ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 13 January 2003 lúc 3:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ta cố đợi ngàn năm
Một ngàn năm nữa sẽ qua.
Đến khi núi lở sông ṃn, mới mong đến Ḥn Vọng phu
Lời nhạc phẩm "Ḥn Vọng Phu" - Nhạc sĩ Lê Thương.
Hôm nay, tôi xin tŕnh làng cái sở ngộ của tôi để quí vị quán xét về cái lư nguyên uỷ của một học thuyết vẫn c̣n gây nhiều tranh căi của các nhà khoa học thời nay. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, cơ sở của những khoa tiên tri Đông phương đầy huyền bí. Nguyên uỷ của học thuyết này xuất phát từ đâu? Trong các sách Tàu được coi là kể từ hàng ngàn năm trước, nếu có nói đến Âm Dương (Kinh Dịch được coi là của Khổng tử là sách sớm nhất nói đến Âm Dương trong thập dực) th́ không nói đến Ngũ hành hoặc ngược lại. Những sách nói về cả Âm Dương và Ngũ hành th́ chỉ thấy xuất phát từ đời Hán đến nay. Sách "Lă thị Xuân thu" và "Sử kư" Tư Mă Thiên ghi nhân ngài Trâu Diễn là người đời Chiến Quốc là người đầu tiên sáng lập học thuyết này. Phần lớn các khoa học gia nghiên cứu về lịch sử học thuật Đông phương cho rằng: Thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt. Thuyết Ngũ hành được cho rằng của tộc Ngô Việt ở phương Nam (Trung Hoa cổ); c̣n thuyết Âm Dương là của tộc Chu. Hai học thuyết này được tổng hợp vào thời Hán. Nhưng nếu quán xét những sách cổ khác như cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn" th́ lại thấy cái lẽ thuyết Âm Dương Ngũ hành là hai học thuyêt riêng biệt là sự không hợp lẽ. Bởi v́ cái cuốn "Hoàng đế nội kinh" th́ nó lại có từ thời Hoàng Đế lận. Có trước cả vua Đại Vũ t́m ra Lạc thư trên lưng rùa rồi nói đến Ngũ hành, ngót nghét 2000 năm. Trước Khổng tử nói đến Âm Dương trong thập dực hơn 3000 năm. Ấy thế mà trong cuốn "Hoàng đế nội kinh" lại nói đến cái dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành rồi. Vậy th́ tất nhiên cái lư của thuyết này phải có từ trước đời Hoàng đế mới hợp lẽ chứ. Nếu bảo thuyết Âm Dương Ngũ hành nhập vào đời Hán th́ không hợp lẽ v́ cuốn Hoàng đế nội kinh có trước Hán. Nếu bảo có trước Khổng tử th́ sao sách của ngài không có chữ nào nói đến Ngũ hành? Nếu bảo sau Khổng tử th́ vị Hoàng Đế này là ai? Tại sao Sử Kư và cả các trước tác trước đời Tần không thấy nói đến cuốn sách này. Bởi vậy, cái anh thuyết Âm Dương Ngũ hành khó có thể ra đời vào một bối cảnh lịch sử văn minh Hoa Hạ. Vậy nó từ đâu mà ra?
Ấy cái này th́ theo sở ngộ của tôi th́ nó chính là từ văn minh Lạc Việt. Chúng ta bắt đầu từ cái bánh chưng bánh dầy mà tổ tiên để lại. H́nh tượng này đă được khẳng định chính là một biểu tượng cho giá trị văn hiến Lạc việt để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên trong ngày lễ Tết. Bánh dầy tṛn, màu trắng không vị thể hiện sự viên măn, thuần khiết của Thái cực không có cái có để nói đến cái không và không có cái không để nói đến cái có, tính dẻo thể hiện sự thông biến. Chí tịnh nên đông đối đăi sinh Âm Dương. Thái cực trở thành Dương khi có sự đối đăi với nó. Bánh chưng vuông tượng của Âm. Ngũ hành tương tác trong sự chi phối của Âm Dương chính là tứ tượng. Tứ tượng chính là 4 trạng thái tương tác chứ không phải trạng thái phân biệt như sách chữ Nho nói. V́ tính động thuộc Âm nên Ngũ hành nằm trong bánh chưng với nguyên lư cấu tạo như sau:
Thịt lợn sắc hồng thuộc Hoả, sinh Thổ sắc vàng của đậu xanh, sinh Kim sắc trắng của gạo nếp, sinh Thuỷ là diệp lục tố của lá dong tạo ra trên mặt bánh khi luộc dụng thuỷ), sinh Mộc là lá dong bọc bên ngoài bánh. Âm Dương hài hoà, ngũ hành tương sinh chính là ước mơ của con người khi thuyết Âm Dương Ngũ hành là học thuyết chính thống trong xă hội Văn Lang xưa. Đấy là nguyên nhân để vua Hùng chấm giải nhất và coi như là một biểu tượng thiêng liêng của nền văn hiến Lạc Việt mà con cháu c̣n lưu truyền đến tận bây giờ.
Như vậy với cái sở ngộ của tôi tường với quí vị th́ thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh có xuất xứ từ nền văn minh Lạc Việt. Bởi vậy, chỉ có nền văn minh Lạc Việt với những di sản văn hoá của tổ tiên truyền lại mới có khả năng phục hồi lại những giá trị rực rỡ của một thời hoàng kim của nhân loại. Trong bài "Ḥn Vong Phu" không hiểu v́ sao cố nhạc sĩ Lê Thương lại viết: Ta cố đợi ngàn năm, một ngàn năm nữa trôi qua...". Trong chủ đề "Nghi ệp c ủa ng ư ờI bi ết Khoa h ọc huy ền b í" bạn Thi ên C ơ viết " Quote:
Văn bối không biết chuyện Lí Thuần Phong có viết sách Sấm Kư . Khổng Minh Sấm Kư cũng đọc rồi, đối chiếu với Sấm Trạng Tŕnh th́ thấy cả hai đều dự đoán sự độc tôn của Trung Quốc và Việt Nam sau này .
". Theo sở ngộ của tôi th́ lời tiên tri về đất Việt có thể đúng đấy. Nhưng cũng có thể đó là một siêu cường về văn hoá trí tuệ nên được vị nể th́ đúng hơn là một siêu cuờng về một sức mạnh quân sự. Nhưng đấy phải là một thế giới yên b́nh và con người sống trong t́nh yêu thương.
Năm cũ sắp hết, năm mới sắp tới tôi cũng xin tỏ cái sở ngộ của ḿnh về một giá trị văn minh Lạc Việt không thể thiếu trong ngày Lễ Tết thiêng liêng. Đó là chiếc bánh chưng , bánh dầy tuy đơn sơ khiêm dị, nhưng hàm nghĩa bao la, quán trùm cả vũ trụ. Dịch viết" Trí th́ cao siêu, lễ th́ khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chức đất". Tôi ngại tài thô trí thiển, tả cái sở ngộ sỡ không hết ư của tiền nhân. Kính mong quí vị quán xét.
Chân thành chúc quí vị mọi sự an lành.
Thiên Sứ
|