Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 193 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Pháp Tŕ Đại Bi Chú Theo Các Vị Lạt Ma Tây Tạng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 1 of 14: Đă gửi: 07 April 2006 lúc 11:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Thành Tâm Kính Lễ Tây Phương Tam Thánh Tôn, Đức Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, Chư vị Thầy Tổ thuộc ḍng Pháp Liên Hoa Bộ.

Thành Tâm Kính Lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma, ân sư Thích Phật Đạo, Ni sư Thích nữ Lệ Phát đă truyền dạy cho con pháp hành tŕ Đại Bi Thần Chú.

Kính lạy Đức Thiên Thủ Quán Âm!

Nay con nguyện xin đem phổ truyền cách hành tŕ thần chú Đại Bi. Con kính dâng phần pháp bảo này lên Ngài. Kính mong Ngài từ bi thọ nhận, ban ân điển và gia hộ cho toàn thể những ai có cơ duyên hành tŕ theo nghi pháp này.

Nếu con có ǵ không hợp Thánh Ư của Ngài. Con kính xin được đê đầu thành tâm đảnh lễ sám hối với Ngài. Kính mong Ngài hăy hoan hỷ tha thứ cho con đứa con thơ dạy này. Nếu có ǵ sai trái, con kính xin Ngài chỉ dạy thêm cho con và hăy cảnh tỉnh con bằng những lời pháp nhũ của Ngài để con không kiêu căng ngă mạng chấp trước trên bước đường tu tập.

Kính mong Ngài hăy từ bi che chở bảo bọc và gia hộ cho toàn thể chúng con khi hành tŕ theo nghi pháp này. Phương tiện đủ đầy và sớm thành tựu Đại Bi thắng phước để làm lợi lạc cho muôn loài.

Kính mong các bậc thiện hữu tri thức chỉ giáo thêm cho tôi, để tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm mà người tu mật thường phạm phải.

Nguyện Tam Bảo chứng minh tiếp độ, hộ tŕ cho toàn thể chúng con cũng như toàn thể gia quyến thân tâm thường an lạc, mạng vị b́nh an, sớm thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn đồng nhau cả thảy.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. Tác Đại Chứng Minh.



Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 2 of 14: Đă gửi: 07 April 2006 lúc 11:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Bổn Tôn Thiên Nhăn
( Bồ Tát Quán Thế Âm Ngh́n Mắt Ngh́n Tay )

Bồ-Tát Quán Thế Âm Ngh́n Mắt Ngh́n Tay là một trong những ứng hóa thân của Bồ-Tát Đại Từ Đại Bi. Câu Chuyện ngày xưa kể lại rằng Bồ-Tát Quán Thế Âm với tấm ḷng đại từ bi đă phát nguyện độ thoát tất cả sinh linh đau khổ trong tất cả cảnh giới; lời nguyện trên chưa thực hiện hoàn măn th́ Bồ-Tát sẽ không bao giờ nghỉ ngơi. Sau đó, dù Bồ-Tát đă trăi qua vô số kiếp thực hành lời nguyện cứu khổ cứu nạn như vậy, Bồ-Tát vẫn thấy rằng c̣n vô số chúng sinh đang đau khổ. Quá thương cảm, thân tướng của Bồ-Tát không c̣n nguyên vẹn. Đức Phật A-Di-Đà bấy giờ phóng quang trang nghiêm khiến cho Bồ-Tát hiển lộ một báo thân ngh́n mắt ngh́n tay; ngh́n mắt để thấy hết những cảnh khổ của chúng sinh, ngh́n tay để cứu độ những chúng sinh đang đau khồ. Với thân tướng trang nghiêm như vậy Bồ-Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi đă tiếp tục hạnh nguyện cứu độ chúng sinh trong mười phương thế giới.

Báo thân của vị Bồ-Tát với 11 đỉnh đầu, ngh́n mắt ngh́n tay có ư nghĩa biểu trưng như sau:

Trên thượng đỉnh là Đức Phật A-Di-Đà, biểu trưng cho pháp thân của Bồ-Tát Quán Thế Âm. Bên dưới là đầu của thần Mahakala, biểu trưng cho uy lực phẩn nộ; Bồ-Tát Quán Thế Âm dùng uy lực này để trợ giúp cho những chúng sinh cần phải đấu tranh chống lại những lực lượng đen tối và phá hủy những chướng ngại trên con đường tu tập. Chín đỉnh đầu c̣n lại gồm một gồm một đỉnh đầu biểu trưng cho vị trí trung tâm, tám đỉnh đầu kia biểu trưng cho tám hướng. Mỗi ḷng bàn tay đều có con mắt biểu trưng cho khả năng thấy nghe thông suốt và cứu độ rộng khắp của Bồ-Tát Quán Thế Âm.

Trong báo thân ngh́n mắt ngh́n tay này, Bồ-Tát là hiện thân của thân Bồ đề, tâm giác ngộ; đồng thời cũng là hiện thân của tâm chứng đắc mong muốn tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ nạn; và cũng là hiện thân của tâm đại từ bi, của viên như ư bảo châu sáng chói. Đức Đạt-lai Lạt-ma nói rằng:”Trong Phật giáo không có cái ǵ tuyệt đối cả, nhưng nếu có cái tuyệt đối th́ cái đó là tấm ḷng từ ái”. Tâm Bồ-đề là tinh hoa tâm thức của chư Phật và chư Bồ-tát.

Chúng ta đang có phước lành nên mới gặp được pháp nghi hành tŕ này . Bổn Tôn Thiên Nhăn-Ngài là một Bổn Tôn trong các Bổn Tôn của Bồ-Tát Quán Thế Âm thủ về Đại Bi Tâm chú ; v́ vậy chúng ta cố sức tu tập để phát triển và hành tŕ tâm Bồ-đề cao quư, tinh hoa của tâm thức hầu đạt đến quả vị giác ngộ hoàn toàn.


Sửa lại bởi phoquang : 07 April 2006 lúc 11:49pm
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 3 of 14: Đă gửi: 07 April 2006 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

PHÁP TR̀ ĐẠI BI CHÚ THEO CÁC VỊ LẠT MA TÂY TẠNG


I.Nguyên do pháp hành tŕ:

Pháp tŕ Đại Bi Chú này là do Thầy Thích Phật Đạo ở Thuỵ Điển sang Tây Tạng tu học, sau đó Thầy truyền lại cho Ni Sư Thích nữ Lệ Phát, trụ tŕ Chùa Châu An Tự, đường Lê Quang Định, G̣ Vấp, TP.HCM, Việt Nam. Ni Sư đă truyền dạy cho tôi. Nay tôi xin đem phổ truyền cho tất cả quư vị và các bạn có cơ duyên với Đức Đại Bi Quán Thế Âm.

II.Những điểm chung khi hành tŕ bất ḱ một loại chơn ngôn-thần chú nào theo Phật Giáo Tây Tạng:

Khi tŕ chú, đọc thành tiếng trầm, âm thanh đều và tiếp nối như những làn sóng thuỷ triều dào dạt, trầm hường và mạnh mẽ. Khi tŕ chú có thể mở mắt hoặc nhắm mắt tuỳ ư, hướng sự chú tâm ra nơi điểm giữa 2 lông mày. Một niềm an lạc tự đó toả ra.

Nên niệm ra tiếng, khi hít sâu vào đan điền hành giả không tụng niệm, chỉ tụng niệm khi thở hơi ra, ráng kéo cho được dài hơi để chúng ta có thể tŕ tụng được nhiều lần hơn.

Khi tŕ chú, đọc nối tiếp mạnh mẽ như tiếng sóng nối tiếp không ngừng. Khi hết hơi th́ thở vào nhưng vẫn tiếp tục đọc thầm, nối tiếp câu chú; khi phổi đầy hơi lại tiếp tục đọc thành tiếng. Làm sao cho câu chú không bị đứt khoảng và gián đoạn trong tâm của hành giả.

III.Pháp hành tŕ Đại Bi Thần Chú:

Ngồi ngay ngắn ( Kiết già: gát chân trái qua đùi phải và chân phải qua đùi trái; Bán già: để chân mặt lên chân trái hoặc ngược lại ), lưng thẳng, mặt hướng về Tam Bảo.
Hai bàn tay đặt trên 2 đầu gối, các ngón tay duỗi thẳng. Tay phải ngửa, tay trái úp ( Ấn Âm Dương ).

Lấy hơi từ dốc vọng hít sâu xuống đan điền ( dưới rốn 3 phân )nén lại nín thở và đọc Chú Đại Bi. Dứt hơi thứ nhất, lại hít sâu vào nín thở đọc tiếp lần lượt đến hết bài Chú Đại Bi ( Kể là 1 biến ).

Đọc xong biến thứ 1 Chú Đại Bi th́ dang ngón cái bàn tay phải ra thẳng góc với 4 ngón c̣n lại ( vuông góc ).

Đọc xong biến thứ 2 th́ co ngón cái và ngón trỏ lại thành h́nh chữ o, 3 ngón kia duỗi thẳng.

Đọc xong biến thứ 3, co ngón cái và ngón giữa.

Đọc xong biến thứ 4, co ngón cái và ngón áp út.

Đọc xong biến thứ 5, co ngón cái và ngón út.

Chuyển sang bàn tay trái, đọc xong biến thứ 6 đến biến thứ 10, cũng cho các ngón cái tay trái lần lượt chận vào 4 ngón c̣n lại.

Từ biến thứ 11 đến biến thứ 15, trở lại bàn tay phải.

Từ biến thứ 16 đến biến thứ 20, lại chuyển sang bàn tay trái.

Và cuối cùng là biến thứ 21 th́ chập 2 bàn tay lại.


IV.Những điều nên biết khi hành tŕ chơn ngôn-thần chú:

1.Quư vị nên giữ ǵn Kinh điển cẩn th ận v́ đây là Pháp Bảo là những lời kim ng ôn quư báu cao thượng của Đức Bổn Sư Thích Ca, không nên để nơi dơ bẩn mà phải để ở nơi trang nghiêm thanh tịnh.

2.Quư vị nên giữ ǵn ngũ giới của Phật cho thuần tịnh, mỗi tháng quư vị có thể ăn trai vài ngày lần lần có thể tiến đến trường trai th́ rất quư, vào những ngày trai hoặc trong khi tŕ niệm kinh chú, quư vị không nên ăn ngũ vị tân: hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ ( ăn sống hơi thở sẽ hôi hám, ăn chín sẽ dâm dục, quỷ thường thân cận liếm mép người ăn những thứ này, Chư Thiên Hộ Pháp sẽ không đến nghe kinh chú và sẽ bỏ đi không hộ tŕ cho hành giả ).

3.Hằng ngày, quư vị làm bất cứ việc ǵ như: dâng hương, dâng hoa quả hay vật thực cúng dường cho chư Phật, quư vị đều nên niệm: Tịnh Pháp Giới-Tịnh Tam Nghiệp Chơn Ngôn: OM LAM-OM XỈ LÂM ( 3 lần hay nhiều hơn càng tốt ).

4.Khi bước vào hành tŕ tu niệm, trước mỗi giờ hành giả nên tắm rửa, thay y phục sạch sẽ, súc miệng cho thật sạch và ngậm hương liệu thơm, xông hương 2 tay hoặc xoa dầu thơm, tâm buông bỏ tất cả mọi việc không chấp thiện ác, luôn tin tưởng không nghi ngờ, không suy nghĩ ǵ cả, tŕ niệm với ḷng chí thành, khắp v́ lục thú chúng sanh, Phát Bồ Đề Tâm, kính trọng Phật Pháp Tăng-Tam Bảo, vật cúng phải tinh khiết, đừng bao giờ trễ năi thời khoá đă quy định tu niệm. Nếu người tŕ niệm mà ư chí được như thế th́ sẽ đạt kết quả ngay không c̣n ǵ để bàn căi.

5.Tụng Kinh-Tŕ Chú không linh ứng và hiệu nghiệm là do không trung thành với 8 điều sau. Rồi dẫn đến chê bai và phỉ báng Kinh-Chú không linh nghiệm. Thật là tội lỗi vô cùng. v́ thế ta cần phải sửa chữa 8 điều sau đây và đừng vướng phải th́ sẽ đạt được kết quả như ư:
*Văn tự sai xót.
*Tiếng đọc không đúng cách.
*Ăn tạp những vị cay nồng( hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ).
*Tay dơ dáy cầm đến cuốn kinh vật cúng
*Miệng nói chuyện phiếm, thế tục.
*Ăn thịt, uống rượu.
*Quần áo không sạch.
*Chỗ ở chẳng nghiêm tịnh thành thử khiến cho quỷ thần tiện bề phá hại mà trở lại tai ương.

6.Nỗi lo lắng lớn nhất không chỉ đối với Phổ Quảng Tôi đây mà cũng như tất cả các vị tu tŕ Mật Tông là đọc tụng tŕ niệm làm sao cho đúng cách và đúng âm điệu. Sau một thời gian, Tôi nhận ra điều này: Người tŕ tụng th́ không nên lo ngại về việc phát âm của bài chú . Chúng ta cứ việc theo chân người xưa mà tŕ tụng theo những bài chú đă được phiên âm sang thổ ngữ. Nếu âm chân xác th́ càng tốt nhưng nếu có sai lệch đôi chút cũng chẳng sao cả. Vị nào tŕ tụng theo Phạn âm càng hay vị nào không tŕ tụng được th́ cứ theo những bài chú có sẵn trong kinh sách hiện hành mà tŕ tụng vậy ( Nhưng vẫn có sự khác biệt, dưới mắt của các bậc Chân Tu th́ người tŕ tụng theo Phạn âm sẽ thâu đạt kết quả nhanh và có sự rung động cũng như năng lực toả phát ra khác hẳn với người tŕ tụng theo thổ ngữ phải mất thời gian khá lâu mới đạt được như thế). Cũng có một số vị kiên nhẫn tụng chú Đại Bi bằng Phạn âm nhưng sự linh nghiệm không bằng chú Đại Bi mà chúng ta thường tŕ niệm hằng ngày v́ bài chú đă ẩn sâu trong tạng thức từ khi chúng ta theo Đạo Phật ( Theo Thầy Thích Phật Đạo nếu tŕ 7 biến Đại Bi th́ tŕ 3 biến Phạn âm và 4 biến thổ ngữ. Theo Tôi thấy th́ khi quư vị tŕ theo cách trên th́ tiếng thổ ngữ sẽ lái-chạy nhanh sang tiếng Phạn âm, mà người minh chứng thâu đạt kết quả hiện thời theo lối tŕ tụng ấy là Ni Sư Thích nữ Lệ Phát, trụ tŕ Chùa Châu An Tự). Đạo P ật không chú trọng âm thanh sắc tướng h́nh thức cúng kiến lễ nghi bên ngoài mà chỉ chú trọng tâm thức giác ngộ cũng như quư trọng sự thực tu, thực chứng và hạnh nguyện độ sanh của mỗi chúng ta mà thôi.

Với oai lực và linh nghiệm đ ược chứng minh qua thời gian và không gian, Thần Chú Đại Bi đă đ ược trân trọng tŕ tụng trong các khoá lễ và các nghi thức tụng niệm của các quốc gia theo các truyền thống Bắc Tông ( Đại Thừa ). Chúng ta phải luôn tin tưởng rằng Chú Đại Bi này là có t hật và được truyền bá tại các xứ Phật giáo Đại Thừa như: Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên ( Cao Ly ), Tây Tạng, Mông Cổ…Chú này đă tồn tại và lưu hành hơn 1.200 năm không dứt, tất có hiệu nghiệm nên gây bao niềm tin yêu đối với Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đă là Phật tử th́ không hề mê tín, những lí lẽ phải đi đôi với sự thật, với sự mầu nhiệm hiện tại, lẽ dĩ nhiên Phật tử và môi người phải tin theo. V́ thế mà tại Tây Tạng bất luận là Tăng hay tục, trẻ, già, trai, gái, sang, hèn, giàu hay nghèo, miệng cũng đều xướng câu chơn ngôn: “ OM MANI PADME HUM “ là câu thần chú thể hiện cái Bi Tâm cứu độ cao cả Của Đức Bồ Tát Quán Tự Tại cũng như bài chú Đại Bi mà Ngài ban cho chúng ta đây ( LDG: Đức Bồ Tát Quán Tự Tại chính là một danh hiệu khác của Bồ Tát Quán Thế Âm vậy)./.




Sửa lại bởi phoquang : 08 April 2006 lúc 7:51am
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
tuebao_manjusri
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 4 of 14: Đă gửi: 09 April 2006 lúc 1:27am | Đă lưu IP Trích dẫn tuebao_manjusri

Chú PhoQuang nếu muốn tu Đại Bi , nên t́m cho ba(`ng được Tâm Chú Đại Bi . V́ Thần chú Tâm yếu này là dạng rút gọn tối quan trọng của Đại Bi , quyết định thành tựu.
Khi tŕ chú , nên quán tưởng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhăn và kết Ca(n Bản Ấn .
Nếu có chỗ riêng nên kết giới , lập đàn rồi định khóa tu.
Phải t́m hiểu kĩ ṭan bộ Nghi quỹ Quán Thế Âm Thiên Thủ rồi hành tŕ.
Phải kết hợp Triệu Thỉnh Bổn Tôn và Phụng Tống khi kết thúc.
Thân ái.

Quay trở về đầu Xem tuebao_manjusri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuebao_manjusri
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 5 of 14: Đă gửi: 09 April 2006 lúc 7:02am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Kính chào tuebao_manjusri!

Chân thành cảm ơn bạn đă chỉ dạy thêm cho tôi.

Kính mong bạn hiểu là ở tại Việt Nam th́ Mật Tông không được phổ truyền rộng răi. Do đó, những đều bạn chỉ dạy tôi th́ tôi khắc cốt ghi tâm. Thực sự tôi chỉ muốn phổ truyền những nét đại cương cơ bản nhất và không đá động đến nhiều về nghi quỹ, cách kiết ấn và hành đàn. Bởi v́ tôi chưa là Bậc Quán Đảnh Sư, do đó tôi chỉ có thể làm những ǵ trong sự cho phép, tránh mắc phải tội trộm pháp và vượt pháp khi không có sự đồng ư cuả các vị.

C̣n về Chú Đại Bi mà chúng ta thường tụng th́ đă quá quen thuộc đối với mọi người Việt theo Đạo Phật. Do đó Tâm chú rút gọn của Chú Đại Bi mà bạn đề cập, nó nằm trong nghi quỹ hành Mật Tông về Bổn Tôn Thiên Nhăn theo Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 7, do đó tôi không nêu lên ở đây. Nó thuộc phạm trù chuyên tu Mật Tông. Vấn đề tôi đề cập ở đây là bước sơ khởi cho những hành giả tu tŕ và kết duyên với Đức Đại Bi Quán Âm, tương lai họ có thể gặp những Bậc Quán Đảnh Sư-A Xà Lê mà thọ pháp, lúc đó mới chính thức bước vào con đường tu Mật.

Vài lời gửi bạn, mong bạn hiểu những ǵ mà tôi làm nơi đây. Kính mong bạn chỉ dạy thêm cho tôi để tôi khỏi phạm phải thiếu xót.

Kính chúc bạn thân tâm thường an lạc.
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát, Tác Đại Chứng Minh
Phổ Quảng
Trân trọng kính chào bạn
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
tuebao_manjusri
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 6 of 14: Đă gửi: 10 April 2006 lúc 1:11am | Đă lưu IP Trích dẫn tuebao_manjusri

À. Thật ra các nghi quỹ khác đều yêu cầu gắt gao , nào lập đàn , quán đảnh ,rồi định pháp số ,hộ ma v..v. , nhưng đối với các nghi quỹ Quán Thế Âm th́ không cần quan trọng lắm , thưa chú.
V́ trong Tâm Hạnh và Bổn Nguyện của Quán Thế Âm (thuộc Liên Hoa Bộ) cho phép mọi người hành tŕ mà không có điều ǵ gây chướng ngại mà được lợi ích vô cùng như Kinh nói .
Thân ái.

Quay trở về đầu Xem tuebao_manjusri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuebao_manjusri
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 7 of 14: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 12:31am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

THIÊN THỦ THIÊN NHĂN

---'---'---'---'---

Ngàn tay cầm nắm đỡ nâng

Công hành rộng lớn vô ngần lan xa

Duy tŕ Phật Pháp thậm đa

Bảo tồn bốn loại Ta Bà thế gian

Tay cầm thiết thủ Kim Cang

Ngọc châu như ư,tràng phang, Liên Đài

Tam thiên tay phủ rộng dài

Luôn luôn nâng đỡ nàn tai cho đời

Ngàn mắt xem xét khắp nơi

Từ bi tiêu biểu rạng ngời tinh anh

Không ngằn mé, không giới ranh

Sát na quán chiếu thực hành Đại Bi

Thiên Nhăn trong suốt lưu ly

Nh́n xem vạn vật không ǵ ngăn che

Pháp Nhăn soi thấu mọi bề

Dụng các phương tiện giác mê tỉnh trần

Hàng phục thú dữ nhăn thần

Oai nghiêm ngự tọa xa gần phục khâm

Huệ Nhăn hơn tợ trăng rằm

Phá tan u ám tối tăm không c̣n

Phật Nhăn Diệu Dụng viên tṛn

Từ Bi Trí Dũng song toàn công năng

Xét soi thấu rơ cơ căn

Ban vui cứu khổ thường rằng xưa nay

Ngàn mắt khế hiệp ngàn tay

Tượng trưng Bi-Trí vượt ngoài thế gian

Thiên Thủ Thiên Nhăn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 8 of 14: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 12:32am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

KỆ TỤNG CỦA H̉A THƯỢNG THÍCH TUYÊN HÓA

Thủ nhăn thông thiên đại tổng tŕ

Chấn động tam thiên thế giới th́

      Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa

Từ bi phổ độ Diêm- phù- đề.

PHẦN GIẢNG

( CÚ GIẢI)

Từ trước đến nay ,nhiều người đă giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về Chú Đại Bi.Thực vậy,rất khó giảng giải về Chú Đại Bi.V́ kinh văn thần chú này thuộc vào hệ mật ngôn chân ngữ.Nay để giảng về thần chú này, trước tiên tôi xin đưa ra một bài kệ để thuyết minh cho ư nghĩa của thần chú :

Đại bi đại chú thông thiên địa

Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

Đại từ đại bi năng khử bệnh

Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền.

nghĩa là :

Thần chú Đại Bi có công năng thông cả thiên đường ,thấu cả địa phủ.

      Người nào thường tŕ niệm chú này mỗi ngày 108 biến,niệm ngàn ngày như thế th́ có thể khiến Thập Điện Minh Vương hoan hỷ.

      Năng lực Từ và Bi của thần chú có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời.

*Đại bi đại chú thông thiên địa

     Khi quư vị niệm thần chú này th́ trời đất đều chấn động, cả pháp giời chuyển rung. Trên thông cả cơi trời,dưới thấu khắp cả các cơi giới địa ngục. Khắp cả pháp giới trời người đều cảm thông và tán dương công đức.

* Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

Nếu quư vị niệm thần chú này 108 biến mỗi ngày, niệm ngàn ngày như vậy, tức vào khoảng 3 năm. Niệm thần chú này liên tục 3 năm không gián đoạn, không bỏ sót một ngày, bất luận quư vị có bận rộn như thế nào cũng không quên niệm, th́ có thể khiến cho mười vị vua điều hành công việc ở chốn địa phủ cũng phải hoan hỷ. Có nghĩa từ vua Diêm La cai quản điện thứ nhất cho đến vị vua Diêm La cai quản điện thứ 10,cùng tất cả chúng sanh đang bị tội báo ở trong 10 địa ngục ấy đều được vui mừng.

* Đại từ đại bi năng khử bệnh

     Năng lực từ và bi của thần chú này có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật.

     V́ sao gọi là chú đại bi? là v́ :"Bi năng bạt khổ".Nghĩa là Bi có công năng làm cho mọi khổ nạn của chúng sanh được tiêu trừ. C̣n "từ năng dữ lạc ".Ḷng Từ thường đem lại niềm vui cho chúng sinh.V́ thần chú này khả năng bớt khổ ban vui cho mọi chúng sinh nên gọi là chú đại bi. Chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật. Bất luận quư vị bị bệnh ǵ, nếu quư vị tŕ niệm chú đại bi,th́ mọi bệnh khổ đều được tiêu trừ.Có người sẽ thắc mắc :" Tôi đă niệm chú đại bi rồi, tại sao không lành bệnh?"

      Quư vị chưa lành bệnh v́ quư vị chưa vận hết ḷng thành trong lúc tŕ niệm. Với ḷng chí thành, chắc chắn quư vị sẽ có được sự cảm ứng khi niệm chú.

      * Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền

      Khi quư vị tŕ niệm mỗi ngày 108 biến chú đại bi, niệm trong 1000 ngày như thế th́ Thập Điện Minh Vương vui mừng và tất cả mọi bệnh tật đều được tiêu trừ.Trong suốt 1000 ngày, tức là 3 năm này, quư vị đă thành tựu được khá nhiều công đức rồi. Bởi v́ trong 3 năm này,mỗi ngày quư vị đều gia tâm tŕ tụng thần chú nên không có điều kiện để tạo tác nghiệp nhân. Quư vị không uống rượu, không ăn thịt, không ăn ngũ vị tân.

    Trong địa ngục có đài gương báo tội gọi là " nghiệt kính đài", nếu quư vị gây một nghiệp ác nào th́ nghiệp ấy sẽ hiện rơ trong đài gương kia. Cũng giống như h́nh ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy. Ví như một người , đời này gây tội sát nhân, th́ trong gương báo tội sẽ hiện lên cảnh người ấy đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp th́ trong gương sẽ hiện h́nh người ấy đang ăn trộm. Nếu người ấy gây nghiệp đốt phá nhà cửa người khác th́ trong gương sẽ hiện ra rơ ràng hành động đốt nhà ấy.

    C̣n nếu quư vị không gây tạo ác nghiệp ǵ cả th́ sao? Th́ chẳng có ǵ hiện trong kính đó cả. Vậy nên, nếu quư vị tŕ tụng thần chú đại bi trong 3 năm th́ trong gương nghiệp soi chiếu đến,tội báo của quư vị sẽ được tẩy sạch. Nơi địa ngục ấy sẽ treo lên một tấm bảng ghi rằng :"người này đă từng tŕ tụng Chú Đại Bi, tội báo của người này đều đă được hóa giải toàn bộ ".

    Tất cả các vị quỷ thần trong địa ngục đều cúi đẩu lễ bái sùng kính người tŕ chú này như lễ bái cung kính chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai vậy.Đồng thời các vị quỷ thần ấy sẽ hộ tŕ người tŕ chú cũng như họ thường hầu cận chư Phật vậy,và các vị quỷ thần đều thông báo cho nhau biết là không nên quấy nhiễu người tŕ chú này. Thần lực của chú Đại Bi thật là không thể nghĩ bàn.
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 9 of 14: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 12:37am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Thần Chú Đại Bi, Một Cánh Cửa Rộng Mở Vào Mật Tông.



Ta đang tŕ tụng Đại Bi Thần Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là ǵ? Đại Bi Thần Chú liên hệ như thế nào đến Mật Tông?

Chú c̣n được biết dưới những tên gọi khác là Thần Chú, Chân Ngôn hay Mật ngôn, tiếng Phạn là Đà La Ni (Dhàrani), tức là những câu nói bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát. Những mật ngôn này đối với phái Mật Tông được sử dụng như là những mật mă để chuyển âm những lời cầu nguyện của người hành tŕ đến với chư Phật, chư Bồ Tát trong khắp mười phương và được các ngài mau chóng cảm nhận để giúp đỡ hộ tŕ.

Đà La Ni được dịch qua tiếng Trung Hoa có nghĩa là Tổng Tŕ, tức là một loại thần lực có năng lực thâu nhiếp cùng bảo tŕ tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian không cho các thiện pháp bị tán loạn và ngăn che các ác pháp không cho phát sanh.

Mật Tông c̣n đuợc gọi là Kim Cang Thừa hay Tối Thượng Thừa, được du nhập từ Ân Độ vào Trung Quốc kể từ đời Đường do công lao của ba vị đại sư tên tuổi: Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí, và Bất Không Kim cương đặt căn bản trên bộ kinh Đại Nhật do chính Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết dưói danh hiệu là Tỳ Lô Giá Na. Sở dĩ Mật Tông đưọc gọi là Tối Thượng Thừa bởi v́ đây là một pháp môn bí truyền và huyền diệu có thể giúp hành giả chỉ trong một niệm có thể hoàn thành Bồ Tát Đạo, một đời giải thoát tức là “Tức thân thành Phật”, trái với Hiển giáo, để thành tựu Phật quả một người phải trải qua ít nhất là ba đại kiếp. Hiển giáo phải nương vào Tam Tạng kinh điển để giác ngộ, trong khi Mật giáo chỉ y vào nghi quỹ, tức là phép tụng tŕ mật chú và ấn quyết cùng mạn đà la để tiêu trừ tội chướng.

Trong các bộ mật chú được lưu truyền th́ Đại Bi Thần Chú với công năng không thể nghĩ bàn đă được tŕ tụng rộng răi trong đại chúng kể từ đời Đường, Tống mà những linh ứng được chứng minh qua thời gian, cụ thể trong “Tống Cao Tăng Truyện” đă kể lại tiểu sử của ba vị danh tăng thời Tống như sau:

Nhân vật đầu tiên là sư Trí Huyền (809-881), người gốc gác ỏ Mai Châu, Tứ Xuyên. Sư nổi tiếng là người học rộng và tinh thông Phật pháp, đặc biệt là những kinh sách về Tịnh Độ. Lư Thương Ẩn và một số những khuôn mặt trí thức nổi tiếng đương thời rất ái mộ ngài. Tuy nhiên khi sư được mời để giảng pháp tại kinh đô, với thổ ngữ khá nặng của vùng Tứ Xuyên, rất khó mà có người hiểu được ngài. Sư liền trở về quê nhà và đi lên núi Tai Voi (Tượng Nhĩ Sơn) -một nơi tôn thờ tín ngưỡng Đại Bi- và liên tục tŕ tụng Thần Chú Đại Bi. Một đêm nọ, sư nằm mơ thấy một vị thần tăng đến cắt đứt lưỡi ngài và thay bằng một cái mới. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, sư bắt đầu nói thổ ngữ của vùng Tràng An một cách trôi chảy. (T 50:763c).

Vị sư thứ hai là Thần Trí (819-886), người sống đồng thời cùng với sư Trí Huyền, đă bắt đầu tŕ tụng thần chú khi mới lên 12 tuổi. Sau khi xuất gia vào năm hai mươi tuổi, sư đă lặn lội đi khắp vùng Đông Nam Trung quốc chữa trị đủ mọi loại bệnh bằng nước lă đă được gia tŕ chú Đại Bi. Người ta lũ lượt t́m đến sư và v́ thế sư được gọi là “Đại Bi Tăng.” Trong khoảng từ năm 847 đến 859 sư về kinh đô hoằng hoá và đă chữa lành bệnh bị ma ám cho con gái của vị Thừa tướng đương triều, bằng cách liên tục gia tŕ chú Đại Bi lên cô gái này trong suốt bảy ngày (T 50:869c).

Vị sư thứ ba, Đạo Châu (863-941) vốn là một nhạc sĩ, nổi tiếng với giọng tán tụng kinh Phật rất hay. Thúc đẩy bởi niềm tin sâu xa vào chú Đại Bi, sư đă lấy máu của ḿnh vẽ lên một bức h́nh Bồ Tát đang đứng. Năm 882 Khi Hoàng Sào nổi loạn chiếm đóng Tràng An, sư đă tự chặt cánh tay trái của ḿnh (ngay tại cùi chỏ) và đốt lên để cúng dường Bồ Tát, cầu nguyện cho hoà b́nh. Sư đồng thời cũng cắt lỗ tai trái của ḿnh trong khi đang cầu mưa cho dân làng. Kết quả của niềm tin này là khi sư viên tịch ở tuổi 78, thể xác của sư đă không bị śnh thối mà vẫn tươi nhuận như là đang nhập định. Nhục thân của sư sau đó đă được sơn phết và ướp xác để bảo quản. (T50:859b) (5)

Ta không có tài liệu chính thức để biết rơ việc Mật Tông cũng như Thần Chú Đại Bi đă được truyền vào Việt Nam từ lúc nào, có thể là rất sớm, cụ thể là hai vị danh tăng thần thông quảng đại nhất trong thời Lư cũng như trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam mà tiểu sử được kể lại trong “Thiền Uyển Tập Anh,” Thiền sư Ma Ha và Thiền sư Từ Đạo Hạnh, đă đắc pháp là do tŕ tụng Thần Chú Đại Bi :



Thiền Sư Ma Ha (Câu chuyện 46) (6).



Chùa Quan Ái, làng Đào Gia, Cổ Miệt (7). Tổ tiên là giồng người Chiêm Thành, sau mạo tánh họ Dương. Cha tên Bối Đà, rành về sách bối, làm quan dưới triều Lê với chức Bối (xưa gọi là Đà Phan) (8). Lớn lên, sư là người hiểu biết thấu đáo mọi việc, học thông cả hai ngôn ngữ Hán và Phạn.

Năm 24 tuổi, Sư nối nghiệp cha, tiếp tục trụ tŕ ngôi chùa cũ. Thường vào những lúc diễn tập kinh bối, Sư thấy Hộ Pháp, Thiện Thần quở rằng: “Sao dùng cái học bên ngoài đó, chắc chắn không hiểu được nghĩa lư.” (9) Sư do đó bị mù, rất tự hối lỗi. Khi sắp gieo ḿnh xuống vực sâu mà chết th́ gặp Viễn Biệt chùa Đông Lâm ngăn rằng: “Đừng! Đừng!” Sư nghe lời đó liền tỉnh ngộ.

Về sau, Sư đến chùa Cổ Sơn tho giáo với Đỗ Pháp Thuận. Sư chuyên việc sám hối và tŕ tụng Đại Bi Tâm Chú (10), trải ba năm chưa từng một chút biếng trễ bèn được Bồ Tát Quán Âm lấy nước sạch cành dương rưới lên đầu mặt, mắt bỗng nhiên sáng lại và ḷng càng thêm thanh tịnh.

Năm Thuận Thiên thứ 5 (1014), Sư dời về núi Đại Vân (11) tại Trường An, ngày ngày siêng năng tu tập, đạt được Tổng Tŕ Tam Muội và các ảo thuật, người đời không lường nổi. Hoàng Đế Lê Đại Hành (12) ba lần mời Sư vào cung thưa hỏi, Sư chỉ chắp tay cúi đầu mà thôi. Bắt đến lần thứ ba, Sư mới đáp: “Cuồng tăng ở chùa Quan Ái”. Vua cả giận, sai giam Sư tại chùa Vạn Tuế trong đại nội, cho người khóa cửa canh gác. Đến sáng th́ đă thấy Sư ở ngoài pḥng Tăng mà cửa vẫn khóa kín như cũ. Vua rất ngạc nhiên, bèn cho phép Sư đi đâu th́ đi.

Sư đi về phía Nam đến Ái Châu, ở trấn Sa Đảng (13). Phong tục ở trấn ấy ưa thờ cúng quỷ thần, lại chuyên nghề sát sinh. Sư khuyên họ ăn chay, ho đều nói: “Thiên thần của chúng tôi, họa phước không dám trái.”

Sư bảo: “Các ngươi nếu có thể bỏ ác làm lành, giả như có quỷ thần xúc hại, lăo tăng sẽ tự chịu thế cho.”

Dân làng thưa: “Gần đây có người bệnh lâu sắp chết, thầy thuốc, đồng bóng đều bó tay. Nếu ông chữa được bệnh này, chúng tôi sẽ theo lời khuyên”.

Sư bèn lấy nước đọc chú rồi phun vào, người bệnh tức khắc bớt ngay. Họ tuy cảm phục nhưng thói cũ ăn sâu, chưa thể chóng đổi. Có hương hào họ Ngô, nhân uống rượu say, đem rượu thịt đến trước mặt ép Sư: “Hoà Thượng có thể theo được cuộc vui này th́ chúng tôi sẽ tuân theo lời ngài dạy”.

Sư bảo: “Đă mời th́ chẳng dám từ, chỉ sợ đau bụng đấy thôi”.

Họ Ngô mừng thưa: “Có đau th́ Ngô tôi tự thay cho”.

Sư nhận lời làm theo rồi bỗng giả bộ làm bụng śnh to, trong bụng tiếng sôi như sấm, hơi thở hào hễn, van to: “Ông Ngô đâu chịu thay cho ta”. Họ Ngô xanh mặt, chẳng biết làm ǵ. Sư tự chấp tay niệm: “Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng, cứu con với”. Giây lát bèn mửa ra, thịt th́ biến thành thú chạy, cá th́ thành cá nhảy, rượu th́ hoá ra nước đồng. Mọi người rất kinh hăi.

Sư bảo: “Thân các ngươi bị bệnh, theo ta th́ lành ngay. Đến khi ta đau bụng, các ngươi không thay thế ta được. Các ngươi nay chịu theo lời dạy của ta chưa?” Tất cả dân làng đều bái tạ xin vâng.

Năm Thiên Thành thứ 2 (1029), Đô Úy Nguyễn Quang Lỵ (14) thỉnh Sư trú tŕ chùa Khai Thiên ở phủ Thái B́nh (15). Được sáu năm, Sư lại từ chức lui về Hoan Châu. Sau không biết Sư mất ở đâu.



Thiền Sư ĐẠO HẠNH (? – 1117). Câu chuyện 51. (16)



Chùa Thiên Phúc (17), núi Phật Tích (18), họ Từ tên Lộ. Cha là Vinh, làm quan tới chức Tăng quan đô án, thường đi học tại làng An Lăng (19), lấy một người con gái họ Tăng rồi theo quê vợ. Sư là con nàng Tăng Thị vậy (20).

Lúc nhỏ Sư ham chơi, tánh t́nh hào hiệp, có chí lớn, lại có hành động nói năng người đời không thể lường được. Sư thường kết bạn với nhà nho Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và nghệ sĩ phường chèo Vi Ất. Đêm, Sư khổ công đọc sách, ngày th́ thổi sáo, đánh cầu, đánh bạc làm vui. Thân phụ thường trách Sư biếng nhác. Một hôm ông lén vào pḥng ngủ cua Sư để ŕnh xem, thấy ngọn đèn đă tàn, sách vở chất đống, Sư đang dựa án mà ngủ, tay chưa rời quyển sách, tàn đèn rơi đầy mặt bàn. Từ đấy ông cụ không lo nữa.

Sau đó ứng thi điện thí tăng quan đỗ khoa Bạch Liên. Chẳng bao lâu cha Sư là Vinh dùng tà thuật làm mất ḷng Diên Thành Hầu (21). Hầu nhờ Pháp sư Đại Điên (22) dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch (23). Xác trôi đến cầu Quyết (24) là chỗ nhà Hầu, bỗng đứng thẳng lên mà chỉ tay vào nhà, suốt ngày không đi. Hầu sợ, đi báo cho Đại Điên. Đại Điên đến nơi, đọc một câu kệ: “Tăng giận không cách đêm”. Đọc xong, xác đáp lại, trôi đi.

Sư nghĩ cách phục thù cho cha, nhưng t́m kế không ra. Một hôm, Sư ŕnh Điên đi khỏi nhà, muốn đánh lén, chợt nghe trên không có tiếng la: “Đừng, đừng!” Sư sợ hăi vứt cây mà chạy. Sư muốn sang Ấn Độ, t́m học phép linh dị để chống lại Đại Điên. Đi đến xứ Mọi răng vàng (25), đường xá hiểm trở, Sư bèn trở về ẩn tại núi ấy, hàng ngày chuyên tụng chú Đại Bi Tâm đà la ni đủ 10 vạn 8 ngàn biến. Một hôm Sư thấy thần nhân đến trước mặt ḿnh nói: “Đệ tử là Tứ Trấn Thiên Vương (26), cảm công đức tŕ chú của Sư, nên đến đây xin hầu để Sư sai bảo. Sư biết đạo pháp của ḿnh đă thành, có thể trả thù cha, mới đến bến Quyết, cầm gậy, thử ném xuống ḍng nước chảy xiết, gậy trôi ngược ḍng như con rồng, đến cầu Tây Dương (27) dừng lại. Sư mừng nói: “Pháp ta thắng rồi”. Bèn đến thẳng chỗ Đại Điên. Điên thấy nói:

“Ngươi không nhớ việc ngày trước sao?”

Sư ngữa mặt nh́n lên trời, lặng lẽ không nói ǵ, nhân đó đánh mạnh, Đại Điên phát bệnh chết.

Từ đấy oán xưa rửa sạch, niệm tục tiêu tan. Sư dạo khắp tùng lâm, hỏi xin ấn chứng. Nghe Kiều Trí Huyền hoá đạo ở Thái B́nh (28), Sư nhún ḿnh đến tham yết, tŕnh hỏi chân tâm bằng bài kệ:



“Lâu lẫn bụi đời chửa biết vàng

Chẳng hay đâu chốn, ấy ḷng chân

Nguyện xin chỉ rơ bày phuơng tiện

Thấy trọn như như khỏi nhọc t́m.”



Trí Huyền đáp lại bằng một bài kệ:

“Tiếng ngọc lặng đưa lời nhiệm mầu

Ở trong tỏ rơ ư thiền nao

Bồ đề đạo đó hà sa cơi

Muốn tới c̣n xa mấy vạn sào.”



Sư mù mịt không hiểu, mới đến giảng hội của Sùng Phạm chùa Pháp Vân hỏi: “Thế nào là chân tâm?”

Phạm hỏi lại: “Cái ǵ chẳng phải chân tâm?”

Sư tỉnh ngộ, nói: “Làm thế nào bảo đảm?”

Phạm đáp: “Đói ăn, khát uống”. (29)

Sư lễ tạ, từ giă ra đi. Từ đấy pháp lực có thêm, duyên thiền càng thục, có thể sai rắn núi, thú rừng, họp nhau đến chịu thuần phục. Sư đốt ngón tay cầu mưa, đọc chú dùng nước chữa bệnh, không ǵ là không tức khắc ứng nghiệm.

Có vị Tăng hỏi: “Đi, đứng, nằm, ngồi đều là tâm Phật, thế nào là tâm Phật?”.

Sư dạy bài kệ:



Tạo có, mảy may có

Làm không, tất cả không,

Có không như trăng nước,

Chớ vướng có không không”.



Lại bảo:

Trời trăng đỉnh núi cao

Người người mất hết châu

Kẻ giàu có ngựa tốt

Đi bộ chẳng cởi câu”.



Bấy giờ, vua Lư Nhân Tông không có con nối ḍng. Tháng 2 năm Hội Tường Đại Khánh thứ ba (1112), người phủ Thanh Hoá dâng sớ tâu rằng: “Trên bải cát biển, có đứa bé linh dị, tuổi mớ lên ba mà đă biết nói, tự xưng con đích của bệ hạ tên là Giác Hoàng. Hết thảy những ǵ bệ hạ làm, không ǵ là nó không biết”.

Vua sai trung sứ đến xem, quả đúng như lời, bèn xin rước về kinh đô, để ở chùa Báo Thiên. Vua thấy đứa bé thông minh khác thường, rất đỗi thương mến, sắp lập làm hoàng thái tử. Quần thần hết sức can gián, cho là không được, và nói: “Nếu đứa bé kia quả thật linh dị th́ nên thác sinh vào cung cấm, sau mới có thể lập”. Vua theo lời, truyền mở đại hội bảy ngày đêm, làm phép thác thai.

Sư nghe chuyện, riêng nói rằng: “Thằng kia yêu dị, làm mê hoặc người lắm. Ta há nhẫn tâm, ngồi nh́n chẳng cứu, để nó làm loạn ḷng người, phá rối Chánh Pháp sao!”

Nhân thế, sai chị ḿnh giả làm người đi xem hội, bí mật đem vài hạt châu do Sư kiết ấn, treo trên mái diềm. Hội đă ba ngày, Giác Hoàng nhuốm bệnh, nói với mọi người: “Đầy khắp cả nước đều có lưói sắt bủa vây, tuy muốn thác sinh, mà sợ không có đường vào”.

Vua nghi Sư chú giải, sai người tra hỏi, Sư quả nhận tội, bị giam ở lầu Hưng Thánh, hợp quần thần nghị tội. Khi Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Sư kêu van: “Xin hết sức cứu bần tăng một phen, may thoát tội, ngày sau tất xin đầu thai làm con để tạ ơn.”

Hầu nhận lời. Đến lúc hội nghị, quần thần đều nói: “Bệ hạ v́ không có con, nên mới cho Giác Hoàng thác sinh, thế mà Lộ liều lĩnh dám làm chú giải, nên kết án tử h́nh, để tạ ḷng thiên hạ.”

Hầu chậm răi thưa: “Nếu Giác Hàng có thần lực, th́ dù có trăm Lộ chú giải cũng không làm hại được. Nay trái lại như thế th́ Lộ vượt xa Giác Hoàng vậy. Thần ngu muội trộm nghĩ, nó tỏ phục Lộ, th́ đừng cho y thác sinh.”

Vua xá tội. (30)

Sư đến nhà Hầu tạ ơn, gặp lúc phu nhân đang tắm, Sư ép nh́n phu nhân. Phu nhân nổi giận, dem chuyện thưa lại với Sùng Hiền Hầu. Hầu đă biết rơ nguyên nhân nên rốt cuộc không hỏi han ǵ. Phu nhân từ đó biết ḿnh có thai. Sư dặn Hầu rằng: “Khi nào lâm bồn th́ nên báo trước cho biết”.

Đến ngày đủ tháng, Sư nghe tin báo, bèn thay áo quần, tắm rửa, bảo đồ chúng rằng: “Túc nhân ta chưa hết, c̣n phải ra đời lại, tạm làm quốc vương (31). Đến khi thọ chung, lại làm thiên tử trên cơi trời Tam thập tam. (32) Nếu thấy chân thân hư nát, th́ lúc ấy ta mới vào Niết bàn, không ở cơi sinh diệt nữa”.

Đồ chúng nghe xong, không ai là không động ḷng rơi lệ. Sư nói bài kệ rằng:



Thu sang không báo nhạn về đây

Cười nhạt người đời thương xót thay

Nhắn bảo môn nhân thôi luyến ái

Thầy xưa bao thuở vẫn thầy nay.



Nói xong kệ, Sư nghiễm nhiên mà hoá, đến nay xác thoát vẫn c̣n. (33)



Kết Luận.

Với công năng không thể nghĩ bàn như thế ta sẽ không ngạc nhiên chút nào khi thấy việc sử dụng Thần Chú Đại Bi đă có chiều hướng tiến triển từ việc tŕ tụng trong những dịp đặc biệt được nói đến trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (Những Quy Luật của Bách Trượng, theo Sắc Lệnh của Triều Đ́nh, do Đắc Huệ (1142-1204) kết tập lần đầu tiên và bản tu chính đă được ấn hành vào năm 1338) dưới thời Nguyên, hoặc trong các tự viện của Thiên Thai Tông, được đề cập đến trong Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (do Tự Khánh soạn vào năm 1347), và rồi kể từ đời Thanh trở đi như được minh chứng qua Thiền Môn Nhật Khoá việc tŕ tụng chú Đại Bi cùng với Tâm Kinh Bát Nhă đă được đưa vào nhựt khóa của hai buổi công phu sớm chiều trong tất cả các tự viện Trung quốc và Việt Nam.

Như người cùng tử, suốt một đời rong ruổi ngược xuôi, đến khi mang chiếc thân tàn trở về lại ngôi nhà cũ của Cha ḿnh mới khám phá ra viên ngọc vô giá trong chiếc áo rách nát tả tơi theo năm tháng mà ngày xưa người cha v́ ḷng yêu thương đă khâu vào trước khi đứa con bỏ nhà đi hoang. Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà c̣n là chiếc ch́a khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.

Xin chắp tay tŕ tụng và hồi hướng công đức vô lượng của Thần Chú này đến muôn loài chúng sanh...



Tâm Hà Lê Công Đa

Nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Thành Đạo, 19/6.



CHÚ THÍCH:

(1) Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. HT Thích Thiền Tâm dịch. Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản. Tr. 124-125.

(2) Như trên. Tr.112.

(3) Piyadassi. Phép Hành Thiền, bản dịch của Cư sĩ Phạm Kim Khánh.

(4) Chun-Fang Yu. Kuan-Yin, The Chinese Transformation of Avalokitesvara. Columbia University Press. 2001. Pp. 286-287.

(5) Như trên. P. 272.

(6) Lê Mạnh Thát. Nghiên Cứu về Thiền Uyển Tập Anh. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam thực hiện, 1999. Tr. 262-264.

Những chú thích kể từ đây trở đi, được tóm tắt lại từ phần Chú Thích của Thiền Uyển Tập Anh.

(7) Bắc Thành Địa Dư Chí Lục 2 có ghi hai xă mang tên Cổ Miệt huộc tổng Hương Đại, huyện Thanh Hà, trấn Hải Dương, tức nay thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Dưới mỗi tên, người viết c̣n chua thêm hai thôn, đấy là thôn Tràng Liệt và thôn Khánh Mậu, th́ như vậy, Cổ Miệt trước chắc địa phận rộng hơn những xă cũng có tên đây. Nhưng tại tổng Hương Đại cũng như trong toàn huyện Thanh Hà, chúng tôi không thấy ghi một xă thôn nào có tên Đào Gia cả. Điểm chắc chắn là Cổ Miệt phải ở vùng huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

(8) Bối thông thường là một phiên âm tiêu chuẩn của chữ Bhanna (Sanskrit) và Bhan~n~a (Pali). Xem Thập luật tụng 37 tờ 269c18-19: Phật ngôn: “Thính nhũ tác thanh bối”. Thông thường cũng là một gọi tắt của chữ Bối nặc, tức là một lối đọc kinh Phật giáo với những nốt nhạc, nên cũng được gọi là thanh bối hay Svarabhanna (Sanskrit) và Sarabhanna (Pali). Nó khác với lối đọc kinh theo lối ca hát với giọng dài của những người theo Vệ Đà có tác dụng làm cho người đọc và người nghe khỏi mệt mỏi và giữ được sự trong sáng và âm điệu của ngôn ngữ. C̣n Bối nặc hay Bhannaka có nghĩa người đọc tụng theo nốt nhạc, có thể nói đó là nguời hát lễ nhạc Phật giáo. Vậy nếu Bối Đa giữ chức Bối trong triều đ́nh nhà tiền Lê, th́ Bối đây chắc hẵn là chức quan coi về lễ nhạc Phật giáo. Sau này, ta thấy Ma Ha cũng nối nghiệp cha tiếp tục hát bối ở chùa ḿnh, th́ cũng đủ rơ bối đây tượng trưng cho lễ nhạc Phật giáo. Cũng cần thêm là, sau chữ bối, Thiền Uyển Tập Anh c̣n chú thêm rằng, “Xưa gọi là Đà phan”. Chữ Đà có lẽ là một khắc sai của chữ Xà. Và “Xà phan” quả là một phiên âm khá trung thực chữ Svarabhanna (Sanskrit) và Sarabhanna (Pali) như đă nói ở trên.

(9) Tán Bối theo luật tạng vẫn là một thứ ngoại học –cái học bên ngoài. Xem Thập Tụng Luật 37 tờ 269c6-21.

(10) Tức Đại Bi Thần Chú rút ra từ kinh Thiên Thủ do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch và phiên âm.

(11) Tức núi Long Triều, xă Trường Yên hạ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh B́nh ngày nay. Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Ninh B́nh, mục Sơn xuyên nói: “Núi Long Triều ở cách huyện Gia Viễn 10 dặm, một là tên núi Đại Vân, có miếu vua Đinh, vua Lê ở dưới chân núi”.

(12) Hoàng đế Lê Đại Hành nghi là chép sai, có lẽ Lư Thái Tổ mới hợp lư.

(13) Ái Châu tức tỉnh Thanh Hóa ngày nay, đất Sa Đảng thời Lư có thể hiện nay thuộc huyện Cẩm Thủy và Quan Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.

(14) Theo Toàn Thư B2 tờ 1363 th́ đây là Thái uư Nguyễn Quang Lỵ.

(15) Theo Toàn Thư B1 tờ 27c7-8 th́ phủ Thái B́nh trong truyện Ma Ha chắc là đất Đằng Châu chứ không phải là Thái B́nh ngày nay.

(16) Lê Mạnh Thát. Nghiên Cứu về Thiền Uyển Tập Anh. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam thực hiện, 1999. Tr. 271-277.

(17) Chùa Thiên Phúc thuộc xă Sài Tây, huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây.

(18) Núi Phật Tích thuộc xă Thủy Khê, huyện Yên Sơn (c̣n gọi là Sài Sơn hay Cổ Sài), tỉnh Sơn Tây.

(19) Làng Yên Lăng thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Sơn Tây tức là làng Láng ở gần phía Tây thủ đô Hà Nội ngày nay. Làng này hiện có chùa thờ Đạo Hạnh, tục gọi là chùa Láng.

(20) Theo Đại Nam Nhất Thống Chí th́ nguyên quán của Đạo Hạnh là thôn Đồng Bụt, huyện Yên Sơn, cha là Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan.

(21) Diên Thành Hầu là con của vua Lư Thánh Tôn và em của vua Nhân Tôn.

(22) Tức Nguyễn Đại Điên. Truyện Thần Nghi tờ 40a cho là đại biểu một thiền phái thứ 4 của thời Lư.

(23) Theo Bắc Thành Địa Dư Chí Lục: “Sông Tô Lịch ở phía đông của thành Hà Nội phân lưu từ sông Nhị, theo thành từ phía Bắc mà chảy qua phía Tây gặp sông Hà Liễu và sông Nhuệ, hai song cùng chảy đổ vào. Sông này, muà đông và xuân th́ khô cạn, mùa thu và hạ th́ thuyền đi được…” Quốc sử của Ngô Sĩ Liên cho biết: “Sông này hễ khi có mưa lớn th́ nước ứ và chảy ngược.”

(24) An Nam Chí Lược 1 tờ 24 viết: “Sông Tô Lịch chảy qua La Thành. Sông có năm cầu đều rất đẹp.” Hiên nay 3 cầu có thể nhận ra được là cầu Tây Dương, Yên Quyết, và Nhân Mục (tức là cống Mọc, làng Nhân Chính, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông ngày nay). Cầu Quyết tên nôm là cống Cót, bắc ngang song Tô Lịch, địa phận làng Yên Quyết, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông ngày nay.

(25) Mọi răng vàng hay Kim Xỉ Man là một dân tộc thiểu số thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. Gọi là mọi răng vàng v́ dân tộc ấy dùng vàng lá mà trang sức răng ḿnh, khi ăn th́ lấy ra. Như vậy Đạo Hạnh chỉ mới vượt khỏi biên giới vào Vân Nam.

(26) Tức là Tứ Thiên Vương: Tŕ Quốc ở phía Đông, Tăng Trưởng ở phía Nam, Quảng Mục ở phía Tây và Tỳ Sa Môn ở phía Bắc của tầng thứ tư núi Tu Di, quản thủ bọn Dạ Xoa và La Sát.

(27) Tức là Cầu Giấy. Xem chú thích 24 ở trên.

(28) Tức là phủ Thái B́nh. Xem chú thích 15 ở trên.

(29) “Cơ xan khát ẩm”, có ư nói đạo lư của Thiền không ở đâu xa, mà ở ngay trong chính những công tác thường nhật nhất. Sư Nguyên Tân đến hỏi Thiền sư Đại Châu Huệ Hải: “Hoà Thượng tu đạo có dụng công không?” Hải đáp: “Dụng công”. Hỏi: “Dụng công ra sao?” Đáp: “Đói đến th́ ăn cơm mệt lại th́ đi ngủ” (Truyền Đăng Lục 6 tờ 247c1-3).

(30) Câu chuyện này có ghi lại trong Đại Việt Sử Lược 2 tờ 21a4-b5.

(31) Sách Toàn Thư cũng có ghi rơ chuyện này (B3 tờ 16a4-6 và 16b6-17a4). Phu nhân của Sùng Hiền Hầu là Đỗ Thị có thai sanh người con trai tức là Dương Hoán.

(32) Tam Thập Tam Thiên tức là cơi trời Đao Lợi hay Đâu Suất, nơi ngự trị của Đế Thích theo huyền thoại Phật Giáo.

(33) Theo Toàn Thư B3 tờ 17a 4-5: “Xác của Sư đến khoảng năm Vĩnh Lạc thời Minh mới bị người Minh đốt. Người làng đúc lại tượng của Sư mà thờ như xưa, nay vẫn c̣n”.



(*) trích dẫn từ bản dịch của Cư sĩ Phạm Kim Khánh
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 10 of 14: Đă gửi: 12 April 2006 lúc 7:57am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Theo Việt Weekly

Từ màn ảnh với phim “Exorcism of Emily Rose” tới thực tế
LÊ LA & LÊ LẾT ghi


Thượng toạ Thích Quảng Thanh,
vị sư có khả năng trừ tà,
cao tay ấn tại Little Saigon...

LTS: Cuốn phim “Exorcism of Emily Rose” đang tŕnh chiếu ngoài rạp, được mọi người kháo nhau đi xem và công nhận rằng phim ghê rợn quá. Tôi cũng đi xem, suốt đêm hôm đó, tôi không ngủ được v́…sợ. Điều làm cho người xem phải kinh sợ v́ tính xác thực của phim, nó thực quá, đáng suy nghĩ quá, giữa khoa học thực dụng và niềm tin tôn giáo, giữa cái thiện và cái ác,…nói chung, v́ dựa trên một câu chuyện có thực, nên khi đưa lên màn bạc, khiến người xem phải sợ hăi. Thế c̣n sự thực ở ngoài đời th́ sao? Tôi đă đến gặp Thượng toạ Thích Quảng Thanh, người có tiếng là chữa được nhiều vấn đề nan giải cho nhiều người bị ma ám, tà ám. Câu chuyện của chúng tôi c̣n thật hơn nữa, v́ nó gắn liền với những người ở Little Saigon, có khi họ là bạn bè, người quen của tôi. Nhiều kinh nghiệm trừ tà của thầy Quảng Thanh làm cho tôi sởn tóc gáy!
Vừa ngồi xuống với thầy ở gian pḥng triển lăm trên lầu chùa Bảo Quang, nơi đặt nhiều bức tượng Phật qúi, hiếm của thầy Quảng Thanh, một luồng gió lạnh thổi vút qua…làm lay động tấm màn che. Tôi hoảng hốt bao nhiêu, th́ thầy Quảng Thanh b́nh tĩnh nói: “Đó là những dấu hiệu cho ta thấy sự hiện diện của một thế giới bên ngoài sự hiểu biết của chúng ta…” Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu khá rùng rợn như thế đó…


Từ màn ảnh với phim ExorcismofEmilyRose tới thực tế:
VW: Nhân dịp có một cuốn phim đang được chiếu tại rạp và được mọi người rất chú ư. Cuốn phim “Excorcism of Emily Rose” nói về một cô gái bị ma nhập mà khoa học bó tay, một vị tu sĩ chữa bệnh cho cô và không đuổi được con quỷ ra khỏi người cô gái đó, cuối cùng cô gái chết. Trước ṭa, ông được tha bổng, bởi v́ vấn đề tâm linh không có chứng minh được. Theo kinh nghiệm của thầy Quảng Thanh, những hiện tượng nó nửa như là khoa học và nửa như là tâm linh, ví dụ như tiếng nói hoặc những phản ứng khác thường, xin thầy cho biết sự thật trong vấn đề quỷ ám như thế nào?
QT: Trước khi tôi trả lời câu hỏi này, tôi phân định 2 phần rơ ràng mà chúng ta cần phải biết đến. Nếu một người chữa về bịnh thuộc về ma tà, họ phải hỏi người nhà, hỏi đối tượng, nguyên nhân xảy ra lúc đó thế nào, hiện tượng xảy ra từ lúc bắt đầu cho đến khi thời gian trải qua, ngắn nhất và dài nhất hiện như thế nào. Phải t́m căn nguyên của nó để phân loại, có phải là bị tà hay là bị thần kinh. Có những trường hợp người bệnh bị căng thảng quá, bị thất bại về t́nh cảm... là bịnh loạn về thần kinh. C̣n trường hợp bị tà ma nhập, bị linh nhập vô người đó làm nơi nương tựa. Người bệnh bị tà ḿnh mới chữa. Làm công việc này có thể liên quan đến vấn đề y khoa và luật, v́ khi chữa bịnh phải có bằng cấp. Trường hợp một tu sĩ ḷng từ bi, thấy một người bị ma nhập mà không chữa, tội nghiệp cho người bịnh. Gia đ́nh có người bị ma nhập rất khổ, cầu cứu bác sĩ t́m phương thuốc chữa không được v́ nó không thuộc về bịnh thần kinh. Ma nhập hiện tượng khác với bịnh thần kinh, nó có thể nói năng, nó có thể đối chất, hiện tượng này khác biệt bịnh thần kinh. Cần phải phân loại rơ ràng trước khi chữa và tôi thường làm như vậy. Tôi phải hỏi nạn nhân và người nhà. Thường thường muốn chữa cho một người, phải có đông người nhà để làm chứng. Trước khi chữa, ḿnh cần phải cho biết rơ ràng, là sẽ dùng thần chú, chuông mơ, để trục con ma ra.
VW: Thưa thầy, có phải một người bị ma nhập không phải lúc nào cũng bị nhập phải khôngï? Khi người ta tỉnh, thân xác trở về con người b́nh thường, lúc đó thầy có hỏi xem sự khác thường như thế nào khi bị ma nhập. Xin thầy đương cử một trường hợp cụ thể, để thấy tiến tŕnh chữa một con bịnh bị ma nhập như thế nào?
QT: Tôi đơn cử một trường hợp xảy ra cách đây chừng khoảng 8 năm về trước, lúc tôi chữa bịnh cho một cô sinh viên. Cô khoảng chừng 22 tuổi, học đại học năm thứ hai. Khi cô bị ma nhập vô, cô nói năng không có b́nh thường và ăn ngủ không b́nh thường, mất hẳn sự b́nh tĩnh. Tôi nhận cú điện thoại gọi khoảng 11 giờ khuya của một gia đ́nh cần người giúp chữa bịnh ma nhập. Tôi từ chối bởi về đêm, 11 giờ rồi, tôi mới khuyên là để sáng khoảng 4 đến 6 giờ hăy tới. Gia đ́nh quá khủng hoảng, vừa nói chuyện xong, bỏ điện thoại xuống là chạy tới chùa Bảo Quang, lúc đó c̣n ở địa chỉ cũ. Gia đ́nh đông người, trong đó có người theo đạo Thiên Chúa giáo, có người theo đạo Tin Lành, già có trẻ có, họ đă từng đến nhà thờ rồi nhưng không giải quyết được. Việc đầu tiên, tôi ngồi xuống rất trầm tĩnh và hỏi chuyện đối tượng, cô bị ma nhập. Cô đă bị ma nhập nhiều ngày rồi.
VW: Theo như cuốn phim, nhận diện hồn ma rất quan trọng. Bởi v́ nếu không t́m ra nguồn gốc chính thức của con ma, rất khó để trục nó ra khỏi. Đối với phương pháp chữa trị của thầy nó có ǵ khác biệt không?
QT: Điều đầu tiên tôi hỏi là, ai ở trong người này xưng tên cho tôi biết.
VW: Trước đó, thầy có phải qua h́nh thức thần chú?
QT: Chưa. Trước hết phải đặt vấn đề để t́m căn nguyên phát xuất từ đâu. Tôi hỏi họ là ai, tên ǵ, họ ǵ và mất ở đâu? Tại sao không chịu siêu thoát mà c̣n lẩn quẩn ở đây, và cần ǵ? Thế rồi, đầu tiên, họ xưng tên, cho biết tuổi, cho biết nơi mất. Mọi người ngồi đó đều nghe. Tôi hỏi thêm, họ cần ǵ. Họ nói là cần chỗ ở. Tôi chỉ lên bàn linh, và nói là lên đó ở, tôi sẽ chọn chỗ. Họ không chịu và xin ở đây thôi, có nghĩa là ở trong người cô đó. Tôi dùng ḷng thương của ḿnh để thuyết phục họ xuất ra, nhưng họ vẫn không chịu ra.
VW: Tại sao họ lại chọn vật thể là con người, có sự khác biệt ǵ giữa bàn linh?
QT: Có lẽ giữa vía duyên nghiệp ràng buộc. Tôi nói nếu họ có lỗi lầm tôi đứng ra xin dùm để cúng, gia đ́nh hứa đến ngày giỗ sẽ cúng. Tôi cho chỗ ở tốt và hứa mỗi buổi tụng kinh sẽ đọc tên những người này trước mặt để cầu nguyện cho. Tôi hỏi tại sao chết mà không siêu thoát? Họ nói là tại v́ không có ai cho phúc đức, làm sao nương theo đó mà siêu thoát được.
VW: Vong linh đó là đàn ông hay đàn bà?
QT: Là người đàn bà trẻ, mất ở Phi Luật Tân lúc vượt biên. Lúc đó, tôi nói lên bàn linh ở đi, tôi cầu nguyện cho nếu không tôi phải dùng biện pháp đọc thần chú. Ḿnh phải làm áp lực, nhưng điều này không tốt, cho dù ḿnh có khả năng ḿnh cũng không tốt. Ḿnh phải dễ dàng, phải thuyết phục, giúp cho người ta gọi là hóa giải. Nếu họ nhất định không chịu nghe, ḿnh mới đọc thần chú. Từ lúc thuyết phục, khoảng 11 giờ khuya cho đến 1 giờ sáng, tất cả mọi người ở đó.
VW: Trong khi thuyết phục như vậy có dấu hiệu ǵ phản ứng dữ dội?
QT: Cô ấy khóc và xin cho ở đây. Tôi giải thích là chết rồi, phải siêu thoát. Lắm lúc người chết không siêu thoát được, lư do v́ họ chưa biết họ đă chết, cứ nghĩ là họ c̣n sống. Linh không biết đă chết, cứ đi lẩn quẩn đi trong không gian thành ma, và nó hạp vía với ai nó bám. Cuối cùng cô chấp nhận. Sau khi, chấp nhận, tôi nói lên bàn linh đi, nó chúi đầu xuống, cô gái kia tỉnh lại. Mọi người thấy rơ ràng, họ hết hồn, cứ tưởng ma là mê tín. Sự thật không phải là vậy.
VW: Nghi thức để thầy trục tà, xin thầy kể một trường hợp mà con ma hay vong linh không chịu xuất ra?
QT: Một trường hợp cách đây khoảng 17 năm. Tôi rước một vị thầy nữa. Tôi thấy lực của ḿnh yếu, nên thêm người thầy nữa đọc kinh. Đó là một người nữ đang nằm trong bịnh viện, bị bó tay chân, hung dữ lắm, phun nước miếng vào mặt người khác. Tôi đă đọc thần chú. Năng lực đại bi thần chú, người phải có năng lực. Phải tŕ tụng chú này thường xuyên và tạo thành năng lực của ḿnh, khi sử dụng thần chú mới có thể giúp ḿnh được. Vấn đề này không như khoa học, giải thích A, B rơ ràng. Khi trực diện với bịnh này, ḿnh phải giải quyết thôi. Một cô gái trẻ b́nh thường khi bị ma nhập, mạnh đến 3-4 người ôm cô lại, cô hất họ văng ra. Năng lực của con ma rất mạnh. Ḿnh mới hiểu thế này, nếu nh́n về h́nh thức, bóng ma chỉ là hồn thôi, như họ nhập vào con người.
VW: Theo kinh nghiệm của thầy, tại sao những vong linh sợ những di ảnh Chúa, Phật, nước phép, hay những câu thần chú?
QT: Những hồn ma đối với những h́nh tượng Chúa, Phật, có những ái nhĩ sọ ngay cả những người bị ma nhập cũng không dám nh́n thẳng. Người thầy đang chữa bịnh cho họ, họ cũng không dám nh́n thẳng, cặp mắt của họ nh́n nghiêng hoặc nh́n chỗ khác không dám nh́n thẳng. Theo kinh nghiệm cho thấy họ sợ, tức là cái tà với cái chính, tà là tà ma nó sợ cái chính, ḿnh chỉ hiểu như vậy. VW: Quỷ nó c̣n ghê hơn ma?
VW: Quỷ có ghê hơn ma?
QT: Quỷ hiện h́nh luôn, dữ dằn hơn.
VW: Trong trường hợp quan niệm bên Phật giáo, có những cấp bậc?
QT: Ma có những cấp độ, có loại cao loại thấp. Đó cũng là điều dễ hiểu. Ở giữa cuộc đời này, ma dữ nhất là ma hời, nó không tin Phật, không tin Chúa, không có niềm tin nên khi chết nó không sợ ǵ hết. VW: Vấn đề cầu linh, cầu ma, cầu cơ, những h́nh thức đó, theo thầy như thế nào?
QT: Người Bắc cầu đồng, là một h́nh thức cầu một vong khác để dựa vô. Có đồng thánh, đồng thường. Đồng là hồn ma, đồng thánh là cầu thánh Trần Hưng Đạo hay một vị thánh nào đó nhập vô, hay tiên nữ nhập vô họ. C̣n có những loại b́nh thường, như một người chết được cầu lên.
VW: Có trường hợp linh nghiệm không?
QT: Có. Cũng có những trường hợp giả. Tuy nhiên, cũng có những điều thật. Khi nhập vô họ cũng hướng dẫn hoặc giúp giải quyết được những việc.
VW: Thầy đă có giải quyết hoặc chứng kiến?
QT: Tôi không có làm. Nhưng lúc c̣n nhỏ, tôi có ở với một người thầy tu nửa về pháp thuật. Ông cầu lên đồng nói chuyện, tôi có cảm tưởng không thích, không tiếp xúc, và không quan tâm lắm, nhưng tôi thấy có.
VW: Tại sao có những hồn từ Phi Luật Tân hay Việt Nam theo tới đây?
QT: Không gian không thành vấn đề. Nói đến thế giới tâm linh, người ta không giải thích được. Ḿnh giúp cho con bịnh hết bịnh mà ḿnh cũng không biết cách giải thích. Giải thích cho tường tận làm sao lấy ngôn ngữ đâu mà giải thích cho người ta hiểu tường tận.
VW: Có khi nào thầy bị ma oán hay giận hờn?
QT: Tôi ít gặp trường hợp này. Trước tiên, tôi vẫn cho họ điều kiện, cúng cho họ ăn nhiều ngày, từ từ tôi mới dùng biện pháp. Nếu mà không được, tôi mới tŕ chú. Thành ra, ḿnh giải oan cho người ta nữa. Người này có nghiệp oan ḿnh cầu siêu cho họ xin giúp cho họ vượt qua, ḿnh làm việc đó trước khi ḿnh dùng biện pháp khác, thành ra họ không oán ḿnh được.
VW: Phần lớn thầy đă trục được những con ma nó đi?
QT: Tôi đă giúp được nhiều người. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tôi từ chối, và chỉ đến một người thầy khác. Có những trường hợp tôi gặp, có những loại ma theo phù hộ, giúp cho người đó làm ăn may mắn. Có những trường hợp nó phá tàn tệ. Có một cô y tá người Thiên Chúa giáo săn sóc một cụ bà ở nursing home rất tận t́nh. Khi cụ bà chết đi, hóa thành con bướm bay đậu trên áo cô này, cảm mến quyến luyến, theo hộ cô giống như cảm ơn hay bày tỏ. Một bác sĩ kể cho nghe chuyện xảy ra trong gia đ́nh. Có người trong gia đ́nh mất, đến 100 ngày, tự nhiên thành con chim bay vô nhà, đậu lên bàn thờ nó đậu, nó bay qua bay lại đáp tùm lum, không biết là vui mừng hay giận dữ. Khi người trong nhà thắp nhan vái, con chim bay đi. Những hiện tượng như thế có xảy ra.

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
osho
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: Afghanistan
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 15
Msg 11 of 14: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 9:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn osho

Xin chân thành cảm ơn phoquang đă đưa lên diễn đàn những thông tin bổ ích.
Tôi đă từng được một vị đạo sư làm lễ quán đảnh và truyền thụ Mật Tông, nhưng ngặt một nỗi trong cuộc sống c̣n nhiều trách nhiệm lo toan, nợ nghiệp chưa dứt nên nhiều khi phải tạm dừng việc tu tập của ḿnh.
Những tài liệu của bạn đưa lên là rất hữu ích cho việc bổ xung kiến thức và tu tập. Mỗi lần đọc, tôi đều cảm thấy con người nhẹ nhàng thanh thoát như được đến gần hơn với thế giới tâm linh thiêng liêng và phúc lạc .Tôi nguyện một ngày nào đó sau khi hoàn thành trách nhiệm của ḿnh với cuộc đời sẽ trở về với thế giới tâm linh.
Mong được đọc tiếp các bài viết bổ ích về Mật Tông của bạn.

__________________
Đạo khả đạo phi thường Đạo
Danh khả danh phi thường Danh
Quay trở về đầu Xem osho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi osho
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 12 of 14: Đă gửi: 23 April 2006 lúc 4:40am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Kính chào bạn osho!

Bạn đừng nên cứng nhắc như thế! mạng sống vô thường sống nay chết mai, hơi thở ra không vào là chết.

Bạn tu tập được dù ít hay nhiều cũng tốt, do nhân duyên này bạn sẽ lần lần có nhiều thời gian tu tập nhiều hơn. Bạn hăy nghĩ đơn giản thôi, không g̣ ép hay khuôn khổ quá, dù chỉ tŕ 1 câu chú hay niệm một hồng danh Phật A DI ĐÀ; đó cũng là một cách tu. Bạn hăy noi theo người Tây Tạng bậc quê mùa dân dă thế ấy dù không biết chữ họ vẫn nằm ḷng câu chú " OM MANI PADME HUM " dù tăng hay tục họ đều tŕ tụng. Mong bạn b́nh tâm suy xét, nếu rănh giây phút nào th́ bạn cứ tŕ tụng, đến lúc nào đó sẽ thẩm nhập tạng thức mở trí và khai ngộ nhiều nghĩa lư sâu xa. Đây là nhân duyên giải thoát. Thật là quư báu, bạn được làm lễ Quán Đảnh và truyền pháp Mật Tông trong khi đó nhiều người tại Việt Nam muốn tu Mật mà không được truyền pháp ( cư sĩ kể cả Tăng ), muốn tu Mật nhưng không có nhân duyên gặp Thầy truyền, tự ư tu tập dẫn đến hậu quả nặng nề. Mong bạn nghĩ đến những ǵ quư báu mà bạn thọ nhận mà bỏ chút thời gian hành tŕ, có thể bạn đơn giản hóa nghi quỹ cho giản tiện cho phù hợp với ḿnh hơn v́ là cư sĩ sẽ có nhiều chướng duyên.

Vài lời góp ư, có ǵ không phải mong bạn lượng thứ bỏ qua cho tôi. Đây là những lời chân thành tự đáy tâm tôi nói cho bạn rút kinh nghiệm, v́ tôi từng vấp phải mà tự đứng dậy thôi-tự ḿnh điều chỉnh thôi th́ may ra mới có cơ giải thoát không uổng công kiếp làm người.

Kính chúc bạn vạn sự kiết tường.
Phổ Quảng
thânchào


Sửa lại bởi phoquang : 23 April 2006 lúc 4:47am
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
osho
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: Afghanistan
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 15
Msg 13 of 14: Đă gửi: 23 April 2006 lúc 6:09am | Đă lưu IP Trích dẫn osho

Cảm ơn phoquang đă góp ư, tôi xin lănh hội ư kiến của bạn.
Tiện đây cho tôi hỏi một câu ngoài chủ đề này một chút: tôi rất muốn t́m hiểu về Kinh Lăng Nghiêm, nhưng khi vào chủ đề về Kinh Lăng Nghiêm do bạn viết th́ không nh́n thấy ǵ cả? Không hiểu đó là do ban quản trị diễn đàn làm như vậy, hay phải là thành viên đặc biệt của một nhóm nào đó trên diễn đàn th́ mới xem được?



__________________
Đạo khả đạo phi thường Đạo
Danh khả danh phi thường Danh
Quay trở về đầu Xem osho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi osho
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 14 of 14: Đă gửi: 23 April 2006 lúc 10:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Kính chào bạn osho!

Nhiều khi nhiều bài viết bạn vào không được, theo tôi biết:

1.Do máy, bạn nên đổi máy khác sẽ mở được.

2.Nhờ Ban Quản Trị giúp đỡ.

Ngoài ra, những vấn đề khác bạn nên hỏi Ban Quản Trị sẽ dẫn giải rơ hơn.

Bộ Kinh Lăng Nghiêm thật quư trọng, v́ chú Lăng Nghiêm mà Đức Phật thuyết Kinh, giúp cho người tu có cái nh́n đúng đắn trên bước đường tu tập khỏi lầm đường lạc lối để khỏi rơi vào ma đạo. Do hành tŕ Mật Tông về Pháp Đại Bi, mà tôi đă đến tham bác Vị Thầy viết Quyển " Quán Âm Lục Quán Âm " trong suối Lồ Ồ, Ngài đă dẫn tôi vào pḥng của Thượng Toạ Trụ Tŕ vào mật thất của Ngài chỉ rơ các trong yếu và sự quư trọng của Kinh Lăng Nghiêm mà Người tu Mật nên am tường cần nên thọ tŕ. Tôi thuở trước khi hiểu biết về Phật Pháp, đầu tiên th́ tôi đă thuộc ḷng bài tán dương và tŕ thọ Chú Lăng Nghiêm, đă mang lại những lợi lạc ngay cho tôi ngay từ thuở ban đầu, đây là sự kết duyên sâu xa khó nói. Do thấy hạnh nguyện Đại Bi Cứu độ chúng sanh của Bồ Tát Quán Âm mà do đó tôi nương theo pháp Đại Bi. Nhưng những ǵ Thượng Toạ dạy bảo trong mật thất của Ngài tôi không thể quên. Bạn hăy xem bài Khai thị của HT.Tuyên Hoá về Chú Lăng Nghiêm sẽ thấy được nhiều sự mầu nhiệm để mà ứng dụng trên bước đường tu.

Kính chúc bạn cùng toàn gia quyến van sự kiết tường
Phổ Quảng
thânchào
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2031 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO