Tác giả |
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 1 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:02am | Đă lưu IP
|
|
|
Chữ Hiếu &
Văn Học Nhân Gian
- Ân Nghĩa Sanh Thành.
Đối với người Việt Nam chúng ta, Vu Lan đă trở thành truyền thống, là một mùa báo hiếu mà những người con chân thành tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, người c̣n cũng như kẻ mất và cố gắng thực hiện những việc có thể làm đựợc để trả ân, đền ân phụng dưỡng của cha mẹ. Truyền thống cao quư nầy cũng là đề tài phong phú cho các nhà thi sĩ làm thơ, các nhà nhạc sĩ làm nhạc, những nhà văn viết sách. Và từ ngàn xưa những tiếng hát câu ḥ được truyền tụng trong nhân gian cũng đă là một đề tài được nhắc nhở cho con cháu, cho những hàng hậu học. Chúng ta làm sao quên được những tiếng hát câu ḥ đó trong xóm làng xa vắng, trong những lúc đêm về khi những bà mẹ nhẹ nhàng ru con;
- Ru hời ru hởi ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi ḷng con ơi.
Nói là công cha như núi, nghĩa mẹ như biển là để cho có đối tượng to lớn mà so sánh, thật ra công cha mẹ làm sao có thể nói được:
- Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại c̣n lớn hơn.
Đời sống của những người dân nông nghiệp trong những vùng nhiệt đới, vào các mùa mưa th́ mưa rơi tầm tả, những lúc nắng th́ nắng gắt vô cùng. Nóng quá con không ngủ được th́ mẹ cũng không yên, mẹ phải quạt phải ru con ngủ, t́nh mẹ là thế đó:
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài thức đủ năm canh.
Ḷng cha mẹ luôn luôn lúc nào cũng cho con và v́ con tất cả, do đó dầu con có như thế nào đi nữa cũng là con của cha mẹ. Con mà có học hành đổ đạt nên danh nên phận cha mẹ cũng thơm lây, và đó cũng là con của cha mẹ. Nhưng nếu gặp phải con bất hiếu luôn luôn suốt ngày rượu chè cờ bạc hút sách..v..v..th́ chác chắn cha mẹ sẽ buồn phiền nhưng cũng phải nói đó là con của cha mẹ. Không phải v́ giỏi giang học hành đổ đạt mới nói là con của mẹ, mà đứa dở nói là không phải con của mẹ, ḷng cha mẹ quả thật bao la:
- Biển Đông có lúc đầy vơi
Chớ ḷng cha mẹ suốt đời tràn dâng.
Khi sanh con là phải nói đến bổn phận và trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Trách nhiệm đó là nuôi dưỡng và giáo dục. Trong một gia đ́nh nếu là khá giả chắc không đến độ khó khăn lắm, tuy nhiên trong một gia đ́nh túng thiếu cha mẹ phải chật vật nuôi con, như vậy mẹ không lo lắng sao được! Con càng lớn trách nhiệm của bậc làm cha mẹ càng nặng thêm, v́ ngoài việc cơm áo c̣n phải lo cho con đủ phương tiện để cặp sách đến truờng, và lẽ dĩ nhiên c̣n phải lo rất nhiều:
- Miệng ru mắt nhỏ hai hàng
Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm.
Nuôi dưỡng con là cả một sự kiên nhẫn, hy sinh của bậc làm cha mẹ, hy sinh cả cuộc đời không một lời than thở. Những lúc con trở trời trái nắng, những lúc con khóc về đêm, những lúc con tiểu con đại tiện th́ phần dơ, ướt, xấu đó mẹ phải nằm, phải chịu, miễn sao cho con khô con ngủ được là cha mẹ vui:
- Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn.
ii- Giáo Dục Gia Đ́nh
Cha mẹ là những người từng trải nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm đó luôn luôn muốn chia sẻ cho con. Trong một gia giáo nghiêm mật, nên tất cả mọi việc từ việc học hành đến việc hôn nhân của con cái thường là cha mẹ chỉ định. Bây giờ th́ con cái ít khi nghe theo sự đặt để và hướng dẫn của cha mẹ, nên v́ vậy sự thất bại cũng không phải là ít. Khi biết quay đầu nh́n lại mới biết ḿnh đă hư hỏng:
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
Ngày con c̣n nhỏ cha mẹ nuôi dưỡng không tiếc của và công, chỉ mong mai nầy con sẽ trở thành người hữu dụng. Bây giờ đây con đă lớn khôn và trở thành người hửu dụng trong xă hội. Tất cả những thành quả đó đều nhờ cơm cha áo mẹ công thầy giáo dục:
- Ngày nào con bé cỏn con
Bây giờ con đă lớn khôn thế nầy
Cơm cha áo mẹ công thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.
Trai thời trung hiếu làm đầu đó là truyền thống trong xă hội Á Đông, đó là tuyền thống tốt. Theo quan niệm nếu cá nhân tốt th́ xây dựng gia đ́nh sẽ tốt. Gia đ́nh tốt th́ tạo dựng một xă hội tốt v́ vậy mà bậc làm cha mẹ lúc nào cũng hướng dẫn con cái một cách nghiêm mật:
- Làm trai đủ nết trăm điều
Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay
Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày c̣n thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết nhờ song thân.
iii- Nỗi Buồn Của Những người Mất Cha mẹ
Cha mẹ suốt đời v́ con, thế nhưng lúc cha mẹ c̣n th́ lắm người không biết quư trọng, đến khi cha mẹ mất đi rồi th́ mới thấy được sự thiếu thốn đó. Lẽ dĩ nhiên c̣n cha mẹ là c̣n có điểm tựa vững vàng, cho nên dầu muốn dầu không mọi nguời cũng có sự nể v́, nhưng khi cha mẹ mất đi rồi th́ thân phân kẻ mồ côi mới thấy sự khinh khi ngoài xă hội:
- C̣n cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết gót con đen x́.
C̣n cha nhiều kẻ yêu v́
Một mai cha thác ai th́ nuôi con.
Hai thân là cột trụ vững vàng cho các con, v́ vậy mà một khi mất cha th́ c̣n có mẹ, mẹ sẽ săn sóc từng miếng cơm manh áo, từng chén nước, chút quà dẩu rằng không đầy đủ như khi cha c̣n sống, nhưng mẹ sẽ lo lắng những việc đó, v́ đó là việc làm của mẹ. Trong trường hợp mất mẹ th́ không ai săn sóc cho con ngủ nghỉ lúc đêm về, biết rằng cha cũng săn sóc nhưng cũng không chu đáo bằng mẹ:
- Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.
Cha mẹ là hai thân quư trọng, nên thiếu một trong hai thân là cũng thấy cuộc đời thiếu thốn rất nhiều. Cho nên người con thảo luôn luôn trân quư cả hai, bởi v́:
- Mất cha con cũng u ơ
Mất mẹ con cũng bơ vơ một ḿnh.
Đờn mà đứt dây rồi th́ không làm sao tấu nhạc được, nhưng cũng có thể nối lại để xài tiếp. Nhưng cha mẹ mất rồi th́ không t́m được, v́ thế mà người con thảo phải hết ḷng săn sóc song thân để mai này cha mẹ có khuất bóng cũng không nuối tiết:
- C̣n cha c̣n mẹ th́ hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt giây.
Đờn đứt giây c̣n ngày nối lại
Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi.
IV- Làm Con Phải Hiếu
1- Ân Nghĩa Sinh Thành
Hiện tại chúng ta có thân nầy là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Cho nên lúc c̣n trong thôi nôi th́ đó cũng là con của cha mẹ. Ngày nào đó học hành đỗ đạt, làm nên danh phận th́ cũng là con của cha mẹ. Ngay cả ông vua trong một nước cũng phải c̣n quư kính cha mẹ th́ huống ǵ người dân tầm thường. Cho nên dẫu như thế nào đi nữa th́ cũng phải nhớ đến cội nguồn:
- Con người có bố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Khi c̣n là cô thiếu nữ bé bỏng th́ không thấy được sự nhọc nhằn của cha mẹ, thường phần nhiều người trong thế gian là như vậy. Đến lúc trưởng thành va chạm với thực tế mới thấy được giá trị của cuộc sống. Nhất là những lúc mang nặng đẻ đau mới thấy sự khổ nhọc của mẹ cha:
- Có con nghĩ cũng thương thay
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
Hoặc là:
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Ở đời ai cũng có lần
Làm cha mẹ mới biết ơn sanh thành
Người xưa khó học nuôi ḿnh
Khác ǵ ḿnh đă hết t́nh nuôi con
b- Sự Tỏ T́nh
Trai lớn th́ cưới vợ, gái lớn th́ gả chồng, đó là định luât tự nhiên. Thông thường trước khi tiến tới hôn nhân, những cặp thanh niên nam nữ họ thường quen nhau. Tâm sự chàng trai, với bao nhiêu ngày tháng đợi chờ mong mỏi và chàng đă táo bạo ngơ lời:
- Mẹ già như chuối chín cây
Sao đó chẳng liệu cho đây liệu cùng
Khế với sung, khế chua sung chát
Mật với gừng, mật ngọt gừng cay
Đấy với đây không duyên th́ nợ
Đây với đấy không vợ th́ chồng
Dây tơ hồng chưa xe đă mắc
Rượu quỳnh tương chưa nhắp đă say.
Nhưng đối với người gái có hiếu th́ cô cũng không ngần ngại trả lời:
- Tay bưng dĩa muối tau bợ sàng rau
Thủy chung như nhất mặc sức anh nhờ
Anh có thương em th́ xin ráng đợi
Em nguyện ở vậy để phụ mẫu nhờ đôi năm.
Khi thấy nàng không lay chuyển, nên tiếp tục chứng minh cho đối phương biết, em là người con gái có hiếu với mẹ cha, nên không muốn lấy chồng v́ sợ không có người nuôi dưỡng song thân, th́ anh đây là bậc nam nhi chi chí cũng song toàn trung hiếu chứ không có thua em đâu, và chàng đă mạnh dạn khẳng định:
- Chữ dâu hiền con gái
Cậu rể thảo con trai
Bậu đâu đôi lứa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc dễ nài công lao.
Qua những lần tỏ t́nh, mà không thấy người đẹp phản ứng nên chàng trai muốn cho người khác phái chú ư đến ḿnh nhiều hơn. Có những lúc chàng trai cũng cần phải thi thố để biểu diễn, rằng anh đây cũng trung với tổ quốc, hiếu với mẹ cha, và t́nh cảm cũng chứa chan đậm đà chớ không phải là nguời không hiểu biết:
- Ḿnh về ta chẳng về cho
Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung chữ hiếu chữ t́nh là ba
Chữ trung th́ để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ t́nh.
Cuộc t́nh dài lâu theo năm tháng, nhưng vẫn chưa tiến đến việc hôn nhân. Hoàn cảnh sinh nhai khó khăn, nên không thường thăm viếng th́ bạn vàng trách móc là bạc t́nh, nhưng nếu cứ đi lên đi xuống hoài th́ cha mẹ lại la rầy quở mắng, thậm chí cho đến đánh đập nữa là khác:
- Làm sao hiệp mặt đôi ta
Đặng tôi báo hiếu mẹ cha bên ḿnh
Không xuống lên ḿnh nói bạc t́nh
Xuống lên phụ mẫu đánh ḿnh thấy không.
Đạo làm con thảo phải tuân theo lời cha mẹ dạy bảo. Có khi v́ quan niệm xưa nghiêm ngặt quá trở thành độc đoán, nhưng làm con thảo th́ phải để cho cha mẹ định đoạt tương lai, đây cũng là lư do mà nàng viện cớ thối thoát:
- Mẹ cha là biển là trời
Nói sao hay vậy, đừng cải lời mẹ cha.
Không những như thế nàng c̣n khẳng định: Phong tục ngàn đời của xứ ta, người con hiếu trong một gia đ́nh nề nếp luôn luôn tuân hành theo lệnh của cha mẹ, ngay cả việc chung thân của một đời cũng do cha mẹ quyết định:
- Phụ mẫu sanh ra để cho phụ mẫu định
Em đâu dám tư t́nh căi lệnh mẹ cha.
Nói th́ nói vậy, người con gái thông minh đă biết chuyện t́nh cảm lứa đôi, một khi đă đến lúc chín mùi th́ ai cũng muốn tiến đến chỗ hôn nhân, để cho có bạn trên đường dài của cuộc đời. Khi chàng hỏi nàng khi nào mới có thể gần nhau vĩnh viễn, th́ mặc dầu t́nh thắm thiết, nghĩa mặn nồng, nhưng khi nghĩ tới c̣n có mẹ già cha yếu nên nàng cũng c̣n ngần ngại trả lời:
- Ở nuôi cha mẹ trọn niềm
Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay.
Thấy chàng đă hết ḷng nên cũng cảm động, nhưng muốn thử lần cuối ḷng ra sao, v́ vậy mà mượn cớ cha mẹ để tránh né:
- Bước lên Đèo Cả
Trông sang Vạn Giả, ngó lại Tu Bông
Biết rằng cha mẹ có đành không
Mà anh chờ em đợi uổng công đôi đàng.
Trong xă hội đặt nặng trung hiếu như Á Đông ta, nên các cô muốn lựa chọn một người bạn lư tưởng th́ cũng phải coi căn bản đạo đức của anh ta có được bao nhiêu. Để chứng minh cho người trong mộng biết là ḿnh cũng là người biết đạo đức nên nói:
- Chim c̣n mến cội mến cành
Anh đây cũng biết nghĩa sanh thành công lao.
Trai lớn có vợ gái lớn lấy chồng đó là lẽ thường, nhưng đạo làm con hiếu cần có sự cân nhắc. Khi nghe bao nhiêu sự tỏ t́nh, nàng đă không cầm ḷng được và cũng suy nghĩ rất nhiều. Ra đi lấy chồng th́ công cha nghĩa mẹ không báo đáp được, nên đă tự hỏi ḿnh đă làm được ǵ cho cha mẹ nhờ chưa trước khi ra đi lấy chồng:
- Lấy chi trả thảo cho cha
Đền ơn cha mẹ cho ra lấy chồng.
Khi đi lấy chồng, người có giáo dục thường hay chọn những gia đ́nh có đạo đức để nương nhờ, chớ không phải v́ giàu có sang trọng. Giàu có sang trọng chỉ là phước báo nhất thời, nếu không biết giữ ǵn th́ một ngày nào đó cũng sẽ không c̣n, v́ vậy mà người con gái khôn ngoan không ham phú quư, mà chỉ trọng nơi đạo đức để làm nơi nương tựa:
- Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền
Gửi thân khuya sớm bạc tiền không ham.
Mặt dầu người con gái cho chàng trai biết là ḿnh sẽ ưng thuận sống chung không có ǵ trở ngại. Nàng cũng biết rằng, truyền thống của Á Đông người phụ nữ một khi lấy chồng th́ phải theo chồng, nhưng dầu sao đi nữa cha mẹ vẫn là người trước tiên được chú ư tới. Trong trường hợp, nếu là người chồng hiểu biết và có hiếu thuận, th́ chồng xướng vợ tùy đó là lẽ đương nhiên. Nhưng gặp người con rể mà không có ḷng hiếu thuận với cha mẹ vợ th́ người con gái hiếu thảo ấy cũng có thể nói thẳng:
- Công cha sanh bằng công tạo hóa
Có cha mẹ sau mới có chồng.
Hoặc là:
- Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm
Chớ điệu vợ chồng không thiếu ǵ nơi.
Những điều kiện hiếu kính của cặp thanh niên nam nữ nầy họ đă thỏa thuận, nên chàng đă đem tất cả những chuyện trong gia cảnh, thố lộ để cho người bạn đường hiểu rỏ, để sau này có sống chung không bị mang tiếng lừa dối. Đặc biệt là ngoài việc gia cảnh của anh thiếu thốn, anh c̣n có mẹ già, vả lại anh thường buôn bán đường xa, nên tất cả những việc trong nhà đều nhờ cậy vào một tay em:
- Nhà anh chỉ có một gian
Nửa th́ làm bếp nửa toan làm buồng
Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh buôn bán trẩy trương thông hành
C̣n chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu lời lo toan
Cho anh đành dạ bán buôn.
c- Hiếu Kính
Ân cha nghĩa mẹ như trời cao biển rộng, nên phận làm con phải đền đáp công ơn trong muôn một, không thể v́ một lư do riêng tư nào đó mà quên đi bổn phận làm con:
- Ân cha nghĩa mẹ nặng triều
Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
Hoặc là:
- Ân cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Đạo làm con thảo cứ thấy cha mẹ tuổi càng lớn th́ sự gần gủi càng xa, v́ vậy mà rất sợ sẽ có ngày xa cách. Tuy sự mong muốn mong manh, nhưng vẫn cứ mong muốn cho cha mẹ sống măi để cho ḿnh có dịp phụng thờ, mặc đầu hiện tại đă lấy chồng xa xứ:
- Cây khô chưa dễ mọc chồi
Mẹ già chưa dễ ở đời với con.
V́ duyên phận phải lấy chồng xa xứ, ngoài việc hiếu kính cha mẹ chồng, và cũng không quên đi ân nghĩa sinh thành của cha mẹ ḿnh. Nhớ lại quê nghèo nắng gắt mưa thưa, có lẽ thầy mẹ sẽ cực nhọc. Để gọi là chút ḷng của người con viễn xứ, nên nàng đă dành dụm gởi cho cha mẹ đôi giày:
- Ai về tôi gởi đôi giày
Pḥng khi mưa nắng để thầy mẹ đi.
Ngoài việc gởi đôi giày, nàng c̣n nhớ rơ, miếng trầu là đầu câu chuyện, đó là tập tục của người Việt Nam ta, và đó cũng là niềm vui cho những người lớn tuổi. V́ vậy người con thảo dù cho xa quê hương, xa mẹ già, và mặc dù sống ở bên chồng không v́ vậy mà quên đi bổn phận làm con:
- Ai về tôi gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.
Biết cha mẹ thích kiểu cách trong lúc ăn trầu, là người con thảo có những cử chỉ nho nhỏ như têm từng miếng trầu, thái từng lát cau non mới hái, gởi về cho mẹ:
- Cau non khéo bửa cũng dày
Trầu thêu cánh phượng để thầy mẹ ăn.
Trong cuộc sống những xứ nông nghiệp, thường là dùng cá hơn là dùng thịt, đă vậy c̣n tuỳ thuộc vào thời tiết thành thử nếu trời êm biển lặng, th́ những ngư phủ đánh cá không khó khăn lắm. Tuy nhiên gặp những lúc trời động mạnh th́ việc chài lưới sẽ khó khăn hơn, v́ vậy họ sẽ bán với một giá thật đắt. Nhân dịp có người về quê hương, là người con hiếu dù cho nghèo đến đâu và đắt đến cỡ nào cũng phải mua để làm quà cho mẹ:
- Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già.
Mặc dầu cũng thường gởi quà, và thơ thăm viếng, nhưng v́ đường đi xa cách quá nên tâm tư của người con thảo sống xa gia đ́nh lúc nào cũng nghĩ đến cha mẹ, nhất là lúc đêm về, không biết giờ nầy cha mẹ đang làm ǵ, có khoẻ không, Cuộc sống hiện giờ ra sao?
- Đêm khuya trăng rụng xuống cầu
Cảm thương cha mẹ giải dầu ruột đau.
Lấy chồng th́ phải theo chồng, dầu cho trăm thương ngàn nhớ cha mẹ đi nữa cũng phải dứt bỏ, nhưng là người con thảo làm sao yên được khi bỏ lại sau lưng cha yếu mẹ già, em thơ dại lấy ai săn sóc dẫy sắn nương dâu:
Chiều chiều ra đứng ngơ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Sống xa gia đ́nh, thân nhân, họ hàng, giờ đây chỉ có hàng xóm láng giềng. Kể như vậy cũng là vui, nhưng dầu sao đi nữa t́nh cốt nhục cũng vẫn hơn, và nơi chôn nhau cắt rún lúc nào cũng đẹp, nên đôi lúc cũng thấy có chút ǵ bàng hoàng trong tâm tư, một chút ǵ nhớ thương quê cha đất tổ, giờ đây nếu có th́ cũng chỉ đứng xa vọng về:
- Chiều chiều ra đứng ngơ xuôi
Ngó về quê mẹ bùi ngùi nhớ thương.
Hiếu kính cha mẹ trên phương diện tinh thần và vật chất, như thế mới trọn vẹn, nhưng không hoàn toàn mà người con thảo c̣n muốn ở gần sân, trước ngơ để sớm hầu tối viếng cho dễ:
- Muốn cho gần mẹ gần cha
Khi vào thúng thóc khi ra quan tiền.
Phận làm con gái trước c̣n thăm viếng mẹ cha, nhưng rồi thời gian cũng phôi pha v́ điều kiện sinh kế. Thường th́ người ta nói cái khó nó bó cái khôn. Quả thật như vậy, đôi khi v́ cuộc sống sinh kế khó khăn, cho nên có những lúc người dâu hiền con gái, cậu rễ thảo con trai, cũng phải mất thảo mất ngay, quên công cha nghĩa mẹ. Không phải v́ không có hiếu, nhưng v́ hoàn cảnh nên có muốn sớm hầu tối viếng cũng khó:
- Khó khăn mất thảo mất ngay
Ơn cha cũng bỏ nghĩa thầy cũng quên.
Khi không c̣n điều kiện viếng thăm quà cáp cho cha mẹ th́ những người con gái lấy chồng xa vẫn thường bị hàng xóm láng giềng chê trách, là thiếu bổn phận trong lúc cha yếu, mẹ đau không người săn sóc nuôi dưỡng:
- Xin người hiếu tử gắng chuyên
Kịp thời nuôi nấng cho truyền đạo con
Kẻo khi sông cạn đá ṃn
Phú ngà phú uất có c̣n là chi.
Hoặc là:
- Một mai bóng xế cội tùng
Mũ rơm ai đội áo thùng ai mang.
Có những sự chê trách nặng nề hơn, bởi v́ con cái lớn khôn, làm nên danh phận là nhờ ân đức của cha mẹ, v́ vậy phải nhớ để mà đền đáp. Những người con hờ hững, không biết đến ân đức sanh thành để cho cha mẹ sống một cuộc sống nghèo đói trong những túp lều tranh vách lá, th́ chắc chắn không ai chấp nhận được:
- Mẹ già ở túp lều tranh
Đói no không biết, rách lành không hay.
Bị hàng xóm láng giềng chê trách hẳn nhiên rất đau khổ. Càng đau khổ càng nhớ tới công cha nghĩa mẹ như trời biển, không thể tính đếm được, và trong ḷng có những sự so sánh b́nh thường dễ thương:
- Ngó lần nuột lạt mái nhà
Bao nhiêu nuột lạt thương mẹ già bấy nhiêu.
Nỗi buồn mang mác đó khi nghĩ tới phận ḿnh xa xứ, nhớ đến những lúc c̣n nhỏ, mẹ ân cần xú nước nhai cơm:
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
Rồi từ đó những kỷ niệm của thời thơ ấu, những con đường đất dẫn về thôn chứa chan t́nh quê, t́nh mẫu tử thiêng liêng cao quí hiện lên trí nhớ khó quên:
- Ngó lên ngó xuống th́ vui
Ngó về quê mẹ ngùi ngùi nhớ thương.
Người con hiếu mặc dầu được cha mẹ chấp thuận cho đi lấy chồng, tuy nhiên v́ quan san cách trở, nên không làm tṛn hiếu đạo của người con, do đó mà trong ḷng cũng có những ray rứt, dày ṿ khi phải xa cha mẹ để đi theo một người đàn ông xa lạ:
- Chữ xuất giá tùng phu là lẽ phải
Gái có chồng bỏ mẹ quạnh hiu
Bớ anh ơi,
Em nhớ khi thơ bé nâng niu
Ngày nay xuất giá bỏ liều mẹ cha.
Nổi ḷng nhớ mẹ trong hoàn cảnh nơi xứ lạ thật là thâm trầm khó tả, cứ thế mà tháng năm nỗi buồn vằng vặc không nguôi. Làm sao có thể ăn no ngủ yên được khi nhớ đến quê nghèo, nắng gắt mưa thưa, trong lúc cha mẹ không có người thân nương tựa:
- Gió đưa cây cửu lư hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn
Đă bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.
Tất cả những kỷ niệm vui buồn khó quên của thời thơ ấu, giờ đây đă không c̣n mắt thấy tai nghe nữa, có c̣n chăng nữa là một mớ kư ức vui buồn. Những thời gian sớm hầu tối viếng của người con thảo, giờ đây được thay thế cho sự nguyện cầu, cầu cho cha mẹ sống đời với con cháu. Sự hiện diện của mẹ cha trên cơi đời nầy là nguồn vui vô tận đối với những người con thảo:
- Mỗi đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Có niềm vui nào hơn, và sự hănh diện nào hơn là niềm vui c̣n cha mẹ. Nỗi buồn nào hơn là nỗi buồn mất mẹ. Bao nhiêu ngày tháng mong mỏi gần bên mẹ, nhưng không thực hiện đuợc. Nay mẹ đă ra đi vĩnh viễn, là người con gái có hiếu làm sao không nuối tiếc bùi ngùi:
- Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó về mả mẹ ruột đau chín chiều
Là người con hiếu không những vâng lời cha mẹ lúc sanh tiền, mà luôn cả khi cha mẹ đă mất cũng không v́ vậy mà lăng quên lời giáo huấn. Những lời di chúc, di thư, và những cử chỉ cuối cùng trước khi ĺa đời, tất cả đều in hằn trong trí của những người con hiếu thảo:
- Nửa đêm ra đứng giữa trời
Cầm tờ giấy bạch trái lời mẹ răn.
Thấy người bạn đường của ḿnh v́ thương nhớ mẹ mà sầu bi rất mực, nên anh cũng khuyên nhủ: Mẹ em cũng như mẹ anh, giờ đây đă quá cố th́ em c̣n có mẹ anh. T́nh mẹ dành cho em cũng vô vàng cao quư, không những vậy mà c̣n dịu ngọt như mật như đường:
- Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau.
Ngày xưa em hiếu kính phụng dưỡng với mẹ, anh đây cũng vậy, bây giờ mẹ đă qua đời th́ em hiếu kính với mẹ anh. Hiếu kính với cha mẹ về phương diện tinh thần c̣n chưa đủ, mà phải hiếu kính phụng dưỡng về vật chất. Muốn như vậy th́ chúng ta phải tạo điều kiện để sống gần gủi với cha mẹ để tiện bề phụng dưỡng:
- Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Gạo nhe An Cựu mà nuôi mẹ già
Mẹ già là mẹ già chung
Em về bảo dưỡng cá canh cho thường.
Trong những lúc tâm sự cùng nhau, bàn bạc đến ân đức sanh thành của cha mẹ, là người con trai khôn ngoan, nhân đây cũng đă nói ư hướng kính trọng cha mẹ của ḿnh cho người bạn đường biết:
- Mẹ cha trọng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn ngàn công ơn.
Hoặc là:
- Gươm vàng rớt xuống hồ tây
Công cha cũng trọng nghĩa thầy cũng sâu.
Câu người ta thường nói: Dạy con từ thuở c̣n thơ, dạy vợ từ lúc ban sơ mới về. Do đó để cho người bạn đường của ḿnh biết tôn ty, hiếu để với cha mẹ, và kính nhường anh em, và phải tôn trọng sự khuyên nhủ của chồng th́ ngay từ đầu phải giáo huấn:
- Con quốc kêu khắc khoải mùa hè
Làm thân con gái phải nghe lời chồng
Sách có chữ phu xướng phụ ṭng
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia
Lấy em về thờ kính mẹ cha
Thờ cha kính mẹ ấy là người ngoan.
Hoặc là:
- Thờ cha kính mẹ hết ḷng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường
Chữ để nghĩa là chữ nhường
Nhường anh nhường chị lại nhường người trên
Ghi ḷng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em.
Trong thời chinh chiến khi đất nước kêu gọi th́ bao nhiêu lứa trai hùng cũng phải lên đường theo tiếng gọi của quê hương sông núi. Có những khi ra đi mà không hẹn ngày về. Trung hiếu cưu mang, người con trai phải lựa chọn. Có đôi lúc được hiếu mất trung, và cũng có lúc được trung mất hiếu. Được cả hai là điều ai cũng mong mỏi, nhưng cuộc đời đôi khi phải lựa chọn. Không có sự lựa chọn nào là không đau khổ. Người con trai trong thời ly loạn, không thể không nghĩ đến quốc gia, tổ quốc c̣n th́ già đ́nh c̣n. V́ thế mà sự lựa chọn phải lên đường ṭng quân diệt giặc để cứu quê hương. Thôi th́ mẹ già con thơ, trăm việc em ráng cố gắng lo liệu cho anh:
- Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Sau khi anh đi rồi em tùy theo điều kiện và phương tiện mà chăm sóc cho mẹ cha để làm tṛn bổn phận làm con dâu:
- Thức khuya dậy sớm ân cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
Bậc cổ đức có nói: Cha mẹ c̣n tại thế th́ không nên đi chơi xa. Là một người con thảo trong một xă hội, lúc nào cũng đắn đo nhớ tới cha mẹ khi bè bạn rủ đi chơi xa. Tuy nhiên đây không phải là đua đ̣i mà là nhiệm vụ tổ quốc thiêng liêng, nhưng cũng có người gắt gao chỉ trích:
- Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa chén trà ai dâng.
Người bạn đường ra đi v́ tiếng gọi của quê huơng, để lại cha mẹ già, với rẫy sắn nương dâu. H́nh ảnh của người mẹ già răng long tóc bạc, cuộc sống gần đất xa trời, do đó là phận con dâu cứ lo âu, không biết mẹ sẽ ra đi lúc nào:
- Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi.
Chàng đi ṭng quân, cuộc sống trong gia đ́nh giờ đây cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, nhưng phần hiếu dưỡng cũng phải lo chu toàn cho cha mẹ. Những lúc củi quế, gạo châu, không có đủ cơm cho cha mẹ ăn, làm con phải nhường phần ăn của ḿnh cho mẹ, cho tṛn câu hiếu đạo:
- Đói ḷng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Trong những lúc hướng dẫn mẹ đi chùa, thấy nơi nghiêm tịnh muốn đi tu để học đạo giải thoát, v́ biết tu là cội phúc, đời là oan khiên. Biết th́ biết như vậy, tuy nhiên đến chùa để mà tu cũng không phải là phương pháp hoàn hảo. Đạo làm con thảo giữa hai sự lựa chọn: Tu thân bằng con đường hiếu kính, và xuất gia sống cuộc đời phạm hạnh trong chốn thiền môn, th́ sự lựa chọn phải là con đường hiếu kính:
- Lên chùa lạy phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
Hoặc là:
- Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.
Bên cạnh những người có lương tâm pḥ vua vực nước, chúng ta c̣n thấy có những người cũng thích nếp sống bất lương, bè phái, khuynh loát quần chúng. Nhưng là người con thảo hiểu rơ tam cang ngủ thường th́ vẫn một ḷng thẳng tiến để hoàn thành bổn phận của người trai thời ly loạn. Ân đền nghĩa trả đă xong anh trở về lại với mái ấm gia đ́nh:
- Vai mang bức tượng Di Đà
Hiếu trung ta giữ gian tà mặt ai.
Hoàn thành nhiệm vụ làm trai
Trở về bên mẹ sau bao ngày nhớ thương
Kết Luận:
Trong một gia đ́nh đầy đủ phúc duyên, đầm ấm hạnh phúc, vợ bảo chồng nghe, chồng vợ hài ḥa, ai cũng nghĩ đến sự hiếu kính và t́m cách thế nào để làm vui ḷng cha mẹ trong những lúc xế chiều, và xây dựng một gia đ́nh sung túc, nên nàng đă đề nghị:
- Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha
Muôn đời tiếng hiếu người ta c̣n truyền.
Để khuyến khích người bạn đường trong việc hiếu và cũng là xây dựng một tương lai cho gia đ́nh, nên chàng cũng đă động viên:
- Em th́ đi cấy lấy công
Để anh nhổ mạ tiền chung một lời
Đem về cho bác mẹ coi
Làm con phải thế em ơi.
Cặp vợ chồng trẻ nầy đă theo dấu nguời xưa làm tṛn đạo người con hiếu kính, và luôn luôn nhớ nghĩ đến cội nguồn tổ tông. Có được ngày hôm nay là nhờ hồng phúc của tổ tiên để lại, v́ vậy mà bây giờ, ḿnh có được địa vị cao sang như ngày hôm nay. Cho dù bây giờ cha mẹ không c̣n khoẻ mạnh, và trẻ trung như thời thanh xuân, v́ đă hy sinh rất nhiều cho con cái, nên mới tiều tụy như ngày hôm nay, nhưng làm con phải hết ḷng hết dạ tôn thờ song thân:
- Khôn ngoan nhờ ấm cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
Hoặc là:
- Có cha sinh mới ra ta
Làm nên nhờ bởi mẹ cha vun trồng
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hửng hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 2 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Triết Lư B́nh Đẳng
Trước Khi Đức Phật Thích Ca Xuất Thế
Xét về sự bất công, có lẽ Ấn Độ là một trong những xă hội có chế độ chính trị bất công nhất. Dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ bị chia ra rất nhiều giai cấp khác nhau, tựu trung có 5 giai cấp chính sau đây:
1- Bà La Môn: Gồm những giáo sĩ, những người này giữ quyền thống trị tinh thần, chuyên về lễ nghi cúng bái. Họ tự nhận ḿnh là những người được sinh ra từ miệng Phạm Thiên, thay đức Phạm Thiên cầm cương lănh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên tôn kính, và hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
2- Sát Đế Lỵ: Là hàng vua chúa qúy phái, tự cho ḿnh là những người được sinh ra từ cánh tay của Phạm Thiên, thay Phạm Thiên nắm quyền hành thống trị dân chúng.
3- Vệ Xá: Là những vị thương gia điền chủ, tin ḿnh được sinh ra từ bắp vế của Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đang kinh tế trong nước.
4- Thủ Đà La: Là hàng hạ tiện nô lệ, tự cho ḿnh là người sanh ra từ gót của Phạm Thiên, nên thủ phận làm tôi mọi suốt đời cho các giai cấp trên.
5- Ngoài bốn giai cấp trên c̣n có một giai cấp nô nữa đó là giống người Baria. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi taị xă hội Ấn Độ c̣n có một giai cấp Không Thể Va Chạm, chỉ cho những tín đồ Phật Giáo bị ngược đăi bởi xă hội Ấn Độ.
Năm giai cấp trên th́ mặt y phục khác nhau nhưng vẫn được sống trong thành thị, riêng về giai cấp thứ sáu bị ngược đải hơn, và họ bị bắt buộc phải sống ở những nơi núi rừng, không được xử dụng những nơi công cộng. Năm giai cấp trên sống theo luật lệ cha truyền con nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay cưới hỏi lẫn nhau, cũng không được di chuyển từ nơi nầy sanh nơi khác. Ba cấp trên sung sướng bao nhiêu th́ ba cấp dưới nô lệ càng khổ sở nhục nhă bấy nhiêu. Sự bất công của xă hội Ấn Độ lúc bất giờ, khó mà diễn tả cho cùng tận. Những người cai trị, bốc lột được bao nhiêu th́ cứ thẳng tay vơ vét, chớ không có một chút cảm thông, do đó mà niềm thương yêu cũng tắc nghẹn.
Về phương diện tôn giáo, học thuật, tư tưởng tại Ấn Độ lúc bấy giờ vô cùng phức tạp. Về tín ngưỡng kẻ thờ thần lửa người thờ thần núi...Đời sống vật chất th́ mọi người rên xiết dưới chế độ bất công, áp bức. Về đời sống tinh thần th́ đang quay cuồng, điên đảo trong lư thuyết tà ngụy. Quả thật xă hội đang khao khát một t́nh thương, và b́nh đẳng. Trong hoàn cảnh vô cùng bi đát đó, th́ một Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời. Sự xuất hiện của Thái Tử Tất Đạt Đa trong xă hội Ấn Độ thời bấy giờ, và sau nầy đi tu là đấng đạo sư của tất cả trời người, như một vầng trăng chiếu diệu trong đêm trường cô tịch, như một ngọn hải đăng định hướng cho muôn vạn thuyền bè. Sau khi đắc đạo, Ngài khai sáng ra một tôn giáo mới, với một nền giáo lư nhân bản. Trong nền giáo lư nhân bản nầy, ngài nâng cao nhân phẩm của con người, với chủ trương b́nh đẳng, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thế là không tốn một viên đạn, mà cũng không đổ một giọt máu nào, mà các giai cấp thống trị cùng một lúc phải sụp đổ. Cuộc cách mạng của ngài đă thành công một cách vẻ vang trong lịch sử của nhân loại từ cổ chí kim.
Yếu tố thành công trong sự nghiệp cách mạng để phát triển chủ trương b́nh đẳng của đức Phật, sở dĩ được thành công là v́ nó khác hẳn với cái nh́n của của các tôn giáo khác. Các tôn giáo khác cũng nói tới sự b́nh đẳng, nhưng chỉ nói được một phần nhỏ, như cái b́nh đẳng địa vị, chính trị, kinh tế, hoặc chỉ nói đến cái b́nh đẳng giữa nam và nữ, mà không thể nói đến cái b́nh đẳng tận căn để của sự kiện. Mọi sự vật trên thế gian nầy có rất nhiều sự sai biệt, chẳng hạn như luận về gia đ́nh, tướng mạo, phẩm tánh, trí tuệ..v..v..hoặc giả luận về cái giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu, cứng mềm, mạnh yếu..v..v.. nhưng nếu như vậy, th́ căn bản chưa thể nói được tinh thần b́nh đẳng. Theo quan điểm của đức Phật, đây chỉ là sự sai biệt của giả tướng, do đó mà trên phương diện lư thể, th́ thật sự chưa nói đến cái tinh thần b́nh đẳng một cách triệt để. Trong kinh đức Phật ngài nói: Tâm, Phật, Chúng Sanh cả ba không có sự sai biệt, do đó mà quan điểm của Phật giáo, khi nói đến tinh thần b́nh đẳng, là không phải chỉ nói đến tinh thần cục bộ mà nói đến cái toàn diện. Cũng không phải chỉ đơn thuần nói tới cái tinh thần b́nh đẳng giữa con người với con người, Phật với Phật, hoặc con người với Phật, hoặc con người với động vật, mà phải nói con người, Phật, vật, chư thiên, quỷ thần đều b́nh đẳng như nhau. Thành thật mà nói, tất cả các tâm pháp, sắc pháp, nhân pháp, quả pháp, tự nó không có cao thấp, nếu có chỉ v́ chúng sanh, sanh tâm chấp trước, nên mới có cái tưởng sai biệt. V́ cái bổn tánh mê mờ như vậy, cho nên mới khởi lên cái tà kiến điên đảo. Do tà kiến điên đảo mới sanh ra vọng kiến sai biệt, chứ sự vật mỗi mỗi đều có cái tự nhiên của nó, nó không có một mảy may biến đổi. Hiểu được điều này th́ đây chính là lư luận cơ bản giáo nghĩa của Phật Giáo.
B́nh Đẳng Quan Niệm Vật Lư Học.
Theo quan điểm của Phật Giáo, cơ thể của con người do năm uẩn tạo thành đó là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc thuộc về vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức, là bốn loại tác dụng của tâm. Thọ là cái sức cảm thọ vui buồn sướng khổ. Tưởng là cái tư tưởng, sức tưởng tượng. Hành là tâm lư, là hành vi của sự tạo tác thiện ác. Thức là cái hiểu biết phân biệt. Đứng trên phương diện vật chất mà quán sát, th́ thân thể con người được h́nh thành bởi da thịt, xương, lông, máu, mủ..v..v.. Nếu chúng ta làm một cuộc thí nghiệm và phân tích hóa học th́ chúng ta sẽ thấy tất cả các loại Vitamin từ A cho đến Z, những khoáng chất như: Sắt, đồng, nhôm, ch́, kẽm, và các khí như Oxygen, Nitrogen, hoặc các chất Amino Acid, trong con người của tôi có cũng không khác trong trong con người của qúy vị, Jesus và Đức Phật. Và ngay đến cả thế giới động vật hửu t́nh và vô t́nh cũng giống nhau. Trong trường hợp nói không b́nh đẳng, hoặc cho người nầy hơn người kia, kẻ nọ phải phục tùng kẻ khác, hoặc cho ḿnh là người có quyền được cứu rỗi, tha tội cho kẻ khác, là v́ do cái tâm cao ngạo biên kiến mà sanh ra, chứ thực tế th́ không phải như thế. Nếu có cái cao thấp, có khác biệt th́ đó là v́ mỗi người được sanh ra từ nơi điạ phương hoặc quốc độ khác nhau, Nhưng nếu nói như thế th́ chúng ta nghĩ ǵ khi nghe Mạnh Tử ngài nói: Cái trắc ẩn của tâm, cái tâm xấu hổ, cái tâm không thiệc ác, và cái tâm nhường nhịn của mỗi con người ai cũng có. Điều nầy có nghĩa là nói đến con người ai cũng có bốn loại tinh thần được tác dụng bởi: Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà không biết. Như thế th́ dù cho ở địa phương nào đi nữa, th́ cũng là con người chứ không phải là con vật vô tri, hay thần thánh, nên vấn đề t́nh cảm không phải là không có. Như trên là nói thế giới của loài người. C̣n nói đến thế giới của Súc Sanh, lẽ đương nhiên cái tác dụng của thọ tưởng cũng có, tuy nhiên nó không có bén nhạy như con người. Quán sát cho kỷ, th́ ta sẽ thấy từ những loài cao nhất như con người, cho đến thấp nhất như các loài động vật, tất cả đều biểu thị những tánh tham lam, tham sống sợ chết, cái tâm tránh khổ t́m vui, những cái cảm thọ Khổ và Lạc rất là dễ thấy. V́ lẽ đó đức Phật ngài nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, cái b́nh đẳng không hai. Lời nói đó đă nói từ ngàn xưa, ngoài cái việc khích lệ mọi người chúng ta cố gắng tu tập để vén màng tối vô minh, c̣n là những nhát búa vĩ đại, có thể đập tan cái chủ thuyết thần quyền độc ngă, bắt buộc mọi người tung hô, quỳ lạy để nhờ sự cứu rỗi của các tôn giáo khác vào thời kỳ đó cũng như hiện nay.
Như vậy chúng ta có thể thấy từ nơi năm uẩn tập hợp trên cái thân thể nầy mà vọng khởi ra cái Ngă Sân, Ngă Si, Ngă Kiến, Ngă Mạn, Ngă Chấp để rồi tự tạo ra cái khác biệt. Đối với cái ngă giả dối nầy mà chúng ta cứ chạy theo cho đến lúc kiệt quệ, th́ e rằng chúng ta không bao giờ thoả măn trong việc t́m cầu danh lợi phù du giả tạo. Nếu có người lỡ lầm tổn thương đến cái danh dự, lợi ích của cái giả ngă nầy, do từ nơi tâm sân hận, tâm không lương thiện, trong khi chúng ta không kiểm soát được lư trí, th́ chắc chắn thế nào cũng phải dốc toàn lực tranh đấu cho đến cùng, hoặc giả dùng cái thủ đoạn thấp kém xảo quyệt, để giải quyết thanh toán với nhau. Nếu ư thức được sự chân, giả, th́ hăy cứ vất bỏ những cái giả tạm đó ở sau lưng để lo tu học, minh tâm kiến tánh như thế có hay hơn không?
Hiện tại người chấp cái ngă, nghĩa là cái nhân duyên do năm uẩn tạo ra tất cả các pháp. Do đó, nếu từ nơi cái Tâm Pháp, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức như đă nói trên mà t́m cái chân ngă, th́ không bao t́m được. Đứng trên phương diện vật chất, nếu không phải căn cứ từ da, lông thịt, máu, mở, xương..v..v.. th́ không thể nào t́m ra được cái ta. Những ngă tưởng đó là không, là giả tạm, nhưng người đời lại bị nó lôi cuốn vào cái ngă danh. Mọi việc sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp, nếu chúng ta chỉ cần không sanh cái tâm chấp trước, không sanh cái tâm Ngă Si, Ngă Mạn, Ngă Kiến, Ngă Ái..v..v..th́ sẽ thấy tất cả mọi người, mọi sanh loại đều b́nh đẳng như nhau. Đây mới là cái nghĩa tận cùng b́nh đẳng của nó. Trong cuộc sống hằng ngày v́ mưu cầu lợi ích, v́ lợi dưỡng cá nhân, nên hầu hết mọi chúng sanh ít khi lưu tâm đến con đường trung đạo, để quán sát cái lư chân thật, nên không thể nào thực hành giáo nghĩa của Phật dạy một cách trọn vẹn. Ở đây, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa để mà t́m hiểu, th́ chúng ta thấy rơ quan điểm của Phật Giáo. Phật Giáo không nói con người không có ngă tướng, và tất cả các pháp cũng không có ngă tướng. Nếu nói các Pháp không có ngă tướng, tức là nói các pháp không có tự tánh. Nếu hiểu như thế, th́ đi ngược lại với quan điểm của Phật Giáo. Tất cả các Pháp đều do nhân duyên ḥa hợp để sanh ra, từ đó mới có cái ngă, cái giả tướng. Nếu tự nó có tự tánh, hoặc thực thể, th́ không cần đến sự duy tŕ của nhân duyên sanh. Điều nầy không phải chỉ có vật chất không mà thôi, mà tất cả các danh từ, tất cả các học thuyết, tất cả các chủ nghĩa cũng đều như vậy. Thí dụ: Một quốc gia là muốn nói đến các yếu tố đất đai, nhân dân, và chủ quyền nên mới gọi là quốc gia. Nếu mất đi một trong ba yếu đó, th́ không thể thành một quốc gia được. Nói một cách khác, khi phân chia ba yếu tố ra th́ quốc gia không có cái thực thể, bởi v́ không có thực thể, cho nên nói quốc gia là từ ba cái tướng giả hợp lại mà thành. Nếu chúng ta căn cứ vào đó mà phán xét, th́ có thể hiểu được chân tướng của tất cả các sự vật mà không bị mê hoặc, và từ đó sẽ không có vọng khởi tà kiến. Do đó mà có thể nói tất cả các học thuyết, chủ nghĩa, cũng là một tập đoàn, danh từ họp quần mà thành, cái lư đó đă có ẩn chứa một thực thể chơn thường bất biến. Hiện tại có rất nhiều người tin theo cái mê tín chủ nghĩa, để rồi nhận cái không chân thật làm căn bản nương tựa, kết quả là dẫn con người vào chỗ ngă tướng giả pháp, những hạng người như vậy trong Phật Pháp gọi là ngoan si. Có nhiều nguời chỉ dựa trên một vài sự kiện, chưa thấu suốt nên cho rằng: Phật pháp không có, tự tánh cũng không, tất cả là những giả tạo. Nếu nói như thế th́ chưa biết ǵ hết. Trong kinh Kim Cang đức Phật ngài dạy: Nếu có người nói Như Lai thuyết pháp tức là hủy báng Như Lai. Này Tu Bồ Đề, nói là thuyết pháp tức là không có Pháp. Đức Phật ngài v́ chúng sanh mà nói Pháp là bởi v́ chúng sanh ngoan si, chúng sanh có nhiều loại tà kiến, phiền năo, cho nên Đức Phật mới v́ đó mà nói ra tất cả các loại Pháp để đối trị. V́ lẽ đó Phật Pháp được xây dựng trên cái căn bản ngoan si của tất cả chúng sanh. Khi mà ngoan si của tất cả chúng sanh không c̣n, th́ Phật Pháp cũng không c̣n nữa, lúc bấy giờ Phật Pháp trở về với cái uyên nguyên, thanh tịnh tuyệt đối của chính nó.
B́nh Đẳng Theo Khách Quan
Đứng trên phương diện khách quan th́ tất cả mọi sự, mọi vật
trong thế gian không ngoài ba điểm:
- T́nh cảm: Một tổng hợp của các loại t́nh cảm.
- Sự Thực: Y cứ vào sự thật mà công nhận.
- Lư Trí: Căn cứ vào những sự kiện của T́nh Cảm và Sự thật mà phán đoán.
Thường th́ mọi người chỉ làm có ba điểm này mà cho là khách quan. Theo giáo nghĩa của Phật Giáo, th́ đây là loại khách quan không đủ để tin tưởng. Đức Phật ngài nói: Tất cả các pháp, bổn lai diện mục là thanh tịnh, b́nh đẳng. Chúng sanh v́ vô minh cho nên trong cái tướng thanh tịnh, b́nh đẳng nầy lại khởi ra cái vọng kiến ngă tướng, chấp cái không thực làm cái thực có, cái không phải ngă, chấp làm cái ngă. V́ không phải cái ngă, mà cho là cái ngă, th́ cái ngă ấy là tham ái nghịch ngă, cho nên cái bổn lai thanh tịnh và b́nh đẳng trở thành cái hổn tạp không b́nh đẳng. Hoàn cảnh nầy thí dụ như mặt nước trong hồ của mùa Thu rất đẹp và phẳng lặng, không có một gợn sóng, bổng một ḥn đá ném vào trong ao, mặt nước liền sanh ra vô số h́nh ảnh, gợn sóng ..v..v..mỗi một cái tâm của ṿng tṛn ta có thể thí dụ như một ngă tuớng. Từ cái trung tâm nầy lại khởi ra vô số h́nh ảnh, lượn sóng, rồi từ đó có vô số lượn sóng hổ tương, xung kích với nhau khiến cho mặt nước trở thành hổn loạn, không c̣n phẳng lặng như trước nữa. Như chúng ta thấy, một khi mặt nước trong hồ không c̣n phẳng lặng, th́ tất cả các phần tử trong hồ đều chịu ảnh hưởng lây cái bị động của sự giao động đó. Do thí dụ trên, chúng ta có thể suy ra tất cả mọi sự vật trên thế gian nầy, nếu không có cái chủ quan cố chấp của chúng sanh, th́ chúng ta không có cái lư do nói cái sự lư của khách quan. Từ cái nghĩa nầy, nếu dùng toán học để đo lường, th́ muôn đời vẫn không rời được cái chủ quan và khách quan. Khi mà ngă tướng bị tiêu diệt, th́ tất cả đều bị tiêu diệt, không c̣n có ngă tướng, nhân tướng, như vậy sau đó mới có cái chân lư của khách quan. Điều nầy giả dụ như mặt nước, không có sóng, mặt nước phẳng lặng như hồ gương, th́ h́nh ảnh của mỗi vật cũng đều hiện trong đó. Đây mới thật sự là khách quán.
Đồng Thể Đại Bi
Các nhà truyền giáo của các tôn giáo ai cũng có chủ trương chẳng hạn như Bác Ái, Từ Bi, Nhân Đạo..v..v.. Tuy nhiên ở đây chúng ta thử xem coi giữa cái Từ Bi và Bác Ái nó có giống nhau không. Danh từ Bác Ái mới nghe qua dường như nó có một ư nghĩa rất cao siêu, kinh thiên động địa, hay nói một cách khác là vô cùng to lớn. Có lẽ từ xưa tới nay mọi người đều cho đây là chơn thật nên không t́m hiểu ǵ thêm mà chỉ chấp nhận. Tuy nhiên nếu có hiểu cái tinh thần Từ Bi th́ ta mới hiểu nghĩa của sự Bác Ái nó không giống như mọi người đều tưởng. Làm thế nào để phân biệt Từ Bi và Bác Ái? Trong chữ Bác ái: Bác là rộng lớn. Ái là t́nh thương yêu. Nghĩa là t́nh thương yêu bao la không phân biệt bà con, họ hàng, ruột thịt..v..v..Cái Ái làm cho chúng sanh khổ là cái nhân, dẫn tới sanh tử luân hồi là cái quả. Ái có người phải yêu và kẻ được yêu, và như vậy th́ c̣n có th́ c̣n có sự sai biệt. Cái ngă Ái là nói đến sự thương yêu của con người, đây là lẽ thông thường của nhân thế . Trong phạm vi của chữ thương yêu người ở đây, tức nhiên phải có điều kiện của cái thương yêu như: Cái tướng mạo của đối tượng tốt đẹp, học vấn giỏi hay dở, phẩm tánh tốt hay xấu..v..v..Nếu điều kiện không phải những thứ đó, th́ điều kiện của người đưa đến cho người được thương yêu sẽ được nhận một số thù lao của một nơi chỉ thị cao cấp nào đó, chứ không đơn thuần như mọi người nghĩ. Thế nhưng cái tướng mạo, học vấn, phẩm tánh không phải là điều kiện quyết định, cũng không phải là điều kiện tuyệt đối có thể tiến thêm một bước để giải thích cái sở ái. Bởi v́ khi ta được, th́ người khác mất, hoặc người được th́ ta mất. V́ ta mất nên sanh tâm đố kỵ, đó là lẽ thường t́nh, nên có những hành vi của sự giết chóc, trộm cắp, dâm loạn..v..v.. Nếu luận về cái quả như gặp kẻ ḿnh không thích thường là khổ, cầu không được là khổ, Thương mà không gần gủi là khổ, lúc bấy giờ nh́n cái thanh tịnh của thế gian sẽ không c̣n nữa, mà lúc bấy giờ nó trở thành ác năm trược.
Tổng quát chúng ta thấy cái Ái là nhiễm nhân, một khi đă bị nhiễm rồi, th́ khó mà t́m phương pháp thích hợp để biến cải cái ô nhiễm trở thành thanh tịnh. Trong lúc người ta mất, th́ trong tâm mỗi người đă có một ấn tượng không b́nh thường, nên khởi ra ác ư th́ không thể nào sanh ra tâm hoan hỷ, tâm tốt để thương yêu người. Từ đây qúy vị sẽ thương yêu mọi người một cách miễn cưỡng. V́ thế mà đức Phật ngài nói Ái là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, do đó mà chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đức Phật ngài không đề xướng tinh thần Bác Ái. Từ khuynh hướng đó, mà chúng ta có thể nói con người cần trước tiên là Tinh Thần B́nh Đẳng, mà không cần phô trương kiểu dao to búa lớn, chúng ta cũng không dùng đến việc thương yêu người, mà chỉ cần khởi tâm đồng thể đại bi, thuyết pháp, hướng dẫn tư duy, tu tập để tiêu diệt cái tâm nảo hại, gian tham tật đố, thị phi..v..v.. Khiến cho mọi người sanh ra cái tâm hoan hỷ, đây mới thật là Phật Pháp. Như trong Kinh Ưu Bà Tắc nói:
- Này Thiện Nam Tử! Kẻ trí thấu rơ chúng sanh ch́m đắm trong biển sanh tử phiền năo, v́ muốn cứu độ chúng sanh, mà sanh tâm Đại Bi. Lại v́ thấy chúng sanh trong đường tà không người hướng đạo chỉ bày mà sanh tâm Đại Bi. Lại v́ thấy chúng sanh trong vũng bùn ngũ dục, đă không thể ra khỏi, lại c̣n buông lung nên sanh tâm Đại Bi. Lại thấy chúng sanh miệng ư tạo nghiệp bất thiện thọ nhiều quả khổ mà vẫn ưa thích đắm trước nên Như Lai sanh tâm Đại Bi. Lại thấy chúng sanh khao khát truy cầu ngũ dục(tài, sắc, danh lợi, ăn, ngủ) như khát nước mà lại uống nước muối nên sanh tâm Đại Bi. Lại thấy chúng sanh muốn cầu được an vui mà không chịu tạo nhân vui, tuy không thích khổ mà lại ưa tạo nhân khổ, muốn được cái vui ở cơi trời mà không chịu thọ tŕ đầy đủ giới pháp, v́ thế mà sanh tâm Đại Bi. Lại thấy chúng sanh thích tin theo thầy tà bạn ác, không biết t́m cầu học theo lời dạy của bậc thiện tri thức nên sanh ḷng Đại Bi. Lại thấy chúng sanh v́ ngũ dục mà tạo vô lượng điều ác, v́ thế mà sanh ḷng Đại Bi. Lại thấy chúng sanh tham đắm ngũ dục là khổ mà chẳng có tâm cầu dứt bỏ, chẳng khác nào kẻ đói mà ăn cơm có thuốc độc, v́ thế nên sanh ḷng đại Bi. Lại thấy chúng sanh đối với cha mẹ, anh em vợ con, tôi tớ, bà con ḍng họ không có thật tâm thương nhau nên khởi tâm Đại Bi. Lại thấy chúng sanh gặp được Phật Pháp, nghe được giáo pháp mà không phát tâm tín tu nên khởi tâm Đại Bi.
Từ ư nghĩa trên, do đó chúng tôi xin được đem cái ư nghĩa Từ Bi giới thiệu đến qúy vị. Từ là cùng với Lạc, Bi là đối với đau khổ. Từ Bi không dùng cái ngă làm trung tâm để phát xuất sự yêu thương, hoặc để củng cố tướng b́nh đẳng của tất cả chúng sanh. Do đó mà ư nghĩa chữ Từ Bi và Bác Ái nó có một sự khác biệt rất lớn. Như ở trên nói về vật chất, th́ tất cả chúng sanh đồng một thể không có sự sai biệt. Đứng trên phương diện tinh thần, th́ tất cả chúng sanh đều đồng một tâm thức không có sự phân biệt và giới hạn, trái lại c̣n biểu thị đầy đủ, rơ ràng được cái b́nh đẳng nhất thể, v́ lẽ đó mà đức Phật nói: Từ là B́nh Đẳng Từ không có duyên Từ. Bi là Đồng Thể Đại Bi như chúng ta luyện tập để thực hành tinh thần Từ Bi Quán. Như thế trước tiên phải quán tất cả chúng sanh(trong giai đoạn nầy hành giả vẫn c̣n có bản ngă trong nội tại) đều b́nh đẳng nhất thể, lúc bấy giờ tất cả chúng sanh cần ǵ ta mới có sức mà cho cái đó, làm cho mọi người có đầy đủ niềm vui. Lẽ tất nhiên, khi mà ta đă cho chúng sanh những cái niềm vui đó th́ tất cả không c̣n tồn tại cái ngă đă có thể cho(trong giai đoạn nầy bản ngă không c̣n trong nội tại), cho nên nó không có lư do để khởi cái ngă mạn được, cũng không cần danh dự, không cần sự báo đáp, không vịn vào tất cả các tướng, ở đây mới thực sự là b́nh đẳng Từ.
Nói một cách rơ ràng, sau khi hiểu được chữ Từ Bi nầy rồi, th́ lẽ tự nhiên không chấp nhận các sự sát hại tất cả chúng sanh, cũng không ác khẩu, không chấp nhận dùng không phải tài vật của ḿnh, lại càng không chấp nhận cái tham ái tốt đẹp mà khởi lên tà dâm. Từ đây chúng ta có thể thấy cái giác ngộ của con gà, con heo, con cá..v..v..cùng với sự giác ngộ của chúng ta không khác. Khi hiểu rơ mục đích của Từ Bi th́ ta mới thấy sự linh ứng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát không thể cho đó là điều mê tín. Bởi v́ chúng ta đă biết được cái Pháp thân của Bồ Tát cùng với bổn tánh của chúng ta là b́nh đẳng nhất thể, nên chúng ta có được sở cảm, nhưng cần phải tu cái tâm khẩn thiết chí thành, nếu không th́ bị chướng ngại do tham dục phiền năo, không dễ ǵ tương ứng với nhau được. Nếu Bồ Tát cùng với bổn tánh của tất cả chúng sanh không đồng nhất thể mà trái lại có một khoảng cách th́ Bồ Tát không thể tùy theo duyên ứng hiện, như thế th́ tiếng niệm danh hiệu của chư Phật và Bồ Tát cũng giống như liệng vào hư không.
Nói tóm lại, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ và nhân sanh đều có mối tương quan mật thiết với nhau. Có sự riêng biệt cao thấp sang hèn, là do mê chấp của từng cá thể, gọi cho đúng nghĩa theo tinh thần Phật Giáo là chấp ngă. Đức Phật ngài khuyên chúng ta xă bỏ cái bản ngă cá nhân, để dang tay ôm vũ trụ vào ḷng, hăy sẳn sàng đón nhận đạo Từ Bi, vất bỏ sau lưng những ích kỷ cá nhân để tập thương yêu vũ trụ rộng lớn. Làm thế nào quên đi cái ta nhỏ bé, để hoà điệu với cái ta rộng lớn của toàn thể vũ trụ vô biên. Một quan niệm rất chính xác theo Đạo Phật: Cái ta của cá nhân, cần phải diệt trừ để nhập vào cái bản thể chung cùng rộng lớn v́ nó chỉ là một phần tử, và chúng ta là một bộ phận trong toàn thể nhịp nhàng của vũ trụ. Nguyên nhân đau khổ, không phải v́ sống trên đời nầy thiếu t́nh thương, thiếu vật chất, mà chính là do sự nhận thức nông cạn lầm lạc của mỗi người trong cuộc sống hiện tại. Chúng ta cần phải bỏ mọi tư tưởng ích kỷ, rửa sạch những quan niện độc ngă bằng cách hiểu thấu một sự B́nh Đẳng cả tinh thần lẫn vật chất để đạt tới tinh thần Đồng Thể Đại Bi. Làm được như thế ta mới trực nhận được sự sung sướng trong tâm hồn tự trị, mà không cần sợ ai là người có quyền năng thưởng thiện phạt ác. Từ đó mới có được hạnh phúc vĩnh cữu trong tâm hồn giải thoát, và tâm hồn giải thoát chỉ có thể có khi nào con người đó đă thâm nhập trọn vẹn tinh thần B́nh Đẳng và Đồng Thể Đại Bi.
-- o0o --
|
Quay trở về đầu |
|
|
tranthanh03 Hội viên

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 3 of 3: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 12:06am | Đă lưu IP
|
|
|
Đức Phật & Chân Hạnh Phúc
Một số người quan niệm Hạnh Phúc là thơa măn những điều mong ước. Nhưng an phận với điều vừa có không phải dễ. Túi tham không đáy, người tham không bao giờ tri túc. Chưa đạt được th́ ước nguyện nào cũng đẹp, nhưng có rồi xem thường và lại mong cầu những điều khác nữa.
- Phàm sự nan cầu giai tuyệt mỹ
Cập năng như nguyện hựu thường t́nh.
V́ không thơa măn nên luôn luôn đuổi bắt Hạnh Phúc. Nhưng phần đông lại đồng hóa Hạnh Phúc với Ngũ Dục Lạc. Họ nghĩ rằng đạt được năm điều này là nắm được Chân Hạnh Phúc. Ngũ Dục Lạc gồm có:
1- Tài Dục(ham của)
2- Sắc Dục(ham sắc)
3- Danh Dục(ham danh)
4- Ẩm Thực Dục(ham ăn uống)
5- Thùy Miên Dục(ham ngũ)
1- Điều mong ước đầu tiên là Tài Dục
Với họ, có tiền sẽ có cuộc sống viên măn, muốn ǵ th́ được nấy:
- Có tiền mua tiên cũng được.
Nếu mua tiên cũng được th́ tại sao lại có những triệu phú lúc nào cũng than vất vả, có sản nghiệp càng lớn th́ sự quản trị càng mệt, ấy là chưa kể mỗi khi đổi đời như những cuộc cách mạng, hay một triều đại sụp đổ, lúc đó họ là những đích nhắm của chế độ mới và của đám dân nghèo, muốn sống b́nh thường như mọi người cũng không xong. Có những triệu phú đă quyên sinh v́ thất bại, sợ hải và phiền năo. Vậy có tiền bạc chưa phải là có Hạnh Phúc.
2- Sắc Dục: Sau Tài Dục là Sắc Dục. Biết bao thi sĩ đă ca ngợi sắc đẹp của giai nhân. Lư Bạch tả vẻ đẹp của Dương Quí Phi (ái phi của Đường Minh Hoàng ) như đóa phù dung.
- Phù dung như diện, liểu như mi.
Hoặc:
- Vân tưởng y thường hoa tưởng dung.
Cụ Nguyễn Du coi nhan sắc Thúy Kiều c̣n hơn cả hoa và liễu. Với đôi mắt trong như nước mùa thu, làn mi thanh tú tựa núi xuân, môi thắm như hoa, tóc xanh hơn liễu:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Nhưng chính v́ sắc đẹp của Dương Quí Phi mà Đường Minh Hoàng khốn đốn v́ loạn An Lộc Sơn, và cũng chính v́ hồng nhan đa truân mà Thúy Kiều phải vất vả suốt mười lăm năm. V́ vậy càng say đắm Sắc Dục, càng nhiều phiền năo. Trong lịch sử nước ta, chưa ai có nhiều mỹ nhân bằng vua Gia Long, nhưng lúc nào nhà vua cũng bực bội và không hài ḷng với bọn cung nữ. Trong một bài báo của Chaigneau đăng trong tờ Le Moniteur de la Flotte xuất bản năm 1858 tường thuật như sau:
- Trong Hoàng cung vua Gia Long, người ta đếm được chừng 100 cung phi, trong những lúc chuyện tṛ thân mật với một sĩ quan người Pháp. Vua Gia Long thường nói: Với nhà vua, việc cai trị một nước dễ dàng hơn và ít khó nhọc hơn đối với hậu cung của ngài...Ở đây trẫm được hài ḷng nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe trẫm, họ hiểu biết trẩm, và khi cần họ vâng lời trẩm răm rắp. C̣n ở đằng kia (hậu cung), trẫm gặp phải lũ quỷ sứ thật sự. Chúng căi nhau, ngược đăi nhau, phỉ báng nhau, và sau đó tất cả cùng chạy đến cầu xin trẫm phân xử.
Sau một lúc im lặng, ngài tiếp:
- Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẩm điếc tai nhức óc...
Như vậy th́ nhà vua sao c̣n hạnh phúc để chung sống với cả trăm cung tần mỹ nữ nữa.
3- Danh Dục: Nếu cái sắc gây nhiều phiền toái cho cuộc đời th́ cái danh cũng làm cho người ta nhiều khổ đau không ít. Trong văn học sữ nước ta, có lẽ Nguyễn Công Trứ, thuở thiếu thớ, là khát khao danh vọng nhất, Cụ viết:
- Đă mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh ǵ với núi sông.
Nhưng khi làm quan, đụng với thượng cấp cụ đă cay đắng:
- Nghe như chọc ruột tai làm điếc
Giận dẩu căm gan miệng mĩm cười.
Lúc về già, sau khi mệt mơi với công danh cụ đă lui về với thú điền viên:
- Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao...
Tâm sự của cụ Nguyễn Công Trứ cũng giống như Đại Đức Baddhiya, khi chưa xuất gia ông làm quan tổng trấn miền Bắc Vương Quốc Sakka. Một đêm kia trong lúc thực tập thiền tọa dưới một gốc cây, ông bổng cảm nhận được một niềm vui sướng, mà chưa bao giờ ông từng biết tới trong thời gian c̣n ở nhà. Có một hôm, sau một thời pháp của Đức Phật Ông đă bạch Phật cùng đông đủ đại chúng:
- Thế Tôn, ngày trước con làm tổng trấn, con sống trong giàu sang, phú quí và có nhiều quyền lực. Đi đâu con cũng có một đạo binh theo hầu và bảo vệ. Dinh phủ của con luôn luôn có binh lính canh gác ngày đêm, bên trong cũng như bên ngoài, vậy mà lúc nào con cũng lo lắng, sợ hăi, cảm thấy thiếu an ninh. Bây giờ đi một ḿnh trong rừng, ngồi một ḿnh dưới cội cây trong đêm vắng, vậy mà con không hề có cảm tưởng nghi ngại và sợ hăi...
Như vậy Uy Viễn Tướng Quân Nguyễn Công Trứ và Tổng trấn Baddhiya thật sự không được an lạc, và hạnh phúc khi đang có công danh trong thời gian tại chức chút nào cả.
4- Ẩm Thực Dục: Là được ăn ngon, nhưng chính v́ ăn uống làm cho con người dễ bịnh hoạn. Dân chúng ở các nước giàu có đă giăm ăn thịt cá để tránh ph́ mập, tránh ăn chất béo để giảm lượng mở trong máu, kiên cử đồ ngọt để khỏi bị bịnh tiểu đường. Có lẽ v́ sợ bệnh tật do ăn uống thái quá, nên Thái Tử Charles (Anh Quốc) đă ăn uống điều độ và gần như trường chay.
5- Thùy Miên Dục: Là ngủ nghỉ mà nhiều người coi như hạnh phúc thứ năm. Nhưng ngủ nhiều sẽ sinh hôn trầm và bịnh hoạn, v́ vậy mà trong giới luật nhà Phật đă cấm các tu sĩ nằm giường cao, nệm êm để ngủ kỹ.
Nếu đam mê Ngũ Dục Lạc không phải là hạnh phúc th́ cái ǵ là hạnh phúc? Biết chúng sinh khổ sở v́ tham dục, nên Đức Phật Ngài đă nói trong kinh Majjhima Nikaya trong mùa an cư thứ 38 lúc đó Ngài 73 tuổi. Phật dạy hạnh phúc (Sukha) là có thật, và ta có thể thực hiện được hạnh phúc ngay trong đời sống nầy, nếu ta biết theo Chánh Pháp.
Trước hết, Phật cho biết hạnh phúc không phải là sự đam mê vào dục lạc. Dục lạc có thể cho người một ảo tưởng về hạnh phúc, và thật sự chỉ là khổ đau (Dukkha). Phật lấy ví dụ của người bị bệnh cùi, bị bắt buộc sống biệt lập trong rừng, người nầy luôn luôn cảm thấy ngứa ngáy xốn xang rất khó chịu. Ông ta đào một cái hố, chất cành khô với những gốc cây mục xuống hố và đốt cháy cho đến khi hố đầy than hồng, rồi ông ta đứng bên cạnh hố, đưa ḿnh mẩy, tay chân lên trên hố than để hứng lấy cái nóng của than lửa đang cháy. Trong khi làm như thế, ông ta cảm thấy dễ chịu, và cảm thấy bớt khổ. Ngày nào không được hơ ḿnh trên hố than rừng nầy, ông ta rất lấy làm đau khổ. May mắn cho ông ta, mấy năm sau bệnh cùi của ông được chữa lành. Ông trở về sống đời sống b́nh thường trong thôn xóm. Một hôm ông ta vào rừng, thấy mấy người có bệnh cùi đang đưa ḿnh mẩy của họ lên trên đống than lửa rừng. Ông thấy thương xót họ vô cùng. Hố than rừng nóng quá ông tới gần chịu không nổi. Nếu có ai tới tŕ kéo ông, bắt ông tới gần hố than để đưa ḿnh mẩy hơ trên than lưả, ông sẽ la tru tréo lên và phản đối kịch liệt. Cái mà ngày xưa ông cho là làm ông sung sướng, bây giờ thành một khối khổ đau đối với ông. Phật nói:
- Dục Lạc chỉ là một hố than rừng. Chỉ có người bệnh mới thấy Dục Lạc là vui. Nhưng người lành mạnh đều phải xa lánh hố than của Dục Lạc. Người sống lành mạnh mà biết sống thư thái, tự do, tiếp xúc được với những mầu nhiệm của cuộc sống tức là có hạnh phúc: Ư thức được những ǵ xăy ra trong giờ phút hiện tại, không tham đắm vào bất cứ pháp nào và cũng không ghét bỏ bất cứ một pháp nào, nghĩa là xa lánh Ngũ Dục Lạc: Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy nhưng không ghét bỏ chúng. Người có hạnh phúc biết quí những ǵ mầu nhiệm đang xảy ra trong hiện tại, không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng vội nghĩ đến tương lai, nên Đức Phật thường dạy trong kinh Kim Cang:
- Quá khứ th́ qua rồi
Tương lai th́ chưa tới
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời.
Thưởng thức một làn gió mát, một buổi sáng đẹp trời, một bông hoa vàng, một cây trúc tím, một nụ cười của em bé. Người có hạnh phúc biết thưởng thức những thứ ấy nhưng không bị ràng buộc vào những thứ ấy. Thấy được vạn pháp vô thường và vô ngă, người ấy không nhận thức các pháp như những ǵ có thường và có ngă, do đó người ấy không bị ràng buộc bởi các pháp kia, không bị tham đắm vào các pháp kia. Không bị ràng buộc, không tham đắm, người ấy sống thảnh thơi, không lo âu, không sợ hăi. Biết rằng một bông hoa có thể sớm nở tối tàn, người ấy thấy được tự tính, sinh diệt vô thường của các pháp, cho nên không có sự sinh diệt của vạn pháp mà đau khổ. Cũng v́ thế nên hạnh phúc của người ấy là hạnh phúc chân thật. Người ấy không lo âu và sợ hăi ngay cả sinh diệt của chính ḿnh. Đức Phật c̣n nhấn mạnh thêm, nếu ngườI Phật Tử tại gia muốn có được sự an lạc và hạnh phúc th́ phải thực hành 10 điều:
01- Thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh những kẽ đang đi trên đường sa đọa
02- Sống trong một môi trường thuận tiện cho sự tu học.
03- Tạo cơ hội học hỏi thêm về giáo pháp, về giới luật và sự tạo tác những nhân lành.
04- Phụng dưỡng mẹ cha và có th́ giờ để săn sóc vợ chồng con cái của ḿnh.
05- Chia xẻ th́ giờ, tài vật và hạnh phúc với kẽ khác.
06- Tạo cơ hội vun trồng đạo đức, xa lánh rượu chè cờ bạc.
07- Thực tập un đúc các đức khiêm nhượng, biết ơn và tri túc (biết thế nào là đủ).
08- Thân cận với các khất sĩ mà học hỏi đạo lư.
09- Sống một cuộc sống trong sạch theo nguyên tắc bốn sự thật.
10- Học cách thiền quán để tháo bỏ những phiền năo và ưu sầu trong cuộc sống.
Nếu hành đúng như lời Phật dạy th́ hạnh phúc có ngay trong đời nầy vậy
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|