Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 196 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Chết đi về đâu ? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 1 of 47: Đă gửi: 04 October 2006 lúc 11:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Chết đi theo ông bà tổ tiên?
Về với Cha Trời?
Về với Mẹ Đất?
Hay lang thang không biết về đâu?

Ôi về đâu hỡi ông trời !!!!!
Nhưng mà Ai đi đây?
Có bạn nào biết không? Xin cho biết cao kiến
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 2 of 47: Đă gửi: 06 October 2006 lúc 6:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


ĐỜI SỐNG BÊN KIA CỬA TỬ

Tác giả: NGUYỄN THỊ HAI


Cửa Tử là cửa mà mọi người đều phải bước qua ! V́ sự bí mật cùa nó mà lắm người nơm nớp, lo âu và sợ hăi ! Họ sợ không biết ḿnh sẽ đi về đâu, sẽ đến đâu và sẽ làm ǵ ? Họ sợ ḿnh đă phạm lỗi ít nhiều, nay ḿnh chết rồi, ḿnh phải chịu sự h́nh phạt nào cho xứng đáng ? Ḿnh có bị ngồi bàn chông, đầu đội chậu máu không ? Ḿnh có bị cắt tai, cắt lưỡi không ? Ôi ! nghĩ tới bao nhiêu th́ sợ hăi bấy nhiêu !

Nhưng quí bạn chớ quá kinh hoàng và buồn bực ! Biết rằng: Có tội phải trừng: nhưng trước ḷng bác ái và minh triết của Đức Từ Phụ, tội nhơn phải đi vào qui luật tùy theo tội của ḿnh nặng, nhẹ. Chính cái luật thiêng liêng đó d́u dắt ḿnh bước qua các “ải”, rồi cũng chính cái luật thiêng liêng đó đưa ḿnh từ từ đến cơi Bồng Lai Tiên Cảnh ! Các cửa “ải” nầy cũng như những viên đá nam châm thu hút tội nhơn. Hễ tội nhỏ th́ cái “ải” nhỏ; tội lớn th́ cái “ải” lớn. Mấy cái “ải” nầy tượng trưng bảy cảnh của cơi Trung giới, thanh, trược khác nhau. Cảnh thứ bảy thấp nhất sánh với cái ải lớn. Nó có một thứ từ điển xấu xa, và những vong linh thô tục; nó thu hút những người ô trược, say sưa, trộm cướp và dâm dật v.v…

C̣n cảnh thứ nhất th́ thanh bai, tốt đẹp, nhẹ nhàng, siêu việt. Nó thu hút những linh hồn trong sạch, hiền ḥa, đạo đức. Chỉ có thể thôi ! Chớ thật ra, Đức Thượng Đế không có phạt ai cả ! Không có cưa ai cả ! V́ lẽ thứ nhất, người chết đâu c̣n có xác mà cưa ? V́ lẽ thứ nh́ : Đức Từ Phụ của chúng ta giàu ḷng bác ái đâu nỡ cưa con, nấu dầu con, mà Ngài để cho con tự sửa ḿnh. Nếu con không sửa ḿnh cứ làm sái, th́ con sẽ bị rút vào cảnh thấp, chung sống với đồng bọn thấp hèn; đợi bao giờ cho tánh xấu sẽ tiêu ṃn và sẽ trở thành tiêu cực trong mấy ngàn năm dài đăng đẳng: v́ không được bồi bổ - (tỷ như thèm ăn, thèm uống rượu, thèm tà dâm mà không được thỏa măn) - bấy giờ linh hồn mới nhẹ nhàng mà thăng lên cảnh cao hơn.

Sự đền tội xem dường quá nhẹ, nhưng nó kéo dài như vô tận, có khi cả chục ngàn năm trong cảnh bất măn: v́ các tánh xấu không có dịp hoành hành, mà phải trở thành tiêu cực. Thời gian dài ấy rất cần kíp cho tội lỗi tiêu ṃn ! Nhưng trong khi đền tội đó, nếu có được một vị cứu tinh nào đến chỉ daỵ cách thức tu hành để tự cải sửa, th́ tội sẽ tiêu ṃn mau lẹ. Nhơn đó, sự cầu nguyện cho người chết có được các vị Thiên Thần giúp đỡ, chỉ dạy, là điều cần kíp !

Hỡi quí bạn đang buồn rầu kia ! Hăy vui lên và tràn trề hy vọng được cứu rỗi, nếu quí bạn sẵn sàng quên ḿnh, độ chúng, đem t́nh thương xóa bỏ mọi lỗi lầm của kẻ khác và dang tay ôm vào ḷng ḿnh tất cả mọi người dưới thế gian !

                                                                     
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 3 of 47: Đă gửi: 06 October 2006 lúc 6:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


1. DẪN KHỞI

Đề tài “Đời sống bên kia cửa tử” liên hệ đến mỗi người chúng ta: v́ lẽ một ngày kia tất cả chúng ta đều phải từ bỏ cơi trần để qua thế giới khác. Vả lại hiện nay, trong chúng ta không ai mà không mất một người thân yêu, và không khỏi đôi lần bi khóc. Chúng ta đau khổ trước cảnh lâm chung của người quí mến. Chúng ta chẳng c̣n biết chi là sự vui vẻ ở đời nữa ! Chúng ta không c̣n ước vọng ǵ gặp lại người quá văng nữa ! Chúng ta tưởng chừng như người ấy hóa ra mây khói, rồi tiêu tan đi mất ! Tưởng tới chừng nào, ḷng dạ chúng ta như nung, như nấu: v́ chúng ta không hiểu được người mất đó ra thể nào ? Và nếu người ấy không tiêu mất, th́ ở tại đâu ? T́nh trạng của y ra sao ? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi rán tŕnh bày cho quí vị hôm nay, dưới ánh sáng Thông Thiên Học. Chúng tôi mong sao những chân lư về “Đời sống bên kia cửa tử” sẽ mang đến cho quí vị một niềm an ủi sâu xa và giải đặng nỗi ḷng sầu muộn của quí vị. Vậy xin quí vị hăy b́nh tâm một lát để suy gẫm những lời của các huynh trưởng trong Hội Thông Thiên Học như bà Blavatsky, ông Olcott, bà Annie Besant và ông C.W.Leadbeater v.v. . . mà chúng tôi đă ra công góp nhặt.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi xin lược giải về sự chết.

2.- SỰ CHẾT

Con người là một sinh linh gồm có hai phần :

a)    Phần thể xác hữu hoại.

b)    Phần linh hồn trường tồn.

Con người không phải là xác thịt; nó vốn là y phục của con người mặc. Khi y phục cũ, rách, dùng không được nữa, th́ con người vứt nó đi để may cái mới. Sự chết là sự cởi cái áo rách đó.

Con người quả thật là linh hồn, là một điểm linh quang của Đức Thượng Đế. Linh hồn đă sống biết mấy vạn kiếp rồi, trước khi nó mặc bộ áo quần nầy, mà ta gọi là xác thịt. Và khi xác thịt đó tan ra tro bụi, th́ linh hồn vẫn sống đời đời kiếp kiếp. Cái kiếp sống dưới thế gian nầy chẳng qua là một ngày của đời sống linh hồn. Bởi vậy người từ trần đâu có mất. Y chỉ bỏ xác thịt mà thôi.

Nhưng nơi đây, chúng tôi xin nói thêm một chút nữa.

Chẳng phải đợi đến lúc lâm chung, con người mới bỏ bộ y phục bằng nhục thể đó đâu. Mỗi đêm trong lúc ngủ, con người phải ĺa nó một ít lâu, rồi dùng cái

Vía (là một cái thể thanh hơn xác thịt) để ngao du. Mắt phàm thấy không đặng cái Vía, trừ những người sống trong cái Vía (như những vong linh hay người ngủ) mới thấy đặng nó mà thôi, bởi v́ những vật nào đồng tánh chất mới thấy nhau đặng. Vậy ngủ cũng giống như chết. Nhưng có khác nhau một chút là: sau giấc ngủ, hồn c̣n trở vô nhập xác, chớ khi thác rồi, th́ hồn bỏ xác luôn, không trở lại nữa.

Chết tỷ như cởi áo choàng ngoài. Mà hễ cởi cái áo choàng ngoài ra, th́ con người c̣n cái áo trong. Cái áo trong đó ví như cái Vía. Cái Vía làm bằng chất khi thanh hơn xác thịt. Nhờ xác thịt linh hồn mới thông đồng với cơi trần đặng. Cái Vía cũng hữu ích như xác thịt vậy. Nhờ nó, linh hồn thông đồng với cơi Trung giới đặng. Nếu không có cái Vía, linh hồn làm sao tiến hóa trong cơi ấy ? Nhưng chớ tưởng rằng: cơi Trung giới là mơ hồ và ở xa xăm lắm mà người ta không thể lên tới được. Không, cơi Trung giới cũng ở xung quanh ta đây, nó thấu nhập cơi trần và ló ra khỏi cơi ấy; để tạo thành cơi Trung giới với 7 lớp khí khác nhau. Ngoài cơi Trung giới, c̣n nhiều cơi khác cao xa hơn; song linh hồn người mới chết lên đó chưa được.

Ta đă nói ở trước rằng: khi ta mặc áo choàng là ta ở cơi trần; và khi ta cởi áo choàng ra là ta ở cơi Trung giới. Con người của ta vẫn cứ y nguyên như trước. Ta không thay đổi ǵ cả. Cũng như ta đi đâu về, khi tới nhà, ta cởi áo choàng ra, hỏi ta có thấy ḿnh th́nh ĺnh bay bổng lên chót núi cao chăng ? Ta cũng vẫn đứng ở chỗ cũ mà thôi. Bởi vậy, lúc người bỏ xác thịt rồi, cũng vẫn c̣n ở trong nhà; chỉ có khác một chút là y thấy được cơi Trung giới, chớ không thấy được cơi trần. Y thấy cái Vía đồ vật trần gian, chớ không phải đồ vật thực sự.

Vậy, người khuất mặt không có xa ta đâu. Họ vẫn ở bên cạnh ta, mà ta không thấy đặng: là v́ họ ở trong cái Vía, làm bằng chất Thanh khí, khác biệt với chất hồng trần của xác thịt; nó chẳng kích thích được nhăn quang của ta nên ta thấy không đặng.

Nếu ta tin ở ḷng bác ái của Đức Từ Phụ, th́ sẽ yên ḷng mà giao phó đời ta trong tay Ngài. Trong lúc ta sống, Ngài ưu đăi ta – (nếu đời ta cao thượng) – th́ không có lư do ǵ, khi ta chết, Ngài lại cất lộc ta, và làm cho ta phải bị đau khổ sao ?

Nếu ta có được đức tin nầy, th́ ta không c̣n sợ chết nữa. Sự chết chỉ là một giai đoạn cần yếu cho sự tiến hóa của ta. Nó không phải là kẻ nghịch của ta, mà là một người bạn tốt; và cơi chết không phải một nơi kẻ du hành đi không bao giờ trở lại… Nó cũng không phải là nơi tăm tối, u minh, đưa người đến khoảng trống không, ghê rợn; và hễ ai bị rơi vào đó, th́ phải mất tiêu !

Thông Thiên Học có sứ mạng giải đáp những điều trên đây. Nó tuyên bố rằng: cơi tử chẳng phải là một vực thẳm, mà là một thế giới ánh sáng và linh hoạt hơn cái đô thị mà ta sinh sống đây. Chính ta đă bày vẽ ra những chuyện ma quỉ rợn người, để nhát sợ trẻ em. Nếu ta chịu sưu tầm học hỏi về cơi Trung giới, th́ những đám mây mù bao phủ ta sẽ tan mất, và ta sẽ thấy Tử Thần không có vẻ hung ác, với lưỡi hái sáng ngời như đang sắp chặt đầu ai; mà là một vị Thiên Thần xinh tươi, đẹp đẽ, cầm chiếc ch́a khóa vàng để mở cửa cho ta thấy một thế giới vĩ đại hơn và linh hoạt hơn.




Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 4 of 47: Đă gửi: 06 October 2006 lúc 6:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


3. SỰ TRƯỜNG CỬU CỦA LINH HỒN

Nhưng quí vị sẽ nói rằng :

- “Phải, những điều nói đó tốt đẹp quá, thơ mộng quá, nhưng làm sao cho chúng tôi tin mới được chớ !”

- Quí vị nói rất đúng. Vậy xin quí vị hăy theo dơi chúng tôi, rồi quí vị sẽ thấy được một phần nào cái thực trạng của sự tử.

Người nào có công thu nhặt th́ không thiếu ǵ bằng cớ.

Từ ngh́n xưa, ông cha của ta đều thí nghiệm và công nhận rằng: người chết không bao giờ mất. Họ vẫn c̣n sống, và c̣n sống mạnh hơn lúc ở trần nữa. Những vụ ma hiện h́nh, dời đồ vật, những lời báo một của người chết được thực hiện, những cuộc xây bàn, cầu cơ, giáng bút, là những bằng cớ hiển nhiên mà ai là người Việt Nam cũng đều biết.

MỸ QUỐC

Chính tại Mỹ quốc, vào năm 1848, quần chúng lưu ư đến những hiện tượng thần linh lần thứ nhất. Người ta nghe tiếng động trong nhiều nhà. Người ta thấy bàn ghế dời chỗ, do một sức mạnh vô h́nh. Chúng tự nhiên dở hỏng chơn, bay tuốt lên trần nhà hoặc giả chúng tự ên đập mạnh xuống đất. Thiên hạ xôn xao bàn tán. Có một vị khán giả có sáng kiến để cho chơn bàn nhảy đồm độp trên 25 chữ cái, rồi đọc lên thành câu để nói chuyện với những người khuất mặt. Trước những câu hỏi khó khăn, cái bàn ấy đều giải đáp được. Có khi vong linh đẩy cái bàn trên 25 chữ cái để nói đúng ngày giờ ḿnh chết và chỗ ở khi xưa của ḿnh.

Những hiện tượng thần linh nầy lan tràn ra mau lẹ, choán trọn cả xứ Hoa Kỳ lúc bấy giờ, khiến những nhà khoa học cho đó là một nguyên nhân dị đoan, gây rối và hăm dọa lẽ phải cùng sự ḥa b́nh của dân chúng. Họ nhất định quan sát chúng nó kỹ lưỡng để tố giác với chánh quyền. Trong mấy vị nầy, có quan ṭa thượng thẩm Edmonds ở New York kiêm giáo sư Hóa học tại Mapes của Hàn lâm viện Quốc gia và kiêm Chủ tịch Quốc hội.

Sau khi quan sát sưu tầm và khảo sát, ông phải buộc ḷng tuyên bố rằng: “Những hiện tượng thần linh là một điều có thật”. Đến năm 1852, có một lá đơn thỉnh nguyện, do 15 ngàn người kư tên, đệ lên Đại Hội Nghị Washington để yêu cầu công nhận và tuyên bố một cách chánh thức sự có thật của những hiện tượng thần linh đó.

Có một nhà thông thái trứ danh tên là Robert Hare, giáo sư đại học ở Pensylvanie (Mỹ quốc) có viết một quyển sách rất có giá trị nhan đề “Experiment investigations of the spirit manifestations” (Sự sưu tầm thực nghiệm về những hiện tượng thần linh). Trong đó ông hoàn toàn công nhận sự trường tồn của linh hồn.

Một nhà thông thái khác tên là Robert Dal Owen, văn sĩ nổi tiếng cũng hợp tác với phong trào thần linh. Ông có viết nhiều quyển sách rất có giá trị. Một trong nhiều quyển ấy, nhan đề là “Foot falls on the boundary of another world” (Bước qua biên giới của một cơi khác) làm chấn động cả thế giới.

Hiện nay: “phong trào thần linh học” đă quen thuộc với dân chúng Hoa Kỳ. Nó có hàng triệu người tham dự.




Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 5 of 47: Đă gửi: 07 October 2006 lúc 8:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Learner xin tạm ngưng quan điểm trên để mời các bạn đọc bài dưới đây của Minh Chi dựa theo quan điểm của Phật Giáo


KHOA HỌC VỀ CÁI CHẾT THEO PHẬT GIÁO

Hành xử với người đang chết như thế nào, theo tôi đó không phải chỉ là một vấn đề t́nh thương mà c̣n là một vấn đề khoa học . Mọi người chúng ta cần được trang bị những kiến thức cơ bản về môn học mà tạm thời có thể gọi là « Khoa học về cái chết » . Phật giáo Tây Tạng có nhiều kinh sách giảng về môn khoa học này mà từ hơn hai thật kỷ gần đây, các học giả Mỹ, đặc biệt là ở khoa Y trương đại học Harvard, đă và đang nghiên cứu một cách nghiêm túc . Chỉ cần đơn cử hai tài liệu sau đây cũng thấy rỏ :

*Một là cuốn « Mind Scien/ An East-Western Dialogue.The Harvard Mind science symposium » ( Khoa học về Tâm/ Một cuộc đàm thọai giữa Đông và Tây . Hội thảo khoa học về tâm của trương đại học Harvard) . Tham gia và chỉ đạo cuộc hội thảo có Đức Đạt Lai Lạt Ma và các giáo sư nổi tiếng hàng đầu ở Mỹ về môn tâm lư học và môn thần kinh sinh học, nư giáo sư Herbert Benson, Khoa Y trường Harvard ; giáo sư Robert Thurman, chuyên gia về Tây Tạng học và là giáo sư ở trường đại học Columbia ; hai giáo sư Gardener và Daniel Goleman đều là nhà Tâm lư học danh tiếng ở Mỹ .

*Cuốn thứ hai là cuốn « The Tibetan book the death » ( Cuốn sách Tây Tạng về sự chết) với bản dịch Anh ngữ mới nhất của giáo sư Thurman . Nguyên bản Tây Tạng có tên dài hơn « The great book of Natural liberation through understanding in the between » (có thể dịch ra tiếng Việt là «Cuốn sách vĩ đại về phếp giải thoát tự nhiên thông qua sự hiểu biết các giai đọan trung gian » . Cũng có thể dịch gọn là : « Cuốn sách về các giai đọan trung gian Bardo ») .

C̣n đầu đề « Cuốn sách Tây Tạng của người chết » là do hai người dịch đầu tiên là Dawa Sanup và Evans Wentz, rất có thể v́ muốn cho sách dễ phổ biến ở phương Tây, cho nên đă dịch tại ra như vậy . Danh từ Bardo có nghĩa « Giai đọan trung gian » , chủ yếu chỉ cho giai đọan trung gian giữa chết và tái sanh . Tác giả cuốn sách, theo truyền thuyết được thừa nhận phổ biến ở Tây Tạng, chính là vị đại sư Mật giáo Ấn Độ nổi tiếng Padma Sambhava (Hán dịch là Liên Hoa Sanh), được vua Tây Tạng mời sang truyền giáo ở Tây Tạng vào khỏang hai thế kỷ 8 và 9 Tây lịch .

V́ biết trước phật giáo Tây Tạng sẽ gặp pháp nạn cho nên đại sư đă cho giấu kỹ, măi tới thế kỷ 14 mới được phát hiện bởi Lạt ma Karma Lingpavà đem giảng dạy ở các tu viện Tây Tạng . Đáng tiếc là hai quyển sách quư nói trên hiện chưa có bản Việt dịch . Nhưng bù lại, chúng ta có cuốn “The Tibetan book of life and deathe” (Tạng Thư Sống Chết) với bản dịch rất tốt của cố Ni Sư Trí Hải .

Qúy độc giả không rành tiếng Anh nên tham khảo cuốn sách này, nếu muốn t́m hiểu ư nghĩa đích thực của Sống và chết theo quan điểm của Phật giáo Tây Tạng .Tác giả cuốn Tạng thư sống chết là Sogyal Rinpoche . Tiếng Tây Tạng Rinpoche có nghĩa là bậc tôn quư, do đó bao giờ cũng viết hoa . Cuốn sách đă được dịch ra trên 25 thứ tiếng .

CHẾT LÀ MỘT QUÁ TR̀NH .

Không nên hiểu một cách quá đơn giản chết là tắc thở, khi trên màn h́nh của điện tâm đồ không c̣n sóng dao động nữa mà chỉ là đương thẳng . Phật giáo Tây Tạng xem chết không phải là một điểm, tức là điểm tắt thở, mà là cả một giai đọan, một quá tŕnh . Chết cũng là một giai đọan trung gian, một Bardo . Qúa tŕnh chết bao gồm các giai đọan như sau :

1.Giai đọan các cảm quan giải thể .

Các cảm quan bị giải thể, cụ thể là các yếu tố cấu tạo ra những cảm quan đó như bốn đại bị giải thể . Khi yếu tố địa đại (đất) bị giải thể th́ người đang chết cảm thấy thân ḿnh trở nên nặng nề, như bị một ngọn núi đè xuống . Khi yếu tố thủy đại (nước) bị giải thể th́ người đang chết cảm thấy khát nước vô cùng, tâm thúc trở thành mê muội và trôi bồng bềnh như bị cuốn trôi theo ḍng nước vậy . Khi yếu tố hỏa đại (lửa) bị giải thể th́ thân người chết bắt đầu mất sức nóng và anh ta rất khó phân biệt sự vật bên ng̣ai .

Khi yếu tố “không” đại ( nên nhớ không ở đây không phải là hư không mà theo các sách y học Tây Tạng, nó có nghĩa giống như là khí vậy) bị giải thể, th́ người đang chết cảm thấy khó thở và không thể động thân được nữa, hầu như bị hôn mê, nhiều ảo ảnh hiện ra . Người chết thấy cuốn phim của cả cuộc đời ḿnh bày ra trước mắt . Một số người cảm thấy tâm b́nh thản, có một không gian sáng chói trước mặt rồi hơi thở tắt .

Tuy nhiên, những ḍng khí nội tại trong thân vẫn được duy tŕ một thời gian nữa rồi mới tắt hẳn . Đây là lúc ḍng tâm thức của người chết tách khỏi thân xác . Đó là cái chết vật chất thật sự, cái chết sinh lư thật sự .

2.Giai đoạn các quá tŕnh tâm thức giải thể

Tuy các sách Tây Tạng dùng từ giải thể tâm thức với nghĩa tâm thức tách khỏi thân xác, nhưng tâm thức vẫn vận động . Nếu là người b́nh thường ít tu tập th́ đây là lúc chuyển sang giai đọan trung gian (Bardo) giữa chết và tái sanh . Đây là lúc hành vi thiện ác của cuộc sống quá khứ chi phối mạnh mẽ hướng tái sinh, đồng thời cũng chi phối trạng thái của tâm thức trong giai đọan trung gian này . Đối với những người có tu tập nhiều, có kinh nghiệm sinh họat tâm linh phong phú th́ có thể điều khiển sự vận động của tâm thức trong giai đọan này .

C̣n người b́nh thường ít tu tập thị bị gió của nghiệp cuốn đi như tầu lá trong cơn giông vậy .
Điều đặc biệt kỳ lạ là cũng trong giai đọan này, ngay khi mỡ đầu giai đọan, xuất hiện một ánh sáng chói ḷa mà sách Tây Tạng gọi là The Ground Luminosity dịch là “ánh sáng cơ bản”, vốn là bổn tính chân thực của chúng ta, tức Chân tâm hay Phật tánh . Đây là giây phút hy hữu chúng ta trực diện với bản chất chân thực của chúng ta .

Những người vốn sống thiện và có kinh nghiệm sinh họat tâm linh phong phú có thể nhận thức được vầng sáng chói ḷa đó chính là bản chất chân thực của họ ; và họ không e ngại tiến thẳng vào vầng sáng đó như con gặp mẹ vậy, và lập tức họ được giác ngộ và giải thoát . Nhưng rất đáng tiếc là những người b́nh thường, ít tu tập, ít kinh nghiệm sinh họat tâm linh th́ lại run sợ trước vần sáng đó, né tránh vần sáng đó, lại c̣n bị hôn mê, để cho gió nghiệp cuốn ḿnh vào quá tŕnh tái sanh, vào một đợt luân hồi mới . Nếu chết là một quá tŕnh như tôi vừa mô tả sơ lược th́ tái sanh cũng là một quá tŕnh mà chúng ta sẽ bàn trong các bài sau .

Mong sao tất cả chúng ta, Phật tử hay không phải Phật tử, tuổi già hay là trung niên, dù có mắc bệnh nan y hay không, tất cả đều biết ngay từ bây giờ , sống một cuộc sống tốt đẹp, thiện lành, an vui, hạnh phúc để chuẩn bị cho một cái chết cũng thanh thản và tốt đẹp như vậy, để rồi sau khi chết sẽ được tái sanh vào cơi lành với cuộc sống muôn phần tốt đẹp .

Minh Chi (Bản Tin Chùa Khánh Anh )


Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 6 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 6:40am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


SỢ CHẾT

Con người lo âu không phải v́ ngoại cảnh mà v́ hy vọng và tưởng tượng về đời sống tương lai của ḿnh. Cái chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp và khiếp sợ hay kinh hăi chỉ do tâm trí của chúng ta tưởng tượng mà ra. Chúng ta thường không đủ can đảm để đối đầu với ư tưởng về cái chết. Với những kẻ không dám đối đầu với thực tế, khổ đau thật sự khủng khiếp và không thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta biết đương đầu với sự thật, nó sẽ làm dịu bớt hay loại trừ cái khủng khiếp của sự sợ hăi. Đời sống ví như một viên đạn lao tới mục tiêu, tức là cái chết.

Hiểu như vậy, chúng ta phải can đảm trực diện với hiện tượng tự nhiên này. Muốn được tự do trong đời sống, chúng ta phải không sợ chết. Sợ hăi chỉ đến với những kẻ không hiểu quy luật thiên nhiên. "Dù ở đâu đi nữa, nếu có phát xuất, th́ sợ hăi chỉ phát xuất nơi người mất trí điên khùng và không bao giờ phát xuất nơi người khôn ngoan". Đó là lời Đức Phật dạy trong Kinh Anguttara Nikaya. Sợ hăi chỉ là trạng thái của tâm thần.

Khoa học cho ta thấy quá tŕnh của một cái chết ra sao? Cái chết chỉ là sự hao ṃn sinh lư của cơ thể con người. Chúng ta đừng sợ hăi và tưởng tượng hay tiên đoán về những sự khủng khiếp không bao giờ đến để t́m cách chống lại. Một thầy thuốc nổi tiếng, Sir William Osler nói như sau: "Theo kinh nghiệm hành nghề của tôi, tôi thấy hầu hết những người chết không đau đớn và sợ hăi".

Một nữ y tá lăo thành nói: "H́nh như thảm kịch lớn nhất đối với tôi là mọi người suốt đời bị nỗi sợ chết ám ảnh. Khi chết đến, ta thấy rằng nó cũng tự nhiên như bản chất cuộc sống. Rất ít người sợ chết khi đă sống trọn cuộc đời. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi chỉ thấy có một người có vẻ sợ hăi - một phụ nữ đă làm một điều dữ cho người chị nay đă quá trễ để hối cải".

"Một điều lạ lùng và đẹp đẽ sẽ đến với dù là đàn ông hay đàn bà khi họ đă sống trọn đời. Tất cả sợ hăi, khiếp đảm đều biến mất. Tôi thường ngắm thấy tia sáng b́nh minh hạnh phúc trong ánh mắt của họ khi họ nhận thức điều đó đúng. Đó là tất cả ơn huệ của Tạo Hóa".

V́ tham sống nên sự sợ chết được h́nh thành một cách thiếu tự nhiên. Nó tạo sự lo âu trong đời sống. V́ vậy, con người sẽ không bao giờ dám mạo hiểm làm điều ǵ cho dù đó là lẽ phải. Họ sống trong sợ hăi, lo lắng về bệnh tật và các tai nạn có thể sẩy ra cướp mất mạng sống quư giá của ḿnh. Nhận thức chết là điều không tránh nổi, kẻ yêu đời sống trần thế sẽ đắm trong nhiệt thành cầu nguyện với niềm hy vọng linh hồn sẽ được lên thiên đàng. Không một ai có hạnh phúc giữa cơn lốc của sợ hăi và hy vọng như vậy. Đúng thật khó có thể coi thường hay không lưu ư đến những bộc phát tự nhiên của bản năng để tự bảo vệ.

Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hăi. Hăy quên đi quan niệm về cái 'tôi'; hăy đem t́nh thương vị kỷ hướng ra ngoài có nghĩa là làm lợi ích cho nhân loại và tỏ t́nh thương với người khác. Bất cứ ai không quên sự thật rằng một ngày nào đó ḿnh sẽ chết và cái chết không thể tránh khỏi, sẽ hăng hái chu toàn nhiệm vụ với đồng loại trước khi chết, làm được như vậy th́ bây giờ cũng như mai hậu mọi người chắc chắn sẽ chiêm ngưỡng kính phục. Say mê phục vụ người khác, chẳng bao lâu chính bạn sẽ thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, tự phụ, và tự tôn.

Trích đoạn từ tác phẩm

Chết có thật đáng sợ không?
Ḥa thượng K. S. Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch Việt
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 7 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 6:58am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Những hành giả thượng thặng về Dzogchen, đă hoàn toàn trực nhận tự tính tâm trong suốt đời họ, nên khi chết, họ chỉ cần tiếp tục an trú trong trạng thái Tính giác, khi làm cuộc chuyển tiếp qua sự chết. Họ không cần chuyển di tâm thức vào một vị Phật nào hay cơi Phật nào, v́ họ đă thực chứng tâm giác ngộ của chư Phật ngay trong chính họ.

Cái chết đối với họ là giải thoát tối hậu – cao điểm của sự chứng đắc, tột đỉnh của một đời tu tập. Tử thư Tây tạng chỉ có vài lời này để nhắc nhở một hành giả như vậy: “Thưa thượng nhân, bây giờ ánh sáng Căn bản đă ló dạng. Hăy nhận ra, và an trú trong sự tu tập”.

THỜI GIAN CỦA ÁNH SÁNG CĂN BẢN

Ánh sáng căn bản xuất hiện; đối với một hành giả, nó kéo dài bao lâu vị ấy an trú không tán loạn trong tự tính tâm. Nhưng đối với phần đông, nó kéo dài không lâu hơn một búng tay, và với vài người, nó kéo dài “khoảng chừng một bữa ăn”. Phần đông người tuyệt nhiên không nhận ra ánh sáng Căn bản, mà thay v́ thế, rơi vào một trạng thái ngất xỉu có thể kéo dài ba ngày rưỡi. Sau đó thần thức mới thực sự rời khỏi thể xác.

Mặc dù mọi rối ren mờ mịt của chúng ta đă chấm dứt lúc thân ta chết, song thay v́ quy phục, đón nhận ánh sáng, th́ v́ sợ hăi và vô minh, chúng ta lùi lại, và theo bản năng, bám lấy những ǵ ta đă từng bám giữ. Đấy chính là nguyên nhân ngăn cản chúng ta lợi dụng thời điểm mănh liệt này làm cơ hội giải thoát. Padmasambhava nói: “Tất cả hữu t́nh đă sống và chết vô số lần. Chúng đă nhiều lần kinh nghiệm ánh sáng khôn tả này. Nhưng v́ bị bóng tối vô minh làm mờ mịt, chúng vẫn lang thang bất tận trong sinh tử”.

Khi ánh sáng Căn bản ló dạng, th́ vấn đề then chốt sẽ là mức độ an trú tự tính nơi ta, mức độ hợp nhất bản chất tuyệt đối và đời sống hàng ngày nơi ta, và mức độ thanh lọc tâm phàm t́nh nơi ta, để thể nhập trạng thái trong sáng nguyên ủy.

MẸ CON GẶP GỠ

Có một phương pháp theo đó chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn bị để nhận ra khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện vào lúc chết. Đấy là phương pháp thiền tối thượng gọi là “hợp nhất giữa hai ánh sáng”, hay c̣n gọi là “Sự tan ḥa giữa Ánh sáng Mẹ và Ánh sáng Con”.

Ánh sáng Mẹ là cái tên mà ta đặt cho ánh sáng Căn bản. Đấy là bản chất nội tại của mọi sự vật nằm bên dưới toàn thể kinh nghiệm của ta, và thể hiện trong vẻ sáng ngời nguyên vẹn của nó vào lúc ta chết.

Ánh sáng Con, c̣n gọi là ánh sáng Đạo lộ, là tự tính của tâm ta, cái mà nếu được thầy khai thị và chúng ta trực nhận, th́ ta có thể dần dần an trú nó nhờ thiền định, và hội nhập nó vào sự sống hàng ngày. Khi sự hội nhập đă được toàn triệt, th́ sự trực nhận cũng toàn triệt, và sự chứng ngộ xảy đến.

Mặc dù Ánh sáng Căn bản là bản chất nội tại của tâm ta và là bản chất của mọi sự vật, song ta không nhận ra nó, thành thử nó hầu như bị khuất lấp Ta có thể ví Ánh sáng Con như là cái ch́a khóa mà bậc thầy trao cho ta để mở cánh cửa nhận thức, để nhận ra được Ánh sáng Căn bản, mỗi khi gặp cơ hội.

Hăy tưởng tượng bạn phải đi đón một người bạn chưa từng quen biết. Nếu bạn không có một tấm ảnh của người ấy, th́ có thể người ấy đă đi qua mà bạn không thấy. Nhưng khi đă có tấm ảnh th́ bạn có thể nhận ra người ấy ngay khi thấy họ.

Một khi tự tính tâm đă được khai thị cho bạn, và bạn đă trực nhận, tức là bạn có ch́a khóa để trực nhận lần khác. Nhưng, cũng như bạn phải giữ tấm ảnh và nh́n nó luôn luôn, để có thể nhận ra người kia khi gặp họ; cũng vậy, bạn phải tiếp tục an trú sự trực nhận tâm bản nhiên (tự tính tâm) qua sự thường xuyên thực tập. Khi ấy sự trực nhận trở thành thâm căn cố đế nơi bạn, thành một phần của bạn, đến nỗi gặp là nhận ra ngay không cần bức ảnh. Vậy, sau khi thực hành sự trực nhận bản tâm đă thuần, th́ vào lúc chết, khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện, bạn có thể nhận ra nó và ḥa nhập với nó một cách tự nhiên “như con thơ sà vào ḷng mẹ”, như các bậc thầy ngày xưa đă nói, hay như gặp bạn cố tri, hay như sông chảy vào biển.

Sự chấm dứt tiến tŕnh tan ră và xuất hiện Ánh sáng Căn bản, đă mở ra một chiều không gian hoàn toàn mới mẻ. Một cách giản dị để giải thích điều này là so sánh với cách đêm chuyển thành ngày. Giai đoạn cuối của tiến tŕnh tan ră khi chết là kinh nghiệm màu đen của giai đoạn thành tựu. Nó được mô tả “giống như bầu trời trùm trong màn đêm u tối”. Sự sinh khởi Ánh sáng Căn bản là như ánh sáng trong bầu trời trống rỗng không mây ngay trước lúc b́nh minh. Bây giờ, dần dần mặt trời pháp tính bắt đầu lên cao trong vẻ tráng lệ huy hoàng của nó, thắp sáng mọi đường cong của trái đất ở mọi hướng. Tia sáng của tính giác xuất hiện một cách tự nhiên và tỏa ra thành ánh sáng và năng lượng.

Cũng như mặt trời lên trong bầu trời trong sáng trống rỗng, sự xuất hiện ánh sáng của bardo pháp tính cũng sẽ nổi lên từ không gian lan khắp của Ánh sáng Căn bản. Cái tên chúng ta đặt cho sự tŕnh diễn của âm thanh, ánh sáng và màu sắc này là “hiện diện tự nhiên”, v́ nó vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm, trong sự “trong sáng nguyên ủy”, vốn là nền tảng của nó. Điều thực sự xảy ra là một tiến tŕnh hiển bày, trong đó tâm và bản chất căn để của nó dần dần trở nên rơ rệt. Bạt đô pháp tính là nột giai đoạn trong tiến tŕnh ấy. V́ chính qua bối cảnh ánh sáng và năng lượng này mà tâm hiển thị trạng thái thuần tịnh nhất của nó là Ánh sáng căn bản, để tiến đến sự hiển hiện của nó thành h́nh dạng trong bạt đô kế tiếp, nghĩa là bạt đô tái sinh.

Một điều rất đáng chú ư là vật lư học tân thời cũng đă chứng minh rằng khi tra tầm vật chất đến chỗ cùng cực, th́ nó được hiển bày dưới dạng một biển năng lượng và ánh sáng. Nhà vật lư David Bohm nhận xét: “Dường như thể vật chất là ánh sáng được cô đọng lại, được làm cho đông lại... tất cả vật chất là một kết tinh của ánh sáng thành những mẫu mực di chuyển qua lại với tốc độ trung b́nh chậm hơn tốc độ ánh sáng”. Vật lư học tân thời cũng khám phá ánh sáng có nhiều phương diện: “Nó đồng thời là năng lượng và cũng là thông tin – nội dung, h́nh dáng, cơ cấu. Nó là tiềm năng của mọi sự”.


Trích trong NGUỒN MẠCH TÂM LINH
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo- HÀ NỘI–2003

Thích Nữ Trí Hải
Nguồn Quảng Đức
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 8 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 7:12am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Bụt là ai, ta là ai?
Thiền sư Nhất Hạnh

....................

Trở lại với câu hỏi của nhà báo: 'Thầy muốn làm cái ǵ trước khi chết?' Câu trả lời là: Tôi không muốn làm một ǵ khác! Tôi chưa bao giờ từng ngưng làm điều tôi muốn làm cả. Đó là tôi nuôi tôi, nuôi tổ tiên tôi, nuôi cha mẹ tôi, nuôi thầy và nuôi con cháu của tôi. Đó là bổn phận của chúng ta.

Chính nhờ có tuệ giác và nếp sống đó mà chúng ta trở thành vô sinh và bất diệt. Có điều khác với ư niệm dễ thương trên kia là với cái thấy này ta không cần phải chết đi rồi mới tái sinh được. Trong giờ phút này tôi đă tái sinh rồi. Nếu nh́n cho kỹ, quư vị sẽ thấy tôi đang ở khắp nơi. Không cần đợi tôi chết rồi, ba năm sau mới đi kiếm một chú bé để nhận ra hậu thân của tôi. Tại v́ hậu thân của tôi đă có kia rồi, đă có ngay trong giây phút hiện tại. Những điều này rất rơ. T́m Thầy phải đi t́m như vậy. Hậu thân đó tương đương với những hóa thân của Bụt Thích Ca Mâu Ni.

Những cuốn sách của tôi đă được in ra. Trong những nhà tù đă có nhiều người đọc và đă bắt đầu thực tập thiền tọa, bắt đầu thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. Đó cũng là pháp thân của tôi đang sống ở trong tù. Sách được in ra rất nhiều thứ tiếng, có những cuốn sách đi vào trong những tu viện kín của các vị tu sĩ Công giáo. Họ không có cơ hội gặp Thầy, nhưng trong tu viện kín họ đă đọc sách, họ đă hiểu thêm được sâu sắc về đạo Bụt, họ đă hiểu thêm được về giáo lư Cơ Đốc. Nụ cười và hóa thân của tôi cũng có mặt trong những tu viện kín ấy. Mắt phàm của chúng ta không thấy được nhưng mắt thánh của chúng ta có thể thấy được. Đó gọi là Phật nhăn.

Hóa thân là những cuốn sách, những cuộn băng, những người học tṛ xuất gia, những người học tṛ tại gia đang hành đạo và làm tỏa sáng pháp thân của Bụt khắp nơi khắp chốn. Không thể thấy hết được hằng hà sa số hóa thân đó! Nếu nói rằng ba năm nữa hay mười năm nữa tôi chết th́ điều đó không đúng. Câu trả lời đúng là tôi chưa bao giờ từng sinh và sẽ không bao giờ từng diệt. Khi thương Thầy ta phải đi t́m Thầy và phải thấy cho được chân tướng của Thầy như vậy. Và đến khi cái hóa thân này ẩn đi th́ ta không buồn ǵ cả, tại v́ ta có thể thấy Thầy đang có mặt dưới vô số hóa thân khác, đồng thời ta cũng thấy được pháp thân, báo thân và hóa thân của ta.

Pháp thân của ta cũng vô sinh bất diệt như pháp thân của Thầy; hóa thân của ta cũng vô lượng vô số như hóa thân của Bụt hay của Thầy vậy. Phải thấy được như thế, th́ t́nh thương của ta mới là t́nh thương của tự do, mới là thứ t́nh thương trong chánh pháp. C̣n nếu ta bị kẹt vào một h́nh bóng, c̣n sợ hăi, c̣n khóc than th́ ta chưa tiếp xúc được với pháp thân, chưa tiếp xúc được với vô số những hóa thân của ta và của Thầy ta. Chúng ta phải quán chiếu để thấy rơ điều này. Trong cửa thiền có những dụng cụ để cho chúng ta làm công việc này, đó là công án.

Công án dịch ra tiếng Anh là public cases. Đó là những dụng cụ để tiếp xúc được với chân tính của ḿnh. Ví dụ như câu: 'Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?' (Cái tất cả quay trở về cái một, vậy th́ cái một đó quay về cái ǵ?). Đó là một lời mời gọi để chúng ta đi t́m cái bản lai diện mục của ḿnh. Hiện bây giờ ở các thiền viện Trung Quốc có một công án khác rất nổi tiếng đó là: 'Niệm Phật thị thùy?' (Ai là người đang niệm Phật?). Trong niệm Phật đường ngày nào người ta cũng niệm Bụt A Di Đà. Thiền sư đi vào và hỏi: Ai đang niệm Phật đó? Cái ǵ là chủ từ của động từ niệm Phật? Đó cũng là một sự mời gọi.

Có hàng trăm hàng ngàn hàng triệu hành giả đang hành theo phương pháp niệm Bụt. Ta cứ tin rằng ta là người niệm Phật, nhưng ta là ai? Có hai đối tượng: một là Bụt và hai là người niệm Bụt. Bụt là ai mà ta niệm? Ta là ai mà niệm Bụt? Ta nghĩ rằng ta biết Bụt là ai rồi, ta biết ta là ai rồi, nhưng cái biết chắc mẻm đó là nền tảng sai lầm của sự thực tập. Trong khi đó th́ ta chưa biết Bụt là ai, ta cũng chưa biết ta là ai. Cho nên ta phải đi t́m cho ra cái bản lai diện mục của Bụt, để t́m ra bản lai diện mục của ḿnh; hoặc t́m ra bản lai diện mục của ḿnh th́ đồng thời ta cũng t́m ra được bản lai diện mục của Bụt. Con đă t́m ra Thế Tôn, con đă t́m ra con. V́ thương Bụt, nhớ Bụt, cần Bụt cho nên ta mới niệm, nhưng nếu đối tượng của cái niệm trong ta chỉ là ư niệm th́ đó không phải là tự thân của Bụt.

V́ vậy sự thực tập căn cứ trên ư niệm là sự thực tập chưa sâu sắc. Nếu biết được chân tướng, bản chất của Bụt th́ lúc đó ta biết được chân tướng, bản chất của ḿnh, và như vậy Tịnh Độ tông sẽ không có khác ǵ với Thiền tông. Công án 'Niệm Phật thị thùy' (Người niệm Bụt là ai?) là một cái cầu nối liền giữa tịnh và thiền, nó làm cho không có khoảng cách nào nữa giữa thiền và tịnh. Nếu người Tịnh Độ tông mà giải quyết được công án đó th́ sẽ trở thành thiền sư.

Ta phải tự hỏi ḿnh là ai? Đôi khi ta nghĩ đó là một câu hỏi triết học rất uyên áo. Nhưng không khó khăn lắm đâu, chúng ta hăy thực tập theo lời Bụt dạy, hăy sử dụng vô thường quán và vô ngă quán th́ sẽ thấy rơ. Vô thường quán và vô ngă quán là hai cái ch́a khóa rất mầu nhiệm có thể mở cửa thực tại và giúp ta tiếp xúc được với pháp thân. Nh́n sâu vào trong ta th́ ta thấy rơ ràng: A! Ḿnh cũng là cha ḿnh, ḿnh cũng là mẹ ḿnh.

Sự thật rất khoa học là: ta chính là cha ta, là mẹ ta, là thầy ta, là con, là cháu ta, là đức Thế Tôn. Quan niệm của ta về chính ta thường là một quan niệm sai lầm. Ta là người thương hay ta là người được thương? Tất cả những ư niệm đó cần phải được quán chiếu. Chừng nào thấy rơ ràng tính bất nhị giữa ta và người ta thương th́ lúc đó ta sẽ có tự do rất lớn. Sự thực tập trong đạo Bụt đưa ta tới tự do lớn để ta có hạnh phúc, thứ hạnh phúc vĩ đại nhất mà có thể đạt tới được. C̣n nếu không th́ ta chỉ t́m sự trú ẩn trong những t́nh thương nho nhỏ cho đỡ cô đơn, đỡ bơ vơ một cách nhất thời mà thôi.

Mục đích của chúng ta không phải là đi t́m một chỗ trú ẩn nho nhỏ để cho bớt bơ vơ lạc lơng trong một thời gian. Sứ mạng của chúng ta là đi t́m tự do lớn. Đi t́m cái thực chất, cái bản tánh, cái con người thật của ḿnh. Sự thực tập nằm gọn trong hai chữ kiến tánh. Kiến tánh đưa tới sự thỏa măn tuyệt đối cái khao khát lớn, cái khao khát chỉ có thể thỏa măn được khi ta đạt tới cái tự tánh vô sinh bất diệt của ḿnh. Tự tánh không có ta, không có không ta.

Như vậy, với một mũi tên ta đạt tới hai cái đích, tức là vừa t́m ra được ta mà vừa t́m ra được đức Thế Tôn (đối tượng thương yêu của ta). Con đă t́m ra Thế Tôn, con đă t́m ra con. Nếu hai câu đó không đi đôi với nhau th́ có thể có sự hiểu lầm, nhưng nhờ chúng đi đôi với nhau cho nên không thể có sự hiểu lầm nữa. Chúng ta đi tu không phải là để đi t́m những cái tiện nghi nhất thời mà phải có can đảm vượt qua những tiện nghi nhất thời đó để đi t́m cái tự do lớn.

Ngày xưa, Tất-đạt-đa đă thành công. Trong số những người học tṛ của Ngài qua các thời đại có những người đă thành công và đạt tới tự do lớn. Bây giờ đến thế hệ chúng ta, chúng ta cũng phải thành công. Đó là món quà lớn nhất mà chúng ta có thể hiến tặng cho Bụt, cho chư tổ và cho con cháu chúng ta trong tương lai.


Làng Mai - Plum Village - Village Des Pruniers - 24240 Le Pey Thenac France

Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 9 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 7:38am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Nếu không có linh hồn th́ mẹ của Mục-kiền-liên
khi ở dưới địa ngục là ǵ?


Lê Anh Huy hỏi; Thích Giác Hoàng trả lời


Vấn đề ông đặt ra là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là một điểm rất căn bản của các tôn giáo. Khi luận giải vấn đề nầy, chúng ta thấy sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác thật rơ nét. Bất cứ nhà tôn giáo học hay nhà nghiên cứu về triết học Đông Phương nào cũng thường nhấn mạnh ở chủ đề này. V́ thế, tài liệu về chủ đề này rất nhiều.

Trong phạm vi bài viết ngắn mang tính chất gợi ư này, chúng tôi xin tŕnh bày một số điểm căn bản sau:

1) Linh hồn là ǵ?

Khái niệm “linh hồn” trong triết học hay trong văn học rất mơ hồ. Gần như nó là khái niệm quan trọng trong các tôn giáo Đông và Tây, cổ và kim, ngoài trừ Phật giáo. V́ hầu hết các tôn giáo đều xoay quanh việc giải thích thực trạng: Con người chết rồi c̣n hay mất? Người chết đi về đâu? Cái ǵ tồn tại sau khi thân xác đă bị huỷ hoại? v.v... Khái niệm “linh hồn” được sử dụng rộng răi trong các tôn giáo hữu thần như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và các tôn giáo thờ vật linh, ngẫu tượng khác. Tuy nhiên, giới Phật giáo không những không sử dụng đến khái niệm nầy mà c̣n bác bỏ, phủ nhận nó. Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ b́nh dân hoặc các câu chuyện trao đổi, rất nhiều Phật tử đă sử dụng khái niệm “linh hồn” để chỉ cho cái ǵ đó tồn tại sau khi chết, và chính cái này đi tái sanh. Nhưng trên văn học thành văn, đức Phật và các nhà sớ giải, biên tập và trước tác Kinh Luận đều không dùng từ “linh hồn” để chỉ cho ḍng tâm thức liên tục của con người.

Các tôn giáo hữu thần đều cho rằng có một linh hồn bất tử trong con người. Nếu khi sống làm như lời Chúa dạy, th́ sau khi chết người ấy được Chúa cứu rỗi lên Thiên Đàng hoặc ngược lại th́ bị đày xuống hoả ngục. Cái phần phi vật chất được lên thiên Đàng hay xuống hoả ngục đó, họ gọi là linh hồn. Điều nầy chúng ta có thể kiểm chứng qua các tài liệu như Kinh điển gốc, sách sớ giải hoặc sách của các chuyên gia viết về tôn giáo học hoặc các loại từ điển về tôn giáo.

Đọc Kinh tạng và Luận tạng Phật giáo, chúng ta có thể t́m thấy vài từ Sanskrit hoặc Pàli được dịch là “linh hồn” như J́va, àtma, atta hoặc satta. Từ “J́va” phần lớn được dùng trong Kỳ-na giáo (Janism), chỉ cho phần bên trong của một con người, đối lập lại với phần cơ thể vật chất. Chữ “àtma” thường được dùng trong hệ thống Bà-la-môn. Hai chữ c̣n lại thường được dùng dung thông cho các tôn giáo thời bấy giờ.

T.W. Rhys Davids đă viết trong bộ từ điển của ḿnh về quan niệm “linh hồn” trong các tôn giáo thời cổ như sau: “Linh hồn được tŕnh bày trong các học thuyết vật linh vào thế kỷ thứ VI, thứ VII trước Tây lịch ở Bắc Ấn Độ. Linh hồn được mô tả trong các bộ Upanisad (Áo Nghĩa Thư) như là một sinh vật nhỏ có h́nh dáng giống con người, thường an trú trong tim. Nó sẽ rời bỏ thân thể khi ngủ hoặc trong các trạng thái xuất thần. Khi nó trở lại xác thân th́ sự sống và t́nh cảm của con người tái hiện. Nó thoát khỏi thân thể sau khi chết, rồi tiếp tục một đời sống vĩnh hằng khác”[1].

Bài nghiên cứu “Các Khái Niệm về Linh Hồn ở Ấn Độ” của William K. Mahony trong bộ Từ Điển Bách Khoa về Tôn Giáo cũng nhận định học thuyết linh hồn trong văn học Veda và Upanisad như sau: “Linh hồn (àtma), được giải thích theo quan điểm thần học, hiện diện trong một hữu t́nh thần linh tối thượng, như các thần ̀'s, Ísa, hoặc I'svara, và đặc biệt hơn là các thần 'Siva, Vi.s.nu hoặc các thần linh tối thượng khác tuỳ theo [đối tượng của] nhóm người thờ phụng[2].

Katha Upanisad 2.1.13 viết: Ngài là chúa tể của quá khứ và tương lai. Ngài là hôm nay và cũng sẽ là ngày mai. Ngài chính thật là Linh Hồn.[3]

Nếu chúng tôi trích các câu có cùng nội dung như vậy trong các bộ Upanisad, có lẽ vài trăm câu là ít. Điều chúng ta có thể nhận định ở đây, là các nhà thuộc Bà-la-môn giáo này lẩn quẩn trong tư biện triết học từ độc thần đến phiếm thần, cho rằng sự thờ phụng các Thượng Đế cũng chính là sự thờ phụng atman của ḿnh. Hay nói cách khác, atman cũng chính là linh hồn, và Thượng Đế Brahma là chúa tể các linh hồn đó. Như vậy, từ quan điểm độc thần họ bước qua phiếm thần, từ nhị nguyên, họ bước qua nhất nguyên. Bao nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy sự mù mờ, lẩn quẩn trong học thuyết linh hồn của Bà-la-môn giáo.

Các học thuyết về Thượng Đế, thần linh, linh hồn và con người của các tôn giáo khác cũng có những cách lư giải lờ mờ tương tự. Do đó, đức Phật đă không chấp nhận khái niệm linh hồn của thời đó vào hệ thống giáo lư của Ngài là vậy.


Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 10 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 7:40am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


2) Tại sao đức Phật phủ nhận một linh hồn bất tử hay một bản ngă thường tại?

Theo đức Phật, con người (puggala) là sự tập hợp của hai thành phần chính gọi là danh (nàma) và sắc (rùpa). Danh gồm có 4 hợp tố khác, đó là thọ, tưởng, hành và thức. Sắc gồm có hai, đó là nội sắc và ngoại sắc. Các bài giải thích về ngũ uẩn rất nhiều, ông có thể bấm vào phần Đức Phật và Phật Pháp để chọn bài nào thích th́ tham khảo thêm. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu bài khảo cứu chuyên đề về Năm Uẩn của Thầy Thích Viên Giác như là tài liệu tiêu biểu để hiểu về con người ngũ uẩn theo quan điểm của đạo Phật.

Theo quan điểm của đức Phật, mọi sự vật hiện tượng, trong đó có cả con người, đều chịu sự chi phối của quy luật biến dịch, thay đổi của vũ trụ. Định luật đó gọi là “vô thường” (anicca). Chính v́ bản chất của mọi sự vật hiện tượng là không thật (Sabbe dhamma anattà), do các duyên hội tụ mà thành, nên chúng mới chịu sự chi phối của định luật vô thường nầy. Thân hay tâm của con người cũng phải chịu sự chi phối, tác động này.

Tất cả mọi sự vật hiện tượng, dù là các ư niệm hay là tư tưởng đều luôn luôn thay đổi nên không có một cái ǵ gọi là một linh hồn bất tử được. Do đó, đức Phật nói rằng mọi sự vật hiện tượng không thực thể (Sabbe dhamma anattà), chúng chịu sự biến hoại (Sabbe sankhara anicca), khi chúng chịu sự biến hoại, cho nên dẫn đến khổ đau (Sabbe sankhara dukkha).

Cũng cần nói thêm, người b́nh dân Việt Nam và Trung Hoa thường hiểu nôm na “linh hồn” là tâm thức tồn tại sau khi chết, là phần phi vật chất, chứ không phải là một linh hồn bất biến, và chính nhờ linh hồn nầy mà chúng sanh đi đầu thai vào các cơi tương ứng. Nếu hiểu như vậy, th́ ở đây chúng ta tạm chấp nhận.

Trong trường hợp nầy, “linh hồn” có nghĩa là một ḍng chảy của các ư niệm, sau khi chết do sự thúc đẩy của tập quán tạo tác của thân tâm đời trước, nó tạo thành một động lực dẫn đến tái sanh, như vậy nó có nghĩa tương đồng với chữ “kiết sanh thức” trong đạo Phật. Bài viết Có hay không có linh hồn trong Phật giáo của Giáo sư Minh Chi có thể đại diện cho cách hiểu nôm na này.

Tuy nhiên, cách dùng từ như vậy cũng chỉ là tạm thời, v́ Phật giáo hoàn toàn không dùng khái niệm “linh hồn” để chỉ cho các trạng thái tâm lư, hay dùng từ “linh hồn” để chỉ cho lực đẩy của các ư niệm (nghiệp). Chương thứ VI: Lư thuyết Vô Ngă trong tác phẩm Con Đường Thoát Khổ của Hoà Thượng W.Rahula được Ni Sư Trí Hải dịch sang Việt ngữ có thể xem là tiêu biểu cho cách dùng từ chính xác này.

Trong nhiều bài Kinh, đức Phật đă chỉ trích hai quan điểm chấp thường và chấp đoạn của các nhà ngoại đạo thời bấy giờ. Chấp thường là chấp có một linh hồn bất tử. Chấp đoạn là chấp không có ǵ cả, cho rằng con người chỉ là sản phẩm của gien, của di truyền, chết là hết, không có tội phước, nhân quả. Đạo Phật vượt lên trên hai quan điểm cực đoan đó và chấp nhận sự hiện hữu của một ḍng tâm thức đang thay đổi.

Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 11 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 7:41am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


3) Hiện tượng mẫu thân của tôn giả Mục-kiền-liên dưới địa ngục

Điểm cần lưu ư ở đây, là trong Kinh và Luận, đức Phật và các nhà sớ giải đề cập không biết bao nhiêu lần tính chất “vô ngă” (anattà) của vạn pháp, trong đó có cả con người. Tuy nhiên, khái niệm “vô ngă”, hay “không có một linh hồn bất tử” hoặc “không có một bản ngă thường tại” không có nghĩa là Phật giáo phủ nhận sự tương tục của một ḍng tâm thức.

Thức (v́~n~anà) được hiểu như là ḍng chảy liên tục của các ư niệm. Các ư niệm này tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh, đức Phật gọi quá tŕnh tuỳ thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” (paticasamupàda). “Thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi mà thôi. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo khác nhau với "linh hồn bất tử" của các tôn giáo khác rất lớn. Chính sự tiếp nối của các ư niệm tương tục nầy mà thức đi tái sanh, lên xuống trong 3 cơi 6 đường, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như cách hiểu của các tôn giáo khác.

Câu chuyện bà Thanh Đề, mẫu thân của tôn giả Mục-kiền-liên bị đoạ xuống địa ngục được tôn giả Mục-kiền-liên và chư tăng cứu độ nhân ngày rằm tháng bảy. Ở đây, chúng tôi không xét đến khía cạnh lịch sử. Nhưng có một sự thật không thể sai được, đó là, nếu bà Thanh Đề bị đoạ xuống địa ngục th́ do nghiệp ác bà ấy đă tạo, và tự thân nghiệp xấu ấy chiêu cảm mà khiến bà sanh vào cảnh giới tối tăm, đau khổ tương ứng với tâm thức tăm tối của bà, chứ không hề có một Thượng Đế nào đày bà xuống địa ngục. Đây cũng là điểm khác biệt nổi bật của Phật giáo với các tôn giáo hữu thần khác.

Ḿnh gieo nhân th́ tự gặt quả lấy, hoàn toàn không có một tác nhân của Phật, Chúa Trời, Thần, Quỷ … can dự vô nhân quả của ḿnh được. Ḿnh gieo nhân tốt, không cần sự cứu rỗi của ai cũng được sanh lên các cảnh giới chư Thiên. Nếu ḿnh làm chuyện bất thiện th́ sau khi chết, nghiệp bất thiện nầy tương ứng với cảnh giới của những người bất thiện, khiến tâm thức của người ấy sanh về cảnh giới chịu khổ sở để trả quả báo ác độc, không có một vị thần nào đày ta xuống cơi âm ti, địa ngục cả. Người Trung Hoa nói “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cho trường hợp này cũng rất đúng vậy.

4) Thay lời kết

Để hỗ trợ cho các quan điểm trên, đồng thời để giúp ông có thêm tài liệu nghiên cứu về chủ đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài Phật giáo có tin rằng có linh hồn tồn tại hay không? trong cuốn Phật Giáo Chính Tín của Hoà Thượng Thánh Nghiêm, một cao Tăng cận đại ở Trung Hoa. Ngũ uẩn và Vô ngă trong tác phầm Phật Học Khái Luận của Thượng Toạ Thích Chơn Thiện.

Với những tài liệu chuẩn xác của những nhà nghiên cứu uyên bác được giới thiệu ở trên, chúng tôi tin tưởng ông có thể hiểu thêm về khái niệm “linh hồn” và học thuyết “vô ngă” trong đạo Phật, đồng thời có thêm thông tin về các quan điểm của một hai tôn giáo khác về vấn đề nầy.

Cầu chúc ông hanh thông trong cuộc sống, trong nghiên cứu và trong tu tập tâm linh của ḿnh.


--------------------------

[1] "The soul as postulated in the animistic theories held in North India in the 6th and 7th century B.C. It is described in the Upanishads as a small creature, in shape like a man, dwelling in ordinary times in the heart. It escapes from the body in sleep or entrance, when it is returned to the body life and motion reappear. It escapes from the body at death, then continues to carry on an everlasting life of its own." (Pali-English Dictionary, Delhi, Moltilah Banasidass Publishers Private Limited, 1997, trang 22).

[2] "Interpreted theologically, the soul (here àtman) is said to be the presence in the living being of a supreme deity, known generally as I's, ̀'sa or ̀'svara, and more particularly as 'Siva, Vi.s.nu or some other supreme deity according to the specific sectarian group." của William K. Mahony trong bài khảo cứu: SOUL: Indian Concepts trong bộ The Encyclopaedia of Religion do Mircea Eliade làm tổng biên tập, vol.13 được nhà xuất bản Collier Macmillan Publisher ấn hành tại London, năm 1987, trang 441.

[3] "He is the Lord of the past and of the future. He is the same today and [will be] the same tomorrow. This [soul], truly, is That". (như trên, trang 440)

http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/linhhon.htm
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 12 of 47: Đă gửi: 09 October 2006 lúc 10:25am | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

Learner đă viết:

2) Tại sao đức Phật phủ nhận một linh hồn bất tử hay một bản ngă thường tại?

Theo đức Phật, con người (puggala) là sự tập hợp của hai thành phần chính gọi là danh (nàma) và sắc (rùpa). Danh gồm có 4 hợp tố khác, đó là thọ, tưởng, hành và thức. Sắc gồm có hai, đó là nội sắc và ngoại sắc. Các bài giải thích về ngũ uẩn rất nhiều, ông có thể bấm vào phần Đức Phật và Phật Pháp để chọn bài nào thích th́ tham khảo thêm. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu bài khảo cứu chuyên đề về Năm Uẩn của Thầy Thích Viên Giác như là tài liệu tiêu biểu để hiểu về con người ngũ uẩn theo quan điểm của đạo Phật.

Theo quan điểm của đức Phật, mọi sự vật hiện tượng, trong đó có cả con người, đều chịu sự chi phối của quy luật biến dịch, thay đổi của vũ trụ. Định luật đó gọi là “vô thường” (anicca). Chính v́ bản chất của mọi sự vật hiện tượng là không thật (Sabbe dhamma anattà), do các duyên hội tụ mà thành, nên chúng mới chịu sự chi phối của định luật vô thường nầy. Thân hay tâm của con người cũng phải chịu sự chi phối, tác động này.

Tất cả mọi sự vật hiện tượng, dù là các ư niệm hay là tư tưởng đều luôn luôn thay đổi nên không có một cái ǵ gọi là một linh hồn bất tử được. Do đó, đức Phật nói rằng mọi sự vật hiện tượng không thực thể (Sabbe dhamma anattà), chúng chịu sự biến hoại (Sabbe sankhara anicca), khi chúng chịu sự biến hoại, cho nên dẫn đến khổ đau (Sabbe sankhara dukkha).

Cũng cần nói thêm, người b́nh dân Việt Nam và Trung Hoa thường hiểu nôm na “linh hồn” là tâm thức tồn tại sau khi chết, là phần phi vật chất, chứ không phải là một linh hồn bất biến, và chính nhờ linh hồn nầy mà chúng sanh đi đầu thai vào các cơi tương ứng. Nếu hiểu như vậy, th́ ở đây chúng ta tạm chấp nhận.

Trong trường hợp nầy, “linh hồn” có nghĩa là một ḍng chảy của các ư niệm, sau khi chết do sự thúc đẩy của tập quán tạo tác của thân tâm đời trước, nó tạo thành một động lực dẫn đến tái sanh, như vậy nó có nghĩa tương đồng với chữ “kiết sanh thức” trong đạo Phật. Bài viết Có hay không có linh hồn trong Phật giáo của Giáo sư Minh Chi có thể đại diện cho cách hiểu nôm na này.

Tuy nhiên, cách dùng từ như vậy cũng chỉ là tạm thời, v́ Phật giáo hoàn toàn không dùng khái niệm “linh hồn” để chỉ cho các trạng thái tâm lư, hay dùng từ “linh hồn” để chỉ cho lực đẩy của các ư niệm (nghiệp). Chương thứ VI: Lư thuyết Vô Ngă trong tác phẩm Con Đường Thoát Khổ của Hoà Thượng W.Rahula được Ni Sư Trí Hải dịch sang Việt ngữ có thể xem là tiêu biểu cho cách dùng từ chính xác này.

Trong nhiều bài Kinh, đức Phật đă chỉ trích hai quan điểm chấp thường và chấp đoạn của các nhà ngoại đạo thời bấy giờ. Chấp thường là chấp có một linh hồn bất tử. Chấp đoạn là chấp không có ǵ cả, cho rằng con người chỉ là sản phẩm của gien, của di truyền, chết là hết, không có tội phước, nhân quả. Đạo Phật vượt lên trên hai quan điểm cực đoan đó và chấp nhận sự hiện hữu của một ḍng tâm thức đang thay đổi.




Chào bạn Learner ,

Tư liệu này thật hay có giá trị , cũng như bài mẫu thân MKL . Đúng là trong Đạo Phật không có 1 linh hồn bất tử , mà chỉ là sự chuyển dịch của ḍng tâm thức nghiệp lực từ cảnh giới này sang cảnh giới khác để đi dần đến giải thoát . Do đó chết không phải là một sự chấm dứt bởi luôn có sự tái sinh và luân hồi trong vô lựong kiếp . Chỉ khi nào ra khỏi tam giới th́ mới chấm dứt luân hồi sanh tử , mới giải thoát viên măn .

Người nghiên cứu Phật học khi hiểu Đạo Pháp th́ không c̣n có cảm giác sợ hăi , vọng động giữa cái sống và cái chết nữa . Không cần phải nghiên cứu sâu xa Tạng Thư Tây Tạng làm ǵ , đơn giản là trong cuộc sống là sống sao cho có ư nghĩa , sống sao cho mang đến lợi ích cho mọi người với tâm hồn thánh thiện th́ tâm trí thư thái thanh thản . Cái chết có đến hay không th́ cũng thấy b́nh thường mặc nhiên tự tại bởi cuộc sống ḿnh có ích cho tha nhân , cho vạn hữu . Lúc đó chẳng phải thắc mắc là khi chết sẽ đi về đâu ?

Thật ra chính trong cuộc sống hiện tại với những hành vi tác tạo nghiệp thiện hay ác của ḿnh đối với người khác đă h́nh thành nên một cơi ở tương lai mà ḿnh sẽ về khi giă từ cơi đời .
Theo lời Đức Phật nếu muốn đời sau giàu sang th́ phải thực hành pháp bố thí, muốn được hạnh phúc th́ phải giữ giới hạnh, muốn được trường thọ nên tránh sát sinh, muốn được ngưỡng mộ và tôn kính phải tu pháp nhẫn nhục. Muốn giải thoát th́ tu tập sáu hạnh của Bồ Tát, v.v... Nói chung, nếu người ta loại bỏ hết ác nghiệp, tịnh hóa hết tất cả nghiệp chướng và hướng đến hành vi công đức, tạo cho ḿnh có một sức mạnh hỷ lạc về nội tâm. Khi cái chết đến với ta, chính năng lực công đức và giới hạnh ấy sẽ tiếp sức cho ta đi tới một đời sống khác an toàn và hạnh phúc và an lạc. Đó là cách tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết của mọi người một cách tự nhiên ung dung tự tại hỷ lạc .

Đức Phật thời nguyên thủy thật vĩ đại trí tuệ khi phê phán các nhà ngoại đạo bấy giờ hay chấp thường và chấp đoạn . Chấp thường là tin vào 1 linh hồn bất tử , có nghĩa là không có sự chuyển tiếp . Ngoại Đạo tin vào một tâm thức cố định nhưng thật ra không có tâm thức nào là sự thật cả , mà chỉ là vô thường hợp duyên , và do bản chất không thực nên chỉ là vô ngă hoàn toàn . Vô ngă này chính là thánh tính của Niết Bàn tuyệt đối .
Chấp đoạn cho rằng con người chết là hết , không tin nhân quả , không tin tội phước , thậm chí có giai đoạn hiểu chệch hướng ra ngoài Đạo Phật bác bỏ cả Phật Pháp Tăng , có nghĩa là bác bỏ mọi phương tiện , chỉ biết có mục đích . Nhân loại may mắn c̣n có lời Đức Phật dạy nguyên thủy , giáo huấn làm kim chỉ nam mà đi đến bến bờ giác ngộ .
Vài ḍng mạn đàm Phật học .

Vũ Hoàng Nguyên


Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 13 of 47: Đă gửi: 11 October 2006 lúc 6:19am | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Learner xin mời bạn Vũ Hoàng Nguyên đọc bài sau đây, nếu bạn biết rồi th́ thật là trớc quớc

Ư NGHĨA VU LAN 1998

HT. Thích Trí Quảng


Theo Phật giáo, thân con người gồm hai phần: phần vật chất thường gọi là thân tứ đại, và phần linh hồn. Khi chết, thân tứ đại bị tiêu tan, nhưng linh hồn tồn tại. Linh hồn có hai phần: chân linh và vọng thức. Chân linh muôn đời không thay đổi, c̣n vọng thức th́ thay đổi theo từng kiếp sống khác nhau.

Mỗi kiếp sống, những ư tưởng, việc làm của chúng ta được tích tụ lại, bám vào vọng thức, tạo thành nghiệp tập quán. Khi chết, những ǵ thường làm, thường nghĩ sẽ được nghiệp thức mang theo và dẫn chúng ta đi thọ sanh. Ví dụ lúc sống, chúng ta tu, làm nhiều việc thiện, tâm không sân hận, buồn phiền. Tâm thiện thường nghĩ đến thánh hiền, tiên, Phật, sẽ dẫn dắt thần thức chúng ta về thế giới Phật hay cơi Trời. Cũng vậy, nếu làm việc ác, suy nghĩ việc ác, những thứ ác xấu ấy chất chứa trong thức, th́ lúc chết, ác nghiệp ấy sẽ dẫn tâm tưởng họ vào cảnh giới xấu xa. Nghiệp thức chính là kẻ đưa đường, dẫn lối cho chúng ta đến thọ sanh ở các cảnh giới sau khi chết. Và cũng chính nghiệp thức hay vọng thức là kẻ chi phối đời sống hiện tại của chúng ta một cách mănh liệt.

Thật vậy, theo Phật dạy, chơn tâm chúng ta không hề đau khổ. Chỉ v́ vọng thức che lấp chơn tâm và tạo ra ảo giác, thấy sai lầm, nghĩ rằng cái này là ta, là của ta, hoặc chấp chặt cái của ḿnh làm là đúng nên cố bảo vệ, tranh đấu với người. Tất nhiên, phải gánh lấy khổ sở. Ví như ta cho rằng tẩy rửa mụn nhọt th́ đau nhức, nên ôm lấy cái đau mà chịu; chẳng hề thấy được việc khỏe khoắn, lành mạnh sau khi tẩy xóa được ung nhọt. Cũng vậy, chơn linh không đau, không khổ, nhưng ảo giác của vọng thức tạo thành đủ thứ đau khổ cho chúng ta.

Đối với người tu, phần chân linh hay chơn tâm trong sạch hoàn toàn, vĩnh hằng bất tử, không phiền năo nhiễm ô mới quan trọng. V́ vậy, bằng phương pháp tu là phương tiện của Phật dạy, chúng ta quét sạch vọng thức, t́m về chơn tâm. Khi chơn tâm hiển lộ và ta sống được với nó, th́ điều động được con người thực của ḿnh. Làm chủ được con người thực hay chân thân th́ lúc sanh tiền muốn làm ǵ hoặc sau khi chết muốn đi thọ sanh cơi nào cũng đều hoàn toàn tự tại.

Đó là cuộc sống giải thoát của đệ tử Phật, chúng hiền thánh. Thực tế chúng ta thấy các Ngài sống rất thanh thản, chẳng bận tâm, nhọc sức, nhưng mọi việc đều thành công tốt đẹp, được người thương kính, quí trọng. Có thể nói việc làm thánh thiện của các Ngài đều lưu xuất từ chơn tâm, khác với việc làm bằng tham vọng do nghiệp thức dẫn dắt. V́ tham vọng làm mờ mắt, không thấy vị trí của ḿnh, không thấy việc đáng làm, lao vào những việc chẳng nên làm, mà chuốc lấy thất bại, khổ đau. Sống khổ th́ chết đọa, tất cả đều do nghiệp thức hành hạ.

Đức Phật dạy trong kinh Vu Lan, muốn mang an lạc cho người thân thiện tiền hoặc cứu khổ người đă quá văng, chúng ta phải nhờ những vị tu hành sống với chơn tâm. Bằng h́nh thức cúng dường, chúng ta thỉnh các bậc đắc đạo, La hán, Bồ tát có đời sống thanh thản, tự tại để linh hồn người quá cố nh́n thấy tâm an nhiên tự tại của các Ngài. Từ đó, họ cảm nhận được các vị chân tu đắc đạo sống rất thanh đạm, không quan tâm đến ăn mặc mà vẫn tràn đầy hỷ lạc, người đời không ai hạnh phúc bằng các Ngài.

H́nh ảnh và cuộc sống thánh thiện ấy có tác dụng cảnh giác những linh hồn đang bị đọa được bừng tỉnh, ảo giác bị tiêu tan, họ cũng trở về được với chơn linh, tái sanh lại cảnh giới an lành, Nếu chúng ta không nhận ra yếu nghĩa Phật dạy, chỉ chú trọng đến phần cúng kiến, nhưng thiếu những vị chân tu đức hạnh có khả năng cảnh giác được vong linh th́ cũng khó độ thoát được cho họ.

Để dạy chúng ta báo hiếu, Đức Phật chọn mùa Vu Lan là mùa chư Tăng an cư kiết hạ, đắc đạo, đắc pháp, an lạc giải thoát, và cũng là mùa oan hồn uổng tử đau khổ. Đưa ra hai cuộc sống hoàn toàn tương phản, tạo điều kiện giới thiệu chúng hiền thánh để chúng ta cũng như vong linh tự thay đổi suy nghĩ mà đi theo con đường của hiển thánh dược thoát khổ.

Điều này dễ hiểu, như lúc Phật tại thế, hàng trí thức, giàu có, hoặc những người có tâm hướng thượng chỉ nh́n thấy Ngài liền được giải thoát. V́ Đức Phật có đủ thứ tiện nghi trên đời mà Ngài c̣n vứt bỏ, huống ǵ những cái tầm thường mà ta lại nắm giữ. Ngài là tấm gương sáng cho người phát tâm tu theo. Như vậy, điều chính yếu là phải có con người kiểu mẫu, mô phạm, mới đủ khả năng cứu độ vong linh.

C̣n người tu nhiều ham muốn, tệ ác mà chúng ta cúng dường chẳng những không tác động tốt cho vong linh, lại c̣n khiến họ khởi lên ḷng tham, sân hận, th́ lại đọa thêm. Trong lịch sử cũng từng ghi câu chuyện bà Thanh Đề v́ nh́n thấy các sư tham lam, xấu ác mà bà tức giận, phiền năo đến mức phá hại các vị tu hành khác. Vọng thức tà vạy này đă lôi kéo thần thức của bà thác sanh vào cảnh giới ngạ quỷ.

Từ đó, Đức Phật giới thiệu trong kinh Vu Lan mẫu người tiêu biểu có tư cách độ thoát vong linh hoặc làm phước điền cho hàng thiện tín là: "...Hoặc người đặng bốn ṭa đạo quả, công tu hành nguyện thoả vô sanh. Hoặc người thọ hạ kinh hành, chẳng ham quyền quí ẩn danh lâm ṭng. Hoặc người đặng lục thông tấn phát, và những hàng Duyên giác, Thanh văn. Hoặc chư Bồ tát mười phương, hiện h́nh làm săi ở gần chúng sanh..."

Ư thức lời Phật dạy như vậy, đến mùa Vu-Lan, Tăng Ni chúng ta nên tổ chức lễ cầu siêu, cúng dường theo mô h́nh thể hiện được tư cách đạo đức, mô phạm của bậc chân tu. Hàng Phật tử đến cúng dường cầu nguyện nh́n thấy h́nh ảnh giải thoát thánh thiện ấy mà xa lià tâm chấp trước, phiền năo nhiễm ô, họ mới phát tâm theo chánh pháp, đạt được cuộc sống phước báo, an vui.

Đối với hương linh người quá văng, th́ nhờ lực cầu nguyện của các bậc chân tu, đức hạnh mới quan hệ được với chư Phật,Bồ tát, Thánh tăng. Cả hai lực siêu nhiên của thế giới hữu h́nh và vô h́nh cùng kết hợp lại sẽ cảnh tỉnh được thần thức người chết, trợ giúp cho họ thoát khỏi ảo giác, khổ năo, tái sanh vào thế giới an lành, tốt đẹp. Cầu nguyện cho Tăng Ni Phật tử hiện tiền cũng như những người đă quá văng đều t́m thấy thế giới chân thật vĩnh hằng và cùng tiến về Tịnh độ trong khắp mười phương.

HT. Thích Trí Quảng

Nguồn LotusNet
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 14 of 47: Đă gửi: 11 October 2006 lúc 9:39am | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

Chào bạn Learner ,

Bạn Learner học hỏi giáo lư theo các Đại Sư , Ḥa Thượng của hệ phát triển sau này . C̣n tôi th́ học hỏi từ chính ĐỨC PHẬT thời nguyên thủy nên khác biệt là chuyện đương nhiên . Trong Đạo Phật th́ từ xa xưa đến nay không có linh hồn bất tử và ĐỨC PHẬT bác bỏ điều này . Thầy Thích Trí Qủang không biết một điều là khi chết bỏ thân tứ đại này th́ Sắc uẩn có nghĩa là h́nh hài vẫn c̣n tồn tại chứ không mất hết về cát bụi . Khi người thân , hay người chết hiện về báo mộng th́ chúng ta sẽ thấy rơ h́nh ảnh của họ chứ không mất đi bởi sắc uẩn luôn tồn tại , thậm chí Chư Thiên trên các cơi Trời vẫn c̣n sắc uẩn , chỉ khi nào tuyệt đối giải thoát ở cơi trời vô sắc mới mất sắc uẩn .

Vọng thức mà Thầy TTQ đề cập chính là Tàng thức hay A lại da thức như một kho ẩn chứa nghiệp tác tạo qua các kiếp sống . Đây là sự lư giải phát triển lư luận của hệ phát triển sau này nhằm làm mọi người dễ hiểu hơn về sự luân hồi . Thật ra chính luật công bằng chi phối mọi hành vi tác tạo nghiệp từ phàm đến Thánh và chính luật công bằng này thực thi một cách tuyệt đối với vạn hữu . Nhưng v́ luật công bằng quá nhiệm mầu cao siêu với thiên nhăn của Chư Phật , Bồ Tát mới thấy được hết đường đi của nghiệp .

Trong Đạo Phật không có chân tâm nào là thật cả , đó chỉ là ảo tưởng của tâm thức bày vẽ . Cùng đích của Đạo Phật là vô tâm , vô tướng . Kinh Kim Cang cũng có nói điều này từ lâu : " Ưng vô sở trụ , nhi sanh kỳ tâm " .
Người tu hành đi t́m tâm sẽ không thấy tâm đâu cả , chỉ tạm dùng lời để bỏ lời .
Các vị Thiền Sư , các vị Chân Tu , các Thánh nhân sở dĩ có cuộc sống hỷ lạc , an nhiên tự tại là do họ vô tâm , không c̣n bản ngă nữa . Do vô tâm nên họ dung ḥa ḿnh cùng toàn thể vũ trụ là một . Họ nh́n thấy vạn hữu đều có h́nh ảnh của họ trong đó , chỉ là một mà thôi . Gíông như 1 giọt nước ḥa vào đại dương đều thành một như nhau .

Thầy Thích Trí Qủang cho rằng :
< V́ Đức Phật có đủ thứ tiện nghi trên đời mà Ngài c̣n vứt bỏ, huống ǵ những cái tầm thường mà ta lại nắm giữ. >
Thật ra không phải ĐỨC PHẬT sống trong trưởng giả , giàu sang , địa vị hơn người rồi cao thượng vứt bỏ như Thầy TTQ nói đâu . V́ ĐỨC PHẬT với trí tuệ vĩ đại của ḿnh đă nh́n ra tận gốc căn nguyên của kiếp người , của chúng sinh muôn loài là phải sống trong BỂ KHỔ . Mọi địa vị quyền thế , vật chất , sung sướng chỉ là nhất thời phù du ảo ảnh của thế gian .Và không có ǵ đau khổ cho bằng con người cứ trôi lăn măi trong ṿng xoáy của nghiệp lực trong vô lượng kiếp . Chính điều này đă làm Ngài quyết chí mở ra một con đường giải thoát an lạc cho nhân loại muôn đời sau . Và cả nhân loại luôn nhớ công đức vô biên vô tận này của Ngài .   
Vài ḍng mạn đàm .

Vũ Hoàng Nguyên
Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
hangma
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 21 September 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 4
Msg 15 of 47: Đă gửi: 11 October 2006 lúc 4:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn hangma

                                     Đầu đá, đầu gỗ 

                            Ruồi chẳng bu, quạ chẳng mổ

                                     Đầu đá, đầu gỗ

                            Ruồi nào bu, quạ nào mổ !!!?

 

Quay trở về đầu Xem hangma's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hangma
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 16 of 47: Đă gửi: 11 October 2006 lúc 8:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner


Thành thật cám ơn bạn Vũ Hoàng Nguyên và bạn Hangma đă đóng góp Pháp cho chủ đề này. Theo learner th́ sự Đa dạng là một định luật tự nhiên trong vũ trụ. Đă có nguyên thuỷ th́ theo thời gian chắc chắn sẽ có phát triển, tôn giáo nào cũng đều như thế cả v́ cây càng lâu năm th́ càng có nhiều cành nhánh.

Khi t́m hiểu nghiên cứu bất cứ tôn giáo hay một tông phái chân chính nào, learner luôn tôn trọng và rút tỉa cái hay, cái cốt lơi để tu tập v́ suy cho cùng th́ cũng chỉ là....làm lành lánh dữ, luôn giữ tâm ư thanh tịnh (lời Phật), v́ người quên ḿnh, từ bi khiêm hạ, yêu thương tất cả rồi khi chết th́ ra sao cũng mặc.

Xin tặng các bạn bài thơ của Tác giả: C. W. LEADBEATER
Dịch giả: NGUYỄN THỊ HAI


Phù sinh như tấc bóng chiều,
Y như bọt nước phập phều ngoài khơi;
Kết tinh rồi lại ră rời,
Thân người tuy có, có rồi hoàn không;

Xưa nay mấy bậc anh hùng,
Sắc tài rồi cũng trong ṿng tử sinh;
Tử là để phát Tánh linh,
Đề mang xác mới vào ḿnh kiếp sau;

Cho Hồn sống được dồi dào,
Cho người càng tiến, càng cao tinh thần;
Hương t́nh vẫn măi thanh xuân,
Mất chăng chỉ có xác thân ră ṃn;

Tiếc chi khi nó héo ḍn,
Như nhà sụp đỗ, đâu c̣n giúp ai ?
Chết là tô điểm ngày mai,
B́nh minh trổi dậy, xây đài vinh quang;

Hiểu rồi ḷng đặng hân hoan,
Tử thần là Bạn, chỉ Đàng Nhàn Du
Xuân cười điểm nét ngàn thu

.............

Nguời công giáo khi tiễn đưa người chết thừơng hát

Hỡi người hăy nhớ ḿnh là bụi tro,
Một mai ḿnh sẽ trở về bụi tro...
Ôi thân phận của con người, tựa bông hoa nở tươi,
Một làn gió nhẹ bay qua, cũng uá tan sắc màu...

hoậc là:
Khi Chúa thương gọi con về, ḷng con hân hoan như trong một giấc mơ...nói chung là khi họ sống theo lời Chúa dạy th́ họ không sợ chết và sẵn sàng ra đi b́nh an theo câu Sống gởi thác về

Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Hoa Tam
Học Viên Lớp Phong Thủy
Học Viên Lớp Phong Thủy
Biểu tượng

Đă tham gia: 23 May 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 139
Msg 17 of 47: Đă gửi: 12 October 2006 lúc 11:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn Hoa Tam


Chào các bạn,

Hầu hết những tài liệu chính thống và không chính thống mà chúng ta đang đề cập đều mang tính tương đối mà thôi.
Bởi lẽ trừ người đă chết " xác nhận " là họ đang ở đâu sau khi chết, th́ điều nầy mới có thể gọi là chính xác tuyệt đối ! Nhưng đáng tiếc là khi chết đi th́ cái quyền được " nói và chứng minh sự hiện hữu của người đă chết " không thể thực hiện trực tiếp, hạn hữu lắm mới có một ít người có thể nói qua một nhân vật trung gian đang c̣n sống. Mà đă thông qua trung gian th́ việc " có thể tin được hay không " lại tùy thuộc vào uy tín và phẩm chất...của người đóng vai trung gian nầy ? Kể cả những lời rao giảng về sự chết và sau cái chết của các tôn giáo , th́ vẫn là cái thấy biết mang đậm màu sắc của " Thế Giới Cơi Tâm " và như vậy cũng không thể định lượng và định tính chính xác nơi chốn mà người đă chết phải đi, phải về ... ??? . C̣n những người duy vật và theo chủ nghĩa đoạn diệt, họ cũng có thể cho là chết là hết, là " không c̣n ǵ " để bàn...???

Nếu như H.T nói là tùy theo giai đoạn chết, tùy theo h́nh thức và nội dung chết : chết ngay khi c̣n trong bụng mẹ, chết trẻ - chết già, chết bịnh - chết bất đắc kỳ tử,... chết b́nh thường hoặc chết tỉnh tọa trong tư thế kiết già thiền định... sẽ quyết định nơi chốn mà người chết SẼ VỀ . Liệu có ai tin H.T không ???

Hoa Tâm.










Quay trở về đầu Xem Hoa Tam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoa Tam
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 18 of 47: Đă gửi: 12 October 2006 lúc 11:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner

Hoa Tam đă viết:

Chào các bạn,

Hầu hết những tài liệu chính thống và không chính thống mà chúng ta đang đề cập đều mang tính tương đối mà thôi.
Bởi lẽ trừ người đă chết " xác nhận " là họ đang ở đâu sau khi chết, th́ điều nầy mới có thể gọi là chính xác tuyệt đối ! Nhưng đáng tiếc là khi chết đi th́ cái quyền được " nói và chứng minh sự hiện hữu của người đă chết " không thể thực hiện trực tiếp, hạn hữu lắm mới có một ít người có thể nói qua một nhân vật trung gian đang c̣n sống. Mà đă thông qua trung gian th́ việc " có thể tin được hay không " lại tùy thuộc vào uy tín và phẩm chất...của người đóng vai trung gian nầy ? ..................

Hoa Tâm.



Learner đồng ư với cách nói của bạn Hoa Tâm, trong kinh thánh TCG có câu truyện như sau:

Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó

"Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy ḿnh, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào ḷng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

"Dưới âm phủ,(t́nh trạng giống như hỏa ngục nhưng không phải chịu đựng đời đời, giống như điạ ngục bên Phật giáo - learner) đang khi chịu cực h́nh, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong ḷng tổ phụ (Thiên đàng nhưng cũng chỉ có hạn, giống như cơi Trời bên Phật giáo - learner). Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; v́ ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! Ông Áp-ra-ham đáp: "Con ơi, hăy nhớ lại: suốt đời con, con đă nhận phần phước của con rồi; c̣n La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, c̣n con th́ phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đă có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

"Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy th́ con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, v́ con hiện c̣n năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực h́nh này! Ông Áp-ra-ham đáp: "Chúng đă có Mô-sê và các Ngôn Sứ, th́ chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cơi chết đến với họ, th́ họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ (những người có thể thi triển thần thông phép lạ, giống như các bậc A la hán bên Phật giáo - learner) mà họ c̣n chẳng chịu nghe, th́ người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."

LUCA chương 16 (19-31)





Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 19 of 47: Đă gửi: 13 October 2006 lúc 9:25am | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

Chào bạn Learner ,

Bạn dẫn chứng Kinh Thánh trong việc con người chết đi về đâu th́ giống như râu ông này cắm càm bà kia vậy . Mỗi tôn giáo sẽ có những tầng Trời khác nhau khi thác về .
Nếu bạn không giải thích rơ dễ dẫn đến hiểu lầm trong việc học hỏi , t́m hiểu giáo lư .

Đối với Đạo Công giáo th́ trước mặt Đức Chúa Trời , tất cả các con chiên đều không có công cán ǵ hết . V́ Chúa là Đấng tạo dựng sự sống vũ trụ , nhân sinh v́ thế mọi sự đều do Thiên Chúa ban cho . Nếu không có Thiên Chúa vận hành vũ trụ này dù chỉ là 1 giây phút thôi th́ tất cả đều đi vào hư vô . Chính lẽ đó người Công giáo chân chính không có sự kiêu ngạo v́ hiểu mọi sự do Chúa an bài và các con chiên chỉ phó thác và sống bác ái đẹp ḷng Đức Chúa Trời .
Chúa Giê Su xuất hiện để cứu vớt tội lỗi của các con chiên . Những người hạ tiện nhất trong xă hội như : trộm cắp , cùi hủi , đỉ điếm v.v...nhưng nếu có đức tin , ḷng sám hối th́ họ sẽ vào Thiên Đàng . C̣n những kẻ giàu có , quyền lực tham vị ở tầng lớp thượng lưu vậy mà đi vào hỏa ngục .
Kinh Thánh viết : " Người giàu có vào Thiên đàng c̣n khó hơn lạc đà chui qua lổ kim " .
" PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN "

Đối với Đạo Phật th́ mọi hành vi đều do con người tác tạo nghiệp lành hay dữ mà phải thọ quả báo theo sự công bằng . Đạo Phật khoa học và thực tế là ở chổ này . Trong Đạo Phật cũng có tha lực , tức là có sự gia hộ của Chư Phật , Bồ Tát tuy nhiên chính hành vi của ḿnh sẽ quyết định số phận của ḿnh . Cho đến nay chưa ai có thể thay đổi được định nghiệp cho dù đó là Đức Phật ( Chúa Giê su chết thảm trên thập tự giá cũng v́ gánh nghiệp của nhân lọai , sau đó th́ Ngài sống lại trong vinh quang ).
Trong Đạo Phật dù là chết với bất cứ h́nh thức nào muôn h́nh vạn trạng của thế gian th́ cái chết đó không quyết định sẽ về cơi nào . Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng đa số những người chân tu , người có đạo hạnh cao dầy , những người thánh thiện giúp đời đều có cái chết an lành . Ngọai trừ một số người bị nghiệp cũ quá khứ đ̣i bức bách phải chết thảm đột tử , th́ dù là phàm hay Thánh cũng phải trả định nghiệp này . Những người chân tu th́ hầu như đều biết trước ngày chết của ḿnh và thanh thản , nhẹ nhàng ra đi . Người đời do ḷng tham vô đáy với các thủ đọan với đời nên tạo nghiệp dữ nặng mà không biết nên thường khi chết rất bức bách hành xác .

Trong kinh cổ nguyên thủy là Kinh Tệ Túc từ xa xưa đă cho biết là có đời sống sau khi chết rất thật . Cuộc đối đáp không tiền khóang hậu có một không hai giữa Vua Payasi ( Một vị Vua đầy quyền lực tàn bạo ) và Sa môn Kumara Kassapa thông thái ( một trong 10 đệ tử bậc nhất của ĐỨC PHẬT ) đă cho thấy có thế giới của người chết .

Tôi có cảm giác 2 bạn HoaTam và Learner như con chiên TCG lạc lối vậy . Có lẽ những va chạm của cuộc sống đời thường khốc liệt quá đă làm các bạn chao đảo đức tin . Điều chính yếu các bạn như nhành nho mà xa ĺa cành nên mất ân sủng . Người có đức tin , đă có sự phó thác th́ dù một sợi tóc rơi xuống cũng là ư Chúa . Và Thiên Chúa luôn quan pḥng sắp đặt chương tŕnh cho mỗi cuộc đời của các bạn .
Vài ḍng mạn đàm .

Vũ Ḥang Chương


Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
vun_vo
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 02 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1149
Msg 20 of 47: Đă gửi: 13 October 2006 lúc 5:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn vun_vo

Chúc 2 bác an khang vui vẽ ,cuối tuấn gia đ́nh hạnh phúc !
vun_vo

__________________
hạnh phúc từ đôi tay
tương lai từ tri thức
góp vào, vun vô, ǵn giữ
Quay trở về đầu Xem vun_vo's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vun_vo
 

Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.6406 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO