Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lý
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 212 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lý Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Ngôi mả bắt đầu kết phát (tiếp theo- Đôi lọ cổ trong lòng huyệt) Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
binhbinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 08 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 239
Msg 1 of 9: Đã gửi: 23 September 2003 lúc 7:43pm | Đã lưu IP Trích dẫn binhbinh

Thân chào các bạn,

Bình Bình tình cờ ghé qua Thuvienvietnam.com và đọc được truyện này. Truyện được post bởi cô Anne Nguyễn bên TVVN. Bình Bình thấy truyện hay quá nên mạng phép copy qua web Tuvilyso này hòng chia sẽ với các bạn. Nếu có gì không hợp qui luật, xin các bạn nhắc nhỡ dùm. Thành thật cám ơn.
---------------------------------------------------------
------

(TIẾP THEO ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT)
Posted by: tpnguyen_au
Date: Monday September 15, 2003 5:15 AM
Subject: Ngôi mả bắt đầu kết phát (tiếp theo- Đôi lọ cổ trong lòng huyệt)

Sáng hôm sau, vừa trở dậy, thấy trời lạnh ráo, thầy địa lý vội chỉnh tề khăn áo, định ra đồng thăm xem ngôi mả tối hôm qua đắp có được chu đáo không, nhưng Đặng Mẫu đã cầm ấm nước sôi, từ dưới bếp đon đã đi lên vui vẻ nói :

- Nhà cháu hôm qua mua được gói trà ngon lắm, xin mời cụ hãy nán lại sơi vài chén cho ấm bụng, rồi sẽ đi, kẻo trời vẫn còn giá lạnh lắm !


Nhà phong thủy gật đầu, quay vào phía giường tre, lấy chiếc khay đựng bộ đồ trà ra lau chùi, vừa đúng lúc Trung từ ngoài sân, đem chiếc ấm gan gà với một bao trà làm bằng thiếc, ngoài còn bọc giấy bóng đỏ, trông rất đẹp mắt.


Dơ tay đón chiếc ấm và bao trà, thầy địa lý thận trọng bốc lằn giấy bóng bọc ngoài, mở nắp hộp, lật ngữa lên thong thả đổ từng cánh trà xinh xắn vào đáy, rồi mới trút xuống ấm. Đặng Mẫu vừa định rót nước sôi, thì lão đã nhanh nhẹn đón lấy, đoạn bằng một cử chỉ cực kỳ kiểu cách, lão thong thả cầm siêu nước sôi, rót vào ấm, lắng nhẹ hai ba cái rồi mới dùng nước sôi cẩn thận tráng kỹ bốn chiếc chén hạt mít nhỏ xíu và một chén to, mà các tín đồ trà đạo thường gọi " một tống" với "bốn quân" !

Bộ ấm chén này theo lời thuật lại của thầy địa lý, là của gia bảo dòng họ Võ, không biết có từ bao giờ, mà lão chỉ biết rằng từ khi có trí khôn, thuở còn thò lò mũi xanh, cắp sách đi học ngày ê a mấy chữ "tri, hồ, giả, giã..." lão đã phải luôn luôn đóng vai thổi lửa để thân phụ lão, thuỏ ấy là "Thầy đồ Nghệ" vừa ngồi dạy học, vừa tự tay pha lấy nước, uống từng ngụm nhỏ, khoan khoái còn hơn người nghiện rượu khi nhấp chén !

Thế rồi, sao dời vật đổi, lúc lớn khôn ra đời, dù nhiều phen phải lận đận, bôn ba qua tỉnh này, tỉnh nọ, mỗi lần có dịp trở về cố lý, lão vẫn thấy thân phụ nâng niu, giữ gỉn bộ đồ trà, đích thân lau chùi lấy, trước khi dùng, cũng như sau khi đã uống xong, cũng không hề trao phó cho một ai làm hộ công việc ấy, kể cả Bà Đồ, hay người Trưởng tràng từng nổi tiếng là thận trọng, chu đáo nhất trong đám môn sinh.

Lão được thừa hưởng bộ đồ trà này, ngay sau khi thân phụ lão tạ thế, nên cũng bắt chước người cha đáng kính thuở sinh thời, chăm chú giữ gìn, khi còn ở quê nhà, mỗi ngày 3 bữa : sớm, trưa và chiều tối, đem ra sử dụng đoạn lau chùi rất kỷ lưỡng, coi như bảo vật gia truyền, mặc dầu bề ngoài giá trị thực sự, lão cũng không biết xuất xứ của bộ đồ trà ấy, ra đời tự bao giờ, mà chỉ biết nó là sản phẩm từ bên tàu đưa qua đây.

Lão chưa hề chịu rời xa bộ đồ trà này lâu tới một vài tháng, kể cả những khi ngược xuôi bôn tẩu.

Ngay lúc đội lốt hành khất đến làng Đào Xá, để thử thách lòng trung hậu của mẹ con Trung, lão cũng chỉ tạm dấu bộ đồ trà ấy một nơi, vì sợ đem theo sẽ bị lộ hình tích, hay gieo mối nghi ngờ cho mọi người, vì không cần biết nó có từ đời vua nào bên Trung quốc, hoặc về đời Tống, đời Đường hay nhà Minh, nhà Thanh nhưng cứ trông sơ qua cái màu gan gà, nước men bề ngoài, với cái kiểu xinh xắn của chiếc ấm và mấy chiếc chén, người ta cũng biết ngay nó không phải là loại tầm thường, dễ kiếm như đa số những bộ đồ trà khác trên đất nước này !

Vì vậy chỉ phải bắt buộc tạm xa rời nó có mấy bữa, khi thấy mẹ con Đặng Mẫu thành thực kính mến lắm,coi lão như một bậc trưởng thượng, trong gia đình, là lập tức, lão đem ngay bộ ấm chén ấy đến nói dối là, mượn được của một người quen biết ở vùng Vĩnh Phúc Yên

Mẹ con Đặng Mẫu tuy không mấy khi lưu ý đến giá trị hiếm có bộ đồ trà, nhưng mỗi khi có dịp pha nước, cũng không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vì nước từ trong chiếc ấm gan gà rót qua cái chén hạt mít cũng cùng một màu men, lại thơm ngon lạ lùng, hương vị khác hẵn thứ nuớc pha bằng ấm to, hay rót qua những chiếc chén khác, dù người pha nước vẫn dùng có một thứ trà với một thứ nước in hệt nhau !

Đã mấy lần, không thế nào nhịn nổi nữa, Trung có hỏi lão về tính chất khác biệt giữa hương vị của một thứ trà, được pha qua hai thứ ấm khác nhau, nhưng nhà phong thủy chỉ cười, nói lãng sang truyện khác.

Uống tàn ấm nước, thì đã bắt đầu giờ Mão, thầy địa lý vội chỉnh tề lại khăn áo để đi ra đồng xem, ngôi mộ hôm trước có lở sụt chỗ nào không, vì lão sợ khi thấy cơn mưa, bọn thanh niên họ Đặng vội vàng quá, không chịu nện đất cho thật mịn, để lở sụt, hay chỗ cao chỗ thấp, không đều, có thể làm tổ cho rắn, chuột sau này thì nguy hiểm lắm !

Trung năn nỉ xin đi theo, vì chàng cũng cảm thấy nóng ruột, muốn biết ngôi mả đã có gì khác lạ, sau một buổi lễ, mà theo sự nhận xét của chàng, thật là vô cùng kỳ dị, không hề thấy tận mắt hay được nghe ai nói tới bao giờ cả !

Lạ lùng hơn nữa, chung quanh ngôi mả, lại còn phủ kín cả cỏ non, đượm hơi sương buổi ban mai, trông lóng lánh như những hạt kim cương bám đầy mớ cỏ xanh rờn, không lưu lại một chút gì của một ngôi mả mới, vừa được an táng chưa tới một ngày, một đêm. !

Nhìn những đám cỏ vừa rậm vừa cao, Trung ngơ ngác, ngước trông thầy địa lý, chưa kịp nói rõ ý mình, thì nhà phong thủy, hình như đã hiểu được thắc mắc của chàng thanh niên ngư phủ, vội nói trước :

- Chú em chắc hẵn ngạc nhiên, muốn hỏi vì sao mà ngôi mộ lại vừa to, vừa cao, có cả cỏ mọc phủ kín chung quanh chứ gi ?

Đoạn, thân mật vổ vai chàng trai họ Đặng, lão vui vẻ nói tiếp :

Kể ra cũng không có gì là lạ, nếu chú em chịu khó nhớ lại lời lão đã từng nói với bà cụ cùng chú em, từ khi lão mới có ý định : tìm giúp cho họ Đặng Trần một ngôi đất quý ! Mà đã gọi là đất quý, có thể kết phát được, thì những hiện tượng kỳ dị xãy ra là thường, không có chi đặc biệt hết !

Mả vừa cải táng hôm qua, mà sáng nay lại vụt to cao hẵn lên, rồi lại có cỏ mọc kín cả chung quanh, đó là nhờ được linh khí âm dương, nhờ có long mạch trợ lực, nên mới sui khiến cho ngôi mả cao to khác thường ...

Cứ nhìn cỏ mọc xanh rờn như thế, đố ai dám bảo đây là mả mới vừa táng chưa được một ngày đấy ?

đón xem kỳ tới : Những ngôi mả thiên táng
-----------------------------------------------------------------------
Posted by: tpnguyen_au
Date: Monday September 15, 2003 4:15 PM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát
Thầy địa lý nói tiếp :

- Chú em không đi đâu xa không biết : có nhiều người, hoặc lúc chết gặp được giờ linh, hoặc tổ tiên tu nhân tích đức, dày âm công làm được nhiều điều từ thiện, cứu thế độ nhân, xả thân giúp đở thiên hạ, khi chết vì tai nạn như bị hổ vồ chết, tha xác vào rừng thẳm, núi cao, ăn hết thịt, còn xương liệng bỏ một nơi, không ngờ lại gặp đất quý, mối đùn lên thành gò đống trong khoảnh khắc, con cháu sẽ làm ăn linh lợi, bán đắt buôn may, học hành tấn tới, phúc chí tâm linh, thi đâu đậu đấy. Có người cùng khốn, khổ sở quá, phải tha phương cầu thực, lê tấm thân túng quẩn đi nhờ bà con, cô bác bố thí cho đồng tiền bát gạo, để sống cho trọn tháng qua ngày, nhưng gặp một ngày nào đấy, bị ốm đau, tật bệnh, cảm mạo gió sương, không có cơm thuốc đầy đủ, thở hơi cuối cùng ở xó chợ, đầu đường, khiến làng xóm phải chôn cất, dùi dập, hoặc bằng chiếc quan tài gỗ xấu, hay bằng manh chiếu rách, hay chiếc vạt giường để gọi là bọc gói thân cho khỏi bọc lộ thi thể.

Ấy thế mà kẻ xấu số lại được chôn vùi vào huyệt qúy, tạo sự kết phát hiển hách cho dòng họ, mặc dầu khi chôn cất, không có thầy địa lý, án hướng phân kim, không có bùa chú, vàng mả chi hết !

Gặp những trường hợp như thế, mộ phần, trong đầu hôm, sớm mai, sẽ được mối đùn lên cao ngất, cơ hồ như không có sức người nào làm được, vì ngoài bề ngoài cao ráo, ngôi mả thiên táng, dù mới chôn cất cũng có cỏ mọc xanh um, đất mịn nhẵn lỳ, như có sẵn đã từ bao nhiêu năm tháng. Người tinh tế đến đâu, cũng không sao nhận định được, đó chỉ là một ngôi mả mới !

Theo lời đồn đãi của thiên hạ quanh vùng này, thì trước kia ở bên Mai Lĩnh, cũng có một người nghèo khổ quá sức đến nỗi quanh năm cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Vì vậy lúc nào anh ta cũng ốm yếu vàng vọt xanh xao.

Một ngày kia, gặp lúc mưa to, gió lớn, trời đất rét cắt thịt, sẽ da, anh ta co ro vào nằm trong xó quán chợ, ở tổng dưới, không ngờ đến nửa đêm, lại có một thiếu phụ, cũng khổ sở, túng thiếu như anh ta, run rẩy vào nằm bên cạnh anh ta ở trong quán chợ.

Việc phải đến đã xảy đến cho đôi bên, vì tuy ở trong cảnh ngộ bi đát lạ lùng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, hai tâm hồn đau khổ ấy, một khi có dịp được sống gần nhau, cũng không sao giữ cho con tim khỏi rung động, rạo rực ...

Họ vì thế, đã yêu nhau với tất cả niềm rung cảm của những cặp gái trai trong thiên hạ.

Nhưng đến gà gáy, thiếu phụ chợt tỉnh giấc thì thấy người bạn gối chăn- dù thật sự họ chỉ nằm trên nền đất--đã tắt thở tự bao giờ.

Chị này hoảng hốt, bỏ trốn ra nàm ngoài hiên đình nghe ngóng.

Trời sáng rõ. dân làng thấy có người đàn ông nằm chết co quắp trong quán chợ, vội tri hô lên, đi báo hương chức đến làm biên bản trình quan rồi mai táng.

Không có áo quan mà cũng chẳng có vải lụa gì khâm liệm, viên lý trưởng trong làng ra lệnh cho hai chú tuần phiên đi lấy một manh chiếu rách, gói ghém qua loa thi hài kẻ xấu số, rồi dùng chiếc giát giường bằng tre bọc ngoài, lồng giây thừng vào khiêng ra đồng mai táng.

Bọn tuần phiên, anh này nhường cho anh khác, không ai chịu nhận lãnh công việc nặng nề ấy. Sau viên lý trưởng phải hứa cho ai đi chôn xác chết sẽ được thưởng một chai rượu với một quan tiền.

Hai anh Mùi và Giáp vốn là hai tên sâu rượu, nên hăng hái nhận lời.

Họ đem tiền đi mua đồ nhắm về uống rượu, định nhờ hơi men, để lấy thêm can đảm lo việc mai táng người chết.

Họ uống mãi, uống ly bì mãi suốt từ đầu giờ Tỵ cho đến khi mặt tròi xế bóng, họ vẫn cứ khề khà, chén chú, chén anh, mặc dầu lưỡi anh nào cũng ríu lại, nói chẵng nên lời !

Viên phó lý ra điếm điểm danh tuần trăng, thấy thế, quát mắng om xòm, họ mới cuống quít, vươn vai đứng dậy, loạn choạng ghé vai vào chiếc đòn ống, nâng bỗng xác chết, gói sơ sài trong mảnh giát giường.

Lúc đầu, họ tuy say rượu, cũng vẫn cố gượng, nhưng sau mỗi lúc, hơi men một thấm dần vào tạng phủ, lại thêm những luồng gió lồng lộng từ bốn phía đồng trống thổi tới, khiến cả hai anh đều thấy choáng váng mặt máy, chân đang bước bỗng như có ai níu kéo lại.
Họ hè nhau, mím môi nghiến răng, cùng cố gắng vừa khiêng vừa chạy nhanh ra ngoài đồng
---------------------------------------------------------------------
Posted by: tpnguyen_au
Date: Tuesday September 16, 2003 5:06 AM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Trời chợt đổ mưa tầm tả, sấm sét nổ vang, chớp giật xanh lè, ngoằn ngoèo như những con mãng xà nhắm thẳng hai người xẹt tới.

Hai chú tuần hoảng sơ, cuống cuồng, vội vứt phịch, bó giát giường xuống vệ ruộng, ôm đầu loạng choạng chạy lộn trở về đường cũ, vào ẩn dưới mái đình, định khi tạnh mưa, sẽ ra đào đất chôn vùi cho người bạc số..

Trời vẫn mưa như trút nước..

Gió vi vu lạnh rét kinh hồn. Hơi men trong tạng phủ hai chú tuần phiên càng lúc càng bốc lên đầu, lên mắt, bất giác cả hai cùng ngũ thiếp đi từ lúc nào không biết..

Khi họ chòang tỉnh giấc, thấy mưa đã tạnh từ bao giờ, vầng đông đang bắt đầu le lói ở chân trời..

Trong xóm tiếng gà eo óc gáy ran, mấy bác nông dân đang thong thả, dắt trâu ra đồng, họ mới giật mình nhớ tới bổn phận và xác chết liệng ở ven bờ ruộng..

Họ hớt hải chạy vội ra ngoài cánh đồng thì lạ thay, nơi họ mới đặt thi hài kẻ xấu số đêm qua, lúc ấy đã biến đâu mất. Đồng thời, chỗ bờ ruộng trũng, mấp mô toàn gốc rạ, cũng nhường chỗ cho một gò đất lớn, rộng vừa bằng một chiêc chiếu cao, chừng hơn đầu người, chung quanh, cỏ mọc xanh um, trên gò, dây leo chằng chịt bám chặt vào một bụi khúc tần, tươi tốt..

Hai anh tuần ngơ ngác tìm kiếm mãi mảnh giát giường..

Họ hỏi nhau, và nhất định tin rằng chính đấy là nơi họ đặt xác chết, không thể nào sai lầm được..

Dù cho đêm tối, gió mưa giăng mắc ngập tròi, và hơi men ngấm sâu vào gan phổi, họ cũng vẫn nhớ man máng rằng, nơi họ tạm quàn thi hài ở bên một bụi khúc tần, cách một cây gội lớn mọc chơ vơ ở giữa cánh đồng không xa, mà về mùa hạ, nắng rực, những nông dân thường kéo nhau đến ngồi dưới gốc cây nghỉ mát, để ăn cơm trưa hay uống nước và uống thuốc lào mỗi khi mỏi mệt..

Vậy mà nhìn kỷ khắp nơi, cây gội vẫn còn kia mà bó giát giường lại biến đâu mất !.

Đồng thời bụi khúc tần cũng thay đổi vị trí đang từ dưới ruộng bỗng lại mọc trên gò cao. !.

Mà cái gò mối lại càng lạ hơn nữa !.

Từ thượng cổ đến giờ, dân cư ở chung quanh đây, có ai nghe nói ngoài cánh đồng có gò đống gì đâu, vậy mà chỉ có một đám mưa gió, chiếc gò, mô đất cao ấy không hiểu do mãnh lực huyền bí gì, lại tự nhiên mọc ra, đem theo cả bụi khúc tần với mớ dây leo chằng chịt ?.

Thật là quái dị ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người..

Thiên hạ đồn vang, hết thảy đều tin chắc rằng, người xấu số chết gặp giờ linh, đã được hai chú tuần đinh, đặt thi hài vào đúng huyệt qúy, nên mối đùn thành gò đống trong có một đêm mưa gió..

Trong lúc ấy, người thếu phụ trốn tránh dưới mái đình, nghe biết chuyên ấy, tuy hồi hợp, nửa mừng, nửa sợ, nhưng không dám nói ra cho ai biết mối tình ngắn ngủi, đau thương của mình..

Rồi chị ta thấy thân thể chuyển động, bụng mỗi ngày một lớn dần, trước còn tưởng là bệnh báng chướng, bệnh phù, sau thấy ì ạch,, thèm của chua, chị ta mới biết mình đã thụ thai sau một đêm ân ái với kẻ qua đường bạc phước !

Sau chín tháng muời ngày, thiếu phụ nở nhụy, khai hoa, cho ra đời được một đứa con trai rất kháu khỉnh, khôi ngô .

Tuy không biết đích xác họ tên người bạn đường, chỉ có một đêm ân ái ngắn ngũi, thiếu phụ cũng vẫn nhớ mang máng rằng trong những câu chuyện hàn huyên gợi tình trước khi đắm mình vào mộng yêu đương, khách qua đường có nói sơ qua là họ Nguyễn, nguyên quán làng Mai Lĩnh, gia đình hiện thời sa sút, dù khốn quẩn, song ông cha mấy đời trước, cũng đã từng giàu có, phong lưu, giữ những vai trò then chốt trong thôn xóm.

Một ngày là nghĩa, huống chi cuộc ái ân thầm vụng, còn đem lại một kết quả rõ rệt bằng xương, bằng thịt, nên thiếu phụ căn cứ theo lời tiết lộ của người quá vãng, cũng cho con trai mang họ Nguyễn, gọi la giữ chút kỷ niệm mối tình duyên bẽ bàng, ngắn ngũi, và nhất là để an ủi vong hồn kẻ xấu số..

Muốn ghi nhớ mãi mãi, sự kỳ ngộ của đôi bạn lòng trong một đêm mưa gió bảo bùng, thiếu phụ còn đặt tên con là Phong Vân !

Chú bé Nguyễn Phong Vân hay ăn, chóng lớn lạ lùng..

Thiếu phụ cũng lần hồi soay sở được chút vốn liếng nhỏ mọn, dựng một quán nước ở bên đường để làm kế mưu sinh nuôi nấng đứa con côi thơ dại.

Năm Nguyễn Phong Vân lên 5 tuổi, đi theo trẻ con trong xóm đến chơi bời, đùa nghịch ở trước trường ông kép Ban, một vị danh sĩ thuở bây giờ, nhưng vì vô duyên với đèn sách, năm, bảy lần đi thi, đều chỉ đậu tú tài, hết tú tài đơn lại đến tú tài kép, nên buồn tức không thèm mang lều đi tranh tài với sĩ tử bốn phương nữa, nhất định về ở lỳ quê nhà, việc chi tiêu lớn nhỏ đều trông cậy cả vào tài tháo vát của bà Tú !.

Muốn cho gia đình đở hiu quạnh, ông tú liền nãy ra ý định thiết trường tại gia, thu nạp một số môn sinh để hàng ngày "Tiếng tri đồ dả giã" của những trẻ em đến thụ huấn, làm cho mái nhà tranh của ông Tú thêm rộn ràng, ấm cúng !

Chú bé Nguyễn Phong Vân đến chơi đùa ở trước căn nhà của ông kép Ban với đám bạn bè đồng trang lứa, nhưng khác hẵn với bọn trẻ đang tuổi ham mê, nghich ngợm, chú bé Vân, mỗi khi thấy ông Kép Ban, cất tiếng sang sảng giảng dạy kinh sách, hay các học trò trong trường ê a đọc bài, bình phú, bình văn, là chú bé vội vàng bỏ dở hết mọi trò đùa giởn, để cố nghiêng tai, nghển cổ lắng nghe, chăm chú theo dõi từng câu, từng chữ của Thầy đồ giảng dạy cũng như của đám đệ tử ơ phía trong đồng thanh lập lại..

Tuy không am hiểu nghĩa lý chi hết, nhưng do một sự huyền bí kỳ dị lạ lùng xui khiến chú be Vân thuộc lòng được tất cả những kinh sách,thi, phú của thầy trò ông Kép Ban, đã đọc ở trong lớp, kể cả những bài khó khăn nhất.

Mỗi khi về đến nhà, chú bé Vân lại đọc làu làu những bài văn đã học được cho mẹ nghe, làm mọi người trong làng rất đổi ngạc nhiên, một đồn mười, mười đồn trăm, khắp cả vùng Đào Xá, Mai Lĩnh đều cho Vân là thần đồng xuất thế.

Ông Kép Ban nghe biết truyện, kinh ngạc vo cùng, từ đấy đặc biêt lưu ý, quan sát tỉ mỹ hành vi, cử chỉ cũa chú bé, và rất hài lòng khi thấy bé Vân đỉnh ngộ, thông minh tuyệt trần, hai mắt sáng ngời, nét mặt biểu lộ sự trung hậu, mẫn tiệp, hơn hẵn đám trẻ con trong làng một trời một vực..

Một ngày kia, Ông Kép gọi bé Vân vào lớp học, hỏi thăm về gia cảnh và tên tuổi.

Bé Vân đối đáp rất trôi chảy, lễ phép, khiến cho ông Kép Ban càng quý mến, muốn tìm cách giúp đở cho bé Vân sớm thành tài.

Hôm sau, Ông Kép đi tìm đến tận quán nước, nói với thân mẫu Vân cho chú bé đi học.

Ông Kép tha thiết đề nghị với thếu phụ: xin cho chú bé Vân theo hẵn mình, ăn ở lu6n tại trường, cho tiện sự học hành, giảng dạy..

Thấy thiếu phụ còn ngần ngại, chưa quyết định có nên nghe theo hay không, ông Tú giải thích rõ ràng thêm :.

- Cứ như sự nhận xét của lão, cháu Vân quả thực là đứa trẻ thông minh, đỉnh ngộ, phi thường. Với tài năng thiên phú ấy, mà có được thêm một sự học hỏi chu đáo nữa, thì sự thành đạt sau này ; có thể được coi là chắc chắn và rực rỡ vô bờ bến !

- Nhưng trái lại, nếu không gặp được thầy hay, bạn tốt, thì với tài năng thiên phú ấy, bé Vân sẽ dùng sự thông minh, quyền biến của mình để làm những điều xằng bậy, bạo thiên nghịch địa, táng tận, vô luờng, thì sự nguy hại, không còn biết thế nào mà ước lượng được nữa ?

Nhạc Phi về đời nhà Tống, khi ra đời, nổi danh tài, trí, trung, dũng, tín, nghĩa, khoan, hòa, cũng là nhờ lúc nhỏ dại, gặp được thầy hay, bạn tốt..

Còn Tần Cối, cũng về đời nhà Tống, tuy thông minh xuất chúng, nhưng lại đem dùng tài trí hơn người ấy để dối vua, hại nước, giết hại danh thần, lương tướng, mưu cầu phú quý trên xương máu đồng loại, lưu tiếng xấu đến muôn đời sau..

Thiếu phụ nghe Ông Kép Ban nói mãi cũng chuyển lòng, không còn nghi ngại, e dè chi nữa, nhận ngay lời cho be Vân nhập môn tại trường ông Kép..

Ông Kép đối đải với bé Vân thân mến như đối đải với con cháu trong nhà, chẳng những hết dạ trông nom, dạy dỗ, mà còn săn sóc chu đáo cho vân cả từ bửa ăn, giấc ngũ đến sách vở, áo quần. Con trai ông Kép được nuôi dạy, sắm sửa thế nào, thì bé Vân cũng được nuôi dạy, sắm sửa như vậy.

Nhờ thế, bé Vân học hành tấn tới vô cùng..

Một mãnh lực kỳ bí nào đó đã giúp Vân học một biết mười, chỉ mới chính thức nhập môn chưa đến một năm trời, mà chú bé trên đầu môn để trái đào, đã áp đảo được cả những bạn đồng môn vừ học lâu, vừa nhiều tuổi hơn Vân khá nhiều !

Cả trường, và luôn cả sĩ tử trong vùng, đều kính phục Vân, coi Vân như một nhân tài xuất chúng.

Năm 17 tuổi Vân đậu Tú tài, rồi mấy năm sau lại đậu Tiến sĩ, được bổ vào Hàn Lâm. Mẹ Vân cũng được triều đình ân thưởng " Tiết Hạnh Khả Phong".

Con cháu về sau đều hiển đạt liên tiếp tới 5 đời liền, mới bị suy sụp. Đó là trường hợp mả thiên táng.

Thi hài kẻ xấu số dù được chôn cất trong lúc rất tình cờ, hay dù bị chết đường, chết chợ, cũng vẫn gặp được cái huyệt, tạo nên sự kết phát lạ lùng, không khác gì những ngôi mả có thầy địa lý chính tông phân kim, án hướng cẩn thận khi cải táng.

----------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Wednesday September 17, 2003 6:51 AM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Thầy địa lý, đứng ở phía đầu ngôi mộ, vừa chăm chú quan sát những gò đống, chạy dài đằng trước mặt, vừa say sưa kể cho Trung nghe những giai thoại về môn phong thủy huyền bí, chợt lão bước vội về phía Đông Nam, mặt đang hồng hào bỗng tái mét, hai mắt láo liêng biểu lộ sự kinh hoàng đến tột độ.

- Trung hốt hoảng, hấp tấp theo, muốn hỏi, nhưng thấy thầy địa lý nghiêm nghị quá, lại sợ hãi không dám mở lời .

Trung còn đang hoang mang với bao mối kinh nghi, thắc mắc, thì nhà phong thủy đã kêu lên sững sốt :

- Sao lại lạ lùng thế này ? Kỳ quái !

- Thật là kỳ quái !..

Nghe có tiếng chân bước mạnh sau lưng, thầy địa lý bàng hoàng nhu vừa sực tỉnh cơn ác mộng, lúc bấy giờ mới nhớ là có chàng thanh niên ngư phủ họ Đặng Tràn đi theo, liền quay phắt lại, kéo tay Trung, chỉ về góc mả phía Đông Nam, nói qua giọng hốt hoảng :

- Chú em xem kìa! cả ngôi mộ cao đều, mà sao chỗ này lại ...

Lão còn ngập ngừng, chưa kịp nói hết câu thì Trung theo ngón tay lão chỉ đã nhận định được nguyên cớ khiến lão phải sững sốt kinh nghi từ lúc nãy đến bây giờ : đó là góc Đông Nam ngôi mả bị sạt hẳn xuống gần sát mặt ruộng.

Nhìn kỹ, ngôi mộ giống hệt một cái bát úp, bị sứt mẻ mất một miếng nhỏ, mà nếu không đến gần tận nơi, chẳng bao giờ nhìn thấy được rõ ràng, vì ngôi mả đắp tròn, cao vọt lên do một mãnh lực huyền bí tạo thành như một cái gò lớn, mà nứt nẻ, lại lớn bằng một cái chồi trông đàng xa, sao mà trông thấy được vết sạt lở ?

Trung không nói gì, lẵng lặng đi khuẩn đất, đắp vào chỗ bị sạt, trong khi thầy địa lý cứ ngây mặt đăm chiêu, suy nghĩ, mồm lẩm bẩm những gì không rõ...

Trung hì hục một lúc lâu, mới đắp được chỗ bị sạt, cao như mấy góc mả khác.

Có khác chăng, chỉ vì toàn thể ngôi mộ đều phủ cỏ xanh um với màu đất xuống mặt, như một ngôi cổ mộ, mặc dầu ngôi mả mới được cải táng chưa quá 1 ngày, 1 đêm, còn chỗ đất mới đắp thêm, thì trơ màu đất thịt, cỏ non chưa kịp mọc một cây nào, trông như một mụn vải vá xấu xí, giữa một chiếc áo lụa nỏn nà vậy.

đón xem tiếp theo kỳ tơi.. ƠN ĐỀN OÁN TRẢ
------------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Friday September 19, 2003 7:44 AM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát
ƠN ĐỀN OÁN TRẢ


Nhưng lạ thay, sáng hôm sau, nhà phong thủy lại cùng Trung đi ra ngoài cánh đồng thăm mả, thì thấy chỗ đất vừa đắp hôm trước, không hiểu vì sao, lại bị sụt xuống tới mặt ruộng, như lúc chưa được bồi đắp lại !

Và đúng bảy lần đắp đi đắp lại mãi mà ngôi mả vẫn bị khuyết hãm mất một góc nhỏ, không thế gì bồi đắp cho hoàn toàn được trọn vẹn như những ngôi mộ khác.

Thật là kỳ dị !

Sự việc xãy ra, như có một bàn tay bí mật nào đó, hoặc cố tình đùa nghịch hay do một ác ý chi xui khiến đã nhân dịp đêm tối, ra đào trộm đất ở một góc mộ phần, để gây sự xáo trộn cho gia đình họ Đặng.

Nhưng sự thực không phải thế, vì đến đêm thứ tư, thấy ngôi mả tổ cứ luôn luôn bị phá hoại mãi, Trung tức bực vô cùng liền rủ người em họ ra che sơ sài một túp lều con ở sát bên mộ, nằm thức suốt đêm canh gác.

Họ không chịu ngũ phút nào. Trọn đêm, hai người cùng chăm chú nhìn vào ngôi mả, chốc chốc lại đốt lửa hút thuốc lào và truyện trò, chờ đợi những truyện kỳ dị xảy ra.

Nhưng ba bề, bốn bên vẫn yên lặng như tờ, ngoài những tiếng giun dế nỉ non và gió đồng xào xạc.

Vậy mà đến sáng, nhìn đến ngôi mả, một góc vừa được đắp lại đêm trước, vẫn bị bàn tay huyền bí nào đó, đào trộm tới sát mặt ruộng !

Càng lạ lùng hơn nữa, là chỗ đất đào ấy, lại biến đâu mất hết, cả đất vụn, chứ không thấy vứt bừa bải, tung toé như đất đắp trên mộ, như những trường hợp đào hầm, đào hố khác !

Lúc đầu, hai chàng thanh niên họ Đặng Trần còn ngỡ là đã ngũ quên, để cho kẻ gian đào mả mà không biết.

Nhưng đêm sau, cả thầy địa lý cũng ra ngoài lều nằm với hai anh em họ Đặng, và lần này, cẩn thận hơn, họ còn thấp tới hai đĩa đèn dầu chàm, khêu cao ngọn suốt đêm, chiếu ánh sáng, tuy không sáng lắm, cũng đủ cho ba người phân biệt được cảnh vật chung quanh một châu vi chừng nửa sào ruộng.

Song vô ích !...

Sáng hôm sau, ngôi mả vẫn bị mất một góc như thường !

Nhà phong thủy vò đầu, bứt tai, tức bực như muốn phát điên trước sự việc quá bất ngờ ấy.

Mẹ con Trung còn đang vui mừng, hí hởn khi thấy ngôi mả mới, chỉ sau một đêm to cao hẳn lên, giờ đây thấy bị sụt một góc cũng hoảng hốt, lo sợ đứng ngồi không yên, luôn miệng thở ngắn than dài, buồn phiền, chán ngán.

Sau 7 đêm liên tiếp, hiện tượng kỳ dị vẫn xảy ra đều đều, một cách cực kỳ quái gở.

Thầy địa lý không còn nghi ngờ gì nữa về sự phá hoại do oán thù, ghen ghét của bàn tay người đời tạo ra nữa, mà hoàn toàn tin tưởng rằng đó là hậu quả tai hại của công việc phân kim, án hướng, phù chú, bùa phép lúc an táng hài cốt tổ phụ họ Đặng Trần.

Nhưng nhà phong thủy trứ danh ấy, không sao khám phá nỗi sự bí mật và nguyên cớ vì đâu, đến nỗi xảy ra hiện tượng lạ lùng kia ?

Càng nghĩ, lão càng lo, vì kinh nghiệm đã cho biết rằng, những phần mộ tự nhiên bị sụt lở, hết thảy đều bị động, gieo rắc sự nguy hại cho gia chủ.

Ngôi mộ tổ bảy đời của họ Đặng Trần, dù được an táng tại cát huyệt với phương pháp trấn yểm cực kỳ chu đáo, nên chỉ sau một đêm đã cao vọt hẳn lên, từ một ngôi mả thường bỗng biến thành một gò đất lớn, lại có cỏ mọc xanh um, phủ kín chung quanh đủ chứng tỏ hài cốt đã quán khí, sự kết phát không còn là điều nghi ngờ, viễn vong nữa.

Nhưng nếu quả thật như sự suy luận của lão, thì sao một góc mả lại bị lở sụt, đắp đi đắp lại nhiều lần, vẫn không cao khỏi mặt ruộng chút nào ?

Thật là lạ lùng quái gở. Gần trọn một đời đóng vai thầy địa lý, lão chưa hề bao giờ gặp phải hiện tượng khác thường ấy ?

Lão lo buồn đến mất ăn, mất ngũ luôn mười hôm liền, tính từ ngày làm lể cải táng.

Cuối cùng lão quyết định phải phụ đồng triệu thỉnh ông tổ bãy đời giòng họ Đặng Trần lên hỏi xem vì đâu lại có sự kỳ dị ấy.?

Nghĩ ra cách giải quyết này, lão cảm thấy vơi bớt mối lo ngại, vì lão rất giỏi về khoa phụ đồng.

Hàng năm, cứ đến ngày giổ thân phụ lão, khi ngừng gót phiêu lãng ở quê nhà, lão thường phụ đồng, triệu vong hồn thân phụ lão về để hỏi các việc họa phước trong gia đình.

Có được chứng kiến giờ phút thiêng liêng của người quá vảng hiện về, qua cốt đồng của một chú bé chừng 12, 13 tuổi, hoàn toàn thơ dại, ngây ngô, vậy mà đã nói trúng tất cả những điều quan trọng về quá khứ cũng như hiện tại ở trong nhà, người ta mới tin việc phụ đồng là đúng, là thực, chứ không phải là chuyện mê tín dị đoan.

Trung có một đứa em họ xa, tên là Cu Tý, năm ấy vừa đúng 12 tuổi nhưng ngờ nghệch đần độn vô cùng, có khi suốt ngày không mở miệng nói chuyện với ai một câu nào. Bà con, cô bác có sai bảo gì, nó cũng chẳng hề biết vâng dạ bao giờ, mặc dầu vẫn ngoan ngoãn làm theo lời chỉ dạy.

Do tính nết ngu đần ấy, Cu Tý được thầy địa lý chọn cho ngồi đồng.

Từ buổi trưa, nó đã được Trung bắt tắm gội sạch sẽ, thay đổi quần áo chỉnh tề, và phải ngồi luôn trên giường tre, không được ra khỏi nhà nửa bước.

Đúng đầu giờ Tuất, nhà phong thủy thắp đèn, châm nhang, đốt bùa, rồi làm lể, khấn vái khá lâu trước bàn thờ, có đựng một cành phan với ba lá phướn trên vẻ bùa chú và tên tuổi mộ phần ông tổ bảy đời họ Đặng.

Cu Tý được gọi vào ngồi xếp chân vòng trón, chỉnh tề ở trên chiếc chiếu, trước bàn thờ, đầu phủ một vuông khăn đỏ, tay cầm cành phan.

Thầy địa lý vẫn qùy trước bàn thờ, khấn vái, rồi cất giọng trầm bỗng sai âm binh triệu thỉnh vong hồn người quá vảng.

Từng sấp giấy vàng, giấy bạc, với bùa chú được đốt sau mỗi khóa cúng.

Đặng Mẫu ngồi ngoài, đã được thầy địa lý căn dặn từ trước, thấy mỗi khi dứt tiếng ê a, lại tung gạo, muối, mè với đậu xanh ra khắp bốn phương. Đến chừng gần hết giờ Tuất thì cành phan chợt lay động, đồng thời chiếc khăn đỏ trên đầu Cu Tý cũng rung chuyển nhẹ nhàng.

Đầu thằng Tý mỗi lúc một đảo nhanh hơn, mạnh hơn, theo nhịp điệu bỗng trầm của bài sai âm binh mà pháp sư vẫn không ngớt tiếng từ đầu khóa lể.

Thằng Cu Tý đang đảo đầu lia lịa, chợt hét lên một tiếng lớn, rồi hất tung chiếc khăn đỏ ra, hai mắt mở to, long lanh sáng chói, mặt đỏ gay gắt như những buổi nó đi chăn trâu giữa trời nắng trưa hè.
----------------------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Friday September 19, 2003 6:52 PM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Nhìn dáng điệu lanh lợi của Cu Tý lúc bấy giờ không một ai có mặt trong đám cúng, lại có thể ngờ được rằng đó là một thằng bé mục đồng ngây ngô, đần độn, nổi tiếng là đứa ngốc dại, để hàng ngày làm trò cười cho bọn trẻ chăn trâu tinh quái trong vùng.
Trong lúc ấy, Đặng Mẫu vẫn luôn tay lần tràng hạt, suýt soa hết van khấn lại niệm phật lâm râm với vẻ mặt cực kỳ thành khẩn.
Thầy Địa lý lấy rượu hỏa thang cho Cu Tý rửa mặt, rồi rót liền tiếp ba ly rượu khác mời "con đồng" uống tẩy trần, rồi mới đem một chiếc bát nhỏ trong có mười tờ giấy gấp vuông vắn giống nhau, để cho "con đồng gắp phong thư" thử xem là "con đồng" có thực sự được người quá vảng nhập hồn vào thân xác không, hay đây chỉ là kẻ xảo trá, tạo sự lên đồng, để đùa nghich khuấy phá.
Trong mười tờ giấy gấp vuông vắn giống nhau, thầy địa lý chỉ viết tên họ người đã chết, đang được triệu thỉnh, lên trên một mảnh giấy, còn chín mảnh kia thì để trắng.
Nếu là hồn ma chính thức trở về dương thế, nhập vào thân xác "con đồng" thì con đồng sẽ thò tay. gắp đúng "phong thư" có ghi từ trước, tên họ của mình.
Lúc bấy giờ, pháp sư mới hỏi hồn ma những điều cần thiết.
Thấy chiếc bát đựng phong thư được đưa ra trước mặt, Cu Tý không cần phải nhìn vào chiếc bát, hai mắt vẫn láo liêng trông thẳng vào lá phướn rung chuyển nhẹ nhàng trước bàn thờ, thản nhiên đặt tay vào cầm lấy một mảnh giấy.
Nhà phong thủy vội đón, mở ra xem. Nét mặt nặng chiểu lo âu của lão chợt biến đâu mất, để nhường chỗ cho vẻ vui mừng, hớn hở, vì "con đồng" đã gấp đúng phong thư có tên tuổi của tổ phụ họ Đặng trần.
Sau khi đốt liên tiếp ba mớ giấy vàng, rót xuống đất ba ly rượu, ném ra bốn phía ngoài sân bảy mớ gạo đậu, thầy địa lý thắp thêm nhang, quỳ lại, khấn vái trước bàn thờ, rồi mới cất tiếng giỏng giạc hỏi hồn ma :
- Hồn đã gấp đúng phong thư, quả thiệt hồn là tổ phụ họ Đặng Trần rồi.
- Vậy xin hồn cho con cháu biết, ngôi mộ vừa táng tại cánh đồng làng Đào Xá của hồn, có bị sai lệch, động trệ gì không ?
Hồn ma nhập xác Cu Tý, vẫn đảo đầu nhè nhẹ, cặp mắt long lanh nhìn thẳng vào lá phướn, lắc đầu lia lịa.
Thầy địa lý châu mày, hỏi tiếp :
- Hồn bảo không sai lệch, động trệ gì thì tại sao, cả ngôi mả được quán khí, đất đùn cao hẳn lên như một chiếc gò lớn, mà chỉ riêng một có một góc ở phía đông nam lại sụt xuống tới mặt ruộng. Đắp đi đắp lại bao nhiêu lần, cũng vẫn không được cao đều như các phía khác.
Như vậy là nghĩa lý gì ??
Hồn ma bỗng dơ tay, phác một cử chỉ ngăn chận lời nói của pháp sư, đoạn đằng hắng ba lần, rồi mới cất giọng sang sảng, khác hẳn giọng nói lè nhè, ấp úng của Cu Tỳ lúc bình nhật, mà nói rằng :
- Các người tham lam lắm, nên Thổ thần mới phải ra oai trừng phạt đó !
Hướng về Thầy Địa lý, hồn ma trong thể xác thằng Cu Tý chậm rãi nói tiếp :
- Người đã đọc sách thánh hiền, thấu triệt lẽ huyền bí của Tạo Hóa, thông suốt luật quả báo luân hồi, vậy mà vẫn u mê, đắm chìm trong sự tham lam, ngoan cố.
Trước đây, nhà ngươi đã cố ý làm trái đạo trời, cưởng nghịch sự an bài của thần thánh, muốn đền ơn đáp nghĩa cho dòng họ nhà ta ( họ Đặng Trần) mà vô tình, suýt làm cho dòng họ nhà ta, bị thiệt mất một ngôi đất kết phát !
Theo sự xếp đặt huyền bí của Hóa công, con cháu ta sau này, thế nào cũng phải được hưởng vinh hoa, phú qúy do ngôi đất trời phật đã dành riêng cho con cháu ta.
Ngươi không cần tìm giúp, Tạo Hóa cũng sui khiến cho chúng nó kiếm được.
Sự giúp đở của nhà ngươi, chỉ là làm cho sự kết phát được mau chóng hơn hạn định một thời gian nào đó thôi, chứ sức người sao cưỡng nổi ý trời.
Nhưng nhà ngươi lại không chịu hiểu thế, cứ muốn làm quá sức mình, định trấn yểm cả con Hỏa, khiến cho Thổ thần phải mấy phen hiển linh, để ngăn cản không cho ngươi thực hành ý định ngông cuồng ấy.
Nếu ta không khéo kêu cầu, van xin Thượng Đế thì con cháu ta có bao giờ còn được hưởng thụ ân lộc của Trời Phật nữa ?
Tưỡng thế là xong, không ngờ đến khi đào huyệt, để cải táng cho ta, nhà ngươi lại phát sanh tánh gian tham, chiếm đoạt cả đôi lọ cổ với hai bức thêu làm của riêng, khiến cho Thổ thần không những phải nổi giận, làm sụt hẳn một góc mả, mà chính hồn phách ta, tuy trước kia, có được nhà ngươi làm lễ nhượng tinh chiêu hồn, triệu phách, nhưng vì bùa chú của ngươi chưa đúng phép, phải cần có đôi lọ cổ với hai bức tranh thêu ám trợ mới thực linh động, đủ sức tinh anh như người có trọn vẹn cả âm hồn, thất phách, để đương đầu với Thổ tthần, hầu hiển linh cho ngôi mả được cao đều như khi mới đắp...
Thầy Địa lý, lắc đầu tỏ ý hoài nghi rồi sẳng giọng hỏi hồn ma :
- Hồn ma bảo thế nào ? Hãy nhắc lại cho pháp sư nghe thử ? Sao đôi lọ cổ với hai bức tranh thêu, lại có thể tăng cường hồn phách là nghĩa gì hử ?
Hồn ma nhập trong thân xác Cu Tý chợt ngoãnh hẳn đầu về phía thầy địa lý, trừng mắt nhìn nhà phong thủy nhu có vẻ tức bực, đoạn trề môi, nói thao thao bất tuyệt :

- Nhà ngươi chỉ biết một không biết hai, chỉ biết qua môn phong thủy với hướng chuyển vận của long mạch, mà không am tường tinh vi phép an hồn, định phách, chỉ căn cứ vào sự truyền dạy mập mờ trong sách vở, không hiểu triệt được tinh tế những nét huyền bí của hai bức tranh thêu và công dụng của đôi lọ cổ, nên mới gây ra điều trở ngại cho sự kết phát của con cháu ta sau này.
Do đấy, mà hôm nay, ta mới phải về đây, mách bảo rõ ràng cho ngươi biết để tìm cách cứu vản những điều khuyết điểm sai lầm trước.

Nhà ngươi có biết những bảo vật tìm thấy ở trong cát huyệt kia là của ai không ?

Nói tới đây, hồn ma ngừng lại, như để chờ sự trả lời của pháp sư.

Nhưng thấy mọi người vẫn ngơ ngác nhìn mình, hồn ma lại ung dung nâng chén rượu rót sẳn, đặt trước mặt, uống thẳng một hơi cạn hết, rồi thản nhiên nói tiếp :

- Đó là của Hoàng Tướng Công về đời nhà Minh bên Trung Hoa đấy. Nguyên lúc bấy giờ Nam Bắc giao tranh, Hoàng Tướng Công đi theo tướng Minh, bị quân ta vây bắt giải vào nạp cho quân sư của vua Lê là ông Nguyễn Trãi.

- Vốn là bậc chính nho, quân tử, trọng sĩ khí và danh dự dù ở trong cảnh lở bước, sa cơ, Hoàng Tướng Công cũng không chịu khuất phục cứ đứng yên, chẳng chịu quỳ lạy vị quân sư của vua Lê.

Ông Nguyễn Trãi tức giận, thét giáp sỹ đem ra trảm quyết.

May được người mạc khách, giúp việc văn án dưới trướng quân sư, vốn có cặp mắt tinh đời, nhận xét được nét hào hùng khẳng khái, và vận số của Hoàng Tướng Công, nên tiến ngay ra, hết sức khuyên can, xin tha tội cho Hoàng Tướng Công.
(còn tiếp)

----------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Saturday September 20, 2003 12:04 AM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Thấy lời biện bạch hửu lý, ông Nguyễn Trãi chẳng những tha tội cho Hoàng Tướng Công, còn trọng đãi Tướng Công, coi như bại tướng ấy như một bạn chí thân tâm phúc vậy. Người mạc khách cứu mạng cho Hoàng Tướng Công, chính là Đặng Tràn Diên, ông tổ hai mươi đời của ta đó ! Trong thế phả dòng họ Đặng Trần, có ghi rõ việc này !

Nhà ngươi cứ bảo Trần Trung cho coi sẽ rõ ngay đầu đuôi góc ngọn.

Tuy nhiên ta cũng có thể tóm tắt đại khái cho nhà ngươi biết rằng :

Sau khi được tổ phụ ta xin tha tội, Hoàng Tướng Công vội tìm đến tận nhà cảm tạ và năn nỉ xin tổ phụ ta đưa đi coi các phần mộ trong dòng họ.

Tổ phụ ta có ngõ ý muốn xin Tướng Công táng giúp cho một ngôi mả để đem lại sự kết phát cho con cháu, vì tổ phụ ta cũng có am hiểu sơ qua về môn phong thủy, nên Cụ biết rõ là mồ mả trong họ chẳng có ngôi mộ nào kết phát cả.

Nhưng sau khi suy tính rất kỹ lưỡng, bấm số âm dương biết đích xác dòng họ nhà ta còn bạc phước lắm chưa được thụ hưởng ân huệ của Trời Phật nên Hoàng Tướng Công từ chối, hứa sẽ tìm cho một ngôi đất quý vào đúng hai mươi đời sau.

Tổ phụ ta không tin, cho lời nói của Tướng Công là vu khoát, vì làm sao mà để mả được cho hai mươi đời sau ? Vậy mà sự thực, có ai ngờ đâu lại đúng như lời Tướng Công đã hứa !

Nhà ta lúc ấy còn kém âm công, phước đức quá chưa đủ điều kiện cần thiết để hưởng thụ sự kết phát vẻ vang, do một ngôi mả táng nhằm cát huyệt tạo nên : vì mức độ phú quý của con cháu, bao giờ cũng tùy thuộc âm đức của tiền nhân, mà cho tới lúc ấy, tổ phụ ta chưa làm được nhiều điều từ thiện thì đâu có xứng đáng hưởng thụ hiển vinh ?

Vả lại, họ Hoàng nếu không muốn tìm đất thì thôi, chứ một khi đã định táng giúp mả cho gia đình nào, thì nhất định phải đặc biệt lưu tâm, tìm kiếm những ngôi đất cực kỳ qúy báu, kết phát to, thì đâu gì khó khăn lắm, chứ không thể an táng một cách tấc trắc, gặp sao hay vậy, gia chủ cứ gọi là mát mặt cũng đã lấy làm mãn nguyện rồi.

Với danh tiếng lẫy lừng của một bậc chính nhân, quân tử, lại từng am hiểu tường tận các môn học huyền bí, lý, số y, nho, Hòang Tướng Công không thể làm được một công việc gì trái với ý muốn, nên sau khi biết đích xác âm công, đức độ của nhà họ Đặng Trần còn bạc nhược quá, Hoàng Tướng Công bèn nảy ra ý định : táng giúp cho gia đình ân nhân một ngôi mả giả tạo, tại một khu đất rất qúy ở cánh đồng giữa hai làng Mai Lĩnh, Đào Xá.

Nhưng không phải mả chôn hài cốt, nhưng chỉ chôn mấy món bảo vật, mà Tướng Công đã đích thân dùng biệt tài trấn yểm, để giữ long mạch tồn tại tới bây giờ, hầu báo đền ơn tri kỷ ! (còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Saturday September 20, 2003 5:58 AM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Nhờ thông suốt được cả quá khứ, vị lai, nhà danh sĩ Trung Hoa biết rằng : đến năm nay, nhàm đúng tháng này, nhà ngươi sẽ tìm thấy ngôi đất có chôn sẳn bảo vật kia để táng giúp tổ mộ cho họ Đặng Trần.

Kỳ diệu hơn nữa, là Hoàng Tướng Công còn đoán được cả ý định của nhà ngươi phải làm phép nhượng tinh : thâu hồn, triệu phách ta, vì hài cốt một tiểu nhi, chôn sâu dưới lòng đất lâu ngày giữ sao được trọn vẹn ?

Hài cốt không toàn vẹn, thì nói gì đến sự kết phát nữa ?

Họ Hoàng hiểu rõ huyền vi kỳ diệu ấy, và không những thế Người còn biết luôn đến cả sự bất lực của nhà ngươi, nên Tướng Công mới chôn sẳn lọ cổ và tranh thêu, tượng trưng thân thể, hồn phách của ta, để chứng tỏ cho thiên hạ sau này biết rằng : mấy đời trước, đã có người tìm thấy ngôi đất này, song vì tôn trọng mệnh trời, người tìm được đất không dám cưỡng chiếm, mà để dành trả lại cho dòng họ, có đầy đủ âm công, đáng được hưởng thọ ân huệ tối hậu của Phật Trời ! Bề ngoài thì thế, song dụng ý chánh yếu của Hoàng Tướng Công không phải chỉ dùng để đựng đồ vật tầm thường như thế mà thôi đâu ? Tướng Công còn có thiện chí cao quý hơn nhiều, nghĩa là muốn đáp đền ơn thâm, nghĩa trọng cho dòng họ Đặng Trần, vì Người không bao giờ quên được ơn cứu tử khi lở bước, sa cơ, suýt làm quỹ không đầu, trước quân trướng Bình Định Vương Lê Lợi.

Cũng bởi tiên đoán đươc sự sơ sót của nhà ngươi, họ Hoàng mới chôn sẳn đôi lọ cổ với hai bức tranh thêu có ghi chú tên tuổi, ngày sanh tháng đẻ của ta, ở dưới huyệt sâu, có ý muốn ám trợ cho nhà ngươi khi làm lể nhượng tinh, sẽ thâu hoạch được toàn vẹn kết quả mỹ mãn.

Nhưng nhà ngươi lại tham lam, ngu muội quá, không chịu hiểu rõ dung ý thâm trầm, kín đáo của cổ nhân, nên mới chiếm đoạt cả mấy thứ bảo vật kia, mà nhà ngươi chỉ biết qua giá trị cổ kính, mỹ thuật chứ không bao giờ biết rằng đó là những bùa phép vô cùng linh ứng, thiêng liêng có mãnh lực phi thường màu nhiệm không những bảo vệ cho hồn phách ta, được quy nguyên trong hài cốt, mà còn tăng cường sự hiển linh gấp bội, giúp cho ngôi mả mau quán khí kết phát.

Các món bảo vật chôn dưới huyệt, nhà ngươi đào được, đã do Hoàng Tướng Công, khổ công chế luyện với tất cả khả năng và kinh nghiệm già giặn của một nhà phong thủy chính tông, có sức hiểu biết, quán thông kim cổ, học vấn uyên thâm,không những về thi văn, kinh điển mà còn bao quát cả các phép hú gió, kêu mưa, di san đảo hãi.

Do đấy, chắc chắn dòng họ Đặng Trần hai mươi lăm năm nữa mới có người làm rạng rở tông môn, Hoàng Tướng Công phải tìm cách duy trì long mạch của ngôi đất, hiện đang an táng hài cốt ta, vừa để tránh sự chiếm đoạt của người khác, vừa để cho long mạch không giảm bớt phần linh ứng do thời gian vận chuyển quá lâu ngày, vì như người đã biết, có mạch đất nào tồn tại vĩnh viển đâu ?

Giư cho long mạch từ mấy trăm năm trước, để dành cho con cháu ta bây giờ thọ hưởng. Hoàng Tướng Công quả thật đã làm một công việc phi thường, có thể nói là cổ kim chưa từng thấy.

Hành động ấy khiến Tướng Công cũng bị giảm thọ một kỷ .



Nhưng Người vẫn vui lòng và sẳn sàng tuân theo số mạng, vì có thể mới đền đáp được ân nghĩa của tổ phụ ta, đã cứu mạng cho Tướng Công lúc trước.(còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------

Posted by: tpnguyen_au
Date: Monday September 22, 2003 2:35 PM
Subject: RE: Ngôi mả bắt đầu kết phát

Nhìn những món bảo vật mà nhà ngươi đã tìm thấy không một ai có thể ngờ được rằng : đó là những loại bùa chú, trấn yểm cực kỳ linh ứng, theo phương pháp bí truyền của những vị pháp sư ở xứ Tây Khương.
Mới nhìn qua, ai cũng tưởng giá trị của các thứ bảo vật chỉ thu hẹp trong phạm vi tầm thường của đôi lọ lâu đời hay bức tranh thêu đẹp mắt, song sự thực mỗi đường thêu là một nét bùa huyền bí, mỗi sợ chỉ là một sợi dây phép nhiệm mầu, chẳng những giữ được lòng mạch không bị suy giảm, mà còn có mãnh lực kỳ dị, làm mờ mắt những nhà phong thủy tinh tế nhất, khi đi qua đấy, để dành riêng cho con cháu ta bây giờ.
Nhà ngươi sở dĩ tránh khỏi nạn đó, chỉ là vì lúc này đã đến thời kỳ dòng họ nhà ta hết cơn bỉ cực, thằng Trung mở đường vinh hiển cho con cháu trong họ trong vòng hai trăm năm.
Nhưng tánh gian tham của nhà ngươi, đã vô tình làm hại nó, trì hoãn hẳn sự kết phát tới ba mươi năm, và giảm luôn cả thời gian hưởng thụ phú quý củ họ Đặng Trần mất hai mươi năm.
Đó là về phần thằng Trung !
Còn nhà ngươi ?
Vẫn hay rằng ngươi là ân nhân của dòng họ nhà ta, đã tận tâm lo lắng cho mẹ con thằng Trung, không quản ngại tốn kém cả công lẫn của, cố gắng thành toàn cho con cháu ta hiển đạt.
Lại cũng chẳng phải cố ý gian tham, chiếm đoạt các bảo vật, đào thấy dưới đáy huyệt làm của riêng tư, mà đó chỉ là vô tình lẽ không đáng trách phạt.
Nhưng Thổ thần tâu trình Thượng Đế, hạch tội ngươi về tánh cưỡng chiếm mấy món bảo vật linh thiêng, từ lâu nay đã trở thành linh vật của Thổ thần bản hạt, nên Thượng Đế nhân đấy, lại lục tội cố ý tránh mệnh Trời của nhà ngươi lúc trước, để giảm thọ ngươi mười năm, và con trai ngươi,cũng sẽ mắc phải tai ương một tháng.
Chỉ giờ Ngọ ngày mai là ngươi nhận được tin không may của gia đình, ngươi sẽ biết lời ta chẳng sai chạy mảy may !
Mẹ con Đặng Mẫu hoãng sợ, hướng vào hòn ma vái lạy lia lịa, suýt soa kêu cầu, khấn ông tổ hỷ xả, tha tội cho con cháu người trần mắt thịt...
Trong lúc ấy, thầy địa lý cũng kinh hoảng xửng sốt như kẻ mất hồn, mồ hôi ướt đẫm mình, hỏi vội :
- Hồn sống khôn, thác thiêng, xin phù hộ độ trì cho chúng tôi, và xin mách bảo cho chúng tôi biết phương cứu vãn sự sai lầm, chênh lệch ấy.
Thằng Cu Tý, dơ tay tự rót rượu, uống luôn ba chén liền, rồi mới dõng giạc nói rằng:
- Ta biết rõ lòng dạ ngay thẳng của nhà ngươi, tận tâm kêu cầu Thượng Đế xin tha tội cho ngươi, nhưng Thổ thần tức giận nhà ngươi lúc trước, mấy phen toan cưỡng lệnh thiên đình, nên cứ tâu xin Thượng Đế trừng phạt.
Tuy nhiên, Thượng Đế cũng thấu triệt tánh trung trực, đôn hậu của nhà ngươi, nên chỉ bắt con trai nha ngươi phải chịu tai nạn qua loa ít ngày, rồi sẽ bình yên vô sự.
Bây giờ, nhà ngươi phải lắng tai nghe kỹ lời ta căn dặn : ngay giờ Tí đêm mai, chờ cho thiên hạ ngũ yên, đợi lúc chó không sủa, gà không kêu, nhà ngươi phải lẳng lặng đem các món bảo vật, để y nguyên như lúc mới đào được, đem ra chôn cách mộ phần của ta bảy bước về hướng Đông Nam, cũng đào sâu nhu khi đào huyệt.
Chôn xong, phải làm lễ an thần, và cần nhất, không được đắp cao như nấm mộ, cứ lấp phẳng, ngang mặt ruộng là được rồi !
Ngừng một phút, vẩy tay ra hiệu cho Trung đem chiếc điếu bát đến bên mình.
Trung vội đem điếu đến, nhồi thuốc, châm đóm, rồi đưa xe điếu cho hồn ma, Cu Tý bình nhật, không biết hút thuốc lào, vậy mà lúc ấy nó lại rít thẳng một hơi dải, tiếng kêu tanh tách dòn tang, rồi ngửa cổ, thở khói lên mái nhà một cách ngon lành, thích thú, đoạn rung đùi nói tiếp :
- Nếu hôm an táng hài cốt ta nhà ngươi thận trọng một chút, khi tìm thấy các thứ cổ vật cứ để nguyên đấy, rồi chôn luôn cả cùng với hài cốt ta, thì linh khí giữ được toàn vẹn, chỉ trong vòng bách nhựt, thằng Trung sẽ gặp điều may mắn đặc biệt, đưa tới sự vinh hoa phú quý rất dể dàng !
Tiếc thay ! Tiếc thay !
Họ Đặng Trần nhà ta, phải mất thêm ba mươi năm nửa đợi chờ, mới có cơ hội mở mày, mở mặt được với thiên hạ !
Âu cũng là mạng số !
Nói xong, Cu Tý lại rót rượu uống thêm ba chén nữa, rồi múa hai tay, rú lên một tiếng lớn, ngã lăn kềnh xuống chiếu...
Thầy Địa lý đang định hỏi thêm hồn ma ít điều hoạ phước nữa gia đình, chợt thấy Cu Tý rú lên,, rồi ngã vật xuống chiếu thì biết là hồn ông tổ họ Đặng đã xuất khỏi thân xác Cu Tý, vội chạy đến nâng đầu nó dậy.
Nó ngáp dài, vươn vai, mở bừng mắt ra, bàng hoàng như đứa ngủ say vừa chợt tỉnh.
Mọi người trong nhà xúm vào hỏi chuyện nó lăng xăng, tíu tít, bắt nó phải kể lại cảm tưởng lúc được hồn ma nhập xác, nhưng nó chỉ ú ớ, ngây ngô, ngơ ngác như ngày thường, chẳng còn một chút tinh anh lanh lợi nào bhư khi hồn ma đang còn nhập xác nó nữa !
Gặng hỏi mãi, nó vẫn ấp úng chỉ lập đi lập lại có một câu : cháu đang ngồi, chợt thấy rùng mình, ớn lạnh xương sống, rồi đầu nặng chỉu như, trước mắt như có trăm ngàn con đơm đớm lập lòe... Rồi cứ thế mê đi, chẳng còn biết đã làm gì, nói gì nữa !
Mọi người cũng ngạc nhiên khi thấy đứa em họ Trung, cúi sát tận mồm Cu Tý, ngửi đi ngửi lại, hít mạnh nhiều lần, đoạn kêu lên sững sốt :
- Ô hay ! Thằng bé này vừa uống tới hơn mười chén rượu, mà sao bây giờ lại chẳng thây có mùi rượu chi hết là nghĩa lý gì ?
Trung nghe thế, cũng tò mò ghé mũi ngửi thử, thì quả nhiên. mồm Cu Tý chẳng có chi khác lạ ngoài hơi thở dập dồn của một đứa bé vừa trải qua một cơn hồi hộp, ngở ngàng !
Muốn thử thách thêm nữa, đứa em họ Trung còn đem diếu ra, nhồi thuốc lào, và châm lửa sẳn sàng, đưa se, ép Cu Tý phải hút.
Thằng này không chịu hút, nhưng mọi người cố ép, cứ đem se vào miệng nó nài nỉ mãi, bất đắc dĩ, nó phải nhắm mắt rít...
Nhưng tiếng guốc điếu vừa kêu tanh tách được hai tiếng nhát gừng, khô khan, gượng gạo thì Cu Tý bỗng sặc hơi, nước mắt nước mủi chảy dòng dòng, mặt đỏ gay như người say nắng, buông vội xe điếu ra, ho khù khụ, đàm rải đầy mồm !
Lúc bấy giờ, mọi người mới tin chắc là đúng ông tổ ho Đặng Trần đã nhập đã nhập vào Cu Tý để mách bảo các việc trong nhà.


Quay trở về đầu Xem binhbinh's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi binhbinh
 
Anne nguyen
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đã tham gia: 27 October 2002
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 497
Msg 2 of 9: Đã gửi: 24 September 2003 lúc 3:53am | Đã lưu IP Trích dẫn Anne nguyen

VẠ GIÓ TAI BAY

Sáng hôm sau nhà phong thủy không trở dậy sớm như thường lệ, vì những việc xảy ra trong đêm qua, do lời tiết lộ của cốt đồng, đã khiến lão phải hoang mang, lo sợ, không phải chỉ riêng cho bản thân lảo, mà còn thắc mắc cho cả gia đình, không biết trong thời gian lão lê gót phong trần đi khắp đó đây, vợ con lão có được sống yên vui không?
Từ gần nửa năm nay, lão chẳng nhận được tin tức chi tiết của gia đình, vì một lẽ rất dể hiểu, vợ con lão nào có biết rõ nơi ăn chốn ở của lão bao giờ đâu ?
Quen sống cuộc đời giang hồ, lấy gió trăng làm bạn, đem tài học uyên bác đi thử thách thiên hạ, để gặp ai trung hậu, phúc đức, thì tặng cho một ngôi đất quý, mà rũi nơi nào, chỉ gặp toàn những kẻ "mắt trắng", không ai biết đến lão, thì lão lại ung dung xách khăn gối lên đường...

Do đấy, chẳng nơi nào lão chịu ở lâu một tháng.
Nhưng từ khi đến vùng Mai Lĩnh, Đào Xá trước khi gặp mẹ con Đặng Mẫu, lão đã tìm được ngôi đất quý, rồi mới trá hình hành khất lở độ đường để đi thử lòng thiên hạ.
Vì vậy lão mới phải ở lại vùng này lâu ngày để cố gắng yểm trừ con Hỏa, giúp cho họ Đặng Trần tránh khỏi tai họa khi ngôi mả tổ được kết phát.
Mãi mê với công việc tìm đất và trấn yểm lão đã quên lãng cả vợ con ở miền Trung, nên đêm qua, khi thấy cốt đồng hiện về báo trước vận hạn của con trai lão, nhà phong thủy không khỏi giật mình, phập phồng lo sợ cho vận mạng mấy người thân yêu trong gia đình, trong suốt thời gian lão mắc "đi giang hồ" để lo việc thiên hạ !
Ôm mối tâm tư sầu muộn, nặng chỉu bên lòng, nhà phong thủy trằn trọc thâu đêm, nhiều lúc cố chợp mắt, muốn tìm giấc ngủ, mong tạm quên niềm lo âu, thắc mắc, nhưng cặp mắt lão cứ mở trừng trừng, nhìn lên mái nhà, mặc dầu trong bóng đêm dày đặc, lão không hề phân biệt được gì, ngoài màu đen tăm tối.
Mãi đến khi gà gáy báo sáng, lão mệt mỏi quá, mới thiếp đi được chừng nửa trống canh.
Trong lúc ấy, mẹ con Đặng Mẫu đã chuẩn bị sẳn sàng nước sôi và ấm chén để chờ lão trở dậy là có ngay mấy chén trà tàu uống cho sảng khoái tinh thần.
Nhưng lão nằm mãi cho đến lúc mặt trời đã lên cao tới hai con sào, mới chịu uể oải trở dậy, thần sắc bơ phờ, hai mắt quầng thâm, chứng tỏ lão đã trải qua một đêm lo nghỉ mông lung và mất ngủ hoàn toàn.
Mẹ con Đặng Mẫu lấm lét nhìn thầy địa lý với vẻ mặt sót thương ái ngại và bảo nhỏ nhau một câu gì khong biết, mà chỉ thấy, Trung lặng lẽ gật đầu rồi tất tả đi thẳng xuống bếp.
Đặng Mẫu bưng khay trà lên.
Thầy địa lý chưa uống xong tuần nước thứ ba thì Trung đã đem lên một bát cháo đậu xanh, nóng hỏi, ngon lành để mời lão điểm tâm cho đở mệt.
Nễ lời khuên mời chí thiết của hai người, nhà phong thủy mới chịu nâng chén lên, gượng húp vài miếng cháo nóng, rồi vươn vai đứng dậy, định ra ngoài đồng thăm mộ và chuẩn bị công việc đem chôn mấy món bảo vật, mà hồn ma truyền bảo đêm trước. Nhưng lão vừa bước xuống đất, thì thấy đầu váng, mắt hoa, loạng choạng suýt ngã, nếu Trung không nhanh tay đỡ kịp, để dìu lão vào nằm trong ổ rơm.
Bất giác lão ngủ quên lúc nào không biết, cho mãi đến lúc nghe quanh mình có tiếng chuyện trò, sào xạc của nhiều người, lão mới bàng hoàng tỉnh dậy, dụi mắt nhìn quanh.
Lão còn ngơ ngác, chưa định thần hẳn thì chợt có tiếng cất lên vui mừng niềm nỡ :
- Lạy Bác ạ, Bác đã dậy ! Bác vẫn khoẻ mạnh chứ.
Lão vội đứng hẳn dậy, nhìn kỹ và cũng rú lên mừng rở :
- Ồ ! Thằng Thanh ! Cháu Thanh ra đây từ bao giờ ?
- Sao lại tìm được đến nơi Bác ở ? Hừ ! Giỏi thật !

Thì ra, lão đã nhận diện được đứa cháu họ, gọi lão bằng Bác, vừa bằng trạc tuổi của con trai lão, mà thuở thơ ấu, chúng là đôi trẻ rất thân thiết, tuy khác nhà, song không hề dấu diếm nhau một điều gì.

Chợt nhớ tới lời của cốt đồng nói đêm trước, lão hỏi vội Thanh :
- Gia đình Bác có được bình yên không hở cháu ? Từ khi Bác ra đi, trong xóm làng có gì khác lạ không ? Thanh nhìn xuống đất, đáp qua giọng buồn thảm não nề :
- Thưa Bác, nhiều chuyện biến đổi lắm ! Vì thế, cháu mới phải lặn mò ra tận đây để tìm Bác. Cháu khởi hành từ hạ tuần tháng mười, nhưng tới bây giờ mới đến được đây, là vì vừa đi còn vừa hỏi thăm, lúc thì có người nói mới gặp Bác ở tỉnh Đông, có kẻ lại bảo vừa trông thấy Bác đi ở mấy phủ huyện vùng Nam Định, Hà Đông, sau nhờ gặp một người lái bè, nói chắc chắn là vừa gặp Bác ở chợ Đào Xá, nên cháu mới biết đường tìm tới nơi chứ không thì cũng đến phải về xuông !...
Thầy địa lý lo lắng, cắt ngang :
- Nhưng có việc gì cần kíp, mà cháu phải tốn công tìm Bác như thế ? Nói mau cho Bác biết đi, kẻo Bác nóng ruột lắm rồi !
Thanh bỗng ngửng đầu lên nhìn nhà phong thủy, mắt chớp lia lịa mấy cái liền, rồi mới cất giọng thê thảm trả lời :
- Bác ra đi gần nửa năm nay, mấy tháng đầu, Bác gái với các anh, các chị cháu trong nhà, vẫn yên ổn làm ăn, mỗi người mỗi việc, chẳng xảy ra chuyện gì đáng tiếc cả.
- Bỗng cách đây chừng nửa tháng, ở làng bên có đám cướp đến giết ông cự phú và vơ vét hết bạc vàng với đồ quý giá.
- Quan trên tra hỏi, thì không biết sao, một đứa lại khai là có gửi anh cả Duy nhà ta mười thoi vàng với ba mươi nén bạc.
- Bác gái bồn chồn lo sợ quá, đã cố nhờ người đi khiếu oan, đi vận đông nhiều nơi, mà tiền mất, người vẫn bị giam.
- Hôm mới rồi, Quan huyện còn về làng, vào tận nhà bác, khám xét khắp mọi chỗ, song chẳng bắt được gì khả nghi, đáng gọi là tang vật hết, nên nhờ thế Bác gái với các anh chị trong nhà, mới không bị liên lụy.
-     Tuy nhiên, bác gái vì lo buồn, khóc lóc ngày đêm thành ra đau yếu, ốm liệt giường liệt chiếu, phải cho gọi cháu tới, bảo cháu đi tìm Bác, để mời Bác về giải cứu cho anh Duy cháu. Bác gái cáhu căn dặn rằng : _ Thế nào Bác cũng phải về ngay, thì may ra mới lo liệu kịp thời, để giải cứu cho anh Duy, chứ nếu chậm trể, quan Án sát trên tỉnh đem ra pháp đình luận tội thì lúc ấy, dù Bác có về, cũng vô ích, không còn có đường lối nào cứu gở nữa đâu ?
     
Nhà phong thủy há hốc mồm, hai mắt chớp lia lịa, rồi giàn dụa ngấn lệ, theo dõi từng lời nói của đứa cháu họ về tai họa của con trai và bệnh trạng của người vợ ở quê nhà.
Lão không ngờ chỉ có mới mấy tháng trời, mà gia đình lão lại gặp vạ gió tai bay liên miên đến như thế ?
Lão thở dài, não nuột, thẩn thờ suy nghĩ một lúc lâu rồi mới lấy lại được sự bình tỉnh tâm hồn để bảo Thanh :
- Sự thể cần kíp như vậy, thì thế nào Bác cũng phải về quê mới xong ! Nhưng khốn nổi ở đây, Bác còn mắc dở có câu chuyện chưa thu xếp kịp.
Vậy cháu hảy ra về trước đi. Bây giờ mới có quá giơ Ngọ, trời còn sớm, cháu đi được tới đâu hay tới đó, tối thì ngủ đở lại, đến mai sẽ đi tiếp.
Còn Bác tối nay và ngày mai, Bác sẽ cố gắng lo liệu, thu xếp các công việc ở đây cho gọn gàng, chu đáo rồi sáng sớm ngày kia, Bác cũng sẽ lên đường.
Có khi bác đi gấp, có thể còn đuổi kịp cháu, cũng không biết chừng !
Nhưng nếu cháu về được trước, thì nhớ nói với Bác gái và mọi người trong nhà là Bác sẽ có mặt ở gia đình trong sớm tối. Các việc rồi sẽ thu xếp xong xuôi, không có chi đáng lo ngại hết.


__________________
Anne Nguyen
Quay trở về đầu Xem Anne nguyen's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Anne nguyen lần thăm Anne nguyen's Homepage
 
binhbinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 08 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 239
Msg 3 of 9: Đã gửi: 24 September 2003 lúc 2:35pm | Đã lưu IP Trích dẫn binhbinh

Bình Bình rất cảm kích cô Anne đã không ngại cực nhọc chạy qua chạy lại 2 chỗ để viết thêm cho Tuvilyso...   Truyện này hấp dẫn quá. Mong cô sẽ tiếp tục câu truyện. Xin cảm ơn cô Anne!

Kính,

Bình Bình
Quay trở về đầu Xem binhbinh's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi binhbinh
 
Anne nguyen
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đã tham gia: 27 October 2002
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 497
Msg 4 of 9: Đã gửi: 24 September 2003 lúc 4:27pm | Đã lưu IP Trích dẫn Anne nguyen

Một nhà phú hộ trong làng, thấy Trung chăm chỉ, hiền lành gọi đến gả con gái cho Trung rồi lại giúp thêm trâu bò, thóc giống để vọ chồng Trung có thể cày cấy được nhiều hơn nữa ?

Do đấy, chẳng bao lâu, họ Đặng đã nghiểm nhiên là một gia đình khá giả vào bậc trung lưu ở làng Đào Xá.

THẾ CHIẾN QUỐC, THẾ XUÂN THU !...

Năm sau, vợ Trung đẻ con trai đứa nhỏ rất đỉnh ngộ, được đặt tên là Đặng Trần Thường.

Trần Thường năm lên 7 tuổi, được cha mẹ cho nhập môn theo học ông Bảng Văn ở làng bên.

Cùng học với Thường, còn có cả Ngô Thời Nhiệm, một học sinh xuất sắc nhất trường ông Bảng lúc bấy giờ.

Do đó, dù Thường là đứa trẻ thông minh chăm chỉ cũng không sao vượt nổi được Ngô Thời Nhiệm.

Trong những ngày bình văn ở trường, cũng như khi khảo khóa nở Tổng, ở Huyện, Thời Nhiệm luôn luôn được khen thưởng ưu hạng, mặc dầu Trần Thường hết sức cố gắng, cũng không sao bì kịp được.

Tánh hiếu thắng của họ Đặng, từ đấy, còn kèm thêm tánh ghen ghét, người tài giỏi hơn mình, nên vì vậy, bề ngoài tuy cùng học một trường, đôi bạn trẻ vẫn chẳng mấy khi ưa nhau.

Ông Bảng Văn nhiều khi còn vô tình, đốt cháy thêm ngọn lửa căm hờn giữa Trần Thường và Thời Nhiêm, vì những lúc bình văn, thử thách câu đối các học trò, thấy Ngô Thời Nhiệm quá lanh lợi, xuất sắc, ông Bảng thường không tiếc lời ngợi khen, khuyến khích, tin tưởng là tương lai sẽ vô cùng rực rở, gieo rắc thêm niềm hận thù trong tâm trí chàng trai họ Đặng.

Sinh nhằm thời ly loạn, lớn khôn giữa lúc đất nước đang bị hoạ đạo binh giữa quân đội của Bắc Bình Vương với Chúa Nguyễn Ánh, nên Đặng Trần Thường theo phò Nguyễn Ánh ở miền Nam, còn Ngô Thời Nhiệm thì đem hết tài học sở trường ra giúp Vua Quang Trung dựng nghiệp lớn.

Quả nhiên, nhờ học vấn uyên thâm uẩn súc, nhờ mưu kế biến ảo phi thường, Thời Nhiệm đã lập được nhiều công to, được Bắc Bình Vương vô cùng quý trọng, coi Nhiệm như một bậc sĩ phu quán thông kim cổ.

Trong khi ấy, Trần Thường theo phò Chúa Nguyễn Ánh cũng luôn luôn có dịp phát triển tài năng, giúp Nguyễn Vương rất đắc lực trong công cuộc tranh dành non sông với vua Quang Trung.

Thế rồi vua Quang Trung bỗng bị bạo bệnh, băng hà giữa lúc đang mưu toan nhiều điều ích quốc lợi dân, khiến cho triều thần cũng như sĩ thứ, lê dân, không một ai không khóc thương, tiêc hận cho sự nghiệp dở dang của vị đệ nhất anh hùng áo vải, người đã từng phá tan hai mươi vạn quân Thanh, bắt sống hàng ngàn viên dũng tướng của Thanh triều.

Vua Quang Trung về trời. Cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn với Nguyễn Ánh cũng biến chuyển theo. Đang ở thế chủ bại, Nguyễn Ánh quật khởi lần hồi, rồi dần dà diệt được nhà Tây Sơn, thống nhất nước Việt Nam. Nhiều danh tướng, công thần Tây Sơn bị bắt.

Đặng Trần Thường lẽ tất nhiên, đã lập được công lớn. Họ Đặng chợt nhớ đến mối thù từ thuở còn cắp sách đi học với Ngô Thời Nhiệm, liền truyền lệnh cho quân sĩ đi bắt Thời Nhiệm.

Ngô Thời Nhiệm bị trói quặt hai tay ra sau lưng, đi theo hai tên lính đến doanh trại họ Đặng, nhưng sắc diện không hề thay đổi hay có vẻ sợ sệt chi hết.

Đặng Trần Thường ngồi oai nghiêm trên chiếc sập gụ phủ vóc hồng, lưng ngã vào một chiếc đệm bông dày, tay tựa trên một sấp gối xếp. Trước sập gụ, có đặt một chiếc án thư, trên bày đũ thứ văn phong tứ bảo, hai bên dàn hai giá binh khí trên cắm các loại kiếm, kích, qua, mâu, trùy đồng, tầm xét, cực kỳ nguy nga, tráng lệ.

Hai tên lính áp giải Ngô Thời Nhiệm tới trước quan trường rồi ấn vai Thời Nhiệm bắt quì xuống.

Vốn là nhà Nho mảnh khảnh, Thời Nhiệm không sức chống cự, lảo đảo ngã phệt xuống thềm gạch.

Từ trên sập gụ, họ Đặng phóng hai luồng nhởn tuyến gay gắt như muốn thuyết phục kẻ đối diện, vốn là bạn đồng học thuở ấu thơ, rồi gằn giọng mỉa mai :

- Hừ ! Oan gia không ngờ lại có ngày nay ! Thời Nhiệm ! Hãy ngẩng cao đầu cho ta coi mặt nào ! Đoạn cười nhạt, y tiếp lời nham hiểm :

- Ta còn nhớ rõ, năm xưa. Cụ Bảng Văn thường khen ngợi nhà ngươi tài cao học rộng, mẩn tiệp, thông minh, bước đường hoan lộ hẳn sẽ cao vút chín tầng mây, không một ai ở trong trường theo kịp, kể cả ta...

   Vậy mà... có ai ngờ đâu ? Sự thể lại có ngày nay !


__________________
Anne Nguyen
Quay trở về đầu Xem Anne nguyen's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Anne nguyen lần thăm Anne nguyen's Homepage
 
Anne nguyen
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đã tham gia: 27 October 2002
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 497
Msg 5 of 9: Đã gửi: 25 September 2003 lúc 12:05am | Đã lưu IP Trích dẫn Anne nguyen

Ngô Thời Nhiệm như không màng đến sự sống chết, thản nhiên ngẩng cao đầu nhìn người bạn cũ, rồi cười mỉm, nữa như mỉa mai, nữa như đau khổ, chẳng nói một lời nào.

Thấy thế, họ Đặng lại càng gay gắt hơn nữa :

- Nhớ lại thời kỳ còn theo học một trường, nhà ngươi vẫn nổi tiếng là "đệ nhất văn nhân" vậy nếu quả thực "danh bất hư truyền" nhà ngươi hãy thử đối lại đối câu đối này của ta xem sao ? Nếu hay, ta sẽ liệu cách khoan hồng cho nhà ngươi...

Dứt lời, họ Đặng ung dung cất cao giọng, sang sảng ngâm một vế câu đối :

" Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dể biết ai ? "

Họ Đặng chưa dứt tiếng ngân cuối cùng của chữ "ai" thì Ngô Thời Nhiệm đã ngồi xếp chân vòng tròn, trên nền gạch thản nhiên đối lại :

" Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, Gặp thời thế, thế thời phải thế".

Đặng Trần Thường gật đầu, như có ý khen ngợi vế câu đối đầy đủ ý nghĩa, rất chỉnh với vế của Thường.

Tuy nhiên, Thường vẫn sai quân lính áp giải Ngô Thời Nhiệm đến trước Văn Miếu, kết tội là "Nho gian" rồi nọc Niệm ra đánh cho đến chết.

Nhưng Đặng Trần Thường sau đấy, cũng bị vua Gia Long nghi ngờ hạ ngục.

Rồi Thường cũng bị chết đói trong ngục tối.

Quả đúng như lời tiên đoán của Thầy địa lý :

" Mai Lĩnh chi sơn khuất khúc, họa cập Hàn, Bành. "

Thì, Đặng Trần Thường sau bao năm tròi nằm gai nếm mật, theo phò Nguyễn Ánh, nhiều khi suýt nguy tới tính mạng, bôn Nam, tẩu Bắc, lắm phen tưởng gần đất xa trời, vậy mà khi dựng nên nghiệp lớn, thống nhất được đất nước Việt Nam, họ Đặng lại chỉ được hưởng phú quý có mấy năm trời, rồi bị hạ ngục chết đói giữa chốn tăm tối lao tù.

Tình cảnh ấy nào có khác gì Hoài Âm hầu Hàn Tín và Lương Vương Bành Việt về đời nhà Hán ? Còn con gái giòng họ Đặng Trần, tuy người nào cũng có nhan sắc, lấy được chồng giàu sang, phú quý, song chỉ chung sống với nhau được chừng năm, ba năm, rồi thế nào những cặp lứa đôi ấy cũng phải lìa nhau, hoặc cơm không lành, canh không ngọt, đem lại kết quả mỗi người sống riêng biệt một nơi, hoặc có khi người chồng đang tự nhiên bỗng bị bạo bệnh lăn đùng ra chết, để rồi kết cuộc, người con gái dòng họ Đặng Trần lại phải " bước đi bước nữa" theo đúng câu tiên đoán của nhà phong thủy chính tông !

" Đào Xá chi thủy loan hoàn, tục đồng Trịnh Vệ".
*** HẾT ***
Đón xem kỳ tới : Kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư


__________________
Anne Nguyen
Quay trở về đầu Xem Anne nguyen's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Anne nguyen lần thăm Anne nguyen's Homepage
 
binhbinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 08 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 239
Msg 6 of 9: Đã gửi: 25 September 2003 lúc 2:48pm | Đã lưu IP Trích dẫn binhbinh

Thật không ngờ giòng họ Đặng Trần lại ra nông nổi này. Chỉ được hưởng có một đời cháu mà cuối cùng cũng không có kết quả tốt. Chắc họ không có đủ phước đức của tổ tiên.   Tội nhất là những người đàn bà trong dòng họ Đặng Trần! Thà nghèo mà hạnh phúc còn hơn.

Thật tiếc cho mãnh đất phong thuỷ này.

Quay trở về đầu Xem binhbinh's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi binhbinh
 
tiencaihauma
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 50
Msg 7 of 9: Đã gửi: 25 September 2003 lúc 5:04pm | Đã lưu IP Trích dẫn tiencaihauma

Anne Nguyen và các bạn thân mến,
Truyện ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT hay quá, không những đề cập về Phong Thủy mà còn liên quan Lịch Sử nữa. Anne đã sưu tập được nhiều truyện hay như vậy thì nhớ 'post' dần dần mỗi khi thuận tiện cho đọc giả thưởng thức nhé. Hay lắm đó!
Thân mến,




__________________
TCHM
Quay trở về đầu Xem tiencaihauma's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tiencaihauma
 
Anne nguyen
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đã tham gia: 27 October 2002
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 497
Msg 8 of 9: Đã gửi: 26 September 2003 lúc 12:15am | Đã lưu IP Trích dẫn Anne nguyen

Chào Các Bạn, BinhBinh, TCHM,
Truyện còn dài lắm, đọc chuyện xong Anne cũng buồn và khóc theo câu chuyện, thấy tình đời, bè bạn như Ngô Thời Nhiệm và Đặng Trần Thường chỉ vì ganh ghét, tỵ hiềm mà đưa ra đến nông nổi, đất nước VN ta lúc nào cũng Nam Bắc phân tranh, không có một ngày an lành, lịch sử là những gì tái diển lại không ngừng.
Đọc đoạn : "Thường vẫn sai quân lính áp giải Ngô Thời Nhiệm đến trước Văn Miếu, kết tội là "Nho gian" rồi nọc Niệm ra đánh cho đến chết. "
Kẻ chiến bại thì bị kêu là "Nho gian" "Ngụy Quân, Ngụy Quyền"... Sao mà buồn làm sao vậy.
Còn về, Phong thủy địa lý cũng có khi không linh nghiệm, mai táng tại nơi đất xấu mà vẫn an nhiên tự tại, đó là do phúc phận của người thịnh vượng mà địa khí tốt lành. Có phải không các Bạn ?



__________________
Anne Nguyen
Quay trở về đầu Xem Anne nguyen's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Anne nguyen lần thăm Anne nguyen's Homepage
 
tiencaihauma
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 50
Msg 9 of 9: Đã gửi: 26 September 2003 lúc 4:31pm | Đã lưu IP Trích dẫn tiencaihauma

Chào Anne Nguyen,
Anne đọc truyện xong rồi xúc động mà khóc là vẫn còn được diễm phúc hơn nhiều người xúc động mà không thể hoặc không dám khóc. Bất hạnh hơn nữa là những người không còn được chút xúc động gì! Hì hì . . . đùa một chút cho vui thôi.

Hơn 200 năm đã đi qua người đời vẫn còn nhắc đến khí tiết của Ngô Thời Nhậm trong giai thọai đối đáp lại Đặng Trần Thường.
" Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dể biết ai ? "
" Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".
Một cặp câu đối thật hòan chỉnh, thâm thúy, tóat lên nhiều ý nghĩa . Một vế đối được cho là khó nhất, hay nhất trong văn học sử mà chỉ có nhân tài kiệt xuất mới ứng đồi dược. Rất tiếc, giai thọai đó lại có một kết cuộc buồn, buồn đến nổi hơn 200 năm sau còn khiến Anne phát khóc, khóc cho lịch sử và khóc cho thời cuôc.

Nghe Anne khóc mà TCHM này xúc đông. Nhưng trong lòng lại cảm thấy vui vì "con Rồng cháu Tiên" dù ở đâu và trong hòan cảnh nào, dù phải lo toan cho cuộc sống đời thường vẫn chắt chiu gìn giữ kho tàng tinh hoa Văn Hóa Lạc Viêt. Chẳng biết là các nhà tâm lý học có liệt bản tính này vào lọai "tình cảm huyền bí" hay không đây ?

Thân mến,

__________________
TCHM
Quay trở về đầu Xem tiencaihauma's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tiencaihauma
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đã bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm dò

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đã được tạo ra trong 2.9180 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐÃ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO