Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 196 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Bói Dịch (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Bói Dịch
Tựa đề Chủ đề: Quẻ Dịch "Tám chữ Hà Lạc" Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 21 of 68: Đă gửi: 12 August 2004 lúc 11:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Thưa các Bác, các Anh, các Chị!
Ở ngoài đời cũng như trên diễn đàn TVLS này, có những người gieo quẻ xem quẻ rồi, thấy chưa tin, chưa an tâm lại gieo quẻ nhờ xem quẻ khác, cũng cho việc ấy. Có người lại băn khoăn rằng gieo quẻ, nhờ đóan giải trên mạng có được chính xác cao không? Rồi có nên xem Tử vi hay Chu Dịch bằng các phần mềm trên máy tính hay không?
Khi lập và giải lá số cho anh Xuân, em của chị anhdaol bên diễn đàn "Ðoán giải số mệnh", tôi đã có ý kiến về vấn đề này. Nay, nhân đây, tôi xin phép được nêu lại và có mấy ý kiến bổ sung:
1. Không có việc gì cần thì không xem quẻ. Khi có việc gì cần đoán lành dữ ra sao, chỉ chọn một cách gieo quẻ, và chỉ gieo quẻ một lần. Tại quẻ "Mông", phần hào từ, có câu: "sõ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cốc. Lợi trinh" - nghĩa là "Hỏi một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì có lợi".
2. Dự đoán bằng Chu Dịch, phải vận dụng cả Tai - Mắt - Tâm (ba khí). Tai có thể nghe, mắt có thể nhìn thấy, tâm linh có thể suy xét đýợc. Ba điều quan trọng ấy gọi là "Tam yếu". Khi dự đoán bằng quẻ Dịch để quyết nghĩ những điều quan trọng, phải tĩnh tâm lắng nghe thật kỹ hết những điều lo lắng trong con tim, lắng yên quan sát vạn vật mà nghe mọi âm thanh của vạn vật, mới cảm nhận đýợc lành hay dữ, nhìn hành trạng của sự vật mà xem thiện hay ác, quan sát đạo lý của nó mà dự đoán là hoạ hay phúc. Dự đoán bàng Chu Dịch, cũng cần phải tư duy khoa học và biện chứng. Khi dự báo bằng Chu Dịch, không được "hư truyền" và không được "loạn truyền".
3. Các chương trình lập và giải quẻ Tử vi hay Chu Dịch chỉ là công cụ hỗ trợ trong việc lập quẻ, cung cấp dữ liệu luận đoán, gợi ý một số dự báo sõ lược nhất, chung nhất chứ KHÔNG THỂ THAY THẾ cho mình.
4. Gieo và đoán quẻ Chu Dịch, mức độ chính xác còn phụ thuộc vào nghi thức gieo quẻ, sự thành tâm của người cầu, sự tinh thông lý số và sự tinh tường quan sát, suy đoán của người đoán giải.
5. Nhờ đóan giải quẻ Tử Vi hay Chu Dịch trên mạng sẽ không đảm được độ chính xác cao như khi người đoán giải trực tiếp gặp người cầu việc vì khi ấy người đoán giải không còn vận dụng được cả ba khí Tai - Mắt - Tâm cho việc đoán giải.
Xin có mấy ý bày tỏ!
----------------------------
To Ngọc Phong!
Ngọc Phong yên tâm, Bác Quảng Ðức sẽ đưa Nhân sinh bát tự vào Lớp Dịch mà các bạn đang học, như Bác đã nói hôm rồi.
LMC
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
QuangDuc
Thầy Giáo
Thầy Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3946
Msg 22 of 68: Đă gửi: 13 August 2004 lúc 12:19am | Đă lưu IP Trích dẫn QuangDuc

Cám ơn bạn Leminhchi đă nói ra được những điều cần nói. Cả người hỏi Bói lẫn người Luận giăi cũng cần nên rơ biết.
Tôi chép lại mấy câu của bạn để dành . Bạn cho phép nhe !
Quay trở về đầu Xem QuangDuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi QuangDuc lần thăm QuangDuc's Homepage
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 23 of 68: Đă gửi: 13 August 2004 lúc 12:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

1. Không có việc ǵ cần th́ không xem quẻ. Khi có việc ǵ cần đoán lành dữ ra sao, chỉ chọn một cách gieo quẻ, và chỉ gieo quẻ một lần. Tại quẻ "Mông", phần hào từ, có câu: "sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cốc. Lợi trinh" - nghĩa là "Hỏi một lần th́ bảo cho, hỏi hai ba lần th́ là nhàm, nhàm th́ không bảo. Hợp với đạo chính th́ có lợi"
---------------------
5. Nhờ đóan giải quẻ Tử Vi hay Chu Dịch trên mạng sẽ không đảm được độ chính xác cao như khi người đoán giải trực tiếp gặp người cầu việc v́ khi ấy người đoán giải không c̣n vận dụng được cả ba khí Tai - Mắt - Tâm cho việc đoán giải.
----------------
1.- Việc nầy tôi bàn thêm sợ động chạm vói quư Thầy ở đây . Xin miễn .
4.- và 5.- Chính xác ḥan ṭan và rất hợp với tôi .
Tôi chưa bao giờ LẠM dụng quẻ Dịch tức là xủ quẻ nhiều lần cho 1 việc cùng một lúc để t́m cho ra đáp số người đó muốn .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 24 of 68: Đă gửi: 15 August 2004 lúc 8:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Thưa Bác QuangDuc!
Tôi, tuổi còn ít, tuy đã bước sang cái bậc "tri thiên mệnh" mà chưa biết gì nhiều; mới tìm đến Kinh Dịch, sách có được mấy cuốn, đọc còn chưa hết, gáy chưa sờn, lý chưa thông, nghĩa chưa tỏ...
Có mấy điều suy ngẫm về người hỏi Bói lẫn người Luận giải, xin mạo muội nói ra. Có gì chưa đúng, xin Lão Tiền Bối chỉ giáo cho!
Kính!
LMC
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 25 of 68: Đă gửi: 15 August 2004 lúc 8:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Tôi mới đi SG. Ðúng như dự tính hôm trước, vào mấy hiệu sách cũ gần chợ Bến Thành, đã tìm mua được cuốn "Bát tự Hà Lạc lược khảo" của Học Năng, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai in năm 1974, giá có 70 ngàn VNÐ, tức là chưa đến 5 USD. Ở đó còn có khá nhiều sách về lý số, địa lý phong thủy khác nữa. Ngay "Bát tự Hà Lạc lược khảo" cũng còn một số cuốn nũa.
Bạn nào muốn mua các sách này, hãy đến các hiệu sách cũ này!
LMC
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
dlehung
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 38
Msg 26 of 68: Đă gửi: 15 August 2004 lúc 9:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn dlehung

Xin cám ơn Bác leminhchi đã cung cấp một thông tin quý giá. Cuối tuần, đi SG, tôi sẽ cố tìm và mua cuốn "Bát tự Hà Lạc lược khảo" của Học Năng.
Quay trở về đầu Xem dlehung's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dlehung
 
soida
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 321
Msg 27 of 68: Đă gửi: 15 August 2004 lúc 9:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn soida

Tôi xin cung cấp cho mọi người một chút về Nhà văn Xuân Cang tác giả cuốn sách Hà Lạc.


Thời nhỏ một hôm nghe cha tôi kể Ta có ra quán thi sĩ Tản Đà xem cho con một lá số. Ta hỏi đặt tên cho con là Cang có đúng không. Ông bảo được đấy. Nghiên cứu Hà Lạc tôi vẫn thường mong ước làm sao soạn được một chân dung Tản Đà bằng Hà Lạc. Để trả ơn ông. Để thắp một nén nhang tưởng nhớ ông tổ Hà Lạc ở nước ta .
Và nhà văn Xuân Cang đă làm được điều này. Bằng Hà Lạc ông đă xác định được ngày sinh trong số các ngày mà các tài liệu lưu trữ, t́m ra được giờ sinh của Tản Đà. Chả những thế ông c̣n soạn cho bạn bè đồng nghiệp, cho các nhà văn lớp trước mà ông kính trọng nhiều chân dung lư thú. Năm 2000 ông đă công bố 10 chân dung nhà văn soi chiếu bằng Hà Lạc, nay lại đă hoàn thành 10 chân dung tiếp theo, trong đó có các cây bút đang viết khỏe như Y Ban, Nguyễn Thị Minh Thái, lại c̣n có hẳn... một ông nhà văn tây thế kỷ XIX: Víchto Huygô (Victor Hugo).
- V́ sao đang viết văn, làm báo, ông lại nhảy vào nghiên cứu, viết sách về Hà Lạc?
- Bạo chúa Tần Thủy Hoàng đă đốt sạch sách trừ Kinh Dịch (KD). Trong ngũ kinh, KD là bộ sách hàng đầu. Các nhà thơ, nhà văn nước ta như Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố đều có đóng góp lớn trong việc đưa bộ sách cổ triết học phương Đông vào nước ta. Mỗi người cảm nhận KD một cách, nhưng đă là nhà văn th́ một khi đă chạm vào KD không thể không bị nó hấp dẫn, chinh phục, bên cạnh tính triết học và dự đoán, mỗi lời quẻ, lời hào trong KD thật vô cùng quyến rũ bởi tính âm u, ngây thơ và huyền bí, Ngô Tất Tố nói thế. Nền tảng của Hà Lạc (HL) là KD. Là một nhà văn, tôi cũng không ra ngoài tiền lệ đă có từ các bậc tiền bối. Cũng phải nói đến một yếu tố vô cùng quan trọng: công cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy của Đ*ng. Trong đổi mới tư duy chúng ta coi trọng và sẵn sàng tiếp nhận các khoa học khác nhau ngoài chủ nghĩa Mác Lênin, mà KD hay tám chữ HL là một khoa học...
Năm 1992 tôi bắt đầu nghiên cứu KD. 1994 đọc Bát tự Hà Lạc lược khảo của Học Năng. Đọc rồi tôi làm thử một bài toán HL cho ḿnh và thật kinh ngạc khi thấy tính cách, các thăng trầm của mỗi cung đoạn đời người, thấy chân dung nhà văn của ḿnh hiện lên mỗi lúc một rơ ràng. Hiểu ra rằng năm xưa tại sao Tản Đà lại nói được đấy khi bố tôi hỏi ông về tên Cang. Cang là một vật chứa, nó giống cái chum nhỏ, trên Hương Canh-Vĩnh Phúc có ḷ cang bằng sành. Mà quẻ HL của tôi là Sơn Thiên Đại Súc. Đại súc là chứa lớn. Vậy tên thế là đúng với mệnh đại súc, chứa lớn. Càng bối rối sung sướng hơn khi thấy văn ḿnh được báo trước trong mệnh Hà Lạc. Tượng thiên nhiên Núi, Trời và Lửa trong các quẻ Đại Súc và Đồng nhân đă chi phối cảm xúc văn chương của tôi đến mức hiện ra trong tên các tác phẩm, nào là Lên cao, Trở lại Xam Kḥe, nào là Suối Gang, Trước lửa, Đêm hồng, Những ngày thường đă cháy lên...
- Rồi từ đây ông đă nảy sinh ư định dùng phép toán HL phác thảo chân dung các nhà văn?
- Vâng, cấu trúc HL ứng nghiệm với mọi người nhưng đặc biệt ứng nghiệm trong văn chương của các nhà văn, là v́ nhà văn không bao giờ giấu được ḿnh. Khí chất, mệnh vận, tính cách anh nó cứ phơi bày ra trên trang giấy không dưới h́nh thức này th́ dưới h́nh thức khác.
- Dám soạn chân dung cho ông tổ HL Tản Đà, ông có thấy ḿnh... hơi bị bạo phổi?
- Không có một chút bạo phổi sao thành nhà văn được? Tôi rất tâm đắc với học giả Nguyễn Hiến Lê ở điều sau: Khi muốn học một vấn đề nào th́ cứ viết sách về vấn đề ấy . Muốn học một cách kỹ lưỡng th́ không ǵ bằng viết sách về điều ḿnh học. Viết sách là tự ra bài cho ḿnh làm. Học mà không làm bài th́ mới chỉ là đọc qua chứ không phải là học. Tôi viết Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người là để học KD. Soạn chân dung nhà văn dưới ánh sáng của HL cũng là một cách tiếp cận điều đă học.
- Trừ tiên sinh Tản Đà đă khuất núi, các nhà thơ, nhà văn có chịu chân dung HL ông soạn cho họ?
- Chịu chứ. Nếu không sao họ c̣n bảo nhau t́m tôi, khai ngày giờ sinh cho tôi để nhờ (cười thú vị, sảng khoái). Nữ sĩ Y Ban có quẻ Thuần Tốn, mệnh văn của Y Ban có tượng hai làn gió, gió theo gió. Gió th́ có chỗ nào không len lỏi vào được? V́ vậy khi thâm nhập đời sống, Y Ban rất mau lẹ. Văn cuốn người đọc, tính thông tin cao... Là gió th́ mạnh về lướt qua, cuốn theo, rất nhẹ nhàng. Nhưng cũng hăy coi chừng khi nó nổi trận cuồng phong. Chính Y Ban cũng thấy quẻ Thuần Tốn định mệnh của văn chương ḿnh và chấp nhận nó. Theo cô ấy: Tôi viết được nhiều, viết rất nhanh, đi đây đi đó, gặp là viết, và hài ḷng... .
Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa lại mang quẻ Phong Địa Quán. Tượng thiên nhiên của quẻ là gió đi trên đất. Người mang quẻ Quán rất giỏi về quan sát. Thơ Khoa thể hiện cái hồn quẻ Quán, cái linh cảm về gió và đất. Sáng lên đỉnh Côn Sơn/Hương đồng thơm trong túi/Chiều xay thóc góc nhà/Tóc lại bay gió núi. Câu thơ ấy bắt nguồn từ mệnh. Chân dung và Đối thoại nằm trong chặng đường hào 3 của quẻ Phong Địa Quán, lời dự đoán của hào này là, tôi nhớ qua qua: Ra sức tu dưỡng, rèn luyện nghề nghiệp, nay tiến mai thoái, cô lập gian nan. Cạnh tranh, không chắc chắn. Cái được cái mất. Chân dung và đối thoại không ra ngoài cái khí chất người quan sát của quẻ Quán, và lời hào...
- C̣n Víchto Huygô, một nhà văn phương Tây sinh đầu thế kỷ XIX, ông xem HL cho nhà văn vĩ đại này thế nào nhỉ?
- Năm 1988 ông Alanh Đờcô (Alain Decaux) tác giả cuốn sách Víchto Huygô, một công tŕnh nghiên cứu đồ sộ sang thăm ta, ông lúc ấy là Bộ trưởng Bộ các nước nói tiếng Pháp, có đem theo sách của ḿnh. Tôi lúc ấy là Tổng biên tập báo Lao Động, được Đại sứ quán Pháp cho một cuốn. Tôi đọc rất thích. Cuốn sách có đủ ngày giờ sinh của nhà văn là gợi ư cho việc soạn chân dung Víchto Huygô bằng HL. Tất nhiên tôi phải mất công chuyển ngày giờ sinh của nhà văn từ lịch mặt trời sang lịch mặt trăng. Làm xong đối chiếu với những thời điểm và sự kiện trong cuốn sách thấy in khớp. Thế là bắt tay vào phác thảo chân dung nhà văn qua thơ và tiểu thuyết... (Cười hồn nhiên).
- Tuổi Nhâm Thân, hơn bẩy mươi rồi, HL cho ông biết điều ǵ ở chặng tới?
- (Cười, b́nh tĩnh và thú vị) 2017 tôi sẽ... chết. Nhưng chặng tới bắt đầu từ 2004 là chặng làm ăn được đấy. (Lại cười, giọng thú vị rơ rệt). Tôi sẽ viết nhiều, chắc chắn thế. Tập HL mới với 20 chân dung nhà văn cơ bản đă xong, chấm dứt nó là bắt ngay vào một tiểu thuyết.
- Câu hỏi cuối cùng: Tôn Quỳnh Chiêu của ông cũng biết về cái chết HL chứ?
- Biết, biết chứ! Nhưng bà ấy cười bảo: Từ nay đến đấy c̣n... xa lắm. Yên tâm!...
- Xin cảm ơn niềm lạc quan của ông và bà nhà, nó cho thấy... chúng ta đă tiếp thu các khoa học khác nhau thật b́nh tĩnh và chủ động.

Thụy Vũ (Thực hiện)

Nguồn tin: http://health.vnn.vn/tintuc/chitiet.cfm?matin=18992&sobao=17 8&machuyenmuc=kdvc



Sửa lại bởi soida : 15 August 2004 lúc 10:32pm
Quay trở về đầu Xem soida's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi soida
 
Ngoc_Phong
Học Viên Lớp Phong Thủy
Học Viên Lớp Phong Thủy
Biểu tượng

Đă tham gia: 12 January 2004
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 494
Msg 28 of 68: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 12:08am | Đă lưu IP Trích dẫn Ngoc_Phong

Chào Anh Soida,
Bài Tiểu sử của T/G Xuân Cang hay quá. NP cám ơn anh đă đem vào đây để chia sẽ.

Vài hàng tâm sự.

NP
Thân

__________________
負 笈 從 師: Phụ Cấp Ṭng Sư (Mang Tráp Theo Thầy)
Quay trở về đầu Xem Ngoc_Phong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Ngoc_Phong
 
soida
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 321
Msg 29 of 68: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 1:07am | Đă lưu IP Trích dẫn soida

Kính Thưa Thầy QuảngĐức cùng mọi người ham thích môn BatTự Hà Lạc trong diễn đàn này.

Nhân tiện sưu tập bài viết trên về T/G Xuân Quang tôi cũng xin giới thiệu một chút về mong muốn của Tác Giả đối với mọi người:

" Tôi coi cuốn sách này như là một chiếc Anten giương lên để t́m các chuyên gia Hà Lạc đang tản mát trên đất nước"

"Trong sách của Hoc Năng về cách tính vận tháng và Ngày chỉ ghi vỏn vẹn một câu: Hà LẠc có phép tính lưu quẻ tháng và quẻ ngày nhưng sách này là sơ khảo, xin dành một dịp khác để bổ khuyết - Rồi tác giả không c̣n dịp bổ khuyết nữa"

"Điều vui mừng là khi Chiếc anten đă giương lên, tháng 4/2004 chúng tôi nhận được thông tin phản hồi cũa nhà Sư Thích Quảng Hiền tại TP HCM về phép tính tháng và ngày lấy từ sách Hà Lạc Lư Số Của Trần Hy Di tiên sinh"


Vậy nếu có ai muốn tham khảo thêm về cách tính vận tháng và ngày th́ nên mua cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" của T/G XuânCang xbản 2004
Trân trọng
SD
Quay trở về đầu Xem soida's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi soida
 
dlehung
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 38
Msg 30 of 68: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 3:26am | Đă lưu IP Trích dẫn dlehung

dlehung đă viết:
Sách Hà Lạc lưu hành ở Việt Nam không nhiều. Trước kia có cuốn "Bát tự Hà Lạc lược khảo" của Học Năng (in năm 1974 tại Sài Gòn). Thời gian vừa qua, cũng có một số người nghiên cứu Hà Lạc và đã có một số sách về Hà Lạc mới được in như "Kinh Dịch với hệ nhị phân" của TS Hoàng Tuấn (năm 2001), "Không gian Kinh Dịch với dự báo qua Bát tự Hà Lạc" của Bùi Biên Hoà (năm 1997), "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" của Xuân Cang (năm 2000)...
DLEHUNG

Nay Soida có thông tin thêm về nhà văn Xuân Cang: "mong muốn của Tác Giả đối với mọi người:
" Tôi coi cuốn sách này như là một chiếc Anten giương lên để tìm các chuyên gia Hà Lạc đang tản mát trên đất nước"
"Trong sách của Hoc Năng về cách tính vận tháng và Ngày chỉ ghi vỏn vẹn một câu: Hà Lạc có phép tính lưu quẻ tháng và quẻ ngày nhưng sách này là sơ khảo, xin dành một dịp khác để bổ khuyết - Rồi tác giả không còn dịp bổ khuyết nữa"

"Điều vui mừng là khi Chiếc anten đă giương lên, tháng 4/2004 chúng tôi nhận được thông tin phản hồi của nhà Sư Thích Quảng Hiền tại TP HCM về phép tính tháng và ngày lấy từ sách Hà Lạc Lí Số Của Trần Hy Di tiên sinh"

Vậy nếu có ai muốn tham khảo thêm về cách tính vận tháng và ngày thì nên mua cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" của T/G XuânCang xbản 2004"

Nếu cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" được tái bản vào năm 2004, chắc sẽ có bổ sung nhiều tư liệu hay.

Tôi có biết tiếng ông Xuân Cang là một người thành danh trên văn đàn và trên làng báo. Rồi "Năm 1992 tôi bắt đầu nghiên cứu KD. 1994 đọc Bát tự Hà Lạc lược khảo của Học Năng." như ông tự giới thiệu. Cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" của Xuân Cang viết khá hay. Ông đã hướng dẫn chi tiết cách lập và đoán giải một quẻ Hà Lạc. Trên 150 trang cuối sách, ông dành để lập và giải đoán quẻ Hà Lạc, soi chiếu chân dung 10 nhà văn Việt Nam.
Trong kỳ Euro2004 vừa rồi, ông còn có 5 bài "Kinh Dịch với bóng đá Ơrô", đăng trên báo Lao động điện tử (http://www.laodong.com.vn/new/thethao/) lập và đoán quẻ 5 trận đấu, thì có 3 trận có kết quả đúng (trong đó có cả trận chung kết giữa Hy Lạp và chủ nhà Bồ Ðào Nha).
Tôi xin cung cấp một bài dự đoán của Xuân Cang:
---------------
KINH DỊCH VÀ BÓNG ĐÁ Ơ RÔ

Bồ Đào Nha: Lấy cái đồng khắc chế cái dị.
Hà Lan: Chơi hoa mỹ, gặp đèo dốc khó trèo.
Nhà văn Xuân Cang

Tôi xin hai lần, trong trận này, đội chủ nhà Bồ Đào Nha đều được quẻ Thiên Trạch Lý. Thiên là trời. Trạch là đầm hồ. Lý là lý lẽ, trật tự, là cách sống, ở đây là cách chơi. Trong Kinh dịch, trời tượng cho khí thế dương cương, mạnh mẽ, chính đáng, đầm hồ tượng cho sự âm nhu, vui vẻ, tươi trẻ. Trời ở trên, đầm hồ ở dưới, dương trên, âm dưới, người tài giỏi ở trên, người kém hơn ở dưới, đó là trật tự, trên dưới phân minh, có vậy thì mới không có sự tranh giành, thật sự có sức mạnh. Lời quẻ Lý có câu rất hay: Giẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn, đó là hanh thông. Có nghĩa là biết mình đi sau cọp, lấy sự nhu thuận vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường, việc khó đến đâu cũng qua. Quẻ Lý nhấn mạnh: Hãy biết rằng đối phương có thực lực mạnh hơn mình, trong bố trí đội hình phải cân nhắc đưa người tài giỏi vào, không nên bị bất cứ sức ép nào. Để coi ông Scolari có làm vậy được hay không. Trận này quẻ Lý bảo rằng đội Bồ sẽ chú ý hết sức cách chơi, thiên về thận trọng, tính đường đi nước bước, giữ cự ly đội hình, kỷ luật cuộc chơi. Hào 5 quẻ Lý động, bảo rằng quyết tâm hành động quá, thì tuy chính đáng cũng có thể nguy, vì vậy phải coi chừng, xem đường đi nước bước có tổn thương không. Sẽ trải qua từng bước gai góc, rồi mới nên.

Sang hiệp hai (hoặc cuối hiệp một), đội Bồ được quẻ Hoả Trạch Khuê. Hoả là lửa. Trạch là đầm hồ. Khuê là khác nhau, cách biệt, dị biệt nhau. Bồ vào hiệp này như đám cháy lớn trên mặt hồ, cháy tưng bừng vui vẻ, nhưng chẳng bao lâu lửa sẽ bay lên, mặt nước hồ thì lắng xuống. Nội tình đội nhà có sự chia cắt, như lửa với nước, từng cầu thủ thì giỏi giang, nhưng phối hợp không ăn ý, và đó sẽ là tai hoạ. Nghệ thuật chỉ huy của Scolari trận này là phải biết tìm ra cái "đồng" trong cái "dị", lấy cái "đồng" để khắc chế cái "dị", nhanh chóng tìm ra "tiếng nói chung" trong các tình huống kịch liệt nhất. Nếu làm tốt điều này thì sẽ đúng như lời hào 5 (hào chủ quẻ Khuê): Hối hận tiêu hết. Người cùng phe với mình cắn vào da mình đấy, không lỗi gì đâu. Dễ dàng gặp nhau, biết nhau, cứ tiến đi. Tiềm ẩn trong quẻ Khuê là quẻ Ký tế. Ký tế là đã sang sông, là hoàn thành sứ mạng.

Còn đội Hà Lan, được quẻ Sơn Hoả Bí. Bí là trang sức, làm đẹp. Quẻ Bí cho biết trận này các cầu thủ áo da cam sẽ phát huy sở trường chơi rất hoa mỹ, từng đường bóng khéo léo sẽ có uy lực và làm đẹp cho người xem. Hào 1 quẻ Bí (hào động) bảo rằng: Có tài lớn không lấy vận cùng hay vận thông làm vui buồn. Nhưng đấy chính là nhược điểm của đội quân này, chỉ chú ý vào cái hào hoa bên ngoài, chưa biết lấy thực chất và hiệu quả làm trọng, nên sẽ dẫn đến khó khăn vô cùng ở hiệp hai, rơi vào quẻ Thuần Cấn, có tượng là hai lần núi non, hai lần đèo dốc. Người vùng đê biển xứ Hà mà trèo non lội suối, tôi e rằng chỉ thuận khi đi du lịch mà thôi. Tuy nhiên, tiềm ẩn trong quẻ Thuần Cấn là quẻ Lôi Thuỷ Giải. Giải là giải toả, giải tán, hoà giải. Được quẻ này thì có sức mạnh to lớn giải quyết khó khăn, biến xấu thành tốt. Một cuộc so tài vô cùng lý thú. So sánh hành trình vận động hai bên, tôi cho rằng trận này đội chủ nhà sẽ thắng, nhưng thắng một cách vô cùng gian nan, và lệ thuộc vào ông Scolari có biết lấy cái "đồng" khắc chế cái "dị" ở hiệp hai hay không.

Sửa lại bởi dlehung : 16 August 2004 lúc 3:58am
Quay trở về đầu Xem dlehung's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dlehung
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 31 of 68: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 11:57am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

leminhchi đă viết:
.... mấy hiệu sách cũ gần chợ Bến Thành, đă t́m mua được cuốn "Bát tự Hà Lạc lược khảo" của Học Năng, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai in năm 1974, giá có 70 ngàn VNĐ, tức là chưa đến 5 USD.
LMC

"Bát tự Hà lâc lược khảo" trích quyển kinh dịch của Cụ Phan Bội Châu.
Muốn theo đuổi BTHL th́ ng̣ai cuốn trên cũng nên mua thêm cuốn "Kinh Dịch Ṭan Bộ" của Cụ Ngô Tất Tố , cuốn nầy xưa nhất và đầy đủ nhất . Nếu không có quyển cũ th́ t́m mua quyển tái bản lần thứ nhất của Nhà Xuất Bản Khai trí in năm 1973 .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 32 of 68: Đă gửi: 16 August 2004 lúc 9:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Xin cám HV dinhvantan về những gợi ư trên!
Tôi cũng nghĩ cuốn "Kinh Dịch" của Cụ Ngô Tất Tố là bản dịch tốt nhất. Trong cuốn "Chu Dịch", cụ Sào Nam Phan Bội Châu gửi gắm quá nhiều tâm tư của một Chí sĩ nuôi bao ước vọng không thành. C̣n cuốn "Kinh Dịch, đạo của người quân tử" của Nguyễn Hiến Lê, ông dịch tóm tắt, với ngôn ngữ b́nh dân, rất phù hợp cho những người bắt đầu t́m hiểu Kinh Dịch.
LMC

Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 33 of 68: Đă gửi: 17 August 2004 lúc 3:22am | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

kleenex đă viết:

..........
Xin bạn tiếp tục cho biết thêm kinh nghiệm về trường hợp Thuần Khôn. Tôi thấy đại vận phải tính tòan là 6 năm (vì là hào âm) mà cứ cuối năm đại vận nào cũng trở thành Thuần Càn, tức là năm 6 tuổi, 12 tuổi... Không biết tôi có làm sai chỗ nào không...? Vì thấy hơi lạ lạ... mà thật ra cũng không dám quyết đoán ra sao. Chẳng lẽ người có Thiên Thiên là Thuần Khôn cứ "cương" thật nhiều trong năm cuối đại vận ư? Như thế là xấu hay tốt?

(Tôi tính theo sách là mỗi đại vận bắt đầu bằng hào thứ nhất hay hào thứ nhì, hào thứ ba... mà biến hào âm ra dương.)

Bạn làm ơn giúp dùm nhá


Kleenex tính tiểu vận đúng rồi đấy!
Với quẻ Tiên thiên (hay Hậu Thiên) là Thuần Khôn, mỗi đại vận "quản" 6 năm. Và năm thứ sáu của mỗi đại vận, đương số đều có quẻ lưu niên tiểu vận là Thuần Càn. Cũng hiếm người có quẻ Hà Lạc như thế này. Theo tôi, khi ta tin theo phương pháp Hà Lạc, lập quẻ đúng rồi thì cứ đoán giải theo tinh thần Hà Lạc, dù đương số luôn luôn cương kiện (vì là quẻ Thuần Càn) vào cuối mỗi đại vận.
Xin có mấy lời bàn!
LMC   
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
dlehung
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 38
Msg 34 of 68: Đă gửi: 20 August 2004 lúc 3:31am | Đă lưu IP Trích dẫn dlehung

Kính anh DinhVanTan và LeMinhChi!
Xin các Quư Anh cho một lá số danh nhân lập và giải bằng Quẻ Dịch Hà lạc.
Xin cám ơn!
DLH
Quay trở về đầu Xem dlehung's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dlehung
 
kleenex
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 159
Msg 35 of 68: Đă gửi: 24 August 2004 lúc 12:57am | Đă lưu IP Trích dẫn kleenex

Trước hết là xin cám ơn bác leminhchi lần nữa. Tôi chỉ có cuốn sách của Xuân Cang nên không thể tự tham khảo nơi nào khác, nên mong nhờ các bác trong này giúp đỡ thôi. V́ tôi lại có thêm 2 thắc mắc nhỏ, mong các bác nào hiểu rơ hơn trả lời dùm.

1- Tính vận tháng của năm Âm, phải tính các hào là hướng đi xuống, ví dụ hào 3 tiếp đến hào 2. Nhưng trong trường hợp bắt đầu lại là hào 1 (tháng 1-tháng 7) th́ hào 2 (tháng 2-tháng 8) chắc chắn lại là hào 1 phải không nhỉ? V́ là hướng đi xuống mà?

2- Mệnh hợp cách: theo sách của bác Xuân Cang là có 10 tiêu chuẩn, đạt được 3 hay 4 tiêu chuẩn là hợp cách. Nhưng có tiêu chuẩn nào là đặc biệt nhất không? Có nghĩa là chỉ có 1 tiêu chuẩn, chẳng hạn như “được mùa sinh” là đă được gọi là mệnh hợp cách rồi?

Xin cám ơn nhiều.


Sửa lại bởi kleenex : 24 August 2004 lúc 12:58am
Quay trở về đầu Xem kleenex's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kleenex
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 36 of 68: Đă gửi: 24 August 2004 lúc 4:49am | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

kleenex đă viết:
...V́ tôi lại có thêm 2 thắc mắc nhỏ, mong các bác nào hiểu rơ hơn trả lời dùm.

1- Tính vận tháng của năm Âm, phải tính các hào là hướng đi xuống, ví dụ hào 3 tiếp đến hào 2. Nhưng trong trường hợp bắt đầu lại là hào 1 (tháng 1-tháng 7) th́ hào 2 (tháng 2-tháng 8) chắc chắn lại là hào 1 phải không nhỉ? V́ là hướng đi xuống mà?

2- Mệnh hợp cách: theo sách của bác Xuân Cang là có 10 tiêu chuẩn, đạt được 3 hay 4 tiêu chuẩn là hợp cách. Nhưng có tiêu chuẩn nào là đặc biệt nhất không? Có nghĩa là chỉ có 1 tiêu chuẩn, chẳng hạn như “được mùa sinh” là đă được gọi là mệnh hợp cách rồi?

..........

Về "Tính vận tháng" rồi "vận ngày" trong quẻ Dịch Hà Lạc, trong sách "Bát tự Hà Lạc lược khảo", cuối trang 87, tác giả Học Năng có ghi "Hà lạc có phép tính lưu quẻ tháng và quẻ ngày nhưng sách này sơ khảo, xin dành một dịp khác để bổ khuyết". Đến nay, vẫn chưa có "dịp khác để bổ khuyết"
Các sách như "Kinh Dịch với hệ nhị phân" của Hoàng Tuấn, "Không gian Kinh Dịch với dự báo qua Bát tự Hà Lạc" của Bùi Biên Hoà, tác giả không bàn đến "Tính vận tháng" và "vận ngày".
Trong cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người", tác giả Xuân Cang, căn cứ theo cách định vận năm của Học Năng mà đề ra Quy tắc (dự thảo) tính vận tháng (từ trang 44 đến trang 47).
Khi dự báo vận mệnh một người với quẻ tám chữ Hà Lạc, tôi không tính vận tháng.
Nếu anh/ chị kleenex "Tính vận tháng của năm Âm, phải tính các hào là hướng đi xuống, ví dụ hào 3 tiếp đến hào 2. Nhưng trong trường hợp bắt đầu lại là hào 1 (tháng 1-tháng 7)" th́ tháng 2-tháng 8 phải là hào 6 rồi tháng 3-tháng 6 là hào 5...
Về "Mệnh hợp cách" và "Mệnh không hợp cách" các sách vế quẻ Dịch tám chữ Hà Lạc (tôi đă dẫn) đều nêu 10 tiêu chuẩn. Các sách này chỉ hướng dẫn khi lập một phương án dự báo nào, chỉ tính chung "Mệnh hợp cách" mấy tiêu chuẩn và "Mệnh không hợp cách" mấy tiêu chuẩn mà không đặt trọng số cho tiêu chuẩn nào. Các tác giả Học Năng, Hoàng Tuấn, Bùi Biên Ḥa, có định tiêu chuẩn phân loại cụ thể hơn:
* Mệnh hợp cách, người nào đạt được:
3, 4 cách : Học hành đỗ đạt, có địa vị khá trong xă hội hay làm ăn phát đạt.
5, 6 cách : Là bậc trí đạo, nghĩa là bậc trí thức uyên bác.
7, 8 cách : Có địa vị cao trong xă hội, hoặc phú quư (ngày trước là chức khanh giám, thị ṭng)
9, 10 cách: Là thượng cách, có địa vị rất cao trong xă hội hoặc đại phú, đại quư (công hầu ngày trước).

* Mệnh không hợp cách, người nào phạm phải:
3, 4 cách : cuộc sống b́nh thường
5, 6 cách : sống cô đơn.
7, 8 cách : rất xấu, như tác giả Học Năng viết là "đi ăn xin hay bị chém giết"
9, 10 cách: tác giả Học Năng viết "phi chết non th́ cũng nghèo hèn".

Mấy lời chia sẻ!
leminhchi.
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 37 of 68: Đă gửi: 30 August 2004 lúc 11:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

dlehung đă viết:

Xin các Quí Anh cho một lá số danh nhân lập và giải bằng Quẻ Dịch Hà lạc.

Tôi cũng đã tìm dữ liệu về giờ, ngày, tháng, năm sinh của một số danh nhân, lập và giải đóan bằng quẻ Dịch Hà Lạc nhưng chưa tin tưởng lắm vì chắc gì đó là ngày tháng năm sinh của họ.
Có lẽ chưa ai bỏ nhiều công sức như nhà văn Xuân Cang, xác định giờ, ngày, tháng, năm sinh của 10 nhà vãn Việt Nam, dành gần hai trăm trang sách lập và phân tích quẻ Dịch Hà lạc trong cuốn "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" .
Theo tôi được biết, có những vị lãnh tụ, chọn và công bố một ngày sinh của mình sao cho có lợi nhất. Người có lá số gọi là đại quý cách chắc cũng chẳng dại gì công bố để cho đối thủ tìm cách triệt hạ.
Ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu TT Nam VN, lý lịch chính thức đã công bố là "Sinh ngày 05 tháng Tư năm 1923 tại làng Tri Thủy, tỉnh Phan Rang (Ninh Thuận)...".
Nhưng theo tác giả Vương Hồng Anh:
"...Về ngày giờ, tháng và năm sinh của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, theo tài liệu của cựu Thiếu tướng Ðỗ Mậu, cựu Giám đốc An ninh Quân đội thời kỳ Ðệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (trang 619), thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có một số tử vi đại quý cách: Tuổi Giáp Tý (sinh năm 1924), sinh vào giờ Tý (nửa đêm), tháng Tý (tháng 11 Âm lịch) và cung Mệnh Viên cũng nằm ở Tý. Lại nữa mệnh của cựu TT Nguyễn Văn Thiệu lại là mệnh Kim mà năm ở cung Thủy là rất đặc cách. Theo cách tính tuổi ta (mới sinh ra đã được tính một tuổi), thì cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hưởng thọ 78 tuổi khi mất vào năm Tân Tỵ 2001.
Cựu Thiếu tướng Ðỗ Mậu đã ghi lại trong hồi ký nói trên (trang 81,82, 618) cho biết rằng ông quen với cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1952 khi hai người cùng theo học khóa Tiểu đoàn trưởng và Liên đoàn Lưu động tại Hà Nội. Lúc bấy giờ ông Ðỗ Mậu mang cấp đại úy và cựu TT Nguyễn Văn Thiệu mang cấp trung úy. Mãn khóa, hai ông được điều động về Bộ Chỉ huy Mặt trận Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan làm chỉ huy trưởng, Ðại úy Ðỗ Mậu giữ chức Tham mưu trưởng, Trung úy Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Trưởng phòng 3, Trung úy Cao Văn Viên (cấp bậc cuối cùng: Ðại tướng) giữ chức Trưởng phòng Nhì. Cũng theo lời của cựu Thiếu tướng Ðỗ Mậu (trang 618, 619), thì ngày Tổng thống Ngô Ðình Diệm muốn bổ nhiệm Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu (lúc đó vào tháng 12/1962, Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu đang là Tư lệnh Sư đoàn 1 BB ở Huế, chú thích của VB), giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 BB (một Sư đoàn hoạt động gần Thủ đô Sài Gòn), đã ra lệnh cho Ðại tá Ðỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh Quân đội, làm tờ trình về hồ sơ cá nhân của Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu. Ðầu năm 1963, sau khi về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu đã đến văn phòng Giám đốc An ninh Quân đội thăm xã giao Ðại tá Ðỗ Mậu. Ðại tá Mậu cho Ðại tá Thiệu biết: "Số của Thiệu sắp đến thời làm rất lớn vào hàng văn võ song toàn, ít nhất cũng vào hàng bộ trưởng Quốc phòng". Ðại tá Thiệu ngạc nhiên không hiểu vì sao Ðại tá Mậu biết được ngày giờ sinh của ông. Tuy nhiên, Ðại tá Thiệu vẫn dè dặt xin Ðại tá Mậu đừng nói ra sợ "Ông cụ biết được sẽ chém đầu cả hai đứa mình". "
Tra lịch tháng Bính Tí (11) năm Giáp Tí - 1924 có tới 3 ngày mang chi là Tí, tương ứng có ba "giờ Tí", đó là:
1. Giờ Canh Tí , ngày Nhâm Tí (03) tháng Bính Tí (11), năm Gíap Tí   ( 29/11/1924)
2. Giờ Gíap Tí , ngày Gíap Tí (15) tháng Bính Tí (11), năm Gíap Tí   ( 11/12/1924)
3. Giờ Mậu Tí , ngày Bính Tí (27) tháng Bính Tí (11), năm Gíap Tí   ( 23/12/1924)
Tôi đã lập quẻ Dịch Hà Lạc với các giờ, ngày sinh trên thì thấy "Giờ Mậu Tí, ngày Bính Tí(27)tháng Bính Tí (11), năm Gíap Tí (23/12/1924)", được quẻ Tiên thiên Sơn Thiên Ðại súc và quẻ Hậu thiên Phong Sơn Tiệm, hào Nguyên đường Tiên thiên: dương, hào số 1, có dữ liệu gần đúng với những biến cố trong cuộc đời ông Thiệu.
Mấy lời chia sẻ!
LMC


Sửa lại bởi leminhchi : 30 August 2004 lúc 11:21pm
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 38 of 68: Đă gửi: 30 August 2004 lúc 11:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Ngày Nhâm Tư (3), không phải (27).
Người ta đồn ngày Giáp Tư, Giờ Giáp Tư, mới đáng kể.
C̣n 2 ngày kia không đâu có vang bóng .
Khi Dượng Bảy có thời th́ ai vẽ vời ǵ mà không được .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
hoatran
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 January 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 747
Msg 39 of 68: Đă gửi: 30 August 2004 lúc 11:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn hoatran

Thưa bác Lê minh Chi ,
Về chuyện lá số của ông Thiệu , HoaTran đă từng có
truy lục , và với những nguồn tin đáng tin cậy , th́ lá
số đó không phải như vậy . HoaTran quen biết những
người biết rơ ông Thiệu , và những người gần nhất đă
cho biết không phải 4 Tí đó . Ai đă từng lộng giả thành
chân , để đưa hỏa mù vào chuyện đó . Rồi ai có lợi nhất
bác có biết không ? Chắc bác không biết đâu .
Lại c̣n một chuyện nữa . Lá số Bảo Đại , dữ liệu từ cụ
Thái Thứ Lang không đúng đâu . Lại có vài người dựng
đứng ra mà nói . V́ họ không biết rơ hay tự bịa đặt ra
mà không hề phối kiểm .
Những người tại Huế , thuộc ḍng Hoàng phái , hằng
năm cúng tế cho ḍng họ Nguyễn Phúc , từ thời tổ tiên
họ là vua Gia Long , cho đến vị vua cuối cùng là Bảo
Đại . Họ có đầy đủ tất cả ngày sinh tháng đẻ rất rơ ràng
và cả ngày chết nữa , để hằng năm cúng tế tại một nơi
trong Thành Nội , thuộc về Tôn Nhân Phủ . Từ ngày mất
nước VN vào năm 1975 đến nay , họ vẩn thường cúng
và tế Hoàng tộc của họ . Họ biết rơ hơn ai hết .
Có vài người thuộc hàng chữ Vĩnh , chữ Bửu , họ c̣n
sống , khi Hoatran dưa mấy ngày sinh đă sưu tầm về
các vị vua . V́ HoaTran ṭ ṃ muốn đem số và đối
chiếu với những biến cố lịch sử , nên hỏi các vị đó .
Họ cho biết là sai cả . Nhưng họ từ khước cho biết ngày
sinh thật của tổ tiên họ và cho đến vị vua cuối cùng là
Bảo Đại . HoaTran tôn trọng ư chí những người Hoàng tộc xưa , họ không muốn người ngoài thân tộc đem lá
số ra mà đoán nhảm về thân tộc họ , v́ dù sao họ cũng
là thuộc về Hoàng gia .
Họ đưa ra một số lời giải thích rất cặn kẻ .
Cho nên , khi nghe ai nấy lấy ngay lá số Bảo Đại hay
ông Thiệu ra mà đoán , không ít những nguời thân cận
ông Thiệu , hay thân thích của Hoàng gia , họ cười mỉa mai , mà không thèm nói tiếp .
Sẽ có một ngày HoaTran t́m đến Tôn Nhân Phủ gặp
để thuyết phục họ cho xin chính bản , bát tự do Khâm
Thiên Giám ghi chép hẳn hoi , để công bố đúng ngày
sinh của các vị vua nhà Nguyễn .
Hoatran chỉ có duy nhất một điều : mấy ngày sinh và
giờ sinh đưa ra đều không đúng . Ai mà theo đó đoán
có ngày sẽ tẻn ṭ v́ nói nhảm .
HoaTran
Quay trở về đầu Xem hoatran's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hoatran
 
hoatran
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 January 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 747
Msg 40 of 68: Đă gửi: 31 August 2004 lúc 12:12am | Đă lưu IP Trích dẫn hoatran

Những tài liệu do Đ Mậu đưa ra , hoàn toàn láo khoét .
Nhằm mục đích tô son đánh bóng chính bản thân , viết
ra những điều bịa đặt , hồi kư đó không đáng tin cậy
nhất là những ai có chút suy nghỉ , đều nhận thấy ra
là Đỗ Mậu chỉ v́ cái tôi , mà nói những điều rất láo về
bản thân , tự phong cho ḍng họ ḿnh sinh vi tướng tử vi thần . Lại nữa có rất nhiều người là chứng nhân của
Việt Nam Cọng Ḥa , cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị đều
nhổ nước bọt khinh bỉ , về cả 2 ,3 chuyện , vừa về tư
cách , vừa về láo lăng , xuyên tạc .
những người vô t́nh đem ngay sách hồi kư láo thiên láo
địa đó ra mà nói , đă đi từ sai này tới sai khác .
Vẫn c̣n nhiều người , c̣n đang sống biết rơ mặt thật
của Đỗ Mậu , họ viết sách bài xích sự láo khoét đó từng
điểm một ,và ngày c̣n sống , Đỗ Mậu cứng họng không hề chối cải .
Nhưng tại đây , trong phạm vi bói toán , HoaTran chỉ
nói về các dữ kiện liên quan bói , hoặc tử vi , và ai
mà lấy tài liệu đó ra , nên phối kiểm trước khi đoán .
HoaTran c̣n biết xa hơn về chuyện Đỗ Mậu , Trần
thiện Khiêm , Cao văn Viên , và c̣n nữa ....
Biết rơ tới nơi tới chốn chứ không vơ đoán chút nào .
HoaTran
Quay trở về đầu Xem hoatran's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hoatran
 

<< Trước Trang of 4 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.3438 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO