Tác giả |
|
kimlong Hội viên


Đă tham gia: 21 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 71
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:30am | Đă lưu IP
|
|
|
CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU VỚI LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
những điểm sai khác giữa Đại thừa và Tiểu thừa, nhưng vẫn c̣n một điểm cực kỳ trọng yếu: đó là vấn đề t́m hiểu tinh thần Đại thừa. Nghĩa là nhân sinh quan của Triết học Đại thừa như thế nào? Vấn đề này có quan hệ đến tất cả những điểm đă được tŕnh bày ở trên. Đại thừa, về mọi phương diện, là tôn giáo thông tục, bởi thế không nhất định là thế giới quan triết học. Song, v́ Phật giáo là một tôn giáo triết học nên mặc dầu bên ngoài không biểu hiện t́nh h́nh đó, nhưng đằng sau thường cũng dự tưởng một triết học nhân sinh quan. Vả lại, nền thần học của Đại thừa đă được xây dựng trên cơ sở triết học thâm thúy của Tiểu thừa, cho nên khi nói đến Đại thừa thông thường người ta hiểu ngay là chỉ về phương diện triết học.
Nhưng thế giới quan của triết học Đại thừa như thế nào? Điều này tuy cùng là Đại thừa nhưng cũng có chủ trương khác biệt: bởi thế quan niệm về triết học cũng có nhiều điểm bất đồng. Tuy nhiên, nếu nói một cách đại khái, th́ theo tôi tất cả đều quy nạp về bốn chữ “Chân-Không Diệu-Hữu”. Chân không nghĩa là hết thảy hiện tượng đều không có tự tính, c̣n Diệu hữu là chỉ sự tồn tại của vạn pháp, mặc dầu vạn pháp đó không có tự tính. Hai quan niệm này không bao giờ xa ĺa nhau, đó là đặc sắc của triết học Đại thừa. Về phía Tiểu thừa có những nhà quan niệm luận cho rằng hết thảy các pháp đều là giả danh, không có thực thể, nhưng trái lại, cũng có những người chủ trương ba đời thật có, pháp thể hằng có, đó là Bộ phái Thực tại luận cực đoan. Đại thừa chỉ dương thống hợp cả hai quan niệm đó mà chủ trương Chân không tức Diệu hữu. Đó là chỗ lập cước căn bản của Đại thừa. Dĩ nhiên, về triết học Đại thừa, cũng có người chỉ thiên về phương diện Chân Không mà lập thành thế giới quan nhưng cũng có người phản đối chủ trương ấy mà nghiêng về phương diện Diệu Hữu để khảo sát các hiện tượng.
Tuy có những chủ trương tương phản đó, nhưng bất luận chủ trương nào cũng đều thừa nhận rằng: Chân Không không ngoài Diệu Hữu và ngược lại. Nghĩa là khi đă đạt đến tuyệt đối th́ Chân Không là Diệu Hữu, Diệu Hữu tức Chân Không. Đó là điểm cộng thông của tất cả các Bộ phái Đại thừa.
Bây giờ hăy đề cập qua đến những kinh điển chủ yếu của Đại thừa. Trong tất cả các kinh Đại thừa, bộ kinh Nguyên thủy và căn bản nhất là bộ Bát Nhă. Số lượng của bộ kinh này tuy gồm có sáu trăm quyển nhưng chủ yếu không ngoài việc giải thích một chữ “không”, “không không”, “Đại không”, rốt ráo là “không”, đó là lập trường của bộ kinh này.
Nhưng nếu lấy chủ ư của Bát Nhă mà giải thích là chủ nghĩa hư vô th́ đó là một điều hết sức sai lầm. Cứ theo kinh Bát Nhă th́ cái sức phủ định “không không” ấy lại biểu hiện thành cái sức khẳng định tối đại tự do. Do cái sức đó mà trong một ngọn cỏ có thể bao gồm trăm ngh́n vạn ức núi Tu Di, và trong một giọt nước có thể chứa tất cả nước của bốn đại dương. Đứng về phương diện tâm lư mà nhận xét th́ “không” của Bát Nhă là cái năng động thái thuần túy, có thể nói nó là đương thể của ư chí thuần túy được thực hiện. Bởi vậy, Bát Nhă cho rằng hết thảy mọi hiện tượng đều do cái sức “không” đó biểu hiện, thế giới là không, đồng thời không cũng là thế giới. Theo ư nghĩa đó th́ cái không của Bát Nhă không phải là cái không trống rỗng, cái “ngoan không”, mà là cái “Chân Không Diệu Hữu”. Cái không ấy không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả được, chỉ khi nào thể nghiệm được nó bằng trực quan (intuition) ta mới có thể hiểu được một cách hoàn toàn. Nhưng điểm khế cơ của cái không đó là ở chỗ nhân cách hoạt động, đặc biệt lấy việc từ thiện (bố thí), đức hạnh (tŕ giới), nhẫn nại, nổ lực (tinh tấn), tỉnh quán (thiền định), nghĩa là lấy Lục Ba La Mật để thể hiện. Như vậy ta có thể bảo đó là một chủ nghĩa tiêu cực hư vô không?
Tư tưởng “không” của Bát Nhă là tư tưởng căn bản của Phật giáo Đại thừa. Sau cái Chân Không phủ định đó vẫn có cái nhân cách khẳng định Diệu Hữu. Nếu ta bỏ qua điểm này th́ sẽ không thể hiểu được nghĩa căn bản của Đại thừa. Đó là điểm ta nên chú ư trước hết. Ta có thể nói hầu hết các kinh điển Đại thừa đều xuất phát từ tư tưởng “không” của Bát Nhă. Chẳng hạn như kinh Duy Ma th́ nội dung cũng nói đến Bát Nhă, và ư nghĩa đặc biệt của kinh này tôi đă tŕnh bày qua ở các chương trước. Cư sĩ Duy Ma th́ hiện là một người thế tục, mà so sánh với các vị Sa môn xuất gia th́ ông này lại thực hiện được lư không của Bát Nhă một cách dễ dàng hơn. Nghĩa là v́ muốn thể hiện tư tưởng Bát Nhă giữa thế giới hiện thực mà thị hiện ra cư sĩ Duy Ma, sống và hoạt động ngay trong thế gian để hoàn thành việc ấy. Đó là ư nghĩa chủ yếu của kinh Duy Ma. Trên căn bản kinh Pháp Hoa vẫn cùng thuộc hệ thống Bát Nhă, nhưng đă tiến thêm một bước nữa mà phát hiện Diệu Hữu là cái cụ thể cùng cực của Chân Không, ta có thể nói đây là một điểm trọng yếu mà tư tưởng Bát Nhă muốn đạt đến. Nói về thực tướng của các pháp, tướng thường trụ thế gian. Bản thể của Chân Không là muốn hiển thị diệu nghĩa của thế gian, thể hiện được cái nhân cách không đó th́ gọi là Phật, nghĩa là nhân cách cụ thể thừa nhận tính vĩnh viễn thường c̣n, bất biết; sau nữa, lấy nhân cách cứu thế hoạt động và cái bản nguyện của Bồ Tát Quan Âm là cứu khổ, cho vui làm đại biểu cho sự sinh hoạt lư tưởng của con người. Thậm chí như nàng Long Nữ chỉ mới tám tuổi mà cũng có thể thành Phật, đó là cái ư chỉ hết thảy chúng sinh đều có Phật tính đă được biểu hiện một cách rơ ràng và cũng là sự kết cấu cùng cực của kinh Pháp Hoa vậy. Sỡ dĩ kinh Pháp Hoa được tôn sùng là hoàn toàn ở điểm đó. Bởi vậy ở phía sau dự tưởng về Chân Không của Bát Nhă, thật th́ đó là phần diệu hữu hiển hiện về mặt khẳng định hoạt động, coi đó th́ thấy nó đă biểu hiện ư nghĩa thật sâu xa. Bất luận trên lănh vực lịch sử hay giáo lư, cách nhận định này là cách nhận định chân chính của kinh Pháp Hoa.
Thứ đến là kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh này tuy không kém kinh Pháp Hoa, nhưng đứng trên lập trường phiếm thần luận mà nhận xét th́ chủ ư cua kinh Hoa Nghiêm cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều hỗ tương dung thông, không ngăn ngại, không gián đoạn, lập sự diệu dụng pháp giới để thể hiện Đại Nhật Như Lai. Tuy nhiên nếu t́m đến nguồn gốc của vũ trụ đó, ta vẫn thấy đă xuất phát từ tư tưởng “không” của Bát Nhă. Nghĩa là kinh Hoa Nghiêm đă đem phần diệu dụng của Chân Không để biểu hiện về phương diện phiếm thần luận. Lại như kinh Di Đà (hay kinh Vô Lượng Thọ), chủ ư lấy bản nguyện của Phật A Di Đà dẫn dắt chúng sinh nhận Phật sinh về nước Cực Lạc. Mới xem qua, ta tưởng như rất xa cách với tư tưởng Bát Nhă. Song nếu ta t́m đến nghĩa lư và lịch sử của tư tưởng đó, ta vẫn thấy tác dụng cứu tế của Đức Phật sáng suốt vô lượng, thọ mệnh vô lượng đă được thể hiện từ chân không, đặc biệt là đă giải quyết sự hoạt động ở tương lai. Không thế th́ sự tín ngưỡng về Phật A Di Đà rốt cục chỉ là một mẩu chuyện thần thoại, chúng ta cần phải ghi nhận điểm này.
Ngoài ra, nếu nghiên cứu tất cả kinh điển Đại thừa ta sẽ thấy bất luận dưới h́nh thức nào, không một bộ nào mà không liên hệ đến kinh Bát Nhă. Nghĩa là trong mỗi bộ nếu ta không nhận thấy ư nghĩa “không” th́ cũng nhận thấy phần Diệu Hữu. Tuy vậy, nếu ta lại đi sâu hơn nữa mà nghiên cứu ta có thể nói bộ kinh Đại thừa nào rốt cục cũng đưa đến nghĩa Chân Không, đó là một điểm rất rơ ràng, những giải thích như có vẻ quá ư phiền toái, nhưng thật th́ đạo lư đó khó có thể dùng ngôn ngữ làm luận chứng trừ khi người ta đă thể hiện bằng kinh nghiệm bản thân. Bởi thế đă có nhiều người, đặc biệt là những học giả Tây phương, thường cho Phật giáo Đại thừa chủ ư đưa người ta đến một chủ nghĩa hư vô, Đó chẳng qua là người ta đă hiểu nghĩa Chân Không một cách hời hợt, và không có ư thức về Diệu Hữu, cho nên mới chỉ nh́n thấy mặt tiêu cực chú không thấy phần tích cực của tư tưởng Đại thừa. Chân Không quan hệ đến Diệu Hữu là chân ư triết học Đại thừa, ta nên ghi nhớ rơ điểm này.
Tóm lại, nếu nhận xét về phương diện khái niệm th́ Chân Không tựa hồ như trống không, nhưng về phương diện thể hiện th́ lại rất cụ thể hiện thực. Như đă nói ở trên hoặc theo lịch tŕnh tiêu cực, nhưng tối hậu, bất luận về phương diện thực tế hay lư luận, đạt đến một kết luận sinh hoạt thực tế và khẳng định đó là chủ ư của tư tưởng Đại thừa
__________________ Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
|
Quay trở về đầu |
|
|
kimlong Hội viên


Đă tham gia: 21 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 71
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:31am | Đă lưu IP
|
|
|
THỰC HIỆN TINH THẦN ĐẠI THỪA
Sau đây ta hăy đề cập đến phương pháp thực hiện tinh thần và triết lư Đại thừa. Nếu đứng về phương diện lịch sử mà nói th́ Đại thừa chia ra rất nhiều ngành, bởi vậy nếu nói một cách tóm tắt th́ rất khó khăn. Lập trường của những kinh điển Đại thừa như đă nói ở trên, đối với phương pháp thực hiện tinh thần Đại thừa cũng có nhiều chỗ bất đồng. Nếu nói về phương diện tâm lư học th́ trong Đại thừa hoặc có phái chỉ chuyên chú trọng trí tuệ, do trí tuệ đưa đến trực quan để thể nghiệm lư Chân Không Diệu Hữu. Hoặc cũng có phái chuyên về t́nh cảm thuần chân, muốn từ chỗ tín ngưỡng mà thể nghiệm trí đó. Xem thế đủ biết tuy cùng trong Đại thừa mà có nhiều sự phân biệt như thế.
Tuy nhiên, nếu có một phương pháp căn bản để thực hiện tinh thần Đại thừa trong những đường hướng vừa kể trên th́ tất đó phải là cái đại thể nguyện của Bồ Tát, nghĩa là trên cầu đạo giác ngộ, dưới cứu độ chúng sinh. Một mặt t́m cầu chân lư để hoàn thành lư tưởng giác ngộ của chính ḿnh, đồng thời, mặt khác phát nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh, mà đặc sắc của Đại thừa đối với nổ lực trên cầu đạo Bồ đề, dưới hóa độ chúng sinh này không thể chia ra làm hai mà phải luôn luôn hợp nhất. Nghĩa là mưu cầu sự giác ngộ cho chính ḿnh, rồi lại mưu cầu sự giác ngộ cho kẻ khác, đó là điều kiện tất yếu để đi đến chỗ hoàn thành. Hai việc đó tuy có hai phương diện nhưng cùng một thể, đó là đặc sắc của Đại thừa. Nếu nói theo phương diện truyền thống th́ nhân cách mô phạm đó là hạnh nguyện Bồ Tát của Đức Phật ở các kiếp trước đă được mô tả trong kinh Bản Sự. Song chủ yếu của Đại thừa không phải t́m cầu ở quá khứ mà ngay hiện tại này mỗi người phải phát nguyện tu hạnh Bồ Tát và thực hành thệ nguyện của Bồ Tát, mà sự thực hành đó không phải chỉ hạn cục trong vấn đề hương hoa kinh kệ mà trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống đều phải phát huy đại thệ nguyện ấy. Xem thế cũng đủ biết cái đặc trưng của Đại thừa có bao hàm một chủ nghĩa thế tục, nghĩa là trong các lĩnh vực chính trị, thực nghiệp, lao động, chỗ nào cũng có thể áp dụng và thực hiện tinh thần Đại thừa được cả. Cho nên trong các kinh Đại thừa ta thường thấy có câu “Nhất thiết thế giai vi Phật pháp”, nghĩa là hết thảy các pháp thế gian đều là Phật pháp, chính là muốn biểu dương tinh thần đó.
Tóm lại, đặc sắc của tinh thần Đại thừa là ở chỗ đưa tinh thần đó từ lĩnh vực triết lư hoặc thệ nguyện đến lĩnh vực thực hành. Tuy đôi khi tinh thần ấy được thực hành trên quan niệm giới, nhưng đó chẳng qua là giai đoạn chuẩn bị cho việc thực hành. Điều này ta cứ xem như Bồ Tát được gọi là người hoàn thành Lục độ, Vạn hạnh, hoặc là người thực hành th́ đủ rơ, mà lư tưởng Đại thừa từ chỗ tự lợi, lợi tha, tiến thêm một bước nữa mà nói là từ chỗ ḿnh chưa được độ mà làm việc độ người khác trước, mà để thực hiện lư tưởng đó, ta có thể nói là muốn xă hội hóa lư tưởng đó vậy. Phật giáo Đại thừa từ xưa tới nay đă cố gắng nhiều trong việc thực hiện lư tưởng ấy giữa xă hội, nhưng cho đến nay vẫn chưa được hoàn toàn, và v́ thế tinh thần trung trực của Đại thừa vẫn chưa được thể hiện một cách trọn vẹn trong xă hội.
Về ư nghĩa này, người ta muốn đem lư tưởng Tịnh độ thể hiện ngay trong thế gian này để tạo thành một nền nhân gian Phật giáo, đó là muốn phát huy chân ư của Phật giáo Đại thừa, mà sự thực hiện lư tưởng đó, như chúng ta đều biết, là ở chỗ đưa lư Chân Không Diệu Hữu mà thực tế hóa và sinh hoạt hóa. Nghĩa là do Chân Không mà đă phá hiện trạng, đồng thời từ Diệu Hữu tiến đến một quy tắc sinh hoạt cao cả, rồi lại từ Chân Không đưa quy tắc sinh hoạt đó đến chỗ giải thoát. Lại tiến thêm một tầng nữa từ Diệu Hữu tạo một quy phạm sinh hoạt trong thực tế mà vẫn được giải thoát, không chấp trước. Cứ như thế tiến lên cùng với xă hội thực tế đến vô cùng. Ta có thể nói đó là lấy Chân Không Diệu Hữu làm bối cảnh để xă hội hóa cái lư tưởng Niết bàn vô trụ vậy. Trong lịch tŕnh đó một vị Bồ Tát cố gắng không ngừng và vô cùng hoan hỷ trong việc mưu cầu sự măn nguyện cho bản thân, đồng thời thực hiện sự măn nguyện cho toàn thế giới.
__________________ Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
|
Quay trở về đầu |
|
|
anhkhoi09 Hội viên


Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 30 May 2006 lúc 4:40am | Đă lưu IP
|
|
|
ĐẠI THỪA GIÁO TỔNG HỢP
ta thấy giáo lư của Phật giáo Nguyên thủy đối với đạo đức có hai phương diện, nghĩa là coi đạo đức là phương tiện để đạt đến giải thoát, và đạo đức ứng dụng sau khi giải thoát. Nhưng nói đúng ra, nếu chỉ có thế th́ vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ, v́ những lẽ sau đây:
1) Nội dung của giải thoát, ít ra cũng trên bề mặt, chưa được xác định.
2) Muốn đạt đến giải thoát phải lấy đạo đức làm phương tiện, nhưng sau khi giải thoát rồi trở lại hiện thực th́ hoạt động đạo đức trên căn cứ nào, điều đó vẫn chưa được thuyết minh.
3) Sự hoạt động trở lại này tất kính có thể được thành như Phật, bất luận người nào đều có thể làm được hay có nghĩa vụ phải làm, điều này trong các kinh điển cũng chưa nói rơ.
4) Hăy tưởng tượng Phật đă nhập Vô dư Niết bàn mà sau trở lại hoạt động th́ sự hoạt động ấy cũng sẽ khó mà thực hành được một cách trọn vẹn.
Như vậy, địa vị đạo đức trong Phật giáo rốt cuộc cũng cẫn chỉ là một giai đoạn – một giai đoạn ở tŕnh độ thấp - để đạt đến giải thoát, c̣n hoạt động đạo đức sau giải thoát chẳng qua cũng chỉ là một hoạt động làm cảnh. Trong giáo lư Phật giáo cho lập trường này là lập trường Tiểu thừa. Dĩ nhiên, trong thực tế, vị La Hán của Tiểu thừa cũng v́ thế gian mà hoạt động nhiều cho các viện thiện, nhưng bất luận trong trường hợp nào đều lấy siêu thoát làm chủ đích, không thừa nhận đạo đức thế gian có một ư nghĩa to lớn: đó là đặc chất của giáo lư Tiểu thừa. Nói một cách đơn giản, các học giả Tiểu thừa, căn cứ vào kinh điển Nguyên thủy, tuy lấy việc thuyết minh ư nghĩa nhiệm màu của kinh điển đó làm mục đích, nhưng v́ quá chuyên môn hóa và đề cao đạo xuất gia nên đối với những đức mục mà Phật đă nói cho hàng tại gia hầu như không đề cập tới. Đó là một sự thực lịch sử.
Không thỏa măn với lập trường trên đây, muốn trở về với tinh thần của Đức Phật, tỏng hợp cả hai pháp môn hướng thượng và hướng hạ mà trước kia mới chỉ được thể nghiệm bởi chính Đức Phật chứ trên giáo lư nó vẫn chưa được chỉnh lư, giờ muốn chỉnh lư vấn đề đó chính là Đại thừa Phật giáo, và chính đây là điểm khu biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Nói một cách cực đơn giản th́: Tiểu thừa chủ yếu là chú trọng về mặt biểu hiện của những lời Phật nói, mà cái chân ư của Phật lại nằm ở phía ssau những lời nói đó. Trái lại, Đại thừa chỉ muốn chuyên căn cứ vào nhân cách của Phật để t́m hiểu tinh thần của Ngài. Tiểu thừa chuyên hướng về chủ nghĩa xuất gia, Đại thừa lấy Bồ Tát - người thế tục cầu đạo - làm lư tưởng, cho nên hiển nhiên là có tính cách thông tục, c̣n về học phong, Tiểu thừa thích biến những lời Phật nói thành h́nh thức cố định rồi cố gắng đem phân tích nó một cách tinh tế. Đại thừa , trái lại, muốn tổng hợp để quan sát hết thảy, đó là đặc trưng của Đại thừa. Do đó, đối với vấn đề hiện tại, nghĩa là sự quan hệ giữa giải thoát và đạo đức, Đại thừa đă phát huy cái đặc trưng đó như thế nào? Dĩ nhiên, về vấn đề này tuy cùng là Đại thừa, nhưng cũng có nhiều tôn phái khác nhau, cho nên không thể định đoán một cách nhất khái được. Mặc dầu vây, nhưng điểm then chót mà các tôn phái căn cứ để xác lập đạo đức vẫn là điểm dùng h́nh thức nào để thống nhất cái chung kết Niết bàn sau khi ngộ và cái nguồn gốc vô minh khi c̣n mê?
CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
Từ rất sớm, tư tưởng Bát Nhă đă trở thành tư tưởng căn bản của tất cả các tôn phái Đại thừa. Mà tư tưởng căn bản đó có thể thâu tóm vào bốn chữ Chân Không Diệu Hữu. Nếu đứng trên lập trường tu dưỡng mà nói th́ Chân Không là cái đương thể tối hậu của sự phủ định hoàn toàn ngă chấp, ngă dục, siêu việt hiện thực, nhưng tuyệt nhiên không có nghĩa là hư vô, mà trái lại có thể nói đó là cái tâm cảnh sung thực, tự do tuyệt đối. Về mặt giáo lư, Bát Nhă không lập ngẫu tượng, cho nên cái đương thể tối hậu đó, về phương diện biểu tượng, không làm cách nào để diễn tả được. Trên quan hệ, v́ phải thoát ly cái cảnh giới cá biệt, và hạn chế này, nên về mặt tiêu cực, nói là Không, nhưng thật th́ không ngoài việc thể nghiệm cái năng động thái thuần túy. Do đó, nếu nói theo tâm cảnh ấy th́ tất cả hoạt động của chúng ta đều là để thanh tịnh hóa thế giới này, mà tất cả sự vật đều là cái ánh sáng phóng từ tướng Chân như ra (Diệu Hữu). Đứng ở một phương diện mà nhận xét th́ thế giới quan của Bát Nhă có vẻ như vô vũ trụ luận; không những thế, nếu nhận xét ở một khía cạnh khác, thế giới quan tuy hiển nhiên đă biến thành Phiếm thần luận, nhưng rốt cuộc cũng không ngoài cái kết luận được rút tỉa từ tư tưởng Chân Không Diệu Hữu. Sự khảo sát về Chân Không Diệu Hữu tuy đă trở thành xuất phát điểm căn bản của tất cả triết học Đại thừa sau này, nhưng vấn đề ở đây - mối quan hệ giữa giải thoát và đạo đức – theo lập trường Bát Nhă, nên xử lư như thế nào?
Theo Bát Nhă, nếu nói một cách phiến diện th́ đạo đức vẫn chỉ là một trong những phương tiện để đạt đến cảnh giải thoát của Chân Không. Để đạt mục đích đó, như mọi người đều biết, cần phải tu hạnh Lục Độ, mà trong Lục Độ bao gồm những đức mục đạo đức như sự nghiệp từ thiện (bố thí), đức hạnh (tŕ giới), nhẫn nại, nổ lực v.v... Nhưng sở dĩ Bát Nhă có cái đặc sắc Bát Nhă thay v́ chú trọng vào pháp môn hướng hạ. Dĩ nhiên, thật ra trong quá tŕnh tu dưỡng, tuy không có hướng thượng hay hướng hạ khác nhau, nhưng giữa hướng thượng và hướng hạ, không thể không có một thái đô bất đồng. Đó là đặc sắc của Bát Nhă. Do đó, cái địa vị của đạo đức đối với giải thoát, nếu nói một cách phiến diện, th́ tuy chỉ là phương tiện, nhưng ở một phương diện khác mà nói, th́ trái lại nó phải là căn cứ giải thoát mới có thể hoàn thành được đạo đức chân chính. Nghĩa là Lục Độ là phương tiện để đi đến Chân Không, nhưng đồng thời, Lục Độ chân chính phải đạt đến Chân Không, mới có thể được hoàn thành, và như vậy nó lại là yếu tố không thể thiếu để tạo thành thế giới Diệu Hữu. Nói thế tuy có vẻ biến thành trừu tượng, nhưng nếu nói một cách cụ thể th́ tuy là sự nghiệp từ thiện, nhưng sự nghiệp từ thiện bất luận là xuất phát từ động cơ nào đi nữa, nó cũng hàm chứa một sự hy sinh tự kỷ, đă phá ngă chấp, ngă dục làm phương tiện để thể hiện thế giới Chân Không. Theo ư nghĩa đó, Lục Độ được coi là hàng đầu, nhưng bố thí mà nhắm cầu lợi cho chính ḿnh dù chỉ một mảy may thôi, th́ lập tức Bố thí Ba la mật biến thành vô nghĩa, mất chân chính. Bố thí chân chính là phải có tính cách của cái gọi là “Tam luân thể không”, nghĩa là đừng bao giờ phân biệt ḿnh là người cho, có kẻ nhận của ḿnh cho, và có vật để ḿnh cho; coi hành động bố thí của ḿnh chỉ là một phận sự cao cả nên làm, thế thôi. Có như thế bố thí mới có được ư nghĩa chân chính, mà quan niệm này chỉ khi nào đạt tới cảnh giới Chân Không mới có thể được hoàn thành, đồng thời, khi bố thí với tinh thần Tam luân không Diệu Hữu, đó là tinh thần của Bát Nhă, và tinh thần ấy không phải chỉ hạn cục trong lĩnh vực bố thí từ thiện, mà bất cứ nổ lực làm một việc ǵ có tính cách v́ người, giúp đời, đều cũng phải xuất phát từ lập trường đó, nếu không sẽ trái ngược hẳn với tinh thần Bát Nhă. Cái gọi là vô duyên từ bi chính là chỉ tinh thần đó. Kinh Kim Cương nói “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” chẳng qua cũng chỉ biểu thị cái tinh thần và thái độ căn bản đó mà thôi. Chỉ khi nào theo tinh thần đó mà đạo đức hóa xă hội th́ mới có thể thực hiện được Tịnh Độ Diệu Hữu. Cho nên tôi tưởng ta có thể giải thích thế giới quan Phiếm thần luận của Bát Nhă như sau chỉ hạn cục ở phương diện đạo đức thôi: Xây dựng trên cơ sở của tâm vô sở đắc để hoàn thành việc đạo đức hóa xă hội. Trong kinh Bát Nhă thường nói “Nhờ năng lực của Bát Nhă: người điếc được nghe, người mù được thấy, người què được đứng”. Những câu trên đây vốn ám chỉ cái trí kiến lực, nhưng ta cũng có thể giải thích nó là cái kết quả của năng lực đạo đức cứu tế xă hội theo tinh thần Tam luân thể không vậy.
Tóm lại, vào thời đại Nguyên thủy Phật giáo, Bát Nhă đă hoàn toàn thực hiện cái nhân cách của Đức Phật, đem dung hợp và nhất ban hóa giải thoát và đạo đức để tạo cho triết học Chân Không Diệu Hữu một cơ sở mà có thể nói thật đă thấu triệt được chỗ lập cước của tinh thần chân thực của Phật. Đó cũng là lư do tại sao Bát Nhă, vốn thừa kế chân tinh thần của Phật giáo Nguyên thủy, được nhận là căn đề của Phật giáo Đại thừa
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|