Tác giả |
|
TYPN Hội viên

Đă tham gia: 29 August 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1125
|
Msg 61 of 67: Đă gửi: 08 June 2004 lúc 3:53am | Đă lưu IP
|
|
|
hi mọi người
tôi thấy tiếng Việt có vay Pháp TQ th́ cũng chẳg sao, miễn là nó ... hay và hữu dụng là được. Người ta phát triển bằng cách kế thừa, người khổng lồ là người biết đứng lên vai của người khác, ḿnh chẳg nên băn khoăn. Cái chính theo tôi là ḿnh dùng nó ra sao, ví như thơ văn th́ dùng một hệ thống ngôn ngữ khác so với khi viết các văn bản pháp luật, cái đó người ta gọi là từ chuyên môn - không được đầy đủ ư bằng từ terminology trong tiếng Anh - nghĩa là không phải dùng trong học thuật, mà trong từng bối cảnh sẽ xử dụng vốn ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ nào mà chẳng thế.
Cá nhân tôi thấy tiếng việt phong phú nhất về mặt thơ văn (khác với phương tây tư duy duy lư, cái ǵ cũng rơ ràng, thích hợp với nghiên cứu khoa học). hih́ đó ai dịch được câu này ra tiếng Anh hay Pháp đó: Tôn Hành Giả, Giả Hành Tôn với cả Hành Giả Tôn trong Tây Du kư, "Gió đưa cành trúc la đà" hay "mồm ḅ mồm ḅ mà không phải mồm ḅ". 
__________________ không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tiec khong Hội viên


Đă tham gia: 31 July 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 149
|
Msg 62 of 67: Đă gửi: 08 June 2004 lúc 11:20am | Đă lưu IP
|
|
|
Anh VDTT,
Bài nào anh viết đọc nghe cũng đã hihii
Để chép ra bài Hoàng Hạc Lầu cho các bạn đọc nghe cho đã nghen :
Bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được văn học Trung Hoa cho là bài thơ hay nhất , hay hơn cả bài Phượng Hoàng Lầu của Lý Bạch nữa .
Nguyên Tác : Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bách vân thiên tái không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi Hạo
Phỏng dịch: Lầu Hoàng Hạc
Người đi cỡi hạc từ xưa
Đất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu
-Trần Trọng Kim-
Phỏng dịch: Lầu Hòang Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
- Tản Đà -
Phỏng dịch: Lầu Hòang Hạc
Hạc vàng người cưỡi đi biền biệt
Còn lại trơ trơ Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc xa rồi không trở lại
Phù Vân trôi nổi biết về đâu
Hán Dương nước lạnh cây sầu bóng
Anh Vũ xanh rờn phiến cỏ châu
Chiều xuống mịt mờ đâu xứ mẹ
Lăn tăn sóng nước dục cơn sầu
- Trần Tú Uyên -
Phỏng Dịch: -Lầu Hoàng Hạc
Cánh hạc, người xưa đã vút bay
Riêng lầu Hoàng Hạc còn trơ đây
Hạc vàng một thủa xa thăm thẳm
Mây trắng nghìn năm lãng đãng bay
Bến Hán long lanh cây ngã bóng
Châu Anh man mác cỏ thơm bay
Quê hương xa khuất màn chiều tím
Khói sóng trên sông nhòa mắt ai
En El
Phỏng theo: Lầu Hoàng Hạc
Người xưa cỡi hạc vút xa rồi
Chỉ còn lầu vắng trơ với đất
Hạc vàng đã biết không quay lại
Mây trắng nghìn năm vẫn cứ bay
Trường Giang bến Hán cây nghiêng bóng (1)
Anh Vũ thành Xương cỏ rợn màu (2)
Quê mẹ hòang hôn lòng man mác
Khói sóng trên sông dục nỗi sầu
- Diane Pounders -
(1) Trường Giang= sông Dương Tử đi qua tỉnh Hồ Bắc
Bến Hán = bến Hán bên bờ sông Dương Tử
(2) Anh Vũ = Châu Anh Vũ, tỉnh Hồ Bắc
Thành Xương = Thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc
Tiếng Việt và tiếng Hán Việt
__________________ Lâu nay giữ Ải Nam Quan
Ngày nay nhượng lại người em láng giềng
|
Quay trở về đầu |
|
|
tiec khong Hội viên


Đă tham gia: 31 July 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 149
|
Msg 63 of 67: Đă gửi: 13 June 2004 lúc 6:06pm | Đă lưu IP
|
|
|
Khách đă viết:
Chào!
Ân hận có khác với hối hận không nhỉ?
Đến hẹn lại lên nghĩa là sao?
Cảm ơn nhé |
|
|
Chào Khách,
Nếu đến hẹn lại lên, mà bạn không lên, người yêu của bạn bỏ đi theo người khác, thì bạn sẽ hối hận , có đáng tiếc không ?
Nếu đến hẹn lại lên mà bạn lên , rồi bạn sẽ cưới người bạn thương, thì bạn sẽ ân hận, có đáng tiếc không ?
Mong đã rõ ràng
__________________ Lâu nay giữ Ải Nam Quan
Ngày nay nhượng lại người em láng giềng
|
Quay trở về đầu |
|
|
tiec khong Hội viên


Đă tham gia: 31 July 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 149
|
Msg 64 of 67: Đă gửi: 14 June 2004 lúc 3:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ngố đă viết:
Chưa rơ ràng đâu TK ạ. Xin lổi nhé.
Cụm từ"đến hẹn lại lên" nếu đi một ḿnh không có nghiă?
Phải có lên= đúng hẹn
hay không lên= lỗi hẹn?
Hối hận( theo ví dụ của TK) th́ nhẹ tội hơn ân hận?
Nhưng dù sao cái ví dụ của TK dể thương lắm lắm, không khéo sẽ trở thành chân lư mất. Chúc vui. |
|
|
Biết rồi sao còn hỏi ? Phá wá phá wá
__________________ Lâu nay giữ Ải Nam Quan
Ngày nay nhượng lại người em láng giềng
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 65 of 67: Đă gửi: 11 December 2004 lúc 12:00am | Đă lưu IP
|
|
|
Tiếng Việt đề tài thú vị.
Các Bạn đă nói nhiều, tôi xin góp mặt đôi lời:
1. Ngôn ngữ nào cũng có đặc trưng của nó, và khi chuyển ngữ th́ không chuyển tải hết cái hồn của nguyên văn.
Như 1 bài thơ Đường, muốn thấy hết cái hay th́ nên biết chút xíu về chữ Nho.
VD:
đây là 1 bản dịch rất điệu đà của Tản Đà :
Trăng tàn chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
nhưng nên đọc thêm :
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bạn chung thanh đáo khách thuyền
thấy sẽ hiểu thêm
2. Do mỗi ngôn ngữ đều có cái hay cái đẹp riêng, nên ở đây chỉ có cái "đặc thù văn hóa", chứ không nên nói chuyện "hơn kém"
VD: Tiếng Trung hiện đại (phổ thông) nhiều mặt chữ, ít âm (độ vài trăm âm), 4 thanh. Đọc thơ không thể du dương như Tiếng Việt, mà có lẽ chẳng đâu đọc du dương bằng. Nhạc sĩ Phạm Duy nói 1 bài thơ 1 bài ca dao đọc lên tự thân nó đă có nhạc tính, chưa nói đến khi phổ nhạc. V́ nhiều Chữ ít Âm nên nghe hiểu tiếng Trung không khác ǵ vừa nghe vừa đóan, nhưng nhờ ngữ cảnh context nên không bi hiểu nhầm.
Nhưng bù lại tiếng Trung lại có cái hay là số lượng mặt chữ rất lớn, không ai biết hết cả. Học giả Quách Mạt Nhược (có tiếng biết nhiều mặt chữ vào loại nhất" (dù ngày nay ng ta đă giảm bớt số từ thường dụng). Và v́ là "chữ vuông" (gọi là chữ tượng h́nh không chính xác, v́ chỉ 1 số ít chữ trong đó là cấu tạo theo phép tượng h́nh.)nên mỗi chữ bao hàm trong nó 1 ư nghĩa nào đó trong phép cấu tạo, không đơn thuần là đại biểu cho "1 đơn vị âm thanh như là 1 từ".
VD: chữ Dịch
trong chữ Latin hóa, chỉ 1 danh từ, danmh tù đó nghĩa ǵ: tra từ điển, nếu không biết.
Nhưng chữ Dịch gồm 2 thành tố tạo nên (Nhật + Nguyệt) thế là ta hiểu thêm về 1 quan niệm về Dịch.
VD khác vui vui về chữ "Ái" (yêu)
- Bộ Trảo: (móng tay), 2 ng đang tay trong tay âu yếm chăng? dù lễ giáo phong kiến nói "nam nữ thụ thụ bất thân" đáng ra phải nói "nam nữ thụ thụ rất thân" mới đúng.
- Giằng Đầu (bóng che): dưới một mái che hay bóng ngả nào chăng?
- Bộ Tâm: chỉ 1 loại t́nh cảm hay tinh thần.
- Hữu: là bạn
*** như vậy là: t́nh yêu trước hết là 1 t́nh bạn, 2 ḷng cảm nhau khi đang ngồi dưới bóng mát và tay âu yếm.
đây là 1 giai thoại vui, c̣n sai đúng th́ cần nhờ các nhà chiết tự.
và đại khái là nhiều mặt mạnh của nó "hàm súc", "trừu tượng" nhất là cho việc đặt tên thuật ngữ hay khái niệm trừu tượng.
trong cái buổi mà học giả TQ đương tự phụ với cái "chủ nghĩa Trung Nguyên" "nhất TQ" mà khen chữ Trung th́ kể thừa thật, nhưng sự thật nó thế
Tiếng Anh, Tiếng Pháp cũng có cái hay, đặc sắc, đặc trưng, ng không biết T.Pháp nhưng đă nghe vài lần là lần sâu nghe là biết đó là T.P ngay, không thể lẫn đc. Khi ta đọc 1 bài thơ T.A, nếu ở mức độ ngoại ngữ vừa phải thấy không "hay" và "nhuyễn" lắm, nhưng khi có tŕnh độ hơn th́ mới cảm nhận đc văn phong tác giả, ư nghĩa biểu cảm ... khi nghe 1 bài hát T.A thấy đc, nhưng nếu dịch ra tiếng Việt thấy nó cứ thế nào... Khi mới học ngoại ngữ th́ có cảm giác nó "khô", nhưng học kĩ th́ thấy khác, nó cũng có giá trị biểu cảm, phong cách .v.v... chỉ có điều ḿnh tiếp nhận đc mức nào. Người nói như 2nd language sẽ không thể "nhuyễn", "nuột", "biểu cảm" như ng nói mother tongue. Nên các báo chí tiếng anh trong nước muốn "nuột" th́ phải có ng bản ngữ hiệu đính.
ng nc ngoài viết T.A (hay Pháp) Tây nó biết liền, dù viết rất chuẩn ngữ pháp, và hay có xu hướng dùng từ "sang" "hàn lâm" hơn ng bản ngữ. T́nh h́nh sẽ khá hơn khi các bạn sống cùng môi trường của họ, nhưng nếu vẫn chỉ là 2nd language th́ không bằng đc.
Khi chúng ta đọc "văn Tây" sẽ có khó khăn khi muốn cảm hết phong cách, biểu cảm... và khi cảm được th́ cũng khó t́m cách chuyển ngữ mà giữ đc "hồn nguyên tác". Khó cũng như chuyển ngữ Truyện Kiều ra ngoại văn vậy.
Ng nước ngoài họ cũng có tự hào về ngôn ngữ của họ (VD Pháp). Tôi nhớ vua Pháp đâu như Napoleon trách ng Anh: "nói th́ bè hàm ra trong cách phát âm mạo từ "the", mặt th́ phớt tỉnh nhân sự", dù rằng thái độ này cũng không ổn nốt.
Trong xă hội họ, cũng có những câu chuyện truyền tụng cái hay, cái khó của tiếng nước họ mà ng nước ngoài không dễ hiểu được.
Như Anh: Một bà già ngoại quốc đi xe lửa tại Anh, sốt ruột về cuộc hành tŕnh, bèn quay sang hỏi thăm một hành khách bản xứ đứng bên cạnh về giờ khắc tàu khởi hành. Th́ được người ấy trả lời nhanh như chớp bằng câu nói nghe... điếc cả lỗ tai như sau: "Two to two to two two!" Nếu đọc lên, ta chỉ nghe một tràng dài những sáu tiếng "tu-tu-tu-tu-tu-tu" nối liền nhau, không khác một hồi c̣i xe lửa rú lên vậy.Bà già kia tưởng đâu người bạn đồng hành chế diễu bà, nhưng thực sự anh ta đă trả lời một cách rất chu đáo và nghiêm cẩn. Câu nói của anh ta có nghĩa rất rơ ràng là: "Tàu sẽ khởi hành vào khoảng từ 2 giờ chiều kém 2 phút cho tới 2 giờ lẻ 2 phút" là chậm nhất!Muốn cho rơ ràng hơn, th́ câu trên phải nói như sau, họa may người ngoại quốc mới nghe kịp: "From 2 minutes to 2 PM and 2 minutes"
-Pháp:Pháp có một câu văn khá lư thú để thử thách tŕnh độ uyên thâm của ngoại nhân mà hầu hết các sĩ tử Việt thưở xưa đều được thầy giáo kể cho nghe. Đó là câu: "Un cavalier Maure dit à son cheval more, si tu mords ton mors, tu seras mort"!Xin lưu ư, tất cả những chữ bắt đầu bằng mẫu tự M như Maure, More, Mords, Mors, và Mort, đềuđọc theo âm "Mo" na ná như nhau, rất khó phân biệt chữ nào với chữ nào. Và toàn câu trên có nghĩa như sau: "Một người kỵ mă thuộc bộ lạc Maure nói với con ngựa có bộ lông màu xám (more) của anh ta, rằng nếu mày cắn (mords, th́ hiện tại của động từ merdre) cái hàm thiếc (mors) của mày, th́ mày sẽ chết (mort, th́ vị lai của động từ mourir).Không ai ngờ những tiếng của một âm "Mo" như thế kia lại mang những ư nghĩa hoàn toàn khác biệt. Và nếu người nào cắc cớ đọc lên cho ta biết lần đầu, đố khỏi phạm một loạt những lỗi chính tả buồn cười.Tiếng Pháp được trọng dụng đến nỗi, từ Đệ Nhị Thế Chiến trở về trước, bất cứ văn kiện hay Hiệp Ước Quốc Tế nào cũng lấy bản văn Pháp làm căn bản. Khi xảy ra tranh chấp về nội dung Hiệp Ước lúc thi hành, bao giờ các chính trị gia cũng đem văn bản Pháp Ngữ ra làm trọng tài trước hết
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 11 December 2004 lúc 12:47am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 66 of 67: Đă gửi: 11 December 2004 lúc 1:14am | Đă lưu IP
|
|
|
(ở trên trích 2 thí dụ của Nhị Lang)
- Vậy tiếng nói nào cũng có cái hay, nhất là các ngôn ngữ lớn. 1 cái hay riêng rất khó di chuyển sang 1 thú tiếng khác:
- T.Pháp: nghe vui tươi, dí dỏm, cởi mở.
- T.Đức: nghe nghiêm nghị, kiên định.
- T.Ư: nghe lăng mạn.
nên có giai thoại là nếu anh biết 3 ngoại ngữ trên, th́ khi tṛ chuyện bạn bè hay pha chút uy mua, tiếp khách... nên dùng tiếng Pháp. Khi viết luận văn triết học nên viết bằng tiếng Đức. Khi tỏ t́nh nên nói tiếng Ư.
không hiểu sao mỗi ngôn ngữ có 1 cái cảm giác đặc trưng như vậy.
- riêng tiếng Việt, người nuớc ngoài sợ nhất là đại từ nhân xưng và tính từ (nhất là từ màu sắc), như ba mẹ gọi là ǵ đă là 1 vđ! gọi không khéo bị giận chết người! cũng là "đen" nhưng ngựa th́ ngựa ô, gà th́ gà ác, mèo th́ mèo mun... quả phức tạp. Hồi linh hồn ông Bác Sĩ Từ Tâm Yersin c̣n ở VN, mẹo của ông là dùng đại từ "ḿnh" cho cả ngôi thứ 2 lẫn thứ nhất. "ḿnh cho ḿnh mượn cái này nhé". Đó cũng 1 mẹo, và chả ai nỡ giận ông Yersin tốt bụng này làm ǵ, nhỡ khi gọi 1 cụ già là "ḿnh".
- Trên thông điệp của UNESCO (diễn văn TTK UNESCO Federico Mayor)hồi phát động năm Quốc Tế Khoan Dung (tolerant) là: khi nói đến "văn minh" (civilisation) th́ có thể nói đến mức độ cao thấp, nhưng khi nói đến "văn hóa" (culture) th́ không nên nói đến cao thấp, v́ văn hóa chỉ có tính đặc trưng, và nói thế dễ dẫn đến tự ái dân tộc, sự thiếu khoan dung giữa các nền văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng trong thời đại mà rạn nứt, li khai, xung đột văn hóa, sắc tộc, tôn giáo lên cao hơn bao giờ hết. Lí lẽ dân gian th́ nói giản dị hơn: muốn ng ta tôn trọng ḿnh th́ hăy tôn trọng ng khác. (Live and to live). Ḿnh tự trọng vậy ng khác cũng có quyền tự trọng.
- Một ngôn ngữ (dù bị cho là 1 thứ thổ ngữ không tên tuổi của 1 bộ lạc da đỏ Châu Mĩ hay Châu Úc...)mất đi, kéo theo nó là mất đi một "cách nh́n thế giới", 1 "lăng kính" hay nói từ ngữ ta quen dụng 1 "minh triết" cũng được. Đây cũng là quan điểm mà UNESCO cố gắng ngăn chặn (trong mức có thể) sự biến mất của một số thổ ngữ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 67 of 67: Đă gửi: 11 December 2004 lúc 1:16am | Đă lưu IP
|
|
|
xin lỗi: "trăng tà", dịch là "tàn" th́ chết cả bài thơ.
----------------------------------------
tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ Hán Việt, nhưng về cách sử dụng không tương đương Hán Văn, (cũng như tiếng Nhật: today là MINH NHẬT không phải KIM NHẬT như Hán.)
Hán Việt: lang bạt ḱ hồ (phiêu du bất định).
Hán: lúng túng mắc mớ không di chuyển được
-----------------------------------------
Ảnh hưởng tiếng Hán đến tiếng Việt có cái thú vị là:
ngoài số từ Hán Việt (trong đó có những từ quá thông dụng đến mức ng không biết nhiều về ngôn ngữ ngỡ là Thuần Việt) th́ có 1 lớp từ gọi là "từ Việt gốc Hán" không thể gọi là Hán Việt.
a. một số rất dễ biết, như:
- Biếc (xanh biếc) là Việt gốc Hán, Bích là từ Hán Việt
- Vàng (màu vàng) là từ Việt gốc Hán, Hoàng là từ Hán Việt.
ta thấy : loại từ thứ nhất: đọc trại âm từ loại từ thứ 2.
b. một số khó nhận biết hơn:
- anh (anh em) là việt gốc hán, anh (nghĩa khác,1 âm: anh linh, anh liệt)
- xe (xe cộ)là việt gốc hán, hán việt là xa.
- lụa (vải lụa)là việt gốc hán, hán việt là La
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 11 December 2004 lúc 1:40am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|