Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 213 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Hỏi đáp với Thái Hư Đại Sư Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
anhhaoquang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 June 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 81
Msg 1 of 2: Đă gửi: 14 July 2006 lúc 12:33am | Đă lưu IP Trích dẫn anhhaoquang

 

 

Hỏi: Mọi vật như trời đất, nhân loại, cầm thú mà ta hiện thấy trước mắt, nó không phải có ư? Quy luật thiết yếu th́ người ta ai cũng phải có sự sống (sinh mạng) và cá tính của nhân sinh; c̣n nói bao quát, th́ vũ trụ tất phải có tự nhiên tính và bản thể của vũ trụ. Vậy có thể nào phủ nhận những sự ấy không phải thật có hay có mà duy thức? Cho nên, nếu nói "Các pháp đều duy thức" ắt không đúng.

 

Đáp: Bạn cho rằng trời đất, người, vật là pháp thật có, phải chăng v́ bạn hiện thấy đích xác nó có thực?

 

Hỏi: Phải

 

Đáp: Giá như có nguời họ chứng minh trong sự hiện thấy đó thiệt không có trời đất, người, vật ǵ cả; khi ấy có được nói trời đất, người, vật đều không thật có chăng?

 

Hỏi: Trời đất, người, vât là điều mà ai cũng hiện thấy rơ ràng, tại sao không thể chứng minh nó là thật được?

 

Đáp: Bạn quả quyết trong sự hiện thấy của ta hẳn có trời đất người vật, vậy điều ấy có giống như khi ta trông thấy một quả quít ở trong ḷng bàn tay ta không?

 

Hỏi: Lấy gần để tỷ lệ xa, lấy nhỏ để tỷ lệ lớn th́ mọi vật hiện thấy cũng rơ ràng như ta thấy quả quít trong ḷng bàn tay ta vậy.

 

Đáp: Quả quít bạn thấy ấy phải chăng nó h́nh tṛn và sắc vàng?

 

Hỏi: Phải.

Đáp: Nếu h́nh tṛn và sắc vàng là quả quít, th́ những bóng tṛn và vàng trong gương, h́nh tṛn và vàng trong bức hoạ cũng đều là quít cả sao?

 

Hỏi: Không! Quả quít thật, nó c̣n có hương ngửi được, vị nếm được và có thể rờ nắm được nữa kia, nên nó khác hẳn h́nh bóng trong gương.

 

Đáp: Nhưng khi trông thấy th́ chỉ thấy h́nh tṛn và sắc vàng thôi, chớ nào có thấy được hương vị, xúc ấy. Vậy khi ta thấy một quả quít cũng giống như khi ta thấy h́nh bóng trong gương, bên nào cũng chỉ thấy h́nh tṛn và sắc vàng, không hơn không kém. Suy để cho biết quả quít vốn không thực có trong sự hiện thấy của ta. Quả quít đă không thật, là giả có suy rộng ra sơn hà đại địa cũng thế thôi.

 

Hỏi: Tuy vậy, hiện nay mắt ta có thấy sắc, tai có nghe tiếng, lưỡi ta có nếm vị, mũi ta có ngửi mùi và thân ta có xúc chạm. Những thứ sắc, tiếng, vị, mùi, xúc có tính quyết định nó phải dựa vào một cá thể thật hữu mới tồn tại được cái cá thể ấy, ta bảo là quả quít, th́ sao?

 

Đáp: Bạn muốn nói cá thể, vậy bạn có thể chứng minh nó ra chứ? Hiện tại cái có thể thấy là h́nh sắc, cái có thể nghe âm thanh, cho đến cái có thể rờ mó, cảm giác là cứng mềm, khô ướt, lạnh nóng, nặng nhẹ v.v. những thứ đó thường tùy theo tác dụng thấy nghe, ngửi, nếm, cảm xúc và biến đổi luôn luôn, giờ phút sau đă không giống giờ phút trước. Vậy cái cá thể mà bạn muốn nói ấy, nó nằm tại chỗ nào?

 

Hỏi: Cái mà gồm có sắc, hương, vị, xúc, nó chiếm một vị trí không gian, tiếp tục tồn tại làm cho người ta nắm được ấy là cá thể đó?

 

Đáp: Theo lời bạn nói th́ rơ ràng cá thể không có chỗ nào nhất định, nó chỉ là giả tướng tạm hiện ra trong nhất thời. Chính do sắc, hương, vị, xúc ḥa hợp liên tục mới hiện ra cái ấy, chứ không phải trước tiên có cái ấy, rồi sau đó mới sắc, hương, vị, xúc, ḥa hợp liên tục giữa sắc, hương, vị, xúc, kỳ thật không có một cái cá thể nào khác. Ví như kết hợp bao nhiêu người, trước sau nối nhau, tạo thành một toán quân chứ đâu phải ngoài số cá nhân kia, có một toán quân biệt lập sau mới tạo thành ra cá nhân?

 

Hỏi: Nếu ta chỉ thừa nhận cái tướng ḥa hợp liên tục giữa sắc, hương, vị, xúc kia là thật hữu th́ thế nào?

 

Đáp: Đă là tướng ḥa hợp liên tục th́ một khi các thứ sắc, hương, vị, xúc ly tán, tướng ấy hoàn toàn biến mất. Vả chăng ngoài các thứ sắc, hương, vị, xúc đă không có thể đứng riêng, th́ làm sao gọi là thật hữu được.

 

Hỏi: Như thế các thứ sắc, hương, vị, xúc do ngũ quan của ta hiện thấy, ngửi, nếm, đụng được đó hẳn là thật có, nó đă thật có thời nó là vật, và do vật hợp lại sinh ra, đâu phải duy thức biến?

 

Đáp: Bạn muốn bảo những thứ sắc, hương, vị, xúc là thật, là hiện thấy được ư? Th́ đây, như khi ta thấy h́nh tṛn màu vàng ta bảo là quả quít. Bạn hăy xét kỹ h́nh tṛn y phụ vào sắc vàng, mà hiển hiện h́nh làm giới hạn vị trí cho sắc, b́nh thường ta nói rằng đă thấy được h́nh tṛn màu vàng, nhưng lẽ thật th́ ta chỉ thấy được h́nh tṛn màu vàng, nhưng lẽ thật th́ ta chỉ thấy sắc vàng bị buộc vào với một giới hạn nào đó, chứ ta chưa hề trông thấy được h́nh tṛn đúng thật như nó bao giờ. Tuy nhiên, rồi h́nh tṛn cũng không biết sắc vàng ở đây, mà đă không có h́nh dạng nên không ranh giới, không có chỗ cố định, hết thảy trở thành một khối: trời đất b́nh đẳng, sông núi ngang nhau. 

Tóm lại, h́nh tṛn đă phải nương vào các màu sắc mà hiện, sắc vàng đă phải nương vào các h́nh dạng mà có, chẳng khác nào cảnh trong bức hoạ, tuy không thật có chỗ lồi chỗ lơm, song ta vẫn thấy in tuồng có lồi có chỗ lơm hay như bóng trong gương, tuy không có xa gần mà ta vẫn thấy in tuồng có xa gần. 

Nhận xét như thế, ta biết rằng: trong sự hiện thấy dẫu không thật có những h́nh, những vật như ta thường bảo, song do ư thức lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tư duy và nhận thức, khiến ta trông thấy sự vật và tính cách của các sự vật ấy có nhiều sự sai khác lẫn nhau.

Theo thói quen ta bảo rằng ta đă thấy quả quít h́nh tṛn màu vàng nhưng kỳ thật nhận thức của ta ch́ thấy được sắc vàng lồng lộng không ranh giới mà thôi.

 

Hỏi: Vậy cái sắc vàng lồng lộng, không ranh giới đó là thật hữu, ta hiện thấy được tất nhiên nó không phải duy thức biến?

 

Đáp: Cái tiếng nói "sắc vàng" nó bao hàm rất rộng, chỉ chung cả thảy mọi sắc vàng trong vũ trụ. Nhưng nay ta thấy sắc vàng đóng khung trong một giới hạn sauy lường nơi quả quít. Và cứ một chuyện thấy sắc vàng nơi quả quít để nói, th́ ta chỉ mới thấy phiến diện chứ chưa hề thấy toàn diện, chỉ thấy mặt này chứ không thấy mặt kia, chỉ thấy bề ngoài chứ không thấy bề trong. Nếu chỉ thấy một phần mà bảo là thấy quít, vậy th́ tại sao c̣n nhiều phần không thấy kia lại không bảo là không thấy quít, có phải đúng lẽ hơn không? Cho biết rằng: sắc vàng cũng chẳng phải là thật có đúng với cái mà ta áp đặt lên sự hiện thấy của ta, bất quá do ta đă sẵn có khái niệm về sắc vàng đối đăi với những khái niệm về các sắc khác mà biểu hiện ra. Chúng chỉ là giả pháp do các tâm thức tương cảm mà tạm hiện thôi, c̣n sự thật chơn tánh th́ vốn ngoài khuôn khổ của danh từ và tướng mạo, không thể dùng danh từ hay tướng mạo để mong chỉ bày nó được.

"Sắc" ta hiện trông thấy như thế, th́ "tiếng" ta hiện được nghe cho đến sự "xúc chạm" cũng thế. Một quả quít như thế, suy ra vô số trời đất, người vật cũng thế, nên nhà Duy thức kết luận: "Vạn pháp đều duy thức".

 

Hỏi: Ở sự vật vô t́nh nói thế có thể được chứ như ở nhân loại, có sinh mạng, tánh t́nh, ư tứ, tự chủ, tự động, tự giác, há lại không có cái thất đối với những tính cách đó sao?

 

Đáp: Sinh mạng hay sự sống chỉ là một sức sống kéo dài trong một thời hạn của nhân sinh do nghiệp kiếp trước chi phối tâm hành biến hóa gây nên. Một khi sức sống cũ này tàn, tất có nghiệp lực khác mạnh mẽ hơn, chi phối biến đổi tâm hành ta để tạo thành một sức sống khác, v́ thế mà sự sống được tiếp nối măi không dứt. C̣n tánh t́nh tức là năng lực tâm lư hay chấp chặt lấy căn nguyên sự sống làm bản ngă. ư tứ tức là các tác dụng tâm lư căn cứ nơi hai thứ trên mà phát sinh tùy theo nhu cầu sai khác. Cho đến nào là tự ngă, cá tính, nhân cách, ư chí, tính mạng, linh hồn v.v. Cũng theo một loại (ngă kiến) đó để suy diễn. Tựu trung có loại tự ngă tương tục không gián đoạn, ấy là loại tự ngă khi ta sinh ra đă có, nó thường chấp chặt lấy căn nguyên sự sống làm bản ngă. Và một loại tự ngă khác, tuy cũng tương tục nhưng có khi gián đoạn, ấy là loại tự ngă mới tạo thành sau này, do sự phân biệt về vật chất, tinh thần nơi bản thân mà có ra. Cả hai thứ tự ngă (tính chấp ngă) đó, đều do nhân lực, nội tại, hư vọng huân tập tạo thành, tự động khởi lên, nên khó dứt trừ, chỉ khi nào thật tâm chuyên tu chánh quán lâu bền mới đối trị được nó. Tính mạng và ư chí vũng gồm thuộc trong loại ngă chấp ấy nên không thể đem lư luận suông để trừ khử được. Ngoài ra, c̣n có hai thứ chấp ngă nông cạn, do tính phân biệt sai lầm, tạp nhiễm theo xă hội mà gây nên, ấy là:

1. Lầm nghe người ta nói đền những chất lực, lư, khí tạo thành con người, liền chấp theo đó làm bản ngă.

2. Lầm nghe người ra nói những cá tính chủ thể là thực chất con người, liền chấp theo đó làm bản ngă. Hai thứ chấp ngă này có ra là v́ kém lư trí, suy nghĩ sai lầm và tạp nhiễm theo tục lệ thường t́nh chung quanh mà có. Nếu gặp được chánh lư soi sáng và suy nghĩ chánh đáng th́ phá trừ được ngay. Chẳng hạn như thuyết linh hồn, nếu đưa ra lư luận phân tích, ta sẽ thấy nó không c̣n nữa.Tuy nhiên, chính điều không thật, chúng là huyển tưởng, khiến ta quên hẳn căn nguyên của chúng vốn là duy thức.

 

Hỏi: Nhân loại là một loài cũng phải nương theo luật tự nhiên của vũ trụ mới tồn tại. Do luật tự nhiên hay thật thể vũ trụ làm nguồn gốc chung cho hết thảy mọi điều thật giả, có không, c̣n mất trong vũ trụ. Nếu không có luật tự nhiên ấy, th́ mọi sự vật sai khác kia bị mất căn cứ và chúng đều trở thành không có ǵ cả, thế th́ c̣n ǵ để nói Duy thức hay chẳng phải Duy thức? V́ vậy, phải có luật tự nhiên hay thực thể vũ trụ nằm ngoài thức mới đúng.

 

Đáp: Luật tự nhiên mà bạn nói, phải chăng là cái lư thế sinh hóa lưu chuyển của vạn vật.

 

Hỏi: Phải

 

Đáp: Người, vật và vạn hữu, vốn là duy thức biến hiện, huống hồ cái lư thế sinh hóa lưu chuyển dựa nơi vạn hữu mà có ra? Bạn đă nhận vạn hữu duy thức mà lại nhận cái lư thế sinh hóa dựa nơi vạn hữu chẳng phải duy thức, như thế khác nào nói rằng nước không có mà tướng rung động của nước lại có, hay nói nhân loại không có mà lại nhận có quốc gia, xă hội và loài người. Nói thế rất lầm. Nên biết, cho rằng có luật tự nhiên nằm ngoài thức, không có lẽ đó.

 

Hỏi: Đă có huyễn tất có chơn, đă có giả tất có thật. Vũ trụ vạn hữu đă là huyễn giả hết, đâu lại không có cái thật thể bổn nguyên rốt ráo ở trong đó? Đă có thật thể tất chẳng phải duy thức.

 

Đáp: Làm sao biết được thật thể ấy? Không chứng biết rơ ràng mà nhận là có, th́ thành vơ đoán mất, và trạng thái của thật thể ấy ra sao? Nếu không, tất là không có, là vô thể, nếu có, th́ trạng thái ấy ở chỗ nào? Nếu ở trong vạn hữu tất là một vật như vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thể của vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thể của vạn hữu? Nếu không ở trong vạn hữu, tất là không có, sao lại chấp làm thật thể được? Vậy nên biết, chấp có cái bản thể vũ trụ nằm ngoài thức, không đúng lư.

 

Hỏi: Vậy như mọi vật hiện tiền, sanh tồn biến hóa trong một quy luật nhất định, mỗi cái lưu hành chuyển động không ngừng há lại không căn nguyên ǵ sao? Và kia ḱa, không gian vô biên, thời gian vô tận, do đâu mà có?

 

Đáp: Đó chỉ do hư vọng tạp nhiễm từ vô thỉ làm nhân lực nội tại của chúng sinh mà ư căn cứ luôn luôn vọng động chấp chặt lấy cội nguồn sinh hóa (A-lại-đa thức) và phân biệt so đo các vật loại, rồi chấp làm thật thể, hoặc do ư thức bám víu lấy những bóng dáng của thức tâm biến hiện, rồi tự ư phân biệt tham đắm không chịu bỏ, như lời bạn hỏi đây chẳng hạn, hoặc v́ nhận lầm những lối tà thuyết khiến cho không nhận đúng thật tánh, thật tướng của các pháp, sinh ra vọng chấp các vị thần làm chủ sự vật. Kỳ thật, những tướng trạng các thức duyên, đều do các thức biến hiện, đối với thức th́ in tuồng như có, nhưng rời thức ra th́ chúng hoàn toàn không, v́ vậy mà gọi "tất cả duy thức".

 

Hỏi: Nhưng ở trong kinh Phật cũng như giữa đời này, người ta đều có nói đến những tên: Nhân loại, thú loại, động vật, sinh vật, phàm phu, Thánh nhân, chúng sinh, chư Phật v.v. và cũng nói đến nào cá thể, dịch thể, khí thể, nguyên tử, điện tử, tinh tử, và đất, nước, lửa, gió, không, thời gian v.v. Nếu là duy thức cả, th́ dựa vào đâu người ta nói như thế?

 

Đáp: Không phải! Các danh từ, các tướng trạng ấy, đều do thức phân biệt, chuyển động, chính nơi tự thân của nó vọng biến ra hai phần; một phần bị nhận biết gọi là Tướng và một phần hay nhận biết gọi là Kiến, rồi lại do sức tạp nhiễm về vật thể, về ngă thể từ vô thỉ, dựa theo hai phẩn Kiến, Tướng, trên chuyển hóa ra những tướng chúng sinh và thế gian vũ trụ. Lư lẽ nương thức biến hiện là tùy theo thức duyên mà giả đặt ra nhân loại, thú loại, cho đến đất, nước, lửa, gió v.v. ví như sự nằm mộng, trong đó ra thấy rơ ràng có ta, có người, có núi, có cảnh, song thật ra chúng toàn là những giả tướng do sức chiêm bao và tâm chiêm bao biến hiện. Tuy nhiên, lúc ấy v́ vô tri, ta đă lầm cho chúng thật có ở ngoài tâm. Nếu biết những cảnh trong mộng không thật, nó chỉ là biến tướng của tâm, đem so qua cảnh giới mà ta gọi ta hiện thấy, để rời bỏ vọng t́nh, thành kiến, th́ bấy giờ không ngại ǵ mà không nói rằng: những h́nh trạng ta trông thấy tuy có, nhưng không thật.

Nào người, nào cảnh trong mộng đều dựa nơi mộng ảo của tâm mà giả hiện, như huyễn không thật. Trái lại, tâm mộng ấy là nơi nương tựa của người và cảnh, mộng tâm bấy giờ không phải không có. Thức là nơi nương tựa của hết thảy chúng sinh và thế giới, chúng sinh và thế giới đều do thức biến hiện, nên tất cả đều duy thức.

 

Thái Hư Đại Sư  

(Thích Thiện Siêu dịch)

 

(mời đọc phần tiếp theo)

Quay trở về đầu Xem anhhaoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhhaoquang
 
anhhaoquang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 June 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 81
Msg 2 of 2: Đă gửi: 16 July 2006 lúc 1:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhhaoquang

 

 

Hỏi: Chúng sinh vô lượng, thế giới vô biên, nay ông nói thứ ǵ cũng đều do thức biến, vậy thức ấy có mấy thứ và có công năng ǵ đặc biệt?

 

Đáp: Thức hay biến hiện ra mọi pháp ấy ước lược có ba loại:

1. Sinh hóa thể thức, là thức làm chủ thể của mọi sự sinh sinh hóa hóa.

2. Ư chí tính thức, là thức làm cho có ư chí và tánh cách khác với người, hữu t́nh khác với vô t́nh... 

3. Liễu biệt cảnh thức, là thức minh liễu phân biệt ngoại cảnh. Ba loại thức này là chủ nhân ông, là tạo hóa, biến hóa ra hết thảy chúng sinh và thế giới. Nó biến hóa bằng hai cách:

a. Nhân năng biến, là năng lực biến hóa thuộc về nhân. Đây chỉ do những năng lực biến hóa các thức và vạn pháp (đẳng lưu tập khí) và những năng lực biến hóa sinh mạng (dị thục tập khí). Thuộc nơi sinh hóa thể thức (A-lại-da thức). Trong hai thứ năng lực trên đó, năng lực biến hóa vạn pháp th́ do ư chí tánh thức (Mạt-na thức) và liễu biệt cảnh thức mà được phát sinh và được tăng trưởng. C̣n năng lực biến hóa sinh mạng th́ do thức liễu biệt cảnh với những nghiệp tánh lành dữ, huân tập sinh hóa thể thức mà được phát sinh và tăng trưởng.

b. Quả năng biến, là năng lực biến hóa thuộc về quả. Do hai thức năng lực huân tập trên, chuyển biến sinh các thức, rồi từ các thức biến hiện ra các tướng. Nói cách khác là do năng lực biến hóa giữa các thức và vạn pháp làm duyên chính để các thức ấy phát sinh. Ở đây, nhân như thế nào th́ phát sinh quả như thế ấy, nhân tướng giống hệt nhau, nên có chỗ cũng gọi là đẳng lưu nhân quả. Lại do năng lực biến hóa sinh mạng làm trợ duyên, mà chiêu cảm ra sinh mạng thể thức với phận sự đáp ứng lại cho các nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng dẫn dắt đưa đến chủ thể sinh mạng (dẫn nghiệp) và chiêu cảm ra thức liễu biệt cảnh với phận sự đáp ứng cho nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng hoàn thành chủ thể sinh mạng (măn nghiệp). Trong hai thức này, thức trước gọi là: "Chơn sinh mạng thể" (chơn dị thục) và thức sau gọi là" sinh mạng thể sanh" (dị thục sinh). Cả hai loại này đều gọi là sinh mạng hóa quả hay quả báo về sinh mạng. Tuy nhiên, ở đây nhân tính với quả tính không giống nhau hẳn, nên có chỗ cũng gọi là dị thục nhân quả.

Thức là chỗ nương của chúng sinh, thế giới. Thức là chủ nhân ông hay biến hiện chúng sinh và thế giới, lư nghĩa đại khái đă bao gồm trong chừng ấy.

 

Hỏi: Thức liễu biệt cảnh là thế nào? Thức ấy có mấy thứ?

Đáp: Thức có tác dụng chiếu soi các sự tướng, cảnh giới riêng biệt gọi là thức liễu biệt cảnh. Thức này có hai thứ: Một thức dựa theo sắc căn mà phát sinh và một thức dựa theo ư căn mà phát sinh.

 

Hỏi: Thức dựa theo sắc căn là thế nào. Thức ấy có mấy thức?

 

Đáp: Các thức dựa theo sắc căn, lấy sắc căn làm trợ duyên thù thắng đặc biệt dễ phát sinh, gọi là thức dựa theo sắc văn. Phân tách th́ có năm thứ:

1. Nhăn thức (thị giác) có tác dụng cảm giác, những thứ hiển sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, và những thứ h́nh sắc như dài, ngắn, vuông, tṛn, lớn, nhỏ, xa, gần, sáng, tối v.v.

2. Nhĩ thức (thính giác) có tác dụng cảm giác các âm thanh.

3. Tỷ thức (khứu giác) có tác dụng cảm giác các mùi thơm, thúi.

4. Thiệt thức (vị giác) có tác dụng cảm giác các vị ngọt, đắng, chua, cay v.v.

5. Thân thức (xúc giác) có tác dụng cảm giác các sự cứng, ướt, lạnh, nặng, nhẹ v.v.

Năm thức này cũng gọi là sắc thức, thinh thức, hương thức, vị thức và xúc thức v́ tác dụng cảm giác ngoại cảnh của nó trên ấy. Khi có năm thứ cảm giác phát hiện là khi có năm thứ đối cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc. Một bên cảnh, một bên tâm, một bên năng cảm, một bên sở cảm không bao giờ rời nhau mà đồng là tướng biến hiện của các thức vậy.

Năm thức này, có chúng sinh có đủ, có chúng sinh thiếu hết, có chúng sinh chỉ có một phần.

 

Hỏi: Những thuộc tính thuận hợp với năm thức là ǵ?

 

Đáp: Có năm thuộc tính rất rơ rệt, bất cứ lúc nào cũng có là: Tác ư với công năng kích thích vô tư (kích động). Xúc với công năng cảm ứng thầm hợp (cảm động). Thọ với cộng năng lănh nạp (cảm giác). Tưởng với công năng tưởng tượng quy mô (tưởng tượng). Tư với công năng tư duy biến động (tư duy). Ngoài ra, c̣n có những thuộc tính khác như tâm dục vọng, tin, hỗ, thẹn, tham, sân, si v.v. mà nếu để tâm quan sát tế nhị ta sẽ thấy chúng tùy thuộc với năm thức; trong những lúc năm thức cảm giác chiếu soi các cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc... 

 

Hỏi: Trạng huống năm thức chiếu liễu sắc, thinh, hương, vị, xúc, như thế nào?

 

Đáp: Trạng huống ấy giống như cái kính thủy (gương soi) chiếu soi các sự vật, ảnh tượng sự vật hiển hiện tức là gương sáng chiếu soi tức có ảnh tượng hiển hiện. Ánh sáng của gương và ảnh tượng của sự vật, đích thân chiếu hiện lẫn nhau một cách trực tiếp phân minh mỗi một, không thêm không bớt. Cảnh ấy là thật cảnh, là tánh cảnh, chỉ có thể hiện chứng chứ không thể đem lời lẽ, văn từ mà miêu tả thấu đáo được. Nào những giả tướng như tướng người, tướng trâu, tướng cây, tướng núi v.v. biến sinh bởi sự ḥa hợp liên tục, hay những tướng giả có ra bởi sự đối đăi như tướng trong, tướng ngoài, tướng kia, tướng đây, tướng ḿnh, tướng khác, tướng vật, tướng ta v.v. đều không có trong trạng huống cảm giác đó. Thế nên trong trường hợp này cũng gọi là "Cảm giác duy thức"

 

Hỏi: Năm thức này chỉ nhận biết thật cảnh (tánh cảnh), không nhận biết những giả tướng đối đăi và ḥa hợp liên tục, vậy những giả tướng đó thuộc về cảnh ǵ và thức nào nhận biết?

 

Đáp: Thức dựa nơi ư căn (Mạt-na thức) để làm trợ duyên thù thắng đặc biệt mới được phát sinh, gọi là thức dựa nơi ư căn. Nó nhận biết, so đo, phân biệt hết thảy cảnh thật, cảnh đới chất, cảnh độc ảnh, không một pháp ǵ lọt ngoài phạm vi nhận biết của nó và cũng chính sự nhận biết bao trùm các pháp đó tức là bản thân, là hành tướng của nó, nên c̣n gọi nó là pháp thức (ư thức).

 

Hỏi: Thức đó nhận biết thật cảnh như thế nào?

 

Đáp: Thức đó nhận biết thật cảnh ở ba trường hợp sau đây:

1. Khi năm thức trước cảm giác trực tiếp đến các tướng sắc, thinh, hương, vị, xúc với một bản tín vô tư th́ ư thức cùng với năm thức trong một sát-na đầu, đồng cảm giác đến các tự tướng ấy.

2. Khi nội tâm xa hết những sự loạn động và hôn trầm nhờ bởi một sức định tuệ tinh nhất, tinh minh duy tŕ.

3. Khi hoàn toàn thoát ly mọi sự phân biệt, so đo, chấp trước, mà khế hội với tánh chơn như của tất cả pháp. Và như thế cũng tức là chuyển ư thức thành ra "Diệu quan sát trí" vậy.

 

Hỏi: Ư thức nhận biết cảnh đới chất như thế nào? Và sao gọi là đới chất?

 

Đáp: Ư thức có công dụng thù thắng quảng đại hay phân biệt so đo, chấp giữ khắp mọi cảnh giới. Bên trong có nương ư căn và các pháp như tâm bất tương ưng hành (như danh số, thời gian, phương hướng, đồng dị...) liễu tri những hành nghĩa, hành tướng về quá khứ và thường liên hợp tướng nghĩ về các pháp hiện tại, nhân v́ những sắc, thinh, hương, vị, xúc mà ư thức dựa theo năm thức trước để duyên được trong một sát-na đầu, đến sát-na sau đó đă trôi vào phạm vi ư thức, biến thành những tướng ḥa hợp liên tục. Tóm lại, những danh vật đó do sự đối đăi lẫn nhau mà thành lập như tự tha, người ta, trong ngoài, kia đây, một nhiều, vuông tṛn, lứn nhỏ, xa gần, cho đến như mặt trời, trái đất, thực vật v.v. đều thuộc về cảnh tợ đới chất do ư thức nhận biết cả.

Cảnh tợ đới chất nghĩa là ǵ? Những vật vừa kể trên tợ như có hàm chứa hoặc mang theo h́nh ảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc, của năm thức dính líu với cảnh tợ đới chất cả. Nghĩa là cảnh này hoàn toàn là bóng dáng phản chiếu của một phía ư thức mà thôi nên gọi là cảnh tợ đới chất. Ngoài ra, khi ư thức nhận biết đến các thức hiện hành và nhũng tâm tánh tùy thuộc v.v. th́ ở giữa cả đôi bên tạo thành ra một tâm ảnh, tâm ảnh ấy không phỉa do một phía ư thức mà do cả các thức kia hợp lại tạo ra, cảnh ấy ta gọi là chơn đới chất.

 

Hỏi: Ư thức nhận biết cảnh độc ảnh như thế nào? Và sao gọi là cảnh độc ảnh?

 

Đáp: Cảnh độc ảnh là cảnh không có thật. Đó là những cảnh vị lai mà ư thức tửơng tới, những cảnh quá khứ mà ư thức lại, cùng những danh ngôn, nghĩa tướng (các khái niệm trừu tượng) do ư thức mơ tưởng đặt ra. Trường hợp này, ư thức rời hẳn tâm cảnh hiện thật mà chỉ phân biệt, so đo những cảnh hư ảnh đơn độc mà thôi.

Cảnh này có hai loại: Những hữu chất độc ảnh và vô chất độc ảnh. Hữu chất độc ảnh là cảnh tương đối không có mà ư thức th́ tưởng thấy có. Như về mùa đông tưởng thấy tiếng ve kêu, ở miền nhiệt đới về mùa hè tưởng thấy tuyết rơi, băng đóng v.v. Những ảnh tưởng ấy, ngay lúc và tại nơi ư thức đang tưởng nó không có (độc ảnh), nhưng không phải là tuyệt đối không có v́ nó cũng là hiện tượng thật hữu ở trong vũ trụ (hữu chất) mà ở chỗ khác, lúc khác th́ hiện ra, như ve kêu mùa hè, tuyết rơi xứ lạnh mùa đông vậy. C̣n vô chất độc ảnh là ảnh tuyệt đối không có mà ư thức tưởng thấy có. Như dựa vào tiếng gọi "sừng ngựa", "lông rùa" v.v. rồi tưởng tượng ra những cảnh đó. Cảnh này chỉ do ư thức tưởng tượng bịa đặt (độc ảnh) chứ tuyệt đối không bao giờ có trong vũ trụ này cả (vô chất). Tóm lại, cảnh độc ảnh rất phức tạp. Gần như tác dụng ư thức của ta hằng ngày đều duyên theo nó cũng như duyên cảnh đới chất. Như vậy, nghĩa là ta đă sống nhiều với hai cảnh này, mà rất ít sống với tánh cảnh.

 

Hỏi: Tŕnh bày để chứng tỏ đặc biệt của ư thức ở chỗ nó có công năng nhận biết hai cảnh đới chất và độc ảnh ấy phải không?

 

Đáp: Đúng thế, v́ cảnh tợ đới chất và độc ảnh đều là cảnh thuộc của nó cả. Không những thế, công dụng của ư thức này so với các thức khác nó vẫn rộng và ưu việt hơn. Chẳng hạn, khi nhập vào cảnh định hay khi chứng ngộ pháp tánh chơn như cũng là do năng lực thù thắng của thức này. Ngoài năng lực phát hiện duyên theo cảnh đới chất và độc ảnh một cách thường xuyên và dễ nhận ấy, ư thức c̣n có tác dụng dựa vào năm thức trước để cùng duyên tánh cảnh (cảnh thật) như trên đă nói. Nhưng nếu người ta không rơ được năm thức trước th́ cũng khó mà biết tác dụng này của ư thức. V́ vậy, người đời chỉ biết có ư thức mà không biết tới tác dụng sáng suốt vô tư (chơn hiện lương này chỉ hiện ra trong khoảng khắc ta chưa kịp nhận th́ nó đă trôi vào cảnh ư ngôn (cảnh không thật của ư thức) tức là ảnh đới chất và độc ảnh. Do đó, nếu không nhờ tu định tuệ, chứng ngộ pháp tánh chơn như th́ khó bề tương ứng được với nó. Nhưng sở dĩ, không thành tự định tuệ, chứng ngộ tướng Như lai cũng chính do ư thức thường thường vọng suy chạy theo cảnh đới chất và độc ảnh vậy. 

Những người mê muội đạo lư duy thức mà muốn t́m ṭi chấp trước những cảnh vật ngoài tâm không biết bao giờ dừng nghỉ, cũng bởi nguyên do này. Bởi vậy, bước đầu của con đường Duy thức học là trước tiên phải hiểu rơ các cảnh tợ đới chất và độc ảnh chỉ là tiếng nói của ư thức (cảnh ư ngôn), tuyệt nhiên không có thật vậy. Đây cũng gọi là "Ư ngôn duy thức". Rơ được một cách đích xác lư " ư ngôn duy thức" này tức thấy rơ cuộc đời chỉ là một giấc mộng.

 

Hỏi: Những thuộc tính của ư thức so với tiền ngủ thức khác nhau thế nào?

 

Đáp: Những thuộc tính (tâm sở) của ư thức thường xuyên chuyển hóa biến dịch vô chừng, nhưng rơ ràng để nhận khỏi phải luận giải dông dài là những thuộc tính sau đây:

a. Năm tâm sở duyên năm cảnh giới khác nhau (tâm sở biệt cảnh) là: Dục (hy vọng), Thắng giải (sự hiểu biết vững chắc), Niệm (ghi nhớ), Định (chuyên chú một nơi) và Tuệ (minh xác).

b. Mười tâm sở lành (thiện) là: Tín (tin tưởng), Tàm (hổ với người), Quư (tự thẹn), Vô tham (không tham lam), Vô sân (không nóng giận), Vô si (không u mê), Tinh tấn (siêng năng), Khinh an (nhẹ nhàng, vui vẻ), Bất phóng dật (không buông lung), Hành xả (hỷ xả không cố chấp), Bất hại (từ bi).

c. Sáu tâm sở ô trọc nhiễu nhương là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

d. Hai mươi tâm sở ô nhiễm nhưng phụ thuộc sáu món trên là: Phẫn (giận), Hận (hờn), Năo (xúc tức cau có), Phú (che đậy), Tật (ghen ghét), Xan (Bỏn xẻn), Cuống (dối trá), Siểm (dua nịnh), Hại (tổn hại), Kiêu (kiêu ngạo), Vô tàm (không hổ), Vô quí (không thẹn), Trạo cử (biến động), Hôn trầm (u trệ nặng nề), Bất tín (thiếu tin tưởng), Giải đăi (lười nhác), Phóng dật (buôn lung), Thất niệm (bỏ mất điều chơn chánh), Tán loạn (không chuyên chú một nơi), Bất chánh tri (kiến thức tà vạy).

e. Bốn tâm sở mà tính thiện ác lẫn lộn trong nhau (bất định) là: Tầm cầu, Tư sát, Hối hận, và Ngủ nghỉ. Những tâm sở này khi hợp sinh, lúc ly biệt, biến đổi xoay vần khắp mọi chỗ mọi thời, đổi thay thoăn thoắt như cḥm mây bay phất phới, khó ḷng biện biệt. Tựu trung có công lực vĩ đại đáng chú ư nhất là hai tâm sở Tầm cầu và Tư sát. Có thể nói hết thảy học thuật tự tướng lưu hành trên thế gới này đều xây dựng trên hai tâm sở ấy. Tóm lại, những tâm sở này rất phức tạp, phải thường xuyên phản tỉnh nội sát trong khi động cũng như khi tỉnh, mới mong thấy hiểu một cách rơ ràng.

 

Hỏi: Sáu thức liễu biệt cảnh gây thiện nghiệp, ác nghiệp như thế nào?

 

Đáp: Điều đó cứ xét ngay các tâm sở th́ biết. Chẳng hạn, như ư thức bộc lộ ra nơi thân hành động, miệng nói năng mà cố kèm theo các tâm sở tín, tàm, quí v.v. th́ biết những hành động, ngôn ngữ ấy thuộc về nghiệp lành; nếu kèm theo các tâm sở phẫn, hận, năo... thuộc nghiệp ác; c̣n nếu có kèm theo tâm sở tác ư, thắng giải tầm cầu v.v. th́ biết những hành động, ngôn ngữ ấy thuộc về nghiệp vô kư. Tuy nhiên, chúng sinh c̣n ở trong ṿng phàm phu luân hồi, tâm hạnh của họ hầu hết chưa ĺa khỏi những tâm sở tham, sân, si, nên khi bộc lộ không thể tránh khỏi những hành động hung ác, ô nhiễm; trừ khi nào chứng nhập chơn như, phá trừ thức mạt-na chấp ngă, mới tạo thành những tâm hạnh thuần thiện không vâng theo thói cũ, nhưng là những tâm hành sáng tạo.

 

Hỏi: Sáu thức ấy cảm thọ khỗ vui thế nào?

 

Đáp: Trong khi cảm giác nếu tâm cảnh thuận hợp nhau làm cho thân tâm vui thích ấy là thọ vui (lạc thọ), trái lại làm cho thân tâm bức năo ấy là thọ khổ (khổ thọ), chiết trung giữa hai cảnh ngộ ấy, nghĩa là không khổ không vui, gọi là thọ xả (xả thọ). Ba thứ t́nh cảm khổ, vui, không khổ không vui này ở nơi sáu thức liễu biệt cảnh, tùy lúc mà thay đổi, chứ không bao giờ có hẳn. Và trong đó, khổ thọ lại chia hai thứ là khổ và ưu (cực khổ, ưu phiền). Lạc thọ cũng chia hai thứ là lạc và hỉ (vui và mừng). Khổ và lạc chỉ có trong hiện tại, ưu và hỉ th́ thông luôn quá khứ, vị lai. Năm thức trước chỉ có khổ, lạc, xả, - ba thọ, c̣n ư thức th́ gồm đủ cả năm món khổ, lạc, xả, ưu, hỉ. Nếu để tâm quan sát, cũng dễ thấy.

 

Hỏi: Dẫu tôi biết rằng thức liễu biệt cảnh nhận biết ba cảnh thật tánh, đới chấp, và độc ảnh cảnh; đới chất và độc ảnh đă đành do ư thức chủ quan bịa đặt chứ thực tế không có nhưng c̣n cảnh thật tánh là cảnh có thật, như trước kia đă nói về năm thức và ư thức đồng thời cảm giác sắc, thinh, hương, vị, xúc, tại sao những cảm giác về sắc, thanh, hương, vị, xúc đó nhất định phải ở chỗ này, lúc này mới có? 

(Ví như cái cảm giác về tiếng ve kêu, nó chỉ phát sinh khi người ta ở vào xứ ôn đới và lúc mùa hè chứ ở chỗ khác hay lúc khác th́ cái cảm giác ấy không sinh, ư muốn nói cảm giác ǵ phải dựa vào ngoại cảnh mới sinh được). 

Ư thức cũng vậy, nó cảm nhận những tướng ḥa hợp, liên tục, đối đăi (như núi, sông, nhà cửa) th́ cũng chỉ cuộc hạn trong khoảng thời gian nào đó, ở chỗ nào thôi, chứ vào lúc khác hay ở chỗ khác, cái tính cảm nhận ấy nào có thấy ǵ? Vả lại sắc, thinh, hương, vị, xúc và các tướng ḥa hợp, liên tục, đối đăi kia, nó ở tại chỗ này vào lúc này th́ có thể làm cho nhiều người (chứ không phải một người) đồng có cảm giác về nó, nhưng tại chỗ khác, lúc khác, làm cho nhiều người đồng không cảm giác về nó, như thế nếu không nhận có thật cảnh nắm ngoài thức để thức duyên vào đó mà phát sinh cảm giác, thời những tướng sai khác như trên, làm sao thành được?

 

Đáp: Ông đă từng thấy chiêm bao lúc ngủ chứ? Trong lúc chiêm bao thấy mùa xuân th́ toàn hoa đào chứ không có hoa sen, nếu mộng thấy sa mạc th́ hẳn hoàn toàn hoang dă chứ ở đó không có đậu mè, nếu mộng thấy gia nhân ly biệt th́ trên bộ mặt ai nấy thút thít buồn rầu, nếu mộng thấy chuyện trai gái giao hợp th́ tất có chuyện xuất tinh. Các sự việc trong chiêm bao hiển hiện rơ ràng in tuồng có một quy luật tự nhiên chi phối ấy, phải chúng đă tồn tại thật có ở ngoài tầm chiêm bao? Nhưng đến thức dậy, dẫu có nhớ rơ mọi việc ḿnh đă chiêm bao, song muốn t́m xem thử nó ở ngoài tâm vào chỗ nào, th́ hoàn toàn không thấy có. Cảnh trong mộng đă thế, th́ cảnh trong thức cũng thế (v́ thức đây cũng chỉ cái thức ở trong mộng mà thôi).

 

 Thái Hư Đại Sư  

(Thích Thiện Siêu dịch)

 

(mời đọc phần tiếp theo)

 

Quay trở về đầu Xem anhhaoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhhaoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.8711 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO