Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 264 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: T̀M HIỂU KINH KIM CANG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 1 of 19: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 11:49am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Chủ đề này rất khó với tôi và mọi người, tôi hiểu rơ điều đó. Trí tuệ ḿnh đă đến đâu mà dám nói về kinh Kim Cang, một bộ kinh trác tuyệt trong kinh điển đại thừa. Thực sự khi lần đầu nghe giảng về Kinh Kim Cang tôi rất sửng sốt và xúc động v́ nó đánh vỡ các chấp trước và sai lầm mà ḿnh vẫn mắc phải từ trước đến nay trong con đường thực hành Phật Pháp. Chính từ lúc đó đă có mong muốn đem những lời giảng về bộ Kinh này tới mọi người.

Trên diễn đàn có nhiều vị tiền bối có hiểu biết sâu sắc về Phật học, chắc chắn sẽ có nhiều vị giúp kiến giải rơ ràng và sâu sắc thêm, rất mong các tiền bối K.K.Minh Tâm, tiền bối Hoàng Quy Sơn, tiền bối Pháp Vân, NgocLinhTu... cùng các bậc tiền bối và các hội viên có hiểu biết khác giúp đỡ và đóng ghóp.
Rất biết ơn và tôn kính tới bác tranngocai đă khuyến khích và giúp đỡ tôi trong đề tài này.

Lời giảng giải về kinh sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ Hoà Thượng Thích Thanh Từ, Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Hoà Thượng Thích Chơn Quang... chứ không nhất thiết từ một nguồn duy nhất. Qua đó ta có thể tiếp nhận được nhiều cách kiến giải hơn về Kinh Kim Cang.

V́ kiến thức về Phật học c̣n kém, cách hành văn chưa sáng sủa nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khiếm khuyết và thiếu sót trong quá tŕnh đăng tải Kinh Sách, mong các tiền bối cùng với các hội viên đọc bài giúp đỡ, ghóp ư sửa đổi và châm trước cho.

Sửa lại bởi QuangQuy : 03 April 2005 lúc 11:51am
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 2 of 19: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 12:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Giá trị của Kinh Kim Cang không chỉ đơn thuần là ở trí tuệ và công đức mà kinh đem lại. Chính Đức Phật đă xác nhận giá trị của bộ Kinh thông qua lời xác nhận:

"Tất cả các vị Đại Bồ Tát và Chư Phật đều từ Kinh này sinh ra"

Nếu chưa hiểu nhiều về Kinh Kim Cang, ta sẽ nghi ngờ về câu nói trên, nhưng thực tế khi đă hiểu Kinh Kim Cang ta sẽ không c̣n nghi ngờ về câu nói trên của Đức Phật.

Với hiểu biết hạn hẹp của ḿnh chỉ dám xin kiến giải các ư sau của kinh Kim Cang:

1)Sự bố thí của Bồ Tát. Bồ tát bố thí bất trụ tướng cũng là bài học cho chúng ta trong quá tŕnh làm phước và tu học Phật Pháp. Tất cả chúng ta không ít th́ nhiều đă từng làm các việc thiện, ta chỉ hiểu mơ hồ là làm việc thiện không chấp công. Nhưng Kinh Kim Cang sẽ kiến giải rơ hơn về sự bố thí này.

2) Sự hàng phục tâm, đưa tâm vào định

Từ đó rút ra ư nghĩa của việc làm công đức với tâm vô ngă và cách hàng phục tâm của chư Đại Bồ Tát.
Con đường đó cũng sẽ là con đường chúng ta sẽ đi trong mai sau khi mong muốn độ sinh cho tất cả chúng sinh trong Pháp Giới.
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 3 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:29am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

LƯỢC KHẢO



Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.

A- Những nhà phiên dịch Phạn-Hán:


1- Ngài Cưu-ma-la-thập (Kumărajiva) ở chùa Thảo Đường tại Trường An. Vào niên hiệu Hoằng Thủy năm thứ tư, tức là năm 402 Tây lịch, thuộc đời Dao Tần, Ngài dịch tên kinh là "Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật". Đây là bản có giá trị nhất, được gọi là định bản, v́ bản dịch này được mọi người dùng để tŕ tụng. Bản này nằm trong bộ Tam Bảo tụng hằng ngày ( Kinh nhật tụng).

2- Ngài Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) đời Ngụy dịch tên kinh cũng đồng với bản trên tức là "Kim Cang Bát-nhă ba-la-mật" vào khoảng 508 Tây lịch.

3- Ngài Ba-la-mật-đà (Paramàrtha) -Trung Hoa dịch là Chân Đế- dịch vào đời Trần, khoảng giữa thế kỷ thứ VI, để tên là "Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật".

4- Ngài Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta) đời Tùy, khoảng đầu thế kỷ thứ VII dịch tên cũng đồng là "Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật".

5- Ngài Huyền Trang đời Đường, khoảng giữa thế kỷ thứ VII, dịch chung trong bộ Đại Bát-nhă, 600 quyển, gồm 16 hội, "Kim Cang" là hội thứ 9, quyển 577 trong bộ Đại Bát-nhă.

6- Ngài Nghĩa Tịnh, đời Đường đầu thế kỷ thứ VIII, dịch tên kinh là "Phật thuyết năng đoạn Bát-nhă ba-la-mật-đa kinh". Ngài có đi Ấn Độ mang bản chữ Phạn về.

Sáu nhà dịch đồng một bản kinh, nhưng về sau được chú ư nhất là bản của các ngài Cưu-ma-la-thập, ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh.


B- Những nhà sớ giải:

Kinh Kim Cang rất được các thiền sư và giảng sư Trung Hoa chú ư sớ giải, có cả thảy độ mười nhà.

1- Ngài Trí Khải đời Tùy để tên là "Kim Cang Bát-nhă kinh sớ" gồm một quyển.

2- Ngài Kiết Tạng đời Tùy để tên là "Kim Cang Bát-nhă sớ", gồm bốn quyển.

3- Ngài Khuy Cơ đời Đường để tên là "Kim Cang Bát-nhă kinh tán thuật" gồm hai quyển.

4- Ngài Tông Mật tức ngài Khuê Phong cũng ở đời Đường, để tên là "Kim Cang Bát-nhă kinh sớ luận toát yếu" gồm hai quyển.

5- Ngài Trí Nghiêm cũng thuộc đời Đường, để tên là "Kim Cang Bát-nhă ba-la-mật kinh lược sớ" gồm hai quyển.

6- Ngài Tử Cừ đời Tống, để tên là "Kim Cang kinh toát yếu san định kư" gồm bảy quyển.

7- Ngài Tông Lặc và Như Khởi vào đời Minh, để tên là "Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật chú giải" gồm một quyển.

8- "Kim Cang chư gia" trích lời giảng của các thiền sư .

9- Gần đây có ngài Thái Hư, để tên là "Kim Cang giảng lục".

10- Gần đây nhất là cư sĩ Giang Vị Nông, để tên là "Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật kinh giảng nghĩa".

C - Những nhà phiên dịch Hán Việt:


1- Ḥa thượng Thích Trí Tịnh dịch trong bộ Tam Bảo tụng hằng ngày.

2- Ḥa thượng Thiện Hoa dịch trong bộ Phật Học Phổ Thông (tức là trong mười hai nấc thang giáo lư).

3- Thượng tọa Huệ Hưng dịch quyển Kim Cang Giảng Lục của ngài Thái Hư.

4- Cư sĩ Đồ Nam dịch bản của ông Giang Vị Nông.

Quyển Kim Cang chư gia cũng được dịch.

D - Sự liên hệ giữa kinh Kim Cang và Thiền tông.

Dĩ nhiên ai cũng biết đức Lục tổ khi gánh củi vào khách điếm bán, thấy có người đang tụng kinh Kim Cang, đức Lục tổ nghe qua, tâm liền khai ngộ, mới hỏi thăm và được biết là Ngũ tổ Huỳnh Mai dạy đồ đệ tŕ tụng "Kim Cang", do đó Ngài t́m đến học đạo.

Trong Thiền tông lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổ trao bốn quyển kinh Lăng-già (Lankà) để làm tâm ấn. Đến đời Ngũ tổ, thấy Kim Cang là quyển kinh tối yếu trong nhà Thiền, Ngài dạy: Chẳng những tăng ni mà cả cư sĩ đều nên tŕ tụng kinh Kim Cang. Ngũ tổ chủ trương dùng kinh Kim Cang để ấn tâm, thế nên khi Lục tổ đến học, vào trước giờ truyền y bát, Ngài đem kinh Kim Cang ra giảng. Khi giảng đến câu Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Lục tổ hoàn toàn liễu ngộ. Như vậy Lục tổ ngộ đạo và được truyền y bát làm Tổ cũng nhân nơi kinh Kim Cang. Do đó chúng ta thấy rơ tầm quan trọng của kinh này đối với Thiền tông. Sau này kinh Kim Cang được xem như tâm ấn trong nhà Thiền. Trong các chùa, các thiền viện bộ kinh này được xem như kinh Nhật Tụng.

Ngài Khuê Phong cũng bảo: Kim Cang là bộ kinh quí đáng để ấn tâm.

Học kinh Kim Cang là học thẳng vào phương pháp tu Thiền.

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 4 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:42am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Đoạn 1-8




Bản giảng này là y theo bản dịch của ngài Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập, v́ bản này được công nhận là văn chương lưu loát và sâu sắc hơn hết. Nếu xem lại bản của ngài Nghĩa Tịnh cũng như của ngài Huyền Trang, chúng ta thấy cả hai bản dịch đều nặng về văn nghĩa. Ngài La-thập không kẹt trong văn nghĩa, chỉ cốt làm sao cho ta nhận được lời Phật dạy, ư Phật nói, nên văn dịch của Ngài thâm thúy và gẫy gọn dễ hiểu.

Thái tử Chiêu Minh đời Lương, khi đọc Kim Cang, lănh hội được ư chỉ nên chia quyển kinh làm ba mươi hai phần để cho người đọc dễ nhận hiểu.





Sửa lại bởi QuangQuy : 04 April 2005 lúc 6:45am
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 5 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:46am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

ĐỀ KINH: Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật.



- Kim Cang là một chất cứng hay phá các thứ khác mà các kim loại khác không phá được nó.

- Bát-nhă là âm theo tiếng Phạn.

- Ba-la-mật là âm theo tiếng Phạn.

- Kinh là chữ Hán.

Đề kinh gồm cả chữ Hán lẫn chữ Phạn. Người Trung Hoa khi dịch kinh, chữ nào dịch được th́ dịch, chữ nào không thể dịch hết nghĩa th́ để nguyên âm tiếng Phạn.

Bát-nhă nghĩa chánh là trí tuệ.

Ba-la-mật hoặc dịch là đến bờ kia hoặc dịch là cứu kíùnh viên măn. Trí tuệ được cứu kính viên măn gọi là Bát-nhă ba-la-mật, v́ nếu chỉ nói "trí tuệ" e có lầm lẫn. Ở thế gian người khôn ngoan lanh lợi cũng gọi là người có trí tuệ, thế nên từ ngữ "Trí tuệ Bát-nhă" là để giản trạch cho đừng lầm với trí tuệ của người thế gian. Trí tuệ Bát-nhă là trí tuệ thấu được lư thật, thấy được thể chân thật của các pháp, không c̣n kẹt trong các kiến chấp, trong những cái nh́n thiên lệch chưa thấu đáo. Do thấu được lẽ thật, nên trí tuệ này khi đến chỗ cứu kính chẳng những phá được tất cả tà thuyết ngoại đạo mà c̣n dẹp hết những mê lầm chấp trước của mọi người. Cho nên khả năng công phá đó vượt hơn tất cả, dụ như kim cương là chất cứng nhất có thể phá tan các kim loại khác mà các thứ khác không phá hoại được nó. Kim Cang Bát-nhă ba-la-mật là một trí tuệ vững chắc, kiên cố phá dẹp tất cả tà thuyết ngoại đạo làm cho chúng ta sạch hết những chấp trước sai lầm, những mê mờ đen tối để đến bờ giải thoát, giác ngộ.

Kinh là những lời giảng dạy của đức Phật góp lại thành bộ. Kinh là khế kinh tức là khế lư và khế cơ. Tất cả những kinh Phật đều phải đủ hai nghĩa khế lư khế cơ, nghĩa là vừa hợp chân lư, vừa hợp căn cơ người. Thiếu một trong hai điều kể trên th́ chưa gọi là kinh được, v́ chủ yếu của đạo Phật cốt giáo hóa chúng sanh giác ngộ, thấy được lẽ thật (đúng chân lư) và chúng sanh tin nhận được (hợp căn cơ). Khế cơ và khế lư c̣n có thể hiểu là tùy duyên và bất biến. Kinh Phật nói ngàn đời cũng không sai, đó là bất biến; nhưng vào mỗi thời theo căn cơ mà nói, hoặc thấp hoặc cao, đó là tùy duyên.

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 6 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:48am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

ĐOẠN 1 : PHÁP HỘI NHÂN DO




Như thị ngă văn: Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y tŕ bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngậtù, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu ṭa nhi tọa.

DỊCH:

NGUYÊN DO CỦA PHÁP HỘI.

Tôi nghe như vầy: Một hôm đức Phật ở nước Xá-vệ (Sràvasti) tại rừng Kỳ-đà (Jeta) trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ-kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá-vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải ṭa ngồi.





Sửa lại bởi QuangQuy : 04 April 2005 lúc 6:55am
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 7 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:58am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy


GIẢNG:

Đoạn này diễn tả pháp hội Phật nói kinh Kim Cang.

Phần đầu chỉ cho lục chủng chứng tín. Sáu điều này mở đầu kinh nào cũng như thế cả. Đây giống như một lối biên bản của ngài A-nan (Ananda) để cho thấy lời Ngài nói có giá trị thật.

"Như thị ngă văn" là "Tôi nghe như vầy", chỉ cho người nghe và pháp được nghe. "Tôi" chỉ người nghe tức ngài A-nan. "Như vầy" là pháp được nghe tức là đề tài trong buổi thuyết pháp.

"Nhất thời" chỉ thời gian. V́ thuở xưa thời gian mỗi nước mỗi khác cho nên chỉ nói một hôm, chớ không xác định hôm đó là mấy giờ ngày mấy tháng mấy.

Phật là vị chủ tọa trong buổi nói pháp.

Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên là nơi Phật thuyết pháp.

Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên: Trưởng giả Cấp Cô Độc tên thật là Tu-đạt-đa (Sudatta), do ông hay bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ cô độc nên được gọi là Cấp Cô Độc. Ông muốn mua vườn của thái tử Kỳ-đà để cất tinh xá thỉnh Phật đến thuyết pháp. Thái tử bảo ông đem vàng lót đầy vườn th́ thái tử sẽ bán vườn cho ông. Khi ông trải vàng gần xong, thái tử vui vẻ bảo thôi đừng chở vàng thêm nữa và thái tử cũng xin cúng tất cả cây cối trong vườn cho đức Phật, do đó nên thành tên rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc.

Chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị là cử tọa. Thời gian, nơi chốn và số cử tọa cho thấy bài kinh này không phải tự ư ngài A-nan nói, mà do Ngài nghe trong hội thuyết pháp gồm cả thảy một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo.

Sáu điều trên đây gọi là lục chủng chứng tín, nghĩa là sáu điều làm bằng chứng để cho chúng ta tin kinh này không phải tự ư ngài A-nan nói ra, mà chính là Ngài thuật lại buổi thuyết pháp của đức Phật.

Đến phần thứ hai tả cảnh Phật sắp nói pháp.

Khi ấy là buổi sáng gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực.

Khất thực theo thứ lớp: Nếu hàng phật tử thỉnh thọ trai th́ không cần theo thứ lớp, cứ đi thẳng đến nhà thỉnh ḿnh. C̣n khất thực theo thứ lớp, là trong xóm có nhà nghèo, nhà giàu, cứ tuần tự đến nhà thứ nhất, nếu không được cúng dường th́ đến nhà thứ hai, thứ ba v.v… không phân biệt giàu nghèo đến khi được cúng dường th́ về.

Thọ trai xong, xếp y, dẹp bát, rửa chân rồi, trải ṭa ngồi kiết già. Đoạn này tả lại cuộc sống b́nh dị của đức Phật, sáng đi khất thực, về ăn xong rửa bát, xếp y, rửa chân, trải ṭa ngồi kiết già, sắp nói chuyện với chúng. Đó là ư thâm sâu muốn chỉ rằng chân lư không ngoài việc b́nh thường để đánh tan ḷng hiếu kỳ, tưởng chân lư là những ǵ mầu nhiệm ngoài việc b́nh thường. Thấy được chân lư trong việc b́nh thường là thấy đạo, nếu trái lại là lạc hướng.

Khi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi ngài Nam Tuyền "Thế nào là đạo?" th́ Nam Tuyền trả lời "B́nh thường tâm thị đạo", nghĩa là tâm b́nh thường là đạo.

Ông Lư Tường đến hỏi ngài Dược Sơn Duy Nghiễm "Thế nào là đạo?" Ngài bảo "Vân tại thanh thiên, thủy tại b́nh", nghĩa là mây trên trời xanh, nước trong b́nh. Việc b́nh thường này hợp với tinh thần Đại thừa.
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 8 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 6:58am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

ĐOẠN 2 : THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH




Thời trưởng lăo Tu-bồ-đề tại đại chúng trung, tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính nhi bạch Phật ngôn: "Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?" Phật ngôn: "Thiện tai, thiện tai! Tu-bồ-đề, như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát, nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm". "Duy nhiên, Thế Tôn! Nguyện nhạo dục văn".
DỊCH:
THIỆN HIỆN THƯA HỎI.
Khi ấy trưởng lăo Tu-bồ-đề (Subhuti) ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áo bên mặt, gối mặt qú xuống đất, chấp tay cung kính bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Rất ít có, đức Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ-tát, khéo phó chúc các vị Bồ-tát. Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia?" Đức Phật bảo: "Lành thay, lành thay! Này Tu-bồ-đề, như lời ông nói, Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ-tát, khéo phó chúc các vị Bồ-tát, nay ông hăy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ v́ ông mà nói. Người thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm kia". - "Xin vâng, bạch Thế Tôn! Con nguyện thích được nghe".

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 9 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:01am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

GIẢNG:

Đây là phần thưa hỏi của ngài Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề là một vị A-la-hán thâm hiểu lư Bát-nhă. Có chỗ dịch là Thiện Hiện, có chỗ dịch Không Sanh, có chỗ dịch Kiết Tường. Nói Tu-bồ-đề là dịch âm tiếng Phạn. Trong Đại Bát-nhă dịch là Thiện Hiện, đây nói Tu-bồ-đề cũng chỉ là một vị. Thiện Hiện là khéo hiện. Ngài Tu-bồ-đề thuộc hàng trưởng lăo.

Trước hết là phần nghi thức. Theo lễ nghi Ấn Độ, khi đệ tử muốn thưa hỏi Phật điều ǵ th́ phải bày vai áo bên mặt, qú gối mặt xuống rồi chấp tay cung kính thưa hỏi.

Hộ niệm: Hộ là bảo hộ, niệm là nhớ nghĩ.

Phó chúc là trao dặn lại.

Trước hết ngài Tu-bồ-đề tán thán Phật: Đức Thế Tôn là bậc ít có trong thế gian, Ngài thường bảo hộ và nhớ nghĩ các vị Bồ-tát, khéo trao dặn lại các vị Bồ-tát.

Tán thán Phật xong rồi, ngài Tu-bồ-đề bắt đầu thưa hỏi.

Phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là phát tâm cầu thành Phật.

Ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật: Giả sử có người thiện nam, thiện nữ muốn phát tâm cầu thành Phật th́ phải làm sao để an trụ tâm đó và làm sao hàng phục được tâm đó? Làm sao an trụ, làm sao hàng phục tâm kia? là hai câu hỏi then chốt của toàn bộ kinh, hai câu hỏi quan trọng cho sự tu hành. Tất cả chúng ta, ai đă phát tâm tu theo đạo Phật, đều nguyện tiến tới Phật quả, nhưng muốn tiến tới Phật quả phải làm sao? Tức là phải an trụ tâm và hàng phục tâm, v́ nếu c̣n tâm điên đảo làm sao thành Phật được? Thế nên đó là chỗ chính yếu của người tu. Phát tâm vô thượng là đặt mục tiêu ḿnh tiến, nhưng an trụ trong đó và hàng phục vọng tưởng không phải là chuyện dễ. Phát tâm cầu thành Phật là buổi đầu, nhưng c̣n nhiều chướng ngại phải vượt qua.

Phật thừa nhận lời tán thán của ngài Tu-bồ-đề là đúng nên đức Phật bảo rằng: "Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói, Như Lai thường hộ niệm các vị Bồ-tát và khéo phó chúc các vị Bồ-tát". Bởi v́ đức Phật luôn luôn nhớ nghĩ làm sao cho các vị Bồ-tát được tiến lên Phật quả và dặn ḍ các vị Bồ-tát làm lợi ích cho chúng sanh để cùng tiến lên Phật quả. Đó là chủ đích mà đức Phật hằng mong mỏi và hằng giáo hóa.

Tiếp đến Phật dạy: Bây giờ ông phải lắng tâm nghe cho kỹ, tôi sẽ v́ ông mà nói. Những người thiện nam, thiện nữ nào phát tâm cầu thành Phật th́ nên như lời tôi dạy ở sau mà an trụ tâm, nên như lời tôi dạy ở sau mà hàng phục tâm. Đó là lời của Phật hứa sẽ dạy, ngài Tu-bồ-đề thưa: Xin vâng, đức Thế Tôn con nguyện thích được nghe những lời này. Đây là bắt đầu thời thuyết pháp chánh.

Qua đoạn này chúng ta thấy rơ tinh thần người xưa đến học đạo. Trong hội chúng đông đảo, khi đức Phật thọ trai xong, trải tọa cụ ngồi kiết già rồi, ngài Tu-bồ-đề theo đúng nghi lễ qú gối chấp tay tán thán Phật trước, kế đến mới thưa hỏi những điểm quan trọng. Như vậy đức Phật thuyết pháp là do đệ tử có những thắc mắc nghi ngờ đem ra thưa hỏi, nhân đó đức Phật mới thuyết pháp. Hiện nay chúng ta đi chùa học đạo cũng vậy, khi nào có ǵ thắc mắc cũng đem ra hỏi, như thế chính ḿnh có lợi và cũng lợi cho những người chung quanh.

Ai muốn hàng phục được tâm ḿnh, an trụ được tâm ḿnh, phải theo dơi lời Phật dạy ở sau.



Sửa lại bởi QuangQuy : 04 April 2005 lúc 7:02am
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 10 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:07am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

ĐOẠN 3: ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG



Phật cáo Tu-bồ-đề: Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noăn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngă giai linh nhập vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhược Bồ-tát hữu ngă tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức phi Bồ-tát.



DỊCH:
ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có h́nh sắc, hoặc không h́nh sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. V́ cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát c̣n có tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.


Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 11 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:12am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Đoạn này có nhiều cách giải thích, cách hiểu khác nhau:


1) Theo Hoà Thượng Thích Thanh Từ:


Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 12 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:14am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

GIẢNG:


- Chín loài chúng sanh chỉ trùm tất cả chúng sanh.

- Niết-bàn nghĩa là vô sanh. Niết-bàn có hữu dư y Niết-bàn và vô dư y Niết-bàn. Những vị chứng quả A-la-hán, được vô sanh nhưng c̣n thân h́nh tướng th́ gọi là hữu dư Niết-bàn; được Niết-bàn sau khi xả thân nghĩa là được vô sanh sau khi không c̣n thân tướng th́ gọi là vô dư Niết-bàn.

- Bốn tướng:

Tướng ngă: Thấy có ḿnh thật.

Tướng nhân: Thấy có người thật.

Tướng chúng sanh: Thấy tất cả loài có thật.

Tướng thọ giả: Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 13 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:16am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Đây là đến phần Phật trả lời hai câu hỏi trước của ngài Tu-bồ-đề. Câu hỏi đầu là an trụ tâm, câu hỏi thứ hai là hàng phục tâm, nhưng khi trả lời đức Phật đổi lại trả lời câu hỏi hàng phục tâm trước và câu hỏi an trụ tâm sau. Trong đoạn này Phật dạy cách hàng phục tâm tức chỉ phương pháp tu hành. Đức Phật dạy: Đối với tất cả loài chúng sanh ta đều đưa họ vào chỗ Niết-bàn không c̣n h́nh tướng để họ được diệt độ. Diệt độ như thế không biết bao nhiêu chúng sanh mà thật không có một chúng sanh nào được diệt độ. Đó là hàng phục được tâm, quí vị làm được điều đó không? Phật lại bảo tiếp: Tại sao thế? V́ nếu Bồ-tát c̣n một tướng ngă hay tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả th́ không phải là Bồ-tát.

Phật trả lời khó hiểu quá, thấy như lạc đề. Đây là chỗ chính yếu nhưng vừa mở đầu chúng ta thấy ngỡ ngàng, chúng ta mong Phật trả lời làm sao hàng phục tâm mà đức Phật trả lời như thế này th́ làm sao hàng phục tâm được. Tôi không nói loài sanh bằng trứng, những loài sanh chỗ ẩm ướt, những loài sanh do biến hóa, những loài có sắc, không sắc v.v… mà chỉ nói những loài thai sanh và trong loài sanh bằng thai, tôi hạn chế trong loài người thôi. Chừng nào chúng ta độ tất cả loài người vào vô dư Niết-bàn mà không thấy họ được diệt độ, chừng đó chúng ta mới hàng phục được tâm. Vậy chừng nào chúng ta làm được việc đó? Nếu như không làm được việc đó th́ hàng phục tâm không được. Tại sao hỏi hàng phục tâm mà Phật dạy độ chúng sanh ở ngoài? Đó là điều khó, từ xưa đến giờ chính khi chúng tôi học, đến chỗ này chúng tôi cũng lắc đầu, điều Phật dạy rất khó áp dụng trong việc tu hành. Nếu chúng ta hiểu theo lời theo chữ th́ sẽ có hai điểm không thể thực hiện được. Điểm thứ nhất là chúng ta thấy Phật chưa thành Phật. Tại sao? V́ khi đức Phật thành Phật, thử hỏi tất cả người - chỉ nói là người thôi - ở Ấn Độ, Phật đă độ được vào vô dư Niết-bàn hết chưa? Chúng ta thấy rơ rằng lúc đó c̣n ngoại đạo rất nhiều, Ngài chỉ độ một số mấy ngàn vị thôi chớ đâu phải tất cả, vậy tại sao Ngài được thành Phật? Nếu hàng phục tâm chưa được th́ làm sao thành Phật? Điểm thứ hai là Phật dạy chúng ta làm một việc mà không bao giờ chúng ta làm nổi. Thử hỏi tất cả quí vị cũng như chúng tôi, ai đă được vô dư Niết-bàn? Thế mà chúng ta phải đưa tất cả chúng sanh vào vô dư Niết-bàn, chừng đó ḿnh mới hàng phục được tâm. Vậy đến bao giờ chúng ta mới làm được việc đó? Chỗ ḿnh chưa đạt tới mà Phật bảo ḿnh độ người đạt được chỗ đó, làm sao chúng ta làm được? Cũng như chúng ta c̣n dốt mà bảo dạy tất cả người đậu tiến sĩ hết, chừng đó mới được làm quan th́ thật là vô lư. Thế nên nếu học kinh Phật, nhất là kinh Đại thừa, mà hiểu theo chữ, theo lời th́ không làm sao giải thích được.

Điểm thứ nhất ta thấy mâu thuẫn với Phật, điểm thứ hai mâu thuẫn với chúng ta, như thế làm sao có thể áp dụng trong việc tu hành? Nhưng đến sau này khi tu thiền và đọc sách thiền rồi, chúng tôi mới giật ḿnh, không ngờ ḿnh không hiểu lời Phật nói. Kinh nói trong chúng ta có đủ cả thập pháp giới, đó là tứ thánh và lục phàm. Quí vị thấy có khi chúng ta phát ḷng từ bi giống như Phật, như Bồ-tát, có khi chúng ta xấu xa như con heo, con ḅ, có khi chúng ta hung dữ như con cọp, con sói. Trong chúng ta có đủ trăm thứ nghĩ, tốt xấu lẫn lộn. Thế nên mỗi một dấy niệm về người th́ đó là một chúng sanh thai sanh, một dấy niệm về chim chóc th́ đó là chúng sanh noăn sanh, một dấy niệm về con bướm, con ong th́ đó là hóa sanh, một dấy niệm về con đom đóm đó là thấp sanh, nghĩ đến hư không đó là chúng sanh vô sắc, dấy niệm về con người có tưởng, đó là chúng sanh có tưởng, dấy niệm buông hết vọng tưởng, buông hết cả những tâm tưởng đó là chúng sanh vô tưởng… dấy niệm là sanh. Tại sao? Bởi v́ khi lặng th́ không có niệm, mà niệm dấy lên là do duyên với cảnh hoặc người, hoặc vật. Vọng thức bên trong duyên theo bóng dáng của vọng trần, cả hai phối hợp nhau mà sanh nên gọi là chúng sanh. Mỗi một niệm dấy lên như vậy là một chúng sanh. Những chúng sanh do niệm vừa dấy lên đó chúng ta liền độ vào vô dư Niết-bàn. Làm sao độ? Chúng sanh đó dấy lên, ta biết chúng sanh này giả tức nhiên nó lặng xuống chỗ không sanh và khi nó lặng xuống không c̣n thấy tăm dạng nên gọi là vô dư Niết-bàn. Như thế chúng ta thấy đức Phật độ hết chúng sanh, Ngài hàng phục được tâm, Ngài thành Phật. Như thế mới có lư, mới đúng sự thật.

Cũng thế nếu những vọng tưởng của chúng ta đang điên cuồng chạy ngược, chạy xuôi theo có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng… theo tất cả h́nh tướng bên ngoài, bây giờ chúng ta đưa nó vào vô dư Niết-bàn, vào chỗ lặng lẽ không sanh diệt, tâm chúng ta không c̣n loạn nữa, đó là chúng ta hàng phục được tâm. Hiểu như vậy chúng ta mới tu được. Như thế chúng ta mới thấy rơ đức Phật thành Phật trong khi tất cả chúng sanh vẫn c̣n. Ngài hàng phục được tâm của Ngài nên mới được đến chỗ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như bây giờ chúng ta vừa phát tâm tu th́ chúng ta cũng hàng phục như vậy, lần lần tâm an định chúng ta mới tiến bộ được. Nếu cứ lo độ chúng sanh ở ngoài trong khi chính ḿnh chưa độ được ḿnh th́ độ được ai?

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 14 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:17am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy

Hiểu như vậy rồi chúng ta thấy kinh Phật rất cao siêu, lời lẽ diễn tả những h́nh ảnh mà chúng ta không hiểu là những h́nh ảnh đó quy về ḿnh rồi chúng ta cứ tưởng là việc bên ngoài. Khi chúng ta tưởng như thế chúng ta sẽ thối chí không biết làm sao thực hành. Thế nên ngày xưa chính tôi đă từng nói rằng: Kinh Đại thừa chắc chỉ để trên gác thờ, không thể áp dụng trong việc tu hành, nhưng nay chúng ta hiểu rơ rồi, mới thấy chính đoạn này trả lời rất sát câu hỏi của ngài Tu-bồ-đề. Ngài Tu-bồ-đề hỏi làm sao hàng phục được tâm? Phật dạy: Một niệm dấy lên là một chúng sanh, đưa những niệm đó vào chỗ vô sanh là hàng phục tâm. Đây là tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ. Rơ ràng là Phật trả lời việc hàng phục tâm. Nếu nói độ tất cả chúng sanh th́ ta thấy như là người hỏi việc bên trong mà Phật trả lời việc bên ngoài, không dính dáng ǵ với nhau. Nhưng ở đây, chúng ta đă thấy rơ ư nghĩa độ tất cả chúng sanh, đó là đưa tất cả niệm vào chỗ không c̣n sanh diệt. Khi nào thực hành quí vị mới thấy rơ. Một niệm dấy lên nghĩ về người, chúng ta liền nói niệm đó giả dối không thật, không theo. Khi biết nó giả, ta không theo th́ nó lặng xuống, lặng xuống chỗ không c̣n thấy tướng mạo, đó là vô dư Niết-bàn. Không sanh là Niết-bàn, không c̣n tướng mạo là vô dư . Bao nhiêu niệm đều đưa vào đó nên nói độ tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được diệt độ, nghĩa là đưa tất cả vào đó hết mà không c̣n thấy có một người nào hay một niệm nào thật. Quí vị thấy thật là khó, khó ngay ở buổi đầu.

Thế nên Phật nói tiếp: V́ cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát c̣n tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, th́ không phải là Bồ-tát. Tại sao vậy? Bởi v́ một niệm dấy lên tức là có chấp ngă trong đó. Quí vị nhớ từ cái chấp ngă của Đại thừa đi lần đến chấp ngă sâu kín vi tế của Thiền tông. Hai cái tương ưng nhau. Chấp ngă của Đại thừa là chấp thân làm ngă và chấp tâm làm ngă. Từ cái chấp thân, tâm làm ngă đến niệm dấy lên chấp niệm đó là ḿnh, đó cũng là chấp ngă. Niệm dấy lên cho là ḿnh nghĩ, đó là chấp ngă. Tại sao? Dấy niệm là suy nghĩ về người, suy nghĩ về cảnh, thử hỏi ai nghĩ, ai nghĩ về người, ai nghĩ về cảnh? Thô th́ chấp thân này, tế th́ chấp một niệm, v́ vậy c̣n thấy một niệm thật là c̣n có tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả; nếu đưa hết những niệm vào vô dư Niết-bàn rồi th́ đâu c̣n tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Người làm được như vậy, đức Phật nói: Đó là Bồ-tát độ chúng sanh.

Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 15 of 19: Đă gửi: 04 April 2005 lúc 7:17am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy


Quí vị thấy mỗi ngày chúng ta ngồi ở tảng đá chơi, hoặc ngồi ở trước hành lang nhà, hoặc ngồi trong vườn, nếu chúng ta cứ lo độ chúng sanh như vậy, nghĩa là mỗi chúng sanh dấy lên chúng ta đưa vào vô dư Niết-bàn, đó cũng là Bồ-tát độ chúng sanh rồi. Tại sao gọi là Bồ-tát? V́ Bồ-tát là một chúng hữu t́nh giác ngộ và đem sở giác của ḿnh giáo hóa kẻ khác, tức là tự giác và giác tha. Niệm dấy lên chúng ta biết nó là hư giả, đó là giác; giác rồi đưa nó vào chỗ vô sanh, đó là độ chúng sanh. Như vậy quí vị thấy giờ nào mà không độ chúng sanh? Chúng ta độ chúng sanh đó th́ sẽ đi đến chỗ an trụ Niết-bàn. Tóm lại đức Phật chủ yếu dạy chúng ta đối với tất cả niệm khởi về người về vật v.v… muôn ngàn h́nh tướng đều cho lặng xuống hết, lặng vào chỗ không c̣n sanh diệt, khi đó là hàng phục tâm. Tâm chúng ta không c̣n loạn động nữa, mà hết loạn động tức là chúng ta hàng phục được tâm thuần thục. Như thế câu trả lời rất là xác đáng. Và như vậy mới hết tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Hiện giờ có nhiều người không hiểu, cho thân này là ngă nên bảo: "Thôi tôi xả thân, tôi không nghĩ ǵ đến tôi hết, tôi bố thí tất cả thức ăn, thức mặc, cái ǵ tôi cũng không kể", nhưng niệm của họ vẫn c̣n khởi th́ cái xả đó vẫn chưa sạch. Tỉ dụ cứ nghĩ ta là người bố thí, ta là người nhẫn nhục tức là c̣n ngă chớ ǵ? Cho nên c̣n một niệm là c̣n ngă, cái ngă tế nhị như vậy. Thành ra có nhiều người làm việc coi như xả ngă mà chính là nuôi cái ngă thêm to, đó là cái ngă vọng tưởng ở tâm. Thế nên khi hiểu rồi quí vị mới thấy ở đây đức Phật bảo: Độ tất cả chúng sanh mà không thấy có một chúng sanh nào được diệt độ. Tại sao? V́ nếu Bồ-tát c̣n bốn tướng đó không phải là Bồ-tát. C̣n bốn tướng là c̣n dấy niệm thấy có ḿnh tức có ngă, mà có ngă tức là có nhân, có chúng sanh, có thọ giả… Có dấy niệm mới chấp, mới nghĩ ta phải người quấy, mới thấy ta hay người dở v.v… nếu không dấy niệm th́ chấp cái ǵ? Đó là chỗ cứu kính trong việc tu hành. Hiểu được rồi chúng ta thấy rơ ràng vừa bước vào đoạn thứ nhất là đă biết được phương pháp tu hành.
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
QuangQuy
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 410
Msg 16 of 19: Đă gửi: 09 April 2005 lúc 6:38am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangQuy




Một số ư cần hiểu trước khi đi sâu vào Kinh:




Ở đây, cần t́m hiểu một số vấn đề trước khi đi sâu vào Kinh Kim Cang, nếu không càng đi sâu vào Kinh sẽ càng sinh hoài nghi về giá trị chân thật của Kinh v́ về sau sẽ có nhiều đoạn Kinh công phá mănh liệt vào những định kiến trước kia của chúng ta, v́ khi chúng ta thấy Kinh sai lệch với định kiến mà chúng ta đang chấp nên sẽ không thể tiếp thu và chấp nhận được kinh Kim Cang. Do vậy khi đọc Kinh Kim Cang cần dẹp bỏ các định kiến sang một bên và tiến tới sẽ trừ bỏ các định kiến này. Giá trị của Kinh rất nhiều, nhưng nên biết rằng ngay trong thời hiện tại, Lục Tổ Huệ Năng cũng chỉ nhờ 1 câu trong kinh Kim Cang mà lập tức đốn ngộ đủ thấy giá trị chân thật của kinh Kim Cang.



1) Câu hỏi ngài Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật có mục tiêu rất cao:


"Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?"

Phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là phát tâm cầu thành Phật.

- Câu hỏi ngài Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật có mục tiêu rất cao
:người cầu thành Phật th́ nên hàng phục tâm như thế nào? Ta nhớ rằng phát tâm cầu quả vô thuợng chứ không phải chỉ cầu giác ngộ, giải thoát cho riêng ḿnh. Để cầu thành Phật tức là phải có tâm độ sinh rất lớn. Do vậy đọc Kinh Kim Cang ta cũng phải phát tâm nguyện rộng lớn muốn độ sinh tất thảy mới tương ứng với kinh Kim Cang. Nếu tâm ta c̣n nhỏ hẹp,v́ ḿnh mà tu, v́ ḿnh mà làm phước để hưởng chút phước đức nhỏ bé th́ Kinh Kim Cang chưa thích hợp. Càng về các đoạn Kinh sau ta càng thấy rơ điều này: các vị Bồ tát không chỉ bố thí không chấp, thực hành pháp cũng không chấp mà đến cả công đức, danh hiệu, hành động do các vị Bồ tát tạo ra cũng không c̣n chấp giữ nữa. Đây phải tâm nguyện của các vị Đại Bồ Tát, v́ chúng sinh mà tu.




2) Hàng phục tâm:


Đức Phật đă trả lời ngài Tu Bồ Đề:
Hàng Bồ tát lớn (Bồ tát Ma Ha Tát) phải có tâm nguyện và hành động là đưa vô số chúng sinh được giải thoát niết bàn mà XEM như không Như không ở đây chính là thấy công đức ḿnh tạo ra vô số mà xem như Không. Công đức độ sinh cho vô lượng vô biên chúng sinh là quá lớn phải không? Ngay chúng ta chỉ mong cúng dường được cho 1 vị Alahan đă là rất khó rồi v́ cúng dường bậc chân tu công đức rất lớn, phàm phu chúng ta thấy những việc đó là quá lớn thế mà các vị Bồ Tát (thiện nam thiện nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) chỉ lo độ sinh cho vô số chúng sinh chứ không nghĩ tới bản thân các ngài, làm được rồi nhưng các vị thấy công đức của ḿnh như Không mà thôi. Đây chính là mấu chốt trong hành động của các vị bồ Tát: các vị làm việc thiện với tâm hoàn toàn Vô Ngă.

V́ cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát c̣n có tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.

Bốn tướng:


-Tướng ngă: Thấy có ḿnh thật.

-Tướng nhân: Thấy có người thật.

-Tướng chúng sanh: Thấy tất cả các loài có thật.

-Tướng thọ giả: Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.


3) Áp dụng với việc tu của chúng ta:


- Chúng ta đă từng nghe Nhân Quả, hiểu Kinh Pháp biết rằng làm việc thiện và đạo đức th́ được phước đức nhưng thường chấp vào việc ḿnh làm, chấp vào phước mà ḿnh được hưởng. Bởi v́ chấp vào công đức c̣n thấy có ta làm, người nhận và tất nhiên c̣n thấy cái ta sẽ được hưởng Phước nên làm phước mà lại thành nuôi bản ngă của ḿnh. Do chấp phước, bị trói buộc vào công đức đă làm sinh ra kết quả: phước không được đầy đủ (không trở thành phước vô lậu giải thoát) và ít dần các cơ hội làm phước khác.
- Các vị Đại Bồ Tát v́ không c̣n bị chấp công đức nên các ngài thành tựu vô lượng vô biên công đức mà không cho rằng ḿnh có công đức v́ nếu c̣n thấy ḿnh có công đức tức là c̣n cái ta để hưởng, c̣n cái Ngă để níu giữ.

Chúng ta dù c̣n là phàm phu nhưng cũng nên theo đạo Bồ Tát mà tu. Làm vô số việc mà thấy như không có ǵ, không chấp giữ điều ǵ. Có như vậy mới mong tiến tới đường giải thoát hoàn toàn.
Quay trở về đầu Xem QuangQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangQuy
 
thutrang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 17 of 19: Đă gửi: 22 April 2005 lúc 10:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn thutrang

ca'm o+n ba.n Quang Quy
Quay trở về đầu Xem thutrang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thutrang
 
dinhlong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 51
Msg 18 of 19: Đă gửi: 09 July 2006 lúc 6:21am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhlong

Công đức ! Công đức !
Nam mô A Di Đà Phật.

__________________
Thiên Địa quy Phật pháp !
Quay trở về đầu Xem dinhlong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhlong
 
Dinh Hue
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 78
Msg 19 of 19: Đă gửi: 18 July 2006 lúc 7:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn Dinh Hue

QuangQuy đă viết:
  Thực sự khi lần đầu nghe giảng về Kinh Kim Cang tôi rất sửng sốt và xúc động v́ nó đánh vỡ các chấp trước và sai lầm mà ḿnh vẫn mắc phải từ trước đến nay trong con đường thực hành Phật Pháp.....

Như thế là bạn đă có duyên lớn với đạo pháp rồi đó bạn ạ !! Nhiều kẻ nghe hoặc đọc tụng kinh phật gần cả chục năm trời mà tâm hồn vẫn dửng dưng không một chút xúc động nào chứng tỏ căn cơ c̣n thấp.

Bạn QuangQuy có duyên lớn với đạo pháp đó !  Chúc mừng bạn QuangQuy.

Quay trở về đầu Xem Dinh Hue's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Dinh Hue
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.3086 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO