anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 29 January 2007 lúc 5:02am | Đă lưu IP
|
|
|
Duyên khởi Kinh
Sở vĩ chúng ta có được bộ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức " là nhờ Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà có được. Ngài quán xét thấy chúng sinh chịu nhiều thống khổ và do sức Từ Bi của ngài muốn cứu độ họ, nương theo oai thần của Đức Như Lai nên Ngài thay Đại Chúng mà thỉnh Phật thuyết ra những bổn nguyện và công Đức thù thắng của chư Phật, để hầu giúp cho những chúng sinh tội ác, nghiệp chướng tiêu trừ và chúng sinh trong thời mạt pháp hưởng nhiều lợi lạc về sau. Chúng ta hiện tại được nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật và thấy được bộ kinh mà c̣n tŕ tụng th́ biết rằng đều là nhờ oai thần của Phật mà có được. Cũng là nhờ sức Từ Bi của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà hôm nay chúng ta được thấy kinh.
Tạng Thừa Sở Nhiếp
Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng được gọi là Tam Tạng.Vậy trong ba Tạng, Kinh này thuộc về Tạng nào? Kinh này thuộc về Kinh Tạng và Luật Tạng v́ trong đó cũng có nói về Giới Luật. Kinh Tạng th́ thuộc về Định Học, Luật Tạng thuộc về Giới Học, và Luận Tạng th́ thuộc về Huệ Học.
"Thừa" ở đây là Ba Thừa: Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa.(thêm vào Nhân Thừa và Thiên Thừa gọi là Ngũ Thừa). Bộ Kinh Dược Sư này thuộc về Bồ Tát Thừa, v́ trong kinh nói về bổn nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi ngài c̣n hành Bồ Tát đạo, phát ra những Đại nguyện để cứu độ chúng sinh.
Tông Chỉ Của Bộ Kinh
Tông chỉ của bộ Kinh này là: Độ Sanh, và Bạt Khổ.
"Độ sanh" ở đây có nghĩa là cứu độ chúng sanh. "Cứu độ chúng sanh" th́ không phải là chỉ cứu một hoặc hai người, cũng không phải là ba người, bốn người hay năm người mà gọi là độ sanh.. "Độ chúng sanh" là độ thoát tất cả mười hai loại chúng sanh. Phải phát tâm giáo hóa hết thảy chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đều sớm được thành Phật; như thế mới gọi là "độ chúng sanh." Trong kinh đă nói chúng sanh tŕ danh của Đức Dược Sư th́ nhờ đó mà họ phát Bồ Đề Tâm xa ĺa ngũ dục hành Bồ Tát Đạo an trụ trong Chánh Pháp Tạng Như Lai, không c̣n đọa lạc vào những đường ác nữa.
Bạt Khổ: Bộ Kinh này có công năng "nhổ sạch khổ năo," dứt trừ mọi nỗi khổ của chúng sanh.
Kinh này dùng cái tâm TÍN và NGUYỆN với việc TR̀ DANH (tức là Niệm Danh Hiệu của Đức Dược Sư) làm Tông Chỉ thiết yếu tu hành. Chẳng có tâm Tín, chẳng đủ sức phát nguyện. Chẳng phát nguyện, chẳng đủ sức đi đến chỗ thực hành. Chẳng thực hành được cái hạnh tu mầu nhiệm Tŕ Danh th́ chẳng làm được cho ḿnh măn nguyện và chứng thực được cái mà ḿnh đă tin và làm theo vậy.
Quư vị chớ cho rằng bộ kinh này tầm thường, bộ kinh này không tầm thường chút nào cả. Ư nghĩa trong kinh chúng ta cần phải suy nghĩ kỷ.
Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật chính là bực đại lương y, ngài có thể kê toa tất cả những thứ bịnh ǵ trên thế gian và xuất thế gian. Chúng sanh cần thuốc ǵ để trị lành thời Ngài kê toa đúng như vậy mà không bao giờ sai trái. Hôm nay, chúng ta đến đây nghe giảng kinh Dược Sư chính là đang học cách trị lành bịnh cho chính ḿnh. Chúng ta là những chúng sanh đang mắc bịnh mà thứ bịnh này muốn trị khỏi th́ ngoài chính ḿnh ra không ai có thể trị khỏi được. Nên hôm nay chúng ta đến nơi này nghe giảng Kinh Dược Sư tức là theo bậc đại lương y để học cách thức trị dứt căn bịnh điên đảo và tăng thượng mạn vậy.
Chúng ta uống vào toàn là thanh dược bực nhứt, khi uống vào liền trị khỏi. Đây là những hộ trùng của chúng ta, chúng sẽ tiến vào trong cơ thể, chúng không những không giết những thứ vi trùng ăn hại bên trong, mà trái lại chúng c̣n giúp cho 84.000 thứ phiền năo của chúng sanh đều nhập diệt hưởng được mùi vị Thường Lạc Ngă Tịnh của Niết Bàn. Những hộ trùng sẽ nói, "bạn cứ yên tâm tôi vào đây không có ư sát hại bạn v́ tôi giết bạn rồi bạn lại giết tôi như vậy chẳng có ư nghĩa ǵ? không khác nào vở bi kịch của thế gian. Tôi quá mơi mệt trong vai diễn xuất này rồi, và đă không c̣n muốn diễn nữa. Hoại trùng nghe liền suy nghĩ , phải bạn này nói đúng cứ diễn như vậy không có sự kết thúc th́ chẳng có ǵ vị là thú vị. sao bạn này được vào đây trong khi ta th́ bị mọi người muớn diệt trừ đi. Nghĩ như vậy, hoại trùng này tự nghĩ, phải muốn được chơn lạc là không thể nào hướng ngoại mà t́m, mà phải quay về với tâm của ḿnh v́ trong đó cất chứa đủ mọi thứ vui.
Quí vị nghĩ toa thuốc này có tuyệt diệu không? Thật là tuyệt diệu, không những không làm tổn hại người khác mà lại trị lành căn bịnh của ḿnh nữa. Tuyệt diệu, thật là tuyệt diệu, không sao nói hết.
Giải Thích Đề Kinh
Tên của bộ Kinh này là "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai" là Nhân (người), "Bổn Nguyện Công Đức" là Pháp. Pháp cũng là một thứ "nghiệp." "Bổn nguyện" chính là hành vi và nghiệp đă tạo trong đời quá khứ, cũmg là những lời nguyện trong khi hành Bồ tát Đạo. Nay chỉ lập lại những ǵ đă phát nguyện. "Công Đức" là do sự huân tập những việc lành và dụng công mà được thành tựu được.
Như Lai một trong mười danh hiệu của Chư Phật. Tất cả Chư Phật đều gọi là Như Lai; Vậy Như Lai nghĩa là ǵ? nghĩa là người chẳng phải từ đâu đến, mà cũng chẳng đi về đâu( biểu tượng cho Pháp Thân thường trú của Phật vậy).
Lại nữa, "Như" là không có định hướng, không có một nơi chốn cố định nào; "lai" là do sự cảm ứng đạo giao, nhân duyên đă đến mà hiện ra, . Đó gọi là "như lai."
"như" là đạo lư Bổn Giác; "lai" là trí huệ của Thủy Giác. Bởi lư Bổn Giác khế hợp với trí Thủy Giác, cho nên gọi là "như lai."
Khi Phật c̣n tại thế, Ngài thường dùng danh từ Như Lai để xưng cho ḿnh khi giảng Kinh, thuyết pháp,tránh sử dụng chữ Ta và Tôi, đó cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.
"Kinh" có bốn ư nghĩa là: Quán, Nhiếp, Thường, và Pháp.
1. "Quán" là "quán xuyên sở thuyết nghĩa"; nghĩa là nối kết những nghĩa lư đă được thuyết giảng lại với nhau. Cũng giống như tràng chuỗi niệm Phật, các đạo lư trong Kinh được liên kết với nhau từng chữ, từng chữ một.
2. "Nhiếp" là "nhiếp tŕ sở hóa cơ," nghĩa là thâu phục, dẫn dắt tất cả chúng sanh có căn cơ và đă sẵn sàng để đón nhận sự giáo hóa.
3. "Thường". Thế nào gọi là "thường"? " nghĩa là từ xưa đến nay không hề biến đổi th́ gọi là "thường." Những đạo lư chứa đựng trong Kinh vốn bất biến, trong quá khứ đă không thay đổi, ngay hiện tại cũng không thể thay đổi, và trong tương lai cũng sẽ không thay đổi, cho nên gọi là thường.
4. "Pháp". "Tam thế đồng tuân viết Pháp," nghĩa là những ǵ mà tam thế đều đồng ḷng tuân theo th́ gọi là "Pháp." "Tam-thế" là ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Tất cả chúng sanh trong ba đời đều tôn thờ và noi theo giáo pháp trong Kinh mà tu hành. Như vậy, trong bảy loại lập đề, bộ Kinh này thuộc loại Nhân Pháp Lập Đề(Lấy tên của người mà đặt tên đề của Kinh).
Truyền Dịch Sử Giả
Truyền dịch sử giả là giới thiệu người đă công phiên dịch ra bộ Kinh.Thời đại nhà Đường, Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch.
Giảng Giải Văn Nghĩa
Là phần giải thích Kinh văn vậy. Trước khi vào kinh văn chúng ta nên tŕ danh hiệu Dược Sư Phật v́ ngài là người được nói đến trong kinh, cho nên cần phải thành tâm mà niệm.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.
Đă niệm danh hiệu của người được nói, vậy chúng ta cũng phải nên niệm người nói ra bộ kinh này, ai là người nói ra bộ kinh này? Chính là Đức Bổn Sư của chúng ta, phải có ḷng thành để niệm;
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đă tŕ niệm người bị được nói đến và người nói ra bộ kinh này. Bây giờ cũng phải cần niệm người thỉnh Pháp, và kiết tập kinh điển, chúng ta hôm nay có được bộ kinh này là nhờ người thỉnh Pháp và người kiết tập, người thỉnh Pháp chính Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và người kiết tập kinh điển chính là Tôn Giả A Nan, nên đem ḷng thành mà niệm.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam Mô A Nan Đà Tôn Giả.
Nam Mô Bổn Sư Tuyên Hóa Tỳ Kheo Bồ Tát.
Kinh Dược Sư Lưu Ly
Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Bạt Già Phạm đi châu du giao hóa các nước, đến thành Quảng Nghiêm, dừng nghĩ dưới cây Nhạc Âm cùng với tám ngàn vị đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu ngàn vị Đại Bồ Tát, các hàng Quốc Vương, đại thần, bà la môn, các hàng cư sĩ, thiên long bát bộ cùng nhơn, phi nhơn, cả thảy đại chúng nhiều vô lượng, đồng vây quanh Phật cung kính thỉnh Ngài thuyết pháp.
"Như vậy" hay "như thị", là từ chỉ cho pháp; ngụ ư rằng pháp như vậy th́ tin được, c̣n pháp không như thị th́ không đáng tin. Hiện tại, pháp này gọi là pháp "như thị" - đây là thứ pháp đáng tin cậy. "Như thị" cũng là từ khẳng định rằng pháp đích thực là như vậy, tuyệt đối không được sửa đổi, thêm hay bớt.
"Tôi nghe như vầy" chính là một trong bốn câu trả lời của Đức Phật mà Đức A Nan đă hỏi Phật trước khi Phật nhập Niết Bàn. Lúc bấy giờ, sau khi nghe Phật cho biết là Phật sắp nhập Niết Bàn, Tôn Giả A Nan khóc đến nỗi đầu váng mắt hoa, tâm trí bấn loạn, quên hăn hết mọi việc. Trong khi đó, Tôn Giả A Na Luật, nhục nhăn tuy không có nhưng Ngài chứng được Thiên Nhăn Thông nên Ngài rất sáng tỏ, lúc bấy giờ Ngài hết sức trầm tĩnh; Ngài bảo Tôn Giả A Nan phải thỉnh vấn Phật về bốn việc quan trọng, để khi Phật nhập diệt rồi lấy ai thưa hỏi đây, khóc không giải quyết được vấn đề ǵ cả.Bốn việc đó là việc v́?
1. Thứ nhất, khi kết tập kinh điển, mở đầu Kinh văn nên dùng chữ ǵ làm tiêu biểu cho tất cả kinh tạng;
2. Thứ hai, khi Phật c̣n tại thế th́ các đệ tử đều an trú cùng một nơi với Phật, vậy sau khi Phật nhập Niết Bàn th́ họ phải sống với ai;
3. Thứ ba, khi Phật c̣n trụ thế th́ Phật là Thầy, vậy sau khi Phật nhập Niết Bàn th́ nên tôn ai làm Thầy;
4. Thứ tư, nên đối phó như thế nào với các Tỳ Kheo có tánh t́nh xấu ác?
Khi ấy, Đức Phật trả lời rằng:
- Thứ nhất, khi kết tập kinh tạng, hăy dùng bốn chữ "Như thị ngă văn" (Tôi nghe như vầy) để mở đầu cho tất cả các bộ kinh;
- Thứ hai, hăy nương theo Tứ Niệm Xứ mà an trú. Tứ Niệm Xứ chính là Thân, Thọ, Tâm và Pháp - quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă;
- Thứ ba, khi Phật c̣n tại thế th́ Đức Phật là Thầy; Khi Phật nhập Niết Bàn rồi th́ lấy Ba La Đề Mộc Xoa làm Thầy.
- Thứ tư, đối với các Tỳ Kheo tánh ác không nên nói chuyện với họ và không để ư đến họ.
Câu "Tôi nghe như vầy" được dùng nhằm xóa tan mọi nghi vấn trong ḷng đại chúng. Lúc Đại Hội Kết Tập Kinh Tạng khai mạc, Tôn Giả A Nan không được mời tham dự. Sau đó, khi đă chứng được Tứ Quả A La Hán, v́ không có ai mở cửa cho vào, Tôn Giả A Nan bèn đi xuyên qua cửa và tiến vào hội trường để tham gia Đại Hội Kết Tập Kinh Tạng. Những người tham dự cuộc kết tập kinh tạng tuy đă chứng quả, nhưng trí nhớ của họ đều không bằng Tôn Giả A Nan. Ngài A Nan là "đại quyền thị hiện" - giấu thật hiện quyền, thị hiện thiện xảo phương tiện. Tôn Giả A Nan đă từng làm thị giả cho tất cả chư Phật xuất thế trong quá khứ, được thân cận hết thảy chư Phật. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật, Tôn Giả A Nan cũng xuất thế để làm thị giả cho Phật; và vị thị giả ấy chính là người được chuẩn bị cho công cuộc kết tập kinh tạng sau này.
Đương thời, lúc Tôn Giả A Nan vừa bước lên Pháp ṭa, trong đại chúng lập tức dấy khởi ba mối nghi ngờ:
Một là nghi đó là Phật Thích Ca sống lại.
Hai là nghi đó là Phật phương khác đến.
Ba là hoài nghi Đức A Nan đă chứng quả thành Phật.
Nhưng khi Tôn Giả A Nan nói lên bốn chữ "Như Thị Ngă Văn" th́ ba mối nghi ấy liền tan biến, không c̣n vướng mắc trong tâm trí mọi người nữa.
Câu "Tôi nghe như vầy" được dùng bởi bốn nguyên do:
1) Đoạn chúng nghi: dứt trừ mọi nghi ngờ;
2) Tuân Phật chúc: tuân theo lời dặn ḍ của Đức Phật;
3) Tức tranh luận: chấm dứt mọi tranh căi.
Khi kết tập kinh tạng, ngài A Nan tuổi vẫn c̣n rất trẻ. Một người trẻ tuổi mà đứng ra chủ tŕ việc kết tập kinh tạng th́ có thể những bậc Trưởng Lăo như Tôn Giả Ca Diếp, Kiều Trần Như, Tu Bồ Đề sẽ nói: "Ông ấy c̣n trẻ như thế th́ có kinh nghiệm, kiến thức ǵ mà đ̣i kết tập kinh điển ư?"
Nếu Ngài A Nan nói kinh điển là do chính Ngài tự viết ra th́ sẽ không tránh khỏi sự tranh luận: "Những điều ông nói hoàn toàn không đúng, Đức Phật không hề nói như vậy!" Nhưng khi Ngài A Nan nói "Tôi nghe như vầy," th́ mọi người đều không tranh căi nữa; v́ sao? V́ bốn chữ ấy ngụ ư rằng tất cả những ǵ Ngài A Nan sắp sửa nói ra chỉ là nóit lại những ǵ mà chính Ngài đă được nghe từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, chứ không phải do Ngài bịa đặt; nhờ thế mà chấm dứt mọi tranh luận!
4) Dị ngoại đạo: để khác biệt với ngoại đạo. Lư thuyết mà các Luận Sư ngoại đạo thuờng dùng là: "Tất cả vạn pháp của thế gian đều không ngoài hai chữ 'hữu (có), vô (không)'."
Nếu nói "có," tức là vạn pháp đều hiện hữu; c̣n nói "không," tức là vạn pháp đều không hiện hữu. Bởi họ cho rằng hết thảy các pháp đều nằm trọn trong một chữ "có" và một chữ "không," nên kinh điển ngoại đạo dùng hai chữ, "có" và "không"
Để phân biệt với pháp ngoại đạo, Đ?c Phật dạy phải dùng bốn chữ "Tôi nghe như vầy" để mở đầu cho các kinh văn, ư nói rằng: "Chính tôi, A Nan, từng được nghe Phật nói Pháp như thế này".
Kinh Phật thuyết đều hội đủ sáu chủng tín thành tựu ( lục chủng tín thành tựu).
Sáu thứ chủng tín thành tựu là:
Thứ Nhất: Tín thành tựu (như thị)
Thứ Hai: Văn thành tự (Ngă văn)
Thứ Ba: Thời thành tựu (Một thưở nọ)
Thứ Tư: Chủ thành tựu ( Phật)
Thứ Năm: Xứ thành tựu ( Thành Quảng Nghiêm)
Thứ Sáu: Chúng thành tựu (8.000 đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu ngàn đại Bồ Tát......)
Phật thuyết Pháp phải có người thỉnh Pháp, vậy ai thỉnh Phật thuyết Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức này? mở đầu Kinh văn đă nói là có "tám ngàn vị đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu ngàn vị Đại Bồ Tát, các hàng Quốc Vương, đại thần, bà la môn, các hàng cư sĩ, thiên long bát bộ cùng nhơn, phi nhơn, cả thảy đại chúng nhiều vô lượng, đồng vây quanh Phật cung kính thỉnh Ngài thuyết pháp". Tám ngàn vị Đại Tỳ Kheo, tám ngàn là con số mà chúng ta có thể tín biết được, viết được, tam vạn lục thiên Đại Bồ Tát, 1 vạn là 10 ngàn như vậy là có 36,000 vị đại Bồ tát dự Pháp Hội Phật thuyết kinh Dược Sư.
Không phải chỉ có một Quốc Vương mà có những Quốc Vương ở nước lân cận cũng đến dự pháp hội này. Quốc Vương ( Vua) là người có quyền thế trong cả nước.
Ngoài Quốc Vương ra cũng có những đại thần cùng đến dự hội.
Bà La Môn là tôn giáo ngàn xưa của Ấn Độ. Trung Quốc dịch là Tịnh Duệ. Bà La Môn là hàng Đạo Sĩ. Sát Đế Lợi là gịng Vua Chúa. (vơ sĩ)
Cư Sĩ là những người quy y Tam Bảo theo giáo pháp của Phật mà tu hành tại gia.
Tám bộ chúng(Thiên Long Bát Bộ) là: thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la dà. Thiên và long là 2 loại đứng đầu trong tám bộ nên nói hai loài này để xưng tám bộ chúng.
Người và không phải người cả thảy đại chúng nhiều vô lượng vây quanh Phật cung kính thỉnh Ngài Thuyết Pháp.
Vô Lượng là con số không đếm được nên nói vô lượng chúng vây Phật để thỉnh Phật nói pháp.
Lúc bấy giờ, ông Mạn Thù Thất Lợi pháp vương tử nhờ oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu và gối bên mặt quỳ sát đất, khép nép chắp tay hướng về phía Phật bạch rằng:" Bạch Đức Thế Tôn, cúi mong Ngài nói rơ những danh hiệu, những bổn nguyện rộng lớn cùng những công đức thù thắng của chư Phật để cho những người đang nghe pháp, nghiệp chướng tiêu trừ và để cho chúng hữu t́nh ở đời tượng pháp được nhiều lợi lạc về sau.
Nhĩ thời là lúc mà mọi người đă tụ hội lại ngồi yên một chỗ để chờ nghe Phật thuyết pháp. Lúc đó ĐứcThế Tôn chuẩn bị để thuyết pháp chúng hội nghe, th́ có vị Đại Bồ Tát đứng dậy bày vai bên hữu và gối bên mặt quỳ sát đất hướng về đức Phật mà thưa "Thế Tôn xin hăy Từ Bi giảng thuyết những danh hiệu, bổn nguyện rộng rộng lớn và công đức trang nghiêm của chư phật để giúp cho chúng hữu t́nh hưởng được nhiều lợi lạc về sau". Ở đây nói rơ là v́ chúng hữu t́nh mà thuyết. Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi là ai? chính là Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.
Đó là do đọc âm trại mà có sự sai khác. Mạn Thù Thất Sư Lợi là tiếng Phạn, dịch là Diệu Cát hay Diệu Đức. Vị Bồ-tát này là người có trí huệ hơn hết trong hàng Bồ-tát. Bồ-tát dịch là Giác hữu t́nh, là một người giác ngộ trong hàng chúng sanh; chúng sanh là mê hữu t́nh, chúng ta đây là một loài mê muội trong loài hữu t́nh. Giác ngộ chính là giác ngộ tất cả cảnh giới trước mặt. Thấy việc ǵ có thể giác ngộ được tất cả cảnh giới th́ có thể ra khỏi thế gian. C̣n thấy việc ǵ lại mê muội trong cảnh giới ấy th́ sẽ đọa vào trầm luân. Ra khỏi thế gian chính là Bồ-tát, đọa lạc trầm luân chính là chúng sanh. Chỗ khác nhau giữa chúng sanh và Bồ-tát chính là mê và giác mà thôi. Cho nên Phật là người giác ngộ, tức là người giác ngộ trong chúng sanh. Chúng ta cũng có thể nói Bồ-tát là người giác ngộ, v́ người giác ngộ là Bồ-tát, kẻ mê muội là chúng sanh. Vị Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi này khi sanh ra có mười việc cát tường, chứng tỏ rằng công đức của vị Bồ-tát này đầy đủ bậc nhất trên thế giới. Mười thứ cát tường ấy là:
1. Ánh sáng đầy nhà
2. Cam lộ đầy sân
3. Đất trồi lên bảy báu
4. Thần mở kho tàng ẩn giấu
5. Gà sanh trứng phụng
6. Heo sanh con vảy rồng:
7. Ngựa sanh kỳ lân
8. Trâu sanh bạch trạch
9. Lúa biến thành vàng
0. Voi đủ sáu ngà
Giáo Pháp của Phậ trụ thế có ba thời kỳ, Thời kỳ Chánh Pháp, Thời Tượng Pháp và thời kỳ Mạt Pháp.
Thời kỳ chánh pháp là thời kỳ khi Phật ra đời về 1.000 năm sau là thời kỳ chánh Pháp. Sau thời kỳ Chánh Pháp 1.000 là thời kỳ tượng Pháp và sau thời kỳ Tượng Pháp 1.00 năm nữa là thời kỳ Mạt Pháp. Chúng ta đang ở trong thời kỳ Mạt Pháp.
Đức Thế Tôn khen Mạn Thù Thất Lợi đồng tử rằng:" Hay thay! Hay thay! Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi lấy ḷng đại bi yêu cầu Ta nói những bổn nguyện công đức của chư Phật là v́ muốn cho chúng hữu t́nh khỏi bị nghiệp chướng ràng buộc, lợi ích an vui, trong đời tượng pháp về sau.
Thế Tôn là một trong mười danh hiệu của đức Phật, Thế là thế gian Tôn là tôn quư là ngưuời được tôn quư nhứt trong thế gian. Thế Tôn cũng có nghĩa là Thế là phía bên ngoài tức chỉ cho chín pháp ǵới, Tôn cũng nghĩa là tôn quư, như vậy chẳng những Ngài là bậc tôn quư trên thế gian mà trong chín pháp giới Ngài cũng là bậc tôn quư, không c̣n ai có thể tôn quư hơn Ngài nữa.
"Thế Tôn" cũng có một danh hiệu đặc biệt gọi là "Tam Giới Độc Tôn Hiệu." "Tam Giới" tức là ba cơi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. "Độc Tôn" có nghĩa là chỉ có Phật mới là bậc tôn quư nhất.
Phật khen đức Văn Thù Sư Lợi hai tiếng "lành thay! lành thay".Tại sao Phật lại khen Bồ Tát Văn Thù? V́ Ngài dùng ḷng đại từ bi mà thỉnh Phật nói ra những bổn nguyện công đức của chư Phật, hầu giúp cho chúng sanh ra khỏi ṿng nghiệp chướng, được lợi ích an vui trong thời hiện tại và tượng pháp về sau.
Nay ngươi nên lóng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ v́ ông mà nói".Ông Mạn Thù Thất Lợi bạch rằng:" Dạ, mong Thế Tôn nói, chúng con xin nghe". Phật bảo ông Mạn Thù Thất Lợi:" Ở phương Đông cách đây hơn mười căn dà sa cơi Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.Quốc Độ đó có Phật hiệu là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh viên măn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Bạt Già Phạm.
Phật khen Ngài Mạn Thù Thất Lợi xong, rồi bảo Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi rằng: lóng nghe và phải khéo suy nghĩ kỹ. Tại sao dùng chữ khéo suy nghĩ kỹ? V́ những ǵ Đức Phật sắp nói ra đây đều là những công hạnh viên măn thù thắng của Chư Phật, không thể dùng trí tầm thường mà có thể biết được. Chúng ta khi đọc kinh Dược Sư nên nghiền ngẫm cho kỹ đạo lư trong kinh. V́ đây là những hạnh nguyện không thể nghĩ bàn của đức Như Lai mà chúng ta không chứng biết được. Chúng ta thấy đó, ngay cả Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là bậc Bồ Tát có trí tuệ không thể nghĩ bàn như vậy mà Phật c̣n nói với Ngài phải suy nghĩ cho kỹ những ǵ Như Lai sẽ v́ ông và chúng sanh trong đời hiện tại và sau này mà diễn thuyết.C̣n chúng ta th́ sao?Trí tuệ của chúng ta có được như Bồ Tát Văn Thù Không?
Phật bảo Ngài Mạn Thù Thất Lợi , từ đây đi về Phương Đông qua khỏi số cát của mười Sông Hằng(Gange) cơi Phật có Thế Giới tên là Tịnh Lưu Ly. Quư vị thử tín thử xem, có bao nhiêu số cát dưới sông Hằng? Ở đây Đức Phật cho Ngài Mạn thù Thất Lợi biết là qua khỏi số cát của mười con sông Hằng có Phật độ tên là Tịnh Lưu Ly, như vậy là có bao nhiêu Phật độ, thiệt là không thể tín đếm được, cũng không thể dùng ư nghĩ mà biết được.
Trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Phật giới thiệu cho chúng ta biết, từ đây đi qua mười vạn ức cơi Phật ở Phương Tây có quốc độ tên là Cực Lạc. Mười vạn ức cơi Phật chúng ta có thể tín biết được, 1 vạn là 10,000, một ức là 10,000,000. Lấy 10,000 x10 x10,000,000 = 1,000,000,000,000 thế giới.
C̣n quốc độ của đức Phật Dược Sư, chúng ta không thể nào dùng bàn toán nào mà có thể t́m ra được đáp số.Phật lại nói trong quốc độ đó có đức Phật tên là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ?ng Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh viên măn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Bạt Già Phạm.
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.Chư Phật thành Phật đều gọi là Phật. Phật là tên để xưng chung cho tất cả Chư Phật. Mỗi vị Phật đều có tên riêng của ḿnh; thí vụ Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, vậy Thích Ca Mâu Ni là tên riêng c̣n Phật là tên xưng chung của chư Phật. A Di Đà là tên riêng, Dược Sư Lưu Ly Quang là tên riêng vậy. Phật đều có mười danh hiệu giống nhau.
"Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật -Thế Tôn."
Nhưng Trong Kinh này ghi Đức Dược Sư có 10 danh hiệu như vầy: như lai, ứng, chánh đẳng giác, minh hạnh viên măn, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng trượng phu, điều ngự sĩ, thiên nhân sư, phật : bạc già phạm.
Như vầy th́ chúng ta cần lưu ư:
1. Như lai,
2. Ứng cúng,
3. Chánh biến tri,
4. Minh hạnh túc,
5. Thiện thệ,
6. Thế gian giải,
7. Vô thượng sĩ,
8. Điều ngự trượng phu,
9. Thiên nhân sư,
10. Phật - thế tôn.
Nhưng đức hiệu Thế tôn, nếu dịch âm là Phật đà - lộ ca na tha, và nguyên Phạn tự là Buddha-lokanatha, th́ Phật - thế tôn là 1 đức hiệu, nếu dịch âm là Bạc già phạm, và nguyên Phạm tự là Bhagavan, th́ Thế tôn là đức hiệu riêng : đấng có 10 đức hiệu nên tôn xưng là Thế tôn. Ở đây, nguyên Hán văn dịch âm là Bạc già phạm, th́ Phạn tự là Bhagavan, nên Thế tôn là đức hiệu riêng, và phải chấm câu như đă chấm.
Dược Sư Lưu Ly Quang được dịch phiên âm từ tiếng Phạn Bệ sát xă lu lô. Dược chính y dược, Sư ở đây có nghĩa người hiểu biết thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, ngài có thể trị hết tất cả những thứ bịnh của chúng sanh, những thứ bịmh điên đảo hay ba độc như: tham, sân, si. khi đến Ngài chúng ta sẽ được Ngài trị khỏi. Một khi ngài cho toa đều làm cho chúng sanh dứt hết mọi thứ bịnh và diệt trừ tất cả những thứ đảo điên của chúng sanh.
Lưu ly là tiếng Phạn, dịch là Thanh sắc bảo (báu màu xanh).
Quang là ánh sáng. Đức Phật hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang, ánh sáng của đức Phật thật không nghĩ bàn được trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi Ngài chiếu đến đâu đều làm cho chúng tử bịnh phải sợ và phá hết màn tâm tối của chúng sanh đem lợi lạc và diệt tất cả những thứ khổ của chúng sinh. Khiến cho họ lành bịnh thân tâm thanh tịnh xă mê cận giác.
1) Như Lai. "Như Lai" là một trong mười danh hiệu của Phật, cũng có nghĩa là người đă theo gương của những người có đức hạnh thưở trước.
"Như" là "như vô phương sở"— không có định hướng, không có một nơi chốn cố định đặc biệt; "lai" là "lai cảm nhi hiện"—do sự cảm ứng đạo giao đến mà hiện ra. Đó gọi là "như lai.". Như lai cũng nghĩa là không từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu.
Lại nữa, "như" là đạo lư Bổn Giác; "lai" là trí huệ Thủy Giác. Bởi lư Bổn Giác khế hợp với trí Thủy Giác, cho nên gọi là "như lai."
2) Ứng Cúng. "Ứng Cúng" có nghĩa là xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người—loài người ở nhân gian và chư thiên ở cơi trời đều nên cúng dường Phật.
"Ứng Cúng" có danh hiệu là "Kham Vi Phước Điền Hiệu," bởi Phật có khả năng làm ruộng phước cho trời và người. Có hai loại phước điền; đó là tự lợi (lợi ḿnh) và lợi tha (lợi người). "Tự lợi" tức là tự ḿnh "nghiên chân, đoạn hoặc"—tự nghiên cứu chân lư và dứt bỏ mọi nghi hoặc, làm lợi ích cho chính bản thân ḿnh. Một khi quư vị đă hiểu thông suốt rồi, lại có thể đi giáo hóa tha nhân, khiến mọi người đều lănh hội được chân lư và đoạn trừ được nghi hoặc, th́ đó chính là "lợi tha" vậy.
3) Chánh Biến Tri. "Chánh biến tri" có nghĩa là "vô sở bất tri, vô sở bất hiểu"—không chỗ nào mà chẳng biết, không chỗ nào mà chẳng thông hiểu.
Ở đây, "chánh" là để phân biệt với "bất chánh" của ngoại đạo, và "biến" (khắp cả) là để phân biệt với "bất biến" (không cùng khắp) của Nhị Thừa. Hàng Nhị Thừa chứng tới đạo lư thiên lệch về tánh "không," chưa đạt được "biến"; cho nên đây là điểm bất đồng đối với Nhị Thừa. "Tri" (biết) là điểm bất đồng so với hạng phàm phu—phàm phu th́ "bất tri" (không biết), c̣n bậc Chánh Biến Tri th́ "vô sở bất tri" (chẳng có ǵ mà không biết).
4) Minh Hạnh Túc. "Minh" là minh bạch, rơ ràng; "hạnh" là tu hành. "Minh" cũng chính là trí huệ; "tu hành" tức là phước. "Phước huệ song túc"—phước được tṛn đầy, huệ được viên măn—đó cũng chính là "minh hạnh túc" vậy.
Chữ "minh" này lại có thể giải thích là "Tam Minh." "Tam Minh" là gồm những ǵ? Đó là Thiên Nhăn Minh (có được Thiên Nhăn Thông), Túc Mạng Minh (biết rơ tất cả chuyện đời trước), và Lậu Tận Minh (đạt được sự vô lậu, không c̣n phiền năo lậu hoặc).
"Minh Hạnh Túc" cũng có một danh hiệu đặc biệt, gọi là "Quả Hiển Nhân Đức Hiệu"—tại quả vị, Đức Phật hiển lộ, thị hiện đức hạnh mà Ngài đă từng tu tập khi c̣n ở nhân địa.
5) Thiện Thệ, Thế Gian Giải. "Thiện" có nghĩa là tốt lành. Chữ "thệ" ở đây đ?ng nghĩa với chữ "văng," và có nghĩa là ra đi.
"Thiện Thệ, Thế Gian Giải" có danh hiệu là "Diệu Văng Bồ Đề Hiệu." V́ sao gọi là "diệu văng"? Đức Phật đến mười phương quốc độ của chư Phật một cách tốt lành và khéo dùng quyền xảo phương tiện để giáo hóa chúng sanh, nên được gọi là "Diệu Văng Bồ Đề Hiệu."
6) Vô Thượng Sĩ. Đây cũng là một trong mười tôn hiệu của Phật. V́ sao gọi là "Vô Thượng Sĩ" (bậc không ai hơn được)? Đức Phật đă đoạn trừ mọi lậu hoặc—không c̣n kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc nữa; bởi mọi thứ "hoặc" đều đă dứt sạch nên gọi là "Vô Thượng Sĩ." (Nếu c̣n "hoặc" cần phải đoạn th́ gọi là "Hữu Thượng Sĩ"!!!)
"Vô Thượng Sĩ" cũng có một danh hiệu riêng, đó là "Thông Ngụy Đạt Chân Hiệu." Đức Phật biết rơ nội thân cùng ngoại cảnh thảy đều hư ngụy, giả tạm; duy chỉ có Phật Thừa là chân thật; nên gọi là "Thông Ngụy Đạt Chân Hiệu."
7) Điều Ngự Trượng Phu. "Điều" là điều ḥa; "ngự" là ngự xa, tức là đánh xe. Thời xưa, người ta dùng ngựa để kéo xe th́ cần phải có người làm "ngự xa," tức là cầm roi điều khiển ngựa; c̣n ở thời đại này th́ lái xe hơi cũng có thể gọi là "ngự xa" vậy!
"Điều Ngự Trượng Phu" ở đây là "điều ngự" cái ǵ? Đó là "điều ngự" chúng sanh trong sáu đường, khiến cho họ đạt đến Phật Quả Bồ Đề, chứng được quả vị Phật. V́ thế, đây là một bậc đại trượng phu vĩ đại nhất, có khả năng điều khiển và dẫn dắt chúng sanh, đưa chúng sanh ra khỏi ṿng sanh tử, vượt thoát sáu nẻo luân hồi!
"Điều Ngự Trượng Phu" cũng có một danh hiệu gọi là "Nhiếp Hóa Tùng Đạo Hiệu"; nghĩa là hóa độ chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đều y theo con đường tu Đ?o chân chánh mà tu hành.
8) Thiên Nhân Sư. Đức Phật là sư biểu, là bậc Thầy của Trời và Người, là tấm gương của Tam Giới. "Thiên Nhân Sư" cũng có một danh hiệu gọi là "Ứng Cơ Thuyết Pháp Hiệu"; nghĩa là ứng theo căn cơ tŕnh độ và nhân duyên của chúng sanh mà thuyết pháp.
9) Phật. "Phật" là tên gọi tắt từ chữ "Phật Đà Da" của tiếng Phạn; bởi người Trung Hoa thích đơn giản nên chỉ gọi là "Phật."
"Phật" cũng có một tên hiệu gọi là "Tam Giác Viên Minh Hiệu." "Tam giác" là ba loại giác ngộ—Tự Giác, Giác Tha và Giác Hạnh Viên Măn. Bởi "tam giác viên, vạn đức bị"—ba giác trọn vẹn, muôn đức đủ đầy—cho nên được thành Phật.
10) Bạt Già Phạm là tiếng phạn. Bạt Già trung hoa dịch là Phước Trí, Phạm là Cu, là đấng đầy đủ Phước Trí tức chỉ cho Phật.
Này Mạn Thù Thất Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi c̣n tu hạnh đạo Bồ tát có phát mười hai nguyện lớn, khiến cho chúng hữu t́nh cầu chi được nấy.
Phật lại bảo cho ngài Mạn Thù Thất lợi biết rằng: Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi c̣n tu hạnh Bồ Tát đạo, quán sát thấy chúng sinh chịu mọi thứ đau khổ nên Ngài phát ra 12 đại nguyện khiến chúng hữu t́nh cầu chi được nấy.Cầu những ǵ Ngài đều ban cho họ.
Đại Nguyện thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh đẳng chánh giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu t́nh đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy h́nh trang nghiêm như thân của ta vậy.
Nguyện thứ nhất, Đức Phật Dược Sư nguyện khi Ngài được tuệ giác Vô Thượng, thân có hào quang sáng suốt, rực rỡ, chiếu soi vô số thế giới, thân Ngài đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp và ánh sáng đó làm cho tất cả chúng sanh đều được như Ngài vậy.
Đại Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói rọi khắp nơi, công đức cao ṿi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhựt nguyệt. Chúng sanh trong cơi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ư muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp ǵ cũng đều được cả.
Nguyện này có ư Nghĩa thật thâm diệu. Ngài nguyện, khi Ngài thành Phật ánh sáng của ngài rọi khắp nơi "quang minh quảng đại". Quảng là rộng, Đại là lớn. Vậy rộng lớn bao nhiêu nè? Ồ! không biết? Rộng đến khi nào cùng khắp tất cả, bao trùm khắp Pháp giới. Không chiếu nơi nào, mà nơi nào cũng có nó.Đây mới thật là "quang minh quảng đại". Lại nữa, "quảng đại" chính là không có chiếu đến một nơi nào cả, v́ không chiếu đến nơi nào nên gọi là quảng đại. Phật Pháp thật là kỳ diệu không thể nghĩ bàn. Cái Tâm của chúng ta thật là nhỏ bé, nhưng nó cũng rộng khắp mười phương bao trùm khắp Pháp Giới. Tuy nhiên, nó nằm trong ánh sáng của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà không có cách nào có thể chạy ra khỏi ánh sáng Ngài.
Mặt trời, mặt trăng là hai hành tinh có ánh sáng hơn các vị sao, nên nói cả hai ánh sáng nầy phát ra cũng không bằng ánh sáng của Đức Dược Sư phát ra "quá ư nhựt nguyệt" quá là trội hơn. Chúng sanh sống trên quả địa cầu này đều nhờ ánh sáng của mặt trời mà dựng sự nghiệp. Chúng sanh sống trong màn đen tối chỉ cho chúng ta là những chúng sinh sống trong màn vô minh, tà tri tà kiến không thấu suốt, cứ đi ra đi vào dậm một chỗ. Nay Bồ Tát nguyện, khi thành Phật Ngài nhứt định dùng ánh sáng này giúp cho họ chiếu soi Pháp giới cho họ đi trên con đường sáng suốt và đến nơi đâu cũng chẳng cần phải sợ, v́ đă có ánh sáng của Ngài che chở. Muốn làm việc ǵ cũng được toại.
Đại Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu t́nh, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn.
Bồ Tát nguyện khi thành Phật, dùng trí tuệ phương tiện vô lượng vô biên để độ chúng sanh, giúp cho ai ai cũng đều đủ vật dụng , không để cho một ai phải chịu sự thiếu thốn. Nguyện này phát ra bởi ḷng Từ Bi vô hạng, v́ sao? v́ nếu chúng sanh thiếu thốn th́ sanh tâm thích thú đấm nhiễm lục trần.Tâm Tham, Tâm Sân và Tâm Si khởi dậy. Muốn giúp họ diệt được ba thứ nhân ác( tham, sân, si) để tránh thọ ác quả về sau(địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh) nên Ngài phát ra đại nguyện này.
Tham Sân Si là ba thứ ác tặc ( v́ nó cướp lấy những công đức mà chúng ta vung trồng), v́ nó mà chúng sanh bị trôi trong ba đường sáu nẻo. Chúng ta phát tâm tu đạo, nên ngày đêm vè vặt pḥng thủ cái tâm nầy để tránh quả về sau. Tuy nhiên chúng ta không cần phải lo sợ quá, v́ Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cũng biết như vậy, nên Ngài đă phát ra Đại nguyện để thầm giúp chúng ta có đầy đủ những thứ vật dụng mà chúng ta cần (vô tận sở thọ). V́ có đủ vật dụng nên chúng ta không sanh ra ba thứ tâm. Tâm tham, tâm sân, tâm si, v́ vậy mà không có tâm trộm cắp, Tâm dâm dục, tâm nói láo. Ḷng Từ Bi của Đức Như Lai vô hạng, không những không diệt trừ bọn chúng mà Ngài lại giúp chúng ta làm cho chúng Nhập Niết Bàn. Sống trong Pháp Giới (Giới), v́ sống trong Pháp Giới nên tự nhiên sanh ra Từ Bi Hỷ Xă. Biết tất đều là mộng ảo chúng theo duyên mà thành cũng theo duyên mà diệt, nên không truy cầu chúng nữa (Định), v́ có tứ vô lượng tâm, có đủ mà dừng nên không sanh đắm nhiễm trước cảnh trần(Trí Tuệ).
Đại Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu t́nh tu theo tà đạo, th́ ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh văn, Độc giác, th́ ta cũng lấy phép đại thừa mà dạy bảo cho họ.
Bồ Tát nguyện khi thành Phật, những chúng sanh tu theo tà đạo, th́ Ngài khiến cho họ quay về an trụ trong đạo Bồ Đề(Giác). Tà đạo là giáo lư sai lầm không làm cho chúng sinh giác ngộ, nó làm cho chúng sinh điên đảo trôi lăn 6 nẻo luân hồi. Giáo lư không hợp với chơn lư. Những người tu theo tà đạo, Bồ Tát nguyện khi thành Phật. Chúng sanh thấy Ngài và nghe danh Ngài th́ tự nhiên theo sự thu hút đó mà khiến họ hiểu đó là sự hiểu sai lầm, tà tri tà kiến mà quay về với sự hiểu biết chơn chánh, chánh tri chánh kiến.
"Thanh Văn" Thanh là Âm Thanh Văn là nghe, ư nói quả vị Thanh Văn do nghe Pháp Tứ Đế mà chứng quả (Thuộc về Tiểu Thừa).
Tứ Diệu Đế là :
Thứ Nhất: Khổ Đế
Thứ Hai: Tập Khổ Đế
Thứ Ba: Diệt Khổ Đế
Thứ Tư: Đạo Đế
Khổ Đế là chân lư nói sự khổ
Tập Khổ Đế - chân lư sự phát sinh của khổ
Diệt Khổ Đế - Chân lư về diệt khổ
Đạo Đế - Chân lư về con đường diệt khổ
"Độc Giác" là người sanh ra không gặp Phật, họ quán pháp nhân duyên mà giác ngộ nên gọi là Độc Giác (cũng thuộc về Tiểu Thừa).
Đại Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu t́nh nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh th́ ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đă nghe được danh hiệu ta th́ trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.
Bồ Tát nguyện, nếu có chúng sanh nào ở trong giáo pháp của Ngài mà tu hành theo hạnh thanh tịnh th́ Ngài khiến cho tất cả những nguời đó đều được giới pháp hoàn toàn đầy đủ ba loại tịnh giới.
Tam tụ tịnh giới là:
Thứ nhứt: Nhiếp luật nghi giới - thu nhiếp giới luật và oai nghi của Phật chế ra
Thứ Hai: Nhiếp thiện pháp giới - thu nhiếp tất cả thiện pháp
Thứ Ba: Nhiêu ích hữu t́nh giới - làm lợi ích cho tất cả chúng sanh
Giả như có người ở trong giáo pháp của Phật(Dược Sư) mà huỷ phạm giới thay v́ đọa vào ba đường ác, nhưng khi những hạng người này nghe được danh hiệu của ngài th́ do sức thệ nguyện của ngài mà khiến cho những người đó sanh tâm hổ thẹn sám hối. Không dám hủy phạm nên được thanh tịnh trở lại mà khỏi đọa vào đường ác.
Đại Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu t́nh nào thân h́nh hèn hạ, các căn, không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà khi đă nghe danh hiệu ta th́ liền được thân h́nh đoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không c̣n những bịnh khổ ấy nữa.
Chúng sanh chịu nhiều những thứ khổ như thế, nhưng khi nghe được danh hiệu Dược Sư Như Lai th́ điều được đoan chánh. Đó là hiểu theo nghĩa. chúng ta có thể hiểu như vậy;" thân hèn hạ" là những chúng sanh không biết sự liêm sĩ, làm những việc không chơn chánh. " các căn không đủ xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, điên cuồng" là những chúng gieo đầy tội ác, tuy có sáu căn không khác v́ hành vi của cầm thú.
Đại Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu t́nh nào bị những chứng bịnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ nghe danh hiệu ta đă nghe lọt vào tai một lần th́ tất cả bệnh hoạn khổ năo đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.
Đại Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi th́ tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ h́nh tướng trượng phu, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.
Nếu có người nữ nào sanh tâm chán thân nữ nhơn, khi nghe được danh hiệu của Như lai, kiếp về sau cho đến khi thành Phật cũng sẽ không sanh làm nữ nhân nữa, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và lần lần chứng Quả vị Phật.
Đại Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, th́ khiến cho chúng hữu t́nh ra khỏi ṿng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần họ tu tập theo các hạnh Bồ tát đặng mau chứng đạo chánh đẳng Bồ đề.
Bồ tát nguyện, khi thành Phật chúng sanh phát tâm chánh tín đối với ngài, th́ đều được xa ĺa ác đạo và những sự buồn phiền của chúng sanh đều được tiêu diệt, nếu có ai tin theo thuyết ngoại đạo tà tri tà kiến nhưng khi được nghe danh hiệu của Ngài và do sự bổn nguyện của ngài nên những người này trở về với chánh kiến phát tâm tu hành Bồ tát Đạo đến khi thành Phật cũng không thối lui.
Đại Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, th́ khiến cho chúng hữu t́nh nào mà pháp luật nhà Vua gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhă, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bức rức, hễ nghe đến danh hiệu ta, th́ nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.
Những chúng sanh chịu nhiều khổ h́nh như vậy, nhưng khi nghe danh hiệu của ngài th́ đều thoát khỏi những khổ nạn đó, cũng tức chỉ cho những chúng sanh đang gieo những nghiệp ác và sẽ đọa vào địa ngục chịu khổ như vậy, hễ nghe được danh hiệu Như Lai th́ đều được giải thoát cả.
Đại Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, th́ khiến cho chúng hữu t́nh nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi v́ tạo miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ tŕ th́ trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.
Có người v́ miếng ăn mà sanh tâm sát hại chúng sanh khác để thỏa măn ḷng ích kỷ của ḿnh, v́ sát hại chúng sanh cho nên kết thành nghiệp ác, Bồ Tát v́ những chúng sanh này phát nguyện khi thành Phật. Những ai phát tâm tin tưởng niệm tŕ danh hiệu của th́ Ngài th́ Như lai bang cho họ những thức ăn thanh tịnh không c̣ vị thọ quả ác sau này, và dùng phương tiện cứu độ họ khiến cho được thanh tịnh hoàn toàn. Cũng tức là chỉ cho loài ngạ quỷ.
Đại Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, th́ khiến cho chúng hữu t́nh nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi ṃng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ tŕ th́ ta khiến cho được như ư muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa măn cả.
Hạnh nguyện sâu xa đều v́ chúng sanh mà phát ra, v́ muốn cho chúng sanh hết khổ nên Bồ Tát phát ra những nguyện sâu rộng như vậy.chúng ta cần phải nên suy nghĩ những nghĩa ư của kinh văn. 12 nguyện rộng sâu đều v́ chúng sanh mà phát ra, thật ân đức của Như Lai chúng chúng ta không có cách nào để báo đáp, tuy nhiên chúng ta là những người đang nghe kinh ở đây c̣n đỡ hơn những chúng sanh khác, cũng đă báo đáp được một phần nào rồi đó.
Giảng đến đây, tôi rất là hoan hỷ nên muốn làm bài kệ;
Đông Phương Giáo Chủ Tịnh Lưu Ly,
Mười hai đại nguyện rộng sâu biển trời
Diệt nhứt thiết bịnh khổ chư nhgiệp ác
Chúng sanh hưởng được niềm an lạc,
Xa ĺa bể khổ ngộ Niết Bàn
Chân Quang Thanh tịnh tức Phật Dược Sư
Thân sáng ngời trùm Ba Cơi
Diệu Trí, dùng nhiều phương tiện
Diễn Thuyết Đại Thừa tiếng Ma Ha
Quy y kính lễ cùng ca tụng
Trăm ngàn vạn ức kiếp cũng chưa hết
Hạnh nhiệm mầu của Phật Dược Sư
Nguyện con và chúng sanh cùng thấu rơ
Pháp nhiệm mầu phương tiện của đấng Pháp Vương.
Này Mạn Thù Thất Lợi, đó là mười hai lời đại nguyện nhiệm mầu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh Giác phát ra trong khi tu hạnh đạo Bồ tát.
Khi Phật tuyên thuyết về mười hai đại nguyện của Đức Dược Sư Phật xong, Phật gọi này Mạn Thù Thất Lợi! đó là mười hai đại nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phát ra trong khi Ngài c̣n đang hành Bồ Tát đạo.
Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi c̣n tu hành đạo Bồ tát phát những lời nguyện rộng lớn và những công đức trang nghiêm ở cơi Ngài, dầu ta nói măn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói ngay rằng cơi Phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không. Ở cơi ấy đất toàn bằng chất lưu ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, c̣n thành quách cung điện, mái hiên cửa sổ cho đến các lớp bao phủ cũng toàn bằng đồ thất bảo làm ra. Thật chẳng khác ǵ những công đức trang nghiêm ở cơi Tây Phương Cực Lạc.
Phật nói cho Ngài Mạn Thù Thất Lợi biết rằng: đức Phật Dược Sư khi c̣n hành Bồ Tát đạo phát ra những lời thệ nguyện rộng lớn và những công đức để trang nghiêm ở cơi của Ngài, dù cho đức Như Lai có nói măn một kiếp hay hơn một kiếp (kiếp dư) cũng không thể nào diễn thuyết cho hết.
Kiếp; tiếng Phạn tự là kalpa, Phiên âm: kiếp ba, nghĩa là: trường thời (thời kỳ dài). Kiếp có tiểu kiếp, trung kiếp và đại kiếp. Sự sống con người bắt từ 10 tuổi, mỗi một trăm năm th́ tăng thêm một tuổi, tăng đến 84.000 tuổi gọi là kiếp tăng. Tăng đến 84.000 tuổi thời dừng lại, rồi mỗi một trăm năm th́ giảm đi một tuổi. Giảm đến 10 tuổi th́ dừng gọi là kiếp giảm. Con người mỗi lần giảm th́ thấp đi một inch.Mỗi kiếp tăng hay mỗi 1 kiếp giảm gọi là tiểu kiếp; mỗi 1 tăng và giảm gọi là trung kiếp (4 thời kỳ thành, trụ, hoại, không, mỗi thời kỳ có 20 trung kiếp); 4 trung kiếp là 1 đại kiếp.
Phật nói cho Ngài Mạn Thù Thất Lợi biết thế giới của Đức Phật đó trang nghiêm thanh tịnh vô cùng không có nữ nhân, cũng không có ba đường dữ cả đến tiếng khổ cũng không có. Ba đường dữ là: Địa Ngục, Ngạ Quỷ,và Súc Sanh.
Thế giới Tịnh Lưu Ly thật là trang nghiêm vi diệu, mọi thứ điều dùng thất bảo làm ra. Phật lại nói Thế giới của đức Dược Sư Phật không khác ǵ những công đức trang nghiêm ở cơi Tây Phương Cực Lạc.
Thất Bảo là:
Thứ nhất: vàng,
Thứ hai: Bạc,
Thứ ba: Lưu ly, Lưu Ly là tiếng Phạn, dịch là Thanh sắc bảo (báu màu xanh).
Thứ tư là Pha lê cũng gọi là Thủy ngọc (ngọc trong xanh như nước).
Thứ năm là Mă năo cũng là tiếng Phạn, dịch là Đại kiến, v́ trên báu vật ấy có những đường nét giống như những vết xe.
Thứ sáu Xích châu tiếng Phạn là Y-chi-ha-mục-đa.
Thứ bảy Mă năo tiếng Phạn là A-thấp-ma-kiệt-bà.
Thế giới của đức Dược Phật thật trang nghiêm không thể nghĩ bàn, không có lời để diễn tả nên Phật mượn thế ǵới Cực Lạc của đức Từ Phụ A Di Đà mà nói cho đại chúng rơ.
V́ sao gọi là Cực Lạc, theo kinh Phật Thuyết A Di Đà, v́ chúng sanh sống trong cơi đó không có bị những sự thống khổ, chỉ hưởng những điều vui nên gọi là Cực Lạc.
Cơi Phật ấy có hai vị đại Bồ tát là Nhựt Quang biến chiếu, và Nguyệt Quang biến chiếu, chính là hai bực thượng thủ trong vô lượng, vô số Bồ tát và lại là những bậc sắp bổ xứ làm Phật. Hai vị này đều giữ ǵn kho báu chánh pháp tạng của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Phần trên Phật cho biết về y báo ở thế giới của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật tuyệt diệu trang nghiêm. Bây giờ Phật lại nói cho Đức Mạn Thù Thất Lợi biết về Chánh Báo của thế ǵới đó có vô lượng vô số những bậc nhứt sanh bổ xứ. Trong đó có hai vị đại Bồ Tát làm thượng thủ và giữ ǵn kho báu tạng Chánh Pháp của Đức Phật Dược Sư.
"Bồ Tát Ma Ha Tát " tức là đại Bồ Tát. Bồ Tát nói đủ là Bồ Đề Tát Đỏa là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch Giác Hữu T́nh nghĩa là làm cho tất cả ḷai hữu t́nh đều được giác ngộ. Cũng có thể nói là Hữu T́nh Giác tức là Người giác ngộ trong loài hữu t́nh.
"Ma Ha Tát" là lớn, trùm khắp, trên hết. vậy Ma Ha Tát tức là Đại Bồ Tát trong hàng Bồ Tát.
Nhựt Quang Biến chiếu Bồ Tát là vị Bồ Tát có ánh sáng khắp chiếu khắp tất cả và ánh sáng ấy như là mặt Trời, (biến chiếu) là không nơi mà không có nên nói ánh sáng của vị Bồ Tát này chiếu khắp nơi mà mặt trơi không chiếu đến được.
Nguyệt Quang Biến chiếu Bồ Tát cũng vậy, Vị Bồ Tát nầy có ánh sáng như là mặt Trăng và chiếu khắp nơi không giới hạng. xuyên suốt khắp nơi mà mặt trăng không chiếu đến.
Phật cho chúng ta biết hai vị đại Bồ Tát này đang giữ ǵn Chánh Pháp Tạng của Đức Phật Dược Sư.
" Nhứt sanh bổ xứ" nghĩa là những vị Bồ Tát này chỉ c̣n một đời nữa sẽ thành Phật.
Mạn Thù Thất Lợi, v́ thế những kẻ thiện nam tín nữ nào có ḷng tin vững chắc th́ nên nguyện sanh về thế giới của Ngài.
Đă nói về Y Báo và Chánh Báo quốc độ của Đức Dược Sư Như Lai xong. Phật khuyến khích những ai có ḷng tin vững chắc, tin vững chắc là ḷng tin không thay đổi dù xuyên qua thời gian hay ở hoàn cảnh nào vẫn không thay đổi ḷng tin đó. Hoặc là thiện nam tử, hoặc là thiện nữ nhơn nên nguyện sanh về cơi nước đó.
Chúng ta thấy đó, kinh nói là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Muốn sanh về Cơi Tịnh Lưu Ly không phải là người tạo tội ác mà thể sanh về đó được. Muốn được sanh về đó chúng ta phải có ba thứ. Ba thứ đó là ǵ? Đó là: Tín, Hạnh và Nguyện th́ mới sanh về đó được.
Tín
T́n là tin nơi Đức Phật Thích Ca không nói dối, chắc thật rằng về Phương Đông qua mười Căn dà sa cơi Phật thật có Phật Độ tên là tịnh Lưu Ly. Và tin rằng Đức Phật Dược Sư phát ra những Đại Nguyện đó không phải là những lời nguyện suông. Và Tin vững chắc rằng nếu chúng ta thật hành theo giáo Pháp mà Phật Thích Ca đă chỉ dạy và dùng những công đức đó hồi hướng mà nguyện sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly th́ chắc chắn rằng sẽ được văng sanh.
Nguyện
Cơi Ta Bà là một uế độ, nên nguyện xă bỏ mà cầu sanh về thế giới của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Nguyện xin xót thương chúng con trôi lăn trong bể khổ mà tiếp dẫn con về thế giới Y Báo và Chánh Báo trang nghiêm tuyệt diệu của Ngài. Để gần Phật nghe Diệu Pháp Chơn Như, để vĩnh viễn không c̣n sanh lại ba cơi sáu đường nữa.
Hạnh
Là chấp tŕ danh hiệu Phật "Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật" niệm cho thanh tịnh và bao công đức đă làm điều hồi hướng và nguyện sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly. Ai làm như vậy, nhứt định khi lâm chung Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và đại chúng sẽ tiếp dẫn bạn về thế giới của Ngài. Lại nữa, quí vị niệm danh hiệu của Ngài mà đem công đức đó hồi hướng về thế giới Cực Lạc ở Phương Tây của Đức Từ Phụ A Di Đà th́ cũng được tọai.
Lúc ấy Đức Thế Tôn lại bảo ông Mạn Thù Thất Lợi đồng tử rằng:" Có những chúng sanh không biết điều lành dữ, cứ ôm ḷng bỏn xẻn tham lam, không biết bố thí mà cũng không biết quả báo của sự bố thí là ǵ, ngu si vô trí, thiếu hẳn đức tin, lại ham chứa chất của cải cho nhiều, đêm ngày bo bo ǵn giữ, thấy ai đến xin, ḷng đă không muốn, nhưng nếu cực chẳng đă phải đưa của ra th́ đau đớn mến tiếc, dường như lóc thịt cho người vậy. Lại có vô lượng chúng hữu t́nh tham lẫn, chỉ lo tích trữ của cải cho nhiều mà tự ḿnh không dám ăn tiêu, c̣n nói chi đến sự đem của ấy thí cho cha mẹ, vợ con, tôi tớ và những kẻ nghèo hèn đến xin. Những kẽ tham lẫn ấy,khi chết bị đọa vào đường ngạ quỷ hay bàng sanh. Mặc dầu ở trong ác thú, nhưng nhờ đời trước, sống trong cơi nhơn gian đă từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà nay lại c̣n nhớ niệm đến danh hiệu Ngài th́ liền từ cơi ấy thoát sanh trở lại làm người. Khi đă được làm người lại nhớ đến kiếp sống trong đường ngạ quỷ súc sanh, biết sợ sự đau khổ nên không ưa đắm ḿnh trong dục lạc mà c̣n muốn tự ḿnh làm việc bố thí, không tham tiếc món ǵ và lần lần có thể đem cả đầu, mắt, tay chân hay máu thịt của thân phần ḿnh mà bố thí cho những kẻ đến xin cũng được, huống chi là của cải là những vật thừa.
trên nói về Y Báo và Chánh Báo của Phật Dược Sư Lưu Lưu Ly Quang Như Lai rồi. Phật nay sẽ nói cho Mạn Thù Thất Lợi đồng tử biết về oai thần Lực mà người xưng danh hiệu ngài hưởng được những điều lợi không thể nghĩ bàn cho được. Đồng Tử theo nghĩa đen th́ hiểu là trẻ thơ, nhưng ở đây là nghĩa người thanh tịnh Phạm hạnh trang nghi
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|