Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 198 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: PHẬT Ở TRONG ANH (Đă bị đóng Đă bị đóng) Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
nhusanh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 64
Msg 61 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 3:50am | Đă lưu IP  

 

Kính chào bác vuithoi,

nhusanh cám ơn bác quan tâm đến sự học về Pháp của cháu. Cháu thích câu này của bác nè :

"Rời ĺa phương tiện đâu gọi là người trí. Chấp trước phương tiện th́ đâu thể gọi là kẻ thông đạt. " 

Câu của cháu đây :  Hữu sư trí nám tay Tâm vô minh đến cửa Chân lư và Vô sư trí nám tay Tâm vô minh lập tức vô minh biến mất , hữu sư trí sợ quá cũng dọt luôn và Tâm lọt vào nhà Chân lư. Câu này tức cười mà không biết có sai chỗ nào đây?

Không biết chú OnlyOne_0 có ph́ền khi vào nhà chú mà nói chiện.

Chúc bác vuithôi và chú(tên dài khó đánh máy wá) vui vẻ, khoẻ mạnh.

nhusanh

Quay trở về đầu Xem nhusanh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhusanh
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 62 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 5:30am | Đă lưu IP  

Chào bạn nhusanh và bác vuithoi !

 

Kính mời bạn nhusanh cứ tiếp tục trao đổi, kính mời bác vuithoi trao đổi tiếp với bạn nhusanh. Cứ sau mỗi đoạn post '' Bát Nhă Tâm Kinh Giảng Giải '' có thêm sự trao đổi của các bạn là cốc nước mát cho các bạn đọc trên đường dừng chân. Như thế là quư lắm chứ !

 

Theo quan điểm của OnlyOne_0 này th́ con đường Phật đạo là con đường trung đạo. Bởi v́ chúng ta sống ở đời như những người say. Lúc th́ nghiêng bên này, lúc th́ nghiêng bên kia nên dễ bị ngă hoặc phải nương tựa vào cây gậy như một người què. Qúa tŕnh tu đạo là quá tŕnh hành tŕnh của tâm, là quá tŕnh biến chúng ta thành ốc đạo tự thân, t́m tâm chân thật ở ngay nơi ḿnh. Thực ra đúng sai không quan trọng, mà chỉ là giả lập và giả danh (mượn tên, mượn cảnh để gọi là đúng hay là sai thôi). Mục đích là để phá chấp cho nhau trên đường tu - đường trung đạo). Nếu bạn chấp hữu sư trí tôi phá hữu sư trí giúp bạn, bạn chấp vô sư trí tôi lại phá vô sư trí giúp bạn, bạn chấp tu phải vào chùa, tôi lại phá sự xuất gia của bạn, bạn chấp vào tu tại gia, tôi lại phá chấp tu tại gia giúp bạn. Như bạn phoquang đă viết đại khái là: '' phá chấp ngă là một quá tŕnh liên tục không ngừng nghỉ, phá hết chấp ngă này ta lại phải phá tiếp chấp ngă khác phát sinh''.

 

Càng đến gần với Phật, Phật lại càng lấy đi của bạn tất cả, lấy đi cái tôi, lấy đi cái của tôi trong bạn. Quá tŕnh phá chấp chính là quá tŕnh tôi đang giật lấy cái bấu víu của bạn trên đường tu. Bấu víu vào người thầy, bấu víu vào kinh sách, bấu víu vào cả việc nh́n thấy ḿnh đang tu. Càng bấu víu bao nhiêu, chúng ta càng đi chậm bấy nhiêu và đi không thẳng lưng lên được, giống như người què chống gậy. Tôi sẽ giật lấy cây gậy của bạn, một là bạn ngă xuống để đứng dậy đi tiếp, hai là bạn sẽ đứng thẳng và đi nhanh hơn. Để bạn trở lại với chính ḿnh !

 

Vài ḍng trao đổi. Cảm ơn bạn nhusanh đang phá chấp ngă cho OnlyOne_0 này

 

Kính ghi, chúc các bạn vui vẻ, an lành

 

OnlyOne_0

------------------------

'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 63 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 9:18am | Đă lưu IP  

nhusanh đă viết:

Kính thưa các bác các chú,


Khi cháu đọc bài Vô sư trí vi tôn của Ḥa Thượng Thích Thanh Từ do chú OnlyOne_0 đưa lên đây, cháu trích vài câu của Ḥa Thượng để coi ư kiến của các bác các chú thế nào?


        


         Như vậy Phật ở đâu? Phật sẵn ở nơi ḿnh.


Muốn thấy Phật, chịu khó dẹp hết mây phiền năo, mây nghiệp chướng, nếu nó trong sạch hết th́ ông Phật ḿnh hiện ra, chớ không có ở đâu cả. Lâu nay chúng ta cứ nghĩ Phật ở đâu trên non, trên núi nên phải trèo đèo lội suối, phải đi thật xa t́m Phật, nhưng thật t́nh Phật ở ngay nơi ḿnh. V́ vậy, người học đạo không nên có tâm t́m kiếm bên ngoài mà chỉ dồn hết sức ḿnh phá dẹp phiền năo, dừng lặng ḍng tư tưởng lăng xăng. Những thứ đó tan rồi, lặng rồi th́ ông Phật hiện tiền.


Chính v́ ai cũng có của báu, có ḥn ngọc quí, nên dù nam hay nữ cũng tu thành Phật được hết. Chỉ quên th́ không có, c̣n nhớ và ráng tu là được. Thế nên tinh thần Thiền tông hết sức b́nh đẳng, nam nữ như nhau, ai cũng có ḥn ngọc quí nên ai cũng có quyền thành Phật cả.


Nếu chúng ta ứng dụng tu cho đến nơi, đến chốn th́ quyền thành Phật là quyền của ḿnh, chớ không phải Phật cho ḿnh thành Phật.


 


Ḥa Thượng công nhận Phật ở san nơi ḿnh. Nếu Ḥa Thượng sai th́ công phu tu hành bao nhiêu nam sẽ vứt đi sao?


Kính chào các bác các chú,


nhusanh

<FONT face=Arial size=2>[/FONT]



Này cháu Như Sanh , tôi có vài điều nói với cháu về Phật học . Không phải bất cứ Hoà Thượng nào cũng giảng thuyết đúng Phật pháp đâu ? và cũng đừng quá đặt kỳ vọng vào lời giảng của bất cứ ai để sau này khỏi thất vọng , gảy đổ trên đường tu mà sinh phỉ báng Phật Pháp như nhân vật KMM . Học Phật pháp không nằm trên lư luận mà phải kết hợp với thực hành , và kết quả sẽ cho ta biết ḿnh có đi đúng hướng không ?

ĐỨC PHẬT đă chứng đắc tuyệt đối dù nhập Niết Bàn nhưng ngài có mặt khắp mọi nơi , 1 giọt nước mà chứa cả 1 đại dương là vậy . Muốn dẹp hết phiền nảo nghiệp chướng th́ phải tu tập Phật Đạo rất vất vả trong nhiều kiếp chứ không phải trong chớp mắt là nghiệp chướng có thể tiêu tan . Nếu cháu Như Sanh đọc kinh văn nói về cuộc đời Đức Phật Thích ca th́ sẽ hiểu Đức Phật công phu qua rất nhiều kiếp tu tập rồi mới thành Phật , chứ không phải dễ như lời giảng Pháp của vị Thầy HT Thích Thanh Từ . Đặc biệt là Thiền Tông xuất phát từ Trung Hoa đả có công rất lớn xiển dương Phật giáo ở châu á làm Phật Giáo hưng thịnh . Ngay trong Thiền Tông cũng dụng công tu hành rất vất vả và nguy hiểm nữa , đời nay người tu tập Thiền Định giảm đi nhiều lắm do căn cơ không như trước .

PHẬT không thể cho ḿnh thành PHẬT đó là điều tất nhiên , nhưng Chư Phật có thể gia hộ cho ḿnh trong việc tu tập . Nếu không có Ngài th́ dù có Phật tánh là của báu cũng vô ích , không có giáo lư của ngài khai mở th́ cũng vô ích , vĩnh viễn chúng sanh cũng không thể thành Phật được .
Bây giờ cháu Như Sanh đă hiểu v́ sao các câu hỏi của bác Diệp Tấn Dũng nêu ra mà OnlyOne_O không dám trả lời chỉ biết né tránh măi .
----------------
Các câu hỏi của anh Diệp Tấn Dũng nêu ra khi trao đổi Phật học với anh OnlyOne_O là :

* NẾU ĐĂ LÀ PHẬT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP THẾ TẠI SAO CHÚNG SINH C̉N TÁI SINH LUÂN HỒI SANH TỬ ? ( NGOẠI TRỪ CÁC BẬC BỒ TÁT THỊ HIỆN ĐỘ SINH ) .

* Nếu nói rằng có một chân tâm từ quá khứ đă là V̉NG R̉NG do mê mờ nhiễm bụi trần nên vô minh . Vậy liệu chân tâm vàng ṛng này có tự thành PHẬT được không ? hay theo thời gian lại mê mờ nhiễm bụi trần ?

* Nếu không có ĐỨC PHẬT khai thị mở đường liệu có bất cứ một VÀNG R̉NG chân tâm nào tự giác ngộ giải thoát không ? hay phải nương nhờ giáo lư của ĐỨC PHẬT mà giác ngộ giải thoát ?
-------------
Tôi cũng mong anh OnlyOne_O trả lời các câu hỏi này để tôi hiểu hơn về quan điểm của anh nêu ra CHÚNG SINH ĐĂ LÀ PHẬT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP ? Tôi biết có những người cũng có thắc mắc như anh DTD vậy .

Việc OnlyOne_O ăn nói trịch thưọng , vô lễ đă nói lên được đây không phải là mẩu người học đạo v́ Tâm c̣n quá lăng xăng hiếu thắng , vọng động , thật là đáng thương .

Vài ḍng gửi đến cháu .

Vũ Hoàng Nguyên



Sửa lại bởi vuhoangnguyen : 03 May 2006 lúc 9:20am
Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 64 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 9:30am | Đă lưu IP  

vuithoi đă viết:
Chào nhusanh,

nhusanh đă viết:
Ḥa Thượng công nhận Phật ở san nơi ḿnh. Nếu Ḥa Thượng sai th́ công phu tu hành bao nhiêu nam sẽ vứt đi sao?


Hoà thượng công nhận hay không công nhận, pháp vẫn vậy. Phật ra đời hay không ra đời, pháp vẫn vậy.

Công phu tu thành là để nhận ra sai lầm. Nhận ra sai lầm th́ đâu có "vứt đi" chứ.

Tu không phải là để được cái ǵ đâu. Chỉ là nhận ra sai lầm mà thôi. Thật nhận ra sai lầm th́ lầm dứt.

Chúc nhusanh an lạc,

vuithoi



Điều này bạn Vuithoi nhận định đúng , giáo lư Phật Pháp vi diệu không nằm nơi vị Ḥa Thượng , ở 1 con người nào mà nằm ở chân lư của ĐỨC PHẬT . Do đó Ḥa Thượng có công nhận hay không công nhận th́ không thành vấn đề .

Tu tập ngoài việc sửa chửa sai lầm , c̣n phải kết hợp tích lũy công đức và độ sinh , chứ không chỉ vị kỷ chỉ biết sửa sai lầm của ḿnh th́ không thể gọi là Đại Thừa được . Do đó tên gọi không có ư nghĩa ǵ cả mà chính cách hành đạo sẽ cho biết đường hướng tu của ḿnh .

Vũ Hoàng Nguyên

Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 65 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 9:44am | Đă lưu IP  

vuithoi đă viết:

Rời ĺa phương tiện đâu gọi là người trí. Chấp trước phương tiện th́ đâu thể gọi là kẻ thông đạt.

Cái gọi là đoạn dứt phiền năo, đoạn dứt tập khí mà Hoà Thượng nói chẳng phải thật có phiền năo, tập khí để đoạn dứt đâu.

vuithoi


Rời ĺa phương tiện ...hay chấp trước phương tiện ...
Điều này không cần nêu ra bởi người đă thông đạt kinh điển th́ phải hiểu kinh Kim Cang , nền tảng của Đại thừa Phật giáo .

ƯNG VÔ SỞ TRỤ , NHI SANH KỲ TÂM .

Không bám chấp dính vào bất cứ điều ǵ ở thế gian , nên khi dụng công hành giả không c̣n ư niệm là rời ĺa , hay chấp trước .

Bậc Đại Bồ Tát th́ đă giác ngộ tuyệt đối nên chẳng phải đoạn dứt phiền năo , nên chẳng phải thật có phiền năo . Nhưng chúng sinh phàm phu th́ đă tạo nghiệp trong vô lượng kiếp trôi lăn trong luân hồi sinh tử nên thật có phiền năo cần phải tu tập để đoạn trừ . Đây là điều cần phân biệt để tránh lầm lẫn , và có rất nhiều người đến nay vẫn lầm lẫn chổ này v́ lạm nhận trí tuệ của Bồ Tát .

Vũ Hoàng Nguyên

Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 66 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 9:55am | Đă lưu IP  

OnlyOne_O đă viết :

" Càng đến gần với Phật, Phật lại càng lấy đi của bạn tất cả, lấy đi cái tôi, lấy đi cái của tôi trong bạn. Quá tŕnh phá chấp chính là quá tŕnh tôi đang giật lấy cái bấu víu của bạn trên đường tu. Bấu víu vào người thầy, bấu víu vào kinh sách, bấu víu vào cả việc nh́n thấy ḿnh đang tu. Càng bấu víu bao nhiêu, chúng ta càng đi chậm bấy nhiêu và đi không thẳng lưng lên được, giống như người què chống gậy. Tôi sẽ giật lấy cây gậy của bạn, một là bạn ngă xuống để đứng dậy đi tiếp, hai là bạn sẽ đứng thẳng và đi nhanh hơn. Để bạn trở lại với chính ḿnh !"


Quan điểm cá nhân này của OnlyOne là sai . ĐỨC PHẬT chẳng lấy đi cái ǵ của ta cả mà do chính ta nhờ giáo lư của Ngài thanh lọc bản thể , tu sửa nội tâm , giải trừ nghiệp chướng mà chuyển hóa dần , hoán cải dần tâm thức trong sạch . Con đường Phật Đạo là tự chúng ta đi chứ không đổ thừa nơi Phật lấy cái ǵ , thêm bớt cái ǵ nơi ta .

Nếu bác bỏ phương tiện cũng là sai ( có nghĩa là bác bỏ các pháp ) v́ nếu không có phương tiện ( các Pháp ) th́ không thể đến bến bờ giải thoát . Cần có phương tiện qua sông nhưng khi đạt bến bờ rồi th́ buông bỏ phưong tiện chứ không bám chặt vào cho pháp này là cao siêu rồi cứ măi đứng trên thuyền mà không bước lên bờ được .

Học Phật Pháp mà hiểu không tới rồi nói như két không có tư duy , sàng lọc th́ thật là tai hại là vậy .

Vũ Hoàng Nguyên



Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 67 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 10:44am | Đă lưu IP  

 

Chào bạn vuhoangnguyen !

 

OnlyOne_0 tôi đă có câu trả lời đầy đủ nhất từ trước đến nay và ngay cả khi bạn đọc trong Bát Nhă Tâm Kinh của OSHO cũng đă có câu trả lời này. Ngay khi tranh luận với bạn DTD tôi cũng đă nói tương tự.

 

Tôi nói thật nhé, bạn vuhoangnguyen hăy b́nh tâm lại, vấn đề không phải là thắng hay thua, mà vấn đề ở chỗ khi từ đầu đến cuối (từ trang 1 đến trang 4 của ''Phật ở trong Anh'') khi tôi thấy bạn vẫn chưa hiểu, nên tôi mới thật ḷng đặt câu hỏi cho bạn là : Bạn hiểu thế nào là Phật ?. Thế nào là vô lượng kiếp ? Thế nào là Phàm phu (con người) ? Thế nào là vị Phật ?. Nếu bạn thật sự hiểu đúng th́ bạn sẽ không hỏi lại tôi câu này v́ câu trả lời đă có, ở bài nào cũng có, đoạn tranh luận nào cũng có.  Và khi đó bạn sẽ thấy ngay rằng '' Chúng sinh đă là Phật từ vô lượng kiếp ''.

 

Cũng như bạn là khách, tôi là chủ nhà, tôi đă mời bạn ăn cơm không phải là một bữa mà là hàng chục bữa mà bạn vẫn bảo tôi không mời bạn ăn cơm. Bạn bảo tôi là thằng đểu, làm chủ nhà mà măi không cho ăn cơm. Khổ thế !

 

Không hiểu được câu: '' Chúng sinh nguyên thuỷ là Phật '' th́ lỗi ở vuhoangnguyen chứ có phải ở OnlyOne_0 đâu. Tôi mời các bạn trên diễn đàn xem tôi nói đúng không nhé.

 

Học và tu Phật phải song hành nên mới có từ chứng ngộ và mới chia làm Ngũ thừa Phật giáo cho người học Phật. V́ nó không nằm ở trí thức mà nằm ở cái tâm của bạn. Khi tâm của bạn c̣n đối đăi th́ bạn đang ở Nhân thừa Phật giáo (giống như ta đi chùa, cúng dường cầu phước đức). Khi đi chùa, chúng ta c̣n đứng vái lạy cầu xin Phật giúp con việc này, cho con cái nọ (nói thật ḷng nhé) tức là chúng ta c̣n tâm đối đăi - gieo nhân mong cầu được quả. Tôi xin nói lật lại là nếu tăng ni trên chùa khẳng định chắc chắn và hàng ngày nói với chúng ta rằng đi chùa không có phước đức ǵ đâu !. Chúng ta tự xét trong ḷng ḿnh xem có đến chùa nữa không ?.

 

Đó chính là lư do phải sau 21 ngày kể từ ngày đắc đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật mới đi thuyết pháp. Và bài pháp của Đức Phật đầu tiên là Tứ Đế (khổ, tập, diệt, đạo) cho năm anh em ông Kiều Trần Như đưa họ từ hàng Nhân Thừa lên A-la-hán (hàng Thanh văn, Duyên giác). Và hơn 20 năm sau, khi thấy căn cơ chúng sinh và đệ tử đă nâng lên nhiều (có nhiều đệ tử đắc quả A-la-hán), Đức Phật mới thuyết kinh Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa (bao gồm kinh Kim Cương và Bát Nhă Tâm Kinh) để đưa để tử từ A-la-hán đến quả vị Bồ Tát.

 

Chúng ta ngày nay đang là tu ở Nhân thừa mà lại đọc Bát Nhă Tâm Kinh (Bồ tát thừa), muốn cho thấu suốt th́ phải giả lập và giả danh. Giả lập chúng ta đă dứt hết các nghiệp báo và giả danh chúng ta là Bồ tát. Tại sao lại phải như thế ?. Tôi xin lấy ví dụ cho các bạn thấy nhé.

 

             (I) Thuyết Tứ Đế : có Khổ - Tập - Diệt - Đạo

                   Thuyết 12 nhân duyên: có vô minh (là nguôn gốc sinh tử) và dạy cách diệt vô minh

            

             (II) Bát Nhă TK :  không có Khổ - Tập - Diệt - Đạo

                                               không có vô minh   và không có hết vô minh

 

Nếu mang tâm trạng của một người đang tu Nhân thừa sẽ thấy rất chối, và vô lư. V́ tại sao Đức Phật trước đây dạy đời chúng ta khổ, chúng ta đang huân tập sự khổ th́ phải diệt khổ và hành đạo diệt khổ. Mà nguồn gốc của khổ là do chúng ta luân hồi - sinh tử do vô minh. Mà bây  giờ Đức Phật lại nói không có khổ, tập, diệt, đạo, không có vô minh và không có hết vô minh Câu trả lời ngay trước mặt nếu chúng ta là Bồ tát. V́ các Bồ tát đă dứt hết các lậu, nghiệp nên không c̣n bị ô nhiễm, dính mặc nữa. Các ngài đă thoát ra hoàn toàn sự đối đăi của thế gian. V́ không dính mắc nên các ngài không c̣n cái tôi, cái của tôi nữa.

 

Rất đơn giản tôi lấy ví dụ cho các bạn thấy ngay chuyện của tôi với bạn vuhoangnguyen. Khi bạn vuhoangnguyen trao đổi, tranh luận luôn dính mắc vào cái tôi, cái của tôi. Ví dụ như bạn ấy nói là tôi (OnlyOne_0) không khiêm tốn, vô lễ, ngông nghênh. Bởi v́ sao ? Bởi v́ bạn ấy đă dính mắc vào cái danh dự của tôi, cái sĩ diện của tôi, sự hiểu biết của tôi, trí thức của tôi, cái đúng của tôi (nghĩa là c̣n ở hàng Nhân thừa) c̣n mong cầu sự đối đăi trở lại.

 

Nếu ở hàng Bồ tát th́ sao ? V́ không có khái niệm tự kiêu th́ làm ǵ biết khái niệm khiêm tốn, v́ tự kiêu là vế đối đăi của khiêm tốn. Nếu không có khiêm tốn th́ cũng không có tự kiêu. Tương tự như vậy, nếu khái niệm có lễ không tồn tại th́ làm sao biết thế nào là vô lễ, không có khiêm nhường th́ cũng không có nghông nghênh. Vậy đấy. Ngay từ ban đầu đọc Bát Nhă Tâm Kinh, tôi đă viết không dưới năm lần rất rơ ràng rằng chúng ta phải giả danh ḿnh là các Bồ tát, v́ kinh này Phật thuyết cho hàng Bồ tát và mọi kinh thuyết cho Bồ Tát như kinh Viên Giác, Duy Ma cật... chúng ta cũng phải làm như vậy.

 

C̣n bạn vuhoangnguyen của chúng ta th́ sao. Th́ khăng khăng rằng những ǵ xa ĺa thuyết Tứ đế (cho hàng Nhân thừa) đều xa rời đạo Phật th́ tôi nói làm sao bạn hiểu đây ?!!!. Khi tôi hỏi bạn nhưng câu rất đơn giản ở hàng Nhân thừa (Bạn hiểu thế nào là Phật ?. Thế nào là vô lượng kiếp ? Thế nào là Phàm phu (con người) ? Thế nào là vị Phật ?) th́ bạn lại tự ái (tâm trạng rất , rất Nhân thừa) cho là tôi ngông nghênh (tâm trạng rất, rất mong cầu sự đối đăi của hàng Nhân thừa) nên không trả lời. Sau đó, khi tôi phân tích cho bạn vuhoangnguyen thấy ngay cả thuyết Tứ Đế bạn cũng hiểu sai v́ bạn cho rằng thuyết Tứ đế bắt đầu từ vô minh (Vô minh là thuyết 12 nhân duyên) không liên quan đến Tứ đế và tôi chọc đùa bạn ấy là một ḿnh một đạo làm cho bạn ấy vẫn không nguôi ngoai sự hờn giận cho đến hôm nay. Và đến hôm nay bạn lại hồ hởi, đuổi theo tôi (OnlyOne_0 này) để đ̣i chứng minh bằng được tại sao: '' Chúng sinh nguyên thuỷ là Phật ''  ?!!!.

 

Bây giờ câu trả lời ở chính bạn vuhoangnguyen v́ đạo Phật là đạo ở tâm (không phải là các bài tập thể dục). Nếu tâm bạn giả lập tâm ḿnh là Bồ tát, sau khi quán chiếu, nghiền ngẫm Bát Nhă Tâm Kinh thôi, hoặc bất cứ kinh ǵ cho Bồ tát cũng được, bạn sẽ t́m thấy ngay câu trả lời. Ngược lại, nếu bạn vẫn không làm được th́ bạn phải trả lời cho tôi các câu hỏi tôi đă đặt ra cho bạn: (Bạn hiểu thế nào là Phật ?. Thế nào là vô lượng kiếp ? Thế nào là Phàm phu (con người) ? Thế nào là vị Phật ?). Sau khi bạn trả lời xong tôi sẽ căn cứ vào hiểu biết và quan niệm (ở hàng Nhân thừa) của bạn để tôi trả lời trên diễn đàn này. Tôi lấy ví dụ có người tôi đă từng hỏi Phật là ǵ ? . Họ trả lời là Phật th́ ở trên chùa chứ có ǵ mà phải hỏi ?!!!. Có người lại trả lời Phật là người đă đắc đạo và có nhiều thần thôngi ?!!!.  Vậy đấy. Nên tôi xin nhấn mạnh là tôi đang trả lời và hỏi bạn vuhoangnguyen rất nghiêm túc. Tôi không giận bạn đâu. Thậm chí lại c̣n quư nữa là khác. V́ hẳn có nhân duyên ǵ từ nhiều kiếp trước nên bạn mới dành cho tôi sự quan tâm như vậy. Mong có sự trả lời nghiêm túc bạn ! Nếu bạn không chịu trả lời th́ cũng đừng đến hỏi tôi nữa. Có các bạn trên diễn đàn làm chứng.

 

Kính chào bạn vuhoangnguyen ! Cảm ơn bạn rất nhiều ! Chúc bạn vui vẻ, an lành !

 

OnlyOne_0

----------------------------

'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
vuithoi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 375
Msg 68 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 11:59am | Đă lưu IP  

Chào nhusanh,

nhusanh đă viết:
Câu của cháu đây : Hữu sư trí nám tay Tâm vô minh đến cửa Chân lư và Vô sư trí nám tay Tâm vô minh lập tức vô minh biến mất , hữu sư trí sợ quá cũng dọt luôn và Tâm lọt vào nhà Chân lư. Câu này tức cười mà không biết có sai chỗ nào đây?


Tâm lọt vào nhà Chân lư chưa xong đâu.

Dừng chỗ này th́ bên nhà thiền gọi là "chết ch́m trong hố sâu giải thoát".

Chúc nhusanh an lạc,

vuithoi

__________________
vui thoi ma
Quay trở về đầu Xem vuithoi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuithoi
 
vuithoi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 375
Msg 69 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 12:14pm | Đă lưu IP  

Chào Vũ Hoàng Nguyên,

Vũ Hoàng Nguyên đă viết:
Rời ĺa phương tiện ...hay chấp trước phương tiện ...
Điều này không cần nêu ra bởi người đă thông đạt kinh điển th́ phải hiểu kinh Kim Cang , nền tảng của Đại thừa Phật giáo .

ƯNG VÔ SỞ TRỤ , NHI SANH KỲ TÂM .

Không bám chấp dính vào bất cứ điều ǵ ở thế gian , nên khi dụng công hành giả không c̣n ư niệm là rời ĺa , hay chấp trước .

Bậc Đại Bồ Tát th́ đă giác ngộ tuyệt đối nên chẳng phải đoạn dứt phiền năo , nên chẳng phải thật có phiền năo . Nhưng chúng sinh phàm phu th́ đă tạo nghiệp trong vô lượng kiếp trôi lăn trong luân hồi sinh tử nên thật có phiền năo cần phải tu tập để đoạn trừ . Đây là điều cần phân biệt để tránh lầm lẫn , và có rất nhiều người đến nay vẫn lầm lẫn chổ này v́ lạm nhận trí tuệ của Bồ Tát .

Vũ Hoàng Nguyên


Bởi chúng sinh phàm phu th́ đă tạo nghiệp trong vô lượng kiếp trôi lăn trong luân hồi sinh tử nên thấy thật có phiền năo cần phải tu tập để đoạn trừ , do đó chẳng thể rời ĺa phương tiện. Bậc Đại Bồ tát đă giác ngộ tuyệt đối nên biết chẳng phải thật có phiền năo v́ vậy chẳng chấp trước phương tiện.

Chúc Vũ Hoàng Nguyên an lạc,

vuithoi

__________________
vui thoi ma
Quay trở về đầu Xem vuithoi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuithoi
 
huong noi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 May 2006
Nơi cư ngụ: Mauritius
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 70 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 2:09pm | Đă lưu IP  

Bác Only One

Rất thích các bài viết của bác, mong bác tiếp tục viết.  Dọan viết về Chân lư và T́nh yêu hay la('m.  HN thấy hiểu rất rơ về dọan viết  này. 

Không thể dùng ngôn ngữ con người dể nói về chân lư , và cũng không thể dùng ngôn ngữ ḷai người dể nói lên t́nh yêu dược.  Chân lư và t́nh yêu như vậy và như vậy.  Không ai giải thích nổi tại sao người mẹ nào cũng thương con... Và t́nh yêu người mẹ dành cho con là chân lư !

Vài ḍng lạm bàn, mong dược dọc các bài của bác nhiều hơn.

Kính

Hướng Nội

 

 

Quay trở về đầu Xem huong noi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi huong noi
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 71 of 143: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 9:43pm | Đă lưu IP  


Chào các bạn,

Learner xin được tham gia đóng góp một vài ư kiến thô thiển.

Ông chủ nhà OnlyOne_0 ơi, giá mà chủ đề của bạn thay đổi một chút xíu th́ không đến nỗi xảy ra cớ sự này.

Đại để như TÁNH Ở TRONG BẠN chẳng hạn, v́ TÁNH có mặt ở trong mọi loài: hữu t́nh cũng như vô t́nh; hữu h́nh cũng như vô h́nh.

Learner rất nể bạn OnlyOne_0 qua những bài phản biện . Learner đánh máy có vài hàng mà đă cháng dzáng, c̣n bạn th́ ôi thôi... tràng giang đại hải. Khi thảo luận, chúng ta nên đọc kỹ bài viết của bên kia với tâm b́nh thản, đừng cố chấp theo sự suy nghĩ của ḿnh, đừng luôn cho ḿnh là Chân Lư.

Trước Đức Thích Ca đă có TÁNH   v́    TÁNH đă có từ trước muôn đời. Các Cổ Phật cũng đă nhận ra Chân tướng của TÁNH nhưng v́ thời cổ xưa, con người quá đơn sơ, mộc mạc và cũng c̣n ít nhiều thú tính, vả lại vấn đề ngôn ngữ vẫn c̣n rất hạn chế, nên các Ngài không làm sao thuyết Pháp được. Đến thời Đức Thích Ca th́ cơ duyên đă chín mùi, nên chúng ta mới có được Pháp từ Đức Thích Ca. Tạm gọi là Bụt Pháp hay Phật Pháp. Chúng ta dùng Pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni để t́m TÁNH ở trong Tâm.

Coi Đấng GIÁC NGỘ, HIỂU BIẾT về cội nguồn của Vũ Trụ là vĩ đại, c̣n chúng ta là hạt cát, hạt bụi th́ quá đúng đi thôi. Nhưng hạt cát hạt bụi này không măi măi ở trong t́nh trạng này (Phật Thích Ca không muốn thế đâu). Ngài muốn tất cả chúng ta đều t́m được CHÂN TÁNH với Ngài dưới sự hướng dẫn của Ngài.

Vài ḍng chia sẻ, c̣n các bạn nghĩ thế nào?

Mến chào các bạn, mong tất cả vui vẻ, khoẻ mạnh.

Learner
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 72 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 12:50am | Đă lưu IP  

 

Chào các bạn trên diễn đàn !

 

Chào bạn Hướng Nội, OnlyOne_0 cũng xin nói rơ là OnlyOne_0 chỉ làm mỗi việc là copy & paste Bát Nhă Tâm Kinh Giảng Giải của OSHO do Thích Nữ Minh Tâm dịch. C̣n những bài trao đổi giữa các chặng nghỉ là nhờ các bạn cùng diễn đàn đóng góp cùng với OnlyOne_0. Cảm ơn bạn nhiều ! 

 

Chào bạn Learner, những bài viết của bạn luôn đem lại sự cân bằng cho người đọc ở mỗi chặng nghỉ. Xin bạn tiếp tục đóng góp những bài viết hay như vậy. Nói ít hiểu nhiều mà !. C̣n OnlyOne_0 tôi mắc phải cái tật nói nhiều mà chỉ có ít người hiểu thôi. Cảm ơn bạn nhiều !

 

Kính ghi, chúc các bạn vui vẻ, an lành

 

OnlyOne_0

-------------------------

'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 73 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 12:55am | Đă lưu IP  

Chương II - Bát Nhă Tâm Kinh Giảng Giải của OSHO (Thích Nữ Minh Tâm dịch)

(tiếp theo)

 

 

Anh hăy thực sự sống trong phút giây này, ở đây. Bây giờ và Ở đây là hiện hữu duy nhất. Anh không cần phải bám víu ư niệm “tôi buông xả để được tự do” – v́ anh đang tự do! Anh chưa bao giờ bị kềm kẹp, bị mất tự do cả, v́ anh không hiểu thấu đáo được chính anh nên anh cứ cưỡng cầu đi t́m tự do, và cho rằng phải xả ly, phải buông bỏ th́ mới có tự do – nhưng anh ơi, Tự Do Nội Tại Tuyệt Đối vẫn luôn ở trong anh. Anh chỉ cần buông chính con người anh, buông tự ngă của anh th́ anh sẽ thấm đượm hương Tự Do Giải Thoát.

             Tự do có nghĩa là tự do khỏi bản ngă, chứ không phải tự do của bản ngă. Ngay cái lúc nhà giam biến mất, tên tù nhân cũng biến mất, v́ tù nhân chính là nhà giam. Cái lúc anh ra khỏi được nhà giam, anh không c̣n vướng mắc ǵ cả; chỉ có trời xanh, không gian trong lành. Không gian trong lành đó cũng chính là Niết Bàn, là Giải Thoát.

             Hăy cố gắng Hiểu hơn là cố gắng đạt tới mục đích.

             Cái danh từ nguy hiểm nhất mà con người thường sử dụng là “Tôi” – tôi muốn, tôi cần, tôi đang từ bỏ để đạt tới tự do. . .”

             Thế là anh đang sử dụng sự từ bỏ như là một phương tiện, một công cụ và từ bỏ là trạm chót của cuộc hành tŕnh tâm linh của anh. Khii tôi nói buông xả là mục đích, tôi không có ư nói anh phải đạt được buông xả trong tương lai. Khi tôi nói buông xả không phải là một phương tiện, một công cụ, có nghĩa là tôi chấm một “dấu chấm hết” ngay nó. Buông xả không mang lại tự do! Buông xả chính là tự do! Buông xả và Tự do đồng nghĩa với nhau, giống nhau và anh đang nh́n một sự việc dưới hai góc độ khác nhau. Do đó, không có sự buông xả nào cả. Không phải thực mà chẳng phải không thực. Không có  buông xả ǵ cả mà cũng không phải là không có buông xả.

              Anh lại hỏi “Tôi đang quán chiếu sự buông xả, nhưng luôn luôn có cái tự ngă của tôi đang quán sát . . . Tôi có cảm tưởng như đang bị cái tự ngă đánh lừa, gài bẫy”.

             Anh đang nói đến “cái tôi” nào vậy? “Cái tôi” nào có cảm tưởng bị tự ngă gài bẫy, đánh lừa?

             Cái tự ngă đó đă cắt xén anh ra làm đôi. Anh là người đang theo đuổi và cũng chính anh là người đang bị theo đuổi. Giống như con chó kia đang t́m cách ngoạm lấy chính cái đuôi của nó, và nó cứ nhẩy dựng lên mà ngoạm. Anh có thể thấy được sự phi lư đó nhưng con chó không thấy được. Nó cứ t́m cách để chụp ngoạm cái đuôi của nó, nó càng lồng lộn lên, càng điên lên, càng nhẩy dựng lên. Con chó càng nhẩy mau, càng nhẩy cao, cái đuôi của nó cũng tưng lên mau, tưng lên cao. Con chó không tài nào chụp được cái đuôi của chính nó. Anh cũng đau khổ, tức giận như con chó kia vậy. Anh cứ t́m cách chụp lấy “cái tôi” của anh, và ai là người chụp, cái ǵ là cái đang bị chụp. Thực ngớ ngẩn, buồn cười, đáng thương làm sao!

             Không có ǵ để làm cả - Tôi nói anh không cần phải làm cái ǵ cả, v́ anh đă có sẵn Phật tánh trong anh. Anh đă là Phật, anh đang thành Phật, anh sẽ thành Phật. Anh không bao giờ là cái ǵ khác được.

             Thấy được Phật tánh đó là đủ rồi, và khi anh nói: “Tôi đang quán chiếu”, anh lại kẹt vào cái danh từ “Tôi”. Khi quán chiếu, cái Tôi được cấu tạo ra bởi v́ quán chiếu là một hành động và luôn luôn có một sự nỗ lực gắng sức của một tác nhân liên quan đến hành động.

             Anh đang quán chiếu – ai là ngựi đang quán chiếu? Thư giăn đi. Trong sự buông thả tâm thức – không có cái ǵ được quán chiếu và cũng không có ai là người đang quán chiếu – khi anh không bị chia cách làm đôi - một tính chất kiểm nghiệm khác thường đột khởi. Không có sự quán chiếu, chỉ là một sự Tỉnh Thức thụ động; tôi nói thụ động – hăy nhớ kỹ như vậy. Không có sự cưỡng bức tầm cầu trong đó. Quán chiếu rất năng nổ, công kích, v́ trong sự quán chiếu, anh cần nỗ lực, anh cần cố gắng, anh có sự cần cầu, mong đạt được; nhưng đúng ra, anh phải thoải mái, anh thư giăn tâm trí đi, anh buông xả các cơ bắp đi. Anh hăy an nhiên ngồi xuống, không làm ǵ cả; anh chỉ cần có mặt, một sự có mặt đầy tỉnh thức – và mùa xuân đến, cây cỏ nẩy mầm.

             Đó là tất cả giáo lư, đó là phương pháp tu học, đó là sự gia công hành tŕnh của Phật giáo: tất cả những ǵ anh đang nỗ lực làm sẽ gây tạo ra và tăng trưởng thêm tác nhân – quán sát, tư duy, buông xả cũng vậy. Tất cả những ǵ anh đang hành tŕ sẽ rập bẫy lại anh. Anh không cần phải làm ǵ hết. Anh cứ tự nhiên đi . . . hăy để vạn vật diễn tiến tự nhiên. Anh đừng gượng ép, cưỡng ép cần cầu phải thế này thế nọ; anh đừng nên tự ép bức anh hay ngoại giới phải thế này thế nọ.

             Hăy để gió nhẹ thoảng qua mặt anh, mặt trời chiếu sáng trên đầu anh, hăy để ḍng sống nhẩy múa, hăy để thần chết vui vẻ đến và anh cũng nhẩy múa ca hát đi, thật tự nhiên, thật an lạc, thật hạnh phúc.

             Đó là định nghĩa của tôi về xả ly: không phải có một cái ǵ, một sự việc ǵ mà anh cần phải thực thi, nhưng khi anh buông xả được tất cả những ǵ anh đang làm đó, anh sẽ thấy được sự phi lư tột cùng của hành động, của cuộc đời.

             Anh, người đang hành động, anh là ai?

             Anh có phải chăng chỉ là ngọn sóng bồng bềnh đùa trên mặt biển kia? Ngày hôm nay, sóng có mặt trong biển khơi, ngày nào đó, sóng biến mất; nhưng biển vẫn là biển, biển vẫn tiếp tục gầm thét lồng lộng thái hư. Ngày nay, anh hiện hữu, ngày nào đó, anh biến mất; ḍng đời vẫn nhịp nhàng tuôn chảy dù có anh hay không có anh, dù có tôi hay không có tôi.

             Vậy tại sao anh lo âu dữ vậy? Tại sao anh buồn đến thế? Anh đến, anh đi. Tôi có mặt, tôi tan biến. Vạn sự vạn vật là thế! Quy luật Vô Thường Vô Ngă đó chi phối rơ ràng trên vũ trụ nhân sanh, anh cần phải nắm bắt, cần phải thấu triệt. Thế mà trong cái khoảng cách thời gian nhỏ hẹp của một kiếp người đó, anh lại chất lên vai tất cả gánh nặng cuộc đời, và anh ôm ấp, mang vác những tảng đá nặng nề đó trong ḷng anh – và chẳng v́ một nguyên do nào hết.

             Này bạn, anh đă tự do ngay phút giây này!

             Tôi tuyên bố anh đă giác ngộ ngay phút giây này; nhưng anh không tin tôi. Anh nói: “Osho à, đúng như lời ông nói, nhưng ông hăy cho chúng tôi biết chúng tôi giác ngộ thế nào? Làm sao chúng tôi giác ngộ được?”

             Để tôi nói anh nghe: cái tâm mong cầu, khát ngưỡng liễu đạt đó chụp lên từng sự vật anh t́m. Có lúc nó là tiền bạc, có khi nó là thượng đế. Có lúc nó là quyền lực, có khi nó là thiền định. Có khi nó là t́nh yêu, có khi nó là Phật - bất cứ một sự sự vật vật ǵ và anh cứ ôm giữ chấp chặt , không buông.

             Buông xả, không sở hữu, không tham chấp là con đường để sống một đời sống chân chính, là một đời sống thực thụ. Hăy để vạn vật tự nhiên trôi chảy, hiển hiện như nó đang là – và niềm An Lạc Giải Thoát đến trong anh tức th́, anh hăy nếm, hăy uống tận cùng chất ngọt của tâm xả ly – v́ trong anh không c̣n sự gượng ép đắm nhiễm tầm cầu nữa. Bất cứ cái ǵ đến với anh, hăy đón nhận chào mời thật nồng nàn yêu thương. Không có thất bại, không có thành công. Cái tṛ chơi thất bại và thành công đó đă bị anh buông bỏ xuống rồi. Mặt trời buổi sáng mai đến, anh thức dậy tỉnh táo, mặt trăng toả chiếu trên anh vào buổi tối, anh thiêm thiếp giấc nồng. Đói bụng  anh ăn, khát nước, anh uống, mệt mỏi, anh nghỉ ngơi v. v. Đó là tinh tuư của đạo mà các Tổ Sư thiền gia đă dạy: “Đói ăn, khát uống, mệt ngủ kh́”. – không có ǵ phải làm.

             Tôi không nói anh đừng hoạt động ǵ cả, chỉ im ĺm như xác chết. Tôi không nói anh đừng đi làm kiếm tiền nữa. Tôi không nói anh từ bỏ cuộc đời; tôi khômg nói anh hăy sống ỷ lại nơi người khác. Tôi cũng không nói anh bùng nổ hay phản kháng ǵ cả.

             Không, tôi chỉ nói anh đừng là tác nhân. Đúng vậy, khi anh đói, anh cần phải ăn, và khi anh ăn, anh cần phải làm việc để sinh sống – nhưng anh hăy nhớ “chỉ có hành động mà không có người hành động, không có cái bản ngă nào trong con người mang tên A, B, X, Y nào đó làm cái hành động này, hành động kia . . .” Chỉ có cái đói đang làm công việc này, công việc nọ để kiếm tiền. Chính cái khát mang anh đến ngọn suối hay giếng mát kia để uống. Chỉ có cái khát chuyển động, chứ không có người khát. Hăy buông bỏ tất cả danh từ và đại từ xuống hết, chỉ có “động từ” di chuyển mà thôi.

 Phật đă dạy: “Chân Lư là khi ngươi nh́n một vũ công đang nhẩy múa, ngươi không thấy người vũ công mà chỉ có điệu vũ. Khi ngươi nh́n ḍng suối, ngươi không thấy ḍng suối, mà chỉ thấy sự lưu chảy. Khi ngươi nh́n cây xanh kia, ngươi không thấy thân cây mà chỉ có sự phát triển của cây. Khi ngươi nh́n một ai đang cười, ngươi không thấy có người đang cười mà chỉ có nụ cười. Khi ngươi nh́n t́nh yêu, không có ai là người yêu mà chỉ có t́nh yêu!”

Đời sống là một tiến tŕnh! Ḍng sống đang tuôn chảy! Nhưng chúng ta lại không làm được như thế, chúng ta không bỏ được bốn tướng ngă, nhân, chúng sanh, thọ giả; chúng ta luôn bám víu vào những danh từ sơ cứng, chúng ta quen nghĩ và sống trong những trạng thái tĩnh, chết – và thói quen đó đă tạo ra nhiều vấn đề, nhiều rắc rối. Không có cái ǵ sơ cứng; không có trạng thái tĩnh - tất cả là một ḍng sống miên động đang tuôn chảy.

Anh hăy tuôn chảy với ḍng sống, với cuộc đời, nhưng đừng biến ḿnh thành tác nhân; ngay cả lúc anh đang hành động, anh đang làm một cái ǵ. Chỉ có ḍng ánh sáng nội tri đó đang an định trong anh. Ngoài ra không có ǵ hết.

Giác ngộ không phải là mục đích mà anh phải đạt tới. Giác ngộ thật đơn giản, b́nh thường như cuộc đời anh đang sống, như vạn vật chung quanh anh. Khi anh không c̣n tranh đấu giành giựt rong ruỗi tầm cầu nữa, cuộc sống b́nh thường đó trở nên càng tuyệt vời, diễm lệ hơn. Cây xanh thêm xanh, tiéng chim hót thêm ríu rít ngọt ngào, những viên đá cuội nhỏ cũng biến thành những viên kim cương lấp lánh. Anh hăy đón nhận đời sống b́nh thường này đi! Hăy buông bỏ cái ư niệm “Tôi là người đang làm” và khi tôi nói hăy buông bỏ tác nhân, anh cũng không phải là người đang buông bỏ.

Hăy nh́n sự thật trong vạn vật. Hăy nh́n và ḱa, tất cả đều vắng bóng, mất dạng.

Câu hỏi thứ ba:

Osho thân mến,

“Có sự khác biệt nào giữa “Tánh Không Luận” (Shunyavada) của Bồ Tát Long Thọ và giáo lư Bất Khả Thuyết, Bất Khả Tư Nghị (Avyakritopadesh) của Đức Phật đúng không ?”

Không có sự khác biệt nào hết. Nếu có một sự khác biệt nào, chẳng qua đó chỉ là thể thức hành văn, phương pháp cấu trúc lập luận mà thôi – nhưng nội dung vẫn là một. Long Thọ là một đại triết gia, một triết nhân siêu hạng vĩ đại, một trong những vĩ nhân thế giới. Rất ít, rất ít người sở hữu được đặc tánh thâm nhập bản thể sâu xa như ngài Long Thọ đă có. V́ thế, phương cách lập luận của ngài mang tánh cách rất triết học, rất luận lư, luận lư vô cùng chặt chẽ.

Đức Phật là đấng siêu huyền học, không phải là một triết gia dù triết gia đó là một triết gia vĩ đại đi chăng nữa. Cách diễn đạt giáo lư của Phật có thể nói thi vị, siêu tuyệt, u huyền hơn triết lư. Phương thức tiếp cận của Đức Phật và Long Thọ có khác nhau nhưng Long Thọ diễn giải hệt như Đức Phật. Thể thức hành văn của Đức Phật và Bồ Tát Long Thọ chắc chắn là khác nhau, song những ǵ Đức Phật và Bồ Tát Long Thọ nói cần phải suy ngẫm thật sâu xa.

Omanath Bharti, anh hỏi: “Có sự khác biệt nào giữa Tánh Không Luận của Bồ Tát Long Thọ và . . ?”

“Tánh Không” có nghĩa là triết thuyết về Chân Không. Trong Anh Văn, không có một từ ngữ nào có thể diễn dịch đúng, hay gần như đúng với danh từ Sanskrit “Shunya” (Chân Không).

“Shunya” có nghĩa là Chân Không, nhưng không phải là cái ngoan không, cái không trơn, mà trong cái “Không” hiểu bày tỏ “Có” – Chân Không Diệu Hữu – trong “Không” có “Có”, trong “Có” có “Không”. Giống như bầu trời xanh trên cao kia, một bầu thái hư lồng lộng, thấy không có ǵ ở trong nhưng lại bao chùm vạn vật trong nó. Vạn vật đến đến, đi đi, ở ở, có có, không không.

Chân Không cũng y như thái hư kia - một hiện hữu trong sáng, trinh nguyên, tṛn đầy. Anh không thể sờ nó nắm bắt được hư không mặc dù anh đang sống trong nó. Anh không thể nh́n thấy hư không mặc dù anh không thể sống thiếu nó. Anh có mặt trong hư không, y như loài cá bơi lội trong đại dương, anh hiện hữu trong thái hư, trong chân không. Chân Không (Shunya) có nghĩa là vạn hữu khởi nguồn từ cái Không.

Vài phút trước đây, tôi đă nói cho anh nghe về sự khác biệt giữa chân lư và thực tế. Thực tế có nghĩa là thế giới hiện lượng đây, c̣n chân lư có nghĩa là thế giới phi hiện lượng – không có ǵ cả - chân không. Tất cả sự vật khởi lên từ Chân Không và hoà tan trở lại vào Chân Không.

Trong Áo Nghĩa Thư có một câu truyện:

“Svataketu từ nhà của sư phụ trở về gia đ́nh. Chàng đă đọc được hết tất cả bí truyền của sư phụ. Thân phụ của chàng, lăo sư Uddalaka, một nhà đại triết gia, nh́n chàng và nói:

-“Svataketu, con hăy ra ngoài vườn và hái một trái của cây cổ thụ kia mang vào đây.”

Svetaketu ra ngoài và hái một trái mang vào. Người cha lại nói:

-“Bẻ đôi trái ấy ra. Con thấy ǵ trong ấy?

-Dạ có nhiều hột.

-Lấy một hột và đập vỡ nó ra. Con thấy ǵ?

-Không, không có ǵ hết.

-Đó con thấy không, tất cả vạn vật bắt nguồn từ cái Không. Cái cây to lớn kia, to lớn đến nỗi cả ngàn cỗ xe trâu cũng có thể xếp đặt được ở dưới tàng cây của nó, cũng mọc lên chỉ từ một hạt nhỏ xíu này thôi. Và con đập bể cái hạt ra và bên trong lại không có ǵ. Đó là bí mật đời sống - vạn hữu khởi nguồn từ cái Không. Và rồi một ngày nào đó, cây cổ thụ kia biến mất và con không biết nó đi về đâu; con cũng không t́m thấy nó ở đâu hết.”

Con người chúng ta cũng vậy, chúng ta đến từ cái Không, rồi chúng ta không là ǵ cả, và chúng ta cũng sẽ đi về cái Không. Đó là Chân Không Diệu Hữu – trong Không mà Có, trong Có mà Không. Và cái ǵ là lời dạy bất khả tư nghị, bất khả thuyết của Đức Phật? Cũng như vậy. Phật không bao giờ hệ thống hoá giáo lư của Ngài theo tính cách triết thuyết như Bồ Tát Long Thọ đă khai triển. Phật không bao giờ biện thuyết về giáo lư của Ngài. Đó cũng là lư do Phật nói giáo lư của Phật thật khó nghĩ bàn, khó dùng ngôn từ diễn bày, khó dùng ngôn ngữ hữu hạn mà có thể suy lường diễn giải được pháp của Phật dạy – v́ thế Phật đă im lặng, không nói.

Anh có biết bài pháp “Niêm Hoa Vi Tiếu” không?

“Một ngày kia, trong chúng hội đông đảo, Phật cầm một cành hoa sen, đưa lên và im lặng. Chúng hội tỳ khưu hàng chục ngàn người ngơ ngác nh́n nhau, chờ đợi Phật sẽ dạy điều ǵ. Nhưng Phật vẫn im lặng, nh́n cành hoa sen, không nói. Cử toạ im phăng phắc, một sự im lặng bao trùm, thật im lặng như tờ. Mọi người lại ngơ ngẩn, tự hỏi: “Ô hay, Thế Tôn làm ǵ vậy? Thế Tôn chưa từng làm như thế bao giờ?” Lúc ấy, duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.

Đức Phật gọi Ma Ha Ca Diếp, trao cành hoa sen cho Ca Diếp và bảo đại chúng rằng: “Những ǵ Ta nói, Ta đă nói với các ngươi. Những ǵ Ta không thể nói, Ta đă trao truyền hết cho Ca Diếp.”

Đó, đó chính là bất khả thuyết, bất khả tư nghị pháp. Đó chính là thông điệp không thể diễn bày định nghĩa. Đó chính là xuất xứ của Thiền Tông Phật giáo, chính là sự truyền giáo. Ma Ha Ca Diếp đă được Phật trao truyền một cái ǵ đó nhưng lại không có ǵ – trong con mắt thường của chúng ta, trên b́nh diện thường t́nh, chúng ta thấy không có một lời nói nào, không có đến một chữ nào, một tờ kinh điển nào, một lư thuyết nào được trao truyền cả - nhưng thực ra có một cái ǵ đó đă được tâm ấn. Cái ǵ? Những tu sĩ Thiền Tông đă tư duy thiền quán về vấn đề ấy suốt 2500 năm qua: “Cái ǵ? Cái ǵ được trao truyền? Thực sự đó là cái ǵ?” Thực ra, Phật không có trao truyền cái ǵ đến Ma Ha Ca Diếp cả; duy Ma Ha Ca Diếp hiểu được ư Phật mà thôi. Ca Diếp đă quán triệt được sự im lặng, đă lọt vào được bản chất của sự im lặng. Ca Diếp đă nắm được giây phút rạng ngời đó, giây phút Vô Ngôn, Vô Niệm. Ca Diếp đă tan biến, đă thể nhập vào trong Phật. Đó chính là xả ly triệt để!

Đức Phật im lặng, Ca Diếp im lặng; hai sự im lặng gặp nhau, và cả hai hoà tan vào trong nhau. Cả hai sự im lặng đó không thể tách rời nhau ra – hăy nhớ là sự im lặng không có bờ mé, im lặng vô bờ, im lặng mở thông ra mọi phương hướng. Trong toàn thể chúng hội cả chục ngàn người hôm đó, chỉ có hai sự im lặng của Phật và Ca Diếp hội ngộ. Tất cả những người kia đều ở bên ngoài, không lọt được vào bên trong ṿng im lặng. Đó cúng là bài pháp tuyệt vời nhất mà Đức Phật chưa từng thuyết. Không nói một lời nào nhưng đă hàm chứa tất cả, tất cả đều có thể nói và tất cả cũng đều không thể nói.

Ma Ha Ca Diếp hiểu ư và mỉm cười. Trong nụ cười đó, Ma Ha Ca Diếp đă tan biến hoàn toàn, thành Phật. Ngọn lửa cây đèn giác ngộ của Phật đă vọt qua Ca Diếp đó gọi là “Truyền pháp bất lập văn tự - Niêm Hoa Vi Tiếu Pháp”. Bài thuyết pháp đó độc nhất vô nhị trong lịch sử tâm linh nhân sanh – và được gọi là “Bất Khả Thuyết Pháp – Vô Ngôn Pháp”.

Sự im lặng tuyệt đối đó thật kiên cố, vững chắc; sự im lặng đó rất thật, rất hiện hữu; sự im lặng đó trở nên rất sống động vào giây phút đó. Phật không là ǵ hết; Ma Ha Ca Diếp cũng giác ngộ nghĩa lư tột cùng của Chân Không Diệu Hữu.

Không có sự khác biệt nào giữa Tánh Không Luận của Bồ Tát Long Thọ và thông điệp Vô Ngôn của Đức Phật. Long Thọ là một trong những đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật (* xin ghi chú: đại đệ tử nói chung, chứ không phải chỉ tính có 10 vị đại đệ tử từ Ngài Ca Diếp trở xuống, nói riêng), và cũng là một trong những vị thể nhập chứng đắc cao nhất. Rất ít, rất ít người có thể so sánh được với Bồ Tát Long Thọ. Một lần nào đó, có người đă so sánh Socrates (đại triết gia Hy Lạp), Sankara (luận sư Vệ Đà nổi tiếng) với Long Thọ - nhưng thực ra không thể so sánh ngang hàng với Ngài Long Thọ được.

Cao điểm mà bậc siêu tri kiến có thể làm, cần làm và đă làm là “Tự sát” - một hành động liều lĩnh, táo bạo, xuất phàm – có nghĩa là bậc thánh giả đó phải vượt qua tất cả đền đài vương quốc tri thức đồ sộ đó, vượt ngoài tầm nhận thức, để một bước nhảy vọt vào cảnh giới vô tiền khoáng hậu của tâm linh, cảnh giới Chân Không Bát Nhă. Bồ Tát Long Thọ đă thực hiện được bước nhảy siêu phàm đạt thánh đó.

Những nhà luận lư thực chứng cho rằng quan điểm “Không” thực ra, rất tŕu tượng. Trong nhiều ví dụ khác nhau về tính cách phủ định như: cái này không ngọt lắm, tôi không được khoẻ, tôi không có ở đó, anh không thích tôi v. v. và v. v. - Phủ định không có thực chất của chính nó. Đó là tư tưởng biện thuyết của trường phái Thực Chứng Chủ Nghĩa. Đức Phật không đồng ư quan niệm đó. Long Thọ không đồng ư. Martin Heiddegger, một trong những học giả thâm niên trí thức thời đại tân tiêns ngày nay, cũng không đồng ư.

Heiddegger quan niệm rằng nếu muốn hiểu lư Không, cần phải có một kinh nghiệm thực tiễn về Không. Nó không phải là một cái ǵ được sản sanh ra bằng ngôn ngữ. Nó liên đới, không tách rời thực thể.

Cái kinh nghiệm chính thực về Tánh Không đó cũng giống như kinh nghiệm về Sợ Hăi. Kierkeggard, một triết gia Đan Mạch, cũng đă hỏi “Không” sản sanh ra hệ quả ǵ? và tự trả lời: “Nó tạo ra sợ hăi’.

“Không” là một kinh nghiệm thực tiễn. Anh có thể kinh nghiệm “Không” trong thiền định sâu xa hay khi cái chết đến với anh. Chết và Thiền định là hai khả năng tiết kiệm để kinh nghiệm về Tánh Không. Vâng, đúng vậy, có đôi lúc anh rút được kinh nghiệm về Tánh Không ngay cả trong t́nh yêu. Nếu anh hội nhập hoà tan được chính anh vào trong t́nh yêu thâm sâu bao la, anh sẽ thể nghiệm được về Tánh Không. V́ thế, có rất nhiều người sợ t́nh yêu - họ chỉ mới đi xa một tí trong t́nh yêu, nhưng rồi lo sợ, bất an vọng khởi, và họ đâm ra hoảng loạn hăi hùng. Đó là lư do tại sao chỉ có một số rất ít người thông đạt được tột đỉnh của khoái lạc (orgasmic) – v́ khoái lạc cho anh kinh nghiệm về “Không”. Anh biến mất, anh tan chảy vào một cái ǵ đó mà anh cũng không biết được. Anh đi vào cái không thể dịnh nghĩa, nghĩ bàn. Anh vượt qua những định mức b́nh thường của cuộc sống. Anh lọt vào cái tổng thể mà ở đó không c̣n sự chia cắt, không c̣n “cái tôi”nữa – và chính sự cảm thụ đó làm anh chợt run sợ, v́ nó giống như là chết vậy.

V́ thế, đó là một kinh nghiệm, ngay cả trong t́nh yêu, mà người ta đă t́m cách lảng tránh. Nhiều người đă khao khát, thèm muốn t́nh yêu nhưnh lại t́m cách huỷ diệt đi tất cả mọi khả tính của t́nhb yêu v́ họ sợ phải đối diện với cái “Không” vô biên- hay ngay cả trong đại định khi mọi tư tưởng phồn tạp lăng xăng vắng bặt. Lúc đó, anh chỉ thấy trong anh trống vắng, thật trống vắng hoàn toàn, không có ǵ- một khoảng không bao la mênh mông ôm trùm lấy anh- nhưng “cái không”hiện hữu đó không phải là cái trống vắng tư tưởng đơn giản đâu, mà trong “cái Không”  đó có cái ǵ huyền bí, mật nhiệm không thể gọi tên, không biết được, một cái ǵ thật vĩ đại, diệu ḱ, lạ lùng, hoặc là nếu anh tỉnh thức, anh có thể cảm nghiệm được sự mầu nhiệm đó trong cái chết. Người ta chết trong vô thức, bởi v́ họ sợ cô đơn, họ sợ cái không vây phủ nên họ tỉnh giác. Nếu anh chết trong tỉnh thức, trong ư thức...anh chỉ có thể ư thức được cái chết, anh chỉ có thể chết trong tỉnh giác, nếu anh chấp nhận hiện tượng của chết, và để có được cái chết tỉnh thức, người ta cần phải học, cần phải chuẩn bị cả cuộc đời. Người ta phải “yêu trọn vẹn” để sẵn sàng “chết” và người ta phải “thiền định” để sẵn sàng ‘chết.” Chỉ có người nào yêu và thiền định th́ mới có thể chết trong tỉnh thức được. và một khi anh chết trong tỉnh thức rồi, th́ anh không cần lộn lạo luân hồi trở lại cuộc đời này nữa, v́ anh đă học xong bài học thế gian rồi. Rồi anh tan biến vào vũ trụ, hội nhập vào đại thể, hoà ḿnh vào chân ngă- đó là Niết Bàn tịch tĩnh đấy, anh ạ!

Những người theo chủ nghĩa Thực Chứng  Luận Lư nói và nh́n sự việc có vẻ như là rất hợp lư, nhưnh thực ra họ thiếu một cái ǵ đó, bởi v́ thực tế khác xa so với lư luận nhiều. Trong kinh nghiệm thông thường, chúng ta thấy đúng như lời họ luận giải: cái ghế này ở đây, nhưng khi không có cái ghế, chúng ta nói ở đây không có cái ghế nữa. Đó chỉ là vắng bóng một hiện tượng, một vật thể- cái ghế đă rời đi chỗ khác, cái ghế không có ở đây. Trên một đoạn đường nào đó, chúng ta thấy một căn nhà, một ngày kia, ccăn nhà bị phá xập đi, không c̣n nữa. chúng ta nói không có căn nhà. Đó chỉ là vắng bóng một vật thể mà thôi. Sự vắng bóng trên hiện tượng khách quan đó khác biệt hoàn toàn với Chân Không trong phật giáo.

Chân không hiện hữu sâu xa trong thực thể con người anh, ngay trong trung tâm điểm. Ngay trong cốt lơi sự sống, cái chết có mặt. chết là trung tâm điểmcủa ṿng xoáy bất tận này. Trong t́nh yêu anh tiến gần đến nó;trong thiền định, anh tiến gần đến nó; trong cái chết vật lư, anh tiến gần đến nó; trong giấc ngủ sâu không mộng mị, anh tiến gần đến nó. Chết ban tặng cho chúng ta sự sống, Chết là sự sống phát triển. Người nào không ngủ say được, người đó sẽ bị bịnh, bởi v́ chỉ trong giấc ngủ sâu lắng nhất, người đó sẽ  phục hồi lại đượcc sự sống, sinh lực, sinh khí. Sáng dậy, người đó sẽ tươi mát trở lại và năng động, phấn khởi, sung măn.

Hăy học cách chết đi! đó là nghệ thuật tuyệt diễm nhất, vĩ đại nhất mà anh cần phải học!

Tiêu điểm của Heidegger gần giống như Đức Phật, và ngôn ngữ Heidegger sử dụng thật hiện đại, v́ thếtôi đă trích dẫn nhiều câu văn của ông. Heidegger nói rằng: “Mọi chúng sanh đều sinh ra từ chân Không.” Có một quan điểm bên thiên chúa giáo cũng  tương tự như câu nói của Heidegger, nhưng từ lâu đă bị xao lăng, không ai nhắc tới, v́ các nhà thần học thiên chúa giáo không thể xoay sở giảng nghĩa sao cho chuẩn xác được: “Sự sáng tạo vạn hữu bắt nguồn từ Không” (creatio ex nihilo) – giáo thuyết này quá thâm sâu lạ kỳ, không diễn tả bằng ngôn ngữ được cũng không phải dễ tŕnh bày nếu tự thân ngướ nói không thấu triệt, không thể chứng.

Nếu anh hỏi một nhà vật lư học hiện đại th́ ông ta sẽ đồng ư với Đức Phật là: anh càng t́m ṭi sâu vào vật chất, th́ vạn vật sẽ biến mất, không c̣n. Khi một nguyên tử bị chia chẽ, tính chất của các vật thể đều biến mất, không c̣n. Và rồi chỉ c̣n là những hạt phân điện tử, nhưng chúng không c̣n ở thể dạng vật chất nữa. Chúng không phải là vật thể nữa. Sự phân tích chi ly này rất khó hiểu, tuy nhiên, những nhà vật lư học hiện đại đă tiến gần đến siêu tŕnh học; bởi v́ môn siêu tŕnh học đang càng ngày càng tiến gần đến thực tế qua b́nh diện vật chất, nhưng rồi nó sẽ tiến đến Không.

Anh cũng biết đó, vật chất không c̣n hiện hữu trong khoa học vật lư hiện đại nữa. Vật chất chỉ là ảo ảnh: nó chỉ xuất hiện tạm thời thế thôi nhưng không hề có mặt ở đó. Cái chất rắn chắc của nó, cái thể lượng trọng yếu của nó, tất cả chỉ là ảo ảnh, giả vọng, không có ǵ gọi là đáng kể cả; tất cả đều là sự lưu chuyển và năng lực, anh thấy năng lực cũng không phải là một vật thể, nó không phải là một vật thể.

Chết là điểm đích, là nơi chốn mà thành tŕ Trí Năng bị xô xập xuống, và chúng ta đă hội nhập vào Chân Thể - đó chính là kinh nghiệm mà hàng thế kỷ qua, các đệ tử Phật đă chứng nghiệm. Xưa Đức Phật đă từng bảo các đệ tử phải đi đến những nơi hoả thiêu để quán niệm đề mục “Chết” khi nh́n một thi hài đang hoả thiêu: “Hăy thiền định, tập trung năng lực quán chiếu vào thây chết, tập trung tâm ư vào bản chất “Không” của cuộc đời”.

Chết là trọng  mà nơi đó trí năng bị sụp đổ, tâm thức cũng lung lay sụp đổ, và khi tâm thức sụp đổ, chân tánh sẽ hiện khởi thâm nhập trong anh. Nhưng người ta không biết được điều đó. Khi có một người nào đó vừa chết, anh không biết làm ǵ hết, anh rất bối rối. Thật rở quá! Một khi có ai chết, th́ đó là một duyên may để chúng ta thiền định, để chúng ta quán tưởng.

Tôi luôn nghĩ là trong mỗi thành phố đều nên và cần phải có một Tử Niệm  Đường. khi một người nào đó hấp hối và cái chết rất cận kề, thân nhân người sắp chết đó nên đưa họ vào Tử Niệm Đường. Có thể đó là một ngôi chùa, một thánh đường nhỏ thôi, nhưng ở đó, mọi người sẽ ngồi xung quanh người hấp hối, tập trung thiền định , và dùng năng lực thanh tịnh đó giúp người sắp lâm chung được chết nhẹ nhàng. an ổn và mọi người nên cùng nhau dự phần vào giây phút người chết tan biến vào hư không. Khi một người nào đó trút hơi thở cuối cùng, và hoà tan vào hư không, một nguồn năng lực mănh liệt sẽ toả ra. Nếu anh đang có mặt trong vùng không gian tịnh mịch hiện bao trùm người chết, anh sẽ thấy như là anh đang hưởng một chuyến du lịch tuyệt vời đầy hứng thú. Không có một trạng thái phiêu diêu lăng đăng nào có thể mang anh đến đó được.

Người chết thường xả ra một năng lực diệu kỳ; nếu anh có thể hoà tan vào năng lực đó, anh sẽ cảm nghiệm được như anh đang chết với họ vậy, và anh sẽ thấy tuyệt đích - cội nguồn và mục đích, sự khởi nguyên bắt đầu và cái chấm dứt.

Jean Paul Sartre nói: “Con người là một linh vật mà trong nó không có một cái ǵ đến với cuộc đời này cả”.

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
Hoangdat
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 109
Msg 74 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 2:47am | Đă lưu IP  

Chào anh vuithoi anh vuhoangnguyen
Chào bạn only_one

Những ngày qua HD may mắn được theo dỏi sự trao đổi phật pháp đỉnh cao giữa bạn và các bạn khác . đặc biệt là giữa bạn only_one và anh vuhoangnguyen xoay quanh câu   :’’ * NẾU ĐĂ LÀ PHẬT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP THẾ TẠI SAO CHÚNG SINH C̉N TÁI SINH LUÂN HỒI SANH TỬ ? ( NGOẠI TRỪ CÁC BẬC BỒ TÁT THỊ HIỆN ĐỘ SINH ) .’’

Mà câu hỏi của anh VHN là : Tôi cũng mong anh OnlyOne_O trả lời các câu hỏi này để tôi hiểu hơn về quan điểm của anh nêu ra CHÚNG SINH ĐĂ LÀ PHẬT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP ? Tôi biết có những người cũng có thắc mắc như anh DTD vậy .

Và câu trả lời của bạn là:
OnlyOne_0 tôi đă có câu trả lời đầy đủ nhất từ trước đến nay và ngay cả khi bạn đọc trong Bát Nhă Tâm Kinh của OSHO cũng đă có câu trả lời này. Ngay khi tranh luận với bạn DTD tôi cũng đă nói tương tự.

kế đến là :
trích đoạn đă viết:
”Tôi nói thật nhé, bạn vuhoangnguyen hăy b́nh tâm lại, vấn đề không phải là thắng hay thua, mà vấn đề ở chỗ khi từ đầu đến cuối (từ trang 1 đến trang 4 của ''Phật ở trong Anh'') khi tôi thấy bạn vẫn chưa hiểu, nên tôi mới thật ḷng đặt câu hỏi cho bạn là : Bạn hiểu thế nào là Phật ?. Thế nào là vô lượng kiếp ? Thế nào là Phàm phu (con người) ? Thế nào là vị Phật ?. Nếu bạn thật sự hiểu đúng th́ bạn sẽ không hỏi lại tôi câu này v́ câu trả lời đă có, ở bài nào cũng có, đoạn tranh luận nào cũng có. Và khi đó bạn sẽ thấy ngay rằng '' Chúng sinh đă là Phật từ vô lượng kiếp ''.




Với những ǵ bạn only_one phúc đáp anh VHN và cho rằng khi đọc từ trang 1 đến cuối trang 4 bài Phật ở trong Anh th́ đă có câu trả lời rồi cho anh VHN rồi ;
dù câu trả lời có trong bài Phật ở trong Anh như bạn Only_one đă viết .th́ vẩn chưa có câu trả lời của bạn only_one .v́ câu hỏi là này là hỏi bạn only_one mà .

Và câu trả lời kế nữa :      
          
trích đoạn đă viết:
Chúng ta ngày nay đang là tu ở Nhân thừa mà lại đọc Bát Nhă Tâm Kinh (Bồ tát thừa), muốn cho thấu suốt th́ phải giả lập và giả danh. Giả lập chúng ta đă dứt hết các nghiệp báo và giả danh chúng ta là Bồ tát. Tại sao lại phải như thế ?. Tôi xin lấy ví dụ cho các bạn thấy nhé.

     (I) Thuyết Tứ Đế : có Khổ - Tập - Diệt - Đạo
              Thuyết 12 nhân duyên: có vô minh (là nguôn gốc sinh tử) và dạy cách diệt vô minh
      
      (II) Bát Nhă TK : không có Khổ - Tập - Diệt - Đạo
                              không có vô minh     và không có hết vô minh

Nếu mang tâm trạng của một người đang tu Nhân thừa sẽ thấy rất chối, và vô lư. V́ tại sao Đức Phật trước đây dạy đời chúng ta khổ, chúng ta đang huân tập sự khổ th́ phải diệt khổ và hành đạo diệt khổ. Mà nguồn gốc của khổ là do chúng ta luân hồi - sinh tử do vô minh. Mà bây giờ Đức Phật lại nói không có khổ, tập, diệt, đạo, không có vô minh và không có hết vô minh Câu trả lời ngay trước mặt nếu chúng ta là Bồ tát. V́ các Bồ tát đă dứt hết các lậu, nghiệp nên không c̣n bị ô nhiễm, dính mặc nữa. Các ngài đă thoát ra hoàn toàn sự đối đăi của thế gian. V́ không dính mắc nên các ngài không c̣n cái tôi, cái của tôi nữa.

Rất đơn giản tôi lấy ví dụ cho các bạn thấy ngay chuyện của tôi với bạn vuhoangnguyen. Khi bạn vuhoangnguyen trao đổi, tranh luận luôn dính mắc vào cái tôi, cái của tôi. Ví dụ như bạn ấy nói là tôi (OnlyOne_0) không khiêm tốn, vô lễ, ngông nghênh. Bởi v́ sao ? Bởi v́ bạn ấy đă dính mắc vào cái danh dự của tôi, cái sĩ diện của tôi, sự hiểu biết của tôi, trí thức của tôi, cái đúng của tôi (nghĩa là c̣n ở hàng Nhân thừa) c̣n mong cầu sự đối đăi trở lại.

Nếu ở hàng Bồ tát th́ sao ? V́ không có khái niệm tự kiêu th́ làm ǵ biết khái niệm khiêm tốn, v́ tự kiêu là vế đối đăi của khiêm tốn. Nếu không có khiêm tốn th́ cũng không có tự kiêu. Tương tự như vậy, nếu khái niệm có lễ không tồn tại th́ làm sao biết thế nào là vô lễ, không có khiêm nhường th́ cũng không có nghông nghênh. Vậy đấy. Ngay từ ban đầu đọc Bát Nhă Tâm Kinh, tôi đă viết không dưới năm lần rất rơ ràng rằng chúng ta phải giả danh ḿnh là các Bồ tát, v́ kinh này Phật thuyết cho hàng Bồ tát và mọi kinh thuyết cho Bồ Tát như kinh Viên Giác, Duy Ma cật... chúng ta cũng phải làm như vậy.


Ở đây HD có chổ ko hiểu muốn hỏi bạn only_one .theo như bạn viết muốn đọc hiểu Bát Nhă Tâm Kinh hay các Kinh đại thừa khác th́ ḿnh phải giả lập nâng ḿnh lên hàng Bồ Tát để đọc .vậy tôi xin lấy ví dụ : HD đang là phàm phu nhân thừa và sẽ giả lập lên hàng Bồ Tát nhưng trí hiểu biết của HD vẩn là hàng nhân thừa ,vậy làm sao HD có thể đọc hiểu kinh đại thừa trong khi trí hiểu biết chỉ là nhân thừa , Bồ Tát th́ có thể giả lập được v́ chỉ là Bồ Tát trên danh xưng .c̣n trí hiểu biết th́ ko thể dùng trí giả lập được ,cho dù được th́ cái biết ấy cũng ko thực , nếu dùng nó ko những ko mang lại cho ḿnh ích lợi ǵ ,mà c̣n quên luôn cái trí hiểu biết nhân thừa của ḿnh ;tưởng ḿnh là Bồ Tát Thiệt …
Cũng chưa có câu trả lời .

vậy theo HD nhận xét . ḿnh có giả lập ḿnh lên hàng Bồ Tát cũng ko chắc ǵ đọc hiểu được những Kinh dưới sức hiểu biết của ḿnh .
C̣n Kinh dành cho các bậc Bồ Tát ,th́ dành cho những bậc đă sẳn có căn cơ tương ưng , chứ đâu phải như bạn only_one viết giả lập lên hàng Bồ Tát đơn giản vậy được .

Mong bạn only_one giải thích thêm về sự thắc mắc cũng như nhận xét của HD .
V́ sự giải thích của bạn sẽ giúp cho trí HD sáng thêm .

Chúc bạn only_one và các bạn trao đổi vui vẽ .
Quay trở về đầu Xem Hoangdat's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoangdat
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 75 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 5:54am | Đă lưu IP  

 

Chào bạn Hoàng Đạt !

 

Cảm ơn bạn Hoàng Đạt đă đặt câu hỏi. Bạn Hoàng Đạt đă hỏi:

 

'' Ở đây HD có chổ ko hiểu muốn hỏi bạn only_one .theo như bạn viết muốn đọc hiểu Bát Nhă Tâm Kinh hay các Kinh đại thừa khác th́ ḿnh phải giả lập nâng ḿnh lên hàng Bồ Tát để đọc .vậy tôi xin lấy ví dụ : HD đang là phàm phu nhân thừa và sẽ giả lập lên hàng Bồ Tát nhưng trí hiểu biết của HD vẩn là hàng nhân thừa ,vậy làm sao HD có thể đọc hiểu kinh đại thừa trong khi trí hiểu biết chỉ là nhân thừa , Bồ Tát th́ có thể giả lập được v́ chỉ là Bồ Tát trên danh xưng .c̣n trí hiểu biết th́ ko thể dùng trí giả lập được ,cho dù được th́ cái biết ấy cũng ko thực , nếu dùng nó ko những ko mang lại cho ḿnh ích lợi ǵ ,mà c̣n quên luôn cái trí hiểu biết nhân thừa của ḿnh ;tưởng ḿnh là Bồ Tát Thiệt … ''

 

OnlyOne_0 cũng đă trả lời trong các bài trước với bạn VHN rồi nay nhắc lại để bạn Hoàng Đạt rơ (HĐ lưư ư vào các từ gạch chân nhé) :

 

1/ OnlyOne_0 đă viết: '' Học và tu Phật phải song hành nên mới có từ chứng ngộ và mới chia làm Ngũ thừa Phật giáo cho người học Phật. V́ nó không nằm ở trí thức mà nằm ở cái tâm của bạn. ''  

 

2/ OnlyOne_0 đă viết trong '' Chúng sinh nguyên thủy là Phật '' (01 May 2006 lúc 10:44am | Đă lưu IP ):  '' Nên việc học PHẬT PHÁP phải có căn, có duyên th́ mới thấm, tôi xin nhắc lại là thấm, thấm tức là bạn không chỉ hiểu mà c̣n phải ngộ. Cảm giác ngộ không ai giống ai ! Giống như nào người uống nước lạnh th́ tự biết mát chứ có diễn tả người không uống cũng không cảm nhận được ''   

 

3/ Giải thích thêm: Chúng ta hay thần thánh hoá Phật, hay Bồ tát nên chúng ta cũng không rơ thế nào là Phật, thế nào là Bồ tát. Nên khi giả lập tâm Bồ tát chúng ta không biết thế nào mà làm cũng đúng thôi. Điều này OnlyOne_0 đă từng giải thích trong '' Dọn cỏ vườn Phật pháp'' (Đă gửi: 02 May 2006 lúc 1:46am | Đă lưu IP :)

 

'' Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ trong chớp mắt chúng ta có thể là Bồ tát thừa, trong chớp mắt chúng ta lại ở hàng Nhân thừa. Ví dụ như trên nếu tâm chúng ta lay động, ô nhiễm th́ chúng ta đă rơi vào hàng Nhân thừa, c̣n chỉ sau chốc lát tâm chúng ta kiên cố không lay động trước ô nhiễm th́ chúng ta đă là hàng Bồ tát thừa. Nên các vị tổ ngày xưa thường nói '' Phật ở ḿnh và ma cũng ở ḿnh''  là vậy. Lục Tổ Huệ Năng đă dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn:

 

 " Tự tánh mê tức là chúng sinh, tự tánh giác tức là Phật, từ bi tức Quán Âm, hỉ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức đức Thích Ca, b́nh trực tức Phật Di - đà. Nhân ngă ấy là Tu-di, tà tâm là biển độc, phiền năo là sóng ṃi, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỷ thần, trần lao là rùa tranh, tham sân là địa ngục, ngu si tứ súc sanh''.

                                                        

                                                                                                       (Kinh Pháp Bảo Đàn)

 

Ngoài ra các Bồ tát ở đời (thường là người thật việc thật) sống bằng các hạnh BA LA MẬT (các hành động xuất thế gian) mà người tầm thường rất khó làm. Điều này OnlyOne_0 cũng đă có bài viết rồi, nay xin chép ra đây cho bạn xem lại (trang 1 '' Phật ở trong Anh'':

 

Tôi xin kể câu chuyện thành Phật (c̣n gọi là hạnh Bồ tát NHẪN NHỤC BA LA MẬT) của thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin Ekaku) trích trong tập Thiền sư Nhật Bản của John Stevens ( Thanh Chân dịch) và cũng được kể đến trong 10 câu chuyện Thiền nổi tiếng của OSHO.

"Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể v́ phong cách đạo đức thánh thiện của ông.

Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo cô con gái về lai lịch t́nh nhân của cô. Ban đầu cô con gái không chịu nói ǵ cả, nhưng sau cùng v́ bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Ha kuin.

Tin xấu đồn ra nhanh chóng. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng lên chùa và mắng xối xả vào mặt Hakuin. Khi họ dứt lời, Hakuin chỉ thốt hai tiếng "Thế à!"

Sau khi đứa bé chào đời, gia đ́nh cô gái mang đứa bé quẳng cho Hakuin nuôi. Trong thời này, Hakuin đă bị tai tiếng và nhiều người chê bai trách móc ông đủ điều; nhưng Hakuin vẫn thản nhiên như không, dường như câu chuyện kia chẳng có dính líu ǵ đến ông cả.

Hakuin chăm sóc đứa bé thật tử tế và bồng nó đi xin sữa khắp nơi.

Một năm sau, cô gái v́ cảm thấy ray rứt hối hận nên đă thú thực với cha mẹ là người cha đứa bé không phải là Hakuin mà là một chàng thanh niên làm việc ở chợ cá. Cha mẹ cô ta vội chạy lên chùa dập đầu tạ lỗi với Hakuin và xin mang đứa bé về.

Thiền sư Hakuin vẫn thản nhiên như không, thốt lên hai tiếng "Thế à!"

  V́ không có cái danh dự của tôi, sĩ diện của tôi..., nên cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu chẳng khác nhau, v́ thế ai vu oan, giáng họa cho ḿnh cũng chẳng cần thanh minh - v́ không có sở hữu cái tôi th́ làm ǵ có danh dự của tôi nên chỉ cần nói: '' thế à  !''.

 

  Khi nuôi thằng bé lớn, mẹ nó và gia đ́nh xin lại cũng không tiếc công sức nuôi nấng cực nhọc, cũng không đ̣i hỏi đối đăi, v́ không có cái của tôi, tức là không có công nuôi thằng bé ấy lớn là công của tôi....; nên cũng chỉ buông một câu: '' thế à !''.   

 

Một câu chuyện nữa bằng xương bằng thịt ngoài  đời nữa mà OnlyOne này đă gặp xin kể lại cho bạn tham khảo:

 

'' Cách đây hơn 12 năm, trên đường đi du lịch, OnlyOne_0 gặp một đám đông bên đường. Lại gần th́ mới thấy có một cô gái bị một rắn cạp nong cạp nia cắn vào chân khi đi bẻ măng. Cho dù đă quấn chặt chân bằng dây thun, nhưng phần chân dưới máu tụ và nọc độc của rắn khiến chân có gái thâm đen rất dễ bị hoại tử. Có một cụ ông khoảng 60 tuổi, đi lại gần, vội vă ngồi xuống dùng mồm hút toàn bộ phần máu độc nhổ ra ngoài rồi lẳng lặng đứng dậy bỏ đi trước sự sững sờ của mọi người. Cho dù lúc đó chưa biết ǵ về Bồ tát hay Phật pháp. Một bản năng tự nhiên chợt đến trong tôi. Tôi chắp tay hướng về ông cụ vái ba vái cũng trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau này học và tu Phật, tôi cảm nhận sự may mắn trong cuộc đời đă gặp được một vị Bồ Tát. ''

 

Tôi tin bạn cũng như tôi, và bạn cũng có thể đă từng gặp các vị Bồ tát như vậy. Nhưng vấn đề là ở tâm. Tâm bạn có lắng đọng lại điều ǵ không ?. Mầm BỒ ĐỀ của bạn có trổ mầm hay không ngay từ lúc đấy hay là sau vài ngày bạn lại quên trong cuộc sống khó khăn và đầy bất trắc này. 

 

Hoàng Đạt đă thấy đấy, để làm được Bồ tát đâu phải là oai, là oách đâu, mà là phải độ chúng sinh, quên hết cái tôi và của tôi (sinh mạng của tôi, danh dự của tôi, trí thức của tôi, sở hữu của tôi....). Chứ có phải là Bồ tát là bay lượn trên không trung hô mưa gọi gió đâu. Ví thế trong Bát Nhă Tâm Kinh, Đức Phật đă dạy: '' ....không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mặt mũi, tai, lưỡi, thân, ư,...'' .  

 

Tôi chỉ xin lấy ví dụ về cảm thọ cho bạn thấy thôi. Cảm thọ là cái quan trọng nhất để nuôi dưỡng tinh thần chúng ta. Không có cảm thọ chúng ta sẽ khô héo và không muốn sống nữa. Cảm thọ là cảm giác vui, buồn, sướng , khổ khi ta làm một việc ǵ đó. Bây giờ đến cảm thọ chúng ta cũng không quan tâm nữa. không cần đến nữa. Đó là lời Đức Phật dạy các đệt tử của ḿnh để nâng họ từ A - la - hán lên hàng Bồ tát. Nếu chúng ta hiểu đúng đạo Phật th́ sẽ không có cảm giác thần thánh hoá đén mức không tin ḿnh có thể trở thành Bồ tát hay Phật. H́nh ảnh của Phật Thích Ca trong 49 năm là 49 năm trên đầu là trời, dưới chân là đất, trên tay là b́nh bát khất thực đấy chứ. Ngài cũng từ một phàm phu mà ra đấy chứ. V́ sao lại như vậy ? V́ ngài đă lấy trời làm mái nhà, chúng sinh làm người thân, nhận cúng dường của mọi người coi như những người thân  của ḿnh.

 

Vấn đề là chúng ta có dám lựa chọn hay không mà thôi. Chúng ta cứ dẹp bỏ cái tâm hẹp ḥi, ích kỷ, mưu cầu danh lợi,...th́ là Bồ tát rồi. Như tôi đă từng viết ở trang 1 '' Phật ở trong Anh) (Đă gửi: 19 April 2006 lúc 2:20pm | Đă lưu IP:) 

 

'' Bây giờ chúng ta đang ngồi trong nhà lầu, đi xe hơi, vợ đẹp, con khôn; có một vị Bồ tát đến hỏi: '' Ngươi có muốn thành Phật không ? Muốn thành Phật th́ hăy từ bỏ nhà cửa, vợ con, để chân đất, đầu trần đi khất thực 49 năm như Đức Phật ngày xưa. Thậm chí ngươi không cần biết phải giảng pháp như Đức Phật, ta vẫn sẽ cho người thành Phật ''. Đến đây tự mỗi chúng ta đă t́m ra câu trả lời cho ḿnh rồi. Nếu một người không có ngă và ngă sở hữu th́ người ấy là Phật. Vô ngă là Niết Bàn.

 

4/ không ngộ được th́ phải giả lập, tức là đem cho ḿnh cái tâm gần giống tâm ngộ đạo (tâm bồ đề). Nếu không giả lập được th́ phải chấp nhận đi lại từ đầu A, B, C của hàng Nhân thừa phật giáo (Bạn hiểu thế nào là Phật ?. Thế nào là vô lượng kiếp ? Thế nào là Phàm phu (con người) ? Thế nào là vị Phật ?). Cũng giống như cháu bạn ở nhà đang học lớp một th́ muốn giải thích cho nó về phân số hay số thập phân bạn phải lấy cái bánh bẻ một phần ba ra cho nó thấy chứ bạn không thể viết là 1/3 được. V́ nó không hiểu thế nào là 1/3, nó chỉ có khái niệm về số nguyên (1,2,3,4,5...). Chính v́ thế tôi đang giúp bạn VHN tương tự như vậy.

 

Tôi mách nhỏ cho bạn Hoàng Đạt một mẹo nhỏ nhé: Bạn cứ thư thả đọc phần dịch Bát Nhă Tâm Kinh Giảng Giải (đọc mà như không đọc, không đọc mà như đọc sẽ đến một ngày bạn hốt nhiên đại ngộ). Lúc ngộ rồi bạn không thể diễn tả được cho người khác cảm giác của bạn đâu. Giống như người uống nước lạnh tự biết mát, có diễn tả người không uống làm sao biết được. Đây nhé ! Tôi xin trích Bát Nhă TK Giảng Giải ngay đoạn ở phía trên cho bạn rơ nhé:

 

“Một ngày kia, trong chúng hội đông đảo, Phật cầm một cành hoa sen, đưa lên và im lặng. Chúng hội tỳ khưu hàng chục ngàn người ngơ ngác nh́n nhau, chờ đợi Phật sẽ dạy điều ǵ. Nhưng Phật vẫn im lặng, nh́n cành hoa sen, không nói. Cử toạ im phăng phắc, một sự im lặng bao trùm, thật im lặng như tờ. Mọi người lại ngơ ngẩn, tự hỏi: “Ô hay, Thế Tôn làm ǵ vậy? Thế Tôn chưa từng làm như thế bao giờ?” Lúc ấy, duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.

Đức Phật gọi Ma Ha Ca Diếp, trao cành hoa sen cho Ca Diếp và bảo đại chúng rằng: “Những ǵ Ta nói, Ta đă nói với các ngươi. Những ǵ Ta không thể nói, Ta đă trao truyền hết cho Ca Diếp.”

Đó, đó chính là bất khả thuyết, bất khả tư nghị pháp. Đó chính là thông điệp không thể diễn bày định nghĩa. Đó chính là xuất xứ của Thiền Tông Phật giáo, chính là sự truyền giáo. Ma Ha Ca Diếp đă được Phật trao truyền một cái ǵ đó nhưng lại không có ǵ – trong con mắt thường của chúng ta, trên b́nh diện thường t́nh, chúng ta thấy không có một lời nói nào, không có đến một chữ nào, một tờ kinh điển nào, một lư thuyết nào được trao truyền cả - nhưng thực ra có một cái ǵ đó đă được tâm ấn. Cái ǵ? Những tu sĩ Thiền Tông đă tư duy thiền quán về vấn đề ấy suốt 2500 năm qua: “Cái ǵ? Cái ǵ được trao truyền? Thực sự đó là cái ǵ?” Thực ra, Phật không có trao truyền cái ǵ đến Ma Ha Ca Diếp cả; duy Ma Ha Ca Diếp hiểu được ư Phật mà thôi. Ca Diếp đă quán triệt được sự im lặng, đă lọt vào được bản chất của sự im lặng. Ca Diếp đă nắm được giây phút rạng ngời đó, giây phút Vô Ngôn, Vô Niệm. Ca Diếp đă tan biến, đă thể nhập vào trong Phật. Đó chính là xả ly triệt để!

Đức Phật im lặng, Ca Diếp im lặng; hai sự im lặng gặp nhau, và cả hai hoà tan vào trong nhau. Cả hai sự im lặng đó không thể tách rời nhau ra – hăy nhớ là sự im lặng không có bờ mé, im lặng vô bờ, im lặng mở thông ra mọi phương hướng. Trong toàn thể chúng hội cả chục ngàn người hôm đó, chỉ có hai sự im lặng của Phật và Ca Diếp hội ngộ. Tất cả những người kia đều ở bên ngoài, không lọt được vào bên trong ṿng im lặng. Đó cúng là bài pháp tuyệt vời nhất mà Đức Phật chưa từng thuyết. Không nói một lời nào nhưng đă hàm chứa tất cả, tất cả đều có thể nói và tất cả cũng đều không thể nói.

Ma Ha Ca Diếp hiểu ư và mỉm cười. Trong nụ cười đó, Ma Ha Ca Diếp đă tan biến hoàn toàn, thành Phật. Ngọn lửa cây đèn giác ngộ của Phật đă vọt qua Ca Diếp đó gọi là “Truyền pháp bất lập văn tự - Niêm Hoa Vi Tiếu Pháp”. Bài thuyết pháp đó độc nhất vô nhị trong lịch sử tâm linh nhân sanh – và được gọi là “Bất Khả Thuyết Pháp – Vô Ngôn Pháp”.

Sự im lặng tuyệt đối đó thật kiên cố, vững chắc; sự im lặng đó rất thật, rất hiện hữu; sự im lặng đó trở nên rất sống động vào giây phút đó. Phật không là ǵ hết; Ma Ha Ca Diếp cũng giác ngộ nghĩa lư tột cùng của Chân Không Diệu Hữu.''

 

Bạn Learner đă từng bảo tôi là hay '' tràng dang đại hải ''. Thôi th́ tôi cố gắng hết sức ḿnh để trao đổi với bạn Hoàng Đạt, chủ yếu là chép lại những bài viết đă có nên hơi dài. Mong bạn Hoang Đạt ráng đọc kỹ. Hy vọng việc trao đổi của tôi với bạn cũng là cốc nước mát giữa chặng đường nghỉ để phụcvụ bạn đọc.

 

Cảm ơn bạn Hoàng Đạt rất nhiều, chúc bạn mạnh khỏe , an lạc!

 

OnlyOne_0

-------------------------

'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 76 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 8:14am | Đă lưu IP  

OnlyOne_0 viết:

"Bạn Learner đă từng bảo tôi là hay '' tràng dang đại hải ''. Thôi th́ tôi cố gắng hết sức ḿnh để trao đổi với bạn Hoàng Đạt, chủ yếu là chép lại những bài viết đă có nên hơi dài. Mong bạn Hoang Đạt ráng đọc kỹ. Hy vọng việc trao đổi của tôi với bạn cũng là cốc nước mát giữa chặng đường nghỉ để phục vụ bạn đọc."


Chào bạn thân mến, thật là oan cho tôi lắm lắm. Tôi khen bạn thiệt t́nh đó. Giá mà tôi viết như vầy th́ đỡ hiểu lầm Ư Tưởng như nước chảy mây trôi.

Đây là hai đoạn văn thấy thấm nhất (không có chủ từ TÔI )

1.Tự do có nghĩa là tự do khỏi bản ngă, chứ không phải tự do của bản ngă. Ngay cái lúc nhà giam biến mất, tên tù nhân cũng biến mất, v́ tù nhân chính là nhà giam. Cái lúc anh ra khỏi được nhà giam, anh không c̣n vướng mắc ǵ cả; chỉ có trời xanh, không gian trong lành. Không gian trong lành đó cũng chính là Niết Bàn, là Giải Thoát.

2." Tự tánh mê tức là chúng sinh, tự tánh giác tức là Phật, từ bi tức Quán Âm, hỉ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức đức Thích Ca, b́nh trực tức Phật Di - đà. Nhân ngă ấy là Tu-di, tà tâm là biển độc, phiền năo là sóng ṃi, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỷ thần, trần lao là rùa tranh, tham sân là địa ngục, ngu si tứ súc sanh''.

Cám ơn bạn nhiều. Bài viết hay

Chúc bạn an lạc, thường tinh tấn (bạn học Pháp rất thoáng)

Learner
Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
huong noi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 May 2006
Nơi cư ngụ: Mauritius
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 77 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 11:42am | Đă lưu IP  

Kính các bác Only One, Hoa`ng Da.t, Learner và tất cả mọi người,

Dọc qua các bài viết của bác Only One, HN tôi không khỏi cảm dộng v́ những ǵ thâu lượm dược từ những bài viết ra^'t hay na`y .  Ngay ca? nhu*~ng ba`i pha?n bie^.n cu?a ba'c VHN hay ba'c DTD, ba'c HD, ta^'t ca? cu~ng giu'p la`m cho HN to^i tha^'y sa'ng the^m ra nhu*~ng tha('c ma('c cu?a rie^ng mi`nh . 

Ba'c Learner no'i du'ng : "Coi Đấng GIÁC NGỘ, HIỂU BIẾT về cội nguồn của Vũ Trụ là vĩ đại, c̣n chúng ta là hạt cát, hạt bụi th́ quá đúng đi thôi. Nhưng hạt cát hạt bụi này không măi măi ở trong t́nh trạng này (Phật Thích Ca không muốn thế đâu). Ngài muốn tất cả chúng ta đều t́m được CHÂN TÁNH với Ngài dưới sự hướng dẫn của Ngài. "  Du*'c Pha^.t co' muo^'n chu'ng ta ma~i la` ha.t bu.i du*o*'i cha^n nga`i da^u, chu'ng ta pha?i tie^'n le^n du`ng cha'nh pha'p cu?a nga`i nhu* con thuye^`n de^? di de^'n be^'n gia'c .  Chu? thuye^'t cu?a nha` Pha^.t la` so^'ng Gia?i thoa't, va` gia'o pha'p cu?a nga`i giu'p con ngu*o*i` da.t de^'n be^'n bo*` Gia?i thoa't .  Con` la`m the^'  na`o de^? da.t de^'n bo*` Gia'c Ngo^. gia?i thoa't thi` chu'ng ta pha?i tu*. tha('p duo^'c le^n ma` di, nu*o*ng theo gia'o pha'p cu?a nga`i .  Ba'c DTD chi? mong la` ha.t bu.i du*o*'i cha^n Du*'c Pha^.t vi` ba'c co' ta^m khie^m ha. tu*. xem mi`nh kho^ng the^? ba(`ng Du*'c Pha^.t , nhu*ng ha.t gio^'ng Pha^.t ta'nh va^~n co' trong ba'c DTD, va` trong ta^'t ca? chu'ng sinh .  Chi? ca^`n ba'c DTD pha't trie^?n ha.t gio^'ng a^'y lo*'n le^n trong ba'c la` ba'c da~ ngo^. Co`n vie^.c ba'c muo^'n la` ha.t bu.i du*o*'i cha^n Du*'c Pha^.t hay ngang ba(`ng Du*'c Pha^.t thi` do' kho^n g la` die^`u quan tro.ng . 

HN to^i thi` kho^ng du? gio?i de^? "Tra`ng giang da.i ha?i" nhu* ba'c OnlyOne, tuy pha?i co^ng nha^.n ra(`ng nhu*~ng ba`i vie^'t tra? lo*`i cu?a ba'c Only One ra^'t sa^u sa('c, thoa'ng va` da`y co^ng nghie^n cu*'u .  Ca^u chuye^.n ve^` O^ng la~o hu't ma'u do^.c trong cha^n co^ ga'i bi. ra('n ca('n da~ la`m to^i ra^'t xu'c do^.ng .  Cu~ng nhu* ba'c Only One, to^i tin do' la` Bo^` Ta't .  Bo^` Ta't kho^ng pha?i la` mo^.t ngu*o*`i ho^ phong hoa'n vu~, ma` theo to^i la` mo^.t ngu*o*`i da~ so^'ng va` ha`nh xu*? tre^n pha'p the^' gian, hay no'i du'ng ho*n ha`nh xu*? tre^n suy nghi~ cu?a "nha^n thu*a`" .  HN to^i xin cu'i da^`u da?nh le^~ vi. Bo^` Ta't kho^ng te^n do' .

Nha^n da^y to^i cu~ng xin ca'm o*n de^'n ba'c Hoa`ng Da.t da~ co' nhu*~ng ca^u ho?i ra^'t xa'c da'ng nha(`m mo*? ro^.ng va` da`o sa^u va^'n de^` ra^'t hay .  Vo*'i ta^m tri' co`n ra^'t ha.n he.p ve^` Pha^.t Pha'p, nho*` nhu*~ng ba`i vie^'t trao do^?i o*? da^y da~ giu'p to^i ra^'t nhie^`u trong vie^.c tu*. tu ta^.p cu?a mi`nh .  HN to^i xin ke^? mo^.t ca^u chuye^.n trong nha` Thie^`n de^? ha^`u qui' vi. :

" Co' mo^.t Pha^.t tu*? de^'n ga(.p mo^.t vi. Thie^`n su* de^? va^'n an, va` ho?i nga`i vi` sao o^ng ta ho.c Pha^.t Pha'p ma~i ma` kho^ng tie^'n bo^. .  Vi. thie^`n su* mo*`i o^ng ta ngo^`i ro^`i ro't tra` mo*`i o^ng ta uo^'ng.  Nga`i cu*' ro't ma~i de^'n khi ta'ch nu*o*'c da^`y a('p, ro^`i tra`n nu*o*'c ra ngoa`i ma` nga`i va^~n cu*' ro't.  O^ng kha'ch la^'y la`m nga.c nhie^n, be`n ca^'t tie^'ng ho?i: "Sao nga`i cu*' ro't tra` ma~i the^' ? Nu*o*'c da~ do^? tra`n ca? ra ngoa`i ro^`i con` gi` ?"  Vi. thie^`n su* thu?ng tha(?ng tra? lo*`i : " Thi` da^`u o^ng cu~ng gio^'ng nhu* ta'ch nu*o*'c tra` da~ da^`y na`y va^.y , o^ng co' chi.u nha^.n ca'i gi` mo*'i da^u . "

Cuo^'i cu`ng to^i cu~ng xin cu'i da^`u da?nh le^~ ha.t gio^'ng Bo^` Ta't trong ta^'t ca? chu'ng sinh, trong ba'c Only One, ba'c Learner, ba'c Hoa`ng Da.t, ba'c DTD, ba'c VHN . 

Va`i ha`ng tho^ thie^?n, ne^'u co' gi` sai mong ca'c ba'c lu*o*.ng thu*' .

Ki'nh

Hu*o*'ng No^.i


 

 

Quay trở về đầu Xem huong noi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi huong noi
 
Hoangdat
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 109
Msg 78 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 12:32pm | Đă lưu IP  

Cám ơn bạn only_one rất nhiều ,bạn đă phúc đáp rất t́nh cảm và rất dài so với câu hỏi của HD .thật khó nhọc cho bạn .

Nhưng như bạn đă viết; học và tu phải song hành mới có từ CHỨNG NGỘ .với lại phải có căn duyên th́ học mới thấm mới ngộ , v́ vậy Phật Giáo mới chia ra ngũ thừa ,chắc để cho các căn duyên khác nhau dể bề tu học ;c̣n việc giả lập lên hàng Bồ Tát chỉ có thể áp dụng cho một ít người có căn duyên tương ưng chứ ko phải với ai cũng áp dụng được .
Bạn viết trong cuộc sống hằng ngày ,chớp mắt chúng ta có thể là Bồ Tát thừa chớp mắt lại ớ hàng thiên thừa ;đều do Tâm chúng ta lay động hay là an định quyết định .và đưa ra bài kệ LỤC TỔ : " Tự tánh mê tức là chúng sinh, tự tánh giác tức là Phật, từ bi tức Quán Âm, hỉ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức đức Thích Ca, b́nh trực tức Phật Di - đà. Nhân ngă ấy là Tu-di, tà tâm là biển độc, phiền năo là sóng ṃi, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỷ thần, trần lao là rùa tranh, tham sân là địa ngục, ngu si tức súc sanh''.
                                    
                                                     (Kinh Pháp Bảo Đàn)

Bài kệ Lục Tổ đă giải thích rất rỏ ,nói lên Tâm chúng ta thay đổi hàng ngày là như thế nào rồi . việc c̣n lại là do chúng ta tỉnh hay mê , chứ đâu liên quan đến việc có giả lập lên hàng Bồ Tát hay ko ,v́ bạn viết ;các Bồ tát ở đời (thường là người thật việc thật) sống bằng các hạnh BA LA MẬT (các hành động xuất thế gian) mà người tầm thường rất khó làm ‘’được vậy’’.
Cũng như bạn đă kể câu chuyện của Thiền sư Bạch Ẩn .và câu chuyện một ông lảo hút máu độc cho thiếu nữ vậy .th́ một người giả lập lên hàng Bồ Tát th́ làm sao làm được .

C̣n nữa ; từ đoạn Hoàng đạt đă thấy đấy ……………… đến Vô Ngă là Niến Bàn cũng nói lên Bật Bồ Tát phải do công phu tu tập khó nhọc mới đạt được .

Kết luận : ở đây ko phải là vấn đề ḿnh dám ko dám giả lập ḿnh lên hàng Bồ Tát ,mà là căn duyên ḿnh có tương ưng ko thôi …vài hàng trao đổi cùng bạn xin bạn tiếp tục cho ư kiến.

Sau cùng cám ơn bạn đă ko tiếc công sức phúc đáp cho HD khá đầy đủ .

Chúc bạn vui
Quay trở về đầu Xem Hoangdat's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoangdat
 
Hoangdat
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 109
Msg 79 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 1:30pm | Đă lưu IP  

huong noi đă viết:
Kính các bác Only One, Hoàng Dạt, Learner và tất cả mọi người,
Dọc qua các bài viết của bác Only One, HN tôi không khỏi cảm dộng v́ những ǵ thâu lượm dược từ những bài viết rất hay này . Ngay cả những bài phân biện của bác VHN hay bác DTD, bác HD, tất cả cũng giúp làm cho HN tôi thấy sáng thêm ra những thắc mắc của riêng ḿnh
Bác Learner nói dúng : "Coi Đấng GIÁC NGỘ, HIỂU BIẾT về cội nguồn của Vũ Trụ là vĩ đại, c̣n chúng ta là hạt cát, hạt bụi th́ quá đúng đi thôị Nhưng hạt cát hạt bụi này không măi măi ở trong t́nh trạng này (Phật Thích Ca không muốn thế đâu). Ngài muốn tất cả chúng ta đều t́m được CHÂN TÁNH với Ngài dưới sự hướng dẫn của Ngàị " Đức Phật có muốn chúng ta măi là hạt bụi dưới chân ngài đâu , chúng ta phải tiến lên dùng chánh pháp của ngài như con thuyền để đi đến bến giác . Chứ thuyết của nhà Phật là sô'ng Giải thoát, và giáo pháp của ngài giúp con ngườ́ đạt đến bến bờ Giải thoát . C̣n làm thế nào để đạt đến bờ Giác Ngộ giải thoát th́ chúng ta phải tự. thắp đuốc lên mà đi nương theo giáo pháp của Ngài . Bác DTD chỉ mong là hạt bụi dưới chân Đức Phật ,v́ bác có tâm khiêm hạ . tự xem ḿnh ko thể bằng Đức Phật ,nhưng hạt giống Phật tánh vẩn có trong bác DTD, và trong tất cả chúng sinh . chí cần bác DTD phát triển hạt giống ấy lớn lên trong bác là đă ngộ .c̣n việc bác muốn là hạt bụi dưới chân Đức Phật hay ngang bằng Đức Phật th́ ko là điều quan trọng .
HN tôi th́ ko đủ giỏi để "Tràng giang đại hăi mhư bác OnlyOne’’, tuy tôi phải công nhận rằng những bài viết trả lời của bác Only One rất sâu sắc thoáng và dày công nguyên cứu .câu chuyện ông lăo hút máu trong chân cô gái bị rắn cắn đă làm tôi xúc động . cũng như bác Only One, tôi tin đó là Bồ Tát Bồ ;Tát ko phải một người hô phong hoán vũ mà theo tôi là một người đă sống và hành xử trên thế gian, hay nói đúng hơn là hành xử trên suy nghĩ của nhân thừa . HN tôi xin cuối đầu đảnh lễ Bồ Tát ko tên đó .
Nhân đây cũng xin cám ơn đến bác hoàng đạt , đă có những câu hỏi rất xác đáng nhầm mỡ rộng đào sâu vấn đề rất hay . Với tâm trí c̣n hạn hẹp về Phật pháp nhờ những bài viết trao đổi ở đây đă giúp tôi nhiều trong việc tự tu tập của ḿnh. HN tôi xin kể một câu chuyện trong nhà thiền để hầu quư vị
" Có một Phật tử đến gặp một vị thiền sư để vấn an, và hỏi ngài sao ông ta học phật Phật pháp măi mà ko tiến bộ . Vi thiền sư mời ông ta ngồi rồi rót trà mời ông ta uống ; Ngài cứ rót măi rót măi đến khi tách nước đầy ắp rồi tràn nước ra ngoài mà Ngài vẫn cứ rót .   Ông khách lấy làm ngạc nhiên bèn cất tiếng hỏi "Sao Ngài rót trà măi thế nước đă đổ tràn cả ra ngoài rồi c̣n ǵ ? Vị thiền sư thủng thẳng trả lời : " Th́ đầu ông cũng giống như tách nước trà đă đầy này vậy , Ông có chịu nhận cái mới đâu .
Cuối cùng tôi cũng xin cúi đầu đảnh lễ hạt giống Bồ Tát trong tất cả chúng sinh, trong bác Only One, bác Learner, bác Hoàng Dạt, bác DTD, bác VHN .
Vài hàng thô thiển nếu có ǵ sai mong các bác lượng thứ
Kính
Hướng Nội


Cám ơn bạn hương noi đă kể câu chuyện rất có ư nghĩa

chúc bạn vui

Quay trở về đầu Xem Hoangdat's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoangdat
 
Kiem Soat 004
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 552
Msg 80 of 143: Đă gửi: 04 May 2006 lúc 4:17pm | Đă lưu IP  

ThienKyQuy đă viết:
Thân chào tất cả mọi người,

Nhóm chủ trương chúng tôi mở ra Forum KHHB nhằm mục đích để tất cả những người đă và đang có nhiều kinh nghiệm về khía cạnh này, hoặc thực chứng, hoặc đă nghe và muốn kể lại cho mọi người cùng nghe v.v... Forum KHHB không hạn cuộc Tử Vi Bói Toán, Đạo Giáo, Bùa Chú, Thần Quyền, Đồng Bóng, Ma Quỷ, Phong Thuỷ, Xem Tướng, Coi Tay, Bói Bài...

Nói chúng nếu quư vị thấy, nghe, biết có việc hoặc mẫu chuyện nào hay th́ xin vui ḷng đăng vào đây để chia xẻ cùng mọi người.

Mong rằng mănh vườn KHHB sẽ là nơi chúng ta giải trí thoải mái, lành mạnh. Để tránh sự hiểu lầm chúng tôi mong rằng mỗi người nên viết một topic mới, hoặc nếu viết chung th́ xin mọi người nên tôn trọng ư kiến cá nhân. V́ Forum này nhằm mục đích kể chuyện nhau nghe hơn là thảo luận đúng- sai, hư-thật, có-không... Do đó, mọi ư kiến, nếu không hại đến luân thường đạo lư, không bài xích tôn giáo, và cá nhân... sẽ được nhóm chủ trương Tuvilyso tuyệt đối tôn trọng!

Chúng tôi xin kêu gọi các bạn cùng nhau hưởng ứng nồng nhiệt.
          
          


Thay mặt Ban Điều Hành tôi xin trích dẫn lại bài viết này.

Quay trở về đầu Xem Kiem Soat 004's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Kiem Soat 004
 

<< Trước Trang of 8 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.5625 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO