Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 94 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: TỰ TỊNH KỲ Ư Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 141 of 194: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 5:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   ÂM DƯƠNG THỐNG NHẤT


   Về khoản Âm Dương thống nhất nhau và thành tựu cho nhau này Thiệu-Tử có một nhận xét tinh tế và nói :

   " Dương dĩ Âm vi ; Âm dĩ Dương vi xướng ". " Cơ ", tức cơ sở, cái nền của sự việc. Dương cần có Âm để làm cơ sở cho ḿnh. " Xướng ", tức là chủ xướng , là cái ư , cái động lực tạo tác.

   Dương ứng với " tượng " ; Âm ứng với " h́nh ", như nói trong câu : " Tại thiên thành tượng, tại địa thành h́nh. ( Ở trời là tượng, ở đất là h́nh ).

   Trong chính trị th́ Dương chỉ về sự lănh đạo của lănh tụ ; Âm chỉ về sự thực hiện của quần chúng nhân dân.

   Trong kiến trúc th́ Dương là đồ án ; Âm là những ǵ được xây dựng.
   Dương là chương tŕnh, là kế hoạch ; Âm là việc thực hiện chương tŕnh , kế hoạch, và là thành quả của chương tŕnh, kế hoạch.

   Âm là kết tinh của sáng tạo, thuộc quá khứ ; Dương là óc sáng tạo, hướng về tương lai.

   Khi thành quả đă đạt th́ Dương có yêu cầu đổi mới ; Âm có khuynh hướnh bảo thủ. Cái tinh thần " nhật nhật tân " cho thấy là Dương có ưu thế. Nếu có hiện tượng bảo thủ th́ đó là Âm chiếm ưu thế. Điều này thể hiện rơ trong thành phần các đại biểu quốc hội ở nhiều nước. " Cánh tả " nói chung là cấp tiến ; " cánh hữu " nói chung là bảo thủ. " Nam tả, nữ hữu ". Tả có tính Dương ; hữu có tính Âm. Tả cực đoan th́ là quá " tả ", là thiên lệch, là đứng trước nguy cơ găy đổ.

                        *  ;           ;           ;*

                                       *







Sửa lại bởi tuvils : 09 October 2009 lúc 5:53pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 142 of 194: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 10:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   NHẤT ĐA VÔ NGẠI

   Cách quan hệ Âm Dương giao phối c̣n có một khía cạnh đặc biệt nữa. Có những sự vật trong trời đất tưởng chừng như không liên hệ ǵ với nhau, dường như độc lập, dường như cục bộ, vậy mà, một cách lạ lùng , tự nhiên có nhân duyên giao phối nhau, khiến cho cái " đa " hợp lại trong cái " nhất ".

   Đại sư Kenzo Awa, một bậc thầy về cung đạo Nhật Bản, có lần nói với một đệ tử, người Đức, giáo sư E. Herrigel, sự kiện như sau :

   Một con nhện chăn tơ, nó vô tư múa rung lưới nhện. Trong lúc đó lại có một con ruồi, cũng vô tư, bay múa lăng xăng trong nắng. Cả hai đều vô tư, vậy mà, " không hẹn mà gặp ", ruồi mắc vào lưới nhện. Và nhện ăn ruồi. Luận theo Âm Dương th́ có thể nói : nhện là Dương ; ruồi là Âm ; hành vi nhện bắt và ăn ruồi là Âm Dương thống nhất.

   Từ Thái Cực mà sinh ra Âm Dương ruồi, nhện. Âm Dương ruồi nhện thống nhất với nhau là trở về Thái Cực - " THÁI CỰC HOÀN NGUYÊN ". Phải, đây là một sự trở về Thái Cực ở mắc lưới li ti này trong mạng lưới duyên sinh bao la của toàn vũ trụ .

                      *           ;       *



                               *







Sửa lại bởi tuvils : 09 October 2009 lúc 10:43pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 143 of 194: Đă gửi: 15 October 2009 lúc 4:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   THÁI CỰC VÀ ÂM DƯƠNG
   
   Đọc Trang Tử, chương Tề Vật Luận, thấy có đoạn Trang Tử Miêu Tả SÁO ĐẤT, thật kỳ thú, như sau :

   " Hơi thở của đại khối là gió. Nó không nổi lên th́ thôi, nhưng đă nổi lên rồi th́ muôn ngàn lỗ hổng gào thét. Riêng ngươi há chẳng nghe tiếng nó rít gào đó sao ? Núi rừng hơm hóc, những lồi lơm của thân cây lớn trăm ṿng, tợ như mũi, như miệng, như tai, như xà vuông, như huyệt tṛn, như cối đá, như ao sâu, như vũng cạn. Tiếng chúng phát ra như nước chảy xiết, như mũi tên xé gió, như quát tháo, như thở nhẹ, như la lối, như thánh thót, như âm thầm. Tiếng trước xướng lên ; tiếng sau họa lại. Gió nhỏ th́ họa lại nhỏ ; gió to th́ họa lại to. Một khi gió lặng th́ muôn khiếu đều êm. Ngưới há chẳng thấy cành cây rung động, lá cây xạc xào đó sao ? ".

   Trang Tử đùa giởn với ngọn bút mà khéo viết một đoạn văn tuyệt tác. Nói một cách ngắn gọn th́ là trên mặt đất, trong rừng, trên núi, có vô số lỗ hơm, h́nh dạng khác nhau, to nhỏ khác nhau. Gió mạnh, gió yếu, thổi luồn qua những lỗ đó mà phát ra ngàn vạn âm thanh khác nhau. Luận theo Âm Dương th́ gió là Dương, lỗ hơm là Âm. Âm Dương giao nhau mà phát ra thành tiếng. Lỗ có sai khác nhau, tiếng có sai khác nhau. Tất cả tạo thành ra vạn tượng sai khác nhau trong trời đất.

   Gió lặng, tiếng dứt, trở về sự tĩnh lặng ban đầu. " THÁI CỰC HOÀN NGUYÊN " ! Thái cực bung ra là vạn tượng xôn xao. Thái Cực thu lại là cái MỘT tĩnh lặng. Thái Cực cùng Âm Dương, cái lư là như vậy .

                                 
                                  

                                        *








Sửa lại bởi tuvils : 15 October 2009 lúc 8:25pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 144 of 194: Đă gửi: 21 October 2009 lúc 2:39am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   ÂM DƯƠNG KHÔNG-HAI

   Nay chuyển sang nói về hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng, chẳng hạn. Thú ăn cỏ ăn cỏ, ăn cây, ăn trái. Thú là Dương ; cỏ, cây, trái là Âm.

   Thú ăn thịt ăn thịt thú ăn cỏ, và con lớn ăn con bé. Thú ăn thịt là Dương ; thú bị ăn thịt là Âm.

   Thế rồi phân của thú, xác của thú tan rữa thành thức ăn cho cây cỏ. Cây cỏ là Dương ; phân, xác thú là Âm.

   Âm Dương như vậy giao phối nhau mà mọi vật trong rừng hợp thành một hệ : hệ sinh thái rừng. Cũng tương tự như vậy, ta có hệ sinh thái biển, hệ sinh thái ruộng vườn. Mở rộng ra, ta có hệ sinh thái địa cầu. Phải, địa cầu, hành tinh xanh, toàn bộ địa cầu là MỘT hệ sinh thái. Và cũng chính cơ chế Âm Dương thống trị hệ sinh thái đó.

   Dù vậy, hệ sinh thái địa cầu nhất thiết không phải là một hệ thống kín. Địa cầu liên hệ với mặt trời, lại là một cặp Âm Dương... Bằng cách đó vũ trụ thiên văn kết hợp nhau thành MỘT, NHẤT THỂ, trong đó vạn tượng thống nhất với nhau theo cơ chế Âm Dương. Cuộc hôn phối vũ trụ !

   Trên đây giải bày một kiểu quan hệ giữa Âm Dương : giao phối để sinh - tức là để bung ra thành nhiều, thành cái " đa " - và giao phối để kết tụ, kết tụ cái " đa " thành cái " NHẤT ". Âm Dương có vẻ như là hai, kỳ thực là không-hai.

   Đó là một kiểu vận hành của Âm Dương. Sau đây là một kiểu khác .


                                       *




Sửa lại bởi tuvils : 21 October 2009 lúc 2:42am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 145 of 194: Đă gửi: 07 November 2009 lúc 4:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   B. ÂM DƯƠNG CHUYỂN HÓA NHAU :

   Chuyển hóa nhau có nghĩa là Âm chuyển hóa thành Dương và Dương chuyển hóa thành Âm. Do cơ chế nào mà có sự chuyển hóa như vậy ? Do định luật " ÂM CỰC DƯƠNG SINH ; DƯƠNG CỰC ÂM SINH ". Âm Dương là những phạm trù động. Chúng phát triển. Và khi Dương phát triển đến cùng cực, nó chuyển hóa thành Âm. Khi Âm phát triển đến cùng cực, nó chuyển hóa thành Dương. Ta xem 4 biểu tượng sau đây,   gọi là " TỨ TƯỢNG ".

             Thiếu Dương: Dương mới sinh ; phát triển lên mà thành Thái Dương.

             Thái Dương: Dương phát triển đến cùng cực ; do đó Âm sinh mà thành Thiếu Âm.

             Thiếu Âm : Âm mới sinh ; phát triển lên mà thành Thái Âm.

             Thái Âm   : Âm phát triển đến cùng cực ; khiến Dương sinh : Thiếu Dương.

   Tứ tượng có thể là biểu tượng của bốn mùa trong năm, và cũng có thể là của bốn buổi trong ngày.

   THIẾU DƯƠNG là Dương mới sinh, biểu tượng của mùa Xuân, khi tiết trời bắt đầu ấm áp. Nó cũng biểu tượng của buổi ban mai, lúc mặt trời vừa ló dạng ở chân trời.

   THÁI DƯƠNG là Dương phát triển đến cùng cực, biểu tượng của lúc hạ chí trong năm, hoặc lúc giờ ngọ trong ngày.

   Dương cực th́ Âm sinh. Âm mới sinh th́ gọi là THIẾU ÂM , biểu tượng của những ngày thu sớm, hoặc là của lúc xế chiều.

   Âm phát triền đến cùng cực th́ là THÁI ÂM, biểu tượng của mùa động giá buốt và tối tăm, hoặc của đêm khuya giờ tí canh ba.

   

              
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 146 of 194: Đă gửi: 10 November 2009 lúc 3:07am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Tứ tượng cũng là biểu tượng của bốn giai đoạn của một đời người. Ta nói : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông của đời người. Bốn mùa có tính chất khác nhau : xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng. " Sinh " là từ chỗ không h́nh tướng mà thành ra có h́nh tướng. " Trưởng " là bung ra, như nơi người thanh niên phát huy mọi tiềm năng. " Liễm " là thu gom lại, nhóm góp lại, thu hoạch những thành tựu của ḿnh. " Tàng " trong chữ " ẩn tàng " là cất giấu, là đi từ " hiện " mà vào " ẩn " . Tương tự như vậy, tứ tượng là biểu tượng của bốn giai đoạn H̀NH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG trong đạo Phật .

                *                        *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 147 of 194: Đă gửi: 17 November 2009 lúc 6:06am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   MƯỜI HAI QUẺ TIÊU TỨC

   Khi Dương suy dần, Âm trưởng dần, Dịch học gọi đó là thời TIÊU. Ngược lại khi Âm suy dần, Dương trưởng dần th́ được gọi đó là thời TỨC. Lư Âm Dương TIÊU TỨC, ngoài cách được diễn tả bằng tứ tượng, c̣n được diễn tả bằng 12 quẻ gọi là 12 QUẺ TIÊU TỨC. Đó là :

   Quẻ PHỤC , thời Dương mới sinh.

   Quẻ Lâm , Dương phát triển thêm một bước.

   Quẻ Thái , Dương phát triển tối ưu, cân bằng với Âm, biểu hiện của sự hanh thông.

   Quẻ Đại Tráng, Dương bước đầu thắng thế.

   Quẻ Quải , Dương càng thắng thế hơn nữa.
   
   Quẻ Bát Thuần Càn, thuần Dương, tức Dương chí cực.

   Quẻ Cấu , Âm bắt đầu sinh.

   Quẻ Độn , Âm phát triển thêm một bước.

   Quẻ Bỉ   , Âm thăng bằng với Dương, bất động.

   Quẻ Quán , Âm bước đầu thắng thế.

   Quẻ Bác , Âm thắng thế hơn nữa.

   Quẻ Bát Thuần Khôn, thuần Âm, tức Âm chí cực.

   Mười hai quẻ TIÊU TỨC như trên rơ ràng là có tính cách tán rộng Tứ Tượng. Thế cho nên 3 quẻ đầu tương ứng với thời Thiếu Dương ; 3 quẻ tiếp theo tương ứng với thời Thái Dương ; 3 quẻ tiếp theo nữa tương ứng với thời Thiếu Âm ; 3 quẻ cuối cùng tương ứng với thời Thái Âm.

   Tán rộng ra như vậy, 12 quẻ cũng là biểu tượng của 12 tháng trong năm. Quẻ PHỤC tương ứng với tháng 11 ( Tí ) âm lịch và tiếp tục như vậy cho đến quẻ BÁT THUẦN KHÔN là biểu tượng của tháng 10 ( Hợi ) của năm sau .

                  *    ;           ;       *








Sửa lại bởi tuvils : 17 November 2009 lúc 1:50pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 148 of 194: Đă gửi: 01 December 2009 lúc 1:01am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   TÍNH CHU KỲ

   Ngày đêm luân chuyển, tức là chuyển tiếp nhau theo kiểu ṿng tṛn. Cũng thế, bốn mùa tuần tự đổi thay. Trong một năm th́ tháng Tí chuyển dần đến tháng Hợi, mà Hợi rồi th́ quay trở về Tí, một ṿng tṛn quay mới lại bắt đầu. Do đó trong sự chuyển hóa Âm Dương hiện lên rơ TÍNH CHU KỲ. Tính chu kỳ có thể thật chính xác để trở thành sự chính xác toán học trong sự biến chuyển cường độ ḍng điện xoay chiều. Âm cực chuyển thành Dương; Dương cực chuyển thành Âm. Và sự biến chuyển này được diễn tả bằng một hàm số h́nh sin !



   Ở đây có điều không nên ngộ nhận. Tính chu kỳ đây không phải là của sự kiện. Mọi sự kiện đều có sử tính và không bao giờ có thể lặp lại. Tính chu kỳ đây là của tính Âm và tính Dương của sự kiện. Nền văn minh công nghiệp của nhân loại, chẳng hạn, bắt đầu tại châu Âu từ thời Phục Hưng vốn có tính Dương. Lúc ấy th́ là Thiếu Dương. Đến nay th́ là Thái Dương : cạnh tranh gay gắt, khai thác thiên nhiên cho đến cạn kiệt, làm ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, phá vỡ quân b́nh sinh thái đến mức báo động,v.v... Dương cực th́ Âm sinh. Một nền văn minh mới đang manh nha, mang tính Âm hơn. Điều ấy không có nghĩa rằng ta lại trở về nền văn minh nông nghiệp ngày xưa. Điều ấy có nghĩa rằng nền văn minh mới có những nét Âm hơn : nhiều tính hợp tác hơn, thay v́ cạnh tranh gay gắt; bảo vệ thiên nhiên, thay v́ khai thác đến cạn kiệt; chăm lo bảo vệ môi trường hơn, đảm bảo quân b́nh sinh thái hơn.


   Những thế hệ nối tiếp nhau trong gia tộc hầu như cũng cứ nối tiếp nhau quay ṿng có tính chu kỳ. Thế nhưng mỗi đời có mỗi cuộc sống khác. " Con hơn cha là nhà có phúc ". Có phúc hay không có phúc hẳn cũng không ngoài việc có đảm bảo sự phát triển quân b́nh Âm Dương hay không. Đó là vấn đề DỊCH ĐẠO.





Sửa lại bởi tuvils : 01 December 2009 lúc 1:58am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 149 of 194: Đă gửi: 04 December 2009 lúc 6:16am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   C.-ÂM DƯƠNG ĐAN XEN NHAU.

   Bốn mùa tuần tự đổi thay, Hè nối tiếp theo Xuân và được nối tiếp bởi Thu, rồi Đông. Theo quy ước th́ có tính cách sắt cạnh của ranh giới. Quan hệ chuyển hóa giữa Âm Dương thực ra không phải như vậy. Uyển chuyển hơn nhiều, để có thể nói là chúng THÂM NHẬP vào nhau, ĐAN XEN vào nhau. Do sự thâm nhập hoặc đan xen vào nhau đó cho nên khi Thu sớm đến th́ như Xuân diệu nói :

   " Nghe chăng rét mướt luồn trong gió "

   " Rét mướt ", tức là khí Âm. " Luồn ", tức là đan xen vào. Âm đan xen vào Dương, ngay khi Dương chưa rút đi. Hiện tượng đan xen đó, ta thường có dịp ghi nhận luôn. Như khi nước lớn, hoặc nước ṛng trên sông. Nước đang ṛng , ḍng chảy đổ ra phía biển, thế nhưng để ư, ta thấy mực nước dần cao lên. Vậy là ḍng nước lớn (Dương) đă " luồn " bên trong ḍng nước ṛng (Âm).

   Hiện tượng đan xen đó không phải chỉ có trong thời chuyển tiếp, giữa mùa Hạ và mùa Thu, hoặc giữa cuối lúc nước ṛng và đầu lúc nước lớn. Sự đan xen đó có thể nói là không bao giờ không có. Đó là điều Dịch nói :

   ÂM TRUNG HỮU DƯƠNG CĂN; DƯƠNG TRUNG HỮA ÂM CĂN.
   ( Trong Âm vốn có cái mầm móng của Dương; trong Dương vốn có cái mầm móng của Âm ).

   Điều đó được minh họa ngay trong Thái Cực Đồ :


                               THÁI CỰC ĐỒ


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 150 of 194: Đă gửi: 05 December 2009 lúc 6:06am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   D.-ÂM DƯƠNG LÀ ĐỒNG NHẤT

   Tính đan xen có khi tiến xa đến độ như là ĐỒNG NHẤT.

   Ta nhớ lại một câu của Heraclitus đă được trích dẫn : " Con đường lên dốc cũng là con đường xuống dốc ". Khái quát câu nói đó vào phạm trù Âm Dương ta có : " Âm là Dương, Dương là Âm ! ". Mệnh đề đó lại đem triển khai ra th́ sẽ phát sinh ra biết bao là chuyện nghịch thường : nhỏ là lớn, lớn là nhỏ ; đầy là vơi, vơi là đầy !

   Trước hết xin minh họa cái chỗ nhỏ là lớn. Xem Kinh Dịch, quẻ Bát Thuần Khảm, hào 2, Dương, có hào từ : " KHẢM HỮU HIỂM CẦU TIỂU ĐẮC ". ( Giữa thời Khảm đầy hiểm trở cho nên chỉ cầu được nho nhỏ thôi ). Trong Dịch lư người ta không hiểu nhỏ là nhỏ. Do đó mà nhà Dịch học Phan Bội Châu giảng luận về chỗ này :


   " Tiểu đắc ", nghĩa là chỉ vừa được chuyện nhỏ mà thôi nhưng mà tích lũy ngh́n muôn cái nhỏ th́ thành được một cái rất lớ, chính là một phương pháp rất hay cho quân tử ở thời Khảm . (13)

   Ta dễ có cảm giác đó là một thứ suy luận dễ dàng, theo quy ước, theo cái kiểu " tích thiểu thành đa " ( góp nhóp cái ít lại th́ được cái nhiều ). thực ra th́ không phải vậy. Cách luận giải của cụ Phan là sự luận giải chặt chẽ, sát theo Dịch lư. Lư lẽ nằm ngay trong tượng, trong nghĩa lư của quẻ Bát Thuần Khảm.

   (   ): Bát Thuần Khảm là do sự chập lên nhau của hai quẻ khảm đơn (   ) mà thành, và do đó có hàm ư tích lũy, tập hợp. Thoán từ nói là Tập khảm.


   Thấy là ÍT đó nhưng lại cũng là NHIỀU đó. Cũng thế, thấy là ĐẦY đó, mà cũng có thể là VƠI đó ; thấy là ĐƯỢC đó, mà cũng có thể là MẤT đó ! Do đó, khái quát ra, tạm nói : Âm là Dương, Dương là Âm. Đây lại chính là minh triết sâu xa của Dịch. Không biết được điều này người ta dễ rơi vào những lầm lẫn nghiêm trọng, và dễ lầm lẫn luôn !


                           *    ;      &nb sp;    ;           ;      *


   Một minh họa mang đậm tính thời sự và có vị thật chua :

   XĂ HỘI CÔNG NGHIỆP VĂN MINH NGÀY NAY VỚI CỐ GẮNG LIÊN TỤC ĐỂ nâng cao mức sống THỰC TẾ ĐĂ VÔ T̀NH giảm thiểu chất lượng đời sống CON NGƯỜI. (14)

   Hiển nhiên là như vậy. Mà Dịch lư cũng nói như vậy : cái ĐƯỢC cũng là cái MẤT ! Hoặc : ĐƯỢC cái này, MẤT cái kia !

   Hiện tượng đan xen giữa Âm và Dương, có khi thậm chí có vẻ như đồng nhất nhau đó, cho thấy một điều thật quan trọng : Âm Dương thống nhất nhau trong chân lư viên dung của THÁI CỰC.

   Người ta từ bao đời vốn có khuynh hướng chọn một, bỏ một. Như thể chọn nhiều, chê ít ; muốn được, sợ mất ; ham sống, sợ chết,... Từ đó cuộc đời phát sinh lắm vấn đề : vấn đề làm giàu, vấn đề luyện thuốc trường sinh, và vô số vấn đề khác. Thực ra, đó là những vấn đề không có giải đáp. Người ta không thể tách thanh nam châm ra để có riêng cực Dương và cực Âm. Cũng thế, không thể tách C̉N ra khỏi MẤT. Ai bo bo giữ lấy SỐNG th́ vô t́nh sống như CHẾT. Người GIÀU bo bo giữ tiền của th́ vô t́nh sống NGHÈO hơn cả người nghèo ! Hiển nhiên là vậy, phải không ?






Sửa lại bởi tuvils : 05 December 2009 lúc 6:43am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 151 of 194: Đă gửi: 05 December 2009 lúc 4:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   E.-ÂM DƯƠNG KHÔNG HAI


   Thực ra, Âm Dương vốn KHÔNG HAI . Từ đó mà, theo chân lư rốt ráo, THIỆN-ÁC không-hai, CHÁNH-TÀ không-hai, PHÚC-HỌA không hai. Nói chung th́ mọi cặp đố lập được thấy trong đời sống vốn không-hai. Trong thiện có ẩn ác, trong ác có ẩn thiện. Toàn thiện chỉ có ở bên kia thiện ác. Khi thấy được không-hai ở mọi cặp đối lập th́ thấu suốt Dịch lư. LƯ ÂM DƯƠNG KHÔNG HAI LÀ TINH HOA CỦA DỊCH LƯ.


   Tài liệu tham khảo :

   (9) Trích dẫn do F. Capra, trong Đạo của Vật Lư, bản dịch Nguyễn Tường Bách, nxb Trẻ, 1999, tr. 349
   (10)Kinh Dịch, Hệ Từ Hạ.
   (11)Von Franz, trong tác phẩm tập Man and Hí Symbols, nxb. Laurel, 1968, tr. 220
   (12)Trích dẫn do Nguyễn Duy Cần, sđd. , tr. XXIII
   (13)Phan Bội Châu, trong Chu Dịch, nxb Khai Trí, tr. 546.
   (14) F. Capra, sđd., tr. 130

               
                               *






Sửa lại bởi tuvils : 14 December 2009 lúc 3:11am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 152 of 194: Đă gửi: 14 December 2009 lúc 3:27am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                            ÂM DƯƠNG TRONG ĐẠO HỌC

                                        &

   1.- QUA MEISTER ECKHART


   Meister Eckhart ( Đức , 1260 - 1327 )là một nhà huyền học vĩ đại. Người đă từng luận giải mệnh đề Dịch học " Cái ĐƯỢC cũng là cái MẤT " trong lĩnh vực đạo học.

   TRỐNG RỖNG MỌI THỨ được tạo tác th́ có nghĩa là TR̉N ĐẦY THƯỢNG ĐẾ ; chất chứa đầy ắp mọi thứ được tạo tác th́ có nghĩa là TRỐNG RỖNG THƯỢNG ĐẾ.(1)

   Cái " trống rỗng " mà Thầy Eckhart nói đây tức là cái điều mà đạo học Đông Phương gọi là HƯ TÂM, hay VÔ TÂM, tức là cái tâm trống rỗng - trống rỗng : vừa tĩnh lặng, vừa tỉnh thức. Nghĩa là không lăng xăng, không lao xao ; cũng không hôn trầm, ngái ngủ. Thầy Eckhart nói rơ về cái tâm rỗng không đó :

   Thế nào là TÂM KHÔNG ? Đó là cái tâm không chất chứa, cũng không dao động v́ bất cứ cái ǵ. Không bám víu cái ǵ, cũng không thấy cái ǵ trong đời như là lợi lộc riêng tư. Đó là cái tâm hội nhập vào Thượng Đế, trong khi từ bỏ ư riêng ḿnh.

   Chúng ta để ư : trong đoạn trích dẫn trên, " trống rỗng " và " tṛn đầy " gợi lên ư " Âm ", " Dương ". Đến khi cái Hư Tâm hội nhập trọn vẹn vào Thượng Đế th́ lại là chuyện khác : không c̣n có Âm Dương, không c̣n cực Âm và cực Dương : VÔ CỰC. Vô Cực cũng là Thái Cực. Đóng trong ngoặc mọi hàm ư tôn giáo, " Thượng đế " hẳn cũng có tên là " Vô Cực " hay " Thái Cực ". Hội nhập vào Thượng Đế hẳn là trở về cội nguồn uyên nguyên của Âm Dương.

   Ở đây lại nổi lên vấn đề về cái hư tâm - hay cái tâm rỗng không. Sở dĩ cái tâm rỗng không là " vấn đề " là v́ người ta hay hiểu lầm : hiểu chữ " rỗng không " với nghĩa là trống trơn, không có ǵ. Do đó mà khi thực hành thiền định, người ta cố đuổi xua mọi t́nh ư tŕnh hiện trong ư thức thường. Một cuộc đuổi xua hẳn là vất vả, và cũng là cực kỳ vô vọng, nhỉ ?












Sửa lại bởi tuvils : 14 December 2009 lúc 6:23am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 153 of 194: Đă gửi: 14 December 2009 lúc 7:30am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Thực ra " rỗng không " không có nghĩa là không có ǵ. " Rỗng Không " chính thực là KHÔNG VỌNG. Vọng thuộc quá khứ : tưởng nghĩ về cái đă qua. Vọng thuộc tương lai : tưởng nghĩ về cái có thể xảy ra. " Rỗng Không " nghĩa là CÓ MẶT TRỌN VẸN TRONG HIỆN TIỀN . Chẳng hạn như cái hiện tiền trong bài tập thiền đếm hơi thở : ta CÓ MẶT , quan tâm đến từng hơi thở vào, và hơi thở ra, một cách trọn vẹn.

   Trong trạng thái CÓ MẶT TRỌN VẸN như vậy, với cái tâm thông thoáng rộng mở trước hiện tiền, người ta cảm nhận hiện tượng sống miên tục, nơi nơi. Như cách diễn tả sau đây trong hai câu thơ Thiền :

   Ngột nhiên vô sự tọa
   Xuân lai thảo tự sinh

   ( An ổn ngồi chơi ḷng chẳng bận
     Ngày xuân cây cỏ mọc thênh thang ).

   " Ngột nhiên vô sự tọa " là cái tâm rỗng không. Với cái tâm đó người ta cảm nhận được cái mọc của cỏ. Cỏ TỰ mọc, TỰ xanh, TỰ hấp thụ năng lượng mặt trời, TỰ tỏa ô-xy và hơi mát... Phải, vũ trụ này được cảm nhận như là một cơ thể sống.

   Cỏ TỰ mọc. Bởi v́ bây giờ là mùa xuân. Nhưng tại sao bây giờ là mùa xuân ? Bởi v́ trái đất nó xoay như vậy, và bởi v́ mặt trời nó chiếu như vậy. Hóa ra mùa xuân là việc của trái đất và mặt trời. Mùa xuân là việc của trời đất. Trời Dương, đất Âm. Việc của trời đất như vậy là việc của Âm Dương. Gom lại mà nói : Việc TỰ NHIÊN !

   Ngày xuân cỏ mọc. Và rồi có một người bạn đến chơi. Chủ nhà hỏi :

   - Ngọn gió nào đưa anh đến đây ?

   Cách hỏi đến là hay, nhỉ ? " NGỌN GIÓ NÀO ? " Có thể khách trả lời :

   - Hôm nay chợt cảm thấy nhớ anh !

   Cái " CHỢT " đó, do đâu ? Hỏi vặn lại th́ khách hẳn trả lời :

   - TỰ NHIÊN như vậy !

   Th́ hóa ra nó cũng " TỰ NHIÊN " Cũng TỰ NHIÊN như ngày xuân cỏ TỰ mọc !


   





Sửa lại bởi tuvils : 14 December 2009 lúc 3:02pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 154 of 194: Đă gửi: 23 December 2009 lúc 12:39am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   HÀNH VI TỰ NHIÊN, VÔ VI, TỰ DO

   Ngày xuân cỏ TỰ NHIÊN mọc. Một ngày xuân TỰ NHIÊN cảm thấy muốn đến thăm bạn cho nên dời chân đi. Từ đó mà khẳng định : Hai loại hành vi đó đều TỰ NHIÊN như nhau !

   Hẳn có người không đồng ư, bảo : hành vi con người th́ có ư thức, có trí khôn, có suy nghĩ. Nói như vậy th́ phù hợp với thực tại kinh nghiệm. Thế nhưng một vấn đề có thể được đặt ra : Thứ hành vi được xem là có ư thức, có trí khôn, có suy nghĩ đó có phải chăng là thứ hành vi có tính tiêu biểu cao nhất cho hành vi nhân tính ? E rằng không ! Hành vi có tính tiêu biểu cao nhất cho nhân tính là hành vi giàu tính sáng tạo. Như hành vi của một nghệ sĩ tŕnh diễn xuất thần. Như một họa sĩ đang lao động sáng tạo xuất thần. Như một thi nhân đang bắt gặp nguồn thi hứng.

   C̣n có một điều này nữa, thật thú vị. Nhà Nho vốn nổi tiếng là chín chắn, thận trọng, nghĩa là nhiều suy nghĩ, cân nhắc, thế mà đă từng có câu nói như thế này :

   Thành giả bất miễn nhi trúng, bất tư nhi đắc, thung dung trung đạo - thánh nhân giả (2)

   ( Bậc chí thành không cần phải gắng sức mà vẫn biết sống đạo, không cần phải suy nghĩ mà vẫn đạt đạo, vẫn thong dong mà ở ngay trong đạo - đó là bậc thánh nhân ).

   Như vậy th́ hành vi có tính tiêu biểu cao nhất cho hành vi nhân tính chẳng phải là thứ hành vi có ư thức, có trí tuệ, có suy nghĩ. Ngược lại, đó là thứ hành vi có tính hồn nhiên, tự nhiên. Làm mà không thấy cái ta làm. Cũng gọi là " VÔ VI ". Vô vi, khác nào cái vô vi của " NGÀY XUÂN CÂY CỎ MỌC THÊNH THANG " .



   Loại hành vi đó cũng có thể so sánh với hành vi chơi đùa của trẻ thơ. Mà hành vi chơi đùa của trẻ thơ th́ cũng không khác với hành vi tự nhiên, hồn nhiên của thánh hiền Lăo Trang hoặc của bậc Thiền giả. Như được diễn tả trong đoạn thơ sau đây của Thiền sư Ryokan ( Nhật, 1758-1831 ) :

   Một ngày xuân dài, đầy sương,
   Tôi thấy tôi đang nô đùa với trẻ nhỏ,
   chuyền chiếc bóng tṛn.
   Gió th́ mát, trăng th́ thanh,...(3)

   Ngày Xuân cây cỏ mọc. Ngày Xuân Thiền sư thi sĩ nô đùa với trẻ nhỏ. Có phải ngẫu nhiên mà sự việc kia xảy ra trong Ngày Xuân ? Hẳn là không phải ! Thiên nhiên, cho dù hồn nhiên là thế, vẫn có trăt tự của thiên nhiên. Diễn tả theo cách của Âm Dương th́ mùa xuân có biểu tượng là Thiếu Dương (    ). Nó đánh dấu một thời Dương sinh đem lại ánh sáng và hơi ấm, bù lại những ngày đông Thái Âm (    ) tối tăm và lạnh lẽo. Ở đạy ta lại có thể có một ghi nhận thú vị : Nghệ sĩ, thi nhân, hiền triết, Thiền giả là những người hít thở và đắm ḿnh trong mùa xuân bất tận ! Một hiện tượng " tương thích " !


   








Sửa lại bởi tuvils : 23 December 2009 lúc 3:25pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 155 of 194: Đă gửi: 23 December 2009 lúc 3:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   HÀNH VI HỮU VI, TẠO NGHIỆP

   Ngược lại vô vi là hành vi có tính toán, có chương tŕnh, có kế hoạch. Đây là loại hành vi mang đậm nét lư tính. Mà lư tính tức là Dương, thuần Dương. Biểu tượng là Thái Dương (    ). Nó nhằm vào mục đích, mục tiêu, hiệu quả, sự chi li chính xác, lợi lộc. Ở đây không c̣n có chữ " TỰ " diễn tả ư TỰ nhiên, hồn nhiên, như " thảo TỰ sinh ". Ở đây có một " CÁI TA " điều khiển, hoạch định, giám sát. " CÁI TA " đó là " NHÂN " của hành vi. " QUẢ " của hành vi tức nhiên thuộc về " CÁI TA " đó. Hành vi có NHÂN, có QUẢ là hành vi TẠO NGHIỆP. Nhân Nhân, Quả Quả cứ nối tiếp, nối tiếp nhau như vậy tức là LUÂN HỒI ! Ai cứ măi ch́m nổi trong cảnh luân hồi đó ? Dĩ nhiên là " cái ta " đó . Nó QUÁ DƯƠNG ! Hóa ra là lợi hại đến chừng ấy !


                                   *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 156 of 194: Đă gửi: 24 December 2009 lúc 7:14am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Ta trở lại với cái TÂM RỖNG KHÔNG theo cách diễn giải có tính phủ định của Thầy Eckhart. Trống không có nghĩa là :

   TÂM KHÔNG CHỨA CHẤP. Hiển nhiên là thế : hễ đă chứa chấp th́ hẳn là không trống không. Thường th́ trong ḷng ta chứa chấp nhiều thứ mà có thể là ta không hay biết.

   Chẳng hạn như khi nhà thơ nói :

      Ḷng ta ôm một mối t́nh
      T́nh trong giây phút mà thành thiên thu.

   Qua đó mà ta có thể thấy rằng cái tâm có sức chứa lớn như vậy : chứa chấp trong suốt cả một đời người ! Không những chỉ có thế. Ḷng người c̣n chứa chấp bao nhiêu thứ trong đời : không phải chỉ có " mối t́nh ", mà c̣n có thể là " mối thù ", " mối hận ", " mối hờn ", ngoài ra th́ c̣n có thể là " mộng ước ", là " tham vọng ", là " thèm muốn ", là mặc cảm " tự ti " hoặc " tự tôn "... Nói chung th́ cái tâm có khả năng chứa chấp mọi thứ trên đời !

   Ta lại nh́n vào thực chất của chứa chấp : CHỨA CHẤP CÓ TÍNH ÂM. Giống như thể đóng băng ; giống như thể ngục tù. Cái tâm chứa chấp là cái tâm bị đóng băng, là cái tâm bị giam hăm trong ngục tù. CHỨA CHẤP LÀ TÂM BỊNH. BỊNH " QUÁ ÂM " !

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 157 of 194: Đă gửi: 01 January 2010 lúc 11:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


   TÂM KHÔNG DAO ĐỘNG, tức là không lo, không sợ hăi. Sợ ǵ ? Nói chung th́ là sợ cái ḿnh MUỐN ĐƯỢC SẼ KHÔNG ĐƯỢC, và sợ cái đă ĐƯỢC có thể MẤT. Được cho ai ? Và mất của ai ? C̣n ai vào đây ! Ấy là của " cái ta ". Cái ta được thấy như là CHỦ THỂ, đối lập với cuộc đời được thấy như là ĐỐI TƯỢNG. Từ xưa, Lăo Tử đă ghi nhận điều này :

   Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân.
   Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn ! (4)

   ( Sở dĩ ta có nỗi lo lớn ấy là v́ ta có " cái ta "
   Nếu không có " cái ta " th́ làm chi có lo sợ ! )


   Một mệnh đề rất đáng để ư : " Cập ngô vô thân " - nếu như không có CÁI TA. Cái điều kiện đó, Lăo Tử đâu có đặt ra suông ! " Không có cái ta " là điều CÓ THỂ có thật. C̣n hơn thế nữa : CẦN CÓ, PHẢI CÓ. V́ sao ? Chỉ v́ đó là " cái ta " không thực. Đó là một VỌNG TƯỞNG xuất phát từ các quan hệ xă hội. Ḿnh nghĩ ḿnh là thế, thế là sản sinh ra cái ta : TA công hầu, TA KHANH TƯỚNG, hay là TA có thân phận thấp hèn ! Đồng hóa ḿnh với nó đương nhiên là có cái TA vinh, hoặc TA nhục, Người giác ngộ, như Thầy Eckhart, đến với Thượng Đế với tất cả năng lực, với tất cả tâm hồn, th́ chẳng c̣n chi nữa để thấy là CÓ TA. Thế th́ KHÔNG C̉N CÓ TA ! Không c̣n ĐƯỢC, không c̣n MẤT, không c̣n LO SỢ !


   Cái ta vọng tưởng một khi tỉnh ngộ th́ không lo C̉N hay lo MẤT nữa. Hơn thế nữa : không c̣n có cái ư riêng để củng cố hay pḥng vệ cho cái ta riêng tư. Không có cái ta riêng tư, đương nhiên không lợi lộc riêng tư. Chỉ c̣n có một cuộc sống : bát ngát, mênh mông, muôn màu, muôn vẻ. Một dàn đại hợp tấu !

   Vậy là không c̣n nữa hiện tượng đóng băng trong cái TA. Đóng băng trong CÁI TA th́ chính là bịnh QUÁ ÂM ! Nơi một thành viên ḥa tấu trong dàn đại hợp tấu th́ là Âm Dương quân b́nh, hảo hợp.








Sửa lại bởi tuvils : 02 January 2010 lúc 5:13am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 158 of 194: Đă gửi: 02 January 2010 lúc 7:15am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   2.- QUA LĂO TRANG


   Dưới cái thấy của Đông y, mọi thứ bệnh của cơ thể đều xuất phát từ t́nh h́nh mất quân b́nh Âm Dương.

   Trong cuộc sống cũng thế. Mọi lệch lạc trong tư tưởng và hành vi, nói chung là trong cách ở đời, cũng đều xuất phát từ chỗ mất quân b́nh Âm Dương.

   Dù là mất quân b́nh nơi cơ thể hay mất quân b́nh trong cách ở đời đều chủ yếu là do thiếu hiểu biết về quy luật Âm Dương, cơ bản là thiếu hiểu biết về lư Âm Dương không - hai.

   Nói như vậy không hề có ư nói : người ta cần phải học triết lư về Âm Dương để khỏi rơi vào chỗ lệch lạc, quá đà. Trong đời vốn dĩ có nhiều người có cái tâm hồn nhiên trong sáng, không nghĩ nghị tính toan, và không tham lam. Những người như vậy có nhiều cơ may không cần biết đến quy luật Âm Dương không - hai mà vẫn hồn nhiên cư xử hợp đạo. Dù vậy, mẫu người đó trong đời tương đối hiếm hoi ! Phần đông người ta "khôn " quá ! Và v́ thế mà cuộc đời phát sinh lắm nỗi trái ngang. Trong t́nh h́nh như vậy minh triết về lư Âm Dương không - hai là điều cần thiết. Người người cần sáng tỏ về triết lư Âm Dương không - hai. Về triết lư này, Lăo Tử là một bậc thầy lớn .






Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 159 of 194: Đă gửi: 02 January 2010 lúc 3:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Chương 2 LĂO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH có viết :

   Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ ;
   giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

   ( Ai nấy đều biết tốt là tốt, ấy là xấu đó ;
   đều biết lành là lành, ấy là không lành đó ).

   V́ sao lại thế ? Cũng v́ luật Âm Dương chuyển hóa. Chỉ biết có Dương, bám lấy, theo đuổi, chinh phục Dương, ắt người ta gặp Âm. Thường là dưới một dạng mới. Một minh họa do Nguyễn Du mượn lời Từ Hải nói :

   " Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ! "


   Quả đúng như vậy. Người ta cứ ngỡ công hầu là VINH nhưng lại hóa ra NHỤC. Vinh và nhục, cái cặp đối lập đó giống như hai mặt của một đồng tiền : mặt sấp và mặt ngửa. Không hki nào có thể tách mặt sấp và mặt ngửa rời nhau. Dù vậy, người đời không bao giờ từ bỏ được cái thói tách rời đó.

                                            *




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 160 of 194: Đă gửi: 02 January 2010 lúc 9:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

   TRANG TỬ NAM HOA KINH, chương Tề Vật Luận có viết :

   Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy ?
   Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi ?...
   VẬT VÔ PHI BỈ; VẬT VÔ PHI THỊ...
   Cố viết : bỉ xuất ư thị, thị diệc nhân bỉ.
   Bỉ thị phương sinh chi thuyết dă.
   Tuy nhiên, phương sinh phương tử, phương tử phương sinh, phương khả phương bất khả ; phương bất khả phương khả. Nhân thị nhân phi ; nhân phi nhân thị.
   Thị dĩ Thánh nhân bất do, nhi chiếu chi ư thiên.


   ( Đạo bị che lấp thế nào đến độ người ta có thói phân biệt CHÂN với NGƯY ? Ngôn từ bị che lấp thế nào đến độ người ta quen thói phân biệt THỊ với PHI ? Không có vật nào mà không là CÁI NÀY ; không có vật nào mà không phải là CÁI KIA. Bởi thế mà nói : cái này phát sinh từ cái kia ; cái kia do từ cái này. Đó là cái thuyết nói về sự tương liên giữa cái này và cái kia. Tuy vậy , sống bao hàm chết và ngược lại. Cái có thể cũng là cái không thể, và ngược lại. Xác định cũng là phủ định và ngược lại. Bậc thánh nhân v́ vậy không theo thói đó, người căn cứ trên " Thiên " ( tức là trên vũ trụ nhất thể ).








Sửa lại bởi tuvils : 05 January 2010 lúc 1:54am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 

<< Trước Trang of 10 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.3359 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO