Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 226 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Tử Vi cách cục tối trọng Âm Dương Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Nguyen Phong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 January 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 21 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 3:27am | Đă lưu IP Trích dẫn Nguyen Phong

Về giờ sinh thì quan điểm của tôi là Sinh ở đâu phải lấy giờ địa phương (là giờ mà căn cứ vào thời điểm mặt trời mọc, vượt thiên đỉnh (gọi nôm na là đứng bóng )và lặn tại ngay địa phương đó và ngày Âm lịch tính cho tại địa phương đó.
Quay trở về đầu Xem Nguyen Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nguyen Phong
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 22 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 6:06am | Đă lưu IP Trích dẫn chindonco

ThienKyQuy viết:
Thật ra, Cổ Nhân đă dùng cách khắc ta là Quan Lộc để đặt Thiên Quan, nghĩa là tính Thiên Can của tháng Dần khởi đi đến tháng nào có Can khắc Can năm th́ đặt ở đó, nên Thiên Quan phải an như sau:

- Giáp: Thiên Quan ở Mùi v́ Giáp khởi tháng Dần là Bính, tháng hai là Đinh, Mậu..., đến tháng (6) Tân Mùi, Tân là Quan của Giáp, nên đặt ở đó.
- Ất: Thiên Quan ở Th́n v́ Ất khởi tháng Dần là Bính, Măo là Đinh, tháng (3) Canh Th́n, Canh là Quan Lộc của Ất, nên đặt ở đó.
-   Bính: ở Tỵ v́ khởi tháng Dần là Canh, ... tháng 3 là Nhâm Th́n, tháng (4) Quư Tỵ, Quư là Quan Lộc của Đinh, nên đặt Thiên Quan ở đó.
-   Đinh: ở Dần v́ khởi tháng Dần là Nhâm, Nhâm là Quan Lộc của Đinh nên đặt Thiên Quan ở đó.
=========================================================
xin hỏi can Ất khởi tháng Dần là Mậu hay là Bính? V́ tháng Dần là Mậu, tháng Măo là Kỹ, tháng (3) Canh Th́n.
Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
ThienCo
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 190
Msg 23 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 10:20am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienCo

ChinDonCo,

Good catch!

Năm Ất tháng Giêng khởi là Mậu Dần là đúng, có lẽ anh TKQ đánh máy không được tập trung nên lộn thôi quan trọng là cách Quan là cái khắc ta; đó là cái lư!

Thiên Cơ
Quay trở về đầu Xem ThienCo's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienCo
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 24 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 4:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn chindonco

H́ h́, tôi cũng nghĩ là ổng lộn mà thôi.
Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 25 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 4:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

ThienCo đă viết:
ChinDonCo,

Good catch!

Năm Ất tháng Giêng khởi là Mậu Dần là đúng, có lẽ anh TKQ đánh máy không được tập trung nên lộn thôi quan trọng là cách Quan là cái khắc ta; đó là cái lư!

Thiên Cơ


-----------
Không phải ổng đánh máy đoạn đó đâu, đánh máy th́ ổng không lộn mấy cái này đâu, ổng copy and pastecái đoạn Giáp ở trên mà quên sửa cho Ất đó .Hihi anh Chindonco bắt ổng chung ly caphề .
Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 26 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 4:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Anh Chín Đờn C̣ thân,

Hihihi, cảm ơn anh đă bắt quả tang tội typo của tôi. Nhưng mà từ đó lại là điều rất tốt để tôi nói thêm về vấn đề tam sao thất bổn.

Ví dụ như Trần Đoàn Lăo Tổ (cứ tạm cho giả Thuyết Thầy Trần Đoàn sáng lập ra Tử Vi đi), nói với đệ tử, hoặc sau đệ tử của Thầy Trần Đoàn lại dạy cho để. tử, và đă nói rằng: "Lấy Can khắc ta để an Thiên Quan", và đưa ra như tôi vừa tŕnh bày, vô t́nh lộn ngay ở Can Kỷ Tân và Nhâm, như tôi vừa viết lộn.

Thế rồi sau đó một đời nữa, sách Tử Vi mới được viết ra để truyền lại. Vô T́nh người viết lại nhận lầm Ư, và đă chuyển Kỷ sang Dậu thay v́ ở Tuất, Tân lại chuyển sang Dậu thay v́ ở Thân, và Nhâm chuyển sang Tuất thay v́ ở Dậu. Nhưng độc hại ở chỗ là đă bỏ mất câu: "Lấy Can khắc ta để an Thiên Quan", mà chỉ c̣n lại cách an ở Địa Chi thôi. Rồi xui là, người viết sách đó không có sách "Thân Sát Khởi Lệ" nên không thể ḍ xét được sự sai lầm, th́ việc truyền sai trái nhiều đời là chuyện rất tự nhiên thôi. Những trường nhợp thế này thật rất có thể xảy ra. V́ rơ ràng tất cả các Can khác th́ có lư do cho cả Thiên Phúc lẫn Thiên Quan, bỗng dưng tới Kỷ Tân Nhâm th́ Quan lại đặt không theo nguyên tắc nào cả, thử hỏi có lạ không?

Cảm ơn anh đă cho mọi người thấy một sự thật đă xảy ra ngay trên mạng, để dễ liên tưởng vào thời kỳ mà viết sách trăm ngàn lần khó hơn hihihi.

Thân
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 27 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 5:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Anh VDTT thân,

Trở lại vấn đề Quan Phúc. Thưa anh dĩ nhiên là tôi có nhiều hơn vài lá số nói về anh em nuôi, khi đổi Quan Phúc với các tuổi Kỷ, Tân, Nhâm theo cách an của "Thần Sát Khởi Lệ". Nhưng nếu bảo vài chục hoặc vài trăm trường hợp th́ không có. Do đó, cũng chẳng thể dẫn chứng được ǵ với anh.

Hơn nữa, theo tôi th́ nếu chúng ta đă không muốn chấp nhận điều ǵ th́ không ai có thể cưỡng ép được. Nhất là đối với các nhà khoa học. Họ không tin có MA! Do đó, anh sẽ không thể nào thuyết phục một nhà Khoa Học Gia tin là trên đời này thật có MA cả. Trừ phi, một lúc nào đó họ bị Ma nhát chạy không kịp th́, may ra lúc đó họ mới tin. Hơn thế nữa, các nhà Khoa Học gia vẫn có nhiều biện chứng hùng hồn rằng MA chỉ là việc tưởng tượng. Nhưng bảo đảm rằng mấy ông đó mà gặp các vị đă từng bị Ma hành hạ mà nói như vậy, chắc sẽ không c̣n cơ hội làm nghiên cứu khoa học nữa hihihi.

Từ cách lư luận này, nên giống như tôi đă nói ở bài trước tranh căi về những vấn đề Tử Vi hay Tử B́nh "sẽ không cùng". Thật ra chỉ bàn luận cho vui thôi v́ mỗi người đă có định hướng sẵn chẳng thể nào thay đổi được. Hoặc như anh đă từng nói, "sách của ông Tạ Phồn Trị rất quư giá đối với anh, nhưng tất cả Đài Loan th́ hầu như chẳng xem ra ǵ". Đó chính là cái Ư tôi muốn nói. Hơn thế nữa, anh thấy ở Đài Loan, Hồng Kông họ căi nhau ỳ xèo, mà cho đến nay những vấn nạn của họ cũng chưa ngă ngũ, chỉ là ai thích tin thế nào th́ tin thế đó mà thôi.

Tuy nhiên, vẫn mong mọi người thích bàn căi cứ bàn căi, cho Diễn Đàn thêm sôi động. Tôi sẽ tiếp tục chờ nghe những ư kiến của anh Nguyên Phong và anh VDTT.

Thân

TB. Trong Tử Vi tất cả các sao đều an có công thức, ngoại trừ, Thiên Trù, Lưu Hà, đó là vấn đề chúng ta nên chú ư. Theo tôi th́ do tam sao thất bổn.
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 28 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 8:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

ThienKyQuy đă viết:

... V́ rơ ràng tất cả các Can khác th́ có lư do cho cả Thiên Phúc lẫn Thiên Quan, bỗng dưng tới Kỷ Tân Nhâm th́ Quan lại đặt không theo nguyên tắc nào cả, thử hỏi có lạ không?...


Anh ThienKyQuy thân,
     Thực ra có quy tắc, chỉ là quy tắc ấy không hoàn toàn dựa trên ngũ hành. V́ bản tôi viết cũ đă mất, khi nhớ lại tôi sẽ tŕnh bày sau để tất cả quư vị cùng phê b́nh xem tôi có lư không.
     Theo chỗ suy nghĩ của tôi, cái nền của Tử Vi không phải can và chi mà là thuyết âm dương, rồi cái sườn là 14 chính tinh và tứ Hóa. Các sao khác như đất đá ngói thêm vào cho căn nhà hoàn mỹ. V́ khác biệt từ căn bản, cách an sao của Tử Vi nhiều lúc có vẻ sai so với sách cũ (dựa trên ngũ tinh).
     Tôi cần thêm rằng theo sử liệu (thí dụ ông Yên Tử Trần Đại Sỹ) th́ Quan Phúc đuợc thêm vào khoa Tử Vi sau thời Trần Đoàn; Lưu Hà cũng vậy. Khi hai sao này được thêm vào Tử Vi th́ ai ai cũng biết vị trí của chúng phải ở đâu trong các khoa ngũ tinh rồi; vậy tại sao người ta dám an khác hẳn như vậy trong tử vi mà chẳng ai chê trách; rồi truyền sang nước ta vẫn giữ sự khác biệt đó?
     Theo chỗ tôi đuợc đọc về lịch sử khoa Tử Vi th́ sau khi Trần Đoàn lăo tổ ra đi (không ai biết chết sống) các đệ tử không ai được chân truyền, chia thành mấy chi phái. Trong những phái quan trọng truyền ở Hoa Nam đáng kể nhất là là Trung Châu phái (có lẽ VN ta thuộc phái này) phát triển ở trung nguyên và Giang nam, và Mân phái ở đất Ngô Việt, tức Phúc Châu ngày nay. Trung Châu phái khởi đại hạn ở mệnh. Mân phái lúc đầu khởi hoặc ở phụ mẫu hoặc ở huynh đệ. Sau có lẽ v́ thấy cách này sai mới đổi lại khởi từ mệnh như ngày nay.
     Tôi phải dông dài như vậy để nhấn mạnh rằng Trung Châu phái và Mân phái không có cùng nguồn (trừ nguồn đầu tiên là Trần Đoàn lăo tổ) và có lẽ một phái thêm Quan Phúc trước, phái kia mới học theo sau. Câu hỏi: Nếu cách an Thiên Quan sai tại sao cả hai phái này đều sai giống hệt nhau? Nhất là cách an Thiên Quan theo nền tảng cũ (khác Tử Vi) th́ ai cũng quen thuộc cả?
     Đáp án của tôi: Vị nào đó hoặc các vị nào đó thêm Thiên Phúc Lưu Hà vào Tử Vi đă suy nghĩ rất cặn kẽ và biết là cách an phải khác với các khoa ngũ tinh. Có lẽ vị ấy hoặc các vị ấy chẳng buồn giải thích lư do, nhưng những người ghi lại (đệ tử) biết thầy giỏi hơn ḿnh quá xa nên cứ dạy sao nhắm mắt ghi lại như vậy.
     Tôi cám ơn các đệ tử này, v́ nếu họ tự tiện "sửa sai" th́ bản thân tôi sẽ chẳng bao giờ hiểu rằng Tử Vi và Tử B́nh dựa trên nền tảng khác hẳn nhau.
     Vài ḍng chia sẻ.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 29 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 9:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Chào anh VDTT và mọi người,

Xin lỗi c̣n điểm này tôi quên chú ư quư vị nữa. Hầu như tất cả các Thần Sát trong Tử Vi đều an giống hệt trong sách Thần Sát. Ngoại trừ Thiên Quan, Thiên Trù, và Lưu Hà là tại làm sao?

Thân
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 
Nguyen Phong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 January 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 30 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 10:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nguyen Phong

Thân chào A.VDTT, A.TKQ và Quý Vị,

Anh VDTT viết :
<<v/v dịch lư và Tử Vi có cùng nguồn: Rất giản dị, cái nguồn mà tôi muốn nói đến là thuyết âm dương nguyên thủy, với tiền đề duy nhất rằng vạn vật đồng nhất thể ở tính nhị nguyên.>>

Tôi hiểu rất rõ Ý của anh viết đoạn này(đặc biệt là 2 từ NHỊ NGUYÊN) cùng các hệ lụy của nó (gồm cả cái giới hạn mà anh đã ngầm định trong câu này). Nhưng tôi vẫn sử dụng mô hình trên với cái gốc là Vũ trụ biến dịch là vì còn một nhánh thứ BA mà tôi và anh đã hiểu nhau nên không đề cập đến và cũng vì không thuộc phạm trù của chủ đề này.

Thưa A.TQK
Cuốn Thần Sát KhởI Lệ, Tam Mệnh Thông Hội, Trích Thiên Tủy (Lưu Bá Ôn), Tử Bình Chân Thuyên (của Thẩm Hiếu Đan) v.v…tôi đã được thấy bản viết bằng Hán Văn từ hồi tôi còn bé. Hồi đó các cụ như Vũ Tài Lục, Vu Thiên Nguyễn Đắc Lộc, Thiên Lương, Nguyễn Phát Lộc, Nguyễn Mạnh Bảo v.v…nghĩa là thế hệ ông, cha,chú chúng ta (và nhiều lắm tôi không thể nêu hết ra đây, nếu có ai đọc mà thấy thiếu sót xin vui lòng tha thứ tội tôi không nêu ra) rất uyên thâm Hán văn, các cụ đọc sách bói dịch thẳng bằng chữ Hán chứ không cần phải chờ khi có bản dịch ra Việt văn như chúng ta hiện nay. Nên các cụ đã biết nhiều điều lắm. Nhưng ở đây tôi không đề cập đến các tác phẩm nêu trên vì :
1/ Đa phần chúng ta không có hoặc không còn nên nếu trích dịch các ý nêu ra từ các sách đó khó mà mang tính thuyết phục. Đó là còn chưa kể về lỗi gọi là “tam sao thất bản” trong các sách bói dịch. Về lỗi này tôi có thể lý giải được nhưng không nêu ra đây vì sẽ làm loãng ý của bài này. Chỉ tóm gọn lại một câu là “thời đó không có máy photocopy”.
mọi sự việc đều phải làm thủ công nên sai lạc là điều không thể tránh khỏi.
2/ Vì lý do 1 nên tôi sẽ dùng 2 cuốn sách là (1) Lịch và Lịch Việt Nam của cụ La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn xuất bàn tại Pháp tháng. 2 năm 1982 ; (2)cuốn Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn của Lương Y Nguyễn Tử Siêu dịch và chú giải do NXB Văn Hóa Thông Tin (2001). Bản này so với bàn in năm 1953 chỉ khác nhau có khoảng vài lỗi chính tả.
Tại sao tôi lại dùng 2 bộ sách này ở đây. Trên hết tất cả là vì tính công truyền của nó.Các bạn nếu muốn tìm thì có thể tìm thấy (hẳn nhiên là mất một tí công sức nhưng còn dễ kiếm hơn các cuốn sách khác) Và vì :
cuốn số 1 do một nhà bác học (chí ít là đối với cá nhân tôi, cuốn sách này và cuốn 2 tôi dùng làm sách gối đầu, tôi phải photocopy lại để đọc, không dám đọc bản chính vì sợ lật tới lật lui nhiều lần sẽ rách mất) viết rất khoa học.
Chỉ riêng trong cuốn này tôi đã có thể giải ra được vài khái niệm như : Thiên Môn, Địa Hộ , Thiên La , Địa Võng, Thái Âm cư Mão, Thái Dương cư Hợi. Tháng thuận, ngày nghịch hay tháng nghịch ngày thuận v.v…
cuốn số 2 tôi dùng làm cơ sở để lý luận. Đưa trứơc một câu Kinh văn trong bộ này để giới thiệu với các bạn : (chương 68 Lục Vi Chỉ Đại Luận Thiên : Tà thời biến nhiều ( và cấp) , chính thời chỉ vi) và thử so sánh với câu : Hung tinh đắc địa phát giã như lôi.

Đối với riêng tôi tôi quan niệm nếu Khổng Phu Tử san định lại Dịch thì Hi Di Trần Đoàn tiên sinh đã san định lại các khoa bói toán khác nhau và “gói ghém” nó lại trong lá số Tử Vi. Nên tập hợp trong một lá số Tử Vi tôi cho là có nhiều hệ thống lý luận của các khoa bói khác thế thôi…
Phân tích để nhận thức được rõ vấn đề chứ không phải nhấn mạnh tay nơi nốt nhạc mang tên phân biệt trong bản nhạc “giao hưởng” của vũ trụ.
Thân
Quay trở về đầu Xem Nguyen Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nguyen Phong
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 31 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 11:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Nguyen Phong đă viết:
...Đối với riêng tôi tôi quan niệm nếu Khổng Phu Tử san định lại Dịch th́ Hi Di Trần Đoàn tiên sinh đă san định lại các khoa bói toán khác nhau và Ộgói ghémỢ nó lại trong lá số Tử Vi. Nên tập hợp trong một lá số Tử Vi tôi cho là có nhiều hệ thống lư luận của các khoa bói khác thế thôi...


Anh Nguyên Phong thân,
     Nhiều người đă bảo tôi cực đoan nên tôi cực đoan thêm một lần nữa vậy.
     Theo tôi Tử Vi không chỉ giản dị là một sự gói ghém của các khoa bói toán cũ. Tôi nghĩ là tôi đă t́nh cờ tái khám phá ra cái lư của khoa này và tôi đánh giá nó cực cao. Xét trên nền tảng khoa học, theo thiển ư có thể sai bét của tôi, Tử Vi là một cuộc cách mạng mệnh lư hết sức to lớn, (và mặc dù biết rằng có thể rơi đầu v́ tội vọng ngôn) tôi cho rằng tử vi là một phát minh vĩ đại hơn cả kinh dịch nữa.
     Thỉnh thoảng đọc lại bốn câu thơ mà một hậu nhân nào đó viết về Trần Hi Di:
     Hi Di ngưỡng quan thiên thượng tinh
     Phát minh đẩu số thôi nhân mệnh
     Bất y ngũ tinh yếu quá tiết
     Chỉ luận niên nguyệt nhật thời sinh
tôi lại rợn da gà. Các quư vị nghiên cứu ngũ tinh đọc lại các lập luận của khoa này sẽ thấy nhật chủ và tiết khí phải là trọng tâm của bài toán số mệnh. Tử Vi dám bỏ nhật chủ, bỏ tiết khí; lư ở đâu?
     So sánh khoa học với huyền học rất khó. Nhưng tôi so sánh cái đột phá của Tử Vi (đối lại các ngành huyền học trước nó) y như thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton vậy.
     Vài ḍng chia sẻ.

T.B.: C̣n về các sách cổ thực ra tôi chẳng mấy quan tâm. Chẳng phải là tôi không trọng cổ nhân mà v́ tôi đang khảo sát Tử Vi bằng khoa học. Khoa học gia ngày nay chẳng mấy ai đọc sách Newton hoặc Leibnitz mặc dầu vẫn kính phục hai ông này. Họ chỉ cần biết nguyên lư của hiện tượng rồi phát triển ra. Hiển nhiên bây giờ một vật lư gia trung b́nh biết nhiều về vũ trụ hơn Newton, Leibnitz khi hai ông này c̣n sống.
     Đó là ưu điểm của khoa học. Nó nhớ nguồn nhưng luôn luôn gạn lọc và phát triển để đi tới trước.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
Nguyen Phong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 January 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 32 of 51: Đă gửi: 05 January 2004 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nguyen Phong

Thân chào các bạn,
bài viết từ đêm qua, sáng nay post lên, xong rồI mới đọc kỹ lại diễn tiến của chủ đề này nên tôi mới gõ tiếp nêu quan điểm của tôi về điểm nóng Thiên Quan.
Thành thực mà nói, khi viết an lại 3 vị trí của sao Thiên Quan cho 3 tuổi Tân , Kỷ và Nhâm tôi đắn đo suy nghĩ lắm vì tôi cũng đã tự đặt câu hỏi cho mình là tai sao tất cả các sách TV xuất bản trước 75 ở VN không có lẽ gì mà các vị tiền bối lại không nhận ra sự bất hợp lý này. Cả bố tôi, thầy dậy tôi và các bằng hữu cũng phân vân và tranh cãi nhau về vấn đề này, nhưng cuối cùng các vị đồng một nhân xét là “ phải chăng vì Nhâm biến vi Vương” vì tuổi Nhâm này còn cãi nhau ở bộ Tứ Hóa : (Hoá Khoa an theo Thiên Phủ hay Tả Phụ) và Khôi Việt, mà các bộ sao này đều là “Quý Tú chi tinh mệnh cung tối ái” nên chăng người xưa ẩn dấu đi (viết sai đi) với mục đích bảo vệ đương số. Gánh nặng này các cụ nói là người đi sau phải tìm cho ra !!!
Do đó tôi đã âm thầm theo dõi dấu vết của các vấn nạn này . Đến nay tôi ủng hộ vị trí Dâu cung trên địa bàn an T.Quan cho tuổi Nhâm.
Còn 2 can kia Tân và Kỷ thì lý lẽ thuyết phục và bằng chứng(của cá nhân tôi) có kém hơn so với can Nhâm. Nhưng tôi “gián tiếp” chấp nhận theo cách an của Thần Sát khởi lệ. Vì trong khi chưa tìm ra một cách giải thích hợp lý hơn thì tôi buộc mình phải chấp nhận cách an của Thần Sát

Còn về vòng Tràng sinh thì tôi sẻ trình bầy quan điểm của tôi sau.

Gừi riêng bạn Khang,
Tôi cũng đã được dậy là chữ Sát (trong chữ Thần Sát) là hàm nghĩa ma sát, cọ sát vào với nhau.

Thân
Quay trở về đầu Xem Nguyen Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nguyen Phong
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 33 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 12:16am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Anh Nguyên Phong thân,

V́ anh đưa vấn đề Thiên Phủ hóa Khoa thay v́ Tả Phụ hóa Khoa ở can Nhâm, tôi xin phép nhấn mạnh lại là 14 chính tinh và tứ hóa là cái sườn của hệ thống tử vi, một khi chưa biết lư nằm sau cái sườn này th́ sẽ căi nhau đến vô cùng. (Thí dụ: Khuynh hướng hiện tại của Trung Châu phái HK là bỏ hẳn Tả Hữu ra khỏi tứ hóa, thành Mậu Tham Nguyệt Dương Cơ, Canh Nhật Vũ Phủ Đồng, Nhâm Lương Vi Phủ Vũ. Lăo tướng Tử Vi Đài Loan Phan Tử Ngư th́ cho rằng can Canh Thiên Tướng hóa Kỵ: Canh Nhật Vũ Phủ Tướng).
     Trong tập 1 của bộ sách đang viềt tôi sẽ tŕnh bày lại công tŕnh tái khám phá hết sức to lớn của dịch lư gia Đài Loan Tạ Phồn Trị về cái sườn 14 chính tinh và tứ Hóa. Rất tiếc những vấn đề như Quan Phúc phải dời sang quyển 2 v́ quyển 1 đă dày quá (trên 200 trang mà chỉ có lư nằm sau mệnh thân, 14 chính tinh, tứ hóa, Xương Khúc Tả Hữu H́nh Riêu Không Kiếp).
     Nhưng v́ đă tính ra cái lư của Thiên Quan (y như sách vở) một lần rồi, chắc chắn tôi sẽ nhớ lại. Tôi chưa muốn tŕnh bày ǵ cả bây giờ v́ chỉ nhớ mang máng, không muốn gây họa bút sa gà chết.
     Can Canh Tân của sao Lưu Hà th́ tôi vẫn c̣n bế tắc, hy vọng rồi sẽ nghĩ ra.
     Vài ḍng chia sẻ.
     
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
Nguyen Phong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 January 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 34 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 6:57am | Đă lưu IP Trích dẫn Nguyen Phong

À mà còn Khôi - Việt tôi nghĩ là cách an mà tôi sử dụng chắc giống với cách an của A. TKQ (Tôi ghi ra đây để anh và các bạn xem):

THIÊN KHÔI : (đi chiều nghịch) – Không vẽ ra được thì tôi đánh máy và dùng dấu / nghĩa là an tại cung đó :

Giáp/Sửu ; Ất/Tý ; Bính/Hợi ; Đinh/Dậu ; Kỷ/Thân ; Canh & Mậu/Mùi ; Tân/Ngọ ; Nhâm/Tỵ ; Qúy/Mão

THIÊN VIỆT : (đi chiều thuận)
Giáp/Mùi ; Ất/Thân ; Bính/Dậu ; Đinh/Hợi ; Kỷ/Tý ; Canh & Mậu /Sửu ; Tân/Dần ; Nhâm/Mão ; Qúy/Tỵ

Cách an này cụ Thiên Lương biết nhưng không giải thích, Một nhà tướng số (xem tướng) có biệt danh là Huyền Linh đã nêu trên diễn đàn TửVi thời đó nhưng các cụ tiền bối cứ âm thầm an theo cách của mình. Riêng tôi tôi an theo cách nêu trên. Tôi đã xây dựng một cách lý luận dựa trên bộ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn ( Sự lý luận đó tôi cũng chưa chấp nhận vì tôi còn muốn là tìm và nghiệm cho ra một ví dụ thật điển hình từ cuộc sống hàng ngày) Và cũng có một vài kinh nghiệm từ cách an này, tôi sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn nào đã tương đối vững vàng trong lý luận một chút vì nếu áp dụng một cách máy móc thì bị có ngày bị “đập tráp” và nó cũng nhậy cảm lắm (xuất phát từ câu “Qúy khí phạm phải tử vong tức thì” câu này là thầy tôi giảng và trong HĐNKTV chương 68 nêu trên có câu “ trúng vào qúy nhân thời bạo bệnh mà chết”)

Quay trở về đầu Xem Nguyen Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nguyen Phong
 
Nguyen Phong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 January 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 35 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 8:52am | Đă lưu IP Trích dẫn Nguyen Phong

Thưa anh VDTT,
Lạ quá, đây là điểm thứ 2 mà tôi thấy quá lạ:
1/ Về Tuần & Triệt (hình như anh cho biết là ở Đài Loan định bỏ không dùng)
2/ Và Tả-Hữu thì Trung Châu phái HK bỏ hẳn ra khỏi Tứ Hóa.

Đọc lại các bài viết của anh, có một cái gì đó khiến tôi liên tưởng nhớ đến 2 nhân vật nổi danh đều xuất phát từ Đài Loan, một người tên là Trương Diệu Văn thuộc môn phái “Thấu Phái Tử Vi Đại Pháp ” thuộc thập niên 70 cũng đã từng lập và đoán số Tử Vi cho bà Kennedy (vợ của TT Kennedy), và một nhân vật nữa cận đại hơn (tôi quên mất tên rồi) thuộc thập niên 90.

Và nếu không có gì bất tiện, anh có thể vui lòng nói thật tóm gọn ý câu << Tử Vi tối trọng Âm Dương >> Âm Dương đây có phải là Sun và Moon . Nếu câu hỏi này anh thấy không tiện nêu ra lúc này thì xin anh coi như tôi không hỏi câu này nhé.

Quay trở về đầu Xem Nguyen Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nguyen Phong
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 36 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 1:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

Tôi cũng đă được dậy là chữ Sát (trong chữ Thần Sát) là hàm nghĩa ma sát, cọ sát vào với nhau.
---------
Cám ơn anh Nguyen Phong, cảm thấy an tâm hơn v́ ḿnh không nghĩ sai ư người xưa .
Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 37 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 1:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Nguyen Phong đă viết:
...
Và nếu không có ǵ bất tiện, anh có thể vui ḷng nói thật tóm gọn ư câu << Tử Vi tối trọng Âm Dương >> Âm Dương đây có phải là Sun và Moon . Nếu câu hỏi này anh thấy không tiện nêu ra lúc này th́ xin anh coi như tôi không hỏi câu này nhé.


Thưa anh Nguyên Phong,

Có ǵ đâu mà bất tiện. Tôi chẳng có ǵ để dấu. Khi tôi ngại viết ra một điều thường chỉ v́ hoặc tôi chưa nghĩ xong vấn đề một cách triệt để, hoặc tôi đă nghĩ ra vấn đề nhưng chưa nghĩ ra cách truyền thông với người đọc, nên tạm giữ lại để tránh gây hoang mang. Hễ bị hỏi một vấn đề mà tôi không biết tôi sẽ nói ngay là không biết để khỏi mất thời giờ người hỏi. Vấn đề nào c̣n trong ṿng suy nghĩ tôi cũng xin tŕnh bày như vậy.
     "Âm Dương" (trong 'Tử Vi cách cục tối trọng âm dương') một chữ hai nghĩa. Thứ nhất ch́nh là cái lư nằm sau hai sao Nguyệt Nhật. Nhưng đó chỉ là điểm phụ, như mũi tên cho ta biết bài toán tử vi phải khởi từ hai sao Âm Dương (mà không phải Tử Phủ chẳng hạn). Nếu anh có hứng thú, xin xem trang 6 đề tài "Tử Vi biệt cách của..." cũng trong mục Giải Đoán Số Mệnh, ở đó có bài tôi trả lời cô Thanh Quyên và tŕnh bày thoáng qua cái kết cấu của bài toán Tử Vi.
     Tuy nhiên, điểm chính mà tôi muốn nhấn mạnh trong câu này là thuyết âm dương. Như tôi đề rơ trong phần giải thích bài phú TVBC, Tử Vi dụng cả âm dương lẫn ngũ hành, nên nếu không biết nền tảng của khoa này là âm dương (mà không phải ngũ hành) th́ sẽ quá lậm vào ngũ hành rồi không ra được nữa.
     Tử B́nh và các khoa ngũ tinh khác dĩ nhiên coi ngũ hành là chính, thế nên mới có cuộc "cách mạng Tử Vi".
     Vài ḍng chia sẻ.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 38 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 4:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Anh ThiênKyQuy thân,

Về sự bất tương ứng chỉ giới hạn vào các sao Quan Hà Trù: Đây cũng chính là thắc mắc lớn của tôi. Cuối cùng tôi đi đến đáp án là Tử Vi khác với các khoa ngũ tinh, nên sự khác biệt phải hiện lên ở đâu đó; chính là ở các sao này.
     Theo lịch sử khoa Tử Vi th́ Quan Hà được thêm sau (bởi một vị thánh nhân nào đó sau thời Hi Di lăo tổ), (tôi phải t́m xem Trù có như vậy không); tôi cho rằng chúng là những yếu tố điều chỉnh để bài toán Tử Vi được vuông tṛn. Đă là yếu tố điều chỉnh th́ khác với bài toán cũ (ngũ tinh) cũng không có ǵ lạ.
     Vài ḍng chia sẻ.

T.B.: Một điểm không mấy quan trọng: Khi anh viết "khắc ta là Quan Lộc" tôi đoán ư anh muốn nói "khắc ta là Quan Quỷ" (như trong phép bói nạp giáp); v́ Quan Quỷ và Quan Lộc ư nghĩa khác hẳn nhau.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 39 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 4:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Nguyen Phong đă viết:
À mà c̣n Khôi - Việt tôi nghĩ là cách an mà tôi sử dụng chắc giống với cách an của A. TKQ (Tôi ghi ra đây để anh và các bạn xem):

THIÊN KHÔI : (đi chiều nghịch) Ờ Không vẽ ra được th́ tôi đánh máy và dùng dấu / nghĩa là an tại cung đó :

Giáp/Sửu ; Ất/Tư ; Bính/Hợi ; Đinh/Dậu ; Kỷ/Thân ; Canh & Mậu/Mùi ; Tân/Ngọ ; Nhâm/Tỵ ; Qúy/Măo

THIÊN VIỆT : (đi chiều thuận)
Giáp/Mùi ; Ất/Thân ; Bính/Dậu ; Đinh/Hợi ; Kỷ/Tư ; Canh & Mậu /Sửu ; Tân/Dần ; Nhâm/Măo ; Qúy/Tỵ

Tôi hơi thắc mắc. Theo một vài sách Tử B́nh và ngũ hành (chữ Hán) tôi hiện giữ trong tay th́ cách an Thiên Khôi của anh y hệt Âm (Thiên Ất) Quư Nhân, Thiên Việt y hệt Dương (Thiên Ất) Quư Nhân.
     Tôi tưởng là phải ngược lại chứ. Xin anh giải thích.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 40 of 51: Đă gửi: 06 January 2004 lúc 6:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Anh VDTT thân,

VDTT đă viết:
Anh ThiênKyQuy thân,

Về sự bất tương ứng chỉ giới hạn vào các sao Quan Hà Trù: Đây cũng chính là thắc mắc lớn của tôi. Cuối cùng tôi đi đến đáp án là Tử Vi khác với các khoa ngũ tinh, nên sự khác biệt phải hiện lên ở đâu đó; chính là ở các sao này.
     Theo lịch sử khoa Tử Vi th́ Quan Hà được thêm sau (bởi một vị thánh nhân nào đó sau thời Hi Di lăo tổ), (tôi phải t́m xem Trù có như vậy không); tôi cho rằng chúng là những yếu tố điều chỉnh để bài toán Tử Vi được vuông tṛn. Đă là yếu tố điều chỉnh th́ khác với bài toán cũ (ngũ tinh) cũng không có ǵ lạ.
     Vài ḍng chia sẻ.


Đó là ư kiến của anh, c̣n đây là ư kiến của tôi. Sở dĩ những sao đă có từ thời Thầy Trần Đoàn đúng với "Thần Sát Khởi Lệ" v́ Thầy Trần Đoàn là người thông kim bác cổ, nên an đúng với Cổ Thư là lẽ tự nhiên. Đến thời sau này các sách đă bắt đầu có loạn thuyết, nên đa số an sao sai, không có nguyên tắc, nên quyển "Thần Sát Khởi Lệ" mới được lập ra để ghi chú tất cả Nguyên Lư và cách an mà sách này có thể tra cứu được, một cách rất rơ ràng minh bạch. Sao nào không t́m được nguồn cội th́ họ ghi ra, nói rơ ràng không có giải thích, để người sau khỏi lầm lẫn. Từ chỗ có nhiều sách an sai, người thời sau lập ra ba sao Quan, Thiên Trù, và Lưu Hà sai theo tôi cũng là rất tự nhiên.

VDTT đă viết:

T.B.: Một điểm không mấy quan trọng: Khi anh viết "khắc ta là Quan Lộc" tôi đoán ư anh muốn nói "khắc ta là Quan Quỷ" (như trong phép bói nạp giáp); v́ Quan Quỷ và Quan Lộc ư nghĩa khác hẳn nhau.


Thưa anh VDTT, tôi xin trích lại những ǵ đă viết dưới đây cho ư được rơ ràng hơn khi trả lời anh.

ThienKyQuy đă viết:
Kính chào anh Nguyên Phong,
Thần Sát Sát Khởi Lệ nói: "Tuỳ theo Can của Chính Quan Tinh gọi là Thiên Quan Quư Nhân. Quan Tinh: Thuật Tinh Mệnh lấy Can của năm gặp tháng, Can của ngày gặp giờ Ngũ Hành Chính Quan tương khắc là Quan Tinh)". Thật ra, Cổ Nhân đă dùng cách khắc ta là Quan Lộc để đặt Thiên Quan, nghĩa là tính Thiên Can của tháng Dần khởi đi đến tháng nào có Can khắc Can năm th́ đặt ở đó, nên Thiên Quan phải an như sau:
Kính anh


Có lẽ anh VDTT không đọc kỹ hoặc v́ anh không rành về Tử B́nh và Bói Dịch nên tôi xin giải thích chỗ này rơ hơn một tí để khỏi hiểu lầm.

Nếu nói về Tử B́nh th́ chỉ có Quan Sát không có Quan Quỷ thưa anh. Quan tức là các Can khác Âm Dương Ngũ Hành. Tỷ như Can Giáp th́ lấy Tân làm Chính Quan = Quan Lộc. C̣n Sát th́ tỷ như Ất lấy Tân làm Sát, v́ tuy khắc nhưng cùng thuộc tính Âm Dương, nên gọi là bất chính. Kẻ làm Quan mà bất chính ắt sẽ thành họa Sát thân, không tránh khỏi. Nên từ đó mà Cổ Nhân diễn ra thành nghĩa tai họa, bệnh tật cho người dễ hiểu. Tuy nhiên, Sát có chế ngự th́ cũng giống như Quan thôi..

Trường hợp nói về Bói Dịch th́ tuy có khác một chút, nhưng cũng có thể giải ra rơ ràng. Trong Bói Dịch th́ có Quan Quỷ, nhưng sao gọi là Quan? Sao gọi là Quy? Cần phải biện rơ. Quan tức là khi hào Quan gặp vượng tướng, như được động hào, Nhật Nguyệt đến sinh trợ gọi là Quan = Quan Lộc, tốt. Quỷ tức là khi hào Quỷ bị hưu tù, động hào, Nhật Nguyệt đến khắc gọi là Quỷ, là họa sát thân, tai hoa bệnh tật, tù đày, xấu.

Tóm lại, ư của tôi giống như tôi đă tŕnh bày ở trên, không phải như anh đoán, nên đành xin nói rơ để độc giả khỏi lầm lẫn.

Thân

TB. cũng từ chỗ anh đoán lộn ư của tôi, nên tôi càng tin tưởng rằng những người viết sách như cổ nhân hay chúng ta, đoán lộn ư viết sai sao là chuyện tất nhiên, khó tránh xảy ra.
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 

<< Trước Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.6875 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO