễ gợi lên h́nh ảnh Thiền sư thong dong dạo chơi trên băi biển. Bên nầy là bờ biển dài vô tận ; bên kia là biển cả rộng mêng mông. Trên đường dạo chơi đó thỉnh thoảng Thiền sư bắt gặp một băi cát đẹp, hoặc một ḥn cuội dễ thương th́ cúi xuống nhặt, cho vào bị. Chỉ để chơi vậy thôi ! Rồi chợt có lúc khởi ư muốn đem ra trưng bày, để ai thích th́ ghé vào xem và thưởng ngoạn.

   Băi biển th́ dài vô tận ; mặt biển th́ rộng mênh mông, cát đẹp và đá dễ thương th́ vô lượng. Thiền sư chỉ t́nh cờ mà nhặt một ít. Tuy vậy cũng có thể nói là tạm đủ để làm thỏa măn người thưởng ngoạn.

   Câu chuyện về Góp Nhặt Cát Đá là vậy. Góp Nhặt Lá Rừng th́ cũng theo cùng cách đó. Lá rừng th́ cũng vô lượng, và muôn màu muôn vẻ. Và nhặt lá rừng th́ cũng là có tính t́nh cờ. Trong những lá nhặt được có lá đẹp, có lá kém đẹp. Cũng có khi trùng lặp, nhặt những lá gần như giống nhau. Và cũng có có thể là người nhặt không có duyên may nhặt được những lá đẹp nhất !

   Ngoài những điểm tương đồng như trên, giữa Góp Nhặt Cát Đá và Góp Nhặt Lá Rừng cũng có mấy điểm khác nhau. " Cát Đá " hầu hết là những câu chuyện, câu nói, hoặc là những bài thơ. " Cát Đá " chỉ đơn thuần là chuyện kể, " Lá Rừng " có thêm " Lời Bàn ". Những câu chuyện kể có ưu điểm rơ rệt : sinh động hơn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấm hơn. Lời bàn th́ có tính lư thuyết, trừu tượng, khô khan, thuộc thể " luận ". Tuy vậy nếu như " truyện " được nhiều người chấp nhận th́ " luận " cũng được nhiều người yêu cầu. V́ thế mà xin đưa ra mạo muội tŕnh thưa.


                       Sài G̣n, Trung Thu năm Kỷ Sửu (2009)
                                     Cẩn kư,

                              
                                  NGUYÊN NGUYÊN




                            
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 2 of 22: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 5:38am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   1. THƠ HÀI CÚ

      Con quạ cất cánh bay
   Cành cây mềm mại c̣n lay động
      Trong nắng quái chiều đông.

                Natsume Soseki


   LỜI BÀN

      Nguyên tác bài thơ viết bằng tiếng Nhật. Một bài thơ Nhật Bản thứ thiệt. Một dịch giả người Nhật dịch sang tiếng Anh. Và từ bản tiếng Anh đó mà có bản tiếng Việt như trên. Vậy th́ bản tiếng Việt nầy có c̣n là một bài thơ ? Và đặc biệt là một bài hài cú ? Ngoài ra, và quan trọng hơn nhiều, là cái " chất Nhật Bản " không thể phân tích được, không thể nói năng ! Đó là những hạn chế của bản dịch vậy ! Dù vậy, biết làm sao hơn ? Thôi th́ đành chấp nhận cái tương đối vậy !

    Sau đây xin được nêu lên vài đặc điểm của thơ hài cú. Đặc điểm nổi trội nhất của thơ hài cú là tính quá đơn sơ của nó. Gần như không có ǵ ! Càng không có ư ǵ ! Đơn sơ như một bức tranh thủy mặc.

    Thực vậy, có ǵ đâu ! Như một buổi chiều đông, có một con quạ bay đi, làm cành cây lay động, khiến cho cùng lay động chút nắng quái c̣n vương ! Ôi chút nắng quái c̣n vương óng ánh ! Lay động trên cành cây, mà cũng đang lặn vào đêm đông ! Đêm đông ấy, mênh mông ! Nhưng cái mênh mông đó, hài cú không nói ! Không nói, hay là để cho cái mênh mông kia tự nó nó nói vậy chăng ?

   Có ǵ đâu ! Nhưng không thể trách nó được, bởi v́ hài cú vốn là vậy ! Là không vẻ vời thêm thắt. Không xen vào những t́nh ư riêng tư ! Đúng là chỉ đơn giản như một bức tranh thủy mặc. Người vẽ phát một nét bút, thoáng một cái mà ghi lại h́nh một làn gió thu ! Ôi làn gió thu, t́nh mênh mông ! Cái t́nh mênh mông đó, hài cú không nói ! Không nói, hay là để cho cái mênh mông kia tự nó nó nói đó chăng ?

   Hài cú không vẻ vời, không thêm nhân, thêm nhị. Hài cú tinh khôi ! Dễ gợi nhớ chuyện một tớ gái kia...


   Một buổi sáng mùa đông, bà chủ bảo người tớ gái đem đổ xác trà. Cô mở cửa, bước ra ngoài. Giây lâu trở vào, xác trà vẫn c̣n nguyên trong b́nh !

   - Thưa bà, tuyết phủ khắp trắng phau ! Xác trà nầy con không biết đổ đâu !


   Một tâm hồn tinh khôi, như màu tuyết trắng phau ! Có phải chăng v́ cái tâm hồn tinh khôi đó mà đă có thơ hài cú ? Nhưng điều nầy th́ là thực : nó làm chùng lại ư muốn mạo muội giảng giải bài thơ !

   Cũng với cái tâm kính cẩn đó, xin phép dịch thêm mấy bài hài cú nữa, cũng là của thi nhân Natsume Soseki. Ấy cũng là để cho nó đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.


                     Ḱa con cá bé bé
            Tung tăng măi miết bơi ngược ḍng
                    Sông xuân chảy miên man !
                                              *
                     Muộn rồi đă đến giờ
                 Mọi người đều đi ngủ, ô ḱa !
                     Trăng hè sáng mênh mông
                                              *
                      Núi mùa thu rực rỡ
                 Đợt mây trắng cao cao nhàn nhă
                    Lững lờ thanh tịnh trôi.


   Chợt thấy có điều tự hỏi : có phải khi cái nh́n của ta đă trở lại tinh khôi mà ta bắt gặp cái thần của hài cú ? Hay là hài cú góp phần giúp cho cái nh́n của ta trở lại tinh khôi ?








Sửa lại bởi tuvils : 13 April 2010 lúc 9:19am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 3 of 22: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 9:42am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   2. TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN


   Câu : " Thực ra chúng ta không biết ǵ cả "
            đúng là tâm điểm của Thiền.

   Tu sĩ Thiền môn chúng tôi từ ngày nầy qua sang ngày khác, từ năm nầy sang năm khác, miệt mài học hỏi cái " không thể nghĩ bàn ".
                           
                                       Soen Nakagawa


   LỜI BÀN

   Soyen Shaku được biết là một trong những vị Thiền sư tiền phong đem Thiền đạo Nhật Bản sang Hoa Kỳ. Chuyến đi đầu tiên của người sang Hoa Kỳ năm 1893 hầu như không gieo trồng được mấy chủng tử Thiền ở đất nước nầy. Tuy vậy, mười hai năm sau, theo lời mời của Alexander và Ida Rusell, người lại sang San Francisco. Năm sau, trong một buổi nói chuyện trước thính chúng Hoa Kỳ, người đă nói một câu có ư nghĩa thật bí ẩn :


   Tôi học Phật đạo đă trên bốn mươi năm, nhưng mới vừa qua đây thôi, tôi chợt nhận ra rằng... rốt cuộc, tôi không hiểu ǵ cả !


   Câu nói thật là... lạ kỳ ! Đặc biệt là trước một thính chúng như thính chúng Hoa Kỳ. Nó được đón nhận bằng thái độ đương nhiên là không thân thiện. Nó cũng đă làm cho ông nổi tiếng, và đương nhiên không phải là tiếng tốt ! Số phận của những câu nói " KHÔNG " của các bậc cao tăng thường là như vậy đó chăng ?




   

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 4 of 22: Đă gửi: 14 April 2010 lúc 8:14am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Chợt nhớ lại câu chuyện giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế xưa. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên vua Lương lần lượt đặt ba câu hỏi. Và ông đă thất vọng xiết bao khi nhận được ba câu trả lời với đủ ba chữ " KHÔNG " ! Thế là vua Lương khi ấy chưa đủ nhân duyên để tiếp nhận giáo pháp của vị cao tăng đến từ xứ Phật. Và Tổ Đạt Ma khi ấy th́ chưa đủ duyên để gieo giống Thiền học vào Trung Quốc !

   Những chữ " KHÔNG " , hoặc " KHÔNG BIẾT " kia là lạ thường thật ! Mà nói lên những chữ lạ thường đó nào phải riêng có Tổ Bồ Đề Đạt Ma hay Thiền sư Soyen Shaku !

   Thực vậy, câu " Thực ra chúng ta không biết ǵ cả " được Thiền sư Noen Nakagawa trích dẫn trên kia là của văn hào Goethe ( Đức, 1749-1832 ). Ngoài ra th́ ta cũng dễ nhớ lại nhà hiền triết cổ Hy Lạp Socrates ( 469-399 TCN ). Ngoài câu nói nổi tiếng " Hăy tự biết chính ḿnh ", ông c̣n có câu nói khiến ai nấy đều phải suy nghĩ : " Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết ǵ cả " !

   Nói tóm lại th́ ta đang phải đối mặt với các chữ " KHÔNG " và " KHÔNG BIẾT " . " KHÔNG " và " KHÔNG BIẾT " có vẻ như sừng sững, đầy tính thách thức. Đầy tính thách thức như những công án Thiền !




   
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 5 of 22: Đă gửi: 14 April 2010 lúc 4:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Thực ra th́ " KHÔNG " đă từng là một công án Thiền !
   

   Một ông tăng hỏi Ḥa Thượng Triệu Châu ( Trung Quốc, 778-897 ) :
   - Con chó có Phật tánh không ?

   Triệu Châu đáp :

   - Không !


   Chữ " KHÔNG " đó của Ḥa Thượng Triệu Châu sau đó được dùng như một công án Thiền và được ngài Vô Môn Huệ Khai ( Trung Quốc, 1183-1260 ) đặt ở vị trí đầu tiên trong quyển sách có tên là Vô Môn Quan, trong đó sư tập họp và luận bàn về các công án. " KHÔNG " có hàm ư ǵ ? Ngài Huệ Khai nói rơ : Chớ nên cho " KHÔNG " là hư vô ; chớ nên hiểu " KHÔNG " như là tương phản với " CÓ ".

   Th́ ra là với chữ " KHÔNG " đó ḥa thượng Triệu Châu đă không trả lời cho câu hỏi dạng Có/Không kia ! Mật ư của ḥa thượng là đẩy cho cái tâm nhị biên măi Nghĩ Có, Nghĩ Không kia bị sụp vào " hố thẳm của tư tưởng ", để rồi hoang mang !

   Trong nỗi hoang mang đó, mời đọc thêm một câu chuyện Thiền.

   Một ông tăng hỏi một ông sư :
   - Nhục thân rồi th́ sẽ bị phân hủy, thế Pháp thân th́ sao ?
   Ông sư đáp :
   - Hoa trên núi nở rộ như gấm dệt ; nước dưới khe chảy xanh biên biếc.



Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 6 of 22: Đă gửi: 15 April 2010 lúc 4:35am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Ông sư có vẻ như chẳng quan tâm trả lời câu hỏi về PHÁP THÂN ! Bằng cách đáp lửng lơ, lơ lửng đó ông đă thoát ra khỏi cảnh giới của lời lẽ và khái niệm ! " Pháp Thân " cũng do đó mà được khai phóng và, một cách thật sinh động, hóa ra thành là hoa trên núi, rực rỡ như gấm, mà c̣n hơn cả gấm ! Hoặc, cũng một cách thật sinh động, hóa ra thành nước dưới khe, chảy trong ḍng biếc, trường lưu !

   " Pháp Thân " là như vậy. Cũng như vậy là " KHÔNG " và là " PHẬT TÁNH ". Không là cái ǵ cả ! Không là vật ǵ cả ! Không hạn định trong khái niệm. V́ thế mà " KHÔNG BIẾT " được vậy.

   Về chỗ " KHÔNG BIẾT " c̣n có một câu chuyện khá thú vị.

   Khổng Tử đến đất Châu, tham kiến Lăo Tử, hỏi về lễ. Khi về người nói với các đệ tử : Về con chim th́ ta biết nó bay như thế nào ; về con cá th́ ta biết nó lội ra sao... Chí như con Rồng th́ ta không biết nó theo mây, theo gió như thế nào ! Nay ta thấy Lăo Tử như con Rồng !

   Vậy ta đă rơ : Khổng Tử " KHÔNG BIẾT " về... con Rồng ! Bởi cớ sao ? Có phải chăng là v́ tiềm năng của Nó, trong bay lượn nói chung, là VÔ HẠN ? Cái " tiềm năng " đó, mặt khác, cũng thật ẨN VI ! " VÔ HẠN " và " ẨN VI " th́ đương nhiên " KHÔNG BIẾT ", là " KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN " vậy !

   Do đó mà thấy rơ : chỗ mà các bậc thông tuệ nói là " KHÔNG " và " KHÔNG BIẾT " chính là tâm điểm của Thiền.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 7 of 22: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 5:16am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   3. TỈNH THỨC


   Hởi các thầy sa môn,
   Khi các thầy hít vào một hơi sâu, các thầy hăy hay biết rằng các thầy đang hít vào một hơi sâu.
   Khi các thầy hít vào một hơi cạn, các thầy hăy hay biết rằng các thầy đang hít vào một hơi cạn.
   Khi các thầy hít vào một hơi vừa, các thầy hăy hay biết rằng các thầy đang hít vào một hơi vừa.

                                      Phật Thích Ca Mâu Ni.


   LỜI BÀN

   Đó là lời Phật dạy về phép thiền định. Và đó là phép thiền định mà về sau nầy người ta gọi là phép theo dơi hơi thở. Lời dạy của Thế Tôn xem ra sao đơn giản quá ! Các thầy sa môn đương nhiên là hiểu. Mà thật ra không đợi đến các thầy sa môn mới hiểu ! Bởi v́ quá đơn giản. Đơn giản như KHÔNG CÓ G̀ ! Chính v́ vậy mà tự nhiên ta có cảm giác băn khoăn, khó hiểu !

   Cảm thấy băn khoăn, cảm thấy khó hiểu là phải ! Bởi v́ dưới cái bề ngoài có vẻ như là KHÔNG CÓ G̀ đó vốn hàm ngụ bên trong diệu pháp thâm uyên !

   Ta lại đọc lại lời dạy của Thế Tôn. Để ư rằng " HƠI THỞ SÂU " được " HAY BIẾT " là " hơi thở sâu ĐANG hít vào ". Ở đây chữ đang là một chữ vàng ! Bởi v́ " ĐANG " kéo cái tâm trở về ! Tạm nói là trở về với " HIỆN TẠI ".

   Tạm nói, bởi v́ thấy ra là từ " HIỆN TẠI " có điều bất ổn. Bởi v́ ư nghĩa của nó khá là phiếm định ! Ấy là hôm nay ? Là tuần nầy ? Là tháng nầy ? Hay là năm nay ? Đều là HIỆN TẠI cả ! Do đó có thể thấy là ta cần một thứ HIỆN TẠI RẤT HIỆN TẠI vậy ! Ấy là thứ HIỆN TẠI MỎNG TANH ! Ấy là thứ hiện tại mỏng đến độ như thể không c̣n thời gian tính ! Thứ hiện tại mỏng tanh đó tạm gọi tên là " HIỆN TIỀN ".

   " HIỆN TIỀN " có ư nghĩa tâm lư và đạo học thật thâm thúy, như Đại sư Huệ Năng đă từng thấy :


   Trong sát-na hiện tiền chẳng có tướng sinh.
   Trong sát-na hiện tiền chẳng có tướng diệt.
   V́ thế cho nên không có vấn đề chấm dứt sinh diệt.
   V́ thế cho nên cái tịch tịnh là cái hiện tiền.
   Trong sát-na hiện tiền không có sinh, không có diệt.




   







Sửa lại bởi tuvils : 18 April 2010 lúc 5:17am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 8 of 22: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 7:34am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Không bị sức ép của thời gian. Chỉ có sự tṛn đầy. Như khi tâm hiện tiền ở hành vi ăn th́ người ăn thưởng thức tṛn đầy hương vị của thức ăn. Trong hiện tiền đó mọi nghĩ ngợi ngược xuôi đều lặng bặt. Trong hiện tiền tịch tịnh mọi ư nghĩ sinh diệt, cũng tức là mọi ư nghĩ ngược xuôi.

   Hỏi : Làm thế nào để lặng bặt mọi mối nghĩ ngược xuôi?
Cũng tức là hỏi : Làm thế nào để tâm an trú trong hiện tiền ? Đáp : Bằng cách THEO DƠI HƠI THỞ vậy ! THEO DƠI HƠI THỞ là bài tập về TỈNH THỨC. THEO DƠI HƠI THỞ là bài tập sống trong HIỆN TIỀN.

   Tóm lại, lời Thế Tôn được trích dẫn trên là một bài học về thiền định, hay thiền tập, trong đó hành giả khám phá và làm quen với cái " HIỆN TIỀN ". Tuy vậy việc thiền tập đó hẳn không có nhiều ư nghĩa nếu nó bị giới hạn trong những thời gian ngồi thiền. Nó cần được mở rộng ra toàn bộ cuộc sống, cho dù khi ăn hay khi ngủ ; cho dù khi đi, đứng hay nằm, ngồi. Về ư nầy nhà Thiền đă có câu diễn tả rất đơn giản mà thực thâm thúy :

   Thiền trong bửa củi ; Thiền trong gánh nước.

   Khi bửa củi th́ là bửa củi trong TỈNH THỨC, khi gánh nước th́ là gánh nước trong TỈNH THỨC. TỈNH THỨC trong từng nhát búa bổ, TỈNH THỨC trong từng bước chân đi !

   Từ đó cũng hiểu ra rằng yêu cầu " THIỀN ĐỊNH KHÔNG NGỪNG " không có nghĩa là măi ngồi thiền ! " THIỀN ĐỊNH KHÔNG NGỪNG " có nghĩa là TỈNH THỨC trong khi làm bất kỳ công việc ǵ trong đời thường vậy.




   
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 9 of 22: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 4:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   4. THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH


   Ta không hành thiền để trở thành Phật,
mà hành thiền bởi v́ ta vốn dĩ đă là Phật.
   " Đă là Phật " là khởi điểm của sống Thiền.
   Phật là " thể " ; hành thiền là " dụng ".
   Cả " thể " và " dụng " tương ứng với trí huệ và từ bi của vị Bồ Tát ở cơi trần có sinh, có diệt nầy.

                              Alan W. Watts


   LỜI BÀN

   Trên đây là lời của một nhà Thiền học phương Tây. Có thể lời đó nói lên một ư có vẻ mới mới, lạ lạ ? Có phải thế chăng ? Thử lần lượt xét từng điểm một.

   Hỏi : Nói rằng " Ta vốn dĩ đă là Phật " th́ có cơ sở kinh điển nào không ?

   Đáp : Có ! Điều đó đă được nói trong kinh A Di Đà. Ấy là trong câu chuyện về ngài Pháp Tạng. Ngài Pháp Tạng khi c̣n là một tỳ kheo th́ đă có lời đại nguyện : Nếu ngày nào chưa độ được chúng sinh đau khổ vào niết bàn an lạc th́ ngày đó nhất định không thành Phật. Vậy mà vị tỳ kheo cao cả đó đă thành Phật từ vô lượng kiếp với danh hiệu là Phật A Di Đà ! Điều ấy có nghĩa rằng cả thảy chúng sinh cũng đă cùng A Di Đà thành Phật từ vô lượng kiếp !

   Những bậc thông tuệ hẳn sẽ nói : đó là huyền thoại ! Bậc thông tuệ nói thế th́ đúng vô cùng ! Và bậc thông tuệ cũng biết rằng huyền thoại ấy vốn hàm ngụ một chân lư uyên thâm.

   Chính v́ " ĐĂ LÀ PHẬT " nên ta hành thiền. Tự nhiên như vậy ! Cũng như là tự nhiên mà con chim nó bay ! Nó bay, đơn giản v́ bởi v́ nó là chim ! V́ " ĐĂ LÀ PHẬT " cho nên Phật tánh tự nhiên thể hiện. Hành thiền là sự thể hiện của Phật tánh vậy. Đó là ư nghĩa của câu nói : PHẬT LÀ THỂ, HÀNH THIỀN LÀ DỤNG.

   Có người nói : hành thiền th́ cũng giống như là " TRỞ VỀ NHÀ ". Câu nói đó đơn sơ mà sâu sắc. Ai mà không muốn " trở về nhà " sau khi đă đi " Đông ", đi Tây, nhỉ ? Bởi v́ " đi Đông, đi Tây " th́ có nghĩa là LƯU LẠC, " trở về nhà " th́ mới được AN LẠC vậy !

   Tuy vậy, sự " trở về nhà " ở đây không có nghĩa là một sự " trở về nhà " đơn giản, theo cách ta thường trở về nhà ! Có thể xem đây là như là một sự trở về nhà rốt ráo. Nó có khởi điểm là một lần tỉnh ngộ. Đại loại th́ như là sự trở về của kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ :

   Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
   Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao

   Qua hai câu thơ đó có thể thấy là cụ Nguyễn đă trải nghiệm đầy đủ cái " lộ tŕnh " RA ĐI và TRỞ VỀ vậy. Trước th́ ôm mộng lợi với danh mà RA ĐI, mà CHEN với CHÚC. Để rồi bản thân trải nghiệm nông nỗi CHÁN NGẮT. Chán ngắt mà TRỞ VỀ ! Chỉ khi trở về mới thấy là nơi quê nhà có những CÚC cùng TÙNG, những PHONG với NGUYỆT ! Là măi đến bây giờ mới THẤY vậy !

   Cái " lộ tŕnh " ra đi để rồi trở về đó âu cũng là cái lộ tŕnh định mệnh của đời người đó chăng ? Sự trở về trong hành thiền có ư nghĩa như vậy. Là sự trở về rốt ráo. Nói là " rốt ráo " v́ là về đến tận Quê Nhà !








Sửa lại bởi tuvils : 18 April 2010 lúc 4:52pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 10 of 22: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 7:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Hỏi : Hành thiền cụ thể là sao ?

   Đáp : Ta nhớ giữa các đạo hữu thường chúc nhau :

   THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC.
   (Thân và tâm đều luôn được an lạc)

   Bạn chúc nhau như vậy, nhưng bên trong có hàm ư : bạn hăy hành thiền để cho THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC ! " Hành thiền " cốt là đưa cả thân và tâm vào trạng thái an lạc vậy.

   * Để đưa THÂN vào trạng thái an lạc th́ có thể thấy trong phép " tọa thiền ". Người ta " ngồi kiết già ", cũng gọi là " liên hoa tọa ". Đối với người đă quen với cách ngồi nầy th́ được biết rằng đây là thế ngồi đem lại cho thân ta cảm giác b́nh an nhất, tự tại nhất. Đây là thế ngồi ta thấy trong các tượng ngồi của Đức Thích Ca Mâu Ni. Tuy vậy, đối với người chưa quen th́ không thể ngồi theo cách nầy. Do đó mà có thể ngồi " bán già ", hoặc đơn giản là ngồi trên ghế. Điều quan trọng nhất là đỉnh đầu phải ở trên đường thẳng đứng với cột sống - cũng là v́ sự an lạc của thân.

   Thực hành thiền định thực ra không chỉ có cách " ngồi thiền ". Ta có thể hành thiền trong các tư thế khác, chẳng hạn như khi đi, đứng, hay nằm. Điều cốt yếu là trong tất cả những tư thế đi, đứng, hay nằm, ngồi đều phải là đi, đứng hay nằm, ngồi trong tư thế AN LẠC NHẤT, TỰ TẠI NHẤT ! Khi nói " đi như Phật đi, đứng như Phật đứng, nằm như Phật nằm, ngồi như Phật ngồi " là muốn nói ư đó.

   Sự an lạc của thân c̣n ở trong HƠI THỞ. Hơi thở an lạc là HƠI THỞ ĐỀU, SÂU, CHẬM.




   
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 11 of 22: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 9:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   * Muốn đưa TÂM vào an lạc th́ sao ?

   Cốt yếu là trong một chữ " BUÔNG " ! Nh́n lại th́ có thể thấy là đúng như vậy. Thử hỏi : Khi nào th́ tâm không an lạc ? Có phải là khi tâm nặng trĩu v́ những cắn rứt, hối hận, hay hối tiếc v́ những việc đă làm, hay đă không làm, trong QUÁ KHỨ ? Vậy th́ , cái QUÁ KHỨ đó, xin hăy " BUÔNG " đi ! Mặt khác tâm cũng không an lạc v́ những lo lắng và lo toan cho TƯƠNG LAI. Do đó mà, cái " TƯƠNG LAI " đó, xin hăy " BUÔNG " đi !

   Có BUÔNG ĐƯỢC không ? Và có ĐƯỢC BUÔNG không ? Đáp : Được ! Bởi cớ sao ? Bởi v́ cả quá khứ và tương lai vốn không thực ! Quá khứ và tương lai đều là những tạo tác của tâm ! Quá khứ và tương lai đều HƯ VỌNG !

   Tóm lại, hành thiền là hành vi thể hiện Phật tánh, cũng tức là bản tánh. Nói cách khác, hành thiền không có ǵ khác hơn là cái DỤNG của THỂ TÁNH Phật hằng có. Với phương pháp quán hơi thở, hành giả có khả năng thực chứng cái " HIỆN TIỀN ". Trong " HIỆN TIỀN " có cả THANH TỊNH và AN LẠC. Có cả TRÍ HUỆ và TỪ BI.





Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 12 of 22: Đă gửi: 01 May 2010 lúc 6:46am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   5. TẠC TƯỢNG PHẬT


   Trước khi sang châu Mỹ, khi mới bắt đầu học Thiền, Sokei-an Sasaki được thầy sắp xếp cho gặp Thiền sư Soyen Shaku. Được biết rằng Sokei-an từng học tạc tượng gỗ, Thiền sư hỏi :

   - Con học nghệ thuật đó bao lâu ?

   - Sáu năm.

   - Hăy tạc cho ta một tượng Phật !

   Hai tuần sau Sokei-an trở lại, đem đến một tượng Phật bằng gỗ.

   - Cái ǵ thế nầy ? Thiền sư kêu lên và ném pho tượng qua cửa sổ.

   Về sau Sokei-an tâm sự : " Có vẻ là thầy có phần khắc nghiệt, nhưng mà không phải vậy. Thầy có ư muốn tôi tạc tượng Phật ngay trên chính bản thân ḿnh. "



   LỜI BÀN

   " Tạc tượng Phật trên chính bản thân ḿnh ". Câu nói đó bỗng nhiên vang vọng cơ hồ như một công án Thiền ! Có thể nào... ?

   Chợt nhớ lại những diễn viên kịch câm. Một diễn viên kịch câm tài ba có thể diễn màn " lấy bản thân ḿnh tạc thành tượng Phật ". Người ấy có thể " TẠC " được một pho tượng thật đẹp ! Mắt tượng hé mở mà tỏa ra ánh sáng từ bi. Trên môi nở nụ cười an lạc. Toàn thân bất động. Khán giả ai nấy đều khen nức nở ! Nhiều người không cầm lời được , bất giác thốt lên " Giống y một tượng Phật !

   Tuy vậy, e rằng việc " tạc tượng Phật " mà Thiền sư nói th́ không phải thế ! Cứ tưởng tượng cảnh Sokei-an diễn tṛ ấy trước Thiền sư Soyen Shaku ! Nếu thế th́ sự thể đă ra sao, nhỉ ? Có thể là Thiền sư đă ném Sokei-an qua cửa sổ ! Trong trường hợp đó th́ kể ra Sokei-an cũng đáng tội. Bởi v́ là đă " đóng kịch ". Mà kịch tức là GIẢ !


   Nghĩ tới rồi nghĩ lui. Rồi bỗng giật ḿnh ! Biết đó là " GIẢ ", nhưng thế nào mới là " THẬT " ? Chợt nghĩ : Có phải chăng v́ Sokei-an không phải là gỗ, hoặc đá, hoặc ngọc, hoặc đồng, cho nên khi " LẤY BẢN THÂN M̀NH TẠC THÀNH TƯỢNG PHẬT " th́ pho tượng ấy không thể giống với tượng gỗ, đá, ngọc, hay đồng ! Nghĩa là không chỉ có những dạng hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc nằm - tức là bất động !

   Khi Sokei-an " lấy bản thân ḿnh tạc thành tượng Phật " th́ c̣n phải có tượng Phật đang hoạt động, chẳng hạn như đang đi, hoặc nói, hoặc cười. Mỗi mỗi cử chỉ, ngôn hạnh đều phải là NHƯ PHẬT !

   Thế nhưng nếu chỉ có thế th́ vẫn chưa xong ! Khi " lấy bản thân ḿnh tạc thành tượng Phật " th́ Sokei-an c̣n phải đem tim, đem óc ḿnh ra mà tạc tượng. Tim ấy, óc ấy cũng phải giống như tim Phật, óc Phật !

   Vẫn chưa hết cái khó ! Cái khó c̣n ở chỗ là Sokei-an phải dựa theo kiểu mẫu nào để tạc tượng Phật ? Thế nào là " NHƯ PHẬT " ? Từ đó mà thấy ra : Nếu như thoạt tiên Sokei-an hiểu được ư thầy th́ liệu bản thân ông có bị ném qua cửa sổ ? Bởi v́ pho tượng Sokei-an tạc có thể là không giống NHƯ PHẬT !

   Chợt nhớ lại việc hành giả thực hành thiền định, cụ thể như là " ngồi thiền " chẳng hạn. Cũng là một cách " lấy bản thân ḿnh tạc thành tượng Phật " vậy .








Sửa lại bởi tuvils : 01 May 2010 lúc 8:25am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 13 of 22: Đă gửi: 01 May 2010 lúc 9:49am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Hành giả lấy bản thân ḿnh trong tư thế ngồi. Lấy bản thân ḿnh trong cử chỉ ở mắt, ở môi. Lấy bản thân ḿnh nơi hơi thở. Lấy bản thân ḿnh ở tâm. Hướng tới chỗ tất cả thân tâm đều NHƯ PHẬT.

   Tất cả đều Như Phật mà không có sao chép theo mẫu mă nào cả ! Chỉ có thể nương theo Phật tánh vốn có dần dần được khai thị mà " tạc ". Sự hoàn thiện diễn ra trong một tiến tŕnh ! Một tiến tŕnh dài lâu bằng một kiếp nhân sinh !

   Pho tượng có thể thấy trước là tuyệt đẹp ! Đẹp tuyệt vời ! Nhưng đồng thời việc tạc tượng thật không hề dễ dàng ! Tuy vậy, nghĩ lại mà nhớ ra một điều : việc tạc tượng Phật ở đây cũng giống như chuyện người ta thường nói về việc đi du lịch. Điều quan trọng không phải chỉ ở điểm đến ! Điều quan trọng, cũng là niềm vui, trải dài trên suốt cuộc hành tŕnh !


   Ở đây cuộc hành tŕnh là cả một đời người. Cả một đời người làm nghề tạc tượng Phật ! Từng ngày tạc tượng Phật mà thấy thân tâm an lạc từng ngày. Từng giờ tạc tượng Phật mà thấy từng giờ an lạc thân tâm. Do đó làm việc tạc tượng Phật mà " THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC ". Cũng thế, từng ngày trong tâm sáng lên ánh sáng của trí huệ và từ bi. Càng ngày càng sáng !








Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 14 of 22: Đă gửi: 01 May 2010 lúc 3:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils




   6. LẮNG NGHE


   Chuyện kể : Một thanh niên mới lập gia đ́nh ít lâu mà rồi cái gia đ́nh non trẻ đó sớm rơi vào cảnh " cơm không lành, canh không ngon " !

   Anh đến tham vấn một bậc thầy. Thầy bảo :
   - Anh hăy về và học lắng nghe từng lời vợ nói !
   Anh nọ khắc ghi và thực hành lời thầy dạy.
   Kết quả thật không ngờ ! Chỉ ít lâu sau th́ cơm đă lành, canh đă ngon !

   Một tháng sau anh đến tạ ơn thầy.
   Thầy bảo :
   - Vẫn chưa đủ ! Anh hăy về và học lắng nghe từng lời vợ không nói !






Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 15 of 22: Đă gửi: 10 May 2010 lúc 9:05am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   LỜI BÀN

   Ta để ư chữ " HỌC " trong cụm từ : " học lắng nghe ". Tại sao lại phải HỌC ? Bời v́ anh chồng trẻ đó chưa có thói quen LẮNG NGHE ! Mà nào có phải chỉ riêng anh là như vậy ! Người ta thường t́nh vốn như vậy ! Một Thiền sư Nhật Bản nọ thường nhắc đệ tử câu nầy :

   KHI CÁC BẠN CÓ CÁI MIỆNG HAY NÓI TH̀ TỨC LÀ CÁC BẠN KHÔNG CÓ ĐÔI TAI BIẾT LẮNG NGHE.
   KHI CÁC BẠN CÓ ĐÔI TAI BIẾT LẮNG NGHE TH̀ TỨC LÀ CÁC BẠN KHÔNG CÓ CÁI MIỆNG HAY NÓI.

   Gẫm lại th́ người ta thường t́nh hay rơi vào trường hợp trước ! Tức là có cái miệng hay nói ! Nay thử hỏi : V́ sao người ta thường t́nh có cái miệng hay nói như vậy ? Câu hỏi đó không khó trả lời. Ấy là v́ cái miệng đó là công cụ để thể hiện " CÁI TA " ! Cái Ta quyền uy hay nói để ra lệnh ! Cái Ta độc đoán hay nói để thuyết phục người theo ư ḿnh ! Cái Ta khoe khoang hay nói để khoe khoang ! Đại loại là như vậy.

   Đa phần người ta thường t́nh có cái miệng hay nói là v́ đa phần người ta thường t́nh vốn nặng ḷng về CÁI TA ! Cũng nói là đa phần đều mang bệnh quy kỷ !

   Đối lập với cái miệng hay nói là đôi tai biết LẮNG NGHE. Người có đôi tai biết Lắng Nghe là người biết quan tâm đến người khác. Lắng Nghe nguyện vọng của người khác. Lắng Nghe cảm nghĩ của người khác. Để mà chi ? Để mà hiểu nhau. Hiểu nhau để có chữ " TƯƠNG ". TƯƠNG TRI, TƯƠNG DUNG, TƯƠNG THÔNG, TƯƠNG HỢP, TƯƠNG H̉A, TƯƠNG THÂN, TƯƠNG ÁI.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 16 of 22: Đă gửi: 10 May 2010 lúc 3:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Trở lại bài học : " LẮNG NGHE LỜI VỢ NÓI. " Ai nghe chuyện kể th́ cũng ngầm hiểu : không chỉ riêng chồng HỌC LẮNG NGHE lời vợ nói ! Vợ cũng phải HỌC LẮNG NGHE lời chồng nói. Nhưng hàm ư của câu chuyện c̣n mở rộng ra hơn nữa ! Ấy là c̣n phải học LẮNG NGHE thân bằng, quyến thuộc, láng giềng... cho đến tất cả những người ḿnh giao tiếp. Và trong cuộc bang giao quốc tế th́ cũng không khác !

   Có thể thấy rằng LẮNG NGHE là một quy tắc vàng trong mọi h́nh thức tương giao vậy ! Tuy vậy, bài học của bậc thầy không dừng lại ở đó. C̣n một vế xem chừng như thật bí ẩn : " LẮNG NGHE TỪNG LỜI VỢ KHÔNG NÓI " ! Người ta không nói ǵ mà ḿnh cũng phải học LẮNG NGHE !






Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 17 of 22: Đă gửi: 13 May 2010 lúc 2:34am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Hỏi : Làm sao mà nghe được lời người ta không nói ?

   Đáp : Nghe bằng trái tim ḿnh ! Bằng trái tim nhân ái !

   Thế nhưng trái tim nhân ái vốn giống như một loài hoa quư ! Cần được quan tâm chăm sóc. Chính trái tim nhân ái đó cũng cần được... LẮNG NGHE ! Bởi v́ trái tim nhân ái không ăn to nói lớn. Bởi v́ tiếng nói của trái tim nhân ái là thứ tiếng nói thật nhỏ nhiệm. Không lắng nghe tiếng nói nhỏ nhiệm đó th́ không nghe ! LẮNG NGHE cần phải HỌC là v́ vậy.

   Tuy vậy, LẮNG NGHE không hề dễ dàng ! Thậm chí là khi chúng ta LẮNG NGHE một cách chân thành ! Ngoài nhiều nỗi khó khăn c̣n đặc biệt có cái khó khăn nầy : LẮNG NGHE mà không hiểu nổi ! Không hiểu nổi là v́ sự thế sao như quá đổi đảo điên ! Lúc ấy th́ cái tâm LẮNG NGHE thường bị sụp đổ ! thay vào đó là những t́nh cảm có tính tiêu cực - như là tức giận, như là chán nản, bi quan !






Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 18 of 22: Đă gửi: 13 May 2010 lúc 5:12am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   Vấn đề được đặt ra trong lúc nầy là : Có cách nào vượt qua bước suy sụp đó ? Hỏi một cách khác : Phải làm ǵ khi lắng nghe cái không hiểu nổi ?

   - Xin được gợi một ư : Những lúc như vậy th́ ngẩng lên Trời cao mà LẮNG NGHE ! Ấy là LẮNG NGHE Ư Trời vậy ! Theo cách mà người Ki-tô giáo nói th́ là " LẮNG NGHE Ư Chúa ". Nếu chăm chỉ, và chăm chỉ LẮNG NGHE, th́ sẽ có một ngày ta nghe được " Ư Trời ". Cùng lúc ấy tâm ta mở rộng đến những chiều kích mới, vượt lên mọi mong ước riêng tư, vượt lên trên mọi khuôn khổ đời thường xă hội.

   Cái tâm mở rộng đến mênh mông đó nhà Phật thấy gồm có bốn đức : " TỪ, BI, HỈ, XẢ " - gọi là " TỨ VÔ LƯỢNG TÂM ", Khi độ mở của tâm trở thành mênh mông vô lượng như vậy th́ Trang Tử xưa đă có chữ để diễn tả : " ĐẠI THÔNG ".

   - " ĐẠI THÔNG " là sao ?

   Xin tạm dùng h́nh tượng thiên nhiên mà đáp : " Đại " th́ giống như bầu trời lộng gió, không bờ, không bến, không khuôn, không khổ ! " ĐẠI THÔNG " th́ là thông với cái lớn vậy. Do " ĐẠI THÔNG " mà có thể vượt qua được vấn nạn " lắng nghe mà không hiểu " ! Lúc nầy th́ mới có thể nói được là " LUÔN LUÔN LẮNG NGHE, LUÔN LUÔN THẤU HIỂU " !








Sửa lại bởi tuvils : 13 May 2010 lúc 5:14am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 19 of 22: Đă gửi: 13 May 2010 lúc 7:47am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   7. MỘNG CHĂNG ?
       THỰC CHĂNG ?


   Trăng lên sáng trời thu
   Ngày xuân về ấm áp
   Mộng chăng ? Hay là thực ?
   Hơi Phật Vô Lượng Quang

                  Nữ sĩ Sonome


   LỜI BÀN

   Đó là bài thơ nữ sĩ Sonome đọc khi sắp từ giả cơi trần. Có thể thấy rằng những chữ như trời, thu, trăng, hay ngày xuân ấm áp kia cũng là những nét phác họa tượng trưng cho cơi trần vậy ! Cơi trần ! Mộng chăng ? Hay là thực ?

   Trong những lúc tâm nhuộm màu yếm thế, người ta có xu hướng thấy đó là mộng ! Có nghĩa là hư ảo ! Có nghĩa là phù du ! Nguyễn Công Trứ là một vị tướng quân tài kiêm văn vơ với bản lănh kinh bang là thế, vậy mà cũng có lúc thấy cơi trần như một giấc chiêm bao !

   Ôi, nhân sinh là thế ấy
   Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao !
   Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
   Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín !










Sửa lại bởi tuvils : 13 May 2010 lúc 7:48am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 20 of 22: Đă gửi: 13 May 2010 lúc 3:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Nói "nhân sinh" tức là nói về "cơi trần" nầy. Và nói "mộng" tức là để đối lập với "thực " vậy ! Nhà thơ Cao Bá Quát cũng đă từng có một cái thấy như vậy :

   Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
   Đem mộng sự đọ với chân thân th́ cũng hệt !

   Nói rơ là vậy ! "Thực" với "mộng" th́ "cũng hệt"! tức là đồng nhất "thực" với "mộng". Cũng có nghĩa là phủ định "thực". Là thấy không có ǵ là "thực" cả ! Cũng v́ thế mà bài ca trù đó đă có cái kết thúc có vẻ như rất hợp lư :

   Làm chi cho mệt một đời !

   Ôi, lắt léo vậy thay, con đường của tư duy ! Cũng là con đường của "nghĩ chuyện đâu đâu" ! Cũng cái tâm ấy, có khi nó phân biệt "mộng" với "thực" để rồi theo cái thấy đó mà ở đời : Ở đời phải thực tế, chớ nên nhiều mơ mộng. Rồi cũng cái tâm ấy, có khi nó lại đồng nhất "thực" với "mộng" ! Và sự đồng nhất đó dẫn đến phủ định tất cả - cách phủ định mà nhà Phật gọi là "chấp không" !

   Hàng minh triết không bị lạc vào con đường tư duy lắt léo, mà cũng là loanh quanh đó ! Ở đây không thể không nhớ đến câu chuyện Trang Chu hồ điệp.

   Ngày nọ Trang Chu nằm mơ thấy ḿnh hóa bướm.
   Phơi phới con bướm bay, vô cùng thích thú, chẳng biết có Chu !
   Chợt tỉnh, lại thấy ḿnh là Chu.
   Bâng khuâng không biết trước đây Chu mơ mà hóa bườm, hay là nay là bướm mà thấy hóa ra Chu !


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.8828 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO