Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 271 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 81 of 300: Đă gửi: 02 December 2006 lúc 11:26am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

TẠI SAO KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Không phải mọi người đều đồng ư rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:
    Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong ṿng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đă đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, v́ xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lư, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.
     Có đặt câu hỏi th́ tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lư, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lư của ṿng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo ḿnh nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của ḿnh là "đại đột phá", "vô tiền khoáng hậu" v.v...

(c̣n tiếp)

Sửa lại bởi VDTT : 02 December 2006 lúc 11:28am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
phrkk
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 08 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 70
Msg 82 of 300: Đă gửi: 03 December 2006 lúc 7:38am | Đă lưu IP Trích dẫn phrkk

Thưa bác VDTT
Bác đặt vấn đề là phải khoa học hoá môn tử vi đẩu số , điều này là hoàn toàn đúng đắn , chúng ta ngày nay không thể chấp nhận một cơ sở lư luận ban đầu mù mờ mang nhiều tính huyền hoặc . Xong đạt được điều trên là vô cùng khó khăn v́ hàng ngàn cuộc " đại đột phá " đều không thành công .
Cháu nghĩ chẳng v́ thế mà chúng ta lại nản ḷng , qua cách nh́n mới của bác về tử vi , cháu đă thấy le lói anh sáng mới và rất hi vọng nó là tia sáng đầu tiên của một ngày mới .
Hôm nay chợ nhớ ra một việc cháu định hỏi bác, đó là vấn đề lấy giờ trong tử vi . Nó là bước đi cơ bản đầu tiên để xác định lá số đúng và tránh cái hoạ sai số của môn này .
Vấn đề là giờ tư từ 11g đến 1g hay từ 12 g đến 2 giờ, cháu nhớ không nhầm th́ một trong các bài viết của bác bác lấy theo phương án 12 g đến 2g .
Điều này làm cháu rất phân vân , hôm trước cháu đă viết về vấn đề kinh mạch và tử vi , bác cũng đồng ư với cháu là tử vi và kinh mạchcó sự đồng nhất , ( theo thuyết vạn vật đồng nhất thể) tuy cái này không nói lên cái kia . Cháu đă hỏi nhiều vị có kinh nghiệm về đông y , họ đều nói giờ đông y lấy giờ tư từ 11g đến 1g sáng ,theo giờ đông y các kinh mạch vận hành chuyển hoá ,
Tuy tử vi và kinh mạch là 2 hệ thống lư thuyết khác nhau nhưng cùng nghiên cứu một vật thể, vậy có thể nào đồng nhất giờ tử vi và giờ kinh mạch được không ?
Cháu rất mong ư kiến của bác về vấn đề này .
C̣n lấy tử vi theo múi giờ đă có lịch Hồ Ngọc Đức đảm nhiệm, có thể nói đây là cuốn lịch đóng góp rất lớn cho môn tử vi .
Vấn đề sinh ra ở bắc và nam bán cầu cháu vẫn chưa dám nghĩ đến .
Mong hồi âm của bác .
phrkk
Quay trở về đầu Xem phrkk's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phrkk
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 83 of 300: Đă gửi: 03 December 2006 lúc 8:30am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Về vấn đề giờ:

Một khám phá của tôi là giờ (đông phương) phải tùy môn mà định, có thể sai nhau đến cả tiếng (tây phương); nên nếu giờ đông y khác giờ Tử Vi vẫn không phải là mâu thuẫn (trên mặt lư thuyết khoa học).

Vài ḍng chia sẻ.

Sửa lại bởi VDTT : 03 December 2006 lúc 8:46am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 84 of 300: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 10:28am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

TẠI SAO KHOA HỌC HÓA TỬ VI?
(tiếp theo)

Đối diện với quá nhiều thuyết khác nhau như vậy, người học Tử Vi phải làm ǵ? Có người sẽ trả lời là chỉ cần đăi lọc th́ vàng đá sẽ rơ ràng. Nghe hợp lư, nhưng có hai vấn đề:
     1. Quá nhiều thuyết khác nhau, chuyên tâm đăi lọc đi nữa cả đời chưa chắc đă đăi lọc xong. Đó là chưa kể giữa khi đăi lọc chắc chắn lại có thêm nhiều thuyết khác, kéo dài liên tu bất tận.
     2. Quan trọng hơn nữa, muốn đăi lọc th́ phải có phương pháp đăi lọc. Vậy câu hỏi thực tế là phải đăi lọc các thuyết trên như thế nào? Kiểm với các lá số ḿnh có ư? Vậy th́ những lá số nào đáng tin cậy? Tổng số lá số bao nhiêu, có thỏa điều kiện số lượng tối thiểu và tiêu chuẩn bất định của khoa thống kê không?
     Thực tế là cho đến hiện tại, ngay cả một sự việc tương đối đơn giản là phân định xem can Canh sao nào hóa Khoa hóa Kỵ mà khoa Tử Vi vẫn đăi lọc chưa thành công, vẫn c̣n đủ loại trường phái, nào là "Âm Đồng", nào là "Đồng Âm", "Phủ Đồng", "Phủ Tướng" v.v...
     Lư do của bế tắc này rất giản dị. Việc đăi lọc bằng chứng nghiệm thực tế đ̣i hỏi rất nhiều công sức. Nh́n sang khoa học tây phương có phương pháp cẩn thận, nhiều khoa học gia cặm cụi cả đời chỉ cốt xác định một phản ứng nhỏ nhoi nào đó của một chất nào đó, vậy mà có khi chết rồi việc vẫn chưa thành. Kể ǵ Tử Vi vẫn chưa được coi là khoa học, chỉ có khẩu quyết thay v́ phương pháp, mỗi người một ư, cùng một người lại v́ nhu cầu biến đổi mà ư cũng thay theo; tất nhiên việc chứng nghiệm có tính cách hết sức cá nhân, nếu không muốn nói là tùy tiện.
     Thỉnh thoảng ta đọc thấy "Tôi chắc chắn can Canh sao X hóa Kỵ, bằng cớ là lá số sau đây, năm yyy có chuyện zzz xảy ra". Trường hợp này rất tiêu biểu. Vấn đề là chứng cớ chỉ có một lá số. Trong khoa thống kê, một lá số không có ư nghĩa ǵ cả. Thậm chí mấy chục lá số vẫn chưa chắc có ư nghĩa ǵ.
     Tối hậu th́ việc chứng nghiệm độ chính xác của các thuyết Tử Vi phải lệ thuộc vào khoa thống kê, đó là điều chắc chắn. Nhưng v́ công sức tốn kém và thời giờ đ̣i hỏi quá nhiều, ta có thể đoán là việc này chỉ có thể xảy ra khi Tử Vi đă được một số đáng kể khoa học gia công nhận là khoa học. Theo tôi tối thiểu phải mấy mươi năm nữa mới mong có chuyện đó xảy ra.
     Vắn tắt lại, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là có quá nhiều thuyết Tử Vi, trong đó có những thuyết khác hẳn nhau, kể cả mâu thuẫn nhau, nên đây không c̣n là trường hợp đại đồng tiểu dị nữa; mà là trường hợp khủng hoảng lư thuyết (theoretical crisis). Ta lại không có hoàn cảnh và phương tiện để đăi lọc các thuyết này bằng phương pháp thực nghiệm.
     Vậy th́ phải chăng chúng ta hoàn toàn bế tắc, chỉ c̣n cách là mỗi người cứ tùy duyên mà giải Tử Vi theo con đường riêng của ḿnh?
     
     Cá nhân tôi không tin như thế.
     Tôi cho rằng, như mọi hệ tư duy khác, Tử Vi có cơ sở riêng của nó. Nếu ta định được cơ sở ấy, hoặc kém hơn là định được những điều kiện mà cơ sở ấy phải thỏa, th́ ngay tức khắc một số thuyết sẽ bị loại ra ngoài. Cơ sở càng vững th́ số thuyết khả tín c̣n tồn tại càng ít. Đời sống vốn không toàn hảo nên ta chẳng thể hy vọng có ngày chỉ có duy nhất một thuyết Tử Vi, ai học cũng đoán y hệt (ngay khoa học tây phương cũng không hề có chuyện này), nhưng ta có quyền hy vọng rằng Tử Vi sẽ được quy về cùng một số thuyết đại đồng tiểu dị, tức là tiểu tiết khác nhau nhưng cùng khởi từ một cái nền chung.
     Lại nhận xét rằng trong các phương pháp để quy sự việc về một cái nền chung th́ phương pháp khoa học đă đạt thành công to tát hơn cả. Dĩ nhiên, không phải mọi tư duy của loài người đều có thể quy về một mối bằng phương pháp khoa học nên bất cứ khi nào muốn xử dụng phương pháp khoa học ta phải hỏi trước rằng phương pháp khoa học có phù hợp với vấn đề mà ta đang muốn giải quyết hay chăng.
     Câu trả lời của cá nhân tôi là Tử Vi hoàn toàn phù hợp với phương pháp khoa học. Cường điệu hơn, theo tôi phương pháp khoa học là hy vọng duy nhất, là con đường duy nhất có thể quy các thuyết Tử Vi đang bay ngập bầu trời mệnh lư ngày hôm nay trở về một mối.
     Đă đến lúc Tử Vi phải lột bỏ cái áo huyền học của nó để đạt nhu cầu tiến bộ. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi tin rằng Tử Vi có cơ sở khoa học. Tôi hy vọng càng ngày sẽ càng có thêm nhiều người chia sẻ cùng niềm tin với tôi, nỗ lực thiết lập một cơ sở khoa học cho Tử Vi thay v́ bằng ḷng với vị trí "cao nhân" của một ngành huyền học mà nếu không chịu thoát xác th́ có thể lần hồi sẽ bị đào thải bởi làn sóng tiến hóa của thời đại mới.    
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 85 of 300: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 10:43am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

DuongTuong đă viết:
...Rất tán đồng lư các sao đắc hăm căn bản dựa trên Âm Dương là chính, ngũ hành là phụ . Nếu DT không lầm th́ anh cho Thiên Đồng là Nam Đẩu Dương tinh nên đóng phần Âm và cung Âm nên hăm tại Dậu ? Như thế tại sao Thiên Đồng cư Th́n, Ngọ cũng lạc hăm ???


Chữ "âm dương" mà tôi nói đến trong "âm dương là chính ngũ hành là phụ" ám chỉ toàn bộ "thuyết âm dương" không chỉ là cách phân loại âm dương đặc thù (như Thiên Đồng là dương thủy).
    Khi xét toàn bộ thuyết âm dương th́ sự phân phối của các sao trên địa bàn đă có hàm chứa tính âm dương rồi. Cơ sở lư luận chính của tôi ở đó. Xét các tổ hợp khác nhau với điều kiện là hoàn cảnh của (hai ông tướng vùng) Âm Dương có ảnh hưởng quan trọng đến các sao tĩnh (rồi thêm ngũ hành vào sau cùng nếu cần thiết) th́ sẽ thấy tại sao Thiên Đồng hăm ở Ngọ, Th́n.

Vài ḍng đóng góp.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
DuongTuong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 114
Msg 86 of 300: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 7:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn DuongTuong

Cám ơn anh VDTT ,
Nếu nói lư phân phối các sao trên địa bàn đă hàm chứa tính âm dương, th́ lư đặc thù của chính nó cũng đă tự điều ḥa âm dương của lư chung rồi vậy ? hay cho là cái lớn thế cuộc lấn áp cái bé riêng lẻ, trong khi bất kỳ thời và điểm nào cũng sẵn hàm chứa lư âm dương rồi ?
Nếu như trên, âm dương mà c̣n xét các tổ hợp, điều kiện, hoàn cảnh . . th́ không thể c̣n nguyên thủy để gọi "toàn bộ thuyết âm dương", v́ nó đă bị nghiêng lệch bởi cách cục mà ta thường gắng biện minh lấy được theo chủ quan , đó là chưa kể gượng thêm Ngũ hành trong trường hợp sau cùng nếu cần thiết ! Tại sao phải nếu trong khi thuyết âm dương vốn là căn bản vững chắc ?

Thành thật cám ơn nhiệt t́nh giải đáp của anh .
Quay trở về đầu Xem DuongTuong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi DuongTuong
 
viet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 174
Msg 87 of 300: Đă gửi: 06 December 2006 lúc 9:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn viet

Lư nguồn gốc chính tinh và tứ hóa nầy đọc cũng hay nhưng càng học tử vi tôi càng thấy tử vi thật sử chẳng có đến 14 chính tinh và tứ hoá ǵ cả. Tử vi dưạ vạ âm lich. để lập lá số mà âm lich th́ chỉ dưạ vào vị trí cuả mặt trớ và mặt trăng so vơí traí đất. Nh́n vạ 14 chính tinh trên lá số nếu chúng ta biết được vị trí cuả thaí duơng và thaí âm th́ có thể biết được vị trí cuả các sao kiạ Ví dụ như Thái dương cư măo th́ lúc nào tử vi cũng phaỉ ở ngọ thiên phủ ở Tuất. Thaí dương ở hơị th́tử vi thiên phủ phaỉ ở dần, v.v. Nhũng vị trí nâỳ chẳng bao giờ thay đôỉ cả. V́ vậy chúng ta có thể bỏ hẳn 12 sao c̣n lại cuả 14 chính tinh mà đă bỏ 12 sao kia th́ cũng chẳng cần đến tứ hoá nưă v́ đâu c̣n chính tinh nạ nưă để mà hoá. Noí đến văn xương văng khúc cũng vâỵ, khi biết được giờ sinh th́ chúng ta có thể tính được điạ ko đia kiêp' ở đau^, mà ko kiếp th́ chăng? bao giờ đưn'g chung vơí xương khúc cả, lúc nạ cũng ở sáu cung bên kia cuả ko kiếp, nên chúng ta cũng có thể bỏ đi bộ xương khúc, mà đă bỏ bộ xương khúc th́ cũng chẳng cần đến bộ thai phụ phong caó và các sao tính theo bộ xương khúc khác. Đến bộ tả phù hưũ bật cũng vậy, chỉ biết thiên h́nh th́ biết tả hưu phaỉ ở 6 cung nhược so vơí cung cuả thiên h́`nh nên chúng ta có thể bỏ đi thiên y, riêu, tả hưủ và các sao ăn theo tả hưủ nhhư thai toa.. Kế đến là ṿng taí tuế, lộc tồn, và tràng sinh, chỉ cần biết ba sao chủ chôt' này th́ chúng ta có thể biết được khoảng 40 sao khác an theo ba sao nâỳ nên có thể bỏ chúng đi luôn. Rút gọn lại (bỏ luôn điạ ko và thaí âm theo lư trên)tử vi chỉ c̣n dươí 10 sao, lộc tồn đại diện cho can năm, thaí tuế đaị diên. cho chi năm, thi^ên h́nh cho tháng, thaí dương cho ngày, điạ kiếp cho giờ, và tran`g sinh cho vị trí cuả mệnh lúc sinh ra trong vũ trụ Bơĩ thế lúc Trần Đoàn khi xuống nuí găp. hoàng đế tương lai cuả nước Taù(tôi ko nhớ tên là ai) chỉ cần bấm trên ban` tay có 9 ngón là biết số sẽ làm vua (nghe nói trần Đoàn lúc theo sư phụ học đạo v́ pham. lôĩ đă tự chặt 1 ngón để đền tôị Nêú lúc đó có trên 9 sao có lẽ ông ta đă lũng cũng ko biết tính sao v́ chỉ c̣n có 9 ngón.) Theo tôi đoán th́ sau nâỳ cho dễ nhớ nên ngướ đớ sau mơí để thêm khoảng 100 sao nưă để cho dể tính, ví như tuế phá phaỉ xung vơí thái tuế, thiên phủ phaỉ nhâp. vơí thaí dương, vũ khục nhập thái âm, v.v rố hóa lung tung.
Quay trở về đầu Xem viet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viet
 
manhthuongquan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 December 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 366
Msg 88 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 12:28am | Đă lưu IP Trích dẫn manhthuongquan

Hôm nay được nghe Viet tiền bối luận, Mạnh cảm thấy vô cùng thoải mái. Từ đây về sau việc gì cũng dùng phép tính giản lược, khỏi rườm rà, đi bộ cho tiện, nghỉ làm gì đến phi thuyền phản lực. Biết toán cộng là đủ, cần gì đến tương đối, lượng từ. Trần Đoàn Hi Di tiên sinh chỉ cần biết có 9 sao vì ông ta có đúng 9 ngón. Tức là chỉ biết dùng ngón tay để đếm đến 9, thật là đơn giản, hay tuyệt. Theo ý cuả Mạnh, thì Viet tiên sinh nên chấp tay, kính xin đứng qua một bên, đừng làm rộn các vị như bác VDTT bàn luận. Mạnh và đông đảo bạn hữu đang theo dỏi các bài viết đứng đắn, với kiến thức và nghiên cứu mạch lạc cuả các vị tiên sịnh với chân tài thực học.

P/s Hoàng đế đó họ Triệu tên Khuông Dẩn, và bào đệ là Khuông Nghĩa tức là người dựng nên triều Tống. Khi thiên hạ rơi vào tay giặc Nguyên Mông, hậu duệ có lánh nạn sang nước ta vào thời nhà Trần. Vì Tử Vi dưới thời Tống rất trọng trong cung đình và sau được truyền bá trong hoàng tộc nhà Trần sau khi du nhập sang Vietnam ta.



__________________
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Quay trở về đầu Xem manhthuongquan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi manhthuongquan
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 89 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 8:24am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

GIỚI HẠN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Khi muốn khoa học hóa bất cứ một ngành ǵ đă hiện hữu, ta phải lùi thật nhiều bước để trở về một vị trí nào đó mà tập thể những người tương đối có trí tuệ và kiến thức có thể đồng thuận trên nền tảng của một hệ tư duy có lớp lang gọi là "lô gích" rồi từ đó mới lại bước đi, cũng theo các quy luật của lô gích.
     Tại sao lại đặt vấn đề lô gích? Thưa v́ có nhiều chuyện trên đời này không thể nào dùng lô gích mà suy được (như thánh nữ đồng trinh Maria, như hiện tượng đốn ngộ, như hiện tượng đột ngột khỏi hẳn ung thư nhờ kiên tŕ cầu nguyện phật, chúa v.v...); đó là những chuyện nằm ngoài lô gích. Những chuyện nằm ngoài lô gích không ở trong phạm trù của khoa học nên không thể dùng tiêu chuẩn của khoa học mà luận xét. Cần nói rơ thế, v́ nhiều người tự xưng là khoa học gia cứ dùng tiêu chuẩn khoa học để lên án những hiện tượng nằm ngoài lô gích mà không biết rằng khi làm thế là chính ḿnh đă đi ngược lại đ̣i hỏi của lô gích.
    Bởi vậy, bước đầu của người nghiên cứu Tử Vi bằng khoa học là phải nhận biết công tŕnh của ḿnh có giới hạn riêng của nó, dù đạt thành công đến tột đỉnh cũng không thể nào vượt qua giới hạn ấy được. Phải biết thế để khỏi cạnh tranh vô lư với những kỳ nhân nằm ngoài lô gích, như chỉ nh́n lá số Tử Vi rồi nói vanh vách cuộc đời phải như thế nào, và đều đúng cả (có thật, cá nhân tôi đă gặp qua). Thí dụ này quan trọng, v́ dùng lô gích b́nh thường sẽ phải dựa vào thực tế là chỉ có 500 ngàn lá số để kết luận rằng không thể nào nh́n lá số mà đoán đời người ta vanh vách được. Để khỏi loăng đề tài hiện tại tôi sẽ giải thích hiện tượng kỳ nhân mệnh lư sau (và dĩ nhiên lời giải thích ấy không thể nào hoàn toàn lô gích).
     Nhưng tại sao lại bỏ quá nhiều công lao để nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học để rồi khi xem Tử Vi vẫn thua xa các kỳ nhân? Thưa v́ người học Tử Vi th́ đông mà kỳ nhân cực hiếm. Thực trạng là v́ thiếu phương pháp khoa học, hầu hết giới học tử vi (kể cả giới nghiên cứu tử vi) đều ở trạng thái ṃ mẫm, như người trong hầm tối chẳng có lối ra. Trạng thái ṃ mẫm đó tạo thành cảnh vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu là đúng là sai, nên người học Tử Vi sau khi đạt một mức cơ bản nào đó rồi th́ tiến hay lùi thật khó mà xác định, tức là bị kẹt trong một cái ṿng lẩn quẩn, không có con đường rơ ràng nào để tiến về phía trước. Giả như việc khảo sát Tử Vi bằng khoa học thành công, th́ mặc dù không thể đào luyện kỳ nhân, chúng ta cũng thành công trong việc giúp người học Tử Vi liên tục tiến về phía trước thay v́ dậm chân tại chỗ hoặc chạy trong cái ṿng lẩn quẩn.
     Đó là phần tŕnh bày về giới hạn và triển vọng của phương pháp khoa học khi áp dụng vào Tử Vi. Kế tiếp tôi xin luận những điều kiện mà các bước đầu của khoa Tử Vi phải thỏa khi ta khảo sát nó bằng phương pháp khoa học.
(c̣n tiếp)

Sửa lại bởi VDTT : 07 December 2006 lúc 8:26am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 90 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 5:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

TẠI SAO KHOA HỌC HÓA TỬ VI ?

NM này nhận thấy một số sao trong TV thể hiện những tính chất (behavioral) tương tự như một số hàm số (functions) của khoa học hiện nay .
Chẳng hạn sau đây là những ví dụ (ví dụ thôi):

1) KHÔNG KIẾP ~ Exponential function

2) TRIỆT
~ Const (0 < t < 30+)
~ 0 or a damping sin or cosine or square wave (t > 30+)

Chú thích: "~" nghĩa là "tương đương"

3) TUẦN
~ 0 = const. (t < 30+)
~ sine or cosine or square wave (t > 30+)


4) THIÊN KHÔNG
~ Dirac Delta function

Qua 02 điểm ta vẽ được một đường thẳng .
Cuộc đời con người thường không là một đường thẳng, nhưng ít ra trong không gian 02 chiều nó sẽ là 01 đường cong . Khi t́m được những điểm cực đại (max) và cực tiểu (min) (chẳng hạn của cung Tài), chúng ta có thể phác họa được đường cong này . Một khi đường Tài xuyên suốt cuộc đời của một người được vẽ ra, nghĩa là ta đă có câu trả lời khá chính xác, có thể đạt đến 90%-100%, so với cách ráp sao bây giờ .

Tất cả mọi đường cong, dù phức tạp đến đâu cũng đều là sự tổng hợp của sin và cosin functions!

Trước đây, nếu ai đưa cho tui 01 lá số hỏi rằng liệu lá số có trúng số độc đắc không? Câu trả lời của tui sẽ là

1) Không biết, hoặc là
2) "trúng" nhưng chỉ dám khẳng định 50% hoặc "không trúng" nhưng cũng chỉ dám bảo đảm 50%, nghĩa là không cần phải biết TV để trả lời câu hỏi này

Nhưng nay th́ khác, nh́n vào 01 lá số tui dám khẳng định từ 90%-100% lá số ấy có trúng độc đắc hay không, v́ tui không phải ráp sao và đọc phú nữa - trong tay tui đă có cái công thức của nhà phát minh Kim Hạc! Cũng vậy, nếu mọi việc tốt đẹp cho "thuyết Tam Thiên" mà tui đang nghiên kíu, một khi nó trở thành một cái phoọc mu lơ, sẽ cho phép tui khẳng 90%-100% (nếu không nói là 100%) cái ǵ sẽ xảy ra khi vào vận đó!

Đó là KHOA HỌC HÓA Tử Vi vậy

Giao Long Xuất Hải

__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 
viet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 174
Msg 91 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 6:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn viet

manhthuongquan đă viết:

Hôm nay được nghe Viet tiền bối luận, Mạnh cảm thấy vô cùng thoải máị Từ đây về sau việc gì cũng dùng phép tính giản lược, khỏi rườm rà, đi bộ cho tiện, nghỉ làm gì đến phi thuyền phản lực. Biết toán cộng là đủ, cần gì đến tương đối, lượng từ. Trần Đoàn Hi Di tiên sinh chỉ cần biết có 9 sao vì ông ta có đúng 9 ngón. Tức là chỉ biết dùng ngón tay để đếm đến 9, thật là đơn giản, hay tuyệt. Theo ý cuả Mạnh, thì Viet tiên sinh nên chấp tay, kính xin đứng qua một bên, đừng làm rộn các vị như bác VDTT bàn luận. Mạnh và đông đảo bạn hữu đang theo dỏi các bài viết đứng đắn, với kiến thức và nghiên cứu mạch lạc cuả các vị tiên sịnh với chân tài thực học.


P/s Hoàng đế đó họ Triệu tên Khuông Dẩn, và bào đệ là Khuông Nghĩa tức là người dựng nên triều Tống. Khi thiên hạ rơi vào tay giặc Nguyên Mông, hậu duệ có lánh nạn sang nước ta vào thời nhà Trần. Vì Tử Vi dưới thời Tống rất trọng trong cung đình và sau được truyền bá trong hoàng tộc nhà Trần sau khi du nhập sang Vietnam tạ



Thằng cu nầy có bị thần kinh ko mà đem tử vi đi so vơíphi thuyền phản lực, tương đối, lượng từ, chẳng khác nạ đem trứng chọi đá, làm chuyện cướ cho thiên hạ Hơn nưă, nếu tớ và các hội viên ngướ Việt muốn biết về lịch sữ cuả taù th́ đầy trên internet đó, chắc ko cần đến chú phaỉ kể đâu nhỉ. Chú lấy caí nick Manhthuongquan tôi thấy thich hop voi caí sức mạnh mà đầu heo cuả chú đó.

P/S: Chú đừng noí là chỉa caí nick nâỳ từ phim cuả taù nha, v́ đó là đi nhân giặc làm cha đó cụ
Quay trở về đầu Xem viet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viet
 
khachquaduong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 21 July 2006
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 70
Msg 92 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 7:43pm | Đă lưu IP Trích dẫn khachquaduong

To Nhập Môn:

Khachquaduong cũng tham gia đôi chút cho vui về biểu diễn theo đồ thị.

Theo khachquaduong th́, ví dụ ta có một đồ thị với hai trục là thời gian và biến cố, th́ tại một thời điểm sẽ có thể có các biến cố khác nhau xảy ra và cần xác định được điểm cực đại và điểm cực tiểu ví dụ như hạn phát tài th́ điểm cực đại là có 1 tỷ USD và cực tiểu là 100 triệu USD chẳng hạn (cái này là tương đối để tư duy thôi, chứ thực tế th́ làm sao mà xác định được thế), khi đó biến cố thực tế xảy ra sẽ nằm trong khoảng giới hạn bởi hai điểm cực đại và cực tiểu đó. Khi đó ta sẽ dùng hai đường (hai đường chứ không phải một v́ nếu một th́ không biểu diễn được), một đường nối các điểm cực đại và một đường nối các điểm cực tiểu. Tại một thời điểm trên trục thời gian chiếu lên sẽ xác định được hai điểm trên hai đường đó, hai điểm này càng xa nhau th́ càng có nhiều biến cố cụ thể xảy ra trong đó và ngược lại, hai điểm đó trùng nhau khi hai đường giao nhau và tại đó chỉ có một biến cố duy nhất xảy ra hay xác xuất xảy ra cho biến cố đó là 1 hay 100%.

Theo khachquaduong th́ đây chỉ là một cách h́nh dung bằng đồ thị cho dễ hiểu, đương nhiên không thể nào áp dụng chính xác vào giải luận được. Việc dùng hai đường để biểu diễn này nhằm cho thấy rằng, biến cố xảy ra nó có xác xuất nhất định và là do các tín hiệu, các yếu tố khác nhau (bổ trợ, xung phá, sinh khắc, chuyển hóa...) trong lá số quy định. Đó là một cách để h́nh dung cho dễ mà thôi. Chấp nhận cái lư này, hay tạm gọi là nguyên tắc BIÊN ĐỘ, th́ sẽ dễ hiểu đối với câu hỏi tại làm sao người ta không thể giải đoán chính xác tuyệt đối được, hay nói cách khác là độ chính xác giải luận mang tính tương đối và càng đi vào chi tiết càng dễ không chính xác.

Khachquaduong muốn nói ư chính qua bài này là nên dùng hai đường để biểu diễn thay cho một đường trên đồ thị.

 

Quay trở về đầu Xem khachquaduong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khachquaduong
 
manhthuongquan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 December 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 366
Msg 93 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 7:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn manhthuongquan

Xin lổi đã làm rộn topic của bác VDTT để trả lời vài câu cùng hội viên Viet. Thất lể

Chào bạn,

Thứ nhất, trên mạng ảo Mạnh không biết bạn Viet bao nhiêu tuổi? qua cách viết đầy lổi chính tả, và lý luận non nớt, Mạnh đoán là bạn còn trẻ. Tuy vậy, trước khi viết bài cho bạn, Mạnh cũng vào Search vài post trước của bạn và quyết định rằng bạn còn trẻ người non dạ. Nếu như bạn gọi Mạnh là thằng cu, thì bạn phải ngoài 50, vậy thì Mạnh xin thất lể vì đã đoán sai.

Thứ hai, đây là post của bác VDTT, chủ đề Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa ;

Bạn góp ý, chẵng ai phiền bạn tuy nhiên bạn cũng phải lượng sức mình và suy nghỉ. Đại ý của bạn là mọi người chẵng cần nghiên cứu làm gì các sao và chỉ biết vài chính tinh là đủ. Bạn nêu những thí dụ về cách an sao, khi biết vị trí của một sao thì sé biết an vị của sao kia, vậy không cần thiết để biết làm gì.  Rejected, không có logic biện luận. Kế đến bạn lấy ví dụ Trần Đoàn 9 ngón tay, trích dẫn phạm lổi nên chặt một ngón, không nêu điển tích, xuất xứ, tên hoàng đế cũng không biết, luận như con trẻ. Nếu bạn học Văn hoặc các môn khác với trình độ chỉ cần Trung học thôi, cũng đã rớt. Do đó Mạnh càng khẳng định bạn còn nhỏ tuổi. Bạn viết thế, là phủ nhận công trình nghiên cứu của các tiền bối một cách xúc phạm trong khi trình độ của bạn không cho phép bạn khả dỉ lên tiếng nơi đây.

Sau cùng, nếu đã viết thì viết cho trót, Mạnh dùng những thí dụ Phản lực, Phi thuyền, tương đối, lượng tử có nghĩa là Khoa học. Theo dòng chủ đề đang luận Khoa Học hoá Tử Vi, những thí dụ nêu lên sự tiến hoá và phát triển của khoa học, nếu áp dụng trên Tử Vi cũng là như vậy. Không thể giản lược. Bạn suy luận như vậy càng cho thấy sự non nớt trong nhận xét.

Mạnh từ nhỏ đi học, dỉ nhiên đã đọc tất cả các sử Việt từ cổ đến cận đại. Trung Hoa là một nước có nền Văn Hoá và Chính Trị ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta từ ngàn xưa, do đó Mạnh cũng như các thanh niên Việt khác, đã nghiên cứu kỷ về Lịch sử Trung Quốc từ Tam Vương đến nay, còn rỏ hơn cả người trung quốc, bạn có hiểu không? Đó là cách biết mình biết người chớ không phải vọng ngoại.

Mạnh thường quân là người đời xuân thu, trượng nghĩa chiêu hiền, trong nhà tân khách đầy là một nhân vật nổi tiếng thời chiến quốc. Mạnh đã biết trước khi có phim Hongkong dịch sang tiếng Việt lận bạn, Mạnh Thường có nghĩa là người có lòng nghĩa khí hào hiệp rộng rải. Bạn hiểu chưa? Nếu bạn còn trẻ như Mạnh đoán, thì nghe lời Mạnh, ngồi đọc, học được nhiều điều hay có ích cho sự nghiên cứu. Mai hậu khi bạn đã đạt thành quả, và có đủ kiến thức, nâng cao trình độ và phong độ, khi ấy hãy luận bác.

 

 



Sửa lại bởi manhthuongquan : 07 December 2006 lúc 8:06pm


__________________
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Quay trở về đầu Xem manhthuongquan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi manhthuongquan
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 94 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 8:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Đúng là Manh đă đoán sai về Viet . Nhờ Manh mà tôi đọc lại bài viết của Viet và nhân ra người cũ .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
manhthuongquan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 December 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 366
Msg 95 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 11:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn manhthuongquan

dinhvantan đă viết:
Đúng là Manh đă đoán sai về Viet . Nhờ Manh mà tôi đọc lại bài viết của Viet và nhân ra người cũ .

Bác Tân đả chỉ cái sai của Mạnh, vậy thì thằng cu Mạnh xin lổi đã thất lể bác Viet. Nếu như bác cở tuổi chú bác, thì cũng miển chấp cho bản tính cuả Mạnh trực ngôn, vì hiểu lầm bác Viet là mấy cậu trẻ xúc phạm tiền bối. Bác đã có ý luận, xin tiếp tục để hậu học mở rộng kiến thức, xin thất lể.

P/s nếu là chủ đề bác Viet mở, ai đó viết không rỏ, Mạnh cũng hành sự giống nhau. Một lần nửa cáo lổi bác.

 



Sửa lại bởi manhthuongquan : 07 December 2006 lúc 11:35pm


__________________
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Quay trở về đầu Xem manhthuongquan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi manhthuongquan
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 96 of 300: Đă gửi: 07 December 2006 lúc 11:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

khachquaduong đă viết:

To Nhập Môn:


Khachquaduong cũng tham gia đôi chút cho vui về biểu diễn theo đồ thị.


Theo khachquaduong th́, ví dụ ta có một đồ thị với hai trục là thời gian và biến cố, th́ tại một thời điểm sẽ có thể có các biến cố khác nhau xảy ra và cần xác định được điểm cực đại và điểm cực tiểu ví dụ như hạn phát tài th́ điểm cực đại là có 1 tỷ USD và cực tiểu là 100 triệu USD chẳng hạn (cái này là tương đối để tư duy thôi, chứ thực tế th́ làm sao mà xác định được thế), khi đó biến cố thực tế xảy ra sẽ nằm trong khoảng giới hạn bởi hai điểm cực đại và cực tiểu đó. Khi đó ta sẽ dùng hai đường (hai đường chứ không phải một v́ nếu một th́ không biểu diễn được), một đường nối các điểm cực đại và một đường nối các điểm cực tiểụ Tại một thời điểm trên trục thời gian chiếu lên sẽ xác định được hai điểm trên hai đường đó, hai điểm này càng xa nhau th́ càng có nhiều biến cố cụ thể xảy ra trong đó và ngược lại, hai điểm đó trùng nhau khi hai đường giao nhau và tại đó chỉ có một biến cố duy nhất xảy ra hay xác xuất xảy ra cho biến cố đó là 1 hay 100%.


Theo khachquaduong th́ đây chỉ là một cách h́nh dung bằng đồ thị cho dễ hiểu, đương nhiên không thể nào áp dụng chính xác vào giải luận được. Việc dùng hai đường để biểu diễn này nhằm cho thấy rằng, biến cố xảy ra nó có xác xuất nhất định và là do các tín hiệu, các yếu tố khác nhau (bổ trợ, xung phá, sinh khắc, chuyển hóa...) trong lá số quy định. Đó là một cách để h́nh dung cho dễ mà thôị Chấp nhận cái lư này, hay tạm gọi là nguyên tắc BIÊN ĐỘ, th́ sẽ dễ hiểu đối với câu hỏi tại làm sao người ta không thể giải đoán chính xác tuyệt đối được, hay nói cách khác là độ chính xác giải luận mang tính tương đối và càng đi vào chi tiết càng dễ không chính xác.


Khachquaduong muốn nói ư chính qua bài này là nên dùng hai đường để biểu diễn thay cho một đường trên đồ thị.


 



Bác Khách Qua Đường thân,

NM này đồng ư với bác . Giao điểm của 02 đường chắc chắn cho chúng ta lời giải chính xác hơn .

Tui thích cái chữ "h́nh dung" bác dùng trong câu
"...đây chỉ là một cách h́nh dung bằng đồ thị cho dễ hiểu", ư của NM cũng chỉ vậy, v́ đi xa hơn th́ cần công sức nhiều lắm!

NM đang h́nh dung vài con sao thành những hàm số toán học để không bị lúng túng khi gặp chúng . Thông thường, mọi người sợ gặp hạn Thiên Không, Không, Kiếp, Tuần, hay Triệt, v́ không biết sẽ gặp vinh quang tột đỉnh hay tận cùng bằng số .

Suy từ tính chất này, NM cho rằng "Ngũ Không" co' le~ biểu diễn được "max" và "min" của lá số!

Một khi xác định được các cực đại và cực tiểu, chúng ta có thể h́nh dung được chiều đi lên hoặc đi xuống giữa hai cực liền nhau! Nghĩa là, chúng ta có thể khẳng định được "vận" đang lên hay đang xuống!

Xin tạm ngưng ở đây và cám ơn bác đă góp ư

__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 
khachquaduong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 21 July 2006
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 70
Msg 97 of 300: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 12:34am | Đă lưu IP Trích dẫn khachquaduong

To NhapMon: khachquaduong cũng đang suy nghĩ về kiến giải của NhapMon rằng Tứ Không (Tứ chứ không phải Ngũ) có lẽ biểu diễn được max và min cho khoảng biến cố khả năng có thể xảy ra và thấy có yếu tố hợp lư. Người ta thường ví von: sau đỉnh cao là vực thẳm, nên điều này có vẻ đúng với tính lư của Thiên Không chẳng hạn. Tất nhiên rằng, c̣n phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và từng con sao Không cụ thể... Khachquaduong cũng đồng ư rằng một khi xác định được các đỉnh và đáy (các điểm min và max) th́ sẽ đoán biết được chiều hướng vận động tốt xấu là đang lên hay đang xuống..., quả là những kiến giải đáng để suy ngẫm.

Chúc NhapMon ngày càng thành tựu trong môn thuật số này.



Sửa lại bởi khachquaduong : 08 December 2006 lúc 1:01am
Quay trở về đầu Xem khachquaduong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khachquaduong
 
viet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 174
Msg 98 of 300: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 12:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn viet

manhthuongquan đă viết:
Mạnh đã nghiên cứu kỷ về Lịch sử Trung Quốc từ Tam Vương đến nay, còn rỏ hơn cả người trung quốc, bạn có hiểu không?


Thằng nhóc này noí chuyên. sao giống thằng cu con nhà tôị Nó đi học sử Tàu qua những cuốn sách do thằng tàu viết nay lại vỗ ngực noí là nó biết sử tàu c̣n hơn cả người tàụ Nêú ngày nạ có thằng taù nạ vào đây noí nó biết sử Việt c̣n nhiêù hơn các ng` Việt ở đây chắc các hội viên noí nó bị khùng rồị Thằng cu con nhà tôi cũng vâỵ, đi học về chiến tranh Viet-My từ tha9`ng mỹ viêt' lại cho là nó biết nhiều hơn tôi ve6` chiến tranh naỳ. Tôi nghe đâu -=dó có câu noí là mơí học được chữ A nghĩ ḿnh biết hết đến lúc học xong A-Z mơí biết ḿnh c̣n ngu quá. Chú em ráng học thêm di nhé.

manhthuongquan đă viết:
Kế đến bạn lấy ví dụ Trần Đoàn 9 ngón tay, trích dẫn phạm lổi nên chặt một ngón, không nêu điển tích, xuất xứ, tên hoàng đế cũng không biết, luận như con trẻ.
   

Trần Đoàn tôi noí chỉ chín ngón, nêú chú ko tin xác hắn chôn trên nuí ǵ đó ( chú rành về sử tàu hơn cả ng` tàu chắc là biết ở đâu rồi nhỉ) cứ lên đó đào ra mà kiểm chứng. Hoàng đế tàu ǵ đó chẳng phaỉ Việt tôi chẳng biết mà là chẳng muốn biết tới hiêủ chua* cụ


manhthuongquan đă viết:
Bạn hiểu chưả Nếu bạn còn trẻ như Mạnh đoán, thì nghe lời Mạnh, ngồi đọc, học được nhiều điều hay có ích cho sự nghiên cứụ Mai hậu khi bạn đã đạt thành quả, và có đủ kiến thức, nâng cao trình độ và phong độ, khi ấy hãy luận bác.


Tôi nghĩ phần này cuả diễn đàn là "nghiên cứu và thaỏ luận tư vi" nên bớt những người đang học tử vi như chú và nick luubi (LuuBị (1472) viết th́ nhiêù mà chẳng có ǵ gọi là nghiên cứu cả) ǵ đó đị Ở phần dướ có lớp học tử vi chú nên ghi danh vạ đó mà học. Tôi nghĩ những ông như bác VDTT và bác DVT viết bài để moị ng` cho ư kiến khác nhau để thảo luận chứ ko cần những tay đang học hoỉ nhứ chú cứ nhaỷ vô khen tới khen lui đâu nhỉ.

manhthuongquan đă viết:
Sửa lại bởi manhthuongquan : 07 December 2006 lúc 8:06pm.

Chú viết bài sưả tơí sưả lui chỉ v́ chính tả nhưng bài viết chẳng có chút nào goị là thực chất cho mục nghiên cưú tủ vi cả. Chú có bài viết nào goị là nghiên cưú hay có thể noí là cách mạng về tử vi đâu đăng lên cho moị ng` xem thử. Chú tự xưng là đi học từ nhỏ chắc cũng biết là tốt gỗ hơn tốt nước sơn chứ ?


manhthuongquan đă viết:
Rejected, không có logic biện luận.

Chú đừng đem tiếng Tây ra doạ anh nhé, keỏ phaỉ xấu hổ thêm




Quay trở về đầu Xem viet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi viet
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 99 of 300: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 7:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

khachquaduong đă viết:

To NhapMon: khachquaduong cũng đang suy nghĩ về kiến giải của NhapMon rằng Tứ Không (Tứ chứ không phải Ngũ) có lẽ biểu diễn được max và min cho khoảng biến cố khả năng có thể xảy ra và thấy có yếu tố hợp lư. Người ta thường ví von: sau đỉnh cao là vực thẳm, nên điều này có vẻ đúng với tính lư của Thiên Không chẳng hạn. Tất nhiên rằng, c̣n phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và từng con sao Không cụ thể... Khachquaduong cũng đồng ư rằng một khi xác định được các đỉnh và đáy (các điểm min và max) th́ sẽ đoán biết được chiều hướng vận động tốt xấu là đang lên hay đang xuống..., quả là những kiến giải đáng để suy ngẫm.


Chúc NhapMon ngày càng thành tựu trong môn thuật số nàỵ



Bác Khách Qua Đường thân,

Không Kiếp được xem là một cặp, nên bác gọi là Tứ Không cũng hay . Qủa như bác nghĩ, cùng một Không, ví dụ Thiên Không đi với Thiên Hỉ ở lá số này là "điểm cực đại" (tốt), nhưng ở lá số khác đi với Thiên Khốc lại xem là "điểm cực tiểu"! V́ vậy, bước kế tiếp của việc nghiên kíu là xác định các con sao đi với Tứ Không tạo thành các "cực" trong lá số .

Một khi 02 "cực" liên tiếp được xác định, ta sẽ biết được vận đang đi lên hoặc xuống, điều này giúp chúng ta "ráp" các trung tinh chính xác hơn, tương ứng với chiều đi lên hay xuống của vận ấy . Phú thật hay phú gỉa sẽ hiện h́nh trong giai đoạn này, và một số quy luật hay phoọc mu lơ cũng sẽ h́nh thành .

Trước đây tui nghĩ luận TV để đóan một sự việc dù đúng hay sai đều mang tính cách trùng hợp ngẫu nhiên . Nhưng từ khi xem qua các lá số trúng độc đắc trong chủ đề "Trúng Số" th́ giật ḿnh kiểu như "Thiền đốn ngộ" mặc dù tui chẳng biết Thiền đốn ngộ là ǵ cả . Kể từ lúc ấy tui nghĩ TV có một quy luật rất chặc chẻ, và TV có lẽ là một hệ thống phương tŕnh vô tuyến tính với nhiều ẩn số (a nonlinear system!). Trong đó, tính chất của các sao Không khá giống với các functions của toán học hiện đại .

Có lẽ các sao Không này mang tính chất trung tính như tên gọi - Không - và trở thành "ác" (min) hay "thiện" (max) tùy thuộc vào các sao đi với chúng . Nếu qủa vậy th́ ngành toán học hiện đại đă xuất hiện ở Đông phương đầu tiên...hehe!

Tui không phải là nhà nghiên kíu TV v́ không có cái khiếu này và cũng không serious với nó lắm . Chỉ bày tỏ những ǵ ḿnh suy nghĩ và thấy được trong lúc đang vui với TV mà thôi, đồng thời cũng đồng t́nh với quan niệm của bác VDTT về vấn đề Khoa Học Hóa môn TV . Nếu thấy hữu lư, các bác có thể dùng nó để nghiên kíu, c̣n không th́ cứ đọc cho vui vậy mà

__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 100 of 300: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 9:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

NÓI THÊM VỀ LƯ THIÊN VĂN CỦA CẶP ÂM DƯƠNG (theo ông Tạ Phồn Trị)
       HỎI: Ông dùng điều kiện thiên văn “giữ cho hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” để định hai sao Âm Dương. Điều kiện này có thực cần thiết không? Thiết tưởng cho cặp Âm Dương ứng với mặt trăng, mặt trời hoặc nói Thái Âm, Thái Dương đại biểu hai yếu tố âm dương cũng cho kết quả tương tự.
     ĐÁP: Trước hết cần nói rơ rằng điều kiện thiên văn “để hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” được xử dụng trong việc định hai sao Âm Dương là do ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra, không phải tôi. Tôi chỉ là người ghi lại sự kiện này. Cần nói rơ thế v́ tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện hết sức quan trọng, ví như chiếc ch́a khóa chính; không có nó không thể mở cánh cửa đă đóng kín ngh́n năm của khoa tử vi. Cái công của người tái khám phá (tức ông Tạ Phồn Trị) v́ thế phải được ghi nhận rơ ràng.
     Đă biết kết quả rồi th́ khó cảm nhận tại sao -từ căn bản khoa học- t́m ra cái lư nằm sau cách an hai sao Âm Dương lại là một tái khám phá to lớn, nên tôi xin lùi một bước để phân tích các thuyết -liên hệ đến cặp Âm Dương- đă có mặt trước thuyết của ông Trị.
     Có hai thuyết chính.
     Thuyết thông thường (mà ta sẽ gọi là thuyết A) là Âm biểu tượng mặt trăng, Dương biểu tượng mặt trời.
     Thuyết A có ứng hợp với thực tế, nhưng không ứng hợp hoàn toàn v́ tử vi có một cách lớn là Âm Dương Sửu Mùi, thường được gọi là “Nhật Nguyệt tranh huy”, nghĩa là mặt trời mặt trăng dành ánh sáng. Vấn đề là giờ Mùi (tùy trường phái mà ứng với thời gian 1-3 hoặc 2-4 giờ chiều) trời sáng trưng th́ có lư do ǵ để mặt trăng có uy lực mà đ̣i “dành sáng” mới mặt trời? Muốn có “Nhật Nguyệt tranh huy” vào buổi chiều th́ tất phải là lúc hoàng hôn; tức là sớm lắm cũng phải từ giờ Thân trở đi.
     Ngoài ra, từ kinh nghiệm tích lũy lâu đời, người ta biết tính miếu hăm của cặp Âm Dương ngoài yếu tố thời (Dần đến Ngọ là thời của Dương, Thân đến Tư là thời của Âm, Sửu Mùi là thời tranh tối tranh sáng) c̣n có yếu tố vị (Dương an cung dương đắc vị, an cung âm thất vị; Âm ngược lại). Hiển nhiên mặt trời mặt trăng không phản ảnh yếu tố “vị” khá lạ lùng này.
     Kế tiếp là một thuyết khác mà ta sẽ gọi là thuyết B. Thuyết B hoàn toàn đặt trên lư luận, cho rằng cặp Âm Dương chỉ giản dị là đại biểu của hai yếu tố âm và dương, tức là hai đơn vị nền tảng của thuyết Âm Dương.
     Ưu điểm lớn của thuyết B là nó giải quyết được cả hai vấn nạn của thuyết A:
     -Vấn nạn thời: Dần đến Ngọ ứng với hai hành mộc hỏa đều ứng với phát triển nên là khu vực dương, Thân đến Tư ứng với hai hành kim thủy ứng với sự dừng bước, thoái hóa nên là khu vực âm; nên Thái Dương đắc thời từ Dần đến Ngọ, thất thời từ Thân đến Tư; Thái Âm ngược lại. Thế là yếu tố thời được thỏa.
     -Vấn nạn vị: Từ cách thành lập địa bàn ta đă phân 12 cung thành 6 âm, 6 dương,nên cho Thái Âm ứng âm, Thái Dương ứng dương th́ yếu tố vị đương nhiên được thỏa.
     Đồng thời, thuyết B dẫn đến một kết quả tự nhiên là ở hai cung Sửu Mùi cả hai sao Thái Âm, Thái Dương đều không đắc thời hoặc thất thời, nên ứng với cảnh tranh tối tranh sáng của hai yếu tố âm dương. Nói cách khác, trục Sửu Mùi là trục đối xứng của hai yếu tố Âm Dương. Với kết quả này, ta có quyền đ̣i hỏi rằng cặp Âm Dương phải vĩnh viễn đối xứng qua trục Sửu Mùi.     
     Có thể thấy rằng thuyết B đạt rất gần đến cái lư tối hậu nằm sau cách an cặp Âm Dương, thế nhưng nó có một thiếu sót trầm trọng là ngoài lư âm dương ra, ta không biết các vị trí của hai sao này ứng với các yếu tố nào khác của địa bàn. Lấy thí dụ trường hợp Thái Dương cư Tư, tất Thái Âm cư Dần. Thái Âm ở Dần đại biểu ǵ? Khởi đầu của hành mộc? Hoặc giả phối hợp với thuyết A để nói Âm Dương cùng ứng với giờ th́ bảo Thái Dương cư Ngọ cực tốt hợp lư rồi, nhưng cùng lúc ấy Thái Âm cư Thân có ư nghĩa ǵ? Giờ Thân chưa phải là lúc mặt trời lặn sao có thể nói Thái Âm tốt được?
     Cái độc đáo của lư tương ứng Thái Âm = Tháng, Thái Dương = Giờ mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra là nó vừa ứng với thiên văn (hai sao Âm Dương phối hợp để giữ hoàn cảnh của vũ trụ y hệt như thời điểm khai sinh của địa cầu là -tiết lập xuân- tháng Giêng giờ Tư), vừa tổng hợp được các tính chất chính của hai thuyết A và B kể trên. Tức là nó giúp cái lư của cặp Âm Dương trở thành đầy đủ và nhất quán.
     Theo ông Trị tiết lộ th́ nhờ ngồi thiền mà cuối cùng ông ngộ ra cái lư của cặp Âm Dương sau 20 năm liên tục suy nghĩ và bế tắc. Đă chuyên tâm nghiên cứu mà phải mất 20 năm suy nghĩ, lại thêm đốn ngộ mới suy ra được một điều th́ điều ấy chắc không thể tầm thường.

Vài ḍng ghi nhận.



Sửa lại bởi VDTT : 08 December 2006 lúc 9:07pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 

<< Trước Trang of 15 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 5.5703 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO