Tác giả |
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 21 of 311: Đă gửi: 30 April 2004 lúc 8:01am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Pháp Vân thân mến!
Có thể nói rằng: Hầu hết các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng: Văn Hoá Việt có nguồn gốc từ văn hoá Hán. Trong lĩnh vực ngôn ngữ; có nhà nghiên cứu Lê Gia c̣n in một cuốn sách trong đó ông ta thống kê được 30.000 từ Việt có gốc Hán. Thậm chí trong đó có cả bộ phận sinh dục nữ cũng có gốc Hán (Từ chữ "Luân"). Thật là một sự khôi hài và vô lư đến mức không thể tưởng tưởng nổi!
Với quan niệm lịch sử mới - mà họ quảng cáo là:"Được hầu hết các nhà khoa học trong nước và cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận" - cho rằng: Cội nguồn dân tôc Việt Nam chỉ là liên minh gồm 15 bộ lạc; đứng đầu là một tù trưởng là vua Hùng; th́ đất nước này; dân tộc này không có cơ sở nào để nói đến 5000 văn hiến cả. Trong khi đó; Cho đến khái niệm thế nào là văn hoá th́ ngay cả các nhà khoa học loại có bằng cấp trong và ngoài nước và trong các sách in mới nhất cũng chưa thống nhất ư kiến. Tôi nghĩ rằng: Họ không đủ khả năng để nhận thức bản chất văn hiến của dân tộc Việt với cái tŕnh độ không định nghĩa được văn hóa là ǵ.
Tôi cho rằng cội nguồn văn hoá Đông phương thuộc về người Lạc Việt. Người Hoa hạ đă tiếp thu một cách không hoàn chỉnh. Trong hàng thiên niên kỷ đă trôi qua; tất nhiên với cái vốn được Hán hoá đó => người Hoa hạ đă tạo nên một bản sắc riêng của ḿnh. Nhưng cội nguồn của nền văn hoá này thuộc về người Lạc Việt. Tôi hy vọng rằng: Nếu các học giả nào trong số đông các học giả trong nước và quốc tế biết đến trang web này mà có quan điểm về văn minh sông Hồng với thời Hùnh Vương chỉ là "một nhà nước sơ khai"hoặc "Một liên minh gồm 15 bộ lạc " với những người dân mà y phục chủ yếu là "Ở trần đóng khố"th́ sẽ có dịp trao đổi nhân danh khoa học. Tất nhiên nếu tôi c̣n có điều kiên. Đừng như một vị giáo sư nào đó nằm trong bảng Phong thần của Trần Mạnh Hảo ("Hầu chuyện với các giáo sư"). Khi được Phong thần th́ im re...vài năm sau mới trồi lên nói dăm ba câu bị...tại..
Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của Pháp Vân và quí vị.
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 22 of 311: Đă gửi: 30 April 2004 lúc 11:57am | Đă lưu IP
|
|
|
Bác Thiên Sứ đă viết :
[“ Không thể có hai cách lư giải Hậu thiên bát quái=> Một kết hợp với Lạc thư từ lưng rùa của người Hán và một kết hợp với Hà đồ của người Việt; cùng tồn tại được.” và bác “cho rằng cội nguồn văn hoá Đông phương thuộc về người Lạc Việt.” ]
Như vậy cũng có nghĩa bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở Đông phương ít nhiều đều có điểm chung với văn hóa Lạc việt. Đồng thời Hậu thiên bát quái nếu kết hợp với Hà đồ th́ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với nạp Giáp trong môn bốc Phệ ?
Cản ơn bác Thiên Sứ tường giải rất sinh động và sự quan tâm của các bạn.
Chào các bạn, Pháp Vân xin tiếp tục về hiệu chỉnh nạp giáp Quẻ Dịch,
1/ Quán các Quẻ đối nhau qua Tâm,
Càn : .Tư Dần Th́n Ngọ Thân Tuất.
Tốn : .Sửu Hợi Dậu Múi Tỵ Mẹo.
Khảm : Dần Th́n Ngọ Thân Tuất Tư.
Ly : ..Mẹo Sửu Hợi Dậu Mùi Tỵ.
Cấn : .Th́n Ngọ Thân Tuất Tư Dần.
Khôn : Tỵ Mẹo Sửu Hợi Dậu Mùi.
Chấn : Ngọ Thân Tuất Tư Dần Th́n.
Đoài : Mùi Tỵ Mẹo Sửu Hợi Dậu.
2/
Sửa lại bởi phapvan : 30 April 2004 lúc 12:02pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 23 of 311: Đă gửi: 30 April 2004 lúc 12:34pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đây là mục nói về nạp âm trong quẻ Dịch; mà tôi xen vào vài ư tưởng văn hoá kể cũng không phải. Nhưng cũng do bạn Pháp Vân đề xuất trước. Để chứng tỏ cội nguồn văn minh Lạc Việt có ảnh hưởng như thế nào với văn hoá Đông Phương; tôi xin được tường một hiện tượng sau:
Các bậc cao niên người Việt dù ở trong hay ngoài nước chắc c̣n nhớ bộ bài "Bất" (Tổ Tôm). Một nhà nghiên cứu Nhật Bản đă rất ngạc nhiên khi t́nh cờ biết được bộ bài này ở Việt Nam. H́nh ảnh trên bộ bài Tổ Tôm chính là h́nh ảnh y phục cổ của Nhật Bản! Nhưng lịch sử nền văn hoá Nhật th́ không có chơi bài Tổ Tôm? Có sự liên hệ ǵ giữa lịch sử cội nguồn c̣n mơ hồ của dân tộc Nhật - Con cháu nữ Thần Thái Dương/ Một h́nh ảnh trên trống đồng Lạc Việt - với cội nguồn Lạc Việt?
Phải chăng trước đây hơn hai ngàn năm trước ; hoặc trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại; một bộ phận của một dân tộc thuộc Văn Lang đă di tản sang Nhật Bản ngày nay? Chữ viết của người Nhật c̣n ghi lại vài nét giống chữ Khoa Đẩu? Cách đây khoảng một ngàn năm; lịch sử Nhật ghi nhận những người đàn bà quí tộc NHật vẫn nhuộm răng đen và ăn trầu là một phong tục của người Việt cổ? (Đài Loan hiện nay vẫn c̣n ăn trầu; h́nh như gần đây bị cấm). Có sự liên hệ ǵ về văn hoá của những vùng lănh thổ này với văn minh Lạc Việt từ hàng thiên niên kỷ trước?
Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 24 of 311: Đă gửi: 01 May 2004 lúc 5:33am | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa bác Thiên sứ và các bạn,
Những điều Bác viết ra làm cho Pháp Vân sực nhớ lại. Cách đây khỏang ba chục năm, hồi c̣n nhỏ PV và các bạn có được nghe các Cụ trong làng kể chuyện cổ tích vá đọc một bài thơ sau :
“Mật – Minh - Tịnh – Thức - Dịch - Thiền,
Kinh Dương Vương quán nhất nguyên Quy tàng.”
Phải chăng đây là lư Một hàm Sáu và Sáu trong Một. Chính là nguyên lư [“Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi”. Mà Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh bàn giải trong sách Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam – Trang 37 – NXB Văn hóa thông tin, năm 2002 ].
Như vậy Minh Triết Lạc Việt có tuyệt đối hóa Dịch không ? Có như Chu Đôn Hy nhà Lư học Tầu cho rằng : Đọc quẻ Cấn hơn đọc một cuốn Kinh Hoa Nghiêm. !
Bác Thiên Sứ Kính mến, nói về Văn hóa cũng chính t́m về cội nguồn học thuyết Ngũ hành Âm và Ngũ hành Dương đấy thôi. Ở trên Bác cũng đề cập đến bài Tổ Tôm, bài Tổ Tôm phần lớn chỉ người Việt chơi. Vạn – Văn – Sách - Cụ cố - Chi Chi – Thang Thang cũng rất thú vị Bác ạ.
Cảm ơn bác Thiên Sứ, mong bác tiếp tục Minh chứng nền Văn hóa Viêm Việt.
Kính
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo


Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 25 of 311: Đă gửi: 01 May 2004 lúc 12:20pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thiên Sứ đang chứng tỏ cội nguồn văn minh Lạc Việt, c̣n Pháp Vân lại mong bác tiếp tục minh chứng nền văn hoá Viêm Việt.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 26 of 311: Đă gửi: 02 May 2004 lúc 3:58am | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa các bậc tiền bối và các bạn,
Pháp Vân xin tiếp tục :
2/ Quán nạp số vào chi theo thứ tự : Tư (1) Sửu (2) Dần (3) Mẹo (4) Th́n (5) Tỵ (6) Ngọ (7) Mùi (8).
Ví dụ,
Càn sơ Tư sô 1_____ Tốn sơ Sửu số 2
Khảm sơ Dần số 2 __ Ly sơ Mẹo số 4
Cấn sơ Th́n số 3 ___Khôn sơ Tỵ số 6
Chấn sơ Ngọ số 7 __ Đoài sơ Mùi số 8
Quái Dương số chuyển thuận : __ 1__ 3__ 5__ 7
Quái Âm số chuyển nghịch : ____ 8__ 6__ 4__ 2
Cộng số thuận nghịch : _______ 9__ 9__ 9__ 9 = 36
( Bốn số chín)
Ghi chú : Theo sách cổ Nếu nạp chi Tư (1) vào hào sơ Quái Chấn và chưa đổi nạp chi vào hào sơ của Quái Khôn và Quái Đoài sẽ không có quy luật và luật số lư tưởng như trên.
3/
Đôi ḍng suy nghĩ.
Cảm ơn sự quan tâm của các bậc tiền bối và các bạn !
Phap Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 27 of 311: Đă gửi: 02 May 2004 lúc 11:53pm | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp theo)
3/ Quán và nghiệm với số Tiên thiên Bát quái
Chúng ta đă biết : Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.
Cộng các số Tiên thiên : 1+2+3+4+5+6+7+8 = 36
Tổng số của hai Quái đối nhau qua Tâm Tiên thiên
Càn 1 + Khôn 8 = 9
Đoài 2 + Cấn 7 = 9
Ly 3 + Khảm 6 = 9
Chấn 4 + Tốn 5 = 9
( bốn số chín)
Ghi chú :
- Sau khi hiệu chỉnh nạp chi vào Quẻ Chấn, Khôn và Đoài chúng ta thấy cái dụng Hậu thiên đă hàm chứa số Tiên thiên. Nạp chi chính là dụng tinh hoa Tiên thiên, là Thần của Hậu thiên.
- Đồ Thư hợp nhất.
Cảm ơn sự quan tâm của các bậc tiền bối và các bạn !
Chiêm nghiệm t́nh lư.
Pháp Vân
Sửa lại bởi phapvan : 02 May 2004 lúc 11:59pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách

Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 28 of 311: Đă gửi: 03 May 2004 lúc 12:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Pháp Vân thân,
Câu hỏi của tôi là tại sao cái dụng của hậu thiên phải hàm chứa số tiên thiên theo cách bạn chọn? V́ đẹp mắt chăng?
Bởi nếu "đẹp mắt" là tiêu chuẩn th́ c̣n rất nhiều cách đẹp mắt khác. Thí dụ 8 đi với 7, 6 với 5, 4 với 3, 2 với 1. Đẹp mắt v́ mỗi cặp trừ đi đều cho ta số 1 (đại biểu "nhất nguyên", "vạn vật đồng nhất thể" v.v... và nhiều ư nghĩa hết sức hấp dẫn khác.)
Điểm tôi muốn đưa là, dưới nhăn quan của khoa học th́ không thể chỉ chọn cái đẹp hơn hoặc cân xứng hơn. Trong khoa học hiện đại có rất nhiều cái đúng mà không đẹp bằng cái không đúng. Thí dụ thuyết tương đối của Einstein khiến nhiều công thức vật lư trở thành hết sức rắc rối, không đẹp mắt bằng thuyết Newton, nhưng ngay trên căn bản lư luận bây giờ ai cũng công nhận là thuyết của Einstein đúng hơn.
Một thí dụ trong huyền học là hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên tố (Four Elements). Thuyết tứ nguyên tố hiển nhiên đẹp mắt hợn, lại hoàn toàn ứng hợp với 12 cung, trong khi ai cũng biết hành thổ là một vấn đề hết sức nhức đầu của thuyết ngũ hành, chỉ v́ 12 chi không ứng hợp với số 5. Nhưng thuyết nào có giá trị tiên đoán hơn? Vốn đă nghiên cứu cả hai, tôi xin khẳng quyết rằng thuyết ngũ hành có giá trị tiên đoán cao hơn thuyết tứ nguyên tố rất nhiều.
Vài ḍng đóng góp.
Sửa lại bởi VDTT : 03 May 2004 lúc 12:11am
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 29 of 311: Đă gửi: 03 May 2004 lúc 6:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính bác VDTT,
Pháp Vân không nghĩ cái dụng của hậu thiên hàm chứa số tiên thiên theo cách chọn “đẹp mắt”, mà tự nhiên số nó như thế và cũng chưa từng cho thuyết Ngũ hành có giá trị tiên đoán thấp hơn thuyết Tứ nguyên tố. C̣n Chân Thiện Mỹ là mơ ước của con Người.
Thưa bác VDTT,
Bất kỳ một thuyết nào cũng mang tính tạm thời, thuyết sau kế thừa và mở rộng thuyết trước và mỗi một thuyết chỉ mô tả những lớp quan sát phù hợp theo sự tiên đoán của thuyết đó. Cũng chính v́ 12 chi không ứng hợp với số 5, do đó mới có thuyết Vận khí.
Phải chăng lúc đầu các bậc Thánh Phục-Hy, Thần-Nông, Văn-Vương, Khổng Tử ... chế ra bốc Phệ không có ư nạp Giáp như vậy. Hậu học ngày nay biết được qua sử sách của các nhà Lư học như : Thiệu tử, Tŕnh Di và Chu Hy ... loạn lạc biết bao đời, rồi nạn Tam sao thất bổn ... tránh làm sao được sự sai lạc đi so với ban đầu. Cứ theo lư luận của tiên Nho để lại “Trai lớn làm việc, Gái lớn thay Mẹ ...” Sự suy luận hay so sánh mang tính tâm lư. Nhưng thực tế đâu phải gia đ́nh nào cũng như vậy, và nếu là chế độ Mẫu hệ th́ sao ? Bốc Phệ tiên đoán không những cuộc đời con người mà c̣n đoán thành hoại của đồ vật, ... biết rằng mục đích tối hậu vẫn là con người.
PV chỉ suy luận thuần túy theo lư tự nhiên, để mong tiệm cận Chân lư.
Nếu hiệu chỉnh lại nạp Giáp th́ 10 Quẻ lục xung chỉ c̣n 8 quẻ, phú hợp với lư Bát quái.
Cảm ơn ḷng độ lượng của bác VDTT và các bạn quan tâm !
Kính
Chiêm nghiệm t́nh lư
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 30 of 311: Đă gửi: 03 May 2004 lúc 11:18am | Đă lưu IP
|
|
|
Pháp Vân thân mến!
Nếu bạn đă thừa nhận Phục Hy; Thần Nông là thánh nhân của Tàu và Chu Dịch từ Văn vương (vua Tàu) và Khổng tử là học giả Tàu làm ra; th́ mọi luận cứ sẽ không chắc chắn. Điều này không khác ǵ bảo Thái Ất thần kinh của người Việt nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành là của người Tàu vậy. Tôi không giỏi về bói Dịch nên chưa dám lạm bàn. Nhưng tôi xin được quí vị cho tôi có một số thắc mắc:
1) Tại sao các quẻ Dương Càn ; Khảm ; Cấn; Chấn bắt đầu từ Càn (Thuần Dương/ Cha)để nạp âm; mà các quẻ Âm (Theo sách Tàu) Tốn; Ly; Khôn;Đoài lại bắt đầu từ Tốn (Trưởng nữ)? Sao không bắt đầu từ Khôn? Chi Tư đứng đầu chi Dương phối với hào sơ Càn. Thế th́ chi Sửu đứng đầu chi Âm sao không phối với hào sơ của Khôn? Phải chăng v́ vị trí Tốn Khôn có sai lệch vậy?
2) Quẻ th́ có 6 hào. Chi th́ có sáu chi Dương và 6 chi Âm tại sao không nạp hết cho các quẻ Âm và Dương mà lại chừa lại một chi(Hào lục Càn quay lại Tư)?
3) Nguyên lư nào để Càn; Khảm;Cấn; Chấn là Dương? Khôn (hoặc Tốn) Ly; Tốn (hoặc Khôn); Đoài là Âm? Phải chăng; nếu ta phối HTBQ với Hà Đồ th́ cái lư Âm Dương nó rơ ra vậy?
Xin xem h́nh dưới đây:
Vài lời thắc mắc xin hỏi dể tự nghiệm; xin được chỉ giáo.
Thiên Sứ
Sửa lại bởi ThienSu : 03 May 2004 lúc 11:42am
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 31 of 311: Đă gửi: 03 May 2004 lúc 12:56pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính thưa quí vị!
Tôi xin tường rơ hơn để xin được giải đáp:
Phần trên Địa cầu là Dương/Dưới là Âm. Như vậy theo nguyên lư trong âm có Dương vậy h́nh là Dương nên lư thuộc Âm (Phần trên Hà Đồ) Bởi vậy; Hoàng đế lấy độ số Âm là 6/8 để minh giải. Tương tự như vậy phần dưới là Dương nên Hoàng Đấ lấy độ số Dương 7/9 để minh giải. Lư thuộc Âm nên quái thuộc Dương => Chấn hào đầu Dương nên trưởng Nam. Cấn hào cuối dương nên thiếu nam. Khảm hào giữa Dương nên trung nam. Càn thuần Dương nên là Cha. Tương tự như vậy ở phần dương của Hà Đồ.
Tại sao Ly khảm đối; Càn Khôn đối mà Đoài Chấn lại không đối? Theo tôi bởi v́ trong Hậu thiên Lạc Việt Đoài Tốn hợp thành một cặp bất Dịch đối với Cấn Chấn.
Vài lời tường sở ngộ. Xin được sự lưu tâm của quí vị.
Thiên Sứ
-------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dai.
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách

Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 32 of 311: Đă gửi: 03 May 2004 lúc 11:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
phapvan đă viết:
Nếu hiệu chỉnh lại nạp Giáp th́ 10 Quẻ lục xung chỉ c̣n 8 quẻ, phú hợp với lư Bát quái... ; ;
|
|
|
Xin hỏi tại sao c̣n 8 quẻ lại phù hợp hơn với lư của bát quái? V́ có số 8?
Nếu thế tôi cũng có thể căi cối rằng 10 c̣n phù hợp hơn v́ 10=2+8, số 2 là khởi điểm của thuyết âm dương (nhất âm nhất dương chi vị đạo), số 8 là kết cuộc (bát quái), tức là số 10 có thủy có chung, không những thế số 10 c̣n là biểu tượng vô cực và thái cực (vô cực số 0, thái cực số 1), hoàn mỹ hơn số 8 chứ?
Bằng như tôi nghĩ chỉ nên có 9 quẻ lục xung th́ tôi lại lập luận 9 biểu tượng thái dương, nguồn sống mà cũng là nguồn xung khắc, ngoài ra 9= 1+8 biểu diễn cái lư "vạn vật đồng nhất thể" (số 1) bao hàm trong bát quái (số 8) vân vân và vân vân...
Như bạn thấy tôi có thể lập luận vô cùng cho bất cứ số nào tôi muốn. Nhưng thú thực tôi biết đây chỉ là bàn trà dư tửu hậu theo cảm hứng mà thôi.
Tôi xin đưa một thuyết cũ, h́nh như thời Tống. Thuyết này cho rằng vũ trụ bao la vạn tượng không thể nào diễn tả đủ bằng 64 quẻ, bèn chồng 4 quái lên nhau thành 64x64 quẻ. Rất may cho chúng ta, người ta chứng nghiệm thấy không ứng hợp nên thuyết này đă rơi vào quên lăng.
Tôi đưa thí dụ có thật này để chứng minh rằng chẳng phải thuyết âm dương đă không hề có sự xét lại, đôn hóa. Những cái c̣n lại ngày hôm nay chỉ là kết quả của sự đăi lọc với thời gian. Dĩ nhiên đăi lọc là một diễn tŕnh vô tận, nhưng muốn phế cái cũ ta phải thấu triệt cái lư của nó trước, rồi xét xem cái ta nghĩ có ǵ hơn cái cũ không.
Tôi rất thích cái mới, nhưng tôi đồng thời tin vào phương pháp khoa học. Khoa học không thể đặt nền tảng trên cảm ứng hoặc cảm hứng.
Vài ḍng chia sẻ.
Sửa lại bởi VDTT : 05 May 2004 lúc 1:19am
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 33 of 311: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 4:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Bác Thiên Sứ đã viết,
“1) Tại sao các quẻ Dương Càn ; Khảm ; Cấn; Chấn bắt đầu từ Càn (Thuần Dương/ Cha)để nạp âm; mà các quẻ Âm (Theo sách Tàu) Tốn; Ly; Khôn;Đoài lại bắt đầu từ Tốn (Trưởng nữ)? Sao không bắt đầu từ Khôn? Chi Tý đứng đầu chi Dương phối với hào sơ Càn. Thế thì chi Sửu đứng đầu chi Âm sao không phối với hào sơ của Khôn? Phải chăng vì vị trí Tốn Khôn có sai lệch vậy?
2) Quẻ thì có 6 hào. Chi thì có sáu chi Dương và 6 chi Âm tại sao không nạp hết cho các quẻ Âm và Dương mà lại chừa lại một chi(Hào lục Càn quay lại Tý)?
3) Nguyên lý nào để Càn; Khảm;Cấn; Chấn là Dương? Khôn (hoặc Tốn) Ly; Tốn (hoặc Khôn); Đoài là Âm? Phải chăng; nếu ta phối HTBQ với Hà Đồ thì cái lý Âm Dương nó rõ ra vậy?”
Thưa bác Thiên Sứ,
- Số1 theo mật ngữ Hà-Đồ, do đó Quẻ Khôn hào sơ phối chi Tỵ.
- Số 2 theo nạp giáp hiệu chỉnh Quẻ Chấn hào sơ phối với chi Ngọ (Hào lục Càn vẫn nạp chi Tuất, còn hào sơ Quẻ Chấn theo sách cổ nạp chi Tí).
- Số 3 quán Tượng Bát-Quái sẽ thấy từ Càn đến Chấn mỗi Quái chỉ có một hào dương, tượng dương thăng - đại lọai quí ít không quí nhiều do vậy thuộc dương.
- Cách giải của bác đưa Hà-Đồ vào sẽ rõ và sâu hơn nhiều – còn đổi Tốn Khôn có dịp PV xin được trình bầy suy nghĩ của mình.
Cảm ơn bác Thiên Sứ quan tâm !
Kính
Chiêm nghiệm Tình Lý
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 34 of 311: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 4:54am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bác VDTT tham gia góp ý và chia sẻ !
------------------------------------------------------------ -------
Kính các bậc tiền bối và các bạn,
I/ Các Quẻ lục xung
1/ Quẻ Càn
- Nội Càn : Tí Dần Thìn
- Ngọai Càn : Ngọ Thân Tuất.
2/ Quẻ Khảm
- Nội Khảm : Dần Thìn Ngọ
- Ngọai Khảm : Thân Tuất Tí.
3/ Quẻ Cấn
- Nội Cấn : Thìn Ngọ Thân
- Ngọai Cấn : Tuất Tí Dần.
4/ Quẻ Chấn
- Nội Chấn : Ngọ Thân Tuất
- Ngọai Chấn : Tí Dần Thìn.
5/ Quẻ Tốn
- Nội Tốn : Sửu Hợi Dậu
- Ngọai Tốn : Mùi Tỵ Mão.
6/ Quẻ Ly
- Nội Ly : Mão Sửu Hợi
- Ngọai Ly : Dậu Mùi Tỵ
7/ Quẻ Khôn
- Nội Khôn : Tỵ Mão Sửu
- Ngọai Khôn : Hợi Dậu Mùi.
8/ Quẻ Đòai
- Nội Đòai : Mùi Tỵ Mão.
- Ngọai Đòai : Sủu Hợi Dậu.
Sau khi hiệu chỉnh sẽ không còn hai Quẻ lục xung : Thiên Lôi Vô Vọng và Lôi Thiên Đại Tráng .
Kính
Chiêm nghiệm Tình Lý
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 35 of 311: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 10:52am | Đă lưu IP
|
|
|
II/ Các Quẻ lục hợp
1/ Quẻ Trạch Thiên Quải
- Nội Càn : Tí Dần Thìn
- Ngọai Đòai : Sửu Hợi Dậu.
2/ Quẻ Thiên Trạch Lý
- Nội Đòai : Mùi Tỵ Mão
- Ngọai Càn : Ngọ Thân Tuất.
3/ Quẻ Địa Thủy Sư
- Nội Khảm : Dần Thìn Ngọ
- Ngọai Khôn : Hợi Dậu Mùi.
4/ Quẻ Thủy Địa Tỷ
- Nội Khôn : Tỵ Mão Sửu
- Ngọai Khảm : Thân Tuất Tí
5/ Quẻ Hỏa Sơn Lữ
- Nội Cấn : Thìn Ngọ Thân
- Ngọai Ly : Dậu Mùi Tỵ.
6/ Quẻ Sơn Hỏa Bí
- Nội Ly : Mão Sửu Hợi
- Ngọai Cấn : Tuất Tí Dần
7/ Quẻ Phong Lôi Ích
- Nội Chấn : Ngọ Thân Tuất
- Ngọai Tốn : Mùi Tỵ Mão.
8/ Quẻ Lôi Phong Hằng
- Nội Tốn : Sửu Hợi Dậu.
- Ngọai Chấn : Tí Dần Thìn.
Chiêm nghiệm Tình Lý
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 36 of 311: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 5:41am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính thưa quí vị!
Đề tài nạp Giáp cho quẻ Dịch do bạn Pháp Vân đưa lên diễn đàn đă có các cao nhân quan tâm. Mặc dù không phải là người thao về bói Dịch; nhưng tôi quán xét những lời tham luận của quí vị và nhận thấy rằng: Những phương pháp nạp Giáp hiện nay chúng ta đang dùng không có một căn cứ hợp lư. Tôi xin được lạm bàn như sau:
Sách cổ chữ Hán ghi nhân phương pháp nạp Giáp như sau:
1) Các quẻ Dương:
Quẻ thuần Càn: Tư - Dần – Th́n - Ngọ - Thân – Tuất.
Quẻ Thuần Khảm: Dần – Th́n - Ngọ - Thân – Tuất - Tư
Quẻ Thuần Cân: Th́n - Ngọ - Thân - Tuất –Tư - Dần.
Quẻ Thuần Chấn: Tư - Dần – Th́n - Ngọ - Thân Tuất.
2)Các Quẻ Âm
(Theo thuận tự Hậu thiên bát quái Hán)
Quẻ Thuần Tốn: Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ - Măo.
Quẻ Thuần Ly: Măo - Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ.
Quẻ Thuần Khôn: Mùi - Tỵ - Măo Sửu - Hợi - Dậu.
Quẻ Thuần Đoài: Tỵ - Măo - Sửu - Hợi - Dậu - Mùi.
Như vậy; từ hiện tượng này; chúng ta quán xét theo hai tiêu chí có tính hoà nhập và bổ sung cho nhau là:
1) Tính quy luật và hợp lư – là tiêu chí khoa học hiện đại.
2) Tính nhất quán của phương pháp luận theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Căn cứ tiêu chí “1” chúng ta thấy rằng:
Các quẻ Dương tính thuận từ Càn đến Chấn; chúng đều có quy luật nạp Giáp bắt đầu từ Sơ Càn phối Tư; Sơ Khảm phối Dần; Sơ Cấn phối Th́n…Nhưng đến Chấn thay v́ tiếp tục phối chi Ngọ th́ lại quay trở lại Tư.
Điều này bác VDTT đă giải thích như sau:
Cũng xét lư tự nhiên th́ Tư đến Mùi thuộc dương, Ngọ đến Hợi thuộc âm. Chấn dương khởi ở Ngọ là không hợp lư.
Anh Thiên Kỳ Quí cũng viết:
Cũng xét lư tự nhiên th́ Tư đến Mùi thuộc dương, Ngọ đến Hợi thuộc âm. Chấn dương khởi ở Ngọ là không hợp lư.
Chúng ta giả thiết rằng phương pháp luận trên là đúng. Nhưng khi ứng dụng phương pháp luận này vào các quẻ Âm; th́ đáng lẽ các hào sơ của quẻ Âm không bắt đầu từ Dương Cung th́ đây lại không hoàn toàn đúng. Cụ thể là:
Hào sơ Tốn phối với Sửu (Dương); Hào sơ Ly phối với Măo cũng thuộc phần Dương.
Như vậy nếu xét theo tiêu chí "1" th́ sự phối này không có tính hợp lư.
Bây giờ chúng ta phối theo cách của bạn Pháp Vân và quán xét như sau:
Quẻ thuần Càn: Tư - Dần – Th́n - Ngọ - Thân – Tuất.
Quẻ Thuần Khảm: Dần – Th́n - Ngọ - Thân – Tuất - Tư
Quẻ Thuần Cân: Th́n - Ngọ - Thân - Tuất –Tư - Dần.
Quẻ thuần Chấn: Ngọ - Thân - Tuất - Tư – Dần – Th́n.
Chúng ta lại giả thiết rằng: Phương pháp của bạn Pháp Vân là hợp lư. Trên cơ sở này ta lại xét đến các quẻ Âm.
(Theo thuận tự Hậu thiên bát quái Hán)
Quẻ Thuần Tốn: Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ - Măo.
Quẻ Thuần Ly: Măo - Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ.
Quẻ Thuần Khôn: Mùi - Tỵ - Măo Sửu - Hợi - Dậu.
Quẻ Thuần Đoài: Tỵ - Măo - Sửu - Hợi - Dậu - Mùi.
Quán xét phần các quái Âm này chúng ta thấy hoàn toàn tạp loạn và không tuân thủ qui luật nào. Bây giờ chúng ta xét theo tiêu chí “2”. Trong sách cổ mà anh Thiên Kỳ Quí đă dẫn cho rằng:
Quẻ Dương: nạp Chi gồm chi Dương:
Theo thứ tự từ vai vế: Trưởng Nam rồi kế đến là Trung Nam, và sau mới là Thiếu Nam:
Chấn (trưởng Nam)= Khởi tại Tí rồi Dần .v.v.
Khảm (Trung Nam)=(Tiếp theo Tí) khởi tại Dần rồi đến Th́n...
Cấn (Thiếu Nam) = (Tiếp theo Dần)Khởi tại Th́n, rồi dến ngọ.vv.
Quẻ Âm : nạp chi gồm các chi Âm: (Cũng theo thứ tự trên):
Trưởng Nữ, rồi đến Trung Nữ theo sau là Thiều Nữ:
Tốn (Trưởng Nữ)= Khởi tại Sửu rồi đến Măo ....
Ly (Trung Nữ) = Khởi tại Măo ....
Đoài (Thiếu Nữ) = Khởi tại Tỵ ....
Tóm lại: Trời đất (cha mẹ) định vị tại Tí/ Mùi, và tiếp nối là 3 cặp theo vai vế:
1)Trưởng nam cùng trưởng nữ khởi tại Tí Sửu (Chấn Tốn)
2)Trung Nam cùng Trung Nữ Khởi từ Dần Măo (Khảm Ly)
3)Thiếu Nam cùng Thiếu Nữ Khởi tại Th́n Tỵ (Cấn Đoài)
Xét cách lập luận trên chúng ta tạm rút ra một qui luật tính theo chiều thuận của Địa chi là: Tư (Trưởng Nam/Chấn) => Sửu (Trưởng nữ/Tốn) => Dần (Trung Nam/Khảm) =>Măo (Trung nữ/Ly) =>Th́n (Thiếu nam/Cấn) => Tỵ (Thiếu nữ/Đoài). Nhưng qui luật này lại không lặp lại ở Càn Khôn (Cha mẹ)? Đáng lư phải là Ngọ => Mùi th́ đây lại là Tư/Mùi. Như vậy; phương pháp luận này ko vững chắc. Nếu ứng dụng phương pháp của bạn Pháp Vân ta sẽ có: Ngọ (Trưởng Nam/Chấn)..Nhưng Ngọ rồi đến Sửu th́ ko hữu lư? Nhưng phương pháp của bạn Pháp Vân tỏ ra có tính qui luật ở các quẻ Dương. (Tính qui luật và tính hợp lư là một trong những điều kiện của tiêu chí khoa học; nhưng nếu chỉ với hai yếu tố này chưa đủ minh xác tính chân lư). Vậy chúng ta sẽ quán xét các quẻ Âm để t́m sai lệch này. Trong bản văn chữ Hán cho rằng:
Quẻ Thuần Tốn: Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ - Măo.
Quẻ Thuần Ly: Măo - Sửu - Hợi - Dậu – Mùi - Tỵ.
Quẻ Thuần Khôn: Mùi - Tỵ - Măo Sửu - Hợi - Dậu.
Quẻ Thuần Đoài: Tỵ - Măo - Sửu - Hợi - Dậu - Mùi.
Trên cơ sở này – so với qui luật sắp xếp các hào Dương - cho thấy chúng không tuân theo một qui luật nào. Ngoài trừ qui luật có thể áp dụng chung là sự phối các hào Âm với các chi Âm theo chiều nghịch. Phần Âm cũng là phần tạp loạn trong phong thuỷ và đây cũng chính là phần có sự sai lệch do vị trí tốn Khôn và độ số trên Hà Đồ và Lạc thư. Tôi cho rằng: Nếu nhận xét của tôi đúng th́ khi bói Dịch liên quan đến sự nạp Giáp với các quẻ Âm sẽ không chính xác bằng sự luận đoán liên quan đến các quẻ Dương.
Tôi không giỏi về bói Dịch; nên chỉ lạm bàn để các cao nhân quán xét. Nếu có điều kiện thời gian; tôi hy vọng sẽ tường ư kiến của ḿnh về nguyên lư nạp Giáp cho quẻ Dịch mà chắc chắn có nhiều sửa đổi.
Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
Sửa lại bởi ThienSu : 14 May 2004 lúc 5:49am
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách

Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 37 of 311: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 12:51pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thiên Sứ viết: "...khi ứng dụng phương pháp luận này vào các quẻ Âm; th́ đáng lẽ các hào sơ của quẻ Âm không bắt đầu từ Dương Cung th́ đây lại không hoàn toàn đúng. Cụ thể là:
Hào sơ Tốn phối với Sửu (Dương); Hào sơ Ly phối với Măo cũng thuộc phần Dương.
Như vậy nếu xét theo tiêu chí "1" th́ sự phối này không có tính hợp lư."
Xin trả lời:
Luật Tư-Tỵ dương, Ngọ-Hơi âm chỉ là một luật.
Tôi đă suy nghĩ nhiều về vấn đề nạp chi. Tóm lược diễn tiến lư luận là:
1. Khởi với Càn Khôn v́ hai quái này sinh ra tất cả(Càn khởi dương, Khôn khởi âm).
2. Sáu quái c̣n lại th́ khởi với 3 quái dương (theo luật dương bất khởi tại âm).
3. Ba quái âm phục tùng.
Tự nhiên sẽ ra cách nạp chi như hiện hành mà không cần biết thứ tự bát quái là ǵ.
Cách của bạn pháp vân có nhiều vấn đề, v́ phải chấp nhận một thứ tự nào đó của bát quái đă là vấn nạn rồi.
Vài ḍng chia sẻ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 38 of 311: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 4:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bác VDTT thân mến!
Tôi rất đồng ư với bác về luật Tư/Tỵ => Dương; Ngọ /Hợi =>Âm.Nhưng với luật này th́ v/d tôi đặt ra chưa được trả lời thoả đáng. Bởi v́ khi từ Tư đến Tỵ thuộc Dương =>Theo luật: Dương bất khởi tại Âm (Và theo qui ước: Dương Tư/Tỵ; Âm Ngọ/Hợi)th́ đáng lẽ ra với tiêu chí này:
* Dương đă theo Dương (Tư/Tỵ) th́ Âm phải theo Âm (Ngọ/Hợi).Nhưng với tiêu chí này th́ chỉ được một vế:Dương theo Dương; c̣n Âm lại không theo Âm (Chỉ được giới hạn ở Ngọ/Hợi)mà lại xuất hiện ở Sửu Măo (Nằm ở phần Dương(Tư/Tỵ)?
* Vậy phải chăng qui ước Dương chỉ giới hạn từ Tư/Tỵ và Âm là Ngọ /Hợi ứng dụng trong trường hợp nạp Giáp là một sai lầm? Phải chăng Âm Dương trong trường hợp này là các cung Âm Dương được qui ước:
Tư;Dần;Th́n;Ngọ;Thân;Tuất.
Sửu;Măo;Tỵ;Mùi;Dậu;Hợi?
* Sự tạp loạn của phần nạp Giáp ở các quẻ Âm; Ko theo qui luật nào. Đành rằng "Nếu chỉ có tính qui luật và hợp lư ko thôi th́ chưa đủ chứng tỏ tính chân lư". Nhưng "ko thể có tính chân lư mà lại ko hàm chứa sự hợp lư và qui luật".
Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự chia sẻ của quí vị.
Thiên Sứ
Sửa lại bởi ThienSu : 14 May 2004 lúc 4:43pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách

Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 39 of 311: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 8:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ông Thiên Sứ thân,
Ông quên rằng có thêm điều kiện nữa là 3 âm phục tùng 3 dương và phải thành cặp(có lư do), nên Tốn Li Đoài không thể nào khởi ở âm được.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 40 of 311: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 8:52pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bác VDTT thân mến!
Tôi đồng ư với bác là Âm phải theo Dương. Nhưng tôi thật sự ko giỏi bói Dịch. Bác có thể cho biết rơ hơn và cụ thể trong trường hợp nạp Giáp này chúnh phải như thế nào ?
Rất cảm ơn bác.
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|