Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 178 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: NGHIỆP BÁO Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
dieptan_dung
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 07 October 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 162
Msg 1 of 2: Đă gửi: 16 February 2006 lúc 8:49am | Đă lưu IP Trích dẫn dieptan_dung

Chào các bạn , tôi gửi tặng các bạn bài viết của Ngài Đại Đức Narada Maha Thera ( Tích Lan )những người bạn mà có ư chí t́m học giáo lư Phật đà chánh pháp .

                NGHIỆP BÁO

"Giáo Pháp mà Như Lai đă chứng ngộ qủa thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lănh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lư, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Kinh Trung A Hàm


"Tất cả chúng sanh đều có cái nghiệp của ḿnh."
Kinh Trung A Hàm


Định luật nhân quả trong lĩnh vực tinh thần đạo đức là Nghiệp Báo, Kamma .
Tái Sanh là hệ luận tự nhiên của Nghiệp. Nghiệp Báo và Tái Sanh là hai giáo lư căn bản trong đạo Phật có liên quan mật thiết với nhau.
Từ trước thời Đức Phật, hai học thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh đă được truyền bá sâu rộng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, chính Đức Phật đă giải thích tận tường và tŕnh bầy đầy đủ Giáo Pháp cao siêu ấy, đến nay vẫn c̣n lưu truyền.
V́ sao có sự bất đồng trong nhân loại?
Ta phải giải thích thế nào những chênh lệch tựa hồ như bất công trong thế gian?
Tại sao có hạng người sanh trưởng trong cung điện nguy nga, giàu sang vinh hiển, trí tuệ xuất chúng, đạo hạnh thanh cao, thân h́nh tráng kiện, trong khí ấy có kẻ khác lại phải chịu sống trong cảnh cùng đinh, cơ hàn khốn khổ? Tại sao người kia có tiền của ức triệu mà người nọ lại thiếu trước hụt sau? Tại sao có người thông minh tuyệt vời và có kẻ tối tăm ngu muội? Tại sao người nầy được sanh ra với bản tánh hiền lương của các bậc thánh nhân, kẻ nọ lại sẵn nết hung dữ từ khi lọt ḷng mẹ? Tại sao có hạng thần đồng thông suốt nhiều thứ tiếng, có hạng thần đồng về môn toán học, thần đồng về khoa hội họa, văn chương, âm nhạc v.v...? Tại sao có những trẻ em sanh ra đă mù, điếc, câm, ngọng hoặc kỳ h́nh dị thể? Tại sao có những trẻ em vừa mở mắt chào đời đă được hưởng mọi phước lành, và có em lại bị xem như một tội khổ?
Có chăng những nguyên nhân nhất định, tạo nên hoàn cảnh chênh lệch trong thế gian? Nếu không, những trạng thái bất đồng kể trên hẳn là những sự kiện ngẫu nhiên sảy ra hoàn toàn do sự may rủi.
Bậc trí tuệ không thể tin nơi sự may rủi mù quáng và không chấp nhận lối giải thích bằng sự ngẫu nhiên.
Trong thế gian nầy không có điều chi xảy đến cho người nào mà không do một hay nhiều nguyên nhân. Quả vui, quả khổ của những người đang gặt hái đều trổ sanh do những nhân tốt hay xấu đă tạo, hoặc trong kiếp hiện tại, hoặc trong những kiếp quá khứ. Nhưng với lư trí phàm tục, với sự hiểu biết tùy thuộc nơi giác quan của nhục thể, không dễ ǵ thấu triệt những nguyên nhân vô h́nh và phức tạp của guồng máy thế gian. Ta chỉ thấy hiển hiện trước mắt cái quả đang trổ mà không thấy được tất cả các nguyên nhân vi tế đă tạo điều kiện cho quả ấy phát sanh, v́ nhân kia không phải hoàn toàn được tạo nên trong kiếp hiện tại mà có thể được rải rác gieo trồng từ vô lượng tiền kiếp.
Có chăng những bậc cao minh sáng suốt, tiếp nhận được bằng tuệ giác những điều mà mắt thịt tai phàm không thể nghe thấy? Phật Giáo xác nhận rằng có thể có.

Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, có những lời dạy như sau:

"Đă gieo giống nào,
Sẽ gặt quả nấy.
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành.
Hành ác sẽ thâu gặt quả dữ.
Hăy gieo giống tốt,
Ta sẽ hưởng quả lành.

Nghiệp Báo tự nó là một định luật có hiệu lực trong một phạm vi riêng biệt, không chịu ảnh hưởng của tha lực nào từ bên ngoài đưa vào.
Khả năng trổ Quả đă dính liền với Nghiệp. Trong hành động (bằng thân, khẩu, ư) đă có tiềm tàng năng lực tạo Quả, cũng như trong hột đă có tiềm tàng tạo nên cây và sanh ra trái. Nhân sanh Quả, Quả giải thích Nhân. Hột sanh trái, thấy trái ta biết hột như thế nào. Sự liên quan giữa hột và trái cũng như giữa Nghiệp và Quả. "Trong Nhân đă có sẳn mầm giống của Quả."
Hạnh phúc và đau khổ, thường xảy đến cho nhân loại, là Quả phải có, trổ sanh do những nhân nào.

Theo lư Nghiệp Báo, chúng ta không nhất định phải bị trói buộc trong hoàn cảnh nào, v́ Nghiệp Báo không phải là số mạng, cũng không phải Tiền Định do một oai lực huyền bí nào đă định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chính hành động thiện hay ác của ta gây phản ứng lành hay dữ. Do đó chúng ta hoàn toàn tự do tạo ra những phản ứng mới để ḥa dịu Nghiệp lực. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cái Nghiệp của chúng ta theo ư muốn. Chuyển đến mức độ nào chỉ tùy nơi ta.
Như vậy chúng sanh không bị bắt buộc phải gặt hái trọn vẹn những ǵ đă gieo. Trong một t́nh trạng nào đó và trong một giới hạn nào đó, với sự cố gắng chánh đáng, ta có thể sửa đổi cái Nghiệp của ta.

Nguyên Nhân của Sự Chênh Lệch :
Thuở Đức Phật c̣n tại tiền, có chàng thanh niên tên Sudha, thắc mắc trước trạng huống bất đồng giữa loài người, muốn t́m chân lư, đến gần Ngài và bạch rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, v́ lư do nào và nguyên nhân nào trong đời có người yểu (appayuka) và có người thọ (dighayuka), người bệnh hoạn (bavhabadha) và người khoẻ mạnh (appabadha), người xấu xa (dubbanna) và người đẹp đẽ (vannavanta), có hạng người làm ǵ cũng không ai làm theo, nói chi cũng không ai nghe (appesakka) và hạng người có thế lực, làm ǵ cũng có người theo, nói chi cũng có người nghe (mahesakka), có người nghèo khổ (appabhopga) và người giàu sang (mahabhoga), có người sanh trưởng trong gia đ́nh bần tiện (nicakulina) và có người ḍng dơi cao sang (uncakulina), có người dốt (duppanna) và có người trí tuệ (pannavanta)?
Đức Phật trả lời vắn tắt như thế nầy:
"Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp (Kamma) của chính ḿnh như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính v́ cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh.

Theo kinh Lakkhana Sutta , Đức Phật sanh ra với tướng mạo tốt đẹp khác thường - 32 đặc điểm phi thường - là do bao nhiêu công đức cao dày mà ngài đă tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ. Kinh Lakkhana Sutta cũng giải thích rành mạch mỗi tướng tốt của Đức Phật, tướng nào phát sanh do nhân nào.
"Ta là kẻ thừa hưởng những hành vi tạo tác của ta như một di sản từ quá khứ truyền lại."

Đề cập đến sự khác biệt giữa chúng sanh, sách Atthasalini ghi rằng:
"Do sự khác biệt giữa cái nghiệp mỗi chúng sanh nên có trạng thái chênh lệch trong sự tái sanh. Người sanh ra sang cả, kẻ th́ đê hèn. Người sanh ra trong sự khinh khi nguyền rủa, kẻ th́ được tôn trọng kính v́. Người được hạnh phúc an vui từ lúc lọt ḷng mẹ, kẻ lại khổ sở khốn cùng.
"Do sự khác biệt giữa cái nghiệp mỗi chúng sanh nên có sự khác nhau về h́nh dung, sắc diện: người th́ đẹp đễ, kẻ lại xấu xa, người cao, người thấp, kẻ th́ tuấn tú phương phi, người th́ kỳ h́nh dị tướng .
"Do sự khác biệt giữa cái nghiệp mỗi chúng sanh nên có trạng thái chênh lệch trong xă hội như được, thua, danh thơm, tiếng xấu, được ca tụng hay bị khiển trách, hạnh phúc hay đau khổ."
"Do nghiệp, thế gian luân chuyển.
Do nghiệp, chúng sanh tồn tại.
Và cũng do nghiệp, mà chúng sanh vướng víu.
Liên kết với nhau như bánh xe,
cấu hợp, dính liền và quây tṛn quanh cái trục.
Do nghiệp, chúng sanh được vinh hạnh tôn sùng.
Do nghiệp, chúng sanh chịu cảnh nô lệ tôi đ̣i,
Bị nạn độc tài đàn áp và đi đến chỗ bại vong .
Đă biết rằng nghiệp sanh quả
Tại sao vẫn tin rằng:
"Trong đời nầy không có nghiệp báo?

Theo Phật Giáo, những sự chênh lệch về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và bẩm tánh, một phần lớn đều tùy thuộc hành động và khuynh hướng của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, tức là nghiệp.

Định luật thuộc về phần tâm linh cũng như máy móc như các định luật khác, nghĩa là cũng tác động một cánh hồn nhiên, tự động, vô ư thức, không cần kích thích, không tùy thuộc nơi ư muốn nào bên ngoài. Khi nhân đă gieo th́, do Nghiệp Báo, quả phải trổ.

Công phu tu tập trong Phật Giáo nhằm mục đích kiểm soát tâm, và sự kiểm soát nầy có thể thực hiện được nhờ hiểu biết chân chánh và tư tưởng trong sạch. Luật nhân quả tác động một cách rất máy móc. Khi Nghiệp quá nặng th́ dầu con người có muốn cũng không thể sửa đổi hậu quả nghiêm khắc của nó. Nhưng trong những trường hợp ấy cũng vậy, Chánh Kiến là tác ư trong sạch có thể sửa chữa phần nào cái Nghiệp. Trong một giới hạn nào Nghiệp lành có thể làm dịu bớt quả dữ.
Định luật nhân quả thật phức tạp. Chỉ có Đức Phật mới thấu hiểu được cội nguồn của nó.
Mục tiêu tối hậu của người Phật tử là tận diệt Nghiệp.

Nguồn Gốc của Nghiệp :
Vô minh (avijja) hay không hiểu biết thấu đáo thực tướng của sự vật là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp. Trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) có câu:
"Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh" (avijja paccaya samkhara)."
V́ không am hiểu chân tướng của vạn pháp nên mới có những hành động tạo Nghiệp.
Ái dục (Tanha) - đi liền với Vô Minh - là một nguyên nhân khác tạo duyên sanh ra Nghiệp. Chính Vô Minh và Ái Dục là cội rễ của mọi tội ác. Tất cả những hành động của hạng phàm nhân (puthujjana, là những chúng sanh c̣n trong tam giới) mặc dầu bắt nguồn từ ba căn trong sạch là bố thí (alobha, không tham), từ bi (adosa, không sân) và trí tuệ (amoha, không si) vẫn c̣n tạo Nghiệp, v́ chưa tận diệt Vô Minh và Ái Dục. Trái lại, những loại tâm siêu thế (maggacitta, đạo tâm) không tạo Nghiệp v́ bản chất của các loại tâm ấy có khuynh hướng tận diệt Vô Minh và Ái Dục.

Đối với người Phật tử, Đức Phật có đủ uy quyền nhất để thuyết minh vấn đề Tái Sanh. Chính trong đêm Ngài đắc Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc canh một, Đức Phật chứng ngộ Túc Mạng Minh là tuệ biết rỏ những kiếp quá khứ .
Ngài nói: "Như Lai đă nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ như thế nầy: trước hết một kiếp, rồi hai kiếp, rồi ba, bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn kiếp v.v... "
Vào canh hai, Đức Phật chứng đắc Thiên Nhăn Minh, nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp sống nầy tái sanh vào một kiếp sống khác. Ngài chứng kiến cảnh tượng "kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người khốn khổ, chúng sanh hoại diệt và tái sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người".
Đó là những Phật ngôn đề cập đến vấn đề tái sanh. Những đoạn kinh tham khảo trong kinh điển liên quan đến thuyết tái sanh chứng tỏ rằng Đức Phật không dựa vào một nguồn hiểu biết nào sẳn có để giải thích chân lư hiển nhiên nầy. Ngài chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân và nhận thức cá nhân của chính Ngài, một nhận thức tuy siêu phàm nhưng mỗi chúng ta đều có thể thành đạt nếu trau giồi rèn luyện đúng mức.

Tham Ái :
Theo pháp Nhân Duyên, tham ái là nguồn gốc đưa đến khổ năo "sanh-tử-luân-hồi". Chính tham ái đi đôi với ái dục - t́m kiếm khoái lạc; là nguyên nhân của cái-đang-trở-thành, là nguyên nhân đưa đến sự tái sanh.
Tham ái dịch từ Phạn ngử Tanha nghĩa đen là đói khát, thèm muốn. Các danh từ ái dục, tham lam, khao khát, ước muốn, ước ao, dục vọng, đam mê, ham muốn, mong mỏi, tŕu mến, t́nh yêu, chỉ diển tả một vài phương diện của tham ái. Chính tham ái tạo dựng vũ trụ và tạo thành đời sống. Đó là động lực tạo thành hiện tại, quá khứ và vị lai. Hiện tại là quả của quá khứ và tương lai là quả của hiện tại. Động lực tham ái ví như ḍng sông làm ngập lục thôn xóm và thành thị, chảy liꮠtục qua sự hiện hữu và cái-đang-trở-thành. Dầu tham ái làm cho lửa hiện hửu tồn tại ví như dầu làm lửa cháy không ngừng.
Đức Phật dạy: "Nầy tỳ khưu! ta không thấy có cái ǵ trói buộc con người cho bằng tham ái trói buộc con người từ kiếp nầy qua kiếp khác. Quả thật vậy! sự trói buộc của tham ái làm chúng sanh đi lang thang vô tận".
Kẻ thù của nhân loại là tham ái, khát vọng, dục vọng. Ái dục dẫn đến cái đang-trở-thành (bhava-netti), trở thành sẽ đưa đến đau khổ khó chịu, bất toại nguyện. Tham ái không những gồm khát vọng về vật chất, mà c̣n ước muốn chinh phục người khác hay quốc gia khác, chấp vào tư tưởng, quan điểm và tín ngưỡng, đưa đến sự tàn phá thế giới.
C̣n người thường bám chắc vào khoái lạc, ái dục và t́m kiếm nó, do đó, con người trở thành nô lệ của các giác quan. Con người ít nhận thức không có ǵ có thể làm thỏa mản hoàn toàn các giác quan và ư muốn. V́ nô lệ vào vật chất và sự thỏa mản của dục vọng, con người bị trói buộc vào bánh xe luân hồi và không thể giải thoát. Đức Phật nhận thức điểm nầy và khuyến cáo chúng ta:

Thú vui là sợi dây trói buộc
Hạnh phúc dẫn đến đau khổ
Kẻ trí nhận thức thú vui
Chỉ là móc câu cá.

Khi ái dục phát sanh liên quan đến giác quan, đó là tham ái nhục dục (kama tanha). Khi ái dục phát sanh liên quan đến bản ngă, đó là tham ái sự hiện hửu, chấp ngă (bhava tanha). Đây là quan điểm của phái thường c̣n. Khi ái dục phát sanh liên quan đến hư vô (chết là hết), đó là tham ái hư vô (vibhava tanha). Đây là quan điểm của phái hư vô.
Tham ái không những liên quan đến khoái lạc, cảm thọ sung sướng, mà c̣n liên quan đến đau khổ. Khi một người đau khổ cùng cực, chính tham ái làm người đó tiếp tục ôm ấp sự đau khổ, không nhớ tưởng giáo pháp, không thực hành quán chiếu về lư vô thường sanh diệt.
Tham ái vô cùng tận, không bao giờ biết đủ. Người không có th́ muốn có. Người đă có th́ muốn nhiều hơn. Không bao giờ ta vừa ḷng với hoàn cảnh hiện tại của ḿnh. Càng tham ái, ta càng đau khổ, càng bất toại nguyện.

Tham ái sinh ưu tư
Tham ái sinh sợ hăi
Ai giải thoát tham ái
Không ưu, không sợ hăi
Vậy, chính tham ái dẫn dắc ta tái sanh luân hồi. Đào tận gốc rể ái dục, ta sẽ giải thoát.


Tác giả : Đại Đức Narada Maha Thera
Quay trở về đầu Xem dieptan_dung's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dieptan_dung
 
bachngoc
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 December 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 46
Msg 2 of 2: Đă gửi: 16 February 2006 lúc 7:43pm | Đă lưu IP Trích dẫn bachngoc

               Kính !

    cám ơn Bác Dũng nhé , Vạn sự cát tường
Thân tâm an lạc

__________________
không c̣n yêu ai nũa !
Quay trở về đầu Xem bachngoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi bachngoc
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1875 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO